LỜI MỞ ĐẦU
Vào cuối thế kỷ XX, sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã được áp dụng trước hết vào máy tính điện tử, tiếp đó sang các lĩnh vực khác (điện thoại di động, thẻ tín dụng ...). Số hoá và mạng hoá đã là tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế mới - nền kinh tế số (còn gọi là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế dựa trên tri thức,...). Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, Internet và các mạng viễn thông khác đã xuất hiện, đó chính là “Thương mại điện tử”
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và phương HƯỚNG Phát triển thương mại ĐIỆN TỬ CHO các Doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(TMĐT).
Thương mại Điện tử là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân tiến hành hoạt động thương mại có sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hoá, bao gồm cả sản xuất, phân phối, marketing, mua – bán, giao hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử.
Tuy mới xuất hiện và chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thương mại song TMĐT đã mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, chính phủ, người tiêu dùng và xã hội. Thương mại điện tử đã vượt ra khỏi lĩnh vực thương mại, ngày càng tác động đến các lĩnh vực khác và hứa hẹn mang lại những thay đổi to lớn và sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài người. Thương mại điện tử ngày càng được sự quan tâm của Chính phủ, Doanh nghiệp và người tiêu dùng và đang trở thành một công cụ hữu hiệu trong quá trình toàn cầu hoá và trong xây dựng nền kinh tế số. Thât khó mà hình dung ra xã hội tương lai nếu không có TMĐT.
Bên cạnh đó, TMĐT cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết để khai thác các lợi ích của TMĐT như vấn đề an toàn, an ninh cho các giao dịch trên mạng, các vấn đề về bảo vệ bí mật, tính riêng tư, các vấn đề về CNTT và truyền thông, cơ sở hạ tầng, các vấn đề về nhân lực, chuyển đổi mô hình kinh doanh, các vấn đề về quản lý, thay đổi tập quán, thói quen trong kinh doanh…
Phát triển TMĐT đang là vấn đề đặt ra cho nước ta khi tham gia Tổ chức thương mại thế giới WTO. TMĐT vừa là cơ hội, vừa là công cụ hữu hiệu bảo đảm sự bình đẳng và bứt phá của Doanh nghiệp VN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Phần 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI VÀ
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Khái niệm cơ bản
1.1Thương mại
Thương mại trong tiếng Việt được hiểu là hành động mua bán của các thể nhân (các cá nhân có tư cách pháp lý) hay pháp nhân (các tổ chức, cơ quan hoạt động kinh doanh có giấy phép hợp pháp) với nhau hoặc sự mua sắm của các tổ chức Nhà nước (chính phủ chẳng hạn), tùy theo từng ngữ cảnh. Nó không đồng nhất hoàn toàn với thuật ngữ commerce hay trade trong tiếng Anh. Do vậy, nếu chỉ gắn nó với tên: Commerce hay tên: Trade là không hợp lý. Khi nói thương mại đa phương thì những người làm công tác thương mại hay pháp lý sẽ hiểu nó tương đương với multilateral trade, còn thương mại song phương tương đương với bilateral trade, còn khi nói về giao dịch buôn bán giữa hai thể nhân (hay pháp nhân) thì người ta dùng cụm từ commerce. Hiểu một cách nôm na thì Trade gắn với khái niệm thương mại ở tầm vĩ mô, còn commerce gắn với khái niệm thương mại ở tầm vi mô. Ở tầm vĩ mô thì có thương mại song phương (giữa hai chủ thể luật quốc tế) hay thương mại đa phương (giữa nhiều chủ thể luật quốc tế), còn khi nói đến thương mại giữa hai thể nhân A và B hay hai pháp nhân C và D hoặc giữa thể nhân A với pháp nhân C chẳng hạn thì không có khái niệm thương mại song phương mà nó chỉ là hành động (action) đúng với ý nghĩa của commerce.
