Thực trạng về Quản lý giảng dạy tiếng Anh tại khoa Ngoại ngữ trường Cao Đẳng Sư Phạm Bình Dương

Tài liệu Thực trạng về Quản lý giảng dạy tiếng Anh tại khoa Ngoại ngữ trường Cao Đẳng Sư Phạm Bình Dương: ... Ebook Thực trạng về Quản lý giảng dạy tiếng Anh tại khoa Ngoại ngữ trường Cao Đẳng Sư Phạm Bình Dương

pdf89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng về Quản lý giảng dạy tiếng Anh tại khoa Ngoại ngữ trường Cao Đẳng Sư Phạm Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHAN NGUYỄN HỒNG DIỄM Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGƯT. HOÀNG TÂM SƠN Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện và hoàn thành với sự giúp đỡ quý báu của Quý Thầy, Cô trong Ban giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ & Sau đại học, Khoa Tâm lý – Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các Quý Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt khoá học. Đặc biệt chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.NGƯT. Hoàng Tâm Sơn, đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Khoa Ngoại ngữ; Ban giám hiệu Trường CĐSP Bình Dương, đã tạo điều kiện thuận lợi và dành thời gian quý báu để tham gia góp ý kiến, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài! Xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị đồng môn trong lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục – Khoá 15, đã quan tâm giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt khoá học. Mặc dù đã rất cố gắng, song vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong Quý Thầy, Cô và các Anh, Chị đồng nghiệp tận tình đóng góp ý kiến thêm. Bình Dương, tháng 07 năm 2007 PHAN NGUYỄN HỒNG DIỄM DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - CĐSP BD : Cao đẳng Sư phạm Bình Dương - CSVC : cơ sở vật chất - TBDH : thiết bị dạy học - Ths : Thạc sĩ - TS : Tiến sĩ - ĐVHT : đơn vị học trình - GD & ĐT : giáo dục và đào tạo - SV : sinh viên - SVC : sinh viên chuyên - SVKC : sinh viên không chuyên - GV : giảng viên - QL : quản lý - QLGD : quản lý giáo dục - ĐDDH : đồ dùng dạy học - THCS : trung học cơ sở - PPGD : phương pháp giảng dạy - PPDH : phương pháp dạy học - NSP : ngoài sư phạm MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XXI, hoà cùng xu thế phát triển chung của thế giới nước ta đã và đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quản lý chất lượng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Từ các cấp lãnh đạo đến tầng lớp dân cư đều quan tâm đến chất lượng mọi mặt của cuộc sống, chất lượng môi trường, chất lượng sản phẩm và nhất là chất lượng giáo dục. Ở nước ta, đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo đó, giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII của Đảng và văn kiện Đại hội Đảng lần IX, giáo dục phải không ngừng đổi mới theo mục tiêu giáo dục toàn diện, đảm bảo chất lượng. Để thực hiện mục tiêu này thì công tác quản lý giáo dục và đào tạo mà cụ thể là quản lý việc dạy học là một trong những vấn đề quan trọng được quan tâm. Vì quản lý giáo dục và đào tạo chính là quản lý việc thực hiện các chủ trương chính sách giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, chú ý thực hiện các mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt quản lý giáo dục và đào tạo được coi là khâu then chốt nhằm bảo đảm thắng lợi của mọi hoạt động giáo dục. Ngày nay quá trình toàn cầu hoá đang đặt ra cho giáo dục nước ta những thách thức lớn, trong đó việc dạy và học ngoại ngữ giữ vị trí và vai trò quan trọng. Ngoại ngữ là một công cụ giao tiếp, là phương tiện để thực hiện đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Việc dạy và học ngoại ngữ được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và đầu tư từ nhiều năm nay. Ở các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học ngoại ngữ trở thành một trong những môn không thể thiếu trong chương trình. Tại các trường cao đẳng, đại học, bên cạnh các ngành chuyên ngữ, ngoại ngữ không chuyên được đưa vào giảng dạy cho các ngành khoa học khác. ngoại ngữ được các giáo viên và sinh viên sử dụng như phương tiện học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Trong những năm qua, trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương đã đào tạo hàng ngàn sinh viên có trình độ cử nhân đáp ứng phần nào nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, sinh viên chuyên sau khi ra trường vẫn còn một số chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, những sinh viên lớp không chuyên ngữ thì chưa sử dụng được tiếng Anh. Để góp phần khắc phục tình trạng trên, việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương” là một việc hết sức thiết thực. Qua công trình nghiên cứu này chúng tôi muốn làm rõ thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng, trưởng khoa ngoại ngữ về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh, công tác giảng dạy của giáo viên khoa ngoại ngữ, kết quả học tập của sinh viên… trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. Từ đó đề xuất các biện pháp để việc quản lý giảng dạy có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc cải tiến công tác quản lý giảng dạy tiếng Anh tại khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương và các trường Cao đẳng Sư phạm khác. 2. Mục đích của đề tài nghiên cứu 2.1. Làm rõ thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh ở khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. 2.2. Đề xuất biện pháp quản lý giảng dạy tiếng Anh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng: thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh tại khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. 3.2. Khách thể: hoạt động giảng dạy của khoa ngoại ngữ, cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên tại trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. 4. Giả thuyết khoa học Chúng tôi cho rằng việc quản lý giảng dạy tiếng Anh ở khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương tương đối tốt ở một số mặt, song nhiều mặt còn hạn chế. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nêu những vấn đề lý luận làm cơ sở cho hoạt động quản lý: hoạt động quản lý và các khái niệm có liên quan, nội dung quản lý giảng dạy bộ môn tiếng Anh. 5.2. Làm rõ thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý giảng dạy tiếng Anh. 6. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu 6.1. Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu về quản lý giảng dạy tiếng Anh ở khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. 6.2. Địa bàn nghiên cứu: - Khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. - Sinh viên năm I, II của trường CĐSP BD 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm xây dựng tổng luận nghiên cứu: Thu thập tài liệu, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những tài liệu lý luận về những nội dung có liên quan đến đề tài. 7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu. Nhằm làm rõ thực trạng giảng dạy tiếng Anh với các mẫu điều tra ở các đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên. Kết quả được xử ý bằng toán thống kê được tiến hành như sau: - Thống kê các kết quả của bảng trưng cầu ý kiến, xử lý thô - Thống tần số, tính tỉ lệ phần trăm - Tính chi bình phương (X2), độ tự do (df) để tính mức xác suất (p). Nếu p< 0,05 thì có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về các khách thể đối với đối tượng; nếu p> 0,05 thì không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về các khách thể đối với đối tượng. 7.3. Ngoài hai phương pháp trên còn sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn: Tiếp cận và thu thập dữ liệu thực tế về công tác quản lý giảng dạy tại khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý của trường, của khoa, giáo viên trong khoa hoặc sinh viên để có thêm những thông tin cần thiết liên quan đến đề tài. 7.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các kế hoạch năm học, tháng, tuần của khoa ngoại ngữ. Căn cứ vào các tài liệu, các kế hoạch, báo cáo tổng kết theo từng đợt thi đua, hệ thống sổ sách quản lý các số liệu để đánh giá thực trạng quản lý giảng dạy. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Việc giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt là giảng dạy tiếng Anh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đang hoà nhập vào khu vực và thế giới. Trong quá trình hoà nhập này, một trong những nhu cầu cấp thiết là phải giỏi ngoại ngữ. Chính vì vậy mà việc tăng cường năng lực sử dụng tiếng Anh cho sinh viên là một trọng tâm lớn trong đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng. Đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu việc giảng dạy ngoại ngữ ở các trường Đại học, Cao đẳng và vấn đề quản lý giảng dạy ngoại ngữ cũng được đề cập. Bài viết “Dạy ngoại ngữ không chuyên ở bậc Đại học”của Ths. Lê Văn Ân, Trường CĐSP Quảng Trị, đăng trên Tạp chí Giáo dục số 133 (kì 1- 3/2006) đã nêu lên những bất cập về phương pháp dạy ngoại ngữ, thái độ học tập của sinh viên, trình độ ngoại ngữ chênh lệch của học sinh ở các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông là những nguyên nhân dẫn đến khả năng sử dụng tiếng Anh để giao tiếp của sinh viên còn kém. Trong luận văn thạc sĩ “ Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Thị Bình đã nêu thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình, cách kiểm tra đánh giá, phương tiện dạy học, tổ chức giảng dạy, đội ngũ giáo viên, kết quả học tập của sinh viên khoa không chuyên ngữ, đưa ra một số biện pháp để khắc phục những yếu kém. Tài liệu hội thảo 2 “ Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh trong các trường Đại học – Cao đẳng đào tạo giáo viên trung học cơ sở”, của Dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở, năm 2003, đã đề cập đến vai trò của ngoại ngữ, thực trạng của dạy và học ngoại ngữ hiện nay và giải pháp, đổi mới phương pháp giảng dạy và cách kiểm tra đánh giá. “Giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Kiến trúc Hà nội”, tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã khái quát về những khó khăn và tồn tại trong giảng dạy tiếng Anh, nguyên nhân của những tồn tại đó chủ yếu đề cập đến trình độ giáo viên và cơ hội học tập, giao tiếp của giáo viên còn hạn chế. Trong kỷ yếu hội thảo khoa học do trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 11/2005, có nhiều bài tham luận nêu lên thực trạng giảng dạy ngoại ngữ không chuyên, những thuận lợi cũng như những khó khăn từ việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Một số bài tham luận như: “Phấn đấu giảng dạy đạt yêu cầu của ngoại ngữ không chuyên trong các trường Đại học”, TS. Vũ Văn Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. “Hướng tới nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh không chuyên”, Trần Thị Nga, Đại học Quốc gia Hà Nội. “Việc dạy và học ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ ở trường đại học Hải Phòng”, Ths. Lê Thị Hồng, Trường Đại học Hải Phòng. “Thách thức và triển vọng của giảng dạy ngoại ngữ tại các trường Đại học không chuyên ngữ ở Việt Nam” Đào