Chương I.
Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của
ngân hàng thương mại.
1.1.Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế.
1.1.1-Khái niệm về tín dụng
1.1.1.1-Tiền đề ra đời của tín dụng.
Trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động ngày càng sâu, thì quan hệ hàng hoá - tiền tệ cúng được hình thành và bước đầu phát triển. Tiền tệ ngày càng thể hiện đầy đủ hơn chức năng và vai trò của mình. Đây
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính là điều kiện tiền đề làm nảy sinh quan hệ tín dụng.
Thật vậy, song song với sự phân công lao động là sự phân chia về thu nhập trong xã hội. Giờ đây, của cải vật chất không còn chia đều cho mỗi thành viên trong công xã như trước mà có xu hướng :
-Tập trung giá trị vật chất và tiền tệ vào thay một số ít người nắm giữ tư liệu sản xuất.
-Sự bần cùng thiếu thốn thường xuyên về vật phẩm tiêu dùng tư liệu lao động của đại bộ phận các gia đình khác.
Trong xã hội lúc này xuất hiện sự phân chia giai cấp : kẻ giầu – người nghèo. Với thực trạng đó, để có tiền đóng thuế, nộp tô, chi tiêu cho sinh hoạt, những người nghèo chẳng còn cách nào khác là phải vay mượn ở những người giầu bằng tiền hoặc hiện vật. Chính giai đoạn này, quan hệ tín dụng ra đời.
Quan hệ tín dụng giai đoạn này là tín dụng nặng lãi và đã phát triển từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. Trong suốt chiều dài lịch sử, với hoàn cảnh kinh tế – xã hội khó khăn, đời sốgn những người sản xuất nhỏ phải gánh chịu nhiều rủi ro và đứng trước yêu cầu bức thiết của con nợ thì các chủ nợ không dại gì mà không nâng lãi suất lên cao nhất. Có thể nói, nền sản xuất nhỏ là mảnh đất tốt để tín dụng nặng lãi tồn tại và phát triển. Mặt khác, với lãi suất cho vay là rất cao nên người đi vay chỉ giảm sử dụng vào mục tiêu phi sản xuất.
Cho đến khi chủ nghĩa tư bản ra đời, quá trình tái sản xuất giản đơn với quy mô nhỏ hẹp được thay thế dần bằng quá trình tái sản xuất mở rộng với quy mô lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Với thực tại khách quan đó, các nhà tư bản rất cần bổ sung thêm vốn nhưng họ không thể sử dụng tiền vay nặng lãi để đáp ứng. Trong giai đoạn đầu do chưa đủ sức để thủ tiêu ngay tín dụng nặng lãi nên họ đã phải nhờ Nhà nước can thiệp bằng luật pháp và nhờ giáo hội tuyên truyền thuyết phục các tổ chức kinh doanh nặng lãi giảme lãi suất. Tuy nhiên, những biện pháp này không đạt hiệu quả. Do đó, khi giai cấp tư sản đã phát triển đủ sức họ đã tự góp vốn lại và cho nhau vay với lãi suất vừa phải. Nói cách khác, họ đã thiết lập quan hệ tín dụng cho riêng mình và tước đoạt vai trò độc quyền tín dụng của những tên cho vay nặng lãi. Đây cũng là thời điểm mở đầu cho chặng đường phát triển mới ngày càng lớn mạnh của hệ thống tín dụng phục vụ đắc lực cho quá trình tiến bộ xã hội.
1.1.1.2-Khái niệm.
Tín dụng là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên giao tiền hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản phải cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận.
Trong quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau :
Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc hình thái hiện vật như hàng hoá, máy móc thiết bị, bất động sản.
Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết hạn sử dụng theo thoả thuận người đi vay phải hoàn trả ngời cho vay.
Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay hoặc nói cách khác người đi vay phải trả thêm lợi tức.
Quan hệ tín dụng có thể diễn tả theo mô hình sau :
T
Giá trị tín dụng
Người Người
cho vay đi vay
Giá trị tín dụng + Lãi
T+L
Trong quan hệ tín dụng, có nhiều loại chủ thể tham gia như : Nhà nước, Ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân người tiêu dùng. Với mỗi loại chủ thể có thể phát sinh nhiều loại quan hệ tín dụng khác nhhau như : tín dụng Nhà nước, tín dụng Ngân hàng, tín dụng thương mại, tín dụng hợp tác xã, tín dụng tiêu dùng, tín dụng thuê bao …
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng mà chủ thể tham gia gồm một bên là Ngân hàng, và một bên là phần còn lại của nền kinh tế – gồm tất cả các tổ chức kinh tế xã hội, Nhà nước, dân cư …
Các tổ chức ngân hàng tham gia vào quan hệ tín dụng với hai tư cách: ngân hàng đóng vai tròlà người đi vay khi nó nhận tiền gửi của khách hàng, phát hành trái phiếu để vay vốn trong xã hội, vay vốn Ngân hàng Nhà nước và vay vốn Ngân hàng khác; Ngân hàng đóng vai trò là người cho vay khi nó cung ứng vốn ra nền kinh tế.
1.1.1.3.Phân loại tín dụng Ngân hàng
Có nhiều loại tín dụng khác nhau tuỳ theo tiêu thức phân chia, như phân chia theo thời hạn, theo mục đích sử dụng vốn, theo đối tượng, theo hình thức bảo đảm vốn vay…
1.1.1.3.1.Phận loại theo mục đích sử dụng
-Tín dụng đối với bất động sản: là loại tín dụng liên quan đến việc mua bán và xây dựng nhà ở, đất đai…
-tín dụng công nghiệp và thương mại là loại tín dụng ngắn hạn hoặc dài hạn để bổ sung vốn ngắn hạn hoặc trung dài hạn cho các doanh nghiệp trong lĩnh cực công nghiệp thương mại và dịch vụ
-Tín dụng nông nghiệp là loại tín dụng để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu…
-Các loại tín dụng khác.
1.1.1.3.2.Phân loại theo thời hạn:
-Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đối với Ngân hàng thương mại tín dụng cá nhân chiếm tỷ trọng cao.
-Tín dụng trung hạn: Thời hạn của tín dụng trung hạn thường là không cố định. TRước đây thời hạn mà NHNN đưa ra đối với tín dụng trung hạn là 1-3 năm. Tuy nhiên đến nay, để đáp ứng yêu cầu vay của doanh nghiệp, các Ngân hàng thương mại đã đưa thời hạn này lên 5 năm. Việc nâng thời hạn tín dụng lên 5 năm đã đáp ứng tót hơn nhu cầu của doanh nghiệp vì đối với một số tài sản cố định có thời hạn sử dụng tương đối dài nên cầu phải có thời gian đủ lớn doanh nghiệp mới có thể hoàn trả gốc và lãi cho Ngân hàng và sẽ giúp doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng nợ quá hạn. Còn đối với các nước khác trên thế giới thời hạn này lên tới 7 năm.
Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tạo hoặc đổi thiết bị, công nghệ, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô vừa và nhỏ phục vụ đời sống, sản xuất…Trong nông nghiệp, tín dụng trung hạn chủ yếu để đầu tư vào các đối tượng như máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều…
-Tín dụng dài hạn là loại tín dụng mà thời hạn của nó dài hơn đối với tín dụng trung hạn. Loại tín dụng này được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, các phương tiện vận tải cóquy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp, nhà máy lớn, các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng…
Đối với các Ngân hàng thương mại chủ yếu vẫn là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, từ những năm 70 trở lại đây tuy đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp nhưng nghiệp vụ còn nghèo nàn, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế
1.1.1.3.3.Phân loại theo căn cứ bảo đảm :
-Tín dụng không bảo đảmlà loại tín dụng không cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba.
-Tín dụng có bảo đảm là loại cho vay mà ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng phải có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc có người thứ ba đứng ra bảo lãnh.
Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác nhau như theo phương thức hoàn trả, theo xuất xứ món vay, theo hình thái giá trị.
1.1.2.Vai trò của tín dụng Ngân hàng:
Trên cơ sở phát huy những tính năng vốn có, tín dụng ngân hàng thể hiện ba vai trò tích cực đối với các mặt trong đời sống kinh tế xã hội, cụ thể là:
1.1.2.1.Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì sự hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của các doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại ở ba giai đoạn dự trữ-sản xuất-lưu thông, nên hiện tượng thừa và thiếu vốn tạm thời xảy ra tại các doanh nghiệp. Từ đó, tín dụng góp phần điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.
Mặt khác, với mục tiêu mở rộng sản xuất đối với từng doanh nghiệp thì yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra. Bởi lẽ để đẩy nhanh tiến độ phát triển sản xuất không thể chỉ trông chờ vào vốn tự có mà doanh nghiệp phải biết tận dụng những dòng chảy khác của vốn trong xã hội. Từ đó tín dụng với tư cách là nơi tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi sẽ là trung tâm đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho đầu tư phát triển.
Qua đó cho thấy vốn tín dụng luôn chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định của các doanh nghiệp. Nói cách khác tín dụng luôn là người trợ thủ đắc lực cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, là người bạn đường trong tiến trình phát triển kinh tế.
1.1.2.2-Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.
Với chức năng tập trung, tận dụng những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng đã trực tiếp giảm khối lượng tiền mặt tồn đọng trong lưu thông. Lượng tiền dôi thừa này nếu không được huy động và sử dụng kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng lưu thông tiền tệ, dẫn đến mất cân đối trong quan hệ lưu thông H-T và hệ thống giá cả bị biến động là điều không thể tránh khỏi. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế bị lạm phát, tín dụng được xem như một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm lạm phát.
Mặt khác, hoạt động tín dụng còn tạo điều kiện mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Đây cũng là một trong những nhân tố tích cực làm giảm việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế, là bộ phận lưu thông mà Nhà nước khó quản lý và dễ bị tác động của quy luật lưu thông tiền tệ.
Trong những năm gần đây ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển, trong công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kì nhất định, lãi suất tín dụng đã trở thành một trong những công cụ điều tiết nhạy bén và linh hoạt để đưa thêm tiền vào lưu thông, qua đó tạo sự phù hợp giữa khối lượng tiền tệ với yêu cầu tăng trưởng kinh tế.
Từ đó, cho ta thấy tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định tiền tệ tạo điều kiện ổn định giá cả là tiền tệ để quan trọng để sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển.
1.1.2.3-Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm ổn định trật tự xã hội.
Nền kinh tế phát triển ổn định là điều kiện nâng cao dần đời sống của các thành viên trong xã hội, là điều kiện để thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội từ đó rút ngắn chênh lệch giữa các giai cấp, góp phần thay đổi cấu trúc xã hội.
Mặt khác, trên cơ sở đa dạng hình thức tín dụng, vốn tín dụng chỉ đáp ứng cho nh ucầu của các doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các tầng lớp dân cư trong xã hội.
1.2-Các đặc trưng của tín dụng trung, dài hạn – vai trò của tín dụng trung, dài hạn.
1.2.1-Các đặc trưng của tín dụng trung, dài hạn.
Tín dụng trung, dài hạn là một loại hình tín dụng và nó được phân biệt với các loại hình tín dụng khác qua một số đặc trưng cơ bản sau :
Thời hạn cho vay.
Điểm khác biệt cơ bản đầu tiên giữa tín dụng trung, dài hạn và tín dụng ngắn hạn là thời hạn cho vay.
-Tín dụng ngắn hạn : Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 12 tháng.
-Tín dụng trung, dài hạn: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nơu của khách hàng và tính chất của nguồn vốn vay. Trong đó :
+Tín dụng trung hạn có thời gian từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc 60 tháng tuỳ theo quy định của từng ngân hàng.
+Tín dụng dài hạn có thời gian trên 36 tháng hoặc 60 tháng.
Đối tượng cho vay :
Đối tượng cho vay trung dài hạn là toàn bộ các chi phí cấu thành trong tổng mức vốn đầu tư của các dự án xây dựng mới, mở rộng cải tạo công nghệ…
Trong quan hệ tín dụng Ngân hàng, đối tượng cho vay trung, dài hạn là các công trình, hạng mục công trình hoặc dự án đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định… của các đơn vị kinh tế có luận chứng kỹ thuật tốt, xác thực và tổng dự toán đã phê duyệt.
Nguyên tắc và điều kiện vay vốn.
