Thực trạng và một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ trên địa bàn huyện Chí Linh

bộ giáo dục và đào tạo trường đạI học nông nghiệp Hà NộI ---------------------------- lê cao sơn Thực trạng và một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ trên địa bàn huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương luận văn thạc sĩ KINH Tế Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Mã số : 5.02.01 Người hướng dẫn khoa học : pgs.ts. Đỗ kim chung Hà Nội - 2005 lời cam đoan Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là tr

doc114 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ trên địa bàn huyện Chí Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc. Lê Cao Sơn lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn những tổ chức, cá nhân đó. Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Kim Chung, người thày đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thày giáo, cô giáo Khoa Sau đại học, Khoa Kinh tế và PTNT, Bộ môn Phát triển nông thôn đã giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Chí Linh, Xí nghiệp KTCTTL huyện; UBND, HTX nông nghiệp và nhân dân 2 xã Chí Minh và Nhân Huệ đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu thực tế của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã chia sẻ những khó khăn, động viên tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Lê Cao Sơn Mục Lục Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các sơ đồ viii 1 Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của để tài 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ 5 2.1 Công trình thủy lợi nhỏ và vai trò trong nông nghiệp 5 2.1.1 Thuỷ lợi trong nông nghiệp và công trình thuỷ lợi nhỏ 5 2.1.2 Công trình thuỷ lợi nhỏ, một số đặc điểm kỹ thuật, kinh tế xã hội 7 2.1.3 Vai trò của công trình thuỷ lợi nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn 8 2.2 Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ 9 2.2.1 Cộng đồng và sự tham gia 9 2.2.2 Nội dung, hình thức và công cụ tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ 14 2.2.3 Cơ sở của sự tham gia xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ 22 2.2.4 Vài nét về mô hình PIM và yêu cầu tham gia quản lý công trình 25 2.2.5 Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ trên thế giới và ở Việt Nam 31 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 39 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 39 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 39 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 39 3.2 Phương pháp nghiên cứu 41 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 41 3.2.2 Thu thập số liệu 44 3.2.3 Phương pháp phân tích 46 3.2.4 Một số chỉ tiêu phân tích 47 4 Thực trạng tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ ở huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương 49 4.1 Tình hình phát triển thuỷ lợi nhỏ 47 4.1.1 Đặc điểm phát triển thuỷ lọi 47 4.1.2 Đặc điểm xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi 52 4.2 Thực trạng tham gia xây dựng, quản lý và sử dụng hai công trình nghiên cứu 61 4.2.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của hai công trình nghiên cứu 61 4.2.2 Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong xây dựng, quản lý và sử dụng hai công trình nghiên cứu 62 4.2.3 Một số kết luận về những ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ ở huyện Chí Linh 90 4.3 Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ 91 4.3.1 Quan điểm 93 4.3.2 Định hướng 93 4.3.3 Giải pháp 94 5 Kết luận 100 Tài liệu tham khảo 102 Phụ lục 104 Danh mục các chữ viết tắt BQLCT Ban quản lý công trình DT Diện tích GT Giá trị DVNN Dịch vụ nông nghiệp HTX Hợp tác xã IA Hiệp hội người dùng nước (Phillipines) IMT Chuyển giao quản lý thuỷ nông INPIM Tổ chức các nước có mô hình PIM KTCTTL Khai thác công trình thuỷ lợi LID Vùng khai hoá thổ nhưỡng (Nhật Bản) NIA Cơ quan quản lý tưới quốc gia (Phillipines) NWRB Ban tài nguyên quốc gia (Phillipines) PIM Tham gia quản lý thuỷ nông PLA Phương pháp cùng tham gia và hành động PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân SX Sản xuất TB Trạm bơm UBND Uỷ ban nhân dân WUA Hiệp hội những người sử dụng nước danh mục các bảng Trang Bảng 2.1 Phân loại hệ thống thuỷ nông theo năng lực thiết kế 6 Bảng 2.2 Những tác động của PIM 31 Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Chí Linh 40 Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động của huyện 41 Bảng 3.3 Đặc điểm kỹ thuật, kinh tế, xã hội của hai công trình nghiên cứu 42 Bảng 3.4 Đặc điểm tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng hai công trình nghiên cứu 43 Bảng 3.5 Các phương pháp PRA và cách thức thực hiện 46 Bảng 4.1 Diện tích tưới qua các năm phân theo nguồn nước 49 Bảng 4.2 Tình hình phân bổ nguồn nước theo địa bàn xã ở huyện Chí Linh 51 Bảng 4.3 Số lượng công trình thuỷ lợi phân theo loại hình và quy mô 52 Bảng 4.4 Số lượng công trình phân theo quy mô và hình thức quản lý 56 Bảng 4.5 Tỷ lệ giá trị đóng góp của cộng đồng theo quy mô công trình và các giai đoạn quản lý 58 Bảng 4.6 Kết quả phục vụ tưới chủ động 58 Bảng 4.7 Đặc điểm kinh tế xã hội của hai công trình nghiên cứu 61 Bảng 4.8 Tình hình tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu và khảo sát thiết kế công trình 68 Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu, khảo sát thiết kế hai công trình nghiên cứu 69 Bảng 4.10 Tình hình tham gia của cộng đồng trong xây dựng trạm bơm Mẫu Sáu 72 Bảng 4.11 Một số chỉ tiêu thực hiện trong xây dựng công trình 73 Bảng 4.12 Tình hình tham gia của cộng đồng trong quản lý trạm bơm Mẫu Sáu 77 Bảng 4.13 Một số chỉ tiêu thực hiện trong quản lý công trình 78 Bảng 4.14 Mức thu thuỷ lợi phí theo quy định của UBND tỉnh 79 Bảng 4.15 Tình hình phân bổ thuỷ lợi phí công trình trạm bơm Mẫu Sáu 80 Bảng 4.16 Một số chỉ tiêu thực hiện thuỷ lợi phí ở trạm bơm Nhân Huệ và trạm bơm Mẫu Sáu 82 Bảng 4.17 Tình hình duy tu bảo dưỡng ở hai công trình Nhân Huệ và Mẫu Sáu 84 Bảng 4.18 Tình hình tham của cộng đồng trong phân phối nước 89 Bảng 4.19 Một số chỉ tiêu đánh giá tác động tham gia của cộng đồng 90 danh mục các sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1 Khái quát đặc điểm công tác thuỷ lợi 5 Sơ đồ 4.1 Mô hình nhà nước quản lý trước tháng 6/2003 54 Sơ đồ 4.2 Mô hình nhà nước quản lý sau tháng 6/2003 54 Sơ đồ 4.3 Mô hình nhân dân quản lý công trình 55 Sơ đồ 4.4 Đặc điểm trong sử dụng công trình 57 Sơ đồ 4.5 Nguyên nhân hạn chế năng lực phục vụ của công trình 60 Sơ đồ 4.6 Cây vấn đề về nguyên nhân cộng đồng không tham gia xác định nhu cầu, khảo sát thiết kế công trình 65 Sơ đồ 4.7 Cây vấn đề về cơ sở tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu, khảo sát thiết kế trạm bơm Mẫu Sáu Sơ đồ 4.8 Cây vấn đề về cơ sở tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu, khảo sát thiết kế trạm bơm Mẫu Sáu 67 Sơ đồ 4.9 Tổ chức bộ máy quản lý trạm bơm Nhân Huệ 76 Sơ đồ 4.10 Tổ chức bộ máy quản lý trạm bơm Mẫu Sáu 76 Sơ đồ 4.11 Kế hoạch tưới tiêu trạm bơm Nhân Huệ 86 Sơ đồ 4.12 Kế hoạch tưới trạm bơm Mẫu Sáu Sơ đồ 4.13 Mối quan hệ giữa cộng đồng hưởng lợi và công trình trạm bơm Nhân Huệ 86 Sơ đồ 4.14 Mối quan hệ giữa cộng đồng hưởng lợi và công trình 86 87 Sơ đồ 4.15 Mối quan hệ giữa cộng đồng hưởng lợi và công trình thủy lợi nhỏ 97 1. Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ở hầu hết các quốc gia hiện nay, mô hình người dân tham gia quản lý thuỷ nông (PIM - Participatory Irrigation Management) được áp dụng như một điều kiện tiên quyết để phát triển thuỷ lợi hiệu quả và bền vững. Mô hình bắt đầu hình thành vào những năm cuối của thập kỷ 80 khi một số quốc gia thực hiện chuyển giao quyền quản lý công trình từ nhà nước sang cho người dân. Việc chuyển giao ban đầu chỉ đơn thuần là cắt giảm những trợ cấp cho công tác thuỷ lợi nhằm mục tiêu ổn định nền tài chính quốc gia. Tuy nhiên, khi thực hiện nó lại tạo ra bước phát triển quan trọng mang tính cách mạng trên phạm vi toàn cầu, đó là mở ra cho người dân khả năng tham gia nhiều hơn trong công tác thuỷ lợi. Nông dân là những người được hưởng lợi trực tiếp từ công trình, vì vậy họ có động cơ mạnh mẽ hơn ai hết để có thể thực hiện quản lý, sử dụng công trình một cách tốt nhất. Họ tự quyết định việc tổ chức quản lý như thế nào, khi nào thì duy tu bảo dưỡng công trình, thực hiện kế hoạch tưới ra sao... Tính hợp lý của các quyết định này được xem xét một cách hệ thống trên cơ sở đáp ứng yêu cầu sản phát triển sản xuất nông nghiệp và sử dụng bền vững những nguồn lực của người dân. Cơ sở thành công của PIM dựa trên việc khai thác hiệu quả những nguồn lực to lớn của người dân (phát huy toàn tối đa lợi thế so sánh). PIM vừa là phương tiện vừa là mục tiêu trong tiến trình phát triển thuỷ lợi của hầu hết các quốc gia hiện nay. ở Việt Nam, khái niệm về PIM mới được phổ biến từ năm 1997 (Hội thảo quốc gia về PIM từ ngày 07á10/4/1997 tại Nghệ An). Song "lũ lụt thì lút cả làng", nội dung tham gia của người dân trong công tác thuỷ lợi đã tồn tại và phát triển theo suốt chiều dài lịch sử của nền văn minh lúa nước. Thống kê những thành tựu đạt được, đến năm 2001 cả nước đã có 8.265 công trình thuỷ nông các loại, trong đó có 743 hồ chứa vừa và lớn, 1.017 đập dâng, 4.712 cống tưới tiêu vừa và lớn, gần 2.000 trạm bơm, khoảng 8.000 km bờ bao ngăn lũ ở đồng bằng sông Cửu Long và hàng vạn kilômét kênh mương cùng công trình trên kênh [7] đảm bảo tưới cho trên 3 triệu ha diện tích đất canh tác, tiêu cho 1,4 triệu ha, ngăn mặn cho 70 vạn ha, cải tạo 1,6 triệu ha đất phèn chua ở đồng bằng sông Cửu Long…[9]. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, quá trình phát triển thuỷ lợi ở nước ta còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Các đánh giá cho thấy, đa số các hệ thống công trình mới khai thác được 50-60% năng lực thiết kế, có hệ thống chỉ đạt 30%[9] do những nguyên nhân như xây dựng không đồng bộ, sai sót trong thiết kế và thi công, không duy tu bảo dưỡng công trình thường xuyên... Phần lớn các công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi của nhà nước hoạt động không hiệu quả, mất cân đối giữa thu và chi, thua lỗ triền miên. Nguồn vốn đầu tư hàng năm quá hạn hẹp nên công trình đã xuống cấp nay càng xuống cấp hơn. Tồn tại của hình thức quản lý quan liêu bao cấp có ảnh hưởng không tốt tới năng lực quản lý công trình cũng như chất lượng dịch vụ tưới tiêu. ở nhiều nơi, nông dân không tham gia xây dựng, quản lý công trình hoặc có chăng chỉ là hình thức do bị tác động theo kiểu huy động, áp đặt một chiều từ trên xuống dưới. Người dân quan niệm công trình là của nhà nước, hư hỏng thì nhà nước sửa chữa. Tình trạng người dân sử dụng sai mục đích, lãng phí nước, nợ đọng thuỷ lợi phí, lấn chiếm đất trong phạm vi, đục phá công trình... là kết quả của việc không phát huy được vai trò của cộng đồng trong công tác thuỷ lợi hiện nay. Đánh giá được vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc tháo gỡ những tồn tại của công tác thuỷ lợi, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức liên kết các nước có mô hình PIM (INPIM) và thực hiện phát triển mô hình ở các địa phương như Tuyên Quang, An Giang, Nghệ An, Thanh Hoá... Thực tế cho thấy người dân hoàn toàn có thể quản lý công trình thuỷ lợi, kể cả công trình phức tạp nếu có cơ chế tác động phù hợp, được giao quyền (thông qua tổ chức do chính họ lập ra), được đào tạo, hướng dẫn. PIM ở Việt Nam không phụ thuộc vào quy mô, tên gọi hay địa giới hành chính mà phụ thuộc vào nhu cầu, sự đồng tình ủng hộ của người dân cũng như điều kiện cụ thể của công trình thuỷ lợi. Bước đầu phát triển PIM còn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nhưng đã chứng minh tính hiệu quả vốn có của mô hình, đặc biệt với các công trình thuỷ lợi nhỏ, mắt xích quan trọng trong hệ thống tổng thể các công trình thủy lợi. