MỤC LỤC
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
8
I – RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
8
Khái niệm “Rủi ro”
8
Đặc trưng
9
3. Rủi ro trong hoạt động đầu tư
9
3.1. Khái quát về hoạt động đầu tư
9
3.2. Khái quát về dự án đầu tư
12
3.2.1.Khái niệm
12
3.2.2.Đặc điểm
13
3.2.3.Rủi ro trong hoạt động đầu tư
14
4. Phân loại
14
4.1. Trên phương diện Doanh nghiệp
14
4.1.1. Theo một số nhà kinh tế học
14
4.1.2. Theo khía cạnh bên trong và bên ngoài
122 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số đề xuất hoàn thiện công tác quản trị rủi ro đầu tư tại Tập đoàn Phú Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Doanh nghiệp
15
4.1.3. Theo môi trường hoạt động của Doanh nghiệp
17
4.1.4. Theo phạm vi tác động
18
4.1.5. Theo đặc tính vận động của rủi ro
18
4.2. Trên phương diện đầu tư
19
4.2.1. Theo quá trình ra quyết định đầu tư
19
4.2.2. Rủi ro theo tiến trình lập và thực hiện dự án đầu tư
20
5. Nguồn gốc rủi ro
21
II – QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
22
1. Sự cần thiết của Quản trị rủi ro đối với Doanh nghiệp
22
2. Vai trò của Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp
23
3. Nội dung quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp
24
3.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp
24
3.2. Quy trình quản trị rủi ro
25
3.2.1. Khái niệm quy trình quản trị rủi ro
25
3.2.2. Các bước trong quy trình quản trị rủi ro
25
3.2.2.1. Nhận diện rủi ro
26
3.2.2.2. Đo lường rủi ro
27
4. Phân tích, đánh giá rủi ro
34
4.1. Phân tích độ nhạy
34
4.2. Phân tích hoà vốn
35
4.3. Phân tích kịch bản
36
4.4. Những phương pháp phân tích rủi ro dựa trên xác suất
36
4.4.1. Giá trị kỳ vọng
36
4.4.2. Mô phỏng
38
4.4.3. Mô phỏng Monte Carlo
38
4.4.4. Cây quyết định
40
4.4.5. Phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp
40
5. Thực hiện quản trị rủi ro
41
5.1. Tiến trình trong quản trị rủi ro
42
5.2. SPC và quản trị rủi ro
42
5.3. Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp theo vòng đời của sản phẩm
44
6. Quản trị rủi ro trong dự án đầu tư
45
6.1. Một số nhóm rủi ro đối với các dự án đầu tư nói chung
45
6.2. Một số nhóm rủi ro đối với các Dự án đầu tư phát triển
47
6.2.1. Rủi ro nội tại
47
6.2.2.Những rủi ro từ môi trường bên ngoài.
50
51
CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN TẬP ĐOÀN PHÚ THÁI
51
I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PHÚ THÁI
51
Quá trình hình thành, phát triển
51
Lịch sử hình thành
51
Tên và trụ sở chính
51
Vốn điều lệ
51
Lĩnh vực hoạt động
51
Tầm nhìn, sứ mệnh
52
Triết lý tập đoàn
52
Mục tiêu hoạt động của tập đoàn
52
3. Cơ cấu tổ chức
54
3.1. Sơ đồ tổ chức
54
3.2. Diễn giải chức năng, nhiệm vụ
55
II – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN TRONG GIAI ĐOẠN 2003-2007
65
1. Kết quả hoạt động kinh doanh
65
2. Cơ cấu Vốn và Nguồn vốn
67
III – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TẬP ĐOÀN
71
1. Các phòng ban trực tiếp tham gia vào công tác quản trị rủi ro
73
2. Các cán bộ chủ chốt tham gia vào quá trình quản trị rủi ro
73
3. Các phương pháp trong hoạt động quản trị rủi ro được sử dụng
77
4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tại Tập đoàn Phú Thái
77
5. Kết luận
CHƯƠNG III – ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN TẬP ĐOÀN PHÚ THÁI
78
I – TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TẬP ĐOÀN PHÚ THÁI
78
1. Sự cần thiết.
78
2. Lợi ích từ việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trong Tập đoàn.
78
II – QUẢN TRỊ RỦI RO TRÊN CẤP ĐỘ VĨ MÔ TOÀN TẬP ĐOÀN.
80
Phương hướng thực hiện
80
1.1. Mục tiêu
80
1.2. Trách nhiệm của đội ngũ quản trị
80
1.3. Quy trình thực hiện
80
1.4. Công cụ phân tích
80
2. Nhận dạng môi trường rủi ro của Tập đoàn.
80
3. Quản trị rủi ro Kinh tế vĩ mô
82
3.1. Bức tranh toàn cảnh
82
3.2. Nhận diện rủi ro kinh tế
85
3.3. Đánh giá rủi ro
86
3.4. Đề xuất xây dựng hệ thống quản trị rủi ro
90
4. Quản trị rủi ro Tài chính
91
4.1. Dữ liệu phân tích
91
4.2. Nhận dạng các rủi ro quan trọng
91
4.3. Đánh giá các rủi ro trên
92
4.4. Đề xuất phương pháp quản trị
97
5. Quản trị rủi ro kinh doanh
98
5.1. Rủi ro hoạt động kinh doanh
98
5.2. Đặc điểm sản phẩm
100
5.3. Đặc điểm cung ứng
101
5.4. Đặc điểm sản xuất
101
5.5. Đặc điểm tiêu thụ
101
5.6. Đặc điểm quản lý
102
III – QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
103
1. Các kĩ thuật áp dụng
103
2. Phần mềm phân tích
103
3. Áp dụng phân tích trong dự án “Xây dụng nhà máy chế biến và phân phối thực phẩm sạch Phú Thái”
103
3.1. Giới thiệu về dự án
103
3.2. Đánh giá sơ bộ về phương pháp lập dự án
104
3.3. Bổ sung đánh giá dự án dựa trên các chỉ tiêu hiệu quả: NPV, IRR
105
3.4. Phân tích độ nhạy dự án
106
3.5. Phân tích kịch bản.
108
3.6. Tính đến trượt giá và lạm phát.
112
IV – MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO
114
1. Thành lập bộ phận Quản trị rủi ro
114
1.1.Cơ cấu tổ chức
114
1.2.Nhiệm vụ
114
2. Ước tính chi phí thực hiện sơ bộ:
115
3. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro
116
3.1. Nội dung
116
3.2. Phương pháp áp dụng
117
3.3. Xây dựng hệ thống đánh giá
117
4. Một số giải pháp đối phó với rủi ro
119
4.1. Đối phó rủi ro trong quá trình đầu tư
120
4.2. Đối phó rủi ro trong lĩnh vực nhân sự
121
TÀI LIỆU THAM KHẢO
124
PHỤ LỤC
125
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Ý nghĩa
PM (Project manager)
Nhà quản lý dự án
SPC (Statistical process control)
Hệ thống kiểm soát quy trình bằng phương pháp thống kê
REN (Risk exposure number)
Đơn vị thang đo rủi ro
RE %
Thang độ rủi ro theo %
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
HÌNH
Hình 1.1. Rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài Doanh nghiệp
16
Hình 1.2. Các loại rủi ro theo môi trường hoạt động của Doanh nghiệp
17
Hình 1.3. Phân loại rủi ro theo đặc tính vận động
19
Hình 1.4. Nguồn gốc rủi ro
22
Hình 1.5. Vai trò hỗ trợ của Quản trị rủi ro
24
Hình 1.6. Quy trình quản trị rủi ro
26
Hình 1.7. Quy trình quản trị rủi ro
42
Hình 1.8. Bậc thang trong tiến trình Quản lý rủi ro
43
Hình 1.9. Vòng đời của Sản phẩm và Rủi ro
45
Hình 2.1. Lưu đồ rủi ro trong phân tích quá trình kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Thú Y Xanh Việt Nam – một thành viên của tập đoàn Phú Thái
76
BẢNG
Bảng 1.1. Thang đo định tính xác suất
31
Bảng 1.2. Thang đo định tính mức độ nghiêm trọng của rủi ro
32
Bảng 1.3. Bảng ước tính thiệt hại
32
Bảng 1.4. Thang độ REN
33
Bảng 1.5. Thang đo rủi ro cấp độ 1
33
Bảng 1.6. Thang đo rủi ro cấp độ 4
34
Bảng 1.7. Độ nhạy của Lợi nhuận đối với biến số thứ i
35
Bảng 1.8. Mô phỏng Monte Carlo
39
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
65
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn
67
BIỂU
Biểu 2.1. Doanh thu thuần giai đoạn 2003-2007
66
Biểu 2.2. Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2003-2007
66
Biểu 2.3. Cơ cấu Nguồn Vốn giai đoạn 2003-2007
68
Biểu 2.4. Tốc độ tăng trưởng Nguồn Vốn giai đoạn 2003-2007
68
Biểu 2.5. Cơ cấu Tài sản giai đoạn 2003-2007
69
Biểu 2.6. Tốc độ tăng trưởng Tài sản giai đoạn 2003-2007
70
LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị rủi ro ngày càng trở nên quan trọng trong nhiều hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay. Hàng loại các Doanh nghiệp khổng lồ, các tổ chức tài chính, các Ngân hàng, các quỹ đầu tư lớn trên thế giới đã lâm vào khủng hoảng, thậm chí phá sản trong thời gian qua. Một trong những nguyên nhân chủ đạo chính là sự chủ quan và thiếu sót trong quá trình quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư và kinh doanh. Đây là một bài học đắt giá mà các Doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng phải trả giá khi coi nhẹ việc quán triệt quản trị rủi ro trong tổ chức.
Tuy nhiên, ở Việt Nam việc thực hiện quản trị rủi ro còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém hơn, công tác quản trị rủi ro chưa phổ biến, kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế, công cụ ứng dụng phân tích còn chưa mạnh, thậm chí trong hoạt động đầu tư, nhiều dự án còn chưa đưa quản trị rủi ro vào để thực hiện công tác đánh giá, ra quyết định.
Trong quá trình thực tập tại “Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Phú Thái”, em nhận thấy rằng: Mặc dù là một trong những Tập đoàn đầu tư và phân phối hàng đầu tại Việt Nam nhưng công tác quản trị rủi ro trong Tập đoàn còn mới ở giai đoạn tiếp cận ban đầu, chưa khoa học và hệ thống, chưa tương xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế dẫn đầu của Tập Đoàn. Do vậy, em chọn đề tài “Thực trạng và một số đề xuất hoàn thiện công tác quản trị rủi ro đầu tư tại Tập đoàn Phú Thái”làm chuyên đề tốt nghiệp với mong muốn được đóng góp phần nào vào lợi ích và sự phát triển bền vững của Tập đoàn cũng như đối với hoạt động nghiên cứu quản trị rủi ro tại Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Mai Hương, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua.
Cháu cũng xin gửi lòi cảm ơn chân thành tới các bác, các chú tại đơn vị thực tập đã hết sức tạo điều kiện và cung cấp tài liệu để cháu hoàn thành nhiệm vụ.
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
I – RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Khái niệm “Rủi ro”
Hiện nay có nhiều quan điểm về Rủi ro, tuy nhiên có thể khái quát rằng: Rủi ro gắn với khả năng xảy ra biến cố không lường trước, biến cố mà ta hoàn toàn không biết chắc. Rủi ro ứng với sự sai lệch giữa dự kiến và thực tế.
Một số khái niệm về rủi ro:
“Rủi ro là khả năng gặp phải những mất mát, thiệt hại”.
Rủi ro này gọi là rủi ro thuần túy, chỉ đem đến những tác nhân tiêu tực, làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
“Rủi ro bao gồm cả mất mát và cơ hội”.
Các Doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm được biết đến bởi rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng như khả năng sinh lời lớn của nó. Nếu như một dự án hay một lĩnh vực kinh doanh mới có khả năng đem lại nhiều lợi nhuận hơn thiệt hại mà Doanh nghiệp ước tính thì nó sẽ được Doanh nghiệp đó theo đuổi. Do vậy, khi một Doanh nghiệp theo đuổi một cơ hội, một mục tiêu, một dự án nào đó (tiềm năng sinh lợi) thì cũng có nghĩa là Doanh nghiệp đó đang đối mặt với cả những rủi ro mất mát. Nếu tách rủi ro ra khỏi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp thì quả thực là một sai lầm nghiêm trọng. Rủi ro đem lại cả thiệt hại lẫn cơ hội, cho nên Doanh nghiệp cần phải có cái nhìn đúng mực hơn về tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro.
“Rủi ro gắn với khả năng xảy ra biến cố không lường trước, biến cố mà ta hoàn toàn không biết chắc”.
Biến cố tương lai là biến cố khi đó nhà quản lý không thể hoàn toàn biết chắc 100% rằng nó có xảy ra hay không và xảy ra với mức độ như thế nào. Nhà quản lý Doanh nghiệp chỉ có thể dựa trên những cơ sở số liệu thống kê quá khứ và kinh nghiệm thực tiễn mà phân tích, phán đoán về xác suất và mức độ nghiêm trọng của nó, từ đó đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp
“Rủi ro là khả năng gánh chịu những thiệt hại, mất mát trong khi theo đuổi mục tiêu phát triển hay cơ hội mà nguyên nhân phát sinh từ những yếu tố không lường trước hoặc nằm ngoài khả năng kiểm soát”.
Trong khi Doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu phát triển thì cũng là lúc phải đối mặt với những rủi ro có khả năng gây ra thiệt hại. Những rủi ro này Doanh nghiệp hoàn toàn không chắc chắn về khả năng xảy ra cũng như nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của nó.
“Rủi ro nội tại trong Doanh nghiệp là khả năng Doanh nghiệp có thể phải gánh chịu thiệt hại trong khi đang thực hiện hoạt động kinh doanh, theo đuổi mục tiêu phát triển hoặc những cơ hội mới mà nguyên nhân phát sinh từ chính bên trong hoạt động và cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp”.
