Tài liệu Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi: ... Ebook Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
122 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam với phương châm trong quan hệ quốc tế là “đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá các mối quan hệ quốc tế” thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển. Xuất khẩu của nước ta trong thời gian qua đã thu được những kết quả quan trọng, xuất khẩu đã trở thành một động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Tuy nhiên so với nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoạt động xuất khẩu còn có hạn chế, yếu kém nhất là trong bối cảnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, Việt Nam đang tích cực đàm phán và chuẩn bị các điều kiện trong nước để sớm gia nhập WTO.
Trong những năm gần đây chính phủ và Bộ Thương mại đã hết sức cố gắng tháo gỡ các vướng mắc trong cơ chế để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước một cách tối đa trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài. Thực tế là kim ngạch xuất khẩu của chúng ta đã có bước nhảy vọt đáng được ghi nhận. Qua gần 20 năm đổi mới, thương mại Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, cùng với sự gia tăng về quy mô, chủng loại và các loại hình thị trường. Thực tế 20 năm đổi mới vừa qua cho thấy xuất khẩu đã trở thành nhân tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy phân công lao động xã hội. Mặt khác, thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, chúng ta có điều kiện tiếp cận với các công nghệ tiên tiến hiện đại của các nước.
Với quan hệ hợp tác lâu dài, châu Phi đang là một địa điểm hướng tới cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã tìm hiểu và thâm nhập vào thị trường châu Phi. Bước đầu đã thu được thành công nhất định, nhưng so sánh với nhu cầu thực tế của thị trường châu Phi thì doanh nghiệp Việt Nam còn quá khiêm tốn ở thị trường này. Vậy nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng và không mấy khó tính này.
Để giải đáp một phần câu hỏi đó, đề tài: “Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi” đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu tổng quan về châu Phi và thị trường châu Phi, nghiên cứu thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với một số thị trường châu Phi trọng điểm, từ đó xây dựng cơ sở khoa học để đề ra một số giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và một số nước châu Phi, góp phần xây dựng chính sách phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với một số nước châu Phi từ nay đến năm 2010.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách kinh tế thương mại của các quốc gia châu Phi với Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với châu Phi, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi thời kỳ 1991-2005.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 7 thị trường trọng điểm sau: Nam Phi, Ai Cập, Maroc, Nigieria, Cotdivoa, Xênêgan và Tandania, các thị trường này chỉ nghiên cứu quan hệ với Việt Nam trên lĩnh vực thương mại hàng hoá.
Về phương pháp nghiên cứu, trước hết tôi tiến hành tập hợp các tài liệu về châu Phi và quan hệ thương mại Việt Nam-châu Phi, đi sâu hơn với 7 thị trường trọng điểm sau đó tập hợp thành một bản luận văn này.
Xuất phát từ những phân tích trên, nội dung của luận văn gồm lời mở đầu, kết luận và 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
Chương 2: Giới thiệu chung về thị trường châu Phi và một số lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Phi.
Chương 3: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường châu Phi
Chương 4: Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
Hà Nội, tháng 4/2006
Sinh viên: Nguyễn Bá Hải
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI
1.Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu
Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người, các hoạt động kinh tế diễn ra với quy mô ngày càng lớn, phạm vi các quan hệ kinh tế ngày càng rộng, tính chất ngày càng phức tạp, trình độ phát triển ngày càng cao. Từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời quan hệ thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, sự phân công lao động diễn ra ở tầm quốc tế, các doanh nghiệp tìm cách mở rộng ra thị trường nước ngoài, các quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra không chỉ trên lĩnh vực thương mại mà cả trên lĩnh vực đầu tư, chuyển giao công nghệ, di chuyển quốc tế sức lao động và nhiều lĩnh vực khác. Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế trong thế kỷ XX, chúng ta đã biết đến nhiều khái niệm mới như: xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại quốc tế, thị trường quốc tế…
Trong mỗi giai đoạn phát triển quan hệ kinh tế thì người ta đưa ra một khái niệm về xuất khẩu khác nhau sao cho nó có thể phản ánh một cách toàn diện sự nhận thức ở giai đoạn đó cũng như trình độ phát triển của nó.
Ngày nay, xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, tiền tệ ở đây phải là ngoại tệ đối với một bên hoặc đối với cả hai bên.
1.1.Vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.1.Đối với quốc gia xuất khẩu
a.Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Công nghiệp hoá với bước đi phù hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu nhưng, công nghiệp hoá đòi hỏi phải có lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.
Nguồn vốn nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn sau: Đầu tư nước ngoài, vay nợ, các nguồn viện trợ, thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước.
Các nguồn như đầu tư nước ngoài, viện trợ hay vay nợ … có tầm quan trọng không thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải dễ dàng, hơn nữa đi vay thường chịu thiệt thòi và phải trả về sau này.
Do vậy, xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất, xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến quy mô tăng trưởng của nền kinh tế.
b.Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất
Có hai cách nhìn nhận về tác dụng của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là: Xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ vào sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm.
Hai là: Coi thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu, quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất, thể hiện ở các điểm sau.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có cùng cơ hội phát triển chẳng hạn như khi phát triển sản xuất ngành thủ công mỹ nghệ thì kèm theo phát triển ngành gốm sứ mây, tre đan …
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm góp phần ổn định sản xuất, tạo lợi thế kinh doanh nhờ quy mô.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi quốc gia. Vì ngoại thương cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều giới hạn sản xuất của quốc gia đó.
Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia, khoa học càng phát triển thì sự phân công lao động càng sâu sắc.
c. Xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân
Xuất khẩu là công cụ giải quyết nạn thất nghiệp trong nước theo INTERNATIONAL TRADE 1986 – 1990 ở Mỹ và các nước công nghiệp phát triển, xuất khẩu tăng lên được 1 tỷ USD thì sẽ tạo nên khoảng 35.000 – 40.000 chỗ làm trong nước, còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam có thể tạo ra hơn 50.000 chỗ làm.
d. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu cơ bản và là hình thức ban đầu của kinh tế đối ngoại. Từ đó nó thúc đẩy các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế … ngược lại sự phát triển của các ngành này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển.
1.1.2.Đối với doanh nghiệp xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp phát triển, là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp ngoại thương. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh số lượng hàng hoá tiêu thụ trên thị trường quốc tế làm tăng tốc độ quay vòng vốn, có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng, buộc doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường, từ đó đề ra các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư cho quá trình sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo ra thu nhập ổn định, tạo ngoại tệ nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân đồng thời thu được ngoại tệ.
Mặt khác thị trường quốc tế là một thị trường rộng lớn, nó chứa đựng nhiều cơ hội cũng như rủi ro, những doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường nếu thành công có thể tăng cao thế lực, uy tín của doanh nghiệp mình trong cả nước và nước ngoài, thành công doanh nghiệp lại có nhiều cơ hội để tái đầu tư phát triển sản xuất. Qua các hợp đồng làm ăn kinh tế, các mối quan hệ của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, thế lực và uy tín của doanh nghiệp không ngừng được nâng cao.
1.2.Các phương thức xuất khẩu chủ yếu
Khi doanh nghiệp đã lựa chọn được một số thị trường nước ngoài làm thị trường mục tiêu mở rộng hoạt động của mình thì doanh nghiệp phải tìm ra được phương thức tốt nhất để thâm nhập thị trường đó. Các phương pháp thâm nhập thị trường nước ngoài có thể là xuất khẩu và đầu tư trực tiếp.
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động rất phức tạp và chịu nhiều rủi ro, đặc biệt có rất nhiều hình thức xuất khẩu, mỗi công ty cần lựa chọn cho mình hình thức xuất khẩu phù hợp với hàng hoá, tiềm lực và kinh nghiệm của doanh nghiệp mình để đảm bảo điều kiện của hợp đồng, hai bên cùng có lợi.
1.2.1.Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hoá dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.
Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp
Giảm bớt chi phí trung gian, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Có thể liên hệ trực tiếp với thị trường và khách hàng nước ngoài. biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng nếu có thể thay đổi sản phẩm và những điều kiện bán hàng trong trường hợp cần thiết để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.
Nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp
Rủi ro trong kinh doanh cao.
Yêu cầu nghiệp vụ của cán bộ trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cao.
Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp có đủ tiềm năng tài chính, có quy mô lớn, phát triển đủ mạnh để thành lập tổ chức bán hàng riêng của mình, doanh nghiệp có năng lực quản lý và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường nước ngoài.
1.2.2.Xuất khẩu gia công uỷ thác
Xuất khẩu gia công uỷ thác là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị ngoại thương đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước ngoài, đơn vị được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các xí nghiệp uỷ thác
Ưu điểm của xuất khẩu gia công uỷ thác
Doanh nghiệp không cần bỏ vốn vào kinh doanh nhưng vẫn thu được lợi nhuận.
Rủi ro ít hơn và việc thanh toán chắc chắn hơn.
Học tập được những kinh nghiệm quản lý của người nước ngoài
Nhập được những thiết bị công nghệ cao, tạo vốn để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu
Nhược điểm của xuất khẩu gia công uỷ thác
Giá gia công rẻ mạt và bị chi phối từ phía nước ngoài
Không được tiếp xúc trực tiếp với thị trường để điều chỉnh sản xuất kinh doanh cho phù hợp.
Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, không có tiềm lực tài chính, ngại rủi ro và bước đầu tham gia vào kinh doanh quốc tế, hạn chế về năng lực, kinh nghiệm và khả năng tài chính.
1.2.3.Phương thức mua bán đối lưu
Là phương thức trong đó người mua đồng thời là người bán và người bàn đồng thời là người mua, hai bên trao đổi nhau với tổng trị giá hàng tương đương nhau, việc giao hàng diễn ra đồng thời, mục đích của trao đổi buôn bán là để sử dụng (không phải để bán).
Phương thức mua bán đối lưu góp phần vào thúc đẩy mua bán cho các trường hợp mà những phương thức mua bán khác không thể vượt qua được, ví dụ khi bị cấm vận, trong trường hợp nhà nước quản chế ngoại hối, khi thị trường tiền tệ không ổn định, khi không có tiền.
Nguyên tắc của buôn bán đối lưu: Cân bằng về tổng trị giá, cơ cấu của hàng hoá, điều kiện cơ sở giao hàng...
Ưu điểm của phương thức mua bán đối lưu:
Tránh được sự lừa đảo, rủi ro về mặt giá cả
Trong những truờng hợp đặc biệt có thể có một bên giao trước, bên kia trả lại sau.
Nhược điểm của phương thức mua bán đối lưu:
- Tính chất mềm dẻo, linh hoạt của thị trường không thực hiện được.
Điều kiện áp dụng: Phương thức này chỉ áp dụng với giai đoạn đầu tham gia thị trường quốc tế, áp dụng với các thị trường nghèo nàn, không có khả năng tài chính, và những sản phẩm lương thực, thực phẩm.
1.2.4.Phương thức mua bán tại hội chợ, triển lãm
Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian và ở vào một địa điểm cố định trong một thời gian nhất định, tại đó người bán đem trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để ký kết hợp đồng mua bán.
Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc của một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật. Liên quan chặt chẽ đến ngoại thương là cuộc triển lãm công thương nghiệp. Tại đó người ta trưng bày các loại hàng hoá nhằm mục đích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ.
Ngày nay, triển lãm không chỉ là nơi trưng bày giới thiệu hàng hoá mà còn là nơi được ký kết các hợp đồng kinh tế, mở rộng thị trường, quảng cáo, xúc tiến …
Điều kiện áp dụng: Phương thức này áp dụng cho các doanh nghiệp muốn giới thiệu, quảng bá sản phẩm mới, mẫu mã mới.
1.2.5.Giao dịch qua trung gian
Giao dịch qua trung gian là hình thức giao dịch trong đó bên mua hoặc bên bán thông qua người thứ ba đứng ra tiến hành công việc mua bán thay cho mình. Những công việc này gồm nghiên cứu thị trường, đàm phán ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng. Đây là phương thức giao dịch phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Thông thường người thứ ba ở đây là người môi giới hoặc đại lý.
Ưu điểm của phương thức giao dịch qua trung gian
-Giao dịch qua trung gian tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh hơn như mở rộng kênh phân phối, mạng lưới kinh doanh, am hiểu thị trường, đặc biệt người uỷ thác có thể có lợi về cơ sở vật chất của người trung gian, tiết kiệm được chi phí kinh doanh.
Nhược điểm của phương thức giao dịch qua trung gian
Lợi nhuận bị chia sẻ do phải trả thù lao cho người trung gian thêm vào đó là doanh nghiệp khó kiểm soát được hoạt động của người trung gian, do đó khó kiểm soát được hoạt động của thị trường.
Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp thực hiện phương thức này là những doanh nghiệp không có đủ năng lực quản lý, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế còn yếu và đặc biệt là không có khả năng tài chính để có thể thực hiện mua bán trực tiếp.
1.2.6.Giao dịch tái xuất
Giao dịch tái xuất là phương thức giao dịch trong đó hàng hoá mua về với mục đích để tái xuất khẩu thu lợi nhuận chứ không phải với mục đích phục vụ tiêu dùng trong nước. Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước, nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu.
Ưu điểm giao dịch tái xuất:
Thúc đẩy buôn bán đặc biệt trong một số trường hợp phương thức giao dịch khác không thể vượt qua được, đó là thúc đẩy buôn bán giữa hai nước không có mặt hàng phù hợp với yêu cầu của mình, mua bán theo hình thức tái xuất có thể thu được lãi bằng ngoại tệ mạnh, có thể giúp các nước bị cấm vận, vẫn có thể tiến hành buôn bán được với nhau.
Nhược điểm giao dịch tái xuất
Phương thức này đòi hỏi sự nhạy bén tình hình thị trường và giá cả, sự chính xác và chặt chẽ trong các hợp đồng mua bán.
Điều kiện áp dụng: Hình thức này áp dụng trong trường hợp bị cấm vận hay bao vây kinh tế, doanh nghiệp muốn kiếm lợi nhuận qua chênh lệch giá.
1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
1.3.1.Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế tác động đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia ở cả hai khía cạnh: trình độ phát triển kinh tế của quốc gia xuất khẩu và thị trường nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của quốc gia đó.
Trình độ phát triển của nên kinh tế, của nền sản xuất trong nước là yếu tố quyết định đến việc sản xuất hàng hoá nói chung và sản xuất hàng hoá xuất khẩu nói riêng. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất với công nghệ tiên tiến hiện đại sẽ tạo ra những sản phẩm xuất khẩu với chất lượng tốt, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
Ở khía cạnh thứ hai, một quốc gia khi xuất khẩu hàng hoá của mình ra thị trường nước ngoài thì thị trường đó cần phải có sức mua cũng như người mua. Sức mua của thị trường có thể biến động khi có sự thay đổi của các thông số kinh tế như thu nhập bình quân đầu người, lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, xuất khẩu còn phải chú ý nghiên cứu đặc tính phân phối, thu nhập của thị trường.
1.3.2.Yếu tố văn hoá xã hội
Để có thể xuất khẩu hàng hoá sang một quốc gia, các công ty cần phải vượt qua được các rào cản văn hoá và đạt được sự am hiểu văn hoá vì tất cả các yếu tố cấu thành văn hoá đều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Ví dụ, thẩm mĩ xác định màu sắc và biểu tượng gì là đẹp (hay bị phản đối) trong quảng cáo. Hiểu biết về phong tục tập quán và ngôn ngữ là cần thiết đối với các hoạt động như giao tiếp, đàm phán, tiếp thị sản phẩm và quản lý khi một công ty tham gia xuất khẩu. Cấu trúc xã hội ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương pháp quảng cáo và việc quyết định chi tiêu trong một nước. Trình độ giáo dục, văn hoá ảnh hưởng đến chất lượng của lực lượng lao động và tiêu chuẩn sống. Môi trường tự nhiên và môi trường vật chất ảnh hưởng đến thói quen làm việc và sở thích, ví dụ như thức ăn, đồ uống, quần áo….
