Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Tài liệu Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: ... Ebook Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Là một quốc gia có nền king tế nông nghiệp lạc hậu.Việt Nam lại vừa trải qua 2 cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài.Cộng với đó là một chế độ kế hoạch hoá tập trung không phù hợp trong thời kì trong thời bình. Đã đưa nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Đời sống của nhân dân rất khó khăn,các điều kiện về y tế,giáo dục,xã hội,….không được đảm bảo.Trước bối cảnh đó Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện mợt cuộc cải cách lớn:chuyển dich nền kinh tế KHTT-nền kinh tế “đóng cửa”sang nền kinh tế hàng hoá-nền kinh tế “mở cửa”.Suất phát từ chíng sách đổi mới nền kinh tế mở cửa và hội nhập(1986) ngày 19-12-1987 nhà nước ta đã ban hành và thực thi luật đầu tư nước ngoài tại VN.Cho phép các tổ chức cá nhân là người nước ngoài được đầu tư vào VN.Nước ta đang trong quá trình CNH-HDH nên việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một giải pháp quan trọng đưa nền kinh tế VN khó khăn.Khai thác và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ,tạo công ăn việc làm cho người lao động,tạo ra lượng hàng hoá để suất khẩu,tăng thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mai…. Chính sự quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tròn công cuộc phát triển đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang trong tiến trình thực hiện CNH-HDH thì nó càng trở nên cấp thiết.Nó góp phần rút ngắn thời gian CNH-HDH đất nước.Vì vậy mà vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm.Cũng như bao sinh viên khác,là một sinh viên kinh tế em nhận thấy đây la một vấn đề rất thích thực, nó cung cấp cho em rất nhiều kiến thức hiểu biết trước khi ra trường.Vì vậy em chọn đề tài”Thực trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu. Với sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, cho nên trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi nhũng sai sót mắc phải.Vì vậy em rất mong có sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo,các sing viên quan tâm đến đề tài này để đề tì được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới:PGS.TS Phan Tố Uyên đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này. PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI I.Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài: 1.1. Đầu tư trực tiếp và các khái niệm có liên quan: Trong xu thế toàn cầu hoá, quan hệ kinh tế đối ngoại càng phát triển rộng rãi và có hiệu quả bao nhiêu thì sự nghiệp CNH-HĐH càng được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng bấy nhiêu.Thực chất của việc mở rộng kinh tế đối ngoại là việc thu hút vốn bên ngoài, là việc tiếp thu nhiều kĩ thuật và công nghệ hiện đại, là việc mở rộng thị trường cho sự nghiệp CNH-HĐH được thuận lợi. Hay nói cách khác việc mở rộng kinh tế đối ngoại đã và đang tạo ra mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia. Mối liên hệ và sụ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế đó được cụ thể hoá bằng các hoạt động đầu tư. Có thể nói hoạt động đầu tư là hoạt dộng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy mà nó trở thành vấn đề mà mọi quốc gia trên thế giới đều quan tâm. Từ trước tới nay đã có rất nhiều định nghĩa về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng chung quy lại nó đều chứa đựng một nội dung cơ bản. Theo giáo trình hiệu quả quản lý dự án nhà nước thì : Đầu tư là hoạt động kinh tế gắn với việc sử dụng vốn dài hạn nhằm mục đích sinh lợi. Một cách định nghĩa khác cho đầu tư là một quá trình hoạt động bỏ vôn vào xây dựng, tạo lập cơ sở trong một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội nhằm mục đích tạo ra thu nhập, lợi ích hoặc tạo ra công ăn việc