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ trên địa bàn huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của để tài 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu cơ bản của đề tài là nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý, sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ. - Đánh giá thực trạng, phân tích được những ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ tại huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. - Đề xuất những định hướng và giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công trình thuỷ lợi nhỏ, cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng trong công tác thuỷ lợi, mô hình tham gia quản lý PIM. Đối tượng khảo sát của đề tài là công trình thuỷ lợi nhỏ, cộng đồng hưởng lợi từ công trình và những đối tượng khác có liên quan tới việc nghiên cứu trên địa bàn huyện Chí Linh. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi về thời gian - Thời gian nghiên cứu thực trạng: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tham gia xây dựng, quản lý và sử dụng của cộng đồng trong thời gian 3 năm (từ năm 2002 - 2004). Những khoảng thời gian khác có liên quan (chủ yếu là thời gian xây dựng) tuỳ thuộc vào mỗi công trình và nội dung nghiên cứu. - Thời gian cho định hướng và giải pháp: Đề tài đề xuất những giải pháp cho vấn đề nghiên cứu trong khoảng thời gian tới. 1.3.2.2 Phạm vi về không gian Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. 1.3.2.3 Phạm vi nội dung - Nghiên cứu thực trạng tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ trên địa bàn huyện Chí Linh. - Từ thực trạng nghiên cứu, đề tài đưa ra những giải pháp tăng cường hơn nữa sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ. 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình Thuỷ lợi nhỏ 2.1 công trình Thủy lợi nhỏ và vai trò trong nông nghiệp 2.1.1 Thuỷ lợi và công trình thuỷ lợi trong nông nghiệp Các nguồn nước cơ bản trong tự nhiên bao gồm nước ngầm, nước mặt và nước mưa. Chúng phân bố không đều và gây ra tình trạng thiếu nước hoặc thừa nước ở những không gian và thời gian khác nhau. Do vậy, công tác thuỷ lợi hình thành và phát triển như là một hoạt động không thể thiếu nhằm điều hoà giữa lượng nước đến của tự nhiên với yêu cầu về nước của con người. Công tác thuỷ lợi bao gồm tổng hợp những biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ các nguồn nước và hạn chế những thiệt hại do nước gây ra như hạn hán, lũ lụt... Công tác thuỷ lợi Đầu vào Đầu ra - Nguồn nước tự nhiên (nước ngầm, nước mưa, nước mặt) - Nguồn lực (lao động, vật tư, thiết bị...) - Nguồn nước theo nhu cầu sử dụng (sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, năng lượng, đời sống sinh hoạt...) Sơ đồ 2.1: Khái quát đặc điểm công tác thuỷ lợi Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nội dung chủ yếu được đề cập là công tác thuỷ lợi phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp (thủy nông). "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", thuỷ lợi trong nông nghiệp có ý nghĩa quyết định tới năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi trên cơ sở đáp ứng yêu cầu về nước trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển.. Công tác thuỷ lợi bao gồm tổng hợp các biện pháp như quy hoạch, xây dựng, quản lý và sử dụng công trình; thực hiện tưới tiêu khoa học nhằm chủ động nguồn nước cho trồng trọt, chăn nuôi, từ đó tạo điều kiện mở rộng diện tích canh tác, tăng năng suất, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó công tác thuỷ lợi trong nông nghiệp cũng có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội nông thôn như cung cấp nguồn nước trong sinh hoạt và các ngành nghề nông thôn, tạo cảnh quan môi trường sinh thái nông nghiệp nông thôn thuận lợi... Về công trình thuỷ lợi, nó là công cụ cơ bản để con người thực hiện việc điều tiết nguồn nước theo nhu cầu của mình. Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nêu rõ: Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại[12]. Trong nông nghiệp, công trình thuỷ lợi có nhiều hình thái khác nhau với những kết cấu và tính năng khác nhau như tạo nguồn (hồ, đập...), điều phối (kênh, mương máng...), động lực (trạm bơm tưới, tiêu). Chúng thường được phân loại theo quy mô xây dựng hay năng lực phục vụ. Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 285 (2002), việc phân phân loại dựa trên diện tích phục vụ của công trình với những cấp thiết kế như sau: Bảng 2.1: Phân loại hệ thống thuỷ nông theo năng lực thiết kế [1] Loại công trình thuỷ lợi Cấp thiết kế I II III IV V Hệ thống thuỷ nông có DT được tưới hoặc DT tự nhiên khu tiêu (103 ha) ³ 50 Ê 50á10 Ê 10á2 Ê 2á0,2 Ê 0,2 Do đặc điểm địa bàn sản xuất nông nghiệp dàn trải rộng trên diện rộng nên các công trình thuỷ lợi thường liên kết thành hệ thống, mạng lưới. Việc đánh giá công trình hay hệ thống công trình vì thế thường mang tính tương đối. Theo tiêu chí phân loại trên có thể phân biệt quy mô công trình thuỷ lợi như sau: - Loại lớn: công trình thuộc cấp thiết kế I và II. - Loại vừa: công trình thuộc cấp thiết kế III và IV. - Loại nhỏ: công trình thuộc cấp thiết kế V. 2.1.2 Công trình thuỷ lợi nhỏ, một số đặc điểm kỹ thuật, kinh tế xã hội 2.1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật Công trình thuỷ lợi nhỏ, đó là đánh giá về mặt quy mô và diện tích phục vụ của công trình. Công trình có công suất nhỏ, phạm vi phục vụ không lớn, chủ yếu cho cộng đồng khu dân cư hoặc làng, xã. Theo TCXDVN 285 (2002), có thể coi công trình thuỷ lợi nhỏ thuộc phân cấp thiết kế V với diện tích tưới hoặc tiêu nhỏ hơn 200 ha. Công trình thuộc kết cấu hạ tầng, vị trí cố định và chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện địa chất, thuỷ văn, khí hậu, thời tiết địa phương. Công trình thường không đòi hỏi kỹ thuật cao, đa số công trình được đào đắp hoặc xây dựng đơn giản với vật liệu tại chỗ như gạch, đá, cát, sỏi, các loại vật liệu trong nước sản xuất được như xi măng, sắt thép..., người dân có thể tự tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành được[6]. Công trình thuỷ lợi nhỏ thường là hệ thống trên mặt ruộng, điểm cuối cùng trong tổng thể mạng lưới phân phối nước. ở một số nơi, chủ yếu là vùng trung du, đồi núi, công trình thuỷ lợi nhỏ đứng độc lập và trực tiếp khai thác, sử dụng những nguồn nước địa phương. Công trình thuỷ lợi nhỏ còn được tính cho cả những công trình có thời gian sử dụng ngắn do người dân địa phương tự làm. 2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội Công trình thuỷ lợi nhỏ có quy mô và công suất nhỏ, trực tiếp phục vụ sản xuất nơi cộng đồng dân cư. Do vậy, về đặc điểm kinh tế xã hội, công trình mang một số nét đặc trưng sau: - Công trình thuộc cơ sở hạ tầng, là tài sản chung phục vụ cho lợi ích cộng đồng địa phương. - Công trình có tính cộng đồng cao, có khả năng huy động đông đảo sự tham gia đóng góp của người dân trong quá trình xây dựng, quản lý và sử dụng. - Vốn đầu tư cho công trình không lớn, do vậy có thể huy động từ nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là nguồn vốn, nguyên vật liệu và lao động trong nhân dân. Việc huy động vốn khá linh hoạt và có tính khả thi cao. - Công trình mang tính địa phương do chịu những ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn phục vụ. Tính địa phương thường giới hạn theo phạm vi không gian nhỏ hẹp với một hay một vài cộng đồng nông thôn cư trú thành thôn, làng, bản. - Công trình gần gũi, gắn bó với người dân qua các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. ở một số nơi, công trình còn là biểu trưng cho văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương. 2.1.3 Vai trò của công trình thuỷ lợi nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn Thực tế cho thấy, hiệu quả phục vụ của hệ thống công trình thuỷ lợi không chỉ do công trình lớn đầu mối mang lại mà còn phụ thuộc vào mạng lưới công trình nhỏ trên mặt ruộng. Công trình nhỏ là sự hoàn thiện tính đồng bộ và thống nhất của toàn bộ hệ thống thuỷ lợi. Nó là điểm nút cuối trực tiếp đưa nước tới từng đơn vị diện tích sản xuất, mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống công trình. Công trình thuỷ lợi nhỏ đặc biệt phát huy hiệu quả trong công tác chống úng, hạn cục bộ. ở những vùng khó khăn, xa xôi, địa hình phức tạp, nơi mà hệ thống thuỷ lợi lớn không đáp ứng được thì công trình thuỷ lợi nhỏ là giải pháp thay thế hữu hiệu. Các công trình mang nét đặc trưng vùng, miền như giếng, đập nước, guồng nước, nong máng... khai thác tại chỗ nguồn nước địa phương phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Những nguồn nước địa phương này có trữ lượng thấp và thường không ổn định theo các mùa trong năm. Do vậy công trình thuỷ lợi nhỏ là lựa chọn tối ưu để điều hoà, cân bằng nguồn nước, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương. Công trình thuỷ lợi nhỏ, dù nằm trong hệ thống thuỷ lợi hay đứng độc lập đều là bộ phận trực tiếp đưa nước tới vùng sản xuất, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng phát triển. Công trình là tiền đề để ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Công trình góp phần thúc đẩy việc mở rộng diện tích canh tác, thâm canh tăng vụ, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo điều kiện cho người dân được lựa chọn cơ cấu sản xuất phù hợp và hiệu quả. Phát triển thuỷ lợi nhỏ còn đồng nghĩa với phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo tiến tới từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người người dân, đặc biệt là những vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Thực tế cho thấy nơi nào thuỷ lợi phát triển thì đói nghèo được xoá bỏ, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân được nâng cao, an ninh chính trị, xã hội được ổn định. Công trình thuỷ lợi nhỏ được coi như tài sản chung của cộng đồng. Cộng đồng thường có ý thức cao trong việc tham gia xây dựng, quản lý và sử dụng công trình do được hưởng lợi từ công trình. Thông qua sự tham gia này, tính cộng đồng trong mối quan hệ xã hội truyền thống của địa phương được củng cố, tăng cường. Với khả năng thu hút đông đảo sự tham gia của cộng đồng địa phương trong xây dựng, quản lý và sử dụng, công trình sẽ phát huy tốt năng lực thiết kế và mang lại những hiệu quả kinh tế xã hội vốn có của nó. Bên cạnh đó, sự tham gia còn hướng tới khả năng tự nâng cao ý thức cộng đồng trong sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên của địa phương. 