1.3.3.Yếu tố chính trị
Chính trị thay đổi có ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh. Rủi ro chính trị có thể đe doạ nghiêm trọng đến thị trường xuất khẩu, đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Một hệ thống chính trị ổn định là sự đảm bảo an toàn về xã hội, về tài sản và tính mạng cho các doanh nhân. Điều này có một ý nghĩa cực kỳ to lớn đến tâm lý và xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp và doanh nhân xuất khẩu. Chỉ có trên cơ sở một hệ thống chính trị lành mạnh và công bằng thì hoạt động kinh doanh mới thực sự minh bạch và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội.
Mỗi hệ thống chính trị đều đi kèm với một nền tảng luật pháp phù hợp với xu hướng chính trị của nó. Như vậy hệ thống chính trị được coi là tạo lập nên môi trường cho các hoạt động kinh tế.
1.3.4.Yếu tố luật pháp
Hoạt động xuất khẩu chịu sự tác động của các hệ thống luật pháp khác nhau. Pháp luật ảnh hưởng đến xuất khẩu ở những khía cạnh:
Quyền sở hữu tài sản
Quyền sở hữu trí tuệ
Trách nhiệm đối với sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất
Chính sách thuế
Luật chống độc quyền…
1.3.5.Yếu tố cạnh tranh
Trong xuất khẩu sức hấp dẫn của thị trường nước ngoài chịu ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh trên thị trường đó. Các nhà xuất khẩu thường phải đối mặt với hai loại đối thủ cạnh tranh. Đó là các đối thủ cạnh tranh nội địa. Các đối thủ cạnh tranh nội địa thường được hưởng ưu thế thuận lợi do những hỗ trợ của chính phủ và tinh thần dân tộc của khách hàng. Mặt khác, các đối thủ này cũng có thể rơi vào thế bất lợi do sự bất tín nhiệm của khách hàng đối với uy tín của doanh nghiệp đó hoặc trở thành nạn nhân của thói chuộng hàng ngoại.
1.3.6.Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình trong hoạt động xuất khẩu của quốc gia thông qua hai chức năng cơ bản là định hướng và kiểm tra, kiểm soát xuất khẩu của nước mình.
Tuỳ theo điều kiện kinh tế, lợi thế so sánh lợi thế cạnh tranh của quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể mà chính phủ đề ra các chính sách để khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu trong từng ngành, từng lĩnh vực hay từng sản phẩm cụ thể. Từ đó chính phủ có những biện pháp cụ thể điều chỉnh môi trường kinh tế vĩ mô để kinh doanh xuất khẩu diễn ra theo đúng hướng. Các công cụ vĩ mô của nhà nước có tác động quan trọng đến hoạt động xuất khẩu bao gồm chính sách kiểm soát lạm phát, chính sách điều chỉnh lãi suất, tỷ giá hối đoái…Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào độ mở cửa của nền kinh tế, các hiệp định song phương và đa phương được chính phủ ký kết.
a. Thuế quan
Thuế quan xuất khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu. Thuế quan là một công cụ lâu đời nhất của chính sách thương mại quốc tế và là một phương tiện truyền thống để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Thuế quan xuất khẩu làm cho giá cả hàng hoá quốc tế cao hơn giá cả trong nước. Tuy nhiên tác động của xuất khẩu nhiều khi lại đưa đến bất lợi cho khả năng xuất khẩu. Do quy mô xuất khẩu của một nước thường là nhỏ so với dung lượng của thị trường thế giới cho nên thuế quan xuất khẩu sẽ làm hạ thấp giá cả trong nước của hàng hoá có thể xuất khẩu xuống so với mức giá quốc tế, điều đó sẽ làm cho dung lượng hàng xuất khẩu giảm đi và sản xuất trong nước sẽ thay đổi bất lợi cho mặt hàng này. Trong một số trường hợp việc đánh thuế xuất khẩu không làm cho khối lượng hàng xuất khẩu giảm đi nhiều và vẫn có lợi cho nước xuất khẩu, nếu như họ có thể tác động đáng kể đến mức giá quốc tế. Một mức thuế suất cao và duy trì quá lâu có thể làm lợi cho các địch thủ cạnh tranh.
Như vậy, thuế xuất khẩu nói riêng và thuế xuất nhập khẩu nói chung đều làm giảm “lượng cầu quá mức” đối với hàng hoá có thể nhập khẩu và giảm “lượng cung quá mức” đối với hàng hoá xuất khẩu.
b. Các công cụ phi thuế quan
Công cụ quota (hạn ngạch xuất khẩu): Hình thức này áp dụng như một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan và ngày càng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá, hạn ngạch xuất khẩu hàng hoá được quyết định theo mặt hàng, theo từng quốc gia, theo từng thời gian nhất định.
Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Nó bao gồm quy định vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đăc biệt là quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với thực phẩm tươi sống, tiêu chuẩn và bảo vệ môi trường sinh thái và các máy móc, dây truyền thiết bị cộng nghệ.
Trợ cấp xuất khẩu: Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp tự cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước, bên cạnh đó chính phủ còn có thể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi với các bạn hàng nước ngoài để có thể có các điều kiện mua các sản phẩm do nước mình sản xuất ra và để xuất khẩu ra bên ngoài.
1.3.7.Tác động của tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái, thông qua việc phản ánh tương quan giá trị của đồng tiền các nước khác nhau mà tỷ giá hối đoái có được vai trò nhất định đối với quá trình ngang giá và cùng một loạt các nhân tố khác nó tác động tới tương quan giá cả xuất khẩu với nhập khẩu, tới khả năng nhập khẩu của các công ty.
Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống, có nghĩa là đồng bản tệ có giá trị thấp hơn so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các yếu tố khác ảnh hưởng thì nó sẽ tác động tới xuất khẩu.
Trong trường hợp tỷ giá hối đoái tăng lên có nghĩa là đồng bản tệ có giá trị tăng lên so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các nhân tố ảnh hưởng thì sẽ khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với giá cả chung trong nước. Nhưng đồng thời tỷ giá tăng lên sẽ gây nhiều bất lợi cho xuất khẩu vì hàng xuất khẩu trở nên đắt, khó bán ra nước ngoài.
1.3.8.Ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc
Việc thực hiện xuất khẩu gắn liền với công việc vận chuyển, thông tin liên lạc, nhờ có thông tin liên lạc mà các thoả thuận có thể tiến hành nhanh chóng, kịp thời. Thực tế cho thấy rằng ảnh hưởng của hệ thông thông tin cho Fax, telex đã đơn giản hoá công việc của hoạt động xuất khẩu rất nhiều, giảm đi hàng loạt các chi phí, nâng cao kịp thời nhanh gọn và việc hiện đại hoá các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản góp phần đem quá trình thực hiện xuất khẩu được nhanh chóng và an toàn.
Nước ta có vị trí thuận lợi về giao thông là trung tâm vận hành đường biển trong khu vực Đông Nam Á, rất thuận tiện cho hoạt động ngoại thương, tuy nhiên phương tiện đường xá, cơ sở vật chất còn rất lạc hậu. Khắc phục, đổi mới hệ thống giao thông vận tải đang là vấn đề cấp bách được đặt ra.
1.3.9.Ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng
Hệ thống tài chính ngân hàng giúp cho việc quản lý, cung cấp vốn, đảm trách việc thanh toán một cách thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và an toàn cho doanh nghiệp điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển hết sức lớn mạnh, can thiệp đến tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế, làm cho hoạt động xuất khẩu hết sức thuận lợi.
1.3.10.Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp những điều kiện, những yếu tố bên trong hoặc bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Nghiên cứu các yếu tố này không nhằm để điều khiển nó theo ý muốn của doanh nghiệp mà nhằm tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của nó.
