Thực trạng và một số giải giải pháp cải thiện công tác định mức giờ chuẩn tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Lời mở đầu Ngày 21 tháng 5 năm 1956, trường Đại học kinh tế tài chính Trung ương ngày nay là trường Đại học Kinh tế Quốc dân thuộc Đại học nhân dân Việt Nam được thành lập. Từ cái nôi của Đại học nhân dân, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã phát triển như con chim đầu đàn trong khối các trường đại học kinh tế và là trường trọng điểm trong hệ thống các trường đại học Việt Nam. Để có được vị thế đó, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cần đến sự nỗ lực tuyệt vời của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số giải giải pháp cải thiện công tác định mức giờ chuẩn tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên và sinh viên trong trường. Trong đó, chúng ta không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ giảng viên – những người trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo đại học và sau đại học. Cũng giống như bất kỳ một tổ chức nào, trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn chú trọng đến tổ chức lao động khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Một trong những nội dung chính của nó là công tác định mức lao động mà ở trường đại học là công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên đại học. Tuy nhiên với đặc trưng của một đơn vị hành chính sự nghiệp, mức giờ chuẩn cho giảng viên không có điều kiện phát huy vai trò vốn có. Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học mà mốc quan trọng là sự ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu thì công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên lại là cần thiết cho việc quản lý đội ngũ giảng viên. Song thực tế là mức giờ chuẩn đã được quy định trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. Đòi hỏi phải đổi mới công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên vì thế là một tất yếu. Với mong muốn tìm hiểu thực tế vấn đề này tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình trên em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải giải pháp cải thiện công tác định mức giờ chuẩn tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân”. Để thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em đã dùng một số phương pháp sau để nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, thu thập và sử lý số liệu, quan sát, phỏng vấn, sử dụng phiếu khảo sát điều tra… Kết cấu của chuyên đề được trình bày như sau: Lời mở đầu Nội dung Chương I Cơ sở lý lụân nghiên cứu cávấn đề định mức giờ chuẩn cho giảng viên Chương II Phân tích thực trạng định mức giờ chuẩn cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chương III Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Kết luận Lời cảm ơn Cùng với tất cả sinh viên chính quy khoá 43, sinh viên Nguyễn Phúc Thọ bước vào quá trình thực tập cuối khoá tại phòng TCCB trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi em cũng đã tìm hiểu và tích luỹ được một lượng kiến thức thực tế nhất định và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Những kết quả đó có được là nhờ có: Sự giới thiệu, định hướng, hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo, TS Trần Thị Thu – Phó khoa Kinh tế lao động và dân số, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng các thầy cô giáo trong khoa. Sự hướng dẫn, chỉ bảo của Trưởng phòng TCCB – PGS.TS Nguyễn Viết Lâm, Phó phòng TCCB – TS Nguyễn Anh Tuấn cùng toàn thể cán bộ trong phòng. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 18 tháng 4 năm 2005 Sinh viên Nguyễn Phúc Thọ Nội dung Chương I Cơ sở lý luận nghiên cứu một số vấn đề về định mức giờ chuẩn cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân I. Tổng quan nghiên cứu về giảng viên đại học 1. Khái niệm và đặc điểm của giảng viên và đội ngũ giảng viên Điều 2 của luật giáo dục có ghi: Mục tiêu của giáo dục đại học và sau đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với mỗi cấp đào tạo khác nhau thì luật giáo dục cũng qui định mục tiêu đào tạo khác nhau. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững chuyên môn và kỹ năng thực hành về một ngành nghề, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo. Đào tạo Thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo. Còn về đào tạo Tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ và hướng dẫn hoạt động chuyên môn. Tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo ấy là giảng viên, sinh viên , học viên. Trong đó giảng viên là người truyền đạt và hướng dẫn, sinh viên là người tiếp thu và chủ động rèn luyện để đạt được mục tiêu trên. Những mục tiêu đặt ra không phải là thấp đó đòi hỏi người truyền đạt phải là người có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy. Trong tài liệu “ Trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH/HĐH”, của tác giả Nguyễn Văn Sơn, ông có hướng tiếp cận từ khái niệm “ trí thức dân tộc” đến khái niệm “trí thức giáo dục đại học”. Theo ông thì “Trí thức giáo dục đại học là một bộ phận đặc thù của trí thức Việt Nam. Đó là những cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước”. Tuy nhiên cách tiếp cận này dường như chưa rõ ràng lắm. Một cách tiếp cận khác cụ thể, dễ hiểu và phổ biến hơn như sau. Trong các trường đại học, giảng viên là những người làm công tác giảng dạy (giảng dạy lý thuyết, thực hành) được hiệu trưởng công nhận chức vụ và phân công công tác giảng dạy, hoặc những cán bộ khoa học kỹ thuật làm việc trong hay ngoài trường, tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm nhiệm. Đội ngũ giảng viên là toàn bộ giảng viên trong một đơn vị trực thuộc , ví dụ như: đội ngũ giảng viên của tổ bộ môn, đội ngũ giảng viên cảu khoa, đội ngũ giảng viên của trường… Giảng viên trong các trường đại học ngoài công tác giảng dạy còn tham gia nghiên cứu khoa học, tư vấn cho Chính phủ về mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Theo tài liệu “ Cơ cấu và chất lượng tri thức giáo dục đại học ở nước ta hiện nay” của Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn thì đặc điểm của giảng viên đại học được thể hiện như sau: - Giảng viên đại học là người trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo đại học và sau đại học, chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế và xã hội. - Giảng viên giáo dục đại học là đại biểu hầu hết cho các ngành khoa học hiện có của quốc gia, có nhiệm vụ “đi trước một bước” trong việc chuẩn bị nhân lực cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, xã hội. - Đối tượng tác động của giảng viên Đại học là những sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. - Giảng viên giáo dục đại học vừa là nhà giáo, vừa là nhà khoa, nhà chính trị. Họ hội tụ đủ cả năng lực, phẩm chất của nhà giáo, nhà khoa học, nhà chính trị. 2.Vai trò nhiệm vụ của giảng viên đại học 2.1 Vai trò của giảng viên đại học Đứng ở góc độ trường đại học, giảng viên là bộ phận quan trọng của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên. Giảng viên là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo. Chất lượng giảng dạy của giảng viên là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng của sinh viên ra trường. ở tầm vĩ mô, vai trò của giảng viên trong các trường đại học được thể hiện như sau: - Giảng viên giáo dục đại học tham gia đào tạo nguồn lực con người, tạo ra lực lượng lao động mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của nguồn nhân lực. Trong lịch sử phát triển đi lên của xã hội, nguồn lực con người luôn đóng vai trò quyết định. Nguồn nhân lực có chất lượng cao chắc chắn sẽ xây dựng một xã hội phát triển. - Vai trò của giảng viên đại học còn được thể hiện