Tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tân Uyên – tỉnh Lai Châu: ... Ebook Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tân Uyên – tỉnh Lai Châu
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tân Uyên – tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tân Uyên – tỉnh Lai Châu
LỜI NÓI ĐẦU
Sau nhiều thập kỷ xây dựng và phát triển kinh tế, Việt Nam đang trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế đang dần dần khởi sắc: Tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, lạm phát được kiềm chế, sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoà nhịp vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới, hiện đại hoá trong quản lý và hoạt động nghiệp vụ nhằm xứng đáng là Trung tâm của hệ thống tiền tệ quốc gia. Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn từ nội bộ nền kinh tế và bên ngoài. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, đó là tiền đề là điều kiện để có thể tiếp nhận và sử dụng các nguồn vốn bên ngoài đạt hiệu quả đồng thời để tăng thêm tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Hiện nay, ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp có vốn nhỏ, máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu...và đang rất cần nguồn vốn đầu tư nước ngoài để cải tiến, nâng cao chất lượng sản xuất. Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, đã tạo kênh dẫn vốn trực tiếp tới các doanh nghiệp và xã hội. Nhưng vai trò của Ngân hàng Thương mại trong việc đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vẫn chiếm vị trí rất quan trọng. Hệ thống ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn chính trong nền kinh tế. Cho nên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của nền kinh tế.
Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam đã và đang tích cực tìm kiếm, triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, khai thác tiềm năng về vốn để đảm bảo nguồn vốn ổn định, từ đó, sử dụng vốn có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu đặt ra cho Ngân hàng. Sự phát triển của Ngân hàng là sự đóng góp, khích lệ vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Toàn thể ban lãnh đạo Ngân hàng cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đang cố gắng không biết mệt mỏi khắc phục những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao.
Sau một thời gian thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên – tỉnh Lai Châu, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên phòng kinh doanh, phòng kế toán em đã nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả Sử dụng vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên – Lai Châu”.
Kết cấu của chuyên đề : Gồm 3 chương.
Chương I: cơ sở lý luận chung về sử dụng vốn trong các doanh nghiệp.
Chương II: thực trạng sử dụng vốn tại ngân hàng NN&PTNT tại chi nhánh Tân Uyên – Lai Châu.
Chương III: giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬ DỤNG VỐN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1. Vốn và đặc trưng của vốn đối với DNNN trong nền kinh tế thị trường
Từ trước đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, mỗi một quan điểm đều có cách tiếp cận riêng. Nhưng có thể nói, thực chất vốn chính là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được quan niệm là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và trong các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Như vậy vốn là yếu tố số một của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn có các đặc trưng cơ bản là: thứ nhất, vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định, có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp. Thứ hai, vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ ba, vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, có như vậy mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Thứ tư, vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ và không ai quản lý. Thứ năm, vốn được quan niệm như một hàng hóa đặc biệt, có thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường.
2. Hiệu quả sử dụng vốn
Để đánh giá trình độ quản trị điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ : hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Trong phạm vi quản trị doanh nghiệp, người ta chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Do đó các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và quản trị sử dụng vốn nói riêng.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản trị vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn…. Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chí phí bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải khai thác nguồn vốn một cách triệt để nghĩa là không để vốn nhàn rỗi mà không sử dụng, không sinh lời.
- Phải sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm
- Phải quản trị vốn một cách chặt chẽ nghĩa là không để vốn bị sử dụng sai mục đích, không để vốn thất thoát do buông lỏng quản trị.
Ngoài ra doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp trong quản trị và sử dụng vốn.
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Để có cái nhìn tổng quát ta xem xét lần lượt các yếu tố của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp.
1.1. Các nhân tố bên ngoài
1.1.1. Môi trường pháp lý
Nền kinh tế thị trường ở nước ta có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó các doanh nghiệp hoạt động vừa bị chi phối bởi các quy luật của thị trường vừa chịu sự tác động của cơ chế quản lý của nhà nước. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường pháp lý.
Trước hết là quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để giải quyết kịp thời những vướng mắc về cơ chế quản lý tài chính nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó cũng là tiền đề để thực hiện nguyên tắc hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp. Rõ ràng với một cơ chế quản lý tài chính chặt chẽ, có khoa học, hợp quy luật thì việc quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ đạt kết quả cao, hạn chế được sự thất thoát vốn.
Bên cạnh đó nhà nước thường tác động vào nền kinh tế thông qua hệ thống các chính sách, đó là công cụ hữu hiệu của nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Các chính sách kinh tế chủ yếu là chính sách tài chính, tiền tệ. Nhà nước sử dụng các chính sách này để thúc đẩy hoặc kìm hãm một thành phần kinh tế, một ngành kinh tế hay một lĩnh vực nào đó. Một doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực mà được nhà nước hỗ trợ hoặc có được các chính sách thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của mình thì hiệu qủa hoạt động của nó sẽ cao hơn việc đầu tư vốn có khả năng thu lợi nhuận cao hơn.
1.1.2. Các yếu tố của thị trường
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng những cơ hội thách thức trên thị trường sẽ tác động lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ít có đối thủ cạnh tranh hoặc có ưu thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh thì khả năng thu lợi nhuận lớn của doanh nghiệp đó là lớn. Điều này thể hiện rất rõ trong các doanh nghiệp hoạt động trong ngành độc quyền của nhà nước. Ngược lại với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ít có cơ hội phát triển và gặp sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ cạnh tranh thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó sẽ thấp. Môi trường cạnh tranh không chỉ tác động đến hiệu quả của doanh nghiệp trong hiện tại mà còn trong tương lai. Bởi vì nếu doanh nghiệp có được thắng lợi ban đầu trong cuộc cạnh tranh thì hơn sẽ tạo được ưu thế về vốn, về uy tín, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh trong tương lai.
1.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
1.2.1. Khả năng quản lý của doanh nghiệp
Đây là yếu tố tác động mạnh nhất đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.Trong một môi trường ổn định thì có lẽ đây là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Quản lý trong doanh nghiệp bao gồm quản lý tài chính và các hoạt động quản lý khác.
Trình độ quản lý vốn thể hiện ở việc xác định cơ cấu vốn, lựa chọn nguồn cung ứng vốn, lập kế hoạch sử dụng và kiểm soát sự vận động của luồng vốn.Chất lượng của tất cả những hoạt động này đều ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. Với một cơ cấu vốn hợp lý, chi phí vốn thấp, dự toán vốn chính xác thì chắc chắn hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó sẽ cao.
Bên cạnh công tác quản lý tài chính, chất lượng của hoạt động quản lý các lĩnh vực khác cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. Chẳng hạn như là chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý lao động, quan hệ đối ngoại.
1.2.2. Ngành nghề kinh doanh
Một doanh nghiệp khi thành lập phải xác định trước cho mình một loại ngành nghề kinh doanh nhất định. Những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Để lựa chọn được loại hình kinh doanh thích hợp đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu phân tích môi trường, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mình. Với những lĩnh vực kinh doanh rủi ro thấp, lợi nhuận cao, ít có doanh nghiệp có khả năng tham gia hoặc lĩnh vực đó được sự bảo hộ của nhà nước, thì hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó có khả năng cao hơn.Trong quá trình hoạt động, sự năng động sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc lựa chọn sản phẩm, chuyển hướng sản xuất, đổi mới cải tiến sản phẩm cũng có thể làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp biết đầu tư vốn vào việc nghiên cứu thiết kế sản phảm mới phù hợp với thị hiếu hoặc là đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh béo bở thì sẽ có khả năng thu lãi lớn.
