MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................
CHƯƠNG I.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ MARKETING CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HÀ NỘI HACINCO.................................
1.1.Tình hình hoạt động kinh doanh.........................................................
1.1.1.Kết quả sản xuất kinh doanh............................................................
1.1.2. Năng lực cạnh tranh..................
50 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội - Hacinco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......................................................
1.2. Hoạt động marketing..........................................................................
1.2.1.Thị trường mục tiêu của công ty......................................................
1.2.1.1.Tổng quan về thị trường xây dựng...............................................
1.2.2. Thị trường mục tiêu của công ty.....................................................
1.3. Đối thủ cạnh tranh của công ty..........................................................
1.4. Các hoạt động marketing của công ty...............................................
1.4.1. Chính sách về sản phẩm. ................................................................
1.4.2. Chính sách về giá cả.........................................................................
1.4.3. Chính sách truyền thông.................................................................
Chương II. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội-Hacinco....................................................
2.1 Tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh.............................................................................................................
2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội-Hacinco............................................................................
2.2.1. Nhận thức về vấn đề thương hiệu......................................................
2.2.2. Thực trạng thiết kế thương hiệu........................................................
2.2.3. Thực trạng quảng bá thương hiệu.....................................................
2.2.4. Thực trạng đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu...........
2.2.5. Thực trạng quản lý và bảo vệ thương hiệu.......................................
2.3. Đánh giá kết quả của quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội-Hacinco..................................
2.3.1.Vị trí của thương hiệu Hacinco trên thị trường..............................
2.3.2. Những thành công ............................................................................
2.3.3. Những tồn tại.....................................................................................
2.4. Nguyên nhân của thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu ở công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội-Hacinco.........................................
2.4.1. Những nguyên nhân bên trong doanh nghiệp.................................
2.4.2. Các khó khăn bên ngoài doanh nghiệp............................................
2.4.3. Tình hình cạnh tranh.........................................................................
2.4.4. Chi phí cho dịch vụ thuê ngoài cao...................................................
2.4.5. Chính sách của nhà nước..................................................................
Chương III. Giải pháp cho vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu ở Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội-Hacinco........................................
3.1. Giải pháp vĩ mô.....................................................................................
3.2. Giải pháp vi mô.....................................................................................
3.2.1. Nâng cao nhận thức...........................................................................
3.2.2. Nhóm giải pháp cho thực trạng xây dựng thương hiệu.................
3.2.3. Xây đựng thương hiệu trên Internet...............................................
3.2.4. Tạo nét đắc sắc cho thương hiệu.....................................................
3.2.5. giải pháp bảo về thương hiệu..........................................................
Kết luận.......................................................................................................
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay trong tiến trình hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt không chỉ đối với thị trường nước ngoài mà ngay chính tại thị trường trong nước. Để vượt qua thách thức cạnh tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đẩy mạnh cải tiến về công nghệ, chất lượng sản phẩm mà đặc biệt là xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, thương hiệu với một nét riêng có, một đặc thù mà khi nói đến khách hàng có thể liên tưởng, gán ghép cho thương hiệu đó với một đặc tính, chức năng hay một phạm vi cụ thể. Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một nền tảng riêng, một bản sắc riêng thể hiện rõ “tính cách” của thương hiệu của doanh nghiệp mình, khi đó doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trên thị trường.
Do vậy, vấn đề thương hiệu vẫn đang là một vấn đề được nhiều người và doanh nghiệp quan tâm, có rất nhiều hội thảo về các vấn đề liên quan đến thương hiệu, diễn đàn, báo, internet...
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những doanh nghiệp Việt Nam coi vấn đề thương hiệu còn mới mẻ và chưa có chính sách đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu. Và cũng còn không ít doanh nghiệp còn nhận thức sai lầm, thiếu chính xác hay không đầy đủ về xây dựng và phát triển thương hiệu điều này đã phần nào ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của công ty.
Kết cấu của bài viết được chia làm 3 chương:
Chương I. Tình hình hoạt động kinh doanh và marketing của công ty Đầu tư và xây dựng số 2 Hà Nội-Hacinco.
Chương II. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội-Hacinco.
