Tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp cho kênh phân phối của Công ty TNHH T & T trên thị trường Việt Nam: Lời mở đầu
Phân công lao động xã hội đã trở thành một bước tiến lớn của loài người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội từ trước đến nay. Chính nhờ sự phân công lao động xã hội mà đã làm cho nền kinh tế có được sự phát triển lớn mạnh nhanh chóng. Cũng đồng thời, phân phối đã được tách rời ra thành một bộ phận riêng rẽ tại các cơ sở kinh doanh. Chính nhờ vậy, quá trình lưu chuyển hàng hóa đã đã đạt được hiệu suất cao hơn. Dưới góc độ vĩ mô, hoạt động của hệ thống kênh phân phối thể hiện hoạ... Ebook Thực trạng và một vài giải pháp cho kênh phân phối của Công ty TNHH T & T trên thị trường Việt Nam
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp cho kênh phân phối của Công ty TNHH T & T trên thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động thương mại của một đất nước. Các hệ thống này đan xen vào nhau trên thị trường, chảy theo nhiều chiều hướng với nhiều cường độ khách nhau. Dưới góc độ vi mô, hệ thống kênh phân phối ở công ty thương mại liên quan đến việc công ty đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào để đạt được các mục tiêu của công ty. Ngày nay, tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối đã và đang trở thành những quyết định chiến lược của công ty, là một biến số cực kì quan trọng và phức tạp trong chiến lược Marketing – mix của công ty. Các nhà quản trị đã nhận ra rằng kênh phân phối Marketing làm nên sự khác biệt giữa các công ty , bởi vì hệ thống kênh phân phối không dễ dàng bị bắt chước như các chính sách sản phẩm, giá, xúc tiến hỗn hợp. Việc hoạch định một chính sách phân phối, một kênh phân phối hợp lý sẽ tạo ra cơ sở vững chắc cho việc cạnh tranh hiệu quả.
Để đứng vững và cạnh tranh được đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực trình độ của mình. Và T&T là một trong những doanh nghiệp điển hình đó. Công ty đã tạo dựng cho mình một được hình ảnh và một chổ đứng vững chắc trong đoạt thị trường khách hàng mục tiêu của mình trước các đối thủ cạnh tranh mạnh.
Qua quá trình học tập tại trường, cùng với những hiểu biết của bản thân và một thời gian thực tập tại công ty, em xin chọn đề tài: “Thực trạng và một vài giải pháp cho kênh phân phối của Công ty TNHH T & T trên thị trường Việt Nam" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới phân phối sản phẩm của Công ty TNHH T&T trên cơ sở thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty thương mại.
Chương 2: Phân tích thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty T&T.
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty T&T.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Doãn Hoàn Minh và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH T & T đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành đề tài này!
Chương 1Cơ sở lý luận về hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty thương mại.
1. Khái niệm kênh phân phối
1.1. Khái niệm chung
Hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về kênh phân phối.
Dưới góc độ quản lý vĩ mô: Kênh phân phối là tập hợp các dòng vận động của hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng.
Dưới góc độ người tiêu dùng kênh phân phối là một hình thức làm cho hàng hoá sẵn sàng ở những nơi mà người tiêu dùng mong muốn mua được sản phẩm với giá cả hợp lý.
Các nhà kinh tế học lại quan niệm:” Hệ thống kênh phân phối là một nguồn lực then chốt ở bên ngoài doanh nghiệp. Thông thường phải mất nhiều năm mới xây dựng được và không dễ gì thay đổi được nó. Nó có tầm quan trọng không thua kém gì các nguồn lực then chốt trong nội bộ như: con người, phương tiện sản xuất, nghiên cứu…Nó là cam kết lớn của công ty đối với rất nhiều các công ty độc lập chuyên về phân phối và đối với những thị trường cụ thể mà họ phục vụ. Nó cũng là một cam kết về một loạt các chính sách và thông lệ tạo nên cơ sở để xây dựng rất nhiều những quan hệ lâu dài”. (Theo nhà kinh tế học Corey).
Dưới góc độ của người sản xuất “Kênh phân phối là sự tổ chức các quan hệ bên ngoài nhằm thực hiện các công việc phân phối để đạt được mục tiêu phân phối của doanh nghiệp trên thị trường”.
