MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước,kinh tế đối ngoại đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu(XNK) cũng có những bước phát triển vượt bậc. Hàng hoá, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và hành lý qua biên giới/cửa khẩu/ hải cảng ngày càng một phong phú và đa dạng…Trước tình hình đó công tác quản lý XNK nói chung và công tác hải quan nói riêng cần phải có sự thay đổi, cải tiến cho phù hợp với tình hình mới.
Nắm bắt được tính cấp bách nó
43 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4235 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thực trạng về qui trình thủ tục hải quan Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trên trước sự đòi hỏi của thực tế cũng như tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Những người quản lý trực tiếp là Bộ tài chính và Tổng cục Hải quan đã từng bước cải tiến, hiện đại hoá ngành hải quan với một hệ thống quản lý thống nhất và những văn bản pháp qui đưa vào thực hiện từ năm 2006 đó là: “Qui trình quản lý rủi ro”.
Với thực tiễn kể trên, trong thời gian thực tập và khảo sát thực tế tìm hiểu, nghiên cứu về thủ tục XNK đặc biệt là “Qui trình quản lý rủi ro” trong hoạt động XNK hiện nay. Để hiểu sâu hơn về một vấn đề, một qui trình mới nên tôi đã chọn đề tài: "Thực trạng về qui trình thủ tục hải quan Việt Nam trong hoạt động XNK hiện nay” cho chương trình thực tập tốt nghiệp của mình.
Bài viết được chia thành ba chương sau:
Chương I : Giới thiệu khái quát về ngành hải quan Việt Nam.
Chương II : Thực trạng về qui trình thủ tục hải quan Việt Nam hiện nay.
Chương III : Một số giải pháp góp phần hiện đại hoá qui trình thủ tục hải
quan Việt Nam
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH HẢI QUAN VIỆT NAM
I .KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HẢI QUAN
1. Khái niệm
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, giao lưu quốc tế trở nên một nhu cầu không thể thiếu đối với mọi quốc gia, mọi dân tộc. Sự giao lưu đó thể hiện trong sự di chuyển hàng hoá, công cụ vận tải, hành lý qua biên giới quốc gia. Trong khi di chuyển những vật phẩm, công cụ hợp pháp có thể lẫn cả những công cụ, vật phẩm bất hợp pháp để kiểm tra, ngăn ngừa những hành vi trái phép, hàng hoá trái phép để thu thuế xuất cảnh, nhập cảnh, nhà nước của các nước đều tổ chức một cơ quan đặc biệt, chuyên môn làm việc đó. Đó là cơ quan hải quan.
Ngày nay, Hải quan là một cơ quan trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước của một quốc gia, có chức năng giám sát và quản lý hàng hoá, công cụ vận tải và hành lý di chuyển qua quốc gia của nước đó và có chức năng thu thuế quan.
2. Lịch sử hải quan Việt nam .
Năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công, Hồ Chủ tich đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Tuy nhiên, sau đó Việt Nam vẫn phải tiếp tục trải qua 30 năm chiến tranh ác liệt và 27 năm thử thách trong thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh.Với cái tên đầu tiên là “Sở Thuế quan và thuế gián thu” được thành lập với mục đích đảm bảo việc kiểm soát hàng hoá XNK và duy trì nguồn thu ngân sách Hải quan Việt Nam không ngừng chăm lo xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở pháp lý - quản lý Nhà nước để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn của nước Việt Nam. Từ chỗ Hải quan Việt Nam còn phải tạm thời sử dụng những quy định nghiệp vụ về thuế quan của chính quyền thực dân đến nay đã xây dựng và ban hành được “Điều lệ Hải quan”, Pháp lệnh Hải quan và tiếp đó là Luật Hải quan Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002.
Với những mục tiêu nhằm tạo thuận lợi cho phát triển XNK, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế, đảm bảo quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hải quan Việt Nam đã luôn luôn thực hiện theo khẩu hiệu mà mình đã đặt ra:
“Thuận lợi, Tận tuỵ, Chính xác”
Lịch sử Hải quan theo mốc thời gian:
Ngày 10 tháng 9 năm 1945 theo sắc lệnh số 27-SL của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp, thay mặt Chính phủ ký thành lập “Sở thuế quan và thuế gián thu”. Với mục đích thiết lập chủ quyền thuế quan của nước Việt Nam độc lập, đảm bảo việc kiểm soát hàng hoá XNK và duy trì nguồn thu ngân sách từ hoạt động này.