ở sự góp phần nâng cao dân trí, tạo đỉnh cao trí tuệ, phát triển nhân tài cho đất nước, tạo ra lớp những trí thức tài năng thông qua việc truyền đạt những kiến thức tiên tiến của văn minh nhân loại. Và rồi những trí thức này sẽ góp phần xây dựng đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong quá trình hội nhập phát triển. - Giảng viên giáo dục đại học có vai trò nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia thông qua hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai, ứng dụng tri thức giáo dục đại học góp phần nâng cao năng lực làm chủ công nghệ tiên tiến, sáng tạo công nghệ mới. Đây cũng chính là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ của giảng viên đại học. Thực tế đã minh chứng cho đóng góp to lớn của đội ngũ giảng viên trong lĩnh vực này. - Trong quá trình hội nhập với nền văn hoá các nước trong khu vực và thế giới, vai trò của giảng viên đại học là xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Là một bộ phận của trí thức dân tộc - những trí thức có trình độ học vấn và vốn hiểu biết xã hội sâu rộng, có óc phân tích, phê bình sâu sắc, giảng viên đại học có cơ sở để đảm nhận tốt vai trò này. - Giảng viên đại học còn có vai trò tham gia phát triển kinh tế đất nước. Mỗi giảng viên đại học có trách nhiệm phát huy lượng kiến thức của mình bằng việc xây dựng, đề xuất các mô hình phát triển kinh tế, tham gia tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước. 2.2. Nhiệm vụ của giảng viên đại học Nhiệm vụ của giảng viên đại học được quy định theo Quyết định số 1712/QĐ-BĐH ngày 18 tháng 12 năm 1978 của Bộ trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp như sau; Nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học là: - Giảng dạy đại học, bồi dưỡng sau đại học, hướng dẫn nghiên cứu sinh, thực tập sinh và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy. Hoạt động này gồm các khâu: + Nghiên cứu, nắm vững mục tiêu đào tạo toàn diện cuả ngành học, vị trí của môn học trong kế hoạch học tập nội dung và yêu cầu cần đạt tới về lý thuyết và kỹ năng thực hành; tìm hiểu về thực tế xã hội, thực tế tư tưởng và chính trị, trình độ và khả năng học tập của học sinh; chuẩn bị điều kiện giảng dạy và điều kiện vật chất phục vụ cho thí nghiệm, thực hành; soạn đề thi, đề kiểm tra… + Giảng bài hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập, thảo luận tập thể, viết tiểu luận và đồ án môn học thiết kế luận văn tốt nghiệp, luận án Phó tiến sĩ, phụ đạo, hướng dẫn học sinh phục vụ đời sống xã hội; kiểm tra kiến thức và đánh giá kết quả học tập của học sinh. +Thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị và tư tưởng giúp đỡ các học sinh phát huy vai trò làm chủ tập thể trong học tập và rèn luyện, hướng dẫn và tổ chức phong trào học sinh tự giác thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. +Đóng góp ý kiến vào việc xây dựng phương hướng phát triển của ngành học; hoàn thiện phương pháp giảng dạy , phương pháp thực hành, phương pháp nghiên cứu, cải tiến chương trình và nội dung của môn học; biên soạn giáo trình, tham gia thiết kế và xây dựng các phòng thí nghiệm… - Nghiên cứu và thực nghiệm khoa học kỹ thuật. Hoạt động này phục vụ cho nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, yêu cầu của sản xuất, đời sống xã hội và quốc phòng, thực hiện phương hướng kết hợp tốt giảng dạy học tập với lao động sản xuất và nghiên cứu. - Học tập, bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ và chuên môn. Hoạt động này nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy hoàn chỉnh và đồng bộ để không ngừng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo. - Tham gia quản lý công tác đào tạo của nhà trường. Việc này được thực hiện thông qua hoạt động các tổ chức chuyên môn (bộ môn, khoa, hội đồng khoa học…) và các đoàn thể trong nhà trường, bao gồm: xây dựng và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và nghiên cứu, đánh giá kết quả học tập và chất lượng chính trị tư tưởng của học sinh, kiến nghị về những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Một số cán bộ giảng dạy được phân công làm các chức vụ quản lý: trưởng khoa, phó khoa, chủ nhiệm và chủ nhiệm bộ môn, phụ trách các cơ sở thí nghiệm và thực hành, trợ lý khoa, chủ nhiệm lớp… - Thực hiện công tác chung của xã hội theo các chức trách của một cán bộ Nhà nước như: làm nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động, tham gia công tác bảo vệ trị an ở địa phương, chống thiên tai dịch bệnh… 3. Đặc trưng của công tác giảng dạy Như trên đã trình bày, ngoài các nhiệm vụ chung của một công chức Nhà nước, giảng viên còn có nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản là giảng dạy, NCKH. Các hoạt động này có các đặc trưng riêng, khác với các hoạt động bình thường của các công chức chuyên môn khác, đó là: - Vừa kiểm soát được, vừa không thể kiểm soát được theo kiểu quản lý hành chính. Ví dụ: phân công giảng dạy, hướng dẫn luận văn, thực địa thực tập và thực tế…theo ngày, giờ, số lượng có thể kiểm soát được. Nhưng việc soạn bài, chuẩn bị bài giảng... thì khó có thể kiểm soát được. - Hiệu quả của hoạt động giảng dạy và NCKH được đánh giá qua chất lượng giảng dạy và NCKH. Đây là những nội dung khó đánh gía chính xác theo định lượng. - Hoạt động giảng dạy và NCKH chịu nhiều nhân tố tác động, trong đó các năng lực nội sinh và yếu tố tích cực, tự giác, chủ động tự bồi dưỡng đóng vai trò quan trọng. Các yếu tố này cần có môi trường thụân lợi mới xuất hiện và duy trì, môi trường đó được tạo nên bởi sự phối hợp chặt chẽ các công cụ cả về hành chính cả về kinh tế lẫn tinh thần, trong đó việc kích thích vào uy tín, danh dự không kém phần quan trọng. 4. Phân loại giảng viên Cũng giống như việc phân loại lực lượng lao động trong một doanh nghiệp, phân loại giảng viên đại học là cơ sở để đánh giá chất lượng và quản lý đội ngũ giảng viên. Để việc đánh giá được tòan diện, người ta phân loại giảng viên theo nhiều tiêu thức khác nhau. Mỗi một trường đại học hay một chủ thể nghiên cứu nào đó có thể sử dụng tiêu thức này hay tiêu thức khác hoặc tất cả tuỳ theo muc đích sử dụng và đặc thù của đội ngũ giảng viên ở đó. Sau đây chúng ta có thể tham khảo một số cách phân loại thông thường. ă Cách phân loại phổ biến nhất là cách phân loại theo nghạch viên chức. Theo cách phân loại này giảng viên được chia ra: Giảng viên cao cấp gồm các giáo sư, phó giáo sư. Đây là đội ngũ nòng cốt trong quá trình giảng dạy, giữ vai trò chủ đạo trong công tác chuyên môn và đảm nhiệm các công việc đòi hỏi có chuyên môn và trình độ nghiệp vụ cao chủ trì các hoạt động, chủ trì các hoạt động khoa học, là tiêu biểu cho phương hướng phát triển mới của bộ môn. Giảng viên đại học có nhiệm vụ giảng dạy đại học, bồi dưỡng sau đại học, hướng dẫn nghiên cứu sinh, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy về nghiệp vụ và chuyên môn, nghiên cứu thực nghiệm khoa học, chủ trì các đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ quản lý, biên soạn và chủ trì biên soạn giáo trình, sách giáo khoa chất lượng tốt… Giảng viên chính và giảng viên: Đây là lực lượng chủ yếu trong các trường đại học, lực lượng tham gia giảng dạy chính trong nhà trường. Họ là những cán bộ có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy và truyền đạt kiến thức. Nhiệm vụ chủ yếu là giảng dạy ở bậc đại học( giảng dạy lý thuyết, phu đạo, hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập sản xuất, làm đồ án môn học, khoá luận thiết kế, luận văn tốt nghiệp hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học), ngoài ra họ còn tham gia nghiên cứu khoa học, đối với giảng viên lâu năm có nhiều thành tích trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học