Khách hàng muốn vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo được ba nguyên tắc tín dụng cơ bản., Đó là :
-Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Khi vay trung, dài hạn người vay phải soạn thảo dự án, chương trình sản xuất kinh doanh. Các dự án này phải thể hiện một cách đầy đủ, rõ ràng việc sử dụng vốn theo các mục đích cụ thể. Mục tiêu này phải nằm trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế chung của vùng và của đất nước. Để cho dự án thực hiện được, cần có sự thông qua, cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
-Phải hoàn trả tiền vay và lãi theo đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
-Phải đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN
Trên cơ sở các nguyên tắc trên, mỗi ngân hàng sẽ đề ra các điều kiện ràng buộc, các quy định mang tính chất bắt buộc có thể thực hiện vốn vay của ngân hàng. Các quy định này về cơ bản là giống nhau nhưng các điều khoản cụ thể thì khác nhau phụ thuộc vào điều kiện của mỗi ngân hàng và thời điểm lịch sử.
Do các đặc trưng của tín dụng trung, dài hạn nên thời gian thu hồi vốn rất lâu, có khả năng gặp nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng nên việc cho vay trung, dài hạn phải tuân theo quyết định 367/QĐNH1 của thống đốc NHNN Việt Nam về thể lệ tín dụng trung, dài hạn như sau:
-Doanh nghiệp vay vốn phải là đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi, có vốn tham gia tối thiểu bằng 20% tổng dự đoán công trình đầu tư.
-Doanh nghiệp vay vốn phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản về thể lệ tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng
-Doanh nghiệp vay vốn phải mua bảo hiểm cho tài sản hình thành bằng ốn vay tại một công ty bảo hiểm được phép hoạt động hợp pháp tại Việt nam, nếu như tài sản đó quy định phải mua bảo hiểm và cam kết sử dụng bố tiền bồi thường khi gặp rủi ro để trả nợ. Trường hợp không mua bảo hiểm do tổng giám đốc Ngân hàng quy định.
-Đối với các công trình xây dựng mới phải có đầy đủ các điều kiện:
Phải có giấy phép xây dựng và giấy phép sử dụng đất do các cấp có thẩm quyền cấp để bảo đảm được tính pháp lý cho công trình.Phải có lệnh hoặc hợp đồng phân phối vật tư máy móc thiết bị và nếu là nhập khẩu trực tiếp thì phải có giấy phép nhập khẩu hợp pháp.
-Đối với công trình dự án của các đơn vị kinh tế đã và đang hoạt động kinh doanh ổn định, đang có lãi thực sự, có xu hướng phát triển tốt phù hợp với cơ chế kinh tế mới, phải có vốn tham gia tối thiểu 30% tổng dự toán đầu tư công trình.
Hiện nay theo quy định mới của chính phủ, các đơn vị kinh doanh nếu chứng minh được mình làm ăn có hiệu quả thì sẽ có khả năng vay vốn mà không cần thế chấp.
Quy trình cho vay
Quy trình cho vay là một tập hợp các thao tác, thủ tục mà cán bộ tín dụng phải làm khi thực hiện xem xét một khoản vay đối với người xin vay. Quy trình tín dụng là những quy định của cơ quan cấp trên quản lý Ngân hàng ban hành, buộc Ngân hàng và cán bộ tín dụng phải tuân thủ. Quy trình tín dụng cho vay bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn. Cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ rõ ràng cho khách hàng về thể lệ vay, tránh gây phiền hà cho khách hàng.
Bước 2: Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. Những thông tin này phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo có được thông tin chính xác nhất, từ các bạn hàng, từ sự đánh giá của cán bộ tín dụng, từ các tổ chức có liên quan, thông tin từ thị trường, điều tra thực tế…
Bước 3: Phân tích-thẩm định khách hàng và phương án vay vốn.
-Thẩm định tư cách pháp nhân, các giai đoạn phát triển
-Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bước 4: Thẩm định dự án đầu tư:
-Thẩm định sự cần thiết của đầu tư
- Thẩm định phương tiện kỹ thuật, tổ chức quản lý tài chính.
Tuỳ theo từng món vay cụ thể mà cán bộ tín dụng cần xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp để vừa phải đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định. Tránh việc thẩm định quá rườm rà, phức tạp làm mất cơ hội kinh doanh cho khách hàng.
Bước 5: Quyết định cho vay.
Bước 6: Kiểm soát vốn cho vay và thu nợ.
1.2.2.Vai trò của tín dụng trung dài hạn đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam
Với sự ra đời mạnh mẽ của các Ngân hàng thương mại, ta có thể thấy tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự vận hành của một nền kinh tế, trong đó tín dụng trung dài hạn có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
1.2.2.1.Tín dụng trung dài hạn đảm bảo phát triển kinh tế theo chiều sâu.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải biết nắm bắt và mọi cách thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Điều đó có nghĩa với doanh nghiệp cần có vốn để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Nguồn v ốn ngắn hạn sẽ chỉ đáp ứng nhu cầu thiếuvốn tạm thời trong doanh nghiệp chứ không thể giúp doanh nghiệp trong việc đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc trang thiết bị hiện đại. Do đó, doanh nghiệp cần đến nguồn vốn tín dụng trung, dài hạn. Đối với Việt Nam thì vay vốn Ngân hàng được coi la lối thoát lớn nhất cho nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vì hiện nay, nước ta vẫn chưa có thị trường vốn thứ cấp. Bởi vậy, nếu các Ngân hàng chỉ chịu cung cấp vốn với thời hạn ngắn thì các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mác tái sản xuất, không có cơ hội tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật đem lại năng lực sản xuất cao hơn. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc đầu tư trung dài hạn nhằm tạo nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự tăng cường thực sự vững bền, đó là đảm bảo phát triển theo chiều sâu
1.2.2.2.Thúc đẩy mở rộng sản xuất phát triển
Cho vay trung dài hạn đối với các thành phần kinh tế thực sự là loại hình đầu tư chiều sâu nhằm mở rộng sản xuất, tăng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất. Vì thế, tín dụng trung dài hạn thực sự là một cứu cánh khi doanh nghiệp có tiềm năng mở rộng phát triển mà không có vốn đầu tư. Khi đã có vốn nghĩa là một dự án đầu tư đã đi vào hoạt động, là một cơ hội để mở rộng sản xuất, cơ sở trang thiết bị đầy đủ làm cho năng lực sản xuất kinh doanh trưng lên,theo đó mà sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra không những nhiều về số lượng, đa dạng mẫu mã chủng loại phong phú về chất lượng, kích thích nhu cầu xã hội.
1.2.2.3.Tạo thị trường sử dụng vốn ngắn hạn.
Tín dụng trung, dài hạn đầu tư vào máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản do đó kích thích sản xuất phát triển. Khi đó, các doanh nghiệp cần nhiều vốn lưu động hơn để đáp ứng sự phát triển sản xuất, điều này tạo ra thị trường sử dụng vốn ngắn hạn. Tốc độ phát triển sản xuất càng cao thì nhu cầu vốn lưu động càng lớn và tín dụng trung dài hạn đã tạo điêu kiện cho tín dụng ngắn hạn phát triển.
1.2.2.4.Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
Thông qua nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn, Ngân hàng có thể cho vay đáp ứng nhu cầu của ngành này chứ không phải ngành khác. Công nghiệp hoá không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới cơ bản về công nghệ tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nội dung giai đoạn đầu của tiến trình CNH-HĐH đất nước là tập trung vốn đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất trong nước theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu… Để thực hiện được điều đó, phải duy trì tốc độtăng trưởng cao trên 10% và cần đến 40-45 tỷ USD cho đầu tư. Trong đó nguồn vốn trong nước phải có từ 20-25 tỷ. Trong điều kiện thị trường vốn nước ta chưa phát triển hoàn thiện thì hiện tại và thời gian tới tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng vẫn đóng vai trò quyết định. Phương châm tiến hành CNH-HĐH ở nước ta là: “Nâng cấp cải tạo là chính và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế trước hết là những ách tắc và yếu kém nhất cản trở sự phát triển. Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghệp nặng trong những ngành trọng yếu mà nhu cầu đòi hỏi bức bách về vốn công nghiệp. Như vậy, qua chính sách tín dụng đối với các ngành kinh tế. Ngân hàng có thể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
1.2.2.5.Thúc đẩy mở rộng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Nhờ có nguồn vốn đầu tư tín dụng trung, dài hạn mà các doanh nghiệp có thể nhập khẩu máy móc trang thiết bị công nghệ. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì việc mở rộng kim ngạch xuất nhập khẩu là một điều tốt. Đây là con đường ngắn nhất để chúng ta đuổi kịp các nước về máy công nghiệp. Ngoài ra, nhờ việc nhập máy móc thiết bị, năng lực sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, sản phẩm sản xuất ra chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng yêucầu của thị trường trong ngoài nước, tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
1.3-Chất lượng tín dụng trung, dài hạn.
1.3.1-Quan điểm về chất lượng tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng thương mại.
Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng có lựa chọn đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại phát triển của ngân hàng.
Chất lượng tín dụng trung, dài hạn là chất lượng các món vay có thời hạn trên một năm, được đánh giá là có chất lượng tốt khi vốn vay được khách hàng sử dụng đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đêm lại hiêu quả đảm bảo trả nợ Ngân hàng đúng hạn, vừa bù đắp được chi phí và có lợi nhuận. Xét về tổng thể Ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế vừa đem lại hiệu quả xã hội.
Từ khái niệm trên ta thấy khách hàng, hoàn cảnh kinh tế xã hội và Ngân hàng là ba nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn. Việc xem xét chất lượng hoạt động tín dụng trung, dài hạn tiêu chí xuất phát ở một hoặc hai nhân tố là không đầy đủ, phiến diện vì cả ba nhân tố này trên thực tiễn đều tác động qua lại lẫn nhau, hoặc kiềm chế hoặc thúc đẩy nhau phát triển, do đó, gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn. Vì thế, chúng ta xem xét chất lượng hoạt động tín dụng trung, dài hạn trên từng giác độ.
Thứ nhất, xét từ giác ngộ khách hàng:
Thông qua quan hệ lâu dài với khách hàng, sự am hiểu khách hàng sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ nhu cầu tín dụng của khách hàng từ đod tìm cách thoả mãn nhu cầu của họ. Trong bất kỳ nền kinh tế cạnh tranh nào, doanh nghiệp muốn đứng vững thì việc quan tâm đến chất lượng là điều tất yếu, vì khi chất lượng được bảo bảo mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng đồng thời tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao thị phần. Chất lượng tín dụng là sự thoả mãn yêu cầu hợp lý (người gửi tiền, người vay vốn với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản đảm bảo thu hút khách hàng nhưng vẫn tuân thủ đúng những quy định của tín dụng phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội, kgóp phần lành mạnh tài chính doanh nghiệp, cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
Thứ hai, xét từ giác độ kinh tế xã hội.
Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng trung, dài hạn phản ánh rõ nét sự tác động đối với nền kinh tế. Tín dụng phục sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho người lao động, tăng thêm sản phẩm cho xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế, khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế, thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nước, tranh thủ vốn vay nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế.
Thứ ba, xét từ giác độ Ngân hàng.
Chất lượng tín dụng trung, dài hạn thể hiện ở phạm vi, mức độ giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng thực lực theo hướng tích cực của bản thân Ngân hàng và phải đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường, tuân thủ nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Chất lượng hoạt động tín dụng trung, dài hạn phải thể hiện ở chỉ tiêu lơị nhuận hợp lý và gia tăng, mức dư nợ tăng , tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn giữa ngắn, trung và dài hạn trong nền kinh tế.
Qua đó có thể rút ra:
- Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của Ngân hàng đối với sự thay đổi của môi trường, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.
- Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố như khả năng thu hút khách hàng, mức độ an toàn của vốn tín dụng, chi phí tổng thể về lãi suất, chi phí nghiệp vụ.
- Chất lượng tín dụng không tự nhiên mà có, nó là kết quả của motọ quy trình kết hợp hoạt động giữa con người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung. Do đó, để đạt đưcợ chất lượng cần có sự quản lý khoa học-công nghệ học chặt chẽ.