Các bài Commerce và Trade trong tiếng Anh viết khá đúng khi cho rằng Commerce is the trading of something of value between two (legal) entities (tôi thêm từ legal), dịch nôm na là Thương mại là hoạt động mua bán những cái gì đó có giá trị giữa hai thực thể pháp lý (thương mại ở đây là tầm vi mô) và Trade is the voluntary exchange of goods, services, or both, dịch nôm na là Thương mại là sự trao đổi tự nguyện của hàng hóa, dịch vụ, hoặc cả hai (không nói gì đến là hai hay nhiều thực thể pháp lý và nó là thương mại tầm vĩ mô)
Điều này rất quan trọng khi hội nhập quốc tế, do nếu hiểu sai một văn bản có hiệu lực quốc tế thì ảnh hưởng của nó rất lớn. Cho nên trong các hiệp định hay công ước mà Việt Nam ký với các tổ chức quốc tế hay các quốc gia khác về vấn đề thương mại bao giờ cũng phải giải thích thương mại ở đây là tương đương với trade
Thương mại điện tử
Hiểu theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
Hiểu theo nghĩa rộng
Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu. Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa:
"Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại [commercial] bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".
Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hoá; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)
Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất cả các phương pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các kênh điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin được coi là điều kiện tiên quyết. Một khía cạnh quan trọng khác là không còn phải thay đổi phương tiện truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh doanh truyền thống. Thêm vào đó là tác động của con người vào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến mức tối thiểu. Trong trường hợp này người ta gọi đó là Thẳng đến gia công (Straight Through Processing). Để làm được điều này đòi hỏi phải tích hợp rộng lớn các các tính năng kinh doanh.
Nếu liên kết các hệ thống ứng dụng từ các lãnh vực có tính năng khác nhau hay liên kết vượt qua ranh giới của doanh nghiệp cho mục đích này thì đây là một lãnh vực ứng dụng truyền thống của tích hợp ứng dụng doanh nghiệp. Quản lý nội dung doanh nghiệp (Enterprise Content Management – ECM) được xem như là một trong những công nghệ cơ bản cho kinh doanh điện Tử.
Các đặc trưng của thương mại điện tử:
So với các hoạt động của thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau:
1.3.1 Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước
Trong thương mại truyền thông, các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc, hoá đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như fax, telex,… chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch
Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến những đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết nhau
1.3.2: Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một môi trường không có biên giới ( thị trường thống nhất toàn cầu ). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu
Thương mại điện tử ngày càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường khắp thế giới. Với thương mại điện tử, một doanh nhân dù mới thành lập cũng có thể kinh doanh tại Nhật Bản, Đức, Anh…., mà không phải bước ra khỏi nhà, một công việc mà trước kia phải mất nhiều năm
1.3.3 Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực
Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống, đã xuất hiện một bên thứ 3, đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
1.3.4 Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện trao đổi giữ liệu, còn đối với Thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường
Thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh được hình thành. Các trang web khá nổi tiếng như Yahoo!, America Online, hay Google đóng vai trò quan trọng cung cấp thông tin trên mạng, các trang web này đã trở thành “khu chợ” khổng lồ trên internet. Với mỗi lần kick chuột, khách hàng có thể vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau, và tỉ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao.
Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đua nhau đưa thông tin lên web để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên web bằng cách mở cửa hàng ảo.
Các điều kiện để phát triển thương mại điện tử
2.1 Hạ tầng kĩ thuật
Hạ tần kĩ thuật internet phải đủ nhanh, mạnh, đảm bảo truyền tải các nội dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một hạ tầng internet mạnh cho phép cung cấp những thông tin dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc… trực tiếp. Chi phí kết nối internet phải rẻ để đảm bảo số người dung internet phải lớn
Hạ tầng pháp lý
Phải có luật về Thương mại điện tử, công nhận tính pháp lí của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử kí qua mạng; phải có luật sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng... để điều chỉnh các giao dịch qua mạng
Cơ sở thanh toán điện tử an toàn, bảo mật
Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn, bảo mật. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử, qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp
2.4 Hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch
Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống thoái thác
Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy
Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử
Trong thương mại điện tử có ba chủ thể tham gia:
Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển thương mại điện tử
Người tiêu dùng (C) Giữ vai trò quyết định sự thành công của Thương mại điện tử
Chính phủ (G) Giữ vai trò định hướng, điều tiết, quản lí
Từ các mối quan hệ giữa các loại giao dich trên ta có các loại giao dịch thương mại điện tử:
Người tiêu dùng
C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng
C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp
C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ
Doanh nghiệp
B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng
B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ
B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên
Chính phủ
G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng
G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp
G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ
Trong các loại Thương mại điện tử trên, B2B và B2C là hai loại hình thương mại điện tử quan trong nhất. Hai loại giao dịch trên là giao dịch cơ bản của Thương mại điện tử. Ngoài ra trong TMĐT, người ta còn sử dụng các loại giao dịch: Govement – to – Business (G2B) là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan chính phủ, Govement – to – citizens (G2C) là mô hình TMĐT giữa cơ quan chính phủ và công dân, gọi là chính phủ điện tử, Consumer – to – Consumer (C2C) là mô hình TMĐT giữa những người tiêu dùng và mobile commerce ( m – commerce) là TMĐT thực hiện qua điện thoại di động
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thương mại điện tử
4.1 Nghiên cứu thị trường thương mại điện tử
Nghiên cứu thị trường là việc thu thập thông tin về: kinh tế, công nghiệp, công ty, sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối, xúc tiến thương mại, hành vi mua hàng của thị trường mục tiêu.