Tuy vậy có thể nhận thấy rằng kênh phân phối là một tổ chức tồn tại bên ngoài cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, nó được quản lý dựa trên các quan hệ đàm phán thương lượng hơn là sử dụng các quyết định nội bộ. Để phát triển một hệ thống kênh phân phối người sản xuất có thể sử dụng các kênh đã có và thiết lập các kênh mới nhưng bao giờ cũng dựa trên sự phân công công việc giữa các thành viên tham gia kênh.
1.2. Vai trò và chức năng của kênh phân phối sản phẩm ở công ty thương mại.
1.2.1. Vai trò của kênh phân phối.
Kênh phân phối là công cụ chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, trao đổi hàng hoá làm thoả mãn những nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng mục tiêu, khắc phục những ngăn cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu hàng hoá và dịch vụ với những người muốn sử dụng chúng.
Kênh phân phối thực hiện quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động để nâng cao hiệu quả quá trình sư dụng các yếu tố trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng được sự phát triển của thị trường cũng như sự phong phú đa dạng của nhu cầu.
Tóm lại kênh phân phối có các vai trò chính là:
- Điều hoà sản xuất và tiêu dùng về mặt không gian, thời gian và số lượng.
- Tiết kiệm chi phí giao dịch
- Nâng cao khả năng lựa chọn hàng hoá cho người tiêu dùng.
1.2.2. Chức năng của kênh phân phối.
Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thông từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với những người sử dụng các hàng hoá và dịch vụ. Tất cả các thành viên của kênh phải thực hiện những chức năng chủ yếu sau:
- Nghiên cứu thị trường: Nhằm thu thập thông tin cần thiết để lập chiến lược phân phối.
- Xúc tiến khuếch trương(cho những sản phẩm họ bán): Soạn thảo và truyền bá nhưng thông tin về hàng hoá.
- Thương lượng: Để thoả thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh. Thoả thuận với nhau về giá cả và những điều kiện phân phối khác.
- Phân phối vật chất: Vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hoá.
- Thiết lập các mối quan hệ: Tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những người mua tiềm năng.
- Hoàn thiện hàng hoá: Làm cho hàng hoá đáp ứng được những yêu cầu của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công việc của người sản xuất.
- Tài trợ: Cơ chế tài chính giúp cho các thành viên kênh trong thanh toán.
- San sẻ rủi ro liên quan đến quá trình phân phối.
Vấn đề đặt ra là phải phân chia hợp lý các chức năng này giữa các thành viên của kênh. Nguyên tắc để phân chia các chức năng này là chuyên môn hoá và phân công lao động.
1.3. Các thành viên của kênh.
- Người sản xuất: Người sản xuất thường được coi là người bán thứ nhất, họ bán cái mà họ sản xuất ra. Điểm xuất phát của quá trình vận động của hàng hoá là từ nơi sản xuất, từ chính nơi mà nó được tạo ra. Đây cũng chính là người giữ vai trò điều khiển kênh, trong nhiều trường hợp họ là người đưa ra các quyết định về tổ chức kênh.
- Người bán buôn: Đây là những người thực hiện hoạt động thương mại thuần tuý, mua để bán. Đặc trưng cơ bản của loại trung gian này là mua bán với một khối lượng lớn một loại hàng hoá nào đó. Những người bán buôn có thể là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng trong lĩnh vực tiêu dùng công nghiệp, có thể là cầu nối giữa người sản xuất và các trung gian khác trong kênh tiêu dùng cá nhân.
- Người bán lẻ: Là tập hợp cá nhân hay tổ chức mua hàng hoá từ người bán buôn hay người sản xuất để bán lại cho người tiêu dùng sau cùng. Người bán lẻ thường bị lệ thuộc chặt chẽ vào những người bán buôn nhưng lại có xu hướng thiết lập mối quan hệ trực tiếp với người sản xuất để hình thành nên những kênh ngắn ở những thị trường tập trung. Mặt khác đây là những người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng sau cùng cho nên họ có lợi thế lớn trong việc tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, nhất là những nhu cầu đơn lẻ, phân tán, có khả năng thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường.
- Người đại lý: Đây là một loại hình kinh doanh làm chức năng trung gian trong quá trình vận động của hàng hoá. Đại lý không có quyền sở hữu hàng hoá mà chỉ thực hiện việc phân phối, tiêu thụ hàng hoá cho doanh nghiệp và nhận được lợi ích thông qua tỷ lệ hoa hồng do hai bên thoả thuận.
Trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các đại lý làm nhiệm vụ tiêu thụ hàng cho doanh nghiệp chứ không phải là đại lý cho các nhà bán buôn.