Quản lý chất lượng về cơ bản là những hoạt động và kỹ thuật được sử dụng nhằm đạt được và duy trì chất lượng motọ sản phẩm hoặc dịch vụ. Để có được chất lượng tín dụng tốt thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở sự tin cậyvà uy tín trong hoạt động. Hay nói cách khác, chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy. Hiểu đúng bản chất về chất lượng tín dụng, phân tích đánh giá đúng chất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân của những tồn tại về chất lượng sẽ giúp cho Ngân hàng tìm được biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường sôi động và cạnh tranh gay gắt.
1.3.2-Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn (về phía Ngân hàng)
Chỉ tiêu về huy động vốn trung dài hạn.
Vốn tự có của Ngân hàng thương mại chỉ chiếm từ 5 – 10% tổng nguồn vốn hạot động của nó. Phần vốn Ngân hàng đem vào hoạt động kinh doanh chủ yếu là vốn huy động. Vì vậy, tình hình vốn huy động như thế nào sẽ phản ánh tiềm lực, năng lực tham gia của Ngân hàng đó.
Nếu như một Ngân hàng có khả năng huy động nguồn vốn có thời hạn dài, với chi phí thấp để phục vụ cho vay và đầu tư trung, dài hạn thì đã tạo cơ sở đảm bảo cho chất lượng tín dụng. Vì một mặt Ngân hàng cân đối được nguồn vay, đảm bảo tính an toàn trong thanh toán, mặt khác Ngân hàng có thể chủ động và giảm chi phí huy động vốn để tăng lợi nhuận.
Khả năng huy động nguồn vốn trung, dài hạn thể hiện ở hai chỉ tiêu :
-Tổng vốn trung, dài hạn huy động được và tốc độ tăng của nguồn vốn nàyqua các năm. Con số này phản ánh tốc độ tăng trưởng cùng khả năng huy động vốn trung, dài hạn của Ngân hàng.
-Nguồn vốn trung, dài hạn /tổng nguồn vốn huy động : Phản ánh cơ cấu vốn trung, dài hạn của Ngân hàng và khả năng cung ứng vốn trung, dài hạn cho đầu tư phát triển. Ngân hàng không có cơ hội mở rộng đầu tư cho vay trung, dài hạn nếu như tỷ lệ này quá thấp.
Nhóm chỉ tiêu cho vay trung, dài hạn.
-Doanh số cho vay trung, dài hạn : Phản ánh lượng vốn trung, dài hạn mà Ngân hàng đã giải ngân. Con số và tốc độ tăng của doanh số cho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng của việc đầu tư trung, dài hạn là mở rộng hay thu hẹp. Tuy nhiên, không phải bất cứ thời điểm nào, việc nâng cao doanh số cho vay cũng là tốt hay giảm doanh số cho vay là xấu. Bởi vì, tại mỗi thời điểm khác nhau, tốc độ phát triển kinh tế, định hướng phát triẻn ngành nghề là khác nhau. Do đó, mỗi Ngân hàng cần nhạy bén nắm bắt để đầu tư có hiệu quả.
-Doanh số thu nhợ trung, dài hạn : Phản ánh lượng vốn trung, dài hạn mà Ngân hàng phải giải ngân đã được hoàn trả trong một thời kỳ. Doanh số thu nợ cho biết khách hàng có hoàn trả đúng thời hạn không ? Nếu đúng thời hạn việc sử dụng vốn là có hiệu quả, ngược lại nếu Ngân hàng nhận thấy những dấu hiệu không lành mạnh có thể bị mất vốn thì cần đẩy mạnh biện pháp thu hồi vốn.
-Dư nợ tín dụng trung, dài hạn : là chỉ tiêu thời điểm phản ánh lượng vốn trung, dài hạn đã giải ngân tại một thời điểm cụ thể.
-Dư nợ tín dụng trung, dài hạn/tổng dư nợ : Chỉ tiêu này cho biết quy mô của tín dụng trung, dài hạn là lớn hay nhỏ trong mối tươngquan với tín dụng ngắn hạn. Nếu số này rất nhỏ so với chỉ số tương ứng của tín dụng ngắn hạn thì có nghĩa là ngân hàng đó chỉ tập trung cho vay ngắn hạn mà ít quan tâm đến cho vay trung, dài hạn. Điều này hạn chế khả năng phát triẻn của Ngân hàng trong tương lai cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Xu hướng hiện nay của các Ngân hàng thương mại kể các Ngân hàng mạnh ở nước ngoài là nâng dần chỉ số này, mở rộng cho vay trung, dài hạn. Tuy nhiên, việc nâng dần chỉ số này tới một mục tiêu nhất định nào đó không phải là một điều dễ dàng, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu tín dụng, khả năng trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng.
-Ngoài ra, người ta còn có thể đánh giá quy mô tín dụng trung, dài hạn trên cơ sở so sánh với tổng tài sản của Ngân hàng : Dư nợ tín dụng trung, dài hạn/Tổng tài sản.
Chỉ tiêu này cho biết quy mô của loại tài sản sinh lời cho vay trung, dài hạn trong tổng tài sản của Ngân hàng.
Kết cấu tài sản của một Ngân hàng thương mại bao gồm :
Nhóm 1 : Tài sản dự trữ :
-Dự trữ sơ cấp
-Dự trữ thứ cấp
Nhóm 2 : Tài sản kinh doanh ;
-Kinh doanh ngắn hạn
-Kinh doanh trung, dài hạn
Nhóm 3 : Tài sản cố định:
Như vậy việc đánh giá quy mô tín dụng trung, dài hạn trên cớ sở kết hợp cả hai chỉ tiêu trên sẽ là rất cần thiết. Các chỉ tiêu này nói lên vai trò quan trọng của tín dụng trung, dài hạn đối với sự phát triển cũng như sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn trung, dài hạn.
Một quy mô tín dụng lớn đồng nghĩa với một thị trường rộng mở, khả năng can thiệp thị trường lớn và một sức mạnh tài chính mạnh mẽ là mong muốn của nhiều Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến việc mở rộng quy mô mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng thì chắc chắn Ngân hàng đó sẽ bước vào bờ vực của sự phá sản. Đây chính là bài học kinh nghiệm của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau một thời gian ồ ạt mở rộng quy mô cho vay, và lần lượt đều rơi vào tình trạng mất vốn, nợ quá hạn gia tăng, chất lượng món vay sút kém, hàng loạt các vụ đổ bể lớn xảy ra. Một trong các nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các ngân hàng không quan tâm đến chất lượng và hiệu quả tín dụng.
Để đánh giá chất lượng và hiệu quả tín dụng ta có thể xem xét thông qua tình trạng nợ quá hạn tại các Ngân hàng thương mại.
Nợ quá hạn là nợ mà đến kỳ hạn trả nợ mà người đi vay không trả cũng không được gia hạnh nợ. Sẽ không thể đánh giá chất lượng tín dụng cao nếu quá hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số dư nợ và có xu hướng ngày càng tăng. Hiện nay có nhóm chỉ tiêu sau :
-Tổng nợ quá hạn/tổng dư nợ
-Tổng nợ quá hạn trung, dài hạn /tổng dư nợ trung, dài hạn
-Tổng nợ quá hạn trung, dài hạn/tổng nợ quá hạn.
Các tỷ lệ này càng lớn, chất lượng tín dụng trung, dài hạn càng đi xuống.
Nợ quá hạn tính theo thời gian cũng phản ánh khá chính xác chất lượng tín dụng trung, dài hạn. Khi thời gian của nợ quá hạn càng cao, độ rủi ro càng lớn, khả năng thu hồi càng ._.khó. Nợ quá hạn trên 12 tháng được coi là nợ khó đòi.
Theo chỉ tiêu không chế của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ dưới 5% là chấp nhận được. Tuy nhiên, để đối phó với quy định này, các Ngân hàng thương mại luôn tìm cách giảm hoặc hạn chế nợ quá bằng những phương pháp rất nguy hiểm như giả thu, giả chi hay cho vay đảo nợ tạo ra một doanh số thu nợ giả tạo để không có hoặc ít nợ quá hạn. Ngân hàng có thể hợp thức hoá toàn bộ chứng từ, sổ sách từ khâu thu nợ của khế ước cũ, lập khế ước cho vay lại, lập bảng kê thu chi tiền mặt, vào nhật ký quỹ đầy đủ rất khó phát hiện. Thậm chí có trường hợp số nợ mới cao hơn nợ cũ, tạo điều kiện cho khách hàng vừa trả được vốn gốc và lãi của nợ cũ vừa lĩnh thêm một số tiền. Đây là một việc làm hết sức nguy hiểm vì nó lại đẩy Ngân hàng tiến sâu hơn vào tình trạng rủi ro và chất lượng cũng như hiệu quả giảm sút.
Như vậy, đáng lý ra, chỉ tiêu này một chỉ tiêu quan trọng và có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thì do những nguyên nhân trên mà chỉ tiêu này mất đi ý nghĩ của nó. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả họt động tín dụng phải kết hợp nhiều chỉ tiêu khác nhau.
Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và lãi treo.
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh do đó mục tiêu mà ngân hàng hướng tới là lợi nhuận. Lợi nhuận chủ yếu mà một Ngân hàng thương mại có được là từ hoạt động tín dụng.Do đó các chỉ tiêu về thu nhập và khả năng sinh lời cũng là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.
Lợi nhuận do hoạt động tín dụng trung, dài hạn mang lại là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn không thể đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn là cao khi mà lợi nhuận do nó đem lại bằng không hay nhỏ hơn không. Tuy nhiên, khó mà xác định chính xác lợi nhuận do hoạt động tín dụng đem lại vì nó liên quan đến chi phí vốn trung, dài hạn, chi phí cho vay…
Lãi treo : Phản ánh mặt trái của chất lượng tín dụng trung, dài hạn. Đây là số tiền lễ ra là nguồn thu cho Ngân hàng nhưng thực tế doanh nghiệp đã chưa trả. Số lượng và tốc độ tăng của lãi treo là một trong những dấu hiệu tiềm ẩn của chất lượng tín dụng là không tốt.
Xét cho cùng, mục tiêu cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng không chỉ đơn thuần là để thu lãi mà thông qua nguồn vốn đó. Ngân hàng kích thích được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế. Khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lãi lại muốn đầu tư vào dự án mới, xuất hịện nhu cầu tín dụng mới.
Tóm lại, chỉ tiêu chất lượng tín dụng phải luôn được xem xét, phân tích cả hai mặt định tính và định lượng, cả về lợi nhuận thuần tuý và ích lợi xã hội, cả trên quan điểm khách hàng và ngân hàng.
1.4-Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng thương mại.
1.4.1.Về phía Ngân hàng
Các nhân tố thuộc về khả năng của Ngân hàng là một yếu tố quan trọng nhát quyết định tới sự thành công hay thất bại của Ngân hàng đó. Một Ngân hàng có thực lực mạnh, có con đường đi đúgn đắn sẽ tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Ta có thể thấy được điều đó qua các yếu tố sau :
Yếu tố vốn:
Một Ngân hàng cũng như một doanh nghiệp muốn kinh doanh thì phải có vốn. Mặc dù vốn tự có của Ngân hàng chỉ chiếm 5 – 10% tổng nguồn vốn nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới khả năng huy động vôns của Ngân hàng. Thêm vào đó, vốn tự có của Ngân hàng càng lớn thì Ngân hàng càng có khả năng thực hiện nhiều loại hoạt động dịch vụ tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác, đồng thời sẽ được an toàn.
Để có nhiều vốn cho hoạt động của mình, Ngân hàng phải huy động được nhiều vốn đặc biệt là vốn trung, dài hạn. Bởi vì nhu cầu về vốn trung, dài hạn trong nền kinh tế hiện nay là rất lớn, trong khi đó các Ngân hàng lại chủ yếu huy động được vốn ngắn hạn. Nếu đem lượng vốn này điều chuyển sang cho vay trung, dài hạn thì sẽ không an toàn và không hiệu quả.
Vì vậy có thể nói, để hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả thì bên cạnh việc tăng lượng vốn tự có (điều này là rất khó) thì các ngân hàng phải tăng cường hoạt động huy động vốn trên thị trường đặc biệt là vốn trung, dài hạn.
Yếu tố kỹ thuật.
Yếu tố kỹ thuật ở đây chính là thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án đêra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.