Mục đích nghiên cứu thị trường là tìm ra thông tin và kiến thức về các mối quan hệ giữa người tiêu dung, sản phẩm, phương pháp tiếp thị, và cách tiếp thị. Từ đó:
Tìm ra cơ hội để tiếp thị
Thiết lập kế hoạch tiếp thị
Hiểu rõ quá trình đặt hàng
Đánh giá được chất lượng tiếp thị
Khi nghiên cứu thị trường, người ta phải phân khúc thị trường, tức là chia thị trường ra thành nhiều nhóm để tiến hành tiếp thị, quảng cáo và bán hàng. Có thể sử dụng nhiều công cụ: điều tra, hỏi…
Nghiên cứu thị trường TMĐT online là công cụ mạnh để nghiên cứu hành vi của khách hàng, phát hiện ra thị trường mới và tìm ra lợi ích người tiêu dùng trong sản phẩm mới
Nghiên cứu thị trường trên internet có đặc trưng là khả năng tương tác với khách hàng thông qua giao tiếp trực tuyến, làm cho hiểu rõ hơn khách hàng, thị trường, và cạnh tranh. Nó giúp:
Xác định đặc điểm mua hàng của cá nhân và nhóm
Tìm ra được các yếu tố khuyến khích mua hàng
biết được thế nào là trang web tối ưu
Khách hàng đi mua hàng ra sao
Cách xác định người mua thật
Xu hướng tiếp thị và sản phẩm mà thị trường cần
Kỹ năng marketing trực tuyến
Nhiều nhà marketing đặt ra những mục tiêu cụ thể hơn trong chiến lược marketing trên mạng là sử dụng Internet thực hiện marketing trực tiếp. Internet tiết kiệm tối thiểu chi phí và đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với phương pháp gửi quảng cáo bằng thư truyền thống: không tem, không phong bì, không tốn giấy và các chi phí khác. Trên cơ sở dữ liệu về người tiêu dùng, nhà marketing có thể gửi hàng triệu e-mail bằng một lần nhấn chuột, hoặc có thể sử dụng chương trình tự động gửi e-mail cho từng nhóm khách hàng hoặc từng khách hàng những nội dung phù hợp với đặc điểm nhóm này.
Bán hàng trên mạng: Người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi thứ mình cần trên mạng từ chocolate đến ô-tô. Amazon.com từng có doanh số bán sách 32 triệu USD trong năm đầu khai trương cửa hàng trên mạng.
4.3. Vấn đề bảo mật an ninh mạng
Vấn đề bảo mật an ninh mạng là một trong những vấn đề nóng hổi trong hoạt động thực tiễn của thương mại điện tử. Liệu khách hàng có tin tưởng khi thực hiện các giao dịch trên mạng không? Và liệu những nhà cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến cũng như các ISP có đảm bảo được những thông tin của khách hàng giao dịch trên mạng được an toàn không?
Các vấn đề an toàn bảo mật cơ bản đặt ra trong TMĐT:
Từ góc độ người sử dụng: Làm sao biết được web sever được sở hữu bởi một doanh nghiệp hợp pháp? Làm sao biết trang web này không chứa những nội dung hay mã chương trình nguy hiểm? Làm sao biết được Web sever không lấy thông tin của mình cung cấp cho bên thứ 3?
