Thực trạng vấn đề tuyển sinh và cách thức đào tạo tại trường Đại học quản lý và kinh doanh Hà Nội. Những giải pháp cụ thể cho trường

LỜI NÓI ĐẦU Trường Đại học Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội được thành lập tháng 6 – 1996 do giáo sư Trần Phương làm hiệu trưởng. Do trường mở rộng mục tiêu đào tạo sang lĩnh lực kỹ thuật và công nghệ nên trường đã được đổi tên thành trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội kể từ tháng 5– 2006. Sau 10 năm hoạt động trường đã được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba. Trường là một tổ chức hợp tác của những người lao động trí óc, tự nguyện góp sức , góp vốn để xây dựng và phát t

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng vấn đề tuyển sinh và cách thức đào tạo tại trường Đại học quản lý và kinh doanh Hà Nội. Những giải pháp cụ thể cho trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển trường bền vững vì mục tiêu đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài không vì mục đích lợi nhuận . Để tạo cơ hội cho mình hiểu biết sâu hơn về trường , đồng thời em muốn nghiên cứu thực tế vấn đề tuyển sinh và cách thức đào tạo trong các trường đại học hiện nay nên em chọn đề tài : “Thực trạng vấn đề tuyển sinh và cách thức đào tạo tại trường Đại học Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội. Những giải pháp cụ thể cho trường” Vì sự hiểu biết còn ít , kỹ năng viết còn hạn chế , trong bài luận này sẽ không tránh khỏi những sai sót , em rất mong thầy cô xem và góp ý cho em để bài viết được hoàn thiện hơn . Em xin chân thành cảm ơn ! I . Thực trạng vấn đề tuyển sinh ở trường Đại học Quản Lý Và Kinh Doanh Hà Nội 1) Tuyển sinh hệ Đại học, Cao đẳng và Trung cấp a) Hệ Đại học Đến nay trường đã tuyển sinh hệ đại học đến khóa 12 và sắp tới là khóa 13 . Trong suốt 12 năm tuyển sinh trường đã trải qua rất nhiều những biến động , thăng trầm , cải cách và sửa đổi . Mục tiêu cuối cùng cũng chỉ để hoàn thiện hơn hệ thống giáo dục nhà trường , để phù hợp với nền kinh tế thị trường và nhu cầu của xã hội . Số lượng sinh viên tuyển sinh trong 3 năm gần đây : 2005 là 1000 sinh viên: năm 2006 là 1600 sinh viên : năm 2007 là 2000 sinh viên và năm tới 2008 dự kiến sẽ là 2500 sinh viên . Chất lượng đầu vào cũng dần được nâng cao nó được phản ánh rõ trong thang điểm đầu vào của sinh viên trường ta . Điều đó cho thấy nhà trường đang lớn mạnh dần cả về chất và về lượng . b) Hệ cao đẳng Hệ Cao đẳng thực chất cũng là hệ đào tạo đại học . Phần đào tạo về nghề nghiệp là phần cốt lõi thì được giữ nguyên . chỉ giảm bớt thời lượng một số môn học có tính bổ trợ như ngoại ngữ , kiến thức lý thuyết . Vì vậy số lượng sinh viên theo học hệ cao đẳng cũng khá nhiều trong mấy năm trở lại đây . Sinh viên hệ cao đẳng cũng đươc tuyển sinh một cách nghiêm ngặt theo quy chế của bộ giáo dục và cũng được đào tạo một cách bài bản . Sinh viên ra trường được các nhà doanh nghiệp đánh giá cao về trình độ chuyên môn và về các kỹ năng hành nghề khác c) Hệ trung cấp Chưong trình đào tạo trung cấp cũng được thiết kế như một chương trình đào tạo cao đẳng 2 năm . Để đảm bảo cho sinh viên có đủ năng lực nghề nghiệp , chương trình cũng đã chọn lấy những gì là thiết thực nhất , cần thiết nhất trong chương trình đào tạo đại học . Tuy là một hệ đào tạo mới nhưng hệ trung cấp cũng đã thu hút được số lượng sinh viên khá đông . Những sinh viên không đủ điểm vào đại học có thể chuyển xuống học hệ trung cấp nếu đủ điểm và có nguyện vọng . 2) Tuyến sinh cho hệ đào tạo khác Trường cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở các Hệ đào tạo tại chức, đào tạo văn bằng II và đào tạo liên thông là những hình thức đào tạo đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của xã hội. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhiều bậc phụ huynh học sinh, Trường đã tổ chức một khoá học đặc biệt dành cho những thí sinh chưa đủ điểm vào đại học, gọi là khoá học hướng nghiệp - hướng vào những nghề nghiệp mà Trường đào tạo. Học sinh đã qua khoá học hướng nghiệp thường đạt tỷ lệ trúng tuyển vào đại học bằng 3-4 lần học sinh trung học phổ thông. Các khoá học hướng nghiệp mỗi năm thu hút trên dưới một ngàn học sinh theo học. Trong tổng số 14.800 thí sinh trúng tuyển vào trường trong 10 năm qua, có tới 3.935 thí sinh đã qua khoá học hướng nghiệp, chiếm 26% . Bên cạnh các hình thức đào tạo truyền thống, hình thức hợp tác đào tạo với các trường đại học nước ngoài cũng đã được trường mở ra từ năm 1999. Trường đã ký thoả thuận hợp tác đào tạo với trường Đại học Saxion - một trường đại học công lập lớn của Hà Lan, theo công thức 3 + 1: 3 năm đầu học tại Trường, rồi sang Hà Lan học tiếp năm thứ tư, và học bằng tiếng Anh, để nhận bằng Cử nhân. Đã có trên 100 sinh viên được gửi sang Hà Lan theo hình thức này. Cũng theo con đường hợp tác với trường Đại học Saxion, trường đã gửi 20 sinh viên tốt nghiệp sang Hà Lan và Anh học chuyển tiếp thạc sĩ. Trường cũng đã ký thỏa thuận hợp tác đào tạo với trường Đại học Hope (Mỹ). Đợt đầu tiên đã có 5 sinh viên sang Mỹ học thạc sĩ, chưa kể một số sinh viên tốt nghiệp trường đã được một số trường đại học ở Mỹ trực tiếp tuyển chọn và cấp học bổng để học thạc sĩ. Mấy năm gần đây, để mở rộng quy mô hợp tác đào tạo, nhà trường đã tìm hướng sang Đài Loan là nơi có học phí chỉ bằng 20% các nước Âu - Mỹ, mà chất lượng đào tạo thì lại thuộc đẳng cấp quốc tế. Chỉ trong 3 năm, trường đã gửi 44 sinh viên tốt nghiệp sang học thạc sĩ tại Đài Loan và 100 sinh viên sang đào tạo cử nhân, theo công thức 2+2, và 1+3. 3) Tuyển sinh đào tạo sau đại học Với một đội ngũ Tiến sĩ - Giáo sư hùng hậu, dày dạn kinh nghiệm quản lý và với kết quả đào tạo bậc cao đẳng, đại học qua nhiều năm, Trường đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục - Đào tạo cho phép mở bậc đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Bên cạnh các chương trình đào tạo dài hạn, chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý đương chức cũng được Trường triển khai ngay từ những năm đầu. Chương trình đã thu hút được trên 600 cán bộ quản lý doanh nghiệp từ cấp giám đốc, trưởng, phó phòng, đến quản đốc phân xưởng tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. II . Cách thức đào tạo của trường Đại học Quản Lý Và Kinh Doanh Hà Nội 1) Cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường - Diện tích sử dụng: trên 20.000 m2, gồm 2 cơ sở - Diện tích các phòng học: 8.530 m2 với tổng số 148 phòng, trong đó: 43 phòng máy tính và 28 phòng học ngoại ngữ - Thư viện nhà trường có diện tích 834 m2, có 4287 đầu sách với 20.583 bản; 79 loại tạp chí và 47 loại báo, phổ biến là Tiếng Việt, ngoài ra có một số là Tiếng Anh và Tiếng Trung. - Diện tích khác: Hội trường lớn 800 chỗ, Hội trường nhỏ 600 chỗ với đủ phương tiện, ánh sáng, âm thanh phục vụ hội nghị lớn và biểu diễn văn nghệ. Nhà tập thể dục – thể thao với 6.727 m2 được trang bị các phương tiện phục vụ giáo dục thể chất. Nhà làm việc của cán bộ, nhân viên: 3.079 m2 với trên 80 phòng được trang bị các phương tiện làm việc tốt, - Thiết bị giảng dạy (tính đến đầu năm học 2005 – 2006): có 2 phòng máy chủ, 1139 máy tính và nhiều thiết bị khác (máy chiếu, đa phương tiện...) Với mục tiêu chất lượng giáo dục làm đầu , xác định nhiệm vụ của mình là đào tạo các nhà kinh tế thực hành – các nhà quản lý kinh doanh – tạo nguồn nhân lực cho việc hình thành đội ngũ cán bộ chủ chốt của các doanh nghiệp gần đây mục tiêu đào tạo của trường được mở rộng sang lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ nhằm bổ sung các nhà kỹ thuật thực hành cho các doanh nghiệp Với quan điểm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế , sinh viên của trường dù học bất cứ nghành nào cũng đều phải thành thạo kỹ năng Tin Học Ứng Dụng và Tiếng Anh (trình độ C). Nhà trường đã trang bị 1.100 máy vi tính ( bình quân 8 sinh viên / 1 máy ) đủ cho mỗi sinh viên 1 máy trong giờ học và thực hành tin học . Không chỉ sinh viêc đại học mà ngay cả sinh viên cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp cũng được đào tạo “bài bản ” về kỹ năng tin học ứng dụng và tiếng anh . Một chuyên viên kế toán , mỗi chuyên viên thương mại xuất thân từ trường đồng thời là một kỹ thuật viên máy tính . Việc đào tạo công phu hai kỹ năng này đã tạo nên nét đặc trưng riêng của sinh viên Đại học Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội và được các nhà tuyển dụng đánh giá cao . 2 ) Đội ngũ giáo viên Năng lực đào tạo và chất lượng đào tạo của một trường đại học phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ. Năm đầu thành lập trường mới có trên 30 cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy và nhân viên phục vụ, bảo đảm được 20% số tiết giảng cho 800 sinh viên. Đến nay, số cán bộ, giảng viên, nhân viên đã tăng lên 320 người, bảo đảm được 80% số tiết giảng cho 9.000 sinh viên. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường hiện nay gồm có 209 người, trong đó, 73 người có trình độ TS, TSKH, PGS và GS, chiếm 35%, 85 người có trình độ thạc sĩ, chiếm 40%, chiếm 75% tổng số giảng viên cơ hữu. Ngoài giảng viên cơ hữu, trường còn có sự cộng tác của 147 giảng viên thỉnh giảng, trong đó, 31 người có trình độ TS -GS, 41 người có trình độ thạc sĩ, chiếm 49% tổng số giảng viên thỉnh giảng.  Là một trường dân lập, trường được tổ chức theo mô hình tư thục nhưng không kinh doanh giáo dục, mà là một tổ chức phi lợi nhuận, lấy việc đào tạo thế hệ trẻ làm mục đích của mình. 3) Phương pháp dậy học a ) Xu hướng giáo dục Viêt Nam Trong những năm gần đây, nền giáo dục đại học ở Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản, như sau: - Chuyển từ đáp ứng nguồn nhân lực cho cơ quan nhà nước sang việc đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho nền kinh tế thị trường đa thành phần. - Chuyển từ việc chỉ phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước dành cho giáo dục sang việc sử dụng các nguồn vốn khác nhau. - Chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang phi tập trung ở cấp tỉnh và cấp ngành. - Chuyển từ cấp học bổng cho mọi sinh viên sang việc yêu cầu sinh viên đóng học phí. - Chuyển từ chuyên môn hoá đơn ngành sang đa ngành, đa lĩnh vực. b) Phương pháp giảng dậy của nhà trường Để phù hợp với xu hướng giáo dục hiện nay và những đổi mới của đất nước nhà trường đã có nhiều biện pháp như khắc phục tình trạng “dạy chay, học chay”. Nhà trường đã tổ chức biên soạn 90 bộ giáo trình (bằng 270 đơn vị học trình) để cung cấp cho sinh viên làm tài liệu tự học , tự nghiên cứu . Thư viện nhà trường đã được bổ sung lượng sách báo ngày càng phong phú và được trang bị máy tính để sinh viên truy cập Internet theo nhu cầu . Trong những năm gần đây lãnh đạo nhà trường đã hạ quyết tâm bài trừ tận gốc tệ quay cóp trong thi cử, bằng cách chuyển từ phương thức thi tự luận sang phương thức trắc nghiệm khách quan trên máy vi tính. Phương thức thi này tuy còn có một số nhược điểm, song, ưu điểm của nó rất cơ bản: diện kiến thức được kiểm tra rộng hơn, không còn đất cho hiện tượng “mua thầy bán điểm”, không còn đất cho quay cóp. Để làm được việc này, nhà trường đã từng bước trang bị thêm máy vi tính, thiết kế phần mềm chấm thi, xây dựng ngân hàng câu hỏi thi (hiện