Thực trạng và một số ý kiến về mở rộng vốn của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Hà Nội qua các loại hình tài khoản tiền gửi

Mục lục Lời nói đầu Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các ngành Ngân hàng nước ta gánh một trọng trách rất nặng nền. Qua các kỳ Đại hội, Đảng ta đều chú trọng đến vấn đề đổi mới và phát triển nền kinh tế để theo kịp các nước đang phát triển của khu vực, hội nhập với các nước trên thế giới. Việc xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, cộng với chính sác mở cửa, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kin

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số ý kiến về mở rộng vốn của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Hà Nội qua các loại hình tài khoản tiền gửi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế trên thực tế đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế nước ta sang một sắc thái mới trong mấy năm qua. Nền kinh tế thị trường dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế và dứoi sự điều tiết của Nhà nước đã từng bước giải quyết được quan hệ cung cầu về hàng hoá và sản phẩm. Thu nhập quốc dân những năm qua tăng trưởng thật đang sản phẩmấn khởi. Khối lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ tăng lên không ngừng. Khối lượng đầu tư và các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm thuỷ sản tăng mạnh làm thay đổi từng ngày, từng giờ bộ mặt của đất nước. Có được kết quả to lớn đó là do có sự nỗ lực vượt bậc của các ngành, các cấp trong cả nước, trong đó ngành Ngân hàng đóng một phần không nhỏ. Hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là cấp tín dụng cho nền kinh tế nên Ngân hàng phải không ngừng nâng cao công tác huy động vốn để đáp ứng được vốn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, việc huy động vốn của Ngân hàng thương mại còn bị hạn chế, ẩn đọng trong dân còn nhiều. Đây là nguồn vốn trong nước cần được khai thác để đáp ứng nhu cầu vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó Ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội tôi đã chọn khoá luận: “Một số ý kiến về mở rộng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội qua các loại hình tài khoản tiền gửi” Nội dung khoá luận bao gồm : Chương I: Lý luận chung về công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Chương III: Giải pháp và kiến nghị đối với công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Hoàn thành bản khoá luận này xem xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Vũ Thiện Thập, người đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập và viết khoá luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị cán bộ Phòng Nguồn vốn kinh doanh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Chương I: Lý luận chung về công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại I. Ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại: 1. Vị trí của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế: Ngân hàng được xem là một ngành dịch vụ có từ lâu đời trên thế giới, Ngân hàng ra đời khi sản xuất hàng hoá đã phát triển tới mức nhất định. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ chưa có sản xuất hàng hoá, nền kinh tế mang nặng tính tự cấp, do đó Ngân hàng chưa xuất hiện. Tuy nhiên đã có những mầm mống sơ khai của hoạt động Ngân hàng, đó là cho vay nặng lãi. Khi nền sản xuất phát triển, chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế, theo đó hệ thống Ngân hàng được hình thành. Hoạt động của hệ thống Ngân hàng trong nền kinh tế hàng hoá một mặt phục vụ cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế, song mặt khác cũng chính là do mục đích sinh lời của Ngân hàng không ngừng hoàn thiện và phát triển. Lúc đầu, hoạt động Ngân hàng chỉ đơn giả là các dịch vụ đổi tiền, các dịch vụ này rất đơn giản, nó chỉ phù hợp với buổi bình minh của nền sản xuất hàng hoá. Khi nền sản xuất hàng hoá phát triển đến trình độ cao nó đòi hỏi các hình thức dịch vụ Ngân hàng càng phải phong phú, đa dạng, do vậy các hình thức tín dụng và dịch vụ Ngân hàng được phát triển để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền sxhd. Ngày nay kinh tế thị trường là sự phát triển đến trình độ cao của kinh tế hàng hoá. Do đó Ngân hàng càng có vị trí quan trọng. Ngoài chức năng kinh doanh thông thường của mình, Ngân hàng còn là công cụ trong tay Nhà nước để thực thi việc quản lý điều hành nền kinh tế có hiệu quả. 2. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong việc phục vụ kinh tế phát triển: Trong nền kinh tế thị trường với một đặc trưng nổi bật là mức độ tiền tệ hoá ngày càng cao, các mối quan hệ kinh tế, trong đó vốn là yếu tố quyết định phần lớn thành công các mục tiêu phát triển của quốc gia. Trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, doanh nghiệp có mối quan hệ giao dịch, thông qua hệ thống thị trường, môi trường pháp lý, trình độ dân trí, lao động, lĩnh vực đầu tư, công nghệ thiết bị thông tin, thị trường các sản phẩm, thị trường tiền tệ - tài chính. Vậy vấn đề quản trị tài chính, huy động vốn và phát triển vốn được đặt ra với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh sản xuất diễn ra và phát triển không ngừng còn có các mối quan hệ phức tạp đa dạng khác nảy sinh ra trong sự gặp gỡ trực tiếp giữa chủ dư thừa và vốn và thiếu hút vốn đang gặp khó khăn trở ngại. Để giải quyết mối quan hệ ấy đã hình thành một định chế trung gian quan trọng nhất là Ngân hàng thương mại. Như vậy Ngân hàng thương mại là chủ thể kinh doanh thị trường vốn tiền tệ - tín dụng. Đó là yêu cầu khách quan của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Ngân hàng thương mại ra đời ra đời là một khâu quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế vì nó cung ứng vốn để thực hiện sự nghiệp hiện đại hoá đất nước. Trong thế giới hiện đại Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng nhất trong các định chế tài chính của mỗi nước. Hoạt động của Ngân hàng thương mại đa dạng, phong phú, phạm vi rộng lớn nên có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường. Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Nhà nước trong nền kinh tế. Vậy muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân, giảm nhịp độ tiêu dùng. Để tăng thu nhập quốc dân, tức là mở rộng quy mô chiều rộng lẫn chiều sâu của sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế cần thiết phải có vốn. Ngân hàng thương mại là chủ thế đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Ngân hàng thương mại đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời được giải pháp ra từ quá trình sản xuất và lưu thông, vốn từ nguồn tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội. Bằng nguồn vốn huy động được, các Ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Như vậy nhờ có hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng phạm vi sản xuất, công nghệ, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... Để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng lao động, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp. Thông qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng đáp ứng vốn cho doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, tạo cho doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh. Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian thanh toán cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong xã hội. Tổ chức công tác thanh toán trong nền kinh tế quốc dân, sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt góp phần tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của mình sưc thực sự là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Bằng hoạt động tín dụng và thanh toán, các Ngân hàng thương mại đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thông qua việc cấp các khoản tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế. Ngân hàng thương mại thực hiện việc điều hoà các luồng tiền, tích tụ và phân phối cho các ngành. Với những nội dung hoạt động như vậy, Nhà nước đã sử dụng Ngân hàng thương mại như là một công cụ hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế. Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với hệ thống tài chính quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường khi các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các nước trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. Vì vậy, nền tài chính mỗi nước phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế. Ngân hàng thương mại cùng các hoạt động kinh doanh của mình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này. Với các nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ Ngân hàng khác. Ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng mở rộng thông qua các hoạt động thanh toán kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các Ngân hàng nước ngoài. Hệ thống Ngân hàng thương mại đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của hệ thống tài chính thế giới. 3. Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại: 3.1. Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn của Ngân hàng: Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại bao gồm các nghiệp vụ sau: 3.1.1. Nghiệp vụ tiền gửi: Đây là nghiệp vụ phản ánh các khoản tiền gửi từ doanh nghiệp vào Ngân hàng để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản tài sản mà từ đó Ngân hàng thương mại có thể huy động được. Ngoài ra các Ngân hàng còn huy động các khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân hay các hộ gia đình được gửi vào Ngân hàng với mục đích hưởng lãi. 3.1.2. Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Các Ngân hàng thương mại sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính dài hạn, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư các khoản vốn dài hạn của Ngân hàng vào nền kinh tế. Ngoài ra, các nghiệp vụ này còn giúp các Ngân hàng thương mại tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh của mình. 3.1.3. Nghiệp vụ đi vay: Đối với nghiệp vụ này các Ngân hàng thương mại tiến hành tạo vốn cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ và vay Ngân hàng trung ương dưới hình thức tái chiết khấu hay vay có đảm bảo... nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân Ngân hàng thương mại khi mà họ không tự cân đối được trên cơ sở khai thác tại chỗ. 3.1.4. Nghiệp vụ huy động vốn khác: Ngân hàng thương mại có thể tiến hành tạo vốn thông qua việc nhận làm đại lý hay uỷ thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 3.1.5. Vốn tự có của Ngân hàng: Đây là vốn thuộc sở hữu riêng có của các Ngân hàng. Trong thực tế khoản vốn này không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân Ngân hàng mang lại. Nó góp một phần đáng kể vào vốn trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. 3.2. Nghiệp vụ tài sản có: Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích đảm bảo an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại. Nội dung của nghiệp vụ bao gồm: 3.2.1. Nghiệp vụ ngân quỹ: Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của Ngân hàng được dùng vào với mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng trung ương đề ra. 3.2.2. Nghiệp vụ cho vay: Đây là nghiệp vụ tạo khả năng sinh lời chính trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ này bao gồm các khoản sinh lời của các Ngân hàng thông qua việc cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với nền kinh tế. 3.2.3. Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Các Ngân hàng thương mại thực hiện quá trình đầu tư bằng vốn của mình thông qua các hoạt động hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường. 3.2.4. Nghiệp vụ khác: Bằng các hoạt động khác trên thị trường như: Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và kim khí, đá quý; thực hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ uỷ thác và đại lý; kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm; các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động Ngân hàng như : dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê két... và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, mà các Ngân hàng thu được những khoản lợi nhuận đáng kể. II. Nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng thương mại và các tài khoản phản ánh nghiệp vụ huy động vốn: 1. Nội dung các loại vốn huy động của Ngân hàng thương mại. 1.1. Vốn huy động: Là giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán và các nghiệp vụ kinh doanh khác được dùng làm vốn kinh doanh. Vốn huy động là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nguồn vốn của Ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đồng thời các Ngân hàng thương mại luôn luôn phải tôn trọng các giới hạn về mức huy động vốn theo quy định của mỗi nước. Ví dụ tại Việt Nam tỷ lệ này là 20 lần so với vốn tự có. Mặc dù phạm vi sử dụng vốn huy động của các Ngân hàng thương mại bị hạn chế so với vốn tự có song nếu các Ngân hàng thương mại sử dụng tốt số vốn này thì không những nguồn lợi của Ngân hàng được tăng lên mà còn tạo cho Ngân hàng có được uy tín ngày càng cao. Qua đó tạo cho Ngân hàng mở rộng được vốn góp phần mở rộng quy mô hoạt động của bản thân Ngân hàng. 1.2. Vốn đi vay: Là quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước trung ương hoặc vay các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng quốc tế. Các Ngân hàng thương mại sẽ đi vay vốn để bổ sung vào hốn hoạt động của mình khi Ngân hàng đã sử dụng hết vốn khả dụng hiện có mà vẫn không đủ vốn hoạt động. 1.3. Vốn khác: Trong quá trình làm trung gian thanh toán, Ngân hàng thương mại cũng tạo được một khoản vốn gọi là vốn trong thanh toán như vốn trên tài khoản tiền gửi mở thư tín dụng, tài khoản tiền gửi bảo chi séc và các khoản tiền phong toả do Ngân hàng chấp nhận các hối phiếu thương mại. 2. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại: Theo giác độ không gian, một Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn trong nước và ngoài nước. Nguồn vốn từ nước ngoài là rất quan trọng. Bằng cách liên doanh, liên kết, mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, phát hành trái phiếu ra nước ngoài... các Ngân hàng thương mại có tiềm lực có thể hút vốn từ các Ngân hàng khác, các tổ chức kinh tế nước ngoài,... góp phần đẩy mạnh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ nguồn vốn trong nước là chủ yếu, nguồn vốn trong nước vừa phong phú, vừa chủ động, lại đang nằm trong tầm tay của các Ngân hàng thương mại. Nguồn trong nước đồng thời cũng là tiền đề, là điều kiện để “đón” các nguồn nước ngoài. Theo đối tượng huy động, một Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn từ các đối tượng sau: - Các tổ chức kinh tế. - Các tầng lớp dân cư. - Vay các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. - Vay Ngân hàng trung ương. Trong đó nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, dân cư là quan trọng nhất vì nó là nguồn vốn chủ yếu và mang tính lâu dài. Mọi Ngân hàng đều phải biết dựa vào tiết kiệm và tích luỹ của các doanh nghiệp và dân cư. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức tài chính khác, từ NHTW tuy không chiếm tỷ trọng lớn nhunưg nó đáp ứng được những nhu cầu đột xuất về vốn của Ngân hàng. Đứng trên quan điểm của Ngân hàng (người huy động vốn), có thể xếp số vốn Ngân hàng huy động được thành hai loại: - Loại chủ động thu gom: Tiền phát hành tín phiếu Ngân hàng, tínn phiếu cầm cố, trái phiếu Ngân hàng (trong, ngoài nước). - Loại bị động thu gom: các loại tiền ký gửi. Về bản chất hai loại này không có sự khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, “chủ động vay vốn” (chủ động thu gom) cũng có một số đặc điểm: + Thông thường, lãi suất “vốn chủ động vay” cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. + “Vốn chủ động vay” được huy động theo sáng kiến riêng của từng Ngân hàng. Bất cứ một Ngân hàng thương mại nào cũng hoạt động với mục đích chung là vì lợi nhuận và sự tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn. Bộ phận chủ yếu nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng là vốn huy động. Do vậy công tác huy động vốn để tạo nguồn cho Ngân hàng là nghiệp vụ quan trọng ảnh hưởng bao trùm lên toàn bộ hoạt động của Ngân hàng. Căn cứ vào một số tiêu thức, người ta chia nghiệp vụ huy động vốn thành các hình thức huy động sau. 2.1. Tiền ký gửi: Tiền ký gửi là một bộ phận tài sản nợ chủ yếu của Ngân hàng thương mại. Tiền ký gửi bao gồm các loại: 2.1.1. Trên tài khoản tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn): Là khoản tiền gửi mà người sử dụng có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào và Ngân hàng thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi suất thấp. Tiền gửi thanh toán được ký thác vào Ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả về mua hàng hoá, dịch vụ... Đây không phải là tiền để dành mà là một bộ phận tiền đang chờ thanh toán. 2.1.2. Trên tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi được uỷ thác vào Ngân hàng, khách hàng ký thác chỉ được rút khi đến hạn đã thoả thuận. Tuy nhiên, trên thực tế, do phải cạnh tranh để thu hút tiền gửi, các Ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút ra trước hạn. Trong trườg hợp này, có thể có hai cách giải quyết: hoặc khách hàng được vay tiền của Ngân hàng, sau đó khi đến hạn rút tiền thì dùng số tiền và lãi nhận được để trả nợ và lãi vay Ngân hàng, hoặc là thoả thuận với Ngân hàng rút tiền ra trước hạn và nhận lãi suất thấp hơn (thường là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn). Để tăng cường khả năng huy động nguồn này, các Ngân hàng thương mại thường đưa ra nhiều loại thời hạn khac snhau với các mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu các các loại khách hàng khác nhau. Thông thường có các loại kỳ hạn sau : 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 2 năm, 3 năm, 5 năm. Với mỗi thời hạn, Ngân hàng áp dụng một mức lãi suất tương ứng, với nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. 2.1.3. Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm được coi là công cụ huy động vốn truyền thống của các Ngân hàng thương mại. ở các nước công nghiệp phát triển, trong các loại tiền gửi vào Ngân hàng thì tiền gửi tiết kiệm đứng vị trí thứ hai về mặt số lượng. Tiền gửi tiết kiệm là khoản để dành của cá nhân được gửi vào Ngân hàng nhằm hưởng lãi theo định kỳ. Nhằm thu hút được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng, Ngân hàng thương mại đã đa dạng hoá các hình thức huy động tiết kiệm, bao gồm: - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (bao gồm nội và ngoại tệ). Người gửi có thể rút ra một phần hay toàn bộ theo yêu cầu. Tuy nhiên, khác với tiền gửi thanh toán, người gửi không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (bao gồm nội và ngoại tệ). Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có mức lãi suất cao hơn sao với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Thông thường cũng có các kỳ hạn như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm , 2 năm, 3 năm, 5 năm. - Tiền gửi tiết kiệm được đảm bảo bằng vàng: Trong nền kinh tế có lạm phát, dân chúng không thích gửi tiền nội tệ vào Ngân hàng vì sợ vốn và lãi không đảm bảo giá trị như họ giữ vàng. Chính vì lẽ đó hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm đảm bảo bằng vàng là một trong những biện pháp phần nào đáp ứng được yêu cầu đó. Người gửi tiết kiệm bảp đảm bằng vàng không những bảo toàn được giá trị tài sản của mình mà còn được nhận một phần lãi từ phía ngân hàng. - Tiết kiệm xây dựng nhà ở : đây là một loại tiết kiệm nhằm hỗ trợ người dân sớm có nhà, để rút ngắn thời gian chờ đợi đủ vốn, góp phần thực hiện chính sách về nhà ở của Đảng và Nhà nước. Do vậy cũng khuyến khích được phần nào người dân gửi tiền vào ngân hàng. Về mặt chuyên môn, ngân hàng đòi hỏi phải báo trước việc rút tiền gửi có kỳ hạn ít nhất là 7 ngày, nhưng trong thực tế sự giới hạn này thường không được áp dụng. Không có hình phạt nào ngoài hình thức giảm lãi suất được áp dụng cho các trường hợp rút tiền tiết kiệm trước hạn. 2.2. Các loại tài khoản tiền gửi phản ánh nghiệp vụ huy động vốn: Trong hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam , vốn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vốn không chỉ là cơ sở để Ngân hàng thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình, còn là phương tiện kinh doanh chính và còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại. Chính vì vậy các Ngân hàng thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng nguồn vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình. Khả năng mở rộng nguồn vốn từ tài khoản tiền gửi là vấn đề đang được mọi người làm công tác Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Nhằm đa dạng hoá các loại nguồn vốn, khai thác nguồn vốn rẻ, chi phí thấp, mở rộng đầu tư vốn, đảm bảo an toàn và hiệu quả, nâng cao vị thế Ngân hàng trên thương trường. 2.2.1. Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (Tài khoản tiền gửi thanh toán). Đây là loại tài khoản dùng để hạch toán các nguồn tiền gửi vào Ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả về hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong xã hội. Tài khoản tiền gửi thuộc loại này được thể hiện dưới hai hình thức: Tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tài khoản tiền gửi tư nhân. Tính chất tài khoản này chủ yếu dùng để tổ chức thực hiện thanh toán qua Ngân hàng thông qua lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng trong phạm vi số dư có, thể hiện trên tài khoản. Khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng, giao cho Ngân hàng bảo quản và tiến hành về mặt kỹ thuật nghiệp vụ chi trả theo lệnh của khách hàng. Số dư trên tài khoản này cũng được Ngân hàng trả lãi. Ngân hàng được phép sử dụng số dư để làm nguồn vốn đầu tư ngắn hạn. Đây là một trong những nguồn vốn giá rẻ góp phần làm giảm chi phí đầu vào trong hạch toán kinh doanh Ngân hàng. Trong công tác kinh doanh, các Ngân hàng thương mại luôn tim mọi biện pháp khơi tăng nguồn vốn này, bằng cách cải tiến thủ tục mở tài khoản tiền gửi tư nhân, sử dụng công nghệ tổ chức thanh toán nhanh gọn chính xác an toàn. 2.2.2. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: Đây là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng được gửi vào Ngân hàng trong một thời gian được xác định trước khách hàng mở tài khoản tiền gửi này chủ yếu là các tổ chức kinh tế có khoản tiền tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến gửi vào một thời hạn nhất định để hưởng lãi cao hơn. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng có sự thoả thuận của Ngân hàng và khách hàng về thời gian gửi. Khách hàng cam kết không rút tiền trước hạn. Nếu khách hàng rút tiền trước hạn sẽ không được hưởng lãi hoặc lãi suất thấp hơn rất nhiều so với lãi suất đã gửi. Khách hàng không được sử dụng số dư trên tài khoản này để thanh toán với bất kỳ một hình thức nào. Ngân hàng thương mại sử dụng số dư trên tài khoản này để làm nguồn vốn đầu tư ngắn, trung và dài hạn tuỳ theo thời hạn của từng tài khoản tiền gửi dài hay ngắn. 2.2.3. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân, được gửi vào tài khoản tại Ngân hàng phục vụ cho việc tích luỹ tiền tệ hoặc đầu tư tiết kiệm. Đã từ lâu tài khoản tiền tệ là công cụ huy động vốn chủ yếu của Ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận thu nhập bằng tiền của cá nhân chưa sử dụng, được tích luỹ gửi vào tài khoản tại Ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân và được hưởng lãi. Ngân hàng thường khuyến khích khách hàng gửi tiền tiết kiệm đều đặn và rút vào một thời điểm nhất định hay một mục đích xác định. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm gồm hai loại: - Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. - Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. a. Tài khoản tiền gửi tiền tệ không kỳ hạn: Đây là loại tài khoản tiết kiệm của khách hàng mà số tiền tích luỹ từ thu nhập bằng tiền của cá nhân không xác định số tiền gửi và ngày đến hạn. Thực chất đây là loại tài khoản tiền gửi tiết kiệm thông thường. Cá nhân có thể gửi và rút bất kể lúc nào, số tiền bao nhiêu cần cần định trước. Tuy nhiên, số dư tài khoản tiền gửi này thường không lớn nhưng có ưu điểm hơn tài khoản giao dịch thanh toán là số dư ít biến động. Đây cũng là nguồn vốn huy động giá rẻ, góp phần làm giảm chi phí đầu vào của Ngân hàng thương mại. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn này đầu tư ngắn hạn làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. b. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: ở Việt Nam chúng ta, hiện nay tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đang được sử dụng rộng rãi trong công tác huy động vốn của Ngân hàng và chủ yếu huy động trong tầng lớp dân cư. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là khoản tiền của các cá nhân tích luỹ được đem gửi vào tài khoản với thời hạn đã định trước nhằm mục đích tích luỹ và hưởng lãi suất cao hơn. Thời hạn áp dụng với tài khoản tiền gửi tiết kiệm thường từ 3 tháng đến 1 năm với lãi suất quy định theo từng thời hạn cụ thể. Về nguyên tắc, khách hàng đã gửi tiền vào tài khoản này sẽ không được rút ra trước hạn cả gốc và lãi. Tuy nhiên trong thực tế để tăng sức cạnh tranh trong thu hút tiền gửi của một số Ngân hàng vẫn cho phpe khách hàng được rút trước hạn, không được hưởng lãi hoặc lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất gửi ban đầu. Đây là nguồn vốn tiềm tàng của Ngân hàng, cho nên các Ngân hàng thương mại luôn quan tâm cải tiến các tài khoản với phương thức huy động phong phú, đa dạng với mức lãi suất hợp lý vừa đảm bảo phục vụ mục đích kinh doanh của Ngân hàng và thoả mãn nhu cầu tốt nhất cho khách hàng gửi tiền. Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, giúp cho các nhà kinh doanh Ngân hàng hoạch định được các chiến lược huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu mục đích sử dụng vốn trong từng giai đoạn, từng chương trình với mức lãi suất và thời hạn cụ thể, góp phần tích cực trong lĩnh vực tạo lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 2.2.4. Tài khoản vãng lai: Là tài khoản nhận tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, thông qua tài khoản này Ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán thu hộ, chi hội, dịch vụ rút tiền, chuyển tiền hộ khách hàng... Các tài khoản vãng lai luôn duy trì một số dư, trừ khi việc rút tiền có sự thoả thuận trước về giới hạn số tiền mà khác hàng được rút ra từ tài khoản thấu chi mặc dù khoản thấu chi này có thể được khách hàng dùng tới hay không. Các chi phí cùa Ngân hàng có thể được tính khi tài khoản hoạt động, dựa trên cơ sở số lượng giao dịch thông qua tài khoản. Nhưng thực tế hầu hết các Ngân hàng đưa ra loại tài khoản vãng lai trên số dư có. Những người có tài khoản vãng lai được sử dụng hầu hết các dịch vụ của Ngân hàng. 2.2.5. Tài khoản kỳ phiếu, trái phiếu: ở Việt Nam, hình thức phát hành các chứng chỉ tiền gửi đó chính là phát hành kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích. Được hạch toán thông qua tài khoản tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng . Tài khoản kỳ phiếu chứng chỉ tiền gửi được mở ra trong các đợt huy động vốn mang tính chất định kỳ, khi nào có nhu cầu vốn đột xuất, hay khi có chương trình sử dụng vốn vào một mục đích nào đó. Lãi suất trên tài khoản huy động vốn này thường cao hơn lãi suất các nguồn vốn huy động khác và không được duy trì thường xuyên. Tuy mới được sử dụng trong ít năm gần đây, song hình thức huy động vốn này ngày càng phát huy vai trò trong việc tạo vốn của các Ngân hàng. Tài khoản tiền gửi trái phiếu: Đây là tài khoản dùng để hạch toán số tiền vay nợ dài hạn trên thị trường vốn do các tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn. Trái phiếu được phát hành với mức lãi suất và thời hạn cố định. Mức lãi suất này được xác định theo mức lãi suất trên thị trường vốn tại các thời điểm phát hành. Huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi trái phiếu đã giúp các Ngân hàng thương mại chủ động trong việc huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư trung, dài hạn. Nguồn vốn này mang tính ổn định cao về thời gian sử dụng và lãi suất đầu tư. III. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng huy động vốn. 1. Chính sách lãi suất cạnh tranh: Lãi suất là yếu tố hàng đầu mà người gửi tiền quan tâm đến vì vậy muốn thu hút được vốn huy động, các Ngân hàng phải đưa ra các mức lãi suất kích thích trả chongười gửi tiền thoả đáng, nếu không nói là tốt hơn các Ngân hàng khác. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ dù cho những khác biệt tương đối nhro về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ một công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm hoặc đầu tư hay từ một tổ chức tín dụng này sang một Công ty hoặc một tổ chức tín dụng khác. Tuy vậy cạnh tranh bằng lãi suất là cạnh tranh có giới hạn. Một Ngân hàng nếu không bị khống chế bởi lãi suất huy động “trần” và lãi suất cho vay “sàn” của NHTW, thì cũng bị khống chế bởi chính lợi nhuận và sự tồn tại của Ngân hàng. 2. Các dịch vụ do Ngân hàng cung ứng: Để phát huy được hết khả năng của các khoản tiền gửi, Ngân hàng đưa ra một phạm vi dịch vụ cho vay rộng lớn cùng với sự phát triển không ngừng mạng lưới cung cấp các dịch vụ và nới rộng các chức năng khác của mình để đáp ứng các nhu càu dịch vụ phụ trợ của khách hàng chẳng hạn dịch vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của khách hàng, ký phát thư bảo lãnh, chuyển đổi tiền tệ từ loại này sang loại khác, bố trí thời gian tiếp khác phù hợp.... Hoạt động Ngân hàng là kinh doanh kiếm lời và cạnh tranh ngày càng tăng giữa các Ngân hàng với nhau. Bởi cạnh tranh tăng lên, nên hoạt động Ngân hàng vấp phải khó khăn ngày càng nhiều trong việc tìm kiếm lợi nhuận. Nguyên nhân đó khiến các Ngân hàng không ngừng tìm tòi những hình thức dịch vụ mới nhằm mở rộng kinh doanh. Một Ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có nhiều lợi thế hơn các Ngân hàng có các dịch vụ hạn chế. Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ Ngân hàng là cạnh tranh không có giới hạn. Trong nền kinh tế hiện đại, các Ngân hàng cạnh tranh với nhau chủ yếu bằng con đường này. 3. Chính cách khách hàng: Trong công tác khách hàng, Ngân hàng thường chia khách hàng ra làm nhiều loại để có cách thức đối xử phù hợp. Với những khách hàng lâu năm giao dịch thường xuyên, có số dư tiền gửi lớn, được Ngân hàng tín nhiệm, thì Ngân hàng sẽ có một chính sách ưu đãi về lãi suất, kỳ hạn củamón vay, cũng như thực hiện việc xét thưởng đối tác, có như vậy Ngân hàng mới có khả năng thu hút khách hàng và tăng nhanh khả năng hoạt động vốn của mình. 4. Công nghệ Ngân hàng. Trong cạnh tranh, các Ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ, bởi lẽ, các._. dịch vụ, đặc biệt các dịch vụ về chuyên môn Ngân hàng sẽ được đa dạng, chất lượng ngày càng tôt shơn, đảm bảo các loại dịch vụ được cung ứng nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Tất nhiên với công nghệ Ngân hàng tiên tiến sẽ giúp Ngân hàng phục vụ được khách hàng một cách tốt hơn, chỗ đứng của Ngân hàng đó trên thị trường sẽ vững vàng hơn thì sẽ có nhiều khách hàng biến đến Ngân hàng đó (công nghệ cao có khả năng giúp cho Ngân hàng đó có khả năng thanh toán nhanh, thủ tục ít rườm rà). Điều này cũng làm cho khả năng huy động vốn của Ngân hàng cũng dễ dàng hưon. 5. Chính sách cán bộ: Một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, được bố trí công việc phù hợp với năng lực, đoàn kết thân thiện, luôn luôn là nền tảng của sự thành công. Nói chung, người ta đều mong muốn giao dịch kinh doanh với một hãng bề thế với các nhân viên dễ mến lịch sủ và có kiến thức. 6. Chính sách tiếp thị: Là sản phẩm của cạnh tranh và hệ quả của sự nghiên cứu tìm tòi các dịch vụ mới - các Ngân hàng trơ rnên quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực tiếp thị (Marketing). Tiếp thị không đơn giản chỉ là vấn đề bán ra một sản phẩm nào đó, mà đây là cả một quá trình phát hiện, tìm kiếm khách hàng để tạo ra những sản phẩm thích hợp cho họ, thuyết phục họ “mua” chúng thay vào việc “mua” những sản phẩm có chức năng tương tự do người khác cung cấp. Một trong những biện pháp thuyết phục các Ngân hàng hiện đang làm đó là quảng cáo. Trong hoạt động Ngân hàng hiện đại, quảng cáo được chú ý và có một chi phí nhất định dành cho công tác này. 7. Địa điểm: Đây cũng là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của một Ngân hàng thương mại. Một Ngân hàng nằm ở trung tâm thương mại của thành phố,có vị trí địa lý tốt và an ntoàn cho khách hàng của mình sẽ có khả năng thu hút được nhiều khách hàng hơn. 8. Uy tín hoặc mức độ thâm niên của một Ngân hàng. IV. Vai trò của công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp cho nền kinh tế, trong khi nguồn vốn của Ngân hàng thương mại chủ yếu là nguồn huy động vốn. Vì vậy có thể nói công tác huy động vốn có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Không những thế, công tác huy động vốn tác động việc thu hẹp hay mở rộng khối lượng cấp tín dụng của Ngân hàng cho nền kinh tế. Theo giác độ không gian, một Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn từ trong nước và nước ngoài. ý kiến hiện nay của các nhà kinh tế là : “Đối với Việt Nam, nguồn vốn nước ngoài là rất quan trọng, nguồn vốn trong nước đóng vai trò chủ yếu. Thật vậy, trong giai đoạn bước đầu xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, khôn gthể không cần những cú “hích” từ bên ngoài. Bằng cách liên doanh liên kết mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, phát hành trái phiếu ra nước ngoài... Các Ngân hàng có thể thu hút vốn từ các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng quốc tế... góp phần đẩy mạnh đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên cũng cần phải quán triệt rằng nguồn vốn trong nước là chủ yếu cần được khai thác kịp thời. Nguồn trong nước vừa là tiền đề vừa là điều kiện để có thể chấp nhận nguồn vốn từ nước ngoài. Mục tiêu của giai đoạn 1991 - 2000 đối với nước ta là phải tăng trưởng kinh tế nó đòi hỏi nhiều yếu tố nhân lực, tài lực, tài nguyên... trong đó nhân lực và tài lực có ý nghĩa quyết định. Theo kinh nghiệm của các nước, 2 yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế là vốn và con người trong đó riêng yếu tố vốn góp vào sự phát triển là từ 30 - 50%. Để đạt được GDP năm 2000 so với năm 1990 gấp 2 đến 2,5 lần thì nền kinh tế cần có tốc độ tăng trưởng từ 8 - 10%/năm. Như vậy theo tính toán của Bộ Tài chính trong chính sách tài chính quốc gia giai đoạn 1997 - 2000 đất nước cần 40 đến 41 tỷ USD. Trong đó khoảng 50% là vốn huy động từ trong nước và 50% là huy động từ trong nước và 50% là huy động từ nước ngoài. Các Ngân hàng thương mại là kênh đầu tư vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của nền kinh tế, để góp phần thực hiện mục tiêu trên, các Ngân hàng thương mại không ngừng đổi mới cơ chế hoạt động, huy động nguồn theo 2 hướng trên. Công tác huy động vốn tạo ra nguồn vốn to lớn chủ yếu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngược lại sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước làm kinh tế phát triển, là dân giầu, nước mạnh, tạo ra nguồn vốn lớn hơn ảnh hưởng tích cực tới việc huy động vốn. Chương II Thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội I. Vài nét về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội: 1. Sơ lược lịch sử Ngân hàng Đầu tư và Phát triển: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội goi tắc là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội có trụ sở tại 4B Lê Thánh Tông quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, được thành lập từ ngày 27/5/1957 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng kiến thiết Hà Nội, nằm trong hệ thống Ngân hàng kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính. Nhiệm vụ của Ngân hàng trong thời kỳ này là nhận vốn từ ngân sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Năm 1982, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội nằm trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước đã ban hành 2 Pháp lệnh về Ngân hàng đó là: Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống Ngân hàng cho thích ứng với cơ chế thị trường. Hai pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/10/1990. Theo đó hệ thống Ngân hàng bao gồm 2 cấp: - Ngân hàng Trung ương là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Công ty Tài chính và Hợp tác xã tín dụng. Theo quy định của Pháp lệnh, ở Việt Nam chỉ được thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển quốc doanh. Ngày 14/11/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 401 về việc thành lập “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Có trụ sở đóng tại 194 - Trần Quang Khải - Hà Nội. Vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Có các Chi nhánh trực thuộc tại tỉnh, thành phần, đặc khu trực thuộc Trung ương. Từ đầu năm 1995, toàn bộ vốn cấp phát và một bộ phận cán bộ được bàn giao sang Cục Đầutư phát triển, trực thuộc Bộ Tài chính. Như vậy, từ ngày thành lập cho tới 01/01/1995 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội không hoàn toàn là một Ngân hàng Thương mại mà chỉ là một kiểu Ngân hàng quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ ngân sách Nhà nước và tiến hành cấp phát cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Từ sau ngày 01/01/1995 Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội được phép huy động các nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế như một NHTM để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư. Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội hoạt động như một Ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng tổng hợp, nhưng lĩnh vực chủ yếu là phục vụ đầu tư phát triển đối với khách hàng truyền thống là các đơn vị xây lắp. 2. Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng. 2.1. Những thuận lợi: Ngân hàng có những thuận lợi cơ bản: - Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam đã triển khai kịp thời hệ thống cơ chế mới cùng những thông tin, quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển đổi hoạt động của toàn hệ thống. - Bước vào hoạt động như một NHTM, Ngân hàng có thể tranh thủ kế thừa, học hỏi được những kinh nghiệm rút ra từ những thành công, thất bại ở các Ngân hàng khác. - Nằm trên địa bàn sôi động là Quận Hoàn Kiếm - một quận trung tâm về kinh tế, thương mại của Thủ đô - Ngân hàng có điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động, các nghiệp vụ kinh doanh, các loại hình dịch vụ một cách đa dạng. Mặt khác, các nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiết kiệm từ dân cư là rất phong phú giúp cho Ngân hàng có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các doanh nghiệp. - Ngân hàng với chính sách khách hàng đổi mới đã tìm thêm khách hàng mới, mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng khác và duy trì được một đội ngũ khách hàng truyền thống từ nhiều năm nay. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi trong công tác huy động sử dụng nguồn của ngân hàng. - Ngoài ra Chi nhánh còn luôn nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ có hiệu quả và rất kịp thời từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Thành uỷ, UBND thành phố, Ngân hàng Nhà nước Hà nội; sự đoàn kết nhất trí từ ban lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên, có đội ngũ cán bộ lâu năm, nhiều kinh nghiệm trong công tác tín dụng ĐTPT. - Qua 4 năm chuyển sang hoạt động kinh doanh nghiệp vụ kinh tế đối ngoại bước đầu đem lại hiệu quả tốt, góp phần mở rộng khách hàng. Khả năng quản trị điều hành kinh doanh của ban lãnh đạo đã được nâng lên một bậc. Sự đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện đại giúp Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội đứng vững và tiếp tục lớn mạnh trong hoạt động kinh doanh của mình. Sự ra đời của Luật Ngân hàng tạo thuận lợi về môi trường pháp lý cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. 2.2. Những khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi Ngân hàng cũng gặp một số khó khăn như sau: Tuy là một trong những Ngân hàng ra đời sớm (cách đây đã 41 năm) nhưng tời đầu năm 1995 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội mới thực sự chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường. Trong quá trình chuyển đổi này, Ngân hàng đã vấp phải những khó khăn nhất định. Cụ thể: - Từ 01/01/1995 Ngân hàng phải tiến hành chuyển toàn bộ nguồn vốn do ngân sách cấp trả về Tổng cục đầu tư phát triển trực thuộc Bộ tài chính. Nguồn vốn anỳ, theo số liệu của Bảng cân đối nguồn và sử dụng nguồn cuối năm 1994 tại Chi nhánh là khoản 900 tỷ. Điều này đã gây một sự hẫng hụt ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Mô hình tổ chức phục vụ cho cơ chế kinh doanh chưa phù hợp. Việc sắp xếp các phòng ban và cán bộ chưa hợp lý. - Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng mặc dù có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực XDCB nhưng khi chuyển sang cơ chế kinh doanh như một NHTM đã tỏ ra lúng túng, chưa nhanh nhạy và chưa thực sự hoà mình vào phong cách quản lý kinh doanh mới. Điều này gây ra bởi cơ chế gò bó trước kia. Ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong một môi trường có tính cạnh tranh rất lớn với gần 80 Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nước cũng như nước ngoài, lãi suất thay đổi liên tục theo chiều hướng hạ. Các hoạt động dịch vụ Ngân hàng của Chi nhánh chưa phát triển mạnh, chưa đa dạng và nhiệm vụ cho vay ĐTPT theo KHNN không chỉ do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đảm nhiệm mà còn do Tổng cục ĐTPT thực hiện, tạo ra sự cạnh tranh mới. Mặt khác, ngh của Chi nhánh chưa phát triển mạnh, chưa đa dạng và nhiệm vụ cho vay ĐTPT theo KHNN không chỉ do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đảm nhiệm mà còn do Tổng cục ĐTPT thực hiện, tạo ra sự cạnh tranh mới. Mặt khác, Ngân hàng cũng có sự thua thiệt khi bước vào cơ chế mới chậm hơn so với các đối thủ khác trong cùng địa bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh và chiến lược thu hút khách hàng đầy hiệu quả còn đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chưa nhanh nhậy trong hoạt động của cơ chế thị trường. - Ngoài những khó khăn riêng do đặc thù của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, do cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu á tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp. Vốn đầu tư nước ngoài giảm, đồng tiền nội địa có sự mất giá, nhu cầu về vốn đầu tư cho sự nghiệp công nghiệp hoá là rất lớn nhưng việc khai táhc nguồn vốn cho vay trung, dài hạn đang còn là vấn đề nan giải. Ngân hàng muốn huy động được lãi suất thấp nhất hiện nay cũng phải 12%/1năm trong khi đó doanh nghiệp vay vốn không muốn chấp nhận lãi suất cao như vậy. Mặt khác người gửi tiền có xu hướng gửi ngắn hạn một năm trở xuống cón người vay lại muốn kỳ hạn dài. Đó là mâu thuẫn rất khó khắc phục. II. hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trong thời gian qua. 1. Khái quát tình hình hoạt động vốn của Ngân hàng qua các giai đoạn: 1.1. Giai đoạn trước khi có Pháp lệnh Ngân hàng (24/5/1990) Một trong các nghiệp vụ của Ngân hàng Đầu tư xây dựng Hà Nội được ban hành tháng 10 năm 1988 là “Huy động và khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi bằng các biện pháp kinh tế năng động, có hiệu quả và thanh toán trong xây dựng cơ bản”. Như vậy về mặt văn bản, chỉ thị trong giai đoạn này công tác huy động vốn đã được đề cập như một nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội. Tuy nhiện, trên thực tế việc huy độn vốn chỉ bó hẹp ở tiền gửi của các tổ chức kinh tế quốc doanh. Công tác huy động vốn chưa được thực thi đúng với ý nghĩa của nó. 1.2. Giai đoạn từ năm 1990 cho đến 31/12/1994: Theo báo cáo tổng kết của Ngân hàng trong năm 1992 thì một trong những yếu kém nổi bật của Ngân hàng là còn thụ động chờ vốn của ngân sách, cấp trên chuyển về để cấp phát và cho vay đầu tư theo kế hoạch của cấp chủ quản được Uỷ ban kế hoạch Nhà nước thông báo. Do có nguồn vốn của ngân sách cấp nên Ngân hàng chưa thực sự năng động, nhạy bén tìm nhiều hình thức và biện pháp thu hút các nguồn vốn trong dân và mạnh dạn sử dụng vốn ngoại tệ cho vay, cũng như để tìm kiếm các loại dịch vụ Ngân hàng thông qua nghiên cứu tiếp cận thị trường một cách có kế hoạch. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã làm thí điểm phát hành kỳ phiếu đảm bảo giá trị theo giá vàng (năm 1992) nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong dân để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển sắp xếp nhưng đang thiếu vốn. Điều đó đã gây được niềm tin của khách hàng và nhân dân Hà Nội, cũng như đặt nền móng để Ngân hàng làm quen, tiếp cận dần thị trường vốn vào những năm sắp tới. Tuy vậy do nhiều lý do như giá cả, tâm lý, thực trạng nền kinh tế mới bước đầu đi vào cơ chế thị trường... chi phối nên chủ trương này chưa được tiến hành liên tục. Với trên 2 tỷ đồng huy động bao gồm kỳ phiếu được đảm bảo giá trị theo giá vàng và USD, đợt phát hành kỳ phiếu đầu tiên đã có tác dụng tốt trong việc tạo nguồn vốn. Trong năm 1994, cùng với các Chi nhánh khác trong cùng hệ thống Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã tham gia phát hành trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (cả bằng VND và USD) nhằm mục đích huy động vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư các nhà máy xi măng, nhà máy gạch địa phương và một số dự án khác. Đến 31/12/1994, Ngân hàng đã có những chuyển hướng mạnh mẽ về huy động vốn. So với mức vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương hỗ trợ cho vay là 15 tỷ đồng, thì số vốn mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội tìm kiếm để phục vụ nhu cầu hoạt động năm 1994 của Thủ đô là 122 tỷ, gấp 8 lần. Nếu như năm 1990 tỷ trọng vốn ngân sách chiếm 80,9% trong tổng số vốn thì năm 1994 tỷ trọng vốn ngân sách chỉ còn 59,1% tổng số vốn. 1.3. Giai đoạn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội bắt đầu hoạt động như một Ngân hàng thương mại từ 01/01/1995 đến nay: Đây là giai đoạn Ngân hàng thực sự thực hiện cơ chế mới với tinh thần đầu tư và phát triển là chủ yếu và kinh doanh theo cơ chế của Ngân hàng thương mại. Trong những ngày đầu chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, một lượng vốn lớn (903.717 triệu đồng) đã bàn giao sang Cục Đầu tư phát triển Hà Nội, Chi nhánh Hà Nội đã trải qua thời kỳ đầy thử thách. Trong khoảng một tuần với tình trạng thiếu vốn và nguy cơ mất khách trông thấy, Ban Giám đốc Chi nhánh kịp thời động viên toàn thể cán bộ công nhân viên tìm nguồn vốn - liều thuốc đặc trị đã cắt được cơn sốt thiếu vốn. Với kết quả đầu tiên Chi nhánh Hà Nội đã tự tin, từng bước vững chắc đi lên. Bằng các biện pháp, chính sách cụ thể nguồn vốn của Chi nhánh ngày càng gia tăng với khối lượng năm sau cao hơn năm trước. Sau khi bàn giao nguồn vốn tín dụng từ ngân sách sang Tổng cục Đầu tư phát triển, tổng nguồn vốn của Chi nhánh Hà Nội đến 31/12/1995 đạt 880.663 triệu đồng tăng 254.624 triệu so với cùng kỳ năm trước (đã loại trừ phần vốn ngân sách). Nếu tính từ năm 1995 đến năm 1998 thì tổng nguồn vốn tăng lên 1.069.837 triệu đồng tăng gấp 2,2 lần. Ta có thể thấy rõ tình hình biến động nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển qua các năm đặc biệt là tốc độ huy động vốn trong năm 1998 đã có sự tiến bộ đặc biệt mặc dù đây là năm có nhiều biến động rất phức tạp. Bảng 1: biến động nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội Từ năm 1994 - 1999 Đơn vị : triệu đồng, ngoại tệ quy đổi 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Chỉ tiêu Dư cuối Tỷ trọng Dư cuối Tỷ trọng Dư cuối Tỷ trọng Dư cuối Tỷ trọng Dư cuối Tỷ trọng Dư cuối Tỷ trọng I. Nguồn huy động từ TCKT và dân cư 181.839 11.9 365.870 41.5 567.713 51.7 722.535 54.9 1.277.440 65.5 1.593.406 73.86 1. Tài khoản tiền gửi 149.821 9.8 230.047 26.1 310.572 28.3 299.221 22.8 420.500 21.6 548.219 25.41 2. Tiết kiệm 14.281 0.9 107.767 12.2 206.842 18.8 190.018 14.4 480.420 24.6 798.863 37.03 3. Kỳ phiếu 1.106 0.1 27.890 3.2 50.299 4.6 233.296 17.7 261.420 13.4 24.866 1.15 4. Trái phiếu 16.631 1.1 166 115.100 5.9 221.458 10.26 II. Vốn vay 419.402 27.4 481.213 54.6 488.057 44.5 548.896 41.7 645.520 33.1 511.076 23.69 1. Vay NHĐTW 419.395 24.7 420.306 47.7 488.050 44.5 461.893 35.1 550.520 28.2 427.069 19.79 2. Vay các TCTC và TCTD khác 7 60.907 6.9 7 87.003 6.6 95.000 4.9 52.109 3.89 III. Nguồn khác 24.798 1.6 33.580 3.8 41.678 3.8 43.697 3.3 27.540 1.4 2.41 IV. Nguồn ngân sách cấp 903.717 59.1 Tổng nguồn 1.529.756 100 880.663 100 1.097.448 100 1.315.128 100 1.950.500 100 2.157.096 100 So sánh tổng nguồn qua các năm 1. Số tuyệt đối -649.093 216.785 217.680 635.372 206.596 2. Số tương đối (%) 58 125 120 148 111 Qua bảng 1 ta thấy: + Nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tăng. Từ ngày Ngân hàng chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại thì nguồn vốn ngân sách cấp không còn. Do vậy Ngân hàng buộc phải tăng nguồn vốn huy động nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. + Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư có nhịp độ tăng trưởng lành mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Điều này cho thấy Ngân hàng đã có nhiều biện pháp cũng như chính sách nhằm khơi tăng nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế cũng như trong dân cư. Đây là nguồn vốn có tính chất chiến lược trong chính sách huy động vốn của Ngân hàng. Chính sách huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội còn thể hiện trong sự biến đổi về mặt cơ cấu nguồn vốn: Tạo ra một cơ cấu vốn mới: Cơ cấu cân đối vốn tại chỗ, tuy tỷ trọng vốn vay lớn trong tổng nguồn vốn nhưng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư có xu hướng ngày càng tăng, ngược lại tỷ trọng vốn vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương trong tổng nguồn ngày càng giảm. Năm 1994, nguồn vốn Chi nhánh huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư chỉ chiếm có 11,9 % trong tổng nguồn, còn lại là vốn vay và vốn ngân sách cấp. Từ năm 1995, Chi nhánh phải tự lo một phần nguồn vốn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương hỗ trợ một phần. Nhờ những biện pháp tích cực khai thác nguồn đến nay riêng đối với tín dụng ngắn hạn, Chi nhánh tự bảo đảm cân đối vốn 100%, đáp ứng một phần nhu cầu về vốn trung và dài hạn, ngoài ra Chi nhánh còn hỗ trợ các Chi nhánh bạn trong cùng hệ thống thông qua việc điều chuyển vốn về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương. Năm 1995, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư chỉ chiếm có 41,5% trong tồng nguồn, còn vốn vay chiếm tỷ trọng 54,6%. Nhưng đến 31/12/1999, tỷ trọng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đã chiếm tới 73,86% trong tổng nguồn vốn, vốn vay chỉ còn chiếm 23,69%. Khi Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội mới bước vào hoạt động như một Ngân hàng thương mại, nguồn vốn huy động ban đầu chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người vay. Hầu hết các khoản cho vay trung, dài hạn đều là nguồn đi vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Kết quả trên cho thấy sự nỗ lực vượt bậc của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trong công tác huy động vốn. Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng giảm (mặc dù về số tuyệt đối vẫn tăng) trong khi đó thì nguồn huy động bằng USD ngày càng tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối là do Chi nhánh cũng đã từng bước chú trọng khai thác nguồn ngoại tệ. Nhờ có nguồn ngoại tệ dồi dào này mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ của khách hàng trong thời gian qua. Bảng 2 : Cơ cấu loại tiền trong tổng nguồn huy động Thời gian 31-12-94 31-12-95 31-12-96 31-12-97 31-12-98 31-12-99 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn 626.039 880.663 1.097.448 1.315.128 1.950.500 2.157.096 VNĐ 446.6991 71.4 633.728 72 744.776 67.9 901.125 68.5 1.300.219 66.66 1.478.542 68.55 USD 179.048 28.6 246..935 28 352.672 32.1 414.003 31.5 650.281 33.34 678.554 31.45 Biến động vốn huy động so với kỳ trước (%) VNĐ 141.8 117.5 121 144.29 113.7 USD 137.9 142.8 117.4 157.07 104.34 Các nguồn vốn huy động của Ngân hàng: ở trên bằng việc xem xét sự biến động và cơ cấu của các nguồn vốn trong tổng nguồn, ta có cái nhìn tổng quát về tình hình huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Do mỗi nguồn vốn có những đặc điểm riêng, chịu sự ảnh hưởng của nguyên tố cấu thành khác nhau và sự biến động của chúng có những tác động khác nhau tới tổng nguồn cũng như chi phí của nó, do vậy chúng ta phải đi sâu vào phân tích từng nguồn vốn huy động. 2.1. Các nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư. 2.1.1. Số dư tài khoản tiền gửi: Đây là bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây chính là nguồn vốn để Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay. Bảng 3 : số dư tài khoản tiền gửi Đơn vị : Triệu đồng, ngoại tệ quy đổi Thời điểm Dư cuối Dư cuối Dư cuối Dư cuối Dư cuối Dư cuối Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng cộng 181.839 365.870 567.713 722.535 1.227.440 1.593.406 1. HĐ từ TKTG các TCKT, tài chính, dân cư 149.821 230.047 310.572 299.221 420.550 548.219 2. HĐ từ tiết kiệm kỳ phiếu, trái phiếu 32.018 135.823 257.141 423.314 856.890 1.045.187 Tỷ trọng 1. Tài khoản tiền gửi 82,40% 62,90% 54,70% 41,40% 32,92% 34,40% 2.Huy động TK,KP,TP 17,60% 37,10% 45,30% 58,60% 67,08% 65,6% Qua bảng 3 cho thấy rằng số dư tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tài chính, dân cư xét về mặt giá trị tuyệt đối tăng nhanh qua các năm trong nguồn huy động góp phần đáng kể vào việc