Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên

Tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên: ... Ebook Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên

pdf188 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------ NGUYỄN THỊ LINH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2007 ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 16 tháng 12 năm 2007 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Linh iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa Sau đại học và các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Bắc trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của các cá nhân và tập thể: Phòng Nội vụ, phòng Nông nghiệp, phòng Kế hoạch - Đầu tư, phòng Tài nguyên – Môi trường, phòng Công thương, phòng Thống kê, Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em thành phố Thái Nguyên; UBND xã Lương Sơn, UBND xã Tân Cương, UBND phường Túc Duyên và các hộ gia đình đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu, cũng như nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi xin cảm ơn. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Thái Nguyên, ngày 16 tháng 12 năm 2007 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Linh iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Trang 1. 2. 3. 4. 5. Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục những chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Những đóng góp của đề tài Bố cục của luận văn i ii iii iv v vi vii 1 1 3 3 4 4 Chƣơng I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 1.1. 1.2. 1.1.1. 1.1.2. 1.1.3. 1.1.4. 1.2.1. 1.2.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên việc làm cho ngƣời lao động Việc làm và các vấn đề liên quan đến việc làm Sự cần thiết phải tạo việc làm cho ngƣời lao động Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc làm của ngƣời lao động nông thôn Cơ sở thực tiễn cho vấn đề tạo việc làm Phƣơng pháp nghiên cứu về việc làm cho ngƣời lao động Chọn địa điểm nghiên cứu Các phƣơng pháp nghiên cứu 5 5 10 13 21 25 25 26 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng II: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 29 2.1. 2.2. 2.3 2.1.1. 2.1.2. 2.1.3. 2.2.1 2.2.2. 2.3.1. 2.3.2. 2.3.3. 2.3.4. Đặc điểm chung của thành phố Thái Nguyên Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên Đánh giá thuận lợi và khó khăn về việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Thực trạng việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Thực trạng việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Thực trạng phát triển kinh tế của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Đánh giá thực trạng việc làm của ngƣời lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên Đánh giá chung Những mặt đạt đƣợc Những mặt hạn chế Nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên 29 29 38 47 49 50 65 83 83 84 87 88 Chƣơng III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 89 3.1. 3.2. Các quan điểm cơ bản về vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Những căn cứ, định hƣớng và mục tiêu chủ yếu để tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới 89 91 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.3. 3.2.1. 3.2.2. 3.2.3. 3.3.1 3.3.2. 3.3.3. 3.3.4. 3.3.5. 3.3.6. 3.3.7 Những căn cứ chủ yếu để tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới Định hƣớng chủ yếu tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới Mục tiêu tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới Một số giải pháp nhằm tạo tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới Phát triển kinh tế nông thôn gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở thành phố Thái Nguyên Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả nhằm tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả Thực hiện hiệu quả chƣơng trình quốc gia về việc làm Tăng cƣờng xuất khẩu lao động Hoạt động gián tiếp và trực tiếp tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Thực hiện tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực 91 91 92 93 94 103 105 111 112 114 115 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 117 1. Kết luận 117 2. Kiến nghị 119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 PHỤ LỤC 124 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT BQ CN CNH DT DV ĐVT KT HĐH LĐ NN NLN NQD NK NS SD SP SX TDMNBB THCS THPT Tr.đồng TT TTCN UBND XDCB XH XHCN WTO : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Bình quân Công nghiệp Công nghiệp hoá Diện tích Dịch vụ Đơn vị tính Kinh tế Hiện đại hoá Lao động Nông nghiệp Nông lâm nghiệp Ngoài quốc doanh Nhân khẩu Năng suất Sử dụng Sản phẩm Sản xuất Trung du miền núi Bắc Bộ Trung học cơ sở Trung học phổ thông Triệu đồng Trồng trọt Tiểu thủ công nghiệp Uỷ ban nhân dân Xây dựng cơ bản Xã hội Xã hội chủ nghĩa Tổ chức Thương mại thế giới vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng 1.2: Bảng 2.1: Bảng 2.2: Bảng 2.3: Bảng 2.4: Bảng 2.5: Bảng 2.6: Bảng 2.7: Bảng 2.8: Bảng 2.9: Bảng 2.10: Bảng 2.11: Bảng 2.12: Bảng 2.13: Tình hình lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2006 Tổng hợp số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu năm 2006 Tình hình đất đai ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Diện tích đất nông nghiệp thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 chia theo đơn vị hành chính Tình hình nhân khẩu và lao động ở Thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Cơ sở vật chất kỹ thuật ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Kết quả tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Tình hình nhân khẩu và lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Tình hình dân số nông thôn thành phố Thái Nguyên chia theo nhóm tuổi năm 2004 – 2006 Tình hình lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên chia theo trình độ văn hoá năm 2004 – 2006 Tình hình lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên chia theo trình độ chuyên môn năm 204 – 2006 Kết quả sản xuất các ngành kinh tế nông thôn của lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Kết quả sản xuất cây ăn quả ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Trang 22 26 33 34 39 43 51 52 54 58 61 66 68 70 71 vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.14: Bảng 2.15: Bảng 2.16: Bảng 2.17: Bảng 3.1: Bảng 3.2: Bảng 3:3: Bảng 3.4: Bảng 3.5: Bảng 3.6: Bảng 3.7: Bảng 3.8: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Tình hình giàu nghèo ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Dự kiến kết quả sản xuất cây ăn quả ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Dự kiến kết quả sản xuất ngành chăn nuôi ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Dự kiến kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Dự kiến tình hình đất đai ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Dự kiến tình hình nhân khẩu và lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Dự kiến kết quả sản xuất ngành kinh tế nông thôn ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Dự kiến tình hình tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 74 78 82 85 95 97 99 101 104 106 108 110 vii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ 2.2: Biểu đồ 2.3: Biểu đồ 2.4: Biểu đồ 2.5: Biểu đồ 2.6: Biểu đồ 2.7: Biểu đồ 2.8: Biểu đồ 2.9: Biểu đồ 2.10: Biểu đồ 2.11: Biểu đồ 2.12: Cơ cấu đất đai ở thành phố Thái Nguyên năm 2006 Cơ cấu lực lượng lao động thành phố Thái Nguyên năm 2006 Tỷ lệ lao động có việc làm ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Cơ cấu lực lượng lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Tỷ lệ sử lao động nông thôn có việc làm ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Tỷ lệ lao động nông thôn chia theo trình độ văn hóa ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Tỷ lệ lao động nông thôn chia theo trình độ chuyên môn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thành phố Thái Nguyên năm 2006 Diện tích gieo trồng ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Trang 36 40 41 55 56 60 63 64 69 73 75 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi người, mỗi gia đình, cũng như trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giải quyết việc làm là vấn đề mang tính toàn cầu, là một thách thức còn khá lâu dài với toàn thể nhân loại. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, nơi nguồn lao động còn rất dồi dào và chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn thì tạo việc làm cho người lao động ở đó bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Thái Nguyên còn chậm so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2006 chiếm 67,5% tổng số lao động làm việc. Lao động dịch vụ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2004 – 2006 bình quân 8,7%/năm, năm 2006 chiếm gần 19% tổng số lao động làm việc của tỉnh. Lao động công nghiệp, xây dựng tăng trên 8%/năm trong cùng giai đoạn nhưng đến nay cũng chỉ chiếm trên 13,5% tổng số lao động làm việc. Lao động nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số lao động làm việc của tỉnh, năm 2006 chiếm 78,64%. Thời gian lao động ở nông thôn tuy có tăng trong những năm gần đây nhưng cũng chưa cao, năm 2005 đạt 78% và năm 2006 đạt xấp xỉ 79%. Ở thành phố Thái Nguyên, hiện nay lao động có 135 nghìn người, trong đó lao động nông thôn có 34.347 người chiếm 25,44% tổng số lao động toàn thành phố. Hàng năm, khu vực này bổ sung khoảng từ 1.400 - 1.600 lao động. Hơn nữa, đặc điểm kinh tế - xã hội cũng như điều kiện tự nhiên ở mỗi địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 phương là khác nhau. Do vậy, không phải cứ ở nông thôn thì người lao động tham gia vào hoạt động kinh tế nông lâm ngư nghiệp. Nông nghiệp là một thế mạnh nhưng sản xuất ở ngành này mang tính thời vụ nên nhiều lao động ở ngành này vẫn có nhiều thời gian rảnh rỗi, bên cạnh đó quá trình đô thị hóa của thành phố đang ngày một phát triển và mở rộng, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng do vậy một phần diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng dẫn tới diện tích đất canh tác ngày càng giảm trong khi đó dân số nông thôn ngày một tăng. Điều đó cho chúng ta thấy tình trạng thiếu việc làm cho người lao động nông thôn đang ngày một gia tăng và thời gian sử dụng của người lao động ở khu vực nông thôn chưa cao và chưa hợp lý, do đó chưa phát huy được khả năng sẵn có. Vì vậy, một trong những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên đến năm 2010: Giải quyết việc làm, nâng mức sống cho người lao động nông thôn. Muốn vậy, phải phấn đấu đến năm 2010: giảm tỷ lệ sinh hàng năm xuống 0,01%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 85%. Chú trọng nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đào tạo nghề cho nông dân, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động nông thôn và hướng dẫn tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động. Để đạt được mục tiêu trên, trước hết chúng ta cần tìm hiểu và làm rõ vấn đề về thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian qua, từ năm 2004 đến năm 2006 đồng thời chỉ ra những thách thức, hạn chế cũng như khả năng tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới. Xuất phát từ tình hình thực tế và nhằm giúp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 phố nói chung và khu vực nông thôn của thành phố Thái Nguyên nói riêng ngày càng hiệu quả và hoàn thành kế hoạch đề ra, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về việc làm của người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần cùng thành phố Thái Nguyên thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề lao động – việc làm. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ảnh hưởng tới đời sống và tình hình sản xuất phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. - Đề ra định hướng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tế mà thành phố đã đề ra. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lao động – việc làm của người lao động nông thôn, các hộ, cộng đồng và các vùng nông thôn ở thành phố Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Nội dung vấn đề liên quan đến việc làm và tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 2006. Nội dung nghiên cứu về việc làm là vấn đề rất rộng, vì vậy luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên ảnh hưởng tới đời sống và phát triển sản xuất nông thôn, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ nay đến năm 2010. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu giúp cho thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động nông thôn, nâng cao mức sống cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 có cơ sở khoa học. Luận văn nghiên cứu và phản ánh khá toàn diện về việc làm, tạo việc làm cho người lao động nông thôn và tình hình phát triển sản xuất nông thôn để tạo việc làm ở thành phố Thái Nguyên. Các giải pháp đưa ra có ý nghĩa thiết thực đối với tạo việc làm cho người lao động nông thôn cũng như đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố Thái Nguyên và các địa phương có điều kiện tương tự. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 phần chính: Chương I: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu về việc làm cho người lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Chương II: Thực trạng việc làm của người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên. Chương III: Định hướng và một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên. Chƣơng I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu việc làm cho ngƣời lao động 1.1.1. Việc làm và các vấn đề liên quan đến việc làm 1.1.1.1. Việc làm Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Như vậy, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Song, con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập của họ không bị cấm và được thừa nhận là việc làm. Có nhiều quan niệm về việc làm: - “Việc làm là cơ sở vật chất để huy động nguồn nhân lực vào hoạt động sản xuất trong nền kinh tế quốc dân”[5]. - “Việc làm là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tức là những điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó”[5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Cho dù có nhiều quan niệm về việc làm, song việc làm là dành cho con người và do con người thực hiện nó với các điều kiện vật chất, kỹ thuật tương ứng hay đó chính là nhu cầu sử dụng sức lao động của con người. Theo Bộ Luật lao động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động năm 2006 thì: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội” [15]. Trong đó các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: - Các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền mặt hoặc hiện vật. - Những công việc tự làm để tạo thu nhập cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công (bằng tiền mặt hoặc hiện vật) cho công việc đó. Việc làm được phân loại theo các mức độ sau: - Phân loại việc làm dựa theo mức độ đầu tư thời gian cho việc làm: + Việc làm chính là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác. + Việc làm phụ là những việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất sau việc làm chính. - Phân loại việc làm dựa theo mức độ sử dụng thời gian lao động, năng suất và thu nhập. + Việc làm đầy đủ là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm cho bất kỳ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu là mức độ sử dụng thời gian lao động, mức năng suất và thu nhập. Một việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động làm việc theo chế độ (độ dài thời gian lao động ở Việt Nam hiện nay là 8 giờ/ngày) [15]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 + Việc làm có hiệu quả là việc làm với năng suất, chất lượng cao. Đối với tầm vĩ mô việc làm có hiệu quả còn là vấn đề sử dụng hợp lý nguồn lao động, tức là tiết kiệm được chi phí lao động, tăng năng suất lao động, bảo đảm chất lượng của các sản phẩm làm ra và tạo ra nhiều chỗ làm việc để sử dụng hết nguồn nhân lực. 1.1.1.2. Thiếu việc làm Khi nguồn lao động được huy động, sử dụng không hiệu quả thì tình trạng thiếu việc làm sẽ xảy ra, dẫn đến thu nhập người lao động thấp, giảm mức sống con người. Đồng thời đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn xã hội, thậm chí tạo ra các xung đột rối loạn về mặt an ninh chính trị… Chính vì vậy, vấn đề tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo trở lên có ý nghĩa to lớn, được quan tâm trong các mô hình phát triển hiện nay ở mọi quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Thiếu việc làm là trạng thái trung gian giữa việc làm đầy đủ và thất nghiệp. Đó là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động. Họ phải làm việc nhưng không sử dụng hết thời gian theo quy định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống khiến họ muốn tìm thêm việc làm bổ sung. Như vậy, thiếu việc làm được hiểu là trạng thái việc làm không tạo điều kiện cho người tiến hành nó sử dụng hết thời gian quy định và mang lại thu nhập thấp hơn mức tiền lương tối thiểu. Thiếu việc làm được thể hiện dưới hai dạng: Thiếu việc làm vô hình và thiếu việc làm hữu hình. - Thiếu việc làm vô hình là trạng thái những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian, thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp. Có thể nói, nguyên nhân của tình trạng này do dân số không ngừng tăng trong khi diện tích đất canh tác có nguy cơ thu hẹp làm dư thừa lao động. Số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 người lao động trên một đơn vị diện tích tăng có nghĩa là thời gian sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm. Trên thực tế, họ vẫn làm việc nhưng sử dụng rất ít thời gian trong sản xuất do vậy thời gian nhàn rỗi nhiều. - Thiếu việc làm hữu hình chỉ hiện tượng lao động làm việc thời gian ít hơn thường lệ, họ không đủ việc làm, đang tìm kiếm thêm việc làm và sẵn sàng làm việc. 1.1.1.3. Thất nghiệp Gắn với khái niệm việc làm là khái niệm thất nghiệp. Trong bất kỳ nền kinh tế nào dù có sử dụng lao động đến mức tốt nhất thì xã hội vẫn tồn tại thất nghiệp. Thất nghiệp là hiện tượng mà người lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động muốn làm việc nhưng lại chưa có việc làm và đang tích cực tìm việc làm. Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau, thất nghiệp được chia thành các loại như sau: - Xét về nguồn gốc thất nghiệp, có thể chia thành: + Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra do thay đổi việc làm hoặc do cung cầu lao động không phù hợp. + Thất nghiệp cơ cấu: Xuất hiện do không có sự đồng bộ giữa tay nghề và cơ hội có việc làm khi động thái của nhu cầu và sản xuất thay đổi. + Thất nghiệp do thời vụ: Xuất hiện như là kết quả của những biến động thời vụ trong các cơ hội lao động. + Thất nghiệp chu kỳ: Là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh, tổng giá trị sản xuất giảm dần dẫn tới hầu hết các nhà sản xuất giảm lượng cầu đối với các yếu tố đầu vào, trong đó có lao động. Đối với loại thất nghiệp này, những chính sách nhằm khuyến khích để tăng tổng cầu thường mang lại kết quả tích cực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 - Xét về tính chủ động của người lao động, thất nghiệp bao gồm: + Thất nghiệp tự nguyện là loại thất nghiệp xảy ra khi người lao động bỏ việc để tìm công việc khác tốt hơn hoặc chưa tìm được việc làm phù hợp với nguyện vọng. + Thất nghiệp không tự nguyện là loại thất nghiệp xảy ra khi người lao động chấp nhận làm việc ở mức tiền lương, tiền công phổ biến nhưng vẫn không tìm được việc làm. - Ở các nước đang phát triển, người ta chia thất nghiệp thành thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp vô hình. + Thất nghiệp hữu hình xảy ra khi người có sức lao động muốn tìm kiếm việc làm nhưng không tìm được trên thị trường. + Thất nghiệp vô hình hay còn gọi là thất nghiệp trá hình là biểu hiện chính của tình trạng chưa sử dụng hết lao động ở các nước đang phát triển. Họ là những người có việc làm trong khu vực nông thôn hoặc thành thị không chính thức nhưng việc làm đó có năng suất thấp, những người này đóng góp rất ít hoặc không đáng kể vào phát triển sản xuất. 1.1.1.4. Tạo việc làm Có thể hiểu tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện để sản xuất là quá trình người lao động làm việc. Người lao động làm việc không chỉ tạo ra thu nhập cho riêng họ mà còn tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Vì vậy, tạo việc làm không chỉ là nhu cầu chủ quan của người lao động mà còn là yếu tố khách quan của xã hội. Việc hình thành việc làm thường là sự tác động đồng thời giữa ba yếu tố: - Nhu cầu thị trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 - Điều kiện cần thiết để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ: + Người lao động (sức lực và trí lực) + Công cụ sản xuất + Đối tượng lao động - Môi trường xã hội: xét cả góc độ kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội. Người ta có thể mô hình hoá quy mô tạo việc làm theo phương trình sau: Y = f (C,V,X,…) Trong đó: Y: Số lượng việc làm được tạo ra C: Vốn đầu tư V: Sức lao động X: Thị trường tiêu thụ sản phẩm… Trong đó, quan trọng nhất là các yếu tố đầu tư (C) và sức lao động (V). Hai yếu tố này hợp thành năng lực sản xuất. Mối quan hệ giữa C và V phụ thuộc vào tình trạng công nghệ và tồn tại dưới dạng khả năng [5]. Để chuyển hoá khả năng đó thành hiện thực đòi hỏi những điều kiện nhất định. Đó là những điều kiện kinh tế, xã hội, thông qua hệ thống các chính sách của Nhà nước như chính sách thu hút người lao động, qua việc phát triển các ngành nghề, chính sách vay vốn… 1.1.1.5. Việc làm mới Việc làm mới cũng là những việc làm được pháp luật cho phép, đem lại thu nhập cho người lao động, nó được tạo ra theo nhu cầu của thị trường để sản xuất và cung ứng một loại hàng hoá dịch vụ nào đó cho xã hội. Sự xuất hiện những việc làm mới là một yếu tố khách quan do hàng năm lực lượng lao động được bổ sung thêm cùng với tiến trình phát triển của dân số. Khái niệm việc làm thường gắn với chỗ làm việc bởi vì mỗi công việc cụ thể phải có môi trường làm việc nhất định. Như thế việc làm tạo ra những chỗ làm việc mới cũng hàm ý với việc tạo ra việc làm mới. Việc làm mới bao gồm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 những công việc đòi hỏi kỹ năng và những việc làm được tạo thêm cho người lao động. Đối với những công việc mới này cần phải có sự thay đổi kỹ năng lao động thông qua đào tạo, còn đối với những việc làm được tạo thêm (tăng lượng cầu lao động) đồng nghĩa với việc tạo thêm những chỗ làm việc mà không yêu cầu phải thay đổi kỹ năng của người lao động. Như vậy, việc làm mới là phạm trù nói lên sự tăng lượng cầu về lao động, nó được thể hiện dưới hai dạng: Những việc làm đòi hỏi kỹ năng lao động mới và những chỗ làm việc mới được tạo thêm, song không đòi hỏi sự thay đổi về kỹ năng của người lao động. Việc làm mới được tạo ra bằng nhiều cách: Tăng chi tiêu của Chính phủ cho các chương trình phát triển kinh tế – xã hội (tăng cầu lao động), giảm thuế để khuyến khích phát triển sản xuất từ đó tạo ra những việc làm mới. Đối với người lao động, để tham gia được những việc làm mới phải không ngừng đào tạo nâng cao trình độ lao động của mình. 1.1.2. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho ngƣời lao động Việc làm, thất nghiệp là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia. Bởi vậy, đấu tranh chống thất nghiệp và đảm bảo việc làm (có thu nhập) cho người lao động là thách thức lớn của nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng. Để tạo việc làm và tự tạo việc làm không chỉ Đảng và Nhà nước mà bản thân người lao động phải thấy được sự cần thiết của tạo việc làm. 1.1.2.1. Con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội và là yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế – xã hội Để thấy rõ vai trò của con người, Mác-Lênin đã nêu rõ: “Con người là lực lượng sản xuất cơ bản nhất của xã hội. Con người với sức lao động, chất lượng, khả năng, năng lực, với sự tham gia tích cực vào quá trình lao động, là yếu tố quyết định tốc độ phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 hội”[4]. Ngày nay, để tồn tại và phát triển bản thân mỗi người không ngừng nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn, những kỹ năng cần thiết không thể thiếu được của người lao động. Xuất phát từ vai trò to lớn của con người trong lực lượng sản xuất cũng như trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy “Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng” [11]. Chủ nghĩa Mác-Lênin coi con người là tổng thể các mối quan hệ xã hội, nghĩa là: - Cần phải coi trọng con người như người lao động tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. - Coi con người là nhà sáng tạo ra những ý tưởng mới, giải pháp mới. - Con người cần được thoả mãn các nhu cầu về vật chất, tinh thần và xã hội. Thực chất quan điểm này muốn chỉ ra, ch._.ính sách kinh tế – xã hội phải đảm bảo mức sống cao cho dân tộc, lối sống lành mạnh của sự phát triển toàn diện con người. Mục tiêu của công cuộc đổi mới cũng là tạo ra ngày một tốt hơn điều kiện về vật chất, văn hoá tinh thần cho cuộc sống con người. Một xã hội văn minh phát triển khi mỗi cá nhân, mỗi gia đình văn minh hơn, ấm no và hạnh phúc hơn. 1.1.2.2. Việc làm đối với người lao động là nhu cầu để tồn tại và phát triển, là yếu tố khách quan của người lao động Con người muốn tồn tại và phát triển họ phải tiêu tốn một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Để có những thứ đó con người phải sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Quá trình sản xuất tạo ra hàng hoá, dịch vụ đó là việc làm. Như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 vậy, muốn tăng tổng sản phẩm xã hội, một mặt phải huy động triệt để mọi người có khả năng lao động tham gia vào nền sản xuất xã hội tức là mỗi người phải có việc làm đầy đủ. Mặt khác, phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nhằm khai thác triệt để tiềm năng của mỗi người nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm hiệu quả. Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động không những tạo điều kiện để người lao động tăng thu nhập, nâng cao đời sống mà còn làm giảm các tệ nạn xã hội, làm cho xã hội văn minh hơn. Khi nghiên cứu lý thuyết về sự phát triển, mọi người đều nhận thức rằng: Một trong những vấn đề cơ bản nhất trong cấu trúc của nó là phát triển nguồn lực, coi đó là đỉnh cao nhất, là mục tiêu cuối cùng của mọi quá trình phát triển. Điều này hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với nhận thức mới về phát triển con người. Con người ở đây được xem xét trên hai khía cạnh thống nhất với nhau hay nói cách khác nó là hai mặt của một vấn đề được thống nhất trong mỗi con người. - Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần. Như vậy, để tồn tại và phát triển, con người bằng sức lao động của mình, là yếu tố của quá trình sản xuất, là lực lượng sản xuất cơ bản nhất, tạo ra giá trị hàng hoá và dịch vụ. - Con người cần phải sử dụng và tiêu dùng của cải vật chất thông qua quá trình phân phối và tái phân phối. Từ lý luận và thực tiễn cũng đã chứng minh, có 3 yếu tố cơ bản nhất để phát triển con người là đảm bảo an toàn lương thực, an toàn việc làm và an toàn môi trường. Trong quá trình phát triển, con người vừa là đối tượng hưởng thụ, mặt khác lại là người cung cấp đầu vào quan trọng cho quá trình biến đổi sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Hoạt động lao động ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của loài người, đó là một hoạt động thuộc về bản năng sinh tồn, con người chỉ có thể tồn tại, phát triển và hoàn thiện không ngừng thông qua lao động sản xuất. Do vậy, nhu cầu có việc làm là nhu cầu để con người tồn tại và phát triển, là yếu tố khách quan và chính đáng của người lao động. 1.1.2.3. Việc làm là yêu cầu khách quan của xã hội Lịch sử phát triển sản xuất loài người cho thấy, bất cứ một quốc gia nào, đều có nhu cầu sử dụng hợp lý nguồn lao động của mình, để khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế của đất nước. Người lao động là một nguồn lực quan trọng, là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn trong lĩnh vực kinh tế phải tập trung phát huy cao độ khả năng của nguồn lực quan trọng đó. Nếu có những sai phạm về chủ trương, chính sách và biện pháp thì nguồn lao động rất có thể trở thành gánh nặng, thậm chí gây trở ngại, tổn thất cho nền kinh tế. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc làm của ngƣời lao động nông thôn 1.1.3.1. Tư liệu sản xuất Tư liệu sản xuất trong sản xuất nông nghiệp là đất đai, vốn, máy móc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực con người, nguồn lực sinh học và các phương tiện hoá học. Trong đó, yếu tố vốn, đất đai, yếu tố sức lao động, công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tạo việc làm. Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất. Nó tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội nhưng tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau. Trong nông nghiệp, ruộng đất không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực của sản xuất, là tư liệu chủ yếu không thể thiếu, không thể thay thế được. Bởi vì, đất đai trong nông nghiệp có đặc điểm: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Ruộng đất bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất là vô hạn. Mỗi quốc gia có giới hạn diện tích đất khác nhau và tỷ lệ ruộng đất trong nông nghiệp ở mỗi quốc gia lại càng khác biệt nhau vì nó còn tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, địa hình và trình độ phát triển kỹ thuật của từng nước. Với nước ta, mặc dù đất chật người đông nhưng tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm khá lớn là 9.345,4 nghìn ha chiếm 29,4% tổng diện tích đất cả nước; đất lâm nghiệp có rừng là 11.575,4 nghìn ha chiếm 35,15% tổng diện tích đất cả nước so với diện tích đất ở chỉ chiếm 1,34%. Tuy nhiên đất chưa sử dụng (có cả sông ngòi) vẫn còn 1.027,3 nghìn ha chiếm 30,4%. Diện tích đất lớn cho phép khai thác theo cả chiều sâu và chiều rộng để mỗi đơn vị diện tích đất ngày càng đáp ứng nhiều sản phẩm theo yêu cầu của con người và thị trường thế giới. Chính việc sử dụng đất hợp lý kết hợp với sử dụng nguồn lực con người sẽ tạo ra sự hài hoà cho việc giải quyết việc làm cho người lao động với việc tăng sản lượng nông, lâm, ngư nghiệp. Ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều, nó khác tư liệu sản xuất khác là không bị hao mòn, không bị đào thải khỏi quá trình sản xuất nếu sử dụng hợp lý. Như vậy, ruộng đất có ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Mỗi một vùng có vị trí địa lý khác nhau. Do vậy, để có việc làm cho người lao động nông thôn thì Đảng và Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích họ đồng thời đưa ra những giải pháp tăng sức sản xuất của ruộng đất, làm tăng số lần quay vòng của đất. Như vậy, ruộng đất có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. Yếu tố vốn và sức lao động là hai yếu tố quan trọng nhất của quá trình tạo việc làm, hai yếu tố này hợp thành năng lực sản xuất, sức lao động là khả năng trí lực, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 thể lực của con người. Đó là tri thức, sức khoẻ, kỹ năng, kinh nghiệm, truyền thống, bí quyết công nghệ… Theo C.Mác “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất hay tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong mỗi con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [5]. Nói đến sức lao động ta phải nói đến số lượng và chất lượng lao động. Nếu một người lao động có sức khoẻ tốt, có đầu óc suy nghĩ thông minh, sáng tạo thì hẳn công việc mà họ được giao sẽ được hoàn thành tốt, sản phẩm mà họ tạo ra đảm bảo yêu cầu chất lượng. Để tạo việc làm cho người lao động thì sức lao động là yếu tố quan trọng nhất. Mỗi công việc được thực hiện khi có con người và con người đó chỉ làm việc được khi có đủ sức lao động. Ở nông thôn, thể lực của người lao động kém hơn so với người lao động của thành thị, kiến thức chuyên môn cũng như xã hội đều thấp do thu nhập chưa cao, việc tiếp cận thông tin kinh tế – khoa học xã hội chậm. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc làm của chính họ. Chính vì vậy, tạo việc làm cho người lao động nông thôn cần phải cân nhắc tính toán kỹ nếu không sẽ gây tổn thất nặng nề và để tạo việc làm có hiệu quả cần thiết phải bồi dưỡng kiến thức cho họ. Vốn trong sản xuất nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Vốn sản xuất nông nghiệp mang đặc điểm sau: Căn cứ vào đặc điểm của tài sản có thể chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Do chu kỳ sản xuất dài và có tính thời vụ trong nông nghiệp nên một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 mặt làm cho sự tuần hoàn và luân chuyển của vốn chậm chạp, kéo dài thời gian lưu thông trong thời gian tương đối dài và làm cho vốn ứ đọng. Mặt khác, sự cần thiết và có khả năng tập trung hoá về phương tiện kỹ thuật trên một lao động nông thôn so với nông nghiệp là cao hơn. Sản xuất nông nghiệp còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên việc sử dụng vốn gặp nhiểu rủi ro, làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn. Một bộ phận sản phẩm nông nghiệp không qua lĩnh vực lưu thông mà được chuyển trực tiếp làm tư liệu sản xuất cho bản thân ngành nông nghiệp. Do vậy, một phận vốn được thực hiện ở ngoài thị trường và được tiêu dùng trong nội bộ nông nghiệp khi vốn lưu động được khôi phục trong hình thái hiện vật. Đối với người nông dân, đặc biệt là những người dân nghèo thì vốn là yếu tố quan trọng và cần thiết để tiến hành sản xuất. Để tạo việc làm cho người lao động, nguồn vốn được huy động chủ yếu từ trợ cấp, từ các quỹ, các tổ chức tín dụng. Khi số lượng việc làm được tạo ra nhưng nó có được chấp thuận hay không còn tuỳ thuộc vào thị trường tiêu thụ. Bởi vì, nếu sản phẩm sản xuất ra mà không được thị trường chấp nhận thì quy mô lớn đến đâu, máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu thì đơn vị sản xuất cũng không thể tồn tại. Do đó, khi tạo việc làm cho người lao động cần phải biết cung – cầu lao động trên thị trường, số người thiếu việc làm, số người không có việc làm để tạo việc làm cho người lao động vừa đủ. Ngoài các yếu tố đất đai, vốn, sức lao động, thị trường lao động, còn có yếu tố quan trọng nữa đó là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật: hệ thống thuỷ lợi, hệ thống đường giao thông, điện, thông tin liên lạc, cơ sở chế biến… Hệ thống này là yếu tố gián tiếp góp phần tạo ra việc làm và nâng cao hiệu quả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 việc làm. Việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các cộng đồng dân cư sẽ tạo khả năng thu hút nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp tạo môi trường phát triển việc làm trong từng cộng đồng. 1.1.3.2. Nhân tố dân số Dân số là yếu tố chủ yếu của quá trình phát triển, dân số vừa là chủ thể vừa là khách thể của xã hội, vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng. Vì vậy, quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội, ảnh hưởng đó là tích cực hay tiêu cực tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa tốc độ phát triển dân số với nhu cầu và khả năng phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước trong mỗi thời kỳ. Do quy mô dân số lớn, tốc độ tăng cao đã làm quy mô số người trong độ tuổi lao động có khả năng tăng cao. Quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào, đó là sức mạnh của quốc gia, là yếu tố cơ bản để mở rộng và phát triển sản xuất. Nhưng đối với nước ta – nước đang phát triển, khả năng mở rộng và phát triển sản xuất còn có hạn, nguồn vốn, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu còn thiếu thốn, nguồn lao động đông và tăng nhanh lại gây sức ép về việc làm rất lớn. Mỗi năm phải tạo thêm từ 1 triệu – 1,2 triệu chỗ làm việc chưa kể số sinh viên sắp ra trường, số người làm việc nội trợ thì số người chưa có việc làm hàng năm là rất lớn. Ngoài ra, để đảm bảo đủ việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn và tận dụng hết quỹ thời gian lao động cần có thêm hơn 7 triệu chỗ làm việc. Rõ ràng dân số đang tăng nhanh gây sức ép về việc làm rất lớn, mặc dù nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn để phát triển kinh tế nhưng để tạo việc làm cho người lao động không phải đơn giản mà kéo theo đó là tài chính, tín dụng, tư liệu sản xuất… trong khi ngân sách nước ta còn hạn hẹp. Ngay từ năm 2000 Đảng và Nhà nước ta đã có chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong đó nhân tố dân số đã được coi trọng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 - Coi con người là mục tiêu và là động lực chính của sự phát triển. Đặt con người vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển hay còn gọi là chiến lược con người, lấy lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi chương trình kế hoạch phát triển. - Nguồn nhân lực và con người Việt Nam – lợi thế và nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta. Tuy nhiên, khi nguồn lực này tăng lên quá nhanh mà chưa sử dụng hết lại là lực cản, gây sức ép về đời sống xã hội và việc làm. - Đối với chính sách dân số, lao động và bảo trợ xã hội là nội dung hàng đầu trong việc đổi mới chính sách và công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Các chính sách đó phải phát huy nguồn lực, về nguồn lực Việt Nam và con người Việt Nam hướng vào thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn. Mặt khác, các chính sách đó phải phù hợp với những yêu cầu của quản lý kinh tế quốc dân, phù hợp với những điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể của đất nước. 1.1.3.3. Nhân tố giáo dục và công nghệ Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ của đất nước đó, trình độ khoa học công nghệ lại phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục. Đã có rất nhiều bài học thất bại khi một nước nào đó sử dụng công nghệ ngoại nhập tiên tiến trong khi tiềm lực khoa học công nghệ trong nước còn rất non yếu. Sự non yếu thể hiện ở chỗ thiếu các chuyên gia giỏi về khoa học công nghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề. Điều đó đã ảnh hưởng tới việc áp dụng các thành tựu khoa học, không có sự lựa chọn nào khác hoặc là đào tạo các nguồn lực quý giá cho đất nước phát triển hoặc phải chịu sự tụt hậu so với thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Giáo dục và đào tạo cho người lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc và khi có trong tay kiến thức về xã hội, về trình độ chuyên môn người lao động sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp. Như vậy, giáo dục và đào tạo nhằm định hướng phát triển kinh tế – xã hội, trước hết cung cho xã hội một đội ngũ lao động đủ về số lượng, chất lượng và sau là phát huy hiệu quả để đảm bảo thực hiện xã hội: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Bên cạnh sự đảm bảo nguồn lực về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu công việc thì việc phát triển công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc đưa đất nước trở thành nước công nghiệp. Công nghiệp hoá với xu hướng tri thức hoá công nhân, chuyên môn hoá lao động, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc. Ngày nay, để công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn nói riêng và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung thì việc thiếu lao động có trình độ chuyên môn hoá cao và thừa lao động trình độ thấp rất nhiều gây ra sức ép việc làm lớn. Nếu bên cạnh việc nâng cao trình độ cho người lao động mà kết hợp với việc áp dụng thành tựu khoa học trong sản xuất thì sẽ tạo ra những chỗ làm việc hợp lý. Ngược lại, nếu Nhà nước có những chính sách tạo việc làm cho người lao động mà họ thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức chuyên môn thì chương trình tạo việc làm sẽ không đạt hiệu quả nữa. 1.1.3.4. Chính sách lao động và việc làm trong xã hội Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Chính sách việc làm thực chất là một hệ thống các biện pháp có tác động mở rộng cơ hội để lực lượng lao động của toàn xã hội tiếp cận được việc làm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Ngoài ra chính sách việc làm còn bao gồm các giải pháp trợ giúp các loại đối tượng đặc biệt (cho người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội, người hồi hương…) có cơ hội và đều được làm việc. Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội nhằm giải quyết một vấn đề xã hội vừa cấp bách hiện nay vừa cơ bản lâu dài ở mỗi nước là đảm bảo việc làm, đời sống cho lao động toàn xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn, nơi đang tồn tại tỷ người chưa có việc làm, thiếu việc làm khá cao. Cũng như chính sách xã hội khác, chính sách việc làm cũng rất đa dạng, phong phú, có thể phân loại như sau: - Nhóm chính sách chung có quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lao động toàn xã hội: Chính sách về vốn, chính sách đất đai, chính sách thuế… - Nhóm chính sách khuyến khích phát triển những lĩnh vực, hình thức và vùng có khả năng thu hút được nhiều lao động trong cơ chế thị trường (chính sách phát triển kinh tế hộ, chính sách đổi mới xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, chính sách di dân tự do và hành nghề theo pháp luật, chính sách gia công xuất khẩu…) Mặt khác, trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường tình trạng thất nghiệp là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) thì khả năng tìm việc làm đối với người lao động có trình độ thấp lại càng khó. Để hạn chế thất nghiệp một mặt phải tạo chỗ làm việc mới; mặt khác phải tránh cho người lao động đang làm việc lâm vào thất nghiệp. Ngoài ra, phải có hệ thống bảo hiểm cho người lao động khi họ thất nghiệp. Trong chính sách giải quyết việc làm, một nguyên tắc cơ bản cần phải được chú ý, đó là đảm bảo cho mọi người được tiếp cận với cơ hội làm việc, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 trên cơ sở Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có cơ hội chủ động tìm kiếm việc làm, chống tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, tránh thực hiện chủ nghĩa bình quân, chia đều việc làm với thu nhập thấp. Đồng thời cũng chống việc coi nhẹ trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khiến cho tình trạng thất nghiệp trở thành vấn đề xã hội gay cấn. Cần gắn tiêu chuẩn về mức thu hút lao động của doanh nghiệp trong chính sách khuyến khích hoặc hỗ trợ doanh nghiệp. Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội, song phương thức và biện pháp tạo việc làm lại mang nội dung kinh tế, đồng thời liên quan đến những vẫn đề thuộc về tổ chức sản xuất kinh doanh như tạo môi trường pháp lý, vốn, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ. Vì thế bất cứ chính sách kinh tế nào của Nhà nước cũng đều có ảnh hưởng và tác động đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. 1.1.4. Cơ sở thực tiễn cho vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao động 1.1.4.1. Tình hình lao động – việc làm nông thôn ở Việt Nam hiện nay Việt Nam là nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á có đặc điểm đất ít, người đông, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn. Tính đến ngày 1/7/2004, dân số cả nước là 84 triệu người trong đó dân số nông thôn là 63,05 triệu người (chiếm 75,06%). Số người trong độ tuổi lao động là 49,86 triệu chiếm khoảng 59,36% dân số, trong đó 42,45 triệu người tham gia vào lực lượng lao động. Tốc độ tăng dân số bình quân hơn 10 năm qua là 1,7%, mức tăng trung bình của số người trong độ tuổi lao động là 2,6% năm. Khu vực nông thôn đang tập trung một số lực lượng lao động của cả nước với tốc độ tăng khoảng hơn 2,5%/năm. Nhưng thời gian lao động trung bình chưa sử dụng của cả nước có xu hướng giảm xuống, nếu năm 2004 là 29,2% thì năm 2006 còn 24,46%. Với lực lượng lao động ở nông thôn năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 2006 là 40,98 triệu người và thời gian lao động chưa sử dụng trung bình cả nước là 24,46% nếu quy đổi thì sẽ tương đương khoảng 7,5 triệu người không có việc làm. Trong khi đó, những năm gần đây, ở khu vực nông thôn, cầu lao động tăng chậm làm cho tình hình cung cầu trên thị trường lao động mất cân đối lớn. Về cơ cấu ngành kinh tế, năm 2006 trong tổng số gần 36 triệu người tham gia lực lượng lao động nông thôn, có tới 75% làm việc trong nông – lâm – thủy sản, chỉ 15% làm việc trong công nghiệp và dịch vụ. Những người thiếu việc làm ở nông thôn có tới 80% tập trung ở khu vực nông nghiệp. Theo lý thuyết thì tăng trưởng kinh tế sẽ thu hút thêm lao động giải quyết việc làm. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân của nông nghiệp là 5,4% nhưng hệ số co dãn việc làm so với 1% tăng trưởng kinh tế của nông thôn nước ta chỉ là 0,43 trong giai đoạn 2004 – 2006, nghĩa là mỗi năm khu vực nông nghiệp chỉ tạo thêm được số việc làm mới bằng 2,3% lực lượng lao động, sự thu hút ít hơn số lượng lao động tăng thêm mỗi năm là gần 1 triệu người. Sự phát triển của nông nghiệp không thể giải quyết hết lao động tăng thêm ở nông thôn những năm qua. (Bảng 1.1: Hiện trạng lao động tỉnh Thái Nguyên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 1.1.4.2. Tình trạng việc làm của lực lượng lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên hiện nay Là một tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, Thái Nguyên có nguồn lao động dồi dào. Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm gần đây nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên cũng đã có nhiều khởi sắc, đây cũng chính là yếu tố thuận lợi cho quá trình giải quyết việc làm. Ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có 99,55% có việc làm, thiếu việc làm chỉ có 0,45%. Như vậy, so với các năm trước đây tỷ lệ thiếu việc làm đã giảm 0,85%[3]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh còn chậm so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, năm 2006 chiếm 66,16% tổng số lao động làm việc (Bảng 1.1). Thời gian sử dụng lao động ở nông thôn tuy có tăng lên trong những năm gần đây nhưng chưa cao, năm 2005 = đạt gần 78% và năm 2006 đạt xấp xỉ 79%. Thực tế, nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO cho thấy quyết tâm hội nhập ở mức cao nhất với nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập này đã, đang và sẽ mở ra cho nước ta nói chung và tỉnh cũng như thành phố Thái Nguyên nói riêng có nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức lớn phải vượt qua trong đó có vấn đề việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn. 1.1.4.3. Bài học kinh nghiệm về vấn đề tạo việc làm cho người lao động nông thôn Qua những nghiên cứu tình hình lao động – việc làm nông thôn của nước ta và tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua cho thấy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là yếu tố mang tính chiến lược, tùy thuộc vào mỗi vùng có những kết quả khác nhau, nhưng có thể khái quát thành những kinh nghiệm trong quá trình tạo việc làm cho người lao động nông thôn như: thực hiện chính sách phát triển thị trường lao động, phát triển dạy nghề gắn với chiến lược kinh tế – xã hội của từng địa phương, lồng ghép chương trình dạy nghề với các chương trình việc làm, chương trình xoá đói giảm nghèo và các chương trình phát triển kinh tế khác… Tập trung phát triển dạy nghề ngắn hạn, phổ cập nghề cho lao động ở khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 số, lao động trong vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất để chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ cho phù hợp. Tập trung phát triển các lĩnh vực trọng điểm của địa phương nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động nông thôn và thu hút lao động… Coi trọng các chính sách phát triển kinh tế nông thôn; phát triển hài hòa giữa kinh tế nông thôn và môi trường. Tóm lại, giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn vừa trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, vừa tạo tiền đề để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần ổn định chính trị, xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ đó, nên cần sử dụng các chỉ tiêu một cách khách quan và triệt để nhằm đánh giá quá trình giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm cho người lao động có mối quan hệ biện chứng, gắn bó với nhau nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[11]. Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn đã đạt được những kết quả, song với mục tiêu cần đạt và so với lao động nông thôn của các nước phát triển, lao động nông thôn Việt Nam vẫn còn lạc hậu, còn quá nhiều khó khăn thách thức. Vì vậy, giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn là rất cần thiết, đó là nhiệm vụ hết sức to lớn và đặc biệt quan trọng đối với cả nước nói chung và vùng nghiên cứu thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nói riêng. 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu về việc làm cho ngƣời lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 1.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu Căn cứ vào tình hình cụ thể, chọn điểm nghiên cứu đại diện cho thành phố Thái Nguyên cả về điều kiện tự nhiên - kinh tế – xã hội và các đặc điểm khác của thành phố Thái Nguyên. Từ 26 phường, xã trong toàn thành phố chọn ra 3 phường (xã) làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng của địa phương, đó là xã Lương Sơn ở vùng Nam, phường Túc Duyên ở vùng Giữa và xã Tân Cương ở vùng Tây, những phường (xã) này vừa mang tính đại diện cho vùng, vừa phải đại diện và suy rộng được cho cả thành phố Thái Nguyên. - Xã Lương Sơn là một xã nằm ở phía Nam thành phố Thái Nguyên, đây là cửa ngõ của thành phố. Với tổng số nhân khẩu là 11.913 người, có 2.805 hộ, trong đó 2.655 hộ làm nông nghiệp, sản phẩm chủ yếu từ cây lúa, giá trị thu nhập còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao 10%. - Phường Túc Duyên với tổng số nhân khẩu là 7.382 người, có 1.990 hộ, trong đó có 485 hộ làm nông nghiệp. Mặc dù là một phường thuộc vùng Giữa ở trung tâm thành phố, nhưng số người lao động trong khu vực nông thôn vẫn còn khá đông với 2.121 người chiếm gần 30% tổng dân số toàn phường. Sản phẩm chủ yếu của địa phương này là rau xanh. Đây cũng là địa phương có nhiều người dân theo đạo Thiên Chúa giáo, cuộc sống người dân nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo là 3,3%. - Xã Tân Cương là một xã thuần nông miền núi nằm ở phía Tây thành phố Thái Nguyên, Tân Cương có 2/3 diện tích đất là đồi núi, lại nằm cạnh khu vực kênh mương hồ Núi Cốc, nguồn nước khá chủ động và dồi dào nên rất thuận lợi cho trồng chè và chăn nuôi đại gia súc. Với dân số 6.076 người, 1.280 hộ dân, trong đó có 1.229 hộ nông nghiệp. Một vài năm trở lại đây, thực hiện đường lối chủ trương đổi mới với các chính sách mở cửa của địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 phương, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. Hiện nay tổng số hộ khá và giàu trong xã là 360 hộ chiếm 20%, hộ trung bình là 73,70%, hộ nghèo đã giảm còn 6,6%. Ngoài cây lúa, cây chè và rau xanh là những sản phẩm chủ yếu, các địa phương còn trồng các loại cây màu như lạc, đậu, đỗ, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, vịt... Bảng 1.2: Tổng hợp số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu năm 2006 Địa phƣơng Hộ giàu Hộ trung bình Hộ nghèo Tổng số hộ điều tra (hộ) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Tổng cộng 18 66 6 90 Xã Lương Sơn 5 16,70 22 76,70 3 10,00 30 Phường Túc Duyên 7 23,30 22 73,30 1 3,30 30 Xã Tân Cương 6 20,00 22 73,70 2 6,60 30 1.