Chương III. Giải pháp cho vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu ở
Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội-Hacinco.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, cán bộ trong khoa Marketing, Các anh chị trong công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội- Hacinco. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Vũ Trí Dũng, đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện, hoàn thành bài viết này. Do hạn chế về năng lực, kinh nghiệm cũng như thời gian nên nội dung của bài viết còn nhiều thiếu sót em rất mong được ý kiếm đóng góp của thầy cô giáo và các anh chị. Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, Tháng 4 năm 2008.
Người thực hiện bài viết:
SV. Nguyễn Công Thọ.
CHƯƠNG I.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ MARKETING CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
SỐ 2 HÀ NỘI –HACINCO.
1.1.Tình hình hoạt động kinh doanh.
1.1.1.Kết quả sản xuất kinh doanh.
Trong những năm gần đây HACINCO phát triển về mọi mặt, công nghệ, nhân lực và chất lượng sản phẩm được nâng lên cho nên việc doanh thu, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước là rất phù hợp, chiến lược phát triển được phác họa cụ thể trong các báo cáo tổng kết năm. Từ năm 2001 đến nay công ty đã nghiên cứu, triển khai xây dựng và đưa vào sử nhiều công trình quan trọng như Làng Sinh Viên, các tòa nhà cao tầng mang thương hiệu HACINCO, phát triển các chi nhánh công ty ra khắp cả nước. Những công trình trọng điểm như khu đô thị mới Nam Trung Yên đang được xây dựng và hoàn thành trong thời gian tới, khu du lịch Đền Đầm Bắc Ninh, khu nhà ở Văn Chương… đang từng bước hoàn thành.
Lực lượng cán bộ công nhân viên ngày một đông, cho đến năm 2007 đã lên tới 400 người. Các trang thiết bị phục vụ cho nội bộ và cho thuê phát triển mạnh, cẩu tháp, trạm trộn, bơm bê tông làm việc đạt hiểu quả cao. Công ty đã chủ động mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh, phát huy các mặt mạnh, hạn chế tối ưu những nhược điểm, đẩy mạnh các hoạt động, nâng cao chất lương thi công trình và dịch vụ.
Kết quả sản xuất kinh doanh các năm gần đây.
-Năm 2005: Đơn vị: Triệu đồng
TT
Nội dung
Kế hoạch năm 2005 sau điều chỉnh
GTSL thực hiên năm 2005
Tỷ lệ TH/KH
1
2
3
4
5
I
Tổng giá trị SXKD
108.636
108.764
100,12%
1
Giá trị đầu tư dự án
55.700
26.660
Trong đó:
- giá trị thực tiễn
55.700
19.053
- M2 sàn nhà ở
12.000
4.946
2
Giá trị nhận thầu xây lắp
22.636
55.991
3
Giá trị sản xuất LXD
10.500
6.805
4
Giá trị SXKD khác
19.800
19.307
II
Tổng doanh thu
86.900
87.407
100,58%
1
Doanh thu hoat động SXKD
85.000
86.849
1.1
Doanh thu kinh doanh dự án
32.000
22.661
1.2
Doanh thu nhận thầu xây lắp
24.000
41.993
1.3
Doanh thu sản xuất VLXD
8.500
5.784
1.4
Doanh thu khác
20.500
16.411
2
Doanh thu hoạt động tài chính
400
140
3
Thu nhập khác
1.500
418
III
Nộp ngân sách
250
314
IV
Lợi nhuận
400
0
V
Lao động tiền lương
1
Tổng số lao động(người)
900
900
2
Thu nhập bình quân( nghìn đồng/ người/tháng)
1.450
1.450
Nguồn : Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005
-Năm 2006 Đơn vị tính : Triệu đồng
TT
Nội dung
Kế hoạch năm 2006
KH năm 2006 sau khi điều chỉnh
Giá trị thực hiện đến 11/2006
Tỷ lệ % TH/KH
I
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh
178,984
50,818
44,601
88
1
Giá trị đầu tư các DA nhà ở và đô thị
128,792
22,500
21,100
94
2
Giá trị sản xuất VLXD
6,500
4,510
3,660
81
3
Giá trị SXKD khác
21,130
15,528
13,861
89
4
Giá trị thầu xây lắp
22,562
8,280
5,980
72
II
Tổng doanh thu
142,059
35,573
III
Nộp ngân sách
174
IV
Lợi nhuận
623
Nhận thầu xây lắp
166
Sản xuất kinh doanh khác
507
V
Lao động tiền lương
Tổng số lao động
Thu nhập bình quân (nghìn đồng/người/tháng)
500
1,400
