Lời nói đầu
Hướng tới một tương lai tươi đẹp, một sự phát triển không ngừng của cả nhân loại. Bước vào thế kỷ 21, xu hướng chung của nền kinh tế thế giới là sự quốc tế hoá hợp tác hoá về mọi mặt giữa các quốc gia. Kinh tế là nhịp cầu nối liền các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn. Nền kinh tế ngày càng được quốc tế hoá và hợp tác hoá bao nhiêu thì sự cạnh tranh giữa các quốc gia càng trở nên mạnh mẽ bấy nhiêu. Khi đó thị trường cạnh tranh tự do đã thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của cá
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng về công tác Kế toán nguyên vật liệu trong các Doanh nghiệp hiện nay & Một số ý kiến đề xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c quốc gia. Vì vậy để cùng hoà nhập và cạnh tranh với nền kinh tế thế giới chung đòi hỏi nhà nước ta phải có một nền kinh tế phát triển toàn diện, vững chắc và một hệ thống hạch toán kế toán hoàn thiện
Cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi nhà nước XHCN phải thực hiện, phải sử dụng kế toán là công cụ đặc biệt quan trọng trong việc quản lý nền kinh tế. Trong đó, Hạch toán kế toán NVL (nguyên vật liệu ) là một bộ phận cấu thành của công cụ quản lý kinh tế tài chính có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Vì thế việc hoàn thiện côngtác kế toán trong đó hoàn thiện kế toán NVL là công việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay.Công việc này góp phần tích cực trong việc tính và tập hợp chi phí giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp Từ đó đặt ra nhiệm vụ hết sức to lớn đối với công tác kế toán của doanh nghiệp là phải hoàn thiện công tác kế toán NVL .Vì đây là xuất phát điểm quan trọng giúp cho việc điều hành, quản lí , tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh một cách khoa học mang tính kinh tế cao. Tạo đà phát triển cho quá trình CNH-HĐH đất nước.Từ đây có thể nói vấn đề này không chỉ cần được nghiên cứu dưới góc độ doanh nghiệp mà cần phải được nghiên cứu ở tầm vĩ mô của Nhà nước.
Chính vì vậy mà chuyên đề tập trung đi sâu vào vấn đề hoàn thiện công tác kế toán NVLở các nội dung chính sau:
Phần I : Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán NVL trong các doanh nghiệp
Phần II : Thực trạng về công tác kế toán NVL trong các doanh nghiệp hiện nay và một số ý kiến đề xuất.
Kết luận
Phần I
Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán NVL trong các doanh nghiệp
Chương I : Những vấn đề chung về kế toán NVL
I.Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán NVL:
1.khái niệm NVL:
NVL được sử dụng trong các đơn vị hoạt động sản xuất là những đối tượng lao động dưới dạng hiện vật, NVL tham gia cấu thành vào thực thể vật chất của sản phẩm và nó là một bộ phận chi phí của sản xuất thường chiếm một tỷ trọng trong giá thành sản phẩm.
2.Đặc điểm NVL:
Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới, NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, chúng bị ao mòn toàn bộ và thay đổi về hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể của sản phẩm. Về mặt giá trị, NVL chuyển dịch toàn bộ một lần giá trị vào giá trị sản phẩm mới tạo ra.
NVL được sử dụng thường xuyên trong hoạt động sản xuất. Do vậy nó đòi hoiư phải được tổ chức cung ứng dự trữ để thoả mãn nhu cầu sản xuất thường xuyên
NVL thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sanr lưu động. Đò hỏi phải quản lý chúng chặt chẽ tránh gây lãng phí về NVL
Là một trong những chi phí quan trọng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do đó đòi hỏi phải có phương pháp thích hợp để tiết kiệm NVL trong sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.
3.Nhiệm vụ của kế toán NVL
Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán NVL kế toán phải thực hiện nhiệm vụ sau:
Phải tổ chức phân loại đánh giá NVL phù hợp với các nguyên tắc, các yêu cầu quản lý của nhà nước và của từng doanh nghiệp
Phải tổ chức chứng từ sổ sách tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp nhằm để ghi chép phân loại tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tâưng giảm về NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh. Và cung cấp số liệu kịp thời phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Thực hiện việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua vào, tình hình thanh toán với người cung cấp, tình hình sử dụng NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh.
