Thực trạng vận tải đa
phương tiện tại Việt Nam
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 1 -
Bài Làm
Chương I: Tổng quan về vận tải đa phương thức.
I. Khái niệm vận tải đa phương thức.
- Để hiểu rõ về vận tải đa phương thức thì cần phân biệt vận tải đa phương
thức với dịch vụ vận tải biển.
- Vận tải đa phương thức quốc tế: là sự vận chuyển hàng hóa được thực hiện
bởi ít nhất hai hình thức vận tải khác nhau trên cơ sở của một hợp đồng vận
tải đa
17 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng vận tải đa phương tiện tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương thức từ một quốc gia này sang quốc gia khác.
II. Các hình thức vận tải đa phương thức.
- Mô hình vận tải đường biển – vận tải hàng không (Sea/Air)
- Mô hình vận tải ô tô – vận tải hàng không ( Road/Air)
- Mô hình vận tải đường sắt – vận tải ô tô ( Rail/Road)
- Mô hình vận tải đường sắt – đường bộ - vận tải thủy nội địa – vận tải đường
biển
- Mô hình cầu lục địa (Land Bridge)
III. Đặc điểm của vận tải đa phương thức.
1. Đặc điểm chung.
- Có ít nhất từ 2 phương thức vận tải tham gia.
- Chỉ sử dụng 1 chứng từ trong quá trình vận chuyển.
- Trong quá trình VTĐPT chỉ có 1 người chịu trách nhiệm về hàng hóa trước
người gửi gọi là MTO.
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 2 -
- MTO chịu trách nhiệm về hàng hóa theo một chế độ nhất định.
- Nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng thường là những quốc gia khác nhau.
2. Các quy đinh định điều chình các quan hệ trong VTĐPT.
- Các nguồn luật điều chỉnh VTĐPT.
- Chứng từ trong VTĐPT.
- Trách nhiệm của MTO đối với hàng hóa.
- Các đầu nối chuyển tiếp trong VTĐPT.
- Nguồn luật của người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO).
Chương II. Tình hình khai thác và sử dụng vận tải đa phương
thức ở Việt Nam hiện nay
- Việt Nam từ sau khi ra nhập WTO xuất nhập khẩu đã tăng vọt, nền kinh tế
không ngừng tăng trưởng mỗi năm. Việc gia tăng xuất nhập khẩu đòi hỏi
phải có ngành vận tải phát triển để đáp ứng nhu cầu. Vận tải đa phương thức
đã trở thành phương thức chuyên chở hữu hiệu và không thể thiếu trong mọi
lĩnh vực kinh tế đặc biệt là xuất nhập khẩu.
- Tuy vậy, loại hình vận tải này mới đang ở giai đoạn đầu trong quá trình hình
thành và phát triển. Hàng hóa được vận chuyển theo hình thức VTĐPT là các
loại hàng xuất, nhập khẩu . Về xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng như
quần áo may sẵn, hàng nông sản, hàng đông lạnh và một số mặt hàng tiêu
dùng khác, còn hàng hóa nhập khẩu là các nguyên liệu gia công như: vải, sợi,
len, dạ các máy móc thiết bị, linh kiện điện tử,
- Ở Việt Nam hàng hóa được vận chuyển theo hình thức VTĐPT là các loại
hàng dược đóng trong container, chủ yếu là những mặt hàng như quần áo
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 3 -
may sẵn , hàng nông sản, hàng đông lạnh và một số mặt hàng khác, còn hàng
hóa nhập khẩu là các nguyên liệu gia công như: vải, sợi, dạ, hay máy móc
thiết bị.