Thị Tạo, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội. “Thực trạng và giải pháp dạy học ngoại ngữ không chuyên ở Thanh Hoá và trường Đại học Hồng Đức”, Ths. Phạm Văn Chủ. “Một số ý kiến về việc dạy học tiếng Anh như là một ngoại ngữ không chuyên”, Ths. Lý Thị Mỹ Hạnh, Trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. “Dạy và học ngoại ngữ - Vấn đề cần quan tâm”, TS. Nguyễn Thị Kim Anh, Trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. “Dạy - Học ngoại ngữ không chuyên sẽ có hiệu quả hơn trong khuôn khổ hoạt động chuyên môn và hợp tác quốc tế”, Lê Thị Thuỷ, Học viện Hành chính quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh. “Một số nhận xét về việc dạy học ngoại ngữ ở các trường không chuyên ngữ”, Vũ Thành Công, Học viện Báo chí và tuyên truyền. “Thực trạng việc dạy ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình”, Ths. Bùi Thị Kim Tuyến, Trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình. “ Thực trạng về việc giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam”, Nguyễn Minh Chinh, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam. “Thực trạng và một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dạy và học cho sinh viên khối không chuyên Anh Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội”, Ths. Nguyễn Thị Bích Liên, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. “Dạy và học tiếng Anh không chuyên tại trường Cao đẳng: Thực trạng và giải pháp”, Nguyễn Thị Châu Anh, Trường Cao đẳng Sư phạm Bến Tre. “ Dạy ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ trong các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam: Những yêu cầu mới”, Nguyễn Thị Ngọc Hường,Trường Cao đẳng Cộng đồng Trà Vinh Nhìn chung, các tác giả chủ yếu đề cập đến vấn đề giảng dạy ngoại ngữ, quản lý giảng dạy tiếng Anh không chuyên mà chưa đề cập cụ thể đến quản lý việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngữ. Thực tế giảng dạy ở mỗi địa phương khác nhau: môi trường giảng dạy, trình độ giáo viên, sinh viên, giáo trình giảng dạy, cơ sở vật chất... nên biện pháp quản lý cụ thể cũng khác nhau và chưa có tác giả nào nghiên cứu thực trạng QL giảng dạy tiếng Anh ở trường CĐSP BD. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn đi sâu tìm hiểu thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh và đưa ra biện pháp nhằm quản lý việc giảng dạy tiếng Anh tại khoa ngoại ngữ Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương một cách có hiệu quả. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Nhìn từ góc độ quản lý 1.2.1.1. Quản lý. * Quản lý: Thuật ngữ “Quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) lột tả được bản chất của hoạt động này trong thực tiễn. Nó bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình “Quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”, quá trình “Lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ, đưa hệ vào thế “phát triển”. Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lấy việc “Quản” làm chính thì tổ chức dễ trì trệ, ngược lại chỉ quan tâm đến việc “Lý” thì sự phát triển của tổ chức không bền vững. Người quản lý phải luôn xác định và phối hợp tốt, sao cho trong “Quản” phải có “Lý” và trong “Lý” phải có “Quản”, làm cho trạng thái của hệ thống luôn ở trạng thái cân bằng động. Vậy quản lý chính là quá trình giữ gìn sự ổn định để phát triển và sự phát triển phải tạo ra được sự ổn định của hệ. Quản lý là hoạt động tất yếu nảy sinh khi có lao động chung của nhiều người, cùng theo đuổi một mục đích. Quản lý là dạng hoạt động đặc thù (lao động đặc thù) của con người và là một thuộc tính có trong xã hội ở bất cứ trình độ phát triển nào. Kể từ xã hội nguyên thuỷ, lao động chung nhiều người là săn bắn, hái lượm, cũng đã cần có sự quản lý, cho đến khi nền kinh tế tri thức vẫn cần phải có sự quản lý. Khi xã hội phát triển, lao động quản lý tách khỏi lao động trực tiếp và đã trở thành nghề quản lý. Nghề quản lý tuy tách thành hai bộ phận:Quản lý và lao động trực tiếp, song nó có liên quan mật thiết với nhau, không tách rời nhau, hai bộ phận này tạo thành hệ xã hội chung toàn vẹn. Hệ có sự quản lý trong đó gồm có hai bộ phận: Bộ phận quản lý và bộ phận bị quản lý. Bộ phận quản lý hay còn gọi là chủ thể quản lý, bộ phận bị quản lý hay còn gọi là khách thể quản lý. Đã có nhiều tác giả đưa ra khái niệm quản lý và theo nhiều cách tiếp cận khác nhau: Theo tác giả Hà Sỹ Hồ, nếu như ở tầm vĩ mô, nói đến quản lý xã hội thì “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về mặt chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội, … bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”[22]. Theo tác giả Bùi Trọng Tuân, nếu xét trên phương diện hoạt động của một tổ chức thì “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường” [47] Theo tác giả Đặng Quốc Bảo “Quản lý là quá trình gây tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [1]. Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể người lao động (nói chung là khách thể quản lý), nhằm thực hiện các mục tiêu dự kiến”. [18] Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối ưu các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra” [10] Quản lý là một khoa học vì nó là lĩnh vực tri thức đã được hệ thống hoá và là đối tượng nghiên cứu khách quan đặt biệt. Quản lý là khoa học về phân loại và xử lý các quan hệ, đặt biệt là quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Với tư cách là khoa học, quản lý đòi hỏi các nhà quản lý phải không ngừng học tập để nâng cao năng lực quản lý. Quản lý là một nghệ thuật vì nó là hoạt động đặc biệt, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế, linh hoạt những tri thức, kinh nghiệm đã được đúc kết để áp dụng vào việc tổ chức con người và công việc. Với tư cách là nghệ thuật, quản lý đòi hỏi các nhà quản lý phải không ngừng rèn luyện để nâng cao hiệu quản quản lý. Vậy quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Nó mang tính khoa học vì hoạt động quản lý có tính tổ chức, có định hướng dựa trên những qui luật, những nguyên tắc và những phương pháp hoạt động cụ thể. Đồng thời quản lý cũng mang tính nghệ thuật, vì nó vận dụng một cách sáng tạo trên những điều kiện cụ thể trong sự kết hợp và tác động nhiều mặt của các yếu tố khác nhau trong xã hội. Ta có thể hiểu bản chất của hoạt động quản lý là sự phối hợp các nổ lực của con người thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý trong giáo dục. Hoạt động quản lý là tác động của nhà quản lý giáo dục đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác nhau trong xã hội, nhằm thực hiện các hệ thống mục tiêu quản lý giáo dục. Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý song có thể hiểu quản lý là những hoạt động mang tính tổ chức, điều khiển của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu mà tổ chức đã đề ra. * Các chức năng quản lý: Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu nhất định” [38]. Chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý. Đó là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý. Thực chất các chức năng quản lý chính là do sự tồn tại các hoạt động quản lý. Ta có thể hiểu chức năng quản lý là một nội dung cơ bản của quá trình quản lý, là nhiệm vụ không thể thiếu được của chủ thể quản lý. Nhiều công trình nghiên cứu về khoa học quản lý, tuy chưa thống nhất và có khá nhiều chức năng, nhưng về cơ bản đều thống nhất quản lý có bốn chức năng cơ bản, liên quan mật thiết với nhau: Kế hoạch hoá, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra và thông tin vừa là phương tiện, vừa là điều kiện thực hiện các chức năng quản lý. - Kế hoạch hoá: Căn cứ vào thực trạng ban đầu của tổ chức và các chức năng được giao mà xây dựng quyết định về mục tiêu, chương trình hành động và bước đi cụ thể trong một thời gian nhất định của một hệ thống quản lý hay xác định được mục tiêu của tổ chức, các biện pháp, các điều kiện cho tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra. - Tổ chức: Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong tổ chức và tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra. Tổ chức là xác định một cơ cấu chủ định về vai trò, nhiệm vụ được hợp thức hoá. Tổ chức là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại trong hoạt động của một hệ thống và giữ một vai trò to lớn vì: Tổ chức làm cho các chức năng khác của hoạt động quản lý thực hiện có hiệu quả. Từ khối lượng công việc quản lý mà xác định biên chế, sắp xếp con người cho hợp lý. Tạo điều kiện cho việc hoạt động tự giác và sáng tạo của các thành viên trong tổ chức, tạo nên sự phối hợp ăn khớp, nhịp nhàng trong cơ quan quản lý và đối tượng quản lý, dễ dàng cho việc kiểm tra. một tổ chức nếu có kế hoạch phù hợp, nhưng tổ chức không khoa học thì không thể đạt được mục tiêu đề ra. - Chỉ đạo: Là phương thức tác động của người quản lý nhằm điều hành tổ chức hoạt động, để đảm bảo cho tổ chức vận hành theo đúng kế hoạch đã đề ra và đảm bảo các hoạt động của tổ chức diễn ra trong trật tự, kỷ cương nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. - Kiểm tra: Là công cụ sắc bén góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm tra nhằm đảm bảo các kế hoạch thành công, phát hiện kịp thời các sai sót, tìm ra nguyên nhân, biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót đó. Kiểm tra là tai mắt của quản lý, thông qua kiểm tra mà chủ thể quản lý đánh giá được kết quả công việc của mọi thành viên trong tổ chức, đánh giá được thực trạng, kết quả vận hành của tổ chức, nhằm phát huy những mặt tốt, đồng thời phát hiện những sai lệch để uốn nắn, điều chỉnh một cách kịp thời, đúng hướng, nhằm đạt mục tiêu đề ra. Các chức năng quản lý tạo thành một chu trình quản lý, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng qua lại nhau, làm tiền đề cho nhau, khi thực hiện hoạt động quản lý trong quá trình quản lý thì yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn với vai trò vừa là điều kiện vừa là phương tiện để tạo điều kiện cho chủ thề quản lý thực hiện các chức năng quản lý. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và hệ thống thông tin được biểu diễn bằng sơ đồ chu trình quản lý như sau: Kế hoạch Tổ chức Kiểm tra Chỉ đạo Thông tin Sơ đồ 1.1: Các chức năng quản lý trong chu trình quản lý [35] 1.2.1.2. Quản lý giáo dục Chúng ta đã biết quản lý là một dạng tất yếu nảy sinh khi có lao động chung của nhiều người cùng theo đuổi một mục tiêu. Vậy đương nhiên hoạt động giáo dục cũng cần được quản lý đó là: Quản lý giáo dục. Giáo dục là một bộ phận của xã hội, nên quản lý giáo dục là một loại hình quản lý xã hội. Quản lý xã hội là tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý hoặc những bộ phận của nó, trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật khách quan của đối tượng, nhằm đảm bảo cho nó vận động và phát triển hợp lý để đạt được mục tiêu đã định. Có nhiều tác giả đưa ra các quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục: Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “ Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục), nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà điểm hội tụ là quá trình dạy học giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [38] Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn “ Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp giáo dục, kế hoạch hoá tài chính, cung tiêu…, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng, cũng như về chất lượng” [43] Từ các khái niệm trên về quản lý giáo dục, ta có thể hiểu quản lý giáo dục là quản lý hệ thống giáo dục, là sự tác động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, theo những quy luật khách quan, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn. Quản lý giáo dục là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu quản lý giáo dục nhất định. 1.2.1.3. Quản lý dạy học * Quản lý dạy học: Là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy học đến chủ thể dạy học bằng các giải pháp phát huy tác dụng của các phương tiện quản lý như chế định giáo dục đào tạo, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, nguồn tài lực, vật lực dạy học, thông tin và môi trường dạy học nhằm đạt được mục tiêu quản lý dạy học. Quản lý dạy học là phải quản lý đồng bộ và thống nhất các mặt hoạt động mang tính phương tiện thực hiện mục tiêu quản lý dạy học. Để quản lý tốt quá trình dạy học, trước hết phải đảm bảo cho mọi người tham gia vào quá trình này quán triệt rõ mục đích và phát huy được tác dụng của các phương tiện thực hiện mục đích dạy học. Như vậy các phương tiện dạy học có ý nghĩa quyết định trực tiếp mức độ đạt được mục tiêu quản lý dạy học. Chất lượng và hiệu quả quản lý dạy học được quyết định bởi chất lượng và hiệu quả các hoạt động mang tính phương tiện dạy học. Vì vậy quản lý dạy học được thông qua việc quản lý đồng bộ và thống nhất các hoạt động mang tính phương tiện thực hiện mục đích dạy học. Quản lý dạy học phải đồng thời quản lý hoạt động giảng dạy và học tập, nhưng trước hết là quản lý hoạt động dạy của người thầy (ở các khâu soạn bài, giảng bài, đánh giá kết quả dạy học). Những chủ ý của người dạy về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức học tập, tổ chức sẽ quyết định mục đích, nội dung, phương pháp của người học và ngược lại. Nói cách khác hoạt động dạy chế ước hoạt động học và ngược lại, cho nên quản lý dạy học là quản lý đồng thời các hoạt động của giáo viên và học sinh. Mặt khác đứng ở góc độ quản lý, tuy mọi tác động quản lý của hiệu trưởng đều đến với học sinh (vị trí trung tâm của quá trình dạy học), nhưng mọi tác động đó trước hết được đến với giáo viên, vì lẽ đó quản lý dạy học trước hết là quản lý khâu chủ yếu của quá trình dạy học (hoạt động giảng dạy của giáo viên). Yêu cầu của quản lý dạy học là phải quản lý các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học, nhưng trước hết các thành tố đó sẽ phát huy tác dụng thông qua qui trình hoạt động của người dạy một cách đồng bộ, hài hoà, hợp quy luật, đúng nguyên tắc dạy học. Qui trình đó có tính tuần hoàn và được bắt đầu từ khâu soạn bài, tiếp đó là giảng bài và tạm thời kết thúc ở khâu đánh giá kết quả. Cho nên quản lý dạy học là quản lý các khâu soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả dạy học của giáo viên. Quản lý dạy học được thông qua công tác quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý, tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và ban cán sự lớp. ** Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dạy học của tổ, giám sát kế hoạch của tổ viên, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học và đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. Tổ trưởng hành chính có nhiệm vụ tổ chức công tác hành chính, văn thư, kế toán, thủ quỹ, thư viện, thí nghiệm, y tế học đường, bảo vệ, … để phục vụ hoạt động giáo dục. ** Giáo viên chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng trực tiếp về quyền uy, đạo đức và tâm lý tới học sinh, đồng thời là nhân tố chủ yếu để cộng tác với cha mẹ học sinh, phối hợp với giáo viên bộ môn, các đoàn thể và tổ chức xã hội nhằm góp phần thực hiện mục đích giáo dục và dạy học. ** Ban cán sự lớp trực tiếp nắm bắt tình hình của người học, đại diện phát biểu các nhu cầu và nguyện vọng của người học và thường là hạt nhân của các tổ chức đoàn thể của người học, có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động của tập thể người học nhằm đạt được mục đích dạy học. Hoạt động của ba lực lượng trên có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học, cho nên người quản lý phải chú ý đến việc triển khai hoạt động quản lý dạy học thông qua cán bộ quản lý tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và ban cán sự lớp. * Mối quan hệ giữa quản lý dạy học và hoạt động dạy học: Để đạt được mục đích dạy học, người dạy và người học phải cộng tác trong việc phát huy các yếu tố chủ quan của họ (phẩm chất và năng lực cá nhân) nhằm xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, tìm kiếm các hình thức, tận dụng các phương tiện và điều kiện, đánh giá kết quả thu được. Các công việc trên của họ được thực hiện theo một kế hoạch, có tổ chức, tuân thủ sự chỉ đạo và được sự kiểm tra đánh giá của chủ thể quản lý dạy học. Nói cụ thể hơn, trong quá trình dạy học đã xuất hiện đồng thời các hoạt động của chủ thể quản lý dạy học, của người dạy và người học như sau: chủ thể quản lý dạy học tác động đến người dạy và người học thông qua việc thực hiện các chức năng: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Người dạy vừa chịu tác động của chủ thể quản lý dạy học, vừa tự kế hoạch hoá hoạt động dạy học, tự tổ chức việc dạy học và tổ chức việc học cho người học, tự chỉ đạo hoạt động dạy của mình và chỉ đạo hoạt động học của người học, đồng thời tự kiểm tra đánh giá kết quả dạy của mình và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Người học tự xây dựng kế hoạch, tự tổ chức, tự chỉ đạo và kiểm tra hoạt động học của mình theo kế hoạch, cách tổ chức, chỉ đạo và phương thức kiểm tra đánh giá của người dạy. Vậy chủ thể dạy học cần phải sử dụng những phương tiện nào để đạt được mục đích dạy học và các phương tiện dạy học do ai tạo ra cho họ? Có thể lý giải các câu hỏi này như sau: Một là: Những phương tiện thực hiện mục đích dạy học chủ yếu gồm: Chế định giáo dục – đào tạo đối với việc dạy học, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, nguồn tài lực và vật lực dạy học, môi trường dạy học và hệ thống thông tin dạy học. Hai là: Các phương tiện thực hiện mục đích dạy học chủ yếu nói trên là các yếu tố khách quan đối với người dạy và người học. Các yếu tố đó chỉ có thể có được nhờ hoạt động quản lý của chủ thể quản lý. Bằng các căn cứ ở trên cho thấy mối quan hệ giữa quản lý dạy học và hoạt động dạy học là: Chủ thể dạy học đặt ra yêu cầu cho chủ thể quản lý là phải tạo ra các phương tiện thực hiện mục đích dạy học để họ cộng tác tối ưu trong việc phát huy các yếu tố chủ quan nhằm quản lý và tự quản lý dạy học. Cụ thể là họ cần có được hệ thống: Chế định Giáo dục và Đào tạo hoàn chỉnh, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học có chất lượng cao, nguồn tài lực và vật lực dạy học đầy đủ và hiện đại, có được môi trường dạy học thuận lợi và có đầy đủ thông tin giáo dục nói chung và thông tin dạy học nói riêng. Chủ thể quản lý dạy học vừa có trách nhiệm tạo ra các phương tiện thực hiện mục đích dạy học và vừa phải coi chúng là các phương tiện quản lý của chính mình để sử dụng trong quản lý hoạt động dạy học. Có thể mô tả trực quan mối quan hệ._. giữa quản lý dạy học với hoạt động dạy học bằng sơ đồ sau: Mục đích dạy học (Từng bước hoàn thành nhân cách người học) Yếu tố chủ quan: năng lực và phẩm chất người dạy Cộng tác tối ưu trong việc Quản lý và tự quản Yêú tố chủ quan: Năng lực và phẩm chất người dạy Hoạt động Truyền đạt và lĩnh hội Tri thức của nhân loại Chế định giáo dục và đào tạo dạy học Bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học Nguồn tài lực và vật lực dạy học Môi trường dạy học Hệ thống thông tin dạy học Các yếu tố khách quan do chủ thể quản lý dạy học tạo ra Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa quản lý dạy học với hoạt động dạy học [40] * Quản lý chất lượng dạy học: Dạy học có chất lượng là thực hiện tốt ba nhiệm vụ dạy học đó là cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ. Nếu thực hiện tốt ba nhiệm vụ dạy học nói trên thì chất lượng dạy học sẽ được nâng lên. Quản lý chất lượng dạy học không chỉ là quản lý đơn thuần các hoạt động dạy học mà còn phải quản lý tất cả các thành tố của hoạt động sư phạm, đăc biệt chú trọng đến các thành tố của quá trình dạy học: Mục tiêu, nội dung dạy học, xây dựng các điều kiện cần thiết cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính, môi trường (sư phạm, xã hội) và các mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhà trường. Quản lý chất lượng dạy học là quản lý các hoạt động toàn diện trong nhà trường nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. 1.2.2. Nhìn từ góc độ lý luận dạy học 1.2.2.1. Hoạt động dạy học: Dạy học: Một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn, là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất, nhân cách người học. Như vậy dạy học là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và người học. Dạy học bao gồm hai hoạt động, đó là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của học sinh. Hai hoạt động này luôn gắn bó mật thiết với nhau, tồn tại cho nhau và vì nhau. * Hoạt động dạy của thầy: Là truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh, giúp học sinh nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ. Hoạt động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển nội dung học theo chương trình qui định. Có thể hiểu hoạt động dạy là quá trình hoạt động sư phạm của thầy, làm nhiệm vụ truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. * Hoạt động học của học sinh: Là quá trình tự điều khiển chiếm lĩnh khái niệm khoa học, học sinh tự giác, tích cực dưới sự điều khiển của thầy nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Hoạt động học cũng có chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học một cách tự giác, tích cực nhằm biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân. Có thể hiểu hoạt động học của học sinh là quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành những hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hoàn thiện nhân cách của bản thân. Hai hoạt động dạy và học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tồn tại song song và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất, chúng bổ sung cho nhau, kết quả hoạt động của học sinh không thể tách rời kết quả của hoạt động dạy của thầy và kết quả hoạt động dạy của thầy không thể tách rời kết quả học tập của học sinh. 1.2.2.2. Quá trình dạy học: * Khái niệm quá trình dạy học: có nhiều tác giả đưa ra các khái niệm về quá trình dạy học khác nhau: Theo tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt: “ Quá trình dạy học là một quá trình bộ phận, một phương tiện để trau dồi học vấn, phát triển năng lực và giáo dục phẩm chất, nhân cách thông qua sự tác động qua lại