Thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu ở Lạng Sơn

Lời nói đầu Sau hơn mười năm đổi mới nền kinh tế, nước ta đã có những bước chuyển biến rõ dệt. Nền kinh tế thị trường với đặc trưng là một nền kinh tế mở đã thu hút được sự chú ý hợp tác kinh doanh của nhiều nước trên thế giới. Nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng bước đầu đi vào ổn định, sự tăng trưởng liên tục, hàng hoá tràn ngập thị trường với nhiều loại và giá cả ổn định phục vụ người tiêu dùng. Đó là một định hướng đúng và cũng là một thành tựu của Đảng và Nhà nước ta. Đổi mới nền kinh tế c

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu ở Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng với sự quan tâm của Nhà nước tạo ra hàng loạt các cơ hội sản xuất, kinh doanh, hợp tác trao đổi làm ăn giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hoạt động xuất nhập khẩu từ đó mà phát triển làm cầu nối các loại hàng hoá giữa các nước thâm nhập lẫn nhau, phát huy lợi thế riêng của mỗi nước, rút ngắn khoảng cách và tăng cường giao lưu, là hoạt động đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước. Các doanh nghiệp ở nước ta tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, ngoài các đặc điểm riêng của mình về mặt hàng hoặc lĩnh vực thì đều phải cạnh tranh công bằng, khốc liệt trên thị trường để đứng vững và xuất khẩu cũng nhằm mục đích tạo lợi ích cho quốc gia và cho sự phát triển của doanh nghiệp mình. Bằng những kiến thức được tích luỹ trong quá trình học tập trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, trong thời gian thực tập tại Sở thương mại và du lịch Lạng Sơn được sự giúp đỡ của các cô chú phòng kinh tế tổng hợp và các phòng ban khác cùng với sự mong muốn bản thân là nâng cao sự hiểu biết thực tiễn cũng như góp phần nâng cao hiệu quả ở trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của sở thương mại và du lịch. Em xin mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu ở lạng sơn. Nội dung của đề tài này gồm ba phần chính: ChươngI: Những vấn đề cơ bản về hoạt động, xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Chương II: thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay ở lạng sơn Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu ở lạng sơn Do thời gian, kinh nghiệm hạn chế cho nên trong suốt quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi sai sót. Em xin được sự chỉ bảo các thầy cô và các bạn đọc. Em xin được bày tỏ sự cảm ơn trân thành đến PGS.TS. Đặng Đình Đào đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này! Em xin chân thành cảm ơn! chương I Những vấn đề cơ bản về hoạt động Xuất Nhập Khẩu trên địa bàn tỉnh I. hoạt động xuất nhập khẩu và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế ở các địa phương các tỉnh, thành phố 1. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá Trong lịch sử phát triển kinh tế các nước hoạt động trao đổi hàng hoá ngày càng đa dạng. Cùng với sự phát triển xã hội ngày càng văn minh thì hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ trao đổi giữa các nước nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân của các sản phẩm thiết yếu sau đó trao đổi để kiếm lợi. Hình thái này ngày càng phát triển và trở thành một lĩnh vực không thể thiếu được trong sự phát triển cảu kinh tế đất nước. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nó vượt ra biến giới các nước và gắn liền với các đồng tiền quốc tế khác nhau. Nó diễn ra bất cứ nơi nào và quốc gia nào trên thế giới do vậy nó cũng rất phức tạp. Thông qua trao đổi xuất nhập khẩu các nước có thể phát huy lợi thế so sánh của mình. Nó cho biết nước mình nên sản xuất mặt hàng gì và không nên sản xuất mặt hàng gì để khai thác triệt để lợi thế riêng của mình. Hiểu theo nghĩa chung nhất thì hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Kinh doanh là hoạt động thực hiện một hoặc một số công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện một số dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích lợi nhuận. Vì vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là việc bỏ vốn vào thực hiện các hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia nhằm mục đích thu được lợi nhuận. Đây chính là mối quan hệ xã hội nó phản ánh sự không thể tách rời các quốc gia. Cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn hoá ngày càng tăng, cùng với sự đòi hỏi về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng. Một thực tế cho thấy nhu cầu con người không ngừng tăng lên và nguồn lực quốc gia là có hạn. Do đó trao đổi mua bán quốc tế là biện pháp tốt nhất và có hiệu quả. Quan hệ quốc tế này nó ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Để tận dụng có hiệu quả nguồn lực của mình vào phát triển kinh tế đất nước. 2. Quan điểm về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Hiệu quả là thước đo phản ánh mức độ sử dụng các nguồn lực. Trong cơ chế thị trường sự tồn tại của nhiều thành phần và mối quan hệ kinh tế thì hiệu quả là vấn để sống còn của nó phản ánh trình độ tổ chức cúa sở thương mạikinh tế quản lý của doanh nghiệp. Cho đến nay qua các hình thái xã hội có quan hệ sản xuất khác nhau cho nên quan điểm về hiệu quả kinh doanh cũng như hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiều khác nhau. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một hình thái của hoạt động kinh doanh. Do đó quan điểm về hiệu quả cũng được hiểu theo một cách tương đồng. Trong xã hội tư bản với chế độ tư nhân về tư liệu sản xuất thì quyền lợi về kinh tế và chính trị đều nằm trong tay các nhà tư bản. Chính vì vậy phấn đấu tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh tức là tăng lợi nhuận cho các nhà tư bản. Cũng giống như một số chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất, đồng thời là một phạm trù kinh tế gắn liền nền sản xuất hàng hoá. sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là nhờ hiệu quả cao hay thấp. Biểu hiện hiệu quả là lợi ích mà thước đo cơ bản là tiền. Hiểu được phần nào quan điểm này cho nên Adam Smith cho rằng “Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế” và ông cũng cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá”. ở đây hiệu quả được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh. Quan điểm này khó giải thích kết quả kinh doanh. Nếu cùng một kết quả mà hai mức chi phí khác nhau thì quan điểm này cho chúng ta có cùng một hiệu quả. Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí”. Quan điểm này đã biểu hiện được mối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí bảo ra. Tức là nếu gọi DH là hiệu quả tương đối, DB phần tăng thêm về kết quả kinh doanh, DC phần tăng thêm về chi phí thì: DH = (DB:DC).100. Theo quan điểm này hiệu quả kinh doanh chỉ được xét đến phần kết quả bổ sung. Quan điểm thứ ba cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Quan điểm này nó đã gắn được hiệu quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là phản ánh trình độ sử dụng chi phí, phản ánh tiết kiệm. Tuy nhiên, theo chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác - Lênin thì các sự vật, hiện tượng không ở trạng thái tình mà luôn biến đổi, vận động. Vì vậy, xem xét hiệu quả không nằm ngoài quy luật này. Do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa là phạm trù cụ thể vừa là một phạm trù trìu tượng, cụ thể ở chỗ trong công tác quản lý thì phải định thành các con số để tính toán, so sánh. Trừu tượng ở chỗ nó được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực kinh doanh. Cho nên quan điểm thứ tư cho rằng hiệu quả kinh doanh nó bám sát mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân lao động. Có rất nhiều các quan điểm nữa những tất cả chưa có sự thống nhất trong quan niệm nhưng họ đều cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng. Tuy nhiên cần có một khái niệm tương đối đầy đủ để phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh đó là: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khác sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ”. Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là doanh nghiệp trao đổi buôn bán hàng hoá vượt qua ngoài biên giới đất nước. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là hình thái của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và nó xoay quanh hoạt động kinh doanh, nó được mở rộng về không gian trao đổi hàng hoá và chủng loại hàng hoá. Do vậy, bản chất của hoạt động xuất nhập khẩu là bản chất của hoạt động kinh doanh. Trong thực tế, hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đạt được trong các trường hợp sau (hiệu quả ở đây hiểu đơn thuần là lợi nhuận): Kết quả tăng (kim ngạch, bán buôn, bán lẻ) nhưng chi phí giảm và kết quả tăng chi phí tăng nhưng tốc độ tăng của kết quả cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Hiệu quả tăng đồng nghĩa với tích luỹ và mở rộng sản xuất kinh doanh, cho nên tăng hiệu quả là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp. 3. Bản chất và phân loại hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội. Các nguồn lực bị hạn chế và khan hiếm chính là nguyên nhân dẫn đến phải tiết kiệm, sử dụng triệt để và có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu trong kinh doanh phải phát huy điều kiện nội tại, hiệu năng các yếu tố sản xuất tiết kiệm mọi chi phí. Nâng cao hiệu quả chính là phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhỏ nhất. 3.1. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội. Những doanh nghiệp hoạt động thường chạy theo hiệu quả cá biệt, Nhà nước với các công cụ buộc các doanh nghiệp phải tuân theo và phải phục vụ các lợi ích chung của toàn xã hội như phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế , tích luỹ ngoại tệ, tăng thu ngân sách có lợi ích cá biệt của doanh nghiệp đó là lợi nhuận. Tuy nhiên có thể có những doanh nghiệp không đảm bảo hiệu quả cá biệt nhưng nền kinh tế quốc dân vẫn thu được hiệu quả. Tình hình này doanh nghiệp chỉ có thể chấp nhận được trong ngắn hạn và trong thời điểm nhất định do những nguyên nhân khách quan mang lại.Vì vậy trong kinh doanh xuất nhập khẩu doanh nghiệp phải quan tâm đến cả hai loại hiệu quả, kết hợp các lợi ích, và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3.2. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể sau khi đã trừ đi chi phí để thu được kết quả đó. Hiệu quả tương đối được xác định bằng cách so sánh các hiệu quả tuyệt đối của các phương án khác nhau. Mục đích của việc tính toán là so sánh mức độ hiệu quả các phương án khi thực hiện cùng một nhiệm vụ để từ đó chọn một cách thực hiện có hiệu quả nhất. Trong thực tế để thực hiện một phương án mà rất nhiều các phương án khác nhau so sánh đánh giá là một trong những công tác rất quan trọng, vai trò này thuộc về các nhà quản lý để từ đó tạo ra hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. 3.3. Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp. Hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với các điều kiện cụ thể như tài chính, trình độ kỹ thuật, nguồn nhân lực... Do vậy, hình thành chi phí mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Nhưng thị trường chỉ chấp nhận chi phí trung bình xã hội cần thiết. Trong công tác quản lý đánh giá hiệu quả xuất nhập khẩu không chỉ đánh giá hiệu quả chi phí tổng hợp mà còn đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí để tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Quan tâm đến chi phí cá biệt để từ đó có các biện pháp giảm những chi phí cá biệt không hiệu quả tạo cơ sở hoàn thiện một biện pháp tổng hợp, đồng bộ tạo tiền đề để thu được hiệu quả cao nhất. II. Nội dung và hình thức hoạt động xuất nhập khẩu ở các tỉnh 1. Các hình thức nhập khẩu. 1.1. Xuất nhập khẩu trực tiếp. Hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp còn gọi là hoạt động xuất nhập khẩu tự doanh là việc doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá do doanh nghiệp mình sản xuất hay thu gom được cho khách hàng nước ngoài và ngược lại. Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sau khi doanh nghiệp nghiên cứu kỹ thị trường, tính toán đầy đủ các chi phí và đảm bảo tuân theo chính sách Nhà nước và luật pháp quốc tế. Đặc điểm: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp phải tự bỏ vốn, tự chịu mọi chi phí, chịu mọi trách nhiệm và chịu rủi ro trong kinh doanh. 1.2. Xuất nhập khẩu uỷ thác. Là hình thức xuất nhập khẩu trong đó đơn vị tham gia xuất nhập khẩu đóng vai trò trung gian cho một đơn vị kinh doanh khác tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng bán hàng hoá với đối tác bên ngoài. Xuất nhập khẩu uỷ thác hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có nhu cầu tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá nhưng lại không có chức năng tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp và phải nhờ đến một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu được doanh nghiệp có nhu cầu uỷ quyền. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trung gian này phải làm thủ tục và được hưởng hoa hồng. Đặc điểm: Doanh nghiệp nhận uỷ quyền không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch... mà chỉ đứng ra khiếu nại nếu có tranh chấp xảy ra. 1.3. Xuất nhập khẩu hàng đổi hàng. Là hình thức xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu, người mua đồng thời cũng là người bán. Đặc điểm: Hình thức xuất nhập khẩu này doanh nghiệp có thể thu lãi từ hai hoạt động nhập và xuất hàng hoá. Tránh được rủi ro biến động đồng ngoại tệ. Trong hình thức xuất nhập khẩu hàng đổi hàng khối lượng, giá trị nên tương đương nhau thì có lợi cho doanh nghiệp khi tham gia vận chuyển, hình thức xuất nhập khẩu này được nhà nước khuyến khích. 1.4. Xuất nhập khẩu liên doanh. Là một hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (ít nhất là một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu) nhằm phối hợp khả năng sản xuất -> xuất nhập khẩu trên cơ sở các bên cùng chịu rủi ro và chia sẻ lợi nhuận. Đặc điểm: Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu chỉ đóng góp một phần nhất định. Chi phí, thuế, trách nhiệm được phân theo tỷ lệ đóng góp thoả thuận. Còn có rất nhiều hình thức xuất nhập khẩu khác như gia công uỷ thức, giao dịch tái xuất... nhưng trên đây là các hình thức cơ bản nhất và phổ biến trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. 2. Hoạt động xuất nhập khẩu trong cơ chế thị trường. Xuất nhập khẩu là một hoạt động tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống cho người lao động, phát huy lợi thế so sánh, phát triển tăng trưởng của quốc gia. Chính vì thế hoạt động này rất phức tạp. Để thực hiện tốt phải có sự chuẩn bị về quy chế, quản lý, tổ chức tốt thì mới thu được hiệu quả lâu dài. Hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nó gắn liền với rủi ro, nếu không có sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Do vậy trong hoạt động xuất nhập khẩu phải được tiến hành theo các bước, các khâu và xem xét một cách kỹ lưỡng nhưng phải theo kịp biến động và nhu cầu của thị trường trên cơ sở tuân thủ pháp luật và thông lệ quốc tế và Nhà nước. Do đó phải nắm rõ nội dung của hoạt động xuất nhập khẩu đó là. 2.1. Nghiên cứu và tiếp cận thị trường. Nghiên cứu thị trường là dùng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật nghiên cứu như điều tra, tham dò, thu thập... Sau đó phân tích trên cơ sở đầy đủ thông tin và từ đó đưa ra quyết định trước khi thâm nhập thị trường. Vấn đề ở đây là phải nhận biết sản phẩm xuất nhập khẩu phải phù hợp với thị trường, số lượng, phẩm