2.Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Phi
2.1.Tính tất yếu của mở rộng hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là một yếu tố quan trọng để mỗi quốc gia phát triển trình độ quản lý cũng như tiếp thu những khoa học cộng nghệ kỹ thuật mà nhân loại phát minh ra chúng. Do những điều kiện kinh tế khác nhau mỗi quốc gia có thế mạnh về một lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Để có thể dung hoà được nguy cơ và lợi thế sử dụng tối đa các cơ hội sẵn có nhằm tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng giữa các quốc gia, điều này chỉ có thể giải quyết được nhờ các hoạt động trao đổi quốc tế.
Cùng với chiến lược hội nhập, phát triển thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng. Vì vậy việc đẩy manh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của các quốc gia. Thực tế cho thấy các nước có dự trữ ngoại tệ lớn như Mỹ, Nhật, Đài Loan, đều là những nước có tỷ trọng xuất khẩu lớn trên thế giới. Vì vậy có thể nói xuất thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá dịch vụ là một động lực phát triển kinh tế:
Xuất khẩu tạo điện kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mình sức cạnh tranh của hàng hoá được nâng cao tăng trưởng kinh tế trở nên ổn định và bền vững hơn nhờ các nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả hơn. Quá trình này cũng tạo ra cơ hội lớn cho tất cả các nước.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ và máy móc những nguyên nhiên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự công nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
Hoạt động xuất khẩu còn kích thích các ngành kinh tế phát triển góp phần tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện mức sống, ngoại tệ thu được là nguồn tăng dự trữ ngoại tệ. Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất sản phẩm.
Các ngành sản xuất hàng xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Ví dụ như phát triển ngành dệt xuất khẩu nguyên liệu như bông, thuốc nhuộm xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thi trường tiêu thụ nhờ vậy mà sản xuất có thể phát triển và ổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thề giới về giá cả, chất lượng đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất.
Xuất khẩu đòi hỏi những doanh nghiệp luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị và kinh doanh.
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công việc làm và cải thiện đời sống nhân dân trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập cao, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng.
Xuát khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của mỗi quốc gia thị trường thế giới.
Thực tế qua gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới ở nước ta cho thấy đóng góp của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế là rất đáng kể.
Qua những phân tích trên đây, ta có thể thấy việc mở rộng hoạt động xuất khẩu là một tất yếu khách quan.
2.2.Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
Trước hết, việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước châu Phi góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, với nhiệm vụ được xác định từ Đại hội Đảng VIII là “mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế” cũng như chủ trương được khẳng định tại Đại hội Đảng IX là “… tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”.
Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-châu Phi đóng góp tích cực vào việc củng cố tình đoàn kết, hữu nghị và sự hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước châu Phi, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trong lòng chính phủ và nhân dân các nước của châu lục này.
Phát triển quan hệ thương mại với châu Phi còn góp phần vào việc đa dạng hoá hoạt động ngoại thương của nước ta, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bạn bè truyền thống là Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan dã vào đầu thập niên 90. Ngoài nỗ lực phát triển quan hệ buôn bán với một số thị trường trọng điểm như khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ASEAN, liên minh châu Âu, thì phát triển quan hệ thương mại với những thị trường tiềm năng như châu Phi là điều đặc b._.iệt quan trọng để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm Việt Nam và đầu vào về nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững cho nền thương mại cũng như nền kinh tế đất nước.
Về mặt khách quan, tuy châu Phi còn trong tình trạng đói nghèo, kém phát triển so với các châu lục khác nhưng đứng trước yêu cầu của thời đại là phát triển kinh tế, ổn định hoà bình, tăng cường hợp tác để phát triển, 54 quốc gia châu Phi chắc chắn ngày càng có tiếng nói quan trọng hơn trong cộng đồng quốc tế. Đây là một khu vực thị trường có nhiều cơ hội trong khi các khu vực thị trường khác của thế giới đã dần trở nên bão hoà. Châu lục này đang trở thành địa bàn cạnh tranh về lợi ích kinh tế, chính trị của các nước lớn trên thế giới cũng như của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan. Phát triển quan hệ thương mại với châu Phi là một việc làm không thể thiếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế nước ta cũng như vị thế của Việt Nam tại lục địa này.
Từ năm 1986 Việt Nam đã tìm thấy giải pháp hàng đầu để thoát khỏi khủng hoảng, thực hiện thành công các nhiệm vụ chiến lược, đó là phát triển hoạt động thương mại với việc đẩy mạnh việc xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế, để góp phần hoàn thành thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước vào guồng quay hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế có nghĩa là mở cửa nền kinh tế thực hiện tự do hoá thương mại đưa các doanh nghiệp tham gia vào cạnh tranh quốc tế. Trong điều kiện nền kinh tế mở và hội nhập cạnh tranh quốc tế giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh diễn ra hết sức khắc nghiệt. Điều này đang gây ra nhiều sức ép lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi mới tham gia và cạnh tranh quốc tế, đặc biệt đối với các hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường nước ngoài. Với điều kiện của mình, chúng ta khó có thể cạnh tranh và đứng vững trên những thị trường lớn với sự cạnh tranh khốc liệt. Chúng ta đã có những bài học đắt giá ở những thị trường lớn qua các vụ kiện bán phá giá. Đặc biệt là ở hai thị trường trọng điểm của chúng ta, điển hình là vụ kiện bán phá giá tôm và cá basa ở thị trường Mỹ, vụ kiện bán phá giá bật lửa ga, xe đạp và giầy dép ở thị trường EU. Trong những vụ kiện đó, người thua cuộc không ai khác là các doanh nghiệp Việt Nam. Hậu quả là chúng ta phải chịu một thuế xuất cực cao khi đưa hàng và các thị trường đó. Điều này gây nhiều khó khăn cho hàng hoá Việt Nam ở các thị trường này. Ảnh hưởng cụ thể của nó thể hiện ở việc giảm sút nghiêm trọng giá trị xuất khẩu của hàng này vào thị trường này. Điều đó buộc chúng ta phải tìm kiếm và phát triển sang thị trường khác mà chúng ta có khả năng cạnh tranh cao hơn. Đó chính là thị trường châu Phi.
Châu Phi là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và là một thị trường có sức tiêu thụ lớn, với hơn 800 triệu dân, có nhu cầu tương đối lớn về nhiều chủng loại mặt hàng và yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hoá không khắt khe như nhiều khu vực khác trên thế giới. Bên cạnh đó, 41 trong tổng số hơn 50 quốc gia châu Phi là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều đó có nghĩa là các nước này được hưởng chế độ ưu đãi trong quan hệ thương mại quốc tế. Trong điều kiện chưa phải là thành viên của WTO, Việt Nam có thể thông qua quan hệ hợp tác với các nước châu Phi để tiếp cận sâu hơn vào các thị trường quan trọng khác trên thế giới như EU, Mỹ.
Hiện nay, cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị trường ở lục địa này đang diễn ra gay gắt, rất nhiều nước đang tranh thủ chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn này. Đặc biệt, Mỹ và Trung Quốc đang tìm cách mở rộng quan hệ với châu Phi. Nếu Việt Nam đứng ngoài thì chúng ta sẽ thua thiệt về mọi mặt, khi mà hàng hoá của các nước đã có chỗ đứng vững chắc ở thị trường châu Phi thì chúng ta khó có thể cạnh tranh được.
Thế mạnh của Việt Nam là các hàng hoá có hàm lượng lao động cao như các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt điều và các hàng dân dụng như may mặc, giầy dép, điện tử, điện gia dụng….Ngược lại, châu Phi cũng là đối tác cung cấp cho Việt Nam một số nguyên vật liệu như sắt thép, bông thiên nhiên, gỗ, kim loại, thuốc lá…Theo phân tích, các mặt hàng này có chất lượng tốt giá lại mềm hơn các nước khác. Từ đó có thể thấy hai bên phải hợp tác giao thương để bù đắp những thiếu hụt của nhau, đưa đến sự phát triển cho cả hai.