- Chi nhánh đại diện: Thực hiện việc tập hợp các đơn hàng và tổ chức thực hiện các đơn hàng này. Đồng thời thiết lập mối quan hệ tiếp xúc thăm dò thị trường, thực hiện công việc bán hàng như những người bán buôn chuyên nghiệp.
- Người phân phối công nghiệp: Đây là những trung gian chỉ xuất hiện trung kênh tiêu dùng công nghiệp, những trung gian này ở một số khía cạnh nào đó họ gần giống như người bán buôn trong kênh tiêu dùng cá nhân. Họ là những người mua sản phẩm của công ty với khối lượng lớn để cung cấp cho các khách hàng công nghiệp.
- Người tiêu dùng: Đây là người sử dụng sản phẩm mua được vào việc thoả mãn nhu cầu của họ. Người tiêu dùng là mục tiêu và cũng là đích mà người sản xuất phải hướng tới. Việc nắm bắt chính xác nhu cầu của người tiêu dùng cũng như dự báo chính xác nhu cầu trong tương lai là điều kiện quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.
2. Các dòng chảy trong kênh.
Trong mỗi kênh phân phối đều có các dòng chảy, các dòng chảy này một mặt nó thể hiện sự kết nối giữa các thành viên trong kênh mặt khác nó cho biết hoạt động của kênh tốt đến mức nào. Các dòng chảy chủ yếu trong kênh là: Dòng chuyển quyền sở hữu, dòng sản phẩm, dòng thông tin, dòng xúc tiến và dòng thanh toán.
* Dòng chuyển quyền sở hữu: Thể hiện việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm từ thành viên này sang thành viên khác trong kênh phân phối. Sự chuyển quyền sở hữu trong kênh phân phối chỉ gắn với các thành viên chính thức trong kênh mà không gắn với các thành viên bổ trợ như các công ty vận tải, hay các trung gian khác như đại lý, chi nhánh đại diện và môi giới.
Dòng chuyển quyền sở hữu được mô tả như sau:
Người sản xuất ↔ Bán buôn → Bán lẻ → Người tiêu dùng cuối cùng
* Dòng sản phẩm: Diễn tả việc vận chuyển hàng hoá vật phẩm thực sự trong không gian và thời gian từ địa điểm sản xuất tới địa điểm tiêu dùng qua hệ thống kho tàng và phương tiện vận tải.
Dòng sản phẩm được mô tả như sau:
Người sản xuất →(Vận tải)→Bán buôn→( Vận tải)→Bán lẻ→Người tiêu dùng
* Dòng thanh toán: Là dòng vận động ngược chiều của tiền tệ và chứng từ thanh toán từ người mua cuối cùng qua các trung gian trở lại người sản xuất.
Dòng thanh toán được mô tả như sau:
Người sản xuất ← Bán buôn ← Bán lẻ ← Người tiêu dùng sau cùng
* Dòng thông tin: Cho thấy giữa các thành viên trong kênh trao đổi thông tin với nhau, có thể là trao đổi giữa hai thành viên kế cận hoặc không kế cận.
Dòng thông tin được mô tả như sau:
Người sản xuất ↔ Bán buôn ↔ Bán lẻ ↔ Người tiêu dùng sau cùng
* Dòng xúc tiến: Mô tả những hoạt động xúc tiến khuyếch trương hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên kênh.
3. Các loại kênh phân phối
3.1. Kênh trực tiếp
Đây là loại kênh phân phối mà qua đó người sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không thông qua bất kỳ một trung gian nào. Khi sử dụng loại kênh này lợi nhuận của doanh nghiệp không bị chia sẻ cho các trung gian khác, mặt khác doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng do vậy có thể nắm bắt chính xác nhu cầu của người tiêu dùng cũng như sự thay đổi nhu cầu. Tuy nhiên loại kênh này chỉ thích hợp với những đoạn thị trường nhỏ khách hàng tập trung về mặt địa lý. Còn khi thị trường của doanh nghiệp trải dài trên một địa bàn rộng lớn thì việc sử dụng loại kênh này gặp nhiều khó khăn do công ty phải duy trì một lượng lớn nhân viên bán hàng.