2.2 Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ 2.2.1 Cộng đồng và sự tham gia 2.2.1.1 Cộng đồng Có nhiều quan điểm và khái niệm về cộng đồng. Tuy nhiên có thể hiểu một cách chung nhất, đó là một tập hợp những người sống thành xã hội, có quan điểm chung với nhau, gắn bó thành một khối. Cộng đồng bao gồm hai loại hình cơ bản sau: 1) Cộng đồng địa lý: Bao gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn với các đặc điểm xã hội đồng nhất và có một mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họ cùng được áp dụng chính sách chung; 2) Cộng đồng chức năng: Gồm những gồm người có thể cư trú gần nhau hoặc không gần nhau nhưng có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức (Phạm Thanh Hải, 1999) [3]. Như vậy, khái niệm cộng đồng chỉ mang ý nghĩa tương đối. Tuỳ thuộc vào khía cạnh xem xét, đánh giá (tính chất, tiêu chuẩn) mà có thể có cộng đồng lớn hay nhỏ, liên kết lỏng hay chặt chẽ (cộng đồng trong cộng đồng). Mặt khác, những tính chất hay tiêu chuẩn đánh giá này cũng chỉ là tương đối (thậm chí biến đổi theo thời gian) nên khái niệm cộng đồng thường mang tính bao quát như một phạm trù. Trong những thập kỷ gần đây, khái niệm về Cộng đồng hưởng lợi được bổ xung thêm như là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu phát triển. Khái niệm Cộng đồng hưởng lợi là sự kết hợp của Cộng đồng địa lý và Cộng đồng chức năng trong đó nhấn mạnh khía cạnh cùng hưởng lợi ích chung. Trong cộng đồng hưởng lợi, mỗi thành viên đều có trách nhiệm tham gia đóng góp (tài sản hay sức lao động) và có quyền lợi hợp lệ, hợp pháp từ việc sử dụng những thành quả chung của cộng đồng (theo mức độ thống nhất chung của cộng đồng). Cộng đồng hưởng lợi thông thường là sự hợp tác vì lợi ích. Trong đó, sự tham gia của mỗi cá nhân luôn thể hiện tính tự nguyện, tự giác và tinh thần trách nhiệm cao. Cộng đồng theo nội dung nghiên cứu của đề tài là cộng đồng hưởng lợi với đặc điểm là những cư dân nông thôn cư trú, sinh sống thành thôn bản, làng xã..., có chung phong tục, tập quán và truyền thống văn hoá nông nghiệp nông thôn. Địa bàn cư trú của cộng đồng thuộc vùng phục vụ của công trình thuỷ lợi nhỏ. Trong cộng đồng, các thành viên đều có đóng góp theo những hình thức nhất định và được hưởng lợi ích, tác dụng của công trình. Như vậy, bên cạnh mối quan hệ mật thiết từ cuộc sống xã hội chung, các thành viên trong cộng đồng còn có mối liên kết từ việc chung hưởng lợi ích của công trình. Mức độ liên kết này có thể là rất chặt chẽ để đảm bảo mang lại những lợi ích thường xuyên, lâu bền cho mỗi thành viên cũng như cho cả cộng đồng, song cũng có thể chỉ dừng ở tính chất giống nhau về nguồn gốc của lợi ích được hưởng. 2.2.1.2 Sự tham gia - khái niệm, nội dung và hình thức Theo cách hiểu chung thì tham gia là góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động, một tổ chức chung nào đó [11]. Cách hiểu này tương đối đơn giản và không khái quát được bản chất, nội dung của tham gia trong tổng thể các mối quan hệ của nó, đặc biệt là trong phát triển cộng đồng. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu phát triển, tham gia (Participation) là một triết lý đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu phát triển cộng đồng. Oakley P. (1989) cho rằng tham gia là một quá trình tạo khả năng nhạy cảm của người dân và làm tăng khả năng tiếp thu và năng lực của người dân nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển cũng như khích lệ các sáng kiến địa phương. Quá trình này hướng tới sự tăng cường năng lực tự kiểm soát các nguồn lực và tổ chức điều hành trong những hoàn cảnh nhất định. Tham gia bao hàm việc ra quyết định, thực hiện, phân chia lợi ích và đánh giá các hoạt động phát triển của người dân[4]. Như vậy, theo phạm vi nghiên cứu của đề tài thì sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi chỉ là một khía cạnh phát triển thuỷ lợi trong tổng thể sự phát triển chung của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác thuỷ lợi cũng mang đầy đủ những nội dung, tính chất của tham gia như trong bất kỳ sự phát triển nào. Về mặt nội dung và hình thức của tham gia, chúng là sự nhận biết và chuyển hoá của nhau nên việc phân biệt thường mang tính tương đối. Liên quan đến nội dung và hình thức tham gia có hai quan điểm cơ bản của Call M. và Prety như sau: - Sự tham gia có ba mức độ: 1) Tham gia là một phương tiện để tạo ra các điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện các can thiệp từ bên ngoài vào; 2) Tham gia là một phương tiện để dung hoà trong quá trình ra quyết định và tạo lập chính sách cho các can thiệp từ bên ngoài vào; 3) Tham gia là một mục đích tự thân để các cộng đồng có quyền tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và ra quyết định. Tham gia tự nó là mục đích chứ không phải là phương tiện. Cộng đồng tự xác định và thay đổi các giải pháp cho các nhu cầu phát triển của mình[4]. - Sự tham gia có bảy mức độ: 1) Tham gia bị động: cộng đồng tham gia được tiếp nhận thông tin một chiều từ bên ngoài vào cho biết là sự kiện gì sẽ xảy ra. Phản ứng của cộng đồng không tác động tới sự kiện đó; 2) Tham gia bằng cách cung cấp thông tin: cộng đồng trả lời những câu hỏi do cá nhân, tổ chức nghiên cứu phát triển hay các lực lượng xã hội khác đặt ra. Theo cách này cộng đồng không có cơ hội được chia sẻ thông tin trong kết quả nghiên cứu; 3) Tham gia bằng cách tư vấn: cộng đồng xác định vấn đề, trình bày quan điểm, góp ý, tư vấn về giải pháp giải pháp thực hiện. Tuy nhiên, sự tham gia này không đảm bảo cho cộng đồng bất kỳ sự chia sẻ nào trong việc ra quyết định; 4) Tham gia bằng khuyến khích vật chất: cộng đồng tham gia bằng cách cung cấp các nguồn lực như vật chất hay sức lao động; 5) Tham gia mang tính chất chức năng: cộng đồng xây dựng các nhóm nhằm thoả mãn mục tiêu phát triển. Sự tham gia này thường xuất hiện sau khi quyết định quan trọng đã được đưa ra và có xu hướng phụ thuộc vào những người khởi xướng, hướng dẫn từ bên ngoài; 6) Tham gia có tác động qua lại: cộng đồng tham gia phân tích chung để xây dựng kế hoạch hành động và thiết lập hay củng cố một tổ chức địa phương có khả năng kiểm soát những hoạt động phát triển cụ thể; 7) Tự vận động: cộng đồng tự khởi xướng để thay đổi các hệ thống. Họ hình thành hợp đồng với các tổ chức bên ngoài để có được nguồn lực kỹ thuật cần thiết song vẫn duy trì sự kiểm soát việc ra quyết định, xây dựng và thực thi kế hoạch. Sự vận động có thể hướng tới mục tiêu cải thiện sự phân phối phúc lợi và quyền lực hiện tại[4]. Với những mức độ và khía cạnh phát triển khác nhau cho thấy nội dung tham gia của cộng đồng không chỉ đa dạng mà còn có hàm chứa tính vận động cao. Nó có thể là một hay một chuỗi các hoạt động hướng tới sự phát triển có mục đích của cộng đồng. Hình thức là biểu hiện của nội dung song sự tham gia là một quá trình nên đánh giá hình thức tham gia thường mang tính tương đối tại những thang bậc, mức độ xác định khác nhau. Mỗi mức độ tham gia có thể có 1 hay nhiều hình thức song nhìn chung có thể khái quát theo các hình thức sau: - Hình thức bị động: Cộng đồng được tiếp nhận thông tin một chiều từ bên ngoài vào. - Hình thức cung cấp thông tin: Cộng đồng cung cấp thông tin của mình cho các đối tượng bên ngoài thông qua việc trả lời câu hỏi... - Hình thức tham khảo ý kiến (tham gia bằng cách tư vấn): Phạm vi và đối tượng của hình thức này hẹp, đòi hỏi các chủ thể tư vấn phải có kiến thức và sự tổng hợp, phân tích và suy luận nhất định. Hình thức này giúp các quyết định có được sự ủng hộ củ._.a cộng đồng. - Vì lợi ích: Sự tham gia xuất phát từ lợi ích của chính cộng đồng. Đây là hình thức rất quan trọng để có thể thu hút tốt nhất sự tham gia của cộng đồng cũng như mang lại hiệu quả thiết thực cho các hoạt động phát triển. - Vì nhiệm vụ: Sự tham gia tạo nên quyền lực của cộng đồng, một dạng đặc biệt của lợi ích (lợi ích tiềm năng). Trong thực tế nó thể hiện sự phân cấp, trao quyền cho cộng đồng, ví dụ như lựa chọn mục tiêu, phân bổ nguồn lực, tổ chức thực hiện các kế hoạch, giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động... - Tương hỗ: Là tổng hợp của các loại hình tham gia. Nó có tác động tương hỗ, đảm bảo phát huy và kết hợp các nguồn lực cộng đồng theo hình thái sức mạnh tập thể. Nó có ảnh hưởng chi phối tới cả quá trình phát triển chung trên cơ sở tác động tới tổ chức, cộng đồng bên ngoài hay các lực lượng xã hội khác. Sự tham gia giúp cộng đồng tự nâng cao năng lực khám phá và giải quyết các vấn đề thực tiễn quan tâm. Đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển của chính cộng đồng. Tuy nhiên, sự tham gia chỉ có ý nghĩa khi cộng đồng có một số quyền năng nhất định để có thể kiểm soát và tự quyết định những vấn đề phát triển đó. Do vậy, tăng cường sự tham gia thường đi đôi với trao quyền kiểm soát và quyết định cho cộng đồng. 2.2.2 Nội dung, hình thức và công cụ tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ 2.2.2.1 Nội dung tham gia Xu hướng chuyển giao quản lý hệ thống công trình hiện nay đã thực sự tạo ra cho cộng đồng khả năng được tham gia nhiều hơn vào tiến trình phát triển thuỷ lợi. Nó không chỉ là sự mở rộng về mức độ, nội dung tham gia mà còn về cả phạm vi và tính chất cộng đồng theo một xu hướng mở: xu hướng xã hội hoá công tác thuỷ lợi. Trong xu hướng này có thể thấy cả hai yếu tố là cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng cùng biến đổi. Về thực chất đó là sự phát triển của cộng đồng thông qua sự tham gia nhiều hơn trong lĩnh vực thuỷ lợi. Quá trình tham gia đóng vai trò phương tiện đồng thời là mục tiêu của sự phát triển của cộng đồng. Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng cho thấy tính tương đối và không cụ thể trong việc xác định nội dung tham gia. Tuy nhiên trong từng lĩnh vực cụ thể (ví dụ như lĩnh vực thuỷ lợi), có thể xác định nội dung tham gia của cộng đồng theo các giai đoạn của quá trình phát triển. Ví dụ theo nội dung của đề tài, có thể đặt câu hỏi: nội dung tham gia của cộng đồng trong phát triển thuỷ lợi là gì? câu trả lời là: xây dựng, quản lý và sử dụng công trình. Nếu câu hỏi: Nội dung tham gia của cộng đồng trong xây dựng (hay quản lý, sử dụng) công trình là gì? câu trả lời là: lắng nghe thông tin, tư vấn, góp vốn, góp sức, thành lập nhóm sử dụng, giám sát, đánh giá... Như vậy có thể chấp nhận nội dung tham gia theo các giai đoạn của quá trình phát triển với câu hỏi thứ nhất và nội dung tham gia theo các mức độ tham gia với câu hỏi thứ hai. ở mỗi mức độ tham gia lại có những biểu hiện (hình thức) cụ thể khác nhau. Như vậy sự phân biệt nội dung và hình thức tham gia trong trường hợp này chỉ mang tính tương đối. Nội dung tham gia của cộng đồng không chỉ đánh giá qua những việc họ làm mà về cơ bản nó phải được xem xét trong giới hạn quyền năng của cộng đồng trong những nội dung phát triển thuỷ lợi: xây dựng, quản lý và sử dụng công trình. Một thực tế khá phổ biến là các chính phủ thay bằng chuyển giao quyền đối với tài sản thì lại cố gắng chuyển giao trách nhiệm đối với tài sản trong khi vẫn duy trì những quyền sở hữu cơ bản. Điều này đã không đem lại bất kỳ sự cải thiện nào bởi cộng đồng sẽ có xu hướng mất đi sự quan tâm thực sự do cảm thấy bị khai thác, lạm dụng chứ không phải được trao quyền nắm giữ thực sự[15]. Đối với cộng đồng sử dụng nước, nhận thức về quyền sở hữu hay quyền kiểm soát luôn có ảnh hưởng quyết định đến việc xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi một cách tốt nhất. Và các quyền này cũng chỉ được thực hiện khi mang lại lợi ích hay đáp ứng sự quan tâm của cộng đồng. Vì vậy, hoàn thiện nội dung tham gia luôn được xác định trên cơ sở lợi ích và những quyền năng thực sự của cộng đồng đối với các công trình thuỷ lợi. 2.2.2.2 Hình thức tham