chất, mẫu mã... Từ đó rút ra khả năng của mình cung ứng mặt hàng đó. Phải nhận biết được rằng chu kỳ sống của sản phẩm ở giai đoạn nào (thường trải qua 4 giai đoạn: Triển khai -> tăng trưởng -> bão hoà -> suy thoái). Mỗi giai đoạn có một đặc điểm riêng mà doanh nghiệp phải biết khai thác có hiệu quả. Sản xuất cũng như xuất nhập khẩu có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực do đó doanh nghiệp phải quan tâm đến đối thủ thù đó để ra biện pháp thời điểm xuất nhập khẩu sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra vấn đề tỷ giá hối đoái cũng rất quan trọng. Trong hoạt động xuất nhập khẩu nó gắn liền với các đồng ngoại tệ mạnh, sự biến động của các đồng tiền nó ảnh hưởng rất lớn. Do đó dự báo nắm do xu hướng biến động là vấn đề cần quan tâm. Trong các cuộc nghiên cứu cần quan tâm các nội dung như nghiên cứu về nội dung hàng hoá, nghiên cứu về giá cả hàng hoá, thị trường hàng hoá ... Trên cơ sở này doanh nghiệp có các bước đi tiếp theo. 2.2. Lựa chọn đối tác và lập phương án kinh doanh. Sau khi nghiên cứu thị trường ta phải lựa chọn đối tác là lập phương án kinh doanh. Khi lựa chọn bạn hàng phải nắm đủ các thông tin như tình hình sản xuất kinh doanh, vốn, cơ sở vật chất, khả năng, uy tín, quan hệ trong kinh doanh... Có bạn hàng tin cậy là điều kiện để thực hiện tốt các hoạt động thương mại quốc tế. Sau khi lựa chọn đối tác ta phải lập phương án kinh doanh như giá cả, thời điểm, các biện pháp thực hiện, thuận lợi, khó khăn... 2.3. Tìm hiểu nguồn hàng. Phải tìm hiểu khả năng cung cấp hàng hoá của các đơn vị. Phải chú ý các nhân tố như thời vụ, thiên tai, các nhân tố có tính chu kỳ... Vì các nhân tố này có thể ảnh hưởng đến giá cả và sản lượng. 2.4. Đàm phán ký kết hợp đồng. Có rất nhiều hình thức đàm phán xuất nhập khẩu như fax, thư tín thương mại điện tử, gặp trực tiếp, qua điện thoại. Các bên tự thoả thuận và đưa ra hình thức thuận tiện nhất. Nhưng theo hình thức nào cũng cần tiến hành theo các bước quy định. Sau đàm phán thành công hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. 2.5. Tổ chức thực hiện hợp đồng. Đây là công việc phức tạp do đó các bên phải luôn luôn tuân thủ và tôn trọng nhau cùng như luật pháp. nếu là bên xuất khẩu thì phải xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng, kiểm tra hàng, thuê tàu lưu cước, lập chứng từ, giải quyết khúc mắc... 2.6. Thanh toán và đánh giá hiệu quả hợp đồng. Sau khi thanh toán, kết thúc hợp đồng, nếu không xảy ra tranh chấp thì kết thúc hợp đồng và rút ra kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo. III. Các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. 1. Nhân tố chủ quan. 1.1. Lao động. Trong hoạt động sản xuất cũng như trong hoạt động kinh doanh. Nhân tố lao động nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động ở đây là cả yếu tố chuyên môn, ý thức trách nhiệm, tinh thần lao động... Chuyên môn hoá lao động cũng là vấn đề cần quan tâm sử dụng đúng người đúng việc sao cho phù hợp và phát huy tối đa người lao động trong công việc kinh doanh đó là vấn đề không thể thiếu trong công tác tổ chức nhân sự. Nâng cao trình độ chuyên môn lao động là việc làm cần thiết và liên tục, do đặc thù là hoạt động kinh doanh đơn thuần nên người lao động phải nhanh nhạy, quyết đoán, mạo hiểm. Từ việc kinh doanh, bán hàng, chào hàng, nghiên cứu thị trường ... đòi hỏi người lao động phải có năng lực và say mê trong công việc. 1.2. Trình độ quản lý lãnh đạo sử dụng vốn. Đây là yếu tố thường xuyên, quan trọng nó có ý nghĩa rất lớn đến phát huy tối đa hiệu quả trong kinh doanh. Người lãnh đạo phải quản lý phải tổ chức phân công và hợp tác lao động hợp lý giữa các bộ phận, cá nhân. Hoạch định sử dụng vốn làm cơ sở cho việc huy động khai thác tối đa mọi nguồn lực sẵn có, bảo toàn và phát triển vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu từ đó có các biện pháp giảm chi phí không cần thiết. Người lãnh đạo phải sắp xếp, đúng người, đúng việc, san sẻ quyền lợi trách nhiệm, khuyến khích tinh thần sáng tạo của mọi người. Sử dụng khai thác các nguồn vốn, triển khai mọi nguồn lực sẵn có có để tổ chức lưu chuyển vốn, nghiên cứu sự biến động các đồng ngoại tệ mạnh... Các doanh nghiệp có nhiều vốn sẽ có ưu thế về cạnh tranh nhưng sử dụng một cách có hiệu quả, hạn chế ít nhất đồng vốn nhàn rỗi, phát huy hiệu quả trong kinh doanh, đó mới là vấn đề cốt lõi trong sử dụng vốn. 1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật. Cơ sở vật chất là nền tảng quan trọng các hoạt động kinh doanh. Nó có thể đem lại sức mạnh trong kinh doanh. Từ nhà kho bến bãi, phương tiện vận chuyển, thiết bị văn phòng... Nhất là hệ thống này được bố trí hợp lý, thuận tiện. Nó là một cái lợi vô hình, lợi thế kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra cho bên đối tác một sự tin tưởng, tạo ra ưu thế cạnh tranh với các đối thủ. Còn có rất nhiều yếu tố khác dịch vụ mua bán hàng, yếu tố quản trị, nhiên liệu hàng hoá... đó cũng là các yếu tố rất quan trọng, phát huy các mặt tích cực hạn chế và giảm tiêu cực do các yếu tổ chủ quan mang lại để phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh đòi hỏi phải có một quá trình và bộ máy tổ chức tốt. 2. Các nhân tố khách quan. Đó là các nhân tố tác động đến hiệu quả của Công ty nhưng là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến mọi hoạt động của Công ty. 2.1. Các đối thủ cạnh tranh Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế thị trường đều phải cạnh tranh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn luôn xuất hiện các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác các đối thủ cạnh tranh luôn luôn thay đổi các chiến lược kinh doanh bằng nhiều biện pháp khác nhau. Luôn đổi mới và thích ứng được sự cạnh tranh mới là yếu tố cần thiết. Phải luôn luôn đề ra các biện pháp thích ứng và luôn có các biện pháp phương hướng đi trước đối thủ là một việc làm luôn được quan tâm. 2.2. Các ngành có liên quan. Các ngành có liên quan cũng như trong lĩnh vực kinh doanh cũng đều có tác động rất lớn đều hoạt động xuất nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu nó liên quan đến các ngành khác như ngân hàng, thông tin, vận tải, xây dựng... hệ thống ngân hàng tốt giúp cho hoạt động giao dịch tiền tệ được thuận tiện, hệ thống thông tin liên lạc là yếu tố giúp các bên trao đổi, liên lạc, đàm phán, giao dịch một cách thuận tiện hơn. Các ngành xây dựng, vận tải, kho tàng... nó là vấn đề bổ sung nhưng rất cần thiết. 2.3. Nhân tố về tính thời vụ, chu kỳ, thời tiết của sản xuất kinh doanh. Các hàng hoá, các nguyên liệu, việc sản xuất kinh doanh đôi khi bị ảnh hưởng với yếu tố thời vụ, kể cả nhu cầu của khách hàng. Vì vậy kết quả kinh doanh có hiệu quả hay không là do doanh nghiệp có bắt được tính thời vụ và có phương án kinh doanh thích hợp hay không. Ví dụ như hàng mây tre đan xuất khẩu thì yếu tố nguyên liệu phải có thời vụ, thu xong lại phải phơi khô và nhu cầu tăng lên vào mùa hè và các nước có khí hậu nhiệt đới, khí hậu nóng. 2.4. Nhân tố giá cả. Hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh đều phải chất nhận giá thị trường. Giá cả thị trường biến động không theo ý muốn của các doanh nghiệp. Do đó giá cả là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giá cả thông thường ảnh hưởng bao gồm giá mua và giá bán. Giá mua hàng hoá hoặc sản xuất hàng hoá để xuất khẩu, giá mua thấp doanh nghiệp dễ tìm kiếm thị trường, dễ tiêu thụ hàng hoá, có lợi với các đối thủ cạnh tranh, giảm chi chí đầu vào. Giá bán ảnh hưởng đến trực tiếp của doanh nghiệp. Giá bán là giá của thị trường. Do vậy doanh nghiệp không điều chỉnh được giá bán, mà phải có các chiến lược bán hàng hợp lý mà thôi. 2.5. Chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước. Đây là một hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh. Sự hỗ trợ của Nhà nước là rất lớn đôi khi nó kìm hãm hoặc thúc đẩy kể cả một ngành. - Chính sách về thuế: Thuế là một nguồn thu chủ yếu của Nhà nước nhưng nó lại là một chi phí đối với một doanh nghiệp. Do đó chính sách này có tác dụng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của Công ty. Các chính sách giảm thuế, tăng thuế, miễn thuế là các chính sách nhạy cảm đối với các doanh nghiệp. - Chính sách về lãi suất tín dụng: Trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp thiếu vốn thường phải vay tiền tại các ngân hàng, và lãi suất ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp. Nhà nước có thể khuyến khích hoặc kìm hãm đầu tư thông qua chính sách tín dụng, lãi suất... Các chính sách này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Chính sách về tỷ giá, bù giá, trợ giá: Tỷ giá ngoại tệ phản ánh mối quan hệ tương quan về sức mua. Khi có biến động mạnh Nhà nước có thể thả nổi hoặc can thiệp để ổn định tỷ giá thông qua các ngân hàng bằng cách bán hoặc mua ngoại tệ. Nhà nước cũng có thể bù giá, trợ giá cho các mặt hàng để duy trì ổn định sản xuất kinh doanh, như trợ giá mặt hàng cà phê hiện nay, thu mua lúa cho nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Hình thức trợ giá này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất cũng như tình hình xuất khẩu. 2.6. Các chính sách khác của Nhà nước Trong hoạt động xuất nhập khẩu nó còn liên quan đến các chính sách thuộc về đường lối chính trị nó ảnh hưởng đến. Nước ta từ khi mở cửa với các nước bên ngoài tạo ra hàng loạt cơ hội cho các nhà đầu tư, cho hoạt động xuất nhập khẩu. Trong quan hệ quốc tế Nhà nước có thể ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần... Các chính sách này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, tạo ra hàng loạt cơ hội cho các hoạt động xuất nhập khẩu . 2.7. Nhân tố pháp luật. Bất cứ một hoạt động nào một cá nhân, tập thể, hay một tổ chức nào đều phải hoạt động theo khuôn khổ pháp luật. Hoạt động xuất nhập khẩu cũng vậy cũng phải tuân theo luật pháp của Nhà nước, tuân theo quy định và luật pháp quốc tế. Các quy định luật lệ này lại có thể thay đổi theo thời gian. Do vậy các tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động xuất nhập khẩu phải tuân thủ đầy đủ các quy định không được phạm luật, luôn tìm hiểu luật pháp, tạo ra một nguyên tắc làm việc , đảm bảo việc hoạt động theo luật một cách tốt nhất, đó cũng là cách phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. 3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Khi xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mỗi doanh nghiệp cần phải dựa vào một hệ thống chỉ tiêu, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Chi phí sản xuất xã hội cho một đơn vị kết quả từ hoạt động xuất nhập khẩu phải nhỏ nhất, phải có ý nghĩa về kinh tế, chính trị và xã hội và phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế quốc dân. Chương II Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay ở Lạng Sơn I. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội ở lạng sơn có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu 1. Đặc điểm kinh tế xã hội Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, có các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 31, 279 và đường sắt liên vận quốc tế Việt - Trung; có đường biên giới với Trung Quốc dài 253km, gồm 1 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia, 7 cặp chợ biên giới. Toàn tỉnh có 11 huyện, thị xã với 226 xã, phường, thị trấn; có 135 xã vùng cao, trong đó có 80 xã đặc biệt khó khăn; có 20 xã và 1 trị trấn biên giới. Dân số năm 1999 là 71,7 vạn người với 7 dân tộc sinh sống, trong đó có dân tộc Nimg chiếm 43.8%, dân tộc Tày chiếm 35,2%, dân tộc Kinh chiếm 15,2%, dân tộc Dao chiếm 3,5%, còn lại là các dân tộc Hoa, H' Mông, Sán Chảy. Tổng diện tích đất tự nhiên là 818,725 ha, trên 70% đất là đồi núi cao, chia cắt bởi các sông, suối nên địa hình rất phức tạp. Đất nông nghiệp đang sử dụng là 95,473 ha, đất lúa nước là 36,643 ha, đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày là 13,112 ha. Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 633,729 ha, trong đó đất có rừng là 263,403 ha, trong đó: rừng tự nhiên là 181,077 ha, rừng trồng là 79,326 ha. Trong những năm qua, nền kinh tế của Lạng Sơn từng bước có chuyển biến rõ rệt về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu. Tính riêng giai đoạn 1997 - 2001, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm là 9,36%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2001 là 4,2 triệu đồng, gấp 1,96 lần năm 1996. Tỷ trọng trong lâm nghiệp chiếm 51,07%, công nghiệp - xây dựng chiếm 12,53%, thương mại - dịch vụ chiếm 36,04%. Hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ có chuyển biến tích cực, nhất là trong lĩnh vực kinh tế cửa khẩu, xuất nhập khẩu và du lịch. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn 5 năm đạt 1.959 triệu USD tăng bình quân hàng năm 20,82%. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ 4.023 tỷ đồng, tăng bình quân 16%/năm. Du lịch đón được 780 ngàn lượt khách, trong đó: 269 ngàn lượt khách quốc tế. Doanh thu thu được từ du lịch 329 là tỷ đồng tăng bình quân 10%/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm tăng bình quân 11,35%. Riêng năm 2001 thu được 928 tỷ đồng tăng 91,23% so với năm 1999. Đối với khu vực kinh tế cửa khẩu; khi có nghị quyết của Chính phủ và Quyết định 748/TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách tại một số khu vực cửa khẩu biên giới Lạng Sơn đã tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực kinh tế cửa khẩu, tạo điều kiện để tăng cường hơn nữa mối quan hệ giao lưu kinh tế qua biên giới, tiến tới xây dựng vành đai kinh tế - xã hội biên giới vững mạnh, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Lạng Sơn. Chính phủ đã tổng kết và chủ trương chính thức hoá cho thực hiện chính sách ưu đãi phát triển kinh tế khu vực cửa khẩu biên giới. Đây là một chủ trương chiến lược vừa phù hợp với đòi hỏi phát triển kinh tế đất nước, đồng thời cũng phù hợp với xu thế giao lưu kinh tế và tiến trình hội nhập trong khu vực và nguyện vọng của nhân dân các dân tộc tỉnh biên giới. Triển khai thực hiện Quyết định 748/TTg của Thủ tướng chính phủ, trong hơn 3 năm (1999, 2000 và 2001), kết cấu hạ tầng của các khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Đồng Đăng, Tân Thanh và một số xã biên giới được tập trung đầu tư xây dựng mạnh. Đã có 57 dự án được triển khai với số lượng hoàn thành trên 160 tỷ đồng, có 12 công trình hoàn toàn đưa vào sử dụng. Đã làm thay đổi bộ mặt của các khu vực cửa khẩu, tạo điều kiện mở rộng hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ, hợp tác đầu tư và đang trở thành vùng kinh tế động lực thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được, kiể, điểm một cách sâu sắc trên các mặt cũng còn nhiều vấn đề phải quan tâm trăn trở: Tốc độc phát triển và kết quả đã đạt được chưa xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác trên địa bàn tỉnh chưa có tính ổn định, vững chắc và tính chiến lược lâu dài, còn phục thuộc nhiều yếu tố bên ngoài. Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư về phát triển kinh tế nói chung, lĩnh vực thương mại và du lịch dịch vụ nói riêng còn nhiều yếu kém, nhiều hộ gia đình có vốn tới hàng chục tỷ đồng chưa mạnh dạn đầu tư mà chủ yếu gửi tích kiệm ở các địa phương khác hoặc mua sắm tài sản, bất động sản; chính sách khuyến khích hàng xuất khẩu của địa phương chưa rõ ràng cụ thể về cây gì, con gì, ở vùng nào... công tác xúc tiến thương mại, phát triển mở rộng thị trường còn yếu, công tác tổ chức quản lý kinh doanh._., quản lý tài chính, phát triển việc làm ở các doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chậm thích ứng với cơ chế thị trường. Các cơ chế chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư vào phát triển kinh tế cửa khẩu chưa hấp dẫn, các thủ tục về hành chính còn khá phiền hà như các thủ tục cấp đất, cho thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng. Kể cả trong lĩnh vực xuất nhập cảnh của khách du lịch ra vào Việt Nam; sự phối hợp giữa các lực lượng quản lý ở khu vực biên giới nói chung, các cửa khẩu nói riêng có nơi có lúc thiếu đồng bộ, chồng chéo gây phiền hà cho xuất nhập khẩu hàng hoá và khách xuất nhập cảnh qua lại. Hoạt động xuất nhập khẩu và du lịch của khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh tuy có lợi thế nhưng chưa phát huy hết khả năng và lợi thế của mình, chưa đạt được kết quả tương xứng với khả năng và lợi thế của địa phương. Tuy nhiên trong những năm qua chúng ta chưa quan tâm đùng mức tới lĩnh vực này, chưa có những chính sách khuyến khích cụ thể, những giải pháp tích hợp thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới. Cần tổng kết đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra mục tiêu và giải pháp cho phát triển giai đoạn 2001 - 2005. Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2001 có những thuận lợi cơ bản là nền kinh tế của cả nước cũng như của tỉnh Lạng Sơn tiếp tục có sự phát triển theo hướng tích cực; các vùng kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh đang được hình thành và từng bước phát huy vai trò động lực; các cơ chế chính sách của Chính phủ cũng như ở địa phương được hoàn chỉnh sửa đổi bổ sung kịp thời tạo ra môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, công tác chỉ đạo điều hành và sự phối hợp giữa các ngành, địa phương cụ thể đồng bộ đó cũng là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức như sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp ở địa phương (cả trong và ngoài quốc doanh) còn nhiều bất cập, những biến động bất lợi của thị trường trong và ngoài nước ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu; những tồn tại yếu kém trong quản lý điều hành của một số cơ quan đơn vị quản lý nhà nước cũng làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Dưới sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Bộ Thương mại, cùng với các ngành kinh tế khác, thương mại - du lịch và dịch vụ Lạng Sơn vẫn đạt mức tăng trưởng khá so với năm 2000, vẫn giữ vững vị thế là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm vừa qua. Về quan điểm chỉ đạo phát triển của ngành thương mại và dịch vụ là tích cực chủ động tham mưu đề suất với cấp Uỷ và chính quyền địa phương về các cơ chế chính sách, biện pháp chỉ đạo điều hành, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại du lịch - dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế phát triển mạnh theo cơ chế thị trường: kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật nhưng không tách rời các nhiệm vụ chính trị phục vụ đắc lực có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 2001. 2. Về xuất nhập khẩu. - Tỉnh Lạng Sơn là một thị trường trung chuyển hàng hoá lớn và thuận lợi cho các doanh nghiệp trong cả nước kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc. Năm 2001 có trên 300 doanh nghiệp và tổ chức kinh tế kinh doanh xuất nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn với thị trường Trung Quốc, kim ngạch ngoại thương đạt 647,1 triệu USD, giảm 8,6% so với năm 2000; Trong đó xuất khẩu: 410,2 triệu USD, giảm 17,5% so với năm 2000; nhập khẩu: 206,1 triệu USD, tăng 3% so với năm 2000 và 30,8 triệu USD của các hoạt động ngoại thương khác như tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, hàng quá cảnh, viện trợ... - Kết quả thực hiện các doanh nghiệp trong ngành thương mại và dịch vụ: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 112,96 triệu USD, chiếm tỷ trọng hơn 18% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn, tăng 4,2% so với năm 2000; trong đó xuất khẩu: 92,843 triệu USD, tăng 22,3% so với năm 2000; nhập khẩu: 20,117 USD, giảm 38,1% so với năm 2000. Công ty xuất nhập khẩu: Kim ngạch đạt 17,52 triệu USD, bằng 58,4% kế hoạch và giảm 43,8% so với năm 2000. Công ty Thương mại tổng hợp: Thực hiện: 50,94 triệu USD, bằng 221,5% kế hoạch và tăng 109,7% so với năm 2000, chủ yếu tăng kim ngạch xuất khẩu (tăng 70,7%). Công ty Vật tư tổng hợp: Thực hiện 1,63 triệu USD, bằng 32,6 kế hoạch và tăng 10,1% so với năm 2000. Công ty sản xuất và kinh doanh hàng xuất nhập khẩu: Thực hiện 8,732 triệu USD tăng 130,4% so với năm 2000, chủ yếu kim ngạch xuất khẩu (tăng 436,7%). Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại: Thực hiện 13,381 triệu USD, giảm 56,4% so với năm 2000. Công ty thương mại và sản xuất dầu thực vật: Thực hiện 2,19 triệu USD, chủ yếu kim xuất khẩu (2,056 triệu USD). Công ty Chợ: Thực hiện 2,165 triệu USD, chủ yếu kim xuất khẩu (2,129 triệu USD). Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2001 có những thuận lợi cơ bản là từ tháng 4/2001, Chính phủ ban hành quy chế điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá một cách cụ thể cho cả giai đoạn 2001 - 2005. Lần đầu tiên chúng ta có một cơ chế điều hành ổn định và dài hạn, giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có định hướng chiến lược về hoạt động xuất nhập khẩu trong một thời gian dài chứ không bị điều chỉnh thay đổi từng năm như trước đây. Bên cạnh đó kết quả của việc thực hiện cả cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đã tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Về hàng hoá xuất nhập khẩu, Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích đối với hàng hoá xuất khẩu, hầu hết thuế suất bằng không, bãi bỏ việc phê duyệt và phân bổ hạn ngạch một số mặt hàng, tiếp tục thực hiện cơ chế thoái thu thuế giá trị gia tăng cho người sản xuất hàng xuất khẩu. Về phía địa phương, Sở Thương mại và Du lịch phối hợp với các ngành tham mưu đề xuất với tỉnh bãi bỏ việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu tiểu ngạch, bãi bỏ việc thu lệ phí chuyển khẩu, sắp xếp chấn chỉnh lại công tác kiểm tra kiểm soát của các lực lượng chức năng trên địa bàn, tạo hành lang thông thoáng cho lưu thông hàng hoá và hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn phát triển mạnh hơn. II. Phân tích thực trạng xuất nhập khẩu hiện nay ở lạng sơn 1. Thực trạng xuất nhập khẩu hiện nay Trong 5 năm qua, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa và đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt từ khi chính phủ cho phép thực hiện các chính sách ưu đãi phát triển các khu kinh tế cửa khẩu. Lạng Sơn đã nhanh chóng tiếp cận và triển khai thực hiện, thành lập Ban chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, từng ngành có liên quan tổ chức thực hiện một cách đồng bộ các chính sách ưu đãi về đầu tư, các chính sách về tài chính, các chính sách về xuất nhập cảnh. Khẩn trương lập các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực, cụ thể hoá các cơ chế chính sách về ưu đãi đầu tư, thu hút các doanh nghiệp mở rộng các hoạt động kinh doanh thương mại. Xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, kho ngoại quan, chợ cửa khẩu, cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các dịch vụ vận chuyển hàng hoá, kho tàng bảo quản, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, quản lý đô thị, môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội... đã thu hút hơn 300 doanh nghiệp trong cả nước thường xuyên tham gia buôn bán, đầu tư ở khu vực kinh tế cửa khẩu, thu hút hàng trăm hộ thương nhân Trung Quốc thuê quầy hàng bán hàng tại chợ cửa khẩu Tân Thanh, làm cho các hoạt động thương mại - dịch vụ ở khu vực cửa khẩu thêm sôi động và có hiệu quả kinh tế thiết thực. Trao