Kênh trực tiếp
Người sản xuất
Người tiêu dùng
3.2. Kênh gián tiếp:
Đây là loại kênh mà giữa người sản xuất và người tiêu dùng xuất hiện nhiều trung gian khác nhau làm nhiệm vụ đưa hàng hoá từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Trong loại kênh này hàng hoá của doanh nghiệp có thể được tiêu thụ với tốc độ nhanh hơn, khối lượng lớn hơn, và sản phẩm đó được tiêu thụ trên một địa bàn rộng lớn hơn. Việc sử dụng loại kênh này có thể làm giảm một phần lợi nhuận của doanh nghiệp do phải chia sẻ với các trung gian khác. Đối với các trung gian doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc kiêm soát hành vi của họ trong việc tiêu thụ sản phẩm do họ là những tổ chức độc lập với doanh nghiệp. Các thông tin về thị trường và thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm có thể không chính xác khi về đến doanh nghiệp do phải qua nhiều cấp trung gian. Hoạt động của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nếu giữa người tiêu dùng và các trung gian hoặc giữa trung gian và người sản xuất sảy ra trục trặc. Khi sử dụng các trung gian trong kênh phân phối, doanh nghiệp có thể giảm mức độ mạo hiểm khi thâm nhập một thị trường mới do các trung gian là những người am hiểu về khu vực thị trường mà họ phụ trách và họ đã xây dựng được một mạng lưới phân phối.
Kênh gián tiếp
Người sản xuất
Trung gian
Người tiêu dùng
Trong kênh gián tiếp người ta có thể chia ra làm các loại kênh có mức độ dài ngắn khác nhau dựa vào số lượng các trung gian có trong kênh:
-Kênh một cấp: Đây là loại kênh ngắn nhất trong các kênh gián tiếp trong kênh này chỉ xuất hiện một loại trung gian trong quá trình phân phối sản phẩm, đó có thể là người bán lẻ trong kênh tiêu dùng các nhân, có thể là người phân phối công nghiệp hoặc đại lý trong kênh tiêu dùng công nghiệp.
-Kênh hai cấp: Trong kênh có thêm người bán buôn đối với kênh tiêu dùng cá nhân, và có cả đại lý và người phân phối công nghiệp trong kênh tiêu dùng công nghiệp. đối với hàng hoá tiêu dùng cá nhân, kênh này thường được dùng đối với những hàng hoá có giá trị đơn vị thấp và thường được mua thường xuyên.
-Kênh ba cấp: Loại kênh này thường chỉ được sử dụng đối với những hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cá nhân. Trong kênh này xuất hiện thêm người đại lý bên cạnh người bán buôn và bán lẻ, kênh này được sử dụng khi có nhiều người sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ, một đại lý được sử dụng để giúp phối hợp cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn.
3.3. Kênh hỗn hợp.
Thực chất đây là loại kênh được tạo nên khi doanh nghiệp sử dụng nhiều loại kênh cùng một lúc để phân phối một hoặc nhiều sản phẩm trên một khu vực thị trường hoặc nhiều khu vực thị trường khác nhau.
4. Đánh giá hoạt động của kênh.
Đánh giá hoạt động của kênh phân phối chính là xác định hiện trạng của kênh phân phối theo một số tiêu chuẩn nhất định nhằm mục phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu trong kênh phân phối để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo cho kênh hoạt động hiệu quả. Thông thường khi đánh giá hoạt động của kênh thường trải qua các bước sau:
Bước 1: Thiết lập và lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá.
Trong bước này các nhà quản trị kênh phải thiết lập một hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá. Các chỉ tiêu có thể là: Doanh số bán, mức độ lưu kho trung bình, thời gian giao hàng, cách sử lý hàng hoá thất thoát, mức độ hợp tác giữa các thành viên, chi phí cho hoạt động của kênh…Sau đó đánh giá và sắp xếp các chỉ tiêu theo tầm quan trọng và tiến hành cho điểm từng chỉ tiêu.
Bước 2: Thực hiện việc đánh giá hoạt động của kênh phân phối.
Để đảm bảo việc đánh giá được chính xác phải thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, những thông tin này có thể lấy từ các báo cáo định kỳ như báo cáo bán hàng, báo cáo hàng tồn kho, doanh thu, biên bản giải quyết khiếu nại của khách hàng,…Để đánh giá hoạt động của kênh ta đem so sánh mức độ thực hiện các chỉ tiêu cụ thể với mục tiêu đề ra và với mức độ thực hiện trước đó, sau đó phân tích đánh giá mức độ thực hện này theo các thang đo và theo đối tượng nghiên cứu. Cuối cùng các nhà quản trị sẽ tổng hợp các đánh giá, phân tích lại và đưa ra hiện trạng của kênh phân phối và các thành viên kênh, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cũng như nguyên nhân của tình trạng đó.