II .Phân loại NVL
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại NVL khác nhau, chúng có vai trò, công dụng, tính chất lý hoá rất khác nhau và biến động liên tục hàng ngày trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhằm tổ chức tốt công tác quản lý và hạch toán NVL, bảo đảm sử dụng có hiệu quả NVL trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần phân loại NVL. Tuỳ thuộc vào nội dung kinh tế và chức năng của NVL trong sản xuất mà NVL trong doanh nghiệp có sự phân chia thành các loại khác nhau. Nhìn chung trong các doanh nghiệp NVL được chia thành những loại sau:
1.NVL chính:
Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mới
Ví dụ: Sắt thép trong công nghiệp cơ khí, bông trong công nghiệp kéo sợi, hạt giống, phân bón trong nông nghiệp.
Bán thành phẩm mua ngoài cũng phản ánh vào NVL chính như: bàn đạp, khung xe đạp .. trong công nghệ lắp ráp xe đạp, vật kết cấu trong xây dựng cơ bản.
2.NVL phụ:
Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ thong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vât liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao đông của công nhân viên như (dầu nhờn, hồ keo, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, thuốc chống rỉ, hương liệu, xà phòng, giẻ lau, thuốc kích thích sinh trưởng chăn nuôi hay trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp..)
3.Nhiên liệu:
Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lương cho quá trình sản xuất kinh doanh như: Xăng, dầu, hơi đốt, chất khí, than, củi..
4.Phụ tùng thay thế:
Là những chi tiết dùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải..
Ví dụ: Vòng bi, vòng đệm, xăm lốp..
5.Phế liệu:
Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị nó đã mất hết hoặc phần lớn giá trị sử dụng ban đầu như: Sắt, thép vụn, gỗ vụn, vải vụn, gạch vỡ, ngói vỡ, phôi bào ..
Trên thực tế việc sắp xếp NVL theo từng loại như đã trình bày ở trên là căn cứ vào công dụng chủ yếu của NVL ,ở từng đơn vị cụ thể bởi vì có thứ NVL ở đơn vị này là NVL chính nhưng ở đơn vị khác lại là NVL phụ…..
III-Đánh Giá NVL:
Đánh giá NVL là biểu hiện bằng thước đo giá trị là tiền tệ theo một nguyên tắc nhất định nhằm bảo đảm yêu cầu chân thực và thống nhất .Trong hạch toán NVL phải được tính theo giá thực tế (giá gốc). Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì trong giá thành của NVL bao gồm cả thuế GTGT. Còn nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá thực tế của NVL không có thuế GTGT.
A.Giá thực tế của NVL nhập kho:
1.Giá thực tế của NVL mua ngoài:
Bao gồm giá mua ghi trên hoá đơn của người bán công thuế nhập khẩu (nếu có) công chi phí thu mua thực tế ( chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí của nhân viên thu mua, chi phí của bộ phận thu mua, của bộ phận thu mua độc lập, chi phí thuê kho, bãi, bạt, tiền phạt lưu kho, lưu hàng) trừ các khoản chiết khấu, giảm giá hàng mua được hưởng.
2.Giá NVL tự chế biến, tự sản xuất:
Là giá thực tế của NVL xuất chế biến cộng chi phí chế biến.
3.Giá NVL thuê ngoài gia công chế biến:
Là giá thực tế của NVL xuất kho chế biến cộng tiền thuê chế biến phải trả công chi phí vân chuyển bốc dỡ
4.Giá của NVL (thực tế)các đơn vị góp vốn liên doanh:
Là giá thoả thuận do các bên tham gia liên doanh xác định.
5.Giá thực tế của NVL được biếu tặng:
Là giá thực tế theo giá thị trường tại thời điểm đó.
6.Giá của NVL là phế liệu:
Là giá ước tính thực tế mà có thể sử dụngđược hoặc bán ra được thi trường chấp nhận.
B-Giá NVL xuất dùng trong kỳ:
Tuỳ theo các hoạt động, đặc điểm sản xuất kinh doanh yêu cầu quản lí và hạch toán ,trình độ nghiệp vụ của kế toán trưởng để vận dụng một trong các phương pháp tính giá NVL sau đây:
1.Phương pháp đơn giá bình quân : (gồm 3 cách tính khác nhau)
1.1. Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ :
=
= +
Cách tính này đơn giản dễ làm nhưng độ chính xác không cao, công việc tính toán dồn vào tính toán do đó ảnh hưởng đến thời gian lập báo cáo.
