Thực trạng và phương hương phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tới năm 2020

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, sự phát triển của kinh tế một cách mạnh mẽ đã tạo nên mức sống và thu nhập ngày càng cao cho người dân Việt Nam, những năm gân đây mức sống của người dân đã được cải thiện một cách đáng kể, và giờ mặt hàng ô tô không còn quá xa xỉ đối với một bộ phân dân cư với mức thu nhập cao, ô tô đã dân trở thành phương tiện di chuyển cá nhân thông dụng cho nhiều người. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như hiện nay đã tạo ra nhu cầu vận chuyển hàng hóa rấ

doc28 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và phương hương phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tới năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lớn và ô tô không những chỉ là phương tiên di chuyển cá nhân mà đã trở thành phương tiện vận chuyển phổ biến và quan trọng nhất trong nên kinh tế. Những nhu cầu trên ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nên kinh tế cộng với sự bảo hộ của nhà nước cho ngành công nghiệp non trẻ nay đã tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển ngàng công nghiệp ô tô trong nước. Nhưng thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô trong nước đang ở đâu, những phương hướng phát triển trong thơi gian tơi như thế nào, để làm rõ những vấn đề trên em xin thực hiện đề tài “THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯƠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TỚI NĂM 2020”. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng của toàn ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay cũng như những tác nhân vĩ mô tác động tới sự phát triển của ngành và phương hướng phát triển của ngành trong thời gian tới cụ thể là tới năm 2020. Mục đích nghiên cưu của đề tài là làm dõ thực trạng và nguyên nhân ngây ra những bất cập vẫn còn tồn tại trong ngành công nhiệp ô tô của Việt Nam hiên nay để từ đấy đưa ra một số giả pháp để phát triển ngành trong thời gian tới. Với đề tài và phạm vi nghiên cưu này, kết cấu của đề tài em xin chia lanf 3 chương. Chương I: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Chương II: Những tồn tại và nguyên nhân. Chương III: Phương hương và giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô tới năm 2020. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ I. Yếu tố kinh tế 1. Thực trạng nền kinh tế va ảnh hưởng tới ngành công nghiệp ô tô. 1.1. thực trang nền kinh tế. Thưc trạng nền và tốc độ phát triển của nền kinh tế có ảnh hưởng đến bất kỳ ngành công nghiệp nào trong nước và tới bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ. Những nhân tố chủ yếu mà có tác động trực tiếp tới ngành công nghiệp ô tô là tốc độ tăng trưởng nó có ảnh hưởng tới sự chi tiêu của người dân, khi tốc độ tăng trưởng cao sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng thị phần cho các doanh nghiệp từ đó có thể đầu tư sảm xuất mở rộng quy mô, ngược lại khi nên kinh tế suy thoái, dẫn đến giảm chi tiêu của ngươi dân. Mức lãi xuất, chính sách tiền tệ và tỷ giá hôi đoái cũng có tát động to lớn đến ngành, đặc biệt ngành công nghiệp ô tô là ngành nhập khâu nhiều linh phụ kiện lên sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái lại càng mạnh mẽ. trong những năm ngân đây đặc biệt là năm 2007 va 2008 nên kinh tế của ta đã có những thay đổi và thách thức mạnh mẽ, sự biến động của nền kinh tế thế giới đã có những tác đông trực tiếp tới nước ta. Sau đây sẽ là một số những số liệu trong 9 tháng đầu năm của năm 2008. Tốc độ tăng trưởng GDP trong 9 tháng đầu năm 2008 đạt 6,52%. Tuy thấp hơn con số 8,16% của cùng kỳ năm 2007 nhưng GDP 9 tháng đã nhích lên so với con số 6,5% của 6 tháng đầu năm nay Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2008 tăng 16% cung ky năm 2007 la 17,1%. Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp 9 tháng vẫn tăng 5,43%. Hoạt động thương mại, dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng. Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội 9 tháng tăng 30,1% so với cùng kỳ năm 2007. Giá tiêu dùng tháng 9 tăng 0,18% so với tháng trước đó. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 4/2007. Tuy nhiên, do CPI đã tăng cao trong 8 tháng trước đó nên nếu so với tháng 12/2007, CPI tháng 9 đã tăng 21,87%. Chỉ số giá bình quân 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ 2007 đã tăng 22,76%. Tổng số vốn FDI cấp mới đạt 57,1 tỷ USD, tăng 398,5% so với cùng kỳ năm 2007. Giải ngân vốn FDI 9 tháng đạt 8,1 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ. Thu hút vốn ODA đạt tổng giá trị trên 1,8 tỷ USD, giải ngân nguồn vốn này đạt trên 1,4 tỷ USD, bằng 74,5% kế hoạch giải ngân năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đã đạt 48,6 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2007. Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu khi đạt 64,4 tỷ USD, tăng 48,3% so với cùng kỳ năm 2007. Nhập siêu 9 tháng đầu năm hiện ở mức 15,8 tỷ USD, bằng 32,6% tổng kim ngạch. Tỷ lệ lam phát, giá tiêu dùng chỉ tăng 0,18% trong tháng 9 là một tín hiệu tích cực và thể hiện ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước, Chỉ số giá tiêu dùng CPI đang có xu hướng chững lại là một tín hiệu đáng mừng. 1.2. Sự ảnh hưởng của nền kinh tế tới công nghiệp ô tô trong nước. Nền kinh tế trong nước là yêu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của công nghiệp ô tô, bât kỳ ngành nào cũng cần có một môi trường kinh tế ổn định để phát triển, với thực trạng kinh tế của việt nam hiện nay tuy chưa phải là một thị trường hấp dẫn về quy mô để phát triển ngành công nghiệp ô tô nhưng là một thị trương tiềm ẩn với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên hiện tại mức thu nhập còn thấp, chưa đủ để có một thị trường tiêu thụ đủ rộng cho ngành do đó nó kém sức hấp dẫn, và chưa thu hút được sự đầu tư lớn từ nước ngoài cũng như trong nước. Tuy nhiên với một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, lực lương lao động lơn, giá nhân công rẻ cộng với sự ổn định tương đối với sự biến động của nền kinh tế thế giới nhiều diễn biến phức tạp như hiên nay thi chúng ta vẫn có được lợi thế trong thu hút đầu tư. Nhưng với thực trang hiện nay sự suy thoái của nền kinh tế toàng cầu việt nam cũng ngây ra những sũy thoái nhất định cho nền kinh tế ví dụ như việc lạm phát tăng cao đã khiến người dân thắt chặt chi tiêu đã ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp lăp ráp ô tô như đâu năm 2008 và cuối năm 2007 các doanh nghiệp ô tô việt nam đã không kịp lăp ráp ô tô để bán ra thị trường nhưng cho tới nay thì các doanh nghiệp đã phải kêu trời vì lượng xe bán ra qua ít, sự thay đổi đột ngộ này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chiến lược phát triển của các doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ cũng có những tác động không nhỏ đến nganh, vì công nghiệp ô tô trong nước chủ yêu là công nghiệp lắp ráp mà các linh kiện chủ yếu là nhập khẩu bằng ngoại tệ do đó có tác động nhất định đến giá bán xe trong nước. Từ đầu năm tới nay với tình hình kinh tế nhiều biến đông lạm phát tăng cao đã khiến nhiêu doanh nghiệp ngặp phải nhưng khó khăn trong tiêu thụ sảm phẩm. Ta có thể thấy dõ điều này qua lượng tiêu thụ của một số hãng như hang ford tại việt nam cho biết lương xe bán ra của họ giảm mạnh trong tháng 9 họ chỉ bán được 278 xe, và trong tháng 10 tơi họ còn ban được lương xe ít hơn, khi sảm lương tiêu thụ giảm họ đã phải cho sa thai 20% nhân viên văn phong của minh. Toyota cũng gặp phải những khó khăn tương tự trong tiêu thụ những tháng ngân đây Toyota chỉ lắp ráp có 78xe/ngay trong khi đó năm 2007 va hai tháng đầu năm 2008 số lượng xe đã lên tới 105xe/ngay. 2. Xu hương hội nhập. Hội nhập là tính tất yếu của các quốc gia trên thế giới, khi mỗi quốc gia hội nhập đều có những thách thức và cơ hội, trong bôi cảnh hiên nay sau khi Việt Nam ra nhập WTO chung ta có những cam kết phải thưc hiện như việc giảm thuế nhập