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 1.2.2.1 Chọn mẫu điều tra Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn điểm, chọn hộ) ở các vùng của thành phố Thái Nguyên và lấy ra 3 địa phương mang tính đại diện cao. Mỗi địa phương chọn ra 30 hộ trong đó đảm bảo các tỷ lệ: dân tộc, ngành nghề nông – lâm nghiệp, ngành nghề dịch vụ... tương ứng với tỷ lệ chung của thành phố Thái Nguyên, chọn và được phân ra 3 loại hộ giàu, hộ trung bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 và hộ nghèo theo tỷ lệ chung. Mỗi địa phương chọn 30 hộ trong đó có 93,3% hộ là dân tộc kinh, 6,7% hộ là dân tộc thiểu số và tôn giáo; trong 90 hộ đó có 87% hộ gia đình làm nông – lâm nghiệp; 7% hộ ngành nghề, dịch vụ; 6% hộ kiêm sản xuất và dịch vụ, chọn và phân ra làm 3 loại hộ giàu, trung bình và nghèo, tỷ lệ giữa các loại hộ bước đầu được chọn theo nhận định chủ quan từ tỷ lệ các loại hộ chung trong từng địa phương, sau đó dựa vào tài liệu đã tính toán thu được để phân loại hộ giàu, hộ trung bình và hộ nghèo của thành phố Thái Nguyên năm 2006 như sau: Hộ giàu có thu nhập bình quân trên 500.000 đồng/khẩu/tháng, hộ trung bình có thu nhập bình quân từ 230.000 – 500.000 đồng/khẩu/tháng, hộ nghèo có thu nhập bình quân dưới 220.000 đồng/khẩu/tháng. Việc lựa chọn các hộ điều tra theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trong từng nhóm số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu. 1.2.2.2. Nội dung phiếu điều tra Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: Nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của các chủ hộ. Các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn... Tình hình việc làm hiện tại của các lao động trong hộ, thời gian làm việc của các lao động; tình hình sản xuất các ngành trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ … Chi phí sản xuất từng ngành; thu nhập từng ngành; tình hình đời sống, thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống và tích lũy của hộ. Các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động lao động và sản xuất, đời sống, sản phẩm hàng hóa, văn hóa, tinh thần và nhu cầu của hộ... Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác, đầy đủ. 1.2.2.3. Cách điều tra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với các hộ nông dân, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? và Bao nhiêu? … Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của các thông tin thông qua quan sát trực tiếp. * Phương._.40 64.600 27,09 101,63 100,58 101,10 2. Nhân khẩu thành thị Người 166.600 72,50 170.170 72,60 173.870 72,91 102,14 102,17 102,16 II. Tổng số hộ Hộ 53.110 100,00 54.220 100,00 55.220 100,00 102,09 101,84 101,97 1. Hộ nông thôn Hộ 11.460 21,58 11.677 21,54 11.752 21,28 101,89 100,64 101,27 2. Hộ thành thị Hộ 41.650 78,42 42.543 78,46 43.468 78,72 102,14 102,17 102,16 III. Lực lượng lao động LĐ 132.000 57,44 134.000 57,18 135.000 56,61 101,52 100,75 101,13 1. Lao động nông thôn LĐ 33.061 25,05 33.738 25,18 34.347 25,44 102,05 101,81 101,93 2. Lao động thành thị LĐ 98.939 74,95 100.262 74,82 100.653 74,56 101,34 100,39 100,86 IV. Lao động có việc làm LĐ 122.770 93,01 125.290 93,50 126.220 93,50 102,05 100,74 101,40 1. Lao động nông thôn LĐ 31.830 25,93 32.219 25,72 32.518 25,76 101,22 100,93 101,08 2. Lao động thành thị LĐ 90.940 74,07 93.071 74,28 93.702 74,24 102,34 100,68 101,51 V. Một số chỉ tiêu 1. Tỷ lệ tăng dân số % 1,77 2,00 1,74 2. Bình quân nhân khẩu/hộ Người/hộ 4,327 4,323 4,319 99,91 99,89 99,90 3. Bình quân lao động/hộ Người/hộ 2,485 2,471 2,445 99,44 98,92 99,18 Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.4: Cơ sở vật chất kỹ thuật ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006 So sánh (%) 2005/2004 2006/2005 BQ 2004-2006 1. Số xã - phường có đường ô tô đến trung tâm xã - phường Xã, phường 26 26 26 100,00 100,00 100,00 2. Số xã - phường có điện lưới quốc gia Xã, phường 26 26 26 100,00 100,00 100,00 3. Điện thoại đến UBND xã, phường Xã, phường 26 26 26 100,00 100,00 100,00 4. Số xã phường có điểm bưu điện văn hoá Xã, phường 26 26 26 100,00 100,00 100,00 5. Số xã phường đã được phủ sóng phát thanh và truyền hình Xã, phường 26 26 26 100,00 100,00 100,00 6. Số xã phường được công nhận xoá mù chữ và phổ cập tiểu học Xã, phường 26 26 26 100,00 100,00 100,00 7. Số xã phường có trường tiểu học và trung học cơ sở Xã, phường 25 25 25 100,00 100,00 100,00 8. Số xã phường có trạm y tế và cán bộ y tế Xã, phường 25 26 26 104,00 100,00 102,00 9. Tình hình y tế Thành phố quản lý - Số cơ sở (Bệnh viện, phòng khám, trạm y tế xã phường) Cơ sở 37 41 41 110,81 100,00 105,41 - Tổng số giường bệnh Giường 1.670 1.765 1.805 105,69 102,27 103,98 - Số cán bộ y tế Người 1.493 1.495 1.535 100,13 102,68 101,40 + Ngành Y Người 1.311 1.326 1.346 101,14 101,51 101,33 + Ngành Dược Người 182 169 175 92,86 103,55 98,20 Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.5: Kết quả tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2005/2004 2006/2005 BQ 2004-2006 1. Dân số trung bình 63.200 64.230 64.600 101,63 100,58 101,10 2. Dân số trên 15 tuổi 42.728 67,61 43.738 68,10 44.677 69,16 102,36 102,15 102,26 3. Dân số trong độ tuổi lao động 33.190 52,52 33.854 52,71 34.478 53,37 102,00 101,84 101,92 4. Lực lượng lao động 33.061 52,31 33.738 52,53 34.347 53,17 102,05 101,81 101,93 5. Lao động có việc làm 31.830 96,28 32.219 95,50 32.518 94,32 101,22 100,93 101,08 6. Lao động qua đào tạo 16.387 49,57 17.807 52,78 18.882 54,77 108,67 106,04 107,35 7. Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ ở nông thôn 75,00 78,00 79,00 8. Số LĐ nông thôn được tạo việc làm 289 300 315 103,81 105,00 104,40 9. Giới thiệu việc làm cho LĐ nông thôn 150 146 155 97,33 106,16 101,75 10. Đào tạo nghề cho LĐ nông thôn 300 283 350 94,33 123,67 109,00 11. Xuất khẩu lao động nông thôn 350 289 173 82,57 59,86 71,22 Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.6: Tình hình nhân khẩu và lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2005/2004 2006/2005 BQ 2004-2006 I. Tổng số nhân khẩu Người 63.200 100,00 64.230 100,00 64.600 100,00 101,63 100,58 101,10 1. Nhân khẩu NLN Người 52.072 82,39 52.561 81,83 52.779 81,70 100,94 100,41 100,68 2. Nhân khẩu phi NLN Người 11.128 17,61 11.669 18,17 11.821 18,30 104,86 101,30 103,08 II. Tổng số hộ Hộ 11.460 100,00 11.677 100,00 11.752 100,00 101,89 100,64 101,27 1. Hộ NLN Hộ 8.678 75,72 8.712 74,61 8.745 74,41 100,39 100,38 100,39 2. Hộ phi NLN Hộ 2.782 24,28 2.965 25,39 3.007 25,59 106,58 101,42 104,00 III. Lực lượng lao động LĐ 33.061 52,31 33.738 52,53 34.347 53,17 102,05 101,81 101,93 1. Lao động NLN LĐ 24.007 72,61 23.704 70,26 22.907 66,69 98,74 96,64 97,69 2. Lao động CN, TTCN, XDCB LĐ 7.151 21,63 8.068 23,91 9.422 27,43 112,82 116,78 114,80 3. Lao động dịch vụ LĐ 1.903 5,76 1.966 5,83 2.018 5,88 103,31 102,64 102,98 IV. Lao động có việc làm LĐ 31.830 96,28 32.219 95,50 32.518 94,68 101,22 100,93 101,08 1. Lao động NLN LĐ 20.930 65,75 20.800 64,56 19.980 61,44 99,38 96,06 97,72 2. Lao động CN, TTCN, XDCB LĐ 6.712 21,09 7.220 22,41 8.251 25,38 107,57 114,28 110,92 3. Lao động dịch vụ LĐ 4.188 13,16 4.199 13,03 4.287 13,18 100,26 102,10 101,18 V. Một số chỉ tiêu 1. Tỷ lệ tăng dân số % 1,94 1,63 0,58 2. Bình quân nhân khẩu NLN/hộ NLN Người/hộ 6,00 6,03 6,04 100,55 100,04 100,29 3. Bình quân lao động NLN/hộ NLN LĐ/hộ 2,77 2,72 2,62 98,35 96,27 97,31 Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.7: Tình hình dân số nông thôn ở thành phố Thái Nguyên chia theo nhóm tuổi năm 2004 - 2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2005/2004 2006/2005 BQ 2004-2006 Tổng cộng 63.200 100,00 64.230 100,00 64.600 100,00 101,63 100,58 101,10 Dưới 15 tuổi 20.472 32,39 20.492 31,90 19.923 30,84 100,10 97,22 98,66 15 - 19 tuổi 3.027 4,79 3.080 4,80 3.128 4,84 101,75 101,56 101,65 20 - 24 6.713 10,62 6.760 10,52 6.814 10,55 100,70 100,80 100,75 25 - 29 6.648 10,52 6.701 10,43 6.749 10,45 100,80 100,72 100,76 30 - 34 7.115 11,26 7.158 11,14 7.398 11,45 100,60 103,35 101,98 35 - 39 2.129 3,37 2.282 3,55 2.230 3,45 107,19 97,72 102,45 40 - 44 3.146 4,98 3.202 4,99 3.244 5,02 101,78 101,31 101,55 45 - 49 2.012 3,18 2.065 3,22 2.113 3,27 102,63 102,32 102,48 50 - 54 1.262 2,00 1.315 2,05 1.463 2,26 104,20 111,25 107,73 55 - 59 1.138 1,80 1.291 2,01 1.339 2,07 113,44 103,72 108,58 Từ 60 trở lên 9.538 15,09 9.884 15,39 10.199 15,79 103,63 103,19 103,41 Nguồn: Phòng thống kê thành phố Thái Nguyên 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.8: Tình hình lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên chia theo trình độ văn hoá năm 2004 - 2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2005/2004 2006/2005 BQ 2004-2006 Tổng cộng 33.061 100,00 33.738 100,00 34.347 100,00 1. Mù chữ 263 0,80 235 0,70 198 0,58 89,35 84,26 86,80 2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 1.631 4,93 1.482 4,39 1.209 3,52 90,86 81,58 86,22 3. Tốt nghiệp tiểu học 5.302 16,04 5.348 15,85 5.653 16,46 100,87 105,70 103,29 4. Tốt nghiệp THCS 17.073 51,64 17.475 51,80 17.784 51,78 102,35 101,77 102,06 5. Tốt nghiệp THPT 8.792 26,59 9.198 27,26 9.503 27,67 104,62 103,32 103,97 Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.9: Tình hình lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên chia theo trình độ chuyên môn năm 2004 - 2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2005/2004 2006/2005 BQ 2004-2006 Tổng cộng 33.061 100,00 33.738 100,00 34.347 100,00 1. Chưa qua đào tạo 16.674 50,43 15.931 47,22 15.465 45,03 95,54 97,07 96,31 2. Đã qua đào tạo nghề và tương đương 8.270 25,01 8.586 25,45 8.850 25,77 103,82 103,07 103,45 Trong đó: CNKT có bằng 5.413 65,45 5.710 66,50 5.993 67,72 105,49 104,96 105,22 3. Trung học chuyên nghiệp 5.769 17,45 6.829 20,24 7.579 22,07 118,37 110,98 114,68 4. Cao đẳng, Đại học trở lên 2.348 7,10 2.392 7,09 2.453 7,14 101,87 102,55 102,21 Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.10: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế nông thôn của lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh (%) Số lượng (tr.đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đồng) Cơ cấu (%) 2005/2004 2006/2005 BQ 2004-2006 Tổng giá trị sản xuất 660.775 100,00 698.426 100,00 744.990 100,00 105,70 106,67 106,18 Trong đó: I. Nông lâm nghiệp 500.481 75,79 527.085 75,47 535.064 71,82 105,24 101,51 103,40 1. Nông nghiệp 480.657 95,97 503.104 95,45 512.002 95,69 104,71 101,77 103,24 2. Lâm nghiệp 20.184 4,03 23.981 4,55 23.062 4,31 118,81 96,17 107,49 II. CN - TTCN - XDCB 132.854 20,11 140.070 20,06 168.084 22,56 105,43 120,00 112,72 1. CN - TTCN ngoài quốc doanh 79.712 60,00 81.806 58,40 103.542 61,60 102,63 126,57 114,60 2. Xây dựng cơ bản 53.142 40,00 58.264 41,60 64.542 38,40 109,64 110,78 110,21 III. Dịch vụ 27.080 4,10 31.271 4,48 41.842 5,62 115,48 133,80 124,64 1. Ngoài quốc doanh 27.080 100,00 31.271 100,00 41.842 100,00 115,48 133,80 124,64 Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên 66 Bảng 2.11: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh (%) Số lượng (Tr.đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr.đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr.đồng) Cơ cấu (%) 2005/2004 2006/2005 BQ 2004-2006 Tổng giá trị sản xuất 480.657,22 100,00 503.103,96 100,00 512.002,00 100,00 104,67 101,77 103,22 I. Trồng trọt 306.270,22 63,72 312.881,29 62,19 316.565,64 61,83 102,16 101,18 101,67 1. Lương thực - Thóc 125.602,22 41,01 123.982,00 39,63 125.032,00 39,50 98,71 100,85 99,78 - Màu 38.720,00 12,64 40.861,00 13,06 39.652,20 12,53 105,53 97,04 101,29 2. Cây thực phẩm 32.610,00 10,65 33.827,00 10,81 34.524,31 10,91 103,73 102,06 102,90 Rau các loại 32.610,00 100,00 33.827,00 100,00 34.524,31 100,00 103,73 102,06 102,90 3. Cây công nghiệp 64.602,62 21,09 64.910,99 20,75 67.134,61 21,21 100,48 103,43 101,95 - Cây công nghiệp ngắn ngày 23.108,36 35,77 22.009,25 33,91 22.867,46 34,06 95,24 103,90 99,57 - Chè búp tươi 41.494,26 64,23 42.901,74 66,09 44.267,15 65,94 103,39 103,18 103,29 4. Cây ăn quả 42.853,16 13,99 46.592,30 14,89 47.165,82 14,90 108,73 101,23 104,98 5. Cây khác 176,22 0,06 200 0,06 202,45 0,06 113,49 101,23 107,36 6. Sản phẩm phụ 1.706,00 0,56 2.508,00 0,80 2.854,25 0,90 147,01 113,81 130,41 II. Chăn nuôi 120.125,00 24,99 121.660,33 24,18 125.111,39 24,44 101,28 102,84 102,06 1. Gia súc 81.865,19 68,15 83.365,42 68,52 83.845,61 67,02 101,83 100,58 101,20 2. Gia cầm 30.330,03 25,25 29.135,30 23,95 31.082,56 24,84 96,06 106,68 101,37 3. Chăn nuôi khác 5.429,65 4,52 6.397,46 5,26 7.261,37 5,80 117,82 113,50 115,66 4. Sản phẩm phụ 2.500,13 2,08 2.762,15 2,27 2.921,85 2,34 110,48 105,78 108,13 III. Dịch vụ 54.262,00 11,29 68.562,34 13,63 70.324,97 13,73 126,35 102,57 114,46 Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên 68 Bảng 2.12: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Diện tích (Ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (Tấn) Tổng diện tích gieo trồng 9.371,00 9.214,20 9.491,00 I. Cây lương thực 7.385,00 33.222,90 6.902,00 30.781,40 7.011,00 32.038,80 1. Cây lúa 5.815,00 23.647,90 5.700,00 24.224,30 5.645,00 23.757,30 - Vụ đông xuân 2.394,80 40,40 10.022,20 2.138,73 42,50 10.268,00 2.299,20 42,40 9.603,80 - Vụ mùa 3.420,20 37,50 13.625,70 3.561,27 40,00 13.956,30 3.345,80 40,50 14.153,50 2. Cây màu lương thực 1.570,00 9.575,00 1.202,00 6.557,10 1.366,00 8.281,50 - Ngô 610,00 28,30 2.295,00 572,00 29,00 223,10 524,00 35,00 2.645,50 - Khoai lang 800,00 50,00 6.000,00 482,00 51,50 5.150,00 700,00 52,00 4.500,00 - Sắn 160,00 80,00 1.280,00 148,00 79,00 1.184,00 142,00 80,50 1.136,00 II. Cây thực phẩm 557,00 14.025,00 580,70 14.478,00 763,00 15.060,00 - Rau các loại 331,00 163,00 10.125,00 355,70 116,50 10.252,00 477,60 105,80 10.060,00 - Đậu các loại 226,00 82,00 3.900,00 225,00 80,20 4.226,00 285,40 95,00 5.000,00 III. Cây công nghiệp ngắn ngày 509,00 562,00 556,50 626,80 588,00 841,60 - Đậu tương 252,00 8,20 155,00 273,00 8,50 213,00 259,00 9,00 263,00 - Lạc 250,00 11,00 246,00 279,00 16,80 315,00 325,00 14,20 488,00 - Mía 4,00 160,00 2,00 98,00 2,00 90,00 - Vừng 3,00 1,00 2,50 0,80 2,00 0,60 IV. Cây công nghiệp dài ngày 920,00 6.488,10 1.175,00 6.967,90 1.129,00 8.477,00 1. Cây chè tổng số 920,00 1.175,00 1.129,00 Diện tích thu hoạch 615,25 73,90 6.488,10 864,50 79,50 6.967,90 964,90 89,90 8.477,00 Nguồn: Phòng Nông nghiệp thành phố Thái Nguyên 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.13: Kết quả sản xuất cây ăn quả ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh khối lượng (%) Khối lượng (Tấn) GTSX (Tr.đồng) Khối lượng (Tấn) GTSX (Tr.đồng) Khối lượng (Tấn) GTSX (Tr.đồng) 2005/2004 2006/2005 BQ 2004-2006 Tổng cộng 42.853,16 46.592,30 47.165,82 1. Nhãn, vải 4,20 11.760,00 4,30 12.040,00 4,35 12.180,00 102,38 101,16 101,77 2. Cam, Quýt, Bưởi 3,20 12.480,00 3,60 14.040,00 3,66 14.274,00 112,50 101,67 107,08 3. Dứa 3,90 3.120,00 4,70 3.760,00 4,05 3.240,00 120,51 86,17 103,34 4. Na 1,55 6.975,00 1,80 8.100,00 1,90 8.550,00 116,13 105,56 110,84 5. Chuối 2,50 3.780,00 2,70 3.240,00 2,75 3.300,00 108,00 101,85 104,93 6. Cây ăn quả khác 4,70 4.738,16 5,41 5.412,30 5,50 5.621,82 115,11 101,66 108,38 Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.14: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Đơn vị tính: Con Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh (%) 2005/2004 2006/2005 BQ 2004-2006 1. Tổng đàn trâu 1.520 1.564 1.586 102,89 101,41 102,15 Trong đó: Trâu cày kéo 198 171 164 86,36 95,91 91,14 2. Tổng đàn bò 682 754 820 110,56 108,75 109,66 Trong đó: Bò cày kéo 140 115 98 82,14 85,22 83,68 3. Tổng đàn lợn (không kể lợn sữa) 7.526 7.614 7.725 101,17 101,46 101,31 - Lợn nái 2.214 2.237 2.261 101,04 101,07 101,06 - Lợn thịt 5.312 5.377 5.464 101,22 101,62 101,42 4. Số lượng gia cầm 112.591 126.758 152.834 112,58 120,57 116,58 Nguồn: Phòng Nông nghiệp thành phố Thái Nguyên 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.15: Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Đơn vị tính: Tr.đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh (%) 2005/2004 2006/2005 BQ 2004-2006 Tổng giá trị sản xuất 132.854,00 140.070,00 168.084,00 105,43 120,00 112,72 Trong đó: - Hộ tập thể - Hộ cá thể 132.854,00 140.070,30 168.084,30 105,43 120,00 112,72 Chia ra: Công nghiệp 14.934,50 15.102,70 20.345,60 101,13 134,71 117,92 Khai thác than 8.453,00 8.543,20 11.652,00 101,07 136,39 118,73 Khai thác đá và các loại mỏ khác 6.481,50 6.559,50 8.693,60 101,20 132,53 116,87 Tiểu thủ công nghiệp 64.777,50 66.703,30 83.196,40 102,97 124,73 113,85 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 15.784,00 15.975,60 19.335,20 101,21 121,03 111,12 Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da, may 13.756,50 13.982,20 18.090,70 101,64 129,38 115,51 Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 5.472,80 5.507,00 5.628,50 100,62 102,21 101,42 Sản xuất giấy và sản phẩm bằng giấy 11.514,70 11.674,50 14.544,00 101,39 124,58 112,98 Sản xuất giường, tủ bàn, ghế 18.249,50 19.564,00 25.598,00 107,20 130,84 119,02 Xây dựng cơ bản 53.142,00 58.264,00 64.542,00 109,64 110,78 110,21 Phòng: Thống kê thành phố Thái Nguyên 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.16: Tình hình giàu nghèo ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh (%) Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) 2005/2004 2006/2005 BQ 2004-2006 Tổng số hộ 54.751 100,00 55.440 100,00 56.389 100,00 101,26 101,71 101,49 - Hộ giàu 23.320 42,59 28.629 51,64 29.231 51,84 122,77 102,10 112,43 Trong đó: Thành thị 18.706 80,21 23.015 80,39 23.410 80,09 123,04 101,72 112,38 Nông thôn 4.614 19,79 5.614 19,61 5.821 19,91 121,67 103,69 112,68 - Hộ trung bình 25.480 46,54 21.751 39,23 23.483 41,64 85,36 107,96 96,66 Trong đó: Thành thị 16.812 65,98 13.201 60,69 13.787 58,71 78,52 104,44 91,48 Nông thôn 8.668 34,02 8.550 39,31 9.696 41,29 98,64 113,40 106,02 - Hộ nghèo 5.951 10,87 5.060 9,13 3.675 6,52 85,03 72,63 78,83 Trong đó: Thành thị 1.734 29,14 1.420 28,06 1.072 29,17 81,89 75,49 78,69 Nông thôn 4.217 70,86 3.640 71,94 2.603 70,83 86,32 71,51 78,91 Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên * Theo chuẩn mới 82 Bảng 2.17: Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 So sánh (%) 2005/2004 2006/2005 BQ 2004-2006 Tổng số nhân khẩu Người 63.200 64.230 64.600 101,63 100,58 101,10 Tổng giá trị sản xuất Tr.đồng 660.775 698.426 744.990 105,70 106,67 106,18 Giá trị sản xuất/hộ Tr.đồng 57,66 59,81 63,39 103,73 105,99 104,86 Giá trị sản xuất/khẩu Tr.đồng 10,46 10,87 11,53 104,00 106,06 105,03 Giá trị sản xuất/lao động Tr.đồng 19,99 20,70 21,69 103,58 104,78 104,18 Giá trị sản xuất NLN/LĐ NLN Tr.đồng 20,86 22,24 23,36 106,59 105,05 105,82 Giá trị sản xuất CN,TTCN,XDCB/LĐ CN,TTCN,XDCB Tr.đồng 18,58 17,36 17,84 93,45 102,76 98,10 Giá trị sản xuất dịch vụ/ LĐ dịch vụ Tr.đồng 14,23 15,91 20,73 111,78 130,36 121,07 Bình quân sản lượng lương thực/người Kg 530 480 500 91,17 103,49 97,33 Thu nhập bình quân/người Tr.đồng 4,00 4,30 5,00 107,50 116,28 111,89 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt/ha canh tác Tr.