Thực trạng về tạo việc làm cho người lao động ở khu vực FDI trong tiến trình toàn cầu hóa ở nước ta hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xem con người là yếu là yếu tố đặc biệt quan trọng nên đã không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra ở từng thời kỳ. Gia nhập WTO, Việt nam có môi trường để phát triển thương mại, tạo ra nhiều công ăn việc trong các lĩnh vực, các khu vực kinh tế. Tham gia WTO tạo điều kiện thuận lợi hơn cho di chuyển vốn và công nghệ, tạo ra khả năng phát triển nhanh các khu công nghiệp, doanh ngh

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng về tạo việc làm cho người lao động ở khu vực FDI trong tiến trình toàn cầu hóa ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp FDI. Do vốn trong khu vực FDI tăng lên, sản xuất – kinh doanh sẽ mở rộng, trở thành khu vực thu hút nhiều lao động chuyên môn kỹ thuật, thúc đẩy phát triển đào tạo, dạy nghề. Trước tiến trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ cùng với nỗ lực phấn đấu trở thành thành viên của WTO, từng bước thực hiện các nguyên tắc của WTO, xóa bỏ dần các rào cản thương mại làm tăng tính hấp dẫn của mối trường đầu tư , Việt Nam đã thu hút được một nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo ra nhiều ngành nghề mới, nhiều khu công nghiệp, dịch vụ mới, kéo theo đó là tạo ra nhiều việc làm mới. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với giải quyết việc làm cho người lao động. Cầu lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên trong những năm qua, góp phần phát triển thị trường lao động ở nhiều vùng trong cả nước. Tuy nhiên, vấn đề tạo việc làm trong khu vực FDI trong tiến trình toàn cầu hóa ở nước ta hiện nay cũng đang đặt ra nhiều thách thức. Cầu lao động tăng lên, cung lao động dồi dào nhưng khó khăn lớn ở đây là chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, pháp luật lao động ở nước ta vẫn chưa bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, các kênh giao dịch trên thị trường lao động làm việc vẫn chưa thực sự hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của khu vực FDI và những thách thức đang đặt ra trong tiến trình toàn cầu hóa, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu, tìm ra giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, đồng thời có những chính sách giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, lành nghề của người lao động; tăng tính minh bạch và bình đẳng của pháp luật lao động; phát triển thị trường lao động để tạo ra kênh thông tin liên tục, làm cầu nối gắn kết người lao động và người sử dụng lao động trong thời gian ngắn nhất. Từ đó, giải quyết tốt vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa. Đề tài của em gồm có ba phần chính: Phần một: Cơ sở lý luận chung. Phần hai: Thực trạng về tạo việc làm cho người lao động ở khu vực FDI trong tiến trình toàn cầu hóa ở nước ta hiện nay. Phần ba: Giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở khu vực FDI trong tiến trình toàn cầu hóa ở nước ta hiện nay. PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo báo cáo đầu tư thế giới năm 1999 của Tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) thì: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư bao gồm mối quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hay công ty mẹ nước ngoài) đối với một doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác của nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp liên doanh hay chi nhánh nước ngoài). 1.2. Vai trò của FDI với phát triển kinh tế ở Việt Nam. - FDI tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. - FDI góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung ở Việt Nam. Nhiều công nghệ mới và hiện đại được các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam. Đồng thời chúng ta cũng tích cực trong việc nghiên cứu và áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực. - FDI góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm và nâng cao chất lượng lao động ở Việt Nam. - FDI đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa do các doanh nghiệp FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. - FDI tạo điều kiện cho Vệt Nam chủ động hội nhập với các nền kinh tế khu vực và thế giới, giúp cho việc hội nhập kinh tế quốc tế thuận lợi và đạt hiệu quả cao. - Hoạt động FDI vào Việt nam đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. 