khẩu, chính sách rõ rang, xó bỏ bảo hộ tạo ra sân chơi bình đẳng…. Ngành công nghiêp ô tô là ngành công nghiệp phải chịu ảnh hưởng nhiều trong khi ở Việt Nam đây là lĩnh vực mới phát triển chưa có khả năng cạnh tranh. Thì ở các nước phát triển, công nghiệp ô tô đã hoàn thiện họ có khả năng cạnh tranh cao cả về giá thành và chất lượng do vậy bài toán hộ nhập cho ngành công nghiệp ô tô quả thật vẫn chưa có lời giải cụ thể. Khi hội nhập ngành công nghiệp ô tô của ta sẽ phải chiu nhiều áp lực vì khả năng cạnh tranh con rất kém do công nghiệp ô tô trong nước thực chất là công nghiệp lắp ráp đơn giản, linh kiên đa phần là nhập khẩu chủ yếu là tư Thai Lan, Han Quốc, Trung Quốc. Hội nhập cũng đem lại cho chung ta những cơ hội phát triển cho ngánh công nghiệp ô tô trong nước như thu hút vốn đầu tư vào sảm xuất linh kiện tăng tỷ lệ nội địa hóa, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng để từ đây thúc đẩy nganh công nghiệp ô tô trong nước phát triển, tăng tỷ lệ nội địa hóa giamr chi phí, hạ giá thành sảm phẩm, có nhiêu cơ hội học hỏi và cải tiến về công nghệ. II. Công nghệ. 1. công nghệ sảm xuất và lăp ráp. Công nghệ là nhân tố có tác động rất lớn, nó có thể quyết định tới chi phí sảm xuất, năng suất lao động nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển của một ngành, một doanh nghiệp. Đặc biệt ngành công nghiệp ô tô là ngành đòi hỏi công nghệ cao, phát triển phải có chiều sâu kết hợp của nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác nhau như công nghệ cơ khí, điện tử… Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam phát triển từ những năm 1991 cho tơi nay đã trải qua 17 năm phát triển nhưng những thành quả đạt được vẫn chưa sưng đáng với quãng thời gian và những chính sách bảo hộ của chính phủ, cho tới nay chúng ta đã có 11 liên doanh sảm xuất lắp ráp ô tô nhưng quy mô vân còn nhỏ lẻ và vẫn dưng lại ở việc lăp ráp đơn giản, các doanh nghiệp lăp ráp ô tô tại việt nam chủ yếu được hình thành từ những xưởng cơ khí lớn trước đây được nâng cấp và trang bị thêm để trở thành doanh nghiệp lắp ráp, du vậy công nghệ lăp ráp của các doanh nghiệp này vẫn hết sức đơn gian. Với 11 liên doanh ôtô, trừ Công ty Hino sản xuất xe tải nặng thì các doanh nghiệp này đại diện cho những nhà sản xuất lớn, họ đêu có khả năng lăp ráp nhiều chủng loại xe, các liên doanh đều đại diên cho nhưng tập đoàn lơn trên thế giới với công nghệ khác nhau nên hầu như ít phối hợp. Hầu hêt các liên doanh chỉ mới thực hiện phương thức lắp ráp dạng CKD2 với dây chuyền công nghệ gần giống nhau, hoặc ở dạng IKD với dây chuyền công nghệ gần giống nhau như hàn lắp khung xe, tẩy rửa sơn, trong đó chỉ có 1 số doanh nghiệp có dây chuyền sơn tĩnh điện như Toyota, Ford, Mitsubshi... còn lại các doanh nghiệp khác phải thuê hoặc không sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện, lắp ráp kèm thiết bị kiểm tra. Với công nghệ lắp ráp còn lạc hậu thì công nghệ sảm xuất linh kiên ô tô trong nước còn khan hiếm hơn do đố tỷ lệ nội địa hoá của các liên doanh cao nhất không quá 13%, thấp nhất là 2%. Từ đầu năm 2008 chinh phủ đã có dự thảo về việc các doanh ngiệp lắp ráp mới muốn thành lặp phải có công suất tối thiểu 10000xe/năm đối với xe con, các doanh nghiệp tham gia sản xuất, lắp ráp ôtô phải đảm bảo công suất lắp ráp tối thiểu 3.000 xe/năm đối với xe khách; 5.000 xe/năm đối với xe có trọng tải đến 5 tấn; 3.000 xe/năm đối với xe tải 5-10 tấn và 1.000 xe/năm có trọng tải trên 10 tấn. Về kiểu dáng xe, doanh nghiệp tham gia phải có đủ hồ sơ thiết kế cho từng chủng loại xe ôtô, không vi phạm bản quyền về sở hữu công nghiệp và có hợp đồng chuyển giao công nghệ từ các nhà sản xuất có uy tín của nước ngoài theo quy định hiện hành. về công nghệ cung có nhiều yêu cầu khắt khe hơn, nhu cong nghệ sơn, doanh nghiệp phải tuân thủ theo từng loại ôtô, ôtô con phải được sơn nhúng điện ly lớp bên trong, lớp ngoài có thể phun sơn tĩnh điện hoặc phun sơn áp lực. Quy định mới cũng yêu cầu toàn bộ xe xuất xưởn phải được kiểm