đồng 33,38 34,92 36,41 104,61 104,26 104,44 Hệ số sử dụng đất Lần 1,38 1,45 1,50 Tỷ lệ hộ giàu % 42,59 51,64 51,84 Tỷ lệ giàu nghèo % 10,87 9,13 6,52 Tỷ lệ tăng dân số % 1,10 1,09 1,07 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn % 75,00 78,00 79,00 Cán bộ y tế/1.000 dân Người 0,50 0,50 0,52 100,00 104,00 102,00 Tỷ lệ mù chữ % 0,52 0,46 0,38 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.1: Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Diện tích (Ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (Tấn) Tổng diện tích gieo trồng 9.844,70 10.085,73 10.337,75 10.631,82 I. Cây lương thực 7.274,38 32.038,80 7.379,84 34.170,32 7.497,46 37.587,36 7.647,40 41.346,09 1. Cây lúa 5.908,38 23.757,30 5.997,00 25.060,67 6.086,96 88,50 27.566,74 6.208,70 30.323,42 - Vụ đông xuân 2.529,12 42,40 9.603,80 2.567,06 44,00 10.564,18 2.605,56 46,00 11.620,60 2.657,67 48,00 12.782,66 - Vụ mùa 3.379,26 40,50 14.153,50 3.429,95 41,50 14.496,49 3.481,40 42,50 15.946,14 3.551,02 43,50 17.540,76 2. Cây màu lương thực 1.366,00 8.281,50 1.382,84 9.109,65 1.410,50 10.020,62 1.438,71 11.022,68 - Ngô 524,00 35,00 2.645,50 524,00 36,00 2.910,05 534,48 38,00 3.201,06 545,17 40,00 3.521,16 - Khoai lang 700,00 52,00 4.500,00 714,00 53,00 4.950,00 728,28 55,00 5.445,00 742,85 56,00 5.989,50 - Sắn 142,00 80,50 1.136,00 144,84 81,00 1.249,60 147,74 81,50 1.374,56 150,69 81,50 1.512,02 II. Cây thực phẩm 763,00 15.060,00 801,15 17.822,00 841,21 21.098,90 883,27 - Rau các loại 477,60 105,80 10.060,00 501,48 12.072,00 526,55 14.486,40 552,88 17.383,68 - Đậu các loại 285,40 95,00 5.000,00 299,67 5.750,00 314,65 6.612,50 330,39 7.604,38 III. Cây CN ngắn ngày 588,00 841,60 617,40 925,76 648,27 1.018,34 680,68 - Đậu tương 259,00 9,00 263,00 271,95 11,00 289,30 285,55 13,00 318,23 299,82 15,00 350,05 - Lạc 325,00 14,20 488,00 341,25 16,00 536,80 358,31 16,00 590,48 376,23 17,00 649,53 - Mía 2,00 90,00 2,10 99,00 2,21 108,90 2,32 119,79 - Vừng 2,00 0,60 2,10 0,66 2,21 0,73 2,32 0,80 IV. Cây CN dài ngày 1.219,32 8.477,00 1.287,34 10.172,40 1.350,82 12.206,88 1.420,46 14.648,26 1. Cây chè tổng số 1.219,32 1.287,34 1.350,82 1.420,46 Diện tích thu hoạch 914,49 95,00 8.477,00 965,51 100,00 10.172,40 1.013,12 120,00 12.206,88 1.065,35 120,00 14.648,26 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.2: Dự kiến kết quả sản xuất cây ăn quả ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Khối lượng (Tấn) GTSX (Tr.đồng) Khối lượng (Tấn) GTSX (Tr.đồng) Khối lượng (Tấn) GTSX (Tr.đồng) Khối lượng (Tấn) GTSX (Tr.đồng) Tổng cộng 49.514,68 51.990,41 54.589,93 57.319,43 1. Nhãn, vải 4,43 13.601,55 12,26 14.264,01 33,97 15.616,79 94,09 16.241,47 2. Cam, Quýt, Bưởi 3,92 14.352,00 31,67 14.926,08 255,87 15.373,86 273,98 16.296,29 3. Dứa 4,19 3.744,00 4,33 3.968,64 4,47 4.087,70 4,62 4.210,33 4. Na 2,11 8.021,25 2,33 8.502,53 2,59 8.550,00 2,87 9.163,06 5. Chuối 2,89 4.347,00 3,03 4.607,82 3,18 5.068,60 3,33 5.220,66 6. Cây ăn quả khác 5,96 5.448,88 6,46 5.721,33 7,00 5.892,97 7,59 6.187,62 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.3: Dự kiến kết quả sản xuất ngành chăn nuôi ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 1. Tổng đàn trâu 1.626 1.666 1.706 1.746 Trong đó: Trâu cày kéo 164 160 150 140 2. Tổng đàn bò 1000 1100 1200 1300 Trong đó: Bò cày kéo 98 95 90 85 3. Tổng đàn lợn (không kể lợn sữa) 9.275 10.845 12.445 14.045 - Lợn nái 2.311 2.381 2.481 2.581 - Lợn thịt 6.964 8.464 9.964 11.464 4. Số lượng gia cầm 174.834 199.834 224.834 249.834 99 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.4: Dự kiến kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Số lượng (Tr.đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr.đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr.đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr.đồng) Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 531.106,63 100,00 558.010,66 100,00 588.460,08 100,00 621.456,35 100,00 I. Trồng trọt 322.694,62 60,76 333.804,37 59,82 345.932,39 58,79 358.185,70 57,64 1. Lương thực - Thóc 127.532,64 39,52 131.358,62 39,35 135.956,17 40,73 140.714,64 42,15 - Màu 40.163,71 12,45 40.766,17 12,21 41.377,66 12,40 41.998,33 12,58 2. Cây thực phẩm 32.610,00 10,11 33.827,00 10,13 34.524,31 34.525,31 34.526,31 34.527,31 Rau các loại 35.525,51 108,94 36.591,28 108,17 37.689,02 111,42 38.819,69 114,76 3. Cây công nghiệp 68.934,01 21,36 70.769,93 21,20 72.891,75 103,00 75.080,74 106,09 - Cây công nghiệp ngắn ngày 23.210,47 33,67 23.674,68 33,45 24.148,17 34,12 24.631,14 34,80 - Chè búp tươi 45.723,54 66,33 47.095,25 66,55 48.743,58 68,88 50.449,60 71,29 4. Cây ăn quả 49.514,68 15,34 51.990,41 15,58 54.589,93 16,35 57.319,43 17,17 5. Cây khác 217,35 0,07 234,74 0,07 253,52 0,08 273,80 0,08 6. Sản phẩm phụ 3.722,23 1,15 4.857,51 1,46 6.339,05 1,90 8.272,46 2,48 II. Chăn nuôi 127.918,05 24,09 131.638,23 23,59 136.074,42 23,12 140.849,40 22,66 1. Gia súc 84.851,76 66,33 86.124,53 65,43 87.847,02 66,73 89.603,96 68,07 2. Gia cầm 31.508,39 24,63 32.296,10 24,53 33.103,50 25,15 33.931,09 25,78 3. Chăn nuôi khác 8.398,50 6,57 9.742,26 7,40 11.301,02 8,58 13.109,19 9,96 4. Sản phẩm phụ 3.159,40 2,47 3.475,34 2,64 3.822,87 2,90 4.205,16 3,19 III. Dịch vụ 80.493,96 15,16 92.568,05 16,59 106.453,26 18,09 122.421,25 19,70 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.5: Dự kiến tình hình đất đai ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 Số lượng (Ha) Cơ cấu (%) Số lượng (Ha) Cơ cấu (%) Số lượng (Ha) Cơ cấu (%) Số lượng (Ha) Cơ cấu (%) A. Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 17.707,52 100,00 17.707,52 100,00 17.707,52 100,00 17.707,52 100,00 I. Đất Nông nghiệp Ha 8.500,12 48,00 8.320,60 46,99 8.165,59 46,11 8.013,28 45,25 1. Đất trồng cây hàng năm Ha 4.927,18 57,97 4.690,99 56,38 4.481,73 54,89 4.277,33 53,38 a. Đất lúa, màu Ha 4.247,37 86,20 4.119,95 87,83 3.996,35 89,17 3.874,46 90,58 b. Đất cây hàng năm Ha 679,81 13,80 571,04 12,17 485,39 10,83 402,87 9,42 2. Đất chè Ha 1.219,32 14,34 1.287,34 15,47 1.350,82 16,54 1.420,46 17,73 3. Đất vườn tạp Ha 994,64 11,70 989,66 11,89 979,77 12,00 965,07 12,04 4. Đất trồng cây lâu năm Ha 989,53 11,64 981,61 11,80 976,70 11,96 970,84 12,12 5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Ha 369,46 4,35 371,00 4,46 376,57 4,61 379,58 4,74 II. Đất Lâm nghiệp Ha 2.997,80 16,93 2.942,82 16,62 2.898,38 16,37 2.863,72 16,17 1. Rừng phòng hộ Ha 1.165,21 38,87 1.165,21 39,13 1.165,21 38,87 1.165,21 38,87 2. Rừng sản xuất Ha 1.832,59 61,13 1.777,61 60,87 1.733,17 61,13 1.698,51 59,91 III. Đất chuyên dùng Ha 3.837,50 21,67 4.106,13 23,19 4.305,68 24,32 4.477,90 25,29 IV. Đất dân cư Ha 1.470,66 8,31 1.500,08 8,47 1.534,58 8,67 1.569,87 8,87 V. Đất khác (nghĩa trang, tôn giáo…) Ha 644,74 3,64 654,41 3,70 667,50 3,77 677,51 3,83 VI. Đất chưa sử dụng Ha 256,69 1,45 183,48 1,04 135,79 0,77 105,23 0,59 1. Có khả năng sử dụng cho NLN Ha 192,69 75,07 121,40 66,16 75,27 55,43 45,91 33,81 2. Sông, suối… Ha 64,00 24,93 62,08 33,84 60,53 44,57 59,32 43,68 B. Hệ số sử dụng đất I. Hệ số sử dụng đất Lần 1,62 1,78 1,83 2,00 II. Diện tích đất NLN/khẩu NLN Ha/ người 0,216 0,211 0,205 0,201 III. Diện tích đất NLN/hộ NLN Ha/hộ 1,310 1,278 1,250 1,225 IV. Diện tích NLN/LĐ NLN Ha/LĐ 0,514 0,515 0,518 0,521 104 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.6: Dự kiến tình hình nhân khẩu và lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) I. Tổng số nhân khẩu Người 65.323 100,00 66.060 100,00 66.810 100,00 67.575 100,00 1. Nhân khẩu NLN Người 53.138 81,35 53.499 80,99 53.863 80,62 54.229 80,25 2. Nhân khẩu phi NLN Người 12.185 18,65 12.560 19,01 12.947 19,38 13.346 19,75 II. Tổng số hộ Hộ 11.906 100,00 12.066 100,00 12.230 100,00 12.400 100,00 1. Hộ NLN Hộ 8.779 73,73 8.813 73,04 8.848 72,34 8.882 71,63 2. Hộ phi NLN Hộ 3.127 26,27 3.252 26,96 3.382 27,66 3.518 28,37 III. Lực lượng lao động LĐ 35.272 100,00 36.418 100,00 37.815 100,00 39.497 100,00 1. Lao động NLN LĐ 22.378 63,44 21.861 60,03 21.356 56,48 20.863 52,82 2. Lao động CN-XDCB LĐ 10.816 30,67 12.417 34,10 14.255 37,70 16.365 41,43 3. Lao động Dịch vụ LĐ 2.078 5,89 2.140 5,88 2.204 5,83 2.270 5,75 IV. Lao động có việc làm LĐ 33.028 100,00 33.669 100,00 34.454 100,00 35.394 100,00 1. Lao động NLN LĐ 19.524 59,12 19.079 56,67 18.644 54,11 18.219 51,47 2. Lao động CN-TTCN-XDCB LĐ 9.152 27,71 10.151 30,15 11.260 32,68 12.490 35,29 3. Lao động Dịch vụ LĐ 4.351 13,17 4.438 13,18 4.549 13,20 4.686 13,24 V. Một số chỉ tiêu 1. Tỷ lệ tăng dân số % 1,10 1,13 1,14 1,15 2. Bình quân nhân khẩu NLN/hộ NLN Người/hộ 6,05 6,07 6,09 6,11 3. Bình quân lao động NLN/hộ NLN LĐ/hộ 2,55 2,48 2,41 2,35 106 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.7: Dự kiến kết quả sản xuất ngành kinh tế nông thôn ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Số lượng (Tr. đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr. đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr. đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr. đồng) Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 792.236 100,00 844.759 100,00 903.444 100,00 969.355 100,00 Trong đó: I. Nông lâm nghiệp 553.380 69,85 572.363 67,75 592.040 65,53 612.440 63,18 1. Nông nghiệp 528.591 95,52 545.717 95,34 563.398 95,16 581.653 94,97 2. Lâm nghiệp 24.789 4,48 26.646 4,66 28.642 4,84 30.787 5,03 II. CN - TTCN - XDCB 186.704 23,57 207.394 24,55 230.385 25,50 255.934 26,40 1. CN, TTCN, XDCB ngoài quốc doanh 115.553 61,89 128.957 62,18 143.916 62,47 160.610 62,75 2. Xây dựng cơ bản 71.151 38,11 78.437 37,82 86.469 37,53 95.323 37,25 III. Dịch vụ 52.152 6,58 65.002 7,69 81.019 8,97 100.982 10,42 1. Ngoài quốc doanh 52.152 100,00 65.002 100,00 81.019 100,00 100.982 100,00 108 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.8: Dự kiến tình hình tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1010 Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) 1. Dân số trung bình 65.323 66.060 66.810 67.575 2. Dân số trên 15 tuổi 45.687 69,94 46.719 70,72 47.775 71,51 48.855 72,30 3. Dân số trong độ tuổi lao động 35.140 53,79 35.815 54,22 36.502 54,64 37.203 55,05 4. Lực lượng lao động 35.010 53,60 35.686 54,02 36.374 54,44 37.076 54,87 5. Lao động có việc làm 32.869 93,89 33.224 93,10 33.583 92,00 33.946 91,24 6. Lao động qua đào tạo 20.270 57,90 21.891 61,35 23.862 65,37 26.248 70,55 7. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 80,00 81,00 83,00 85,00 8. Số lao động nông thôn được tạo việc làm 331 354 382 420 9. Giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn 118 124 133 146 10. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 382 420 462 508 11. Xuất khẩu lao động nông thôn 178 187 200 220 110 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9504.pdf
Tài liệu liên quan