Tóm lại, mở rộng thị trường ra nước ngoài là một tất yếu khách quan mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập hiện nay, không những để tận dụng hết đoạn thị trường sản phẩm của mình mà còn là cơ hội cho doanh nghiệp tăng doanh số, tận dụng một số nguồn lực trong nước còn thiếu. Châu Phi là một thị trường rộng lớn với hơn 800 triệu dân, là một thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, may mặc của Việt Nam.
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI
1.Những đặc điểm chung về thị trường châu Phi
1.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Châu Phi có diện tích 30.310.000 km2, gồm một lục địa rộng lớn và các đảo thuộc Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, trong đó lớn nhất là đảo Mađagatca. Phần lớn lục địa châu Phi được bao bọc bởi ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Địa hình chủ yếu của châu Phi là cao nguyên, núi và sa mạc Xahara rộng tới 7triệu km2.
Trên bản đồ thế giới, châu Phi nằm về phía tây nam đại lục Á-Âu. Ở phía bắc, châu Phi nhìn ra Địa Trung Hải. Ở phía đông bắc, châu Phi giáp với khu vực Trung Đông và tách với bán đảo Ả rập bởi Hồng Hải. Châu Phi nhìn ra Đại Tây Dương ở phía tây và Ấn Độ Dương ở phía đông. Châu Phi nằm trên tuyến đường giao thông quốc tế từ đông sang tây, nối Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương, nối châu Á với châu Âu và châu Mỹ, có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự.
Châu Phi là lục địa lớn thứ ba thế giới (sau châu Á, châu Mỹ), với diện tích rộng 30 triệu km2. Dân số châu Phi là 819,4 triệu người vào năm 2005, chiếm 13% dân số thế giới, đứng thứ hai sau châu Á. Hiện nay, châu Phi có 54 quốc gia, tất cả đều là các quốc gia độc lập. Phần lớn diện tích châu Phi được tạo thành từ các cao nguyên cổ, độ cao tăng dần từ tây bắc xuống đông nam. Các cao nguyên thường kết thúc khi ra gần biển, nhường chỗ cho những dải đồng bằng hẹp ven biển. Từ bắc xuống nam, các dãy núi chính của châu Phi là dãy Atlas (đạt độ cao trên 3960 mét), dãy Ethiopi (trên 4570m), dãy Ruwenzori (trên 4880m) và dãy Drakensberg (trên 3350m). Hệ thống sông hồ châu Phi khá phong phú. Các sông lớn nhất là sông Nile (dài nhất thế giới với chiều dài trên 6000km), sông Congo, Niger, Zambezi... Các hồ lớn nhất là hồ Victoria (hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giới sau hồ Baikan), hồ Tanganyika, Albert, Turkana và Nyasa, tất cả đều ở khu vực Đông Phi.
Châu Phi nổi tiếng vì nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn. Trong 50 loại khoáng sản chủ yếu thì châu Phi có trữ lượng đứng đầu thế giới tới 17 loại, như kim cương chiếm 90% trữ lượng thế giới, cobalt - 87%, vàng - 67%, photphat - trên 70%, crom - 54%, mangan - 70%, uranium - 37%, đồng và boxit - 21%. Châu Phi cũng có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí đốt (ở Angieri, Nigeria, Angola, Liby, Gabon, Cộng hòa Congo...). Tiềm năng về thuỷ điện của châu Phi chiếm 35,4% tiềm năng chung của toàn thế giới.
Do có vị trí đối xứng nhau về hai phía bán cầu Bắc và Nam, châu Phi có thể chia làm sáu vùng khí hậu chính. Khu vực gần xích đạo và Madagascar có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với lượng mưa lớn và nền nhiệt độ cao quanh năm. Giáp với khu vực này về hai phía bắc và nam là vành đai nhiệt đới có khí hậu savan, với nhiệt độ cao và lượng mưa phân bố theo mùa (chủ yếu về mùa hè). Tiến lên về cả hai phía là vùng khí hậu thảo nguyên nửa sa mạc, với lượng mưa cũng tập trung về mùa hè nhưng hạn chế. Tiếp theo là vùng khí hậu sa mạc với sa mạc Xahara mênh mông ở phía bắc và sa mạc Kalahari ở phía nam. Đi lên hơn nữa về phía hai cực của vùng sa mạc là vành đai khí hậu thảo nguyên bán sa mạc với lượng mưa hạn chế tập trung về mùa đông. Cuối cùng, ở hai cực bắc và nam của châu Phi là những dải đất hẹp có khí hậu cận nhiệt đới kiểu Địa Trung Hải với thời tiết ôn hòa.
Thực vật tự nhiên ở châu Phi cũng rất phong phú. Trong khu rừng rậm nhiệt đới xanh tốt quanh năm, với nhiều chủng loại lâm thổ sản quý hiếm, các loài thú( sư tử, hổ báo, hươu cao cổ, tê giác…) là những tiềm năng du lịch và kinh tế rất phong phú.
1.2.Đặc điểm chính trị, văn hoá và xã hội
Châu Phi có hơn 800 triệu dân với 54 quốc gia. Đây vẫn là khu vực đất rộng, người thưa, mật độ dân cư trung bình không cao. Dân cư châu Phi thuộc nhiều chủng tộc và dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong sắc thái văn hoá. Phần lớn dân cư vẫn sống ở nông thôn. một số quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn thì tỷ lệ dân cư thành thì cao hơn. Nhìn chung thị hiếu tiêu dùng và yêu cầu về hàng hoá không cao. Như vậy, đây là một thị trường còn rất tiềm năng cho các nước đang phát triển nói riêng và thế giới nói chung.
Dân cư châu Phi rất đa dạng về sắc tộc, có thể phân chia thành hơn 1000 nhóm nhỏ theo những đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa khác nhau. Sa mạc Xahara tạo nên sự phân chia địa lý chủng tộc lớn nhất. Ở phía bắc sa mạc này chủ yếu tập trung người Arập, người Berber. Toàn bộ châu Phi nam Xahara là nơi sinh sống của các tộc người Phi đen. Bộ phận kiều dân châu Âu tập trung ở các vùng có khí hậu cận nhiệt đới; ở phía nam chủ yếu là người gốc Anh và Hà Lan, phía bắc là người gốc Pháp, Italia và Tây Ban Nha. Người gốc Libăng tạo nên một cộng đồng quan trọng ở Tây Phi, còn người gốc Ấn Độ thì tập trung ở nhiều thành phố ven biển Đông và Nam Phi. Ngoài ra cũng có nhiều người Arập ở Đông Phi và gần đây cả ở Tây Phi. Nhìn chung dân cư châu Phi phân bố thưa thớt. Những nơi có mật độ dân số lớn là Nigeria, Ethiopi, thung lũng sông Nile và quanh vùng Hồ Lớn (gồm hồ Victoria và hồ Tanganyika). Các thành phố đông dân của châu Phi chủ yếu là các thủ đô và hải cảng lớn. Những thành phố lớn nhất châu Phi là Cairo và Alexandria (Ai Cập), Lagos (Nigeria), Kinshasa (Cộng hòa Dân chủ Congo), Johanesburg (Nam Phi) và Casablanca (Maroc).
Với sự đa dạng về các tộc người, châu Phi có một nền văn hóa phong phú, đa dạng, nhiều bản sắc. Các tôn giáo cũng bắt rễ lâu đời trong đời sống các dân tộc châu Phi và còn ảnh hưởng sâu rộng đến ngày nay. Ngoài hàng trăm đạo giáo hoặc nghi lễ thờ cúng khác nhau, những tôn giáo lớn nhất ở châu Phi là đạo Hồi, đạo Thiên chúa, Bái vật giáo, đạo Tin lành, đạo Hindu. Ảnh hưởng của các tôn giáo thay đổi tuỳ từng khu vực và quốc gia: các nước Bắc Phi chủ yếu theo đạo Hồi, các nước Tây Phi theo đạo Hồi và Bái vật giáo, các nước Đông Nam Phi theo đạo Thiên chúa và Bái vật giáo.