giữa người dạy và người học, nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có hệ thống những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, nhận thức và thực hành”[34] Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “ Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này luôn tương tác nhau, thâm nhập vào nhau và sinh thành ra nhau, sự tương tác giữa dạy và học mang tính chất cộng tác (cộng đồng và hợp tác), trong đó hoạt động dạy đóng vai trò chủ đạo”[40] Trong quá trình dạy học người thầy luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động truyền thụ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đến người học một cách khoa học. Người học sẽ ý thức và tổ chức quá trình tiếp thu một cách tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm hình thành năng lực, thái độ đúng đắn, tạo ra động lực cho việc học, hình thành nhân cách cho bản thân. Quá trình dạy của thầy và học của trò là một quá trình hoạt động trong đó thầy giữ vai trò chủ đạo, học sinh đóng vai trò tích cực, chủ động nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học. Dạy học là một quá trình hoạt động gồm hai mặt do thầy giáo (dạy) và học sinh (học) thực hiện. Nhiệm vụ dạy học trong nhà trường không chỉ đảm bảo trình độ học vấn nhất định mà còn góp phần hình thành nhân cách của học sinh. Qua đó có thể hiểu quá trình dạy học là một quá trình toàn vẹn, nó bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Quá trình dạy học đảm bảo sự thống nhất của giảng dạy và học tập, của truyền đạt và điều khiển trong giảng dạy, của lĩnh hội và tự điều khiển trong học tập. Cấu trúc của quá trình dạy học có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau: Cộng tác HỌC Lĩnh hội Tự điều khiển Điều khiển Truyền đạt DẠY KHÁI NIỆM KHOA HỌC Sơ đồ 1.3 Cấu trúc chức năng của quá trình dạy học [40] * Bản chất của quá trình dạy học: “Bản chất của quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của dạy và học, nó được thực hiện trong nhà trường bằng sự tương tác có tính chất cộng đồng và hợp tác giữa dạy và học, tuân theo lô gíc khách quan của nội dung dạy học. Muốn dạy tốt thì giáo viên phải xuất phát từ khái niệm khoa học, xây dựng công nghệ dạy học, tổ chức tối ưu các hoạt động cộng tác của dạy và học, thực hiện các chức năng kép của dạy cũng như của học, đồng thời đảm bảo liên hệ nghịch thường xuyên, bền vững”[40] Dạy là công việc của giáo viên bao gồm các hoạt động tổ chức, thiết kế, chỉ đạo, điều khiển việc lĩnh hội kiến thức, hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, hướng dẫn học sinh cách thức, phương pháp tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. Bản chất của việc dạy là quá trình tổ chức cho học sinh nhận thức, là quá trình giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển nhân cách. Học là hoạt động học tập của học sinh nhằm thu nhận tri thức. Bản chất của hoạt động học là quá trình thu nhận tri thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo dưới sự hướng dẫn của thầy nhằm lĩnh hội tri thức. Có thể hiểu bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh được tổ chức một cách riêng biệt dưới sự tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn của thầy nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học. * Mối quan hệ giữa dạy và học trong quá trình dạy học Dạy và học là một quá trình toàn vẹn, thống nhất biện chứng, là qui luật cơ bản của quá trình dạy học, nó phản ánh mối liên hệ tất yếu, chủ yếu và bền vững giữa hai thành tố trung tâm, đặc trưng cho tính chất hai mặt của quá trình dạy học đó là dạy và học. Dạy và học là một quá trình tương tác, cộng tác giữa thầy và trò. Chủ thể hoạt động dạy là thầy giáo, chủ thể hoạt động học là học sinh. Quá trình vận động tích cực, chủ động, sáng tạo của những chủ thể này làm phát triển và hoàn thiện năng lực không chỉ của thầy cô giáo mà còn ở học sinh. Quá trình cộng tác hành động của thầy giáo và học sinh càng nhịp nhàng, ăn ý, càng làm tăng kết quả của quá trình dạy học, càng làm trưởng thành nhanh mỗi cá nhân trong quá trình đó. Quá trình dạy học gồm hai hoạt động trung tâm đó là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, hai hoạt động này thống nhất nhau, phản ánh tính chất hai mặt của quá trình dạy học và tạo ra chất lượng dạy học. Quá trình dạy học là một quá trình xã hội gắn liền với hoạt động của con người, hoạt động này phải nhằm mục đích nhất định, trên cơ sở hình thành những nhiệm vụ nhất định. Thầy và trò, những phương tiện, phương pháp hoạt động nhất định và phải đạt được kết quả mong muốn. Quá trình dạy học là một quá trình toàn vẹn, bao gồm các thành tố cấu trúc: Mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, lực lượng dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kết quả dạy học. Các thành tố này tồn tại trong mối liên hệ thống nhất với nhau và thống nhất với môi trường (tự nhiên và xã hội). Mối liên hệ này được thể hiện bằng sơ đồ sau: Mục tiêu dạy học Môi trường tự nhiên Môi trường xã hội Phương pháp dạy học Phương tiện dạy học Lực lượng dạy học Hình thức tổ chức dạy học Kết quả dạy học Sơ đồ 1.4: Mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học [6] Sự tác động qua lại của các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học, nhất là sự cộng tác tối ưu giữa thầy và trò trong quá trình dạy học ở trên, ta có thể thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học trong quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học thầy giáo là người điều khiển để học sinh tự giác, tích cực học tập. Quá trình dạy học tồn tại trong mối quan hệ với môi trường của nó (tự nhiên và xã hội). 1.2.3. Lý luận giảng dạy bộ môn tiếng Anh. Dạy và học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng có những đặc thù riêng biệt. Dạy học ngoại ngữ (tiếng Anh) nhằm tạo dựng ở người học năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh và sử dụng thành thạo bốn kỹ năng thực hành ngôn ngữ. Trong quá trình dạy và học đòi hỏi sinh viên và giáo viên phải có sự tương tác qua lại. Tuỳ từng nội dung và yêu cầu của đơn vị bài học, có thể giáo viên giữ vai trò chủ đạo hoặc sinh viên. * Đối với sinh viên: - Phải xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn. Sinh viên sẽ đạt được kết quả học tập cao hơn nếu tích cực tham gia vào quá trình học tập. Sự tiến bộ của sinh viên trong quá trình học tập sẽ thúc đẩy quá trình tiếp thu ngoại ngữ của họ. - Sinh viên sẽ tiếp thu một ngoại ngữ có hiệu quả hơn nếu họ hiểu biết về quá trình học tập và có phương pháp học ngoại ngữ, sáng tạo các chiến lược cá nhân phù hợp. - Sinh viên cần được hướng dẫn học theo phương châm thử nghiệm – tham gia tích cực vào các hoạt động, đồng thời biết chấp nhận mắc lỗi trong quá trình tham gia thực hành các kỹ năng ngoại ngữ. Nguyên tắc này sẽ biến vai trò thụ động truyền thống trước đây của người học thành vai trò chủ động. * Đối với giáo viên: - Để thức đẩy quá trình học tập của sinh viên, giáo viên cần sử dụng giáo trình một cách sáng tạo và mang tính giao tiếp cao. Nếu có thể, cần tìm cách bổ sung vào chương trình các tài liệu giảng dạy và các hoạt động hỗ trợ có khả năng cập nhật nội dung đồng thời làm cho giáo trình phù hợp hơn với đối tượng giảng dạy - Giáo viên cần cố gắng tạo mọi cơ hội để sinh viên có thể sử dụng ngôn ngữ đang học một cách có nghĩa thông qua các hoạt động cả lớp, nhóm tổ và các hoạt động khác. Cần hướng sinh viên vào việc dùng thứ tiếng đang học làm phương tiện giao tiếp trên lớp học. Giao tiếp bằng tiếng nước ngoài giữa giáo viên và sinh viên, giữa sinh viên và sinh viên là điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên. Cũng nên sử dụng kết hợp tiếng Việt khi cần thiết. - Giáo viên cần tạo đều kiện cho sinh viên mở mang kiến thức, tiếp xúc với việc sử dụng ngoại ngữ dạy học một cách tự nhiên. Cần tạo điều kiện để sinh viên có cơ hội diễn đạt ý kiến cá nhân của mình bằng ngoại ngữ. 1.2.4. Quản lý giảng dạy bộ môn tiếng Anh * Quản lý nội dung chương trình Quản lý giảng dạy bộ môn tiếng Anh cũng dựa trên cơ sở khoa học của lý luận quản lý và lý luận dạy học nói chung. Song ở bộ môn tiếng Anh đặc biệt phải quản lý giảng viên và sinh viên thực hiện tốt bốn kỹ năng: Nghe (Listening), Nói (Speaking), Đọc (Reading), Viết (Writing). Bốn kỹ năng này phải được thực hiện trong QL chương trình giảng dạy, giáo trình, lên lớp, kiểm tra,v.v… - Trong QL nội dung chương trình người QL cần chú ý nguyên tắc điều chỉnh nội dung là thực hiện giảm tải (mối quan hệ giữa lượng tri thức và thời gian), tôn trọng tính hệ thống, đảm bảo sự ổn định, đảm bảo sự nhất quán và không trùng lặp. Như vậy cần chỉ đạo sao cho người dạy thống nhất được việc chọn lọc các tri thức thiết thực và đảm bảo tính phổ thông (toàn diện) vừa đảm bảo được tính thích ứng của nội dung (cái mà người học, cộng đồng và xã hội đang cần). Từ đó định ra được nội dung nào phải biết, nội dung nào cần biết và nội dung nào có thể biết. - Việc lựa chọn nội dung theo quan điểm chủ điểm và cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây: + Ngữ cảnh hoá. Các chủ điểm với nội dung ngôn ngữ của chúng cần phải được đặt trong ngữ cảnh để sinh viên có thể thực hiện các hoạt động giao tiếp gần giống với đời sống thực. + Bảo đảm tính phù hợp. Các chủ điểm được lựa chọn đưa vào chương trình cần phải phù hợp với mối quan tâm, kiến thức nền, sở thích cũng như năng lực thực hành tiếng của sinh viên. Các yếu tố văn hoá của các nước nói tiếng Anh cũng cần đưa vào chương trình một cách phù hợp. + Đảm bảo tính ứng dụng. Nội dung giảng dạy cần tạo cho sinh viên khả năng ứng dụng cao, giúp sinh viên liên hệ nội dung kiến thức đang học vào môi trường thực tế và bổ sung kiến thức vào kho tàng của họ. + Đảm bảo tính xác thực. Nội dung ngôn ngữ của chương trình cần đảm bảo tính xác thực sao cho kiến thức và kỹ năng của sinh viên đạt được trong trường học phù hợp với các tiêu chí của ngôn ngữ thực đang được sử dụng ở các nước nói tiếng Anh. + Đảm bảo kết hợp các kỹ năng. Chương trình cho phép phân chia khối lượng kiến thức, kỹ năng thành các phần nhưng không vì thế chúng độc lập với nhau. Các bài tập, hoạt động cá nhân cũng như theo nhóm, tổ cần đảm bảo việc kết hợp tất cả các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) để lĩnh hội, chuyển dịch thông tin và áp dụng thông tin. + Đảm bảo tính trình tự. Các hoạt động trên lớp học cần được sắp xếp theo trình tự phù hợp với quá trình tiếp thu một ngoại ngữ, bắt đầu bằng các hoạt động có ngữ cảnh cụ thể và không đòi hỏi nhiều đến tư duy trừu tượng tiến tới các hoạt động có ngữ cảnh khái quát và đòi hỏi tư duy trừu tượng cao. + Đảm bảo nguyên tắc thông tin phản hồi. Sinh viên cần nhận được các thông tin phản hồi theo các yêu cầu của hoạt động trên lớp học để từ đó có thể tự đánh giá sự tiến bộ của mình hoặc điều chỉnh phương pháp học tập để đạt được hiệu quả học tập cao. * Quản lý giảng dạy: - Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy. Thực hiện chương trình giảng dạy là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu đào tạo của trường Cao đẳng Sư phạm, theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định. Yêu