Lời nói đầu
Quốc tế hoá đời sống kinh tế là một xu hướng khách quan, là sự phát triển tất yếu của nền sản xuất. Xu hướng này đã và đang lôi cuốn tất cả các nước trên thế giới phải từng bước hội nhập vào quỹ đạo của nền kinh tế thế giới. Trong quá trình này đầu tư trực tiếp có vị trí và vai trò ngày càng quan trọng, nó đã và đang là nhân tố cơ bản cấu thành và quy định xu hướng phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế. Một mặt đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động cơ bản của quan hệ kinh tế
38 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và phương hướng hoàn thiện nâng cao hiệu lực công tác Quản lý nhà nước về FDI tại VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quốc tế, mặt khác nó cũng là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của các nước đang phát triển và là yếu tố góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, thị trường đầu tư thế giới đang có nhiều biến động, vừa tạo ra thời cơ, nhưng cũng tạo ra những thách thức to lớn cho các quốc gia. Chính vì thế nắm bắt được xu thế trên là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi quốc gia.
Đối với Việt Nam, một quốc gia đang trong tình trạng chậm phát triển thì việc thu hút đầu tư nướcngoài là một vấn đề vừa có tính cấp bách , vừa có tính chiến lược lâu dài. Trong những năm qua, lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã đem lại những thành tựu đổi mới to lớn, nhưng vẫn còn đó những vấn đề bức súc, những vướng mắc cần tháo gỡ, trước mắt nhằm cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư nước ngoài đồng bộ hoá với các văn bản pháp luật hiện hành và tiến tới tạo ra một mặt bằng pháp lý chung của đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tạo điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời đảm bảo sự quản lý của Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam... Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và phương hướng hoàn thiện nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”.
Giới hạn về phạm vi nghiên cứu:
Chuyên đề chỉ nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian từ khi bắt đầu có luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến nay.
Phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng và các phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê nghiên cứu.
Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần:
- Phần I: Cơ sở lý luận
I. Một số vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
II. Một số lý luận về quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Phần II: Thực trạng những vấn đề đặt ra của công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
- Phần III: phương hướng hoàn thiện, nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là lĩnh vực mới mẻ trong quá trình đổi mới và hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Đặc biệt là công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này còn nhiều vấn đề đang được tiếp tục hoàn thiện.
Với kiến thức lý luận được trang bị trong nhà trường cùng kinh nghiệm thực tiễn ít ỏi, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đươc sự góp ý, đóng góp ý kiến của Giáo viên hướng dẫn.
Trân trọng cảm ơn Thầy!
Phần I: cơ sở lý luận
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1. Cơ sở lý luận
Cùng với việc mở rộng và đa dạng hoá các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế , hoat động đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước ta. Trong những năm vừa qua, kể từ khi luật đầu tư nước ngoài được ban hành và thực hiện, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được thưà nhận như là một giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển nội sinh của nền kinh tế đất nước. Vậy thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu như thế nào?
a. Về mặt kinh tế đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế được đặc trưng bởi quá trình di chuyển tư bản từ nước này sang nước khác, nhìn chung ở các nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là một hoạt động kinh doanh, một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ là sự khác biệt về quốc tịch lẫn lãnh thổ cư trú của các bên tham gia vào quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn việc di chuyển tư bản bắt buộc phải vượt ra ngoài tầm kiểm soát của một quốc gia. Việc di chuyển tư bản này nhằm phục vụ mục đích kinh doanh tại các nước tiếp nhận đầu tư và việc kinh doanh đó do chính các chủ đầu tư thực hiện hoặc kết hợp với chủ đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư thực hiện. Như vậy, hai điều kiện cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài là:
- Có sự di chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế
- Cho đầu tư trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn vào quản lý đối tượng đầu tư .
b. Về mặt pháp lý
Thuật ngữ đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trong các đạo luật về đầu tư của các nước. Tuy nhiên dù ở nước nào, dù nhìn nhận ở góc độ nào thì đầu tư trực tiếp cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh quốc tế dựa trên cơ sở của quá trình di chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu do pháp nhân và chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình đầu tư .