làm(dịch vụ) trong tương lai. Đầu tư quốc tế là một quá trìng hoạt động mà bên nước ngoại hoặc các tổ chức viện trợ quốc tế bỏ vốn vào một nước để xây dựng, tạo lập cơ sở trong một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm mục đích tạo ra sự thu nhập, lợi ích hoặc tạo ra công ăn việc làm ( dịch vụ) trong tương lai. Bất kỳ một quốc gia nào khi xem xét đầu tư quốc tế đều phải xem xét tới nguồn đầu tư trực tiếp(FDI) và nguồn viện trợ phát triển nước ngoài(ODA). Tuy nhiên trong đề án này chúng ta chỉ tìm hiểu và nghiên cứu tới nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI). Vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Để trả lời câu hỏi này từ trước tới nay cũng có rất nhiều quan điểm nhưng nhìn chung nó đều thống nhất cả về nội dung và hình thức. Dưới đây là một trong những cách định nghĩa mang tính chuẩn xác hơn cả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. 1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài(Đầu tư của tư nhân) Đầu tư của tư nhân được thực hiện dưới ba hình thức là : đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng thương mại bằng nguồn vốn của tư nhân nước ngoài 1.2.1 Đầu tư trực tiếp: Đây là hình thức chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm dành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại. Loại hình này có các đặc điểm sau : + Đây là một hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về trính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. + Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vón nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỷ lệ vốn mà mình góp. Tuy nhiên luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam cũng quy định bên nước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án. + Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý…Là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. + Đặc điểm nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp đê khai triển hoặc mở rộng dư án cũng như vốn đầu tư từ nước ngoài, nguồn lợi nhuận thu được. 1.2.2 Đầu tư gián tiếp Đây là hình thức đầu tư quốc tế quan trọng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư bằng hình thức thu mua cổ phiếu của các công ty ở nước sở tại (ở mức khống chế nhất định ) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư gián tiếp rất đa dạng về chủ thể và hình thức. Trong đầu tư gián tiếp, chủ đầu tư thực chất là tìm đường thoái cho tư bản dư thừa, phân tán đầu tư nhằm giảm bớt rủi ro. Đối với nướn được đầu tư thực chất là lợi dụng vốn của thế giới để thúc đẩy nền kinh tế của nước mình. Chủ thể đầu tư gián tiếp có thể là chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, với các hình thức như: viện trợ có hoàn lại (cho vay), viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi hoặc không ưu đãi, mua cổ phiếu và các chứng khoán theo mức quy định của từng nước. Sự khác nhau rõ rang nhất giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp là người đầu tư trực tiếp có quyền khống chế xí nghiệp đầu tư, còn người gián tiếp không có quyền khống chế xí nghiệp đầu tư mà chỉ có thể thu lợi tức trái phiếu, cổ phiếu và tiền lãi. 1.2.3 Tín dụng thương mại : Đây là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay. II. Tính tất yếu của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đối với mỗi quốc gia kinh tế và chính trị luôn đi song hành với nhau. Kinh tế là điều kiện tiền đề để giữ vững ổn định chính trị. khi quốc gia có nền kinh tế phát triển cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong giữ vững ổn định chính trị. chính vì vậy phát triển kinh tế là điều kiện sống còn của mỗi quốc gia. Trong khi đó, đầu tư lại chiếm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Đầu tư bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đối với các quốc gia đang phát triển thì đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm một tỉ trọng lớn trong đầu tư và GNP. Vì thế mà đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy không phải là nhân tố quyết định nhưng nó lại vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. 