đã có 32.000 câu). Chất lượng đào tạo của nhà trường được minh chứng bằng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm đựơc việc làm phù hợp rất cao. 10 năm qua, trong số sinh viên từ khoá 1 đến khoá 6 có 96% đã có việc làm, trong đó 38% có việc làm trong khu vực nhà nước, 9% có việc làm tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 42% có việc làm tại các doanh nghiệp tư nhân trong nước, 3,3% tự tạo ra việc làm bằng cách lập ra doanh nghiệp của chính mình. III . Cần có những giải pháp cho việc đổi mới phương pháp giảng dậy cho sinh viên để phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay Trong bối cảnh sôi động của các xu hướng phát triển của đời sống xã hội hiện đại, giáo dục đại học ở nước ta đang có nhiều cơ hội phát triển đồng thời phải đối mặt với rất nhiều thách thức to lớn đặc biệt là vấn đề giải quyết các mối quan hệ giữa quy mô – chất lượng và hiệu quả đào tạo , giữa đào tạo , nghiên cứu và dịch vụ phục vụ xã hội , giữa nhu cầu và nguồn lực cho phát triển . Để giải quyết các vấn đề đó giáo dục đại học nước ta đã và đang thực hiện các công cuộc đổi mới và cải cách sâu rộng . Với vài trò và vị thế của mình , trường Đại học Quản Lý Và Kinh Doanh Hà Nội đang dần khẳng mình trên cả nước và trong tương lại xứng tầm với các trường đại học trên thế giới . Hệ thồng giáo dục trường ta trong suốt những năm qua đã đi đầu trong lĩnh vực đổi mới giáo dục hiện đại . Trong quá trình phát triển đặc biệt là trong những năm gần đây hệ thống giáo dục trường ta đã và đang có nhữnh biến đổi sâu sắc cả về quy mô , cơ cấu loại hình , mô hình đào tạo … với xu hướng đa dạng hóa , chuyển từ giáo dục tinh hoa cho số ít sang giáo dục đại học đại chúng , từ tháp ngà kinh nghiệm sang thực tiễn cuộc sống với những thay đổi sâu sắc cả về mục tiêu , nội dung chương trình , phương pháp dạy học và cả cơ chế quản lý . Giải pháp cho tuyển sinh Em nhận thấy trong vài năm qua trường ta đã tuyển sinh quá nhiều dẫn đến tình trạng chất lượng học tập của sinh viên bị ảnh hưởng . Phòng học thì thiếu phải học trong những nơi không đảm bảo chất lượng nó không xứng đáng với đồng tiền bỏ ra điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của sinh viên . Nếu chúng ta không khắc phục được vấn đề nêu trên thì nhà trường không chỉ không đào tạo ra nguồn nhân lực chất lương cao mà nó còn làm mất đi uy tín của nhà trường . Hiện nay trường có đội ngũ giáo viên khá đông , cớ sở vật chất cũng khá đầy đủ song việc tuyển sinh của nhà trường cũng không nên vì thế mà tuyển quá nhiều , quá ồ ạt ở các cấp học nó không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của khóa học hiện tại mà nó còn ảnh hưởng tới các khóa học khác, ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng đào tạo mà nhà trường đã xây dựng trong những năm qua . 2) Giải pháp cho đào tạo Để phù hợp với nền kinh tế thị trường , tinh hình phát triển của đất nước hiện nay việc đổi mới giáo dục , bồi dưỡng tư duy phân tích, sáng tạo cho sinh viên đòi hỏi nhà trường phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy của giảng viên: giảm thuyết trình độc thoại, tăng đối thoại giữa thầy và trò, tăng thảo luận tình huống, tăng thảo luận xêmina, thầy với trò cùng giải đáp thắc mắc, cùng sửa chữa bài tập . Bên cạnh đó nhà trường cũng nên sửa sang , tu bổ và trang bị thêm những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác giảng dậy để không bị tụt hậu so với xã hội và đủ mạnh để cạnh tranh với các trường đại học khác trên cả nước và các trường đại học quốc tế sắp tới sẽ đổ xô vào đầu tư tại Việt Nam . Không chỉ cơ sở vật chất làm nên tất cả mà trương cũng nên có những chủ chương nâng cao trinh độ giảng viên . Kết Luận Qua bài viết này ,em nhận thấy tuyển sinh