Nguồn : Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006
-Năm 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Nội dung
PASXKD của công ty CP
KH năm 2007 đăng ký
KH năm 2007 ĐC
GTSLTH năm 2007
Tỷ lệ TH/KH
A
Tổng GTSXKD
354,238
209,884
60,420
55,651
92,11%
I
Đầu tư dự án
250,000
170,672
26,514
20,801
78,45%
1
Dự án làng SV
13,951
2,054
Cụm nhà ở số 4 gd1
12,120
1,739
Sửa chữa nhà điều hành
315
2
Tháp hacinco
63,089
0
DA 3.7 Láng Hạ TX
93,632
18,747
1
Nhà A
71,853
9,790
2
Nhà B
21,779
8,093
3
Trạm biến áp
864
Trong đó GTXL tự thực hiện
209,884
23,175
6,616
28,55%
Số m2 sàn xây dựng
20,000
0
0
II
Nhận thầu xây lắp
25,000
22,012
11,437
5,985
52,33%
1
Nhà B6A NTY
22,012
5,985
III
Sản xuất VLXD
3,000
6,500
2,472
3,438
139,08%
IV
Kinh doanh khác
76,238
10,700
19,997
25,427
127,15%
1
KD nhà và DV
10,700
20,420
2
Kd máy móc thiết bị
3,500
0
2,140
3
KD khác
0
2,867
B
Tổng doanh thu
146,918
55,360
C
Lao động tiền lương
1
Tổng số lao động
950
400
2
Thu nhập bình quân (nghìn đồng/người/tháng)
1,500
1,450
Nguồn : Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007
Tuy doanh thu của công ty tăng nhưng một thực tế rằng thị phần của công ty tăng không đáng kể, thậm chí không tăng.
1.1.2. Năng lực cạnh tranh.
Hacinco từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu. Những năm gần đây, Hacinco đã có những bước phát triển và trưởng thành trên nhiều mặt hoạt động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo được khả năng cạnh tranh và uy tín với khách hàng. Đặc biệt, trước yêu cầu xu thế thực hiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, công ty đã nỗ lực vận động, khắc phục được nhiều khó khăn trên các lĩnh vực hoạt động của đơn vị, tạo được thế và lực tronốnản xuất kinh doanh. Trên cơ sở khẳng định được mình trong cơ chế thị trường, đơn vị đã và đang tăng uy tín cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao thương hiệu của công ty, tạo uy tín với khách hàng, từng bước chiếm lĩnh thị phần trong nước và khu vực. Để thực hiện được nhiệm vụ mang tính chiến lược trên, từ nhiều năm nay Hacinco đã tập trung đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học tiên tiến để nâng cao năng lực kinh doanh. Trong đó công tác đầu tư được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm. Năm 2005, mặc dù công ty còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn và cán bộ làm công tác đầu tư nhưng có sự chỉ đạo đoàn kết, thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ, công ty đã tập trung triển khai một số dự án lớn có hiệu quả. Bước vào năm 2006, công ty đã tiếp tục chú trọng đầu tư trên các lĩnh vực: Nhân lực, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư chiều sâu, nhất là đầu tư các dự án vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm công nghiệp có khả năng tiêu thụ và cạnh tranh cao. Điều đáng nói là từ xưa tới nay, tất cả những công trình do công ty thi công xây dựng luôn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người lao động. Đó chính là uy tín, là khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường xây dựng.
Tuy nhiên, năng lực của công ty chưa mạnh so với một số tổng công ty mạnh của Bộ Xây dựng. Nhận rõ điều này, công ty đang tiếp tục đầu tư thêm thiết bị thi công tiên tiến để đáp ứng thi công trên các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, giao thông, cấp thoát nước... Riêng về thiết kế thi công công trình. hiện nay công ty đang chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường xây dựng., sản phẩm đã có thương hiệu, đạt tiêu chuẩn ISO9001-2000, và dần chiếm lĩnh thị phần trên thương trường, cạnh tranh với các công ty khác trong và ngoài nước . Sản phẩm bê tông đúc sẵn cũng đang chiếm được thị phần trong nước và những dự án đầu tư trong nước có vốn nước ngoài.