2.1.1. Vai trò tạo nguồn vốn Noi đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế là nói đến vốn trong nước và vốn ngoài nước . Đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển, sản xuất còn ở trình độ thấp, nguồn vốn tích luỹ trong nước còn hạn hẹp thì vốn đàu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng đói với quá trình phát triển kinh tế. Ở các nước này có nhiều tiềm năng về lao động, tài nguyên thiên nhiên, nhưng do trình độ sản xuất còn thấp kém, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu nên chưa co điền kiện để khai thác các tiêm năng đó. Các nước nay muốn nền kinh tế phát triển cần tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao va ổn định. Để thực hiện được điều này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có nhiều vốn đầu tư. trong bối cảnh hiện nay, khi mà trên thế giới có nhiều nước đang nắm giữ trong tay một khối lượng vốn khổng lồ và đang có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài thì đó là cơ hội để các nước đang phát triển có thể tranh thủ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc phát triển kinh tế. 2.1.2.Vai trò trong chuyển giao công nghệ. Các quốc gia nhận đầu tư thường là những quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển, khoa học, công nghệ còn lạc hậu so vói các nước đang phát triẻn.Chính vì vậy, các nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài có một công nghệ hiện đại hoặc phù hợp với quốc gia mình. Mặt khác, khi đầu tư vào một quốc gia nào đó chur đầu tư không chỉ chuyển vào đó máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu. . . ( hay còn gọi là công nghệ cứng ) ma họ còn chuyển giao vào đó vốn vô hình như : chuyên gia kỹ thuật, công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lí, năng lực tiếp cận thị trường. . . ( hay còn gọi la công nghệ mềm ). Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài quá trình chuển giao công nghệ được thực hiện nhanh chóng hơn, thuạn tiện hơn cho cả bên đầu tư và bên nhận đầu tư. 2.1.3.Vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển đẻ sử dụng nó thực hiện mục tiêu quan trọng hang đầu là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là cái mức để các nước đang phát triển thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Thực tế kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, biêns nó thành nhân tố bên trong thì quốc gia đó tạo gia được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Mức tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển thường do nhân tố tăng đàu tư là chủ yếu, nhơ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử dụng, năng xuất lao động cũng tăng lên theo. Vì vậy có thể thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài để đánh giá vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng. 2.1.4.Vai trò giải quyết việc làm. Tốc độ tăng lên của đầu tư trực tiếp nước ngoài kéo theo sư tăng lên của hoạt động sản xuất. Việc tăng quy mô va số dự án đầu tư sẽ tạo ra nhiều chỗ làm mới hơn, thu hút được một khối lượng đáng kể người lao động ở nước nhận đầu tư vào làm việc trong các đơn vị của đầu tư nước ngoài. Điều này góp phần đáng kể vào việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp. Đặc biệt đối với nhiều nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động rất phong phú nhưng chư có điều kiện khai thác và sử dụng thì đầu tư nước ngoài được coi la chiếc chìa khoá quan trọng để giải quyết vấn đề việc làm. Vì đâu tư nước ngoài tạo ra các điều kiện về vốn và kĩ thuật cho phép khai thác và sử dụng các tiêm năng kinh tế trong đó có tiêm năng về lao