I. Tình hình khai thác
- Hiện nay các doanh nghiệp VTĐPT Việt Nam phát triển nhanh về số lượng
nhưng quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logictics nhỏ, kinh doanh
manh mú. Phát triển ồ ạt về số lượng nhưng quy mô phần lớn các công ty
giao nhận Việt Nam nhỏ, vốn ít, trang bị lạc hậu và nhân lực thì đa phần chỉ
có khoảng 10-20 người/ công ty. Nghiệp vụ chủ yếu của các công tu trong
nước chỉ là mua bán cước đường biển, hàng không, khai thuế quan, dịch vụ
xe tải, không nhiều công ty có đủ năng lực đảm nhận toàn bộ chuỗi cung ứng
bao gồm vận chuyển đường bộ, kho bãi, đóng gói, thuê tàu
- Hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường
hàng hải và hàng không nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu VTĐPT ,
đặc biệt là VTĐPT quốc tế. Phương tiện vận tải đường bộ hiện đang lưu
hành đã qua sử dụng nhiều năm, nhập khẩu từ nước ngoài đã được tân trang
lại, quá nhiều mác, kiểu loại thuộc nhiều nước sản xuất, các xe có đa phần là
xe có trọng tải thấp.
- Một điều đáng buồn là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong
nước tuy quy mô nhỏ , manh mún nhưng lại chưa biết liên kết lại, mà kinh
doanh theo kiểu chụp giật cạnh tranh thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch
vụ để dành được hợp đồng và chủ yếu là hạ giá thành thuê container, điều
này chỉ có các doanh nghiệp trong nước bị thiệt, còn các doanh nghiệp nước
ngoài là những người chủ tàu sẽ đóng vai trò ngư ông đắc lợi. Một thực tế
khác là trong khi các doanh nghệp của ta còn mải “đá nhau” thì các tập đoàn
hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maecrk logistics, NYK
Logistics, những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày
kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày
đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới,
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 4 -
mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang
từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước.
II. Các loại hình vận tải đa phương thức mà Việt Nam hiệ nay đang sử
dụng.
- Mô hình vận tải đường biển- đường hàng không (Sea- Air).
- Mô hình vận tải ô tô- đường hàng không (Road-Air).
- Mô hình vận tải đường sắt- đường ô tô (Rail-Road).
- Mô hình vận tải đường sắt- đường bộ- vận tải thủy- vận tải đường biển
(Rail/Road/Inland waterway/Sea).
- Mô hình cầu lục địa(Land Bridge).
III. Hiện trạng của VTĐPT ở Việt Nam.
1. Thuận lợi, khó khăn của VTĐPT.
a.Thuận lợi.
- Việt Nam tự hào là quốc gia biển với bờ biển dài 3.444 km chải dài từ bắc
vào nam cùng với đó là rất nhiều danh lam thắm cảnh, cùng với đó là rất
nhiều cảng biển rất thuận lợi cho việc phát triển vận tải biển.
- Hệ thống giao thông ngày càng được mở rộng về quy mô và nâng cấp hiện
đại hơn về chất lượng. Hàng năm nhà nước đã đầu tư rất nhiều ngân sách cho
việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, thủy nội địa,
sắt,.vì nhà nước đã định hướng là muốn phát triển kinh tế lâu bền thì phải
phát triển cở sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông
- Hội nhập WTO đã giúp các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam thuận lợi cho việc
phát triển xuất nhập khẩu các mặt hàng sang các nước trên khắp thế giới. Ra
nhập WTO là một bước ngoặt của nền kinh tế và ngành xuất nhập khẩu của
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 5 -
Việt Nam, giúp giảm chi phí vận tải, giá thành vận tải giảm và rút ngắn được
thời gian vận chuyển.
b. Khó khăn.
* Các yếu tố chủ quan.
- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý chưa qua đào tạo bài bản, còn thiếu, yếu
kém về năng lực. Đặc biệt thiếu các chuyên viên Logistics giỏi có năng lực
ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp nên vẫn chưa giám chịu trách
nhiệm hàng hóa trong quá trình vận tải căn cứ vào cách xuất nhập khẩu theo
hình thức FOB, CIF mua bán theo hình thức này thì không dành được quyền
chuyên chở đành phải nhường cho các công ty nước ngoài.
- Vì các công ty kinh doanh VTĐPT thực sự của Việt Nam thì đa phần là các
công ty nhỏ nên số vốn còn rất ít ỏi, nên trong quá trình kinh doanh thì chỉ
tham gia bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo lô hàng
hoặc không tham gia bảo hiểm. Mà khi xảy ra thiệt hại cho hàng thì thường
đùn đẩy trách nhiệm nên uy tín trên thị trường không cao.