Bước 3: Đề xuất các giải pháp thực hiện.
Trong bước này các nhà quản trị kênh phải lựa chọn, cân nhắc các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng của kênh phân phối. Các biện pháp này có thể là cơ cấu lại kênh phân phối loại bỏ những trung gian hoạt động kém hiệu quả và tìm kiếm thêm những thành viên mới, tổ chức thêm một số kênh mới trên những thị trường mới; hoặc tập trung vào vấn đề khuyến khích các thành viên trong kênh tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động.
Chương 2 Phân tích thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty T&T
1. Khái quát về công ty T&T.
1.1. Thông tin chung:
Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): Công ty TNHH T&T
Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): T&T Company Limited
Tên viết tắt: T&T Co., Ltd
Trụ sở chính: 18 hàng chuối - Phường Phạm Đình Hổ - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại: (84) 971776 / 9721777 / 9721778 / 9721779
Fax: (84.4) 9721775
Email: ttcoltd@hn.vnn.vn
Website: www.ttgroup.com.vn
- Giấy phép thành lập: số 0044/Gp - UB do ủy ban nhân dân TP.Hà Nội ký ngày 11/02/1993
- Giấy phép kinh doanh số: 040904 do trọng tài kinh tế cấp ngày 14/04/1993.
- Số lượng CBCNV công ty: trên 2.000 người.
- Vốn đăng ký : 100.000.000.000 đồng (Một trăm tỷ đồng).
- Vốn đầu tư hiện nay: 600.000.000.000 đồng ( Sáu trăm tỉ đồng).
1.2. Quá trình hình thành và phát triển.
- Công ty TNHH T&T được thành lập năm 1993 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng. Ngay từ đầu khi mới thành lập công ty đã thiết lập mạng lưới bán buôn bán lẻ rộng khắp trên các tỉnh, thành phố của Việt Nam.
- Sau 15 năm hoạt động công ty đã không ngừng lớn mạnh về quy mô, số lượng và chất lượng lao động đa dạng ngành nghề kinh doanh.
- Năm 1999 công ty đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp xe máy, có diện tích 70.000 m2 có quy mô và dây chuyền thiết bị hiện đại với tổng số vốn đầu tư trên 21,5 triệu đôla, tại thị trấn Bần - Yên Nhân - Hưng Yên., thu hút 1930 lao động thường xuyên, 450 lượt lao động thời vụ.
- Năm 2000 công ty tăng vốn đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất, đặc biệt là công nghệ đúc, bao gồm đúc ép và đúc rót ( chuyên đúc các chi tiết khó và chất lượng cao )
- Từ năm 2001, sau khi ổn định sản xuất công ty là một trong 10 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam, cải thiện và nâng cao ngành công nghiệp sản xuất động cơ nguyên chiếc và xe 2 bánh gắn máy các loại. Mục tiêu thời kỳ này của công ty là xây dựng hệ thống đại lý phân phối ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, nâng cao chất lượng xe máy trong nước, giảm giá thành. Đồng thời giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân 70,5% / năm.
- Năm 2002 công ty đã xuất khẩu xe máy sang nước cộng hoà Dominica.
- Năm 2004 xuất khẩu sang Anggola .Trong thời gian tới đây công ty không ngừng cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành, đa dạng hoá sản phẩm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài .
1.3. Lĩnh vực kinh doanh
- Dịch vụ lữ hành.
- Sản xuất phụ tùng, lắp ráp, sửa chữa xe hai bánh gắn máy.
- Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh sản phẩm điện tử, điện máy.
- Sản xuất kinh doanh hàng điện tử, điện máy.
- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, phát thanh, truyền hình - Dịch vụ quảng cáo thương mại - Thiết kế thi công biển hiệu quảng cáo trên mọi chất liệu (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình) - tổ chức hội nghị, hội thảo, triểm lãm, các chương trình biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.
- Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng.
- Kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.
…
Các sản phẩm chính
- Xe hai bánh gắn máy mang thương hiệu: Majesty 100cc, 110cc, 125cc, 150cc. Ngoài ra công ty còn rất nhiều thương hiệu xe máy khác được người Việt nam tin dùng như Waythai, Guida, Yasuta, Nakasei, ….