Từ góc độ doanh nghiệp: Làm sao biết được người sử dụng không có ý định thay đổi hay phá hoại nội dung của trang web hoặc webside? Làm sao biết được gián đoạn hoạt động của sever
Từ cả hai phía: Làm sao biết được không bị nghe trộm trên mạng? Làm sao biết được thông tin từ máy chủ đến user không bị thay đổi
Một số khái niệm về an toàn bảo mật hay được dùng trong TMĐT:
Quyền được phép (Authorization): Quá trình đảm bảo cho người có quyền này được truy cập vào một số tài nguyên của mạng
Xác thực (Authentication): Quá trình xác thực một thực thể xem họ khai báo với cơ quan xác thực họ là ai
Auditing: Quá trình thu thập thông tin về các ý đồ muốn truy cập vào một tài nguyên nào đó trong mạng bằng cách sử dụng quyền ưu tiên và các hành động ATBM khác
Sự riêng tư (Confidentiality/privacy): là bảo vệ thông tin mua bán của người tiêu dung
Tính toàn vẹn: (Integrity): Khả năng bảo vệ dữ liệu không bị thay đổi
Không thoái thác (Nonrepudiation): khả năng không thể từ chối các giao dịch đã thực hiện
Vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử
Theo đánh giá của các doanh nghiệp tham gia điều tra thì thanh toán điện tử liên tục là trở ngại lớn thứ hai đối với sự phát triển của thương mại điện tử trong giai đoạn từ năm 2005 tới 2007. Vấn đề quan trọng của hệ thống thương mại điện tử là có một cách nào đó đê người mua kick vào phím mua hàng và chấp nhận thanh toán. Thực tế đang dung 3 cách thanh toán bằng tiền mặt, séc, và thẻ tín dụng. Các cơ chế tương tự cũng được sử dụng cho kinh doanh trực tuyến.
Sự cần thiết phải phát triển thương mại điện tử
TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác
TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất
TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch.
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại.
Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.
Mục đích của một doanh nghiệp khi biến đổi đến thương mại điện tử là giảm thiểu chi phí trong doanh nghiệp. Các biện pháp nhằm để giảm thiểu chi phí trước tiên là bao gồm việc tối ưu hóa các quy trình kinh doanh đang tồn tại và thành lập các quy trình mới dựa trên nền tảng của các công nghệ Internet. Thông qua việc tích hợp này của các tính năng doanh nghiệp dọc theo chuỗi giá trị, việc tiến hành kinh doanh có hiệu quả cao hơn. Các lợi thế cho doanh nghiệp có thể là:
Khả năng giao tiếp mới với khách hàng
Khách hàng hài lòng hơn
Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp
Khai thác các kênh bán hàng mới
Có thêm khách hàng mới
Tăng doanh thu
Tăng hiệu quả
Phần 2.