2. Việc làm và Tạo việc làm. 2.1. Một số khái niệm. 2.1.1. Khái niệm việc làm. Có nhiều khái niệm về việc làm: - Khái niệm 1: Việc làm là phạm trù chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó. Việc tạo việc làm phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chi phí ban đầu (C) như nhà xưởng, máy móc thiết bị,… và chi phí lao động (V). Tỷ lệ quan hệ này phải phù hợp với trình độ công nghệ sản xuất. Hiện nay quan hệ giữa C và V thường biến đổi dưới nhiều dạng khác nhau. Khi C và V phù hợp, ta có khái niệm: +Việc làm đầy đủ: tức là sử dụng hết thời gian làm việc, mọi người có khả năng và có nhu cầu thì đều có việc làm. +Việc làm hợp lý: C và V kết hợp dựa trên tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động. Sự không phù hợp giữa C và V dẫn đến thiếu việc làm và thất nghiệp. +Thiếu việc làm (bán thất nghiệp, thất nghiệp trá hình): là những người làm việc ít hơn mức mình mong muốn. +Thất nghiệp là sự mất việc hay sự tách rời sức lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. - Khái niệm 2: Theo điều 13 chương II, bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. - Khái niệm 3: Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) “việc làm là hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vât”. 2.1.2. Khái niệm tạo việc làm. Tạo việc làm là tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế - xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động. Tạo việc làm chính là tạo ra các vị trí làm việc cho người lao động. 2.1.3. Khái niệm thất nghiệp. Thất nghiệp theo đúng nghĩa của từ là mất việc hay sự tách rời lao động khỏi tư liệu sản xuất. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành. Còn những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, trong tuần lễ điều tra thu thập thông tin, không có việc làm, đang có nhu cầu tìm việc và đăng ký tìm việc theo đúng quy định. Khái niệm của Việt Nam: “Người thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc: có hoạt động đi tìm việc trong 4 tuần qua; hoặc không có hoạt động đi tìm việc trong 4 tuần qua vì các lý do không biết tìm việc ở đâu hoặc tìm mãi mà không được; hoặc tuần lễ điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, muốn làm thêm nhưng không tìm được việc”. 2.2. Vai trò của Tạo việc làm. - Có việc làm và thất nghiệp là 2 khái niệm trái ngược nhau. Do đó, tạo việc làm có vai trò trước tiên là làm giảm thất nghiệp. Từ dó, thất nghiệp giảm lại kéo theo nhiều tác động tích cực khác. - Đối với cá nhân người lao động, tạo việc làm góp phần tăng thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Có việc làm, có thu nhập, người lao động mới có khả năng trang trải cuộc sống, chăm sóc con cái và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần. - Đối với xã hôi, tạo việc làm góp phần ổn định đời sống của mọi người dân, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, thúc đẩy sự ổn định của xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội do giảm thất nghiệp. - Tạo việc làm có tác động lớn đến sự phát triển bền vững, mục tiêu mà Việt Nam cũng như các nước đang theo đuổi. Tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nhờ đó góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu người, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm người trong xã hội. Mặt khác, người lao động có thu nhập, có điều kiện chăm sóc y tế, dinh dưỡng tốt hơn, đầu tư nhiều hơn cho con cái về giáo dục, các nhu cầu tinh thần. Góp phần nâng cao sức khoẻ, tuổi thọ, trình độ học vấn cho bản thân và gia đình, tăng vị thế của người lao động trong xã hội. 2.3. Các yếu tố tác động đến Tạo việc làm cho người lao động. - Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ. - Hệ thống chính sách điều tiết của Nhà nước: Chính sách phát triển kinh tế- xã hội, chính sách kích thích thu hút lao động, hệ thống chính sách về tiền lương, tiền công, điều chỉnh mức tiền lương giữa các loại hình doanh nghiệp, quy định mức lương tối thiểu,… - Số lượng và chất lượng cung lao động. + Số lượng cung lao động lớn, giá cả lao động thấp, nhà đầu tư sẽ có điều kiện thuê nhiều lao động hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn. + Chất lượng cung lao động cao, đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, họ mong muốn thuê lao động hơn. Đồng thời, chất lượng cung lao động tốt sẽ làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể sử dụng ngay lao động của nước ta vào các vị trí quản lý mà không cần đưa chuyên gia nước ngoài sang. Chất lượng lao động cao sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho chính người lao động. 3. Toàn cầu hóa. Khu vực hóa và toàn cầu hóa là những xu hướng tất yếu mà mọi nền kinh tế đều bị cuốn vào. Đó là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, là quá trình đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới thông qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế như ASEAN, AFTA, và gần đây là Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Đồng thời, mở rộng quan hệ song phương, đa phương với các tổ chức quốc tế, tổ chức hợp tác khu vực, các quốc gia, chủ yếu là thương mại và đầu tư. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007. Gia nhập WTO, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện các nguyên tắc của tổ chức này. Đồng thời Việt Nam cũng được các nước thành viên WTO đối xử theo những nguyên tắc đó. Vì vậy, chúng ta đã khắc phục được tình trạng bị một số nước phân biệt đối xử, tạo dựng và dần dần nâng cao vị thế của Việt Nam; tạo dựng được môi trường phát triển kinh tế công bằng, nâng cao tính hấp dẫn đầu tư và công nghệ bên ngoài, nâng cao khả năng tiếp thu kinh nghiệm quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, trong tiến trình toàn cầu hóa, Việt nam cũng gặp phải một số khó khăn do trình độ chuyên môn, chất lượng lao động còn thấp kém, doanh nghiệp trong nước còn non trẻ, nhiều doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài nên phải chấp nhận phá sản. 4. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề tạo việc làm cho người lao động. 4.1. DFI giải quyết việc làm trực tiếp cho người lao động. - Thu hút được nguồn vốn FDI lớn, Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế thuộc mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Ngày càng có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới ra đời cần rất nhiều lao động, kể cả lao động phổ thông và lao động có trình đọ chuyên môn kỹ thuật cao. Nhiều ngành nghề, nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, tạo ra nhiều cơ hội cho những người đang đi tìm việc. 4.2. FDI cũng giải quyết việc làm cho người lao động thông qua tác động gián tiếp. Cùng với sự phát triển của khu vực FDI, một số khu vực sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khu vực này thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cũng phát triển theo. Từ đó nâng cao khả năng tạo việc làm cho người lao động. 4.3. FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động trong nước. - Thông qua hoạt động FDI, người lao động đã được đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học công nghệ và có khả nang thay thế chuyên gia nước ngoài; được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng công nghệ tiên tiến; được làm việc trong môi trường lao động an toàn, vệ sinh; được rèn luyện tác phong lao động công nghiệp, kỷ luật lao động và thích ứng dần với cơ chế lao động mới. - Yêu cầu về trình độ lao động trong các doanh nghiệp FDI cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác. Yêu cầu này đã gián tiếp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam nói chung. - Các doanh nghiệp khác muốn cạnh tranh được với doanh nghiệp FDI, ngoài các chiến lược kinh doanh cũng cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp mình không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý,… PHẦN HAI: THỰC TRẠNG VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC FDI TRONG TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HÓA. 1.Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào Việt Nam những năm qua. 1.1. Những thành tựu đạt được. Trong tiến trình toàn cầu hóa, Việt Nam đã quyết tâm thực hiện cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, hệ thống luật pháp và chính sách đầu tư không ngừng được cải thiện theo hướng ngày càng minh bạch, thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu tư. Các nhà lãnh đạo cũng tích cực thực hiện các hoạt động đối ngoại quốc tế, quảng bá hình ảnh của Việt Nam tạo nên sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế. Nhờ đó, thu hút FDI vào Việt Nam đã tăng nhanh về chất và lượng. 