1.2.3. Trình độ khoa học công nghệ và đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
Khoa học công nghệ và đội ngũ lao động là những yếu tố quyết định đến sản phẩm của doanh nghiệp nó tạo ra sản phẩm và những tính năng ,đặc điểm của sản phẩm. Có thể nói những yếu tố này quyết định kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Sử dụng vốn là để mua sắm máy móc thiết bị và thuê nhân công để sản xuất đầu ra. Công nghệ hiện đại đội ngũ lao động có tay nghề cao thì sẽ làm việc với năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ và doanh nghiệp có khả năng thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên để có được dây chuyền thiết bị hiện đại thì doanh nghiệp phải đầu tư vốn lớn. Do đó doanh nghiệp phải tính toán lựa chọn công nghệ phù hợp với chi phí hợp lý để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.Trong điều kiện cạnh tranh doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
1.2.6. Qui mô vốn của doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động có khả năng tìm ra cho mình những hướng đi thích hợp. Muốn vậy doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu về chi phí cho việc thay đổi công nghệ, chi phí nghiên cứu. Với nguồn vốn lớn doanh nghiệp có thể tận dụng được những cơ hội kinh doanh mới, đầu tư vào những lĩnh vực có lợi nhuận cao và tạo được ưu thế trên thị trường.
III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
1. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chung nhất người ta thường dùng một số chỉ tiêu tổng quát như: hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn, doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu. Trong đó:
Doanh thu trong kỳ
Hiệu quả sử dụng =
Toàn bộ vốn Tổng số vốn sử dụng bình quân trongkỳ
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho biết một đồng vốn bỏ ra trong quá trình sản xuất đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, vì vậy nó càng lớn càng tốt.
Lợi nhuận
Doanh lợi vốn =
Tổng số vốn sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Nó cho biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
Doanh lợi vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, trình độ sử dụng vốn của người quản trị doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Tuy nhiên chỉ tiêu này có hạn chế là nó phản ánh một cách phiến diện. Do mẫu số chỉ đề cập đến vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ, trong khi hầu hết các doanh nghiệp nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng nguồn vốn. Do đó nếu chỉ nhìn vào chỉ tiêu này nhiều khi đánh giá thiếu chính xác.
Doanh thu thuần
hiệu suất (vòng quay )VCSH=
Tổng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết trong ky kinh doanh mọt đồng vốn CSH thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay nói cách khác là vốn CSH quay được bao nhiêu vòng trong kỳ kinh doanh
tổng số nợ phải trả
Hệ số nợ tổng tài sản=
tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh số nợ của doanh nghiệp phải trả của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu trong tổng tài sản
Tài sản lưu động
Hệ số thanh toán ngắn hạn=
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiep la cao hay thấp
vốn bằng tiền+ các khoản phải thu
hệ số thanh toán nhanh=
nợ ngắn hạn
vốn bằng tiền
hệ số thanh toán tức thời=
nợ ngắn hạn + nợ đến hạn
Nợ đến hạn trả bao gồm nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đã đến hạn trả. thực tế cho thấy hệ số này lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp đáp ứng tốt các khoản nợ đúng hạn, doanh nghiệp vẫn hoạt động kinh doanh bình thường
Các chỉ tiêu trên cho ta một cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu khác như tỷ suất thanh toán ngắn hạn, số vòng quay các khoản phải thu…. Tuy nhiên như ta đã biết nguồn vốn của doanh nghiệp được phân làm hai loại là vốn cố định(VCĐ) và vốn lưu động(VLĐ). Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng vốn của tổng nguồn vốn mà còn chú trọng đến hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguốn vốn của doanh nghiệp đó là VCĐ và VLĐ.
2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ người ta sử dụng những chỉ tiêu sau:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thuthuần trong một năm.
Lợi nhuận trong kỳ
Sức sinh lợi của vốn cố định =
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết trung bình một đồng VCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ việc sử dụng VCĐ là có hiệu quả.
Doanh thu trong kỳ
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
số khấu hao luỹ kế
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu hay phản ánh năng lực sản xuất của TSCĐ
Ngoài hai chỉ tiêu trên người ta còn sử dụng nhiều chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ như : hệ số đổi mới tài sản cố định, hệ số loại bỏ tài sản cố định….
3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng VLĐ =
VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ Sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần:
Lợi nhuận
Sức sinh lợi của VLĐ =
VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng VLĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Đồng thời, để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ người ta cũng đặc biệt quan tâm đến tốc độ luân chuyển VLĐ, vì trong quá trình sản xuất kinh doanh,VLĐ không ngừng vận động qua các hình thái khác nhau. Do đó đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ sẽ góp phần giải quyết về nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển VLĐ người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Doanh thu thần
Số vòng quay của VLĐ =
VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển VLĐ, nó cho biết VLĐ được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ tăng và ngược lại.
Thời gian của một kỳ phân tích
Thời gian của một vòng luân chuyển =
Số vòng quay của VLĐ trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho VLĐ quay được một vòng, thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của VLĐ càng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn.
4. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNN trong cơ chế thị trường
Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh thường đặt ra nhiều mục tiêu và tuỳ thuộc vaò giai đoạn hay điều kiện cụ thể mà có những mục tiêu được ưu tiên thực hiện, nhưng tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được.
Một doanh nghiệp muốn thực hiện tốt mục tiêu của mình thì phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trong khi đó yếu tố tác động có tính quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt trong điều kiện hiện nay.
Khi nước ta chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp buộc phải chuyển mình theo cơ chế mới, mới có thể tồn tại và phát triển. Cạnh tranh giữa các DNNN với các thành phần kinh tế khác trở lên gay gắt. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trí quan trọng hàng dầu của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được bảo đảm….
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Để đáp ứng yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm… doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn, vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cần thiết. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường , nâng cao đời sống của người lao động. Vì khi hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của người lao động cũng ngày càng được cải thiện. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN
TÂN UYÊN – TỈNH LAI CHÂU
I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NN & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH LAI CHÂU
1. Quá trình thành lập và phát triển
Là chi nhánh cấp 3 của ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, NHNN&PTNT Tân Uyên được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2005 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNN&PTNT Việt Nam. Với tiền thân là chi nhánh NHNN&PTNT chi nhánh Than Uyên, từ sau khi tách huyện Than Uyên thành 2 huyện là Than Uyên và Tân Uyên thì chi nhánh NHNN&PTNN chi nhánh huyên Tân Uyên cũng được thành lập. Từ khi thành lập, chi nhánh đã ổn định về tổ chức mạng lưới hoạt động kinh doanh, đến nay đã triển khai nhiều điểm giao dịch tại các tụ điểm dân cư, thương mại trên toàn huyện. Hoạt động của chi nhánh ngày càng mở rộng và đạt kết quả cao. Các cán bộ phòng tín dụng thường xuyên đi xã tuyên truyền và hướng dẫn kịp thời cho các hộ gia đình ngươì dân tộc thiểu số. Mô hình tổ chức của chi nhánh như sau: Ban giám đốc, phòng kế toán, phòng tín dụng, thủ quỹ.Tổng số cán bộ công nhân viên chức hiện nay là 14 cán bộ. Trong đó ban giám đốc có một cán bộ, phòng thủ quỹ 2 cán bộ, phòng kế toán 5 cán bộ, phòng tín dụng 6 cán bộ.