Năng lực thẩm định tín dụng trước khi cho vay là yếu quyết định đảm bảo chất lượng tín dụng trung, dài hạn do giảm trừ được “lựa chọn đối nghịch”. Năng lực thẩm định cao, loại trừ được sai lệch trong cung cấp thông tin của doanh nghiệp, đánh giá đúng năng lực vay vốn của doanh nghiệp, dự đoán ltương lại hoạt động của doanh nghiệp, khả năng sinh lời vì thế đo lường được rủi ro, chất lượng tín dụng càng cao.
Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư là nhằm giúp Ngân hàng rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xẩy ra của dự án để ra quyết định cho vay hay từ chối. Ngân hàng có thể tham gia góp ý cho chủ đầu tư, xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, phù hợp với năng lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Đặc điểm của tín dụng trung, dài hạn là vốn được đưa vào các công trình xây dựng cơ bản, thu hồi vốn dần qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, vì vậy để tạo năng lực thẩm định khách hàng và món vay có ý nghĩa rất quan trọng, không đơn thuần chỉ đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư mà còn nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của Ngân hàng khi tài trợ cho các dự án đó. Với mục đích quan trọng như vậy nên thẩm định là khâu phức tạp và hay mắc sai sót nhất của Ngân hàng (công tác thẩm định được tiến hành bằng nhiều biện pháp)
Yếu tố kỹ thuật con người được xem xét trên khía cạnh công nghệ thiết bị, hệ thống máy tính mà Ngân hàng đang sử dụng. Một Ngân hàng có hệ thống trang thiết bị tốt, sẽ giúp việc thanh toán nối mạng giữa các phòng ban, giữa Ngân hàng với Ngân hàng khác được nhanh hơn, chính xác hơn và đảm bảo hiệu quả.
Nếu xem xét trên khía cạnh kỹ thuật, một thực tế rõ ràng là ở thời điểm hiện nay, các chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài và các Ngân hàng thương mại cổ phầncó ưu thế hơn hẳn so với ngân hàng thương mại quốc doanh. Chính thủ tục rườm rà phức tạp, không hiệu quả đã và đang làm cho chính các ngân hàng mất đi khách hàng. Những khách hàng này thường là khách hàng tốt, có tiềm năng phát triển và có nhu cầu vay vốn trung, dài hạn lớn. Điều này giải thích vì sao trong một số năm gần đây, số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng cổ phần và chi nhánh nước ngoài ngày càng tăng.
Yếu tố con người.
Con người ở đâu và bao giờ cũng vậy, luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của công việc. Với ngành Ngân hàng cũng vậy, để sử dụng các phương tiện hiện đại, nắm bắt kịp thời các thông tin về kinh tế, chính trị klphục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình đòi hỏi đội ngũ cán bộ Ngân hàng phải có trình độ vững vàng, giầu kinh nghiệm và đặc biệt phải có sự “nhạy cảm về nghề nghiệp”. Vì vậy, công tác tổ chức, quản lý nhân sự là việc phân công công việc một cách khoa học, phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân. Sự bố trí công việc thiếu hợp lý khoa học sẽ dẫn đến sự không rõ ràng, chồng chéo, tạo cho cán bộ thói quen ỷ lại, thiếu trách nhiệm trong công việc. Vấn đề là càn phải giao đúng người đúng việc. Một cán bộ có năng lực, có trình độ khi được giao việc hợp lý có thể phát huy được hết khả năng, mà vẫn không thiếu sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng với cán bộ khác. Khi đó, các công việc sẽ được xử lý tuần tự, khoa học, chặt chẽ hơn đảm bảo về thời gian mà không tạo sự sơ hở, rõ ràng chất lượng của món vay được nâng cao nhờ năng lực thẩm định, giám sát sử dụng tín dụng vững vàng.
1.4.2-Về phía khách hàng.
Các doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất, đầu tư cho máy móc, dây chuyển công nghệ … phải cần một lượng vốn lớn và trong thời gian dài do đó nhu cầu về vốn trung, dài hạn là tất yếu. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào ngành nghề mà doanh nghiệp đầu tư, tuỳ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp mà ngân hàng quyết định có cho vay hay không.
Năng lực doanh nghiệp ở đây được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn của tín dụng. Điều kiện tín dụng đưa ra nhằm tiêu chuẩn hoá khả năng của doanh nghiệp trong quá trình vay vốn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng thể hiện ở những mặt sau :
-Năng lực thị trường của doanh nghiệp.
Biểu hiện ở khối lượng sản phẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu thị trường không ? Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường ra sao? Hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, mối quan hệ với các bạn hàng, đối tác. Năng lực thị trường của doanh nghiệp còn được lựơng hoá qua tiêu thức cơ bản là sự gia tăng của doanh số tiêu thụ sản phẩm. Doanh số tiêu thụ sản phẩm biểu hiện khả năng phát triển thị trường nó bộc lộ khả năng phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, cho thấy định hướng mở rộng đầu tư của doanh nghiệp để phù hợp với khả năng sản xuất.
-Năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Biểu hiện giá trị công cụ lao động, chủ yếu là tài sản cố định, công nghệ sản xuất. năng lực sản xuất cho biết quy mô của doanh nghiệp và sự thích ứng với thị trường, cho biết cơ cấu và khả năng làm chủ gía thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Năng lực thị trường và năng lực sản xuất tạo nên khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Một trong những điều kiện của tín dụng là doanh nghiệp phải có sản xuất ổn định, kinh doanh có lãi, có năng lực sản xuất và quản lý đáp ứng một trình độ nhất định theo yêu cầu thị trường.
-Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng. Điều kiện tín dụng quy định một tỷ lệ cụ thể tối thiểu của vốn tự có trên tổng nguồn vốn để xác định lượng vốn tối đa mà doanh nghiệp có thể vay ở Ngân hàng.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở khả năng thanh toán là sự so sánh giữa số tiền doanh nghiệp có thể thanh toán và các khoản nợ phải thanh toán. Việc đáp ứng yêu cầu thanh toán còn phụ thuộc khá lớn vào cơ cấu tài sản của doanh nghiệp xếp theo tính lỏng. Năng lực tài chính càng cao, khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng càng lớn, góp phần năng cao chất lượng tín dụng.
-Năng lực quản lý của doanh nghiệp
Doanh nghiệp vay vốn phải có bộ máy quản lý doanh nghiệp nhằm đát giá được những người quản lý này có khả năng xoay sở mọi tình huống hay không là điều kiện cần thiết khi quyết định cho vay. Sự thành bại của doanh nghiệp lệ thuộc chủ yếu vào khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh và bộ máy quản lý. Vì vậy Ngân hàng không thể bỏ qua việc xem xét đánh giá từng người cụ thể trong bộ máy quản lý,các mối quan hệ xã hội , quan hệ nội bộ trước khi quyết định cho vay. Năng lực quản lý còn thể hiện ở cách thức tổ chức hạch toán, kế toán và quản lý tài chính phù hợp quy định của pháp luật. Hệ thống tổ chức kế toán cung cấp cho Ngân hàng các thông tin về hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp nhờ đó Ngân hàng nắm bắt được khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp.
-Tài sản đảm bảo
Mặc dù hoàn trả tín dụng không phải là mục đích kinh doanh của ngân hàng nhưng nó là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu kinh doanh. Để đảm bảo thu hồi được nợ Ngân hàng phải xem xét một cách thận trọng từ uy tín đến năng lực khách hàng, từ đó áp dụng phương pháp cho vay thích hợp. Nếu khách hàng được đánh giá là tốt trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, chấp hành tốt các hợp đồng tín dụng trong quá khứ và có triển vọng trong tương lai thì Ngân hàng có thể cho vay không cần bảo đảm.
Đảm bảo tín dụng được coi là tiêu chuẩn khi xét duyệt cho vay, nhưng phải thấy rằng đây không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất hay nói cách khác không phải là tiêu chuẩn mang tính nguyên tắc. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, nhất là ở Việt Nam, các Ngân hàng xếp tiêu chuẩn đảm bảo vào vị trí số một và thậm chí nhiều trường hợp coi nó là tiêu chuẩn duy nhất. Chính tư duy này đã dẫn đến xuất hiện hàng loạt các rủi ro trong cho vay của Ngân hàng. Trong nền kế toán thị trường, các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp vì thế mọi dự đoán của Ngân hàng chỉ mang tính chất tương đối. đối với môi trường kinh doanh như vậy, đảm bảo là tiêu chuẩn bổ sung cho những hạn chế của nhà quản trị tín dụng cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi cho môi trường kinh doanh hàng tốt đã được kiểm chứng qua một thời gian dài, các khách hàng còn lại cần phải có đảm bảo khi quyết định cấp tín dụng.
Trong hoạt động tín dụng trung, dài hạn, khách hàng có thể dùng tài sản cố định của công trình, dự án xin vay làm thế chấp. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh đối với cho vay trung, dài hạn tài sản đảm bảo càng không phải là điều kiện số một trong cho vay mà là khả năng sinh lời của dự án.
1.4.3-Các nhân tố ngoại lai
Có thể nói với hoạt động Ngân hàng, các yếu tố ngoại lai có những tác động hết sức lớn đối với hoạt động ngân hàng. Ngân hàng có mối quan hệ hết sức phức tạp với các thành phần kinh tế khác, do đó mọi hành vi diễn biến trong nền kinh tế đều có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp, ở cấp độ khác nhau tới Ngân hàng. Trong tập hợp chủ thể gây ra tác động lớn tới Ngân hàng phải kể đến : Các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chcứ đánh giá Ngân hàng, các Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, các tầng lớp dân cư.
Bằng chức năng và nhiệm vụ của mình là quản lý Nhà nước về kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện việc quản lý toàn bộ nền kinh tế, trong đó có Ngân hàng. Với chính sách quốc gia, những định hướng phát triển kinh tế, các cơ quan này có thể gây ra ảnh hưởng lớn tới hoạt động cũng như sự tồn tại của Ngân hàng. Có thể đơn cử việc thực hiện chính sách thắt chặt chỉ tiêu có thể gây ra sự giảm sút trong hoạt động kinh tế trên phạm vi quốc gia nó kéo theo việc tụt giảm số lượng các dịch vụ và quy mô của hoạt động thương mại. Hậu quả sẽ là việc giảm doanh số và lợi nhuận quốc gia. Cũng trong vấn đề đảm bảo thực hiện thành công chính sách triệu đồng quốc gia, các biện pháp quản lý ngoại hối hà khắc sẽ khiến đông cứng các hoạt động tài trợ nhập khẩu của Ngân hàng thương mại - đây là nguồn thu chủ yếu của các Ngân hàng hiện nay. Việc thay đổi lãi suất hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các Ngân hàng theo chiều hướng nới lỏng hay thắt chặt đều có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới hoạt động Ngân hàng. Ngược lại với định hướng đẩy mạnh sản xuất trong nước, kích cầu trong nền kinh tế, những chính sách mới ra đời có thể đem lại một luồng gió mới cho hoạt động Ngân hàng, tạo ra nhiều cơ hội cho các Ngân hàng thương mại phát triển, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình hoạt động.
Sẽ không có Ngân hàng nếu như không có doanh nghiệp, bởi lẽ doanh nghiệp là người bạn lớn nhất và là bạn hàng quan trọng nhất đối với Ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, các nghiệp đoàn, các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam chưa phát triển đúng sức mạnh của nó, nhưng trong tương lai không xa nó sẽ phát triển và có những ảnh hưởng đáng kể đối với các hoạt động của Ngân hàng. Chúng ta thường nhìn thấy các doanh nghiệp lớn thường được đứng đằng sau là Ngân hàng mạnh, nhưng chúng ta lại ít để ý rằng đằng sau mỗi Ngân hàng hùng mạnh đều là các tập đoàn lớn. Chúng có thể sở hữu một phần tài sản của Ngân hàng, chúng cũng có khi chỉ đơn thuần là một khách hàng có quan hệ làm ăn truyền thống với Ngân hàng. Tuy vậy, chúgn là khách hàng cho vay và uỷ thác một phần tài sản chính do Ngân hàng quản lý. Sự ra đi của chúng có thể gây ra sự suy giảm to lớn trong doanh số cũng như lợi nhuận của Ngân hàng và đi cùng với chúng là sự sút giảm uy tín của Ngân hàng trên thị trường.