Ngày 29 tháng 5 năm 1946 theo sắc lệnh số 75-SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức của Bộ Tài chính, Sở Thuế quan và thuế gián thu được đổi thành Nha Thuế quan và Thuế gián thu thuộc Bộ Tài chính.
Ngày 4 tháng 7 năm 1951 Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến đã ký Nghị định số 54/NĐ quy định lại tổ chức của Bộ Tài chính và Nha Thuế quan và Thuế gián thu được đổi thành Cơ quan Thuế XNK.
Ngày 14 tháng 12 năm 1954 Bộ trưởng Bộ Công thương Phan Anh ký Nghị định số 136-BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan thay thế Cơ quan thuế XNK thuộc Bộ Công thương.
Ngày 17 tháng 2 năm 1962 để thực hiện Điều lệ Hải quan (ban hành ngày 27/2/1960) Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Lý Ban ký Quyết định số 490/BNT/QĐ-TCCB đổi tên Sở Hải quan thành Cục Hải quan. Lúc này Cục Hải quan trực thuộc Bộ Ngoại thương.
Ngày 25 tháng 4 năm 1984 Thực hiện Nghị quyết số 68/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh chống buôn lậu và thành lập Tổng cục Hải quan, và Nghị quyết số 547/NQ-HĐNN ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng Cục Hải quan và ngày 20/10/1984 Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu ký Nghị định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan trực thuộc Chính phủ.
Ngày 4 tháng 9 năm 2002 theo Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Tổng Cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính
3. Nhiệm vụ của hải quan Việt nam:
* Nhiệm vụ của Hải quan Việt nam (Quy định tại điều 11 Luật Hải quan)
- Hải quan Việt nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, NK.
* Địa bàn hoạt động của Hải quan: (Qui định tại điều 6 Luật hải quan)
- Địa bàn hoạt động của Hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện chủ quyền của Việt nam. Trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động của Hải quan khác theo qui định của pháp luật.
- Trong địa bàn hoạt động của Hải quan, cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá, phương tiện vận tải.
* Nội dung quản lý Nhà nước về Hải quan (Quy định tai điều 73 Luật hải quan)
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt nam.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về hải quan.
- Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan.
- Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan.
- Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, đội ngũ công chức Hải quan.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý Hải quan hiện đại.
- Thống kê Nhà nước về Hải quan.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về Hải quan.
- Hợp tác Quốc tế về Hải quan.
* Cơ quan quản lý Nhà nước về Hải quan (Quy định ở điều 74 Luật H.quan)
- Chính Phủ thống nhất quản lý Nhà nước về Hải quan.
- Tổng cục Hải quan là cơ quan giúp Chính Phủ thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về Hải quan.
- Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của chính mình có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc quản lý Nhà nước về Hải quan.
- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật hải quan tại địa phương.
4. Cơ cấu tổ chức của hải quan Việt nam
* Tổng Cục trưởng:
* Phó Tổng Cục trưởng thường trực:
- Phó Tổng Cục trưởng:
- Phó Tổng Cục trưởng:
- Phó Tổng Cục trưởng:
* Các vụ cục trực thuộc bộ máy giúp việc
Vụ giám sát
Vụ kiểm tra thu thuế
Vụ pháp chế
Vụ hợp tác quốc tế
Vụ tài chính
Vụ tổ chức cán bộ
Thanh tra
Văn phòng
Cụctrống buôn lậu
Cục kiểm tra sau thông quan
- Cục công nghệ thông tin
* Các đơn vị sự nghiệp
Viện nghiên cứu hải quan
TT phân tích phân loại hàng hoá
Trường cao đẳng hải quan
* Các cục hải quan địa phương
(Gồm có 30 cục hải quan các tỉnh và thành phố)
* Sơ đồ bộ máy tổ chức Hải quan Việt Nam
II. VAI TRÒ CỦA NGÀNH HẢI QUAN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC:
Kể từ khi thành lập đến nay, Hải quan Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, từng bước khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của mình đối với nền kinh tế đất nước, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước.
- Hải quan Việt Nam đã góp phần to lớn vào việc thực hiện tốt các chính sách điều tiết của nhà nước về bảo vệ hàng hoá sản xuất trong nước, ngăn chặn hàng lậu, hàng hoá kém phẩm chất nhập vào Việt Nam, bảo vệ người tiêu dùng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng trái phép qua biên giới.