Chi nhánh thực hiện chương trình giao dịch bán lẻ, hệ thống trang thiết bị hiện đại: Máy vi tính, ATM… và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng thỏa mãn được yêu cầu của thành phần kinh tế, sự đa dạng của khách hàng. Là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, hệ số lương vượt so với mức khoán của NHNN&PTNT đưa ra.
Về chức năng và nhiệm vụ chủ yếu.
- Huy động bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức: Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu.
- Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế.
- Làm đại lý và dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng và các cá nhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải ngân cho các dự án, thanh toán thẻ tín dụng, séc…
- Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT.
- Chi trả, mua bán ngoại tệ, chiết khấu cho vay cầm cố chứng từ có giá.
- Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau trong và ngoài nước
- Thực hiện các dịch vụ khác
2. Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động của ngân hàng
Từ việc xây dựng hướng đi, mặc dù hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng ngân hàng đang có xu hướng phát triển lấy các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm đối tượng phục vụ nhất là lấy khách hàng làm mục tiêu phục vụ chủ yếu.
Mỗi thành công mà NHNN&PTNT Tân Uyên đạt được cần phải kể đến vai trò của bộ máy quản lý ngân hàng trong việc bố trí người lao động để phát huy tối đa năng lực của từng người.
Từ khi thành lập đến nay ngân hàng chi nhánh Tân Uyên chỉ có 14 cán bộ và 3 phòng ban.
Chức năng của các phòng ban:
- Chức năng của giám đốc chi nhánh:
+ GĐ chi nhánh chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nhgiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi uỷ quyền công việc cụ thể bao gồm:
+ Xem xét nọi dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay k cho vay và chịu trách nhiệm quyết định của mình
+ Ký hợp đồng tín dụng và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập
+ Quyết định xử lý nợ,cho gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng
- Chức năng của phòng tín dụng
+ Các phòng tín dụng hoặc phòng kinh doanh làm chức năng tín dụng hoặc tín dụng tại sở giao dịch và các chi nhánh có nhiệm vụ nghiên cứu tổ chức xây dựng chiến lược kinh doanh, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín
+ Lựa chọn phương thức cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao
+ Thẩm định các dự án hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên
+ Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục
- Chức năng của phòng kế toán
+ Huy động vốn từ dân cư và các tổ chức, cơ quan trong địa bàn huyện. Làm các thủ tục ,in chứng từ gửi tiền, chuyển tiền
+ Trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng
+ Làm lương và thu nợ
- Chức năng của phòng thủ quỹ
+ Nhận tiền về quỹ qua mỗi phiên giao dịch
+ Xuất tiền khi có quyết định của cấp trên
+ Bảo quản kho quỹ va các chứng từ có giá
+ Nhập xuất kho theo quy định
Ban giám đốc
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh tín dụng
Phòng thủ quỹ
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
3.1. Về hoạt động kinh doanh
* Trong hoạt động huy động vốn : Khai thác và cung ứng đối với mọi thành phần huy động vốn trong nước và nước ngoài của mọi tổ chức, dân cư thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm các loại tiền gửi có kì hạn và không có kì hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu kì phiếu, tín phiếu, ngắn hạn và dài hạn, tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ các tổ chức quốc tế và cá nhân trong nước và ngoài nước cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
* Đối với hoạt động tín dụng : Cho vay ngắn hạn, dài hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, cho vay trung và dài hạn với các mục tiêu hiệu quả, hoặc mục tiêu tài trợ tuỳ tính chất và khả năng nguồn vốn,chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, bảo lãnh cho khách hàng khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác.
Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác: Kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng đối ngoại: Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối, thực hiện tín dụng ngoại tệ, mua bán, thu đổi ngoại tệ.
* Một số hoạt động khác: Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, cầm cố bất động sản và động sản: Thu, chi tiền mặt, đại lý mua, bán trái phiếucho chính phủ ..; làm tư vấn về tài chính, tiền tệ, về xây dựng các dự án đầu tư và quản lí tài sản theo yêu cầu của khách hàng.
3.2. Những kết quả đã đạt được
Qua 4 năm thành lập ngân hàng đã thu được những thành quả đáng khích lệ và biểu dương;
Về hoạt động kinh doanh tín dụng
Các hoạt động cho vay, huy động vốn nội tệ, ngoại tệ, ngắn hạn, trung hạn và dàị hạn đều tăng trưởng mạnh.
Hoạt động tín dụng vẫn giữ vai trò chủ đạo quyết định đến sự thành bại của ngân hàng chiếm trên 90%, tổng thu nhập. Dự nợ của chi nhánh tập trung chủ yếu là ở các doanh nghiệp, các đơn vị có tình hình tài chính lành mạnh. Dự nợ lành mạnh tăng trưởng nhanh.
Trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
Ngân hàng là một chi nhánh nhỏ và ở vùng có nhiều dân tộc thiểu số nên hầu như không có liên quan đến lĩnh vực thanh toán L/C. Bên cạnh đó nghiệp vụ thanh toán ngân quĩ và các nghiệp vụ khác cũng phát triển đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh.
Công tác nguồn vốn.
Ngân hàng đã tạo được nguồn vốn ổn định và lớn đủ khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn đối với mọi khách hàng, đồng thời có đủ vốn để chuyển cho các Ngân hàng trong cùng hệ thống đang thiếu vốn. Tốc độ và quy mô tăng trưởng nguồn vốn trong 3 năm đạt kết quả tốt. Cơ cấu nguồn vốn huy động hợp lý, giảm lãi suất đầu vào, có lợi trong kinh doanh.
Tiếp nhận các đề án nối mạnh thanh toán của NHNo với một số các đơn vị như Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng nước ngoài để tập trung các khoản thanh toán, tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Đã tiếp cận và tạo được mối quan hệ tiền gửi đối với một số khách hàng lớn: Quỹ hỗ trợ phát triển, Công ty TNHH Quỳnh Trang, công ty xây dựng Duy Tiến, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam...bước đầu đạt kết quả tốt.
Như vậy ngân hàng ngày càng tự hoàn thiện mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường với mục tiêu trở thành một Ngân hàng hiện đại, đa chức năng.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT chi nhánh Tân Uyên năm 2009
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2008
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
4.351.582
1.702.241
Chi phí lãi và các chi phí tương tự
(3.333.736
(1.258.563)
Thu nhập lãi thuần
1.017.846
443.678
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
158.393
142.161
Chi phí hoạt động dịch vụ
(9.473)
(5.923)
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ
148.920
136.238
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
57.306
2.499
Lỗ/Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh
(35.508)
69.305
Lãi thuần từ hoạt động khác
34.332
36.683
Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần
4.415
558
Tổng thu nhập hoạt động
1.227.311
688.961
Chi phí hoạt động
(270.854)
(154.211)
Chi phí tiền lương
(21.883)
(10.599)
Chi phí khấu khao và khấu trừ
(173.936)
(109.937)
Chi phí hoạt động khác
(466.673)
(274.747)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
760.638
414.214
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
(138.984)
(75.212)
Hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng
24.769
20.022
Tổng lợi nhuận trước thuế
646.423
359.024
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
(182.533)
(100.289)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
(182.533)
(100.289)
Lợi nhuận sau thuế
463.890
258.735
Lãi cơ bản trên cổ phiếu - đồng
2.263
2.211
II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
1. Hiệu quả sử dụng vốn của NHNN&PTNT chi nhánh Tân Uyên
1.1. Tình hình sử dụng vốn
Cho vay hay đầu tư để sinh lợi từ tiền đã huy động được là lẽ sống của Ngân hàng Thương mại. Cho vay hay đầu tư vào các loại tài sản nào cũng đều là hoạt động kiếm lợi nhuận. Tài sản có là những khoản nợ mà thị trường nợ ngân hàng hoặc là những khoản mà ngân hàng cho thị trường vay. Đứng trên góc độ tính chất, ngân hàng là chủ nợ và các đối tượng vay tiền của nó là con nợ. Vì mục tiêu của ngân hàng là cho vay để kiếm lời, nên tài sản có hay các khoản mà ngân hàng cho vay còn được gọi là đầu tư.