tra. Với quy đinh nay các doanh nghiệp phải trang bị công nghệ ưng dung khoa học vào để đạt được năng suất lao đông cao hơn, và cải thiện dần tình trạng công nghệ trong nước ngày càng lạc hậu so với thế giới 2. Công nghệ phụ trợ Công nghiệp ô tô đúng nghĩa la ngành công nghiệp phải bao gồm công nghiệp phụ trợ và công nghiệp lăp ráp ô tô, tại việt nam hiện giờ ngành công nghiệp phụ trợ phát triển chưa đúng mức và còn thâp kém đăc biệt là công nghệ sảm xuất linh kiện. hiện tại việt nam đang có khoảng 60 doanh nghiệp sảm xuất linh kiện tuy nhiên con số này còn quá ít vì một chiếc ô tô cân khoảng 20000-30000 chi tiết để lăp ráp hoàn thiện, các linh kiện lăp ráp của ta hiện nay chủ yếu nhập khẩu của một số nước trong khu vực. Tỷ lệ nội địa hóa của chung ta chi đạt trung binh 12% có nhưng doanh nghiệp tỷ lệ nội đĩa hóa chỉ có 2%, tuy tỷ lệ nội địa hóa của ta thâp nhưng ngành công nghiệp sảm xuất linh kiên vân chưa thể phát triển được bởi vì ngành sảm xuất linh kiện đòi hỏi phải trinh độ công nghệ nhất định, mặt khác khi kêu gọi đầu đâu tư rất khó khăn do nganh đòi hỏi lượng vốn lớn trong khi đó thời gian thu hồi lại lâu, mặt khac do thị trương trong nước lại nhỏ bé lên chưa tao ra sức hấp dẫn, tuy nhiên nếu trung ta có chinh sách hợp lí để thu hut kêu gọi đâu tư không những chỉ đấp ứng nhu cầu của cac doanh nghiệp ô tô trong nước ma con xuất khẩu thì vẫn có thể kêu gọi đâu tư để phát triển ngành công nghiệp này, tai thai lan tỷ lệ nội địa hóa của họ rất cao đạt trên 80% số lương các doanh nghiệp phụ trợ của họ lên tới khoang 1500 nhà cung ứng. Mặt khác muốn ngành công nghiệp sảm xuất linh kiệm phát triển thì một số ngành công nghiệp phụ trợ khác trong nước cũng phải phát triển theo như công nghiêp luyện thép, công nghiệp ngò hàn….. tuy nhiên cho tới nay chung ta cung mới có một số lương rất ít các doanh sảm xuât linh kiên, mà số ít các doanh nghiệp này thi đều đa phân sảm xuất những linh kiện đơn giảm có giá trị thấp như gương, xăm, lốp, nghế… còn những linh kiện có giá trị gia tăng cao thì chưa thể sảm xuất được. III. Chinh trị, pháp luật và chinh sách của nhà nước với công nghiệp ô tô. 1. Chinh trị. Chinh trị la nhân tố tầm vĩ mô nó có tác đông tới bấy kỳ ngành công nghiệp nao trong cả nước, khi một quôc gia có tình hình chinh trị ổn định thì sẽ tạo nhiều thuận lợi cho nên kinh tế của quốc gia đó triển, và ngược lại sẽ ngây ra những trì trệ. Công nghiệp ô tô cũng không ngoại lệ chịu nhiêu ảnh hưởng của tình hình kinh tế và chinh tri. Việt Nam là một quốc gia có tinh hinh chinh trị ổn định nhất trên thế giới hiện giờ, đây là một một môi trương thuân lợi và là một lợi thế lơn trong tình hình chính trị bất ổn định trên thế giới hiên giờ, với lợi thế này chung ta đã có rất nhiêu nhưng dự án đầu tư lơn tư nước ngoài nhờ đó có thể phát triển các ngánh công nghiệp. trong năm 2007 va 2008 chung ta thu hut được không it dự án đâu tư trong đó có cả những dự án đầu tư sảm xuât linh kiên ô tô. 2. Pháp luật và chính sách. 2.1. pháp luât. Có những tác động theo những chiễu hướng khác nhau, luật pháp có thể dúp cho doanh nghiệp phát triển cũng có thể là trở ngại lớn, ô tô là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do vậy ngành công nghiệp ô tô chịu ảnh hưởng nhiều của luật, như thuế tiêu thụ đặc biệp, thuế nhập khẩu linh kiện, ô tô nguyên chiếc, thuế nhập khẩu xe cũ. Hiện nay thuế suất nhập khẩu ô tô của việt nam rất cao tuy từ đâu năm đax có những thay đổi nhưng vẫn con rât cao. Việc nhà nước đánh thuế cao nhằm bảo hộ ngành công nghiệp còn non trẻ để phát triển hơn nhưng cũng vì chính sách này mà các doanh nghiệp trong nước đã ỷ lại không chịu đổi mới. 2.2. Chinh sách Chính sách thuế nhập khẩu: đây là loại thuế có tác động trực tiếp đến cán cân thương mại và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng của nền kinh tế. Sau khi chung ta ra nhập WTO chung ta đã cam kết thưc hiên những chính sách về thuế nhập khẩu như sau. Đối với xe ôtô nguyên chiếc theo cam kết trong WTO, tất cả các