động. Hiên nay, cùng với tăng lên số việc làm cho người lao động thì chất lượng lao động cũng được nâng cao. Đặc biệt là lao động trong những nghành đòi hỏi có hàm lương khoa học kỹ thuật cao. 2.1.5.Vai trò thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là yêu cầu đòi hỏi của bản thân sư phát triển nội tại nền kinh tế, ma nó còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Sư dịch chuyển cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù vơi trình độ phát triển chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Chính đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chủ yếu thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và nghành kinh tế mới ở nước nhận đầu tư. Đông thơi nó cũng tạo ra sự phát triển nhanh chóng trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều nghành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng năng xuất lao động ở các nghành này và làm tăng tỉ phần của nó trong nền kinh tế. Bên cạnh một số nghành được kích thích phát triển bởi đầu tư nước ngoài thì cũng có một số nghành bị mai một đi rồi dẫn tới bị xoá sổ. Nói chung sự chuyển dịch cơ cấu là mang tính tiến bộ theo xu thế chung thế giới. 2.1.6.Vai trò đối với thu ngân sách nhà nước. Đầu tư nước ngoài góp phần đáng kể vào thu ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế đối với các đơn vị đầu tư nước ngoài. Đây là một khoản thu tương đối lớn cho ngân sách nhà nước. Nó bao gồm thu : thuế nhà đất, thuế sản xuất, thuế xuất khẩu. . . vì các đơn vị đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào sản xuất các hàng hoá xuất khẩu. Nhưng để tạo ra hàng hoá, đòi hỏi phải có địa điểm sản xuất va sử dụng các cơ sở ha tầng của nước nhận đầu tư. Do vạy đầu tư nước ngoài đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. 2.2. Tính tất yếu của đầu tư nước ngoài Trong cơ cấu của GDP thì đầu tư luôn góp một lượng giá trị rất lớn. Bất cứ một quốc qia nào muốn phát triển được thì phải đạt được mức đầu tư đủ lớn. Đầu tư của các nước chủ yếu là đầu tư nước ngoài. Một quốc qia không có đầu tư nước ngoài thì đồng nghĩa với việc “đóng cửa “ và chịu sự thụt lùi về kinh tế. Nước ta đã trải qua một thời kì rất dài trong bối cảnh nền kinh tế đóng cửa. Phải đến tân Đai hội 6 ( tháng 8 năm 1986 ) sau khi mô hình kinh tế của một số nước bị sụt đổ do “đóng cửa” hoặc hé mở cử thì ta mới thực hiện kinh tế mở cửa. Song mãi tới năm 1987 luật đầu tư nước ngoài mới ra đời. Chính sự “đóng cửa kinh tế “đã đưa đến một thời kì dài thiếu vốn đầu tư, không thể đáp ứng nhu cầu về vốn trong nước dẫn tới các nhu cầu khác cũng không thể đáp ứng được. Tuy nhiên việc chấp nhận đầu tư không phải đi liền với việc chủ đầu tư đi làm” không công “ còn bên nhận đầu tư lại hoàn toàn có lợi và không hề bị dàng buộc gì cả. Điều đó là không thể xảy ra ở bất kì một quốc qia nào. Mà chỉ được thực hiện khi nó được yêu cầu: Phía nhận đầu tư và phía đi đầu tư. 2.2.1. Quan điểm từ phía nhà đầu tư Đầu tư “là đánh bạc với tương lai”. Đây là một hoạt động kinh tế mang tính rủi ro cao. Xong không phải vì thế mà các quốc gia muốn đạt lợi nhuận cao sẽ đem vốn từ quốc gia mình đi đầu tư vào các quốc gia khác một cách ồ ạt không suy tính. Thực tế cho chúng ta thấy các nước này đều tính toán một cách kỹ càng trước khi đầu tư để xác định xem sẽ thu được cái gì? Lợi nhuận là bao nhiêu? Và sẽ lấy được cái gì? Xuất phát từ tính hình kinh tế trong các nước đầu tư. Các nước đi đầu tư thường là các nước có nền kinh tế phát triển. Do lợi nhuận thu được từ đầu tư trong nước ngày càng giảm đi. Điều này cũng dễ giải thích vì số lượng các nhà đầu tư ngày càng tăng, mức độ cạnh tranh ngày càng phát triển. Mặt khác một số nhà đầu tư mới khi tham gia vào trị trường đầu tư trong nước sẽ gặp phải khó khăn trong tìm kiếm thị trường, đáp ứng nhu cầu thị trường, đối mặt với các nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm. Cộng thêm với nó là nhu cầu trị trường trong nước về kỹ thuật công nghệ cao, giá rẻ, chất lượng cao và nguồn nguyên liệu đầu vào như giá nhân công cao là điều hiển nhiên. Chính vì thế mà đầu tư ngay trong nước mình sẽ là không có lợi. Xuất phát từ đây mà các nhà đầu tư sẽ đem vốn sang đầu tư ở các nước khác, ở đây thường là các quốc gia đang phát triển. Nhà đầu tư thấy được những thuận lợi có được từ đầu tư ra nước ngoài là ở đó thường có thị trường rộng lớn, yêu cầu thị trường về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm không gắt gao như thị trường nội địa. Cùng với nó là đội ngũ nhân công dồi dào, giá nhân công rẻ. Như vậy đầu tư ra nước ngoài đạt được nhiều lợi thế hơn hẳn so với đầu tư trong nước. Tuy nhiên không phải tất cả các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đều nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Ví dụ một số những dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA) thì mục tiêu hàng đầu là ích lợi. Các tổ chức này cho các nước vay với mức lãi xuất thấp, thậm chí viện trợ không hoàn lại để phát triển một số lĩnh vực, thường là cơ sở hạ tầng như giáo dục, y tế, giao thông. 2.2.2. Quan điểm từ phía nước nhận đầu tư. Cũng xuất phát từ quan điểm và lợi ích, các nước nhận đầu tư đều muốn tăng cường phát triển kinh tế để có thể đuổi kịp với các nước phát triển. Các nước nhận đầu tư thường có xuất phát điểm thấp: Thể hiện mức thu nhập trên đầu người thấp, GDP thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, tiềm năng về vốn hạn hẹp. Do đó nhu cầu về vốn đầu tư của nước ngoài là tất yếu. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, một số quốc gia có nền kinh tế phát triển rất cao nhưng vẫn tăng cường thu hút vốn nước ngoài. Vì họ thấy rằng đầu tư trong nước không đáp ứng nổi; ngoài ra do một số lĩnh vực còn quá mới đối với nước nhận đầu tư, cho nên đầu tư từ nước ngoài vẫn đem lại lợi ích cáo hơn so với đầu tư trong nước. Vậy nước nhận đầu tư sẽ có được những lợi ích gì? Khi có đầu tư nước ngoài vào sẽ giải quyết được vấn đề công ăn việc làm, nâng cao trình độ lao động; tăng GDP; tăng thu cho ngân sách nhà nước từ đánh thuế và có thể kéo theo một số ngành nghề kinh tế khác phát triển, cân đối cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho đầu người góp phần từng bước cải thiện đời sống cho người lao động. Tất nhiên các nước nhận đầu tư nên nhớ một điều là “Không có gì cho không” vì vậy phải cân nhắc thận trọng khi đưa ra quyết định và phải lập ra kế hoạch hợp lý cho việc thu nhận và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả. Nói chung giữa chúng có mối quan hệ qua lại. Lợi ích của nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư là hoàn toàn phù hợp với nhau. Chừng nào những mâu thuẫn này còn tồn tại thì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ còn gặp khó khăn. III. Những yếu tố tác động tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. 3.1. Môi trường pháp lý cho sự vận động của vốn nước ngoài. Muốn tăng vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi các quốc gia nhận đầu tư phải tạo ra một môi trường pháp lý thích hợp, hấp dẫn các nhà đầu tư, tuy nhiên cần nhấn mạnh hai điểm trọng yếu sau: Thứ nhất: Nước nhận đầu tư phải bảo đảm về pháp lý đối với quyền sở hữu tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh. Thái độ của nhà nước đối với vấn đề quốc hữu hóa tài sản, vốn liếng của người nước ngoài đc thể hiện rõ bằng các đạo luật cũng là yếu tố quan trọng của môi trường tổng quan này. Việc tuyên bố không quốc hóa hay quy định rõ chuyển giao quyền sở hữu và công trình được xây dựng từ vốn nước ngoài sao cho người đầu tư thu được phần lợi nhuận thích đáng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhà đầu tư và cho vay quốc tế. Thứ hai: Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận đối với các hình thức vận độngcụ thể của vốn nước ngoài tại nước sở tại. Về nguyên tắc, quy chế này nhằm tạo ra sự ưu đãi về phần lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài được hưởng và môi trường thuận lợi cho sự vận động của lợi nhuận đó. Đồng thời sự thuận lợi đó nếu được bảo đảm còn khuyến khích việc bắt đầu tự lợi nhuận tại chỗ do nhà đầu tư cảm thấy yên tâm và có lợi trong một môi trường như vậy. Có thể nói nếu hai điểm mấu chốt này của môi trường pháp lý là thuận lợi và an toàn cho sự vận động vốn nước ngoài thì khả năng thu hút vốn càng cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến những quy định pháp lý cụ thể có liên quan đến việc làm thuận lợi hóa môi trường vận động của vốn. Các đạo luật về quyền sở hữu đất đai, quyền chuyển nhượng và thuê mướn đất, quy chế về trọng tài kinh tế…Nếu không rõ ràng có thể gây cản trở đáng kể trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn nước ngoài. 3.2. Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Nói chung, sự ổn định của môi trường vĩ mô luôn luôn là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Đối với nguồn vốn nước ngoài điều này càng có ý nghĩa hơn. Trong môi trường vĩ mô, phải tính trứớc hết đến sự ổn định về chính trị - xã hội cao. Chẳng hạn như một số nước Châu Phi, Nam Á vài năm gần đây, tuy có thể thu hút được một lượng viện trợ nhân đạo nào đó song mức độ là không đáng kể. Trong bối cảnh đó, chỉ rất ít, thậm chí không hề có vốn đầu tư hay cho vay từ nước ngoài nhằm đầu tư phát triển đầu vào. Tuy nhiên, điều muốn được nhấn mạnh ở đây là mức độ ổn định kinh tế vĩ mô với tư cách là điều kiện quan trọng để thu hút vốn nước ngoài. Không xét đến những tiêu chuẩn tối thiểu bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như an toàn lương thực, khả năng duy trì sự cân bằng cung cầu cân đối một số mặt hàng tiêu dùng tối thiểu, tính ổn định ở đây được xét theo nghĩa làm sao nó thỏa mãn được cả hai yêu cầu: Thứ nhất: Ổn định vững chắc không phải là sự ổn định bất động (Tức là sự ổn định hàm chứa trong đó khả năng trì trệ kéo dài và dẫn tới khủng hoảng). Một sự ổn định được coi là vững chắc nhưng bất động chỉ là sự ổn định ngắn hạn. Xét trong dài hạn, loại ổn định này tiềm chứa trong đó khả năng gây bất ổn định. Bởi vì sự ổn định về nguyên tắc không thể đồng nhất với sự trì trệ. Bản chất của ổn định kinh tế gắn liền với năng lực tăng trưởng. Thứ hai: Ổn định trong tăng trưởng, tức là kiểm soát nhịp độ tăng trưởng sao cho quá trình tăng trưởng đặc biệt là các nỗ lực tăng trưởng nhanh, lâu bền, không gây ra trạng thái quá “nóng” của đầu tư và hậu quả đi liền với nó là lạm phát theo một nghĩa xác định tăng trưởng tức là phá vỡ thể ổn định cũ. Nhưng nếu quá trình tăng trưởng được kiểm sóat sao cho có thể chủ động tác lập được thể cân bằng mới thì quá trình đó cũng đồng thời là việc tạo ra cơ sở ổn định vững chắc lâu bền. 3.3. Tính ổn định của nền kinh tế thế giới Sự ổn định của nền kinh tế thế giới cũng tác động không nhỏ tới thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Thực tế cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á diễn ra vào năm 1997 và 1998 vừa qua đã cho thấy khi nền kinh tế của khu vực hay thế giới không ổn định sẽ dẫn tới việc rút vốn ra không đầu tư nhà nước nữa do tác động xấu đem lại đến sự phi lợi nhuận từ việc đầu tư vào các quốc gia này. Mặt khác sự không ổn định kinh tế của nước đầu tư cũng gây ảnh hưởng tới đầu tư sang nước khác và sự rút vốn về nước sở tại là điều hiển nhiên. Các nước trong khu vực Đông Nam Á như Đài Loan, Singapore… sau khi rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng, họ đã hạn chế đầu tư vào Việt Nam và dành vốn để đầu tư vào trong nước để cứu vớt tình hình kinh tế nghiêm trọng trong nước. Có thể thấy rằng sự phát triển kinh tế vững mạnh của các quốc gia trên thế giới cũng tác động không nhỏ tới việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Do dó các nhà hoạch định phải nắm bắt được đối tượng, thời điểm để có chính sách thu hút vốn nước ngoài cho phù hợp. 3.