và đào tạo là vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ trường đại học nào cũng như trường Đại học Quản Lý và Kinh Doanh nói riêng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Một trường đại học tốt phải có đầy đủ các yếu tố cả về cơ sở vật chất và về đội ngũ giảng viên có trinh độ , có năng lực giảng dậy . Chất lượng giáo dục có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường , là mục tiêu cạnh tranh của các trường đại học, là điều kiện mở rộng quy mô đào tạo là thước đo nguồn nhân lực chất lượng cao. Các trường đại học đào tạo có chất lượng không những tạo điều kiện cho nhà trường phát triển mà nó còn thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục nước nhà . Bên cạnh đó các trường đại học cũng không nên vì quá chú trọng đến tuyển sinh mà quyên đi chất lương đào tạo điều đó nó không chỉ ảnh hường đến uy tín của nhà trường mà nó còn làm ảnh hưởng đến cả một nền giáo dục của một đất nước . Bản cam đoan Em xin cam đoan : Tiểu luận này do em tự nghiên cứu và tự viết . Không mua , không sao chép từ tài liệu khác Không nhờ người khác viết hộ Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm . Hà Nội , tháng 5 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Công Nhớ Tài liệu tham khảo 1 . Báo Người Lao Động . Báo Kinh Tế Nông Thôn . Báo Tiền Phong . Báo Tuổi Trẻ . Trang web trường ĐHQL&KDHN . Trang web vietnamnet.vn . Trang web vietbao.vn . Trang web docbao.com.vn Mục lục Lời nói đầu…………………………………………………………………1 I . Thực trạng vấn đề tuyển sinh ở trường ĐHQL&KDHN ……………… 2 1 . Tuyển sinh hệ ĐH, CĐ, TC …………………………………... 2 a) Hệ Đại học .…………………………………………...... 2 b) Hệ Cao đẳng ………………………………………………2 c) Hệ Trung cấp …………………………………………….. 2 2 . Tuyển sinh cho hệ đào tạo khác ……………………………….. 3 3 . Tuyển sinh đào tạo sau Đại học ……………………………….. 4 II . Cách thức đào tạo của trường ĐHQL&KDHN ………………………. 4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường ………………...4 Đội ngũ giáo viên ……………………………………………… 5 Phương pháp dậy học …………………………………………... 6 a) Xu hướng giáo dục Việt Nam ……………………………….. 6 b) Phương pháp giảng dậy của nhà trường …………………….. 6 III . Cần có những giải pháp cho việc đổi mới phương pháp giảng dậy cho sinh viên để phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay ……………….. 7 Giải pháp cho tuyển sinh ……………………………………... 8 Giải pháp cho đào tạo ……………………………………........ 9 Kết luận …………………………………………............ 10 Bản cam đoan Tài liêu tham khảo Trường Đại Học Quản Lý Và Kinh Doanh Hà Nội Khoa Triết Học Tiểu Luận Đề Tài Thực trạng vấn đề tuyển sinh và cách thức đào tạo tại trường Đại học Quản Lý Và Kinh Doanh Hà Nội . Những giải pháp cụ thể cho trường Họ tên : Nguyễn Công Nhớ Lớp : KT11- 04 Mã SV: 06A01786 GVHD: Trần Đình Bích Hà Nội , tháng 5 năm 2008 Đề Cương Tiểu Luận Đề Tài Thực trạng vấn đề tuyển sinh và cách thức đào tạo tại trường Đại học Quản Lý Và Kinh Doanh Hà Nội . Những giải pháp cụ thể cho trường I . Thực trạng vấn đề tuyển sinh ở trường Đại học Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội 1) Tuyển sinh Hệ Đại học , Cao đẳng và Trung cấp a . Hệ Đại học b. Hệ Cao Đẳng c. Hệ Trung cấp 2) Tuyển sinh cho hệ đào tạo khác 3) Tuyển sinh đào tạo sau đại học II . Cách thức đào tạo của trường Đại học Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội Cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường Đội ngũ giáo viên Phương pháp dạy học Xu hướng giáo dục Việt Nam Phương pháp giảng dậy của nhà trường III . Cần có những giải pháp cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy cho sinh viên để phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay Giải pháp cho tuyển sinh Giai pháp cho đào tạo ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8955.doc