Thực trạng về công tác quản lý giảng dạy của hiệu trưởng các trường tiểu học ở thị xã Bến Tre

Tài liệu Thực trạng về công tác quản lý giảng dạy của hiệu trưởng các trường tiểu học ở thị xã Bến Tre: ... Ebook Thực trạng về công tác quản lý giảng dạy của hiệu trưởng các trường tiểu học ở thị xã Bến Tre

pdf144 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng về công tác quản lý giảng dạy của hiệu trưởng các trường tiểu học ở thị xã Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé GI¸O DôC Vμ §μO T¹O TR¦êNG §¹I HäC S¦ PH¹M TP . Hå CHÝ MINH ---------------------- L£ QUANG DòNG THùC TR¹NG VÒ C¤NG T¸C QU¶N Lý GI¶NG D¹Y CñA HIÖU TR¦ëNG C¸C TR¦êNG TIÓU HäC ë THÞ X· BÕN TRE Chuyªn ngμnh : Qu¶n lý Gi¸o dôc M· sè : 60 14 05 luËn v¨n th¹c sÜ gi¸o dôc häc Ng−êi h−íng dÉn khoa häc : ts. hå v¨n liªn Thμnh phè Hå ChÝ Minh - 2006 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, tôi đã được: • Sự giúp đỡ tận tình của: - Dự án Phát triển giáo viên tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Lãnh đạo và quí Thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. - Quí Thầy Cô giáo hướng dẫn các chuyên đề trong quá trình học tập. - Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ của Thầy hướng dẫn - TS. Hồ Văn Liên, Trưởng Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hướng dẫn tôi viết Luận văn. • Sự hỗ trợ, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi về nhiều mặt của: - Lãnh đạo và Chuyên viên các phòng, ban của Trường Cao đẳng Bến Tre. - Lãnh đạo, giáo viên và nhân viên các trường tiểu học ở Thị xã Bến Tre. - Đồng nghiệp, gia đình và bạn hữu. Dù đã rất cố gắng, song chắc chắn Luận văn này còn nhiều thiếu sót, kính mong sự góp ý của quí Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Bến Tre, tháng 11 năm 2006 LÊ QUANG DŨNG DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Cơ cấu tuổi đời và thời gian quản lý của cán bộ quản lý tiểu học... 48 Bảng 2.2: Trình độ đào tạo cán bộ quản lý các trường tiểu học ở Thị xã Bến Tre…………………………………………………………... 49 Bảng 2.3: Số lượng và trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học ở Thị xã Bến Tre…………………………………………………………... 50 Bảng 2.4: Cơ cấu về tuổi đời và thâm niên giảng dạy của giáo viên tiểu học ở Thị xã Bến Tre………………………………………………… 53 Bảng 2.5: Xếp loại về hạnh kiểm…………………………………………… 57 Bảng 2.6: Xếp loại môn Văn……………………………………………….. 58 Bảng 2.7: Xếp loại môn Toán……………………………………………… 58 Bảng 2.8: Xếp loại khối lớp 5………………………………………………. 58 Bảng 2.9: Thực trạng về soạn bài chuẩn bị giảng dạy của giáo viên tiểu học ở Thị xã Bến Tre………………………………………………… 61 Bảng 2.10: Thực trạng về việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ lên lớp của giáo viên tiểu học ở Thị xã Bến Tre………………………... 63 Bảng 2.11: Thực trạng về việc thực hiện đổi mới chương trình dạy học của giáo viên tiểu học ở Thị xã Bến Tre……………………………... 65 Bảng 2.12: Thực trạng về việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên tiểu học ở Thị xã Bến Tre………………………… 67 Bảng 2.13: Thực trạng về việc sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên tiểu học ở Thị xã Bến Tre………………………………………... 69 Bảng 2.14: Thực trạng quản lý việc phân công giảng dạy……………………70 Bảng 2.15: Thực trạng quản lý việc soạn bài chuẩn bị giảng dạy…………… 72 Bảng 2.16: Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới nội dung chương trình.74 Bảng 2.17: Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới các PPDH…………... 76 Bảng 2.18: Thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học……... 79 Bảng 2.19: Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy……80 Bảng 2.20: Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học ở Thị xã Bến Tre……………………………... 83 Bảng 2.21: Nhận xét của CBQL về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học ở TXBT………………….. 109 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ÂN : Âm nhạc CBQL : Cán bộ quản lý CĐ : Cao đẳng CSVC : Cơ sở vật chất ĐH : Đại học GV : Giáo viên GVTH : Giáo viên tiểu học HS : Học sinh MT : Mỹ thuật PPDH : Phương pháp dạy học SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên SL : Số lượng TA : Tiếng Anh TD : Thể dục TH : Tiểu học THSP : Trung học Sư phạm TNTP : Thiếu niên tiền phong TS : Tổng số TT : Thứ tự TXBT : Thị xã Bến Tre XL : Xếp loại MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ ra: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Để đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật đồng bộ về cơ cấu, thích ứng với nghề nghiệp, phục vụ tốt cho yêu cầu phân công lại lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, bảo đảm cho kinh tế phát triển bền vững thì phải nâng cao chất lượng giảng dạy. Giáo dục - đào tạo nước ta hiện nay còn nhiều yếu kém bất cập cả về quy mô, cơ cấu và nhất là về chất lượng và hiệu quả; chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo dục tiểu học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân là nền tảng đầu tiên rất quan trọng trong hình thành và phát triển nhân cách cho con người. Vì vậy chất lượng giảng dạy ở bậc tiểu học là nền tảng cho chất lượng giảng dạy ở bậc phổ thông và đại học. Quản lý công tác giảng dạy trong trường tiểu học là công tác khó khăn của người hiệu trưởng. Trong thời gian qua, nhiều nhà quản lý giáo dục đã nghiên cứu về quản lý trường học, chủ yếu là công tác quản lý của hiệu trưởng ở trường tiểu học, để tìm ra các biện pháp quản lý đạt hiệu quả. Các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến việc nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng, cán bộ quản lý các trường phổ thông và đưa ra các giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường tiểu học. 2 Trong thời gian qua, đội ngũ giáo viên tiểu học Thị xã Bến Tre từng bước phát triển mạnh về số lượng, chất lượng nhưng cũng còn nhiều bất cập. Đó là đội ngũ giáo viên lớn tuổi lĩnh hội, tiếp thu những cái mới còn chậm chạp, chưa theo kịp với sự đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy. Đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy. Việc quản lý dạy và học ở các trường tiểu học Thị xã Bến Tre chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên không đồng đều. Qua tham khảo các chuyên đề, đề tài về quản lý trường tiểu học tác giả nhận thấy đề tài: “Thực trạng về công tác quản lý giảng dạy của Hiệu trưởng các trường tiểu học ở Thị xã Bến Tre” chưa có ai nghiên cứu, đặc biệt trong tình hình đổi mới sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy tiểu học hiện nay. Mặt khác, tác giả có thời gian giảng dạy bồi dưỡng giáo viên tiểu học và đồng thời cũng tìm hiểu về cách giảng dạy và quản lý giảng dạy ở các trường tiểu học. Chính vì thế, việc nghiên cứu: “Thực trạng về công tác quản lý giảng dạy của Hiệu trưởng các trường tiểu học ở Thị xã Bến Tre” và đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý giảng dạy để việc giảng dạy của đội ngũ giáo viên tiểu học ở Thị xã Bến Tre đạt kết quả cao hơn là rất cần thiết trong giai đoạn đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay. Đó cũng là lý do chúng tôi chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ thực trạng về việc quản lý công tác giảng dạy của hiệu trưởng các trường tiểu học ở Thị xã Bến Tre, phân tích nguyên nhân của thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý giảng dạy của hiệu trưởng. 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý dạy học ở các trường tiểu học ở Thị xã Bến Tre. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng về công tác quản lý giảng dạy của hiệu trưởng ở các trường tiểu học Thị xã Bến Tre. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, công tác giảng dạy ở các trường tiểu học Thị xã Bến Tre đang gặp khó khăn, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới; chưa đáp ứng được yêu cầu mới. Đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy. Nếu đánh giá được thực trạng giảng dạy và quản lý giảng dạy của hiệu trưởng các trường tiểu học ở Thị xã Bến Tre thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý nhằm cải thiện thực trạng giáo dục tiểu học hiện nay. 5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý giảng dạy ở các trường tiểu học của hiệu trưởng trong phạm vi Thị xã Bến Tre nhưng do khả năng và điều kiện có hạn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu 11 trường tiểu học trong Thị xã Bến Tre. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. 6.2. Làm rõ thực trạng về công tác quản lý giảng dạy ở các trường tiểu học trong Thị xã Bến Tre, cụ thể : - Quản lý giáo viên tiểu học ở Thị xã Bến Tre. - Quản lý nội dung, chương trình tiểu học. - Quản lý học sinh tiểu học ở Thị xã Bến Tre. - Quản lý quá trình giảng dạy tiểu học ở Thị xã Bến Tre. - Quản lý điều kiện phục vụ giảng dạy. 4 - Phân tích nguyên nhân của thực trạng về công tác quản lý giảng dạy ở các trường tiểu học ở Thị xã Bến Tre. - Đề xuất các biện pháp tăng cường công tác quản lý giảng dạy ở các trường tiểu học TX BT. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận - Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Là cách thức nghiên cứu đối tượng như một hệ thống toàn vẹn, phát triển động, tự hình thành và phát triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại do sự tương tác hợp quy luật của các thành tố tạo ra. Qua đó phát hiện các yếu số sinh thành, yếu tố bản chất và lôgic phát triển của đối tượng trở thành hệ toàn vẹn, tích hợp mang chất lượng mới. - Tiếp cận quan điểm lịch sử: Khi xem xét sự vật hay một hiện tượng, chúng ta thường xem xét quá trình lịch sử của nó. Từ đó thấy được mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của đối tượng nghiên cứu. - Tiếp cận quan điểm thực tiễn: Việc đề ra các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảng dạy của hiệu trưởng các trường tiểu học dựa trên việc khảo sát thực trạng quản lý giảng dạy của hiệu trưởng. Qua khảo sát, phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu, những nguyên nhân hạn chế, từ đó đề ra các biện pháp mang tính khả thi hơn . 