loại xe ôtô phải cắt giảm mức thuế xuống 70% sau 7 năm kể từ khi gia nhập. Riêng loại xe chở người có dung tích xi lanh từ 2.5 trở lên, đến năm 2019 sẽ phải giảm thuế suất từ 90% xuống 52%, xe hai cầu sẽ phải giảm nhanh hơn và nhiều hơn đến 2017 giảm xuống 47%. Tuy nhiên để tạo thuận lợi trong công tác quản lý thì chính phủ đã dự kiến cho tất cả các loại xe chở người sẽ đưa về cùng một mức thuế suất 47% vào năm 2017. Đối với các mặt hàng ô tô nhập khẩu trong khối ASEAN thì tới năm 2018 mức thuế nhập khẩu là 0% Đối với linh kiện, phụ tùng ôtô: theo cam kết trong khu vực mậu dịch ASEAN, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, mức thuế suất đối với linh kiện, phụ tùng ôtô đều ở mức thấp 5% trong ASEAN và cắt giảm xuống 0% vào 2018 đối với ASEAN – Trung Quốc, Trong khi đó, mức thuế theo cam kết WTO ở trong khoảng 12% - 25% tuỳ theo từng chủng loại linh kiện, phụ tùng. Căn cứ vào mức cam kết này, mức thuế suất cụ thể đối với từng loại linh kiện phụ tùng sẽ tiếp tục được quy định cho phù hợp với cam kết quốc tế và khu vực. Riêng đối với những chủng loại linh kiện, phụ tùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô và được quy định rõ trong quy hoạch cần khuyến khích sản xuất như động cơ, hộp số, cầu truyền động thì cần phải duy trì một mức thuế cao hợp lý trong thời gian bảo hộ ít nhất 5 đến 10 năm để thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất những mặt hàng này. Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt: chức năng chủ yếu của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều tiết và giảm tiêu dùng, do đó loại thuế này có ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán xe. Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt không bị ràng buộc bởi cam kết quốc tế trừ khi có sự khác biệt giữa hàng nhập khẩu và hàng cùng loại được sản xuất trong nước. Trong thời gian tới, việc xem xét điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ôtô nguyên chiếc cần tính đến yêu cầu mở rộng thị trường xe ôtô trong nước, phù hợp với thông lệ của các nước trong khu vực và cân đối với chiến lược phát triển giao thông trong nước. Theo đó thuế suất cần được thiết kế thuế theo dung tích xi lanh hoặc kết hợp cả dung tích xi lanh với số chỗ ngồi để khuyến khích sản xuất theo chủng loại xe, khuyến khích tăng dung lượng thị trường, phù hợp với chính sách về môi trường. Về các loại phí và lệ phí: chúng ta hiện nay đang có lệ phí trước bạ, lệ phí cấp biển số xe điều chỉnh việc đăng ký, lưu hành xe. Trong khi đó, phí đường bộ mới chỉ thu vào phương tiện giao thông trên các tuyến quốc lộ mà chưa áp dụng trong khu vực đô thị. IV. Văn hóa xã hội. 1. Dân cư. 1.1. Thu nhập dân cư: Đây là yếu tố rât quan trong vì mặt hàng ô tô đối với người dân việt nam vẫn là mặt hàng xa xỉ, một ngành bât kỳ nào muốn phát triển được thì đều phải có thị trường tiêu thụ, mặt hàng ô tô là hàng hóa đòi hổi người dân phải có mức thu nhập cao thì mới đủ khả năng tiêu dùng, tuy mưc song của ngươi dân Việt Nam ngân đây đã được cải thiện đáng kêw nhưng đại đa số người dân vẫn chưa có khả năng mua ô tô, do vậy dân số của nước ta bay giờ khoảng 85 triệu dân, nhưng vẫn được coi là một thị trương nhỏ lẻ do mưc sống của ngươi dân con thấp ( thu nhập bình quân của trung ta chỉ đạt khoảng 600 USD ) thị trường nhỏ lẻ rất khó thu được đầu tư đặc biệt la đâu tư vào nhưng ngành sảm xuất linh kiện với lương vôn đâu tư lớn thời gian thu hôi lâu. Chinh bởi vậy muốn ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển thánh ngành công nghiệp ô tô đúng nghĩa bao gồm ngành sảm xuất linh kiện và lăp ráp ô tô thì chúng ta phải có nhưng chính sách cụ thể để keo gọi đầu tư không những chỉ đấp ứng nhu câu trong nước ma còn phục vụ cho xuât khẩu những mặt hàng như linh kiện ô tô. 1.2. Thị hiếu của khách hàng : Thị hiếu của khách hàng có ảnh hưởng lớn đến lượng xe bán ra của mỗi doanh nghiệp. Bởi vì thị hiếu sẽ khiến cho khach hàng hương sự tiêu dung của minh vào mặt hàng ma đang có chao lưu tiêu dung