- Cùng phối hợp với các cơ quan hữu quan khác phát hiện, ngăn chặn việc buôn lậu, vận chuyển hàng qua biên giới.
- Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế cho nhà nước.
- Góp phần làm giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế thông qua việc rút ngắn thời gian làm thủ tục Hải quan cho các lô hàng xuất nhập khẩu. Giúp các doanh nghiệp có thêm lợi thế cạnh tranh nhờ cắt giảm được thời gian đi lại, chi phí mà vẫn đảm bảo được yêu cầu cấp thiết về thời hạn sản xuất, thời hạn giao hàng...
Có thể thấy trong những năm gần đây, Hải quan Việt Nam đã có vai trò thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn kinh doanh tại Việt Nam ngày càng đánh giá cao những cố gắng to lớn của Hải quan Việt Nam, họ yên tâm hơn về môi trường đầu tư, về thủ tục Hải quan thuận lợi, nhanh chóng.
Ngoài ra, Hải quan Việt Nam còn tham mưu cho chính phủ trong việc soạn thảo các văn bản pháp quy quy định thủ tục Hải quan được rõ ràng, đầy đủ. Tham gia vào các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực chống buôn lậu, hiện đại hoá và đơn giản hoá thủ tục Hải quan. Giúp cho việc giao lưu, buôn bán hàng hoá giữa các nước diễn ra thuận lợi hơn.
Trong điều kiện của một Quốc gia có nền kinh tế thị trường hoạt động theo định hướng XHCN, Hải quan Việt Nam vừa là người bảo vệ chủ quyền lợi ích Quốc gia, vừa là người mở cửa, tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN VIỆT NAM HIỆN NAY
I . CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO THỦ TỤC HẢI QUAN VIỆT NAM
1. Luật hải quan:
Để góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; ngày 29 tháng 6 năm 2001 Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua.
Luật hải quan bao gồm 08 chương và 82 điều trong đó quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến làm thủ tục hải quan, quyền và nghĩa vụ của Hải quan, của các cá nhân tổ chức tham gia làm thủ tục hải quan. Cụ thể như sau:
Chương 1. Những quy định chung bao gồm 10 điều.
Chương 2. Nhiệm vụ, tổ chức của hải quan trong đó bao gồm các điều từ điều 11 đến điều 14 về nhiệm vụ của hải quan, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hải quan ...
Chương 3. Thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan bao gồm 6 mục về quy định chung, kiểm tra giám sát đối với hàng hoá, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá tại kho ngoại quan, kho bảo thuế, kiểm tra giám sát đối với phương tiện vận tải , tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu , xuất khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chế độ ưu đãi miễn trừ trong đó có các điều từ 15 đến 62.
Chương 4. Trách nhiệm của hải quan trong việc phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới gồm các điều từ điều 63 đến 67.
Chương 5. Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất nhập khẩu quy định từ điều 68 đến 72.
Chương 6. Quản lý nhà nước về hải quan được quy định từ điều 73 đến 77.
Chương 7. Khen thưởng và xử lý vi phạm từ điều 78 đến 79.
Chương 8. Điều khoản thi hành từ điều 80 đến điều 82.
2. Các văn bản pháp lý dưới luật khác:
2.1. Về chủ thể tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu
Hàng hoá xuất nhập cảnh (Di chuyển qua biên giới quốc gia) có thể là hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch. Và chủ hàng của những hàng hoá đó cũng rất khác nhau
A. Chủ của những hàng hoá mậu dịch:
Đó là những doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc người đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó
Theo nghị định 33/CP ngày 19/4/1994, doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp phải hội đủ những điều kiện nhất định, cụ thể là:
a. Đối với doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu:
Phải thành lập theo đúng luật pháp và cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
Phải có mức vốn huy động tối thiểu tính bằng tiền Việt Nam tương đương 200.000 USD ( riêng đối với các doanh nghiệp miền núi: 100.000 USD) tại thời điểm đăng ký kinh doanh XNK.
Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp
Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh ký kết thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương.
b.Đối với doanh nghiệp sản xuất.