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết • Phương pháp hệ thống hóa thông tin: nhằm thu thập tư liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn • Phương pháp trao đổi - phỏng vấn: nhằm thu thập thông tin qua việc trao đổi trực tiếp với các cán bộ quản lý và một số giáo viên để làm rõ thực trạng công tác quản lý giảng dạy tiểu học. • Phương pháp điều tra bằng phiếu: nhằm thu thập thông tin qua phiếu hỏi ý kiến đội ngũ cán bộ quản lý và phiếu hỏi ý kiến giáo viên. 5 * Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu Bộ công cụ điều tra gồm 2 mẫu: - Mẫu 1: Phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lý. (19 phiếu) - Mẫu 2: Phiếu điều tra dành cho các giáo viên. (271 phiếu) Các phiếu điều tra tập trung nghiên cứu các vấn đề về quản lý giảng dạy của hiệu trưởng các trường tiểu học ở Thị xã Bến Tre. Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn Ban Giám hiệu, các giáo viên tiểu học, nội dung của bộ câu hỏi xoay quanh việc quản lý giảng dạy của Hiệu trưởng. Lập kế hoạch tham quan các phòng học, phòng thiết bị, thư viện, dự giờ … để quan sát các phương tiện, thiết bị phục vụ cho giảng dạy nhằm nắm rõ hơn các vấn đề cần điều tra. * Chọn mẫu nghiên cứu Chọn ngẫu nhiên 11 trường tiểu học trong Thị xã Bến Tre, đó là các trường: - Trường tiểu học Phường 3 - Trường tiểu học Phường 5 - Trường tiểu học Phường 6 - Trường tiểu học Phường 7 - Trường tiểu học Phường 8 - Trường tiểu học Phú Khương - Trường tiểu học Nguyễn Trí Hữu - Trường tiểu học Bến Tre - Trường tiểu học Tân Thành - Trường tiểu học An Thuận - Trường tiểu học An Thạnh 6 * Tổ chức nghiên cứu + Hoạt động nghiên cứu: - Tổ chức khảo sát bằng phiếu hỏi ý kiến. - Khảo sát thực trạng các trường tiểu học thông qua nghiên cứu các hoạt động quản lý; các tài liệu, văn bản của trường có liên quan. - Khảo sát thực trạng qua trao đổi trực tiếp với hiệu trưởng các trường tiểu học. - Khảo sát thực trạng qua trao đổi trực tiếp với giáo viên các trường tiểu học. - Khảo sát thực trạng qua quan sát một số hoạt động của hiệu trưởng. - Khảo sát thực trạng qua quan sát các phòng học, phòng thiết bị, thư viện. • Phương pháp quan sát: nhằm thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL và hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học • Phương pháp thống kê toán học: xử lý kết quả điều tra khảo sát nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảng dạy. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học: Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dùng phương pháp thống kê toán học để tính: • Độ trung bình : X - Viết văn bản của kết quả nghiên cứu: Dựa trên các thông tin thu thập được qua các hồ sơ sổ sách, việc xử lý phiếu thăm dò ý kiến, các thông tin về phỏng vấn, quan sát. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quản lý quá trình giảng dạy trong trường tiểu học là công tác khó khăn của người hiệu trưởng. Trong thời gian qua, nhiều nhà quản lý giáo dục đã nghiên cứu về quản lý trường học, chủ yếu là công tác quản lý của hiệu trưởng ở trường tiểu học để tìm ra các phương pháp quản lý đạt hiệu quả. Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu về chất lượng giảng dạy ở tiểu học và đã có một số chuyên đề, đề tài gần gũi với đề tài chúng tôi nghiên cứu như: - GS. Nguyễn Văn Lê và Nhà giáo uu tú Đỗ Hữu Tài với chuyên đề “Quản lý trường học” nghiên cứu về việc nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng các trường phổ thông, dạy nghề và trung học chuyên nghiệp. - ThS. Vũ Thị Ân với chuyên đề “ Giáo dục tiểu học: Thực trạng và giải pháp" nghiên cứu về thực trạng và giải pháp giảng dạy Tiếng việt của đội ngũ giáo viên tiểu học. - Th.S Nguyễn Việt Bắc với chuyên đề: "Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên - Một giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiểu học" nghiên cứu về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho đội ngũ giáo viên tiểu học. - Huỳnh Thị Kim Trang với đề tài: "Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo quận (huyện) tại TP. Hồ Chí Minh" nghiên cứu về quản lý dạy học của Phòng Giáo dục - Đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh. Trong các chuyên đề và đề tài nêu trên, các nhà nghiên cứu quan tâm đến việc nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng, cán bộ quản lý các trường phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đưa ra các giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường tiểu học, nhưng ở đề tài này chúng tôi khảo sát thực trạng về công tác quản lý giảng dạy của Hiệu trưởng các trường tiểu học ở Thị xã Bến Tre. Từ đó 8 đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên tiểu học ở Thị xã Bến Tre. 1.2 Hoạt động dạy học ở trường tiểu học 1.2.1. Hoạt động dạy học * Khái niệm hoạt động Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Hoạt động là sự tương tác giữa chủ thể và đối tượng, nhằm biến đổi đối tượng theo mục tiêu mà chủ thể đặt ra. Quá trình chủ thể tác động vào đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm. [37] * Khái niệm hoạt động dạy học Hoạt động dạy học bao gồm hoạt động dạy của người thầy và hoạt động học của học sinh. Hai hoạt động này có sự gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau, tồn tại cho nhau và vì nhau. Khái niệm dạy học được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau: - Dạy - học: là hai hoạt động riêng rẽ - dạy của thầy và học của trò. - Dạy và học: là hoạt động dạy của thầy và học của trò có mối quan hệ chặt chẽ trong một quá trình. - Dạy học: Theo từ điển tiếng Việt: Dạy học là để nâng cao trình độ văn hóa, phẩm chất đạo đức theo một chương trình nhất định. - Quá trình dạy và học là tập hợp những hành động liên tiếp của giáo viên và của học sinh được giáo viên hướng dẫn. Những hành động này nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo và trong quá trình đó phát triển năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố của văn hóa lao động trí óc và chân tay, hình thành những cơ sở của thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn. [30] * Hoạt động dạy của giáo viên 9 Hoạt động dạy (hay hoạt động giảng dạy) là hoạt động của thầy tổ chức, điều khiển hoạt động học tập, giúp người học lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và những giá trị theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Hoạt động dạy bao gồm việc giáo viên tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, đề ra những yêu cầu, điều chỉnh công việc truyền đạt, nhận thức học tập của học sinh, đảm bảo mối liên hệ ngược thông qua kiểm tra đánh giá kết quả. Nói khác hơn là thầy giúp trò tự nhận thức về bản thân, biết cách tự học, tự hoàn thiện và phát triển trong quá trình học tập. Do vậy chỉ có sự phối hợp thống nhất biện chứng giữa người dạy và người học thì hoạt động dạy mới đạt kết quả cao. * Hoạt động học của học sinh Hoạt động học (hay hoạt động học tập) là hoạt động đặc trưng của loài người, có ý thức, có đối tượng nhằm mục đích lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, những giá trị và phương thức tự học, hành động để hoàn thiện và phát triển bản thân. Thực chất hoạt động học là quá trình người học lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy nhằm biến đổi bản thân, để hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình. Do đó, người học phải xác định mục đích, động cơ, thái độ học tập, có sự tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. * Mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy và học Hoạt động dạy học mang tính chất hai chiều, gồm hoạt động dạy và hoạt động học, là hai mặt của một quá trình có mối liên hệ ngược, tác động qua lại và bổ sung cho nhau. 1.2.2. Hoạt động dạy học ở tiểu học 1.2.2.1. Khái niệm về trường tiểu học Trường Tiểu học là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trực tiếp đảm nhiệm việc giáo dục từ 10 lớp 1 đến lớp 5 cho trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, nhằm hình thành ở học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Trường Tiểu học có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. 1.2.2.2. Mục tiêu dạy học tiểu học Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kĩ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt. Củng cố và nâng cao thành quả phổ cập tiểu học trong cả nước, tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 97% năm 2005 và 99% năm 2010. [19] Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. [22] Từ mục tiêu này, học sinh học xong bậc tiểu học phải đạt được những yêu cầu sau: - Có lòng nhân ái, mang bản sắc con người Việt Nam: yêu quê hương, đất nước, hòa bình và công bằng bác ái, kính trên, nhường dưới, đoàn kết và sẵn sàng hợp tác với mọi người; có ý thức về bổn phận của mình với người thân, bạn bè, cộng đồng, môi trường sống; tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các quy định của nhà trường, khu dân cư, nơi công cộng, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, trung thực. - Có kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, con người và thẩm mỹ, có khả năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. - Biết cách học tập; biết tự phục vụ, biết sử dụng một số đồ dùng trong gia đình và công cụ lao động thông thường; biết vận dụng và làm một số việc như chăn nuôi, trồng trọt, giúp đỡ gia đình. 11 1.2.2.3. Đổi mới nội dung dạy học ở tiểu học - Nội dung dạy học tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. - Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự phát triển nhanh và mạnh của kinh tế - xã hội, của khoa học - công nghệ nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã bộc lộ những hạn chế và bất cập. Do đó cần phải đổi mới chương trình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. - Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải theo mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật Giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. - Mục tiêu đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông là: + Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình; tinh thần tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa; lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật; tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập thân, lập nghiệp. [21] + Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. + Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Nội dung chương trình tiểu học đổi mới được soạn thảo hiện đại, tinh giản, thiết thực và cập nhật sự phát triển của khoa học - công nghệ, kinh tế - 12 xã hội, tăng cường thực hành vận dụng, gắn bó với thực tiễn Việt Nam tiến kịp trình độ phát triển chung của chương trình giáo dục phổ thông của các nước trong khu vực và quốc tế. Hơn nữa, nội dung chương trình và sách giáo khoa có tính thống nhất cao, phù hợp với trình độ phát triển chung của số đông học sinh, tạo cơ hội và điều kiện học tập cho mọi học sinh, phát triển năng lực của từng đối tượng học sinh, góp phần phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng lực đặc biệt. Cụ thể là: - Tập trung vào các kĩ năng cơ bản: đọc, viết, Toán, nói, nghe. Xác định tiếng Việt và Toán là các môn học chủ chốt, chuẩn bị công cụ để học tập các môn học khác và để phát triển năng lực cá nhân. - Coi trọng đúng mức các kĩ năng sống trong cộng đồng, thích ứng với những đổi mới diễn ra hằng ngày… - Hình thành và phát triển các phẩm chất của người lao động Việt Nam như cần cù, cẩn thận, có trách nhiệm, có lòng yêu thương nhân ái… Nội dung giáo dục tiểu học là thành tố quy định những chuẩn mực hành vi có liên quan đến các mặt đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, lao động của giáo dục cho học sinh tiểu học. Nội dung giáo dục chịu tác động định hướng của mục đích, nhiệm vụ giáo dục và tạo ra nội dung hoạt động giáo dục của giáo viên và hoạt động tự giác giáo dục của các em. Nội dung giáo dục tiểu học bao gồm nội dung dạy học và nội dung các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các môn bắt buộc ở trường tiểu học gồm 9 môn: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Kĩ thuật, Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Sức khỏe. Các môn tự chọn gồm: Tiếng nước ngoài, Tin học. Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Vui chơi giải trí và hoạt động xã hội. 13 Khác với các bậc học khác, ở tiểu học mỗi giáo viên chủ nhiệm sẽ dạy tất cả các môn đối với học sinh trong một lớp. Học sinh trong lớp đó chịu tác động chủ yếu bởi một giáo viên. Do vậy càng cần mỗi giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức chính xác và biết cách phối hợp hành động, nhân cách phát triển không ngừng và ngày càng hoàn hảo nếu như giáo dục không muốn có “sản phẩm” thứ phẩm. 1.2.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học * Khái niệm phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là hệ thống những cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học xác định. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học. - Phương pháp dạy: Phương pháp tổ chức nhận thức, phương pháp điều khiển các hoạt động trí tuệ và thực hành, phương pháp giáo dục ý thức và thái độ đúng đắn cho học sinh. - Phương pháp học: Phương pháp nhận thức và rèn luyện để hình thành hệ thống tri thức và kĩ năng thực hành, hình thành nhân cách người học. Hai phương pháp này không tồn tại độc lập, tách rời nhau mà nó liên quan và phụ thuộc nhau, chúng vừa là mục đích vừa là nguyên nhân tồn tại của nhau. * Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học Cùng với việc đổi mới của mục tiêu, nội dung chương trình tiểu học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, phương pháp dạy học cũng buộc phải thay đổi theo. Đổi mới phương pháp dạy học là nội dung hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy 14 học sẽ làm thay đổi tận gốc nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ học trò - chủ nhân tương lai của đất nước. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học sẽ tác động vào mọi thành tố của quá trình giáo dục và đào tạo. Nó tạo ra sự hiện đại hóa của quá trình này. Đổi mới phương pháp dạy học thực chất không phải là sự thay thế các phương pháp dạy học cũ bằng một loạt các phương pháp dạy học mới. Về mặt bản chất, đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp dạy học là làm thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách mình. [10] Những phương pháp dạy học thường được sử dụng trước đây mà người ta vẫn gọi là phương pháp dạy học truyền thống, như phương pháp thuyết trình, phương pháp hỏi - đáp, vẫn đang được thực hiện trong tất cả các giờ dạy của giáo viên hiện nay. Nhưng nếu các phương pháp này vẫn được tiến hành theo cách mà ở những thập niên trước sử dụng thì chắc chắn nó trở nên kém hiệu quả. Vì vậy, phương pháp thuyết trình cần phải được “đổi mới”. Hiện nay, phương tiện công nghệ thông tin phát triển đã không biến người học thành những “cỗ máy ghi chép” và người dạy là “máy đọc”. Máy photocopy, máy chiếu, đèn chiếu… sẽ làm giảm thời gian dành cho sự ghi chép của giáo viên lên bảng và ghi chép của học sinh vào vở. Trên lớp, giáo viên nên tập trung vào việc tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức. Phương pháp thuyết trình sẽ trở nên tích cực khi giáo viên thuyết trình trong một lượng thời gian phù hợp và biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn, hợp lí và khoa học với 15 các phương pháp khác để làm sao học sinh thích thú và hào hứng hoạt động. Những phương pháp có thể kết hợp với thuyết trình như: phương pháp minh họa bằng sơ đồ biểu bảng hay vật thật, phương pháp hỏi đáp với các câu hỏi kích thích được tư duy người học, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp tình huống…Tuy nhiên, nếu những phương pháp dạy học này không được tiến hành theo đúng ý nghĩa và chức năng của nó thì chúng cũng không được gọi là phương pháp dạy học tích cực. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học không phải là sự thay thế các phương pháp quen thuộc hiện có bằng những phương pháp mới lạ, hoặc là sự sử dụng những cái tên phương pháp nghe mới lạ như nhóm, tình huống, bể cá vàng… Thực chất là phải hiểu cho đúng cách làm, cách tiến hành các phương pháp dạy học, và cách linh hoạt sáng tạo trong sử dụng nó ở những hoàn cảnh và tình huống khác nhau để những phương pháp dạy học có tác động tích cực đến người học. Những phương pháp như thế mới được gọi là phương pháp tích cực. Như vậy, tính tích cực của phương pháp không nằm ở tên gọi mà nằm ở quá trình sử dụng nó. * Những định hướng chính trong đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới PPDH theo hướng phát huy cao độ tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn của cơ sở. Đổi mới PPDH theo hướng phát triển khả năng tự học của học sinh. Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân. Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành. Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học. 16 Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cả phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cách soạn giáo án, lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học. 1.2.2.5. Hình thức tổ chức dạy học ở trường tiểu học Tùy theo từng bài dạy, giáo viên có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp để giúp học sinh biết được những kiến thức trọng tâm của bài học đồng thời cũng giúp giáo viên nắm được trình độ tiếp thu bài học của học sinh. Từ đó có kế hoạch giảng dạy hợp lý. Các hình thức tổ chức dạy học có thể sử dụng là: - Dạy học trên lớp (trong lớp học): được tiến hành ở đa số các tiết học của các môn học ở tiểu học. Trong dạy học ở tiểu học đều có thể sử dụng ba hình thức tổ chức dạy học sau: + Dạy đồng loạt cả lớp. + Dạy học theo nhóm. Học tập tích cực là yêu cầu đặt ra ở mọi bậc học. Giáo dục học hiện đại coi hình thức tổ chức dạy học sinh học tập tích cực, đầu tiên là học thông qua thảo luận nhóm. Thảo luận nhóm có thể được áp dụng ở bất kỳ lớp học nào. Đặc biệt đối với bậc tiểu học với các cấu trúc mỗi lớp từ 30 đến 35 em thì rất phù hợp. Vai trò quan trọng của hình thức tổ chức dạy học thể hiện ở chỗ: tạo cơ hội để học sinh đưa ra giải pháp, trình bày cách giải quyết, hướng suy nghĩ về nội dung học tập. Từ đó, mỗi học sinh có thể tự so sánh biết được tính hợp lý, đúng đắn trong cách giải quyết, trình bày của mình. Họ tự đưa ra những thông tin phản hồi nhanh về sự hiểu hoặc không hiểu về nội dung học tập. Có thể có nhiều cách chia nhóm học tập tùy theo yêu cầ._.u của mỗi nhóm và tùy theo dụng ý sư phạm dạy học của giáo viên. Tuy nhiên có thể thấy giáo viên thường chia nhóm theo những hình thức sau: 17 • Chia nhóm đồng đẳng (ngẫu nhiên): chia lẻ giữa các dãy bàn. • Chia nhóm kiểu vòng tròn đồng tâm. • Chia nhóm theo sở trường. • Chia nhóm hỗn hợp trình độ. Trong một buổi thảo luận thì điều quan trọng là xác định đúng vấn đề cần thảo luận. Học sinh tiểu học cần xác định được các kiến thức nào rõ ràng, kiến thức nào cần thảo luận làm rõ, tranh luận xem hiểu khái niệm, quy tắc như thế nào là đúng, sai. + Dạy học cá nhân bằng phiếu giao việc Học sinh tiểu học khi học Toán cần thiết có những nội dung phải thực hiện học cá nhân, chẳng hạn để hình thành kĩ năng và rèn luyện kĩ năng tính với 4 phép tính, kĩ năng trình bày, diễn đạt khi giải toán,… Nhờ những hoạt động học cá nhân mà học sinh đưa ra thông tin phản hồi chính xác về trình độ tiếp thu kiến thức, kĩ năng thực hành, về phương pháp suy luận. Từ đó giúp cho giáo viên có kế hoạch dạy học hợp lý tiếp theo. Học sinh thực hiện trên các phiếu giao việc đã được thiết kế có nhiều trình độ khác nhau về nội dung học Toán. - Tổ chức hoạt động trò chơi trong dạy học Toán Trò chơi Toán có tác dụng to lớn, kích thích sự thi đua học tập và vận dụng kiến thức ở học sinh. Tình huống chơi giúp cho học sinh dễ bộc lộ kiến thức, vận dụng linh hoạt hoặc bộc lộ những sai sót rất đa dạng và tự nhiên. 