- Phương tiện phục vụ VTĐPT đều là phương tiện nhập lại của nước ngoài đã
qua sử dụng, khi nhập về Việt Nam đã được tu bổ nên không đảm bảo yêu
cầu kĩ thuật và an toàn trong quá trình vận chuyển.
- Trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa còn lạc hậu nên hiệu quả bốc dỡ vẫn chưa đạt
hiệu quả kinh tế và chưa đúng với ý nghĩa của VTĐPT là rút ngắn thời gian
vận chuyển hàng hóa.
- Hệ thống thông tin chưa đồng bộ nên cập nhập thông tin vẫn chưa được thực
sự hiệu quả, các doanh nghiệp kinh doanh Logistics chưa biết cách sử dụng
thông tin trên mạng lưới thông tin EDI một cách hiệu quả.
Sự yếu kém , lạc hậu và quá tải về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải về kết
cấu hạ tầng giao thông vận tải, phương tiện vận tải đường bộ cũng như hệ
thống các kho tàng và công nghệ thông tin chưa hỗ trợ hiệu quả nên chi phí
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 6 -
Logistics tại Việt Nam khá cao, chiếm 25% GDP( so với các nước phát triển
9-15%). Trong đó chi phí vận tải chiếm tới 30- 40% giá thành sản phẩm( tỉ lệ
này là 15 % ở các quốc gia khác), như vậy nếu Việt Nam chúng ta chỉ giảm
1-2 % trên GDP thì lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ khác
đi nhiều, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của dịch vụ hàng hóa của
các doanh nghiệp hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam so với các quốc
gia khác.
* Các yếu tố khách quan.
- Trước thời điểm Nghị định 125/2003/NĐ-CP có hiệu lực: Hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế chỉ đăng kí theo Nghị Định số
10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2000 của Chính Phủ về điều kiện kinh doanh dịch
vụ hàng hải, với tổng số 410 DN trong đó:
Loại hình doanh nghiệp
Số
lượng
Doanh nghiệp Nhà Nước 182
Công ty cổ phần 79
Công ty trách nhiệm hữu hạn 143
Doanh nghiệp tư nhân 2
Doanh nghiệp Liên doanh 4
Tương ứng với các loại hình dịch vụ:
Loại hình
Số
lượng
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 7 -
Đại lý tàu biển 289
Đại lý vận tải đường biển 192
Môi giới hàng hải 237
Cung ứng tàu biển 137
Kiểm đếm hàng hóa 125
Lai dắt tàu biển 62
Sửa chữa tàu biển tại cảng 77
Vệ sinh tàu biển 50
Bốc dỡ hàng hóa tại cảng 105
Cùng trong thời gian này chỉ có 2 DN đăng kí kinh doanh dịch vụ VTĐPT ,
11 DN đăng kí kinh doanh dịch vụ logistics đồng thời, có 4 DN thực hiện
dịch vụ trung chuyển hàng container tại các cảng: Bến Nghè, Hải Phòng, Sài
Gòn và Tân Cảng.
- Sau thời điểm Nghị định số 125/2003/NĐ-CP có hiệu lực:
+ Đối với dịch vụ trung chuyển hàng hóa container đã được điều chỉnh bởi
thông tư số 08/LB TC-TM-GTVT(17/12/2004) của liên bộ Thương mại, Tài
chính, Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện dịch vụ trung chuyển
container tại các cảng biển Việt Nam, chỉ có 04 DN nhà nước tham gia kinh
doanh hoạt động dịch vụ này.
+ Đây là giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển dịch vụ trung chuyển
container tại các cảng biển, có nhiều hãng tàu có nhu cầu dịch vụ trung
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 8 -
chuyển hàng container, đã chưa gặp được các DN tham gia kinh doanh là rất
ít so với từ trước khi có thông tư số 08/LB TC-TM-GTVT.