Như vậy sử dụng vốn là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại (nghiệp vụ có).
Sử dụng vốn bao gồm:
- Dự trữ tiền mặt: Tiền mặt tại kho của ngân hàng
Tiền mặt ký gửi của ngân hàng Trung ương
- Đầu tư vào chứng khoán ( trái phiếu, hối phiếu...)
- Cho vay
- Đầu tư vào các loại tài sản (như bất động sản, cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị...)
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn của NHNN&PTNT chi nhánh Tân Uyên
Để hiểu xem một Ngân hàng Thương mại (NHTM) hoạt động như thế nào chúng ta phải xem xét đến bản quyết toán tài sản của Ngân hàng đó, là bản kê tài sản có và tài sản nợ cuả nó. Bảng quyết toán này liệt kê các kết số, tức là nó cóđặc trưng.
Tổng tài sản có = Tổng tài sản nợ + vốn.
Hơn nữa, bảng quyết toán tài sản một Ngâ._.n hàng liệt kê các nguồn vốn của Ngân hàng (tài sản nợ) và sử dụng vốn (tài sản có). Các Ngân hàng bằng nhiều cách để huy động vốn. Sau đó họ dùng vốn này có được tài sản có.
- Bảng quyết toán của tất cả các Ngân hàng Thương mại thường có kết cấu dưới dạng sau:
Tài sản có (sử dụng vốn)
Tài sản nợ (nguồn vốn)
1. Khoản mục dự trữ
2. Khoản mục CK ngắn hạn
3. Khoản mục cho vay
4. Khoản mục đầu tư
5. Các tài sản có khác
6. TSCĐ tích lũy
1. Khoản mục tiền gửi
2. Khoản mục đi vay
3. Các loại vốn uỷ thác
4. Vốn sở hữu của Ngân hàng
1.3. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả Sử dụng vốn
Đối với các Ngân hàng Thương mại, cho vay có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, mở rộng phạm vi kinh doanh. Tăng trưởng nguồn vốn và đạt được mục tiêu lợi nhuận của bản thân ngân hàng đó. Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động cho vay, việc đánh giá hiệu quả của hoạt động này được phân tích qua hai chỉ tiêu cơ bản.
Quy mô cho vay:
- Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá một cách khái quát có hệ thống đối với những khoản vay tại một thời điểm. Khi xác định doanh số cho vay, chưa có sự đánh giá cụ thể về chất lượng các khoản vay và phần rời của những khoản vay trong một thời kỳ nhất định ( trong ngày, tháng, quý, năm...) nhưng đây là chỉ tiêu cho biết khả năng luân chuyển sử dụng vốn của một ngân hàng, quy mô đầu tư và cấp vốn tín dụng của ngân hàng đó đối với nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ.
- Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế : Tổng dư nợ nội tệ và ngoại tệ thể hiện được mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng, đồng thời là chỉ tiêu phản ánh phần vốn đầu tư hiện đang còn lại tại một thời điểm của ngân hàng mà ngân hàng đã cho vay chưa thu về. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng phản ánh mối quan hệ với doanh số cho vay ( Dư nợ đầu kỳ +Doanh số cho vay - Doanh thu số nợ = Dư nợ cuối kỳ ) với khả năng đáp ứng nguồn vốn của các ngân hàng thương mại đối với những nhu cầu sử dụng vốn trong
nền kinh tế.
- Doanh số thu nợ : Là chỉ tiêu phẩn ánh khả năng thu hồi nợ của những khoản cho vay khi đến thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
Vốn vay
- Khả năng luân chuyển vốn =
Khả năng giải quyết, xử lý vốn tồn đọng
Là chỉ tiêu phản ánh độ nhạy bén, khả năng luân chuyển vốn tồn đọng theo chiều hướng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng
Tỷ trọng doanh số cho vay
- Khả năng xử lý vốn =
Tổng số vốn huy động
Chỉ tiêu thể hiện khả năng sử lý nguồn vốn huy động đảm bảo khả năng lợi nhuận đồng thời bảo đảm nhu cầu thanh toán.
Chất lượng cho vay:
- Tỷ lệ nợ quá hạn: Chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng một khoản cho vay và khả năng bảo đảm của khoản vay đó trong một thời hạn nhất định. Thực chất, chỉ tiêu cho biết sự luân chuyển lượng tiền mặt trong một ngân hàng, phản ánh phần chất đối với doanh số thu nợ. đây cũng là yếu tố đánh giá tính chất, trình độ quản lý của những người làm ngân hàng và thể hiện một mặt biến động chung của nền kinh tế.
Tỷ trọng nợ quá hạn
- Khả năng thu nợ =
Tổng thu nợ
Phản ánh khả năng thu hồi nợ của các khoản vay thể hiện ở các khoản vay đã đến hạn trả nhưng không đủ luân chuyển nguồn vốn đã cho vay tại một thời điểm và sự biến động của độ an toàn về vốn sẽ tỷ lệ nghịch với sự tăng giảm của tỷ trọng trên.
Bên cạnh đó, còn có tỷ trọng nợ khó đòi / Tổng thu nợ : Phản ánh tính chân thực có khả năng hoàn trả của các khoản vay thể hiện ở chỉ tiêu này.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sự dụng vốn
1.4.1. Ảnh hưởng của thẩm định tín dụng
Khi quyết định cung cấp một khoản vay, các ngân hàng bắt buộc phải có sự thẩm định, thông qua đó, có thể đánh giá được tính hợp lý hiệu quả của dự án đầu tư và đó cũng chính là biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các khoản vay. Đặc biệt, những khoản vay trung và dài hạn thường đem lại nhiều rủi ro, khả năng linh hoạt kém nên thông qua công tác thẩm định, có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho vay khối lượng bao nhiêu, thời gian bao lâu, từ đó bảo đảm tính ổn định của cho vay.
1.4.2. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong ngân hàng cung cấp những khoản vay. Hơn nữa đánh giá rủi ro là công việc hết sức khó khăn do tính biến động và những yếu tố chủ quan từ nhiêu phía.
1.4.3. Ảnh hưởng của lãi suất cho vay
Từ nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách cho vay và các hoạt động cho vay là những vấn đề phức tạp. chính sách lãi suất phải thực sự là đòn bẩy kinh tế khuyến khích sự phát triển chung của nền kinh tế, đồng thời phải là công cụ đấu tranh chống cho vay nặng lãi và hạn chế những tiêu cực trong hoạt động cho vay. Chúng ta biết hai chức năng cơ bản của ngân hàng là nhận tiền gửi của khách hàng và cho khách hàng vay vốn mặc dù các dịch vụ kinh doanh mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng rất đa dạng nhưng rõ ràng hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng vẫn là những hoạt động với vai trò như một trung gian tài chính, thanh toán lãi suất cho phần tiền gửi của khách hàng và tính lãi suất đối với những khoản tiền cho khách hàng vay.