1.2. Gía đơn vị bình quân cuối kỳ trước (giá bình quân tồn đầu kỳ)
=
= x
Cách tính này đơn giản phản ánh kịp thời tình hình biến động của NVL trong kỳ nhưng không chính xác là vì không tính được sự biến động giá cả trong kỳ của giá NVL.
1.3. Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
=
= x
Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp trên vừa là chính xác vừa cập nhật tuy nhiên cũng có nhược điểm tốn nhiều công sức mà phải tính toán nhiều lần.
2.Phương pháp nhập trước :
Theo phương pháp này số vật liệu nhập trước thì xuất trước , xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của số hàng xuất do đó phương pháp này thì ghi tồn kho cuối kỳ là giá thực tế của số mua vào sau cùng .
Cho nên phương pháp nay chỉ thích hợp với trường hợp giá cả ổn định và có xu hướng giảm. Doanh nghiệp có ít danh điểm vật liệu số lần nhập trong kì không nhiều và cũng thích hợp cho nhưng thứ vật liệu quy định thời hạn bảo quản như (hoá chất thực phẩm).
3.Phương pháp nhập sau xuất trước : :
Theo phương pháp này những vật liệu mua vào sau cùng sẽ được xuất trước tiên và trị giá vốn của vật liệu mua vào được tính cho cái trị giá vật liệu xuất dùng ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước . Phương pháp này làm cho chi phí của NVL phù hợp với hiện hành, sát với chi phí bỏ ra của lần mua gần nhất do đó nó vận dụng thích hợp trong trường hợp giá cả luôn luôn tăng đột biến và trường hợp lạm phát bảo đảm thực hiện được nguyên tắc thận trọng .
4.Phương pháp trực tiếp:( giá thực tế đích danh):
Theo phương pháp này toàn bộ NVL được xác định theo đơn chiếc hoặc từng lô hàng và theo giá trị được giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng NVL nào thì tính theo giá NVL đó. Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có điều kiện riêng để bảo quản theo từng lô hàng đã nhập kho và các loại NVL thường có giá trị cao.
5. Phương pháp giá hạch toán:(Phưong pháp hệ số giá):
Theo phương pháp này toàn bộ NVL biến động hàng ngày được tính theo giá hạch toán.Giá hạch toán là loại giá ổn định trong kì có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá cuối kì trước và được sử dụng thống nhất trong kì hạch toán. Khi dùng giá hạch toán thì cuối kì kế toán phải điều chỉnh giá hạch toán sang giá thực tế. Thường dùng công thức:
= x
+
=
+
Hệ số giá có thể tính theo từng loại, từng nhóm, từng thứ NVL. Tuỳ thuộc vào trình độ của kế toán. Từ đó tính ra giá thực tế của NVL xuất dùng trong kỳ:
= x Hệ số giá NVL
Chương II: Kế toán tổng hợp NVL
I-Hạch tình hình biến động NVL theo phương pháp kế toán hàng tồn kho kê khai thường xuyên:
A- Đặc điểm của phương pháp :
-Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có qui mô lớn sản xuất kinh doanh những mặt hàng giá trị cao, sử dụng các loại NVL đắt tiền, việc bảo quản và theo dõi tình hình nhập xuất NVL hàng ngày một cách thuận lợi. Theo phương pháp này tình hình nhập xuất và tồn kho NVL được ghi chép phản ánh hàng ngày theo từng lần phát sinh trên TK152
-Ưu điểm của phương pháp : phản ánh kịp thời chính xác tình hình nhập xuất và tồn kho NVL theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh cung cấp kịp thời các chỉ tiêu kinh tế cần thiết phục vụ cho nhu cầu quản lí, tăng cường quản lý NVL
-Nhược điểm của phương pháp : công việc ghi chép nhiều làm tính phức tạp của công tác kế toán
B-Trình tự kế toán nhập xuất NVL
1)Kế toán tổng hợp nhập NVL
Kế toán tăng NVL đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tất cả các trường hợp mua vào đều phải có chứng từ hoá đơn GTGT và khi doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì NVL thực tế không bao gồm thuế VAT. thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được hạch toán riêng tổng giá phải thanh toán cho người bán gồm phần mua chưa thuế và phần VAT được khấu trừ :
-Mua NVL :
+Sử dụng sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế theo phương pháp khấu trừ :
Nợ TK152: giá thực tế nhập kho
Nợ TK133(1): thuế GTGT
Có TK111,112,331,141,311….. tổng tiền thanh toán
+Sử dụng sản xuất sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế VAT hoặc chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 152: giá mua có cả thuế GTGT
Có TK 11,112,331,141,311…...tổng giá thanh toán
-NVL được cấp :
Nợ TK152: giá theo giá thị trường
Có TK 141
-NVL tự sản xuất gia công:
Nợ TK 152
Có TK 154
-NVL nhận vốn góp liên doanh hoặc được viện trợ biếu tặng :
Nợ TK 152: giá tính theo giá thị trường
Có TK 411
-NVL mua vào nhập kho phát hiện thừa hoặc kiểm kê kho phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân:
Nợ TK 152:
Có TK 338(1): NVL thừa chờ xử lý
-Khi xác định được nguyên nhân tuỳ theo nguyên nhân và cách xử lý mà ghi vào tài khoản liên quan :
Nợ TK 338(1): NVL thừa được xử lý
Có TK 721
Có TK 152
Có TK 331
2.Kế toán xuất kho NVL :
Khi xuất kho NVL kế toán ghi có TK152 tuỳ theo từng trường hợp xuát mà ghi Nợ TK liên quan.