+ Đối với dịch vụ VTĐPT đã được điều chỉnh bởi Nghị định sô 125/2003/NĐ-
CP (29/10/2003) của Chính phủ về VTĐPT quốc tế. Thực tế, hoạt động này
cũng rất ít các DN thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, có
DNNN là 07, CTCP là 08, TNHH là 04.
- Việc phát triển VTĐPT tại Việt Nam ở mức độ chậm do nhiều nguyên nhân:
+ Do hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, đến nay các lĩnh vực hoạt động
đường bộ, sắt, thủy nội địa, hàng hải, hàng không thuộc ngành giao thông
vận tải đều được điều chỉnh bởi bộ luật hoặc các luật chuyên ngành như bộ
luật hàng hải Việt Nam, luật giao thông đường bộ, luật giao thông thủy nội
địa, luật đường sắt, luật hàng không dân dụng. Nên VTĐPT chịu sự chi phối
của nhiều văn bản luật.
+ Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa,
hàng hải và hàng không nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là với
phương VTĐPT quốc tế. Hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động này còn
kém và lạc hậu, chưa có sự đồng bộ hóa trong cả hệ thống đường biển, bộ,
sắt, thủy nội địa, hàng không.
+ Các doanh nghiệp vận tải nước ta cũng chưa nhạy bén, chưa thích ứng với
yêu cầu KTTT về dịch vụ trung chuyển container và VTĐPT. Còn số ít các
doanh nghiệp đã tham gia vào lĩnh vực này thì sự hiểu biết pháp luật quốc tế
và kinh nghiệm kinh doanh còn nhiều hạn chế, chưa đủ về cả trình độ và khả
năng kinh tế để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài cũng tham gia loại
hình dịch vụ này tại Việt Nam.
- Vừa qua chỉnh phủ cũng tham ban hành nghị định về việc rút ngắn thời gian
về việc cấp phép VTĐPT. Ngày 19/10, chính phủ đã ban hành nghị định
87/2009/NĐ-CP về VTĐPT, thay thế nghị định 125/2003/NĐ-CP về VTĐPT
quốc tế. Nghị định mới có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2009. Theo nghị định
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 9 -
mới, hàng hóa VTĐPT quốc tế được miễn kiểm tra thực tế hải quan, trừ một
số trường hợp nếu nghi ngờ có dấu hiệu vận chuyển ma túy, vũ khí và các
loại hàng cấm khác.
- Việc phát triển các loại hình dịch vụ trên ở mức độ chậm, một phần là do DN
chưa nhạy bén, chưa thích ứng với yêu cầu của kinh tế thị trường về dịch vụ
container và VTĐPT. Mặt khác, là do nhà nước chưa có một khung pháp lý
hoàn chỉnh và thống nhất giữa các bộ luật chuyên ngành GTVT để áp dụng
cho loại hình dịch vụ này, hoặc nếu có thì nội dung các văn bản QPPL vẫn
còn những điểm tồn tại, bất cập, chưa phù hợp, thậm chí còn là những rào
cản đối với doanh nghiệp.
- Việt Nam đã tiến hành vận tải liên hợp, hỗn hợp, một hình thức VTĐPT
quốc tế, có kết quả tốt, không có trường hợp nào xảy ra tranh chấp hư hỏng,
mất mát hàng hóa, không có khi nào phải bồi thường. Tuy nhiên, hầu hết các
dịch vụ vận chuyển liên hợp, hỗn hợp chưa thực sự là VTĐPT quốc tế vì:
+ Chủ hàng thường chỉ yêu cầu vận chuyển từng chặng, không ủy thác vận
chuyển cả quá trình. Theo những phương thức mua bán quốc tế FCA, CPT,
CIP thì VTĐPT rất thích hợp nhưng chủ hàng không quen dùng.
+ Người giao nhận vận tải không thuyết phục được người có hàng ủy thác vận
chuyển toàn bộ hành trình để kí một hợp đồng đơn nhất trong đó người kinh
doanh VTĐPT chịu trách nhiệm đơn nhất thu một giá cước đơn nhất cho cả
quá trình.