1.1.1. FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế. Năm 2006 được coi là năm bội thu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam khi nguồn FDI đạt 10,2tỷ USD. Tính lũy kế tình hình đầu tư nước ngoài từ 1998 đến tháng 10/2006, cả nước có 6.716 dự án còn hiệu lực với tổng vốn dăng ký 57,3 tỷ USD, vốn thực hiện (của các dự án còn hoạt động) đạt trên 28,5 tỷ USD. FDI được thu hút chủ yếu vào các thành phố lớn, có điều kiện thuận lợi về kinh tế xã hội như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. - Phân theo ngành : lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất (67,5% về số dự án và 61,8% tổng vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ (chiếm 20,1% về số dự án và 31,3% tổng vốn đầu tư đăng ký). Còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Năm 2007, chỉ trong 8 tháng đầu năm Việt Nam đã thu hút trên 8,3 tỷ USD vốn FDI, tăng xấp xỉ 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 7 tỷ là vốn đầu tư mới và 1,3 tỷ là vốn bổ sung. Thông qua nguồn vốn FDI, nhiều nguồn lực trong nước (lao dộng, tài nguyên, đất đai) được khai thác và đưa vào sử dụng tương đối có hiệu quả. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP tăng dần qua các năm: Năm 1998 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng GDP (%) 5,76 6,8 7,12 7,24 7,60 8,4 Tỷ lệ đóng góp của FDI vào GDP (%) 10,1 13,3 13,1 13,9 14,3 14,5 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 1.1.2. Việc thu hút FDI đã chú trọng nhiều hơn đến chất lượng, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. - Tỷ lệ vốn FDI thu hút vào lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế tăng từ 58% năm 1995 lên 82% năm 2004. - Thông qua FDI đã thúc đẩy hình thành hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, góp phần phân bổ công nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư… 1.2. Một số hạn chế. - Vốn đầu tư tuy tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp. Tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng giảm. Bảng: Tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện của khu vực FDI từ 1998 – 2003. Đơn vị: % 1998 1999 2000 2001 2002 2003 KV KTNN 55,5 58,7 57,5 58,1 56,2 58 KV ngoài quốc doanh 23,7 24 23,8 23,5 25,3 24,2 KV FDI 20,8 17,3 18,7 18,4 18,5 17,8 Nguồn: Niên giám thống kê 2003. Nxb Thống kê HN - Cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý, hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao. - Việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng của các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp FDI còn nhiều hạn chế, làm giảm khả năng tham gia vào quá trình nội địa hóa và xuất khẩu qua các doanh nghiệp FDI. Nguyên nhân chính của những hạn chế trên chủ yếu là do hệ thống chính sách của Nhà nước về việc thu hút và sử dụng vốn FDI chưa thống nhất giữa các Bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương. Môi trường đầu tư chưa thông thoáng và hấp dẫn, còn tình trạng phân biết đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. 2. FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa. 2.1. Những kết quả đạt được. 2.1.1. Cầu lao động trong khu vực FDI liên tục tăng lên qua các năm. Trở thành viên của WTO, môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh thu hút FDI. Những năm qua, FDI vào Việt Vam liên tục tăng lên, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Năm 2004, lao dộng ở khu vực FDI là 739 nghìn người, năm 2005 là 870 nghìn người. Đến năm 2006, tổng cầu lao động trong khu vực FDI là khoảng 1 triệu người, chiếm 2,28% tổng số lao động đang làm việc trong toàn bộ nền kinh tế. Tốc độ tăng lao động bình quân trong loại hình doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài những năm gần đây khá cao, khoảng 32%/năm. HIện nay, các doanh nghiệp FDI hoạt động ngày càng mạnh, càng phát triển nên có khoảng 1/4 số doanh nghiệp FDI cần tuyển thêm lao động, và cần tuyển khoảng trên 25% tổng lao động bình quân trong doanh nghiệp. Đặc biệt, cơ hội tìm việc làm cho các lao động đã qua đào tạo là rất lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI còn tạo ra hàng triệu việc làm của lao động gián tiếp trong các ngành xây dựng và dịch vụ. Hiện nay, với chính sách tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong các doanh nghiệp có vốn FDI như công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy, giày da, may mặc, phân phối tiêu thụ sản phẩm.. đã hình thành một số doanh nghiệp mới cung cấp các sản phẩm và dich vụ cho các doanh nghiệp FDI, nảy sinh nhu cầu tuyển dụng thêm lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. 