- Động cơ nguyên chiếc mang thương hiệu: Majesty
- Điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng thương hiệu: Kamikaze (Gió thần)
- Điện thoại di động thương hiệu: Bird
Tuy nhiên, do khả năng bản thân và phạm vi bài viết nên trong chuyên đề người viết chỉ tập trung vào hoạt động phân phối của lĩnh vực: Sản xuất phụ tùng, lắp ráp, sửa chữa xe hai bánh gắn máy.
1.4. Cơ cấu tổ chức
* Chức năng nhiệm vụ của các vị trí:
- Chủ tịch công ty - kiêm tổng giám đốc là người nắm quyền điều hành cao nhất trong công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước và pháp luật, trước toàn thể người lao động trong công ty về hết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Phó tổng giám đốc sản xuất có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc trong việc điều hành sản xuất giám sát kỹ thuật.
- Phó tổng giám đốc kinh doanh có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về việc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thay mặt tổng giám đốc trong việc thương lượng các hoạt động mua bán hàng hoá vật tư, lên kế hoạch, triển khai tiêu thụ sản phẩm.
- Giám đốc các đơn vị thành viên: chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp các hoạt động của đơn vị mình, thực thi các chiến lược kinh doanh mà công ty đề ra .Chịu trách nhiệm trước công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, có nhiệm vụ báo cáo theo định kỳ tình hình hoạt động kinh doanh và phản hội thị trường cho tổng giám đốc.
* Chức năng nhiệm vụ của phòng ban.
- Phòng kế toán: Có chức năng thu thập, xữ lý và cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho công tá quản lý, đồng thời kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch sử dụng nguồn lực như: lao động, vốn, vật tư, tài sản cố định, từ đó giúp cho ban lãnh đạo công ty chỉ đạo các phòng ban chức năng một cách sát xao và có hiệu quả hơn.
- Phòng nhân lực: có chức năng quản lý và đảm bảo quyền lợi của cán bộ công nhân viên, cũng như việc tuyển dụng, xa thải của các phòng ban.
- Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm mở rộng mạng lưới tiêu thụ phân phối sản phạm cuả công ty một cách hiệu quả thuận lợi nhất đến tay khách, đồng thời phải đảm bảo tốt nhất các hoạt động sau bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Phòng thương hiệu: có nhiệm vụlên kế hoạch các chương trình xây dựng phát triển hình ảnh công ty. thực hiện các chương trình PR và quảng cáo, tham gia hoạt động các chương trình và hoạt động xã hội.
- Phòng xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra nước ngoài, và các nguyên vật liệu nhập khẩu.
- Phòng kế hoach sản xuất: có chức năng chính là lên kế hoạch sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Đảm chính xác về số lượng, chất lương, chủng loại qua căn cứ vào tình hình biến động của thị trường và tình hình tiêu thụ thực tế của công ty.
- Phòng đăng kiểm: nhiệm vụ của phòng này là kiểm tra, kiểm nhiệm đo lường các tiểu chuẩn kỹ thuật của tất cảc các linh kiện trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.
1.5. Nguồn lực công ty
Nguồn lực tài chính.
Khả năng tài chính của một công ty có ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn và duy trì các loại kênh phân phối của một công ty. Như đã biết một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có vốn tích luỹ để phát triển sản xuất nguồn vốn này có thể hình thành bằng nhiều cách khác nhau tuy nhiên nguồn chủ yếu là từ bán hàng.
Mỗi doanh nghiệp khi thiết kế kênh tiêu thường phải tính toán sao cho nhanh chóng thu được tiền hàng để có thể tái sản xuất, đối với những doanh nghiệp mà khả năng về tài chính không mạnh lắm thì họ thường sử dụng những loại kênh không dài lắm trong việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp có khả năng tài chính vững mạnh thì vấn đề tài chính không ảnh hưởng nhiều lắm đến việc lựa chọn kênh tiêu thụ họ có thể duy trì nhiều loại kênh phân phối cùng một lúc.
Năm 2006 tổng tài sản của công ty là 628 tỉ đồng trong đó tài sản lưu động là 407 ti đồng(chiếm 64,86%) tài sản cố định là 221 đồng (chiếm 35,14%).
Như vậy có thể thấy khả năng về tài chính của công ty khá vững mạnh điều này cho phép công ty có khả năng duy trì nhiều loại kênh phân phối cùng một lúc trên cùng một thị trường để tiêu thụ một hoặc nhiều loại sản phẩm.