Bất kì bên trong một Doanh nghiệp nào cũng tồn tại những rủi ro nội tại: rủi ro vận hành, rủi ro nhân sự, rủi ro tổ chức quản lý, rủi ro sai sót cá nhân, rủi ro sản xuất,… Những rủi ro này xuất phát từ chính những nguyên nhân bên trong Doanh nghiệp và nó ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định trong quá trình phát triển của Doanh nghiệp. Điều Doanh nghiệp cần làm đó là có biện pháp quản lý thật nhanh chóng và hiệu quả. Nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp cũng là một phương thức tốt để giảm thiểu rủi ro không đáng có. Nhà quản lý Doanh nghiệp thường xuyên phải làm việc và ra quyết định trong tình trạng thiếu thông tin, thiếu tài nguyên, nguồn lực và nguy cơ phải gánh chịu những rủi ro không lường trước. Do vậy, họ nhận ra rằng việc thiết lập một hệ thống cảnh báo và kiểm soát rủi ro nội tại trong Doanh nghiệp là vô cùng quan trọng bởi vì những rủi ro nội tại này thường chiếm một tỷ trọng cao trong tổng số rủi ro mà một Doanh nghiệp có thể phải đối mặt trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời thiệt hại mà nó gây có ảnh hưởng xuyên suốt toàn hệ thống, gây thiệt hại không nhỏ.
Rủi ro nội tại thường được xử lý bởi những giải pháp tức thời hoặc trung hạn (nâng cao tỷ lệ dự trữ tiền mặt nhằm đối phó với khả năng phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hoặc khách hàng trả lại hàng, đòi lại tiền khi sản phẩm mới thất bại,…).Tuy nhiên có nhiều rủi ro nội tại xuất phát từ những vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp dài hạn (sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng; yếu kém trong dây chuyền vận hành,… ). Hoặc những rủi ro có khả năng phát sinh do mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển dài hạn với những hoạt động ngắn hạn của Doanh nghiệp. Có thể trong ngắn hạn Doanh nghiệp ưu tiên mục tiêu tạo dựng hình ảnh, trả cổ tức cao cho cổ đông, tuy nhiên về dài hạn, việc liên tục trả cổ tức cao trong khi Doanh nghiệp còn non trẻ sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, từ đó dẫn đến kết quả Doanh nghiệp có thể sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro ập đến: cơ cấu tổ chức lạc hậu, công nghệ lỗi lời, nhân lực già cỗi, kém năng động, … làm giảm khả năng hoạt động của cả Doanh nghiệp trong dài hạn, giảm khả năng cạnh tranh, có nguy cơ dẫn đến sụp đổ.
“Rủi ro bên ngoài Doanh nghiệp là khả năng Doanh nghiệp có thể phải gánh chịu thiệt hại trong khi đang thực hiện hoạt động kinh doanh, theo đuổi mục tiêu phát triển hoặc những cơ hội mới mà nguyên nhân phát sinh từ sự bất ổn và tính biến đổi không ngừng của môi trường bên ngoài”.
Môi trường bên ngoài Doanh nghiệp luôn tồn tại những rủi ro bất khả kháng, những rủi ro nằm ngoài kiểm soát và ý muốn của Doanh nghiệp, đó là những “rủi ro bên ngoài Doanh nghiệp”. Những rủi ro này thường khó dự đoán và kiểm soát hơn rủi ro nội tại.
2. Đặc trưng
Rủi ro có hai đặc trưng chính : tần số và biên độ
Tần số xảy ra rủi ro: là tiêu chí thể hiện rủi tần suất xảy ra rui ro.
Biên độ: là tiêu chí thể hiện mức độ tác động.
Tần số xảy ra rủi ro sẽ được thể hiện bằng xác suất của các biến cố còn biên độ sẽ được thể hiện bằng giá trị của các biến cố.
3. Rủi ro trong hoạt động đầu tư
3.1. Khái quát về hoạt động đầu tư
Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các họat động nhằm thu về các kết quả lớn hơn trong tương lai. Mục tiêu của đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hi sinh đã bỏ ra.
*Dưới góc độ kinh tế học:
Đầu tư (Investment), theo từ điển kinh tế học hiện đại của David W. Pearce- thì : Thuật ngữ đầu tư được sử dụng một cách phổ biến nhất để mô tả lưu lượng chi tiêu được dùng để tăng hay duy trì dung lượng vốn thực tế. Nói một cách chính xác hơn: Đầu tư là một lưu lượng chi tiêu dành cho các dự án sản xuất hàng hóa không phải để tiêu dùng trung gian. Các dự án đầu tư này có thể có dạng bổ sung vào cả vốn vật chất, vốn nhân lực và hang tồn kho. Đầu tư là một luồng vốn với khối lượng được xác định bởi tất cả các dự án có giá trị hiện tại ròng (NPV) lớn hơn 0 hay tỉ suất lợi tức nội hoàn lớn hơn lãi suất (IRR).
Nói một cách ngắn gọn, đầu tư là sự hi sinh tiêu dùng hiện tại nhằm thu về tiêu dùng lớn hơn trong tương lai.
*Dưới góc độ tài chính:
Trên phương diện hoạch định tài chính cá nhân, đầu tư là sự hy sinh của một cá nhân trong việc tiêu dùng hiện tại để tích lũy tài sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Trong con mắt của các nhà tư vấn tài chính, đầu tư được hiểu là việc một cá nhân mua tài sản với mong ước rằng tài sản đã mua được sẽ giữ vững giá trị, sau đó tăng giá và tạo ra nguồn thu nhập tương ứng với mức độ rủi ro nào đó. Nói một cách ngắn gọn hơn, mục tiêu tài chính của cá nhân là tích lũy đồng tiền. Sau khi kiếm được tiền, người ta cần cân nhắc đầu tư đồng tiền đó như thế nào để cho nó nhiều hơn trước.
Một cách khái quát, đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư thu về một chuỗi các dòng thu nhắm hoàn vốn và sinh lời.
*Dưới góc độ luật pháp:
Theo luật đầu tư 2006, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các họat động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
*Dưới góc độ nghiên cứu của môn học kinh tế đầu tư:
Đầu tư là việc chi dung vốn trong hiện tại để tiến hành các họat động nhằm làm tăng them hay tạo ra những tài sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất tạo them việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Sở dĩ định nghĩa này được sử dụng trong phạm vi của môn học này vì: Nội dung chủ yếu mà môn kinh tế đầu tư quan tâm nghiên cứu là đầu tư phát triển- loại đầu tư quyết định trực tiếp sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là điều kịnh tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN:
Khác với đầu tư tài chính và đầu tư thương mại, đầu tư phát triển là họat động cơ bản của đầu tư và chỉ có đầu tư phát triển mới trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà không phải là hiện tượng chu chuyển tài sản giữa các thành viên trong nền kinh tế. Và đầu tư phát triển cũng chính là họat động đầu tư có tác động lớn nhất tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia.
*Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường lớn:
Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô vốn đầu tư đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hớp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch kế hoạch đầu tư đúng đắ, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư…
Lao động cần sử dụng đòi hỏi phải trải qua công tác tuyển dụng đào tạo đãi ngộ đòi hỏi một kế hoạch định trước sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ và quy mô lao động.
*Thời kì đầu tư kéo dài:
Một dự án đầu tư gồm 3 giai đoạn cơ bản, đó là: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư. Trong đó thời kì đầu tư được tính từ khi khởi công tới khi dự án hoàn thành và đưa vào họat động. Thời kì đầu tư càng kéo dài thì rủi ro càng lớn vì: Nó đòi hỏi thời gian quản lý dự án lâu đi kèm với các nguy cơ tiềm ẩn xảy ra trong quá trình xây dựng như: an toàn lao động, pháp luật, khả năng tiếp tục huy động vốn, trượt giá…
*Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài:
Thời gian vận hành kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho tới khi hết thời hạn sử dụng và loại bỏ công trình. Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu nhiều tác động tiêu cực: do hỏng hóc, trục trặc hay do chất lượng phẩm cấp sản phẩm không còn đáp ứng với đòi hỏi của thị trường ở hiện tại. Do đó, trong quá trình vận hành kết quả đầu tư vẫn phải tiếp tục tiến hành điều chỉnh các giải pháp kĩ thuật, tài chính cho phù hợp với những thay đổi ở hiện tại (bất kì dự án nào cũng đòi hỏi có những điều chỉnh như vậy).
*Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển thường phát huy tác dụng ở ngay nơi nó được thực hiện.
Do đó quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kì vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng.
*Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao:
Đầu tư phảt triển thường có quy mô vốn đầu tư lớn, thời kì đầu tư , thời gian vận hành các kết qủa đàu tư kéo dài…nên đầu tư phát triển có mức độ rủi ro cao. Rủi ro trong đầu tư phát triển có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan do: nhà đầu tư quản lý kém, chủ trương đầu tư sai lầm, … , nguyên nhân khách quan do: giá nguyên liệu tăng, bất ổn của thị trường đầu vào đầu ra, …
Đầu tư luôn gắn với rủi ro, đã đầu tư là phải chấp nhận rủi ro, cho nên quản trị rủi ro là một khâu không thể thiếu trong hoạt động đầu tư, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư phát triển.
3.2. Khái quát về dự án đầu tư
3.2.1.Khái niệm:
Có nhiều cách định nghĩa dự án.Trên phương diện phát triển, có hai cách hiểu về dự án : tĩnh và động
Theo cách hiểu tĩnh thì: dự án là hình tượng về một tình huống, một trạng thái mà nhà quản trị muốn đạt tới.
Theo cách hiểu động thì: dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới.
Như vậy: Dự án không chỉ là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định; Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà tạo nên một thực thể mới.
Trên phương diện quản lý, có thể định nghĩa dự án như sau: Dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất.
Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính : (1) Nỗ lực có thời hạn; (2) Sản phẩm và dịch vụ duy nhất.
3.2.2.Đặc điểm:
Dự án có một số đặc trưng cơ bản như sau :
Dự án có mục đích, kết quả xác định: Tất cả các dự án đều phải có kết quả được xác định rõ. Mỗi dự án lại bao gồm một tập hợp nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện. Mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả riêng, độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ hình thành chung nên kết quả của dự án. Nói cách khác, dự án là một hệ thống phức tạp, được phân chia thành nhiều bộ phận, phân hệ khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng đều phải thống nhất các mục tiêu chung về thời gian , chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao.
Dự án có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn: Dự án là một sự sáng tạo. Giống như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn : hình thành , phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc… Dự án không kéo dài mãi mãi. Khi dự án kết thúc, kết quả của dự án được chuyển giao cho bộ phận quản lý vận hành, nhóm quản trị dự án giải tán.
Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo, mới lạ: Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt , mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, hầu như không lập lại. Tuy nhiên ở nhiều dự án khác, tính duy nhất ít rõ ràng hơn và bị che đậy ở tính tương tự giữa chúng. Nhưng điều khẳng định là chúng vẫn có thiết kế khác nhau, vị trí khác, khách hàng khác,… Điều ấy cũng tạo nên nét duy nhất, độc đáo, mới lạ cuả dự án.
Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án: Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như : chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, các nhà thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước. Tùy theo tính chất của dự án, các thành phần trên cũng khác nhau. Giữa các bộ phận quản lý chức năng và bộ phận quản lý dự án thường xuyên có quan hệ với nhau và cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không giống nhau. Để thực hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.
Môi trường hoạt động va chạm: Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các hoạt động tổ chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân lực , thiết bị ,… Trong quản lý, nhiều trường hợp các thành viên ban quản lý dự án lại có “hai chủ trương” nên không biết phải thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp nào nếu hai lệnh mâu thuẫn nhau. Do đó, môi trường quản lý dự án có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động.
Tính bất định và độ rủi ro cao: Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao. Do vậy việc quản trị rủi ro dự án là một tất yếu khách quan cần thiết. Và đây cũng là chủ đề mà đề tài sẽ làm rõ dưới đây.
3.2.3.Rủi ro trong hoạt động đầu tư
Rủi ro trong hoạt động đầu tư là sự kiện không có trong kế hoạch có thể xảy ra, nó có thể tích cực hoặc tiêu cực. Trong quản lý các dự án đầu tư, sự thành công của các dự án phụ thuộc khá nhiều vào khả năng dự đoán các sự kiện sẽ xảy ra. Khi rủi ro là phần không thể dự đoán của dự án thì điều quan trọng đối với nhà quản trị là cần kiểm soát được nó càng nhiều càng tốt và tạo ra khả năng dễ dự đoán nó.
Đối với bất kì một dự án nào, rủi ro luôn là một trong những yếu tố nguy hiểm và cần phải được kiểm soát cẩn trọng. Việc phát hiện ra những loại rủi ro nào và mức độ nguy hiểm của nó phụ thuộc rất lớn vào tầm nhìn của Nhà quản lý dự án (Project manager – PM). Cho nên việc chọn lựa PM cho một dự án là một công việc đòi hỏi phải có sự cân nhắc cẩn trọng, kỹ càng.
4. Phân loại
4.1. Trên phương diện Doanh nghiệp
4.1.1. Theo một số nhà kinh tế học
* Mowbray (1930): Rủi ro bao gồm hai loại chính là : Rủi ro thuần túy và rủi ro suy tính.
Rủi ro suy tính: rủi ro mang tính chất đầu cơ (rủi ro kinh doanh), là rủi ro xảy ra trong trường hợp nhà đầu tư chủ động lựa chọn phương án đầu tư cho dù biết rằng phương án đó có thể gây ra thiệt hại hay đem lại lợi nhuận.
Rủi ro thuần túy: là rủi ro xảy ra chỉ gây ra những thiệt hại, không theo ý muốn chủ quan.
* Young, Smith, Williams: Rủi ro bao gồm ba loại cơ bản: rủi ro tài sản; rủi ro nhân lực và rủi ro pháp lý.
Rủi ro tài sản : là các đối tuợng có thể được lợi hoặc chịu tổn thất về tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản có thể bị ảnh hưởng, tổn thất, hư hại, giảm giá,… bằng nhiều nguyên nhân khác nhau.
Rủi ro nguồn nhân lực: Là tất cả các rủi ro có ảnh hưởng đến yếu tố “con người” của tổ chức. Rủi ro có thể gây ảnh hưởng, mất mát, tổn thương hoặc tử vong đối với cán bộ nhân sự trong Doanh nghiệp.
Rủi ro pháp lý: Là các rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến Doanh nghiệp trên phương diện pháp luật, các chính sách, quy định, thủ tục,… do Quốc hội, Chính phủ và các cấp có thẩm quyền đề ra.