cầu người cán bộ quản lý phải nắm được những vấn đề như: nguyên tắc cấu tạo chương trình của bộ môn ở từng năm học; chương trình của từng môn, nội dung, kiến thức của từng phân môn; phương pháp dạy học đặc trưng của từng phân môn và các hình thức dạy học; kế hoạch dạy học của từng môn, khối lớp (thời lượng dạy của môn học, bài học, hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá,..). Không giống với những môn học khác, môn tiếng Anh đòi hỏi GV phải rèn luyện bốn kỹ năng cho SV và yêu cầu cần đạt được đối với các kỹ năng như sau: + Nghe (Listening): SV nghe hiểu được đại bộ phận nội dung thông tin, dữ kiện, phân biệt được đúng sai, nghe được thông tin cần thiết, … thuộc nội dung của ngôn bản với vốn từ vựng được tái tạo từ ngữ liệu đã học. GV phải có bước chuẩn bị cho SV trước khi nghe, trong khi nghe cần có những câu hỏi gợi mở để định hướng cho SV, sau khi nghe có bài tập mở rộng như thảo luận xung quanh vấn đề nghe được, đóng vai thực hành lại những đoạn hội thoại chẳng hạn (Speaking), bình luận bằng những bài viết (Writing),… + Nói (Speaking): yêu cầu SV phải diễn đạt được các nhu cầu giao tiếp về các lĩnh vực thuộc đời sống hàng ngày, giao tiếp xã hội, thuật lại một sự việc, miêu tả,… từ đơn giản đến phức tạp. Để người đối thoại hiểu được mình chính xác thì SV phải sử dụng đúng từ, ngữ pháp,…với nhiều “chiến lược” giao tiếp thích hợp với hoàn cảnh và chủ điểm. GV cần lưu ý sửa cách phát âm (pronunciation), cũng như các lỗi khác như thì (tenses), cấu trúc câu (structures) mà SV mắc phải khi nói. + Đọc (Reading): Có thể hiểu được đại bộ phận thông tin, dữ kiện của các văn bản đến hiểu đầy đủ các ý chính, ý phụ dưới nhiều dạng văn bản khác nhau,… GV phải hướng dẫn SV cách đọc từ đọc lướt lấy thông tin nhanh đến đọc tìm chi tiết…các cấu trúc ngữ pháp phức tạp, đoán ý qua ngữ cảnh… GV lấy thông tin phản hồi từ SV như cho SV viết tóm tắt (Writing), hoặc thảo luận (Speaking),… + Viết (Writing): Có thể viết để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp thiết yếu về các vấn đề cá nhân, xã hội. Có thể ghi chép, mô tả sự kiện, sự việc, miêu tả, tường thuật,… bằng văn phong phù hợp và đúng ngữ pháp. GV hướng dẫn SV viết với những cấu trúc, hình thái, cú pháp từ đơn giản đến phức tạp, lưu ý lối diễn đạt, khắc phục cách viết dịch từ tiếng mẹ đẻ. Như vậy dạy tiếng Anh không chỉ dạy đơn lẻ một kỹ năng nào mà có sự liên kết các kỹ năng với nhau. Vì vậy người QL cần chú ý đặc trưng này của bộ môn để khi đánh giá việc giảng dạy của GV được chính xác, khách quan. - Quản lý chương trình giảng dạy của giáo viên: Giáo viên phải dạy đúng theo khung chương trình qui định, đảm bảo thời lượng cho từng phân môn, khối lớp. Người cán bộ quản lý muốn thực hiện được yêu cầu này cần phải chú ý một số việc sau: + Kế hoạch giảng dạy học phần của từng giáo viên. Kế hoạch này phải được thông qua tổ bộ môn trao đổi và đóng góp ý kiến. + Tiến độ thực hiện chương trình. Thông qua thời khoá biểu, sổ theo dõi giảng dạy và học tập, dự giờ, thăm lớp, … để kịp thời xử lý những trường hợp xảy ra ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình giảng dạy . Đảm bảo cả thời gian thực hiện chương trình dạy học và nội dung chương trình. + Các báo cáo về theo dõi thi đua của giáo viên, soạn giảng,… Các loại hồ sơ sổ sách liên quan đến hoạt động chuyên môn của giáo viên. * Quản lý giờ lên lớp: Giờ lên lớp đóng vai trò quyết định chất lượng giảng dạy. Vì vậy cả giáo viên và người quản lý đều cố gắng hết sức mình để chất lượng giờ lên lớp được nâng cao một cách toàn diện. Người quản lý không trực tiếp đứng lớp nhưng vẫn có tác động đến giờ lên lớp hiệu quả. Người quản lý phải có những biện pháp tạo khả năng, điều kiện cho giáo viên lên lớp có hiệu quả. + Xây dựng chuẩn đánh giá giờ lên lớp. Đây là nhiệm vụ chung của tập thể giáo viên, của tổ bộ môn. Các tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên lý thuyết lý luận dạy học. Người quản lý dựa vào các tiêu chuẩn này để kiểm tra, đánh giá, hướng tới mục tiêu nâng cao dần chất lượng giờ lên lớp. + Quản lý giờ lên lớp qua thời khoá biểu. Thời khoá biểu giúp duy trì nền nếp dạy học, tạo sự nhịp nhàng trong dạy học hàng ngày, kiểm soát được tiến độ thực hiện chương trình dạy học các môn. + Thăm lớp, dự giờ, trò chuyện với giáo viên, học sinh cũng là hình thức quản lý giờ lên lớp. + Các báo cáo của tổ chuyên môn về tình hình dạy trên lớp: thực hiện chương trình, nền nếp, số tiết giảng dạy, điểm kiểm tra… * Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được hiểu là những phương tiện vật chất, kỹ thuật và sản phẩm khoa học – công nghệ được huy động và sử dụng để đạt tới mục đích của hoạt động giáo dục trong trường học. - Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đóng vai một thành tố cơ bản trong cấu trúc của quá trình giáo dục nói chung và quá trình dạy học nói riêng. Thành tố này có nội dung quan trọng như các thành tố nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, lực lượng giáo dục và môi trường giáo dục, … đồng thời có tác động tương hỗ đến các thành tố cấu trúc khác của quá trình giáo dục để đạt tới mục đích giáo dục tổng thể (nhân cách người học). - Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đóng vai một trong những điều kiện mang tính tất yếu để các lực lượng giáo dục trong nhà trường (trong đó chủ yếu là người dạy và người học) thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của họ. - Ở góc độ lý luận quản lý thì cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đóng vai là một phương tiện thực hiện mục đích quản lý; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đóng vai một trong những trụ cột cơ bản của quản lý để chủ thể quản lý dựa vào nó mà thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý (kế hoạch hoá, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra); cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đóng vai phương tiện để kết nối các hoạt động trong nhà trường với nhau và kết nối các hoạt động của trường với các cơ quan hữu quan ngoài trường. - Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một bộ phận không thể thiếu được để thực hiện nội dung và các phương pháp dạy học. Bởi vì cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã tự thân chứa đựng một phần nội dung giáo dục - dạy học và có tác dụng giúp cho người dạy, người học lựa chọn và cải tiến các phương pháp dạy học, thực hiện mục đích giáo dục - dạy học. - Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn, hiện đại có tác dụng giáo dục gián tiếp người học về thẩm mỹ, tình cảm,… với nhà trường. - Nhờ có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học mà người dạy chuyển tải được nội dung giáo dục - dạy học đến người học một cách hiệu quả. - Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học giúp nâng cao kết quả quá trình giáo dục nói chung và dạy học nói riêng; mặt khác việc sử dụng đúng mục đích, tận dụng công suất của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học không những mang lại chất lượng và hiệu quả giáo dục mà còn mang lại hiệu quả kinh tế giáo dục. - Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học gồm có các nhóm cơ bản sau: + Cơ sở vật chất: gồm trường, lớp, các phòng hội họp, phòng chức năng, sân chơi, nhà đa năng… + Phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học: gồm tất cả các đồ dùng phục vụ cho giảng dạy và học tập: máy chiếu đa năng, máy chiếu phim trong, máy vi tính, ti vi, máy quét ảnh, đầu video, CD, DVD, sách báo, … Phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học được sử dụng phải phù hợp với đặc điểm và khả năng nhận thức của người học. Vì vậy khi tổ chức việc chọn lựa và thiết kế các phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học cần chú ý tới đặc điểm tâm sinh lý và lứa tuổi của người học; đồng thời cần lưu ý tính thích ứng với khả năng và đặc điểm tư duy của người học. Ngoài ra phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học phải đảm bảo tính khoa học, tính an toàn, tính thẫm mỹ, tính hiệu quả. - Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đòi hỏi chủ thể quản lý phải nắm được các yêu cầu sau: + Thông hiểu về các chế định của ngành và liên ngành đối với lĩnh vực cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. + Nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý lĩnh vực cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, luôn có ý tưởng thực hiện đổi mới, chuẩn hoá và hiện đại hoá cơ sở vật chất và thiết bị dạy học và tìm cách biến ý tưởng đó thành hiện thực. + Am hiểu mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục - dạy học và biết chính xác tính năng, tác dụng, nguyên tắc vận hành, tuổi thọ, cách phối hợp, … từng loại cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để tổ chức và điều hành các lực lượng giáo dục thực hiện được nội dung, chương trình và kế hoạch đó nhằm đạt tới mục đích giáo dục; đồng thời chỉ ra được những biện pháp xây dựng, mua sắm. trang bị, sử dụng, bảo quản và thanh lý, … cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. + Biết tập trung mọi tiềm năng của nhà trường, của cộng đồng và xã hội vào việc tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. + Cập nhật được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc chế tạo, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nhằm đáp ứng kịp thời sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và phát triển nhà trường nói riêng. * Quản lý cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Việc đánh giá kết quả học tập của SV không chỉ là cơ sở để phân loại SV mà còn có vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng đào tạo, giúp việc điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp hơn nhằm làm cho việc đào tạo đảm bảo tính cập nhật, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất xã hội, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Việc kiểm tra, đánh giá tri thức, sự nhận thức của sinh viên không chỉ nhằm mục đích kiểm tra kết quả lĩnh hội các kiến thức đơn thuần về nội dung mà còn kiểm tra các kiến thức về phương pháp, vì quá trình học của SV là học phương pháp, học cách thức để tạo cho mình có năng lực tiếp nhận nghề nghiệp trong tương lai. Việc đánh giá kết quả học tập của SV có thể thông qua các đề bài thi, bài kiểm tra, tiểu luận… Yêu cầu chung khi ra đề thi, đề kiểm tra, không nên đưa những dạng đề học thuộc lòng, mang tính thụ động mà cần chú trọng những dạng đề phát triển tính tư duy, tính độc lập, sáng tạo của SV nhằm đánh giá được khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV. Theo biên chế năm học, mỗi năm có hai học kỳ, mỗi học kỳ có 15 tuần thực học để khoa hoàn thành chương trình đào tạo. Việc phân định các học phần cũng phù hợp với biên chế năm học của nhà trường. Các học phần được tổ chức giảng dạy và thi kết thúc trong thời gian quy định của một học kỳ nhất định. Hoạt động dạy-học ngoại ngữ là một quá trình hành động liên tục, có định hướng, có điều khiển, cho nên chỉ có việc thông qua việc thi kiểm tra và thi kết thúc các học phần mới đảm