nhiêu. Thị hiếu được hình thành do các yếu tố xã hội ,tâm lý , sở thích...Cũng như do xem quảng cáo, do người quen chỉ bảo, do kiểu dáng mẫu mã, giá loại sản phẩm đó. Yếu tố tâm lý và xã hội cũng rất quan trọng đến xu hương tiêu dùng của khác hàng, như những người thuộc tang lớp sang trong họ muôn thể hiện đăng câp bằng việc đi xe ford…. Yêu tố tâm lý còn ảnh hưởng đến xu hướng chọn phương tiện di chuyển, nêu người dân có xu hương muốn chọn nhưng phương tiên di chuyển khác như xe máy xe dạp, tàu…. Thị điều tất nhiên là lượng xe bán ra trên thị trương sẽ giản va ngươc lại nếu mọi người đều muốn ô tô là phương tiện di chuyển cá nhân của mình tì lượng câu về ô tô tât nhiên sẽ tăng mạnh. 2.Cơ sở hạ tầng. 2.1. Tốc độ đô thị hóa : Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng tới ngành ô tô, khi tốc độ đô thị cao thì cũng đồng nghĩa vơi viêc mức sống của người dân cũng tăng đồng thời cũng ảnh hưởng tới yếu tố tâm lý và xu hương tiêu dùng của người dân những điều đó làm thị trường tiêu thụ ô tô tăng nhanh, mặt khác tốc độ đô thị hóa cũng đông thời tạo ra các điều kiên thuân lợi hơn về giao thông vân tải khiên cho ngươi dân thây đổi xu hướng xủ dung phương tiện di chuyển. 2.2. Cở sở hạ tầng : Đây là yếu tố quan trong tác động tới tân lý sủ dụng ô tô của người dân nêu cơ sở hạ tang thấp kem sẽ không cho phép phát triển ngánh công nghiệp ôt ô được, ví dụ cơ sở về hệ thống giao thông sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dung xe của người dân, cơ sở hạ tầng sẽ ảnh hưởng tới khả năng sảm của các doanh nghiệp cũng như năng suất. Cơ sở hạ tầng của trung ta hiện nay vẫn còn nhiêu bất cập, như nhà xưởng hệ thống giao thông vẫn còn yếu kếm, đặc biêt hệ thống giao thông vẫn con đang trên đương phát triển và hoàn thiện, ngành công nghiệp ô tô không thể phát triển được nếu hệ thống giao thông quá yếu kém, ví dụ như hệ thông giao thông trong hai thành phố lơn nhât la Hà Nội va TP HCM nêu ra đương vào giờ cao điểm băng ô tô liệu ta có thể di chuyển đươc hay không, những điều đó cũng phân nao ảnh tới nganh công nghiệp ô tô trong nước do ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng ô tô của người dân. V. Nhân tố tư nhiên. 1. Tai nguyên thiên nhiên. Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú vơi nhiều loại khoáng sản phong phú, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiêu nganh công nghiệp phụ trợ đực biệt là ngành công nghiêp sảm xuất linh kiện chủ động được nguồn cung nhiên liệu, tuy nhiên muốn tạo đươc lợi thế này chung ta lại phải phát triển những ngành công nghiệp khai khac khác, và ngành công nghiêp chế biến nguyên liệu vừa khai thác, tuy nhiên trong thực tế hiên nay với trình độ sản xuất linh phụ kiện như bây giờ thì tài nguyên thiên nhiên chưa có ảnh hưởng nhiều vì đâị bộ phân các chi tiêt ô tô chúng ta vẫn nhập khẩu từ nước ngoài, tuy nhiên trong một tương lai ngần ( tới năm 2020 ) công nghiệp ô tô còn sơ khai như bây giơ sẽ cơ bản về đúng nghĩa là một ngành công nghiệp khi đây vơi nguôn tai nguyên phong phú sẽ là lợi thế lơn cho ngành công nghiệp ô tô nói chung va công nghiệp phụ trợ ô tô nói riêng của chúng ta. 2. Vị trí địa lý. Vị trí địa lý là nhân tố quan trọng nó có thể ảnh hưởng tới cả nên kinh tế, khi một quốc gia có vị trí địa lý thuân lợi cho giao thương với các quốc gia, khu vực khác nó sẽ có nhiêu lợi thế cạnh tranh đầu tư hơn, ngành công nghiêp ô tô cũng vạy chịu sự ảnh hương của nên kinh tê và vị trí địa lý đối với ngành. Việt Nam là một quốc gia có điêu kiện về vị trí địa lý rất thuận lợi, chung ta lăm trên trục đương giao thông quan trong của thế giới va năm trên ngã ba kinh tế, mặt khác chung ta lại rap biển với đương bơ biển dài do vậy chung có lợi thế lơn trong việc kêu gọi đâu tư. Mặt khac tài nguyên về đất cũng rât quan trọng, vị trí địa lý đặt các doanh nghiêp cũng ngây ra những thuân lợi và khó khăn trong giao thông vận tải. các doanh nghiệp lăp ráp ô tô luôn cần một diện tich lớn ngoài việc phuc vụ cho công việc sảm xuất còn cần một diên tich đang kể để chạy thử xe, do vạy cac doanh nghiêp lăp ráp ô tô chiếm một diên tich tương đối lớn. CHƯƠNG II. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN I. Những tồn tại trong ngành công nghiệp ô tô trong nước. 1. công nhệ lạc hậu, chậm đổi mới. 1.1. công nghiệp phụ trợ kém phát triển. Công nghiệp ô tô muốn phát triển ta phải có nhiều ngành công nghiệp khác nhau phát triển đồng bộ như ngành công nghiệp cơ khí truyền thống đến công nghệ bán dẫn, công nghệ điện tử, thông tin, vật liệu… nhưng tại việt nam hiện nay hầu hết những ngành này đều ở trình độ phát triển thấp do vậy muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi phải có sự phát triển của nhiều ngành khác nữa cần phải phát triển một cách đồng bộ. Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô đến 2010, tầm nhìn đến 2020 cũng đã xác định Công nghiệp ô tô là một trong 8 ngành cơ khí trọng điểm. Ngành công nghiệp ô tô rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nuớc. Với mục tiêu trên, đến 2020 Công nghiệp ô tô phải trở thành ngành sản xuất quan trọng có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước Tuy nhiên theo công nghiệp phụ trợ chỉ có thể phát triển được khi có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia và có sự hợp tác hoá và chuyên môn hoá cao, nhưng tại việt nam chưa có điều đó mà các doanh nghiệp việt nam còn sảm xuất trung lặp điều đó khiển chuyên môn hóa cao la rất khó, ví dụ như muốn sảm xuất được một động cơ đòi hởi có ít nhất 60 doanh nghiệp cung nhau hợp tác cùng sảm xuất. 1.2. Công nghiệp ô tô ở trình độ thấp. Ngành công nghiệp ô tô việt nam nay đã bước sang tuổi thứ 16 Tính từ khi doanh nghiệp đầu tiên thuộc các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam (VAMA) thành lập năm 1992, tới nay với hơn 60 nhà sản xuất, trong đó có 17 đơn vị thuộc VAMA và 100 đơn vị cung cấp phụ trợ, năng lực sản xuất lên đến hàng trăm ngàn xe mỗi năm, song hiện trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô đến nay vẫn còn ở trình độ thấp. Theo Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), ngành công nghiệp ô tô sau hơn 10 năm hoạt động, ngoài thương hiệu Toyota dã đưa được tỷ lệ nội địa hóa ở dòng xe bảy chỗ ngồi Innova lên trên 30% còn hầu hết các công nghiệp lắp ráp ô tô còn lại mới đạt 5%-10% tỷ lệ nội địa hóa mà trong đó hầu hết các linh kiện chỉ là linh kiện đơn giản giá trị thấp, điều này trái ngược với những cam kết của một số liên doanh lớn trên thế giới khi xin giấy phép đầu tư vào Việt Nam và “hứa” sẽ đạt tỷ lệ nội địa hóa 25%-30% sau 10 năm và nâng lên 60% vào năm 2010. chung ta có thể so sánh sự phát triển của công nghiệp ô tô việt nam với một số nươc trong khu vưc để có thể thấy được sự lạc hậu của mình ví dụ số lượng ô tô tại Việt Nam đến năm 2007 mới bằng Thái Lan cách đây hơn 20 năm (1986), vào những năm 1997-1998, khi Thái Lan đạt 600-700 ngàn chiếc xe, Malaysia 300-400 ngàn chiếc… thì Việt Nam chỉ có vài ngàn chiếc. Đến nay, khi Việt Nam bước vào con số hàng trăm ngàn chiếc ô tô (chủ yếu lắp ráp) thì các nước đã vọt lên con số hàng triệu chiếc. Ta có thể thấy hiện các khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao với GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD (Hà Nội), 3.000 USD (TPHCM) và dân số khoảng 15 triệu dân, nhưng số ô tô cộng lại chỉ khoảng trên 300 ngàn chiếc. Trong khi đó, hiện nay Băng Cốc-Thái Lan đã gần 2 triệu chiếc, Bắc Kinh-Trung Quốc đạt 4 triệu chiếc và Jakarta là 5 chiếc… “một chuyên gia trong Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam (VSAE), nhận xét. Ngay cả Hà Nội một trong những trung tâm kinh tế lơn nhất cả nước với tham vọng trỏ thành một trung tâm lớn về công nghiệp ô tô thì nay vân chỉ đạt đươc một thành quả nhất định còn vẫn thấp: Theo Sở Công thương Hà Nội, hiện Hà Nội có 16 doanh nghiệp sản xất lắp ráp ô tô chủ yếu là xe tải và xe khách. Cũng giống như tình trạng chung của cả nước, hầu hết các doanh nghiệp đều có công nghệ trình độ gần như nhau với