-Xuất kho NVL phục vụ sử dụng sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 621
Nợ TK 627
Nợ TK 642
NợTK 641
Nợ TK 241
Có TK 152
-Xuất kho NVL đem góp vôn liên doanh
+Trị gia vốn góp theo kết quả đánh giá của hội đồng quản trị lớn hơn trị giá thưc tế của NVL dem góp vốn.
Nợ TK 128 : Giá trị vốn góp
Nợ TK 222
Có TK 152 : Giá thực tế
Có TK 412: Chênh lệch giá
+Nếu giá trị vốn góp theo đánh giá lại của hội đồng quản trị nhỏ hơn giá thực tế của NVL đem góp vốn.
Nợ TK 128 : Giá vốn góp
Nợ TK 222 :
Có TK 412 : Chênh lệch giảm
Có TK 152 : Giá thực tế
_Trường hợp kiểm kê thiếu chưa rõ nguyên nhân
Nợ TK 138(1)
Có TK 152
_Khi xác định được nguyên nhân tuỳ theo nguyên nhân và cách xử lí mà ghi vào các TK có liên quan:
Nợ TK 138(8)
Nợ TK 642
Nợ TK 821
Có TK 138(1)
II)Hạch toán tình hình biến động NVL hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì (KKĐK):
A-Đặc điểm phương Pháp:
Phương pháp này thích hợp doanh nghiệp qui mô nhỏ sản xuất kinh doanh với mặt hàng giá trị thấp sử dụng NVL ít tiền chủng loại phức tạp việc theo dõi tình hình nhập xuất và bbảo quản khó khăn theo phương pháp này tình hình nhạp xuất NVL được phản ánh vào TK611
-Ưu điểm của phương pháp: giảm bớt được khối lượng ghi chép của kế toán vì nhập kho NVL ghi hàng ngày theo từng lần phát sinh còn xuất kho NVL hằng ngày không ghi cuối kỳ (cuối quí ,tháng) mới tính và ghi một lần
-Nhược điểm của phương pháp : tính chính xác không cao vì ghi chép không kịp thời tình hình tăng giảm NVL .
B-Trình tự hạch toán NVL :
-Đầu kì kì kế toán tiến hành kết chuyển giá trị tồn kho đầu kì vào TK611:
Nợ TK 611(6111)
Có TK 152: trị giá tồn kho đầu kì
-Khi phản ánh giá thực tế NVL mua vào căn cứ hoá đơn chứng từ có liên quan :
+Theo phương pháp thuế VAT khấu trừ:
Nợ TK611(6111): giá mua chưa thuế
Nợ TK133(1): thuế GTGT được khấu trừ
Có TK331,111,112: tổng giá thanh toán
Trường hợp có chiết khấu giảm giá được hưởng hoặc trả lại người cung cấp :
Nợ TK111,112,331….