bảo được quá trình hoạt động đi đúng mục tiêu đã định, mới thấy được vấn đề nào, kỹ năng nào đã hình thành đến đâu nơi người học và để phát hiện còn vấn đề nào, kỹ năng nào chưa đạt yêu cầu của chương trình đào tạo. Theo qui định của Bộ GD & ĐT, việc thi, kiểm tra bộ môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng từ khâu ra đề, tổ chức coi thi, chấm thi cần tổ chức phối hợp với các hình thức đánh giá. + Phối hợp nhiều hình thức kiểm tra: vấn đáp, trắc nghiệm, viết, nghe, để việc đánh giá được khách quan. + Cần quan tâm đến giờ luyện tập, thảo luận và đó cũng là cách đánh giá chính xác chất lượng học tập và nhận thức của SV. + Tăng cường kiểm tra việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu trong giờ học bằng hình thức vấn đáp. + Tăng cường cho SV làm các bài tập lớn, tiểu luận giúp SV làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả hóc tập của SV được tiến hành một cách khách quan có ý nghĩa thiết thực thúc đẩy, khích lệ SV học tập tốt hơn. Đồng thời việc kiểm tra, đánh giá còn góp phần điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy của thầy, phương pháp học tập của trò nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH Ở KHOA NGOẠI NGỮ TRƯỜNG CĐSP BÌNH DƯƠNG 2.1. Sơ lược về trường CĐSP Bình Dương, khoa ngoại ngữ 2.1.1. Tröôøng ñöôïc coâng nhaän laø tröôøng Cao ñaúng Sö phaïm Bình Döông từ ngaøy 12 thaùng 11 naêm 1988 theo quyeát ñònh soá 168/ HÑBT cuûa Hoäi ñoàng Boä tröôûng nöôùc Coäng hoaø xaõ hoäi chuû nghóa Vieät Nam. Tröôøng CÑSP BD thöïc hieän caùc hình thöùc ñaøo taïo chính qui vaø khoâng chính qui theo caùc chöông trình:  Ñaøo taïo giaùo vieân trình ñoä cao ñaúng.  Ñaøo taïo giaùo vieân trình ñoä trung hoïc chuyeân nghieäp.  Boài döôõng naâng cao trình ñoä chuyeân moân vaø phöông phaùp sö phaïm.  Nghieân cöùu khoa hoïc giaùo duïc, phoå bieán thoâng tin nghieäp vuï ôû caùc cô sôû giaùo duïc.  Thöïc hieän lieân keát vôùi caùc trung taâm giaùo duïc thöôøng xuyeân vaø tröôøng ñaïi hoïc ôû TP. Hoà Chí Minh, Haø Noäi ñaøo taïo nguoàn nhaân löïc trình ñoä ñaïi hoïc cho tænh Bình Döông * Caùc ngaønh ñaøo taïo:  Heä chính qui:  Khoa töï nhieân: Toaùn-tin, Sö phaïm tin hoïc, Vaâït lyù-Kyõ thuaät coâng nghieäp, Kyõ thuaät coâng nghieäp- Vaâït lyù, Hoaù-Kyõ thuaät Noâng nghieäp, Sinh-Theå duïc.  Khoa xaõ hoäi: Vaên- Kyõ thuaät phuïc vuï, Vaên-Nhaïc, Ñòa-Hoaï, Söû-Giaùo duïc coâng daân, Giaùo duïc coâng daân-Söû.Sö phaïm AÂm nhaïc, Sö phaïm Myõ thuaät.  Khoa Ngoaïi ngöõ: Anh vaên  Khoa tieåu hoïc & Maàm non: Sö phaïm Maàm non, Sö phaïm Tieåu hoïc, Cao ñẳng tiểu học.  Heä khoâng chính qui (chuyeân tu): Cao ñaúng Sö phaïm Tieåu hoïc, Cao ñaúng Sö phaïm Maàm non.  Heä chuyeân tu ñaøo taïo giaùo vieân maàm non, tieåu hoïc tuyeån töø soá giaùo vieân ñang coâng taùc ôû caùc tröôøng maàm non vaø tieåu hoïc. Heä ñaøo taïo naøy nhaèm chuaån hoaù trình ñoä cuûa giaùo vieân theo yeâu caàu xaây döïng caùc tröôøng chuaån quoác gia. * Vôùi chöùc naêng boài döôõng nhaø tröôøng ñöôïc sôû giaùo duïc vaø ñaøo taïo giao nhieäm vuï môû caùc lôùp boài döôõng nhö: o Boài döôõng nghieäp vuï quaûn lyù cho Hieäu tröôûng, phoù hieäu tröôûng caùc tröôøng maàm non, tröôøng tieåu hoïc vaø trung hoïc cô sôû. o Boài döôõng chuaån hoùa caùc ngaønh Cao ñaúng sö phaïm mầm non, Cao ñaúng sö phaïm tieåu hoïc. o Boài döôõng naâng cao trình ñoä ngoaïi ngöõ cho giaùo vieân, caùn boä vaø nhaân vieân trong tænh. o Boài döôõng nghieäp vuï thö vieän, thieát bò cho giaùo vieân chuyeân traùch caùc tröôøng phoå thoâng. * Veà nghieân cöùu khoa hoïc: nhaø tröôøng xem ñaây laø nhieäm vuï cuûa moãi giaûng vieân phaûi thöïc hieän trong naêm hoïc. Nhaø tröôøng luoân taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho caùn boä, giaûng vieân cuûa tröôøng nghieân cöùu caùc ñeà taøi phuïc vuï cho vieäc ñoåi môùi phöông phaùp giaûng daïy, boài döôõng thay saùch gaén vôùi nhaø tröôøng phoå thoâng. Phoái hôïp vôùi Sôû Khoa hoïc coâng ngheä tham gia nghieân cöùu caùc ñeà taøi khoa hoïc phuïc vuï cho caùc ñòa phöông trong tænh. Tröôøng CÑSP BD hiện có 165 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó có 92 giáo viên tham gia giảng dạy ở 05 khoa và các tổ bộ môn, bao gồm: Khoa Xã hội, Tự nhiên, Ngoại ngữ, ._.iến băn khoăn về khả năng thực hiện việc biên soạn chương trình tiếng Anh chuyên ngành, xây dựng chương trình tiếng Anh cơ sở 300 tiết. Nội dung này là vấn đề không chỉ ở trường CĐSP BD cố gắng thực hiện mà còn nhiều trường cao đẳng, đại học khác trong khu vực rất quan tâm. Trong quá trình thực hiện các biện pháp đòi hỏi sự nổ lực rất lớn của lãnh đạo khoa và các cấp lãnh đạo trong nhà trường. Như vậy qua phân tích ở trên thì những biện pháp quản lý được đề xuất trong đề tài là cần thiết và phù hợp với công tác quản lý giảng dạy tiếng Anh tại khoa Ngoại ngữ trường CĐSP BD và có tính khả thi. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Khoa Ngoại ngữ trường CĐSP BD là một trong những khoa tham gia giảng dạy hầu hết các khối lớp tại trường, góp phần đáng kể vào nhiệm vụ đào tạo của trường. Tuy nhiên trong những năm qua khoa có sự thay đổi về nhân sự quản lý, do đó công tác quản lý gặp không ít khó khăn. Nhưng cán bộ quản lý của khoa không ngừng phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Sau khi nghiên cứu đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ, giả thuyết khoa học luận văn của chúng tôi đã xây dựng được tổng luận đảm bảo làm sáng tỏ cho việc QL giảng dạy. Thực trạng đã chứng minh những điểm mạnh cũng như những điểm yếu trong QL giảng dạy tiếng Anh ở khoa ngoại ngữ và những số liệu đã được trình bày ở chương II. Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân và những cơ sở lí luận đã nêu, luận văn đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng QL giảng dạy tiếng Anh tại khoa ngoại ngữ trường CĐSP BD. Những biện pháp này cũng đã được chúng tôi khảo sát bằng phiếu thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của chúng. Tuy vậy trong việc nghiên cứu của tác giả vẫn còn một số hạn chế: việc phân tích các số liệu vẫn còn ở mức độ chưa sâu, phạm vi nghiên cứu chưa rộng chỉ giới hạn ở khoa ngoại ngữ, chưa khảo nghiệm được các biện pháp trên thực tế, do đó cũng chưa rút tỉa được kinh nghiệm để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, làm phong phú hoá các biện pháp đã nêu. Tuy nhiên công trình nghiên cứu có thể là tư liệu nghiên cứu cho các trường CĐSP đặc biệt là việc ứng dụng vào QL ở trường CĐSP BD 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Bộ GD&ĐT: - Bộ GD&ĐT cần có sự thống nhất về giáo trình giảng dạy cho các lớp không chuyên, số tiết qui định đối với chương trình tiếng Anh không chuyên nên giảm ở mức 200 tiết. Tổ chức nhiều hội thảo về phương pháp giảng dạy, biên soạn tài liệu tiếng Anh chuyên ngành thống nhất chung cho các trường và các chuyên đề khác liên quan đến giảng dạy tiếng Anh. - Ngành giáo dục cần chuẩn hoá giờ dạy môn tiếng Anh không chuyên đối với hệ trung học. 2.2. Đối với trường CĐSP BD - Trường CĐSP BD cần tăng cường xây dựng CSVC, trang bị thêm TBDH cần thiết phục vụ giảng dạy Ngoại ngữ. Hằng năm phải mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy, báo cáo chuyên đề cho giảng viên và sinh viên. Tạo điều kiện để giảng viên học tập nâng cao trình độ nhất là các lớp do giảng viên nước ngoài giảng dạy. 2.3. Đối với giảng viên và sinh viên. - Giảng viên cần nâng cao hơn nữa nhận thức đối với mục tiêu, nhiệm vụ giảng dạy của mình. Không ngừng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để trang bị kiến thức, phương pháp và năng lực sư phạm đáp ứng kịp thời xu thế phát triển của xã hội. - Sinh viên cần phải có ý thức, thái độ học tập bộ môn một cách đúng đắn, tích cực. Chủ động tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, tham gia các hoạt động trên lớp và nghiên cứu khoa học. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (1998), Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Chương trình chi tiết các môn học/ học phần tiếng Anh, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Hữu Châu (1999), Về định hướng chiến lược giáo dục đầu thế kỷ XXI của một số nước trên thế giới, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội. 6. TS. Nguyễn Phúc Châu (2005), Tập bài giảng về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà nội. 7. TS. Nguyễn Phúc Châu (2005), Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học, Đề cương bài giảng dành cho các lớp cao học chuyên ngành quản lý giáo dục. 8. TS. Nguyễn Phúc Châu (2003), “Nhận diện những “trụ cột” của hoạt động quản lý và vận dụng chúng vào đổi mới quản lý nhà trường”, Tạp chí Giáo dục, (69), tr.1-2-3. 9. Nguyễn Cảnh Chắt (Dịch và biên soạn 2004), Tinh hoa quản lý, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội. 10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc(1996), Lý luận đại cương về quản lý, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 11. Hoàng Cơ Chinh (2000), Cải tiến quản lý quá trình dạy học nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, Nghiên cứu Giáo dục. 12. Vũ Đình Cự (1998), Giáo dục hướng tới thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Dự án Đào tạo giáo viên THCS (2001), Hội thảo khung chương trình Đào tạo giáo viên THCS trình độ CĐSP. 14. Dự án Đào tạo giáo viên THCS (2003), Đổi mới phươngn pháp dạy học môn tiếng Anh trong các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo giáo viên THCS, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. 15. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Đoan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết Quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Phạm Minh Hạc(1998), Một số vấn đề về giáo dục học và khoa học giáo dục, Hà Nội 19. GS.VS. Phạm Minh Hạc, PGS.TS. Trần Kiều, PGS.TS. Đặng Bá Lãm, PGS.TS. Nghiêm Đình Vì (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Hạnh (2003), Phương pháp dạy học ngoại ngữ bằng phương tiện, Sáng kiến kinh nghiệm, Trường CĐSP Bình Dương. 21. Bùi Hiền (1999), Phương pháp hiện đại dạy học ngoại ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 22. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Hà Sĩ Hồ- Lê Tuấn (1987), Những bài giảng về quản lý trường học Tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi, PGS.TS Phạm Minh Hùng, TS. Thái Văn Thành (2006), “Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, (133), tr.5-6. 25. PGS.TS. Nguyễn Sinh Huy, PGS.TS. Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục. 26. Trần Kiểm (1997), Quản lý Giáo dục và Trường học, Giáo trình giảng dạy Sau đại học, Viện khoa học Giáo dục, Hà Nội. 27. Trần Kiểm (2002), Xã hội học tập và yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục, Viện chiến lược và chương trình Giáo dục. 28. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Lê Nguyên Long (1998), Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Giáo dục. 31. Thuỳ Ngân (2004), “Học Anh văn trong nhà trường: 60% sinh viên không thể giao tiếp được bằng tiếng Anh”, Báo Thanh niên, (309), tr. 7. 