18 Tuy nhiên trong từng nội dung, từng chủ đề của môn học cần vận dụng linh hoạt và phối hợp cả ba hình thức dạy học trên. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC Trong lớp Ngoài lớp Cá nhân Nhóm Cả lớp Sơ đồ các hình thức tổ chức dạy học ở tiểu học thường được sử dụng 1.2.2.6. Giáo viên tiểu học với hoạt động giảng dạy * Khái niệm về giáo viên tiểu học Giáo viên tiểu học là công chức chuyên môn trực tiếp giảng dạy và giáo dục học sinh trường tiểu học. Thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ nhà trường, nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. [42] * Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học Giảng dạy các môn học theo mục tiêu, kế hoạch đào tạo bậc học và chương trình của lớp được phân công. Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy chế, nội quy và các quy định khác của ngành giáo dục và đào tạo như: soạn bài, giảng dạy, chấm bài, phụ đạo, coi thi, chấm thi, đánh giá xếp loại học sinh, lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ giờ, bỏ buổi học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy; quản lý HS trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn. 19 Thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông và những yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông và nhiệm vụ của nhà giáo… theo quy định của Luật Giáo dục. Trình độ chuẩn được đào tạo: có bằng tốt nghiệp trung học sư phạm. - Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương. - Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục. - Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, các quyết định của hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và của các cấp quản lý giáo dục. - Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng nghiệp. [15] - Chủ động phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục. - Đối với giáo viên tổng phụ trách Đội được bồi dưỡng về công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của Đội Thiếu niên và Sao Nhi đồng ở nhà trường. * Đặc điểm hoạt động dạy của giáo viên tiểu học Dạy học bậc tiểu học thực chất là tổ chức hoạt động học cho học sinh để biến năng lực của loài người thành năng lực của mỗi trẻ em. Người giáo viên tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình giáo dục ở trường tiểu học. Lao động của giáo viên tiểu học là một lao động vừa mang tính nghiệp vụ vừa mang tính nghệ thuật. Nó đòi hỏi thầy cô giáo 20 tiểu học phải là hình ảnh trực quan, gần gũi sinh động và toàn diện để các em noi theo, học tập nhằm hoàn thiện nhân cách của mình. Hoạt động dạy của người giáo viên có những đặc điểm nổi bật. Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy có nhiệm vụ tái tạo ở trẻ em những khái niệm khoa học, những tri thức là kĩ năng; giáo viên không có nghĩa vụ sáng tạo ra những tri thức mới, vì nội dung của dạy học đã nằm trong nền văn minh nhân loại đã được các nhà sư phạm, các nhà khoa học “tinh chế” đưa vào nhà trường. Nói khác đi, khi tiến hành hoạt động dạy, người giáo viên không nhằm phát triển chính mình mà nhằm phát triển trẻ em. Hoạt động dạy có mục đích tạo ra cái mới chưa hề có trong kinh nghiệm của trẻ em, nên nó vận hành theo cơ chế sáng tạo (mà trẻ em thì lĩnh hội). [29] Hoạt động dạy học giúp cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách có hệ thống, cơ bản, có những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống. Hoạt động dạy học làm phát triển trí tuệ của học sinh, trước hết là phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, biết tìm ra vấn đề mới từ vấn đề cũ; hình thành năng lực nhận thức và hành động, biết vận dụng những điều đã học vào những tình huống khác. Hoạt động dạy học giúp học sinh tiểu học không những nắm được hệ thống những tri thức mà còn chuyển hóa chúng thành những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng; đảm bảo cho các em biết kết hợp học với hành, biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn muôn màu muôn vẻ, đề phòng và khắc phục được tình trạng học lý thuyết suông hoặc thực hành mù quáng. Hoạt động dạy học giúp học sinh tiểu học hình thành thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, giàu lòng nhân ái, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. * Những yêu cầu đối với giáo viên tiểu học theo những định hướng trong việc đổi mới PPDH 21 - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy cao độ tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Yêu cầu đối với giáo viên: • Phải biến yêu cầu của chương trình dạy học thành nhu cầu nhận thức của người học bằng cách tạo dựng các tình huống nhận thức, đưa học sinh tới đỉnh điểm của những mâu thuẫn chứa đựng những khó khăn vừa sức đối với học sinh. • Phải giáo dục tính tích cực, tự giác học tập và tạo điều kiện cho những cố gắng vươn tới của học sinh bằng khả năng của mình. • Trong quá trình dạy học, giáo viên là chủ thể tổ chức, điều khiển và học sinh là chủ thể hoạt động học tích cực chủ động và sáng tạo. Giáo viên phải cải tiến không ngừng phương pháp dạy học và giúp học sinh cải tiến phương pháp học. • Những tri thức đã học sẽ tạo ra một trình độ ở người học, GV phải dựa vào trình độ này để hướng dẫn học sinh nâng cao lên một trình độ mới. - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn của cơ sở. Yêu cầu đối với giáo viên: • Kết hợp và bổ sung các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với các đối tượng học đa dạng, chống sự nhàm chán và tạo ra sự năng động trong cách nghĩ và cách làm của học sinh. - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển khả năng tự học của học sinh. Yêu cầu đối với giáo viên: • Cần hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tăng cường các hoạt động tự tìm kiếm tri thức hay ứng dụng tri thức vào cuộc sống. 22 • Khả năng tự học là năng lực rất quan trọng cho sự thành đạt của mỗi cá nhân. Muốn vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp tự học sao cho hiệu quả, như hướng dẫn học sinh tự lực suy nghĩ giải quyết vấn đề, cách ghi nhớ, tâm thế thi đua, vượt thử thách… Như vậy, khả năng tự học được rèn luyện ngay cả khi học trên lớp và khi học ở nhà. - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân. Yêu cầu đối với giáo viên: • Giáo viên phải biết khai thác lợi thế của tập thể để phát triển từng cá nhân. Phải quan tâm đến hứng thú, xu hướng, khả năng của từng người trong môi trường tập thể cũng như trong tự học. Suy cho cùng, kết quả học tập là thành quả cụ thể, trực tiếp của từng cá nhân nên cần phải chú ý đến dạy cá nhân. - Đổi PPDH theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành. - Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học. Yêu cầu đối với giáo viên: • Sử dụng phương tiện kĩ thuật để chuyển tải nội dung kiến thức thực sự sẽ mang lại hiệu quả cao nếu người dạy không lạm dụng nó, phải sử dụng nó theo đúng quy tắc sư phạm trong sử dụng phương tiện dạy học. • Sử dụng phương tiện đa dạng trong dạy học giúp cho phương pháp dạy học trở nên sinh động hơn và tạo ra được hứng thú và tính tích cực ở người học. - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới cả phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Yêu cầu đối với giáo viên: • Đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và nó có thể góp phần điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học. Ngược lại, đổi mới 23 phương pháp dạy học sẽ phải đổi mới cách thức kiểm tra và đánh giá. Không đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá thì đổi mới phương pháp dạy học chỉ là hình thức. Trong đánh giá, giáo viên lưu ý giúp học sinh tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của bản thân. Cả thầy và trò cần đánh giá kết quả đạt được trong hoạt động của mình theo mục tiêu đã đề ra. - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới cách soạn giáo án, lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học. Yêu cầu đối với giáo viên: • Muốn nâng cao chất lượng quá trình dạy học phải nâng cao chất lượng của từng thành tố, đồng thời nâng cao chất lượng của toàn hệ thống. • Khi soạn giáo án và thiết kế bài giảng, giáo viên cần quán triệt tất cả các thành tố liên quan. Nếu coi giáo án là kịch bản thì kế hoạch bài dạy là sự dàn cảnh. Một giờ học được coi như một vở kịch hay bộ phim và nó không thể thiếu kịch bản và dàn cảnh chi tiết. • Trong giáo án, mục đích và mục tiêu của bài học phải đề ra rõ ràng, có thể lượng hóa, từ đó có thể đo được và đánh giá được kết quả một cách khách quan. 1.3. Quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học 1.3.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường * Khái niệm quản lý Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới quản lý. Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Khái niệm “Quản lý” được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau: • “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” (F.W.Taylor). [25] 24 • Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên xô, 1977, quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau, nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động. [31] Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học quản lý và trong lĩnh vực khoa học giáo dục đưa ra các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “Quản lý”: • “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể người lao động nói chung (khách thể quản lý), nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” (GS.VS Phạm Minh Hạc) Tóm lại, có thể hiểu khái niệm quản lý như sau: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. * Khái niệm quản lý giáo dục, quản lý nhà trường • Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. [41] • Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội. [3] • “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”. [27] 25 - Công tác quản lý giảng dạy là quản lý quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh. Đây là hai quá trình thống nhất gắn bó hữu cơ. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên. Giáo viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo có các nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục học sinh, sinh viên. Đồng thời, họ phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giảng dạy - giáo dục của mình. Trong quản lý quá trình đào tạo, giáo viên vừa là khách thể quản lý nhưng cũng vừa là chủ thể quản lý của quá trình đó. [40] Tóm lại: quản lý giáo dục là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo - giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. 1.3.2. Chủ thể quản lý việc giảng dạy ở tiểu học 1.3.2.1. Phòng giáo dục - Đào tạo Phòng Giáo dục-Đào tạo là cơ quan quản lý giáo dục, trực tiếp quản lý các trường Phổ thông, Tiểu học, Mầm non và các cơ sở giáo dục ngoài nhà trường. Chuyên viên của phòng Giáo dục - Đào tạo phụ trách các trường tiểu học có nhiệm vụ: - Phối hợp với các đơn vị liên quan, các cấp chính quyền, đoàn thể, các cấp quản lý ngành để thực hiện tốt các mặt công tác sau: • Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên trường tiểu học về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng đào tạo học sinh tiểu học. • Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên tiểu học. Tham mưu cho lãnh đạo Phòng đề xuất, kiến nghị với các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chăm lo đời sống cho cán bộ, giáo 26 viên nhằm động viên tinh thần làm cho cán bộ giáo viên an tâm trong công tác hành chính và giảng dạy. • Tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ hóa và xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học. - Tổ chức các kỳ thi ở tiểu học theo sự chỉ đạo và quy định của ngành cấp trên. - Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hiệu trưởng các trường tiểu học thực hiện Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Điều lệ trường tiểu học, các chế độ chính sách, quy chế chuyên môn nghiệp vụ tiểu học và có biện pháp điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những sai phạm. - Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Luật Phổ cập giáo dục tiểu học và các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ giáo dục tiểu học. - Tổ chức thanh tra, kiểm tra các trường tiểu học về hoạt động giảng dạy, cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho giảng dạy. 1.3.2.2. Hiệu trưởng trường tiểu học * Nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của hiệu trưởng trường tiểu học - Khái niệm về hiệu trưởng trường tiểu học Điều lệ trường tiểu học, Chương II Điều 18. quy định rõ: Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với trường công lập, bán công, công nhận đối với trường dân lập, theo đề nghị của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo. Hiệu trưởng trường tiểu học được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm và không quá 2 nhiệm kỳ liên tục tại cùng một trường. [15] Hiệu trưởng trường tiểu học phải là giáo viên có thời gian dạy học ít nhất 5 năm (không kể thời gian tập sự) ở bậc tiểu học hoặc bậc học cao hơn 27 và được tín nhiệm về chính trị, đạo đức và chuyên môn, có năng lực quản lý trường học, có sức khỏe. Theo chế độ thủ trưởng, hiệu trưởng quản lý toàn bộ công việc giáo dục đào tạo của nhà trường. - Nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của hiệu trưởng trường tiểu học Xây dựng kế hoạch năm học, tổ chức chỉ đạo tập thể cán bộ, giáo viên học sinh thực hiện; tổ chức thi đua “dạy tốt, học tốt”, tiến hành các hoạt động giáo dục cơ bản theo chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên nhằm thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương và nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là nhiệm vụ trung tâm của người hiệu trưởng vì nó quyết định trực tiếp việc đào tạo học sinh theo mục tiêu giáo dục. Tổ chức bộ máy của trường; thành lập và cử tổ trưởng các tổ chuyên môn, hành chính, quản trị; thành lập và cử chủ tịch các hội đồng trong nhà trường, những công việc cụ thể: • Trực tiếp phân công, quản lý, kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên và công tác của nhân viên trong trường. • Theo dõi, chỉ đạo việc hoàn thiện các hồ sơ sổ sách, giấy tờ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, nhân viên trong trường. • Quản lý, bổ sung và chỉ đạo giáo viên, nhân viên trong trường sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị nhằm phục vụ tốt yêu cầu giáo dục và giảng dạy. • Hiệu trưởng là người cố vấn sư phạm, làm lành mạnh các mối quan hệ giữa giáo viên và chịu trách nhiệm xây một tập thể đoàn kết trong nhà trường để làm việc. Quản lý đúng nguyên tắc, đúng chế độ kế toán các loại kinh phí của nhà trường với trách nhiệm chủ tài khoản của đơn vị. 28 Đối với bản thân, hiệu trưởng có nhiện vụ thường xuyên chăm lo tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt, không ngừng cải tiến phương pháp quản lý, lề lối làm việc… để thực sự trở thành người quản lý giỏi. Đề nghị với trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo về quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, đề bạt giáo viên, nhân viên của trường; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước. Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; nhận học sinh vào học, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, danh sách học sinh lên lớp, ở lại, danh sách học sinh được vào học trung học cơ sở. Tham gia bồi dưỡng giáo viên, dự sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ các lớp, kiểm tra chất lượng học sinh, việc chấm chữa bài cho học sinh. Tổ chức các hoạt động và các hình thức thi đua để bồi dưỡng thái độ, kiến thức kĩ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên. Quản lý nguồn nhân lực bằng cách chăm lo đời sống và phân công nhiệm vụ cho giáo viên, nhân viên một cách hợp lý. Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của trường theo quy định của pháp luật, Điều lệ trường tiểu học, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đảm bảo sự liên hệ của nhà trường với cấp trên như phòng Giáo dục - Đào tạo. Đảm bảo sự liên lạc giữa nhà trường với chính quyền địa phương, lúc nào cũng tạo thuận lợi cho mối quan hệ giữa nhà trường và địa phương. 29 Chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh để xây dựng môi trường thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. * Chức năng quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học Hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện bốn chức năng cơ bản trong công tác quản lý của mình. Đó là các chức năng: - Chức năng kế hoạch hóa Chức năng lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu phát triển của nhà trường và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Đây là chức năng quan trọng nhất đối với hiệu trưởng. Hiệu trưởng thực hiện chức năng này phải hoạch định cho được: • Mục tiêu phát triển của trường theo mục tiêu ngành giáo dục đào tạo. • Nhiệm vụ đào tạo (đối với giáo viên và học sinh) • Kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo. Người hiệu trưởng phải xác định rõ nội dung chính cần hoạch định, cách thức tiến hành, trình tự, thời gian thực hiện và từng phần việc cụ thể giao cho ai thực hiện phù hợp nhất. Để kế hoạch mang tính khả thi phải quan tâm đặc biệt đến nhân tố đội ngũ GV. Đó chính là người xây dựng và thực hiện kế hoạch. Vì vậy phải chú ý đến sự đóng góp ý kiến của GV cho kế hoạch nhà trường. Cần đưa ra thảo luận, bàn bạc, đóng góp, xây dựng một cách dân chủ, thống nhất trong nhà trường, đảm bảo sự phối hợp giữa các hoạt động không trùng lắp và sai sót. - Chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch Chức năng tổ chức là quá trình phân phối và sắp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. 