ở Việt Nam văn bản pháp luật đầu tiên về đầu tư trực tiếp nước ngoài là điều lệ về đầu tư nước ngoài (Ban hành kèm theo nghị định số 15/CP ngày 18/4/1977) mặc dù điều lệ này không ghi cụ thể về đầu tư trực tiếp nước ngoài .
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài, hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài (khoản 1 điều 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).
c. Để làm rõ hơn khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc so sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư gián tiếp nước ngoài và các quan hệ thương mại thông thường có nhân tố nước ngoài là hết sức cần thiết.
* So sánh giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư gián tiếp nước ngoài:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là chủ đầu tư trực tiếp kinh doanh (sử dụng và quản lý vốn đầu tư vào mục đích kinh doanh) còn đầu tư gián tiếp thì ngược lại chủ đầu tư không trực tiếp quản lý và sử dụng vốn. Việc quản lý và sử dụng vốn trong đầu tư gián tiếp được thực hiện theo cơ chế khác. Sự khác biệt về chủ đầu tư được thể hiện ở chỗ trong đầu tư gián tiếp chủ thể chủ yếu là các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong khi đó chủ thể chủ yếu thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp là các pháp nhân và thể nhân.
- Về mục đích đầu tư: quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài là quan hệ kinh doanh theo cơ chế thị trường nên lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của các chủ đầu tư. Còn trong đầu tư gián tiếp, kinh doanh và lợi nhuận không phải là mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư, bởi quan hệ này không phải là hệ kinh doanh một cách thuần tuý. Quá trình đầu tư gián tiếp thường được diễn ra dưới hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại.
- Về tính chất của đầu tư: Quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài là quan hệ có mục đích kinh doanh cho nên nó chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường, ít chịu ảnh hưởng bởi các quan hệ chính trị. Vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài không thể biến nước tiếp nhận đầu tư thành con nợ của nước có tư bản xuất khẩu qua đầu tư trực tiếp. Còn quan hệ đầu tư gián tiếp là quan hệ mang màu sắc chính trị ảnh hưởng bởi quan hệ giữa các quốc gia ít chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế. Trong đầu tư gián tiếp, quan hệ cho vay ưu đãi là quan hệ phổ biến. Như vậy đầu tư gián tiếp biến nước tiếp nhận đầu tư thành con nợ của nước hay tổ chức quốc tế đã xuất khẩu tư bản qua đầu tư gián tiếp.
* So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài với các quan hệ thương mại thông thường có nhân tố nước ngoài :
Đầu tư trực tiếp nước ngoài khác các quan hệ thương mại thông thường như quan hệ xuất nhập khẩu, vay thương mại, gia công hàng hoá... bởi lẽ bản chất đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển tư bản từ nước này sang nước khác để kinh doanh và chủ đầu tư không bị tách rời khỏi vốn đầu tư (quản lý và sử dụng vốn đầu tư, hưởng lợi nhuận thu được, phải chịu rủi ro trực tiếp nếu có). Các quan hệ này chịu sự điều chỉnh của pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Còn các quan hệ thương mại thông thường là các quan hệ trao đổi hàng - tiền giữa các chủ thể trong từng việc cụ thể, dù có sự chuyển dịch hàng - tiền qua biên giới nhưng không kéo theo sự quản lý của chủ sở hữu, sự chuyển giao quyền quản lý và trách nhiệm gánh chịu rủi ro với đối tượng chuyển giao. Các quan hệ này chịu sự điều chỉnh của pháp luật về quan hệ thương mại.