làm giảm lãi suất đầu vào để từ đó Ngân hàng có điều kiện hạ lãi suất đầu ra, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và Ngân hàng mở rộng được hoạt động kinh doanh của mình. Khối lượng tiền gửi này tăng lên đều qua các năm là do Chi nhánh đã chú trọng đến các biện pháp khơi tăng tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Coi trọng nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp là nguồn ổn định lâu dài và phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân làm tăng khả năng thu nạp vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư ... Chi nhánh đã có những biện pháp thực hiện chính sách khách hàng để giữ và phát triển khách hàng như ưu tiên cho các doanh nghiệp có số dư tiền gửi cao được giảm lãi suất tiền vay, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng khách hàng thông qua rút ngắn thời gian xét duyệt, đơn giản hoá các thủ tục cho vay, thực hiện cho vay khép kín, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Chi nhánh thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, tiếp xúc với khách hàng lớn để tiếp thu ý kiến đóng góp, nắm bắt yêu cầu mới và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thu hút khách hàng có tiềm năng tài chính tốt, do vậy cùng với nguồn tiền gửi tăng, số lượng khách hàng của Chi nhánh đã tăng đáng kể. - 31/12/1994 số dư tài khoản tiền gửi là 148.821 triệu đồng chiếm 82,4%. - 31/12/1995 số dư tài khoản tiền gửi là 230.047 triệu đồng chiếm 62,9%. - 31/12/1996 số dư tài khoản tiền gửi là 310.572 triệu đồng chiếm 54,7%. - 31/12/1997 số dư tài khoản tiền gửi là 299.221 triệu đồng chiếm 41,4%. - 31/12/1998 số dư tài khoản tiền gửi là 420.550% triệu đồng chiếm 32,92%. - 31/12/1999 số dư tài khoản tiền gửi là 548.219 triệu đồng chiếm 34,4%%. Sự biến động tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại một Ngân hàng phụ thuộc trực tiếp vào tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, chu kỳ sản xuất, dịch vụ của Ngân hàng cũng như năng lực thanh toán của nó, tình hình cung ứng tiền tệ và chính sách lãi suất của Nhà nước. Nhìn chung số dư trên tài khoản tiền gửi của các TCKT, tài chính, dân cư biến động theo xu hướng tăng lên. Vào thời điểm cuối năm, các đơn vị thường tất toán các khoản nợ nần cho nhau để kết thúc một chu kỳ kinh doanh nên tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào thời điểm này tăng lên, để rồi đến quý I năm sau lại tạm thời giảm xuống do các tổ chức kinh tế lại bắt đầu một chu kỳ kinh doanh mới. Sự tăng trưởng nguồn vốn như vậy là điều phấn khởi trong công cuộc huy động nguồn vốn nội lực của đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay phát huy nội lực của chúng ta không chỉ là để khắc phục tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á hiện nay mà còn quan trọng hơn là đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nước ta trong xu thế khu vực hoá - toàn cầu hoá và hội nhập. Tuy nhiên trong công tác huy động vốn Ngân hàng cần xem xét, nghiên cứu làm thế nào để đảm bảo các yêu cầu: Đảm bảo đủ vốn cho quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Lãi suất đầu vào, đầu ra hợp lý để chi phí lãi Ngân hàng trong giá thành sản phẩm có thể chịu đựng được, đảm bảo hạch toán kinh doanh có lãi cho các đơn vị kinh tế. Bản thân kinh doanh của Ngân hàng phải có lãi. Để đạt được yêu cầu trên thì lãi suất đầu vào vô cùng quan trọng. Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn tiền gửi thanh toán có xu thế giảm dần trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu trong tổng nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Do thanh toán bằng tiền mặt còn nhiều, đối với các doanh nghiệp thì nguồn vốn lưu động tự có quá thấp, chủ yếu vay vốn Ngân hàng, nên tiền gửi thanh toán của các đơn vị tại Ngân hàng có số dư không đáng kể, một số tổ chức tài chính như bảo hiểm có nguồn tiền lớn cùng các tầng lớp dân cư thì chuyển qua mua kỳ phiếu, trái phiếu để hưởng lãi suất cao hơn. Mặt khác do nhu cầu vốn cần huy động trong mỗi thời kỳ khác nhau cộng thêm việc phải cạnh tranh với các Ngân hàng khác buộc Ngân hàng phải mở rộng huy động kỳ phiếu, trái phiếu ... khiến lãi suất đầu vào ngày càng tăng ảnh hưởng không ít tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bảng 4 : cơ cấu nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế Từ cuối năm 1994 - 1999 Đơn vị : Triệu đồng, ngoại tệ quy đổi Thời điểm Dư cuối Dư cuối Dư cuối Dư cuối Dư cuối Dư cuối Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng cộng 149.821 230.047 310.572 299.221 420.221 548.219 1. Tiền gửi có kỳ hạn 30.327 111.343 114.667 101.984 159.789 169.576 2. Tiền gửi ko kỳ hạn 119.494 112.704 195.905 197.237 260.711 378.643 Cơ cấu 1. Tiền gửi có kỳ hạn 20.20 % 51.00% 36.90% 34.10% 38.00% 30.93% 2. Tiền gửi ko kỳ hạn 79.80% 49.00% 63.10% 65.90% 62.00% 69.07% So sánh giữa các kỳ a. Số tuyệt đối 80.226 80.525 -11.351 121.279 127.669 - Tiền gửi có kỳ hạn 87.016 -2.676 -12.683 57.805 9.787 - Tiền gửi ko kỳ hạn -6.790 83.201 1.332 63.474 117.932 Qua bảng 4 cho thấy trong nguồn tiền gửi của các TCKT, tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng lớn và tăng đều qua các năm. Về phía Ngân hàng, đây là một nguồn tài nguyên rẻ nhất (lãi suất huy động 0,45% đến 0,5%/tháng) nhưng có biến động rất lớn. Ngân hàng có thể sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này khi nó luôn được bổ sung, điều hoà hoặc theo một tỷ lệ phù hợp. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều. Chi nhánh cần phải có biện pháp để thu hút loại tiền gửi có kỳ hạn vì đây là một nguồn khá ổn định để sử dụng cho vay trung và dài hạn. Hầu như tiền gửi của các TCKT đều là các doanh nghiệp của quốc doanh. Đầu năm1995, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã mở tài khoản tiền gửi cá nhân để thu hút tiền gửi của dân chúng, giúp người dân tiếp cận và làm quen dần với tập quán thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó phần lớn khách hàng là cán bộ công nhân viên trong ngành Ngân hàng (204 tài khoản) và rất ít khách hàng ngoài ngành. Nhưng đến năm 1997 có 427 tài khoản cá nhân đã được mở và hoạt động và đến năm 1999 con số này đã là 627 tài khoản với số dư bình quân 2,7 tỷ đồng. Đó cũng là sự thành công của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình ngày càng được khách hàng tín nhiệm. Nhưng nói chung tốc độ phát triển của loại hình này vẫn còn chậm. Mặc dù Ngân hàng áp dụng lãi suất khá cao (0,45%) cao hơn lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn (0,3%). Đây cũng là tình hình chung của việc mở và hoạt động của tài khoản cá nhân tại Việt Nam mà ta đang từng bước vận động. Không phải dân ta thiếu tiền mà nguyên nhân chủ yếu là họ chưa quen, chưa thấy được những thuận lợi của việc thanh toán bằng chuyển khoản. 2.1.2. Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu: Nguồn tiền gửi này thường chiếm một tỷ trọng lớn, khá ổn định trong tổng nguồn và là nguồn phát sinh chi phí chủ yếu của một Ngân hàng thương mại.Sự biến động của nguồn vốn này phụ thuộc chặt chẽ vào cơ cấu, thu nhập dân cư, tỷ lệ lạm phát, tình hình lãi suất (lãi suất tiền gửi tiết kiệm và các nguồn khác như kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc ... ) các yếu tố tâm lý, xã hội ... Chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh, nguồn tiền gửi tiết kiệm được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đặc biệt quan tâm. Nếu như trong suốt năm 1994 nguồn huy động tiết kiệm của Ngân hàng chỉ có hình thức tiết kiệm xây dựng nhà ở (bao gồm VNĐ và USD) thì bước sang năm 1995, Ngân hàng đã chú trọng áp dụng phong phú cá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28211.doc
Tài liệu liên quan