Tình trạng kinh tế thấp kém kéo theo hàng loạt các vấn đề về xã hội cũng hết sức phức tạp và nan giải: 80% dân số mù chữ và không được dùng nước sạch, tình trạng thiếu đói là khá phổ biến, có tới 36 triệu người thiếu đói hàng năm. Trên thế giới cơ 42 triệu người mắc bệnh AIDS thì riêng châu Phi có khoảng 30 triệu người. Hơn thế nữa, các cuộc nội chiến vẫn còn tồn tại và gây nhiều tổn thất cả về người và của cho khu vực này.
Về mặt xã hội, các nhà châu Phi học đề cao tính cực kỳ dễ thích ứng của con người da đen và khả năng vô hạn về sự thích nghi về sự tiếp thu văn hoá và sự nhẫn nhịn của họ. Những khả năng này giúp cho họ có thể hoàn thành việc chuyển một nền kinh tế còn thô sơ sang một nền kinh tế hiện đại.
Tôn giáo truyền thống đó có những hình thức thay đổi tuỳ theo những vùng và những nhóm sắc tộc. Vốn theo thuyết vật linh tôn giáo, ở đâu cũng dựa vào tín ngưỡng cho rằng thần linh tồn tại trong tất cả mọi sinh vật, trong thiên nhiên, các thần linh đó vẫn sống sau khi các sinh vật đó chết đi và các thần linh đó cũng tồn tại trong đồ vật.
Tổ chức xã hội châu Phi luôn luôn dựa vào khái niệm họ hàng. Các gia đình theo chế độ gia trưởng, theo một thứ tự đẳng cấp nghiêm ngặt đưa lại cho vị gia trưởng đó quyền lực tuyệt đối với tất cả cộng đồng của họ hoặc của phe nhóm.
Chịu tác động bởi sự tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc lớn, đặc biệt là Mỹ và Liên Xô (cũ), các nước châu Phi có 3 mô hình phát triển xã hội chính sau khi giành được độc lập. Những nước lựa chọn con đường phát triển tư bản chủ nghĩa như Maroc, Côtdivoa, Nam Phi, Tuynidi, Kenya, Gabon... thường do giai cấp tư sản mại bản hoặc phong kiến nắm chính quyền sau khi được đế quốc thực dân trao trả độc lập chủ yếu thông qua thương lượng thỏa hiệp. Chính phủ các quốc gia này duy trì quan hệ mật thiết với các nước phương Tây nhằm tranh thủ giúp đỡ về kinh tế, quân sự và chủ trương phát triển đất nước theo mô hình tư bản chủ nghĩa.
Trong khi đó những nước có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa như Angieri, Liby, Madagascar, Ghana, Ghine, Tanzania... giành độc lập thông qua đấu tranh vũ trang hoặc bạo lực chính trị. Ở những nước này, giới lãnh đạo có ý thức dân tộc chủ trương ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, có quan hệ hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa. Họ muốn đưa đất nước phát triển theo con đường phi tư bản chủ nghĩa, nhưng không theo hệ tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học. Họ tranh thủ viện trợ kinh tế kỹ thuật từ các phía khác nhau nhưng không chấp nhận một số điều kiện chính trị kèm theo.
Một số nước khác như Angola, Mozambique, Congo, Ethiopi, sau khi giành độc lập thông qua đấu tranh vũ trang, giới lãnh đạo có xu hướng chọn con đường phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học. Tuy được Liên Xô và các nước XHCN giúp đỡ nhiều mặt nhưng do xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, tiếp thu khoa học kỹ thuật chậm, công tác quản lý điều hành kém hiệu quả, mô hình kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu không phù hợp với thực tế nên tình trạng chung tại các nước này là sản xuất đình đốn, kinh tế không phát triển, đời sống nhân dân sa sút, tình hình chính trị, xã hội diễn biến phức tạp, xung đột bùng nổ ở nhiều nơi.
Từ 1990 đến nay có tới trên 40 quốc gia châu Phi thi hành chế độ dân chủ đa đảng, thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, điều chỉnh cơ cấu lãnh đạo, tiến hành các cuộc bầu cử tự do có quan sát viên và sự công nhận quốc tế. Việc chuyển sang chế độ tự do dân chủ, đa đảng và kinh tế thị trường có mặt tích cực là tránh được tình trạng độc tài, quân phiệt, gia đình trị từng xảy ra tại nhiều nước châu Phi, đồng thời tạo điều kiện phát huy các tiềm năng sẵn có, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế xã hội châu Phi còn lạc hậu, dân trí thấp, tính chất bộ tộc bộ lạc, tôn giáo còn rất nặng nề, nhận thức về tự do dân chủ chưa đầy đủ thì việc chuyển sang chế độ đa nguyên đa đảng, tự do dân chủ theo kiểu phương Tây đã gây phức tạp ở nhiều nơi. Một số nước cho phép quá nhiều đảng phái hoạt động, có nơi xuất hiện trong thời gian ngắn hàng trăm đảng phái làm cho nội bộ luôn lục đục, dẫn đến kết cục là tình hình đất nước bị xáo trộn, xung đột lại bùng lên như ở Angieri, Cộng hòa Congo, Sudan, Ethiopi, Daia...
Điều đáng chú ý là trong bối cảnh tình hình lục địa diễn biến phức tạp nhưng một số nước vẫn duy trì được ổn định chính trị, phát triển kinh tế khá nhanh trong khi chỉ có một đảng cầm quyền và rất ít đảng phái đối lập, như Botxoana, Zimbabue, Gabon, Tuynidi, Ai Cập.
Bước vào thế kỷ 21, tình hình chính trị-xã hội châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là giải quyết các cuộc xung đột, nội chiến, các mâu thuẫn sắc tộc tôn giáo. Thách thức tiếp theo là đẩy lùi sự hoành hành của đại dịch AIDS (năm 2001, tổng số người nhiễm HIV của châu Phi là 28,1 triệu, chiếm 3/4 số người nhiễm HIV trên thế giới). Những thách thức khác là tệ nạn tham nhũng và các loại tệ nạn xã hội khác, vấn đề di cư bất hợp pháp và các vấn đề môi trường.
Song đứng trước yêu cầu của thời đại là phát triển kinh tế, tăng cường hòa bình, đẩy mạnh hợp tác để phát triển, với sự xuất hiện thế hệ lãnh đạo mới có tố chất tốt, có tầm nhìn xa, kiến thức rộng cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trong thế kỷ này chắc chắn 54 quốc gia châu Phi sẽ có tiếng nói ngày càng quan trọng hơn trong cộng đồng quốc tế.
Tóm lại, châu Phi là một nền văn minh mới được thoát ra trên cơ sở một nền văn minh truyền thống. Tuy nhiên, nền văn minh ấy không phải biến đổi hoàn toàn mà nó vẫn giữ được những nét đặc thù được đánh dấu bởi một tâm lý những thị hiếu, những kỷ niệm và tất cả những gì đặc trưng cho một địa phương.
1.3.Đặc điểm kinh tế
Mặc dù là nơi rất thuận lợi về địa lý, giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường còn rộng mở song do phải trải qua nhiều năm chịu sự đô hộ và bóc lột của đế quốc thực dân và những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo…Nên cho đến nay, châu Phi vẫn là một châu lục nghèo nàn và lạc hậu nhất thế giới. Công nghiệp của các nước châu Phi chủ yếu dựa vào khai khoáng để xuất khẩu. các ngành luyện kim, chế tạo, cơ khí, hoá học…chưa phát triển. Trong hầu hết các nước, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu. Hơn nữa, còn là nền nông nghiệp độc canh. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, tình trạng nợ nước ngoài là một gánh nặng đối với các nước châu Phi. Nhiều nước không có khả năng thanh toán và trả nợ. Tình trạng kinh tế còn hết sức bấp bênh. Theo Liên Hiệp Quốc(UN), năm 2005 trong số 46 quốc gia nghèo nhất thế giới thì 33 nước thuộc châu Phi. Khoảng 44% dân số ở đây sống dưới mức nghèo khổ và con số này còn gia tăng. Nợ nước ngoài là 350 tỷ USD, bằng 2/3 GDP, đây là một gánh nặng khủng khiếp cho các nước châu Phi. Bước vào thế kỷ 21, phần lớn các nước châu Phi vẫn dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp mới chỉ đạt khoảng 10-20% GDP.