Nguồn lực nhân sự
Công ty có gần 2000 cán bộ công nhân viên trong đó.
- Cán bộ quản lý 100% có trình độ đại học và trên đại học.
- Cán bộ kỹ thuật 80% đại học và 20% cao đẳng.
- Công nhân kỹ thuật 40% cao đẳng, 30% trung cấp, 10% kỹ thuật viên nước ngoài, 20% lao động do công ty tự tạo.
- Công ty thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật lao động hiện hành và nội quy quy chế của công ty, cụ thể 100% cán bộ công nhân viên trong công ty được ký kết hợp đồng lao động, được hưởng các chế độ lương, phụ cấp BHXH, BHYT.
Đời sống của cán bộ công nhân viên được bảo đảm và không ngừng cải thiện.
Nguồn lực công nghệ
- Công ty đầu tư 21,5 triệu đô la mỹ vào các dây chuyền sản xuất, lắp rắp xe 2 bánh gắn máy, gồm:
+ Dây chuyền đúc áp lực tự động, sử dụng áp lực để đúc các sản phẩm nhóm theo yêu cầu.
+ Dây chuyền gia công cơ khí: bao gồm máy CNC tự động, gia công các loại linh kiện ( khoan, phay, mài, nguội....)
- Dây chuyền gia công cơ khí:
+ Dây chuyền sơn, sấy, sơn sấy hoàn chỉnh cac sản phẩm kim loại và nhựa.
+Dây chuyền sản xuất là ráp động cơ nguyên chiếc đạt năng suất 1200 động cơ/ngày.
+ Dây chuyền sản xuất nhựa" sản xuất bộ chựa cho các sản phẩm xe máy 100c, 119cc, 125cc, 150cc.
+ Dây chuyền lắp ráp động xe máy.
+ Dây chuyền sản xuất và kiểm tra khung xe: sản xuất khung cho các loại xe 100cc, 110cc, 125cc,150cc.
+ Dây chuyền đúc ep : sử dụng công nghệ clõi khuôn cắt hát tiên tiến chuyên đúc các chi tiết khó của động cơ (đầu bò)
- Sản xuất khung xe
- Dây chuyền lắp ráp xe máy thành phẩm/
- Dây chuyền kiểm tra xe thành phẩm tự động
- Tất cả các phòng ban đơn vị đều có hệ thống máy chủ và các mạng máy tính kết nối internet, ứng dụng 100% tin học quản lý như:phần mềm quản lý kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, ứng dụng 85% tin học trong sản xuất, phần mềm đánh số khung, số máy kiểm tra chất lượng xe xuất xưởng.
- Công ty đầu tư thệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khói bụi, mùi trong các xưởng sản xuất gia công.
- Hệ thống điện nước, ánh sáng nhiệt độ ổn quạt thông gió đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn sức khoẻ cán bộ công nhân viên công ty và góp phần bảo vệ môi trường xung quanh nhà máy.
1.6. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty T&T.
Chỉ Tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tuyệt đối
Tăng so với 2004 (%)
Số tuyệt đối
Tăng so với 2005 (%)
Số tuyệt đối
Tăng so với 2006(%)
Vốn đầu tư
(Triệu VNĐ)
450.100
11%
589.000
30,86%
628.000
6,62%
Tổng doanh thu (Triệu VNĐ)
572.296
63%
942.080
64.61 %
1.113.023
18,15%
Lợi nhuận trước thuế
8.486
3.84
7.091
7.378
4.05
Sau
8.437
4.1
6.981
7.304
4.63
Nộp ngân sách (Triệu VNĐ)
61.724
60.476
62.211
Số lao động của công ty
1.780
3%
1.850
4%
1.930
4,3%
Thu nhập bình quân của LĐ
(Tháng/VNĐ)
1,8tr/tháng
20%
2tr/tháng
11%
2,5tr/tháng
25%
Vốn đầu tư của công ty tăng dần qua từng năm, đặc biệt năm 2006 tăng so với năm 2005 là 30,96%. Năm 2007 vốn đầu tư của công ty cũng tăng so với hai năm trước mặc dù mức tăng có thấp hơn, chỉ tăng 6,62%. Mức tăng vốn đầu tư đó có thể giúp công ty trang trải được cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu của công ty cũng tăng qua các năm từ 572.296 triệu đồng năm 2005 lên 1.113.023 triệu đồng năm 2007 nhưng cũng như số vốn đầu tư, mức tăng doanh thu trong năm 2007 thấp hơn so với các năm 2005 và 2006, chỉ tăng 18,15%. Như vậy chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2007 không ổn định. Mặc dù trong ba năm qua, tổng doanh thu của công ty có tăng lên nhưng lợi nhuận lại không tăng tương ứng mà có xu hướng giảm do ảnh hưởng từ phía thị trường năng lượng tăng làm thị trường xe máy chững lại. Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này nhanh chóng.