Là doanh nghiệp được thành lập theo đúng luật pháp
Có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ổn định
Có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài
Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh ngoại thương đặc biệt, nếu doanh nghiệp kinh doanh hàng ngoài danh mục quy định và kinh doanh hàng đổi hàng thì phải có giấy phép bổ sung.
B. Chủ hàng những hàng hoá phi mậu dịch
Chủ của những hàng hoá phi mậu dịch có thể là:
a- Pháp nhân, hoặc tổ chức hợp tác, hộ gia đình có những bằng chứng là chủ của hàng hoá di chuyển qua biên giới quốc gia
b- Thể nhân có năng lực hành vi đầy đủ và có bằng chứng là chủ sở hữu hàng hoá xuất nhập cảnh. Những thể nhân không có năng lực hành vi đầy đủ như người dưới tuổi thành niên, người mất trí, người say rượu, can phạm đang thụ án… không có đủ tư cách làm thủ tục hải quan. Hải quan không làm thủ tục thông quan cho hàng hoá của họ.
2. 2 Về đối tượng hàng hoá xuất nhập khẩu
A . Đối tượng là hàng mậu dịch
Hàng xuất nhập khẩu phải là hàng hợp pháp xét về tính hợp pháp xuất nhập khẩu; hàng hoá có thể là: hàng bị cấm xuất nhập khẩu, hàng xuất nhập khẩu hợp pháp có điều kiện và hàng xuất nhập khẩu vô điều kiện
a. Hàng cấm xuất nhập khẩu: loại hàng này tuyệt đối không được thông quan.
Mỗi nước quy định khác nhau về hàng cấm xuất nhập khẩu .Ở nước ta, hàng cấm xuất nhập khẩu thường là:
Vũ khí, đạn dược
Chất độc hoá học, ma tuý
Đồ cổ
Gỗ nguyên liệu( gỗ tròn, gỗ xẻ).
Các loại động vật quý hiếm
Sản phẩm văn hoá đồi truỵ
Thuốc lá điếu
Pháo các loại
Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng
b. Hàng được phép xuất nhập khẩu có điều kiện là những mặt hàng mà chủ của nó chỉ được phép xuất nhập khẩu ; hoặc đã có hạn nghạch( quota); hoặc đã được bộ quản lý chuyên ngành chấp thuận; hoặc đã được chỉ định làm đầu mối xuất nhập khẩu. Cụ thể có ba nhóm mặt hàng sau:
b.1. Hàng chỉ được xuất nhập khẩu khi có hạn ngạch còn gọi là “ hàng xuất nhập khẩu được quản lý bằng hạn nghạch”. Hạn ngạch là định mức (tính bằng tiền hoặc bằng hiện vật) được phép xuất hoặc nhập khẩu. Danh mục hàng quản lý bằng hạn ngạch ở mỗi nước mỗi khác và trong mỗi thời gian mỗi khác. ví dụ ở Việt nam , “năm 1995 chỉ còn áp dụng quản lý bằng hạn ngạch đối với một mặt hàng là dệt may xuất khẩu theo hiệp định ký với EU, Canada, Nauy” (Thông tư 07/TM-xuất nhập khẩu ngày 15/3/1995) nhưng đến năm 1997 danh mục hàng xuất khẩu quản lý bằng hạn ngạch lại gồm hai mặt hàng là gạo và hàng dệt may xuất khẩu đi EU, Canada, Nauy(quyết định 28/TTG ngày 13/1/1997)
b.2. Hàng xuất nhập khẩu theo các quy chế quản lý chuyên ngành. Đó là những mặt hàng mà nhà nước giao cho các bộ ngành hướng dẫn và điều tiết việc xuất nhập khẩu. Ví dụ:
- Bộ thuỷ sản điều tiết việc xuất nhập khẩu thuỷ sản hiếm, thuỷ sản giống..
- Bộ Văn hóa thông tin quản lý việc xuất nhập khẩu các ấn phẩm văn hóa, tác phẩm mỹ thuật, điện ảnh, băng hình…
- Bộ Bưu chính viễn thông quản lý việc xuất nhập khẩu máy phát sóng, thiết bị thu phát và truyền dẫn vô tuyến, các loại tổng đài.