* Doherty (1985): Rủi ro bao gồm:
Rủi ro Marketing
Sản phẩm
Giá
Phân phối
Chiêu thị
Rủi ro Tài chính
Rủi ro Môi trường hoạt động
Rủi ro Quản trị nhân lực
4.1.2. Theo khía cạnh bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp
Rủi ro bao gồm: rủi ro bên trong Doanh nghiệp và rủi ro bên ngoài Doanh nghiệp.
(Hình 1.1. Rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài Doanh nghiệp)
4.1.3. Theo môi trường hoạt động của Doanh nghiệp
Rủi ro bao gồm:
Rủi ro Chiến lược
Rủi ro Tài chính
Rủi ro Vận hành
Rủi ro Pháp lý
Rủi ro Thiên tai
Rủi ro xã hội
(Hình 1.2. Các loại rủi ro theo môi trường hoạt động của Doanh nghiệp)
Loại rủi ro
Nội dung
1. Rủi ro chiến lược
Rủi ro về mục tiêu chiến lược, các điều kiện vĩ mô, xu hướng của nền kinh tế thế giới, khu vực, quốc gia, địa phương, các chính sách chính trị, luật pháp,…
2. Rủi ro vận hành
Rủi ro liên quan đến cơ cấu tổ chức, hệ thống, quy trình, công nghệ và con người
3. Rủi ro tài chính
Rủi ro liên quan đến sức khỏe tình hình tài chính Doanh nghiệp, các biến động tỷ giá, tiền tệ, lãi suất, tín dụng,..
4. Rủi ro Pháp lý
Rủi ro liên quan đến pháp luật, tình hình tuân thủ các quy định, …
5. Rủi ro Xã hội
Thiệt hại liên quan đến các vấn đề bất ổn trong xã hối
4.1.4. Theo phạm vi tác động
Rủi ro theo chiều dọc: rủi ro ảnh hưởng đến từng bộ phận, từng khâu của hoạt động đầu tư. Đây là loại rủi ro có thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Rủi ro chung (rủi ro theo chiều ngang): là rủi ro ảnh hưởng đến tất cả các khâu, các bộ phận cuả hoạt động đầu tư. Đây là loại rủi ro không thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư.
4.1.5. Theo đặc tính vận động của rủi ro
Bao gồm hai loại: tĩnh và động
Tĩnh: Đơn giản, thuần túy là loại rủi ro xảy ra một cách khá đều đặn, có thể dự đoán được, mỗi lần xảy ra thường không có quá nhiều khác biệt, ít có biến đổi theo chiều hướng bất lợi hơn cho Doanh nghiệp.
Động: Rủi ro loại này luôn vận động và tự biến đổi, xảy ra không theo chu kỳ, ảnh hưởng của nó khá nặng nề và khó dự đoán.
(Hình 1.3. Phân loại rủi ro theo đặc tính vận động)
4.2. Trên phương diện đầu tư
4.2.1. Theo quá trình ra quyết định đầu tư
Rủi ro được chia thành 3 loại: rủi ro trước khi ra quyết định đầu tư; rủi ro khi ra quyết định đầu tư và rủi ro sau khi ra quyết định đầu tư.
Rủi ro trước khi ra quyết định đầu tư: Rủi ro thông tin : rủi ro trong trường hợp khi chúng ta thu thập những thông tin không đầy đủ , không chính xác, dẫ đến xác định sai bản chất sự vật, hiện tượng liên quan đến hoạt động đầu tư.
Rủi ro khi ra quyết định đầu tư : còn được gọi là Rủi ro cơ hội : rủi ro trong trường hợp lựa chọn phương án không tối ưu.
Rủi ro sau khi ra quyết định đầu tư : là rủi ro khi có sự sai lệch giữa thực tế và dự kiến.
Với một hoạt động đầu tư thường có ba giai đoạn : Tiền đầu tư, đầu tư, vận hành các kết qủa đầu tư. Hai loại rủi ro đầu có liên quan nhiều đến giai đoạn tiền đầu tư. Loại rủi ro sau cùng thì có liên quan nhiều đến hai giai đoạn : Đầu tư và Vận hành kết quả đầu tư.
4.2.2. Rủi ro theo tiến trình lập và thực hiện dự án đầu tư
Đối với tiến trình lập và thực hiện dự án đầu tư, rủi ro có thể bao gồm: rủi ro ở pha lập dự án (rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài), rủi ro liên quan đến dự báo sử dụng nguồn lực, rủi ro liên quan đến triển khai thực hiện dự án.
*Rủi ro ở pha lập dự án:
- Rủi ro bên trong bao gồm 4 rủi ro:
+ Xác định mục tiêu không chính xác
+ Mục tiêu và phương tiện thực hiện mục tiêu không phù hợp
+ Rủi ro kỹ thuật (rủi ro nghiên cứu và đưa vào sản xuất không hợp với nhau), rủi ro công nghiệp hóa (việc sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường không đem lại hiệu quả)
+ Rủi ro do chưa nắm vững được quy trình phát triển và theo dõi dự án
- Rủi ro bên ngoài : 2 rủi ro :
+ Sự lạc hậu về thương mại (đánh giá sai về nhu cầu thị trường, thị trường phát triển quá nhanh)
+ Rủi ro pháp chế : văn bản mới ảnh hưởng đến đầu vào và đầu ra của dự án; các đạo luật chồng chéo, chưa rõ ràng,..
*Rủi ro liên quan đến dự báo sử dụng nguồn lực:
Nội dung dự báo nguồn lực dự án bao gồm : Xác định các nguồn lực cần huy động, khả năng thực tế của các nguồn lực đó.
- Xác định các nguồn lực bao gồm các vấn đề :
+ Sử dụng lao động
+ Sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động, ô nhiễm môi trường
+ Thiếu hiểu biết về các nguồn lực
+ Sự không tương hợp giữa các nguồn lực được huy động
- Khả năng thực tế của các nguồn lực :
+ Công suất của máy móc thiết bị
+ Năng suất lao động của công nhân
*Rủi ro ở pha triển khai dự án:
- Phát muộn vấn đề
- Nhận thức sai vấn đề
- Đề xuất phương án xử lý không phù hợp
5. Nguồn gốc rủi ro
Nguồn của rủi ro là những tác nhân chính gây nên rủi ro. Xét trên quan điểm vĩ mô, nguồn của rủi ro bao gồm những nguyên nhân chính sau:
Môi trường vật chất: Bao gồm toàn bộ các yếu tố v._.ật chất bao quanh Doanh nghiệp: nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, …
Môi trường kinh tế: Tình hình phát triển, mức độ ổn đinh, tốc độ tăng trưởng, tình hình lạm phát, tình trạng đình đốn, suy thoái, tình hình thông thương, chu chuyển, giao lưu, buôn bán, mức độ cạnh tranh, cung – cầu nền kinh tế,…
Môi trường chính trị: Bao gồm tổng thể các biện pháp, chính sách, hoạt động, … của Chính phủ đến các môi trường khác cũng như trực tiếp đối với Doanh nghiệp.
Hệ thống luật pháp: Rủi ro đến từ các sơ hở, bất cập, chồng chéo trong hệ thống luật pháp, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp.
Môi trường vận hành, hoạt động của Doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động luôn tồn tại những biến cố bất trắc mà Doanh nghiệp không thể lường trước được, các nhân tố đó có thể gây ra ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của Doanh nghiệp.
Môi trường xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực, hành vi con người, cấu trúc xã hội, các định chế xã hội,..
Môi trường thông tin và vấn đề nhận thức: Mất ổn định và thiếu tính chính xác trong quá trình Doanh nghiệp công bố cũng như thu thập thông tin,… Các vấn đề nhận thức của con người thay đổi ảnh hưởng tới hoạt động Doanh nghiệp đang thực hiện.
(Hình 1.4. Nguồn gốc rủi ro)
II – QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
1. Sự cần thiết của Quản trị rủi ro đối với Doanh nghiệp
Quản lý rủi ro ngày nay được coi như là một bộ phận không thể tách rời đối với hoạt động quản lý trong doanh nghiệp. Chiến lược của doanh nghiệp sẽ được xem là không đầy đủ nếu thiếu đi nhiệm vụ quản lý rủi ro. Những rủi ro không lường trước sẽ làm cho doanh nghiệp bị bất ngờ và dẫn đến thiệt hại, ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp nếu Doanh nghiệp không có biện pháp đối phó hiệu quả.
Đặc biệt trong tình hình khủng hoảng kinh tế như hiện nay, công tác quản trị rủi ro lại càng phải được đề cao và quan tâm hơn nữa. Một trong những tác nhân quan trọng dẫn đến khủng hoảng kinh tế năm 2008 chính là sự chủ quan, thiếu nhạy bén và thiếu hiệu quả trong hoạt động quản trị rủi ro của hàng loạt các Doanh nghiệp, Ngân hàng, các Quỹ đầu tư và các tập đoàn Tài chính lớn trên thế giới. Xuất phát từ chính những bài học đắt giá như vậy, nhiệm vụ xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro phù hợp trong Doanh nghiệp là một yêu cầu cấp bách và hết sức cần thiết.
2. Vai trò của Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp
Quản trị rủi ro là một bộ phận trong hệ thống quản trị của Doanh nghiệp, có vai trò trực tiếp bảo vệ Doanh nghiệp trước những biến cố không lường trước, đồng thời bổ trợ cho các hoạt động quản trị khác của Doanh nghiệp.
Hệ thống quản trị của Doanh nghiệp bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau:
Quản trị chiến lược: mục tiêu, tổ chức, mô hình, định hướng, chiến lược,…
Quản trị nhân sự: tuyển dụng, bố trí nhân sự, ….
Quản trị Tài chính: quá trình kiểm toán, kế toán, các hoạt động tài chính,…
Quản trị vận hành, sản xuất: quá trình vận hành, máy móc, trang thiết bị, chất lượng, thu mua nguyên vật liệu đầu vào, hàng hoá,…
Quản trị đầu ra: Phân phối, marketing, tiêu thụ,…
Quản trị thông tin: hệ thống mạng, văn bản,…
Quản trị rủi ro: Nhằm đối phó với các biến cố bất ngờ, đảm bảo cho các hoạt động của Doanh nghiệp được ổn định, phát hiện cơ hội trong những rủi ro tiềm ẩn.
Quản trị rủi ro là một khâu quan trọng, có vai trò bổ trợ vô cùng hiệu quả cho các hoạt động quản trị khác trong Doanh nghiệp. Kết quả phân tích của Quản trị rủi ro có thể là công cụ hữu ích cho quyết định trong các quá trình quản trị khác của Doanh nghiệp. Quản trị rủi ro không chỉ giúp cho hệ thống quản trị trong Doanh nghiệp có thể thực hiện đúng được vai trò và nhiệm vụ của mình một cách an toàn mà còn trực tiếp bảo vệ Doanh nghiệp trước các tình huống bất trắc, giúp Doanh nghiệp phát triển một cách bền vững và ồn định.
(Hình 1.5. Vai trò hỗ trợ của Quản trị rủi ro)
3. Nội dung quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp
3.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp
Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp là quá trình xác định, phân tích và chấp nhận hoặc hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn trong các quyết định, hành động của Doanh nghiệp. Đối với Doanh nghiệp, Quản trị rủi ro là vô cùng cần thiết, nhà quản lý thực hiện phân tích và cố gắng định lượng nguy cơ bị hại trong mỗi một quyết định, hành động từ đó có những biện pháp ứng phó phù hợp, điều chỉnh lại mục tiêu quản lý và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản trị rủi ro, dưới đây là một số khái niệm cơ bản về quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp.
Khái niệm 1: “Quản trị rủi ro là quá trình được thực hiện nhằm mục tiêu cao nhất là ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể có cho Doanh nghiệp xuất phát từ những rủi ro trong quá trình hoạt động, kinh doanh.”
Khái niệm 2: “Quản trị rủi ro là một hệ thống các phương pháp được tiến hành nhằm giảm thiểu thiệt hại do rủi ro, tăng cường tính bền vững của các Dự án, đồng thời kiểm soát, nâng cao hiệu suất, chất lượng của sản phẩm.”
Khái niệm 3:Theo tổ chức kinh tế COSO1, quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là: “ một quy trình được thiết lập bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các cán bộ có liên quan khác áp dụng trong quá trình xây dựng chiến lược doanh nghiệp, thực hiện xác định những biến cố có khả năng xảy ra gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp đồng thời quản lý rủi ro trong phạm vi cho phép nhằm đưa ra mức độ đảm bảo trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp”.
3.2. Quy trình quản trị rủi ro
3.2.1. Khái niệm quy trình quản trị rủi ro
Khái niệm: Quy trình quản trị rủi ro là một hệ thống toàn diện bao gồm tất cả các công việc cần thiết cho việc quản trị rủi ro được sắp xếp theo trình tự, có sự tương quan tác động lẫn nhau và lặp đi lặp lại, xuyên suốt trong quá trình hoạt động, kinh doanh của Doanh nghiệp.
3.2.2. Các bước trong quy trình quản trị rủi ro
Quy trình quản trị rủi ro bao gồm ba phần cơ bản, đó là:
Nhận diện rủi ro
Phân tích, đánh giá rủi ro
Quản trị, kiểm soát rủi ro.
QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO 6 BƯỚC:
(Hình 1.6. Quy trình quản trị rủi ro)
3.2.2.1. Nhận diện rủi ro
Công việc đầu tiên của quy trình quản trị rủi ro chính là nhận diện rủi ro. Đây chính là công đoạn mà Doanh nghiệp phải rà soát, tìm kiếm các sự kiện bất trắc có thể xảy đến làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Tuy có đề cập đến việc rủi ro ẩn chứa cả cơ hội bên trong nó nhưng ta cần phân biệt công tác “nhận diện rủi ro” với “tìm kiếm cơ hội đầu tư” trong Doanh nghiệp. Tìm kiếm cơ hội đầu tư đơn thuần là hoạt động tìm hiểu tình hình thực tế, môi trường kinh doanh, nhằm tìm kiếm các lĩnh vực, khu vực, phương án mà theo đó mang lại một lợi suất đầu tư hấp dẫn cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhận diện rủi ro lại có nét khác so với tìm kiếm cơ hội đầu tư. Nhận diện rủi ro chủ yếu tập trung vào việc rà soát, dự báo các sự kiện bất trắc có khả năng gây phương hại đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chủ thể chính của Nhận diên rủi ro là các biến cố gây thiệt hại cho Doanh nghiệp chứ không phải là các cơ hội đơn thuần. Tuy nhiên trong quá trình rà soát các tác nhân hay kịch bản gây thiệt hại đến hoạt động kinh doanh thì Doanh nghiệp đồng thời cũng có những nhận thức về cơ hội do các rủi ro này đem lại, từ đó đưa ra những đánh giá, cân nhắc cụ thể và chi tiết hơn về tình hình thực tế.