Như vậy, việc đầu tư nâng cao năng lực để nâng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường là đúng hướng, đã mang lại hiệu quả thiết thực về lĩnh vực xây lắp, sản phẩm công nghiệp và vật liệu xây dựng . Hiệu quả này đã thể hiện việc nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty là luôn thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng và áp dụng đúng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000. Đó là cốt lõi trong uy tín để tạo nên sức cạnh tranh thị trường của công ty xây dựng số 2 Hà Nội- HACINCO.
Từ chỗ từng bước nâng cao uy tín, công ty xây dựng Hacinco đã dần nâng cao được thương hiệu của mình để tiếp tục giữ vững uy tín với khách hàng, cạnh tranh được với các doanh nghiệp, phấn đấu chiếm lĩnh thị phần trong nước và khu vực. Kết quả uy tín và thương hiệu của công ty được thể hiện rõ nét là càng ngày công ty trúng thầu càng nhiều các gói thầu lớn, có giá trị lớn, ký được nhiều hợp đồng xây lắp, bảo đảm mức tăng trưởng cao trong từng năm cao.
1.2. Hoạt động marketing
1.2.1.Thị trường mục tiêu của công ty.
1.2.1.1.Tổng quan về thị trường xây dựng.
Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách kinh tế mở, xóa bỏ cơ chế cũ đã tạo đà cho việc phát triển kinh tế chấm dứt thời kỳ trì trệ. Đặc biệt những năm gần đây nền kinh tế tăng trưởng mạnh, việc Việt Nam gia nhập WTO, đời sống người dân phát triển, thu nhập cao, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân lớn mạnh, nhu cầu đầu tư và đầu cơ cao… kéo theo nhu cầu nhà ở, văn phòng, các trung tâm giao dịch tăng đột biến đã làm cho thị trường đầu tư xây dựng ngày một nống lên, đây là cơ hội cũng như thách thức của ngành xây dựng.
Hiện tại trên thị trường Việt Nam có xấp xỉ 100 công ty đang kinh doanh trong lĩnh vực này trong đó phải kể đến những tên tuổi như: Vinaconex, Hacinco, Sông đà, Hồng hà, Chợ lớn, Lomhgiang, Bcommet, Kolon, Keangnam, Daewon và Dongil….chiếm một thị phần rất quan trọng. Những công ty này chuyên đầu tư về những dự án lớn nằm trong chương trình phát triển chiến lược cấp quốc gia trong đó VINACONEX là công ty Việt Nam đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Trong năm 2008 thị trường đầu tư xây đựng sẻ tiếp tục tăng nhanh, trong đó mảng bất động sản là triển vọng nhất. Do thị trường chứng khoán có nhiều biến động dẫn đến những thay đổi lớn trên thị trường BĐS. Các nhà đầu tư chuyển nguồn vốn đầu tư của họ sang thị trường dễ sinh lợi nhuận và ít mạo hiểm này. Bên cạnh đó, các công ty nhà nước đang trong tiến trình cổ phần hóa, dẫn tới tăng nhu cầu về văn phòng chất lượng cao, tạo thêm áp lực trên thị trường. Lượng cầu tăng cao chưa từng có đặt ra đòi hỏi cấp thiết về nguồn cung các dịch vụ văn phòng, khách sạn, khu vực bán lẻ và căn hộ.
Dù kinh tế toàn cầu xuất hiện những dấu hiệu suy yếu, hiện thị trường đầu tư xây dựng Việt Nam vẫn thu hút các nhà đầu tư và giữ được mức tăng trưởng. Hiện có rất nhiều các nhà đầu tư là các tập đoàn khách sạn quốc tế như Accor, InterContinential Hotels Group…; các đại gia đến từ Trung Đông như IFA, Kingdom Hotel Investment…; các tập đoàn xây dựng và đầu tư lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc…; các quỹ đầu tư với nguồn lực tài chính lớn mạnh như Indochina Capital, Vina Capital… đã có những dự án đầu tư xây dựng và tiếp tục có kế hoạch phát triển trong thời gian tới tại Việt Nam.