gia Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý công trình đã tạo ra bước phát triển quan trọng trong công tác thuỷ lợi ở hầu hết các quốc gia hiện nay. Việc tăng cường dựa trên cơ sở chuyển giao một phần hay toàn bộ quyền quản lý công trình từ chính phủ sang cho cộng đồng thông qua những tổ chức của họ (HTX, nhóm, hiệp hội dùng nước...). Tại hội nghị quốc tế về “Chuyển giao quản lý tưới” tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 9/1994 với sự tham gia của 216 nước trên thế giới, các chuyên gia đã tổng kết những hình thức chuyển giao cho cộng đồng như sau: - Cạnh tranh cung cấp dịch vụ tưới giữa các tổ chức khu vực tư nhân: Các tổ chức khu vực tư nhân được chính phủ khuyến khích cung cấp các dịch vụ tưới, đặc biệt là các dịch vụ từ các nguồn nước mặt. Các tổ chức này có quyền sở hữu một phần hay toàn bộ hệ thống công trình và tự chủ việc sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh bình đẳng. Mô hình này phổ biến ở Bangladesh, Pakistan, Nigeria, Canada... - Hợp đồng: Hiệp hội những người dùng nước hợp đồng với chính phủ về việc thực hiện những công việc như xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, vận hành công trình hay điều tiết nước... Hợp đồng mang lại những khía cạnh lợi ích khác nhau cho cả hai bên. Đây là một mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm thuỷ lợi. Trong hình thức hợp đồng còn có một dạng thay đổi nhỏ, đó là hình thức cho thuê. Cho thuê thường được áp dụng khi hệ thống công trình ở trong tình trạng tốt, người ký hợp đồng không phải bỏ ra khoản đầu tư ý nghĩa ban đầu. Thời hạn cho thuê thường từ 5 đến 10 năm, ngắn hơn nhiều so với thời hạn của hợp đồng có thể kéo dài đến 30 năm. - Uỷ quyền: Nhà nước uỷ quyền cho các tổ chức phi chính phủ cung cấp một dịch vụ thuỷ lợi nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Khác với hình thức hợp đồng, người sử dụng nước phải chi trả trực tiếp các khoản thuỷ lợi phí cho tổ chức được uỷ quyền. - Cùng đầu tư với chính phủ: Trong trường hợp này, các nhóm dùng nước được chính phủ cung ứng vật tư, kỹ thuật nếu họ cam kết đóng góp công lao động để tham gia toàn bộ hoặc một số công đoạn của công trình, đặc biệt là công đoạn bảo dưỡng, duy trì công trình. Mô hình này thịnh hành ở Trung Quốc. Tỷ lệ đóng góp của hai bên thường là 50/50. - Tổ chức thuỷ lợi tự chủ cân đối thu chi tài chính: Nhà nước không bao cấp, hỗ trợ bằng ngân sách quốc gia cho các tổ chức quản lý công trình. Các tổ chức này được chuyển thành các cơ quan độc lập cân đối thu chi từ nguồn thu phí thuỷ lợi. - Đồng quản lý giữa tổ chức nhà nước và các nhóm sử dụng nước: Các nhóm sử dụng nước được quyền tham gia vào quá trình quyết định về các vấn đề liên quan đến thuỷ lợi bao gồm từ quy trình cấp nước, vận hành công trình, duy tu công trình đến nâng cấp công trình. Trung Quốc, Mexico là những nước áp dụng phổ biến mô hình này. - Uỷ thác giám sát: Các tổ chức người sử dụng nước hoặc đại diện được chính phủ giao toàn bộ quyền quản lý công trình. Chính phủ chỉ giữ lại một số vai trò giám sát chung. - Tham gia hoàn toàn: Nhà nước hoàn toàn từ bỏ vai trò quản lý thuỷ lợi ở tất cả các cấp chính quyền. Đây là trường hợp của Sênêgal và một số nước châu Phi. - Tư nhân hoá các công trình thuỷ lợi: Chính phủ thực hiện việc bán tài sản, bán cổ phiếu hoặc chuyển giao sở hữu pháp lý cơ sở vật chất thuỷ lợi cho người dân[5]. Các hình thức trên mang tính khái quát về sự tham gia của cộng đồng trong công tác thuỷ lợi. Tuỳ theo đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội của mỗi quốc gia mà có các hình thức tham gia khác nhau. Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các hình thức chuyển giao trên chỉ được xem như việc tham khảo để nhận biết về hình thức tham gia của cộng đồng. Các hình thức tham gia không phải là bất biến bởi sự tham gia luôn phát triển như một quá trình đào thải và chọn lọc không ngừng nhằm đảm bảo lợi ích tối đa của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình. 2.2.2.3 Công cụ để cộng đồng tham gia xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi Cộng đồng là cơ sở để phát triển thuỷ lợi bền vững vì họ hiểu rõ hơn ai hết nhu cầu của mình cũng như các vấn đề có liên quan như điều kiện nguồn lực, điều kiện tự nhiên (đất đai, địa chất địa hình, khí hậu, thời tiết, chế độ thuỷ văn...), điều kiện kinh tế, đặc điểm xã hội... Cộng đồng là nơi thực hiện và kiểm chứng tốt nhất những hoạt động phát triển. Sự ủng hộ, cam kết của họ luôn là điều kiện đảm bảo cho các hoạt động có kết quả tốt nhất... Xuất phát từ những lý do đó nên quá trình phát triển thuỷ lợi luôn hướng tới sự tham gia cao nhất của cộng đồng. Những công cụ huy động sự tham gia được tìm kiếm và phát triển không ngừng trong suốt quá trình tiếp cận nghiên cứu nông nghiệp nông thôn. Vào cuối những năm 70, yêu cầu thông tin nhanh, chính xác để nhận dạng và đánh giá các chương trình phát triển nông thôn đã thúc đẩy cho việc ra đời của phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA - Rapid Rural Appraisal). Phương pháp này có ưu điểm là có thể nắm bắt nhanh những thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu thông qua việc để người dân tham gia vào việc cung cấp thông tin và bày tỏ quan điểm của mình đối với những vấn đề quan tâm. Nhược điểm của RRA là vai trò của người dân còn mờ nhạt. Họ chỉ là nơi cung cấp và lưu trữ thông tin chứ chưa thực sự tham gia vào quá trình nghiên cứu. Sự cải tiến RRA thành PRRA (Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia - Participatory Rural Rapid Appraisal) là để khắc phục một phần hạn chế này. Vào cuối thập kỷ 80, trên cơ sở các phương pháp RRA, Conway G., Chambers R. và một số nhà nghiên cứu khác đã đề xuất một hướng tiếp cận nghiên cứu mới: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA- Participatory Rural Appraisal). PRA tạo ra khả năng cho cộng đồng nông thôn tham gia vào việc soạn thảo và thực hiện các kế hoạch quản lý tài nguyên của làng xã một cách bền vững. ở phương pháp này, người dân giữ vai trò chủ yếu là tư vấn, với những điều kiện nhất định, sự tham gia của cộng đồng có thể phát triển thành các hành động nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn. Những quan điểm gần đây cho rằng, điều quan trọng trong phát triển nông thôn là phải xác định đúng các vấn đề, tìm ra các giải pháp thích hợp, tổ chức thực hiện và đánh giá các giải pháp đó. Do vậy, phương pháp cùng tham gia, học hỏi và hành động (PLA - Participatory Leaning and Action) đang được sử dụng khá phổ biến. Với phương pháp này, người dân trở thành chủ thể hành động, bình đẳng với các nhà nghiên cứu phát triển. Vai trò của họ được thể hiện rõ ràng trong việc phân tích, lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động cụ thể. Các phương pháp nghiên cứu phát triển, đặc biệt là PRA và PLA đã được áp dụng rộng rãi trong quá trình chuyển giao quản lý thuỷ lợi từ chính phủ cho cộng đồng địa phương. PRA và PLA kết hợp khá linh hoạt và được xem là điều kiện để thực hiện thành công mục tiêu tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi. * Công cụ PRA PRA là tập hợp các hoạt động nghiên cứu thực tiễn, các cách thức tiếp cận và ứng xử cho phép cộng đồng đưa ra và phân tích các vấn đề trong cuộc sống của họ để tự họ có thể xây dựng kế hoạch hành động cũng như giám sát việc thực hiện và đánh giá các kết quả thực hiện đó. PRA sử dụng tổng hợp những biện pháp nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng đưa ra và phân tích những thông tin theo những nhìn nhận vốn có của họ. PRA khuyến khích và giúp đỡ cộng đồng bày tỏ cách nhìn, cách nghĩ của họ về các vấn đề quan tâm. Người ngoài cộng đồng chỉ đóng vai trò xúc tác, hỗ trợ để năng lực cộng đồng được phát huy một cách tốt nhất trong việc tự xác định và giải quyết các vấn đề có liên quan tới chính cộng đồng. Coi sự tham gia vừa là mục tiêu vừa là phương tiện, PRA khơi dậy và thu hút sự tham gia của mỗi thành viên trong cộng đồng, đồng thời làm bền vững sự tham gia đó. Theo Robert Chamberst: Cốt lõi của PRA là những thay đổi và những đảo ngược vai trò, cách xử sự và sự hiểu biết. Những người ngoài cuộc không thống trị và răn dạy, họ tạo điều kiện thuận lợi, ngồi và học hỏi. Người ngoài cuộc không chuyển giao công nghệ, thay vì thế họ chia sẻ các phương pháp mà người dân địa phương có thể sử dụng để phục vụ việc thẩm định, phân tích, lập kế hoạch, hành động, giám sát và đánh giá của bản thân họ. Người ngoài cuộc tin tưởng khả năng của người dân địa phương. Lấy người dân và cộng đồng làm trọng tâm cho quá trình phát triển, PRA khơi dậy sự tham gia của cộng đồng bằng cách hướng cộng đồng tự bộc lộ quan điểm về thuỷ lợi: nguồn nước, nhu cầu, khả năng đáp ứng của các công trình trong hiện tại và tương lai. Cộng đồng được khuyến khích và tạo điều kiện tự bộc lộ quan điểm, trao đổi, thảo luận các vấn đề để xây dựng lên kế hoạch hành động cụ thể về biện pháp để quản lý sử dụng tốt hơn những nguồn lực, những công trình sẵn có; đầu tư, tìm hỗ trợ để sửa chữa nâng cấp hoặc xây dựng thêm công trình (công trình loại gì, mục đích phục vụ, nguồn lực của cộng đồng và hỗ trợ là bao nhiêu, sử dụng ra sao, đóng góp của mỗi thành viên trong từng giai đoạn như thế nào...). Kế hoạch này có thể coi như là một báo cáo dự án khả thi, một đề nghị thu hút sự hỗ trợ từ bên ngoài. Trong một số trường hợp, nó còn gợi ý cho việc điều chỉnh chính sách ở tầm vĩ mô. PRA tạo khả năng dẫn đến hành động tập thể của cộng đồng thông qua việc giúp đỡ cộng đồng tự thực hiện, giám sát và đánh giá việc thực hiện những kế hoạch do chính họ xây dựng lên. Cách tiếp cận linh hoạt để khuyến khích cộng đồng tham gia việc hình thành các chương trình phát triển và chịu trách nhiệm cao đối với việc thực hiện chương trình là điểm quan trọng để công cụ PRA đạt được tính hiệu quả trong công tác thuỷ lợi. * Công cụ PLA PLA là tập hợp các phương pháp giúp người dân địa phương trình bày, trao đổi và phân tích trên cơ sở những hiểu biết để lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó. PLA là sự phát triển bổ sung của PRA. PLA được xem như là quá trình giáo dục trên cơ sở yêu cầu sử dụng tri thức và kỹ năng của các thành viên tham gia một cách có phê phán. PLA có quan điểm giống với PRA trong việc khích lệ để có sự tham gia nhiều hơn của cộng đồng song PLA tập trung chủ yếu vào phân tích, lập kế hoạch và tiến hành hành động hướng tới sự đổi mới của cộng đồng. PLA là công cụ hữu hiệu để có thể huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác thuỷ lợi một cách toàn diện, hiệu quả và bền vững nhất, cụ thể: PLA có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cộng đồng: PLA hỗ trợ và mang lại năng lực cho cộng đồng và các nhóm, hội ở mọi cấp độ, mọi trình độ. Cộng đồng được trợ giúp trong việc tự đề ra quyết định và giải pháp phù hợp với điều kiện và khả năng của họ cũng như nâng cao khả năng tiếp cận với bên ngoài, hội nhập với sự phát triển chung của xã hội. Do được cùng tham gia học hỏi và hành động, lòng tin của cộng đồng được củng cố, các tri thức và kỹ năng được nâng lên thông qua việc tiếp nhận những tiến bộ xã hội, từ đó cộng đồng sẽ tự mình giải quyết các vấn đề một cách tự chủ. Đây là cơ sở đảm bảo để thực hiện các chương trình, dự án có thể phát huy hiệu quả bền vững cùng với sự phát triển của cộng đồng. PLA tạo điều kiện để cộng đồng trở thành