* Khái niệm: Nhận diện rủi ro là quy trình rà soát môi trường bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp nhằm tìm kiếm rủi ro, đánh giá đặc điểm của chúng và ước đoán sơ bộ về ảnh hưởng do chúng gây ra.
* Mục đích: Mục đích chủ yếu và quan trọng nhất của nhận diện rủi ro chính là nhằm phát hiện các tác nhân nguy hiểm, làm tiền đề để xây dựng chiến lược, biện pháp bảo vệ cho Doanh nghiệp.
3.2.2.2. Đo lường rủi ro
a. Số đo rủi ro
Rủi ro được đánh giá trên cơ sở các tiêu chuẩn cơ bản sau:
Giá trị kỳ vọng (EV – The expected value)
Độ lệch tiêu chuẩn
Hệ số Bêta
Hệ số biến thiên
*Giá trị kỳ vọng (EV):
Vòng đời của một phương án đầu tư thường rất dài, có khi hàng chục năm. Trong khi đó, phương án đầu tư lại được xác định trên cơ sở những số liệu giả định, nên rất khó chính xác và không lường trước được những tình huống bất trắc sẽ xảy ra trong tương lai. Khi phân tích các phương án, chúng ta nên dự đoán những tình huống có khả năng xuất hiện trong tương lai, dự kiến các rủi ro của các tình huống đó. Nếu rủi ro nảy sinh mà phương án đầu tư vẫn có hiệu quả thì đó là một phương án vững chắc. Còn trong trường hợp ngược lại thì: hoặc phải có các biện pháp phòng chống, hoặc phải khước từ dự án.
Khi phân tích một dự án, thường có hai thái cực xảy ra :
Hoặc quá lạc quan: chỉ có những kết quả tích cực xảy ra
Hoặc quá bi quan : chỉ có những biến cố xấu xảy ra
Có hai thái cực trên đều là không khách quan. Để có thể đánh giá một cách khách quan, người ta dùng “giá trị kỳ vọng – EV”
Công thức:
EV = ni=1 ∑ Pi . Xi
Trong đó :
Pi : xác suất của biến cố i
Xi : Giá trị của các biến cố i
n : Số biến cố
EV = ni=1 ∑ Pi . mj=1 ∑ Pj . Xj
Trong đó :
Pi : xác suất của biến cố i
Pj : xác suất của biến cố j, j là biến cố đều kiện của i
Xj : Giá trị của các biến cố j
m : Số biến cố điều kiện của biến cố i
n : Số biến cố mẹ
*Độ lệch tiêu chuẩn:
Độ lệch tiêu chuẩn xác định mức độ dao động xung quanh giá trị trung bình của dự án. Độ lệch tiêu chuẩn càng lớn thì mức độ rủi ro càng lớn.
Công thức :
Trong đó :
Xj : giá trị của biến cố j
μ : giá trị trung bình, thường được xác định bằng EV
Pi : Xác suất của biến cố i
*Hệ số Beta:
Bêta đo lường sự biến động của dự án so với mức biến động chung của thị trường đầu tư . Theo đó, Bêta xác định mối quan hệ giữa chênh lệch thu nhập quá khứ của công ty và thu nhập không đổi với chênh lệch quá khứ của toàn bộ thị trường và thu nhập không đổi.
Nếu :
Bêta < 1: Sự biến động của dự án nhỏ hơn sự biến động của thị trường đầu tư.
Bêta = 1: Sự biến động của dự án bằng với sự biến động của thị trường đầu tư.
Bêta > 1: Sự biến động của dự án lớn hơn sự biến động của thị trường đầu tư.
*Hệ số biến thiên:
Trong các số đo rủi ro thì giá trị kỳ vọng và độ lệch tiêu chuẩn xác định mức độ rủi ro tuyệt đối, còn hệ số tương quan xác định mức độ rủi ro tương đối.
Công thức :
cov = ∂/μ
b. Phương pháp định lượng rủi ro
Các phương pháp định lượng rủi ro bao gồm:
Phương pháp khai triển tổn thất
Phương pháp khai triển tổn thất dựa trên đối tượng
Phương pháp ước lượng phân phối xác suất
*Phương pháp khai triển tổn thất:
Đây là phương pháp dựa trên số liệu quá khứ để xác định “hệ số khai triển” và từ đó ước lượng được “Vấn đề” đang tìm hiểu.
Hệ số khai triển năm i =
*Phương pháp khai triển tổn thất dựa trên đối tượng:
Nếu như phương pháp khai triển tổn thất dựa trên thời kỳ và số vấn đề phát sinh thì phương pháp khai triển tổn thất dựa trên đối tượng được thực hiện theo từng tác nhân cụ thể.
Phương pháp ước lượng dựa trên phân phối xác suất:
Đây là phương pháp chuyên nghiệp thường được các chuyên gia sử dụng. Bằng hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu và những phần mềm chuyên dụng, các chuyên gia sẽ ước lượng được xác suất xảy ra rủi ro.
Tuy nhiên mặc dù được xem là phương pháp tân tiến nhất nhưng phương pháp này vẫn không thể dự đoán hoàn toàn chính xác được xác suất xảy ra rủi ro.
c. Phương pháp định tính
Xây dựng thang đo định tính xác suất và thang đo định tính mức độ nghiêm trọng cho các rủi ro có thể xảy ra
Thang đo định tính cho xác suất xảy ra:
Khả năng xảy ra
Đánh giá
Mức độ
Hiếm khi
Có thể tránh hay giảm thiểu rủi ro này bằng việc thực hiện các chương trình đã được thiết lập
1-2
Thấp
Có thể giảm thiểu, khả năg thành công cao
3-4
Trung bình
Có thể giảm thiểu, tuy nhiên có khả năng phải thực hiện nhiều quy trình phức tạp theo nhiều hướng khác nhau.
5-6
Cao
Khả năng giảm thiểu thấp, buộc phải sãn sàng đối mặt với loại rủi ro này bất cứ lúc nào
7-8
Gần như chắc chắn
Hầu như không thể giảm thiểu, Doanh nghiệp buộc phải luôn đặt trong tình trạng cảnh giác, chuẩn bị đối phó.
9-10
(Bảng 1.1. Thang đo định tính xác suất)
Thang đo định tính cho mức độ nghiêm trọng:
Thực hiện
Kế hoạch làm việc
Chi phí
Mức độ
Không có hoặc ảnh hưởng ít
Ảnh hưởng ít, thay đổi nhẹ, được bù đắp bằng dự phòng có sẵn
Chưa vượt chỉ tiêu Chi phí
1-2
(Thấp)
Giảm nhẹ việc thực hiện kỹ thuật, quy trình vẫn duy trì
Cần có các hoạt động bổ sung kịp thời để phù hợp với kế hoạch
Chi phí ước lượng vuợt chỉ tiêu từ 1-5%
3-4
(Thứ yếu)
Giảm vừa phải thực hiện kỹ thuật nhưng có thể phục hồi.
Lỡ kế hoạch thứ yếu, sẽ trễ các mốc thứ yếu. Cần điều chình tức thời.
Chi phí ước lượng vượt chỉ tiêu từ 5-20%
5-6
(Trung bình)
Giảm sút đáng kể thực hiện kỹ thuật, phục hồi khó khăn
Ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công việc, chương trình.
Chi phí ước lượng vượt chỉ tiêu từ 20-50%
7-9
(Cao)
Mục tiêu không thể đạt đến
Chương trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Chi phí ước lượng vượt cỉ tiêu trên 50%
10
(Nghiêm trọng)
(Bảng 1.2. Thang đo định tính mức độ nghiêm trọng của rủi ro)
d. Thang độ rủi ro
Thang độ rủi ro được các nhà quản trị rủi ro sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá, xếp hạng rủi ro.
Trước hết, nhà quản trị lập một bảng đánh giá tổn thất ước tính của rủi ro như sau:
Tên rủi ro
(Risk Name)
Xác suất : P
(Chance)
Tác động : I
(Impact)
Thiệt hại ước tính
(Exposure)
E = P x I
R1
P1
I1
E1 = P1 x I1
R2
P2
I2
E2 = P2 x I2
…
…
…
…
(Bảng 1.3. Bảng ước tính thiệt hại)
Tiếp theo, để xác lập thang độ rủi ro, nhà quản trị rủi ro xác định “REN” (Risk exposure number) cho những rủi ro phát hiện được – REN tức là đơn vị xếp hạng mức độ thiệt hại. Và “RE %” (Risk exposure % ) – tức xếp hạng theo đơn vị %.
“REN” và “RE %” được tính như sau:
Tên rủi ro
(Risk Name)
Xác suất: P
(Chance)
Tác động: I
(Impact)
Thiệt hại: E
(E = P x I)
Thang độ:
REN
(Risk exposure number)
RE %
R1
p1
i1
E1
REN(R1) = E1
x 100%
R2
p2
i2
E2
REN(R2) = REN(R1) + E2
(= E1 + E2)
x 100%
R3
p3
i3
E3
REN(R3) = REN(R2) + E3
(= E1 + E2 + E3)
x 100%
…
…
…
…
…
…
Rn
pn
in
En
REN(Rn) =
REN(Rn-1) + En
100%
(Bảng 1.4. Thang độ REN)
Bảng: Mức độ thiệt hại ước tính và thang đo rủi ro
Cấp độ: 1 (Quản lý) : Trưởng phụ trách
Tên rủi ro
Xác suất
Tổn thất
Thiệt hại ước tính
REN
RE %
(Risk name)
(Probability)
(Loss)
(Risk Exposure)
Giảm giá bán
Hủy đơn đặt hàng
Lỗi kiểm định
Sai sót trong đáp ứng yêu cầu khách hàng
Sửa chữa vượt định mức
Thất thoát
Bồi thường vi phạm
Thay đổi công nghệ
( Bảng 1.5. Thang đo rủi ro cấp độ 1: Trưởng phụ trách quản lý rủi ro)
Bảng: Mức độ thiệt hại ước tính và thang đo rủi ro
Cấp độ: 4 (Chuyên môn): Kỹ sư vận hành
Tên rủi ro
Xác suất
Tổn thất
Thiệt hại ước tính
REN
RE %
(Risk name)
(Probability)
(Loss)
(Risk Exposure)
Hạn chế về thời gian
Thiếu máy móc, nguyên liệu
Quá tải
Lỗi sản phẩm
Sao lãng gây tổn thất
Chất lượng không ổn định, phải điều chỉnh
Thiếu trang bị, công cụ lao động
Công suất thấp
(Bảng 1.6. Thang đo rủi ro cấp độ 4: Kỹ sư vận hành)
4. Phân tích, đánh giá rủi ro
Các phương pháp phân tích rủi ro thường được dùng là :
Phương pháp cơ bản:
Phân tích độ nhạy
Phân tích kịch bản
Phân tích hòa vốn
Phương pháp dựa trên phân phối xác suất:
Phương pháp mô phỏng
Sơ đồ cây quyết định.
Những công cụ này được sử dụng để giúp nhà quản trị phác thảo một bức tranh rõ ràng về rủi ro mà họ đang xem xét, tuy nhiên không có một công cụ nào được xem là có thể thích hợp trong mọi trường hợp. Phân tích độ nhạy và phân tích hòa vốn thì đơn giản, dễ sử dụng và dễ giải thích về kết quả nhưng tính đơn giản lại không thể đánh giá trong việc hiểu rõ các xác suất của những kết quả rất đa dạng. Phương pháp mô phỏng và sơ đồ cây cung cấp một cái nhìn sâu sắc về bản chất của các khả năng nhưng nó lại quá khó (mất thời gian và chi phí) để sử dụng. Vì thế, mỗi công cụ phân tích rủi ro đều có vị trí thích hợp, nhà quản lý có thể sử dụng từng phương pháp theo các trường hợp cụ thể
4.1. Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy là phép tính hiện giá, là thước đo về mức độ sinh lợi cho nhiều giá trị của một hoặc nhiều biến số bị tác động trong quyết định đầu tư.
Nhà quản trị xây dựng một mô hình dựa trên các biến số đã biết, thông qua các biến số đó, thay đổi chúng, tìm xem biến số nào tác động mạnh nhất đến kết quả và hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp quản trị tập trung vào các biến có độ nhạy lớn nhất.
Biến số thứ i
+15%
+10%
+5%
0%
-5%
-10%
-15%
Lợi nhuận
…
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
Tên biến số i
% thay đổi của biến số i
% thay đổi của lợi nhuận
Đánh giá mức độ
A
…
…
…
B
…
…
…
C
…
…
D
…
…
…
(Bảng 1.7. Độ nhạy của Lợi nhuận đối với biến số thứ i )
4.2. Phân tích hoà vốn
Phân tích độ nhạy hữu dụng trong việc xác định các biến số chính yếu có tác động lớn đến Doanh nghiệp. Doanh số và chi phí thường là một trong những biến số chính đó. Phân tích hòa vốn tập trung vào mối quan hệ giữa các biến số chính với khả năng sinh lợi hoặc dòng tiền.
Để tính được mức hòa vốn, nhà quản trị cần chia chi phí ra thành “biến phí” và “định phí”. Biến phí là chí phí sẽ thay đổi cùng với số lượng sản phẩm. Định phí là những chi phí không đổi khi doanh số thay đổi; nhưng cũng cần lưu ý rằng định phí/đơn vị sản phẩm sẽ giảm dần khi doanh số tăng lên trong một phạm vi nào đó.
Định phí trên mỗi đơn vị sản phẩm là thấp nhất khi doanh nghiệp sử dụng tài sản ở mức tối đa năng suất của chúng. Đó chính là một trong những lý do phân tích hòa vốn. Qua đó nhà quản trị có thể tính toán rủi ro của một dự án riêng lẻ.