- Bộ Y tế quản lý về việc xuất nhập khẩu các loại thuốc tân dược,các loại dụng cụ y tế.
b.3. Hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân. Đó là những mặt hàng có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước hoặc đối với đời sống nhân dân. vì vậy, nhà nước chỉ định những doanh nghiệp có khả năng tin cậy làm đầu mối xuất nhập khẩu. Ví dụ, ở nước ta, đó là xăng dầu và phân bón. đối với những mặt hàng này, chủ hàng làm thủ tục hải quan phải là những người đại diện cho các đầu mối xuất nhập khẩu đó.
c. Hàng được phép xuất nhập khẩu vô điều kiện là những mặt hàng còn lại, nghĩa là hàng không thuộc diện cấm xuất nhập khẩu ( tiểu mục 2.1.1) và hàng không thuộc diện chỉ được xuất nhập khẩu khi chủ hàng có đủ các điều kiện quy định(tiểu mục 2.1.2).
B. Đối tượng là hàng phi mậu dịch
Hàng phi mậu dịch di chuyển ngang qua biên giới quốc gia có thể là hàng cấm xuất nhập cảnh, hàng hạn chế nhập cảnh và hàng được phép xuất nhập cảnh vô điều kiện.
a. Hàng cấm xuất nhập cảnh là những hàng hoá có ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia( ví dụ chất nổ, vũ khí, đạn dược), đến thuần phong mỹ tục( ví dụ sản phẩm văn hóa đồi truỵ, ma tuý) hoặc đến sức khỏe của dân (chất độc hoá học, chất gây nghiện).
b. Hàng cho xuất nhập cảnh một cách hạn chế là những hàng mà chỉ được mang qua biên giới theo một định mức tính về số lượng hoặc về giá trị. Ví dụ ỏ Malaysia một công dân chỉ được mang theo 1 lít rượu, 225 gam thuốc lá sợi (tương đương 200 điếu), diêm không quá 100 que.
c. Hàng được xuất nhập cảnh vô điều kiện là những hàng hoá thiết yếu đối với đời sống của nhân dân vùng biên giới. Tuy nhiên, hàng được xuất nhập cảnh vô điều kiện có thể bị đánh thuế nếu nó vượt quá phạm vi một số lượng đã định, vì vượt qúa số lượng này, hàng đó không còn có mục đích thoả mãn nhu cầu thiết yếu của người mang hàng nữa, mà đã trở thành đối tượng buôn bán.
2.3. Về chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu
A. Đối với tất cả các mặt hàng
Theo nguyên tắc chung, tất cả các hàng xuất nhập khẩu đều phải qua kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế, thực hiện nguyên tắc chung như vậy là rất khó. Vì vậy, nhà nước chia hàng hoá ra làm 2 loại: hàng thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước và hàng chỉ phải kiểm tra theo yêu cầu của chủ hàng. Từng thời kỳ, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước (ở nước ta là Bộ khoa học công nghệ và môi trường) phải công bố danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước.
Theo quyết định của Bộ khoa học công nghệ và môi trường số 2578/QĐ-TĐC ngày 28/10/1996 hàng hoá thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước sẽ có đủ điều kiện về mặt chất lượng để được hải quan làm thủ tục thông quan, sau khi cơ quan nhà nước cấp một trong các văn bản sau:
- Giấy xác nhận đạt chất lượng xuất, nhập khẩu, nếu hàng hoá đạt yêu cầu về xuất nhập khẩu sau khi đã được kiểm tra
- Giấy thông báo miễn kiểm tra chất lượng nếu:
+ Hàng xuất khẩu đó đã đạt được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) về chất lượng/ hoặc an toàn
+ Hàng xuất khẩu đó đã mang dấu phù hợp với tiêu chuẩn của nước xuất khẩu đã được tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thừa nhận hoặc nó đã được kiểm tra ở cảng đi theo hiệp ước mà nước ta đã ký với nước ngoài về việc miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng.
B. Đối với hàng là động vật/ thực vật
Đối với hàng là động vật/ thực vật hoặc có nguồn gốc động vật/ thực vật thì, khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu, bên cạnh việc kiểm tra chất lượng như đã trình bày trên đây, hàng đó phải qua kiểm dịch:
- Việc kiểm dịch động vật do các cơ quan thú y tiến hành
- Việc kiểm dịch thực vật do các cơ quan bảo vệ thực vật tiến hành
Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục thông quan sau khi chủ hàng đã xuất trình được giấy chứng nhận hợp lệ của các cơ quan kiểm dịch kể trên.
II. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN HIỆN NAY:
1. Quy trình làm thủ tục hải quan đối với một số loại hình XNK
phổ biến hiện nay:
1.1. Quy trình làm thủ tục hàng mậu dịch (hàng hoá xuất ,nhập khẩu thương mại)
Hiện nay quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng mậu dịch (Hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại) của hải quan Việt Nam từ 01/01/2006 được thực hiện theo (chương trình hệ thống quản lý rủi ro) gồm 5 bước như sau:
A.Trình tự thực hiện các bước
Bước I: Người khai hải quan (khai báo và chuẩn bị hồ sơ)
Đây là bước rất quan trọng vì nó là cơ sở để,tiền đề đẻ người khai hải quan tiến hành thủ tục xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan. Bước này có hai khâu sau đây:
*Khâu1: Khai báo
Chủ hàng có trách nhiệm khai báo một cách trung thực và chính xác theo mẫu tờ khai do Tổng cục hải quan quy định. Các cột mục của tờ khai cũng phải được điền đầy đủ, theo đúng quy định về tên hàng, mã số, số lượng, đơn giá,xuất sứ.v.v...và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo.(Thực hiện theo khoản 1.2, Điều 8, nghị định 154 của chính phủ ngày 15/12/2005 tức (154/2005/ND-CP) Nếu khai thiếu, không chính xác, hải quan không cho đăng ký tờ khai.
* Khâu 2: Chuẩn bị bộ chứng từ
Tổ chức, cá nhân khi đến hải quan tỉnh, thành phố hoặc hải quan cửa khẩu làm thủ tục khai báo để xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá phải nộp và xuất trình cho hải quan các giấy tờ sau:
a.) Giấy tờ phải nộp:
1- Tờ khai hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 2 bản.
2- Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc giấy phép chuyên ngành hoặc bản sao văn bản duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu của Bộ thương mại (đối với loại hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu quy định phải có các giấy tờ đó): 1 bản.
3- Bản kê chi tiết về hàng hoá: 2 bản.
4- Lệnh giao hàng của người vận tải: 1 bản.
5- Hợp đồng mua bán ngoại thương (bản copy có chữ ký xác nhận và đóng dấu của người đứng đầu tổ chức xuất nhập khẩu):1 bản.
6- Bản sao vận tải đơn (nếu là hàng nhập): 1 tờ.
7- Đối với hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với Việt Nam phải nộp thêm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá: 1 bản.
8- Trường hợp có thay đổi về chính sách, để được hưởng quy định tại chính sách cũ chủ hàng phải nộp các chứng từ liên quan theo quy định của chính sách và hướng dẫn của Tổng cục hải quan, Bộ Tài chính, Bộ thương mại 1 bản.
b) Giấy tờ phải xuất trình:
1- Văn bản cấp hạn ngạch xuất nhập khẩu hoặc duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu (bản chính) để đối chiếu với bản sao.
2- Vận tải đơn (Bản Original) để đối chiếu với bản sao.
3- Giấy chứng nhận quy cách phẩm chất (Nếu trong hợp đồng có quy định).
4- Giấy chứng nhận kiểm dịch nếu hàng nhập khẩu, xuất khẩu yêu cầu phải có kiểm dịch theo quy định.
Trên cơ sở những chứng từ quy định tại điểm a,b trên .Quy định cụ thể tại Điều 7 nghị đinh 154 của chính phủ ngày15/12/2005 (154/2005/ND- CP) lập thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh (8 chứng từ) và một bộ hồ sơ không hoàn chỉnh (gồm 4 chứng từ 1, 2, 3, 4) chuyển toàn bộ hồ sơ cho công chức hải quan tiếp nhận để tiên hành làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Bước II: Tiếp nhận hồ sơ hải quan
Đây là bước mà công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ ,Kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai như:
- Nhập mã số xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của doanh ghiệp trên hệ thống (có bị cưỡng chế không) kiểm tra doanh ghiệp có được ân hạn thuế hay không, bảo lãnh thuế.
- Sau khi nhập thông tin vào máy tính, thông tin được xác định và tự đông xử lý theo quy trình quản lý rủi ro rồi đưa ra lệnh hình thức ,mức độ kiểm tra được đánh số trùng với số tơ khai hải quan với các mức độ khác nhau (mức1,2,3 tương ứng với xanh .vàng ,đỏ).