1.2.2. Thị trường mục tiêu của công ty.
Có rất nhiều cách để phân khúc thị trường, có thể phân khúc theo hành vi tiêu dùng, phân khúc theo thu nhập, phân khúc theo tâm lý khách hàng, theo cơ cấu tuổi...Do đặc trưng sản phẩm của công ty các nhà kinh doanh phân khúc dựa trên 2 hình thức chủ yếu là: phân khúc theo địa lý và theo tâm lý khách hàng.
Theo khu vực địa lý thì thị trường đầu tư xây dựng được khoanh vùng: các công trình trọng điểm ở các thành phố lớn hay các công trình ở các khu vực nông thôn.
Theo tâm lý khách hàng, công ty dụă theo tâm lý khách hàng, sở thích để phân khúc thị trường.
Dựa trên hai cơ sở khu vực địa lý và tâm ký khách hàng để phân khúc thị trường là rất hợp lý. Vì thị trường đầu tư xây dựng, dịch vụ do công ty mang lại thường phân bổ theo khu vực địa lý, như các khu xây dựng thường tập trung tại các khu vực khác nhau, các khu chung cư thường được quy hoạch lại, các khu công nghiệp...Theo tâm lý khách hàng, khách hàng có những sở thích khác nhau, thu nhập khác nhau. Và hiện tại thị trường mục tiêu của công ty là khu vực Hà Nội đây là thị trường tiềm năng, có tiến trình đô thị hoá cao và mức sống cũng khá cao chính vì vậy nhu cầu về cơ sở hạ tầng rất lớn, chính dấu hiệu này là một căn cứ vững chắc cho nguồn đầu tư của công ty và kì vọng về thị trường này là rất lớn. Khai thác thị trường Hà Nội thành công là cơ sở cho việc phát triển sang thị trường khác nó tạo đà thúc đẩy và cũng trên cơ sở này làm tăng tính bao phủ thị trường của công ty.
1.3. Đối thủ cạnh tranh của công ty.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có khoảng 1000 công ty xây dựng lớn nhỏ, bao gồm các công ty nội địa và các công ty nước ngoài được phân bố rộng khắp trên các thị trường từ Nam ra Bắc. Sau đây là một số đối thủ cạnh tranh hiện tại của Hacinco:
+Các công ty nội địa
Constrexim: Là công ty xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy điện, hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước. Sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất. Xuất nhập khẩu hàng hóa. Đào tạo, xuất khẩu kỹ thuật và lao động. Đầu tư các lĩnh vực: công nghiệp, thủy điện, xi măng.
TBS: là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Công nghiệp, Thương mại và Dân dụng. - Sản xuất các sản phẩm kết cấu thép. - Tư vấn và thiết kế. - Quản lý dự án
Công ty Hoà Bình: lĩnh vực hoạt động: Xây dựng dân dụng, cầu đường, công trình giao thông, hệ thống cấp thoát nước, san lấp mặt bằng. Kinh doanh nhà. Tư vấn xây dựng. Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất. Dịch vụ sữa chữa nhà. Trang trí nội thất. Trồng rừng cao su, xà cừ, tràm và bạch đàn. Khai thác và sơ chế gỗ.
Vinaconex: Lĩnh vực hoạt động:Là công ty xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy điện, hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước. Sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất. Xuất nhập khẩu hàng hóa. Đào tạo, xuất khẩu kỹ thuật và lao động. Đầu tư các lĩnh vực: công nghiệp, thủy điện, xi măng, kinh doanh đầu tư phát triển, kinh doanh dịch vụ khách sạn du lịch bất động sản...
Vicons: Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Dịch vụ kỹ thuật - Đầu tư bất động sản
Cofico: lĩnh vực hoạt động: Tổng thầu xây dựng, lắp đặt trang thiết bị, trang trí nội ngoại thất các công trình dân dụng và công nghiệp - Xây dựng cầu đường, sân bay, bến cảng. - Quản lý dự án
+Các công ty mước ngoài.
Amercan: lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và kinh doanh gạch men Ceramic .