- Ngoài ra ngành Logistics còn đối mặt với những khó khăn khác như:
+ Khó khăn về nguồn vốn đầu tư để phát triển logistics: Phần lớn các Cty giao
nhận vận tải Việt Nam đều có quy mô nhỏ và vừa với nguồn vốn hạn chế.
Trong khi đó, một trong những yếu tố quan trọng để phát triển logistics, đặc
biệt là logistics toàn cầu là phải có tiềm lực tài chính để xây dựng hệ thống
kho tàng bến bãi, mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, đầu tư xây
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 10 -
dựng mạng lưới Chính vì thế, đa số các Cty giao nhận vận tải Việt Nam
chưa thực sự có tiềm lực để phát triển logistics.
+ Được phát triển ở Việt Nam muộn.
+ Tầm phủ sóng của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hẹp. Mới chỉ đáp ứng
một mảng nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
+ Trong quan hệ thương mại quốc tế, phần lớn các nhà xuất nhập khẩu của
Việt Nam chủ yếu là bán theo CIF, chúng ta luôn nằm trong những nước
nhập siêu lớn nhất thế giới song miếng bánh Logistics vẫn nằm trong tay các
doanh nghiệp nước ngoài.
+ Điều kiện cơ sở vật chất để phát triển logistics còn hạn chế: Do tiềm lực tài
chính hạn chế, nên hầu hết các Cty giao nhận vận tải Việt Nam không có khả
năng đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống kho tàng bến bãi, phương tiện
xếp dỡ, phương tiện vận chuyển hiện đại
Hoạt động kho bãi của các Cty giao nhận vận tải Việt Nam còn khá yếu, quy
mô kho nhỏ, công nghệ kho lạc hậu và phần lớn chưa có khả năng cung cấp
các giá trị gia tăng cho khách hàng. Chỉ có một số Cty như M&P
International, Vinatrans, ANC có thể cung cấp thêm các dịch vụ như dịch
vụ gom hàng lẻ, dịch vụ đóng gói, đóng kiện, đóng pallet Không những
thế, các Cty giao nhận vận tải Việt Nam cũng chưa có khả năng đầu tư hệ
thống phương tiện vận tải hiện đại. Chẳng hạn như, so với các quốc gia trong
khu vực Đông Nam Á, đội tàu Việt Nam bị xem là đội “tàu già” (tuổi trung
bình là 14,5, cá biệt có những tàu lên tới 65), trọng tải nhỏ, trang thiết bị máy
móc trên tàu lạc hậu. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đường
bộ, đường sắt cũng đang những gặp khó khăn tương tự.
+ Thiếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về giao nhận vận tải và logistics
Logistics là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với các Cty của Việt Nam nói
chung và các Cty kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải nói riêng. Vì vậy,
nguồn nhân lực để phát triển Logistics hiện nay còn thiếu và yếu.
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 11 -
Đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết đã đạt trình độ đại học và đang được đào tạo
hoặc tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Tuy nhiên họ vẫn còn tồn tại
phong cách quản lý cũ, lạc hậu, chưa thích ứng kịp điều kiện kinh doanh
mới, chưa được trang bị toàn diện kiến thức về logistics cũng như quản trị
logistics. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ phần lớn đã có bằng cấp, nhưng lại
chưa được đào tạo chuyên sâu về logistics, tất cả đều phải tự nâng cao trình
độ. Đội ngũ lao động trực tiếp trình độ học vấn còn thấp nên họ rất mơ hồ
với hoạt động logistics. Công việc của họ đơn thuần chỉ là bốc xếp, kiểm
đếm, lái xe,giao nhận hàng hóavà sử dụng sức người nhiều hơn máy móc.
Chính sự yếu kém về nguồn nhân lực như vậy là hạn chế rất lớn tới việc ứng
dụng và phát triển công nghệ logistics tại các Cty giao nhận vận tải Việt
Nam.
+ Tính liên kết giữa các công ty Logistics trong nước hầu như rất yếu và kém
linh hoạt.
+ Vai trò định hướng và hỗ trợ của nhà nước là cực kỳ quan trọng nhưng với
nghanh Logistics còn chưa rõ nét, rời rạc. Bản thân các doanh nghiệp
Logistics tại Việt Nam chưa có một hiệp hội đúng nghĩa với sự tham gia của
nhà nước.