người trong cuộc: PLA tạo cơ hội cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ và những người yếm thế trong xã hội tham gia vào việc đóng góp ý kiến và đề ra quyết định. Với vai trò là người trong cuộc, cộng đồng sẽ xác định được vấn đề khó khăn, các tiềm năng và trở ngại phát triển của mình, từ đó đưa ra được những giải pháp khắc phục. Cộng đồng hiểu vấn đề một cách toàn diện và có hệ thống. Điều này không chỉ giúp cho mỗi cá nhân có sự chuẩn bị tốt hơn cho những nhu cầu của mình mà còn hướng cả cộng đồng tới sự phát triển bền vững. Sau khi được tạo điều kiện nhập cuộc, cộng đồng có thể làm chủ được tiến trình phát triển của chính mình. PLA tạo ra một cầu nối trực tiếp từ cộng đồng đến các nhóm hỗ trợ, nhà quản lý: Thông qua PLA, các kế hoạch phát triển được hoạch định trên cơ sở thông tin và sự phối hợp hai chiều với những mục tiêu rõ ràng và những cam kết cụ thể. Người dân được trình bày, phản ánh những khó khăn, nhu cầu chính đáng cũng như những giải pháp của mình đề ra, đồng thời các nhà quản lý, nhóm hỗ trợ theo dõi và đánh giá các hoạt động một cách chặt chẽ theo hướng mục tiêu đề ra. Họ thường xuyên được tiếp nhận những phản ánh về khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ phía cộng đồng. Cộng đồng cũng tích cực trong hoạt động của mình , kịp thời tìm ra nguyên nhân của vấn đề, đề xuất các giải pháp với các nhà quản lý trong quá trình hoạt động. Mối quan hệ qua lại đó chính là nhân tố để phát triển cộng đồng. PLA đưa ra những cách nhìn nhận và đánh giá mới: PLA cung cấp cho cộng đồng những kỹ năng mới để nhận định, phân tích các vấn đề giúp cho việc xác định các nguyên nhân thành công, thất bại của những hoạt động trước đây theo quan điểm của chính mình, từ đó rút ra kinh nghiệm trong điều chỉnh và xây dựng kế hoạch phát triển trong tương lai[4]. PRA và PLA là hai công cụ hữu hiệu nhằm phát huy vai trò của cộng đồng một cách tốt nhất. Nó đặc biệt phù hợp trong công tác thuỷ lợi, nơi mà sự tham gia của cộng đồng vừa mục tiêu vừa là điều kiện tiên quyết để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình. 2.2.3 Cơ sở của sự tham gia xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ Phát triển thuỷ lợi là nhiệm vụ quan trọng đối với hầu hết các quốc gia bởi nó có ảnh hưởng to lớn đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu nhằm phát triển nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế quan trọng khác, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho phần đông dân số nghèo khổ đang sống tại khu vực nông thôn. Đầu tư cho thuỷ lợi mang tính chiến lược lâu dài, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn cho toàn bộ quá trình quản lý từ quy hoạch, đầu tư xây dựng đến bảo dưỡng, vận hành sử dụng công trình. Do vậy, quan niệm phổ biến cho rằng chỉ có chính phủ (nhà nước) mới có khả năng thực hiện quản lý thuỷ lợi một cách tốt nhất. Chính phủ là uỷ nhiệm hợp pháp và hiệu lực nhất trong việc thực hiện phân phối và thu phí nguồn tài nguyên nước của quốc gia. ở hầu hết các nước trên thế giới, công tác thuỷ lợi được đặt dưới sự quản lý của chính phủ thông qua các đơn vị hành chính hay cơ quan chức năng chuyên môn. Những đơn vị này thực hiện quản lý toàn bộ quá trình xây dựng, vận hành hệ thống thuỷ lợi và cung cấp nước theo kế hoạch và những nguyên tắc được xây dựng cụ thể. Chính phủ thực hiện quản lý thuỷ lợi là vấn đề không phải thảo luận nếu không bộc lộ những yếu kém mà việc cải cách thường ít có kết quả. Đó là tình trạng đầu tư kém hiệu quả, nguồn thu không đủ bù chi, công trình xuống cấp, những nỗ lực cải thiện không tạo ra chuyển biến đáng kể... Trong khi đó, thực tế lại cho thấy một quang cảnh khác hẳn khi mà việc quản lý công trình được chuyển giao cho những hiệp hội người sử dụng nước (WUAs - Water User Associations). Những hiệp hội này tự quản lý, hạch toán thu chi trong việc quản lý, vận hành và bảo dưỡng một số khâu hay toàn bộ hệ thống theo hợp đồng với chính phủ hay những điều khoản ràng buộc vật chất và pháp lý khác. Người sử dụng nước tiếp nhận quyền quản lý thuỷ lợi đồng nghĩa với việc tiếp nhận gánh nặng chi phí quản lý và duy trì hệ thống đang có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, họ nhìn thấy lợi ích từ việc tự mình tổ chức quản lý công trình: tiết kiệm chi phí đi lại, lưu trú, chế độ bảo hiểm hay phụ cấp công tác, kiểm soát tốt hơn nguồn thu chi, hiểu rõ những tác động ngoại cảnh để có những giải pháp phù hợp, tận dụng được những nguồn lực giá rẻ, chủ động tưới tiêu trong sản xuất... Như vậy, người sử dụng nước không chỉ có điều kiện tốt mà còn có động cơ mạnh mẽ để có thể thực hiện quản lý một cách tốt nhất. Được xem như là một quy luật tất yếu của quá trình phát triển, mô hình chuyển giao quyền quản lý công trình cho người sử dụng nước đang phổ biến một xu hướng chung trên phạm vi toàn cầu: xu hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi. Phân tích xu hướng này cho thấy một số cơ sở của cộng đồng tham gia như sau: Phát triển thuỷ lợi không chỉ đơn thuần là xây dựng hệ thống mà còn phải thực hiện những biện pháp quản lý, duy tu bảo dưỡng và vận hành công trình. Nguồn kinh phí đầu tư hàng năm cho các hoạt động này là rất lớn do các công trình phân bố dàn trải, chịu tác động lớn của điều kiện ngoại cảnh. Về nguyên tắc kinh tế, nguồn thu thuỷ lợi phí phải đáp ứng được những chi phí quản lý, duy tu bảo dưỡng hàng năm cũng như khấu hao, lãi suất và lợi nhuận đầu tư. Tuy nhiên, trong thực tế lại không dễ thực hiện điều này, thậm chí thuỷ lợi phí còn không đủ để trang trải cho riêng chi phí quản lý hàng năm. Các chi phí duy tu bảo dưỡng công trình thì luôn có xu hướng gia tăng theo thời gian trong khi nguồn thu lại quá ít, do vậy tình trạng công trình nhanh xuống cấp là điều khó trách khỏi. Do thuỷ lợi có tác động lớn đến cả đời sống kinh tế, chính trị xã hội nên đứng trước thực trạng trên, các chính phủ phải cắt giảm một phần ngân sách (thường không nhỏ) để chi trả, trợ cấp cho các hoạt động thuỷ lợi. Thâm hụt cán cân chi tiêu công cộng khiến các quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển phải tính đến biện pháp san sẻ gánh nặng trợ cấp thuỷ lợi. Trên thực tế, mô hình chuyển giao quyền quản lý công trình từ chính phủ cho người sử dụng nước không phải bắt nguồn từ việc nghiên cứu đánh giá nội dung tham gia của cộng đồng mà bắt nguồn từ chính yêu cầu ổn định nền tài chính quốc gia thông qua cắt giảm trợ cấp thuỷ lợi. Cơ chế quản lý "từ trên xuống" (top down) tiềm ẩn những "căn bệnh" về cơ cấu tổ chức. Việc lập kế hoạch và thực thi các biện pháp thuỷ lợi tại các vùng nông thôn nhiều khi không mang lại hiệu quả như mong muốn khiến những nỗ lực và tiền của bỏ ra trở nên lãng phí. Không hiểu biết đầy đủ điều kiện tự nhiên cũng như nhu cầu của cộng đồng địa phương dẫn đến những thiết kế không phù hợp; xây dựng kém chất lượng, không đồng bộ làm giảm năng lực phục vụ của công trình. Một yếu tố khác là mức tiền công của nhân viên thuỷ lợi thường không đánh giá trực tiếp qua hiệu quả công việc (quyền lợi không đi đôi với trách nhiệm) nên tạo ra sức ì, năng lực quản lý suy giảm... Đây là những vấn đề thường gặp khi chính phủ thực hiện quản lý thuỷ lợi tập trung. Do vậy, chuyển giao quản lý thuỷ lợi cho các hiệp hội sử dụng nước địa phương là biện pháp giải quyết tận gốc "căn bệnh" của cơ chế quản lý "từ trên xuống". Tiến trình dân chủ hoá xã hội ở một số các quốc gia thông qua các chương trình hoạt động phát triển cụ thể đã dẫn đến khả năng tham gia nhiều hơn trong các vấn đề có liên quan trực tiếp tới cộng đồng. Mặt khác, đối với một số nước sử dụng nguồn vốn nước ngoài để phát triển thuỷ lợi phải cam kết có sự tham gia quản lý của cộng đồng thuộc các tầng lớp thấp xã hội, đặc biệt là tầng lớp bình dân. Những tác động này tạo ra môi trường thuận lợi để cộng đồng tham gia vào công tác thuỷ lợi. Sự tham gia của cộng đồng là động lực cơ bản của phát triển. Nó tạo ra một chuỗi phát triển liên tục cả bên trong lẫn bên ngoài cộng đồng. Về mặt bản chất, sự tham gia đồng nghĩa với sự vận động để có thể chuyển hoá sự vật, hiện tượng theo hướng phát triển quy luật của nó. Đây là nguyên lý cơ bản của những thành công trong quá trình chuyển giao quản lý công trình thủy lợi hiện nay. Cộng đồng tham gia cũng có nghĩa là năng lực của cộng đồng được phát huy. Năng lực này bao gồm tổng thể những nguồn lực như kiến thức bản địa, sức lao động, vốn, tài nguyên... và chúng sẽ được phát huy tối đa khi mà chính cộng đồng có động cơ tốt nhất để sử dụng nó. Quá trình xây dựng, quản lý và sử dụng công trình đòi hỏi cả những nguồn lực vật chất và phi vật chất (kiến thức tự nhiên trong khảo sát thiết kế; vốn, tài sản trong xây dựng; kinh nghiệm, sức lao động trong quản lý, sử dụng công trình). Do vậy, sự tham gia của cộng đồng là sự bổ sung cần thiết cho những điều kiện còn hạn chế của chính phủ trong công tác thuỷ lợi. Quá trình cộng đồng cùng tham gia với chính phủ (bình đẳng và thực chất) hướng tới việc tạo ra lợi thế so sánh cho cả 2 chủ thể trong công tác thuỷ lợi. Song không chỉ có như vây, nó còn tác động nhiều mặt đến quá trình phát triển kinh tế xã hội chung. Ví dụ như nguồn lực của chính phủ đáng lẽ phải đầu tư cho thuỷ lợi sẽ được chuyển sang cho các mục tiêu cần thiết khác, hay sự tham gia của cộng đồng trong công tác thuỷ lợi sẽ mở ra nhiều hướng hoà nhập trong các lĩnh vực phát triển khác... Có thể nói sự tham gia của cộng đồng trong công tác thủy lợi là một nội dung của phát triển xã hội nói chung. Theo nội dung nghiên cứu của đề tài, một cơ sở đặc trưng để cộng đồng tham gia vào quá trình xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thủy lợi nhỏ là đặc tính kinh tế kỹ thuật của công trình. Công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật không quá phức tạp, vốn đầu tư không cao. Công trình nằm rải rác tại các khu vực sinh sống của cộng đồng, gắn bó với cộng đồng... Đó là những điều kiện rất thuận lợi để cộng đồng có thể tham gia tích cực. 2.2.4 Vài nét về mô hình PIM (mô hình tham gia quản lý thuỷ nông) 2.2.4.1 PIM là gì? PIM là viết tắt của cụm từ “Participatory Irrigation Management”. Thuật ngữ này dùng để nói đến sự tham gia của những người sử dụng thuỷ lợi ở tất cả các cấp (cấp tỉnh, huyện, xã, các hệ thống công trình đầu mối, công trình thứ cấp, các dự án hay toàn ngành thuỷ lợi) và các phương diện quản lý (lập kế hoạch, xây dựng, giám sát, cấp vốn, vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra, đánh giá hay thiết lập chính sách). Có thể có nhiều dạng thức cũng như cấp độ tham gia khác nhau song quan điểm của PIM đặc biệt nhấn mạnh vai trò quản lý trực tiếp của người sử dụng thuỷ lợi. Thay bằng quan niệm phổ biến cho rằng quản lý thuỷ lợi đòi hỏi phải có vai trò quan trọng của chính phủ thì PIM lại bắt đầu bằng việc cho rằng những người sử dụng mới là những người phù hợp nhất để quản lý nguồn nước và cơ sở vật chất thuỷ lợi một cách tốt nhất [15]. 