Seah: Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và kinh doanh ống thép đen, ống thép mạ kẽm, ống vuông, ống hình chữ nhật.
Tonmat: Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất các sản phẩm kim loại cho xây dựng và kiến trúc Xử lý và tráng phủ kim loại, các công việc xử lý cơ học thông thường trên cơ sở nhận gia công. Mua bán vật liệu xây dựng. Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp Cho thuê phương tiện vận tải. Cho thuê tài sản. Cung cấp các dịch vụ kho vận, kho ngoại quan, ủy thác xuất nhập khẩu, giao nhận nội địa và quốc tế…
Unibros: Lĩnh vực hoạt động: Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ có kèm người điều khiển; Cho thuê xe con chở khách không có lái xe; Cho thuê xe gắn máy; Cho thuê container; Cho thuê máy móc thiết bị xây dựng; Cho thuê thiết bị văn phòng (máy tính, máy in, máy fax, máy photocopy…); Cho thuê nhà ở. - Dọn dẹp, tạo mặt bằng xây dựng (san lấp mặt bằng). - Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp - Vận tải hành khách bằng xe ôtô (trừ xe taxi, xe buýt); Vận tải đưa đón khách đi làm, Vận tải hành khách theo hợp đồng. - Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất - Quản lý dự án - Dịch vụ cung ứng lao động theo yêu cầu tuyển dụng trong nước
Sonadezi: Lĩnh vực hoạt động: Phát triển bất động sản KCN và KDC, sản xuất, cung cấp nước sạch , xây dựng và sx vật liệu xây dựng, kinh doanh kho bãi, cầu cảng, vận tải, kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ (đầu tư tài chính, đào tạo nhà hàng, khách sạn)
1.4. Các hoạt động marketing của công ty.
1.4.1. Chính sách về sản phẩm.
Hacinco đang hướng tới phát triển thành công ty đa ngành nghề, đa chức năng. Không chỉ dừng lại trong lĩnh vực xây dựng, công ty còn muốn vươn xa hơn nữa để khăng định tên tuổi trên thị trường.
Ngoài sản phẩm chủ đạo “xây dựng dân dụng công nghiêp” công ty còn phát triển hệ thống nhà hàng khách sạn, quán bar, kinh doanh siêu thị, vận tải, lữ hành....và đây chính là cơ hội của người tiêu dùng. Trong lĩnh vực xây dựng: công ty nhận thiết kế, thi công các công trình xây dựng, nhận thầu các gói thầu, bán, cho thuê dụng cụ thi công, bán, cho thuê nhà ở, khách sạn... công ty đang xây dựng một hệ thống hàng hoá đồ sộ, phục vụ cho khách hàng trong và ngoài ngành xây dựng.
Ngoài việc đa dạng hoá sản phẩm công ty chú trọng phát triển chất lượng sản phẩm đặc biệt là chất lượng các công trình, vì trong thời gian trước chất lượng các khu chung cư không mấy ổn định và đã tạo ra lo ngại của thị trường này nói chung.
1.4.2. Chính sách về giá cả.
Cùng với chính sách sản phẩm chính sách giá cả là một yếu tố quan trọng của chiến lược marketing và là một công cụ quyết định giúp công ty thành công trong việc định vị sản phẩm. Hiện tại trong mảng kinh doanh nhà ở công ty thực hiện chính sách trả góp theo các giai đoạn của kế hoạch, định giá theo thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Định giá theo giá thị trường, để cạnh tranh được trong phương thức này, công ty đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm hạ thấp mức giá, như sắp xếpl lại bộ máy hành chính để giảm chi phí, từng bước đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, thiết bị đặc biết quan trọng, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động. Cách định giá này sẽ giúp cho công ty phản ứng một cách linh hoạt với sự biến động của thị trường.
Tuy vậy chúng ta phải công nhận một điều rằng: Chính sách về giá không thể cố định trong một giai đoạn, một thời kì, một công trình hay một dự án, mà nó phải biết đổi theo thời gian theo nhu cầu thị trường, và theo xu thế phát triển. Nếu công ty không thể thay đổi kịp thời thì “tiến tới” chậm trễ, lạc hậu là điều tất nhiên với doanh nghiệp trong môi trường hiện nay.