30 Hiệu trưởng phải biết thiết lập bộ máy tốt, xây dựng mối quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trường thành một hệ thống vận động một cách đồng bộ. Người hiệu trưởng cần nắm chắc trình độ năng lực, hoàn cảnh của từng giáo viên, cán bộ, thấy rõ ở từng người mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn để sắp xếp, bố trí, phân công hợp lý, kích thích lòng yêu nghề, chủ động sáng tạo trong công việc, cung cấp phương tiện cơ sở vật chất, tài chính và sự hỗ trợ tối đa mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu của cá nhân và các bộ phận trong đơn vị. Kết hợp với các phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, thủ trưởng các đoàn thể trong trường, hiệu trưởng xây dựng các lực lượng nòng cốt cho việc giảng dạy giáo dục theo khối lớp, theo các mặt giáo dục chung (đức dục, trí dục, thể dục, giáo dục lao động mỹ dục, giáo dục dân số, giáo dục môi trường). Hiệu trưởng cũng phải có định hướng để thành lập các hội đồng: Hội đồng chuyên môn, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật gồm những người thạo việc, công tâm. Khi thực hiện chức năng này, hiệu trưởng cần chú ý đến nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc năng lực và sở trường. - Chức năng chỉ đạo Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao. Với vai trò là thủ trưởng đơn vị người hiệu trưởng hướng dẫn, vạch ra những phương thức cụ thể, liên kết giữa các cá nhân và các bộ phận để tạo sự đồng bộ trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch. Khi thực hiện chức năng này, hiệu trưởng cần chú ý đến nguyên tắc tuân thủ hệ thống mệnh lệnh. - Chức năng kiểm tra 31 Chức năng kiểm tra là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức. Kiểm tra nhằm giúp cho hiệu trưởng nắm được tình hình thực hiện kế hoạch, theo dõi việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, chương trình và nội dung quy định để kịp thời điều chỉnh hoặc có biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ. Trong quá trình quản lý, hiệu trưởng thường sử dụng các hình thức kiểm tra: kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên. Khi thực hiện chức năng kiểm tra, hiệu trưởng cần chú ý: • Kiểm tra là nhằm vào công việc chứ không phải nhằm vào con người. • Kiểm tra để đánh giá, khơi dậy tiềm năng sẵn có của mỗi thành viên trong nhà trường để họ làm tốt phần việc còn lại. * Các phương pháp cơ bản quản lý giảng dạy của hiệu trưởng trường tiểu học a) Phương pháp hành chính - tổ chức Phương pháp hành chính - tổ chức là phương pháp mà chủ thể quản lý dùng quyền lực trực tiếp đưa ra các mục tiêu nhiệm vụ, các yêu cầu để đối tượng quản lý thực hiện. Phương pháp này được tiến hành thông qua các văn bản hoặc lời nói trực tiếp; chỉ thị, nghị quyết, thông tri từ cấp trên xuống, các quy chế, quy định của chủ thể quản lý trực tiếp đưa ra (phân công, kế hoạch…), các mệnh lệnh bằng lời, kết luận trong cuộc họp - tác động trực tiếp đến cá nhân, tác động nhóm, tổ chức. Phương pháp hành chính - tổ chức có mặt tích cực và tiêu cực như sau trong việc vận dụng: • Mặt tích cực: Có căn cứ pháp lý, tạo ra sự thống nhất đồng loạt trong hệ thống, trong tổ chức, tác động mạnh, dứt khoát, bắt buộc chấp hành. 32 • Mặt hạn chế: Dễ bị lạm dụng, tuyệt đối hóa phương pháp này dẫn đến nhiều chỉ thị, nghị quyết kém hiệu lực, hiệu quả; dễ mắc phải chủ quan, quan liêu, duy ý chí; dễ gây tâm lý tiêu cực đối với đối tượng quản lý; tạo sự thụ động cho cán bộ, công nhân viên. Khi sử dụng phương pháp hành chính - tổ chức, chủ thể quản lý phải nắm vững các văn bản pháp lý với tư cách như một công cụ quản lý, biết rõ giới hạn, quyền hạn trách nhiệm của mình. Khi xây dựng các quy định phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. Phải có nghệ thuật để sử dụng các công cụ quàn lý đúng nơi, đúng lúc, đồng thời phải kiểm tra và nắm được thông tin phản hồi. b) Phương pháp giáo dục Phương pháp giáo dục là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động trực tiếp hoặc gián tiếp (đến đối tượng) đến thái độ, nhận thức và hành vi nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động của tổ chức, của các cá nhân thông qua: • Việc học tập chính trị, nâng cao giác ngộ xã hội, trách nhiệm công dân, ý thức đóng góp của đơn vị, cá nhân vào mục đích xã hội. • Các sinh hoạt, học tập của các tổ chức đoàn thể, tạo ra tính tích cực và môi trường tâm lý xã hội cho đơn vị, tổ chức. • Nề nếp kỷ luật, sinh hoạt tạo thói quen truyền thống của đơn vị. • Giáo dục cá biệt - giao tiếp trực tiếp cá nhân. • Nêu gương tốt của chủ thể quản lý. Phương pháp giáo dục có mặt tích cực và hạn chế cẩn phải chú ý khi vận dụng: • Mặt tích cực: Không tốn kém, hiệu quả sâu sắc, bền vũng, tác động đến nhân cách mỗi nhân viên, truyền thống và nề nếp của đơn vị. 33 • Mặt hạn chế: Dễ ảo tưởng cho giáo dục là vạn năng, lạm dụng quá đáng làm mất tính tích cực chủ động sáng tạo của qưần chúng. c) Phương pháp tâm lý-xã hội Phương pháp tâm lý-xã hội là phương pháp mà chủ thể quản lý vận dụng các quy luật tâm lý-xã hội tác động vào đối tượng quản lý nhằm tạo nên môi trường tâm lý - xã hội tích cực. Phương pháp này được tiến hành thông qua: • Sinh hoạt giao tiếp chung của đơn vị (nhóm chính thức) • Các hình thức nhóm nhỏ: tổ chuyên môn, nhóm bạn bè, nhóm không chính thức. • Giao tiếp trực tiếp tạo quan hệ chiều sâu, thân tình, trao đổi thông tin. • Các hình thức thi đua, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tạo không khí gắn bó, đoàn kết. • Xây dựng môi trường, cảnh quang tâm lý thích thú, thoải mái. • Xây dựng mối quan hệ với môi trường bên ngoài, sự ủng hộ, ổn định, công bằng. d) Phương pháp kinh tế Phương pháp kinh tế là phương pháp chủ thể quản lý tác động vào lợi ích kinh tế của khách thể quản lý nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động tối ưu. Phương pháp này tác động gián tiếp thông qua cơ chế lương, thưởng, phạt, phụ cấp,…để tác động đến khách thể quản lý. Nó tác động đến cá nhân, nhóm khách thể quản lý, có thể được thực hiện công khai hoặc không công khai. Việc vận dụng phương pháp này có mặt tích cực và tiêu cực sau: • Mặt tích cực: 34 Tác động kinh tế có những sức mạnh quyết định; tác động vô hình, nhẹ nhàng, kích thích mạnh, điều chỉnh hành vi một cách có hiệu lực thực tế; có chỉ số để tính được hiệu quả (bằng tiền). • Mặt hạn chế: - Tuyệt đối hóa phương pháp kinh tế dễ dẫn đến chủ nghĩa thực dụng, xói mòn tính nhân văn, quan hệ con người - con người; có thể gây ra mất đoàn kết nếu thiếu công bằng. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp kinh tế phải lưu ý chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, phải đảm bảo nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo năng suất và hiệu quả công tác. Kích thích kinh tế nội bộ phải tính đến tương quan với môi trường bên ngoài. Mỗi phương pháp quản lý trên đây đều có mặt tích cực và hạn chế, tiêu cực nhất định. Người quản lý phải biết tùy theo khách thể và đối tượng quản lý, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, thời gian,… để lựa chọn và vận dụng kết hợp các phương pháp đó một cách linh hoạt và phù hợp. 1.3.3. Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học tiểu học Trường tiểu học thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành. Chương trình dạy học là văn bản có tính chất pháp lệnh Nhà nước. Chương trình quy định nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, thời gian, số tiết cụ thể của từng môn học. Đó là cơ sở pháp lý để người hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học theo đúng yêu cầu, nội dung, sự phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên tiểu học là quản lý việc dạy đúng và đủ chương trình dạy học tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thiếu một trong hai yếu tố trên thì hoạt động giảng dạy sẽ gặp trở ngại. 35 Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên tiểu học là nhiệm vụ trọng tâm của hiệu trưởng. Do đó hiệu trưởng với trách nhiệm là người lãnh đạo cao nhất về chuyên môn cần phải nắm vững chương trình càng sâu càng tốt và hướng dẫn cho giáo viên nắm vững chương trình, có ý thức cao trong việc thực hiện chương trình, không được tùy tiện thay đổi, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình dạy học. Để quản lý tốt việc thực hiện chương trình dạy học người hiệu trưởng cần phải: • Hiểu rõ về cấu trúc, những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học ở tiểu học. • Nắm vững những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của các môn học, nội dung và phạm vi kiến thức của từng môn học. • Nắm vững phương pháp dạy học đặc trưng của từng môn và các hình thức tổ chức dạy học củ._.............................................................................. 1. ThÇy (c«) cã hμi lßng víi kÕt qu¶ qu¶n lý gi¶ng d¹y hiÖn nay cña tr−êng m×nh kh«ng? a. … RÊt hμi lßng b. … Hμi lßng c. … B×nh th−êng d. … Kh«ng hμi lßng e. Xin thÇy (c«) cho biÕt lý do t¹i sao? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2. Theo thÇy (c«) qu¶n lý gi¶ng d¹y ë tr−êng tiÓu häc lμ qu¶n lý nh÷ng vÊn ®Ò g×? Trong ®ã vÊn ®Ò nμo lμ quan träng nhÊt, v× sao? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 3. Xin thÇy (c«) cho biÕt ng−êi hiÖu tr−ëng cÇn cã nh÷ng n¨ng lùc g× ®Ó qu¶n lý gi¶ng d¹y ®¹t hiÖu qu¶? a. … N¨ng lùc chuyªn m«n. b. … N¨ng lùc gi¶i quyÕt c¸c t×nh huèng s− ph¹m. c. … N¨ng lùc x©y dùng tËp thÓ gi¸o viªn thèng nhÊt, ®oμn kÕt. d. … N¨ng lùc tæ chøc vμ ®iÒu hμnh c«ng t¸c gi¶ng d¹y. e. Kh¸c: ...................................................................................................................... 4. Xin thÇy (c«) cho biÕt nh÷ng tiªu chÝ c¨n cø ®Ó ph©n c«ng gi¸o viªn gi¶ng d¹y: a. … N¨ng lùc chuyªn m«n b. … NguyÖn väng c¸ nh©n cña gi¸o viªn c. … NguyÖn väng cña häc sinh. d. … §iÒu kiÖn hoμn c¶nh. e. … Yªu cÇu ®Æc ®iÓm mçi líp. f. … Tr×nh ®é ®μo t¹o. g. … PhÈm chÊt ®¹o ®øc. 5. Nh÷ng yÕu tè nμo gióp thÇy (c«) thμnh c«ng trong c«ng t¸c qu¶n lý gi¶ng d¹y ë tr−êng tiÓu häc? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 6. Theo thÇy (c«) ng−êi hiÖu tr−ëng cã vai trß nh− thÕ nμo trong viÖc qu¶n lý gi¶ng d¹y ë tr−êng tiÓu häc a. … RÊt quan träng b. … Quan träng c. … B×nh th−êng 7. Theo thÇy (c«) viÖc c¶i tiÕn ph−¬ng ph¸p gi¶ng d¹y hiÖn nay cã cÇn thiÕt hay kh«ng? a. … RÊt cÇn thiÕt b. … CÇn thiÕt c. … Cã còng ®−îc, kh«ng còng ®−îc d. … Kh«ng cÇn thiÕt 8. Xin thÇy (c«) ®¸nh dÊu X vμo c¸c møc ®é phï hîp víi suy nghÜ vμ thùc tiÔn n¬i c«ng t¸c qu¶n lý cña m×nh. TT Néi dung RÊt tèt Tèt Trung b×nh Ch−a tèt VÒ so¹n bμi chuÈn bÞ gi¶ng d¹y 1 Bμi so¹n ph¶i ®óng ph©n phèi ch−¬ng tr×nh cña Bé 2 Bμi so¹n ph¶i thÓ hiÖn râ c«ng viÖc cña thÇy vμ trß 3 Bμi so¹n ph¶i ®óng theo môc tiªu, néi dung ch−¬ng tr×nh gi¶ng d¹y 4 Bμi so¹n gi¶i quyÕt tèt vÊn ®Ò kiÕn thøc träng t©m vμ kÜ n¨ng cÇn thiÕt 5 Nghiªn cøu kü néi dung bμi d¹y vμ nh÷ng kiÕn thøc liªn quan 6 Lùa chän ®−îc ph−¬ng ph¸p gi¶ng d¹y phï hîp víi lo¹i bμi vμ ®èi t−îng häc sinh 7 ChuÈn bÞ nh÷ng ph−¬ng tiÖn, ®å dïng d¹y häc cÇn thiÕt 8 KiÓm tra viÖc chuÈn bÞ bμi cña gi¸o viªn th«ng qua gi¸o ¸n 9 C¸c néi dung kh¸c: ......................................................... VÒ néi dung ch−¬ng tr×nh 1 ViÖc thùc hiÖn ®óng ph©n phèi ch−¬ng tr×nh m«n häc TT Néi dung RÊt tèt Tèt Trung b×nh Ch−a tèt 2 H−íng dÉn c¸c tæ vμ gi¸o viªn lËp kÕ ho¹ch d¹y häc cña tæ vμ cña b¶n th©n theo ph©n phèi ch−¬ng tr×nh 3 LËp sæ theo dâi ch−¬ng tr×nh ®æi míi ë c¸c khèi líp 4 D¹y ®óng vμ ®ñ néi dung ch−¬ng tr×nh ®æi míi KiÓm tra viÖc thùc hiÖn ch−¬ng tr×nh th«ng qua: a. B¸o c¸o cña tæ chuyªn m«n b. Gi¸o ¸n cña gi¸o viªn 5 c. Cho häc sinh lμm bμi kiÓm tra 6 C¸c néi dung kh¸c: ......................................................... VÒ ®æi míi ph−¬ng ph¸p d¹y häc 1 §Ò xuÊt mét sè ph−¬ng ph¸p d¹y häc th«ng qua c¸c tiÕt d¹y minh häa 2 C¶i tiÕn ph−¬ng ph¸p d¹y häc nh»m t¨ng c−êng tù häc cña HS 3 Sö dông ph−¬ng tiÖn, ®å dïng d¹y häc trong giê d¹y 4 Th−êng xuyªn giíi thiÖu nh÷ng thμnh tùu míi cña ph−¬ng ph¸p d¹y häc 5 Tæ chøc d¹y trªn m¸y vi tÝnh cho häc sinh 6 Tæ chøc cho häc sinh xem b¨ng video ®Ó hç trî cho c¸c m«n häc 7 C¶i tiÕn PPDH nh»m t¨ng c−êng tÝnh tÝch cùc, chñ ®éng, s¸ng t¹o cña häc sinh 9. Trong c«ng t¸c ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ gi¶ng d¹y cña gi¸o viªn, thÇy (c«) ®· thùc hiÖn nh÷ng viÖc lμm nμo: a. … Dùa vμo kÕt qu¶ cuèi n¨m cña häc sinh b. … Dùa vμo kÕt qu¶ thi häc k× c. … Dùa vμo tiÕt dù giê ®ét xuÊt d. … Dùa vμo viÖc kiÓm tra hå s¬ sæ s¸ch ®Þnh k× vμ cuèi n¨m e. … Dùa vμo viÖc thi gi¸o viªn d¹y giái c¸c cÊp f. … Dùa vμo ý kiÕn b×nh xÐt cña ®ång nghiÖp g. … Dùa vμo ý kiÕn cña tæ tr−ëng chuyªn m«n f. Nh÷ng viÖc lμm kh¸c: ....................................................................................................................................... 10. Xin thÇy (c«) ®¸nh dÊu X vμo c¸c møc ®é phï hîp víi suy nghÜ vμ thùc tiÔn n¬i c«ng t¸c qu¶n lý cña m×nh vÒ cë së vËt chÊt vμ ph−¬ng tiÖn d¹y häc Mức độ đầy đủ Mức độ hiện đại TT Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Thiếu Tương đối đủ Đủ Lạc hậu Tương đối hiện đại Hiện đại 1 Phòng bộ môn có: máy vi tính, tivi, máy projector, máy chiếu qua đầu,........ 2 Phòng thí nghiệm 3 Thư viện 4 SGK, SGV, tài liệu tham khảo,… 5 Các phương tiện và đồ dùng dạy học trên lớp 6 Các đồ dùng thí nghiệm 7 Sân chơi và bãi luyện tập Thể dục thể thao 8 Các phương tiện và đồ dùng Thể dục thể thao 9 Các CSVC và PTDH khác ............................................. 11. ThÇy (c«) th−êng gÆp nh÷ng khã kh¨n g× trong qu¶n lý gi¶ng d¹y ë tr−êng tiÓu häc nhÊt lμ trong giai ®o¹n ®æi míi gi¸o dôc tiÓu häc? TT Nh÷ng khã kh¨n Th−êng xuyªn gÆp §«i khi gÆp Ýt khi gÆp 1 Khã kh¨n trong viÖc lªn kÕ ho¹ch thùc hiÖn nhiÖm vô vÒ gi¶ng d¹y 2 Khã kh¨n trong viÖc tæ chøc chØ ®¹o thùc hiÖn ch−¬ng tr×nh gi¶ng d¹y 3 Khã kh¨n vÒ c¬ së vËt chÊt 4 Khã kh¨n trong viÖc kiÓm tra ®¸nh gi¸ gi¸o viªn 5 Khã kh¨n trong viÖc ®μo t¹o båi d−ìng gi¸o viªn 6 Khã kh¨n trong viÖc thùc hiÖn nhiÖm vô ®æi míi ph−¬ng ph¸p gi¶ng d¹y víi tr×nh ®é vμ n¨ng lùc s− ph¹m cña gi¸o viªn 7 Khã kh¨n trong viÖc tham m−u víi c¸c cÊp 8 Khã kh¨n trong viÖc tù häc tËp, båi d−ìng n©ng cao tr×nh ®é, n¨ng lùc chuyªn m«n cña b¶n th©n 12. Theo thÇy (c«) nguyªn nh©n nμo lμm h¹n chÕ kh¶ n¨ng vμ kÕt qu¶ thùc hiÖn nhiÖm vô qu¶n lý gi¶ng d¹y cña ng−êi hiÖu tr−ëng tr−êng tiÓu häc? a. … §iÒu kiÖn thùc hiÖn nhiÖm vô ch−a ®¸p øng yªu cÇu. b. … B¶n th©n ch−a ®−îc båi d−ìng nghiÖp vô th−êng xuyªn. c. … §éi ngò gi¸o viªn cßn h¹n chÕ vÒ tr×nh ®é vμ n¨ng lùc chuyªn m«n. d. … ChÕ ®é, chÝnh s¸ch cña ®Þa ph−¬ng ch−a khuyÕn khÝch ®−îc lao ®éng cña gi¸o viªn vμ c¸n bé qu¶n lý. e. … L·nh ®¹o cÊp trªn ch−a t¹o ®iÒu kiÖn gióp ®ì. f. … Thêi gian vμ c«ng viÖc qu¶n lý lμm h¹n chÕ viÖc tù häc tËp båi d−ìng, cËp nhËt nh÷ng th«ng tin míi vÒ khoa häc gi¸o dôc. g. Nh÷ng nguyªn nh©n kh¸c: ....................................................................................................................................... 13. Xin thÇy (c«) cho biÕt nh÷ng biÖn ph¸p chØ ®¹o cña Phßng Gi¸o dôc ®· lμm ®Ó gióp hiÖu tr−ëng c¸c tr−êng tiÓu häc qu¶n lý gi¶ng d¹y cña gi¸o viªn tèt h¬n? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 14. Trong thêi gian qua, thÇy (c«) nhËn thÊy kiÓu båi d−ìng nμo lμ phï hîp vμ cã hiÖu qu¶ ®èi víi ®éi ngò gi¸o viªn tiÓu häc TT C¸c kiÓu båi d−ìng RÊt hiÖu qu¶ HiÖu qu¶ Kh«ng hiÖu qu¶ 1 ChuÈn hãa kh«ng tËp trung t¹i tr−êng S− ph¹m 2 N©ng chuÈn kh«ng tËp trung t¹i tr−êng S− ph¹m 3 Båi d−ìng theo sù chØ ®¹o cña Bé 4 Båi d−ìng qua c¸c ho¹t ®éng chuyªn m«n ë tr−êng vμ Phßng Gi¸o dôc - §μo t¹o 5 Tù båi d−ìng cña gi¸o viªn 15. ý kiÕn ®Ò xuÊt cña thÇy (c«) ®Ó qu¶n lý gi¶ng d¹y cã hiÖu qu¶ ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 16. Xin thÇy (c«) ®¸nh dÊu X vμo c¸c møc ®é phï hîp víi suy nghÜ vμ thùc tiÔn n¬i m×nh c«ng t¸c. TT Qu¶n lý viÖc thùc hiÖn ®æi míi néi dung ch−¬ng tr×nh tiÓu häc RÊt tèt Tèt Trung b×nh Ch−a tèt 1 D¹y ®óng vμ ®ñ néi dung ch−¬ng tr×nh ®æi míi 2 H−íng dÉn GV lËp kÕ ho¹ch d¹y häc theo ch−¬ng tr×nh ®æi míi 3 KiÓm tra viÖc d¹y ch−¬ng tr×nh ®æi míi cña gi¸o viªn 17. Xin thÇy (c«) ®¸nh dÊu X vμo c¸c møc ®é phï hîp víi suy nghÜ vμ thùc tiÔn n¬i m×nh c«ng t¸c. TT Qu¶n lý viÖc thùc hiÖn ®æi míi ph−¬ng ph¸p d¹y häc (PPDH) RÊt tèt Tèt Trung b×nh Ch−a tèt 1 Theo h−íng ph¸t huy tÝnh tÝch cùc chñ ®éng s¸ng t¹o cña häc sinh 2 Theo h−íng kÕt hîp nhuÇn nhuyÔn vμ s¸ng t¹o c¸c PPDH kh¸c nhau (truyÒn thèng vμ hiÖn ®¹i) 3 Theo h−íng ph¸t triÓn kh¶ n¨ng tù häc cña häc sinh 4 Theo h−íng kÕt hîp ho¹t ®éng c¸ nh©n víi ho¹t ®éng nhãm vμ ph¸t huy kh¶ n¨ng cña c¸ nh©n 5 Theo h−íng t¨ng c−êng kÜ n¨ng thùc hμnh 6 Theo h−íng sö dông ph−¬ng tiÖn kÜ thuËt hiÖn ®¹i vμo d¹y häc 7 Theo h−íng ®æi míi c¶ ph−¬ng ph¸p kiÓm tra vμ ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp cña häc sinh 8 Theo h−íng ®æi míi c¸ch so¹n gi¸o ¸n, lËp kÕ ho¹ch bμi häc vμ môc tiªu bμi häc 9 C¸c néi dung kh¸c: ......................................................... 18. ý kiÕn ®Ò xuÊt cña thÇy (c«) ®Ó qu¶n lý viÖc ®æi míi néi dung ch−¬ng tr×nh vμ ph−¬ng ph¸p d¹y häc tiÓu häc cã hiÖu qu¶. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Phô lôc 2 phiÕu xin hái ý kiÕn GI¸o viªn tr−êng tiÓu häc Nh»m gióp chóng t«i hoμn thμnh luËn v¨n Th¹c sÜ víi ®Ò tμi: "Thùc tr¹ng vÒ c«ng t¸c qu¶n lý gi¶ng d¹y cña HiÖu tr−ëng c¸c tr−êng tiÓu häc ë ThÞ x· BÕn Tre", xin quÝ thÇy c« vui lßng tr¶ lêi c¸c c©u hái d−íi ®©y b»ng c¸ch ®¸nh dÊu (X) vμo c¸c « … phï hîp víi suy nghÜ vμ thùc tiÔn n¬i c«ng t¸c. Xin ch©n thμnh c¶m ¬n sù gióp ®ì cña thÇy c«. Xin thÇy c« vui lßng cho biÕt ®«i ®iÒu vÒ b¶n th©n: - Giíi tÝnh: Nam … N÷ … -Tuæi : a. … d−íi 35 tuæi b. … tõ 35 ®Õn 50 tuæi c. … trªn 50 tuæi - Tr×nh ®é ®μo t¹o : … 9+1 … 9+2 … 9+3 … 12+1 … 12+2 … 12+3 … kh¸c (§H, S§H) - Th©m niªn c«ng t¸c:................................................................................................... 1. ThÇy (c«) cã hμi lßng víi kÕt qu¶ qu¶n lý gi¶ng d¹y hiÖn nay cña hiÖu tr−ëng tr−êng m×nh kh«ng? a. … RÊt hμi lßng b. … Hμi lßng c. … B×nh th−êng d. … Kh«ng hμi lßng e. Xin thÇy (c«) cho biÕt lý do t¹i sao? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2. Theo thÇy (c«) hiÖu tr−ëng tr−êng tiÓu häc cã cÇn thiÕt lμ ng−êi cã chuyªn m«n giái, n¾m v÷ng néi dung vμ ph−¬ng ph¸p gi¶ng d¹y hay kh«ng? a. … RÊt cÇn thiÕt b. … CÇn thiÕt c. … Cã còng ®−îc, kh«ng còng ®−îc d. … Kh«ng cÇn thiÕt 3. Xin thÇy (c«) cho biÕt hiÖu tr−ëng c¨n cø vμo nh÷ng tiªu chÝ nμo ®Ó ph©n c«ng gi¸o viªn gi¶ng d¹y? a. … N¨ng lùc chuyªn m«n b. … NguyÖn väng c¸ nh©n cña gi¸o viªn c. … NguyÖn väng cña häc sinh. d. … §iÒu kiÖn hoμn c¶nh. e. … Yªu cÇu ®Æc ®iÓm mçi líp. f. … Tr×nh ®é ®μo t¹o. g. … PhÈm chÊt ®¹o ®øc. 4. Theo thÇy (c«) hiÖu tr−ëng tr−êng tiÓu häc cÇn cã nh÷ng biÖn ph¸p g× ®Ó qu¶n lý tèt gi¶ng d¹y cña tr−êng m×nh? a. … X©y dùng tæ chuyªn m«n v÷ng m¹nh. b. … Th−êng xuyªn tæ chøc c¸c ho¹t ®éng chuyªn ®Ò vÒ chuyªn m«n. c. … Qu¶n lý viÖc thùc hiÖn ch−¬ng tr×nh d¹y häc cña gi¸o viªn. d. … Ph©n c«ng gi¶ng d¹y hîp lý, ®óng n¨ng lùc chuyªn m«n. e. Kh¸c:....................................................................................................................... 