thì có thể được phân công nhiệm vụ bồi dưỡng sau đại học, chủ trì việc biên soạn giáo trình và sách giáo khoa. Đội ngũ trợ lý giảng dạy cũng là lực lượng tương đối lớn trong nhà trường, có nhiệm vụ thực hiện một số khâu trong công tác giảng dạy đại học. Đội ngũ này thường là những giảng viên còn trẻ, mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm và đang trong thời kỳ tích luỹ kiến thức mọi mặt cho công tác giảng dạy sau này. Trong trường hợp cơ cấu đội ngũ cán bộ giảng dạy trong bộ môn tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh thì trợ lý giảng dạy tham gia giảng từng phần của môn học, nhưng trên thực tế ở những trường mới thành lập số lượng trợ lý khá đông, số lượng giảng viên không đủ so với nhu cầu, nhà trường sẽ xét khả năng thực tế của từng người mà giao thêm một số nhiệm vụ cụ thể cao hơn mức đề ra trong quy định, nhưng cũng phải trên cơ sở bảo đảm được yêu cầu về chất lượng nếu không thì vẫn phải mời thêm cán bộ ở các cơ sở khác đến giảng dạy. Cán bộ giảng dạy đang trong thời kỳ tập sự có nhiệm vụ tiếp tục hoàn chỉnh quá trình đào tạo ở nhà trường theo hai bước ghi trong Thông tư 01/TT – LB ngày 1/2/1976 của Bộ lao động - Đại học và THCN. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là học tập, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ, rèn luyện tác phong công tác, trau dồi kỹ năng lao động nghề nghiệp và phương pháp giảng dạy. Trong năm đầu cần giao cho họ nhiệm vụ dự các giờ lên lớp, giúp đỡ các cán bộ trong bộ môn, chuẩn bị điều kiện giảng dạy, giúp đỡ sinh viên làm thí nghiệm, bài tập. Từ năm thứ hai trở đi có thể phân công cho họ làm một số phần việc của trợ lý giảng dạy như: phụ đạo, hướng dẫn sinh viên làm thí nghiệm, chữa bài tập… ă Nếu phân loại giảng viên theo hình thức tuyển dụng thì giảng viên được chia ra: Giảng viên trong biên chế của nhà trường. Giảng viên trong biên chế lại được chia ra làm hai loại: Giảng viên cơ hữu là cán bộ giảng dạy thuộc biên chế của nhà trường, làm việc theo chế độ toàn phần thời gian. Giảng viên cơ hữu dành toàn bộ thời gian trong chế độ cho các công việc thuộc nhiệm vụ của giảng viên. Đây là lực lượng chính, đông đảo nhất trong đội ngũ giảng viên của nhà trường. Giảng viên kiêm nhiệm cũng là cán bộ giảng dạy thuộc biên chế của nhà trường nhưng chỉ dành một phần thời gian công tác cho giảng dạy còn lại là thời gian dành cho một nhiệm vụ được giao nào đó của nhà trường. Song nhiệm vụ giảng dạy vẫn là nhiệm vụ chính, các công việc khác chỉ là kiêm nhiệm. Các công việc kiêm nhiệm có thể là quản lý khoa, bộ môn, quản lý các trung tâm, dự án trong trường hay các công việc đoàn thể… Giảng viên hợp đồng là giảng viên do nhà trường tuyển dụng vào làm việc trong nhà trường theo chế độ hợp đồng. Quyền lợi, nghĩa vụ và tất cả các nội dung về công việc, địa điểm làm việc, thời gian làm việc cũng như thời hạn của hợp đồng…được quy định trong hợp đồng. Cả nhà trường và người lao động đều phải tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng. Nếu bên nào vi phạm sẽ bị xử lý theo luật lao động. Tuyển dụng lao động hợp đồng là một giải pháp cho tình trạng thiếu cán bộ giảng dạy hay làm giảm tình trạng tải giảng của giảng viên hiện có. ă Ngoài hai cách phân loại trên người ta còn phân giảng viên theo học vị: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Giảng viên xếp vào các vị trí này sau khi đã trải qua các khoá học đại học, cao học, nghiên cứu sinh và đạt được các chứng chỉ tương ứng. ă Phân loại giảng viên theo học hàm ta có hai chức danh: giáo sư và phó giáo sư. Đây là lực lượng nòng cốt trong đội ngũ cán bộ giảng dạy và giữ vai trò chủ đạo trong công tác chuyên môn, đảm nhiệm các công việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, chủ trì các hoạt động khoa học tiêu biểu. Giảng viên đạt được các chức danh này sau khi đã hoàn thành các thủ tục xét duyệt phong hàm giáo sư, phó giáo sư với các tiêu chí đã được qui định. II. mức và công tác định mức lao động, định mức giờ chuẩn cho giảng viên 1. Mức và định mức lao động nói chung Trước khi đi vào tìm hiểu về định mức giờ chuẩn cho giảng viên ta tìm hiểu những nét chung nhất về mức và định mức lao động bởi hoạt động giảng dạy cũng là một bộ phận của hoạt động lao động nói chung. Mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng, trong những điều kịên tổ chức kỹ thuật nhất định. Trong thực tế mức lao động được biểu hiện dưới các dạng mức thời gian, mức sản lượng, mức phục vụ và mức biên chế. Mức thời gian là lượng thời gian hao phí được quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện về tổ chức kỹ thuật nhất định. Đơn vị đo mức thời gian là giây, phút, giờ trên một đơn vị sản phẩm. Người lao động làm quá lượng thời gian đã quy định này là không hoàn thành mức lao động. Mức sản lượng là số lượng đơn vị sản phẩm (hoặc khối lượng công việc) quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện về tổư chức kỹ thuật nhất định. Đơn vị đo mức sản lượng là đơn vị sản phẩm trên đơn vị thời gian (giờ, ca). Người lao động làm được nhiều hơn số lượng đơn vị sản phẩm quy định là hoàn thành vượt mức lao động. Mức sản lượng thường được xác định trên cơ sở mức thời gian và dùng công thức Msl = trong đó T là đơn vị thời gian tính trong mức sản lượng (1 giờ hay 1 ca = 8 giờ). Như vậy mức sản lượng và mức thời gian là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau Mức phục vụ là số lượng nơi làm việc hay khu vực sản xuất, đơn vị thiết bị, diện tích sản xuất quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp thích hợp phải phục vụ trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định, công việc ổn định và có chu kỳ. Đơn vị đo mức phục vụ là đơn vị đối tượng phục vụ trên một hay một nhóm công nhân Mức biên chế (còn gại là mức định biên) là số lượng người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được quy định chặt chẽ để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể, trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Đơn vị của mức biên chế là người trên công việc. Mức này được áp dụng trong điều kiện công việc đòi hỏi hoạt động phối hợp của nhiều người mà kết quả không tách riêng được cho từng người, không thể xác định được mức thời gian, mức sản lượng, mức phục vụ. Công tác định mức lao động là một tập hợp những công việc: xây dựng, xét duyệt, ban hành áp dụng, quản lý thực hiện và sửa đổi các mức lao động trên cơ sở dự tính và áp dụng vào sản xuất những biện pháp có năng suất cao. Định mức lao động là một môn khoa học kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu trong việc quản lý lao động, đồng thời là một công tác khá phức tạp đòi hỏi người cán bộ định mức phải có nghiệp vụ vững. Mặt khác công tác định mức lao động có quan hệ trực tiếp đến quyền lợi của người lao động nhất là lực lượng lao động trực tiếp. 2. Mức giờ chuẩn và định mức giờ chuẩn cho giảng viên đại học 2.1 Các khái niệm Để làm cơ sở cho nghiên cứu giờ chuẩn và định mức giờ chuẩn cho giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân thì việc làm rõ các khái niệm này là cần thiết. Tuy nhiên, những khái niệm này vẫn chưa được đề cập nhiều. Vì vậy, những khái niệm được trình bày dưới đây có thể chưa phải là phổ biến song cũng đã chỉ ra được bản chất của vấn đề. Giờ chuẩn: giờ chuẩn là đơn vị tính nhiệm vụ theo chế độ công tác của giảng viên được quy đổi thành đơn vị thống nhất. Đơn vị này chính là một tiết giảng ở trên lớp - 45 phút. Khái niệm này đã chỉ ra nội dung cơ bản: +Là đơn vị đã được qui đổi (cách thức quy đổi sẽ được đề cập sau). +Là một tiết giảng ở trên lớp – 45 phút, khác với một giờ công tác thông thường – 60 phút. Mức giờ chuẩn cho giảng viên (hay còn gọi là giờ định mức) là giờ chuẩn mà giảng viên phải có nghĩa vụ hoàn thành trong năm học. Đơn vị đo là: Giờ/ năm Khái niệm này gần gũi với khái niệm về mức lao động – mức thời gian, mức sản lượng. Do sản phẩm của hoạt động đào tạo khó định lượng cụ thể nên người ta dùng đơn vị một năm học cũng tương đương với một khối lượng công việc giảng dạy được hoàn thành- ta có mức thời gian. Hoặc cũng có thể hiểu mức giờ chuẩn ở đây là mức sản lượng- số giờ chuẩn là tương ứng với khối lượng giảng dạy quy định hoàn thành trong một đơn vị thời gian (1 năm học). Cũng cần phân biệt được mức giờ chuẩn trong hệ thống các mức được quy định cho một trường đại học: mức về NCKH, công tác xã hội, quân sự, trợ lý, công tác kiêm nhiệm (công tác Đảng, Đoàn, chuyên môn..,) Định mức giờ chuẩn: là toàn bộ công việc của nhà trường nhằm xây dựng, xét duyệt, ban hành áp dụng, quản lý thực hiện và sửa đổi các mức giờ chuẩn . Khái niệm này chỉ ra rằng định mức giờ chuẩn cho giảng viên gồm hai nội dung chính: - Xây dựng, xét duyệt, ban hành áp dụng: đây là quá trình mức giờ chuẩn trước khi đi vào thực tế giảng dạy và cũng là quá trình khó khăn, phức tạp nhất. Quá trình này sẽ là cơ sở cho quá trình sau. - Quản lý thực hiện và sửa đổi các mức giờ chuẩn: quá trình này kế tiếp quá trình trước, thể hiện ra bên ngoài tính đúng đắn cũng như sai sót của quá trình trước. Song tính đúng đắn của việc xây dựng mức trước đó cũng chỉ mang tính thời điểm, cần phải quản lý, sửa đổi các mức cho phù hợp với hoàn cảnh. Còn nếu quá trình trước có sai sót thì quá trình sau phải nhanh chóng phát hiện và sửa đổi kịp thời. Hai quá trình trên có mối quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau. Quản lý và sửa đổi mức phải tiến hành thường xuyên hơn còn xây dựng mức thì lại khó khăn, phức tạp hơn. Song cả hai cùng quan trong như nhau, muốn làm tốt công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên thì phải đồng thời làm tốt cả hai quá trình đó. 2.2 ý nghĩa của định mức giờ chuẩn cho giảng viên Định mức giờ chuẩn cho giảng viên khi được thực hiện tốt sẽ trở thành một công cụ quản lý giảng viên hiệu quả. Điều đó được thể hiện cụ thể như sau: - Định mức giờ chuẩn cho giảng viên đảm bảo cho các chức danh đóng góp, cống hiến theo đúng khả năng của mình. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất, thể hiện được nguyên tắc của công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên. Một quy định mức cụ thể, hợp lý cho từng chức danh, quản lý tốt sự thực hiện mức sẽ đảm bảo được ý nghĩa này. - Định mức giờ chuẩn cho giảng viên là cơ sở để lập kế hoạch tuyển dụng lao động cho nhu cầu giảng dạy thực tế. Hàng năm nhà trường dựa trên thực tế thực hiện khối lượng giảng dạy và khối lượng giảng dạy kế hoạch để xác định mức chênh lệch tuyệt đối. Khi khối lượng giảng dạy lớn hơn khối lượng thực hiện khá nhiều thì trường sẽ cókế hoạch tuyển dụng thêm. Lượng giảng viên tuyển dụng thêm được xác định dựa trên tương quan giữa khối lượng giảng dạy thiếu và mức giờ chuẩn cho vị trí thiếu đó. Việc tuyển dụng thêm giảng viên hợp đồng không phải là vấn đề đơn giản lại tốn kém và liên quan trực tiếp đến quỹ lương mà nhà trường phải chi trả nên mức giờ chuẩn ở đây phải thật hợp lý. - Định mức giờ chuẩn có khả năng quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Việc áp dụng mức giờ chuẩn cho giảng viên ngoài hai ý nghĩa trên còn có ý nghĩa rất quan trọng này. Lương trả cho giảng viên ngoài phần lương do Nhà nước chi trả còn có phần lương II do nhà trường chi trả. Phần lương này khi được trả theo nguyên tắc vượt giờ định mức sẽ đảm bảo cho giảng viên hưởng quyền lợi theo kết quả công tác mình đã đạt được. Điều này có tác động tích cực đến động lực giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên. Chương II : Phân tích thực trạng công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân I Những đặc điểm ảnh hưởng đến công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1. Quá trình hình thành và phát triển của trường ĐH Kinh tế Quốc dân 1.1 Trường Đại học kinh tế tài chính – Những bước đi ban đầu (1956-1964) Ngày 25-6-1956, trường Kinh tế tài chính được thành lập theo nghị định số 678/TTg của thủ tướng chính phủ và được đặt trong hệ thống các trường nhân dân Việt Nam trực thuộc thủ tướng chính phủ do thủ tướng Phạm Văn Đồng làm hiệu trưởng danh dự, ông Nguyễn Văn Tạo- Bộ trưởng Bộ lao động làm hiệu trưởng. Ngày 25/3/1956, khoá đầu tiên của Trường được khai giảng với 950 học viên. Tháng 10/1957, 568 học viên thuộc khóa học đầu tiên tốt nghiệp ra trường và đi nhận công tác. Dù khoá học đầu tiên đã kết thúc, nhưng nhiều vấn đề về đào tạo cán bộ kinh tế ở nước ta vẫn còn chưa rõ. Do vậy, được sự đồng ý của Trung ương Đảng và Chính phủ. Đảng uỷ nhà trường chủ trương tạm đình chỉ chiêu sinh khoá 1957-1958 để tổng kết rút kinh nghiệm, tích cực chuẩn bị mọi mặt. Ngày 22/5/1958, tại Nghị định số 2257TTg. Thủ tướng chính phủ đã quyết định chuyển trường Kinh tế-Tài chính Trung ương thành trường Đại học Kinh tế - Tài chính nằm trong hệ thống các trường Đại học do Bộ Giáo dục quản lý. Ngày 3/11/1958 khóa Đại học chuyên tu tập trung đầu tiên được khai giảng với 240 sinh viên được phân thành 6 ngành, với 9 chuyên ngành. Ngày 13/9/1959, Trường làm lễ Khai giảng khoá dài hạn chính quy đầu tiên với 242 sinh viên, 7 ngành và 9 chuyên ngành chuyên ngành. Đầu năm học 1959-1960. Hội đồng Khoa học trường được thành lập để tham mưu cho lãnh đạo trường về mục tiêu chương trình, nội dung giảng dạy các chuyên ngành. Có thể nói đây là những bứơc đi ban đầu đầy tự tin của một ngôi trường đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất cả nước sau này. Những ngày đầu ấy tuy trường còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, tình hình trong nước còn chưa ổn định nhưng thế hệ cán bộ, giảng viên của trường đã nỗ lực xây dựng được nền tảng ban đầu trên mọi mặt cho sự phát triển lớn mạnh sau này. Với những thành tích của giáo viên, cán bộ và sinh viên, trường được Chính phủ tặng Huân chương Lao động Hạng Ba (1/1961). Tháng 1/1965, trường được phép đổi tên thành trường Đại học Kinh tế - Kế hoạch trực thuộc Bộ Đại học và THCN. 2- Đại học kinh tế kế hoạch với sự nghiệp thống nhất đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội (1965 - 1985). Trong giai đoạn này, quy mô của trường Đại học Kinh tế Kế hoạch đã phát triển rất nhanh. Năm học 1964 - 1965, trường đã có 8 Khoa (Khoa công nghiệp, Khoa Nông nghiệp, Khoa Thương nghiệp, Khoa Tài chính, Kế toán, Ngân hàng, Khoa kế hoạch, Khoa Thống kê, Khoa kinh tế lao động, và Khoa Tại chức) với 12 chuyên ngành, 23 Tổ Bộ môn, 478 cán bộ CNV (trong đó có 208 giáo viên). Số sinh viên trong năm học 1964 - 1965 đã lên tới 4.114 người. Trong thời kỳ chiến tranh. Trường phải sơ tán, hoạt động của trường vì thế gắp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ và nhân dân địa phương cùng với sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của cán bộ. CNV, giáo viên, sinh viên, các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của trường vẫn tiếp tục được triển khai, quy mô đào tạo của Trường vẫn mở rộng. Năm học 1966-1967, có 2.417 sinh viên được tuyển, tổng số sinh viên các khoá, các hệ lên tới 5.424 người. Hệ đào tạo tại chức phát triển mạnh trong những năm đầu của thời kỳ chiến tranh. Trong thời gian này, mọi hoạt động của nhà trường đều có bước phát triển, nhiều nhân tố mới về cải tiến giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học đã xuất hiện. Tháng 4/1972, một lần nữa Trường phải rời khỏi Hà Nội do cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai. Ngày 27/1/1973. Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được chính thức ký kết, trường trở lại Hà Nội. Học kỳ._. II (Năm học 1972-1973) đã được khai giảng trong hoà bình tại Hà Nội. Tính đến năm học 1972-1973, trường đã có 7.881 sinh viên tốt nghiệp ra trường trong năm học này. Năm học 1973-1974 là năm học bắt đầu một giai đoạn mới trong sự phát triển theo những phương hướng cải cách giáo dục trong hoà bình. Cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo, hàng loạt tổ chức mới trong trường đựơc thành lập. Trên cơ sở các chuyên ngành đã có, từ năm học 1976-1977, các Khoa tiếp tục hoàn thiện, cải tiến chương trình, nội dung giảng dạy. Ngày 15/5/1976, Trường đã mở lớp bồi dưỡng SĐH đầu tiên và trong năm học 1976-1977 thành lập Bộ môn quản lý đào tạo SĐH thuộc Phòng Khoa học. Hoạt động NCKH thời kỳ này tập trung vào nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế, tổng kết công tác kế hoạch, quy hoạch phát triển nông nghiệp, tổ chức các liên hiệp sản xuất công nghiệp, mối quan hệ giá - lương - tiền trong thời kỳ quá độ vv… Công tác tổ chức tiếp tục có những thay đổi. Nhiều đơn vị mới được thành lập như Khoa Quân sự (1982), Ban Kiến Thiết và Phòng Bảo vệ (1983), phòng Hành Chính Tổng hợp (tách từ phòng Hành chính Quản trị, 1984), khoa Mác lê nin (1985). Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên sau 10 năm (1976 - 1985) tăng 11,6% (837/748), trong đó giáo viên tăng 8% (410/379). Đây là giai đoạn có nhiều biến đổi nhất. Mọi hoạt động của nhà trường đều có bước phát triển rõ rệt. Ghi nhận thành tích này, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba (lần thứ 2,1973), hạng nhì (1978) và hạng nhất (1983) cùng nhiều bằng khen và Huy chương các loại. Ngày 22/10/1985, Bộ trưởng Bộ ĐH&THCN đã ký Quyết định số 1443/QĐKH về việc đổi tên trường Đại học Kinh tế Kế hoạch thành trường Đại học kinh tế quốc dân. 1.3- Đại học kinh tế quốc dân - đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2005) Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (Nghị quyết đại hội VI tháng 12/1986) Bộ Đại học và TH chuyên nghiệp đã triển khai 3 chương trình hành động trong 3 năm 1987 - 1990, nhằm tạo bước khởi đầu cho sự nghiệp đổi mới toàn diện, cơ bản nền giáo dục Đại học và chuyên nghiệp. Năm học 1987 - 1988 là năm đầu tiên thực hiện ba chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào taọ, trường đã chọn đổi mới nội dung đào tạo làm khâu đột phá. Từ năm học 1992 - 1993, trường bắt tay vào hoàn thiện chương trình đào tạo cao học của các chuyên ngành đào tạo, đẩy mạnh đào tạo Thạc sĩ và PTS, thực hiện hình thức đào tạo bằng Đại học thứ 2, đồng thời triển khai phương thức đào tạo từ xa. Các lớp bồi dưỡng ngắn hạn được tổ chức rộng khắp nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và quản lý dân số. Trong giai đoạn này có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của nhà trường. Nhiều trung tâm, khoa, phòng ban, Bộ môn mới ra đời. Quy mô đào tạo đại học tăng nhanh. Thời kỳ 1986 - 1990, hàng năm trường tuyển từ 300 - 350 sinh viên hệ chính quy. Đến năm học 2000 - 2001, số sinh viên hệ chính quy được tuyển lên tới 3200 sinh viên. Với hệ tại chức dài hạn, thời kỳ 1981 - 1991 tuyển được 7201 sinh viên, nhưng đến thời kỳ 1991 - 2001 đã tuyển lên tới 28.579 sinh viên. Tính đến năm 2005, Đại học Kinh tế Quốc dân có tổng số1082 giáo viên, cán bộ công nhân viên cơ hữu, bao gồm 620 giáo viên (có 26 GS, 76 PGS, 209 TS và TSKH, 255 Th.s). Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập, NCKH và nghỉ ngơi cũng được tăng cường mạnh mẽ. Với những thành tựu xuất sắc trong suốt 49 năm qua và những nỗ lực vượt bậc trong thời kỳ đổi mới, trường đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba (1986), hạng Hai (1991) và hạng Nhất (1996). năm 2000 trường được khen tặng danh hiệu "Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới". Có thể nói đây là giai đoạn hội tụ đầy đủ những điều kiện khách quan, chủ quan thuận lợi cho sự khởi sắc toàn diện. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận dụng được những điều kiện thuận lợi đó, nỗ lực, cố gắng hết mình vì sự nghiệp giáo dục đào tạo. Tổ chức bộ máy trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ban giám hiệu Hội đồng NCKH và GD Hội đồng Giáo sư Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Các đơn vị chức năng và quản lý Phòng hành chính tổng hợp Phòng hợp tác quốc tế Ban thanh tra Phòng tổ chức cán bộ Phòng quản lý đào tạo Phòng CTCT và QLSV Phòng quản lý khoa học Phòng quản trị thiết bị Phòng kế hoạch tài chính Phòng bảo vệ Khoa quản lý sau đại học Khoa quản lý tại chức Các đơn vị phục vụ Trung tâm thông tin, tư liệu, thư viện Trung tâm dịch vụ Nàh in Tạp chí kinh tế và phát triển Trạm y tế Các đơn vị nghiên cứu tư vấn, bồi dưỡng Viện nghiên cưi kinh tế và phát triển Trugn tâm ngoại ngữ kinh tế TruT Trung tâm đào tạo liên tục Trung tâm dân số TT nghiên cứu, tư vấn KT và phát triển Các đơn vị đào tạo có chuyên ngành Khoa quản lý kinh doanh Khoa kế hoạch và phát triển Khoa kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Khoa kế toán Khoa Ngân hàng và Tài chính Khoa du lịch và khách sạn Khoa kinh tế lao động và dân số Khoa thương mại Khoa thống kê Khoa khoa học quản lý Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế Khoa Mác Lê nin Khoa toán kinh tế Khoa tin học kinh tế Khoa kinh tế môi trường và đô thị TT đào tạo địa chính và kinh doanh bất động sản Bộ môn kinh tế bảo hiểm Bộ môn kinh tế đầu tư Bộ môn luật kinh tế Các đơn vị đào tạo không có đào tạo chuyên ngành Việ quản trị kinh doanh Khoa kinh tế học Kho Mác Lênin Kho a giáo dục quốc phòng Bộ môn Anh Nga Bộ môn Pháp -Trung Bộ môn giáo dục thể chất Bộ môn xã hội học Bộ môn kỹ thuật công nhiệp Trung tâm Pháp Việt +Tổ chức bộ máy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một cơ sở đào tạo đa ngành. Hiện nay trường đào tạo theo 7 nhóm ngành chính với 38 chuyên ngành. Cụ thể cơ cấu chuyên ngành đào tạo từ năm 2004 như sau: Ngành Kinh tế: kinh tế bảo hiểm, kinh tế đầu tư, kinh tế lao động, kinh tế và quản lý công, quản lý kinh tế, kinh tế và quản lý đô thị, kế hoạch, kinh tế phát triển, kinh tế quốc tế, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, thống kê kinh tế, xã hội, toán kinh tế, toán tài chính, kinh tế địa chính Ngành Quản trị kinh doanh: quản trị kinh doanh thương mại, thương mại quốc tế, quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị kinh doanh bất động sản, đánh giá giá trị (dự kiến sẽ đào tạo), quản trị quảng cáo, marketing, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn, quản trị chất lượng, quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng, thống kê kinh doanh (dự kiến sẽ đào tạo). Ngành tài chính ngân hàng: ngân hàng,tài chính doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, tài chính công. Ngành kế toán: kế toán tổng hợp, kiểm toán. Ngành hệ thống thông tin kinh tế: tin học kinh tế Ngành luật học: chuyên ngành luật kinh doanh. Ngành khoa học máy tính Khi nghiên cứu tổ chức bộ máy của trường theo chiều dọc, có phân cấp quản lý thì đứng đầu bộ máy quản lý là Ban giám hiệu gồm một hiệu trưởng, năm hiệu phó, điều hành quản lý theo nguyên tắc một thủ trưởng. Ngoài ra trường còn có hội đồng nghiên cứu khoa học và giáo dục, hội đồng giáo sư tư vấn cho hiệu trưởng về các hoạt động đào tạo và NCKH cuả trường. +Trường có tất cả 15 khoa đào tạo chuyên ngành là: khoa quản trị kinh doanh, khoa kế hoạch và phát triển, khoa kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa kế toán, khoa ngân hàng và tài chính, khoa du lịch và khách sạn, khoa Kinh tế lao động và dân số, khoa thương mại, khoa thống kê, khoa khoa học quản lý, khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế, khoa marketing, khoa toán kinh tế, khoa tin học kinh tế, khoa kinh