Sẽ là không đầy đủ nếu chúng ta bỏ qua các ảnh hưởng đối với Ngân hàng do chính tác động của các Ngân hàng thương mại khác gây ra. Do cùng hoạt động trong một lĩnh vực, những hành vi do họ gây ra đều có ảnh hưởng tương đối trực tiếp đối với Ngân hàng. Sự sáp nhập hay liên kết Ngân hàng đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của Ngân hàng chúng ta. Một khi những dịch vụ do họ cung ứng có một sự cải thiên vượt trội, sẽ khiến cho Ngân hàng của chúng ta phải tìm cách đổi mới và hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng nếu muốn kì vọng tồn tại và phát triển. Mức độ cạnh tranh gay gắt trong ngành sẽ đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh tốt để có thể phát triển một cách vững chắc trong môi trường kinh doanh mới.
Chương II
thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại
ngân hàng công thương hoàn kiếm
I.Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng.
1.Phạm vi, địa bàn hoạt động của chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Hoàn Kiếm.
Hoà nhập với tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước sau Đại hội VI của Đảng (1986), hoạt động ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần huy động vốn phục vụ nhiệm vụ phát triển nền kinh tế đất nước. Bước chuyển mình rõ rệt của hệ thống Ngân hàng là vào nưm 1990 , thời điểm ban hành hai pháp lệnh ngân hàng là : “pháp lệnh ngân hàng nhà nước” và “pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” đã luật hoá hoạt động ngân hàng nhằm tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện công tác ngân hàng. Cũng từ đây hệ thống tổ chức của ngân hàng đã chuyển từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp, có sự phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, tín dụng, tiền tệ, cung ứng và điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền.
Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng công thương nói riêng cũng có nhiều thay đổi rõ rệt. Trước đây, chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Hoàn Kiếm (tên gọi ngày nay) thuộc về trụ sở ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội. Cho đến năm 1986 mớitách ra là một ngân hàng độc lập để phục vụ cho các thành phần kinh tế trong địa bàn quận. Sau chỉ thị 218/CT ngày 13/7/1987 của HĐBT và nghị định 53/HĐCP ngày 26/3/1988 của HĐCP chính thức chuyển hệ thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hệ thống hai cấp là nhà nước nhà nước và nhà nước thương mại. Lúc này thì ngân hàng công thương Hoàn Kiếmtrở thành motọ ngân hàng thương mại, là chi nhánh trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam thực hiệnm chức năng kinh doanh tiền tệ, có trụ sở tại 37 Hàng Bồ- quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Là một ngân hàng thương mại hoạt động tương đối độc lập song cũng là chi nhánh của ngân hàng công thương Việt Nam nên trong hoạt động của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm vẫn phải chịu mọi chi phối về chiến lược kinh doanh của toàn hệ thống NHCT như lãi suất, dư nợ, nguồn vốn…
Quận Hoàn Kiếm nằm giưã trung tâm thủ đô Hà Nội, là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất cả nưcớ. Quận có 18 phường với trên 24 vạn dân, diện tích là4,5km2. Nằm tại một quận trung tâm kh uvực dân cư sầm uất của Hà Nội, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cũng có phần nào thuận lợi trong các nghiệp vụ kinh doanh buôn bán tiền tệ của mình. Tuy nhiên do đặc điểm dân cư trong địa bàn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và có một số cơ sở sản xuất nhỏ như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất bao bì… do đó khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các cá nhân, hộ tư thương và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hay nói khác đi khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Do phần lớn khách hàng của ngân hàng thuộc thành phần sản xuất kinh doanh nhỏ, có chu kỳ sản xuất ngắn nên nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngắn hạn. Cụ thể đến ngày 31/12/2000 tổng do nợ của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là 512 tỷ 28 triệu đồng , trong đó tín dụng ngắn hạn đã chiếm tới 367 tỉ 532 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 71,8% tổng dư nợ. Ngoài ra một lý do nữa phải kể đến là do chính sách đổi mới của nhà nước trong việc đa dạng hoá, phát triển tất cả các thành phần kinh tế bằng chính sách lãi suất công bằng đối với tất cả các thành phần kinh tế. Ngân hàng đã tích cực mở rộng hoạt động đầu tư vốn cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, hay khách hàng mà Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm phục vụ là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là các thành phần tư nhân, cá thể.
Tính đến ngày 31/12/1999 tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là 2089 khách hàng. Trong đó :
Doanh nghiệp quốc doanh : 14
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh : 32
Tư nhân, cá thể 2043
Nhìn vào những con số trên ta thấy thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể) gồm 2075 khách hàng chiếm tỷ trọng 99,22% trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Mặt khác do nằm trong địa bàn vốn là nơi tập trung các phố cổ của đất Tràng An xưa và Hà Nội ngày nay nên đường sá còn chật hẹp, điều này không thuận lợi cho việc khuếch trương toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Hơn nưã quận Hoàn Kiếm còn là nơi trập trung hoạt động của nhiều ngân hàng quốc doanh như: ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng ngoại thương, hội sở chính ngân hàng công thương Việt Nam và một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài như City Bank, Bank of America, American Express Bank (Hà Lan) nên hoạt động của ngân hàng đòi hỏi tính cạnh tranh cao. Đây có thể nói là một điểm bất lợi nữa cho ngân hàng. Vì vậy mà khách hàng của ngân hàng chủ yếu là khách hàng quen thuộc
Tóm lại, với những yếu khách quan cũng như chủ quan Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã và đang cố gắng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khắc phục và vượt qua những khó khăn, không ngừng tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng mạng lưới kinh doanh, sử dụng linh hoạt nguồn vốn nhằm mục tieu “năng suất- chất lượng hiệu quả- an toàn vốn”
2.Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1-Công tác huy động vốn
Khi nói đến hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng không chỉ nhìn trên kết quả của công tác tín dụng chỉ vì nó là hoạt động sinh lời chủ yếu mà còn phải xem xét đến chất lượng, quy mô của nguồn vốn huy động. Trong cơ chế thị trường ngân hàng với tư cách là motọ trung giạn tài chính dung fnguồn vốn huy động được để cho vay ra với mục tiêu hoạt động là lợi nhuận. Hay nói khác đi công tác huy động vốn và công tác sử dụng vốn là hai mạt của một vấn đề, đó là kinh doanh tiền tệ. Chúng có quan hệ mật thiết, hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau. Nguồn vốn huy động phải phù hợp vớinhu cầu tín dụng. Có như vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới thực sự có hiệu quả.
Trên thực tế, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là motọ ngân hàng phục vụ kinh tế địa phương là chính. Những năm trước đây được ngân hàng công thương Hà Nội giao cho nhiệm vụ huy động vốn là chủ yếu. Sau khi tách ra là một ngân hàng độc lập trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam, thì công tác huy động vốn quả là rất thuận lơị đối với ngân hàng. Mặt khác được sự quan tâm của các cấp uỷ và chính quyền địa phương nên công tác huy động vốn của ngân hàng không gặp trở ngại gì lớn. Để thấy được tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm trong năm qua ta nghiên cứu bảng 1:
đơn vị : triệu đồng.
Chỉ tiêu
1989
2000
2001
Số tiền
tỷ trọng
Số tiền
tỷ trọng
Số tiền
tỷ trọng
Nguồn vốn huy động
1.524.967
100%
2.082.533466.400
100%
3.502.015
100%
1.Tiền gửi từ dân cư
358.717
292.700
23,52%
73,8%
510.686
308.7171
24,52%
66,2%
620.345
363.744
17,71%
68,6%
2.Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế
166.250
103.990
10,91%
26,2%
291.897
157.639
14,4%
33,8%
381.610-
166.256
10,89%
31,4%
3.Đi vay
1.000.000
65,57^
1.280.000
61,47%
2.500.000
71,4%
Nguồn : Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
Qua bảng 1 ta thấy năm 2001 là năm ngân hàng huy động được nguồn vốn lớn hơn so với hai năm 1999 và 2000. So với năm 2000 nguồn vốn huy động năm 2001 tăng 3.502.015 – 2.082.533 đồng và mức tăng 40,53%.
Các nguồn vốn huy động trong năm sau đều tăng hơn so với năm trước. Cụ thể là nguồn tiền gửi tiết kiệm năm 1999 là 358.717 triệu đồng thì sang năm 2000 là 510.686 triệu đồng, tăng 151.969 triệu đồng với tỷ trọng tăng 117,8%. đây là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn vốn huy động của ngân hàng . Năm 1999 chiếm 23,52% tổng nguồn huy động, năm 2000 chiếm 24,52% và năm 2001 chiếm 17,71%. Qua sự phân tích trên ta thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn, tăng dần qua các năm và chắc chắn nó đã và sẽ là nguồn huy động chủ yếu của ngân hàng. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 1999 đạt 166.280 triệu đồng,sang năm 2000 là 291.847 triệu đồng, tăng hơn so với năm 1999 là 125.597 triệu đồng với tỷ trọng tăng 75,55% năm 2001 giá trị của nguồn này là 381.610 triệu đồng và tăng hơn so với năm 2000 là 89.793 triệu đồng với mức tăng 30,77%. Nhìn chung qua bảng 1 ga thấy tổng giá trị huy động từ 2 nguồn chủ yếu của ngân hàng năm sau đều tăng so với năm trước. Có được kết quả như vậy là do công tác tiết kiệm được thực hiện đúng quy trình, tạo sự yên tâm cho người gửi tiền. Vì vậy, mặc dù lãi suất huy động tiết kiệm của ngân hàng công thương thấp hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh khác trên địa bàn nhưng số tiền gửi của dân cư vẫn được duy trì và tăng trưởng.
Như vậy, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Mặc dù trong thời gian qua lãi suất tiết kiệm giảm mạnh song nguồn huy động này ở Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm vẫn liên tục gia tăng vào các năm.
2.2.Công tác sử dụng vốn.
Cũng như các đơn vị kinh tế khác, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vật tư hàng hoá tiêu thụ chậm, thậm chí ứ đọng không tiêu thụ được dẫn đến thua lỗ không thu hồi được vốn. Các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ăn hướng thương nghiệp trước đây giờ đã chuyển sang đại lý và dịch vụ khách sạn. Nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp không đứng vững trong cơ chế thị trường. Do vậy tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Khối lượng tín dụng mà Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm thực hiện được với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh này ngày càng ít đi và không thường xuyên nữa. Đây cũng là một phần kết quả của sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn. Sau khi thực hiện quyết định số 388/CP của chính phủ về sắp xếp lại doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã tiến hành nhiều biện pháp hữu hiệu như : đổi mới công nghệ, máy móc và trang thiết bị, cải tiến mẫu mã mặt hàng cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng… Vì vậy vốn đầu tư (gồm cả vốn cố định và vốn lưu động) tăng lên rất lớn, cần phải vay từ ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã áp dụng một loạt các hình thức tín dụng đa dạng và phong phú phù hợp với yêu cầu vay vốn của khách hàng như cho vay ngắn hạn. trung và dài hạn, cho vay cầm đồ, cầm cố, cho vay tài trợ uỷ thác các dự án (dự án RAP, EC, KFW…) nhằm khai thác triệt để nhu cầu tín dụng của khách hàng, của mọi thành phần kinh tế. Do đặc điểm của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, trụ sở đóng tại khu phố cổ là nơi dân cư đông đúc, phần nhiều làm nghề buôn bán. Do đó nhu cầu vay vốn của các hộ tư thương kinh doanh nhỏ là rất lớn, mặc dù họ thường vay vốn nhỏ và thời gian ngắn do đặc điểm kinh doanh quay vòng vốn. vì vậy hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Ngân hàng cần hết sức chú trọng công tác tín dụng đối vớikv kinh tế ngoài quốc doanh, đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đặc biệt quan tâm và tìm mọi biện pháp để đầu tư vốn, cho vay có hiệu quả. Trong điều kiện nước ta hiện nay, quy mô tín dụng và đầu tư quyết định hoạt động của ngân hàng thương mại, đặc biệt là chất lượng tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn vốn đầu tư và quyết định tình hình tài chính của ngân hàng.Nếu chất lượng tín dụng kém, khả năng rủi ro cao ngân hàng thương mại không thể tồn tại trong cơ chế thị trường. Vì vậy, ban giám đốc Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm luôn chú trọng đến nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo tăng trưởng dư nợ lành mạnh, vững chắc chọn khách hàng và các dự án khả thi để đầu tư vốn, hạn chế tới mức thấp nhất nợ qhá hạn, tăng thu nhập từ nghiệp vụ tín dụng.