5. Xin thÇy (c«) ®¸nh dÊu X vμo c¸c møc ®é phï hîp víi suy nghÜ vμ thùc tiÔn n¬i m×nh c«ng t¸c. TT Néi dung RÊt tèt Tèt Trung b×nh Ch−a tèt VÒ so¹n bμi chuÈn bÞ gi¶ng d¹y 1 Bμi so¹n ph¶i ®óng ph©n phèi ch−¬ng tr×nh cña Bé 2 Bμi so¹n ph¶i ®óng theo môc tiªu, ni dung ch−¬ng tr×nh gi¶ng d¹y 3 Bμi so¹n ph¶i thÓ hiÖn râ c«ng viÖc cña thÇy vμ trß 4 Bμi so¹n gi¶i quyÕt tèt vÊn ®Ò kiÕn thøc träng t©m vμ k n¨ng cÇn thiÕt 5 Nghiªn cøu kü néi dung bμi d¹y vμ nh÷ng kiÕn thøc liªn quan 6 Lùa chän ®−îc ph−¬ng ph¸p gi¶ng d¹y phï hîp víi lo¹i bμi vμ ®èi t−îng häc sinh 7 ChuÈn bÞ nh÷ng ph−¬ng tiÖn, ®å dïng d¹y häc cÇn thiÕt 8 KiÓm tra viÖc chuÈn bÞ bμi cña gi¸o viªn th«ng qua gi¸o ¸n 9 C¸c néi dung kh¸c: ......................................................... VÒ néi dung ch−¬ng tr×nh 1 ViÖc thùc hiÖn ®óng ph©n phèi ch−¬ng tr×nh m«n häc 2 H−íng dÉn c¸c tæ vμ gi¸o viªn lËp kÕ ho¹ch d¹y häc cña tæ vμ cña b¶n th©n theo ph©n phèi ch−¬ng tr×nh 3 LËp sæ theo dâi ch−¬ng tr×nh ®æi míi ë c¸c khèi líp 4 D¹y ®óng vμ ®ñ néi dung ch−¬ng tr×nh ®æi míi KiÓm tra viÖc thùc hiÖn ch−¬ng tr×nh th«ng qua: a. B¸o c¸o cña tæ chuyªn m«n b. Gi¸o ¸n cña gi¸o viªn 5 c. Cho häc sinh lμm bμi kiÓm tra TT Néi dung RÊt tèt Tèt Trung b×nh Ch−a tèt 6 C¸c néi dung kh¸c: ......................................................... VÒ ®æi míi ph−¬ng ph¸p d¹y häc 1 §Ò xuÊt mét sè ph−¬ng ph¸p d¹y häc th«ng qua c¸c tiÕt d¹y minh häa 2 C¶i tiÕn ph−¬ng ph¸p d¹y häc nh»m t¨ng c−êng tÝnh tÝch cùc, chñ ®éng, s¸ng t¹o cña häc sinh 3 Sö dông ph−¬ng tiÖn, ®å dïng d¹y häc trong giê d¹y 4 Th−êng xuyªn giíi thiÖu nh÷ng thμnh tùu míi cña ph−¬ng ph¸p d¹y häc 5 Tæ chøc d¹y trªn m¸y vi tÝnh cho häc sinh 6 Tæ chøc cho häc sinh xem b¨ng video ®Ó hç trî cho c¸c m«n häc 7 C¶i tiÕn ph−¬ng ph¸p d¹y häc nh»m t¨ng c−êng kh¶ n¨ng tù häc cña häc sinh 8 C¸c néi dung kh¸c: ……………………………………. 6. Xin thÇy (c«) cho biÕt nh÷ng biÖn ph¸p chØ ®¹o cña Phßng Gi¸o dôc ®· lμm ®Ó gióp hiÖu tr−ëng c¸c tr−êng tiÓu häc qu¶n lý gi¶ng d¹y cña gi¸o viªn tèt h¬n? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 7. Trong thêi gian qua, thÇy (c«) nhËn thÊy kiÓu båi d−ìng nμo lμ phï hîp vμ cã hiÖu qu¶ ®èi víi ®éi ngò gi¸o viªn tiÓu häc TT C¸c kiÓu båi d−ìng RÊt hiÖu qu¶ HiÖu qu¶ Kh«ng hiÖu qu¶ 1 ChuÈn hãa kh«ng tËp trung t¹i tr−êng S− ph¹m 2 N©ng chuÈn kh«ng tËp trung t¹i tr−êng S− ph¹m 3 Båi d−ìng theo sù chØ ®¹o cña Bé 4 Båi d−ìng qua c¸c ho¹t ®éng chuyªn m«n ë tr−êng vμ Phßng Gi¸o dôc - §μo t¹o 5 Tù båi d−ìng cña gi¸o viªn 8. Xin thÇy (c«) ®¸nh dÊu X vμo c¸c møc ®é phï hîp víi suy nghÜ vμ thùc tiÔn n¬i c«ng t¸c cña m×nh vÒ cë së vËt chÊt vμ ph−¬ng tiÖn d¹y häc Møc ®é ®Çy ®ñ Møc ®é hiÖn ®¹i TT C¬ së vËt chÊt vμ ph−¬ng tiÖn d¹y häc ThiÕu T−¬ng ®èi ®ñ §ñ L¹c hËu T−¬ng ®èi hiÖn ®¹i HiÖn ®¹i 1 Phßng bé m«n cã: m¸y vi tÝnh, tivi, m¸y projector, m¸y chiÕu qua ®Çu,… 2 Phßng thÝ nghiÖm 3 Th− viÖn 4 SGK, SGV, tμi liÖu tham kh¶o,… 5 C¸c ph−¬ng tiÖn vμ ®å dïng d¹y häc trªn líp 6 C¸c ®å dïng thÝ nghiÖm 7 S©n ch¬i vμ b·i luyÖn tËp ThÓ dôc thÓ thao 8 C¸c ph−¬ng tiÖn vμ ®å dïng ThÓ dôc thÓ thao 9 C¸c CSVC vμ PTDH kh¸c ............................................. 9. Trong c«ng t¸c ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ gi¶ng d¹y cña gi¸o viªn, hiÖu tr−ëng ®· thùc hiÖn nh÷ng viÖc lμm nμo: a. … Dùa vμo kÕt qu¶ cuèi n¨m cña häc sinh b. … Dùa vμo kÕt qu¶ thi häc k× c. … Dùa vμo tiÕt dù giê ®ét xuÊt d. … Dùa vμo viÖc kiÓm tra hå s¬ sæ s¸ch ®Þnh k× vμ cuèi n¨m e. … Dùa vμo viÖc thi gi¸o viªn d¹y giái c¸c cÊp f. … ý kiÕn b×nh xÐt cña ®ång nghiÖp g. … ý kiÕn cña tæ tr−ëng chuyªn m«n h. Nh÷ng viÖc lμm kh¸c: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 10. Xin thÇy (c«) cho biÕt nh÷ng kÜ n¨ng d¹y häc nμo cÇn båi d−ìng ®Ó gióp m×nh hoμn thμnh tèt nhiÖm vô gi¶ng d¹y trong giai ®o¹n ®æi míi gi¸o dôc tiÓu häc. a. … KÜ n¨ng chän läc vμ cËp nhËt c¸c tri thøc phï hîp víi xu thÕ ph¸t triÓn cña thêi ®¹i. b. … KÜ n¨ng sö dông c¸c ph−¬ng tiÖn d¹y häc hiÖn ®¹i vμ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin trong d¹y häc. c. … KÜ n¨ng tæ chøc ho¹t ®éng nhËn thøc cho häc sinh. d. … KÜ n¨ng tæ chøc, h−íng dÉn häc sinh tù häc. e. … KÜ n¨ng nghiªn cøu khoa häc, tù häc, tù båi d−ìng. f. … KÜ n¨ng ho¹t ®éng x· héi. g. … ............................................................................................................................ 11. Xin thÇy (c«) cho biÕt kÕt qu¶ gi¶ng d¹y ë líp m×nh phô tr¸ch cã nh÷ng mÆt m¹nh, mÆt yÕu nμo? Nguyªn nh©n? KÕt qu¶ häc tËp cña häc sinh líp thÇy (c«) phô tr¸ch trong häc k× I n¨m häc 2005 - 2006: Tæng sè häc sinh:............ Giái: Sè l−îng:...........Tû lÖ %............ Kh¸: Sè l−îng:...........Tû lÖ %........... Trung b×nh: Sè l−îng:...........Tû lÖ %........... YÕu: Sè l−îng:............Tû lÖ %........... * MÆt m¹nh: a. … Thùc hiÖn nghiªm tóc ch−¬ng tr×nh, quy chÕ chuyªn m«n trong so¹n gi¶ng, chÊm bμi. b. … Thùc hiÖn nghiªm tóc, linh ho¹t c¸c quy ®Þnh vÒ gi¶m t¶i phï hîp víi kh¶ n¨ng tiÕp thu cña häc sinh. c. … TruyÒn thô kiÕn thøc c¬ b¶n, chÝnh x¸c, cã träng t©m, cã nhiÒu cè g¾ng ®æi míi ph−¬ng ph¸p gi¶ng d¹y. d. … TÝch cùc sö dông ®å dïng d¹y häc trªn líp. e. Nh÷ng mÆt m¹nh kh¸c: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... * MÆt yÕu: a. … Ch−a quan t©m nhiÒu ®Õn viÖc khai th¸c hîp lý, hiÖu qu¶ ®å dïng d¹y häc trªn líp. b. … C¸c ph−¬ng ph¸p d¹y häc vμ tæ chøc ho¹t ®éng d¹y häc ch−a linh ho¹t. c. … Ch−a quan t©m khai th¸c hîp lý néi dung s¸ch gi¸o khoa. d. … Giê d¹y ch−a chó ý ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh. e. Nh÷ng mÆt yÕu kh¸c: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... * Nguyªn nh©n kÕt qu¶ gi¶ng d¹y yÕu ë líp thÇy (c«) phô tr¸ch lμ do: a. … Do mÆt b»ng tri thøc tr−íc khi vμo ngμnh s− ph¹m cßn yÕu. b. … Do qu¸ tr×nh ®μo t¹o ch−a trang bÞ ®ñ kiÕn thøc. c. … Do ®êi sèng gi¸o viªn qu¸ khã kh¨n. d. … Do c¬ së vËt chÊt nhμ tr−êng cßn thiÕu thèn. e. … Do tr×nh ®é cña b¶n th©n ch−a ®¸p øng ®−îc nh÷ng yªu cÇu ®æi míi. f. … Do ch−a say mª víi nghÒ nghiÖp. g. C¸c nguyªn nh©n kh¸c: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 12. Theo thÇy (c«), nh÷ng nguyªn nh©n nμo gióp hiÖu tr−ëng tr−êng m×nh lμm tèt vμ ch−a tèt viÖc qu¶n lý gi¶ng d¹y? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 13. ý kiÕn ®Ò xuÊt cña thÇy (c«) nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ vμ chÊt l−îng d¹y häc ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 14. Xin thÇy (c«) ®¸nh dÊu X vμo c¸c møc ®é phï hîp víi suy nghÜ vμ thùc tiÔn n¬i m×nh c«ng t¸c. TT Qu¶n lý viÖc thùc hiÖn ®æi míi néi dung ch−¬ng tr×nh tiÓu häc RÊt tèt Tèt Trung b×nh Ch−a tèt 1 D¹y ®óng vμ ®ñ néi dung ch−¬ng tr×nh ®æi míi 2 H−íng dÉn GV lËp kÕ ho¹ch d¹y häc theo ch−¬ng tr×nh ®æi míi 3 KiÓm tra viÖc d¹y ch−¬ng tr×nh ®æi míi cña gi¸o viªn 15. Xin thÇy (c«) ®¸nh dÊu X vμo c¸c møc ®é phï hîp víi suy nghÜ vμ thùc tiÔn n¬i m×nh c«ng t¸c. TT Qu¶n lý viÖc thùc hiÖn ®æi míi ph−¬ng ph¸p d¹y häc (PPDH) RÊt tèt Tèt Trung b×nh Ch−a tèt 1 Theo h−íng ph¸t huy tÝnh tÝch cùc chñ ®éng s¸ng t¹o cña häc sinh 2 Theo h−íng kÕt hîp nhuÇn nhuyÔn vμ s¸ng t¹o c¸c PPDH kh¸c nhau (truyÒn thèng vμ hiÖn ®¹i) 3 Theo h−íng ph¸t triÓn kh¶ n¨ng tù häc cña häc sinh 4 Theo h−íng kÕt hîp ho¹t ®éng c¸ nh©n víi ho¹t ®éng nhãm vμ ph¸t huy kh¶ n¨ng cña c¸ nh©n 5 Theo h−íng t¨ng c−êng kÜ n¨ng thùc hμnh 6 Theo h−íng sö dông ph−¬ng tiÖn kÜ thuËt hiÖn ®¹i vμo d¹y häc 7 Theo h−íng ®æi míi c¶ ph−¬ng ph¸p kiÓm tra vμ ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp cña häc sinh 8 Theo h−íng ®æi míi c¸ch so¹n gi¸o ¸n, lËp kÕ ho¹ch bμi häc vμ môc tiªu bμi häc 9 C¸c néi dung kh¸c: ......................................................... 16. Xin thÇy (c«) cho biÕt nh÷ng khã kh¨n vμ thuËn lîi khi thùc hiÖn viÖc ®æi míi ph−¬ng ph¸p d¹y häc * ThuËn lîi: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... * Khã kh¨n: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Phụ lục 3 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA HIỆU TRƯỞNG-CBQL Trong quá trình quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên tiểu học, xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết quan điểm của mình bằng cách đánh dấu chéo (x) vào các ô thích hợp dưới đây. Xin chân thành cảm ơn quý thầy (cô) Ý kiến đánh giá (%) Mức độ cần thiết Mức độ khả thi TT Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Xây dựng, quy hoạch đào tạo đội ngũ CBQL các trường tiểu học 2 Phân quyền cho hiệu trưởng các trường tiểu học trong công tác quản lý về tài chính, tuyển dụng, khen thưởng… 3 Kiểm tra chặt chẽ việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên 4 Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện đúng và đủ nội dung chương trình đổi mới của giáo viên 5 Chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, phát triển khả năng tự học, kĩ năng thực hành 6 Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên những kĩ năng cần thiết cho việc đổi mới PPDH 7 Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 8 Cải tiến, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá 9 Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các đoàn thể và chính quyền địa phương 10 Tăng cường chế độ chính sách cho đội ngũ CBQL trường học Phụ lục 4 Bảng 2.21: Nhận xét của CBQL về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học ở Thị xã Bến Tre Ý kiến đánh giá (%) Mức độ cần thiết Mức độ khả thi TT Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Xây dựng, quy hoạch đào tạo đội ngũ CBQL các trường tiểu học 9 10 16 3 2 Phân quyền cho hiệu trưởng các trường tiểu học trong công tác quản lý về tài chính, tuyển dụng, khen thưởng… 17 2 14 5 3 Kiểm tra chặt chẽ việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên 16 3 18 1 4 Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện đúng và đủ nội dung chương trình đổi mới của GV 18 1 17 2 5 Chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, phát triển khả năng tự học, kĩ năng thực hành 19 16 3 6 Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên những kĩ năng cần thiết cho việc đổi mới PPDH 17 2 16 3 7 Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 16 3 15 4 8 Cải tiến, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá 15 4 14 5 9 Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các đoàn thể và chính quyền địa phương 16 3 17 2 10 Tăng cường chế độ chính sách cho đội ngũ CBQL trường học 14 5 8 11 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7042.pdf
Tài liệu liên quan