- Tiếp đó công chức tiếp nhận hồ sơ cùng với máy tính xác định thông tin và đưa ra luồng cụ thể (luồng xanh,luồng vàng, luồng đỏ) nếu máy tính chưa xác định được thì công chức hải quan phải đề xuất dựa trên thực tế hồ sơ và ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp cho lãnh đạo chi cục quyết định.
- Cuối cùng công chức hải quan ký tên, đóng dấu số hiệu vào lệnh hình thức .mức độ kiểm tra rồi chuyển cho bộ phận tiếp theo sử lý (nếu mức 1 chuyển lãnh đạo ký quyết định thông quan. mức2,3 chuyển hồ sơ cho đội nghiêp vụ phân công công chức hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ,giá ,thuế.
Bước III : Kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế,giá
- Bước này do công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ tính thuế thực hiện cụ thể.
- Kiểm tra chi tiết hồ sơ, sự đồng nhất của chứng từ,khai báo…(thực hiện theo quy định tại điểm III.1.2, mục 1, phần B, Thông tư 112/2005/TT – BTC):
- Kiểm tra giá tính thuế, kiểm tra mã số,chế độ, chính sách thuế ( Thực hiện theo quy định tại điểm III.3.5, mục 1, phần B, thông tư 112/2005/TT-BTC ).
Nêu kiểm tra chi tiết thấy hồ sơ đồng nhất, phù hợp thì nhập thông tin vào máy tính để xác định mức kiểm tra hay thông quan hàng hoá còn khi kiểm tra phát hiện thấy nghi vấn thì đề xuất với lãnh đạo.
Sau khi kiểm tra công chức hải quan ghi kết quả kiểm tra lên tờ khai hải quan ,lệnh hình thức, ký tên và đóng dấu số hiệu vào mục 6 lệnh hình thức kiểm tra.
Bước IV: Kiểm tra thực tế hàng hoá:
Đây là bước do công trức hải quan được phân công kiểm hoá hàng bằng mắy soi hay thủ công thực hiện gồm:
- Kiểm tra thực tế hàng hoá theo hướng dẫn ghi tại lệnh hình thức,mức độ kiểm tra.
- Ghi kết quả kiểm tra vào tờ khai hải quan(nếu đúng khai báo thì xác nhận để hàng hoá được thôngquan .nếu sai thì lập biên bản vi phạm tuỳ theo mức độ )
Nhập kết quả kiểm tra vào máy tính
Ký tên và đóng dấu số hiệu trên tờ khai và lệnh hình thức mức độ kiểm tra.
Chuyển hồ sơ cho lãnh đạo xem xét quyết định(lãnh đạo chi duyệt thông quan hay tạm thông quan hoạc ra quyết định sử phạt cấp chi cục nếu hàng sai phạm)
BướcV: Thông quan hàng hoá:
Bước này do lãnh đạo chi cục quyết định (chi cục trưởng hoặc chi cục phó thực hiện):
- Xem xét quyết định thay đổi hình thức mức độ kiểm tra gì trên lệnh do máy tính xác định hoạc do công chức trong dây chuyền đề xuất( Nếu có căn cứ xác định cần phải thay đổi hình thức mức độ kiểm tra).
- Giải quyết các vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức cấp dưới.
- Quyết định thông quan lô hàng theo lệnh hình thức ,mức độ kiểm tra.
- Ký tên lên tơ khai và lệnh hình thức ,mức độ kiểm tra,quyết định thông quan lô hàng hoạc tạm giải phóng lô hàng.
Bước VI: Kiểm tra sau thông quan:
Kiểm tra sau thông quan là bước kiểm tra do cấp cục hải quan chực thuộc thành phố họac tinh thực hiện theo sự chỉ đạo của cục kiểm tra sau thông quan tổng cục hải quan nhàm giám sát qua trình thục hiên của doanh nghiệp và công chức trên địa bàn thuộc cục mình quản lý.kiểm tra sau thông quan được thưc hiên trình tự như mục II1.2, phần B, thông tư 114/2005 của bộ tài chính về kiểm tra sau thông quan ngày 15/12/2005 (114/2005/TT-BTC ở hai điểm như :
a. Kiểm tra tại trụ sở hải quan theo phương pháp so sánh đối chiếu so sánh giữa nội dung khai tại hồ sơ hải quan với các thông tin nghiệp vụ hải quan và các quy định của pháp luật có liên quan.
b. Kiểm tra tai chụ sở doanh ngiệp theo phương pháp đối chiếu so sánh giữa sổ kế toán báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung khai hải quan. Tuỳ trường hợp cần thiết và đủ điều kiện thì kiểm tra thực tế hàng hoá đã thông quan.