Tuy nhiên, bức tranh kinh tế châu Phi cũng đang sáng dần lên. Từ đầu thập kỷ 90 đến nay, họ đã và đang dần thoát khỏi thời kỳ xung đột khu vực và nội chiến….Bên cạnh việc tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề hoà bình và ổn định trong khu vực, hầu hết các nước đều đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế, đều theo mô hình kinh tế thị trường, mở rộng và đa dạng hoá kinh tế quốc tế, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Hiện nay, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội và đời sống của người dân, nhiều nước ở châu Phi đã và đang thực hiện nhiều chính sách trong đó có sự hỗ trợ đáng kể của các tổ chức quốc tế và các nước phát triển. Trong hơn một thập kỷ qua, tình hình kinh tế ở khu vực này đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ GDP đã tăng từ 2% trong giai đoạn 1993-1995 lên gần 5% trong giai đoạn 2000-2002. Cùng với chu kỳ mới của tăng trưởng kinh tế thế giới kể từ năm 2002, kinh tế châu Phi đang có bước khởi sắc mới, có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đạt 4,6% năm 2003, 5,3% năm 2004 và giảm nhẹ trong năm 2005. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Phi trong năm 2005 thấp hơn đôi chút so với năm trước đó, một phần do những nguyên nhân chủ quan, nhưng mặt khác cũng là do kinh tế thế giới năm 2005 đang có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, đạt 4,3% so với 5,1% năm 2004. Chỉ số này chứng tỏ châu Phi ngày nay đã không hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài mà đang hoà nhập dần vào xu hướng toàn cầu hoá.
Mặc dù kinh tế châu Phi tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chưa đều. Tập trung chủ yếu ở những nước đã chấm dứt xung đột, chiến tranh và cải cách kinh tế. Theo đánh giá của IMF, kinh tế châu Phi năm 2005 tăng trưởng ở mức 4,5%, giảm 0,8% so với năm 2004. Theo đánh giá của ngân hàng phát triển châu Phi (AFDB), tốc độ tăng trưởng của châu Phi năm 2005 là 4,7%, một dấu hiệu mang tính tích cực đối với châu lục này. Mặc dù các đánh giá còn mang tính khác nhau, nhưng nhìn chung đều cho rằng trong 5 năm vừa qua, tăng trưởng kinh tế châu Phi luôn cao hơn khu vực Bắc Mỹ, Mỹ Latinh và Châu Âu. Môi trưởng kinh tế đang được cải thiện và sự dàn xếp các cuộc xung đột ngày càng mang tính hiệu quả đang là động lực chính khiến kinh tế châu Phi có thêm những dấu hiệu sáng sủa.
Trong khu vực châu Phi, 48 nước châu Phi cận Xahara năm 2005 đạt tốc độ tăng trưởng 4,6%, trong đó các nước có nguồn dầu mỏ phong phú đạt tốc độ tăng 4,7% và các nước phát triển kinh tế không phụ thuộc vào dầu mỏ đạt tốc độ 4,5%. Những nước lớn của châu Phi như Nam Phi và Nigieria có tốc độ tăng GDP là 5%. Những nước đã chấm dứt xung đột, chiến tranh, đang đi vào ổn định hoá và xây dựng các chính sách phát triển kinh tế mới có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều: Angola 14,7%, cộng hoà Congo 9,25, Xuđăng 8%...
Nợ nước ngoài có xu hướng ổn định hơn. Trong năm 2005 tỷ lệ lạm phát của châu Phi là 8,2%, tuy có tăng nhẹ so với mức 7,8% của năm 2004, năm 2005, tổng nợ nước ngoài của châu Phi là 285,5 tỷ USD, giảm nhẹ so với mức293,2 tỷ USD của năm 2004. Điều nguy hiểm của nợ nước ngoài châu Phi trong những năm gần đây là châu Phi phụ thuộc phần lớn vào nợ dài hạn và nợ nước ngoài từ các tổ chức đa phương quốc tế như IMF, WB, AFDB. Năm 2005, nợ nước ngoài dài hạn của châu Phi chiếm 94% tổng nợ nước ngoài.
Hoạt động thương mại và đầu tư còn khó khăn. Năm 2005 châu Phi vẫn bị đánh giá là đang tụt hậu và dễ tổn thương hơn so với các châu lục khác về buôn bán và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do các cuộc đàm phán thương mại đa phương trong năm 2005 gặp nhiều khó khăn và vòng đàm phán Doha của WTO chỉ đạt được một số kết quả khá khiêm tốn vào cuối năm 2005, sự bảo hộ mạnh mẽ của các nước giàu đã có những tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu của châu Phi trong năm.
Theo đánh giá của IMF, kinh tế châu Phi trong năm 2006 sẽ tăng trưởng ở mức cao 5,9%, cao hơn rất nhiều so với 2005, và châu Phi sẽ trở thành khu vực tăng trưởng nhanh thứ hai trong nhóm nước đang phát triển, sau châu Á. Theo WB, năm 2006 có lẽ sẽ không xảy ra các cuộc xung đột mới nào ở châu Phi nên kinh tế châu Phi trong năm 2006 là rất khả quan, do các nguyên nhân sau:
Làn sóng cải cách kinh tế và ổn định chính trị sẽ tiếp tục lan rộng ở nhiều nước châu Phi, bởi nhiều nước trong châu lục này đã nhận thức được rằng chỉ có chấm dứt xung đột, chiến tranh, cải cách và mở cửa nền kinh tế mới là giải pháp tốt nhất để châu Phi thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu.
Thế giới sẽ tiếp tục giúp đỡ châu Phi phát triển cùng hội nhập. Những kết quả sắp tới của vòng đàm phán Đoha vào cuối năm 2006 sẽ đem lại những lợi ích rất lớn cho các nước châu Phi. Việc xoá bỏ hoàn toàn thuế quan, trợ cấp và các chương trình hỗ trợ nội địa sẽ làm tăng thu nhập toàn cầu lên 287 tỷ USD mỗi năm vào năm 2015. Các tổ chức quốc tế như WB, IMF, Liên Hiệp Quốc sẽ tiếp tục các chương trình xoá nợ và trợ giúp châu Phi phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Để thực hiện tốt MDGs, Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi các nước phát triển trợ giúp 135 tỷ USD trong năm 2006, sau đó sẽ tăng lên khoảng 195 tỷ USD vào năm 2015.
Sau những biến động về giá cả trên thế giới, châu Phi sẽ tự nhận thức được vai trò và vị thế của mình trên thị trường thế giới, từ đó tìm ra còn đường phát triển kinh tế của riêng mình.
1.4.Đặc điểm luật pháp
Chính trị và luật pháp là những yếu tố không thể tách rời hoạt động kinh doanh. Trong kinh doanh nếu nắm vững được yếu tố luật pháp thì sự đảm bảo thành công sẽ là rất lớn. Đặc biệt là trong hoạt đông kinh doanh quốc tế, nơi mà môi trường pháp luật đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều thì việc nghiên cứu yếu tố pháp luật là rất cần thiết.
Với lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời, nhưng trong một thời gian dài toàn châu Phi chìm trong chiến tranh, đô hộ của các nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha…Do đó hệ thống luật pháp của châu Phi không có sự đồng nhất giữa các nước và chịu ảnh hưởng của nước chính quốc.