2.1.2. Cơ cấu lao động trong khu vực FDI. - Theo cơ cấu kinh tế: các doanh nghiệp FDI thu hút lao động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Năm 2004, số lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 82%, ngành nông – lâm - thuỷ sản chiếm 10% và ngành dịch vụ chiếm 8% tổng số lao động trong khu vực FDI. Bảng: Lao động theo ngành kinh tế trong khu vực FDI từ năm 2000 – 2002 Đơn vị: người Năm 2000 2001 2002 Nông – lâm – ngư nghiệp 33.313 40.957 63.224 Công nghiệp và xây dựng 304.418 362.068 512.189 Dịch vụ 38.469 42.959 46.085 Tổng số 376.200 445.984 621.498 Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư. Nhờ đó đã góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp chung của cả nước. Bảng: Cơ cấu lao động có việc làm của cả nước theo nhóm ngành kinh tế. Đơn vị: % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nông-lâm-ngư nghiệp 62,61 62,76 61,14 58,38 57,90 56,80 Công nghiệp, xây dựng 13,10 14,42 15,05 16,96 17,40 17,90 Dịch vụ 24,28 22,82 23,81 24,69 24,70 25,30 Tổng 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Tạp chí kinh tế và phát triển, số 98, năm 2005, tr.21 - Cơ cấu lao động theo tuổi: Đa số lao động thu hút vào khu vực FDI là lao động trể tuổi. Trong lực lượng lao động doanh nghiệp FDI, lao động từ 34 tuổi trở xuống chiếm 85% và tỷ lệ lao động ở tuổi dưới 25 còn có xu hướng tiếp tục tăng lên. - Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: Trong các doanh nghiệp FDI sử dụng một lực lượng lao động phổ thông và bán lành nghề khá lớn (trên 56% tổng số lao động), chủ yếu là ở một số ngành nghề chế biến thủy hải sản, may mặc, da giày,…; lao động sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm gần 27%, trung cấp công nghiệp 6,26 %. Còn lại là lao động trình độ cao đẳng, đại học trở lên ( 10,09%). Như vậy, khu vực FDI đã giải quyết được việc làm cho bộ phận lớn lao động phổ thông, đồng thời đào tạo họ. Do đó, FDI không những làm giảm thất nghiệp mà còn tạo điều kiện cho người lao động vừa học vừa làm. 2.1.3. Chất lượng lao động được nâng cao. Các doanh nghiệp FDI đặt ra yêu cầu đối với người lao động cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước khác, từ đó gián tiếp nâng cao chất lượng lao động Việt nam. Người lao động được đào tạo, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ năng quản lý, tác phong lao động, kỷ luật lao động,.. Điều kiện lao động về nhà xưởng, công cụ lao động, môi trường lao động trong các doanh nghiệp FDI cũng tốt hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước của cùng một ngành, một lĩnh vực. Do đó, người lao động làm việc hiệu quả hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và thu nhập cao hơn. Doanh nghiệp trong nước muốn cạnh tranh được với các doanh nghiệp FDI, ngoài các chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường cũng phải co các kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, khuyến khích lao động trong doanh nghiệp mình nâng cao kỹ năng, trình độ. Do đó, chất lượng lao động nói chung cũng được nâng cao. 2.1.4. Việc phân bổ và sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả hơn. Chất lượng lao động nâng cao, họ có nhiều cơ hội tìm được việc làm hơn làm cho di chuyển lao động để phù hợp với trình độ hơn tăng lên, phân phối lao động hợp lý hơn. Mặt khác, hội nhập kinh tế, tăng cường thu hút đầu tư làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu lao động. Thị trường lao động sẽ có sự dịch chuyển lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị, khu vực nông nghiệp với công nghiệp và xây dựng,… Người lao động dịch chuyển để tìm công việc phù hợp hơn, làm việc sẽ hiệu quả hơn và như vậy sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, cho toàn xã hội và cũng là đem lại lợi ích cho chính mình. 2.2. Một số mặt hạn chế. 2.2.1. Nguy cơ giảm cầu lao động, nhất là lao động phổ thông, gia tăng thất nghiệp. Doanh ngiệp FDI có lợi thế về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, trình độ tổ chức sản xuất, nhiều doanh nghiệp trong nước non trẻ, yếu kém nên quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm dần bị thu hẹp, gặp nhiều khó khăn, có thể dẫn đến phá sản. Từ đó làm cho một bộ phận lớn lao động bị mất việc, làm tăng đội ngũ thất nghiệp. Hội nhập kinh tế tạo điều kiện thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển, xuất hiện nhiều ngành công nghiệp dựa trên công nghệ cao, cần nhiều vốn nhưng sử dụng ít lao động, chủ yếu là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chủ yếu trong doanh nghiệp FDI. Do đó, cầu lao động sẽ giảm, nhất là lao động phổ thông. 