tỷ lệ nội địa hoá thấp, giá trị gia tăng chủ yếu ở các khâu hàn, sơn, lắp ráp còn lại từ 70%-90% linh kiện phụ tùng là nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất linh kiện lại càng ít hơn, sản phẩm rất giản đơn như gương, kính, ghế, radio, dây điện, săm lốp, ắc quy... Quy mô sản xuất nhỏ, năng lực hạn chế và giá thành cao, chất lượng, mẫu mã còn nhiều hạn chế, không cạnh tranh được với linh kiện nhập khẩu. Đã vậy, thậm chí đã có những trường hợp các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, “ngáng chân” nhau trong quá trình hoạt động. Trong khi đó mục tiêu theo Quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ với ô tô mà Hà Nội là một trung tâm lớn thì đến 2010 phải hoàn thiện các mẫu xe tải, xe khách với tỷ lệ sử dụng linh kiện trong nước đạt 65%, đến 2020 là 75% cho xe khách, 85% xe tải, từng bước tham gia xuất khẩu linh kiện... từ nay tới năm 2010 thơi gian con không nhiều nhưng trình độ còn rất kén chưa sưng với tiềm năng của mình 2. Thiếu nhà cung ưng linh kiện. Công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay được coi chỉ là một ngành công nghiệp lăp ráp đơn giản bởi vì trung ta thiếu những nhà đầu tư vào lĩnh vực sảm xuất linh kiện. Thông thường một chiếc xe ôtô có từ 20.000 đến 30.000 chi tiết và cần tới hàng nghìn nhà cung cấp linh kiện, nhưng hiện tại ở Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp sản xuất linh kiện còn quá ít. Theo số liệu từ Bộ Công nghiệp, sau hơn 10 năm phát triển, đến nay ngành công nghiệp ôtô Việt Nam mới có trên 60 doanh nghiệp sản xuất linh kiện va 11 liên doanh lăp ráp, để tránh khỏi lắp ráp giản đơn, thì một doanh ngh ôtô phải cần tối thiểu 20 nhà cung cấp với nhiều loại linh kiện khác nhau. Nhưng cho đến nay chưa doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô nào có được 20 nhà cung cấp linh kiện trong nước. Ngay cả những liên doanh ôtô tên tuổi như Toyota, Ford... có hệ thống các nhà cung cấp linh kiện lớn cũng không lôi kéo được họ đầu tư vào Việt Nam nhiều. Trên thực tế, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lắp ráp ôtô chỉ có 2-3 nhà cung cấp linh kiện trong nước. Tỷ lệ sử dụng linh kiện trong nước chưa được bao nhiêu, chủ yếu là các chi tiết có giá trị thấp như: săm, lốp, ắc qui, ghế ngồi, dây điện... Còn lại tất cả đều nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài. để có ngành công nghiệp ôtô phải hình thành được 5 cấp bậc sản xuất với hàng nghìn các doanh nghiệp tham gia vào quá trình này. Trong đó nhiều nhất là các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu, tiếp đến là các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp lớn vừa và doanh rất lớn cung cấp linh kiện, cuối cùng là nhà lắp ráp. Nhưng những nền tảng đó ở Việt Nam đều thiếu và đang trong quá trình xây dựng. Hiện nay, các vật liệu như thép tấm thép hình, thép đặc biệt... để làm phụ tùng nội địa hoá, phải nhập khẩu do trong nước chưa chế tạo được. Các vật liệu khác cũng tương tự, đều không có nhà cung cấp. Bên cạnh đó là trang thiết bị, bí quyết công nghệ để sản xuất các linh kiện, Việt Nam cũng rất thiếu. Các nhà sản xuất linh kiện ôtô nước ngoài thời gian qua không đầu tư vào Việt Nam nhiều. Việc đầu tư của các DN trong nước không đáng kể và đặc biệt là chưa có sự chuyển giao công nghệ sản xuất phụ tùng ôtô từ nước ngoài vào Việt Nam... Khi chưa có hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất linh kiện hùng hậu thì công nghiệp ôtô khó tránh khỏi cảnh lắp ráp giản. 3. Doanh nghiệp sảm xuất ô tô ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước. Trong thời kỳ đầu khi các doanh nghiệp lăp ráp ô tô ở Việt Nam mới hoat đông, để bảo vệ nền công nghiệp non trẻ này trong nước dup cho công nghiệp ô tô có được một khoảng thời gian phát triển nhất định để từ đó có thể tự đi trên đôi chân của mình chính phủ đã áp dung những chính sách bảo hộ như áp dụng thuế nhập khẩu thỡi kỳ đầu con câp nhập muc khẩu xe cũ, đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22665.doc