Với lãi suất cho vay quá cao: Tạo ra sự ngưng đọng vốn do doanh nghiệp không chịu được mức chi phí cao đó nên họ ngừng xin việc vay vốn.
Trong một khoản thời gian tương đối dài như vậy những biến động tiêu cực lẫn tích cực, ngân hàng không thể dự đoán trước chắc chắn về khả năng sinh lời của mình trong tương lai. Do đó, sẽ phát sinh hiện tượng vốn vẫn đọng trong két của ngân hàng trong khi đó ở bên ngoài, các doanh nghiệp, hộ gia đình vẫn đang cố tìm kiến những khoản vốn vay với mức chi phí tối thiểu. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải thường xuyên phải trả lãi cho những khoản tiền gửi, những khoản đi vay của mình. Vì vậy, lãi suất cho vay quá cao sẽ gây “ ách tắc” trong hoạt động cho vay.
Lãi suất cho vay quá thấp: Xảy ra hiện tượng nhu cầu về các khoản vay của các doanh nghiệp, hộ gia đình trở nên tăng. Với điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn / Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng là thấp, ngân hàng phải tăng cường các hình thức huy động vốn, “ đi vay để cho vay ” để có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu vay vốn trên. Chính vì vậy, hoạt động cho vay sẽ trở nên khó khăn nếu một mắt xích nào đó trong qú trình lưu chuyển vốn bị đứt hay đột ngột chững lại. Lúc đó khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ không thể đáp ứng, gây lên phản ứng lan truyền “ khủng hoảng ngân hàng” và mất đi độ tín nhiệm của khách hàng đối vớí ngân hàng đó.
2. Cơ cấu nguồn vốn
Trong năm 2007, nguồn vốn tiền gửi và tiền vay vẫn chiếm tỉ trọng chủ yếu, điều này cho thấy ngân hàng chủ yếu hoạt động bằng nguồn vốn đi vay và tiền gửi của các thành phần kinh tế khác. Ngoài ra tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn chiếm 14,6% trong khi nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 85,4%. Để tránh rủi do theo nguyên tắc vốn để cho vay trung và dài hạn phải là nguồn có thời hạn dài. Nhưng thực tế trong sổ tiền tệ mà ngân hàng huy động được với nhiều kỳ hạn khác nhau, luôn xác định được nguồn vốn ổn định có thời hạn dài phục vụ nhu cầu vay trung và dài hạn. Ngoài ra, ngân hàng có thể chủ động đi vay các tổ chức kinh tế khác, huy động từ dân cư thông qua hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng để đảm bảo nguồn cho vay trung và dài hạn. Trên thực tế bất kì một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh đều phải có vốn. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt (hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ) do vậy nhu cầu vốn đối với ngân hàng là hết sức cần thiết để thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp khác, nguồn vốn chính và chủ yếu của một ngân hàng là vốn huy động. Do vậy để mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng mình đối với các ngân hàng khác .
Bảng 1: Biến động nguồn vốn huy động qua các năm 2007_ 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
1. Tổng nguồn vốn huy động
(gồm cả ngoại tệ quy đổi VND)
2. So sánh số tuyệt đối năm sau
so năm trước ( +,- )
3.So sánh số tương đối năm sau
so năm trước (%)
2.264.034
-289.124
88,6%
3.379.000
1.114.966
149,2%
6.117.000
2.738.000
181%
(Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh của chi nhánh Tân Uyên năm 2007-2009)
Qua bảng 1 ta thấy: nguồn vốn huy động của chi nhánh Tân Uyên tăng đều. Năm 2007 khi nguồn vốn huy động thấp 2.264.034 triệu đồng nhưng sang đến năm 2008 nguồn vốn huy động đã là 3.379.000 triệu đồng tăng 149,24% so với năm 2007 và đạt 124 % so với kế hoạch. Năm 2009 tổng nguồn vốn là 6.117 tỉ đồng tăng 2.738.000 triệu đồng, tăng 181,02 %, và đạt 36% so với kế hoạch năm 2008. Trong đó:
- Nguồn nội tệ: 5.529 tỷ đồng đạt 147% /KH
- Nguồn ngoại tệ quy đổi: 588 tỷ đồng đạt 100% /KH. Đạt được các thành tích trên do chi nhánh đã đưa ra được các biện pháp hợp lý để thu hồi vốn như: trả lãi huy động linh hoạt (trả lãi trước, sau, bậc thang); huy động vốn chiều tối là sản phẩm thu hút vốn hiệu quả của chi nhánh; thực hiện cho vay huy động vốn tại nhà
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh Tân Uyên
Triệu đồng, nghìn USD.
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Tổng nguồn vốn
1. Nguồn nội tệ
- Không kì hạn
- Có kì hạn
-Vay tổ chức kinh tế
2. Nguồn ngoại tệ
- Không kì hạn
- Có kì hạn
2.264.034
1.823.517
999.225
224.292
600.000
30 234
2 867
27 367
100
54,7
12,4
32,9
100
9,5
90,5
3.379.000
2.869.517
797.725
330.568
1.741.224
35 146
3 936
31 210
100
27,8
11,52
60,68
100
11.2
88.8
6.117.000
5.529.000
2.345.000
3.184.000
38 306
16 221
22 085
100
42,4
57,6
100
42.3
57,7
(Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh của chi nhánh Tân Uyên năm 2007-2009)
Năm 2008, nguồn vốn huy động nội tệ đạt 2.869.517 so với năm 2000 (tăng 57,3%). Năm 2009 nguồn vốn huy động nội tệ dạt 5.529.000 tăng so với năm 2008 là 2.659.483 ( tăng 92,68%).
Nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng khá nhanh năm 2001 tăng 4912 nghìn USD, tăng 16,2% so với năm 2007 .
Năm 2009 đã có nhưng sự biến đổi đáng kể so với năm 2008.
+ Tiền gửi tiết kiệm : 1.186 tỷ đồng chiếm 20%/Tổng nguồn
+ Tiền gửi TCKT : 2.316 tỷ đồng chiếm 39%/Tổng nguồn
Ngân hàng đã chú trọng đến huy động nguồn vốn trung & dài hạn, khuyến khích các tổ chức kinh tế gửi tiền có kì hạn nên vốn huy động trung và dài hạn tăng đáng kể so với những năm trưóc đây.
Tuy nhiên công tác huy động vốn cũng còn hạn chế như: nguồn huy động của ngân hàng tăng trưởng khá vững nhưng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn còn khá thấp, chưa tạo được sự thay đổi lớn trong việc huy động nguồn vốn có thời hạn dài.
Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh Tân Uyên 2007-2009.
Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số tiền
Tỉ
trọng %
Số tiền
Tỉ
trọng %
Số tiền
Tỉ
trọng %
1.Tổng nguồn vốn
- Không kì hạn
- Có kì hạn
2. Sử dụng
- Không kì hạn
- Có kì hạn
3. Thừa nguồn
2.264.034
1.223.036
1.040.998
664.834
303.763
361.071
1.599.200
100
54
46
100
45,69
54,31
3.379.000
2.524.218
854.782
1.456.730
1.085.264
371.466
1.922.270
100
74,7
25,3
100
74,5
25,5
6.117.000
2.594.000
3.523.000
3.750.000
1.657.500
2.092.500
2.367.000
100
42,4
57,6
100
44,2
55,8
Tỷ lệ sử dụng vốn:%
29,36
43,11
61,3
(Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh của ngân hàng NN&PTNT Tân Uyên năm 2007-2009)
Qua bảng bên ta thấy rằng tỉ lệ sử dụng vốn của chi nhánh chưa cao. Chỉ đạt 29,36 % năm 2000; 43,11% năm 2008. Tuy nhiên trong năm 2009 duy nhất có hệ thống NHNo&PTNT thực hiện việc điều chuyển vốn nội tệ từ nơi thừa sang nơi thiếu. Lãi suất điều chuyển trung bình mà chi nhánh thực hiện trong năm 2009 là 0,72%/tháng do vậy mặc dù nguồn vốn huy động lớn hơn nhiều so với việc sử dụng vốn nhưng đơn vị làm ăn vẫn có hiệu quả.
