Thực trạng và một số biện pháp cho CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn

Lời nói đầu CNH, HĐH là quy luật phổ biến của tất cả các nước từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, hiện đại và phát triển. Chủ trương CNH,HĐH của Đảng ta không nằm ngoài quỹ đạo chung ấy. ở một nước nông ngiệp như Việt Nam với gần 80% dân số và khoảng 75% lực lượng lao động sống và làm việc ở nông thôn, sự nghiệp CNH,HĐH đất nước không thể không gắn liền CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm đưa nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng phát triển đi lên. Thực hiện đường lố

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số biện pháp cho CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã chú ý đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đến nay khu vực này đã có những thay đổi rất căn bản. Tuy nhiên, để tiếp tục sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn còn cần tới lượng vốm gấp nhiều lần và phải đảm bảo sử dụng hiệu quả đồng vốn có. Nhưng làm thế nào để có vốn đầu tư và cần những điều kiện gì để sử dụng hiệu quả đồng vốn huy đông được, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững. Đó là những vấn đề rất bức xúc trong cả lý luận và thực tiễn trong tình hình hiện nay. Xuất phát từ tình hình đó, bài viết này xin đưa ra một số vấn đề lý luận về CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực trạng đầu tư cho CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn và cuối cùng xin khuyến nghị một vài giải pháp về vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế Đầu tư, em thật sự quan tâm và thích thú được trình bày sự hiểu biết của mình về vấn đề này. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo – TS Nguyễn Bạch Nguyệt, người đã giúp em hoàn thành bài viết này. Phần I: Lý luận chung I. Những khái niệm cơ bản 1. Khái niệm - Đặc điểm của ĐTPT – Vai trò của ĐTPT đối với CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn *. Khái niệm Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụngcủa các kết quả đầu tư, chúng ta có những cách hiểu khác nhau về đầu tư (còn gọi là hoạt động đầu tư). Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung, là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất(trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật...) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong các kết quả đã đạt được trên đây, những kết quả là các tài sản, vật chất tài sản trí tuệ và nguồn lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi,không chỉ với người bỏ vốn mà còn với cả nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được thụ hưởng. Như vậy ta có thể định nghĩa đầu tư phát triển như sau: Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lức vật chất và nguồn lực lao động, trí tuệ để xây dựng sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tằng, mua sắp trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ,bồi dưỡng dào tạo nguồn nhân lực,thực hiện chi phí thuờng xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì sự hoạt động của cac cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế – xã hội ,tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội . 2. Những đặc điểm cua hoạt động đầu tư phát triển: Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác : -Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và để nằm khê đọng trong xuốt quá trình thưc hiện đầu tư.Đây là cái giá phải trả khá lớn của đầu tư phát triển . -Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra . -Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên , xã hội, chính trị, kinh tế… Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm năm, hàng ngàn năm và thậm trí tồn tại vĩnh viễn như các công trình nổi tiếng thế giới(Kim tự tháp, Vạn lí trường thành, Ăngcovat…). Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó các điều kiện về địa hình ở đó cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng của các yến tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị. *. Vai trò của đầu tư với quá trình CNH-HĐH Nông nghiệp nông thôn Hiện chúng ta đang tiến hành CNH-HĐH đất nước tiến lên nền kinh tế xã hội hiện đại và phát triển. Nhưng do xuất phát điểm là một nước nông nghiệp với hơn 80 % dân số và 76,9 % lực lượng lao động sống và làm việc ở nông thôn nên việc đầu tư cho CNH-HĐH nông thôn đóng một vai trò quan trọng thể hiện ở các măt: Đầu tư làm tăng tổng sản phẩm nông nghiệp, nghành nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm của xã hội. Mặt khác phần lớn nguyên liệu của các nghành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ khác là do nông nghiệp cung cấp. Vì vậy đầu tư cho nông nghiệp cũng sẽ làm tăng nguyên liệu đầu vào cho các nghành sản xuất các sản phẩm tiêu dùng này và tạo điều kiện để các nghành này phát triển. ố Đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu Đầu tư đóng góp ngoại tệ cho ngân sách quốc gia. Cũng như một số các nghành khác, sản phẩm nông nghiệp có lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế sẽ được xuất khẩu thu ngoại tệ hay trao đổi lấy sản phẩm CN để đầu tư lại cho NN và các nghành khác của nền kinh tế quốc dân. Việt Nam là một nước đang phát triển và đang trong giai đoạn tiến hành CNH-HĐH đất nước. Quá trình này đòi hỏi một sự đầu tư lớn về vốn mà một phần đáng kể là do nông nghiệp cung cấp .Vì vậy đầu tư cho CNH-HĐH- Nông Nghiệp nông thôn sẽ góp phần tạo vốn ( bẳng tiền,băng cổ đông,bằng lao động..) cho các nghành kinh tế khác, và cho công cuộc CNH-HĐH đất nươc noi chung.Sự cấp vốn bằng tiền có thể thông qua nhiều con đường như thuế nông nghiệp,thuế nông sản xuất khẩu và sự thay thế các sản phẩm nhập khẩu của nông nghiệp. Đầu tư cho CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn sẽ tạo tiền để phát triển cho các nghành công nghiệp khác như công nghiệp hoá học cơ khí ,công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ,công nghiệp chế biến …đ góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ cho các ngành này. Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH - HĐh đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết vấn đề việc làm, thực hiện xoá đói giảm nghèo ở nông thôn - Đầu tư phát triển tác động đến sự ổn định và phát triển kinh tế nông thôn. Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng trong việc nâng cấp và tạo cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, Việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc và đồng bộ sẽ góp phần tịch cực trong vấn đề cung cấp đầu vào, tiêu thụ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp và bất cứ một công trình nào cũng không thể thực hiện được nếu như không có sự đầu tư và không có vốn 2. Quan điểm về CNH - HĐH nông nghiệp - nông thôn Theo tinh thần của nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và hội nghị trung ương lần thứ 7 (Khoá VII), công nghiệp hoá nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với việc đổi mới căn bản về công nghệ và kỹ thuật ở nông thôn tạo điều kiện cho việc phát triển nhanh, bền vững theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế ở nông thôn, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân với tốc độ cao Quá trình công nghiệp hoá nông thôn bao gồm: + Đưa phương pháp sản xuất công nghiệp máy móc thiết bị vào sử dụng trong nông nghiệp và sản xuất ở nông thôn để thay thế lao động thủ công. + áp dụng phương pháp quản lý hiện đại tương ứng với công nghệ và thiết bị vào nông nghiệp và nông thôn. + Tạo ra cơ sở hạ tầng thích hợp với việc đưa máy móc thiết bị và công nghệ mới vào nông thôn. Như vậy công nghiệp hoá nông thôn không có nghĩa là chỉ phát triển công nghiệp ở nông thôn mà bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất -dịch vụ và đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn và cả nước nói chung. Công nghiệp hoá nông nghiệp là một bộ phận của công nghiệp hoá nông thôn. Nói chung chủ yếu là đưa máy móc thiết bị, ứng dụng các phương pháp sản xuất kiểu công nghiệp vào các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp hoá nông nghiệp còn bao hàm cả việc tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác triệt để lợi thế của nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến sản phẩm của nông nghiệp để tăng giá trị của chúng, mở rộng thị trường cho chúng. Hiện đại hoá là quá trình liên tục nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống ở nông thôn cải tiến và hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức đời sống ở nông thôn, tạo ra một nền sản xuất trình độ ngày càng cao, cuộc sống ngày càng văn minh tiến bộ hiện đại hoá nông thôn không chỉ bao gồm công nghiệp hoá nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ và tổ chức trong các lĩnh vực khác của sản xuất vật chất của nông thôn, mà còn bao gồm cả việc không ngừng nâng cao đời sống văn hoá - tinh thần, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, hệ thống giáo dục đào tạo, y tế và các dịch vụ phục vụ đời sống khác của nông thôn. Về bản chất, hiện đại hoá là quá trình phát triển toàn diện có kế thừa ở nông thôn. Hiện đại hoá hoàn toàn không có nghĩa là phủ định toàn bộ những gì đã đạt được trong quá khứ, càng không có nghĩa là phải đưa toàn bộ công nghệ thiết bị tiên tiến và hiện đại vào nông thôn ngay một lúc mà là tận dụng, cải tiến, hoàn thiện từng bước nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật - công nghệ và tổ chức, quản lý nển sản xuất và đời sống xã hội ở nông thôn lên ngang tầm với trình độ thế giới. Bài học kinh nghiệm về cơ giới hoá, hiện đại hoá ở Nam Định, Nghệ An những năm đầu thập kỷ 80 đã chỉ rõ kỹ thuật hiện đại không chỉ là điều kiện duy nhất cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, kỹ thuật hiện đại phải phù hợp với trình độ và kỹ năng sử dụng của người lao động, phù hợp với đặc điểm đồng đất và cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn. Hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình không ngừng nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật - công nghệ, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là quá trình cần được thực hiện một cách liên tục vì luôn có những tiến bộ kỹ thuật mới xuất hiện và được áp dụng trong sản xuất. Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá có liên quan mật thiết với nhau, có những nội dung đan xen vào nhau. II. Sự cần thiết phải thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp - nông thôn 1. Tính tất yếu khách quan Công nghiệp hoá là quy luật phổ biến của tất cả các nước tiến lên một nền kinh tế xã hội hiện đại và phát triển. Đó là con đường tất yếu mà mọi quốc gia không thể bỏ qua để đạt được thành quả phát triển kinh tế xã hội và thoát khỏi nguy cơ tụt hậu. Kinh nghiệm thế giới đã chỉ ra rằng, nếu không phát triển nông thôn thì không một nước nào có thể phát triển ổn định, bền vững với tốc độ cao một cách lâu dài được. Việt Nam với một xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp, 80% dân số và 76.9% lực lượng lao động sống ở nông thôn thì việc thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một tất yếu trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta nhằm: Thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho dân cư ở nông thôn, tăng khả năng tích luỹ từ nội bộ nông thôn, nâng cao khả năng đầu tư và tiếp nhận đầu tư vào khu vực nông thôn. Điều này ở chỗ thu nhập giữa các hộ thuần nông và các hộ ngành nghề ở nông thôn nước ta đang có sự chênh lệch ngày càng lớn. Một thực tế là sau khi đưa vào chế biến công nghiệp, giá trị của các sản phẩm nông nghiệp sẽ cao hơn rất nhiều. Mở rộng thị trường, tạo cơ sở phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các nghành kinh tế khác ở nông thôn cũng như trên cả nước. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi các doanh nghiệp nước ta đang gặp phải sự canh tranh rất gay gắt trên thị trường quốc tế, trong khi đó thị trường trong nước, thị trường nông thôn có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác tốt. Giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn, đặc biệt là vấn đề việc làm, khai thác các nguồn lực ở mỗi địa phương, giữa các dân tộc, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Hiện nay nước ta có khoảng 5 triệu người đang cần có việc làm. Riêng ở nông thôn ngoài số lao động thiếu việc làm thường xuyên còn phải giải quyết việc làm tạm thời cho người lao động lúc nông nhàn. Khắc phục tình trạng này là một nhiệm vụ đặt ra cho công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn. ở đây cần khắc phục quan điểm cổ điển xem việc đưa máy móc thiết bị tiến hành công nghiệp hoá nông thôn là làm giảm bớt số lao động ở nông thôn. Bởi lẽ nó sẽ làm giảm số lao động trực tiếp thực hiện công việc trước đây phải làm thủ công song lại tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho các hoạt động khác. Thực hiện đô thị hoá ở nông thôn, giảm bớt sức ép của dòng dân cư từ nông thôn chuyển vào đô thị, tạo điều kiện để các đô thị có thể phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trước tiên cần hiểu rõ và đúng đắn về nội dung của từng khái niêm đó. 2. Nội dung của CNH -HĐH nông nghiệp - nông thôn Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn bao gồm nhiều nội dung khác nhau nhưng với điều kiện cụ thể ở nước ta thì CNH -HĐH nông nghiệp nông thôn bao gồm 5 nội dung cơ bản sau: a. Phát triển toàn bộ cơ sở hạ tầng nông thôn Cơ sở hạ tầng nông thôn không chỉ bao gồm hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm xá cần phải có hệ thống thông tin thuỷ lợi, hệ thống cung cấp nước sạch nông thôn và các cơ sở công nghệ và dịch vụ kinh tế xã hội khác cho nông thôn. Các bộ phận này của cơ sở hạ tầng nông thôn có quan hệ khăng khít và hỗ trợ lẫn nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường thông tin đóng vai trò quan trọng cho cả người bán và người mua, cả người sản xuất và người tiêu dùng. Vấn đề thông tin ở các vùng nông thôn hiện nay chưa được chú trọng và cũng là nguyên nhân làm cho thị trường nơi ấy không phát triển. Do không có thông tin hay thông tin không chính xác, người mua phải mua với giá đắt, người bán phải bán với giá rẻ. Vì vậy phải xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho mạng lưới thông tin về các vùng nông thôn, góp phần làm cho thị trường phát triển. b. Coi trọng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào nông nghiệp. Trước hết là các giống cây, giống con phù hợp với lợi thế so sánh của mỗi địa phương, đảm bảo đáp ứng yêu cầu cơ bản của nhân dân địa phương, nầng cao tỷ suất hàng hoá của dân. Cần áp dụng công nghệ thích hợp vào các khâu từ sản xuất đến chế biến để nâng cao năng suất và phẩm chất sản phẩm. c. Từng bước thực hiện cơ khí hoá, hoá học hoá, hiện đại hoá ở các khâu thích hợp của quá trình sản xuất trong nông thôn. Thực hiện áp dụng có hiệu quả các thành tựu để cơ khí hoá nông nghiệp và nông thôn. Quá trình cơ khí hoá nông nghiệp và nông thôn ở nước ta có những nét khác so với các nước khác. Trong khi các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc thực hiện cơ khí hoá nhằm giải phóng lao động từ nông nghiệp để cung cấp cho công nghiệp và các ngành kinh tế khác ( Anis và Iyaratul, 1993) thì ở nước ta quan điểm cơ khí hoá lại là phải tạo thêm được việc làm cho cư dân nông thôn. Thông thường, cơ khí hoá được hiểu là đưa tiến bộ về cơ khí vào nông nghiệp và nông thôn để giải phóng lao động. Thế nhưng ở đất nước đất chật người đông như nước ta đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung thì cơ khí hoá theo quan điểm trên sẽ không phù hợp vì sẽ tạo thêm tình trạng thất nghiệp cho lao động nông thôn. Thí dụ, bình quân 1 ha canh tác ở Đồng bằng sông Hồng cần 300 công lao động cho làm lúa. Nếu cơ giới hoá sẽ chỉ cần đến 50 lao động trên 1 ha. Như vậy giải phóng ra 250 lao động nữa. Vấn đề là sẽ dùng những lao động rút bớt ra vào lĩnh vực kinh tế gì? Vì vậy, tuy chiến lược cơ khí hoá khác nhau giữa các vùng, nhưng quan điểm này cần quán triệt đặc biệt ở các vùng đông dân cư nhất là ở Đồng bằng sông Hồng, Khu bốn cũ, Duyên hải miền Trung. Việc cơ khí hoá vừa tập trung vào các khâu làm đất, chăm sóc thu hoạch, vừa góp phần tạo ra nhiều ngành nghề mới. Hoá học hoá cần tập trung tạo ra năng suất và chất lượng nông - lâm - thuỷ sản, góp phần bảo vệ và bồi dưỡng tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước và các tài nguyên sinh học quí hiếm khác. tập trung các khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch góp phần tạo ra nhiều ngành nghề. Hoá học hoá cần tập trung tạo ra năng suất và chất lượng nông lâm thuỷ sản góp phần bảo vệ và bồi dưỡng tài nguyên đất, tài nguyên rừng và các tài nguyên sinh học quý hiếm. d. Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển biến từ nền kinh tế lạc hậu độc canh lúa năng suất thấp sang nền kinh tế đa dạng hoá, sản xuất hàng hoá năng suất cao. Nền kinh tế đa dạng hoá ở nông thôn phải bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp nông thôn và dịch vụ. Nông nghiệp phải phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc gia vùng và từng bộ phận về lương thực thực phẩm. Công nghiệp phải tập trung vào khâu chế biến lâm sản, tận dụng nguyên liệu trong nước, tạo việc làm và tăng giá trị tăng thêm trong lĩnh vực nông thôn. e. Xây dựng các trọng điểm kinh tế ở từng vùng bằng cách đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp ở các vùng nông thôn như: Các nhà máy đường, nhà máy xi măng, các nhà máy dệt, sản xuất ôtô, xe gắn máy, các nhà máy hoá chất … Các trung tâm công nghiệp này sẽ đóng vai trò là vệ tinh cho sự phát triển của các vùng nông thôn, thu hút lao động và thực hiện công nghiệp hoá các vùng nông thôn. Các nội dung trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và làm nền tảng cho nhau, thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn phát triển. Vì vậy, xem xét tác động của quá trình CNH -HĐH cần phải tính đến tác động cuả các nội dung trên đối với tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Phần II: Thực trạng đầu tư cho CNH - HĐH Nông nghiệp nông thôn I. Thực trạng về nguồn vốn đầu tư Có thể nói vốn đầu tư là điều kiện tiên quyết có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Những thành tựu to lớn và quan trọng của nông nghiệp và nông thôn những năm qua một mặt do tác động tích cực của cơ chế và chính sách đổi mới của Đảng. Mặt khác có vai trò quyết định là nguồn vốn đầu tư giành cho nông nghiệp - nông thôn ngày càng tăng. Vốn đầu tư cho CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn trong 10 năm qua đã có sự gia tăng đáng kể, đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Từ năm 1991 đến năm 2000 vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn ước đạt 65.2 nghìn tỷ đồng (Mặt bằng giá năm 1995) tương đương 5.9 tỷ USD, chiếm khoảng 10.4% tổng vốn đầu tư XH. Trong đó 5 năm 1991-1995 chiếm 8.5% và 5 năm 1996-2000 chiếm 11.4% với tốc độ tăng vốn đầu tư trong 5 năm 1996-2000 lên tới 21.8%. Chúng ta có thể đi vào xem xét cụ thể từng nguồn vốn sau: 1. Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước Trong nhiều năm qua đầu tư tập trung của ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp nông thôn luôn được quan tâm: tỷ trọng đầu tư cho khu vực nàu bắt đầu gia tăng đáng kể từ năm 1992 với số vốn hàng năm gần 2000 tỷ đồng. Nếu năm1996 đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp và nông thôn chiếm 10% tổng vốn đầu tư từ ngân sách thì năm1997 là 11.3% và năm 1998 là 15.3%. Nguồn vốn này giành chủ yếu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thuỷ lợi, giao thông, điện và cung cấp nước sạch nông thôn. Đây cũng là lĩnh vực cần nhiều vốn mà các thành phần kinh tế chưa đủ khả năng đảm nhiệm hoặc chưa muốn đảm nhiệm. Phải có cơ sở hạ tầng nông thôn luôn vững mạnh thì mới có khả năng thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư từ các khu vực, các nước và các tổ chức quốc tế để phục vụ cho sự phát triển. Chính bởi lẽ đó mà từ trước tới nay Nhà nước luôn tập trung vốn đầu tư cho lĩnh vực này. Xem xét vốn đầu tư cơ bản từ ngân sách Nhà nước dành cho nông nghiệp nông thôn: Nếu năm 1990 nguồn vốn này là 402 tỷ đồng (chiếm 17.34% tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ ngân sách Nhà nước) thì các năm 1996 đạt 2882.4 tỷ đồng (bằng 10%) và đến năm 1998 số vốn này chiếm 15.3% tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội từ ngân sách Nhà nước. Lượng vốn này chủ yếu được dành cho việc xây dựng và nâng cấp các công trình thuỷ lợi để tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng nhất phục vụ tưới tiêu nước, phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong số 2882.4 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 1996 có tới 1737 tỷ đồng dành cho thuỷ lợi (chiếm 60%),439 tỷ đồng dành cho trồng trọt trong đó đầu tư vào trại trạm phục vụ trồng trọt là 143.6 tỷ đồng, chăn nuôi là 213 tỷ đồng (chiếm 17.2%). Năm 1998 vốn đầu tư cho thuỷ lợi đã tăng lên đáng kể ở mức 2800 tỷ đồng, năm 1999 khoảng 4000 tỷ đồng, vào năm 2000 khoảng 3800 tỷ đồng. Xét cả giai đoạn 1991-2000, vốn đầu tư năm 2000 đã tăng gấp 2 lần năm 1997 và gấp hơn 6 lần năm 1991. Trong cơ cấu đầu tư hiện nay (từ ngân sách Nhà nước) đầu tư cho thuỷ lợi chiếm hơn 70% đầu tư cho toàn ngành. Xét trong cả giai đoạn 10 năm 1991-2000 tổng vốn đầu tư cho thuỷ lợi ước tính khoảng gần 20 000 tỷ đồng (khoảng 1.7 tỷ USD). Trong đó thời kỳ 1991-1995 đạt khoảng 5000 tỷ đồng (500 triệu USD) và thời kỳ 1996-2000 ước đạt khoảng 14 900 (1.2 tỷ USD) gấp 2.4 lần số vốn đầu tư thực hiện của thời kỳ 1991-1995. Nhà nước còn đầu tư cho công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn thông qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng người nghèo và các chính sách hỗ trợ tài chính khác. Năm 1998 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho 6 triệu hộ nông dân vay khoangả 22 000 tỷ đồng để phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Tuy nhiên, đầu tư ngân sách cho nông nghiệp và nông thôn vẫn chưa khắc phục được tình trạng dàn trải theo vùng, hiệu quả thấp, thất thoát vốn lớn và đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ nhỏ bé. Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước nói trên, sau Nghị quyết 10 nông nghiệp nông thôn còn thu hút được vốn đầu tư từ các nguồn khác: vốn đầu tư của dân cư, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn đầu tư nước ngoài... 2. Vốn đầu tư của dân cư Vốn đầu tư của dân cư bao gồm vốn đầu tư của nông dân, vốn đầu tư của người dân thành thị và kiều bào nước ngoài. Trong 2 năm 1997-1998 ước tính sơ bộ lượng vốn đầu tư phát triển của dân cư nói chung cho nông nghiệp nông thôn đạt bình quân hàng năm trên 7500 tỷ đồng, năm 1999 đạt 8202 tỷ đồng, năm 2000 ước tính đạt 9439.8 tỷ đồng bằng 115% so với năm 1999. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ lệ tích luỹ trên GDP của khu vực nông thôn nước ta ngày càng tăng: năm 1990 là 5.2% năm 1995 là 10.6%. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư thì tốc độ trang bị đầu tư máy móc của hộ nông dân tăng lên một cách nhanh chóng. Trong vòng 10 năm (1985 đến 1995) số lượng máy kéo nhỏ đã tăng lên gấp 3 lần, máy kéo lớn tăng 1.4 lần, động cơ điện tăng lên 1.6 lần động cơ xăng chạy điezen tăng 1.4 lần, máy phát điện cỡ nhỏ tăng 12.5 lần, máy bơm nước tăng 2.8 lần, máy tuốt lúa tăng 3.2 lần, máy nghiền thức ăn gia súc tăng 5 lần, ôtô và các loại xe vận tải tăng lên 6 lần. Trang trại với số vốn tự có của dân từ 30 đến 50 triệu đồng (cao nhất là gần 1 tỷ đồng 1 trang trại) đang rất phổ biến. Nhiều địa phương đã xây dựng mới và cải tạo tr bổ được nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống kinh tế văn hoá xã hội ở nhiều làng xã. Theo thống kê sơ bộ tại 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số vốn mà dân đóng góp cho xây dựng cơ sở hạ tầng của các làng xã đạt trên 5000 tỷ đồng, trong khi tổng vốn hỗ trợ từ các nguồn khác là 4400 tỷ đồng. Vốn đầu tư của dân không chỉ tăng về số lượng mà đã có sự chuyên môn hoá theo cơ cấu đầu tư hợp lý hơn: tập trung vào các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá lớn như lúa gạo ở đồng băng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, cà phê ở Tây nguyên, cao su, hạt điều ở Đông Nam Bộ, nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng ven biển... Tuy nhiên do thu nhập của người nông dân nhìn chung còn thấp nên việc đầu tư bằng vốn tự có của họ chỉ chiếm tỷ lệ dưới 50% (giai đoạn 1990-1995) còn lại là vốn vay Ngân hàng nông nghiệp theo chỉ thị 202 của Chính phủ (tháng 6/1991). Những năm gần đây, giai đoạn 1996-2000 vốn đầu tư của dần đã có sự tập trung vào mở rộng sản xuất hàng hoá theo mô hình trang trại (trồng cà phê, cao su, hạt điều, vải, nhãn, nuôi trồng thuỷ sản...) chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Ước tính mỗi năm mỗi hộ nông dân đầu tư bình quân 1 triệu đồng thì nguồn vốn này cũng đạt tới 13 000 tỷ đồng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê tỷ lệ tích luỹ so với GDP của khu vực thành thị tăng từ 12.9% năm 1990 lên 28.7% năm 1995, lượng vốn nhàn rỗi trong dân thành thị ngày càng lớn. Việc thu hút lượng vốn này rất quan trọng cho việc phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn. Cùng với nguồn vốn của dân thành thị trong thời gian qua với trên 2 triệu kiều bào ta ở nước ngoài đã gửi về một lường kiều hối rất lớn. Năm 1998 trở về trước khoảng 800 triệu / năm tương đương khoảng 100 000 tỷ đồng Việt Nam, năm 2000 lượng vốn này khoảng gần2 tỷ USD. Đây là một con số đáng kể, nó đã bổ sung một lượng vốn đầu tư quan trọng cho nguồn vốn của nhân dân để thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá nông thôn đất nứơc nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. 3. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài Việc huy đồng các nguồn lực từ bên ngoài có ý nghĩa quan trong với việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Đầu tư nước ngoài vào phát triển nông nghiệp và nông thôn có tác dụng tích cực tới việc khai thác lợi thế về tài nguyên sinh học đa dạng, về nhân lực, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, mở rộng thị trường. Trong những năm qua, đầu tư nước ngoài (kể cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp) tăng lên đáng kể, góp phần nhất định vào việc phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là sau khi có luật đầu tư nước ngoài (1988). Nếu như năm 1988 có 37 dự án với số vốn là 23.6 triệu USD thì năm 1996 đã có 326 dự án với số vốn đầu tư là 5548 triệu USD. Trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì đầu tư trực tiếp đã trở thành một bộ phận quan trọng của hoạt động đầu tư toàn xã hội. Riêng trong giai đoạn 1987-1994, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp đạt 784 triệu USD (chiếm 8.2% tổng vốn FDI của cả nền kinh tế trong giai đoạn), nhưng tỷ lệ vốn thực hiện còn ở mức rất thấp23.5% do sức hấp dẫn của các dự chưa cao. Tuy nhiên nhờ có chính sách khuyến khích của Nhà nước, dòng vốn này vẫn tiếp tục tăng qua các năm. Nếu năm 1989 cả nước mới chỉ có 5 dự án FDI với 2.8 triệu USD vào nông nghiệp và nông thôn thì đến năm 1998 đã có 225 dự án với số vốn đăng ký lên tới trên 2.4 tỷ USD ( gồm 910 triệu USD cho sản xuất nông nghiệp và khoảng 1.5 tỷ USD cho lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm nông lâm hải sản) chiếm khoảng 7% tổng số vốn đăng ký cả nước, số vốn đã triển khai đạt 467 triệu USD. Đến tháng 9 năm 1998 thì FDI vào nông nghiệp nông thôn chỉ chiếm 10% về số dự án và 5% về số vốn. Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào trồng và chế biến cao su, cà phê, chè, mía, đường, mì chính, gạo, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp công nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến nông lâm thuỷ sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường quốc tế. Hiệu quả sử dụng vốn FDI cũng đáng khích lệ, năm 1997 doanh thu của các dự án này là 60 triệu USD lợi nhuận trên 30 triệuUSD, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 300 triệu USD, giải quyết việc làm cho trên 20 ngàn lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao đông gián tiếp với mức lương bình quân là60 USD/tháng. Bước sang năm1998 cho đến năm 2000, tình hình thu hút FDI trong nông nghiệp nông thôn có phần "ảm đạm" hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực Châu á. Theo số liệu tổng hợp của Bộ kế hoạch và đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký năm 2000 đạt khoảng 2.4 tỷ USD, trong khi lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chỉ có 36 dự án với tổng số vốn đăng ký là 55.4 triệu USD (chiếm khoảng 2.34% tổng vốn FDI đăng ký). Trong những ngay cuối của năm 2000, chúng ta đã cấp giấy phép cho dự án chế biến nông nghiệp với số vốn là150 triệu USD để gối đầu năm 2001 tạo đà tăng trưởng cho toàn ngành. Ngoài các dự án sử dụng vốn FDI, trong các năm qua nguồn vốn vay, viện trợ, hợp tác khoa học kỹ thuật của các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế (UNDP, FAO, ADB, WB, IMF, UNICEF, OECF ... )trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục gia tăng góp phần đáng kể vào sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. Đến nay, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã thu hút trên 1.5 tỷ USD vốn cam kết hỗ trợ phát triển chính thức. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn (nhất là miền núi), thuỷ lợi, nước sạch, vệ sinh môi trường, sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là sức khoẻ phụ nữ và trẻ em... Các dự án này đóng góp hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, một đóng góp quan trọng để tăng nguồn vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Nhưng nhìn chung, đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp và nông thôn còn rất hạn hẹp. So với các lĩnh vực đầu tư khác như công nghiệp nhẹ, dầu khí, du lịch và dịch vụ, thì nông nghiệp nông thôn là khu vực kém hấp dẫn hơn do độ rủi ro cao hơn, mức độ sinh lời thấp hơn. Bởi vậy để thu hút đầu tư nước ngoài cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn cần phải tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, thích hợp với từng loại hình thức đầu tư. 4. Nguồn vốn tín dụng Rõ ràng vốn đầu tư từ các nguồn trên không thể đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư của xã hội cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, trên thực tế chỉ đáp ứng đước trên dưới 50%. Chính vì vậy mà vai trò của nguồn vốn tín dụng là không thể thiếu. Hiện nay có nhiều tổ chức tín dụng khác nhau cùng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nông nghiệp nông thôn. Hệ thống tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn đã từng bước khôi phục và phát triển góp phần không nhỏ vào việc giải quyết nhu cầu vốn cho sản xuất của nông dân. Cụ thể là hệ thống các Ngân hàng Thươn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35193.doc