2. Một số đặc điểm của lý thuyết về đầu tư trực tiếp ở các nước đang phát triển.
a. Lý thuyết kinh tế vĩ mô về FDI
Các nhà kinh tế lý thuyết đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để phân tích nguyên nhân ảnh hưởng của FDI đối với các nước tham gia đầu tư trong đó nổi bật là các mô hình của HecKcher - Ohlin - Samuelsen và mô hình của MacDougll - Kemp. Trong đề án này sẽ nghiên cứu tìm hiểu về hai mô hình này.
a.1 Mô hình HecKcher - Ohlin - Samuelsen (HOS)
Để đơn giản cho sự phân tích, mô hình HOS được xây dựng trên các giả định: hai nước tham gia trao đổi hàng hoá hoặc đầu tư (nước I và nước II), hai yếu tố sản xuất (lao động - L và vốn - K) hai hàng hoá (X và Y), trình độ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu và hiệu quả kinh tế theo quy mô ở hai nước như nhau, không có chi phí vận tải, can thiệp của chính sách, hoạt động của thị trường hai nước là hoàn hảo và không có sự di chuyển các yếu tố sản xuất giữa các nước. Với các giả định này, mô hình HecKcher -Ohlin-Samuelsen phân tích tỷ lệ chi phí các yếu tố sản xuất (L và K) ở hai nước I và II.
Mô hình HOS đã chỉ ra rằng sản lượng của 2 nước sẽ tăng lên nếu mỗi nước tập trung sản xuất để xuất khẩu những hàng hoá sử dụng yếu tố sản xuất dư thừa và tiết kiệm yếu tố sản xuất khan hiếm. Ngược lại nhập khẩu những hàng hoá dùng nhiều yếu tố khan hiếm và ít hàm lượng yếu tố dư thừa. Như vậy sự khác biệt trong chi phí sản xuất hàng hoá và lợi thế so sánh giữa các nước được lý thuyết HOS phân tích từ sự khác biệt giữa tính dư thừa và khan hiếm của các yếu tố sản xuất.
a.2 Mô hình MacDougll - Kemp
Điểm nổi bật của mô hình này là phân tích ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô của FDI đối với nền kinh tế thế giới và các nước tham gia đầu tư. Mô hình này được xây dựng trên các giả định: Nền kinh tế thế giới chỉ có hai nước (nước đầu tư I và phần còn lại là nước nhận đầu tư II), trước khi di chuyển vốn đầu tư quốc tế thì năng suất lao động cận biên của vốn đầu tư nước I thấp hơn nước II (nước I dư thừa vốn, nước II thiếu vốn), cạnh tranh ở hai nước, luật năng suất cận biên của vốn giảm dần và giá cả sử dụng vốn được quyết định bởi quy luật này.
Từ giả định trên, các tác giả đã đi đến kết luận về nguyên nhân hình thành FDI là do có sự chênh lệch năng suất cận biên của vốn đầu tư giữa các nước và ảnh hưởng của nó làm tăng sản lượng thế giới và các nước tham gia đều có lợi.
M
O1M: Năng suất của vốn đầu tư ở nước đầu tư
d
m
O2m: Năng suất cận biên của vốn đầu tư ở nước chủ nhà
e
E
O1O2: Tổng vốn đầu tư của cả hai nước
P
V
N
n
D
O1Q: Vốn đầu tư ở hai nước đầu tư
O2
Q
S
O1
O2Q: Vốn đầu tư ở 2 nước chủ nhà
MN và mn là đường giới hạn năng suất cận biên giảm dần của hai nước
Trước khi có FDI, nước đầu tư sản xuất được tổng sản lượng là OIMNQ, nước chủ nhà là O2m VQ. Giá cả sử dụng vốn đầu tư ở nước đầu tư thấp hơn ở nước chủ nhà nên vốn đầu tư sẽ chảy từ nước đầu tư sang nước chủ nhà đến khi năng suất của 2 nước cân bằng (SP=OIE=O2e)
Sau khi có FDI, tổng sản phẩm của nước đầu tư là O1MPS của nước chủ nhà là O2mPS. So tổng sản phẩm của 2 nước (O1MTQ + O2mVQ) trước khi thực hiện FDI thì bây giờ tăng thêm sản lượng là PVN kết quả FDI đã góp phần tăng sản lượng thế giới.