Có TK 133(1): giảm thuế khấu trừ VAT
Có TK 611(6111): giảm giá về chiết khấu
+Trường hợp áp dụng thuế VAT trực tiếp :
Nợ TK 611(6111):
Có TK111,112,331,311…
-Cuối kì căn cứ vào kết quả kiểm kê NVL tồn kho hàng mua để tính giá trị tồn kho và kết quả chuyển từ TK611
Nợ TK152:
Có TK611(6111): giá trị tồn kho kiểm kê cuối kì
-Trên cơ sở số tồn kho đầu kì và số nhập trong kì trừ đi số chiết khôngấu giảm giá hàng trả lại người bán trừ số tồn kho cuối kì từ đó kế toán tính số NVL xuất dùng:
Nợ TK 621
Nợ TK 627
Nợ TK 642
Có TK 611(6111)
Chương III :Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Gồm 3 phương pháp :
I-Phương pháp thẻ song song :
1.ở kho:
Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập ,xuất, tồn vật liệu về mặt số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho.
2.ở phòng kế toán :
Mở thẻ kế toán chi tiết vật liệu cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Thẻ này có nội dung tương tự thẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả về mặt giá trị.
Sơ đồ hạch toán
Phiếu nhập kho
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho NVL
Thẻ hoặc số chi tiết NVL
Thẻ kho
Kế toán tổng hợp
Phiếu xuất kho
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi cuối tháng
II-Phương pháp số đối chiếu luân chuyển:
1.Tại kho: Giống phương pháp trên
2.Tại phòng kế toán: Không mở thẻ kế toán chi tiết mà mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và số tên của từng thứ của NVL theo từng kho. Số này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổn hợp các chứng từ nhập xuất, phát sinh trong tháng của từng nguyên liệu. Cuối tháng đối chiếu số liệu NVL trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp.
Sơ đồ hạch toán
Phiếu nhập kho
Bảng kê nhập
Phiếu nhập kho
Kế toán tổng hợp
Sổ đối chiếu luân chuyển
Thẻ kho
Bảng kê xuất
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi cuối tháng
III-Phương pháp sổ số dư:
Tại kho:
Giống như các phương pháp trên . Định kì sau khi ghi thẻ kho, thủ kho ppphải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập kho, xuất kho phát sinh từng vật liệu qui định. Sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kế toán kèm theo các chứng từ nhập xuất vật liệu.
2. Tại phòng kế toán:
Định kỳ nhân viên kế toán phải xuống kho để hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ. Khi nhận được chứng từ kế toán kiểm tra và tính giá chứng từ (theo giá hạch toán). Kế toán tổng cộng số tiền và ghi số tiền vừa tính được của từng nhóm NVL vào bảng luỹ kế nhập xuất, tồn kho NVL. Bảng này được mở cho từng kho, mỗi kho một tờ, được ghi trên cơ sở các phiếu giao nhận chứng từ nhập xuất NVL.
Sơ đồ hạch toán
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Phiếu nhập kho
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi cuối tháng
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Phiếu xuất kho
Kế toán tổng hợp
Bảng luỹ kế nhập xuất, tồn kho vật liệu
Sổ số dư
Thẻ kho
Phần II
Thực trạng về công tác kế toán nguyên vật liệu
và một số ý kiến đề xuất
I. Thực trạng về công tác kế toán nguyên vật liệu:
Trước những đổi mới thực sự của nền kinh tế thị trường hiện nay trong cơ chế quản lí kinh tế tài chính đã khôngẳng định vai trò của hạch toán kế toán trong việc quản trị doanh nghiệp. Đòi hỏi Nhà nước và chính Phủ phải ban hành các văn bản pháp lệnh nghị định về công tác hạch toán kế toán mới phù hợp với tình hình kinh tế chung củ đất nước của khu vực và trên thế giới từ đó mới có thể hoàn thiện được công tác kế toán.
Đặc biệt đối với công tác kế toán NVL như hiện nay ở nước ta là một vấn đề cần được xemm xét và quan tâm. bởi vì đây là một vấn đề chủ chốt cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp. Trong thực tế công tác kế toán NVL vẫn chưa được quan tâm đúng mức. nhiều doanh nghiệp xí nghiệp còn sơ xuất trong việc ghi chép, phương pháp tính toán giá NVL chưa phù hợp,bảo quản NVL chưa tốt dẫn đến tình trạng thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, NVL kém phẩm chất. Một số doanh nghiệp còn áp dụng các phương pháp tính giá NVL theo kiểu dập khuôn máy móc không có sự sáng tạo dẫn đến việc mua vào và bán ra không mang lại lợi nhuận mà còn bị thua lỗ. Đối với doanh nghiệp sản xuất ra NVL để bán thì hay để NVL thất thoát, kém phẩm chất. Từ thực trạng này cần phải có những biện pháp đối với việc ghi chép, tính toán, bảo quản phải thận trọng phải hợp lý hơn nữa để tránh tình trạng trên xảy ra
Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới NVL chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất, chúng được chuyển dịch toàn bộ cả giá trị và hình thái một lần vào giá trị sản phẩm mới vì vậy giá cả NVL loại cần được đánh giá đúng mức với giá trị thực của nó.