đổi hàng hoá qua biên giới đường bộ với Trung Quốc chiếm vị trí hết sức quan trọng trong quan hệ thương mại giữa Lạng Sơn - Việt Nam và Quảng Tây - Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 năm qua địa bàn đạt: 1.959 triệu USD chiếm đến hơn 60% kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ các tỉnh biên giới phía Bắc. Trong đó: - Xuất khẩu: 1.252 triệu USD - Nhập khẩu: 717 triệu USD. Các doanh nghiệp Lạng Sơn thực hiện được trong 5 năm 747 triệu USD. Trong đó: - Các doanh nghiệp nhà nước: 395 triệu USD - Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác: 350 triệu USD Xuất nhập khẩu tiểu ngạch cũng chiếm vị trí quan trọng, trong 5 năm thực hiện được 375 triệu USD, chiếm 18,8% kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Lạng Sơn và Quảng Tây. Các thành phần kinh tế khác trên địa bàn có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 năm 350 triệu USD, chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH và một số chi nhánh đóng trên địa bàn. + Cơ cấu hàng xuất khẩu, gồm các nhóm hàng: - Hàng nông lâm sản: dầu dừa công nghiệp, cà phê, cao su, rau hoa quả, hạt điều. - Hàng thủy hải sản: cá (ướp đá, muối, khô), mực, tôm... - Khoáng sản: than, quặng kim loại các loại. - Hàng công nghệ phẩm: xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, hàng dệt may, giày dép, điện tử, thủ công mỹ nêh, bánh kẹo các loại... + Cơ cấu hàng nhập khẩu, gồm các mặt hàng: - Hoá dược: dược liệu và dược phẩm, hoá chất và hoá phẩm, nguyên liệu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc trừ sâu. - Nhóm máy móc thiết bị: gồm các loại thiết bị lẻ, thiết bị y tế, thiết bị ngành dệt, phương tiện vận tải, bình cửu hoá, cần trục thuỷ lực, động cơ nổ, máy cán cao su, máy bào, phụ tùngong và phụ tùng, thiết bị lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt... - Thiết bị toàn bộ: dây chuyền sản xuất đường, dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng. - Vật liệu công nghiệp: dây điện thoại, gạch chịu lửa, dây cáp thông tin, giấy bóng kính, giấy các loại, mi ca tâm, nam châm vĩnh cửu, vật liệu xây dựng, vòi cứu hoả. - Nhóm nguyên nhiên liệu: gồm có sản phẩm dầu mỏ, hoá chất, sắt thép,... - Nhóm hàng lương thực thực phẩm: gồm bột mỹ, hoa quả, dầu thực vật. Giai đoạn 1997 - 2001 tỉnh đã trích từ ngân sách trên 1 tỷ đồng hỗ trợ sửa chữa, xây dựng mới một số cửa hàng ở khu vực nông thôn, Bộ Thương mại cũng hỗ trợ bằng quỹ xoá đói giảm nghèo huy động từ tiền lương của cán bộ trong ngành giúp địa phương xây dựng 2 chợ khu vực (3 xã: Văn Quan, Hội Hoan, Văn Lãng) 6 cửa hàng khu vực ở 2 huyện Bình Gia và Đình Lập với trị giá hơn 2 tỷ đồng và sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng 10 hợp tác xã thương mại dịch vụ ở các xã khu vực II và III. Các doanh nghiệp cũng đã chủ động dùng vốn tự có, hoặc vốn tín dụng đầu tư sửa chữa, xây dựng các điểm bán hàng ở khu vực nông thôn. tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra về phát triển thị trường nội địa thì việc đầu tư còn quá ít, cơ sở vật chất kho tàng, trang thiết bị quá lạc hậu, chậm được đổi mới. Các chính sách cơ chế khuyến khích đầu tư chưa cụ thể rõ ràng, chưa có một định hướng lâu dài, do vậy nhiều hộ cá nhân có vốn chưa mạnh dạn đầu tư để thành lập các hợp tác xã thương mại - dịch vụ và các điểm đại lý bán hàng và thu mua hàng hoá tại khu vực nông thôn. Do vậy 5 năm qua thương nghiệp quốc doanh chưa làm được vai trò chủ đạo và điều tiết hàng hoá ở khu vực nông thôn, chưa có tác dụng kích thích chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hoá, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới làm cho sức mua của nhân dân khu vực này tăng chậm, hàng hoá sản xuất ra tìm thị trường, tiêu thụ khó hoặc phải bán với giá thấp so mặt mặt bằng giá trong nước và thế giới. 2. Hoạt động du lịch - dịch vụ. Lạng Sơn có vị trí thuận lợi, có tiềm năng, tài nguyên du lịch phong phú, là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, có nền văn hoá phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc, đủ điều kiện để phát triển thành một trung tâm du lịch trong nước và quốc tế. Tại đây có thể phát triển đa dạng các hình thức du lịch: số lượng nghỉ ngơi, du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, du lịch leo núi, du lịch về cội nguồn, du lịch hang động, du lịch văn hoá tìm hiểu bản sắc dân tộc... khách tham quan có thể đến thăm quan và nghỉ ngơi tại các khu danh thắng Nhại - Tam Thanh, khu nghỉ mát Mẫu Sơn tham quan các di tích lịch sử hang cổ Thẩm Khuyên, tìm hiểu nền văn hoá dân tộc Tày, Nùng, Dao... - Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 26 đơn vị thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Có 16 khách sạn, 8 nhà nghỉ với hơn 420 phòng gồm gần 1.000 giường, các nhà hàng ăn uống, phương tiện vận chuyển khác chất lượng đã khá hơn, từng bước đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Kết quả kinh doanh du lịch: + Năm 1997 đóng 165 ngàn lượt (có 48 ngàn lượt khách quốc tế) doanh thu 64,5 tỷ đồng. + Năm 1998 đón 152 ngàn lượt (có 50 ngàn lượt khách quốc tế) doanh thu 64 tỷ đồng. + Năm 1999 đón 152 ngàn lượt (có 54 ngàn lượt khách quốc tế) doanh thu 64 tỷ đồng. + Năm 2000 đón 148 ngàn lượt (có 57 ngàn lượt khách quốc tế) doanh thu 62 tỷ đồng. + Năm 2001 đón 180 ngàn lượt (có 60 ngàn lượt khách quốc tế) doanh thu 70 tỷ đồng. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn Đơn vị tính: Triệu USD Năm Tổng kim ngạch Trong đó Xuất nhập khẩu chính ngạch Xuất nhập khẩu tiểu ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu 1997 318 164 154 229 89 1998 333 224 109 270 63 1999 319 181 138 281 38 2000 289 183 106 314 62 2001 700 500 200 577 123 Tổng cộng 1.959 1.251 717 1.671 375 Nguồn: Sở Thương mại Lạng Sơn Kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Lạng Sơn Đơn vị tính: Triệu USD Năm Tổng kim ngạch Trong đó Doanh nghiệp nhà nước Các thành phần kinh tế khác 1997 160 79 81 1998 144 86 58 1999 104 66 38 2000 116 56 60 2001 221 108 113 Tổng cộng 745 395 350 Nguồn: Sở Thương mại Lạng Sơn Các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật như: cơ sở lưu trú, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí; các sản phẩm du lịch và các tour tuyến du lịch thêm phong phú và hấp dẫn. Mặt khác, tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch Lạng Sơn bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt qua đợt tham dự Hội chợ Du lịch quốc tế năm 1997 và Hội xuân Du lịch - Văn hoá Việt Nam năm 2001 tổ chức tại Hà Nội, đã tạo ra dấu ấn đối với nhân dân thủ đô cùng đông đảo du khách trong nước và nước ngoài về văn hoá ẩm thực và văn hoá nghệ thuật Lạng Sơn. Tổng cục Du lịch ban hành quy chế tạm thời về tổ chức đưa đón khách du lịch Trung Quốc sử dụng thẻ du lịch đã mở ra cơ chế khá thuận lợi cho một số doanh nghiệp du lịch của 7 tỉnh thành phố phía Bắc Việt Nam (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang) đã thu hút nhiều khách du lịch Trung Quốc đi du lịch bằng giấy thông hành qua các cửa khẩu Lạng Sơn. Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch, Ban thường vụ Tỉnh uỷ có Nghị quyết số 18 ngày 06/06/2000 về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến 2010 và UBND tỉnh đã có chương trình hành động về phát triển du lịch đến năm 2005, thể hiện quyết tâm xây dựng và du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Công tác triển khai các dự án phát triển du lịch: Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh đã phân công cụ thể cho từng thành viên lập dự án để đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm gồm: Sở Thương mại và Du lịch: xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ 1996 - 2010; quy hoạch chi tiết khu du lịch Thành Nhà Mạc; quy hoạch chi tiết khu du lịch Mẫu Sơn. Sở Xây dựng: chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển khu du lịch Tam - Nhị Thanh; quy hoạch chi tiết làng du lịch văn hoá các dân tộc Lạng Sơn. Hiện nay các ngành chức năng đáng tiếp tục triển khai thực hiện các bước tiếp theo của các dự án nêu trên, như: đã đầu tư xong tuyến đường lên khu du lịch Mẫu Sơn (14km), đang tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng như: đường nhánh, điện, nước và trồng cây xanh tại khu du lịch Mẫu Sơn; khu du lịch Thành Nhà Mạc. Ban quản lý xây dựng cơ bản của tỉnh đang tiếp tục giải toả mặt bằng xây dựng hoàn chỉnh dự án công viên Hồ Phai Loạn; tôn tạo các hang động trên địa bàn thị xã và phụ cận. Sở Thương mại và Du lịch đang tập trung lập dự án xây dựng khách sạn 3 sao và công viên nước tại thị xã Lạng Sơn. Những tồn tại trong lĩnh vực du lịch: Nhìn lại quá trình 5 năm nay, du lịch Lạng Sơn đã có bước phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, đóng vai trò làm đầu mối quan hệ giữa các vùng trong nước và giữa trong nước với nước ngoài, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn. Nhưng bên cạnh đó còn bộ lộ sự phát triển chưa ổn định theo chiều hướng đi lên, lợi nhuận của ngành chưa đáng kể. Điều đó thể hiện ở: - Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của cán bộ công nhân viên trong ngành du lịch cũng như chất lượng phục vụ tuy đã được nâng lên nhưng chưa đồng bộ, các sản phẩm du lịch địa phương chưa thực sự hấp dẫn. - Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cũng như ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với ngành du lịch chưa được thường xuyên liên tục. - Cơ chế quản lý của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương về lĩnh vực du lịch còn có vẫn đề bất cập như: việc quản lý giá cả đối với khách du lịch theo Quyết định 229 của Tổng cục Du lịch; giá cả phòng khách sạn, giá vé tham quan... đối với khách trong nước và khách quốc tế. Do đó nhiều doanh nghiệp của chúng ta đã tự tiện hạ giá, cạnh tranh không lành mạnh. - Việc chuyển khai các dự án còn chậm, nên các điểm tham quan du lịch, các khu du lịch hầu như chưa được đầu tư thoả đáng để trở thành khu du lịch, điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Hoạt động của các ngành chức năng trong khu vực kinh tế cửa khẩu: a. Hoạt động của hải quan. Hải quan là lực lượng quan trọng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại và thu thuế xuất nhập khẩu hàng hoá trên các cửa khẩu trọng yếu của tỉnh. Ngay sau khi có chủ trương thực hiện chính sách ưu đãi phát triển kinh tế khu vực cửa khẩu, ngành Hải quan đã chủ động tổ chức lực lượng và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, cải cách các thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chiến sỹ. Những nỗ lực của ngành Hải quan đã góp phần tích cực vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực cửa khẩu. Trong 5 năm ngành Hải quan đã làm thủ tục xuất nhập cảnh hàng trăm nghìn lượt người, hàng vạn lượt phương tiện vận tải và khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu với tổng trị giá 1.959 triệu USD, tổng thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu 1.405 tỷ đồng. Riêng năm 2001 thu được 625 tỷ đồng. Những năm qua ngành Hải quan đã ngăn chặn được nhiệm vụ buôn lậu, phát hiện hàng chục nghìn vụ vi phạm pháp luật hải quan, phạt và truy thu cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng, thu giữ nhiều hàng quốc cấm và hàng vạn ấn phẩm văn hoá phản động, đồ truỵ. Với những kết quả chủ yếu trên, lực lượng Hải quan Lạng Sơn đã góp phần vào tăng thu ngân sách, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại tạo môi trường lành mạnh thúc đẩy xuất nhập khẩu, du lịch và các hoạt động dịch vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu. Tuy vậy còn một số nhược điểm cần khắc phục: - Thực hiện quyền quản lý nhà nước về hải quan kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại còn nhiều hạn chế nên hiệu quả chống buôn lậu thấp. - Chưa có biện pháp thích hợp, chưa tạo được các yếu tố kích thích sản xuất. Chưa phối hợp được chặt chẽ các lực lượng để tạo sức mạnh thống nhất quản lý điều hành còn chồng chéo. - Cán bộ nhân viên hải quan cửa khẩu chưa đủ mạnh về lực lượng và chất lượng. Hệ thống chính sách pháp luật còn chưa đồng bộ, rườm rà và sơ hở. Hiệu quả công tác còn hạn chế so với thực tiễn đòi hỏi. b. Hoạt động về ngân hàng. Qua hơn 10 năm thực hiện trao đổi giao lưu hàng hoá với Trung Quốc, đến nay đã có những bước tiến quan trọng, các hoạt động buôn bán ở khu vực biên giới dần dần vào thế ổn định và diễn ra với tốc độ cao và nhịp độ nhanh hơn. Nhưng việc thanh toán xuất nhập khẩu chủ yếu vẫn là tự phát và thành toán bằng tiền mặt. Các ngân hàng thương mại của tỉnh đã chủ động phối hợp với các ngân hàng phía Trung Quốc để mở ra các điểm giao dịch và các quầy thanh toán. Song thực tế việc thanh toán xuất nhập khẩu thực hiện qua ngân hàng còn rất hạn chế. Mọi hoạt động thanh toán buôn bán ở khu vực biên giới cơ bản vẫn do tư nhân thực hiện dưới hình thức: hàng đổi hàng hoặc bằng tiền USD, NDT và VNĐ. Số tư nhân làm dịch vụ đổi tiền ở khu vực đầu cầu thị xã Lạng Sơn và trên các chợ cửa khẩu biên giới chưa được quản lý. Như vậy, về cơ bản ngân hàng chưa thực hiện được chức năng kiểm soát tiền tệ đối với các hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới. Do vậy hình thành chợ đen buôn bán tiền công khai ở khu vực thị xã Lạng Sơn và khu vực cửa khẩu biên giới mà Nhà nước chưa có giải pháp hữu hiệu để tổ chức thanh toán qua ngân hàng và quản lý các hộ kinh doanh tiền một cách tự do. c. Hoạt động của Biên phòng, chính quyền cơ sở và các lực lượng hoạt động theo chức năng ở khu vực cửa khẩu. - Lực lượng Biên phòng có nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, đảm bảo toàn vẹn chủ quyền quốc gia. Đồng thời là lực lượng kiểm tra, kiểm soát người ra vào cửa khẩu, chống tiêu cực và phối hợp chống buôn lậu khu vực biên giới. Trong những năm qua lực lượng Biên phòng đã làm tốt nhiệm vụ được giao theo chức năng của mình, cũng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực cửa khẩu, phối hợp tốt với chính quyền địa phương và nhân dân vùng biên giới bảo vệ vững chắc biên cương tổ quốc. Bên cạnh những thành tích đạt được còn có những tồn tại: Chưa chủ động phối hợp với chính quyền cơ sở giáo dục nhân dân cùng chống các tiêu cực ở khu vực biên giới, nhất là hiện tượng buôn lậu, ngăn chặn tiếp tay cho buôn lậu; chưa có những giải pháp tích cực nâng cao dân trí, nâng cao đời sống của nhân dân. - Chính quyền cơ sở và các lực lượng kiểm dịch động, thực vật, kiểm dịch y tế đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ theo quyền hạn và chức năng của mình, đồng thời cũng góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực cửa khẩu trong nhiều năm qua. Nhưng nhìn chung sự phối hợp tất cả các lực lượng chưa đủ mạnh, chưa đồng bộ, chưa tạo ra một cách tốt nhất cho các doanh nghiệp, cho các thương nhân hoạt động giao lưu kinh tế ở khu vực cửa khẩu. Nhiều lúc còn vướng mắc ở khâu này, khâu kia gây ra sự ách tắc chung của khu vực cửa khẩu. Cá biệt còn có người gây sự nhũng nhiễu làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng, uy tín đối với Nhà nước nhất là khi quan hệ giao dịch với người nước ngoài. Tóm lại, từ khi triển khai thực hiện nghị quyết và quyết định của Chính phủ về một số cơ chế chính sách ưu đãi ở moọt số khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn, tỉnh đã thu được những kết quả rất quan trọng trong từng lĩnh vực và là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh, các ngành các cấp đã tích cực triển khai một cách nghiêm túc. Song còn một số nhược điểm yếu kém thuộc lĩnh vực chủ quan đã làm cản trở sự phát triển, làm cho tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế chưa tương xứng tiềm năng và vị thế của Lạng Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn cần kiểm điểm nghiêm túc và sâu sắc, khắc phục những yếu kém, tìm ra các giải pháp cho sự phát triển cho 5 năm tiếp theo (2001 - 2005) với tốc độ tăng trưởng cao hơn. 3. Mặt hàng xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chính của Viên Nam sang Trung Quốc năm 1998-2001: a. Cà phê: 8.4 ngàn tấn 8.8 triệu USD b. Cao Su: 280.9 ngàn tấn 103.3 triệu USD c. Gạo : 21.7 ngàn tấn 6.3 triệu USD d. Giầy dép: 2.1 ngàn đôi 3.2 triệu USD e. Hải sản: 300 ngàn tấn 326 triệu USD f. Rau quả: 370 ngàn tấn 166.6 triệu USD g. hạt điều : 32.6 ngàn tấn 166.4 triệu USD h. Than: 1026.4 ngàn tấn 16.7 triệu USD Đặc biệt quan tâm qua cửa khẩu Lạng Sơn sang thị trường Trung Quốc một số lượng lớn động thực vất tươi sống và các sản phẩm động thực vật đã qua sơ chế. Tổng khối lượng xuất động thực vật là 16.161 lô với khối lượng 259.564 tấn . Trong đó có một số mặt hàng chính sau: Cua nuôi sống: 291 tấn, Baba: 829 tấn, Cá khô: 15803 tấn, Cá Mực 27277 tấn. Nhập khẩu: khảo sát 214 mặt hàng nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn từ Trung Quốc cho thấy các mặt hàng chủ yếu có giá trị từ 1.5-2 triệu USD và tỷ trọng 2- 12% tổng kim ngạch bao gồm : bột mỳ, thuốc bảo vệ thực vật, máy, thiết bị, phương tiện vận tải, sản phẩm hoá chất, xi măng đen vàa Clinke, các loại gạch lát và máy nông nghiệp, sợi tổng hợp, kính xây dựng, thiết bị thực phẩm, vải và phụ kiện ngành may, dụng cụ ytế và dụng cụ gia đình. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu năm 1998-2001: Sắt thép: 792.000 tấn 162.7 triệu USD Phân bón 929.000 tấn 143.6 triệu USD Phương tiện vận chuyển: 478 chiếc 10.5 triệu USD Phụ tùng ôtô 290.2 triệu USD Xe máy CKD và IKD: 466 triệu USD Một thực trạng đáng lưu ý là hàng nhập chủ yếu và hàng chế biền với trình độ công nghệ trung bình và thấp, thậm chí có nhiều hàng là do công nghiệp địa phương sản xuất. Với tình trạng như vậy song hàngTrung Quốc thân nhập dễ dàng vào những trung tâm sản xuất hàng tiêu dùng của Việt Nam: thành phố Hồ Chí Minh , Trong những năm 1990-1995 nhiều mặt hàng Trung quốc đã chiếm khoảng 10-15% thị phần, năm 1998-2001 hàng Trung Quốc đã ồ ạt vào Việt Nam và nhiều mặt hàng đã làm chủ thị trường: hoá chất, đĩa chuyển dịch, đồng hồ, bình cứu hoả, dụng cụ cơ khí, xe máy dạng linh kiện… Một vấn đề cần lưu ý là hàng qua đường tiểu ngạch chủ yếu là hàng công nghiệp tiêu dùng: Xe đạp, và phụ tùng, đồ điện, điện tử và quần áo may sẵn…Do giá thành thấp lại được ưu đãi các chính sách xuất khẩu của phía Trung Quốc nên các loại hàng này có sức cạnh tranh rất mạnh trên thị trường Việt Nam gây tác động mạnh trên thị trường Việt Nam, gây ra nhiều tác động đến sản xuất trong nước kể cả có các chính sách bảo hộ. Hàng tiểu ngạch là những loại hàng chủ yếu nằm trong luồng hàng chốn thuế phân tán phương thức đa dạng khó quản lý. Nhìn chung các mặt hàng Trung Quốc xuất qua cửa khẩu Lạng Sơn trong những năm qua cả tiểu ngạch và chính ngạch đều rất phong phú và đa dạng, có đến trên 200 nhóm hàng và mặt hàng cụ thể gấp đôi hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc. Đa số mặt hàng xuất sang Việt Nam qua cửa khẩu Lạng Sơn chất lượng chưa cao, giá rẻ phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam. 4. Cơ cấu hàng xuất khẩu qua Lạng Sơn. 4.1 Về xuất khẩu: Xem xét 104 mặt hàng nhóm hàng chủ yếu đã xuất khẩu qua Lạng Sơn sang Trung Quốc cho thấy mặt hàng chr yếu gồm 4 nhóm: Nhóm I: Nguyên nhiên liệu, gốm: than đá, dầu thô, quặng sắt Cromit, dược liệu, các loại tinh dầu và cao su thiên nhiên. Nhóm II: Lương thực, nông sản: Gạo, sắn lát và các loại gỗ,hoa quả nhiệt đới… Nhóm III: Thuỷ hải sản: thuỷ hải sản tươi sống và đông lạnh, vật nuôi… Nhóm IV: Hàng tiêu dùng, đỗ gỗ gia dụng… Trong số này 14 mặt hàng có tỷ trọng từ 2 % trở lên còn lại khá phân tán. Mức xuất khẩu lớn và tương đối ổn định thuộc về cao su thiên nhiên( 1997 là 20%. 1998 là 30.8 % đạt 64,824 triệu USD). Các mặt hàng khác mức diện biến qua các năm như sau: Hải sản: 11-12%. Hạt điều: 10-16% Gạo: 7-10% Mặt hàng Kim ngạch xuất khẩu (USD) Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Hạt điều 3741.39 6663 7876.8 5515.47 6010 Hoa hồi 1918 2429 2316,4 2150 3149 Cao su 8407 12379 6730 2765,93 1915,8 Dầu dừa 5774 21286 9149 2536,97 3550 Quế 345 1395 1790 1007 18106,5 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của sở thương mại và du lịch Lạng Sơn ) 4.2 Về nhập khẩu: chủ yếu gồm 5 nhóm hàng Nhóm I: máy móc, thiết bị toàn bộ: dây truyền sản xuất đường, ximăng lò đứng. Nhóm II: máy móc cơ khí, phương tiện vận tải, máy mọc thiết bị Ytế,máy móc dụng cụ chính xác, máy móc thiết bị ngành dệt, máy móc nông nghiệp. Nhóm III: nguyên nhiên liệu: ximăng, sắt thép kính xây dựng các loại, vật liệu xây dựng, phẩm nhuộm thuốc trừ sâu phân bón. Nhóm IV: lương thực, thực phẩm, hoa quả, giống cây trồng. Nhóm V: hàng tiêu dùng, may mặc đồ chơi, hàng điện tử… Từ cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu trên cho ta thấy: -Về xuất khẩu : Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc chủ yếu là những hàng chưa qua chế biến, tồn tại ở dạng thô, hàng hoá chủ yếu là các sản phẩm của nông nghiệp,. cây công nghiệp, hàng thuỷ hải sản đông lạnh. Những mặt hàng trên tồn tại những thách thức với hoạt đông xuất khẩu qua Lạng Sơn, các mặt hàng trên chỉ mang tính thợi vụ như một số hàng rau quả, thuỷ sản. - Về nhập khẩu: chủ yếu là công cụ sản xuất vừa,nhỏ và lớn, hàng may, hàng dân dụng thiết yếu, hàng điện tử. Đây là thực trạng hiện nay của Việt Nam nó cho thấy tỷ lệ sản phẩm thô vẫn là hàng hoá xuất khẩu chủ yếu trên toàn quốc nói chung và qua cửa khẩu Lạng Sơn nói riêng. Giá cả của những sản phẩm thô thì thường thay đỏi nhanh chóng làm cho Việt Nam bất lợi khi tham gia thị trường thế giới. Nhiều khi khói lượng xuất khẩu tằng mà kim ngạch xuất khẩu lại giảm xuống: lúa gạo, cà phê, hàng nông sản…Khi Trung Quốc tham gia WTO thì yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh của hàng nhập khẩu tăng lên do yêu cầu của thị trường thế giới, do vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc đã gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng cho nên đã dẫn đến hiện tượng hàng Việt Nam không xuất qua cửa khẩu Lạng Sơn trong thời gian qua. Trong khi đó chúng ta lại nhập chủ yếu là hàng tiêu dùng, TLSX, máy móc và công cụ, những mặt hàng này chúng ta đã sản xuất được ở trong nước nhưng không thể cạnh tranh về giá cho nên hàng Trung Quốc đã chiếm lĩnh trên thị trường của chúng ta. 5. Giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu: Về hàng hoá xuất khẩu: Giá cả là yếu tố rất quan trọng nhưng những mặt hàng xuất khẩu qua Lạng Sơn chủ yếu là những sản phẩm thô chưa có sự chuyên môn cao cho nên giá rất rẻ. Thị trường Trung Quốc là một thị trường khó tính thường áp dặt những mức giá khác nhau cho cùng 1 sản phẩm hàng hoá cùng loại trong các giai đoạn khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhiều khi thị trường Trung Quốc cố tình ép giá các doanh nghiệp Việt Nam nhiều khi chúng ta xuất khẩu nhiều thì họ lại giảm giá mà không thông báo trước. Về hàng nhập khẩu: Trung Quốc thực hiện chế độ bảo hộ về giá và thuế hỗ trợ hàng xuất khẩu nên hàng hóa của Trung Quốc trở nên rẻ tương đối so với hàng hoá của chúng ta, mặt khác do hàng hoá phong phú và mẫu mã đa dạng phù hợp với thị hiếu của những người thu nhập thấp và trung bình của nhân dân ta cho nên đã chiếm thị trường rất lớn trong nôị địa của chúng ta. III. Đánh giá trung về ưu nhược điểm về hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh 1. Chính sá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29078.doc
Tài liệu liên quan