Mặc dù sản lượng của nước đầu tư giảm xuống (SPNQ) nhưng điều đó không có nghĩa giảm thu nhập quốc dân, trái lại thu nhập quốc dân của nước đầu tư cao hơn trước khi thực hiện FDI. Bởi vì người thu nhập được gia tăng từ nước chủ nhà, một phần phải trả cho nước đầu tư.
Như vậy FDI không chỉ làm tăng sản lượng thế giới mà còn đem lại lợi ích cho cả nước đầu tư và nước chủ nhà.
b. Lý thuyết kinh tế vi mô về FDI
Cùng với sự phát triển của lý thuyết kinh tế vĩ mô về FDI, có nhiều quan điểm lý thuyết kinh tế vi mô trong phân tích nguyên nhân hình thành và ảnh hưởng của các công ty xuyên Quốc gia đối với nền kinh tế thế giới và các nước tham gia đầu tư trong thực tế hầu hết các hoạt động của FDI là do công ty xuyên Quốc gia thực hiện vì thế FDI được coi là kết quả tất yếu của quá trình tăng trưởng các công ty.
b.1 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm của Vernon (1966): giải thích sự phát triển của các công ty xuyên Quốc gia theo 3 giai đoạn của sản phẩm: Đổi mới, tăng trưởng và bão hoà. Trong mô hình của tác giả đã phân tích giai đoạn đổi mới sản phẩm chỉ diễn ra ở Mỹ (các nước phát triển) vì thu nhập cao có ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Tại các nước phát triển có kỹ thuật, công nghệ tiên tiến do đó sản xuất ra được các sản phẩm mới. Nhưng đến lúc sản phẩm đạt đến mức bão hoà ở thị trường trong nước thì các công ty mở mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. Tuy nhiên, việc bán sản phẩm ra nước ngoài bị hạn chế bởi hàng rào thuế quan hoặc hạng ngạch. Thêm vào đó, cước phí vận tải và chi phí nguyên vật liệu, lao động rẻ ở các nước đang phát triển là động lực thúc đẩy các công ty xuyên Quốc gia đầu tư ra nước ngoài và nhập khẩu sản phẩm này về nước để giảm chi phí sản xuất.
b.2 Lý thuyết quốc tế hoá sản xuất: Được xây dựng trên 3 giả định sau: Các công ty xuyên Quốc gia tối đa hoá lợi nhuận trong diều kiện cạnh tranh không hoàn hảo, tính không hoàn hảo của thị trường bán sản phẩm và các công ty xuyên Quốc gia tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ từ Mỹ sang các nước khác quốc tế hoá thị trường. Từ những giả định trên lý thuyết đã chỉ ra các công ty xuyên Quốc gia là một giải pháp tốt để mở rộng quy mô ra nước ngoài để sản xuất và phân phối sản phẩm một cách hiệu quả. Các công ty xuyên Quốc gia đã mang lại nhiều lợi tích về vốn, kỹ thuật, kiến thức quản lý và thị trường cho các nước phát triển. Đổi lại, các công ty xuyên Quốc gia nhận lại từ những nước này những khoản lợi nhuận đáng kể từ việc đầu tư.
Như vậy lý thuyết FDI là sự phát triển liên tục của các quan điểm khác nhau trong quá trình phân tích và giải thích sự tăng trưởng của đầu tư nước ngoài.