Chúng ta có thể xem xét khái quát kết quả nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm qua bảng sau :
Bảng 2 : Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Doanh số cho vay
1.385.000
1.690.106
1.916.500
Doanh số thu nợ
1.490.310
1.695.019
1.823.740
Dư nợ đến 31/12
502.264
547.351
620.111
Nguồn : Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
Qua bảng ta thấy tổng doanh số cho vay từ 1998 đến 2000 đều tăng. Năm 1998 doanh số cho vay là 1.385.000 triệu đồng, năm 2000 là 1.690.106 triệu đồng và năm 2001 là 1.916.506 . Năm 2001 doanh số cho vay tăng 13,34% so với nănm 2000. đồng thời công tác thu nợ của chi nhánh cũng đạt được kết quả tốt chứng tỏ ngân hàng đã có sự phối hợp chặt chẽ viữa công tác cho vay và công tác thu nợ nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh.
Xét về cơ cấu đầu tư tín dụng qua các năm thể hiện trong bảng sau :
Bảng 4 : Cơ cấu tín dụng tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/1989
31/12/2000
31/12/2001
Số tiền
tỷ trọng
Số tiền
tỷ trọng
Số tiền
tỷ trọng
Tổng dư nợ và đầu tư khác
502.264
100%
547.351
100%
620.111
100%
-Dư nợ ngắn hạn
352.321
70,15%
395.308
72,2%
409.648
66,06%
-Dư nợ trung và dài hạn
149.943
29,85%
152.043
27,78%
210.463
33,94%
-Kinh tế quốc doanh
385.116
76,67%
334.564
61,13%
393.750
63,5%
-Kinh tế ngoài quốc doanh
117.148
23,33%
212.782
38,87%
226.361
36,5%
Đầu tư khác
Nguồn : Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
Qua bảng ta thấy phần lớn vốn tín dụng của ngân hàng để đầu tư ngắn hạn. Vốn tú ngắn hạn chiếm khoảng 70% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng . Năm 1998 là 352.321 triệu đồng tương đương 70,15%, năm 2000 là 395.308 triệu đồng tương đương 72,22%, còn năm 2001 đạt 409.648 triệu đồng chi._. dựng lên. Đặt mục tiêu an toán vốn lên cao, ngân hàng quá thận trọng khi cho vay đối tượng này, thực hiện theo đúng nguyên tắc mà không dành một sự linh động nào. Để mở rộng tín dụng trung, dài hạn, ngân hàng phải tự tin vào chính mình làm quen với nhiều đối tượng khách hàng trong đó tiếp cận để sàng lọc lựa chọn những khách hàng đủ điều kiện tiếp nhận vốn vay trung, dài hạn. Phải có tầm nhìn toàn diện, không thiên lệch khi đánh giá, gạt bỏ tâm lý e ngại bấy lâu, nhiều khi vì quá câu nệ vào TSTC mà từ chối cho vay đối với các thành phần này.
3.2.1.2-Chiến lược tiếp cận nhu cầu của khách hàng.
-Tích cực tìm kiém khai thác khách hàng để mở rộng tín dụng.
Phương pháp tiếp cận khách hàng tuỳ theo tầm quan trọng và đặc tính của họ để có cách tiếp cận hiệu quả nhất. Khi có cơ hội không thể chần chừ phải chủ động đến với khách hàng. Có thể liên hệ chặt chẽ với trụ sở chính NHCT trực tiếp là phòng tín dụng trung, dài hạn rà soát lựa chọn giới thiệu để Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm được tiếp cận các dự án mới. Tăng cường mối quan hệ với các TCT, từ đó mở rộng quan hệ tín dụng với các đơn vị thành viênbằng chính ấn tượng, lòng tin của khách hàng vào ngân hàng ở chất lượng dịch vụ tốt nhất. Chủ động nguồn vốn VNĐ, ngoại tệ đầu tư cho các ngành. TCT dự án có vị trí chiến lược, đáp ứng nhu cầu một cách tối đa, hiệu quả nhất cho khách hàng.
-Nghiên cứu xây dựng mục tiêu kế hoạch đầu tư trung, dài hạn theo chiến lược khách hàng. Tăng cường công tác tiếp thị, tìm hiểu các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn để chủ động khai thác, nắm bắt kịp thời nhu cầu của họ.
-Thực hiện phương châm “Bám sát mục tiêu- thực hiện phù hợp- mềm dẻo linh hoạt- đa dạng đa phương- hiệu quả”. Không nên quá vồ vập khách hàng này, hay coi nhẹ khách hàng khác mà luôn có thái độ giao dịch đúng mực, đặt ra tình huống đối kháng hay có chiến lược dự phòng trên cơ sở tiên đoán ước tính môi trường tương lai để tiếp cận khách hàng.
3.2.1.3-Tăng cường huy động vốn trung, dài hạn.
Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, huy động vốn để cho vay là chủ yếu. Nguyên tắc để cho vay trung, dài hạn phải sử dụng nguồn vốn trung, dài hạn sẽ đảm bảo an toàn trong thanh toán. Nhưng đáng lưu ý tỷ trọng vốn huy động trung, dài hạn trong tổng nguồn huy động ở các ngân hàng thương mại rất htấp. Nếu chỉ đơn thuần sử dụng nguồn này, doanh số cho vay trung, dài hạn rất thấp. Mặc dù được phép sử dụng một tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn, nhưng về lâu dài cần tìm các biện pháp mở rộng nguồn huy động vốn trung, dài hạn, đó là :
a.Tạo sự an tâm đối với người gửi tiền.
Người dân Việt Nam vẫn chưa có thói quen gửi tiền vào tài khoản tại ngân hàng. Bởi lẽ họ còn e ngoại trước những biến động của nền kinh tế cho sự tồn tại của ngân hàng. Việc các ngân hàng thương mại mua bảo hiểm tiền tửi đối với vốn huy động dài hạn được sự yên tâm cho người gửi tiền. Khi khách hàng gặp rủi ro dẫn đến tình trạng không có khả năng thanh toán, tuỳ theo tính chất của từng loại rủi ro và tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng thương mại có thể sử dụng các biện pháp bảo hiểm tiền gửi để khắc phục.
b.Quy định mức lãi suất phù hợp thu hút tiền gửi trung, dài hạn.
Với mức lãi suất thấp, khách hàng lo sợ không bù đắp khi mất giá nhất là với loại tiền gửi dài hạn. Vì vậy lãi suất tiền gửi dài hạn được tính toán để vưa kích thích khách hàng gửi tiền dài hạn, tạo khoảng cách rõ rệt giữa lãi suất huy động dài hạn và lãi suất huy động ngắn hạn. Đối với các khách hàng là doanh nghiệp có số dư tiền gửi lớn, cách thu hút tốt nhất là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thuận lợi, nhanh chóng chính xác, nâng cao chất lượng…
c.Ngân hàng thương mại nên có chủ trương huy động vốn trung, dài hạn thường xuyên liên tục hơn.
-Trái phiếu ngân hàng là một công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường vốn, là giáy nhận nợ của ngân hàng đối với người mua, cam kết sẽ trả nợ và lãi theo kỳ hạn đã định. Huy động vốn bằng trái phiếu là hình thức đã được sử dụng ở nhiều nước và khu vực . Tại nước ta trái phiếu đã chứng minh được độ hấp dẫn vì tính đa dạng trong hình thức trả lãi và lãi suất huy động hơn hẳn loại tiền gửi dài hạn.Tuy nhiên ngân hàng nên tích cực chiết khấu, mua lại trái phiếu dài hạn cho phép người chủ trái phiếu dễ dàng hoán đổi thành tiền khi có nhu cầu.
-Giấy chứng nhận tiền gửi dài hạn có thể bán lại là công cụ huy động tiền gửi do ngân hàng phát hành. Do có thể bán lại nó biến việc gửi khoản tiền dài hạn thành các khoản gửi ngắn hạn. Hình thức này các ngân hàng có thể nghiên cứu để áp dụng trong huy động vốn.
3.1.1.4-Phân tích kinh tế, phân loại doanh nghiệp, xây dựng và sử dụng hồ sơ khách hàng có hiệu quả.
Lợi thế hơn hẳn của ngân hàng so với doanh nghiệp là nắm giữ một nguồn thông tin tương đối phong phú có giá trị về khách hàng thông qua hồ sơ khách hàng tại ngân hàng, nhờ đó ngân hàng đưa ra quyết định về sản phẩm, lãi suất, cách tiép cận linh hoạt. Để hiểu và đón nhận kịp thời nhu cầu của khách hàng đòi hỏi hồ sơ khách hàng phải đầy đủ thông tin về tài chính kinh tế, thông tin kỹ thuật, thông tin về Marketing, thông tin cá nhân, được cập nhật thường xuyên kịp thời lưu trữ cả tình hình quá khứ- hiện tại- tương lai của khách hàng. Việc phân tích kinh tế và phân loại doanh nghiệp trong hồ sơ khách hàng sẽ giúp ngân hàng :
-Nhìn nhận lôgíc khách quan tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cả quá khứ- hiện tại- tương lai, dự kiến xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai để có đối sách thích hợp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
-Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để xem xét xu hướng phát triển của từng ngành, lĩnh vực. Đây là cơ sở để đánh giá cơ cấu, chất lượng tín dụng, khả năng thu nợ và lạp kế hoạch cung cấp tín dụng tạo điều kiện lựa chọn chính xác đối tượng đầu tư.
-Hồ sơ khách hàng là cơ sở cho việc chỉ đạo điều hành kinh doanh của ngân hàng nhất là việc thực thi chiến lược kinh doanh chung.
3.2.2-Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn.
3.2.2.1-Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư.
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư là vấn đề luôn được đặt ra mỗi khi người ta đề cập tới chất lượng tín dụng trung, dài hạn. Bởi vì trên cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy khi công tác thẩm định được thực hiện tốt thì chất lượng của khoản tín dụng được nâng lên rất nhiều, những rủi ro từ phía chủ quan hầu như không có. Thẩm định tài chính dự án đầu tư cần chú ý tới các vấn đề sau :
-Hệ thống chi tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để phản ánh hiệu quả dự án toàn diện chính xác. Hệ thống chỉ tiêu chia thành hai nhóm: phản ánh khả năng sinh lời và phản ánh dôi rủi ro. Với ngân hàng quan tâm thêm khả năng hoàn vốn của dự án. Chi tiêu phân tích phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
-Xây dựng tính toán các chi tiêu đã xây dựng.
Các yếu tố cấu thành chỉ tiêu, phương pháp tính toán phải dựa trên những số liệu thu thập hay dự kiến tương đối chính xác về giá cả, sản lượng,doanh thu .. .các chỉ tiêu chỉ là phương tiện phân tích và đánh giá để so sánh, chấp nhận. Kết quả đánh tía sau khi so sánh phải nói lên ý nghĩa của từng vấn đề để có một kết luận mang tính tổng hợp cho dự án.
Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin từ khách hàng.
Thông tin là yếu tố quan trọng trong quá trình thẩm định, kết quả thẩm định sẽ không có ý nghĩa nếu các thông tin dùng để pahan tích lại sai lệch hay không đầy đủ các thông tin cần phải được kiểm tra kỹ càng trước khi phân tích đòi hỏi phải đối chiếu từ nhiều nguồn thông tin khác, phòng thông tin phòng ngừa rủi ro là bộ phận cùng hỗ trợ để xử lý thông tin này.
3.2.2.2.-Nâng cao trình độ cán bộ, sử dụng cán bộ hợp lý.