Phân tích hòa vốn có thể xác định được doanh số cần thiết để chuyển từ thu nhập âm sang thu nhập dương hay nói cách khác là điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn thu nhập hoặc điểm hòa vốn dòng tiền là mức doanh số cần thiết để bắt đầu tạo ra lợi nhuận hoặc dòng tiền bắt đầu dương.
Công thức:
Điểm hòa vốn trong số lượng sản phẩm tiêu thụ (BEPq) là:
BEPq = Định phí / (Giá bán – Biến phí)
Điểm hòa vốn về doanh thu (BEP$) là
BEP$ = Định phí /(1- %biến phí/đơn vị sản phẩm)
Công thức tính hòa vốn thu nhập và hòa vốn dòng tiền là như nhau, nhưng những con số được đưa vào có thể khác nhau. Đặc biệt, định phí kế toán có thể khác định phí thực tế. Khấu hao được tính là một định phí trong phân tích hòa vốn thu nhập nhưng nó không phải là một khoản tiền chi ra và vì thế không được tính trong phân tích hòa vốn dòng tiền.
4.3. Phân tích kịch bản
Phân tích kịch bản có thể được coi là một bước nâng cấp của phân tích độ nhạy. Qua phân tích độ nhạy, nhà quản lý khoanh vùng được những tác nhân chính có khả năng ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động kinh doanh hay dự án mà Doanh nghiệp đang thực hiện. Tuy nhiên khác với phân tích độ nhạy chỉ cho một biến thay đổi còn giả định tất cả các yếu tố khác giữ nguyên thì phân tích kịch bản lại là sự kết hợp cùng một lúc của nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi một kịch bản đưa ra sẽ có những thay đổi khác nhau về biến số và do vậy nó đem lại các kết quả khác nhau cho dự án.
Tuy nhiên phân tích kịch bản có nhược điểm là không thể diễn tả được hết những kết cục khác nhau của dự án. Có thể mô phỏng đến 100, 1000 kịch bản khác nhau nhưng đó vẫn chỉ là một con số có giới hạn, đồng thời chi phí và thời gian để mô tả được số lượng kịch bản lớn như vậy là không nhỏ, có thể tiêu tốn của Doanh nghiệp một nguồn lực rất lớn.
4.4. Những phương pháp phân tích rủi ro dựa trên xác suất
Có ba phương pháp phân tích rủi ro chính dựa trên xác suất, đó là: Giá trị kỳ vọng, Mô phỏng Monte Carlo và Sơ đồ cây quyết định. Cả ba phương pháp này đều có thể bổ sung, hộ trợ rất hiệu quả cho nhau. Việc kết hợp một cách đúng đắn các phương pháp phân tích rủi ro trên sẽ đem lại hiệu quả dự đoán rất cao cho nhà quản trị.
4.4.1. Giá trị kỳ vọng
Nếu dòng tiền dự kiến mỗi năm trong tương lai đã biết, nhà quản trị có thể tính được giá trị NPV kỳ vọng như sau:
Trong đó:
E( CFt ) là dòng tiền kỳ vọng ở thời điểm t
k là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi.
Công thức này có thể áp dụng với dòng tiền tương quan hoàn toàn, tương quan một phần hay không tương quan giữa các năm với nhau. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với NPV chứ không đúng với IRR.
Độ lệch chuẩn của NPV của một chuỗi các dòng tiền phụ thuộc vào mối tương quan giữa các dòng tiền qua từng năm. Bắt đầu bằng cách xem xét 2 thái cực, tương quan hoàn toàn và không tương quan và sau đó tập trung vào những giải pháp để giải quyết những trường hợp khác trong tương quan 1 phần.
*Độ lệch chuẩn hiện giá của dòng tiền tương quan hoàn toàn:
Dòng tiền tương quan xác định hoàn toàn từ kỳ này sang kỳ khác nếu dòng tiền sau kỳ thứ nhất thì hoàn toàn xác định bởi dòng tiền của kỳ thứ nhất. Nói cách khác, tất cả những thay đổi về dòng tiền tương lai sẽ bị loại trừ khi dòng tiền thứ nhất xảy ra. Nếu dòng tiền tương quan xác định hoàn toàn qua các năm, độ lệch chuẩn của hiện giá của những dòng tiền này là:
Trong đó:
σCFt là độ lệch chuẩn của phân phối xác suất dòng tiền năm t.
*Độ lệch chuẩn hiện giá của một dòng tiền không tương quan:
Nếu dòng tiền là không tương quan, dòng tiền của một năm bất kỳ hoàn toàn độc lập với dòng tiền của năm trước đó. Nếu chuỗi các dòng tiền không tương quan nhau, công thức tính độ lệch chuẩn của hiện giá sẽ là:
*Dòng tiền kỳ vọng :
Trong đó:
pj: xác suất xảy ra dòng tiền thứ j.
*Độ lệch chuẩn của dòng tiền năm j:
4.4.2. Mô phỏng
Một mô hình mô phỏng là một mô hình mô tả một hệ thống mà theo đó nó có thể xem xét hệ thống sẽ phản ứng như thế nào với những tình huống khác nhau trong thực tế. Một số mô hình là thực thể, như là mô hình với tỷ lệ thu nhỏ của thân tàu thủy mà nó được thử nghiệm trong bể chứa để tiên đoán một con tàu thực sẽ hoạt động như thế nào. Hầu hết mô hình là được xây dựng trên một loạt các phương trình toán học.
Tuy nhiên rất nhiều người sử dụng những mô hình mô phỏng chưa bao giờ thực sự biết về chúng, họ chỉ đơn thuần là mường tượng ra nó.
4.4.3. Mô phỏng Monte Carlo
Mô phỏng Monte Carlo là kỹ thuật mô phỏng được sử dụng cho phân tích vốn đầu tư trong bốn thập kỷ gần đây. Kỹ thuật này có tên như vậy vì nó sử dụng những giá trị được rút ra một cách ngẫu nhiên nhưng với xác suất của việc được rút ra được kiểm soát để xấp xỉ với xác suất thực sự của việc xảy ra.
Để thực hiện Mô phỏng Monte Carlo, nhà quản trị sử dụng phần mềm và máy tính chuyên dụng thực hiện hàng nghìn phép lặp khác nhau, coi xác suất xảy ra đó như là một kết quả thống kê trên thực tế.
Doanh thu
Xác suất
X1 %
X2 %
X3 %
X4 %
X5 %
X6 %
…
Giá trị thu hồi
…
….
Xác suất
Y1 %
Y2 %
Tỷ suất chiết khấu
a
b
c
Xác suất
Z1 %
Z2 %
Z3 %
(Bảng 1.8. Mô phỏng Monte Carlo)
Mô phỏng Monte Carlo cho nhà quản trị một cách nhìn chi tiết về rủi ro hơn những phương pháp trước đây. Kết hợp với giá trị kỳ vọng và độ lệch chuẩn của NPV, nhà quản trị sẽ có cái nhìn tổng thể bức tranh rủi ro hơn.. Bức tranh thể hiện bằng đồ thị và rất chi tiết về rủi ro có thể giúp nhà quản trị ra quyết định đầu tư.
Bất lợi của việc mô phỏng:
Phân tích mô phỏng khắc phục được những giới hạn của rất nhiều phương pháp phân tích rủi ro mà ta đã đề cập ở trên, nhưng phân tích mô phỏng cũng có những điểm bất lợi. Dữ liệu cho mô hình mô phỏng có thể tốn nhiều chi phí để xây dựng bởi vì ước tính phân phối xác suất phải được khai thác với một số biến số sau đó mô hình mới được xây dựng, lập trình và kiểm lại. Điều này có thể tiêu tốn nhiều chi phí về nhân lực, chất xám và nó có thể trì hoãn việc ra quyết định.
Những người phê bình còn chỉ ra rằng mô phỏng Monte Carlo không tách ra rủi ro hệ thống mà nó là mối quan tâm chính yếu của các nhà đầu tư. Điều này là đúng đối với mô phỏng Monte Carlo cũng như các kỹ thuật phân tích khác, rất nhiều người ra quyết định mang tính chất cá nhân đối với rủi ro. Vì thế, họ muốn xem xét rủi ro tổng thể cũng như rủi ro đối với các nhà đầu tư theo một cách đa dạng. Thực chất, mô phỏng Monte Carlo có thể sử dụng để tạo ra những dữ liệu đầu vào cho những phương pháp khác.
4.4.4. Cây quyết định
Là phương pháp phân tích tình huống theo dạng sơ đồ, theo đó mỗi phương án sẽ được vẽ trên một nhánh cây khác nhau, tại mỗi điểm giao nhau của mỗi nhánh được gọi là điểm quyết định, nhà quản trị phải xác định xác suất xảy ra đối với từng phương án cụ thể, xác định giá trị ảnh hưởng dự tính, sau đó dựa trên sơ đồ để xác định giá trị kỳ vọng cuối cùng.
Phân tích cây quyết định, tương tự như các phương pháp phân tích rủi ro khác, kết quả thu được chỉ là giá trị kỳ vọng, không phải kết quả thực tế. Tuy nhiên, công cụ này thực sự cho nhà quản trị một bức tranh rõ ràng hơn các hệ quả có thể của những quyết định mà nhà quản trị đang đối mặt. Họ có thể sử dụng những thông tin này để xem xét giải pháp để kiểm soát rủi ro hoặc để quyết định rằng những lợi ích tiềm năng có tương xứng với rủi ro hay không.
Cây quyết định có thể kết hợp với mô phỏng Monte Carlo. Nhà quản trị có thể thực hiện việc nghiên cứu mô phỏng để xác định xác suất. Sau đó kết hợp với sơ đồ cây quyết định để đưa ra kết quả tính toán cuối cùng.
EV =
Trong đó
Pi: xác suất của sự kiện i
Xi: giá trị của trường hợp i
4.4.5. Phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp
Phân tích hòa vốn – Phân tích độ nhạy
Ưu điểm:
Dễ tính toán và giải thích.
Không đòi hỏi ước tính xác suất.
Tập trung vào 1 hoặc 2 biến.
Nhược điểm:
Không có xác suất của kết quả cuối cùng.
Giới hạn trong sự tương tác của các biến
Khó khăn đối với các chuỗi quyết định.
Phân tích kịch bản
Ưu điểm:
Dễ giải thích.
Không đòi hỏi về phân phối xác suất.
Cho phép xem xét đa biến và sự tương tác
Có thể giúp đỡ trong chuỗi quyết định
Nhược điểm:
Không có xác suất của kết quả cuối cùng.
Giới hạn trong sự tương tác của các biến
Khó khăn đối với các chuỗi quyết định.
Mô phỏng Monte Carlo
Ưu điểm:
Cung cấp kết quả trong điều kiện xác suất.
Xem xét những nguồn rủi ro khác nhau.
Có thể mô hình các chuỗi quyết định
Nhược điểm:
Đòi hỏi nhiều chi phí và thời gian
Phải có xác suất của các biến đầu vào
Khả năng giới hạn trong việc giải quyết sự tương tác giữa các biến
Phụ thuộc vào mô hình mô phỏng mà nó không dễ hiểu đối với việc ra quyết định của nhà quản trị.
Cây quyết định
Ưu điểm:
Cung cấp kết quả trong điều kiện xác suất.
Không chỉ giúp đỡ, nó tập trung vào việc ra quyết định theo chuỗi
Nhược điểm:
Đòi hỏi ước tính xác suất
Có thể đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí phụ thuộc vào quy mô và mức độ linh họat của từng trường hợp.
5. Thực hiện quản trị rủi ro
Sau khi đã nhận diện, đo lường, đánh giá, phân tích rủi ro thì bước tiếp theo mà nhà quản trị phải thực hiện đó là xử lý rủi ro và thực hiện kiểm tra giám sát và liên tục cập nhật quy trình này.
Nhìn chung, có 5 phương pháp chủ yếu nhằm đối phó với rủi ro, đó là:
Tránh rủi ro
Phòng ngừa thiệt hại và hạn chế rủi ro
Tự bảo hiểm
Phong tỏa rủi ro
Chuyển giao rủi ro
Quy trình quản trị rủi ro có thể được mô tả như sau:
Phát hiện rủi ro
Đánh giá rủi ro
Phong tỏa rủi ro
Tự bảo hiểm
Hạn chế rủi ro
Tránh rủi ro
Quản trị rủi ro
Chuyển giao rủi ro
(Hình 1.7. Quy trình quản trị rủi ro )
5.1. Tiến trình trong quản trị rủi ro
Hiện nay, công tác quản trị rủi ro ở hầu hết các Doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở những mục tiêu nhằm bảo vệ doanh nghiệp, đó là: giảm thiểu thiệt hại do tác động rủi ro và ngăn ngừa thiệt hại do rủi ro. Tuy nhiên, trên thực tế, tiến trình quản trị rủi ro không chỉ dừng lại ở việc làm cách nào để giảm thiểu rủi ro thiệt hại mà nó còn là việc tận dụng những phân tích về rủi ro mà tìm kiếm cơ hội tiềm ẩn bên trong đó, lợi dụng nó để làm lợi cho Doanh nghiệp.
Các bậc thang trong tiến trình quản trị rủi ro được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Hình 1.8. Bậc thang trong tiến trình Quản lý rủi ro
Việc thực hiện đầy đủ các bậc thang trong tiến trình quản trị rủi ro sẽ đem lại một hiệu quả tổng thể vô cùng lớn cho Doanh nghiệp. Đó mới là ý nghĩa đầy đủ của công tác quản trị rủi ro.
5.2. SPC và quản trị rủi ro
Nhà quản lý cần phân biệt giữa SPC và hệ thống quản trị rủi ro.
SPC (Statistical process control) là hệ thống quản lý quy trình bằng phương pháp thống kê. Theo đó, các nhà quản lý thu thập số liệu về quá trình hoạt động trong quá khứ và dùng phương pháp thống kê để tìm ra các khuyết tật còn tồn tại bên trong quy trình, từ đó có thể đưa ra những giải pháp khắc phục hoặc dự báo về kết quả hoạt động trong tương lai của quy trình.