tế môi trường và đô thị, khoa luật kinh tế. +2 khoa quản lý đào tạo là: khoa quản lý SĐH và khoa quản lý tại chức +2 đơn vị có đào tạo chuyên ngành là bộ môn kinh tế bảo hiểm và kinh tế đầu tư. +2 viện và một số trung tâm trực thuộc trường: Viện quản trị kinh doanh, viện nghiên cứu kinh tế và phát triển, trung tâm dân số, trung tâm đào tạo liên tục… Ngoài ra còn có một số trung tâm trực thuộc khoa khác. +9 phòng ban chức năng: phòng HC – TH, phòng hợp tác quốc tế, phòng TCCB, phòng quản lý đào tạo, phòng CTCT và QLSV, phòng QLKH, phòng QTTB, phòng KHTC, phòng Bảo vệ. +6 đơn vị phục vụ: trạm y tế, nhà in, nhà trẻ, trung tâm phục vụ, trung tâm thông tin tư liệu thư viện, tạp chí kinh tế phát triển. Cơ cấu tổ chức trường Đại học Kinh tế Quốc dân từ khi thành lập đến nay đã qua 8 lần điều chỉnh. Tất cả các lần điều chỉnh đều xuất phát từ yêu cầu khách quan như: hoạt động kém hiệu quả của các đơn vị bộ phận, nhu cầu mở rộng qui mô đào tạo, mở rộng nội dung chương trình đào tạo, tăng cương hợp tác quốc tế… Và thường thì những lần điều chỉnh lớn thì gắn với mỗi nhiệm kỳ hiệu trưởng. Song tất cả những điều chỉnh này đều nhằm hoàn thiện từng bước hệ thống tổ chức bộ máy theo hướng tinh giản và hiệu quả hơn. Hoạt động đào tạo cũng như tất cả các hoạt động trong trường từ đó diễn ra thuận lợi và được hỗ trợ để đạt kết quả cao. 3. Số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên , cán bộ, nhân viên trong trường Cũng giống như bất kỳ một tổ chức nào, lực lượng lao động của trường Đại học Kinh tế Quốc dân bao gồm toàn bộ người lao động làm việc trong trường. Đó chính là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên hành chính phục vụ. Ngày đầu mới thành lập trường mới chỉ có 149 giảng viên, cán bộ, nhân viên. Con số hiện nay đã là 1082 và cùng với nó còn là yếu tố chất lượng không ngừng được nâng cao. Để thấy rõ hơn điều đó chúng ta có thể nghiên cứu vấn đề này theo một số chỉ tiêu đề xuất trong tài liệu “ Kiểm định chất lượng giáo dục đại học” của tác giả Nguyễn Đức Chính: ăPhần trăm giảng viên / tổng số cán bộ quản lý, nhân viên hành chính phục vụ Biểu 1 Cơ cấu lao động trong trường Đơn vị: người Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tổng số % Tổng số % Tổng số % CB,GV,NV 1079 100 1068 100 1082 100 CB,NV 423 39.2 442 41.39 462 42.7 GV 656 60.8 626 58.61 620 57.3 Nguồn: Phòng TCCB Qua biểu thống kê trên ta thấy phần trăm giảng viên trong tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm. tuy tốc độ giảm không mạnh nhưng xu hướng này nhìn chung là không tốt. Theo tài liệu thống kê trên thì nguyên nhân chủ yếu là do số lượng cán bộ, nhân viên tăng mạnh. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là19 người tương ứng với 4.49%, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 20 người tương ứng với 40.5% đều là khá cao. Đây là kết quả của việc đội ngũ lao động phục vụ trong trường tăng trong mấy năm gần đây. Bên cạnh đó thì đội ngũ giảng viên giảm mạnh nhất là trong năm 2003 đến 2004 giảm đến 30 người cũng ảnh hưởng đến kết quả trên. Số lượng cán bộ quản lý thì dường như không biến động nhiều do chịu chi phối của tổ chức bộ máy. Để có thể đánh giá đúng hơn về chỉ tiêu này, ta xét riêng cho năm 2005. Năm 2005, giảng viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân chiếm 57.3% so với tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên. Như vậy là cứ 100 lao động trong trường thì có khoảng 58 giảng viên. Tỷ lệ này quy định chung cho khối các trường kinh tế – tài chính – pháp lý là 65-70%. So với tỷ lệ chung này con số 57.3 chưa đạt được mức chung nhưng cũng không phải là quá thấp. Ngoài ra thì số lượng cán bộ, nhân viên nên có tốc độ tăng tương ứng với tốc độ tăng tương ứng với tốc độ tăng của giảng viên. Thực tế theo số liệu thống kê trên thì trong khi số lượng cán bộ, nhân viên phục vụ thì liên tục tăng trong khi số lượng giảng viên lại liên tục giảm. Qua đó, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cần nhận thức được tình hình để có sự cân nhắc trong việc tuyển dụng thêm nhân viên hành chính, phục vụ nhất là khối hành chính văn phòng. Trường nên tập trung hơn vào việch cải thiện quan hệ lề lối làm việc để tăng hiệu quả của khối này. riêng một số đơn vị phục vụ của trường có thu thì số lượng lao động tăng lên phải tương xứng với nguồn thu mà các đơn vị này đóng góp cho trường. ă Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên Biểu 2 Cơ cấu giảng viên qua các năm Đơn vị: người Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số GV Trong đó chia theo 656 100 616 100 620 100 1)Học vị CN 286 45.12 233 37.82 214 34.52 Th.S 181 27.59 189 30.68 221 35.64 TS 187 28.5 192 31.17 172 27.74 TSKH 2 0.3 2 0.32 2 0.32 2) Hình thức tuyển dụng Biên chế 506 77.13 518 84.09 524 84.52 Hợp đồng 150 22.86 98 15.91 96 15.48 3) Thâm niên công tác Dưới 5 năm 206 31.4 196 31.82 212 34.19 Từ 5 đến dưới 10 năm 122 18.6 106 17.2 111 17.9 Từ 10 đến dưới 20 năm 83 12.65 79 12.82 85 13.7 Từ 20 năm trở lên 245 37.34 235 38.15 212 34.19 Nguồn: phòng TCCB + Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học vị sau đại học: Năm 2003 là 370/656 * 100% = 56.4% Năm 2004 là 383/616 * 100% = 62.18% Năm 2005 là 385/620 * 100% = 63.7% Tỷ lệ này qua 3 năm đều tăng đều tăng. Tỷ lệ này nếu so với tỷ lệ chuẩn quy định cho khối các trường KT–TC-PL là 50 đến 80 % thì được coi là tương đối khá. Mức đánh giá tương tự cho tỷ lệ giảng viên có trình độ TS ,TSKHvà tỷ lệ giảng viên có trình độ Th.S. Tỷ lệ giảng viên có trình độ TS và TSKH năm 2005 là 174/620 *100% = 28.06 % so với tỷ lệ chuẩn là 20 – 40%, tỷ lệ giảng viên có trình độ Th.S là: 221/620 * 100% = 35.6 % so với tỷ lệ chuẩn là 30 – 40%. Đây là một dấu hiệu tốt, tạo điều kiện cho trường nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp giảng dạy. Theo số liệu thống kê ở trên thì số lượng giảng viên biên chế tăng đều trong 3 năm trong khi tổng số giảng viên lại giảm. Đó là vì số lượng giảng viên thi tuyển biên chế cao hơn số giờ chuẩn nghỉ hưu. tổng số giảng viên giảm đi chủ yếu là do biến động của bộ phận lao động hợp gây ra. Lao động hợp đồng trong 3 năm đều giảm đặc biệt là từ năm 2003 đến 2004 giảm tới 52 người tương ứng 34.7%. Đây có thể là kết quả của việc một số giảng viên đã được vào biên chế và một số thì hết hạn hợp đồng mà trường không có kế hoạch tuyển thêm. Phân tích cơ cấu giảng viên theo thâm niên giảng dạy ta thấy rằng chỉ tiêu này có đặc trưng riêng là không biến động nhiều qua các năm. Xét riêng năm 2005 thấy giảng viên có thâm niên công tác dưới 5 năm và từ 20 năm trở lên bằng nhau và cao nhất 34.19%. Số giảng viên trẻ có thâm niên công tác dưới 5 năm là điều kiện để trường đổi mới phương pháp giảng dạy và thiết kế các chương trình đào tạo cho giảng viên. ở một khía cạnh khác, đội ngũ giảng viên trẻ thường là những giảng viên chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm giảng dạy cũng như kiến thức chuyên môn. Một giảng viên đại học thông thường phải cần đến thời gian ít nhất là 10 năm để giảng dạy có chất lượng cao. Số lượng giảng viên có thâm niên công tác từ 20 năm trở lên là đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, tích luỹ nhiều kiến thức chuyên môn cũng như thực tế, là tấm gương trong giảng dạy và NCKH cho đội ngũ giảng viên trẻ có kinh nghiệm. Đội ngũ giảng viên có thâm niên từ 5 đến 10 năm, từ 10 năm đến dưới 20 năm chiếm tỷ trọng thấp hơn. Cuối cùng thì một tỷ lệ cân đối giữa các chỉ tiêu vẫn là t ốt hơn cả. 4. Số lượng và cơ cấu sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Biểu 3 Số lượng sinh viên theo các hệ Đơn vị: người Các hệ 2002-2003 2003-2004 2004-2005 TS % TS % TS % Chính quy 12709 46.84 12767 44.43 12767 42.7 Tại