2.2.4.2 Nguồn gốc của PIM Có thể nói nguồn gốc của PIM được hình thành từ rất sớm và gắn liền với hình thức hợp tác thuỷ lợi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên để được đánh giá và ghi nhận như một mô hình thuỷ lợi thì phải đến cuối thập kỷ 80, PIM mới chính thức mở rộng và phát triển (mặc dù trước đó, từ đầu thập kỷ 70, phương pháp tham gia đã được áp dụng ở Philippin). Khái niệm PIM được khởi nguồn phát triển từ Mêhicô khi vào giữa những năm 80, nền kinh tế nước này rơi vào tình trạng khủng hoảng, chính phủ tan rã, các mạng lưới thủy lợi lớn đặt dưới sự kiểm soát của liên bang không được duy trì, vận hành không được chi trả. Vượt ra ngoài sự cần thiết, chính phủ tái tổ chức cơ quan thủy lợi nhà nước để thành lập một uỷ ban quốc gia về nước (gọi tắt là CNA) cùng với sự cho phép để chuyển giao quản lý các đơn vị thuỷ lợi sang cho các hiệp hội người sử dụng nước (WUA - Water Users Association) được thành lập một cách đặc biệt cho mục đích này. Việc chuyển giao gánh nặng chi phí O&M cho WUA được xem như là một phương thức nhanh nhất, hiệu quả nhất cho sự ổn định của nền tài chính quốc gia. Chính sách chuyển giao quản lý được thực hiện vào năm 1989 và cũng trong năm đó, Liên bang Xô viết bắt đầu sụp đổ. Chính sách được đón nhận như là phát hiện mới để mở ra kỹ năng quản lý của người sử dụng chứ không phải chỉ dựa vào sự quản lý của nhà nước. Năm 1990, Mêhicô đã chuyển giao đơn vị thủy lợi đầu tiên cho người sử dụng và đến năm 1995, 80 đơn vị thuỷ lợi phục vụ hơn 2/3 trong tổng số 3,2 triệu hecta đất nông nghiệp gồm đã được chuyển giao sang cho 316 WUAs. Tiêu chí quan trọng cho việc lựa chọn là WUAs có thể tự chủ về tài chính và trang trải được các chi phí hành chính và duy trì hệ thống. Do vậy, việc chuyển giao ban đầu được thực hiện ở các đơn vị được tổ chức tốt, hoạt động có hiệu quả và nông dân ở đó là những người có xu hướng thương mại hoá. Người dân được giao quyền sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật, tự do tạo ra các quy tắc riêng cho việc cho việc quản lý như khi nào thì làm sạch kênh, phân phối nước như thế nào, thuê nhân viên kỹ thuật gì để thực hiện công việc... Được xác nhận trên cơ sở pháp lý, các con kênh sẽ được nhà nước trao quyền sở hữu trong thời gian 20 năm. Trong trường hợp người nông dân từ chối đảm nhận việc quản lý thì chính phủ vẫn cung cấp các hỗ trợ cần thiết về quản lý, kỹ thuật... Đối với nhiều nông dân, đặc biệt là những người có mục tiêu làm kinh tế (thương mại), họ không chấp nhận rủi ro là công trình có thể sụp đổ mà luôn mong muốn đảm nhận việc quản lý, thậm chí việc sử dụng nước phải trả giá cao hơn mà không có sự trợ cấp của chính phủ. Chuyển giao quản lý thuỷ nông được xem là một biện pháp thắng lợi đối với cả chính phủ và người dân. Philippin lại là trường hợp khá đặc biệt. Nội dung của PIM được bắt đầu từ năm 1975 trên cơ sở làm sống lại vai trò truyền thống của người nông dân trong việc xây dựng các hệ thống thuỷ lợi kết hợp với vai trò của cơ quan thuỷ lợi quốc gia trong việc hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho người nông dân. Hiện nay đã có hơn 6.200 hệ thống thuỷ lợi được các hiệp hội thuỷ lợi quản lý, tuy nhiên, số lượng các hiệp hội chịu trách nhiệm đầy đủ đối với việc vận hành và duy trì (O&M) các hệ thống của họ còn rất khiêm tốn. Trường hợp của Philippin là có sự tham gia của cộng đồng nhưng thiếu sự chuyển giao thực sự [15]. Mô hình chuyển giao quản lý ở Mêhicô đã tác động tới một loạt các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Trung Quốc, Marốc, Nhật Bản, Pakistan, Nêpan, ấn Độ, Inđônêxia, Albania, Algiêry, Armenia, Bukinafaso, Hi Lạp, Sênêgan, Uzơbêkistan... Tuy việc học tập kinh nghiệm và dụng mô hình vào thực tiễn phát triển thuỷ lợi ở mỗi nước có tên gọi khác nhau song về bản chất vẫn là tăng cường vai trò quản lý của người dân đối với hệ thống công trình thuỷ lợi. Có thể nói rằng lĩnh vực thuỷ lợi trên thế giới đang chuyển sang xu hướng của PIM và một phong trào toàn cầu đang diễn ra mà ở đó quyền lực tập trung trong tay nhà nước đang chuyển sang một tầm quan trọng mới dựa trên những quyết định của người dân sử dụng nước. 2.2.4.3 PIM và IMT Khi nói tới PIM, người ta thường h._.đảm bảo cho Xí nghiệp hoạt động và phát triển. Đây là mục tiêu quan trọng sống còn của Xí nghiệp. Do vậy, trên thực tế, kế hoạch tưới tiêu của mỗi công trình đều gắn liền với các hợp đồng cung cấp dịch vụ của Xí nghiệp trong đó thể hiện cụ thể nội dung các điều khoản ký kết về hình thức cấp nước, diện tích, thời điểm phục vụ... Với trạm bơm Nhân Huệ, Xí nghiệp KTCTTL chỉ hợp đồng trực tiếp với HTX DVNN Đáp Khê. HTX là trung gian cấp nước, thực hiện mua nước và bán lại cho người dân địa phương theo mức giá quy định của UBND tỉnh. Nghiên cứu ảnh hưởng của cộng đồng địa phương trong kế hoạch tưới tiêu cho thấy, cộng đồng chỉ đóng vai trò phản ánh nhu cầu và tiêu dùng dịch vụ. Trên lý thuyết thì yêu cầu của cộng đồng (khách hàng) là quyết định song thực tế, tác động của cộng đồng tới kế hoạch tưới tiêu lại rất hạn chế. Một số nguyên nhân được thảo luận như sau: - Cộng đồng hưởng lợi không thực hiện quản lý, kiểm soát công trình. Họ cũng không trực tiếp ký kết hợp đồng với Xí nghiệp mà phải qua vai trò trung gian của HTX DVNN. - Tính liên kết cộng đồng yếu, vai trò ảnh hưởng hạn chế. - Tâm lý thụ động của người dân. Do hợp đồng tính theo mùa vụ nên các điều khoản ký kết không lường hết được yếu tố thời tiết bất thường. Khi đó, kế hoạch tưới tiêu phải mất nhiều thời gian để thay đổi cho phù hợp với điều kiện sản xuất. Xây dựng kế hoạch HTX DVNN Giám đốc XN Tổ Vận hành Tổ Kế hoạch Nhu cầu của cộng đồng Hợp đồng Giao KH Thực hiện kế hoạch Sơ đồ 4.11: Kế hoạch tưới tiêu trạm bơm Nhân Huệ Khác với cộng đồng hưởng lợi trạm bơm Nhân Huệ, cộng đồng hưởng lợi trạm bơm Mẫu Sáu là chủ sở hữu công trình. Họ là chủ thể tác động trực tiếp tới kế hoạch tưới tiêu của trạm bơm. Cộng đồng được phân ra thành 7 nhóm, mỗi nhóm tương ứng với một thôn và đều có một tổ nông giang làm đại diện. Tổ nông giang thôn do cộng đồng thôn cử ra để thay mặt thực hiện các hoạt động thuỷ lợi trên xứ đồng như bảo vệ mương máng, làm nổ nải, theo dõi và phụ trách toàn diện tình hình nước tưới phục vụ sản xuất. Khi có nhu cầu, tổ nông giang thôn viết phiếu yêu cầu ban Chủ nhiệm HTX cấp nước. Ban Chủ nhiệm HTX cùng với tổ Vận hành và tổ Nông giang HTX lập kế hoạch và thực hiện tưới theo đúng yêu cầu của thôn. Thời gian chậm nhất thường là 3 ngày sau khi nhận được phiếu yêu cầu. BCN HTX, Tổ Vận hành, Tổ Nông giang Yêu cầu sản xuất Xây dựng, thực hiện kế hoạch Nông giang thôn Phiếu yêu cầu Sơ đồ 4.12: Kế hoạch tưới trạm bơm Mẫu Sáu Kế hoạch tưới của trạm bơm Mẫu Sáu được xuất phát trực tiếp từ yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Nó có tính linh hoạt cao, đảm bảo đáp ứng theo từng thời điểm sản xuất cụ thể. Đây là điều kiện quan trọng để cây trồng đạt năng suất, chất lượng cao. * So sánh sự tham gia và hiệu quả tham gia của cộng đồng trong kế hoạch tưới tiêu: Sự tham gia của cộng đồng trong kế hoạch tưới tiêu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nó lại phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm sở hữu hay quyền kiểm soát đối với công trình. Điều này được thể hiện rõ qua nghiên cứu hai công trình trạm bơm Nhân Huệ và Mẫu Sáu. Trạm bơm Cộng đồng HTX DVNN Xí nghiệp KTCTTL Sơ đồ 4.13: Mối quan hệ giữa cộng đồng hưởng lợi và trạm bơm Nhân Huệ Trạm bơm HTX Cộng đồng Sơ đồ 4.14: Mối quan hệ giữa cộng đồng hưởng lợi và trạm bơm Mẫu Sáu 4.2.2.7 Sự tham gia trong phân phối nguồn nước Với những trạm bơm nhỏ phục vụ nội đồng thì phân phối nước luôn gắn liền với thực hiện kế hoạch tưới tiêu. Việc phân phối nước cho cộng đồng ở hai công trình nghiên cứu đều có vai trò của HTX song tính chất thực hiện lại tương đối khác nhau. * Trạm bơm Nhân Huệ: ở trạm bơm Nhân Huệ, phân phối nước là một nội dung của dịch vụ cấp nước, trong đó HTX DVNN đảm bảo dẫn nước tới đầu nhánh kênh xương cá. Trong mạng kênh này cộng đồng tổ chức phân phối mà tự thực hiện đưa nước vào ruộng của mình. Việc tranh chấp giữa các hộ nông dân đôi khi cũng xảy ra do nguồn nước cung cấp không đủ, đặc biệt là ở những chân ruộng cuối kênh. * Trạm bơm Mẫu Sáu: Đối với trạm bơm Mẫu Sáu, HTX là đại diện của cộng đồng đứng ra tổ chức phân phối nước theo yêu cầu sản xuất chung. Việc phân phối nước được tổ chức chặt chẽ từ đầu vòi tới từng chân ruộng thông qua vai trò của tổ Nông giang HTX và tổ nông giang thôn. Tổ Nông giang HTX đảm nhiệm giữ và điều phối nước từ trạm bơm tới mỗi xứ đồng. Tổ phụ trách việc theo dõi bơm tưới, đắp bờ, khơi dòng, đóng mở cống và cửa chia nước trên trục kênh dẫn. Nước tới mỗi xứ đồng lại được tổ nông giang thôn tiếp nhận và đảm bảo phân phối tới từng chân ruộng theo mạng kênh xương cá nội đồng. Tổ nông giang thôn thường có từ 2 tới 4 người do cộng đồng thôn cử ra để trông coi, thu dọn nong máng và làm nổ nải khi bơm tưới. Ngoài mức thù lao do cộng đồng thôn đóng góp (5 lạng thóc/sào/vụ), tổ còn được HTX trích quỹ thuỷ lợi hỗ trợ 250 công/vụ (1 công = 1kg thóc). Tổ làm việc có trách nhiệm không chỉ vì tiền công và lợi ích sản xuất mà còn bởi tín nhiệm của cộng đồng và những mối quan hệ dòng tộc, làng xã. Giống như tổ nông giang HTX, nhiệm vụ của tổ nông giang thôn cũng bao gồm các hoạt động cơ bản như giữ nước, khơi dòng, làm nổ nải. Với những chân ruộng cao hoặc xa không làm nổ nải được thì hộ nông dân phải kết với nông giang thôn cùng đưa nước vào ruộng. Do việc phân phối nước được cộng đồng tổ chức chặt chẽ nên không có hiện tượng tranh chấp xảy ra. * So sánh sự tham gia và hiệu quả tham gia của cộng đồng trong phân phối nước: Sự tham gia và hiệu quả tham gia của cộng đồng trong phân phối nước được thể hiện qua bảng 4.18. Bảng 4.18: Tình hình tham của cộng đồng trong phân phối nước Chỉ tiêu TB. Nhân Huệ TB. Mẫu Sáu Chủ thể phân phối nước HTXDVNN Cộng đồng (người nông dân) Mục đích phân phối nước Bán dịch vụ Phục vụ sản xuất Hình thức tham gia của cộng đồng Mua dịch vụ Phân công nhiệm vụ (Nông giang thôn, nông giang HTX) Tính chất tham gia Gián tiếp Trực tiếp Xây dựng lịch phân bổ nước HTX DVNN Nông giang thôn, nông giang HTX Số lần bơm tưới trung bình/vụ 11 lần 14 lần (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) 4.2.2.8 Đánh giá tác động tham gia của cộng đồng Công trình thủy lợi nhỏ có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên để đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng tới kết quả sản xuất đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, thí nghiệm lâu dài bởi các đầu vào và yếu tố tác động trong sản xuất là vô cùng phức tạp. Với nội dung nghiên cứu đã lựa chọn, đề tài chỉ đánh giá hiệu quả sử dụng công trình ở mức độ tham gia của cộng đồng địa phương. Một số kết luận về tác động tham gia của cộng đồng như sau: - Sự tham gia quyết định tính chủ động nguồn nước cho sản xuất, là yếu tố trực tiếp làm tăng năng suất cây trồng vật nuôi do đáp ứng yêu cầu các giai đoạn sinh trưởng, phát triển tự nhiên và yếu tố gián tiếp tạo cơ sở thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác. - Sự tham gia tạo nên phong trào sản xuất nông nghiệp của địa phương. Đây là động lực quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Phát triển sản xuất giúp cải thiện đời sống vật chất của cộng đồng địa phương. Bảng 4.19: Một số chỉ tiêu đánh giá tác động tham gia của cộng đồng Chỉ tiêu ĐVT TB. Nhân Huệ TB. Mẫu Sáu Hệ số sử dụng ruộng đất lần 2 2,3 Năng suất lúa TB/năm tạ/ha 56 61 Thu nhập từ nông nghiệp 1.000đ/người/tháng 360 553 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) 4.2.3 Một số kết luận về những ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ ở huyện Chí Linh Qua nghiên cứu thực trạng tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ trên địa bàn huyện Chí Linh, đề tài đi đến một số kết luận về những ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thủy lợi nhỏ như sau: - Vai trò tham gia của cộng đồng bị xem nhẹ. Các nguồn lực cộng đồng, đặc biệt là kiến thức bản địa chưa được đánh giá cao. Trong giai đoạn khảo sát thiết kế, nhiều quan điểm cho rằng người nông dân không được đào tạo lại bị hạn chế bởi cuộc sống vất vả và tính chất sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp nên không có không có kiến thức chuyên môn, không có khả năng tham gia, đóng góp ý kiến. - Không có cơ chế cho cộng đồng tham gia (ví dụ như quy định bắt buộc phải có ý kiến đánh giá, nhận xét của cộng đồng địa phương trong khảo sát thiết kế, thi công xây dựng công trình...). Công trình sử dụng vốn nhà nước, sau khi hoàn thành lại bàn giao toàn bộ cho Xí nghiệp KTCTTL quản lý khai thác. - Nhà nước thực hiện quyền kiểm soát hầu hết các công trình, kể cả công trình thủy lợi nhỏ. - Chưa đánh giá đúng quyền kiểm soát các quyết định, quyền sở hữu đối với công trình của cộng đồng - Thiếu các công cụ, biện pháp huy động sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là sự tham gia vì lợi ích. Việc huy động mang tính hình thức hoặc áp đặt chủ quan theo hướng một chiều từ trên xuống. - Cộng đồng quan niệm công trình nhà nước thì nhà nước xây dựng, quản lý và sử dụng, cộng đồng không có trách nhiệm tham gia. - Tâm lý thụ động, ỷ nại, trông chờ vào nhà nước của cộng đồng. - Thiếu môi trường để tham gia (các tổ chức của cộng đồng). Cộng đồng không liên kết thành tổ chức thì không có sức mạnh tập thể, không có tiếng nói và vai trò ảnh hưởng tới các hoạt động phát triển. - Phong trào sản xuất nông nghiệp ở một số xã không được duy trì phát triển (lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành nghề khác). Nhu cầu tưới tiêu giảm có ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình. - Thiếu công trình cấp nước đầu mối và thứ cấp. Điều kiện cơ sở vật chất thuỷ lợi hạn chế đã không tạo ra sự tham gia phát triển thuỷ lợi nhỏ trên địa bàn. 4.3 Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ Tham gia là thuộc tính cơ bản của cộng đồng. Nó tạo nên tính gắn kết giữa các thành viên, cơ sở để hình thành và phát triển năng lực nội sinh của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng tạo môi trường thuận lợi để chuyển hoá đa chiều các hoạt động kinh tế xã hội bên trong và bên ngoài cộng đồng. Về mặt bản chất, tham gia chính là sự vận động của cộng đồng trong quá trình phát triển. Sự tham gia là một yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của con người do đặc điểm sinh sống thành xã hội, đặc biệt là nhu cầu tập hợp thành sức mạnh tập thể để cải biến các điều kiện tự nhiên bất lợi như lũ lụt, hạn hán... Trong điều kiện hiện nay, khi mà sức ép tăng trưởng dân số cùng với sức ép về nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất lương thực thực phẩm ngày càng tăng thì sự tham gia của cộng đồng lại đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước thông qua việc xây dựng, quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi. Đánh giá trào lưu PIM trên thế giới hiện nay cho thấy quy luật phát triển tất yếu của sự tham gia của cộng đồng trong công tác thủy lợi. Cơ sở của PIM được nhìn nhận chủ yếu trên những nội dung sau: - Cộng đồng người sử dụng nước luôn có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ với công trình thủy lợi. Lợi ích của cộng đồng trực tiếp bị chi phối bởi công trình nên hơn ai hết, họ có động cơ mạnh mẽ và đúng đắn nhất cho quá trình tham gia quản lý. - Sự tham gia tạo nên quyền năng và vị thế cho cộng đồng dựa trên việc kiểm soát các quyết định quản lý công trình thuỷ lợi. Đây là cơ sở để hướng tới khả năng phát huy toàn diện các nguồn lực và năng lực của cộng đồng trong tất cả các hoạt động phát triển. - Sự tham gia phát huy phát huy lợi thế so sánh của cộng đồng thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Không những thế nó còn tạo ra sự chuyển dịch hợp lý các nguồn lực trong xã hội (đặc biệt là các nguồn lực nhà nước đầu tư cho thuỷ lợi không hiệu quả). Lợi thế so sánh của cộng đồng và của nhà nước được phát huy tạo nên hiệu quả chung cho toàn xã hội. Sự tham gia trong công tác thuỷ lợi của cộng đồng là một quá trình phát triển. Nó phụ thuộc vào xuất phát điểm, điều kiện và những tác động cụ thể của mỗi cộng đồng. Điều này giải thích lý do tại sao không có một hình mẫu tham gia lý tưởng chỉ việc áp dụng là thành công. Việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng phải dựa trên cơ sở những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và mục tiêu phát triển cụ thể của mỗi địa phương. 4.3.1 Quan điểm Thứ nhất: Cần thiết phải huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác thuỷ lợi trên cơ sở tổng thể những mục tiêu kinh tế, xã hội và chính trị. Thứ hai: Nội dung huy động sự tham gia bao gồm tất cả các giai đoạn phát triển công trình: xây dựng, quản lý và sử dụng. Cấp độ tham gia cần hướng tới là cộng đồng tự vận động. Thứ ba: Phải thiết lập các nhóm mục tiêu với những mục tiêu cụ thể nhằm đảm bảo cho quá trình huy động sự tham gia đồng bộ, hiệu quả như nhóm mục tiêu về môi trường tham gia, nhóm động lực tham gia, nhóm công cụ tác động... Thứ tư: Cần thiết phải chuyển giao những công trình thủy lợi nhỏ, đặc biệt là những công trình phục vụ trong phạm vi một xã cho cộng đồng địa phương quản lý. 4.3.2 Định hướng Trên cơ sở những quan điểm, lý luận, bài học kinh nghiệm và thực trạng tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong công tác thuỷ lợi chúng tôi đưa ra một số định hướng nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ trên địa bàn huyện như sau: Thứ nhất: Thiết lập một cơ chế chính sách huy động sự tham gia có tính cụ thể và thực thi cao (phù hợp với đặc điểm cộng đồng, điều kiện phát triển thuỷ lợi của địa phương). Đây được coi như hành lang pháp lý xác nhận vai trò tham gia của cộng đồng. Thứ hai: Tạo ra môi trường thuận lợi để cộng đồng tham gia. Môi trường gồm tổng thể những điều kiện cơ bản về vật chất và xã hội. Nó không chỉ có tác dụng đối với quy mô công trình nhỏ mà còn là nền tảng để hướng sự tham gia phát triển lên những cấp độ cao hơn. Thứ ba: Tạo ra những động lực trực tiếp thúc đẩy quá trình tham gia. Khía cạnh tác động tới cộng đồng phải đảm bảo tính đa dạng, toàn diện và có chiều sâu nhằm hướng tới sự tham gia bền vững Thứ tư: Sử dụng linh hoạt những công cụ, phương pháp có tính thực tiễn, khoa học và hệ thống để huy động sự tham gia của cộng đồng. 4.3.3 Giải pháp Từ việc nghiên cứu thực trạng tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ trên địa bàn, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa sự tham gia của cộng đồng như sau: 4.3.3.1 Ban hành cơ chế chuyển giao quyền quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ cho cộng đồng địa phương quản lý sử dụng Chuyển giao quyền quản lý công trình được coi là chìa khoá mở ra cánh cửa cho cộng đồng hưởng lợi được tham gia. Đây là một xu hướng mang tính cách mạng toàn cầu mà giá trị của nó đã được lý luận và thực tiễn chứng minh. Tuy nhiên trên địa bàn huyện Chí Linh, để ban hành cơ chế chuyển giao thống nhất, cụ thể và phù hợp điều kiện của địa phương phải căn cứ vào các văn bản pháp lý sau: - Công văn số 1959/BNN-QLN ngày 12 tháng 5 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ”Tăng cường củng cố và đổi mới tổ chức quản lý thủy nông cơ sở". - Thông tư số 75/2004/TT-BNN ngày 20 tháng 12 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước. - Khung chiến lược phát triển PIM ở Việt Nam (Ban hành kèm theo công văn số 3213/BNN-TL ngày 30 tháng 12 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Các bước tiến hành chuyển giao công trình thuỷ lợi nhỏ được thực hiện như sau: - Khoanh vùng phạm vi phục vụ của các công trình thuỷ lợi nhỏ, xác định các cộng đồng hưởng lợi theo địa giới hành chính (thôn, làng, xã) - Đánh giá lại thực trạng, năng lực tưới tiêu của công trình, xác định giá trị tài sản cố định làm căn cứ xây dựng các loại hình, quy mô của tổ chức dùng nước. - Đánh giá hoạt động sản xuất nông nghiệp và năng lực của cộng đồng, đặc biệt là năng lực quản lý và tài chính để có biện pháp động viên, khuyến khích hay hỗ trợ cụ thể. - Thành lập các tổ dùng nước (công trình phục vụ trong thôn) và hội dùng nước (công trình phục vụ trong xã). Nguyên tắc thành lập tổ dùng nước và hội dùng nước là từ dưới lên trên, đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng, công khai và cùng có lợi. Các hộ dùng nước (khoảng từ 20 đến 50 hộ) trong cùng một tuyến công trình không phân biệt địa giới thôn hay xã sẽ thành lập tổ dùng nước. Các hộ trong tổ dùng nước tổ chức họp bầu một tổ trưởng và một vài thành viên giúp việc để quản lý, phân phối nước, duy tu bảo dưỡng công trình và thu thuỷ lợi phí trong phạm vi quản lý của tổ. Nhiệm vụ cụ thể của tổ trưởng và các thành viên được quy định cụ thể trong điều lệ của hội, tiền công do các hộ trong tổ quyết định. Các tổ dùng nước trong một công trình hay một khu vực thành một hội dùng nước. Mỗi hội dùng nước có thể có từ 5 đến 10 tổ. Hội dùng nước bầu ra ban quản lý gồm một trưởng ban, 1 hoặc 2 phó ban cùng với các thành viên giúp việc khác như kế toán, cán bộ kỹ thuật... Trách nhiệm và chế độ tiền công của ban quản lý do đại hội thành viên hoặc khối đại biểu của tổ dùng nước quy định theo từng năm. Trưởng ban quản lý thay mặt hội dùng nước ký kết hợp đồng sử dụng nước tưới tiêu với Xí nghiệp KTCTTL, nghiệm thu khối lượng và thanh toán hợp đồng theo từng vụ. Mô hình tổ chức hội dùng nước rút kinh nghiệm từ HTX Chí Minh, tuy nhiên cần tổ chức bầu lại ban quản lý sau hai năm hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình vận động, sáng tạo trong quản lý. - Tập huấn công tác tổ chức quản lý, chuyên môn, kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng công trình cho các tổ chức dùng nước. (Các hoạt động trên phải được thực hiện công khai, đặc biệt phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Biện pháp huy động tham gia trong trường hợp này là tổ chức họp dân lấy ý kiến dân chủ). 