1.4.3. Chính sách truyền thông.
Marketing thời đại ngày nay không chỉ là phát triển sản phẩm, định giá hấp dẫn và tạo điều kiện cho các khách hàng mục tiếp cận được nó. Phải luôn thông tin đầy đủ cho khách hàng hiện có và đầu tư “giành giật” khách hàng tiềm ẩn. Nếu như trong mảng xây lắp khuyến mãi là hình thức không được nhiều công ty lựa chọn thì trong mảng kinh doanh dịch vụ nó luôn được sự chú ý của rất nhiều đối tượng khách hàng. Hệ thống truyền thông marketing gồm có các công cụ sau: Quảng cáo, marketing trực tiếp, kích thích tiêu thụ,quan hệ công chúng, tuyên truyền, bán hàng trực tiếp.
- Về quảng cáo: Trong thời gian gần đây Công ty Hacinco cũng đã thực hiện một số quảng cáo trên các website của công ty và một số web thông dụng khác. Trong tương lai công ty sẽ tiến đến hình thức quảng cáo trên truyền hình.
- Về Marketing trực tiếp, đây là hình thức khó, không phổ biến tại thị trường Hà Nội cũng như lĩnh vực Hacinco kinh doanh, chính vì vậy mà công ty vẫn chưa thực hiện hình thức này.
- Về kích thích tiêu thụ: Cũng như marketing trực tiếp hình thức kích thích tiêu thụ chưa được công ty ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở, khách sạn của mình, ngoài ra nếu vận dụng hình thức này hiệu quả sẽ làm tăng doanh thu cũng như lợi nhuận công ty.
- Về quan hệ công chúng: Đây là hình thức mode nhất hiện nay và được nhiều công ty có tên tuổi ứng dụng. PR nó không giới hạn hình thức không chỉ là tài trợ cho các hoạt động công chúng, ủng hộ đồng bào thiên tai lũ lụt, ủng hộ người nghèo...mà PR là tất cả các hoạt động nhằm hướng tới cộng đồng và nó mang mực đích là thông qua hình thức đó truyền thông thương hiệu một cách hiệu quả hơn. Trong những năm vừa qua công ty Hacinco cũng như tập thể cán bộ công nhân viên đã có nhiều hoạt động từ thiện giúp đồng bào, tài trợ một số chương trình nhằm truyền thông và quản bá thương hiệu của mình.
- Về tuyên truyền: Đây là hình thức khá quan trọng trong truyền thông thương hiệu nó là cầu nối từ doanh nghiệp đến khách hàng tuy vậy cho đến hiện nay công ty Hacinco phát triển hệ thống truyền thông thương hiệu còn kém, ngoài website www.hacinco.com.vn công ty không đâu tư nhiều cho lĩnh vực này, và trong tương lai Hacinco vẫn chưa triển khai kế hoạch phát triển hệ thống truyền thông hiệu quả.
- Về bán hàng trực tiếp: Hình thức này chưa được ứng dụng cho lĩnh vực kinh doanh của công ty, và có lẽ là khi công ty phát triển thêm một số ngành nghề nữa thì khi đó ứng dụng hình thức này là hợp lý và hiệu quả.
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DƯNGJ SỐ 2 HÀ NỘI-HACINCO.
2.1. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội-Hacinco.
2.1.1. Nhận thức về vấn đề thương hiệu.
Thương hiệu mang lại lợi ích to lớn cho khách hàng lẫn công ty, nó thể qua vai trò của nó đối vối các chủ thể này:
Đối vối khách hàng thương hiệu có vai trò:
- Xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
- Quy trách nhiệm cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
- Giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng
- Tiết kiệm chi phí tìm kiếm
- Khẳng định giá trị bản thân
- Yên tâm về chất lượng
Đối với doanh nghiệp, thương hiệu đóng vai trò:
- Công cụ để nhận diện và khác biệt hoá sản phẩm
- Là phương tiện để bảo vệ hợp pháp các lợi thế và các đặc điểm riêng có của sản phẩm.