2.2.2. Chất lượng lao động Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI. - Sức cạnh tranh, khả năng làm việc của nguồn lao động nhìn chung bị hạn chế do trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc còn thấp. Tính đến nay, nước ta có đến 75,21% lao động chưa qua đào tạo nghề. - Chưa có tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động kém. Chất lượng lao động yếu kém một phần là do bản thân người lao đông, một phần là do hệ thống giáo dục – đào tạo nghề của chúng ta còn chưa phát triển, chưa đào tạo gắn với cầu lao động. Chất lượng đào tạo còn kém do chưa được đầu tư thích đáng, chính sách giáo dục – đào tạo của Nhà nước chưa phù hợp và hiệu quả. 2.2.3. Các kênh thông tin trên thi trường lao động làm việc đạt hiệu quả chưa cao. - Hiện nay, các trung tâm giới thiệu việc làm, các hội chợ việc làm mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, các khu đô thị, chưa tiếp cận với vùng nông thôn có nhiều lao động. Quy mô của hệ thống giao dịch còn nhỏ. - Đội ngũ cán bộ làm công tác giới thiệu việc làm còn thiếu về số lượng và chưa đáp ứng về yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ. - Hệ thống sàn giao dịch việc làm chưa lan tỏa rộng khắp trong cả nước. 2.3.4. Còn tồn tại tình trang tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp FDI. - Nhiều doanh nghiệp FDI yêu cầu công nhân làm thêm giờ, vi phạm các quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi. - Còn hiện tượng không có hợp đồng lao động, trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. PHẦN BA: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC FDI TRONG TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 1.Tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam, tạo nguồn vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cầu lao động. - Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, nhanh chóng khai thác các điều kiện thuận lợi của quá trình toàn cầu hoá kinh tế để thu hút được nhiều nhất nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế. - Hoàn thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam, đơn giản hoá các thủ tục hành chính tạo thuạn lợi cho các nhà đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời cần nhanh chóng đưa ra mức tiền lương tối thiểu chung cho các khu vực kinh tế. 2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI đối với vấn đề tạo việc làm cho người lao động. - Một mặt, thu hút vốn FDI vào những ngành kinh tế trọng điểm, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mặt khác, thu hút FDI vào những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giầy da, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản,.. để giải quyết việc làm cho lượng lao động dồi dào của nước ta. 3. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động. 3.1. Đổi mới nội dung, phương pháp quản lý của Nhà nước. 3.2. Phát triển các cơ sở dạy nghề. - Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu lao động trong doanh nghiệp FDI. Đồng thời, nâng cấp các cơ sở dạy nghề hiện có hoặc xây mới để hình thành các trường dạy nghề có trình độ cao, quy mô lớn. - Bổ sung, điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo mềm dẻo, linh hoạt, thích ứng được với những thay đổi về kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp FDI. - Đổi mới phương pháp dạy nghề, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào giảng dạy, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, tăng thời gian thực hành, thực tập và tự rèn luyện của học sinh. - Đẩy mạnh việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy nghề theo tiêu chuẩn; tổ chức cho giáo viên dạy nghề đi thực tế tại doanh nghiệp để tiếp cận với các kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản xuất hiện đại; xây dựng và hoàn thiện môi trường sư phạm chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề. - Triển khai kiểm định dạy nghề để đảm bảo chất lượng dạy nghề. 4. Phát triển thị trường lao động, gắn cung với cầu lao động. 4.1.Hoàn thiện môi