3. Thực trạng về sử dụng vốn
Cho đến nay chi nhánh vẫn hoạt động như một ngân hàng truyền thống bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu như nhận gửi, cho vay và thanh toán. Nó chưa thực sự trở thành một ngân hàng hiện đại, đa năng và lợi nhuận thu được phần lớn là từ nghiệp vụ cho vay. Vì vậy tại chi nhánh nói đến công tác sử dụng vốn là nói đến cho vay vốn.
Thực hiện phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, an toàn vốn, lợi nhuận hợp lý, chi nhánh đã nỗ lực vươn lên đáp ứng nhu cầu vốn nhằm góp phần đẩy mạnh sản suất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. Vốn tín dụng được chú ý cả đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc
Đối với doanh nghiệp nhà nước, chi nhánh tập chung vào những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đặc biệt là doanh nghiệp có vị trí trọng điểm. Đối với kinh tế ngoài quốc doanh, chú ý đầu tư vào các ngành nghề truyền thống, ngành nghề sản suất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, qua đó góp phần gián tiếp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Trong 3 năm 2007, 2008, 2009 doanh số cho vay của chi nhánh đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 1.302.407 triệu đồng, năm 2008 doanh số cho vay đạt 1.592.843 triệu đồng tăng 290.436 triệu đồng, tăng 22.3% so với năm 2007. Năm 2009 doanh số cho vay tăng mạnh đạt 2.117.807 triệu đồng ( tăng 32,9% so với năm 2008) tương ứng với 524.964. Từ năm 2008 đến 2009 Chính phủ đã chỉ đạo các chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế đi lên và tác động gián tiếp của chính sách đó là cho vay của ngân hàng tăng lên.
Tỷ trọng doanh số cho vay
Khả năng xử lý vốn =
Tổng số vốn huy động
1.302.407
2007 = = 0,0058
2.264.034
1.592.843
2008 = = 0,4714
3.379.000
2.117.807
2009 = = 0,3462
6.117.000
DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CHO VAY TRONG 3 NĂM 2007-2009
Nhìn vào bảng 4 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể năm 2007 cho vay ngắn hạn đạt 1.203.881, năm 2008 đạt 1.414.523 và sang năm 2009 đạt 1.961.327 tăng 546.804 triệu đồng so với năm 2008 chiếm tỷ trọng 92,61%. Doanh số cho vay trung và dài hạn thấp và biến đổi không đều qua các năm. Năm 2007, doanh số cho vay trung và dài hạn của chi nhánh là 98.526 triệu đồng, tỷ trọng 7,57%; năm 2008 cùng với sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh và sự nỗ lực cố gắng không nhỏ của cán bộ tín dụng lượng cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh đã tăng lên đáng kể cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối đạt 178.320 triệu đồng gấp 1,81 lần so với năm 2007, chiếm tỷ trọng là 11,2%. Tuy nhiên sang năm 2009 lượng cho vay trung và dài hạn giảm xuống còn 156.480 chiếm tỷ trọng 7,39%.
Doanh số thu nợ của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 1.056.363 triệu đồng; năm 2001 là 1.305.000 triệu đồng, tăng 23,54% so với năm 2007, năm 2009 là 1.631.885 triệu đồng tăng 25,04% so với năm 2008.
Doanh số thu nợ của chi nhánh chủ yếu là thu nợ ngắn hạn. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2007 là 959.190 triệu đồng chiếm tỷ tọng 90,8%. Sang năm 2008, doanh số thu nợ ngắn hạn là 1.161.450 triệu đồng; năm 2009 là 1.631.855 triệu đồng chiếm tỷ trọng 90,53%. Có được kết quả như vậy là do chi nhánh luôn chủ động nắm chắc các thởi điểm thu nợ, đó chính là khi vụ mùa kết thúc, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thu hồi được vốn, hoàn tất chu kỳ kinh doanh (doanh số thu nợ bình quân đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp luôn chiếm hơn 70% tổng doanh số thu nợ).
Như vậy, hoạt động cho vay chủ yếu của chi nhánh Tân Uyên tập trung chủ yếu ở cho vay ngắn hạn (chiếm hơn 90% tổng doanh số cho vay hàng năm). Điều này phản ánh xu thế hiện nay của các ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn vì hoạt động cho vay trung và dài hạn gặp nhiều rủi ro. Hơn thế nữa, chi nhánh là một bộ phận kinh doanh thuộc
NHNo&PTNT Việt Nam vì vậy lĩnh vực cho vay chủ yếu là cho vay nông nghiệp- một lĩnh vực chủ yếu là cho vay ngắn hạn.
Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sử dụng vốn đến ngày 31/12/2009 như sau:
tổng dư nợ cho vay
Chỉ số 1(năm 2009) =
tổng nguồn vốn
688.472
= = 0,112
6.117.000
tổng dư nợ cho vay
Chỉ số 1(năm 2008)=
tổng nguồn vốn
464.487
= = 0,156
2.972.000
tổng dư nợ cho vay
Chỉ số 1(năm 2007) =
tổng nguồn vốn
392.490
= = 0,174
2.254.034
Chỉ số 1 phản ánh cứ một đồng vốn huy động thì có bao nhiêu đồng được đem đi cho vay. Trong năm 2000, cứ một đồng vốn huy động thì có 0,174 đồng đem đi cho vay, năm 2008 là 0,156, năm 2009 là 0,112. Thực tế tổng dư nợ năm 2009 cao hơn nhiều so với năm 2008 và 2007 nhưng do huy động vốn năm 2002 cao hơn rất nhiều so với năm 2008, 2009 do vậy chỉ số 1 năm 2009 thấp hơn so với năm 2007 và 2008.
Chỉ số 2(năm 2009)= doanh số cho vay/tổng nguồn vốn kinh doanh.
Chỉ số 2 phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh thì có bao nhiêu đồng được đem đi cho vay.
Qua phân tích trên ta thấy năm 2009 chi nhánh Tân Uyên đã nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh bằng cách tăng cường công tác cho vay.
Bảng 5: Huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh Tân Uyên qua 3 năm 2007 – 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
I. Nguồn vốn huy động
2.254.034
2.972.000
6.117.000
Từ dân cư
859.302
1.009.000
2.385.630
Từ các tổ chức kinh tế
1.394.732
1.009.000
2.385.630
II. Sử dụng vốn
1. Tổng dự nợ cho vay
392.490
392.490
688.472
a. Theo thời hạn:
- Ngắn hạn
383.660
428.728
578.396
- Trung hạn và dài hạn
8.830
35.759
110.076
b. Theo TPKT:
- DNNN
380.393
437.842
612.775
- DNNQD
6.638
3.254
13.769
- Hộ gia đình & cá thể
5.459
23.400
61.928
c. Theo loại tiền:
- VND
373.074
438.335
624.745
- Ngoại tệ
19.416
26.152
63.727
2.Nợ quá hạn
2.274
11.194
23.408
- Ngắn hạn
2.049
10.578
22.331
- Trung và dài hạn
225
616
1077
3. Kinh doanh ngoại tệ
- Tổng doanh số mua
16.000
34.816
111.816
- Tổng doanh số bán
69.400
40.052
116.052
- Tổng L/C mở
215
284
316
- Tổng L/C thanh toán
339
344
453
- KQKD
1. Tổng thu
170.785
170.785
244.819
2. Tổng chi
94.318
128.849
194.849
3. Lợi nhuận
76.467
31.970
49.970
(Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh của chi nhánh Tân Uyên năm 2007-2009).