+ Do thực trạng của nghành Logistics Việt Nam còn non trẻ chưa có các công
ty lớn cũng như một thương hiệu đủ mạnh, nên chúng ta không có ưu thế khi
tham gia vào các dự án Logistics của các tập đoàn lớn.
+ Ngành Logistics tại Việt Nam còn gặp khó khăn do các chủ hàng vẫn chưa
nhận thức được vai trò của dịch vụ Logistics đối với hoạt động của mình.
Việc sử dụng dịch vụ Logistics thuê ngoài đòi hỏi chỉ có hiệu quả cao khi có
sự chia sẻ thông tin đúng lúc, chính xác từ phía chủ hàng. Văn hóa và nhận
thức kinh doanh tại Việt Nam có những điểm khác biệt với thế giới nên việc
vận dụng Logistics cần có sự uyển chuyển. Chưa có chủ hàng nào tại Việt
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 12 -
Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin với phía đối tác. Điều này đồng nghĩa với
việc mất kiểm soát thông tin vì chưa hoàn toàn hiểu rõ về Logistics.
+ Hệ thống thông tin logistics còn lạc hậu và kém hiệu quả: Có thể nói hệ
thống thông tin là trái tim của hoạt động logistics. Quản trị logistics bao gồm
cả quản trị dòng vật lý lẫn dòng thông tin và nếu thiếu một trong hai yếu tố
này thì chưa phải là hoạt động logistics thực sự. Hiện nay, hầu hết các Cty
giao nhận vận tải Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng hệ thống thông tin truyền
thống (điện thoại, fax, email) để trao đổi thông tin, gửi và nhận chứng từ và
rất ít Cty có phần mềm hay hệ thống thông tin kết nối với các đối tác của
riêng mình. Hay nói cách khác sự kết nối mạng nội bộ của DN với bên ngoài
để cập nhật, khai thác, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của DN chưa thực
sự trở thành một nghiệp vụ kinh doanh.
+ Chủ yếu cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải truyền thống mà chưa thực sự
phát triển dịch vụ logistics: Thực tế hiện nay, các Cty giao nhận vận tải Việt
Nam có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ sau: dịch vụ giao nhận vận
tải nội địa và phân phối hàng, dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa XNK, dịch
vụ phân loại và đóng gói bao bì hàng hóa, dịch vụ gom hàng lẻ, dịch vụ kho
bãi, dịch vụ đại lý cho các hãng giao nhận và logistics quốc tế, dịch vụ vận
tải đa phương thức (hiện đã có Vietfracht và Viettrans triển khai dịch vụ vận
tải đa phương thức và phát hành vận đơn vận tải đa phương thức) Có thể
nói rằng kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam đã phát triển
nhưng còn nhiều bất cập. Đó là các hoạt động còn mang tính đơn lẻ, chưa đạt
mức hoàn thiện mà chỉ dừng lại ở việc thực hiện một vài công đoạn nào đó
của quy trình logistics. Chính vì vậy, hiệu quả kinh doanh không cao. Nhưng
dù sao đây cũng chính là cơ sở mở ra khả năng phát triển các Cty giao nhận
vận tải Việt Nam thành các Cty logistics.
+ Mạng lưới hoạt động chủ yếu bó hẹp ở thị trường nội địa: Các Cty kinh
doanh dịch vụ giao nhận vận tải Việt Nam phần lớn tập trung ở Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ; mạng lưới hoạt động của
các Cty này chủ yếu là thị trường trong nước và cũng chỉ đáp ứng được
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 13 -
khoảng ¼ nhu cầu thị trường. Và cho đến nay, kể cả các DN lớn của Việt
Nam vẫn chưa có khả năng thành lập các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài,
thậm chí là ở các nước láng giềng như Lào, Căm-pu-chia, Trung Quốc
Chính vì thế, việc khai thác nguồn hàng hay việc gửi và nhận hàng từ nước
ngoài về, các DN giao nhận vận tải Việt Nam chủ yếu thông qua mối quan hệ
đại lý với các tập đoàn logistics quốc tế. Điều này sẽ là trở ngại cho việc phát
triển logistics của các Cty định hướng kinh doanh dịch vụ logistics toàn cầu.