- Khẳng định đẳng cấp chất lượng trước khách hàng
- Đưa sản phẩm ăn sâu vào tâm trí khách hàng
- Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh
- Nguồn gốc của lợi nhuận
Theo đây chúng ta thấy rằng phần lớn khách hàng lựa chọn thương hiệu chứ không phải lựa chọn sản phẩm. Khách hàng sẻ lựa chọn thương hiệu Hacinco trong hàng nghìn thương hiệu khác bởi họ tin tưởng rằng một thương hiệu với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được quảng bá thường xuyên sẽ tạo nên sự tin tưởng trong khách hàng và được khách hàng đánh giá là doanh nghiệp có quy mô lớn.
Như vậy, công ty Hacinco nhất là ban lãnh đạo của công ty đã nhận thức ra điều này nhưng vẫn còn bối rối trong việc xác định, quy trình và cách thức để đến một thương hiệu mạnh. Ban lãnh đạo công ty luôn đặt nhiệm vụ xây dựng cho bằng được một thương hiệu uy tín và nổi tiếng lên hàng đầu trong tiến trình phát triển thương hiệu chung của công ty và xác định đây là một quá trình lâu dài và phức tạp. Nó không phải trong một hai năm mà có thể trong năm năm, mười năm, hay nhiều hơn nữa. Thương hiệu là tài sản vô hình, rất có có giá trị của doanh nghiệp chính vì vậy mà chúng ta không nên tham lợi nhuận trước mắt mà lãng quên đi lợi nhuận về sau. Và hiện nay giữa muôn vàn thương hiệu có mặt trên thị trường Hacinco không thể đánh đồng thương hiệu của họ mà chấp nhận hy sinh một vài khía cạnh để đầu tư xây dựng thương hiệu trong tương lai.
2.1.2. Thực trạng thiết kế thương hiệu.
Thiết kế một thương hiệu không phải đơn giản nó là một quá trình hết sức phức tạp không phải thiết kế thương hiệu trong một lúc, một sớm một chiều mà phải có thời gian, phải thấu hiểu mọi vấn đề liên quan đến thương hiệu và cái cơ bản là thiết kế thương hiệu phải mang ý nghĩa phù hợp với triết lý kinh doanh, xu hướng phát triển và định hướng tương lai của công ty. Ngoài ra nó còn phải dễ nhớ dễ hiểu dễ chuyển đổi, dễ thích nghi và đáp ứng yêu cầu bảo hộ.Thương hiệu hacinco với logo đơn giản nhưng vẫn thể hiện hết được ý nghĩa của một công ty lớn, được thiết kế dựa trên mục tiêu chiến lược và phương hướng phấn đấu của công ty.
+ Điểm mạnh của thương hiệu: Thương hiệu Hacinco là cụm từ viết tá trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và chính điều này rất thuận lợi cho việc công ty kinh doanh, truyền thông trong nghành chủ đạo của mình.
+ Điểm yếu của thương hiệu: Tên thương hiệu được lấy trong cụm từ Hanoi Construction and investment company No2 nội dung của cụm từ này là công ty chuyên kinh doanh về lĩnh vực đầu tư xây dựng chính vì thế khả năng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khó khăn hơn.
2.1.3. Thực trạng quảng bá thương hiệu.
Quảng bá thương hiệu là một chiến lược không thể thiếu của bất kì một doanh nghiệp nào trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Có rất nhiều cách thức khác nhau để quang bá thương hiệu trong đó quảng cáo là một công cụ quan trọng trong mọi hoàn cảnh của công ty.
Tuy vậy, các chương trình quảng cáo của công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội trong giai đoạn đầu là không có. Hiện nay công ty chỉ thực hiện một số quảng cáo đơn lẻ trên website của công ty hoặc một số website khác. Những hoạt động này rất manh múm, thiếu tính hiệu quả và tính quy trình, ít được sự quan tâm của khách hàng cũng như sự biết đến của thị trường. Ngoài ra công ty “vô tình” quảng cáo cho thương hiệu mình trên những công trình mang thương hiệu Hacinco. Nếu không có những hình thức quảng cáo khác trợ giúp cho việc quảng cáo online thì hiệu quả truyền thông thương hiệu sẻ không cao trong mọi hoàn cảnh. Thiết nghĩ nếu Hacinco kết hợp giữa quảng cáo online và quảng cáo trên truyền hình và xây dưng thêm một ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30432.doc