3. Xu hướng vận động của FDI
Từ khi xuất hiện lần dầu tiên trên thế giới vào khoảng thế kỷ XIX đến nay, hoạt động đầu tư nước ngoài có nhiều biến đổi sâu sắc. Xu hướng chung là ngày càng tăng lên cả số lượng, quy mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư và thể hiện vị trí vai trò ngày càng to lớn trong các quan hệ kinh tế quốc tế , nhưng có điều là diễn biến của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực qua các giai đoạn khác nhau không giống nhau. Từ cách đây hơn 1 thế kỷ, khi mới xuất hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, dòng chảy của đầu tư trực tiếp nước bắt đầu từ các nước phát triển sang các nước thuộc địa là chủ yếu. Bởi vì sau khi hết chỗ đầu tư béo bở, các ông chủ đầu tư đã tìm cách đầu tư sang các nước thuộc địa, các nước lạc hậu hơn. Sở dĩ như vậy vì ở những nơi này có nguồn nguyên liệu và nhân công tương đối rẻ hơn.
Sau khi chiến tranh thế giới II, hệ thống thuộc địa tan rã, làn sóng quốc hữu hoá dâng lên mạnh mẽ. Tuy nhiên vì các nước thuộc địa cũ và nhiều nước ở châu Âu bị tàn phá rất nặng nề sau chiến tranh đang cần rất nhiều vốn đầu tư để xây dựng lại đất nước, khôi phục lại kinh tế. Do đó các nhà đầu tư đổi hướng đầu tư và các nước công nghiệp ở châu Âu nhiều hơn. Thời kỳ sau đó, khi các nước đã phục hồi nền kinh tế của mình, cùng với Nhật Bản và Mỹ, thế giới hình thành tam giác kinh tế với 3 trung tâm là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản thì các nước công nghiệp phát triển chủ yếu đầu tư lẫn nhau và thực hiện sự liên minh kinh tế trong từng khu vực nhằm củng cố tiềm lực kinh tế và vị trí của mình trên trường quốc tế. Năm 1950, số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các nước công nghiệp phát triển chiếm khoảng 40% tổng số vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới, năm 1960: 69%, năm 1980: con số này là 73%. Nhưng đến đầu năm 90 thì dòng vốn đầu tư trực tiếp đã chuyển hướng chảy tăng lên vào khu vực các nước đang phát triển. Những số liệu sau sẽ minh chứng cho nhận định này.
Nhóm nước
1986
1987
1988
1993
1994
Tổng số (tỷ USD)
78
133
159
194
226
Các nước CNPT (tỷ USD)
64
108
129
114
142
Các nước ĐPT (tỷ USD)
14
25
30
80
84
Vốn ĐT của các nước CNPT/tổng số
82%
81,2%
81,1%
58,8%
63%
Vốn ĐT của các nước ĐPT/tổng số
18%
18,8%
18,9%
41,2%
37%
Nguồn: World Investment report 1995 United Nation York.
Từ số liệu trên cho thấy mặc dù dòng đầu tư trực tiếp đang chảy vào các nước đang phát triển tăng lên nhưng mức tăng hàng năm không đều và còn chậm. Dự đoán dòng đầu tư trực tiếp này sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo.
Nghiên cứu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các nước đang phát triển trong thời gian gần đây, các chuyên gia của ngân hàng thế giới (WB) có dự đoán tương quan dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào 2 khối nước biểu thị ở hình dưới đây:
Dự báo tỷ phần của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khối các nước (%)
Nguồn: Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) đến năm 2010
4. Vị trí và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
4.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài chếm vị trí ngày càng quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế
Quan hệ kinh tế quốc tế xuất hiện từ khi con người biết thực hiện hành vi trao đổi hàng hoá giữa các Quốc gia. Quy mô và phạm vi của những trao đổi ngày càng mở rộng và hình thành nên các mối quan hệ kinh tế quốc tế gắn bó và phụ thuộc vào nhau giữa các nước trên thế giới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động kinh tế đối ngoại ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài thập kỷ. Nhưng ngay khi xuất hiện, vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có vị trí đáng kể trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế quốc tế hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng được mở rộng và chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành xu hướng của thời đại và là nhân tố quy định bản chất các quan hệ kinh tế quốc tế.