32. Thuỳ Ngân, Chu Ngọc Minh (2004), “Ngoại ngữ trong nhà trường: Vì sao học 10 năm vẫn không nói được?”, Báo Thanh niên, (301), tr.7. 33. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục Đại học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 34. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1990), Giáo dục học Tập 1,2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 35. Phạm Viết Nhụ (2005), Hệ thống thông tin quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 36. Nguyễn Phương (2002), “Tiếng Anh trong các trường đại học không chuyên ngữ còn bị coi nhẹ”, Báo Giáo dục và Thời đại, (40), tr.7. 37. Ths. Phạm Thị Phương (2003), “Về các biện pháp tổ chức thi, kiểm tra trong trường CĐSP”, Tạp chí Giáo dục, (64). 38. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 39. Nguyễn Ngọc Quang (2000), Lý luận dạy học đại cương Tập II, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 40. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Dạy học con đường hình thành nhân cách, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà nội. 41. TS. Bùi Văn Quân (2006), “Phương pháp đánh giá ý nghĩa và tính khả thi của các biện pháp quản lý”, Tạp chí Giáo dục, (133), tr.15-16-17. 42. TS. Trương Văn Sinh (2000), Một số vấn đề quản lý nhà nước đối với Giáo dục-Đào tạo, Đề cương bài giảng dúng cho học viên lớp đào tạo Thạc sĩ. 43. Đỗ Hoàng Toàn (1995), Lý thuyết quản lý, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 44. Nguyễn Cảnh Toàn (2000), Đổi mới cách dạy, cách học tất yếu dẫn đến sự quản lý dạy và học, Nghiên cứu giáo dục. 45. Nguyễn Cảnh Toàn (2004), “Vấn đề quản lý giáo dục”, Dạy và học ngày nay, (9), tr.10-11. 46. Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Đăng Dậu ( Dịch 1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và Kinh tế, Hà Nội. 47. Bùi Trọng Tuân (2002), Tập bài giảng về lí luận quản lý nhà trường, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 48. Trường CĐSP Bình Dương (2003), Đổi mới phương pháp dạy học trong trường CĐSP Bình Dương, Kỷ yếu hội thảo. 49. Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh – Ban liên lạc các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (2005), Dạy ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ và hợp tác quốc tế trong các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Tp. Hồ Chí Minh. Tiếng Anh. 50. Harmer, J (2001), The Practice of English language Teaching, Person Education Limited. 51. Nunan, David (1988), Syllabus Design, Oxford University Press. 52. Ur, P (1998), A Course in Language Teaching, Cambridge University Press. PHỤ LỤC 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN SINH VIÊN Để có cơ sở đánh giá chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh ở trường CĐSP Bình Dương.Xin Bạn vui lòng đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và cho biết ý kiến của Bạn bằng cách đánh dấu (x) vào ô thích hợp hoặc viết vào chổ trống .Rất mong sự đóng góp chân tình và nghiêm túc của Bạn. I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Câu 1: Theo Bạn nội dung, chương trình tiếng Anh mà Bạn đang học có phù hợp với nhu cầu thực tế hay chưa? 1.Rất phù hợp 3.Chưa phù hợp 2.Khá phù hợp 4.Ý kiến khác:…………………. Câu 2: Theo Bạn nội dung, chương trình tiếng Anh mà Bạn đang học hiện nay có cần cải tiến không? 1.Rất cần thiết 3.Cần thiết 2.Chưa cần thiết 4.Hoàn toàn không cần thiết Câu 3: Nếu cải tiến nội dung, chương trình tiếng Anh, theo Bạn cần cải tiến ở những điểm nào? …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………… Câu 4: Bạn thích chương trình tiếng Anh mình đang học ở mức độ nào? 1.Rất thích 3. Không thích lắm 2. Khá thích 4.Hoàn toàn không thích II. THỜI LƯỢNG CÁC MÔN HỌC Câu 5: Bạn hãy cho biết ý kiến về thời lượng môn tiếng Anh Bạn đang học hiện nay có phù hợp hay không? 1. Vừa đủ 3. Nhiều 2. Ít 4. Ý kiến khác:………………………… III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Câu 6: Khi học môn tiếng Anh Bạn thích giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy nào sau đây? 1.Phương pháp giảng giải 2.Giảng giải kết hợp với máy vi tính và dụng cụ trực quan 3. Dạy học nêu vấn đề 4. Phương pháp giao tiếp 5.Ý kiến khác của Bạn: …………………………………………………… Câu 7: Xin Bạn cho biết vì sao Bạn thích giáo viên sử dụng phương pháp đó? ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ............................................................ IV. THÁI ĐỘ, Ý THỨC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Câu 8: Xin Bạn cho biết việc học tiếng Anh có cần thiết đối với sinh viên hiện nay hay không? 1.Cần thiết 3. Ít cần thiết 2.Rất cần thiết 4.Hoàn toàn không cần thiết Câu 9: Bạn Có thường xuyên học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp hay không? 1.Thường xuyên 3.Ít khi 2.Thỉnh thoảng 4.Hoàn toàn không Câu 10: Bạn có bao giờ tự tìm tòi , học hỏi thêm đối với môn tiếng Anh không? 1.Thường xuyên 3. Ít khi 2.Thỉnh thoảng 4.Hoàn toàn không V . ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HỌC TẬP, ỨNG DỤNG TIẾNG ANH Câu 11: Bạn tự đánh giá trình độ tiếng Anh của Bạn như thế nào? 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4.Yếu Câu 12: Bạn cho biết khả năng ứng dụng tiếng Anh của Bạn trong thực tiễn? 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4.Yếu VI. CƠ SỞ VẬT CHẤT, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Câu 13: Xin Bạn cho biết ý kiến đánh giá về cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ cho dạy học ngoại ngữ hiện nay của trường CĐSP Bình Dương? a. Phòng chức năng 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4. Chưa tốt b. Chất lượng băng, đĩa CD 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4. Chưa tốt c. Phương tiện phục vụ dạy học 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4. Chưa tốt Câu 14: Theo Bạn để nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh thì cần phải bổ sung những gì? 1.Trang bị thêm máy vi tính xách tay, máy chiếu 2.Trang bị thêm phòng nghe-nhìn 3. Sách, báo, băng, đĩa … 4.Ý kiến khác :.............................................. Câu 15: Xin Bạn cho bao lâu được học ở phòng máy một lần? 1. 1 lần/ tuần 3. 1 lần / tháng 2. 1 lần / 2 tuần 4. Ý kiến khác VII. KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN Câu 16: Theo Bạn việc tổ chức kiểm tra, đánh giá học tập bộ môn tiếng Anh của giáo viên đối với sinh viên là: 1.Cần thiết 3.Không cần thiết lắm 2.Rất cần thiết 4.Hoàn toàn không cần thiết Câu 17: Giảng viên thường sử dụng hình thức nào để kiểm tra đánh giá sinh viên trong học tập bộ môn? 1.Kiểm tra viết 3.Trắc nghiệm 2.Kiểm tra Vấn đáp 4.Làm tiểu luận Xin chân chân thành cám ơn các ý kiến đóng góp của Bạn ! PHỤ LỤC 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường CĐSP Bình Dương trong thời gian tới .Xin Thầy/Cô bỏ chút ít thời gian để cho ý kiến về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô thích hợp hoặc trả lời vào chổ trống. I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Câu 1: Xin Thầy/Cô cho biết nội dung chương trình giảng dạy môn tiếng Anh ở các khoa không chuyên hiện nay có phù hợp với thực tiễn không ? 1.Rất phù hợp 3.Chưa phù hợp lắm 2.Khá phù hợp 4.Ý kiến khác ………………………. Câu 2: Xin Thầy/Cô cho biết nội dung chương trình giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở khoa chuyên hiện nay có phù hợp với thực tiễn không ? 1.Rất phù hợp 3.Chưa phù hợp lắm 2.Khá phù hợp 4.Ý kiến khác:………………………… II. THỜI LƯỢNG MÔN HỌC Câu 3: Xin Thầy/Cô cho ý kiến về thời lượng của môn tiếng Anh đang áp dụng ở các khoa không chuyên hiện nay. 1 Rất Phù hợp 3. Chưa phù hợp 2. Khá phù hợp 4.Ý kiến khác:……………… Câu 4: Xin Thầy/Cô cho ý kiến về thời lượng của từng phân môn trong bộ môn tiếng Anh đang áp dụng ở khoa chuyên hiện nay 1 Rất Phù hợp 3. Chưa phù hợp 2. Khá phù hợp 4.Ý kiến khác:…………… III. SOẠN GIẢNG, LÊN LỚP Câu 5: Việc soạn giảng của Thầy/Cô có theo mẫu đề cương, giáo án chung hay không? 1. Theo mẫu khoa qui định 3. Ý kiến khác…………………… 2. Mẫu chung của Trường …………………………………. Câu 6: Thầy/Cô dự giờ đồng nghiệp có thường xuyên không? 1. Thường xuyên 3. Ít khi 2. Thỉnh thoảng 4. Hoàn toàn không Câu 7: Thầy/Cô có hội ý, rút kinh nghiệm sau khi dự giờ hay không? 1. Rất thường xuyên 3. Ít khi 2. Thỉnh thoảng 4. Hoàn toàn không Câu 8: Khoa có thường xuyên tổ chức kiểm tra nề nếp giảng dạy của giảng viên không? 1. Rất thường xuyên 3. Ít khi 2. Thỉnh thoảng 4. Hoàn toàn không Câu 9: Việc kiểm tra được khoa thực hiện như thế nào? 1. Theo báo cáo của trực ban hàng ngày 2. Theo dõi sổ báo bài dạy 3. Dự giờ 4. Kiểm tra hồ sơ chuyên môn 5. Cách khác IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Câu 10: Khi dạy Thầy/Cô thường sử dụng phương pháp giảng dạy nào chủ yếu sau đây? 1.Phương pháp giảng giải 2.Giảng giải kết hợp với máy vi tính và dụng cụ trực quan 3.Dạy học nêu vấn đề 4. Phương pháp giao tiếp 5. Ý kiến khác: ……………………………………………………… Câu 11: Xin Thầy/Cô cho biết vì sao Thầy/Cô thường xuyên sử dụng phương pháp đó? …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………….. Câu 12: Khoa có thường xuyên tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học cho giảng viên hay không? 1. Rất thường xuyên 3. Ít khi 2. Thỉnh thoảng 4. Hoàn toàn không V. TRÌNH ĐỘ SINH VIÊN Đối với sinh viên các khoa không chuyên Câu 13: Theo Thầy/Cô trình độ tiếng Anh của sinh viên ở các khoa không chuyên hiện nay như thế nào? 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4.Yếu Câu 14: Theo Thầy/Cô, ý thức học môn tiếng Anh của sinh viên ở các khoa không chuyên hiện nay là: 1. Rất có ý thức 3. Không có ý thức 2. Ít có ý thức 4. Ý kiến khác:……………………… Câu 15: Theo Thầy/Cô khả năng vận dụng kiến thức tiếng Anh vào thực tế của sinh viên ở các khoa không chuyên hiện nay là: 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4.Yếu Câu 16: Theo Thầy/Cô hiện nay sinh viên các khoa không chuyên tiếng Anh cần bổ sung thêm nội dung nào sau đây? 1. Giáo trình 2.Thực hành giao tiếp 3. Sinh hoạt ngoại khoá 4. Tăng giờ học bộ môn 5. Kỹ năng vận dụng tiếng Anh vào thực tiễn 6. Ý kiến khác của Thầy/Cô:………………………………………… Đối với sinh viên các khoa chuyên Câu 17: Thầy/Cô có nhận xét gì về trình độ tiếng Anh của sinh viên ở khoa chuyên Anh hiện nay? 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4.Yếu Câu 18: Theo Thầy/Cô, ý thức học tập môn tiếng Anh của sinh viên ở khoa chuyên hiện nay là: 1. Tốt 3. Chưa tốt 2. Khá 4. Ý kiến khác:………………… Câu 19: Theo Thầy/Cô khả năng vận dụng kiến thức tiếng Anh vào thực tế của sinh viên ở khoa chuyên hiện nay là: 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4.Yếu Câu 20: Theo Thầy/Cô hiện nay sinh viên khoa chuyên cần bổ sung thêm nội dung nào sau đây? 1. Giáo trình 2.Thực hành giao tiếp 3. Sinh hoạt chuyên đề, ngoại khoá 4. Tăng giờ học bộ môn 5. Ý kiến khác của Thầy/Cô: ………………………………………… VI. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Câu 21: Giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên Thầy/Cô có thường xuyên hướng dẫn cách học tập cho sinh viên hay không? 