Tưởng chừng SPC và hệ thống quản trị rủi ro là tương đồng nhau, chúng cùng tham gia vào công tác phân tích, đánh giá nhằm bảo vệ các Quy trình vận hành bên trong Doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, có sự khác biệt giữa hai phương pháp này. Nếu như SPC là hệ thống chủ yếu dò tìm các rủi ro nội tại dựa trên số liệu quá khứ thì hệ thống quản trị rủi ro dò tìm cả những rủi ro bên trong lẫn những rủi ro bên ngoài có thể ảnh hưởng đến Doanh nghiệp. Nếu như mục tiêu chủ yếu của SPC là đưa ra các phản hồi dựa trên số liệu thống kê (Feedback) thì Quản lý rủi ro lại nhằm đưa đến các dự đoán về kết quả tương lai về hoạt động của Doanh nghiệp dựa trên viêc phân tích những rủi ro có khả năng gặp phải trong tương lai. (Feed–forward). SPC nhằm để giải quyết các vấn đề hiện tại (bằng việc so sánh với quá khứ) nhằm duy trì sự ổn định của Quy trình còn Hệ thống quản trị rủi ro nhằm đến việc lường trước các vấn đề có thể gặp phải trong tương lai.
Đây là hai phương pháp quan trọng và bổ trợ cho nhau trong công tác quản lý Doanh nghiệp.
5.3. Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp theo vòng đời của sản phẩm
Một sản phẩm thường trải qua bốn giai đoạn: Khai sinh – Phát triển – Chín muồi – Suy tàn. Trong bất kỳ giai đoạn nào, sản phẩm cũng đều có khả năng gặp phải rủi ro. Nếu không có chiến lược phù hợp, sản phẩm có thể bị thất bại ngay trước khi nó được tung ra thị trường.
Những rủi ro như vậy là hoàn toàn có thể xảy ra và rất khó để đoán trước được. Do vậy, Doanh nghiệp cần phải thực hiện công tác đánh giá, quản trị rủi ro trong bất kỳ giai đoạn nào của vòng đời sản phẩm, từ khi triển khai, nghiên cứu cho đến khi chin muồi, suy tàn.
Rủi Ro
Rủi Ro
Rủi Ro
Rủi Ro
Khai sinh Phát triển Ch._.Đ giảm.
- Hiệu suất sử dụng Tổng Tài sản giảm.
5. Giá đầu vào tăng làm giảm lợi nhuận
TC5
- Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu tăng.
- ROS giảm
6. Chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao
TC6
- Tốc độ tăng chi phí SXKD lớn hơn tốc độ tăng Doanh thu.
- Tốc độ tăng lãi vay lớn hơn tốc độ tăng Doanh Thu
7. Chu kỳ kinh doanh bất thường
TC7
- Vòng quay vốn lưu động thay đổi bất thường.
4.3. Đánh giá các rủi ro trên
a. Rủi ro Thanh khoản.
1. Thiếu vốn để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn
TC1
- Tỷ số thanh toán tức thời giảm
- Tỷ số thanh toán hiện hành giảm
- Tỷ số thanh toán nhanh giảm
Tỷ số thanh
toán tức thời
= Tiền / nợ ngắn hạn
2008
2007
2006
2005
Tiền
53,350,992,732
29,747,421,480
2,309,155,331
1,341,366,753
Nợ ngắn hạn
266,536,313,081
127,421,790,956
124,425,870,581
64,576,409,441
Tỷ số thanh toán tức thời
0.20
0.23
0.02
0.02
Tỷ số thanh toán tức thời ở năm 2005, 2006 chỉ chiếm 2% so với Nợ ngắn hạn, đến giai đoạn 2007-2008 thì đã tăng lên ở mức 20%. Như vậy khả năng thanh toán tức thì các khoản nợ ngắn hạn của Tập đoàn ở mức khá thấp.
Nếu tỉ lệ này giảm mạnh hơn vào năm sau thì Tập đoàn cần phải có biện pháp xử lý tức thì.
b. Rủi ro cơ cấu vốn
2. Nợ vay quá lớn, mất cân đối cơ cấu vốn.
TC2
- Tỷ số nợ tăng nhanh, vượt quá 65%
Tỷ số nợ
= Tổng nợ / Tổng tài sản
2008
2007
2006
2005
Nợ
271,693,855,362
130,712,340,849
124,425,870,581
64,576,409,441
Tài sản
847,571,904,348
535,474,547,794
162,248,392,847
92,004,190,837
Tỷ số Nợ
32.06%
24.41%
76.69%
70.19%
Biến động
31.32%
-68.17%
9.26%
-
Tỷ số Nợ giai đoạn 2005-2006 là khá cao, tuy nhiên đến giai đoạn 2007-2008, tỷ số Nợ có chiều hướng giảm, điều này chứng tỏ rủi ro mất an toàn về tài chính do cơ cấu vốn không hợp lý là không cao trong nhưng năm gần đây
Tỷ lệ này nên dao động trong khoảng 30%-70% là hợp lý. Nếu thấp quá thì ROE sẽ không cao do không tận dụng được lợi thế đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên nếu Tỷ số này cao quá thì sẽ dẫn dến mất cân đối cơ cấu vốn, gây mất an toàn tài chính, rủi ro sụp đổ.
c. Rủi ro hoạt động
3. Tiêu thụ chậm, tồn kho lớn
TC3
- Doanh thu giảm
- Vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh.
Vòng quay hàng tồn kho
= Doanh thu thuần / Hàng tồn kho BQ
2008
2007
2006
2005
Doanh thu thuần
816,212,204,500
764,470,473,244
525,830,482,972
460,945,361,980
Hàng tồn kho BQ
104,783,234,300
86,786,628,060
72,734,014,379
47,878,976,617
Vòng quay hàng tồn kho
7.790
8.809
7.229
9.627
Biến động
-11.57%
21.84%
-24.91%
-
Vòng quay hàng tồn kho đạt mức khá tốt: trung bình trên 7 lần. Tuy nhiên so với năm 2005, vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm dần. Đặc biệt có năm 2006 sụt giảm gần 30% so với năm 2005.
Năm 2008 sụt giảm 11.57% so với năm 2007, nếu trong thời gian tới tỷ số này tiếp tục có mức giảm lớn hơn 10% thì cần phải có biện pháp đối phó kịp thời.
--------------------
4. Tài sản, thiết bị quá nhiều, lãng phí, sử dụng không hiệu quả
TC4
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm.
- Hiệu suất sử dụng Tổng Tài sản giảm.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
= Doanh thu thuần / TSCĐ BQ
2008
2007
2006
2005
Doanh thu thuần BQ
816,212,204,500
764,470,473,244
525,830,482,972
460,945,361,980
TSCĐ BQ
73,875,883,633
33,895,786,937
8,000,005,455
7,699,158,910
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
11.048
22.554
65.729
59.870
Biến động
-51.01%
-65.69%
9.79%
-
Mặc dù có suy giảm mạnh trong năm 2007 và 2008 nhưng hiệu suất sử dụng TSCĐ của Tập đoàn vẫn ở mức cao, trên 10 lần.
Hiệu suất này thể hiện 1 đồng đầu tư vào TSCĐ thì tạo ra 10 đồng Doanh thu thuần.
Tuy nhiên nếu hiệu suất này giảm xuống dưới 5 thì cần phải có kế hoạch cải thiện.
Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản
= Doanh thu thuần / Tổng Tài sản BQ
2008
2007
2006
2005
Doanh thu thuần BQ
816,212,204,500
764,470,473,244
525,830,482,972
460,945,361,980
Tổng Tài sản BQ
691,523,226,071
348,861,470,321
127,126,291,842
92,004,190,837
Hiệu suất sử dụng TS
1.180
2.191
4.136
5.010
Biến động
-46.14%
-47.02%
-17.44%
-
Hiệu suất sử dụng tài sản liên tục giảm, năm 2007, 2008 có mức sụt giảm đến gần 50%. Do vậy rủi ro mất cân đối trong đầu tư tài sản là hoàn toàn có thể xảy ra nếu hiệu suất này tiếp tục giảm mạnh như vậy.
Tập đoàn cần có biện pháp xử lý phù hợp.
-------------------
5. Giá đầu vào tăng làm giảm lợi nhuận
TC5
- Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu tăng.
- ROS giảm
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên Doanh thu
= Giá vốn hàng bán / Doanh thu
2008
2007
2006
2005
Giá vốn hàng bán
728,244,005,206
680,892,631,091
481,409,545,202
440,091,629,014
Doanh thu
816,212,204,500
764,470,473,244
525,830,482,972
460,945,361,980
Tỷ số GVHB / DT
0.892
0.891
0.916
0.955
Biến động
0.17%
-2.71%
-4.11%
-
Tỷ số này co xu hướng giảm so với năm 2005, biến động không đều, chứng tỏ có sự bất cập trong việc đầu vào đối với các hoạt động của Tập đoàn.
-------------------
6. Chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao
TC6
- Tốc độ tăng chi phí SXKD lớn hơn tốc độ tăng Doanh thu.
- Tốc độ tăng lãi vay lớn hơn tốc độ tăng Doanh Thu
2008
2007
2006
2005
Doanh thu
816,212,204,500
764,470,473,244
525,830,482,972
460,945,361,980
Chi phí sản xuất kinh doanh
774,989,921,737
726,644,793,821
518,466,404,152
460,709,411,574
Tốc độ tăng doanh thu
6.77%
45.38%
14.08%
-
Tốc độ tăng chi phí
6.65%
40.15%
12.54%
-
Tỷ số g.DT/ g.CF
1.02
1.13
1.12
-
Tốc độ tăng Doanh thu vẫn lớn hơn tốc độ tăng Chi phí. Tuy nhiên khoảng cách này đang bị thu hẹp dần. Khả năng xuất hiện biến cố này là lớn trong năm 2009.
---------------------
7. Chu kỳ kinh doanh bất thường
TC7
- Vòng quay vốn lưu động thay đổi bất thường.
Vòng quay vốn lưu động
= Doanh thu thuần / Vốn lưu động BQ
2008
2007
2006
2005
Doanh thu thuần
816,212,204,500
764,470,473,244
525,830,482,972
460,945,361,980
Vốn lưu động Bq
304,129,199,198
204,251,467,101
115,339,669,002
82,746,319,804
Vòng quay VLĐ
2.684
3.743
4.559
5.571
Biến động
-28.30%
-17.90%
-18.16%
-
Vòng quay vốn lưu động liên tục giảm, biến động không đều, chứng tỏ có biến động lớn trong cơ cấu hoạt động của Tập đoàn.
4.4. Đề xuất phương pháp quản trị
Rủi ro
Kí hiệu
Phương pháp xử lý
RỦI RO THANH KHOẢN
1. Thiếu vốn để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn
TC1
- Nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, đặc biệt là phải thu khách hàng.
- Tăng cường dự trữ tiền và tương đương tiền khi cần thiết.
RỦI RO CƠ CẤU VỐN
2. Nợ vay quá lớn, mất cân đối cơ cấu vốn.
TC2
- Tăng tỷ lệ lợi nhuận để lại.
- Bán một số tài sản không cần thiết.
- Bán các tài sản có giá trị cao nhưng có thể thuê ngoài (xe hơi, một số văn phòng,…)
RỦI RO HOẠT ĐỘNG
3. Tiêu thụ chậm, tồn kho lớn
TC3
- Khuyến mãi, giảm giá.
- Loại bỏ những hàng hoá không đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Phát triển sản phẩm mới
- Chọn lựa thị trường mới.
4. Tài sản, thiết bị quá nhiều, lãng phí, sử dụng không hiệu quả
TC4
- Sử dụng thuê ngoài thay cho mua mới những tài sản sử dụng không thường xuyên.
- Thanh lý các máy móc thiết bị không cần thiết, ít sử dụng.
5. Giá đầu vào tăng làm giảm lợi nhuận
TC5
- Đàm phán với nhà cung cấp yêu cầu giảm chi phí.
- Tìm nguồn cung cấp mới có giá tốt.
- Xem xét việc tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất, nhân lực trực tiếp, tỷ lệ sản phẩm hòng,..
- Xem xét tăng giá bán hợp lý, tăng cường dịch vụ hỗ trợ để tăng doanh thu.
6. Chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao
TC6
- Xem xét cắt giảm các chi phí không cần thiết: Marketing, nghiên cứu, … không có hiệu quả và triển vọng.
- Cơ cấu lại nhân lực, cắt bỏ bộ phận thừa, tìm cách tăng năng suất lao động.
- Cắt giảm chi phí quản lý không cần thiết.
- Thực hiện tiết kiệm triệt để.
7. Chu kỳ kinh doanh bất thường
TC7
- Nghiên cứu lại thị trường, sản phẩm, chu kỳ sản phẩm, cơ cấu lại phương pháp sản xuất, tiêu thụ
5. Quản trị rủi ro kinh doanh
Để thự hiện các quyết định đúng đắn đòi hỏi nhà quản trị phải hiểu biết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Các rủi ro được phân theo đặc điểm kinh doanh và mức độ để thuận tiện trong việc nhận diện và đánh giá chúng, làm cơ sở cho các giải pháp quản trị rủi ro.
5.1. Rủi ro hoạt động kinh doanh
Rủi ro
Đánh giá mức độ rủi ro
Thấp
Trung bình
Cao
Quy mô
- Tập đoàn Phú Thái có quy mô hoạt động rất lớn, vốn điều lệ lên đến 600 tỷ đồng, doanh thu hàng năm đạt từ 500 đến 800 tỷ đồng.
-Hiện nay bình quân một Doanh nghiệp Việt Nam chỉ có lượng vốn là 23.95 tỷ đồng (2007).
- Nếu phân loại theo quy mô vốn thì Tập đoàn Phú Thái nằm trong số ít các Doanh nghiệp có vốn điều lệ lên đến 600 tỷ đồng :
+ Doanh nghiệp có lượng vốn từ 50 tỷ đồng trở lại chiến phần lớn: 90.25%.
+ Doanh nghiệp có lượng vốn từ 50 – 500 tỷ đồng cihếm 9.27%.
+ Doanh nghiệp có lượng vốn trên 500 tỷ đồng chỉ chiếm 0.48%.
Độ vững chắc
- Đã thiết lập thị phần ổn định tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu giảm.
- Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trong cùng lĩnh vực.
Sự đa dạng
- Nhiều sản phẩm dịch vụ
- Nhiều đối tượng khách hàng
- Hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực.
Nhu cầu sản phẩm
- Luôn luôn có, tuy nhiên thay đổi theo mức thu nhập của đối tượng.
Sức mạnh tài chính
- Rất mạnh.