Con người là chủ thể của hành động được coi là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một ngân hàng , là người thực thi chiến lược khách hàng. Cán bộ tín dụng là những người có trình độ nghiệp vụ, am hiểu khách hàng, hiểu biết về thị trường, nắm bắt sâu sắc thực lực tài chính của khách hàng, đánh giá khả năng thanh toán kể cả hiện tại và tương lại, xác định tiềm năng phát triển và dự báo được những biên động tương lai. Yêu cầu công việc đòi hỏi họ am hiểu pháp luật, thực sự yêu nghề có vốn hiểu biết sang lính vực hoạt động khác. Đội ngũ cán bộ này được sắp xếp, chọn lọc những cán bộ có đủ tiêu chuẩn đạo đức sức khoẻ, nhiệt tình với công việc, có ý thức và khả năng tiếp thu nghiệp vụ cao, có khả năng trau dồi tự bồi dưỡng nghiệp vụ, thông thạo quy chế thể lệ ngành để vận dụng xử lý tình huống cho khách hàng. Công việc cán bộ tín dụng gắn liền với việc giải quyết cho vay khu vựcới khách hàng, một quyết định do thiếu năng lực thiếu hiểu biết cùng sự thiếu sâu sát của cán bộ lãnh đạo đều có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.
Do việc tiến hành tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng là việc làm rất quan trọng đối với công tác kinh doanh của ngân hàng và cần được khẩn trương triển khai nhất là với những cán bộ cho vay trung, dài hạn. Trên cơ sở tiêu chuẩn hoá đó ngân hàng có hướng đào tạo, đào tạo lại, tuyển chọn và sử dụng phù hợp.
*Cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng : ngoài kiến thức vững vàng về nghiệp vụ còn đòi hỏi am hiểu sâu rộng về pháp luật kinh tế và ngành ngân hàng, thấu hiểu quy chế thể lệ ngành, có khả năng phân tích đúng sai trong văn bản chế độ để biết cần làm gì và tránh điều gì, có khả năng bổ xung và chỉ ra sai sót nghiệp vụ của cấp dưới để hướng dẫn họ tốt hơn.
*Cán bộ tín dụng:
-Hiểu biết về quy trình, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ thẩm định khoa học và đánh giá được một dự án, một món vay.
-Biết thu thập xử lý các thông tin cần thiết phục vụ cho việc đánh giá thẩm định.
-Có hiểu biết nhất định về pháp luật, nắm vững chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ngành địa phương theo từng thời kỳ tình hình kinh tế xã hội của thế giới có liên quan đến dự án, sản phẩm của dự án.
*Nắm bắt cơ bản tình hình thị trường, sản phẩm dự án của doanh nghiệp.
-Là người trung thực, nhạy bén linh hoạt bản lĩnh và phong cách làm việc khoa học.
-Nâng cao trình độ nghiệp vụ bám sát khách hàng vay vốn, khả năng đánh giá doanh nghiệp và tài sản thế chấp.
Để đạt được những tiêu chuẩn trên, chi nhánh phải tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng trưởng thành về mọi mặt : Kết hợp với một số chuyên gia trường đại học để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ nâng cao tay nghề, kiến thức kinh tế thị trường theo phương châm đào tạo, đào tạo lại, đi sâu đào tạo phương pháp điều tra thu thập thông tin về khách hàng, phương pháp phân tích tín dụng trong đó chú ý các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.
3.2.2.3-Tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản tín dụng.
-Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng phải được thực hiện thường xuyên kịp thời và trở thành một trong những hoạt động cơ bản của công tác quản trị điều hành. Ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát theo hướng :
+Hoàn thiện củng cố và tăng cường cán bộ có kinh nghiệm, có nănglực sang làm công tác kiểm tra kiểm soát.
+Đảm bảo thực hiện kiểm tra kiểm soát trong tất cả các khâu trước trong và sau khi cho vay, coi trọng hơn nữa khâu kiểm soát trước khi cho vay.
+Thực hiện kiểm tra định kỳ tháng đối với tất cả các khoản nợ của ngân hàng, kịp thời xử lý các khoản vay có vấn đề hạn chế rủi ro.
Cán bộ tín dụng nên chú trọng hơn công tác kiểm tra sau khi phát hiện tiền vay. Đó là việc yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin và kết quả kinh doanh kèm theo số tiền trả nợ định kỳ. Với những khoản trả nợ gốc lớn, ngân hàng cần có sự thông báo trước khi đếnhạn, tìm hiểu xem khách hàng có khả năng trả nợ hay không, lý do để có biện pháp xử lý phù hợp. Cán bộ tín dụng luôn luôn gám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nứm bắt được luồng tiền về kịp thời thu nợ.
3.2.2.4-Chuyên môn hoá đội ngũ thẩm định
Nên chăng thực hiện chuyên môn hoá với từng cán bộ tín dụng bằng cách phân loại khách hàng theo từng nhóm có đặc thù riêng. Trên cơ sở đó, căn cứ vào năng lực sở trường, kinh nghiệm của từng người để thực hiện phân công công việc hợp lý. Việc chuyên môn hoá như vậy khắc phục được mâu thuẫn giữa chuyên môn hoá và đa dạng hoá, tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng hiểu biết sâu sắc, nâng cao chất lượng và độ tin cậy của thông tin tín dụng, làm cơ sở xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài. Đồng thời tạo cơ hội sâu sát hơn trong việc điều tra, tìm hiểu khách hàng, có lợi cho thẩm định, phân tích dụng, giám sátiền gửi khách hàng sử dụng tiền vay. Tuy nhiên đến một trình độ nhất định các cán bộ tín dụng phải hiểu biết công việc của nhau mục đích học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm và tạo cho mình phong cách làm việc khoa học, hiệu quả nhất.
Đối với các dự án lớn phức tạp, hoạt động đa dạng thì cán bộ tín dụng dù vững vàng thành thạo đến đâu cũng không thể có tầm nhìn đầy đủ chính xác các chỉ tiêu, đánh giá kỹ lưỡng về phương diện thị trường, kỹ thuật. Việc tập hợp đội ngũ chuyên gia thẩm định dự án gồm các thành viên nắm bắt nhiều khía cạnh nghiệp vụ khác là các nhàk hoa học, chuyên gia ở các viên, cơ quan chuyên ngành góp phần quan trọng nâng cao chất lượng thẩm định. Điều đóđòi hỏi có quy chế cụ thể nhằm gắn lợi ích và trách nhiệm của các thànhviên nhằm tận dụng các kiến thức của chuyên gia vào dự án mà vẫn đảm bảo ngăn ngừa tiết lộ bí mật đầu tư công nghệ của khách hàng. Ngoài ra có thể thiết lập mối quan hệ trao đổi thông tin giữa ngân hàng với các ngành khác tạo lập hệ thống thông tin giúp cho việc đánh giá rủi ro tiềm ẩn.
3.3.Những kiến nghị
3.3.1.Kiến nghị đối với Ngân hàng công thương Việt Nam
3.3.1.1.Đối với các phòng nghiệp vụ tín dụng, nhất là tín dụng trung, dài hạn
-Bám sát quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, từng địa phương để giúp chi nhánh đầu tư đúng hướng và an toàn. Từ đó cùng với chi nhánh tích cực tìm kiếm khai thác khách hàng để mở rộng tín dụng.
-Nâng cao trình độ và chất lượng thẩm định khách hàng, dự án đầu tư . Chủ động nắm bắt thực tiễn để hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế, quy trình đó. Có như vậy mới có thể đa dạng hoá các hình thức và đối tượng đầu tư để khách hàng có điều kiện thuận lợi tiếp cận với vốn tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng công thương.
3.3.1.2.Tổ chức một cách thường xuyên hiệu quả cac buổi hội thảo, các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ,.
Tín dụng trung, dài hạn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị xã hội trong và ngoài nước.
Tổ chức hội thảo, tập huấn trước tiên để các chuyên gia, nhà tư vấn cung cấp các thông tin về cơ chế chính sách, đường lối phát triển của Đảng, nhà nước, về hành lang pháp lý, về các nhân tố khách quan chủ quan đang trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hoạt động tín dụng của các ngân hàng để từ đó chúng ta xác định hạn mức đầu tư phù hợp với từng nghành nghề, từng doanh nghiệp.
Tổ chức hội thảo, tập huấn cũng nhằm mục tiêu trang bị các kỹ năng
-Phân tích, đánh giá về hiệu quả, khả năng thanh toán cũng như vòng đời sản phẩm của dự án.
-Thẩm định về năng lực công nghệ, thiết bị, nhân lực, tài chính của chủ đầu tư để thực thi dự án.
Bên cạnh đó, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên trẻ học hỏi kinh nghiệm hết sức cần thiết của cán bộ đã và đang trực tiếp thi thẩm định dự án, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể và đảm bảo an toàn hiệu quả vốn đầu tư.
Được trang bị kỹ năng kinh nghiệm là vô cùng cần thiết song để có quyết định đầu tư chính xác, kịp thời các ngân hàng thương mại còn cần có được nguồn thông tin nhanh, đầy đủ, nên đề nghị ngân hàng công thương Việt Nam: tổ chức thu thập và cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách của ngân hàng, các ngành liên quan về đường lối phát triển kinh tế của nhà nước, về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và bộ máy quản lý của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai, về hoạt động của các ngành có liên quan…
3.3.1.3.Nâng cao hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro
Để ra quyết định đầu tư, cán bộ lãnh đạo ngân hàng cần có các nguồn cung cấp thông tin có chất lượng. Trên thực tế, hệ thống thông tin tín dụng của chúng ta còn nhiều điều chưa hợp lý.
Tại Việt Nam, ngân hàng nhà nước ta tổ chức quản lý vĩ mô tài chính tiền tệ, nên Trung tâm CIC của NHNN là nơi có nguồn thông tin đa dạng nhất, tính pháp lý cao nhất. Bên cạnh đó, trong hệ thống Ngân hàng công thương còn có Phòng thông tin phòng ngừa rủi ro (TPR) hoạt động. Thực tế hiện any, nguồn tin của CIC lấy từ các trung tâm phòng ngừa rủi ro của các Ngân hàng Trung ương , các Ngân hàng thương mại trung ương nhận tin từ các chi nhánh, các chi nhánh lấy tin của các khách hàng đang có quan hệ để truyền đi, nên thông tin phòng ngừa rủi ro thực sự không cập nhật, chưa khách quan và cũng chưa có sức thuyết phục.
Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi các ngân hàng chi nhánh đang bước đầu thiết lập quan hệ với các công ty liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là đối tượng có trình độ quản lý tài chính, công nghệ thiết bị hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi cao, nguồn thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro không có, chi nhánh phải tự tìm kiếm từ báo chí, hay các nguồn tin không chính thức, chi phí cao, khó có thểđáp ứng kịp thời cho công việc.
Vì vậy, Ngân hàng công thương Việt nam cần đầu tư trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc khai thác, lưu trữ, trao đổi thông tin trong hệ thống; xây dựng quan hệ trao đổi mua bán thông tin với Ngân hàng nông nghiệp, các cơ quan tư pháp, các Ngân hàng thương mại, các Tổ chức tài chính phi ngân hàng, các tổ chức thông tin đại chúng trong và ngoài nước để có thông tin chính xác, kịp thời chỉ đạo hoạt động của chi nhánh. Kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân cũng là biện pháp quan trọng đảm bảo an toàn, hiệu quả đầu tư.
3.3.1.4.Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát.
Phòng kiểm tra, kiểm soát và khiếu tố của Ngân hàng công thương Việt Na, chưa tích cực trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng của các chi nhánh trong hệ thống. Do vậy, việc kiểm tra, kiểm soát không thường xuyên, một mặt do trình độ cán bộ kiểm tra kiểm soát còn hạn chế, mặt khác do thời gian hạn hẹp chỉ thực hiện được xác suất một số hồ sơ tín dụng, hơn nữa việc phát hiện ra sai sót còn đòih ỏi cán bộ kiểm soát phải am hiểu trình độ nghiệp vụ kỹ càng, có kinh nghiệm, có cách đánh giá tổng hợp nên nhiều kh sai sót không được phát hiện kịp thời để có thể xử lý thích hợp không để quá muộn. Đứng trước tình hình đó Ngân hàng côngthương Việt Nam cần đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát kịp thời nhằm xử lý các sai phạm, hạn chế thấp nhất tổn thất, góp phần đưa hoạt động kinh doanh thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
3.3.1.5.Tổ chức sắp xếp cán bộ một cách hợp lý
Đây là việc làm có ý nghĩa quan tọng đối với sự phát triển của ngân hàng công thương nói chung và mỗi chi nhánh nói riêng. Mỗi chi nhánh nằm trên các địa bàn hoạt động khác nhau sẽ có lợi thế và khó khăn riêng mình. Trong điều kiện cạnh tranh, tranh giành các khách hàng lớn giữa các ngân hàng, để có chính sách thu hút đòi hỏi cán bộ lãnh đạo mỗi chi nhánh không chỉ dừng lại ở tay nghề cao, có bề dày kinh nghiệm, tầm nhìn bao quát, hiểu biết khá sâu về những khách hàng lớn và thực lực của ngân hàng. Người lãnh đạo phải biết nhìn nhận và đánh giá, tìm cách sắp xếp sao cho hợp lý nhất, phù hợp về năng lực ở mỗi người, ở vị trí công tác của mình, cóthể kết hợp được hết khả năng của mọi người cho công việc chung.