2. Các phương thức vận tải trong vận tải đa phương thức tại Việt Nam hiện
nay.
a. Vận tải container trong vận tải đa phương thức.
- Có thể nói việc ra đời của vận tải container là một cuộc cách mạng trong vận
tải quốc tế, là chiếc cầu nối để kết nối các phương thức vận tải thành một
quần thể thống nhất phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá trong container.
Quá trình vận chuyển hàng hoá từ kho người gửi hàng đến kho cảng xuất
hàng sau đó vận chuyển đến ga cảng nhận và đến kho người nhận hàng
thường có sự tham gia của vận tải ôtô, đường sắt, đường sông, đường biển,
hàng không.
- Sự tham gia của các dạng vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hoá bằng
container tạo nên những mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng, đặc
biệt ở đầu mối vận tải (hàng hoá được chuyển từ dạng vận tải này sang dạng
vận tải khác). Việc phối hợp chặt chẽ của các phương thức vận tải có một ý
nghĩa quan trọng. Ðể đạt hiệu quả kinh tế cao cũng như đáp ứng được yêu
cầu của người gửi hàng, người nhận hàng trong quá trình vận chuyển
container với sự tham gia của nhiều phương thức phải phối hợp sử dụng hợp
lý các phương tiện kỹ thuật ở các điểm xếp dỡ, tổ chức hợp lý các luồng ôtô,
toa tầu, đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt để quản lý toàn bộ quá trình
vận chuyển một cách thống nhất.
b. Vận tải đường bộ trong vận tải đa phương thức.
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 14 -
- Ðể đảm bảo an toàn và chất lượng trong vận chuyển hàng của hệ thống vận
tải đa phương thức trên đường bộ, các tuyến đường phải đủ tiêu chuẩn kỹ
thuật. Tiêu chuẩn H.30 nghĩa là cầu đủ khả năng cho phép ôtô chở hàng có
tải trọng 35 tấn. Tiêu chuẩn đường cấp 3 là mặt đường được trải nhựa hoặc
bê tông nhựa có thể chịu được trọng tải của các loại xe từ 20 tấn trở xuống.
- Trên các tuyến đường bộ, để đảm bảo an toàn cho xe cộ đi lại khi chở hàng
thì khoảng không từ mặt cầu, mặt đường tới vật cản thấp nhất (thanh ngang
cầu chạy dưới đáy hầm cầu vượt đường bộ, cổng cầu hãm, các loại đường
ống, máng dẫn nước) phải đủ tiêu chuẩn độ cao từ 4,5m trở lên. Những tiêu
chuẩn của cơ sở hạ tầng đường bộ còn phải chú ý đến cả bán kính cong và độ
dốc của đường. Ðối với các tuyến miền núi, bán kính cong tối thiểu phải đảm
bảo là 25m, còn ở đồng bằng bán kính cong của đường phải đảm bảo tối
thiểu là 130m, độ dốc khoảng 6-7%. Như vậy cơ sở hạ tầng của vận tải
đường bộ phải đảm bảo những tiêu chuẩn quy định mới đem lại hiệu quả cho
vận tải đa phương thức.
- Các phương tiện phục vụ cho VTĐPT thì đều là phương tiện nhập lại của
nhiều nước trên thế giới, đa phần các phương tiện đó đã được sử dụng. Khi
mua về thì đã được tu bổ nhiều phần nên sức chở và độ bền của phương tiện
không được lâu và yêu cầu về khí thải không được tốt
c. Vận tải đường sắt trong vận tải đa phương thức.
- Cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt liên quan đến yêu cầu của vận tải đa
phương thức là các công trình đường sắt như: đường ray, nhà ga, thiết bị, bãi
chứa hàng.
- Các tuyến đường sắt: thường xây dựng theo các khổ khác nhau: loại khổ hẹp
1m và loại khổ rộng 1,435 m. Loại khổ đường nào cũng thích ứng được
trong vận tải đa phương thức .