Số tiền công ty nộp cho ngân sách nhà nước không tăng nhiều mà có xu hướng giảm, năm 2005 công ty nộp 61.724 triệu đồng chiếm 10,79% tổng doanh thu thì đến năm 2007, số tiền nộp ngân sách nhà nước là 62.211 triệu đồng tuy có tăng song chỉ chiếm 5,59% tổng doanh thu. Tức là các khoản thu của công ty trong những năm gần đây không cao do đó công ty không thể đóng góp một lượng lớn vào ngân sách nhà nước.
Lực lượng lao động cũng tăng qua các năm với mức lương bình quân tương đối cao; đến năm 2007, thu nhập bình quân lên đến 2,5 triệu đồng/tháng. Sự tăng lên về số lượng lao động là do yêu cầu của hoạt động kinh doanh cần có thêm nguồn nhân lực
1.7. Tình hình hoạt động Marketing của công ty T&T.
Cơ cấu tổ chức hoạt động Marketing
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Thương hiệu
Phòng Kế hoạch sản xuất
Phòng Kinh doanh
Giá, phân phối
Xúc tiến hỗn hợp
Sản phẩm
Cơ cấu hoạt động Marketing của T&T được phân chia theo 3 hướng được phụ trách bởi các phòng riêng biệt
- Phòng kinh doanh phụ trách việc phân phối sản phẩm và quyết định giá sản phẩm.
- Phòng thương hiệu chịu trách nhiệm xúc tiến các hoạt động PR, quảng cáo.
- Phòng kế hoạch sản xuất: Quyết định mẫu mã kiểu dáng, chất lượng xe và chủng loại.
Những quyết định của 3 phòng này được thống nhất trực tiếp với ban giám đốc mà không cần thông qua các phòng ban khác.
Chính sách sản phẩm
Hiện nay sản phẩm của công ty đang được tiến hành đa dạng hoá tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, cụ thể Công ty cũng đã mở rộng sang lĩnh vực xe tay ga.
Bên cạnh việc đa dạng hoá sản phẩm công ty còn chú trọng tới chất lượng sản phẩm, bởi bên cạnh giá cả thì đây là cơ sở để tạo niềm tin nơi người tiêu dùng. Vì thế Công ty không ngần ngại trong việc trang bị các thiết bị dây chuyền hiện đại như đã nói trên.
Công tác sản phẩm luôn được công ty nhất là Ban lãnh đạo rất quan tâm, công ty luôn tìm tòi để ra các sản phẩm có kiểu dáng mẫu mã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Các quyết định về chính sách sản phẩm được Công ty đem ra bàn luận một cách nghiêm chỉnh, chứ không phải là những quyết định hời hợt, bột phá. Quá trình ra quyết định về sản phẩm của Công ty được tiến hành theo sơ đồ sau:
Nghiên cứu thị trường
Thiết kế sản phẩm
Chất lượng sản phẩm
Sản phẩm thử
Kiểu dáng mẫu mã
Sản xuất
Trình duyệt
Điều chỉnh cho phù hợp
Đánh giá
Điều tra
Quy trình ra quyết định sản phẩm
Ở khâu thiết kế sản phẩm, nhất là khâu thiết kế chất lượng sản phẩm được công ty đặc biệt quan tâm vì suy nghĩ thật thấu đáo, kỹ càng, trong đó có các chuyên gia nước ngoài đánh giá thẩm định.
Chính sách giá
Cùng với chính sách sản phẩm, chính sách giá là một yếu tố quan trọng của chiến lược Marketing và là một công cụ quyết định giúp công ty thành công trong việc định vị sản phẩm, cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cho công ty.
Trước đây cũng như hiện nay, so với các sản phẩm cùng loại đang có trên thị trường, giá cả của các xe của công ty được đán giá thấp hơn. Tuy nhiên không vì thế mà sản phẩm của công ty không tiêu thụ được mà ngược lại công ty có chỗ đứng vững chắc trên ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12105.doc