3.1. Hoạt động kinh doanh
Năm 2009, thu nhập từ các hoạt động tín dụng chiếm 35,6% tổng doanh thu, chủ yếu là thu lãi từ các khoản vay. Thu nhập từ hoạt động thanh toán và ngân quỹ chiếm 62,4% cho thấy dịch vụ của ngân hàng khá phát triển, chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Ngoài ra thu nhập từ các hoạt động đầu tư kinh doanh ngoại tệ, uỷ thác đại lý chiếm 3% không nhiều nhưng có tiềm năng phát triển.
Chi phí cho việc huy động vốn chiếm 95,25% với khoản tiền trả lãi tiết kiệm chiếm 22,4%, tiền vay chiếm 63,9%. Chi phí dịch vụ thanh toán chiếm khoảng 0,23%. Chi cho cán bộ công nhân viên chiếm 2,3%. Lợi nhuận hoạch toán năm 2008 là 31.970 triệu đồng, năm 2009 là 49.970 triệu đồng.
3.2. Hoạt động cho vay
Trong 3 năm qua, Sở giao dịch NHNo & PTNT chi nhánh Tân Uyên hết sức quan tâm đến công tác sử dụng vốn, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn được coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Thực hiện chỉ đạo của NHNo & PTNT , chi nhánh Tân Uyên đã thực hiện các hướng chính trong hoạt động tín dụng là:
- Tích cực mở rộng đầu tư trong điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn và hiệu quả, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, gắn tín dụng thương mại với đầu tư phát triển nông thôn, kiên trì thực hiện đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
- Thực hiện hoạt động tín dụng theo cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu vốn, áp dụng lãi suất thực dương, đảm bảo bù đắp chi phí.
Tìm kiếm và chuyển dần sang đầu tư theo dự án và chương trình kinh tế có tính khả thi cao.
Bảng 6: Cơ cấu đầu tư tín dụng của chi nhánh Tân Uyên theo thành phần kinh tế.
Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2007
31/12/2008
31/12/2009
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Tổng dư nợ
1. DNNN
2. DNNQD
3. Hộ gia đình và cá thể
392.490
380.393
6.638
5.459
100
96,91
1,69
1,40
464.487
437.842
3.245
23.400
100
94,26
0,69
5,05
688.472
612.775
13.769
61.928
100
89
1,99
9,01
(Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của chj nhánh Tân Uyên năm 2007-2009)
Theo những số liệu trên, ta thấy được dư nợ của chi nhánh tập trung chủ yếu ở khu vực DNNN. Năm 2007, Dư nợ DNNN là 380.393 triệu đồng, tỷ trọng dư nợ chiếm 96,91%, năm 2008 Dư nợ DNNN đạt 437.843 triệu đồng tăng 57.449 triệu đồng, tỷ trọng là 94,26%. Năm 2009 dơ nợ đạt 612.775 triệu đồng, tỷ trọng dư nợ 89%. Như vậy dư nợ DNNN tăng lên đáng kể qua 3 năm, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ năm 2008 giảm so với năm 2007, năm 2009 giảm so với năm 2007, 2008 do dư nợ DNNQD có xu hướng tăng lên.
BIỂU ĐỒ PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH DƯ NỢ DNNN
BIỂU ĐỒ PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH DƯ NỢ CÁC DNNQD
Còn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì năm 2007 dư nợ là 6.638 triệu đồng, năm 2008 dư nợ là 3.254 giảm so với năm 2007. Năm 2009, chi nhánh tích cực tìm kiếm những phương án kinh doanh có hiệu quả, dự án khả thi để đầu tư do vậy đã thu hút được các DNNQD như: Công ty TNHH Quỳnh Trang… Do vậy sang năm 2009 dư nợ DNNQD đã tăng mạnh đạt 13.769 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,99 % trên tổng dư nợ.
Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Tân Uyên
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tuyệt đối
Tương đối %
Tuyệt đối
Tương đối %
Tuyệt đối
Tương đối %
1.Tổng dư nợ
2.Nợ quá hạn
-NQH ngắn hạn
+DNNN
+DNNNQD
-NQH trung và dài hạn
+DNNN
+DNNNQD
392.490
2.274
2049
1944
105
225
225
0
90,1
9,9
464.487
11.194
10.578
9532
1046
616
616
0
94,5
5,5
688.472
23.408
22.331
20.413
2.188
1077
941
136
95,4
4,6
3.Tỷ lệ nợ quá hạn
0,57%
2,4%
3,4%
(Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh của chi nhánh Tân Uyên năm 2007-2009).
Qua bảng 7 ta thấy nợ quá hạn năm 2007 là an toàn do công tác đầu tư tín dụng có những bước khởi sắc, cơ cấu đầu tư tập trung vào các doanh nghiệp lớn kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ có nợ quá hạn kéo dài chi nhánh đã đình chỉ cho vay, chỉ tập trung vào thu nợ bằng nhiều biện pháp. Trong năm chi nhánh đã thu hồi được 5.465 triệu đồng nợ quá hạn, trong đó nợ khó đòi là 643 triệu đồng. Việc thu nợ quá hạn vừa tích cực, đôn đốc, vừa thao gỡ khó khăn nên trong năm 2007 hầu hết các khoản nợ quá hạn phát sinh đều thu được. Vì vậy, nợ quá hạn năm 2007 chỉ là 2.274 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,57%. Nhưng trong năm 2008 nợ quá hạn của chi nhánh là 11.194, tỷ lệ nợ quá hạn là 2,4%. Năm 2009 nợ quá hạn là 23.408 triệu đồng tăng so với năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn là 3,4% ( tỷ lệ này vẫn nằm trong giới hạn cho phép ). Như vậy, có thể nói tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh qua các năm là ở mức độ an toàn.
Qua bảng 7 ta cũng nhận thấy rằng nợ quá hạn của chi nhánh qua các năm chủ yếu là nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 2007 nợ qua hạn ngắn hạn là 2049 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90,1% tổng nợ quá hạn, năm 2008 chiếm tỷ trọng là 94,5%, năm 2002 là 94,4%. Điều này hoàn toàn hợp lý vì các khoản tín dụng mà chi nhánh cung cấp chủ yếu là ngắn hạn.
Theo phân tích trên, ta thấy nợ quá hạn hiện nay của ngân hàng chủ yếu là của các doanh nghiệp Nhà nước, với nguyên nhân là do phía khách hàng: do doanh nghiệp nhà nước chưa có kinh nghiệm kinh doanh nhạy bén, qua tin tưởng vào đối tác hoặc do doanh nghiệp có trình độ xuất nhập khẩu kém nên khi chưa làm xong thủ tục thanh toán quốc tế đã vội vàng mua hàng, hoặc khi khách hàng không mua hàng nữa dẫn đến hàng tồn kho làm ứ động vốn, nợ quá hạn do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích...Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh qua các năm là thấp, đặc biệt là năm 2007, mặc dù cả doanh số cho vay và dư nợ tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại rất thấp. Như vậy, có thể nói rằng hoạt động đầu tư tín dụng tại chi nhánh Tân Uyên của NHNo&PTNT Việt Nam là lành mạnh, an toàn, chi nhánh đã thực hiện được tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng.