4.2 Những lợi ích đem lại từ đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nước đi đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trước hết cho phép các chủ đầu tư kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm mới tạo ra trong nước thông qua đầu tư trực tiếp, các công ty của các nước phát triển chuyển được một phần sản phẩm công nghiệp ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống của chúng sang các nước nhân đầu tư để tiếp tục sản xuất nhờ đó tiếp tục duy trì việc sử dụng sản phẩm này và tăng thêm lợi nhuận.
Mặt khác cùng với việc kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đầu tư trực tiếp nước ngoài còn cho phép đầu tư khai thác lợi thế so sánh ở nước nhận đầu tư như: nguyên liệu, nhân công... do đó sản phẩm được sản xuất sẽ có giá thành hạ hơn so với sản xuất trong nước.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phép chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế, tăng cường ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế, nhờ mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm lại tránh được hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch của nước nhận đầu tư và xuất khẩu tại đây sang các nước khác và đặc biệt có thể chuyển giao công nghệ một cách hợp pháp. Xét cho cùng thì mục tiêu chủ yếu của các chủ đầu tư là sử dụng đồng vốn sao cho đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội cao nhất.
4.3 Tác động kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước nhận đầu tư
a. Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Vốn đầu tư phát triển kinh tế bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Hầu hết các nước lạc hậu đang phát triển đều phải đương đầu với sự khan hiếm vốn. Do vậy để đạt được sự tăng trưởng ổn định cao nhằm đưa đất nước ra khỏi cảnh đói nghèo thì các nước này phải tìm kiếm sự bổ sung từ bên ngoài mà trong đó FDI đóng vai trò quan trọng nhằm tăng cường đầu tư nội địa, FDI còn bổ sung đáng kể nguồn thu ngân sách của Chính phủ các nước nhận đầu tư thông qua thuế... Đây là nguồn ngoại tệ quan trọng để đầu tư các dự án công cộng của Nhà nước.
b. Chuyển giao công nghệ
Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị... và vốn vô hình, chuyên gia kỹ thuật, bí quyết quản lý... Thông qua tiếp nhận FDI, các nước nhận đầu tư tiếp cận được công nghệ hiện đại sau đó cải tiến và phát triển phù hợp thành công nghệ cho nước mình.
c. Học tập kinh nghiệm và tiếp cận thị trường mới
FDI giúp các nước nhận đầu tư đào tạo kiến thức kinh doanh, quản lý, tay nghề và tiếp cận thị trường thế giới. Thông thường tại các nước nhận đầu tư trình độ quản lý của cán bộ, trình độ tay nghề và nhận của công nhân còn non kém nên khi đầu tư, các chủ đầu tư nước ngoài thường tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ, công nhân để thực hiện đầu tư theo dự án. Bằng con đường này kiến thức kinh doanh của cán bộ và tay nghề của công nhân nâng lên. Hơn nữa, FDI còn giúp các doanh nghiệp địa phương thế giới thông qua liên doanh và mạng lưới thị trường rộng lớn của hệ thống các công ty xuyên Quốc gia.
d. FDI là công cụ để kích thích cạnh tranh
Chính phủ nước chủ nhà thường muốn sử dụng FDI như một công cụ để kích thích và liên kết kinh tế giữa các cơ sở kinh tế trong nước. Các công ty nước ngoài như một đối trọng để cho các doanh nghiệp trong nước tăng tính cạnh tranh của mình. Mặt khác, các doanh nghiệp nội địa cũng mở rộng được quy mô sản xuất nhờ cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ cho các công ty nước ngoài.
Tóm lại, ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một tất yếu khách quan trong điều kiện quốc tế hoá nền sản xuất lưu thông và được tăng cường mạnh mẽ. Có thể nói không một Quốc gia nào dù phát triển hay đang phát triển lại không cần đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và coi đó là nguồn lực khai thác để hoà nhập vào cộng đồng quốc tế.