B. Sơ đồ tổng quát quy trình thủ tục hải quan thương mại(hàng mậu dịch)
1.2. Quy trình làm thủ tục hàng phi mậu dịch
A- Quy định chung:
Thủ tục hải quan đối với hàng phi mậu dịch phải được tiến hành nhanh chóng và đúng quy trình.
Thời gian tiến hành: không quá 90 phút nếu hàng không nhiều và không phức tạp; không quá 120 phút nếu hàng tương đối nhiều và phức tạp; không quá 240 phút nếu là hàng container và mặt hàng phức tạp.
1. Căn cứ những quy định trong quy trình này và điều kiện cụ thể ở từng địa phương, lãnh đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm sắp xếp bộ máy làm việc phù hợp nhằm bảo đảm các khâu nghiệp vụ được thực hiện đúng luật định, đạt yêu cầu quản lý cao, thể hiện được tinh thần phục vụ nhân dân nhanh chóng, chu đáo, tận tình, công bằng.
2. Việc luân chuyển bộ hồ sơ từ bước này qua bước khác là công việc thuộc trách nhiệm của Hải quan, tuyệt đối không được giao chủ hàng làm. Việc chuyển giao hồ sơ phải đảm bảo nhanh, thể hiện được trách nhiệm của từng người, từng bộ phận đối với bộ hồ sơ.
3. Bước thủ tục sau không được sửa chữa kết quả làm thủ tục của bước trước. Nếu xét cần sửa chữa phải trực tiếp trao đổi và thống nhất với bộ phận làm thủ tục của bước trước.
4. Mọi đối tượng đến làm thủ tục XNK hàng hoá phi mậu dịch đều phải được thu thuế ngay trước khi giải phóng hàng.
Quá trình làm thủ tục có gì phát sinh phức tạp phải báo cáo cấp trên kịp thời để được giải quyết, xử lý đúng thẩm quyền.
Mọi sai sót, vi phạm thuộc cá nhân, bộ phận nào làm thì cá nhân, bộ phận đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
5. Lãnh đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định trong quy trình này. Mọi vi phạm phát hiện được đều phải được xử lý nghiêm và chấn chỉnh kịp thời.
B- Trình tự các bước làm thủ tục:
Bước I: Đăng ký tờ khai:
Trong bước này, chủ hàng (hoặc người đại diện hợp pháp) phải xuất trình bộ hồ sơ gồm các loại chứng từ sau:
1. Tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ:
- Bộ hồ sơ nộp và xuất trình hải quan:
+ Tờ khai hải quan: 2 bản (nộp).
+ Giấy báo nhận hàng: 1 tờ (xuất trình)
+ Danh sách người gửi, người nhận hàng và chi tiết hàng hoá từng người (nếu có): 01 bản (nộp).
+ Vận đơn: 1 tờ hoặc 1 liên (nộp)
+ Giấy tờ tuỳ thân: (xuất trình)
+ Giấy uỷ quyền làm thủ tục nhận hàng: 1 bản - nếu nhận thay (nộp).
+ Giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của chuyên ngành quản lý - nếu có: 1 (nộp).
- Đối tượng nhận hàng phải có đủ điều kiện để xác định đúng là người được người gửi hàng từ nước ngoài chỉ định nhận hàng.
- Nếu người khác đến làm thủ tục thay phải có giấy uỷ nhiệm hợp pháp của chủ hàng. Trường hợp chủ hàng chưa biết nội dung hàng để kê khai, hướng dẫn chủ hàng về mục nội dung hàng sẽ kê khai khi cùng kiểm tra hàng với Hải quan.
2. Đăng ký tờ khai:
- Đăng ký tờ khai phải được tiến hành theo thứ tự và dứt điểm cho từng lô hàng trong từng ngày.
- Sau khi xác định được bộ hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ mới tiến hành đăng ký tờ khai.
- Số tờ khai, ngày, tháng, năm đăng ký tờ khai ghi trong sổ sá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7342.doc