chức 12944 47.7 14158 49.27 14158 47.35 Cao học 399 1.47 499 1.73 499 1.67 Bằng hai 1358 5 1309 4.55 1309 4.38 Tổng 27135 100 28733 100 29901 100 Nguồn: Phòng quản lý đào tạo Quy mô sinh viên các hệ đều tăng qua 3 năm học. Trong đó tốc độ tăng quy mô sinh viên từ năm học 2002-2003 đến năm học 2003-2004 là 4.7 %, từ năm học 2003-2004 đến năm học 2004-2005 là 4.06 %. Tốc độ tăng khá đều đặn và nhìn chung là phù hợp với xu hướng mở rộng quy mô đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho đất nước. Đáng lưu ý là từ năm học 2003-2004 đến năm học 2004-2005, lượng sinh viên cao học tăng lên đáng kể. Tốc độ tăng lên đến: =32.66% gấp 8 lần tốc độ tăng của sinh viên chính quy cùng thời điểm. Điều này cho thấy nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao tăng nhanh trong thời gian gần đây và trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã kịp thời mở rộng quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu ấy. Cùng với việc quy mô sinh viên tăng lên thì quy mô, trình độ đội ngũ giảng viên cũng phải tăng lên tương ứng. Và để đánh giá cụ thể hơn về mức độ hợp lý giữa số lượng sinh viên và số lượng giảng viên người ta dùng chỉ tiêu: Tỷ lệ sinh viên trên một cán bộ giảng dạy (TSV/GV). Biểu 4 Tỷ lệ sinh viên trên một cán bộ giảng dạy Đơn vị: người Năm học TS GV TS SV TSV/GV CH CH và HĐ CH CH và HĐ 2002-2003 506 656 27435 54.2 41.8 2003-2004 518 616 28733 57.4 46.6 2004-2005 524 620 29901 57 48.2 Nguồn: phòng TCCB và phòng quản lý đào tạo Tỷ lệ này qua 3 năm thống kê đều rất cao và tăng đều qua các năm. Đây là tình trạng chung trong khối các trường đại học. Nó được đánh giá là cao gấp 3 lần so với các trường trung học và gấp nhiều lần so với các trường khác trên thế giới. Điểm này dẫn tới tình trạng tải giảng của giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng và các trường đại học khác trong cả nước ta nói chung là khá cao. Tỷ lệ này khi tính trung bình chung cho các trường đại học nước ta là 30, vì vậy trường Đại học Kinh tế Quốc dân được xếp vào danh sách các trường có TSV/GV cao (50-60). Hệ số tải giảng (là số giờ giảng của giảng viên trong một đơn vị thời gian, thường là một tuần) vì thế cũng bị tăng lên. Hệ số này của trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2001 là 50, cũng thuộc nhóm dẫn đầu. Sức khỏe của giảng viên bị ảnh hưởng, giảng viên không có nhiều thời gian tự nghiên cứu nâng cao trình độ mọi mặt, tham gia NCKH, khảo sát thực tế… Để khắc phục tình trạng này, trường tiến hành tuyển dụng lao động hợp đồng hoặc thực hiện chế độ kiêm giảng… Lúc này thì định mức giờ chuẩn chính là cơ sở quan trọng để xác định lượng lao động cần tuyển, rồi định mức giờ chuẩn cho giảng viên kiêm giảng cũng cần có quy định riêng. Công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên vì vậy phải xây dựng được một mức hợp lý và quản lý, điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh khách quan. 5. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy Biểu 5 Thông tin về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy năm 2004 Thị trường Các thông tin về cơ sở vật chất Đơn vị Số lượng Số phòng học hiện có Phòng 135 Tổng diện tích các phòng học M2 6200 Máy chiếu Chiếc 42 Bình quân số phòng học trên một máy chiếu Chiếc 3.2 Projector Chiếc 5 Micro và trang thiết bị âm thanh Bộ 135 Máy điều hoà nhiệt độ Chiếc 15 Quạt Chiếc 405 Số phòng máy tính hiện có Phòng 6 Số đầu sách có trong thư viện đầu sách 3500 Tổng số đầu báo, tạp chí có trong thư viện Cuốn 243 Nguồn: phòng QTTB Theo như mục tiêu phát triển của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến năm 2010 đã xác định: phấn đấu trở thành một trường đại học hiện đại với các phương tiện hỗ trợ và thiết bị tiên tiến, tiến hành nâng cấp các phòng học, trang bị thêm thiết bị nghe nhìn hiện đại, cập nhật thông tin và dữ liệu phục vụ giảng dạy, học tập. Thực tế đã chứng minh trong những năm qua trường đã đạt được nhiều kết quả trong đổi mới, nâng cấp các trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Đây là một điều kiện gia tăng chất lượng giảng dạy, giảm thời gian tra cứu, thu thập tài liệu, cải thiện tình trạng sức khoẻ cho giảng viên…Đây cũng được coi là một nhân tố để xem xét điều chỉnh tăng định mức giờ chuẩn cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân. II Công tác định mức giờ chuẩn của trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1. Chế độ công tác của giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chế độ công tác ( chế độ làm việc) của giảng viên đại học là quy định về nhiệm vụ và chức trách của giảng viên đại học và định mức thời gian cho từng loại công việc. Xây dựng và hoàn thiện quy định và chế độ công tác của giảng viên là nhiệm vụ thường xuyên nhằm mục đích giúp cho nhà trường tổ chức, quản lý và sử dụng tốt đội ngũ giảng viên, giúp cho mỗi giảng viên thấy rõ trách nhiệm của mình, phát huy được vai trò làm chủ tập thể trong công tác, không ngừng nâng cao trình độ và khả năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qui định về chế độ công tác của giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn là áp dụng Quyết định 1712/QĐ - BĐH ngày 18/12/1978 của BĐH và THCN. Theo quyết định này thì chế độ công tác của giảng viên gồm những nội dung sau: Nhiệm vụ và chức trách của giảng viên đại học Trong đó qui định rõ nhiệm vụ cơ bản của giảng viên đại học là: + Giảng dạy đại học, bồi dưỡng sau đại học, hướng dẫn nghiên cứu sinh, thực tập sinh và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy. + Nghiên cứu và thực nghiệm khoa học kỹ thuật + Học tập, bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ và chuyên môn. + Tham gia quản lý công tác đào tạo của nhà trường. + Thực hiện những công tác chung của xã hội theo chức trách của một cán bộ Nhà nước Quy định còn cụ thể việc phân công chế độ công tác cho các chức danh khoa học (GS, PGS; GV; trợ lý giảng dạy) Quy định về chế độ làm việc và định mức thời gian cho từng loại công việc, cụ thể như sau: Thời gian làm việc của giảng viên được quy định trên nguyên tắc ngày làm việc 8 giờ. Song do tính đặc thù của công việc giảng dạy và nghiên cứu nên chế độ làm việc và nghỉ ngơi không giống như một số chế độ áp dụng chung cho cán bộ các cơ quan Nhà nước, sự phân công công việc được xây dựng trên cơ sở áp dụng các định mức về thời gian, tổ chức lao động, hướng dẫn vào việc quản lý khối lượng và chất lượng. Riêng quy định về định mức thời gian cho từng loại công việc theo quy định này và các Thông tư hướng dẫn (số 08/TT ngày 5/1/1979 của Bộ trưởng BĐH và THCN…) sẽ được phân tích cụ thể ở phần sau. Như vậy chế độ công tác của giảng viên là bao hàm cả quy định về định mức thời gian cho từng loại công việc, trong đó có quy định về định mức thời gian cho các loại công việc, trong đó có định mức thời gian làm công tác chuyên môn – định mức giờ chuẩn cho giảng viên. tuy nhiên vì là quy định chung cho tất cả các trường đại học và trung học chuyên nghiệp nên tính sát thực và cụ thể của nó không cao. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nên xây dựng riêng cho mình một quy định về chế độ công tác của giảng viên trong trường, làm căn cứ cho rất nhiều hoạt động quản lý giảng viên. 2. Công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành lập từ năm 1956, trưởng thành và phát triển cùng với sự phát triển của đất nước - trải qua một thời gian dài trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, từ sau đổi mới vẫn thực hiện chế độ tài chính phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Quỹ lương trả cho cán bộ, giảng viên, nhân viên được trợ cấp một phần quan trọng từ ngân sách Nhà nước, tính thị trường ít chi phối mọi hoạt động của nhà trường. Đó là lý do chính khiến mức giờ chuẩn cho giảng viên không có điều kiện phát huy vai trò vốn có. Đã từ lâu nhà trường vẫn áp dụng mức do Bộ GD &ĐT xây dựng trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung mà nó cũng chỉ được dùng trong việc kế hoạch số lao động hợp đồng cần tuyển thêm cho từng bộ môn. Mức giờ chuẩn không có vai trò gì trong phân phối thu nhập cho giảng viên. Thực tế thì phần lương II do nhà trường chi trả được tính như sau: Tổng số giờ giảng quy đổi*đơn giá chung. Nhưng trước yêu cầu của quy chế tự tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, trường Đại học Kinh tế Quốc dân phải tự quản lý và cân nhắc các khoản thu chi giống như đối với một đơn vị kinh doanh. Lúc này, Bộ GD&ĐT cũng như các trường đại học trực thuộc nhận thấy sự bất cập của nguyên tắc trả lương trước kia cũng sự lạc hậu của mức giờ chuẩn cũ. Bộ GD&ĐT đã có kế hoạch triển khai một đề tài NCKH: “ Xây dựng định mức lao động và chế độ công tác cơ bản của giáo viên các trường đại học, cao đẳng Việt Nam” và giao cho trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện. Đây là một đề tài nghiên cứu quy mô và đòi hỏi nhiều thời gian. Hiện nay đề tài nghiên cứu đang ở giai đoạn đầu, chưa đạt được kết quả gì nhiều. Vì vậy, hiện tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn đang chính thức áp dụng các quy định cũ của Bộ về định mức giờ chuẩn cho giảng viên. Ngoài ra, trường cũng đã chủ động xây dựng một khung mức mới theo văn bản mới nhất là Dự thảo quy chế thu chi nội bộ lần thứ 6 – tháng 1/2005 còn về cơ bản là vẫn áp dụng các quy định của Bộ. Tuy nhiên, đó mới chỉ là quy định tạm thời. Chúng ta lấy quy định đó để nghiên cứu với giả định đó là quy định mới nhất. 2.1. Các văn bản qui định về mức giờ chuẩn cho giảng viên mà trường Đại học Kinh tế Quốc dân áp dụng Trước khi có một quy định mới thay thế thì trường Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn dùng quyết định số 1712/QĐ - BĐH ngày 18/12/1978 của Bộ trưởng Bộ ĐH và THCN làm văn bản quy định chính thức. Theo quyết định này, các quy định cụ thể được xác định như sau: Biểu 5 Định mức nhiệm vụ công tác Đơn vị: giờ chuẩn TT Hạng mục công việc GVCC, GS GVC, PGS Giảng viên Trợ giảng Tập sự 1. Công tác giảng dạy 1.1 Các môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và ngoại ngữ 310 290 280 220 110 1.2 Các môn chính trị xã hội 290 270 260 200 90 1.3 Giảng viên thể dục, quân sự (cả giảng dạy và NCKH) - 400 400 400 340 Nguồn: Quyết định số 1712 QĐ - BĐH và THCN Ngoài nhiệm vụ giảng dạy ra, một bộ phận giảng viên biên chế ở các bộ môn còn tham gia công tác quản lý ở khoa, bộ môn; các chức vụ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, các chức vụ quản lý khác. Văn bản này cũng đã quy định rõ các hạng mục công việc mà giảng viên kiêm nhiệm phụ trách tương ứng với mức giảm định mức so với định mức công tác giảng dạy trên. Biểu 6 Mức giảm định mức khối lượng công tác Đơn vị: giờ chuẩn kiêm nhiệm và quản lý cho giảng viên TT Hạng mục công việc Mức giảm định mức Chủ nhiệm khoa 30% Phó chủ nhiệm khoa 20 –25 % Chủ nhiệm bộ môn 15 – 20 % Phó chủ nhiệm bộ môn 10 – 15 % Trợ lý giáo vụ khoa 30 % Phụ trách phòng thí nghiệm 30 % Trợ lý khác của khoa và bộ môn trực thuộc 15 – 20 % Chủ nhiệm lớp năm thứ 1 và 2 15 – 20 % Chủ nhiệm lớp năm thứ 3 và 4 15 – 20 % Bí thư Đảng uỷ trường 50 % Phó bí thư thường trực Đảng uỷ trường 40 % Bí thư đoàn TNCS Hồ Chí Minh 30 % Uỷ viên thường vụ làm trưởng ban công tác của đoàn TNCS trường 20 % Chủ tịch công đoàn trường 30 % Uỷ viên thường vụ làm trưởng ban công tác công đoàn trường 15 % Bí thư liên chi đoàn khoa 20 % Thường trực liên chi đoàn khoa 15 % Bí thư Đảng uỷ khoa 20 % Thư ký công đoàn khoa và các bộ môn có từ 25 thành viên trở lên 10 % Nguồn: Quyết định số 1712 QĐ - BĐH và THCN Các mức trên áp dụng cho các khoa có 40 cán bộ giảng dạy hoặc từ 250 sinh viên, các bộ môn có từ 10 cán bộ giảng dạy, các lớp có từ 40 sinh viên trở lên. Bộ môn không phân công cho cán bộ kiêm nhiệm làm công tác quản lý đến mức phải sử dụng quá 50 % thời gian định mức chuyên môn. nhà trường cũng chỉ giảm cho cán bộ giảng dạy nhiều nhất không quá 50 % thời gian định mức chuyên môn. nữ giảng viên có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được dành 10 % thời gian định mức chuyên môn để chăm sóc con. Công tác giảng dạy của giảng viên bao gồm nhiều khâu công tác khác nhau. Mỗi khâu công tác đó có yêu cầu về thời gian, trình độ, sức lực… khác nhau. Để có thể tính đổi ra mức giờ chuẩn cho các khâu công tác khác nhau đó, người ta cần có một qui tắc thống nhất. Quy tắc ấy được qui định như sau: Biểu 7 Định mức thời gian cho từng khâu Đơn vị: giờ chuẩn công tác giảng dạy TT Tên công việc Đơn vị tính Qui giờ chuẩn Giảng bài Hệ tập trung (dài hạn, chuyên tu), nếu giảng cho lớp có từ 80 sinh viên trở lên thì nhân với hệ số 1.2 1 tiết 1 Hướng dẫn thực tập phục vụ cho hệ tập trung a) Thực tập môn học (hướng dẫn và chấm chuyên đề). b) Thực tập tốt nghiệp Hướng dẫn và chấm báo cáo thực tập Hướng dẫn và chấm chuyên đề tốt nghiệp Hướng dẫn nâng chuyên đề lên thành luận văn và chấm luận văn tốt nghiệp Nếu hướng dẫn sinh viên thực tập ở ngoài nội thành thì được nhân với hệ số 1.2 1 HS 1 HS 7 20 5 10 15 Đọc và nhận xét -Chuyên dề tốt nghiệp hệ dài hạn -luận văn tốt nghiệp 1 C.đề 1 L.văn 2 4 Hướng dẫn và chấm tiểu luận triết 1TL 1 Hướng dẫn và chấm KTCT 1 ĐA 2 Hướng dẫn và chấm đề án môn học 1 ĐA 3 Hệ thống hướng dẫn ôn tập giải đáp thắc mắc Thi tốt nghiệp 1 môn học 1 lớp 6 Phụ đạo ngoài giờ cho sinh viên nước ngoài 1 tiết 0.5 Chấm -bài kiểm tra định kỳ -thi hết môn và kiểm tra học kỳ -thi tốt nghiệp -bảo vệ luận văn tốt nghiệp 1 bài 1bài 1bài 1 LV 1/15 1/7 1/5 1/4 Bồi dưỡng giảng viên mới trong một năm 1 GV 30 Các công tác khác -báo cáo ngoại khoá -ra đề thi tốt nghiệp -coi thi viết -liên hệ địa điểm thực tập 1 tiết 1 đề 1 tiết 1 ngày 1 1 0.5 2 Trong quá trình thanh toán sẽ có qui định hướng dẫn hệ số khuyến khích vượt giờ, hệ số cấp bậc cho các giảng viên có trình độ TS, PGS trở lên Nguồn: Quyết định số 1712 QĐ - BĐH và THCN Văn bản quy định trên cùng với các Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ chủ quản có thể nói là đã khá chi tiết, cụ thể. Quy định có khả năng phân biệt được các mức cho các nhóm công việc giảng dạy, các khâu công việc, các chức vụ khác nhau đối với giảng viên kiêm nhiệm và còn có cả ưu tiên khác nữa. Đó là kết quả của một công trình nghiên cứu qui mô, lâu dài, đòi hỏi phải phân tích rất kỹ chế độ công tác của giảng viên. Song với từng mức thì con số cụ thể của mức đó đã được xây dựng từ trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, nếu áp dụng chúng vào tình hình thực tế hiện nay thì đã quá lạc hậu. Chương trình giảng dạy, nội dụng giảng dạy, phương pháp giảng dạy, CSVC kỹ thuật phục vụ giảng dạy và cả cơ chế, chính sách giờ đây đã khác trước.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã rất nhiều lần họp bàn xây dựn dự thảo quy chế thu chi nội bộ cuả trường làm căn cứ quản lý các khoản thu, chi nội bộ. Mức giờ chuẩn cho giảng viên là một phần rất quan trọng trong dự thảo này. Theo dự thảo quy chế thu chi nội bộ mới nhất – lần 6 (tháng 01/2005) thì tạm thời các mức giờ chuẩn được xác định như sau: Biểu 8 Giờ chuẩn định mức nghĩa vụ đối với giảng viên TT Hệ số lương Giờ chuẩn nghĩa vụ 1 >=5.0 500 2 Từ 4.0 đến dưới 5.0 490 3 Từ 3.0 đến dưới 4.0 460 4 Từ 2.0 đến dưới 3.0 400 5 Dưới 2.0 285 Nguồn:Dự thảo lần 6 quy chế thu chi nội bộ Quy định này chỉ ra rằng: đối với giảng viên thì lấy hệ số lương làm chỉ tiêu xác định mức giờ chuẩn nghĩa vụ. Điều này khác so ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34204.doc
Tài liệu liên quan