- Thiết bị vận chuyển là các toa xe đường sắt cần phải đảm bảo tiêu chuẩn tải
trọng trục tối đa. Sức chở của toa xe phụ thuộc vào trục của nó, mặt khác tác
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 15 -
động tới nền đường cũng ảnh hưởng ở mức độ khác nhau tuỳ theo số lượng
trục toa xe.
- Trong các đối tượng thuộc cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt còn có các ga
phân loại và chứa hàng, các bãi chứa container đường sắt nội địa. Các bãi
chứa hàng cần phải trang bị đầy đủ phương tiện và bố trí khu vực chuyển tải
thích hợp để khi xếp các container lên toa xe hoặc khi dỡ xuống nhanh
chóng, thuận tiện với thời gian tối thiểu. Toàn bộ diện tích bãi phải được tính
toán đủ về sức chịu tải, xác định số container có thể chất được, phân chia bãi
chứa container.
- Như vậy, trong vận tải đa phương thức thì những yêu cầu tiêu chuẩn hoá
quan trọng nhất là sử dụng các toa xe chuyên dụng, các thiết bị phục vụ thích
hợp trên các ga và bãi chứa hàng.
d. Vận tải biển trong vận tải đa phương thức.
- Cảng biển là một cầu nối giao thông, nơi tập trung, nơi giao lưu của tất cả
các phương tiện vận tải: đường sắt, đường sông, đường bộ, đường biển và cả
đường không. Trong vận tải đa phương thức, các cảng biển, đặc biệt là các
bến container giữ vai trò quan trọng. Từ các bến container, hàng được
chuyển từ phương tiện vận tải biển sang các phương tiện khác hoặc lưu lại.
Các bến cảng container khác hẳn các bến khác ở chỗ: hàng lưu kho lưu bãi
tại cảng rất ít mà chủ yếu được chuyển đi khỏi bến càng nhanh càng tốt, tới
những trạm chứa container hoặc tới các cảng nội địa.
ĐH công nghệ GTVT Khoa kinh tế vận tải
Kiều Khắc Tuyên
Lớp 60CDVB
- 16 -
Phần III. Các biện pháp khắc phục.
- Với những khó khăn đó khiến cho ngành này vẫn chưa phát triển tương xứng
với những tiềm năng hiện có cũng như khó có thể hoàn thành mục tiêu mà
chính phủ đề ra trong tương lai. Do đó cần có những giải pháp đồng bộ giữa
chính phủ và doanh nghiệp nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn cho ngành dịch
vụ nhiều tiềm năng này.
+ Nhà nước: cần có nhiều chính sách hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp phát triển
dịch vụ Logistics cả về vốn và đào tạo nguồn nhân lực. Đơn giản hóa thủ tục
đăng kí kinh doanh để giúp các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh
VTĐPT giám mạnh dạn đầu tư kinh doanh. Hoàn chỉnh các văn bản luật điều
chỉnh mối quan hệ trong VTĐPT nhằm tạo một môi trường kinh doanh thuận
lợi và cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong ngành.
+ Bản thân doanh nghiệp: cần nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ quản lý và lao
động trực tiếp bằng cách đào tạo về nghiệp vụ Logistics ngắn hạn để nâng
cao hiểu biết của nhân viên về ngành VTĐPT. Để từ đó định hướng phát
triển trong tương lai, giúp các doanh nghiệp Logistics Việt Nam có thể cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam. Cùng
với đó thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ý tới đổi mới phương
tiện vận tải cũng như trang thiết bị xếp dỡ để nâng cao chất lượng dịch vụ
Logistics.
- Ngoài ra, cũng phải nâng cao ý thức của người dân về lợi ích của việc phát
triển và sử dụng dịch vụ Logistics trong nước, giúp giảm chi phí dẫn tới giảm
giá thành sản phẩm xuất nhập khẩu, từ đó nâng cao tính cạnh tranh của dịch
vụ Logistics của Việt Nam trên trường thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_van_tai_da_phuong_tien_tai_viet_nam.pdf