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng Hệ thống cơ sở hạ tầng cũng đóng góp vào việc tạo ra những ưu thế riêng cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nó có thể được xem như một điều kiện, yêu cầu mà quốc gia đi đầu tư luôn xem xét trước khi quyết định đầu tư. Hệ thống cơ sở hạ tần gồm: Cơ sở vật chất, đường giao thông, hệ thống ngân hàng, hệ thống phương tiện thông tin… Những thứ đó không thể thiếu được đối với các nhà đầu tư. Bởi lẽ đầu tư là một hoạt động kiếm lời, muốn kiêm lời được lợi ích đòi hỏi các sản phẩm của nhà đầu tư phải được lưu chuyển thông tin trên thị trường một cách nhanh chóng đây đủ. Mặt khácn những nhu cầu về các thông tin mới luôn được đòi hỏi đặt ra đối với các nhà đầu tư. Chính những phản hồi đó giúp các nhà đầu tư có thể sử lý giải quyết nhiều vấn đề trong công việc đem lại tính hiệu quả cao trong vấn đề đầu tư. Rõ ràng một quốc gia có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt sẽ là một lợi thế cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3.5. Sự cạnh tranh giữa các nước Một số quy luật kinh tế hiển nhiên của nền kinh tế thị trường là có cầu ắt phải có cung. Khi nhu cầu cao thì dẫn tới cung không đáp ứng nổi và ngược lại. Trong lĩnh vực đầu tư cũng vậy, khi nhu cầu đầu tư cao sẽ dẫn tới cung không thể đáp ứng nổi. Do đó các nước nhận đầu tư sẽ đặt ra những điều kiện đầu tư khắt khe. Vì vậy để được chấp nhận đầu tư, dòi hỏi bên đầu tư sẽ phải cạnh tranh nhau và nhà đầu tư nào đáp ứng tốt sẽ được chấp nhận xong trường hợp này thường xảy ra rất ít mà trái lại các nước nhận đầu tư (Thu hút vốn nước ngoài) thì nhiều, còn các nước đi đầu tư thì lại hạn chế. Cho nên để có được nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi các nước nhận đầu tư phải có được những chính sách thích hợp trong việc thu hút vốn nước ngoài. Các nước này sẽ cạnh tranh nhau thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Mỗi nước sẽ tìm cho mình một giải pháp tốt nhất để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào sản xuất kinh doanh nhưng không phải bằng bất cứ giá nào, mục tiêu đó chính là thu hút được nhiều nhà đầu tư nhất với số vốn cao vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mới quan trọng. Qua đó cho thấy sự cạnh tranh giữa các nước đi đầu tư và nhận đầu tư cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh tới việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. PHẦN II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI I .Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam những năm gần đây. 1.1. N hu cầu về vốn của Việt Nam. Như chúng chung ta đã biết , nước ta sau khi bước ra khỏi khói lửa chiến tranh nến kinh tế nước nhà đã dơi vào khủng hoảng trầm trọng . Sư nghiệp CNH-HDH đất nước đưng trước tính thế vô cùng khó khăn do thiếu vốn đấu tư . Trước bôi cảnh đó Đang và nhà Nứoc đa chủ trương mơ rông quan hệ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), tạo điều kiện khai thác các lợi thế so sánh, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm và chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy đầu tư nước ngoài là rất cần thiết. Việt Nam tiến hành mở cửa nền kinh tế sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị, miễn là tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam. Với quan điểm đó Việt Nam đã thu hút được nhiều đối tác nước ngoài từ các châu lục khác nhau đầu tư vào Việt Nam. Trong đó phải kể đến các quốc gia Châu Á có tới 70% lượng vốn đầu tư nước ngoài và 60% kim ngạch thương mại của Việt Nam là nhờ vào quan hệ với các quốc gia này. Điều đó cang trở lên có ý nghĩa khi nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng của toàn xã hội vẫn tăng qua từng năm, cụ thể: Năm Vốn đầu tư(Tỷ đồng) 1996 79.367,4 1997 96.870,4 1998 96.400,0 1999 103.900,0 2000 151183,0 2001 170496,0 2002 200145,0 2003 239246,0 2004 290927,0 2005 343135,0 2006 398900,0 2007 447362,0 Ngoài việc thu hút vốn nước ngoài chúng ta cần phải huy động từ bên ngoài thông qua FDI hoặc ODA. 1.2.