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Thống kê số liệu phát triển internet Việt Nam và thế giới:
Thống kê số liệu phát triển Internet Việt Nam: Tính đến tháng 05 năm 2008
Tháng 05 năm
Số người dùng
% dân số sử dụng
Số tên miền .vn đã đăng ký
2003
1.709.478
2,14
2.746
2004
4.311.336
5,29
7.088
2005
7.184.875
8,71
10.829
2006
12.911.637
15,53
18.530
2007
16.176.973
19,46
42.470
2008
19.774.809
23,50
74.625
Nguồn: Trung Tâm Internet Việt Nam
Thống kê số liệu phát triển Internet Thế Giới:
Tính đến hết tháng 03 năm 2008
Stt
Quốc gia
Số người sử dụng
% dân số sử dụng
% người dùng thế giới
Dân số 2008 (ước tính)
Tăng trưởng(2000 - 2008)
1
United States
218.302.574
71,9 %
15,5 %
303.824.646
128,9 %
2
China
210.000.000
15,8 %
14,9 %
1.330.044.605
833,3 %
3
Japan
94.000.000
73,8 %
6,7 %
127.288.419
99,7 %
4
India
60.000.000
5,2 %
4,3 %
1.147.995.898
1.100,0 %
5
Germany
54.932.543
66,7 %
3,9 %
82.369.548
128,9 %
6
Brazil
50.000.000
26,1 %
3,6 %
191.908.598
900,0 %
7
United Kingdom
41.042.819
67,3 %
2,9 %
60.943.912
166,5 %
8
France
36.153.327
58,1 %
2,6 %
62.177.676
325,3 %
9
Korea, South
34.820.000
70,7 %
2,5 %
49.232.844
82,9 %
10
Italy
33.712.383
58,0 %
2,4 %
58.145.321
155,4 %
11
Russia
30.000.000
21,3 %
2,1 %
140.702.094
867,7 %
12
Canada
28.000.000
84,3 %
2,0 %
33.212.696
120,5 %
13
Turkey
26.500.000
36,9 %
1,9 %
71.892.807
1.225,0 %
14
Spain
25.066.995
61,9 %
1,8 %
40.491.051
365,3 %
15
Mexico
23.700.000
21,6 %
1,7 %
109.955.400
773,8 %
16
Indonesia
20.000.000
8,4 %
1,4 %
237.512.355
900,0 %
17
Vietnam
19.323.062
22,4 %
1,4 %
86.116.559
9.561,5 %
18
Argentina
16.000.000
39,3 %
1,1 %
40.677.348
540,0 %
19
Australia
15.504.558
75,3 %
1,1 %
20.600.856
134,9 %
20
Taiwan
15.400.000
67,2 %
1,1 %
22.920.946
146,0 %
TOP 20 Countries
1.052.458.261
25,0 %
74,8 %
4.218.013.579
252,5 %
Rest of the World
355.266.659
14,5 %
25,2 %
2.458.106.709
468,9 %
Total World – Users
1.407.724.920
21,1 %
100,0 %
6.676.120.288
290,0 %
Nguồn: Trung Tâm Internet Việt Nam
Trong bảng xếp hạng của Miniwatts Marketing Group, tính đến hết tháng 3 năm 2008, Việt Nam đứng thứ 17 trong top các quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất thế giới. Một điểm khá thú vị là Việt Nam có tốc độ tăng trưởng số người dùng internet nhanh số 1 thế giới (giai đoạn 2000-2008), tăng 9.561,5 %, gấp 7,8 lần so với quốc gia đứng thứ hai.
So với các quốc gia trong khu vực Châu Á, tính đến hết năm 2007, Việt Nam chúng ta hiện có số người sử dụng internet nhiều thứ năm, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonexia. Tuy nhiên, về thời gian truy cập internet, kể cả ở những nước và vùng lãnh thổ đứng đầu về tiêu chí này ở Châu Á như Hongkong, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan cũng vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới.
Dưới mắt bạn bè thế giới, Việt Nam đang được đánh giá là nơi có tiềm năng cho phát triển TMĐT. Tốc độ tăng trưởng sử dụng Internet cao nhất trong khu vực ASEAN là: 123,4% và trên 19 triệu thuê bao Internet là thuận lợi cho sự phát triển TMĐT. Tập đoàn IDG đánh giá về tăng trưởng thị trường CNTT Việt Nam đến năm 2008 đạt mức chi tiêu nằm trong topten các nước tăng trưởng hàng đầu thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng đạt 16%..
Thương mại điện tử Việt Nam đang khởi sắc. Cách đây 5 năm, TMĐT vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp VN. Nhưng đến bây giờ, bức tranh TMĐT VN hiện tại đã có rất nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực và đã thể hiện rõ qua những con số thống kê của Bộ Công Thương.
Từ tháng 4 năm 2008, Bộ Công Thương đã hoàn thành báo cáo về thương mại điện tử năm 2007. Bộ đã điều tra trên quy mô lớn về tình hình ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp trong nước và kết quả thu được khá khả quan.