II. Một số vấn đề lý luận về quản lý đầu tư nước ngoài
1. Cơ sở lý luận
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối tượng quản lý để điều khiển đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục đích đề ra.
Quản lý Nhà nước về đầu tư là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng quá trình đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp và chính sách, công cụ quản lý vĩ mô về kinh tế hay là các chính sách kinh tế - xã hội; tổ chức nói chung cùng các biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội trong những điều kiện cụ thể trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nói cung và quy luật vận động đặc thù của đầu tư nói riêng.
2. Mục tiêu quản lý đầu tư của Nhà nước
Xuất phát từ quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước về thu hút đầu tư nước ngoài nhằm khai thác mọi tiềm năng kinh tế xã hội, phát huy nguồn lực trong nước thể hiện sự vận dụng “kết hợp sức mạnh toàn diện với sức mạnh thời đại” vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước thực hiện hiệu quả mục tiêu quản lý đầu tư của Nhà nước.
- Đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong mỗi thời kỳ phát triển kinh tế. Đối với nước ta đó là chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động.
- Huy động sử dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng lợi thế so sánh, bảo vệ môi trường sinh thái, kiểm tra giám sát được chặt chẽ các hoạt động FDI.
- Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư và xây dựng công trình theo quy hoạch kiến trúc kỹ thuật được duyệt và theo kế hoạch định hướng đảm bảo sự bền vững mỹ quan áp dụng công nghệ xây dựng tiên tiến.
- Cân đối giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước giữa tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa vốn đầu tư nước ngoài, cân đối sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, đồng thời thu hẹp khoảng cách bất bình thường giữa các tầng lớp xã hội, giữa người giàu và người nghèo.
3. Nội dung của quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cụ thể hoá quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ngày 29/12/1987). Đây là đạo luật về đầu tư đầu tiên. Để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tăng cường sự hấp dẫn của đạo luật, phù hợp với thông lệ quốc tế tạo cơ sở pháp lý thuận lợi. Luật đầu tưật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đổi 4 lần tính tới thời điểm hiện nay: lần thứ nhất vào ngày 30/6/1990, lần thứ 2 vào ngày 23/12/1992, lần thứ ba vào ngày 12/11/1996 và gần đây nhất là ngày 09/6/2000. Qua 4 lần sửa đổi, bổ sung, đạo luật bảo đảm tính nhất quán và ổn định và đang được tiếp tục nghiên cứu khảo sát và hoàn thiện với tình hình và môi trường mới.
Để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tạo hấp dẫn phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được bổ xung lần thứ nhất vào ngày 30/6/1990 (kỳ họp 7, quốc hội khoá VIII) lần thứ 2 vào ngày 23/12/1992 (kỳ họp thứ 2, quốc hội khoáVIII) hai lần sửa đổi bổ xung là cần thiết đáp ứng yêu cầu thay đổi của tình hình đầu tư, có tính khách quan đáp ứng mục tiêu kinh tế - xã hội. Có thể nói chính sách có tính chủ đạo, bao trùm trong mọi điều khoản của đạo luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo các nguyên tắc độc lập, chủ quyền bình đẳng, cùng có lợi. Tuy nhiên việc ban hành và thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có nhiều hạn chế nhất định trên nhiều mặt. Trong đó công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài thời kỳ này vẫn còn nhiều vấn đề phải xem xét.
- Luật đầu tư nước ngoài không quy định cụ thể về mối quan hệ giữa các ngành địa phương trong quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài . Vì vậy hiệu lực quản lý Nhà nước về đầu tư còn hạn chế , dẫn đến nhiều vấn đề được xử lý một cách chồng chéo hoặc bị bỏ sót gây thất thoát tài sản hoặc bị lợi dụng. Mặt khác quyền tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nước ngoài chưa đựợc thực sư tôn trọng, công tác thanh tra kiểm tra còn chưa được quy định chặt chẽ gây phiền hà cho các doanh nghiệp này.