Mặt khác việc điều hành, quản lí tốt công tác hạch toán NVL đã giúp cho các nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn về giá cả sản phẩm sản xuất ra, và có những quyết định mới về việc tạo ra sản phẩm mới cho thị trường giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Bên cạnh những mặt tích cực thì công tác hạch toán NVL vẫn còn tồn động niều vấn đề tiêu cực như: do NVL là loại tài sản dự trữ sản xuất kinh doanh thuộc loại tài sản lưu động nên trong vấn đề hạch toán gặp rất nhiều khó khăn. Việc tính giá thành NVL rất phức tạp đòi hỏi áp dụng nhiều phương pháp tính toán cách tính khác nhau đối với từng loại NVL. Vì vậy trong công tác kế toán NVL cần có được những nhân viên kế toán có trình độ, năng lực để thực hiện hạch toán NVL theo từng nhóm, từng loại riêng biệt.
II. Một số ý kiến đề xuất:
Trước một thực trạng về công tác hạch toán kế toán như hiện nay ở nước ta, chúng ta cần có những nhìn nhận, nghiên cứu đúng mức về vấn đề hạch toán NVL:
Để phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý chặt chẽ NVL cần phải biết được một cách cụ thể và đầy đủ số hiện có và tình hình biến động của từng thứ NVL được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy NVL cần phải phân chia một cách chi tiết hơn theo tính năng , lý, hoá học, theo quy cách, phẩm chất của NVL. Việc phân chia đó được thực hiện trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp khác nhau. Do NVL có nhiều loại, nhiều thứ, thường xuyên tăng giảm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công tác kế toán NVL phải phản ánh và cung cấp thông tin kịp thời tình hình biến động về số hiện có NVL, do vậy trong công tác thực tế về hạch toán NVL còn có thể đánh giá theo giá hạch toán (giá kế hoạch ) hoặc một giá ổn định trong kỳ hạch toán. Trong trường hợp này vào cuối mỗi kỳ hạch toán kế toán tính giá thực tế của NVL xuất để tính toán ra hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán. Do đó nên chăng chỉ dùng phương pháp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để đảm bảo tính chính xác và kịp thời trong việc hạch toán NVL. Mặt khác căn cứ vào đặc điểm của NVL và tình hình nhập xuất của từng doanh nghiệp mà áp dụng các phương pháp bảo quản, lưu giữ tại kho bãi cho thích hợp và đạt hiệu quả tốt nhất. Để thực hiện được điều này, các doanh nghiệp nên đầu tư hơn nữa cho chi phí bảo quản và lưu thông NVL bằng cách như: Xây mới các nhà kho, bến bãi với chất lượng tốt, tăng lươngcho công nhân làm công tác bảo vệ bảo quản NVL, mua sắm các thiết bị máy móc, xe cộ hiện đại để cất giữ và lưu thông NVL tốt hơn .
kết luận
Trong quá trình viết chuyên đề em nhận thấy chuyên đề có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm xem xét đúng mức bởi nó rất quan trọng trong công tác hoàn thiện hạch toán kế toán của nước nhà.
Là một sinh viên năm thứ ba khi được viết một chuyên đề có tính cấp thiết và quan trọng. Em đã không tránh khỏi những hạn chế những sai sót trong bài viết mặc dù đã nỗ lực cố gắng viết ra những lý luận về chuyên đề. Vì kiến thức, thời gian có hạn và việc thu thập, tiếp nhận những thông tin tài liệu về chuyên đề còn chưa đúng đắn và xác thực vấn đề. Nên trong bài viết còn mang tính chưa khoa học, nội dung còn chung chung sơ lược.
Em xin chân thành cảm ơn Hội Khoa Học Kinh Tế Việt nam, các thầy các cô đã giúp em trong quá trình viết chuyên đề. Qua đây em rất mong sự giúp đỡ chỉ bảo của cá thầy các cô để em hoàn thành chuyên đề một cách tốt hơn.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1146.doc