Thứ nhất, gần 40 % doanh nghiệp có doanh thu từ thương mại điện tử, và mức doanh thu ấy chiếm 15% tổng doanh thu. Đây là một con số rất là đáng khích lệ cho thấy thương mại điện tử đã thực sự đem lại những cái lợi ích cụ thể cho các doanh nghiệp bằng những giá trị cụ thể. Thứ hai, một nửa số doanh nghiệp cho biết đã đầu tư cho những ứng dụng thương mại điện tử trong đơn vị mình. Hơn 60% doanh nghiệp tin rằng doanh thu của họ nhờ thương mại điện tử sẽ còn tăng hơn nữa trong thời gian tới chứng tỏ niềm tin và sự lạc quan của doanh nghiệp đối với việc ứng dụng thương mại điện tử để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với thị trường, hơn 40% doanh nghiệp đã lập website riêng và khoảng 15% doanh nghiệp có các hoạt động e-marketing.
Vậy bằng những con số cụ thể, chúng ta có thể đưa ra một cái kết luận là hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp rất là rõ ràng và cái xu hướng ấy ngày càng tăng. Như vậy, có thể thấy rằng các doanh nghiệp bây giờ rất quan tâm tới việc ứng dụng thương mại điện tử, đặc biệt là trong cái bối cảnh kinh doanh hiện tại rất khó khăn và nhiều sự cạnh tranh.
Phần lớn doanh nghiệp đã sử dụng thư điện tử: Năm 2007, có tới 86% doanh nghiệp sử dụng email thường xuyên trong giao dịch với đối tác. Đã xuất hiện một số doanh nghiệp sử dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) trong giao dịch
Số Webside tăng nhanh: Số doanh nghiệp có webside vào cuối năm 2004 ước tính vào khoảng 17.500, chiếm khoảng 19% tổng số doanh nghiệp và 35% số webside này đựơc thiết lập từ sau năm 2002. Trong 3 năm 2005-2007, số doanh nghiệp đã xây dựng webside tăng mạnh, đưa tỉ lệ doanh nghiệp có webside lên 38% vào cuối năm 2007. Tỷ lệ webside tăng gấp đôi trong vòng 3 năm cho thấy doanh nghiệp đã thực sự bước vào giai đoạn phát triển khai thác các ứng dụng thực tế mà thương mại điện tử đem lại để cải tiến phương thức kinh doanh của mình
Tăng trưởng tên miền .vn qua các năm
Thời điểm
12/2003
12/2004
12/2005
12/2006
12/2007
Tổng số tên miền.vn được đăng kí
5.478
9.307
14.345
34.924
60.604
Tốc độ tăng trưởng
65%
59%
143%
64%
(Nguồn: Thống kê của trung tâm internet Việt Nam www.vnnic.vn)
Doanh nghiệp tích cực tham gia các sàn TMĐT: Bên cạnh việc thiết lập webside, việc tham gia các sàn TMĐT là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. trong bối cảnh nguồn nhân lực triển khai thương mại điện tử của doanh nghiệp còn ít và nguồn tài chính khiêm tốn, tham gia các sàn TMĐT là một giải pháp mang tính chiến lược và hiệu quả cao. Năm 2007, đã có 10% các doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT của Việt Nam và nước ngoài với hơn một nửa số doanh nghiệp này tham gia nhiều hơn một sàn
Nhiều doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong quản trị doanh nghiệp: Kết quả khảo sát trình độ ứng dụng CNTT và TMĐT trong quản lý doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp sử dụng các phần mềm quản trị hiện đại ngày càng tăng. Bên cạnh phần mềm kế toán đã được phổ biến gần chục năm nay, hai phần mềm đang được sử dụng và đạt hiệu quả cao là phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng (31%) và phần mềm quản lý nguồn nhân lực doanh nghiệp (11%). Việc kết nối với các đối tác cũng bắt đầu được doanh nghiệp quan tâm. Năm 2007, 14% doanh nghiệp được khảo sát cho biết bước đầu có kết nối để tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) với đối tác kinh doanh. Đây là tiền đề phát triển phương thức thương mại điện tử B2Bi (giao dịch trực tuyến doanh nghiệp với doanh nghiệp trên quy mô lớn) trong tương lai
Xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh TMĐT chuyên nghiệp: Hình thức kinh doanh TMĐT phổ biến nhất của các doanh nghiệp hiện nay là xây dựng và vận hành các sàn TMĐT theo các mô hình B2B, B2C, và C2C. Phần lớn các sàn này là do các doanh nhân trẻ, năng động, chấp nhận mạo hiểm đầu tư kinh doanh với tính toán chưa có lãi trong những năm đầu, nhưng sẽ có lợi nhuận cao khi thị trường bùng nổ, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO
Bắt đầu xuất hiện vào năm 2003, đến cuối năm 2007, Việt Nam có khoảng 40 sàn thương mại điện tử B2B. 70% các đơn vị quản lý sàn chưa thu phí thành viên tham gia giao dịch, nguồn thu chủ yếu là hoạt động quảng cáo trực tuyến, xúc tiến thương mại và dịch vụ ngoại tuyến cung cấp cho một số đối tác trọng điểm.