1.Thường xuyên 3. Thỉnh thoảng 2.Rất ít 4.Hoàn toàn không VII. CƠ SỞ VẬT CHẤT , PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Câu 22: Xin Thầy/Cô cho biết ý kiến đánh giá về cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ cho dạy học ngoại ngữ hiện nay của trường CĐSP Bình Dương? a. Phòng chức năng 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4. Chưa tốt b. Chất lượng băng, đĩa CD 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4. Chưa tốt c. Phương tiện phục vụ dạy học khác 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4. Chưa tốt Câu 23: Theo Thầy/Cô để nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh thì cần phải tăng cường những gì? 1.Trang bị thêm máy tính xách tay và máy chiếu 2.Trang bị thêm phòng nghe-nhìn 3.Trang bị máy chiếu đa năng cho các phòng dạy học 4. Sách, báo, băng, đĩa 5.Ý kiến khác của Thầy/Cô:.............................................. Câu 24: Theo Thầy/Cô việc quản lý cơ sở vật chất ở khoa ngoại ngữ hiện nay đã tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy tốt chưa? 1. Rất tốt 3. Chưa tốt 2. Tương đối tốt 4. Ý kiến khác………………… Câu 25: Thầy/Cô cho biết mức độ sử dụng các phương tiện hiện đại trong việc giảng dạy của Thầy/Cô. 1. Thường xuyên 3. Rất ít 2. Thỉnh thoảng 4. Hoàn toàn không VIII. KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN Câu 26: Khi giảng dạy Thầy/Cô thường xuyên kiểm tra đánh giá sinh viên không chuyên bằng hình thức nào? 1.Kiểm tra viết 3. Trắc nghiệm 2. Kiểm tra qua vấn đáp 4.Làm tiểu luận Câu 27: Theo Thầy/Cô sử dụng hình thức kiểm tra nào để kiểm tra đánh giá sinh viên chuyên ngữ trong học tập bộ môn? 1.Kiểm tra viết 3.Trắc nghiệm 2.Kiểm tra qua vấn đáp 4.Làm tiểu luận Câu 28:Thầy/Cô có thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá sinh viên trong học tập bộ môn? 1.Thường xuyên 3.Ít khi 2.Thỉnh thoảng 4. Hoàn toàn không IX. CÔNG TÁC QUẢN LÝ Câu 29: Theo Anh /Chị công tác quản lý giảng dạy tiếng Anh ở khoa Ngoại ngữ trường CĐSP Bình Dương hiện nay là : 1.Tốt 3.Chưa tốt 2.Khá tốt 4.Ý kiến khác:……………………… Câu 30: Theo Thầy/Cô công tác quản lý giảng dạy tiếng Anh ở trường CĐSP Bình Dương hiện nay có cần phải cải tiến hay không? 1.Rất cần thiết 3.Cần thiết 2.Chưa cần thiết 4.Ý kiến khác:……………………… Câu 31: Theo Thầy/Cô những yếu tố nào sau đây cần cải tiến để góp phần nâng cao chất lượng quản lý giảng dạy tiếng Anh mà người quản lý đã thực hiện ở trường CĐSP Bình Dương hiện nay? 1 Quản lý nội dung chương trình 2. Quản lý Đổi mới phương pháp dạy học 4. Quản lý Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học 5. Quản lý đội ngũ giáo viên 8. Quản lý học tập của sinh viên 9. Ý kiến khác của Thầy/Cô:................................................................ Câu 32: Theo Thầy/Cô công tác quản lý quan trọng như thế nào đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh ở trường CĐSP Bình Dương hiện nay: 1.Quan trọng 3. Không quan trọng 2.Rất quan trọng 4. Ý kiến khác …………………… Xin chân thành cám ơn các ý kiến đóng góp của quí Thầy/Cô! PHỤ LỤC 3 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ Qua thực tế công tác quản lý ở đơn vị, xin Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau đây: (Đánh dấu X vào ô thích hợp hoặc trả lời vào chổ trống) Câu 1: Xin Thầy/Cô cho biết việc xây dựng chương giảng dạy trình tiếng Anh được thực hiện như thế nào? 1. Theo chương trình và tài liệu do Bộ biên soạn 2. Khoa xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu giảng dạy dựa trên khung chương trình của Bộ 3. Giảng viên tự lựa chọn nội dung giảng dạy theo chương trình khoa biên soạn 4.Cách khác:………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………… Câu 2: Việc xây dựng kế hoạch giảng dạy được giảng viên thực hiện như thế nào? 1. Xây dựng kế hoạch giảng dạy hàng tuần. 2. Xây dựng kế hoạch giảng dạy hàng tháng 3. Xây dựng kế hoạch giảng dạy mỗi học kì 4. Xây dựng kế hoạch giảng dạy cho cả năm Câu 3: Thầy/Cô phân công giảng dạy, công tác cho giảng viên dựa trên căn cứ nào? 1. Trình độ đào tạo 2. Năng lực chuyên môn 3. Thâm niên công tác 4. Điều kiện, hoàn cảnh 5. Nguyện vọng cá nhân 6. Những căn cứ khác………………………………………………… Câu 4: Thực tế Thầy/Cô đã phân công giảng viên giảng dạy: 1. Chỉ phụ trách một môn thuộc thế mạnh của họ 2. Dạy hai, ba môn cùng một lúc 3. Dạy liên tục một khối lớp trong nhiều năm 4. Cách khác:………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Câu 5: Thầy/Cô có thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về phương pháp giảng dạy bộ môn hay không? 1. Rất thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Ít khi 4. Hoàn toàn không Câu 6: Khi có sự thay đổi về nội dung, phương pháp giảng dạy, những sửa đổi trong chương trình và tài liệu giảng dạy, Thầy/Cô phổ biến đến giáo viên bằng cách nào? 1. Họp và phổ biến đến giáo viên 2. Thông báo bằng văn bản 3. Thông báo trên bảng ở khoa , trường 4. Tổ chức hội thảo để trao đổi. 5. Ý kiến khác:……………………………………………………… Câu 7: Thầy/Cô có thường xuyên tổ chức cho tổ khối chuyên môn thảo luận những vấn đề nảy sinh trong thực tế giảng dạy? 1. Rất thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Rất ít khi 4. Hoàn toàn không Câu 8: Thầy/Cô có kiến nghị gì đối với chương trình đang thực hiện? ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Câu 9: Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên được thực hiện bằng hình thức nào? 1. Kiểm tra hồ sơ chuyên môn 2. Dự giờ lên lớp 3. Qua thao giảng, hội thi giảng viên giỏi 4. Kiểm tra chất lượng học tập của sinh viên 5. Qua trực ban hàng ngày 6. Cách khác:……………………………………………………….. Câu 10: Thầy/Cô có thường xuyên tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm giảng dạy hay không? 1. Rất thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Rất ít khi 4. Hoàn toàn không Câu 11: Thầy/Cô có tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giảng viên hay không? 1. Kiến thức chuyên môn 2. Phương pháp giảng dạy 3. Tin học, ngoại ngữ 2 4. Năng lực sư phạm khác Câu 12: Xin Thầy/Cô cho biết việc quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của đơn vị hiện nay như thế nào? 1. Rất tốt 2. Khá tốt 3.Tương đối tốt 4. Chưa tốt Câu 13: Theo Thầy/Cô cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện nay là? 1. Đầy đủ 2. Khá đầy đủ 3. Chỉ đáp ứng một phần 4. Thiếu trầm trọng Câu 14: Thầy/Cô có kiến nghị gì đối với cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….. Câu 15: Theo Thầy/Cô công tác quản lý giảng dạy tại khoa Ngoại ngữ hiện nay là: 1. Rất tốt 2. Khá tốt 3.Tương đối tốt 4. Chưa tốt Xin Thầy/Cô cho biết vài nét về bản thân: - Họ và tên: ..........................................………………....... Tuổi: ........... Nam, nữ - Đã tốt nghiệp: Đại học, Trên đại học - Trình độ Ngoại ngữ: A B C - Đảng viên: - Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp Trung cấp Cao cấp - Được bổ nhiệm quản lý năm:……………………………………………… - ã c bi dng v công tác qun lý: Lớp:……………………………………………………………..Thời gian:……… …………………………………………………………………………… Xin chân thành cảm ơn những ý kiến quí báu của quí Thầy/Cô PHỤ LỤC 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN SINH VIÊN Để có cơ sở đánh giá chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh ở trường CĐSP Bình Dương.Xin Bạn vui lòng đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và cho biết ý kiến của Bạn bằng cách đánh dấu (x) vào ô thích hợp hoặc viết vào chổ trống .Rất mong sự đóng góp chân tình và nghiêm túc của Bạn. I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Câu 1: Theo Bạn nội dung, chương trình tiếng Anh mà Bạn đang học có phù hợp với nhu cầu thực tế hay chưa? 1.Rất phù hợp 3.Chưa phù hợp 2.Khá phù hợp 4.Ý kiến khác:…………………. Câu 2: Theo Bạn nội dung, chương trình tiếng Anh mà Bạn đang học hiện nay có cần cải tiến không? 1.Rất cần thiết 3.Cần thiết 2.Chưa cần thiết 4.Hoàn toàn không cần thiết Câu 3: Nếu cải tiến nội dung, chương trình tiếng Anh, theo Bạn cần cải tiến ở những điểm nào? …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………… Câu 4: Bạn thích chương trình tiếng Anh mình đang học ở mức độ nào? 1.Rất thích 3. Không thích lắm 2. Khá thích 4.Hoàn toàn không thích II. THỜI LƯỢNG CÁC MÔN HỌC Câu 5: Bạn hãy cho biết ý kiến về thời lượng môn tiếng Anh Bạn đang học hiện nay có phù hợp hay không? 1. Vừa đủ 3. Nhiều 2. Ít 4. Ý kiến khác:………………………… III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Câu 6: Khi học môn tiếng Anh Bạn thích giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy nào sau đây? 1.Phương pháp giảng giải 2.Giảng giải kết hợp với máy vi tính và dụng cụ trực quan 3. Dạy học nêu vấn đề 4. Phương pháp giao tiếp 5.Ý kiến khác của Bạn: …………………………………………………… Câu 7: Xin Bạn cho biết vì sao Bạn thích giáo viên sử dụng phương pháp đó? ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ............................................................ IV. THÁI ĐỘ, Ý THỨC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Câu 8: Xin Bạn cho biết việc học tiếng Anh có cần thiết đối với sinh viên hiện nay hay không? 1.Cần thiết 3. Ít cần thiết 2.Rất cần thiết 4.Hoàn toàn không cần thiết Câu 9: Bạn Có thường xuyên học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp hay không? 1.Thường xuyên 3.Ít khi 2.Thỉnh thoảng 4.Hoàn toàn không Câu 10: Bạn có bao giờ tự tìm tòi , học hỏi thêm đối với môn tiếng Anh không? 1.Thường xuyên 3. Ít khi 2.Thỉnh thoảng 4.Hoàn toàn không V . ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HỌC TẬP, ỨNG DỤNG TIẾNG ANH Câu 11: Bạn tự đánh giá trình độ tiếng Anh của Bạn như thế nào? 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4.Yếu Câu 12: Bạn cho biết khả năng ứng dụng tiếng Anh của Bạn trong thực tiễn? 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4.Yếu VI. CƠ SỞ VẬT CHẤT, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Câu 13: Xin Bạn cho biết ý kiến đánh giá về cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ cho dạy học ngoại ngữ hiện nay của trường CĐSP Bình Dương? a. Phòng chức năng 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4. Chưa tốt b. Chất lượng băng, đĩa CD 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4. Chưa tốt c. Phương tiện phục vụ dạy học 1.Tốt 3.Trung bình 2.Khá 4. Chưa tốt Câu 14: Theo Bạn để nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh thì cần phải bổ sung những gì? 1.Trang bị thêm máy vi tính xách tay, máy chiếu 2.Trang bị thêm phòng nghe-nhìn 3. Sách, báo, băng, đĩa … 4.Ý kiến khác :.............................................. Câu 15: Xin Bạn cho bao lâu được học ở phòng máy một lần? 1. 1 lần/ tuần 3. 1 lần / tháng 2. 1 lần / 2 tuần 4. Ý kiến khác VII. KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN Câu 16: Theo Bạn việc tổ chức kiểm tra, đánh giá học tập bộ môn tiếng Anh của giáo viên đối với sinh viên là: 1.Cần thiết 3.Không cần thiết lắm 2.Rất cần thiết 4.Hoàn toàn không cần thiết Câu 17: Giảng viên thường sử dụng hình thức nào để kiểm tra đánh giá sinh viên trong học tập bộ môn? 1.Kiểm tra viết 3.Trắc nghiệm 2.Kiểm tra Vấn đáp 4.Làm tiểu luận Xin chân chân thành cám ơn các ý kiến đóng góp của Bạn ! ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7352.pdf
Tài liệu liên quan