Rủi ro đầu tư tài chính
- Thấp do ít hoạt động đầu tư vào các công cụ tài chính rủi ro như : cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, đầu tư mạo hiểm,…
5.2. Đặc điểm sản phẩm
Rủi ro
Đánh giá mức độ rủi ro
Thấp
Trung bình
Cao
Thị trường mục tiêu
- Đối với lĩnh vực phân phối và y dược: nhu cầu luôn có và dài hạn
- Đối với lĩnh vực bất động sản: phụ thuộc vào tình hình nền kinh tế và quy hoạch phát triển của địa phương.
- Lĩnh vực khác: Nhu cầu ở mức khá tốt, thay đổi theo thu nhập cá nhân.
- Đối với lĩnh vực điện tử viễn thông: Nhu cầu , thị hiếu thay đổi nhanh theo tốc độ phát triển của khoa học công nghệ.
Mức độ độc lập so với sản phẩm thay thế
- Đối với lĩnh vực phân phối:
+ Có 3 đối thủ cạnh tranh trong nước lớn: Tổng công ty Thương Mại sài gòn (SaTra), Tổng công ty Thương Mại Hà Nội (Hapro), Liên hiệp hợp tác xã thương mại TPHCM (Saigon Co.op).
+ Đối thủ mạnh từ nước ngoài: Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh)
- Tuy nhiên Tập đoàn Phú Thái cũng đã thiết lập một thị phần lớn trong nước, đồng thời, liên kết với ba công ty khác cùng ngành là Satra, Hapro, Saigon Co.op hình thành thương hiệu VDA, hệ thống phân phối lớn logistic nhất Việt nam.
- Đối với các lĩnh vực khác: Y dược, điện tử, Nông phẩm, thực phẩm, bất động sản, Gas,… cũng có rất nhiều sản phẩm thay thế.
5.3. Đặc điểm cung ứng
Rủi ro
Đánh giá mức độ rủi ro
Thấp
Trung bình
Cao
Giá cả đầu vào
Trung bình Khá
Phụ thuộc các yếu tố đầu vào
- Phân phối: trung bình
- Nông phẩm: Khá cao
5.4. Đặc điểm sản xuất
Rủi ro
Đánh giá mức độ rủi ro
Thấp
Trung bình
Cao
Công nghệ
Vừa phải
Năng lực lao động
- Lực lượng mạnh và phối hợp tốt.
- Tuyển dụng dễ dàng
- Chi phí hợp lý
5.5. Đặc điểm tiêu thụ
Rủi ro
Đánh giá mức độ rủi ro
Thấp
Trung bình
Cao
Nhu cầu
- Phân phối : Nắm bắt được tình hình, có khả năng kiểm soát cao.
- Đối với lĩnh vực điện tử : mức độ trung bình
- Lĩnh vực thực phẩm: khó kiểm soát.
Sự cạnh tranh
-Trong tình hình mới, mức độ cạnh tranh tăng lên ở cấp độ trung bình.
Chiếu sâu thị trường
- Nhiều thị trường, nhiều khách hàng.
- Việt nam là một trong những nước có người tiêu dùng lạc quan và sẵn sàng chi tiêu nhất, bất kể tình trạng khó khăn của nền kinh tế. Tuy nhiên thu nhập chưa cao nên mức độ chi tiêu chưa lớn.
5.6. Đặc điểm quản lý
Rủi ro
Đánh giá mức độ rủi ro
Thấp
Trung bình
Cao
- Kinh nghiệm
Nhiều kinh nghiệm
- Khả năng ra quyết định
- Lãnh đạo quyết đoán, cơ cấu tổ chức quản lý và phân quyền hợp lý.
- Năng lực phối hợp tốt, linh động.
- Công nghệ quản lý
- Áp dụng chuẩn ISO trong quản lý nhân lực, cơ cấu phòng ban, dữ liệu.
III – QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1. Các kĩ thuật áp dụng
Phân tích độ nhạy
Phân tích kịch bản
Tính yếu tố trượt giá và lạm phát
Mô phỏng Monte Carlo
2. Phần mềm phân tích
Phần mềm Microsoft Excel 2007.
Phần mềm Crystal ball: Thực hiện mô phỏng Monte Carlo.
Phân mềm Expert Choice: Thực hiện chọn lựa theo mục tiêu tối ưu.
3. Áp dụng phân tích trong dự án “Xây dụng nhà máy chế biến và phân phối thực phẩm sạch Phú Thái”
3.1. Giới thiệu về dự án
a. Sản phẩm dự án
STT
Tên
1.
Hoa quả đóng hộp
2.
Hoa quả sấy khô
3.
Magi
4.
Nước mắm
5.
Tương ớt
6.
Bánh truyền thống
7.
Đồ uống đóng chai
8.
Thịt hộp
9.
Lạc đóng gói
10.
Giò chả
11.
Thịt
12.
Hoa quả
b. Địa điểm
Tại : Cụm Công nghiệp Yên nghĩa – Hà đông.
Diện tích dất sử dụng: 15.000 m2.
Thời hạn sử dụng đất: 50 năm.
c. Hình thức đầu tư
Đầu tư xây dựng mới 100%
d. Công suất
Công suất khởi điểm: 70 tỷ đồng
Công suất ổn định: 100 tỷ đồng
e. Vốn đầu tư
Tổng vốn dự kiến: 30 tỷ đồng
Vốn cố định: 23,17 tỷ đồng
Vốn lưu động: 6,86 tỷ đồng
Cơ cấu vốn:
Vốn tự có: 9 tỷ đồng
Vốn đi vay: 21 tỷ đồng
f. Hiệu quả
Thời gian hoàn vốn: 5 năm.
Lợi nhuận sau thuế: từ 3,2 đến 8,8 tỷ đồng theo lộ trình
TT
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
1
Tổng Doanh thu
70,000,000
82,000,000
100,000,000
100,000,000
100,000,000
2
Tổng chi phí, giá thành
66,134,204
75,558,925
89,948,006
89,948,006
89,948,006
_ Nguyên liệu SX
52,500,000
61,500,000
75,000,000
75,000,000
75,000,000
_ Nhiên liệu, điện, nước
4,682,538
5,458,259
6,689,340
6,689,340
6,689,340
_ Vận chuyển
735,000
861,000
1,050,000
1,050,000
1,050,000
_ Tiếp thị
450,000
450,000
450,000
450,000
450,000
_ Lương, Bảo hiểm
2,052,000
2,052,000
2,052,000
2,052,000
2,052,000
_ Khấu hao TSCĐ
1,544,666
1,544,666
1,544,666
1,544,666
1,544,666
_ Lãi vay
2,520,000
2,520,000
2,520,000
2,520,000
2,520,000
_ Chi phí văn phòng
750,000
750,000
750,000
750,000
750,000
_ Chi phí khác
900,000
900,000
900,000
900,000
900,000
3
Lợi nhuận trước thuế
3,865,796
6,441,075
10,051,994
10,051,994
10,051,994
4
Thuế TNDN
-
-
-
-
-
5
Thuế khác
591,735
849,308
1,210,399
1,210,399
1,210,399
6
Lợi nhuận sau thuế
3,274,061
5,591,767
8,841,595
8,841,595
8,841,595
Đơn vị: 1.000đ
3.2. Đánh giá sơ bộ về phương pháp lập dự án
Chưa tính toán dựa trên các chỉ tiêu hiệu quả như: NPV, IRR
Chưa sử dụng các phương pháp phân tích rủi ro: phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, mô phỏng,..
Chưa tính đến yếu tố trượt giá và lạm phát.
3.3. Bổ sung đánh giá dự án dựa trên các chỉ tiêu hiệu quả: NPV, IRR
3.4. Phân tích độ nhạy dự án
Đối tượng
% thay đổi
NPV mới
% thay đổi của NPV
1. Doanh thu
giảm 1%
34,011,264
-8.46%
2. Tổng chi phí
tăng 1%
34,284,875
-7.72%
Như vậy ảnh hưởng của Doanh thu tới NPV dự án là mạnh hơn ảnh hưởng của chi phí.
Mặc dù cần quản trị cả 2 yếu tố song song, tuy nhiên cần tập trung vào doanh thu nhiều hơn vì mức độ ảnh hưởng của Doanh thu lớn hơn.
* Phân tích các yếu tố cấu thành Doanh Thu:
Tỷ trọng các thành tố cấu thành Tổng chi phí
Đối tượng
Tỷ trọng
Hoa quả đóng hộp
8.00%
Hoa quả sấy khô
5.00%
Magi
3.00%
Nước mắm
4.00%
Tương ớt
2.00%
Bánh truyền thống
4.00%
Đồ uống đóng chai
15.00%
Thịt hộp
8.00%
Lạc đóng gói
5.00%
Giò, chả
10.00%
Thịt
15.00%
Hoa quả
15.00%
Rau, củ
6.00%
TỔNG
100.00%
Tỷ trọng của các loại sản phẩm: Đồ uống đóng chai, Thịt và Hoa quả trong Tổng Doanh thu là lớn nhất (15% tổng doanh thu theo mỗi loại). Do vậy cần tập trung kiểm soát tiến độ tiêu thụ của các loại sản phẩm trên chặt chẽ. Đó có thể coi là sản phẩm chủ lực của dự án.
Ảnh hưởng của từng thành tố cấu thành tổng Doanh thu tới NPV
Đối tượng
% thay đổi
NPV mới
% thay đổi NPV
Hoa quả đóng hộp
giảm 1%
36,903,222
-0.68%
Hoa quả sấy khô
giảm 1%
36,997,525
-0.42%
Magi
giảm 1%
37,060,394
-0.25%
Nước mắm
giảm 1%
37,028,959
-0.34%
Tương ớt
giảm 1%
37,091,828
-0.17%
Bánh truyền thống
giảm 1%
37,028,959
-0.34%
Đồ uống đóng chai
giảm 1%
36,683,182
-1.27%
Thịt hộp
giảm 1%
36,903,222
-0.68%
Lạc đóng gói
giảm 1%
36,997,525
-0.42%
Giò, chả
giảm 1%
36,840,353
-0.85%
Thịt
giảm 1%
36,683,182
-1.27%
Hoa quả
giảm 1%
36,683,182
-1.27%
Rau, củ
giảm 1%
36,966,091
-0.51%
Như vậy, thứ tự ưu tiên quản trị là:
Thứ tự ưu tiên
Thành tố
1a.
Đồ uống đóng chai
1b.
Thịt
1c.
Hoa quả
2.
Giò chả
3.
Hoa quả đóng hộp
4.
Thịt hộp
5.
Rau, củ
6a.
Lạc đóng gói
6b.
Hoa quả sấy khô
7a.
Nước mắm
7b.
Bánh truyền thống
8.
Magi
9.
Tương ớt
3.5. Phân tích kịch bản.
a. Kịch bản 1: Kịch bản bi quan
Tổng đầu tư vượt định mức 1%
Doanh thu giảm 2%.
Chi phí tăng 2%.
NPV = 24,828,188,000 VNĐ
IRR = 9.66%
Dự án vẫn có hiệu quả
Đơn vị: 1000đ
b. Kịch bản 2: Lạc quan
Tổng đầu tư vượt mức 1%
Doanh thu tăng 5%
Chi phí tăng 1%
NPV = 49,720,037,000 VNĐ
IRR = 21.58%
Dự án có hiệu quả cao, khả năng xảy ra khi nền kinh tế phục hồi.
Đơn vị : 1000 đ
3.6. Tính đến trượt giá và lạm phát.
Tốc độ trượt giá của Doanh thu: 3%
Tốc độ trượt giá của chi phí: 4%
Tỷ lệ lạm phát: 7%
Đơn vị: 1.000đ
Đơn vị : 1000đ
IV – MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO
1. Thành lập bộ phận Quản trị rủi ro
1.1.Cơ cấu tổ chức:
Các chuyên viên quản trị rủi ro có thể lấy từ các phòng ban chính trong Tập đoàn, số còn lại có thể thuê ngoài.
1.2.Nhiệm vụ:
Giám đốc Quản trị rủi ro:
Thực hiện Tổ chức, quản lý công tác đánh giá định kỳ rủi ro một cách toàn diện, các mặt hoạt động của Doanh nghiệp. Trong đó, tập trung vào việc tìm ra các rủi ro tiềm ẩn. Các cuộc đánh giá này cần được giám đốc quản trị rủi ro tổ chức ít nhất 2 lần một năm, nhân lực do một nhóm các nhân viên giàu kinh nghiệm đến từ các phòng ban chức năng chính trong tổ chức hoặc do các thành viên chuyên biệt tại phòng quản trị rủi ro. Cuộc đánh giá cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, có phương pháp rõ ràng, và được văn bản hoá... Việc quan trọng nhất khi tiến hành đánh giá các rủi ro tiềm ẩn là phải xây dựng được một bảng đánh giá (check list) hoàn chỉnh, đầy đủ các mặt trong hoạt động của tổ chức, đồng thời đưa ra được kế hoạch đối phó với rủi ro cụ thể. Giám đốc Quản trị rủi ro phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị.
Cố vấn: là các vị trí chủ chốt trong công ty: Tổng giám đốc, giám đốc nhân sự, giám đốc tài chính, giám đốc kinh doanh, Trưởng phòng hành chính, Kế toán trưởng. Và các chuyên viên quản trị cấp trung, cấp cơ sở, các kỹ sư, nhân viên, công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.
Chuyên viên quản trị rủi ro: là nhân sự đến từ các phòng ban hoặc tuyển dụng mới. Có nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu mà Giám đốc Quản trị rủi ro giao phó.
2. Ước tính chi phí thực hiện sơ bộ:
* Chi phí tiền lương cho cán bộ thực hiện quản trị rủi ro:
Nếu nhân sự là người đang đảm nhiệm một chức vụ sẵn có, việc quản trị rủi ro chỉ là yêu cầu được giao thêm thì hầu như chi phí tiền lương tăng lên không đáng kể, thậm chí có thể giữ nguyên.
Chi phí lương cho giám đốc phụ trách quản lý rủi ro từ 500 – 1000 USD. Tuy nhiên vị trí này chỉ có một người.
Chi phí lương cho chuyên viên quản trị rủi ro từ 200 – 300 USD.
Đội ngũ quản trị rủi ro có thể bao gồm 5-8 người.