Tính đến cuối năm 2007, Việt nam có khoảng 100 doanh nghiệp kinh doanh sàn B2C. Trong khi một số sàn B2B do các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng và vận hành với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp làm quen với thương mại điện tử thì hầu như tất cả những sàn B2C đều do các doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu thu lợi nhuận. Phần lớn những sàn B2C này đều hoạt động theo dạng siêu thị điện tử, kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng
Mô hình sàn thương mại điện tử B2C xuất hiện rầm rộ nhất trong hai năm 2004 và 2005. Năm 2006-2007, số lượng sàn tăng lên chậm hơn nhưng đi vào cải tiến chất lượng theo chiều sâu. Mô hình C2C có sức lan toả cao, góp phần đưa ứng dụng thương mại điện tử tới người dân, tạo thói quen mua bán hiện đại cho xã hội
Hiệu quả ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp đã rõ ràng và có xu hướng ngày càng tăng
Mảng sáng nhất trong năm 2007 là hiệu quả đầu tư cho thương mại điện tử khá cao và có xu hướng tiếp tục tăng. Kết quả điều tra cho thấy trên một phần ba doanh nghiệp có doanh thu nhờ các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử ở mức 15% trở lên so với tổng doanh thu. Nếu so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ tương ứng 8% của năm 2005 thì có thể thấy rõ các doanh nghiệp đã thực sự quan tâm tới thương mại điện tử và đã biết cách biến những lợi ích tiềm tàng của nó thành hiện thực. Tín hiệu lạc quan nhất là có tới 63% doanh nghiệp tin tưởng rằng doanh thu có được từ các đơn đặt hàng sử dụng phương tiện điện tử sẽ tiếp tục tăng.
Kết quả trên có mối tương quan mật thiết với tỷ trọng cũng như cơ cấu đầu tư cho thương mại điện tử. Một mặt, chi phí đầu tư cho thương mại điện tử tăng mạnh, năm 2007 có tới 50% số doanh nghiệp tham gia điều tra (cao gấp ba lần tỷ lệ 18% của năm 2005) cho biết đã dành trên 5% tổng chi phí hoạt động để đầu tư cho thương mại điện tử. Mặt khác, cơ cấu đầu tư trở nên hợp lý hơn với khoảng một nửa chi phí dành cho phần cứng và một phần năm dành cho đào tạo. Cơ cấu đầu tư này cho thấy đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức tới triển khai thương mại thương điện tử nếu so sánh với các tỷ lệ tương ứng của năm 2005. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư cho phần mềm và giải pháp hầu như không thay đổi trong ba năm qua và chỉ dừng ở mức 23%. Rõ ràng, cần phải có sự nỗ lực rất lớn từ nhiều phía để nâng cao tỷ lệ này.
Một trong những thước đo định lượng về đầu tư cho thương mại điện tử là tỷ lệ các doanh nghiệp xây dựng và vận hành website tăng đều qua các năm và đạt tới 38% trong năm 2007, tức là cứ 10 doanh nghiệp tham gia điều tra thì đã có tới 4 doanh nghiệp có website. Đồng thời, trong năm 2007 đã có 10% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử (e-marketplace), 82% có mạng cục bộ (LAN) và đáng lưu ý nhất là có tới 97% doanh nghiệp đã kết nối Internet với hình thức kết nối chủ yếu là băng thông rộng ADSL.
Thanh toán điện tử phát triển nhanh chóng
Năm 2007 đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và toàn diện của lĩnh vực này. Trước hết, ở tầm chính sách vĩ mô, đầu năm 2007 một văn bản quan trọng liên quan tới thanh toá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6089.doc