- Luật đầu tư chưa xác định về mặt trách nhiệm, quyền hạn, phân cấp quản lý, đặc biệt là vấn đề phân cấp thẩm quyền, cấp giấy phép đầu tư chủ yếu tập trung vào Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư.
- Các thủ tục hành chính trong đầu tư nước ngoài khá rườm rà, không trên nguyên tắc “một cửa”, nhiều cơ quan chính quyền các cấp tham gia giải quyết các vấn đề hình thành, thẩm định và triển khai dự án. Điều đó không phù hợp với chủ trương đơn giản hoá các thủ tục hành chính mà Nhà nước ta đã đề ra.
Tóm lại trong 8 năm thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã bộc lộ những yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, công tác quản lý Nhà nước còn chưa được chú trọng chưa được tổ chức một cách hợp lý chặt chẽ, khoa học dẫn đến hiệu quả quản lý còn chưa cao, chưa thực sự góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển theo các mục tiêu đã định của Nhà nước.
Từ thực tiễn đó đòi hỏi phải có sự đổi mới trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động này góp phần làm cho nó thực sự có hiệu lực, tạo ra môi trường thông thoáng hấp dẫn và có hiệu quả.
Vấn đề quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã được Luật đầu tư quy định tạ điều 54 bao gồm nhữung nội dung sau:
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư nước ngoài
- Ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động đầu tư nước ngoài
- Hướng dẫn các ngành, địa phương trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến hợp tác đầu tư nước ngoài.
- Cấp ,thu hồi giấy phép đầu tư
- Quy định việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài.
- Kiểm tra, thanh tra và giám sát các hoạt động đầu tư nước ngoài.
Tại kỳ họp thứ 7 quốc hội khoá X dã thông qua toàn văn Luật đầu tưật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật đầu tư được sửa đổi bổ xung lần này nhằm góp phần tăng cường tính hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư, chặn đà giảm sút của đầu tư nước ngoài thực hiện tốt các dự án đã đăng ký, thu hút thêm đầu tư mới tạo điều kiện để nước ta tham gia vào tiến trình kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời đảm bảo sự quản lý Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. So với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã qua 2 lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1990 và 1992. Gần đây nhát là lần sửa đổi toàn diện 1996 thì Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần này có những điều mới như sau:
* Về phạm vi sửa đổi, bổ xung
Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tập trung lựa chọn những vấn đề thật bức xúc, những vướng mắc trước mắt nhằm cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, trong đầu tư nước ngoài, đồng bộ hoá với các văn bản pháp luật hiện hành và tiến dần tới việc tạo ra một mặt bằng hành lang pháp lý chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Về một số nội dung sửa đổi, bổ xung
a. Về các vấn đề đất đai
* Về đền bù giải phóng mặt bằng: Bổ xung một quy định mới cho phép DN có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp tài sản gắn liền với đất và giá trị sử dụng đất để dảm bảo vay vốn tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.
* Về đất đai khi doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giải thể, phá sản: Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 chưa có cơ chế xử lý vấn đề đất đai do bên Việt Nam góp vốn trong trường hợp doanh nghiệp liên doanh bị giải thể, phá sản gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện thanh lý doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn này, nay Luật sửa đổi bổ xung một số quy định theo hướng “Trong trường hợp bên Việt Nam tham gia liên doanh góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đai mà doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản thì giá trị còn lại của quyền sử dụng đất đã góp vốn thuộc taì sản thanh lý doanh nghiệp”.
b. Về cân đối ngoại tệ, mở tài khoản tại Ngân hàng nước ngoài
Để góp phần tháo gỡ khó khăn trong việc huy động vốn để thựuc hiện dự án Luậtửa đổi bổ sung lần này quy định cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mua ngoại tệ tại ngân hàng theo quy định của Pháp luật về quản lý ngoại hối.
* Về mở tài khoản tại Ngân hà._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35021.doc