Chi phí cho nhân lực vào khoảng: 1200 – 3000 USD/ tháng.
Theo tình hình thực tế của Tập đoàn thì ước tính tổng chi phí nhân sự là :
1300 USD/ tháng, đội ngũ nhân sự bao gồm 5 người.
* Chi phí trang thiết bị và máy móc :
Trang bị 5 máy tính cá nhân, mỗi máy tính khoảng 300 USD. Tổng: 1500$.
Tiền mua phần mềm quản trị rủi ro bản quyền “Risk Solver Platform v.9.0”: 60 USD/ máy, bản quyền của công ty “PSI Technology” - USA (thanh toán qua chuyển khoản, phí giao hàng tại Việt nam là 26% giá trị sản phẩm ). Như vậy tổng chi phí mua phần mềm bản quyền là: 378 USD.
Phần mềm “Crystal ball”: sử dụng miễn phí.
Phần mềm “Excel”: miễn phí.
Phần mềm “Expert Choice”: miễn phí.
Phần mềm “Project Risk Analysis” của hãng Katmar – South Africa: miễn phí.
Thiết bị văn phòng bao gồm bàn, ghế, máy in, chi phí kết nối internet:
Bàn ghế: 300 USD.
Máy in: 200 USD.
Internet: sử dụng chung với các phòng ban khác.
Tổng chi phí cho trang thiết bị và máy móc : 2378 USD.
* Dự trù chi phí phát sinh khác: 100 USD/ tháng.
TỔNG CHI PHÍ CHO LẦN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU LÀ: 3778 USD. TRONG ĐÓ:
Chi phí hàng tháng: 1300 $ + 100 $ = 1400 $
Chi phí đầu tư cố định một lần: 2378 $
Trang thiết bị khấu hao trong mười năm, tính khấu hao đều, vậy 1 tháng chi phí là: 19.8 USD.
TỔNG CHI PHÍ MỘT THÁNG LÀ: 1400 + 19.8 ≈ 1420 (USD). Tương đương với 25 triệu VNĐ.
*Kết luận: Sơ bộ cho thấy chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống quản trị rủi ro là 66 triệu đồng, chi phí duy trì hàng tháng là 25 triệu đồng, chiếm 0.004% so với vốn điều lệ hiện tại, trong khi đó kết quả của hệ thống đem lại có thể giúp Tập đoàn tiết kiệm hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng từ việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với rủi ro hợp lý, kịp thời. Đây là một con số khả thi và hoàn toàn chấp nhận được.
3. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro
3.1. Nội dung
Thực hiện một quy trình khép kín bao gồm ba bước cơ bản
Nhận diện rủi ro
Đánh giá, phân tích rủi ro
Thực hiện quản trị rủi ro
Các lĩnh vực chủ yếu cần thực hiện quản trị rủi ro:
Kinh doanh, Vận hành, hoạt động
Tài chính
Nhân sự
Dự án đầu tư
3.2. Phương pháp áp dụng
Phân tích môi trường vĩ mô
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích báo cáo tài chính
Phân tích đặc điểm nhân sự
Phân tích rủi ro các dự án đầu tư
3.3. Xây dựng hệ thống đánh giá
*Đánh giá phương thức quản lý của ban lãnh đạo
Khả năng quản lý, đề ra chiến lược, tầm nhìn là những yếu tố vô cùng quan trọng trong khả năng phát triển của tổ chức. Do vậy, trong đánh giá, cần xác định mức độ của một số vấn đề chính như:
Các thành viên ban lãnh đạo có thực sự thấu hiểu chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của họ không?
Ban lãnh đạo có thấu hiểu và chia sẻ chiến lược, tầm nhìn, triết lý của tổ chức không?
Cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ trong ban lãnh đạo có rõ ràng không?
Cơ chế ủy quyền, phân nhiệm có rõ ràng và được thông báo tới toàn bộ hệ thống không?
Ban lãnh đạo có xác định các mục tiêu một cách định lượng cho từng giai đoạn theo định hướng chiến lược không?
Ban lãnh đạo có xây dựng được một hệ thống báo cáo kịp thời, tin cậy không? Và sử dụng số liệu báo cáo như thế nào?
Ban lãnh đạo có đoàn kết và làm việc nhóm tốt không?
Ban lãnh đạo có xây dựng chính sách nhân sự và chuẩn bị kế hoạch nhân sự kế cận cấp cao không?
*Đánh giá công tác kế hoạch
Tổ chức có kế hoạch chiến lược hay không? Kế hoạch, chiến lược đó có được xem xét và cập nhật lại không?
Hàng năm, tổ chức có định kỳ lập và xem xét kế hoạch không?
Tổ chức có thực hiện các nghiên cứu khảo sát về sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài không?
Kế hoạch có đo lường được và được tổ chức đo lường giám sát định kỳ không? Có hình thành hệ thống chỉ tiêu cơ bản không? Hệ thống chỉ tiêu có được xem xét, cập nhật, sửa đổi không?
Trong kế hoạch có đưa ra các thứ tự ưu tiên không?
Kế hoạch có được thông đạt đến toàn tổ chức không?
*Nhân sự
Tổ chức có ấn hành sổ tay cán bộ CNV, chính sách nhân sự như tuyển dụng, tiền lương..., và định kỳ xem xét, cập nhật không?
Tổ chức có mô tả công việc cho từng nhân viên không?
Có đánh giá thành tích nhân viên và cán bộ quản lý định kỳ không?
Có thang bảng lương, chính sách xét lương không?
Thang bảng lương có được xem xét và hiệu chỉnh theo thị trường không?
Có chính sách đào tạo và tổ chức đào tạo không?
Có kênh thu nhận thông tin của nhân viên và phản hồi không?
Có đánh giá khả năng thôi việc, chuyển công tác của các nhân viên chủ chốt không?
Có nghiên cứu thị trường hoặc mua thông tin về thị trường lao động để hiệu chỉnh chính sách không
*Về pháp luật
Có hệ thống cập nhật chính sách, pháp luật không?
Có hệ thống theo dõi pháp luật quốc tế hoặc các nước có quan hệ kinh doanh không?
Có đội ngũ pháp chế không? Có sử dụng luật sư tư vấn không và khi nào sử dụng?
*Về tài chính
Hệ thống kế toán có tuân thủ các chuẩn mực kế toán quốc gia và quốc tế không?
Có hệ thông báo cáo và giám sát tài chính chủ động không?
Hệ thống báo cáo có được thực hiện nghiêm túc, đúng hạn, các số liệu có so sánh với kế hoạch và cùng kỳ không?
Có hệ thống đo lường và giám sát giá thành không?
Giá thành có được tính trên cơ sở chi phí thực tế không?
Có hệ thống dự báo về doanh thu, lợi nhuận và phân tích dòng tiền không?
Có chính sách về mua bán, và thẩm quyền phê duyệt các hoạt động mua bán không?
Có quy trình về đầu tư tài sản cố định không?
Các hợp đồng kinh tế có được xem xét và đánh giá bởi một nhóm chuyên nghiệp, hiểu rõ về nội dung hợp đồng không?
Có hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ không?
Quy trình thanh toán có rõ ràng, được phân cấp hợp lý không?
*Về thông tin và công nghệ thông tin
Có hệ thống mạng, hệ thống an ninh mạng không?
Có hệ thống back-up dữ liệu và chính sách back – up không? Việc back - up có được kiểm tra định kỳ không?
Có tổ chức diễn tập khả năng phục hồi dữ liệu trên hệ thống không?
Có quy định về bảo mật và hệ thống mã khóa cá nhân không?
Có hệ thống lưu trữ tài liệu chính xác, dễ kiếm, dễ tìm không?
*Về dự án đầu tư
Có thực hiện tính toán NPV, IRR hay không
Có thực hiện phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, xác suất hay không?
Có biện pháp nhận dạng, đối phó, kiểm soát với các rủi ro đặc thù hay không?
Dự án có cán bộ đảm nhận vai trò quản trị rủi ro hay ko?
3.4. Yêu cầu sản phẩm của quá trình quản trị rủi ro
Bộ phận quản trị rủi ro phải hoàn thành:
Danh sách các rủi ro đã nhận diện được (Risk list)
Bảng xây dựng tiêu chí và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
Kế hoạch chi tiết quản trị rủi ro
Kiến nghị tài trợ
4. Một số giải pháp đối phó với rủi ro
4.1. Đối phó rủi ro trong quá trình đầu tư
RỦI RO
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
- Rủi ro cơ chế chính sách
- Nghiên cứu kỹ lưỡng chủ trương, chính sách, quy hoạch vùng, ngành của Chính phủ.
- Thực hiện dự án càng nhanh càng tốt, ngay khi chủ trương, chính sách chưa có thay đổi, biến động lớn.
- Rủi ro khảo sát, đo đạc
- Thuê tổ chức chuyên nghiệp hoặc cử cán bộ lành nghề, có chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện việc khảo sát, đo đạc. Khảo sát , đo đạc về : Địa điểm xây dựng, môi trường xung quanh, thị trường tiêu thụ, …
- Rủi ro lập dự án
- Chọn lựa đúng người, đủ năng lực
- Đánh giá dự án phải khách quan, kĩ lưỡng, xem xét dự án trên đầy đủ các mặt , các khía cạnh , các quan điểm .
- Thu thập số liệu phải chính xác
- Phương pháp phân tích phù hợp với từng dự án đặc trưng, không dập khuôn, máy móc từ những dự án tương tự.
2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
- Chậm tiến độ thi công
- Đấu thầu, chọn thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Chọn lựa đội ngũ quản lý, kiểm tra, giám sát và thực hiện dự án kỹ càng.
- Vượt tổng mức đầu tư
- Kiểm tra hợp đồng giá ( một giá hoặc các điều kiện phát sinh giá )
- Cung cấp dịch vụ kỹ thuật – công nghệ
- Kiểm tra hợp đồng chuyển giao công nghệ
- Bảo lãnh hợp đồng
- Tài chính ( thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ )
- Cam kết bảo đảm nguồn vốn góp, bên cho vay, tài trợ vốn.
- Rủi ro bất khả kháng
- Mua bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng
3. Giai đoạn vận hành
- Cung cấp các yếu tố đầu vào
- Hợp đồng cung cấp dài hạn
- Đưa ra các nguyên tắc về giá
- Tiêu thụ sản phẩm
- Hợp đồng bao tiêu sản phẩm
- Nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm
- Tài chính ( thiếu vốn kinh doanh, phân bổ vốn không hợp lý, … )
- Cam kết bảo đảm nguồn vốn tín dụng
- Xây dựng và bám sát kế hoạch tài chính
- Xây dựng quỹ dự phòng tài chính
- Quản lý điều hành
- Cân nhắc năng lực quản lý của doanh nghiệp
- Hợp đồng thuê quản lý nếu cần thiết
- Rủi ro bất khả kháng
- Mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh
4.2. Đối phó rủi ro trong lĩnh vực nhân sự
RỦI RO
1. Tổn thất do mất cán bộ chủ chốt
2. Tổn thất do gian lận của nhân viên
3. Tổn thất do hoạt động nhân sự đình trệ
4. Tổn thất do nguồn nhân lực biến động
5. Thất thoát trong chi phí tuyển dụng huấn luyện, đào tạo
6. Tổn thất do chảy máu chất xám
7. Tổn thất do mâu thuẫn nội bộ
8. Tổn thất do không sử dụng hiệu quả nhân lực
9. Môi trường làm việc không đảm bảo an toàn lao động
10. Rủi ro pháp lý trong quá trình tuyển dụng, sa thải
BIỆN PHÁP
1. Xây dựng kế hoạch phát triển, dự phòng nhân lực, đặc biệt là nhân sự chủ chốt, luôn sẵn sàng các vị trí thường trực có thể đảm nhận vị trí bị thiếu sót (Phó Tổng giám đốc, Phó phòng, cán bộ cao cấp,…)
2. Xây dựng môi trường làm việc, điều lệ, quy định, hệ thống kiểm soát chất lượng, thái độ làm việc của nhân viên.
3. Thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho nhân sự
4. Xác định rõ nhu cầu lao động, xây dựng kế hoạch dự trù, bổ sung nhân sự kịp thời
5. Xây dựng quy trình kiểm soát tiêu chuẩn, thực hiện minh bạch, rõ ràng, hiệu quả
6. Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, hấp dẫn, chế độ lương bổng phù hợp, các chính sách xã hội đầy đủ, tổ chức giao lưu, dã ngoại,, ràng buộc về hợp đồng.,…
7. Giải quyết mâu thuẫn nội bộ nhanh chóng, kịp thời dựa trên quan sát và chấm công nhân sự
8. Xây dựng lại kế hoạch phù hợp
9.Thực hiện đầy đủ quy chế về an toàn lao động
10. Nghiên cứu kỹ lưỡng luật lao động, luật dân sự, luật kinh tế
11. Mở rộng kinh doanh nhằm ổn đinh lực lượng lao động, luôn thu hút người tài giỏi,có năng lực
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Giáo trình “Kinh tế đầu tư” – ĐH KTQD – Nhà xuất bản ĐH KTQD – 2007
2. Giáo trình “Lập dự án đầu tư” – ĐH KTQD – Nhà xuất bản Thống Kê – 2005
3. Giáo trình “Quản Lý dự án” – ĐH KTQD - Nhà xuất bản ĐH KTQD – 2008
4. Tài liệu “Quản trị rủi ro trong đầu tư” – TS. Nguyễn Hồng Minh – 4/1997
5. “Quản trị tài chính công ty. Lý thuyết và ứng dụng” – Viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng IIB – Ths. Đinh Thế Hiển – Nhà xuất bản Thống Kê – 2007
6. “Quản trị rủi ro” – Ths. Trần Quang Trung
7. “Quản trị rủi ro dự án” – Ph.D.Lưu Trường Văn – Trung tâm CPA tp.HCM
TIẾNG ANH
8. CFA 2007 - Book 4 – “Coporate Finance, Analysis of Equity Investments, and Portfolio Mangament” - Schweser - 2007
9. “Risk Analysis And Portfolio Management” – Doctor. Reilly Brown – USA
10. “Investment Risk Management” – Yen Yee Chong – John Wiley and Sons Ltd – USA - 2005
11. “Building Financial Models – John S. Tia – McGraw Hill – 2004 – USA”
PHỤ LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2222.doc