4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Tân Uyên
4.1. Những kết quả đạt được
Năm 2009, kinh tế tăng trưởng trở lại, GDP năm 2009 đạt mức tăng 10,3% so với năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24,3%, tổng đầu tư xã hội tăng 16,8%, thu ngân sách vượt 9,5%,các hoạt động đầu tư sản xuất phát triển đã tạo một cơ sở thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trong địa bàn, thêm vào đó là cơ chế chính sách của ngành ngân hàng được hoàn thiện theo hướng đồng bộ. Các quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay, giao dịch đảm bảo, điều hành lãi suất...cũng từng bước được hoàn thiện theo hướng thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tế của đất nước đã tạo điều kiện tốt cho khách hàng tiếp cận với hoạt động tiền tệ - tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Sử dụng vốn ở chi nhánh Tân Uyên trong thời gian qua nhìn chung là an toàn. Tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ và dưới 5%, hoạt động thu nợ cũng được tiến hành hiệu quả.
Hoạt động đầu tư tín dụng của chi nhánh đã đạt được một số kết quả nhất định: trong thời gian qua chi nhánh đã mở rộng được đầu tư tín dụng, thu hút thêm được một số khách hàng lớn, có uy tín, bước đầu tạo được những thành công thể hiện qua sự gia tăng của dư nợ tín dụng. Cơ cấu vốn huy động lớn so với đầu tư tín dụng đảm bảo được sự an toàn trong kinh doanh. Công tác thu nợ đã được cán bộ ngân hàng tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ. Hàng năm, vào đầu năm, Sở giao dịch I đã phân tích thực trạng tín dụng để có kế hoạch thu hồi nợ quá hạn nhưng có nguy cơ khó thu hồi. Với những khách hàng có khả năng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thì các cán bộ ngân hàng tích cực theo dõi, góp ý nhằm đưa ra những định hướng tốt giúp khách hàng tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh. Với những khách hàng không có khả năng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thì cán bộ chi nhánh đã động viên khách hàng tìm cách trả nợ ngân hàng hoặc dùng biện pháp phát mại tài sản. Vì vậy nợ quá hạn tại chi nhánh Tân Uyên là thấp và tỷ lệ nợ quá hạn an toàn.
4.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế.
Bên cạnh những thành công trong hoạt động kinh doanh chi nhánh Tân Uyên còn có những hạn chế sau cần giải quyết.
- Tiến trình hiện đại hoá của ngân hàng còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của các nghiệp vụ và các dịch vụ ngân hàng hiện đại do nền kinh tế và dân cư đòi hỏi.
- Việc cấp giấy tờ về nhà đất còn chậm đã gây khó khăn cho doanh nghiệp và hộ gia đình trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng.
- Chưa có những hình thức đầu tư mới phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Việc cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế do phần lớn các doanh nghiệp này còn thiếu tín nhiệm và không đủ tài sản đảm bảo...đã làm hạn chế việc mở rộng quy mô tín dụng và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa nghiêm túc, số liệu phản ánh chưa chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh
- Cán bộ làm công tác tín dụng phần lớn là trẻ, chưa có kinh nghiệm, số được đào tạo không theo nghiệp vụ ngân hàng chiếm số lượng không nhỏ, cán bộ nơi khác chuyển về chưa am hiểu địa bàn Tân Uyên. Mặt khác số lượng cán bộ được bố trí làm công tác tín dụng còn thấp, do vậy công việc tập trung vào một số cán bộ còn vất vả.
- Cơ chế lãi suất thoả thuận được ban hành tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động linh hoạt hơn trong áp dụng mức lãi suất huy động và cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều lựa chọn khi vay vốn ngân hàng nhưng cũng tạo cho các ngân hàng cạnh tranh lôi kéo khách hàng không lành mạnh bằng việc đẩy cao lãi suất huy động và hạ lãi suất cho vay.
* Nguyên nhân.
- chi nhánh Tân Uyên mới chỉ chú trọng cho vay các DNNN, đặc biệt là các Tổng công ty Nhà nước, số lượng khách hàng ít.
Nguyên nhân là do:
Các Tổng công ty thường có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước có kỹ thuật công nghệ cao, dịch vụ chuyển tiền điện tử được nối mạng cả nước, sản phẩm dịch vụ đa dạng, có thế mạnh về ngoại tệ... Trong khi đó, tại chi nhánh có nhiều dịch vụ ngân hàng chưa đáp ứng được như việc đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ ( các khách hàng xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ ít nên việc mua ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu để phục vụ cho nhập khẩu quá ít, thường xuyên chi nhánh phải mua ngoại tệ từ bên ngoài nên rất bị động, khó có thể đáp ứng được các khách hàng có nhu cầu vay vốn ngoại tệ lớn), hơn nữa thủ tục cho vay lại cứng nhắc do đó đã hạn chế doanh số cho vay của chi nhánh.
Đối với các thành viên Tổng công ty nằm ngoài địa bàn Lai Châu khi vay chuyển tiền có lúc còn chậm do các chi nhánh vốn có lúc không đủ để thanh toán hoặc chuyển tiền về các huyện không có nối mạng còn chậm, vì vậy tại Tổng công ty nhận nợ nhưng các đơn vị thành viên chưa nhận được tiền nên ảnh hưởng không ít đến uy tín của chi nhánh.
- Số lượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng với chi nhánh là rất ít và đơn điệu, chủ yếu là các Công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh số cho vay và dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm liên tục qua các năm. Về dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2007 chiếm 1,69% trong tổng dư nợ, năm 2008 giảm xuống còn 0,69% và năm 2009 chỉ chiếm 1,99% tổng dư nợ. Số lượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn tại chi nhánh ít là do:
+ Theo thể chế tín dụng chung, doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốn vay vốn ngân hàng phải có tài sản thế chấp cho các khoản vay. Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam phần lớn là mới được thành lập, hoạt động với quy mô còn nhỏ, khả năng về tài chính rất hạn hẹp, muốn vay vốn ngân hàng thì doanh nghiệp cần phải có tài sản thế chấp. Mà tài sản thế chấp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay chủ yếu là đất đai mà chủ doanh nghiệp được quyền sở hữu. Nhưng do các giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu nhà ở Việt Nam hiện nay là chưa thống nhất nên các doanh nghiệp rất khó đáp ứng yêu cầu về tài sản làm đảm bảo cho khoản vay ngân hàng. Có thể nói, vấn đề tài sản thế chấp là trở ngại lớn nhất của doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi muốn đến vay vốn ngân hàng.
- Chi nhánh chưa mở rộng cho vay đối với những khách hàng nằm xa địa bàn. Nguyên nhân của tình trạng này là do các năm trước, khi thực hiện cho vay xa địa bàn, các cán bộ tín dụng của chi nhánh không có điều kiện thuận lợi để xuống các cơ sở nắm bắt thông tin về khách hàng, việc thẩm định không được chặt chẽ và kỹ càng, việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng gặp nhiều khó khăn... do đó lượng thông tin nắm bắt không được đầy đủ dẫn đến những rủi ro về nợ quá hạ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BNH1097.doc