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua và triển vọng trong những năm tới. Đây là hình thức đầu tư có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù vẫn chịu sự chi phối của các chính phủ nhưng có phần ít lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị của hai bên. Theo hình thức này bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản xuất kinh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao. Lợi ích của nhà đầu tư gắn chặt với các dự án đó, các nhà đầu tư rất quan tâm đến hiệu quả kinh tế của dự án và tiến hành quản lý kinh doanh rất chặt chẽ. 1.2.1.Đặc điểm của FDI trên thế giời Để xem xét thực trạng của FDI tại Việt Nam trước hết ta cần điểm qua tình hình FDI trên thế giới trong thời gian qua. Kết quả nghiên cứu về đầu tư trực tiếp trên toàn thế giới cho thấy lượng FDI tăng mạnh trong hai thập ký gần đây, cụ thể: Trước năm 1970 vốn đầu tư trực tiếp trên toàn thế giới bình quân hàng năm là: 25 tỷ USD. Nhưng đến đầu năm 1980 con số này là 50 tỷ USD và cuối thập kỷ 80 là 133 tỷ USD. Đến năm 2007 con số đó là trên 1000 ty USD . Vào cuối những năm 90 mặc dù tăng trưởng thương mại thế giới là giảm từ 9,4% năm 1997 xuống 3,7% năm 98 . Song đầu tư trên toàn thế giới vẫn gia tăng và đạt mức kỷ lục cao nhất từ trước tới nay bất chấp cả suy thoái kinh tế thế giới. Theo đánh giá của các tổ chức thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới đạt: 4000tỷ USD năm 1998, tăng 10% so với năm 1997. Trong đó FDI đạt 440 tỷ USD tăng 10% so với năm 1997. Năm 1999 FDI đạt gần 800 tỷ USD tăng 25% so với năm 1998. Xu hướng vận động FDI trên thế giới. Thường thì các nước có nền kinh tế phát triển sẽ nhận được nhiều vốn FDI hơn. Liên minh EU tiếp nhận FDI nhiều nhất. Năm 1998 EU nhận 23 tỷ USD, năm 1999 là 286 tỷ USD. Hoa kỳ tiếp nhận 1/3 tổng FDI toàn thế giới đạt: 193 tỷ USD năm 1998-1999. Năm 1998 các nước đang phát triển vốn FDI đang có xu hướng giảm cụ thể, năm 1998 các nước đang phát triển nhận 166 tỷ USD. Trong đó các nước Đông Nam Á chiếm 86 tỷ USD năm 1998. Nhưng sang năm 1999 chỉ nhận được 78 tỷ USD. 1.2.2. FDI của Việt Nam trong những năm qua. Sau khi Mỹ xóa bỏ cấm vận, Mỹ, cùng với chính sách mở cửa, Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài góp phần đáng kể vào tổng nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội. Đầu tư trực tiếp FDI trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế và mang lại cho chúng ta nhiều lợi thế. Tính riêng năm 1998 các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã xuất khẩu nhiều loại hàng hóa, thu 1,79 tỷ USD chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với gần 2000 dự án hoạt động, có tổng số vốn đăng ký 3,3 tỷ USD chiếm 3% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội. FDI thực sự là nguồn vốn đáng kể để bù đắp cho sự khó khăn về mặt tài chính của nước ta. Theo báo cảo của bộ Kế Hoạch và Đầu Tư tính đến ngày 20/01/1999 Việt Nam có tất cả 2827 dự án đầu tư nước ngoài của 55 nước và lãnh thổ với tổng số vốn 32.247,934 triệu USD trong đó có 2158 dự án đã được cấp giấy phép với 24215,25 triệu USD 3,326 dự án bị thu hồi với 2394,776 triệu USD, 25 dự án hoàn thành với 428,46 triệu USD. Không dừng lại ở đó , tính đến ngày 22\9\2007 Việt Nam có tât cả 8058 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực của 81 nước và vùng lãnh thổ với tổng sồ vồn lên tới 72,859,018,728 triệu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32996.doc
Tài liệu liên quan