trường pháp lý để phát triển hệ thống giao dịch trên thị trường lao động. 4..2. Thúc đẩy các giao dịch trên thị trường lao động - Phát triển và nâng cao năng lực hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, các sàn giao dịch trên địa bàn cả nước đồng thời tập trung đầu tư một số trung tâm trọng điểm vùng để thiết lập hệ thống giao dịch thị trường đồng bộ. - Đổi mới đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động, thu thập và cung ứng thị trường thông tin nhanh chóng và chính xác. - Hình thành và đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên về công tác vận hành và quản lý sàn giao dịch việc làm, các trung tâm giới thiệu việc làm. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh, loại bỏ các tiêu cực trong hoạt động giới thiệu việc làm hiện nay. - Thường xuyên liên hệ với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để cập nhập thông tin về cầu lao động liên tục. 5. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI. - Tăng cường các hoạt động thanh tra lao động để giảm thiểu tối đa tình trạng các doanh ngiệp vi phạm Pháp luật về lao động, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. KẾT LUẬN Đã gần một năm kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực. Sự gia tăng của các hoạt động thương mại và đầu tư đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo tiền đề quan trọng để giải quyết nhiệm vụ lớn lao của xã hội, đó là vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Với những thành tựu đáng kể trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và những hiệu ứng tích cực của khu vực này đối với các doanh nghiệp trong nước, chúng ta tạo ra được một số lượng việc làm không nhỏ, góp phần ổn định đời sống cho một bộ phận dân cư, ổn định xã hội. Thành công này đồng thời cũng tạo điều kiện cho người lao động được tham gia một cách tích cực và chủ động vào thị trường lao động, dần thích nghi với nó và có thể ứng xử kịp thời, linh hoạt trước những thay đổi bất thường của nền kinh tế thị trường. Qua đó, Việt Nam cũng đang từng bước nâng cao vị thế của mình trên thị trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với lĩnh vực việc làm nói riêng và đối với phát triển kinh tế nói chung. Điều đó đòi hỏi Nhà nước cần có các chủ chương chính sách cụ thể, các biện pháp thực tiễn, phối hợp thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, các cơ sở, nhằm mục tiêu chung là nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Mạc Tiến Anh. Đào tạo nghề hướng theo nhu cầu - Một số vấn đề đặt ra. Tạp chí lao động & xã hội. Số 319 ( tr 32) Mạc Tiến Anh. Nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động làm việc trong khu vực đầu tư nước ngoài. Tạp chí lao động & xã hội. Số 308 (tr 13). PGS.TS. Đỗ Đức Bình & PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng. Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam. Nxb Lý luận chính trị Hà Nội, 2006. Bộ lao động – Thương binh & xã hội. Số liệu thống kê việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2005. Nxb lao động – xã hội Hà Nội, 2006. TS. Mai Quốc Chánh & TS. Trần Xuân Cầu. Giáo trình kinh tế lao động. Nxb Lao động – xã hội, 2006. Đỗ Văn Dạo. Đào tạo lao động kỹ thuật trẻ trước yêu cầu hội nhập WTO. Tạp chí lao động & xã hội. Số 306 (tr 18). PGS.TSKH. Nguyễn Bích Đạt. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHXN ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006. Trung tâm tin học Focotech. Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001 – 2010. Nxb Hà Nội, 2004. TS. Vũ Thị Mai. Một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạp chí lao động & xã hội. Số 319 (tr 35) TS. Nguyễn Bá Ngọc. Thị trường lao động dưới tác động của việc gia nhập WTO. Tạp chí lao động & xã hội. Số 306 (tr 23). TS. Nguyễn Bạch Nguyệt & TS. Từ Quang Phương. Giáo trình kinh tế đầu tư. Nxb thống kê Hà Nội, 2004. GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng. Giáo trình kinh tế phát triển. Nxb Lao động – xã hội Hà Nội, 2005. ThS. Nguyễn Phúc. Nâng cao kiến thức và kỹ năng về lao động cho cán bộ, công chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Tạp chí lao động & xã hội. Số 308 (Tr 21). Nguyễn Thị Thơm, Nguyễn Mạnh Hùng. Thị trường lao động khi Việt Nam giâ nhập WTO – cơ hội, thách thức và những việc cần làm. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0195.doc
Tài liệu liên quan