4.3.3.2 Tuyên truyền phổ biến rộng rãi mô hình nông dân tham gia quản lý công trình thuỷ lợi Kết quả nghiên cứu thực tế trên địa bàn cho thấy sự nhận biết về mô hình nông dân tham gia quản lý hệ thống công trình thủy lợi còn rất hạn chế không chỉ đối với người dân mà cả với những cán bộ quản lý. Do vậy việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi mô hình đóng vai trò như một công cụ tác động trực tiếp và làm chuyển biến nhận thức của cộng đồng. Hệ thống tuyên truyền phải được xây dựng đồng bộ từ cấp huyện tới chính quyền xã, thôn và kết hợp rộng rãi với các đoàn thể nhân dân như hội nông dân, hội thanh niên, phụ nữ.... Sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông như phát thanh, bản tin nội bộ, phát động cuộc thi tìm hiểu về mô hình.... Việc tuyên truyền nên thực hiện đều đặn, thường xuyên trong đó chú trọng nhấn mạnh tới các lợi ích và vai trò, vị thế của cộng đồng và lồng ghép với phổ biến kinh nghiệm thực hiện cũng như định hướng, chủ trương chính sách của nhà nước. 4.3.3.3 Nhân điển hình cộng đồng chủ động tham gia vì lợi ích Đánh giá đặc điểm xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Chí Linh cho thấy sự tham gia của cộng đồng còn rất hạn chế. ở những công trình của nhà nước cộng đồng hầu như không tham gia nên dẫn đến những sai sót trong thiết kế và xây dựng. Việc huy động tham gia thường là khẩu hiệu, hình thức hoặc áp đặt theo hướng một chiều từ trên xuống. Do vậy, không tạo ra hiệu quả và ý thức trách nhiệm thực sự của cộng đồng. Cộng đồng tham gia chỉ là thực hiện nghĩa vụ lao động nên hiệu quả tham gia không cao. Mô hình tham gia xây dựng, quản lý và sử dụng trạm bơm Mẫu Sáu là một điển hình tốt để nhân rộng ra các xã trên cơ sở những thành công mà cộng đồng có được. Quá trình này đòi hỏi phải xác định những nguyên nhân tham gia, công cụ thực hiện hay tiến trình tác động trong và ngoài cộng đồng. 4.3.3.4 Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở thực chất là tạo ra môi trường thuận lợi để cộng đồng có thể ý thức được vai trò của mình trong quá trình phát triển. Trong môi trường đó người dân hiểu rõ những quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội không chỉ ở địa phương mà trong cả tiến trình phát triển chung của xã hội. Phạm vi nội dung của quy chế dân chủ khá bao quát song có thể hiểu đơn giản với vai trò của ngưòi dân như sau: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi. Đối với công trình thủy lợi nhỏ, nó mang lại lợi ích trực tiếp mà cộng đồng dễ dàng nhận biết được. Do vậy, để cộng đồng tham gia đầy đủ tất cả các giai đoạn xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thì yếu tố quan trọng đầu tiên là người dân phải có nhu cầu, phải “cần” công trình. Việc thực hiện cơ chế dân chủ là đề cao vai trò làm chủ của cộng đồng địa phương do vậy phải đảm bảo các quyền cơ bản của người dân trong việc giám sát, quản lý, phân phối lợi ích và đánh giá kết quả công việc. Cộng đồng hựởng lợi Cần Biết Bàn Làm Quản lý Đánh giá Giám sát Công trình thuỷ lợi nhỏ Hưởng lợi Đóng góp Sơ đồ 4.15: Mối quan hệ giữa cộng đồng hưởng lợi và công trình thủy lợi nhỏ 4.3.3.5 Phát triển công trình thuỷ lợi đầu mối và hệ thống kênh thứ cấp Phát triển công trình thuỷ lợi đầu mối và hệ thống kênh thứ cấp là điều kiện đảm bảo cho các công trình nhỏ có nguồn nước sử dụng. Hiện nay, do năng lực phục vụ của các công trình đầu mối còn hạn chế nên tiềm năng về đất nông nghiệp của huyện chưa được khai thác và phát huy hiệu quả. Việc cải tạo, nâng cấp hay xây dựng mới công trình thuỷ lợi đầu mối là yếu tố cần thiết để cộng đồng địa phương có thể phát triển các công trình thuỷ lợi nhỏ phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất. Trong điều kiện địa hình bán sơn địa, quy hoạch khoanh vùng là biện pháp vừa đảm bảo dự trữ, phân phối nguồn nước tới các khu vực có địa hình cao vừa hạn chế những thiệt hại, tốn kém do úng ngập ở những khu vực trũng. 4.3.3.6 Phát triển sâu rộng các hoạt động thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật... không chỉ có tác dụng nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, tạo ra hiệu quả kinh tế mới mà còn thúc đẩy phong trào sản xuất nông nghiệp trong cộng đồng địa phương. Nhu cầu về thuỷ lợi mà chủ yếu là thủy lợi nhỏ sẽ thúc đẩy cộng đồng tham gia xây dựng, quản lý và sử dụng công trình. Chủ động tưới tiêu, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp luôn là động cơ quan trọng để cộng đồng chủ động tham gia công tác thuỷ lợi. 4.3.3.7 Quy định sự tham gia của cộng đồng địa phương trong thiết kế, xây dựng công trình Khảo sát thiết kế và xây dựng công trình có ảnh hưởng quyết định đến quá trình quản lý khai thác sau này. Với những công trình do cộng đồng tự bỏ vốn đầu tư, quản lý thì hiệu quả trong quản lý sử dụng luôn phản ánh chất lượng thiết kế và thi công công trình. Đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thường tiềm ẩn sai sót trong thiết kế do tính chủ quan, không đánh giá đúng nhu cầu sản xuất và những thất thoát làm giảm chất lượng công trình do tiêu cực. Để đảm bảo nguồn vốn nhà nước đầu tư cho thuỷ lợi được sử dụng có hiệu quả cần thiết phải có quy định tăng cường sự tham gia giám sát của cộng đồng địa phương trong khảo sát thiết kế xây dựng công trình như xác nhận của cộng đồng hưởng lợi đối với các bản thiết kế và biên bản nghiệm thu công trình. 4.3.3.8 áp dụng các công cụ huy động sự tham gia có hiệu quả Việc huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình đòi hỏi phải có những phương pháp thực tiễn khoa học phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nông thôn. Phương pháp PRA được áp dụng ở nước ta từ năm 1991 và đã trở nên phổ biến do hiệu quả áp dụng để tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phát triển. PRA khuyến khích và giúp đỡ cộng đồng bày tỏ cách nghĩ, cách nhìn của họ về các vấn đề thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp. Các cán bộ chỉ đóng vai trò xúc tác, hỗ trợ để cộng đồng tự xác định và phát huy năng lực trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan. PRA khơi dậy và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong suốt quá trình xây dựng, quản lý và sử dụng công trình. Nó làm bền vững quá trình này trên cơ sở coi sự tham gia vừa là mục tiêu vừa là phương tiện. 5. Kết luận 1. Tiến trình PIM (người dân tham gia quản lý thuỷ nông) đang mở rộng trên phạm vi toàn cầu như một quy luật tất yếu. Sự thành công của nó dựa trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh của các chính phủ và người sử dụng thuỷ lợi mà cốt lõi là sự tham gia của cộng đồng trong công tác thuỷ lợi. Sự tham gia vừa là phương tiện vừa là mục tiêu để hướng tới sự phát triển thuỷ lợi hiệu quả và bền vững nhất. 2. Công tác thủy lợi trên địa bàn huyện Chí Linh cho thấy vai trò của cộng đồng hưởng lợi các công trình còn rất hạn chế. Thiếu sự tham gia của cộng đồng khiến cho hiệu quả xây dựng, quản lý và sử dụng công trình ở huyện đạt thấp. Điều này trái ngược với những công trình có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, đặc biệt là sự tham gia hoàn toàn, tham gia ở cấp độ tự vận động. 3. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thủy lợi nhỏ được đánh giá như sau: 1) Vai trò tham gia của cộng đồng bị xem nhẹ. Các nguồn lực cộng đồng, đặc biệt là kiến thức bản địa chưa được đánh giá cao; 2) Không có cơ chế cho cộng đồng tham gia; 3) Nhà nước thực hiện quyền kiểm soát hầu hết các công trình, kể cả công trình thủy lợi nhỏ; 4) Chưa đánh giá đúng quyền kiểm soát các quyết định, quyền sở hữu đối với công trình của cộng đồng; 5) Thiếu các công cụ, biện pháp huy động sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là sự tham gia vì lợi ích. Việc huy động mang tính hình thức hoặc áp đặt chủ quan theo hướng một chiều từ trên xuống; 6) Cộng đồng còn quan niệm công trình nhà nước thì nhà nước xây dựng, quản lý và sử dụng, cộng đồng không có trách nhiệm tham gia; 7) Tâm lý thụ động, ỷ nại, trông chờ vào nhà nước của cộng đồng; 8) Thiếu môi trường để tham gia (các tổ chức của cộng đồng). Cộng đồng không liên kết thành tổ chức thì không có sức mạnh tập thể, không có tiếng nói và vai trò ảnh hưởng tới các hoạt động phát triển; 9) Phong trào sản xuất nông nghiệp ở một số nơi không được duy trì phát triển; 10) Thiếu công trình cấp nước đầu mối và thứ cấp, thiếu các điều kiện cơ sở vật chất thuỷ lợi. 4. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng là yêu cầu cấp thiết trong công tác thuỷ lợi của huyện. Trên cơ sở nghiên cứu đề tài, một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình được đề xuất như sau: - Ban hành cơ chế chuyển giao quản lý công trình thuỷ lợi nhỏ cho cộng đồng hưởng lợi. - Tuyên truyền phổ biến rộng rãi mô hình nông dân tham gia quản lý công trình thuỷ lợi. - Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. - Phát triển công trình thuỷ lợi đầu mối và hệ thống kênh thứ cấp. - Phát triển sâu rộng các hoạt động thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. - Quy định sự tham gia của cộng đồng địa phương trong thiết kế xây dựng công trình. - áp dụng các công cụ huy động sự tham gia có hiệu quả Tài liệu tham khảo Tiếng Việt Bộ Xây dựng (2002), Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 285, NXB Xây dựng, Hà Nội. Nguyễn Thị Định (2003), Nông dân tham gia quản lý ở Tuyên Quang, Phạm Thanh Hải (1999), Phát triển cộng đồng, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Hợi (2003), Nghiên cứu hành động cùng tham gia trong giảm nghèo và Phát triển nông thôn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Hoàng Hùng (2001), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng, quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi nhỏ có sự tham gia của cộng đồng, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Phí Ngọc Lâm (1999), Hoàn thiện tổ chức quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi hồ núi Cốc tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Đoàn Thế Lợi (2004), Một số vấn đề về đổi mới cơ chế quản lý thuỷ nông, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 6.2004. Đoàn Thế Lợi (2004), Quản lý thủy nông trong nền kinh tế thị trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Đình Thịnh (2002), Tăng cường công tác nghiên cứu kinh tế, cơ chế chính sách quản lý tài nguyên nước và công trình thuỷ lợi, Nguyễn Xuân Tiệp (2002), Vài nét về thủy lợi và thủy lợi phí ở Trung Quốc, Từ điển tiếng Việt (2005), NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. Uỷ ban thường vụ quốc hội (2001), Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH ngày 04/4/2001, Hà Nội. Dương Văn Viện (2000), Kinh tế thuỷ lợi, Hà Nội. Tiếng anh Greenfeldt.G and P.Sun (2004), Demand Management of Irrigation Systems Though User’ Participation. Inpim (2004), Topic page, Phụ lục Phụ lục 1: Mức thu thuỷ lợi phí (Theo Quyết định số 469/2004/QĐ-UB ngày 05 tháng 02 năm 2004 của UBND tỉnh Hải Dương) TT Diễn giải Tổng mức thu (1.000đ/ha) Trong đó Xí nghiệp KTCTTL Dịch vụ TN cơ sở A Vụ đông xuân 1 Lúa - Bơm điện thẳng 625 529 96 - Bơm điện cấp nguồn 468 377 91 - Tự chảy 575 411 164 - XN tạo nguồn: + Tát tay 325 225 100 + Bơm điện HTX 625 225 400 2 Cấp nước diện tích chuyển đổi 260 180 80 3 Mạ màu, cây CN, cây vụ đông - Bơm điện thẳng 263 219 44 - Bơm điện cấp nguồn 196 155 41 - Tự chảy 242 173 69 - XN tạo nguồn: + Tát tay 143 95 48 + Bơm điện HTX 263 95 168 B Vụ mùa 1 Lúa - Bơm điện thẳng 575 469 106 - Bơm điện cấp nguồn 431 339 92 - Tự chảy 525 394 131 - XN tạo nguồn: + Tát tay 300 221 79 + Bơm điện HTX 575 221 354 2 Cấp nước diện tích chuyển đổi 274 204 70 3 Mạ màu, cây CN - Bơm điện thẳng 243 198 45 - Bơm điện cấp nguồn 182 143 39 - Tự chảy 223 167 56 - XN tạo nguồn: + Tát tay 132 97 35 + Bơm điện HTX 243 97 146 C Cấp nước nuôi trồng thuỷ sản 2.000 1.450 550 Phụ lục 2: Tình hình thực hiện kế hoạch tưới tiêu Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Kế hoạch (ha) Thực hiện (ha) Tỷ lệ (%) Kế hoạch (ha) Thực hiện (ha) Tỷ lệ (%) Kế hoạch (ha) Thực hiện (ha) Tỷ lệ (%) Tưới mạ màu vụ đông 1.310 245,5 18,7 1.312 255,5 19,5 1315 272,7 20,7 Tưới lúa chiêm 3.320 3.197,4 96,3 3.214 3.143,6 97,8 3097 3.044,1 98,3 Tưới mạ, màu vụ mùa 185 180,6 97,6 198 192,8 97,4 272 247,6 91,0 Tưới lúa mùa 3.010 2.930,4 97,4 2.957 2.925,4 98,9 2840 3.040,6 107,1 Tiêu úng lúa mùa 3.000 2.780,7 92,7 2.934 2.769,8 94,4 2820 2770,0 98,2 Cấp nước NTTS 170 15,7 9,2 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLE CAO SON.doc
Tài liệu liên quan