3.3.1.6.Cơ chế tiền lương hợp lý
Trong hoạt động sản xuất cũng như trong kinh doanh, lương, thưởng luôn là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc, là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Với mức lương cao hợp lý, người lao động sẽ yên tâm, nhiệt tình hơn với công việc mình làm, ngược lại với mức lương thấp người lao động sẽ không chú tâm vào công việc của mình dẫn đến hiệu quả lao động thấp. Thực tế những năm qua lương bìnhquân của mỗi cán bộ chi nhánh còn thấp (bình quân từ 500-600 nghìn đồng/người) đây là mức lương thấp với toàn ngành và xã hội. Vì vậy, để khuyến khích kịp thời, thúc đẩy khả năng sáng tạo trong công việc, đề nghị Ngân hàng công thương Việt Nam có chế độ lương, thưởng thích đáng cho cán bộ công nhân viên.
3.3.1.7.Trao quyền tự chủ đối với Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
Hiện nay, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm vẫn bị phụ thuộc rất nhiều vào Ngân hàng công thương Việt Nam mới được thực hiện. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp đổi mới hoạt động của mình. Do đó, Ngân hàng công thương Việt Nam nên trao nhiều quyền tự chủ, mở rộng quyền hạn và trách nhiệm hơn nữa cho Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Ngân hàng công thương Việt Nam chỉ cần để ra định hướng, mục tiêu hướng dẫn thực hiện còn lại trao quyền quyết định cho Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đồng thời yêu cầu Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm chịu trách nhiệm với các quyết định của mình Ngân hàng công thương Việt Nam thực hiện quản lý, giám sát từ xa và trong trường hợp cần thiết giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn cho ngân hàng này.
3.3.2.Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước
Để tạo điều kiện cho Ngân hàng côngthương nói chung và Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nói riêng thực hiện được các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn, ngân hàng nhà nước cần lưu ý một số vấn đề sau:
Sức khoẻ của Ngân hàng công thương Việt Nam lệ thuộc rất lớn vào khối lượng vốn tự có, với vốn tự có hiện tại của mình ngân hàng công thương Việt Nam khó có điều kiện để thực hiện mục tiêu hiện đại hoá công nghệ tín dụng. Mặt khác các ràng buộc về pháp lý, về tỷ lệ tương quan vốn tự có với dư nợ tín dụng cho một khách hàng cũng trực tiếp hạn chế khả năng mở rộng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng công thương Việt Nam. Vì vậy, luận văn kiếnn ghị trên một số vấn đề liên quan sau:
Vốn điều lệ của Ngân hàng công thương Việt Nam được quy định theo quyết định thành lập số 285/QĐ/NH5 ngày 21/9/1996 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam là 1.100 tỷ đồng. Nhưng thực tế đến ngày 31/12/98 vốn điều lệ mới có712,8 tỷ đồng.Vì vậy đề nghị Ngân hàng nhà nước Việt nam sớm bổ sung vốn pháp định còn thiếu cho Ngân hàng công thương Việt Nam.
-Có quyết định nhanh chóng về việc cho phép Ngân hàng công thương Việt Nam giải quyết cho vay vượt mức phán quyết (15%) đối với các dự án lớn theo chỉ định của chính phủ, vì so với các ngân hàng thương mại quốc doanh khác, Ngân hàng công thương Việt Nam là ngân hàng có số vốn tự có thấp nhất làm hạn chế nhiều khả năng cung cấp vốn với các dự án lớn trọng điểm có thể mở rộng tín dụng trung, dài hạn có thể khai thác từ các Tổng công ty lớn trong nền kinh tế.
Để giúp các Ngân hàng thương mại tháo gỡ bớt một số khó khăn trong hoạt động cho vay trung, dài hạn. Ngân hàng cần phát huy mạnh mẽ vai trò làm một tham mưu, tư vấn cho Ngân hàng thương mại , đặc biệt trong quá trình xây dựng, thẩm định lựa chọn dự án đầu tư.
Một trong số các khó khăn của cán bộ tín dụng và ngân hàng khi xem xét và quyết định cho vay là thông tin không trung thực thiếu chính xác về doanh nghiệp. vì vậy, trung tâm phòng ngừa và phân tán rủi ro của Ngân hàng nhà nước Việt Nam phải có trách nhiệm trong việc thu thập và cungcấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời về doanh nghiệp, về tình hình kinh tế, sản xuất trong cả nước cho hệ thống ngân hàng có tổ chức tín dụng.
Để phát huy trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin tín dụng, chất lượng thông tin, chính phủ và ngân hàng nhà nước cần thành lập các công ty chuyên mua bán thông tin để hỗ trợ thêm cho ngân hàng nhà nước. Qua đó sẽ tách biệt vai trò quản lý nhà nước và vai trò kinh doanh của các công ty tư vấn.
Tiếp theo ngân hàng nhà nước cần phải hệ thống hoá lại những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, tăng cườngviệc đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu, thông tin phục vụ cho cáccông tác thẩm định. Việc đề ra quy trình tín dụng phải trên nguyên tắc tách quy trình tín dụng ra nhiều khâu: tiếp nhận thẩm định tài chính, thu thập thông tin thị trường, kiểm tra tài sản thế chấp… Mỗi khâu giao cho một bộ phận độc lập phụ trách. Trong thời gian trước mắt ngân hàng nhà nước đề raquy trình tín dụng trong đó tách ra 2 khâu: thẩm định và quyết định cho 2 bộ phận độc lập theo dõi.
Ngân hàng nhà nước trên địa bàn tỉnh, Thành phố nắm vững phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế ở vùng, địa phương mình, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, toàn địa phương, những ngành kinh tế mũi nhọn để tư vấn cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn đầu tư vốn để phát triển đúng hướng. Phát huy hiệu quả vốn tín dụng vàđảm bảo thu hồi vốn đúng hạn. Ngân hàng nhà nước cũng có thể thành lập tổ thẩm định tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại nhằm tiến hành thẩm định dự án các doanh nghiệp./
Tiếp tục thực hiện điều chỉnh lãi suất đảm bảo vừa phù hợp với chỉ số lạm phát và khuyến khích các ngân hàng thương mại mở rộng vốn đầu tư để phục vụ nền kinh tế. Điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn và trần lãi suất cho vay trung, dài hạn. Đồng thời đảm bảo lãi suất cho vay trung, dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Hiện nay việc tiếp tục hạ mức lãi suất huy động vốn là mộtbiện pháp tốt vì thực tế lượng tiền gửi không những giảm mà ngày càng gia tăng. Nhưng trong thời gian tới việc tiếp tục giảm có phải là một cách làm tốt không? Vấn đề đặt ra là giới hạn của mức lãi suất sẽ là bao nhiêu để bù đắp việc lạm phát, người dân tin tưởng hơn vào đồng tiền Việt Nam, tránh hiện tượng sùng bái ngoại tệ.
Ngân hàng nhà nước khuyến khích các ngân hàng thương mại huy động vốn trung, dài hạn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chấp nhận được lãi suất cho vay để đầu tư chiều sâu. Mặt khác tiếp tục điều chỉnh một bước lãi suất của đồng vốn trong nước gần sát với lãi suất của vốn nước ngoài góp phần hạn chế xu hướng thích vay nước ngoài thông qua hình thức L/C trả chậm vì được hưởng lãi suất thấp.
Do tình trạng giảm phát nên ngân hàng nhà nước không nên đặt ra hạn mức tín đối với các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu thu mua, đầu tư trung, dài hạn phục vụ sản xuất công, nông nghiệp và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
3.3.3.Kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô
Như phần trên đã đề cập, hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng không thể chi do ngân hàng quyết định mà còn phụ thuộc vào khách hàng-doanh nghiệp, các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh thuận lợi phát đạt thì ngân hàng mới có cơ hội mở rộngquy mô cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt trong việc tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vì vậy, giải pháp quan trọng bậc nhất hiện nay nhà nước cần có sự giúp đỡ tích cực hơn nữa đối với các doanh nghiệp.
-Nhà nước cần sớm điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu hạn chế tới mức tối đa nhập hàng hoá tiêu dùng mà trong nước đang sản xuất bình thường. Tăng cường nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị hiện đại để tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, giải quyết việc làm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
-Kiểm soát chặt chẽ thị trường nhập khẩu của cả hai đầu mối: kể cả nhập khẩu lậu qua biên giới lẫn kiểm soát nghiêm ngặt cả nguồn tiêu thụ hàng nhập lậu trái phép. Thu hồi đăng ký kinh doanh và xử lý hành chính nghiêm khắc những tổ chức, cá nhân tiêu thụ, những mặt hàng ngoại không có trong giấy phép kinh doanh.
-Nghiêm cấm xuất khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm khi các doanh nghiệp trong nước đang có điều kiện sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất nhập khẩu hình thành từ nguyên liệu đó. Đồng thời sử dụng có hiệu quả đòn bẩy về thuế khoá và lãi suất vay vốn ngân hàng để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thông qua chính sách thuế quan, sử lý bằng luật pháp để kiểm soát thị trường hàng nhập lậu, bảo hộ sản xuất trong nước phát triển. Từ đó các doanh nghiệp trong nước mới có khả năng phát triển, lớn mạnh dần lên. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có thị trường đầu ra ổn định sẽ vay vón để đổi mới công nghệ, sản phẩm sản xuất ra có khả năng cạnh tranh trên thị trường, tiêu thụ tốt, từ đó doanh nghiệp sẽ hoàn trả vốn cho ngân hàng đúng hạn.
-Dành một phần ngân sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có dự án sản xuất hàng xuất khẩu, thông qua việc cho vay theo lãi suất ưu đãi, tạo môi trường giúp các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
-Bên cạnh đó cũng cần có giải pháp để kích cầu, ở nước ta hiện nay nông dân chiếm đại bộ phận, do đó đây là lực lượng tiêu thụ nhiều sản phẩm hàng hoá. Nhưng đáng tiếc lực lượng này có sức mua rất thấp, vì vậy nhà nước cần có biện pháp để kích cầu lên. Chỉ có như vậy, sản phẩm mà các doanh nghiệp sản xuất ra mới có khả năng tiêu thụ. Trong tình hình kinh tế hiện nay nhà nước nên tăng lương để tạo điều kiện cải thiện một bước đời sống cho những gười làm không ăn lương nhất là những người về hưu, những người thuộc diện chính sách xã hội. Còn đối với người nông dân nên có chính sách trợ giá đối với nông sản, tránh tình trạng ép giá, tạo thêm nhiều ngành nghề phụ để tăng thêm thu nhập cho họ.
-Chính phủ cần có thái độ dứt khoát sắp xết lại các doanh nghiệp nhà nước, chỉ để tồn tại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, những doanh nghiệp thực sự cần thiết cho quốc tế dân sinh, tạo điêu kiện chi đầu tư tín dụng nâng cao được hiệu quả. Thực hiện việc giải thể hay sát nhập các doanh nghiệp, tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Đối với việc thành lập các doanh nghiệp mới cần tăng cường trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập công ty, tránh tình trạng thành lập tràn lan, gây hậu quả xấu cho xã hội.
Bộ Tài chính cần tiếp tục bổ sung đủ mức vốn điều lệ đã được duyệt cho các doanh nghiệp để đảm bảo mức vốn tối thiểu, cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Đối với doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của chu kỳ sản xuất hoặc sự cần thiết tồn tại thì đề nghị Bộ tài chính cho phép được giãn nợ từ 3-5 năm để doanh nghiệp có thời gian sắp xếp lại sản xuất, tạo nguồn trả nợ ngân hàng.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29772.doc