Tóm lại, mặc dù xa xôi về địa lý, sự khác biệt về văn hoá và luật pháp, nhưng chúng ta có thể thấy tiềm năng to lớn của thị trường châu Phi khi nghiên cứu cầu của một số hàng hoá chủ lực của Việt Nam ở một vài thị trường chính.
2.Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Phi
2.1.Lưu ý về phong tục văn hoá, tín ngưỡng và tập quán thương mại
Về phong tục văn hoá và tín ngưỡng:
Khách hàng trên toàn thế giới đang hàng ngày tiêu dùng các sản phẩm thông dụng như quần áo, thức ăn, đồ uống. Nói cách khác, mọi người đều có nhu cầu về những sản phẩm thiết yếu. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là liệu tiêu dùng này có đồng nhất không? Liệu có một sản phẩm có thể tạo ra và đem bán theo cùng một cách trên tất cả các thị trường? Khi tham gia kinh doanh quốc tế các công ty thường phải điều chỉnh sản phẩm và hoạt động của họ cho phù hợp với điều kiện địa phương. Việc đánh giá một cách sâu sắc nền văn hoá địa phương giúp các nhà quản lý quyết định khi nào có thể tiêu chuẩn hoá và khi nào phải thích nghi hoá.
Là một châu lục mà người dân có sự tôn thờ thần thánh, với họ thần thánh có thể là điều tối cao, có thể còn hơn cả tính mạng họ. Vì vậy, bất kỳ một sự không tồn thờ nào đối với vị thần của họ cũng sẽ là một điều không hay và hậu quả sẽ khôn lường.
Các tôn giáo truyền thống của người châu Phi đều có những quy định chi tiết cho cuộc sống hàng ngày. Điều này có ý nghĩa thiết thực vì nó bảo về cho cả cộng đồng và củng cố ý thức tập thể về bản sắc của cộng đồng. Có những điều cấm kỵ, trong đó có một số điều liên quan đến chuyện ăn uống và ăn mặc.
Tập quán thương mại:
Trừ một số nước có nền kinh tế phát triển (như Nam Phi, Ai Cập, Angiêri…) còn lại ở một số nước châu Phi khác thì hầu như ít có hoặc không có các doanh nghiệp nội địa có khả năng tài chính lớn, hầu hết là các công ty trách nhiệm hữu hạn vừa và nhỏ. Vì vậy, khả năng mua hàng với số lượng lớn (như 1 tàu gạo khoảng 10.000 tấn trở nên) và thanh toán theo phương thức mở L/C thông thường là rất khó.
Tập quán mua bán chủ yếu ở các nước châu Phi là nhìn thấy hàng mới ngã giá và trả tiền, tiêu thụ đến đâu mua đến đấy, số lượng mua thường từ 500-1.000 tấn gạo/lần. Phương thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt, thanh toán trước khi nhận hàng hoặc mua hàng trả chậm thậm chí hàng đổi hàng.
Đồng tiền thanh toán chủ yếu vẫn là đồng nội tệ của nước đó. Có rất ít các loại ngoại tệ mạnh và tự do chuyển đổi (như USD, đông Euro…) được áp dụng trong thanh toán. Mặt khác, việc quản lý ngoại tế và quy định chuyển ngoại tệ ra nước ngoài mỗi nước áp dụng rất khác nhau mà thông thường là rất chặt chẽ.
Chính vì khả năng tài chính hạn chế và tập quán thương mại nêu trên, nên phần lớn mặt hàng lương thực Việt Nam (chủ yếu là gạo) muốn vào các thị trường này đều phải qua trung gian các công ty đa quốc gia của các nước thuộc địa cũ đã hoạt động lâu đời tại đây đảm nhiệm. Các công ty này mua gạo từ Việt Nam với số lượng lớn để giảm giá thành vận chuyển, sau đó họ thuê tàu chở qua cảng đến cuối cùng, bốc dỡ hàng và đưa vào kho riêng của công ty đó hoặc thuê 1 kho ngoại quan để cất giữ và bán dần theo phương thức nói ở trên.
Theo kinh nghiêm của nhiều doanh nghiệp đã xâm nhập thành công thị trường này thì mặt hàng lương thực, thực phẩm Việt Nam muốn thâm nhập được vào thị trường châu Phi sẽ phải áp dụng phương thức nêu trên (đưa hàng qua-nhập kho-bán dần). Phương thức kinh doanh này có nhiều rủi ro cao, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam (phần lớn là các doanh nghiệp Nhà nước) đang gặp phải nhiều lúng túng và chưa dám mạnh dạn thực hiện vì chưa có nhiều thông tin về phâp luật của nước sở tại hoặc chưa có nhiều văn bản pháp quy hướng dẫn của Việt Nam trong vấn đề này.
Tập quán tiêu dùng ở người dân châu Phi là hầu hết người dân nơi đây có tập quán sử dụng gạo trong bữa ăn hàng ngày, đồ ăn thì phải có gia vị như hạt tiêu, ớt, và họ ăn cay nhiều. Ăn mặc màu sắc không quá loè loẹt.
Với chế độ gia trưởng nặng nề, người đàn ông giữ vai trò trụ cột trong gia đình và giữ quyền quyết định sau cùng về tiêu dùng của gia đình về những mặt hàng xa xỉ như tivi, tủ lạnh…còn phụ nữ vẫn là người trực tiếp nội trợ sẽ quyết định tiêu dùng các hàng lương thực, thực phẩm.
2.2. Lưu ý về quy định luật pháp đối với xuất nhập khẩu của châu Phi
Châu Phi chưa có một hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu và biểu thuế nhập khẩu chung. Nhưng với 41/54 nước đã là thành viên của WTO, đang thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết với WTO. Nhưng nhìn chung thuế nhập khẩu còn cao, đặc biệt là hàng nông sản là những mặt hàng mà chúng ta có thế mạnh và bước đầu đã thâm nhập vào thị trường châu Phi. Điều này làm giảm nhiều khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, nhất là đói với những nước mà các quốc gia này có thoả thuận thương mại tự do.
Tôi sẽ phân tích thủ tục xuất nhập khẩu của Nam Phi và Angiêri. Nam Phi là thành viên WTO, còn Angiêri chưa là thành viên trong tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này. Là hai trong những trụ cột kinh tế của châu Phi, là cửa ngõ vào châu Phi. Khi doanh nghiệp đã tiếp cận với thị trường này thì việc xâm nhập các thị trường bên trong khu vực không còn là khó khăn nữa.
2.2.1.Một số điều cần biết khi kinh doanh với thị trường Nam Phi
2.2.1.1.Môi trường kinh doanh
Nền kinh tế của Nam Phi chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp tư nhân mặc dù Chính phủ sở hữu và kiểm soát một phần hoặc toàn bộ một số ngành kinh tế trọng yếu ( như vận tải, viễn thông, điện, nước). Tuy nhiên, Chính phủ đã cam kết thương mại hoá, tái cơ cấu và tư nhân hoá một số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
a. Mối quan hệ giữa Chính phủ và Doanh nghiệp
Chính phủ cam kết cung cấp mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các cộng đồng và cho phép họ được chia xẻ một cách công bằng nguồn tài nguyên của đất nước và các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, chiến lược Kinh tế vĩ mô của Chính phủ về các vấn đề tái phân phối, tuyển dụng, tăng trường lại dựa trên cơ sở khuyến khích thị trường tự do và các nguyên tắc tài khoá và tài chính.
Chính phủ đã chỉ rõ tầm quan trọng gắn kết với đầu tư bằng cách đưa ra các biện pháp tăng cường hỗ trợ thương mại và phát triển công nghiệp.
Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp như Phòng Khai thác mỏ, Phòng Thương mại Nam Phi, Uỷ ban Thương mại cộng đồng người da đen, Phòng Thương mại liên bang quốc gia Châu phi, Viện Afrikaanse Handelsinstituut, Quỹ tài trợ dịch vụ tiêu dùng và thương mại Châu phi, Quỹ tài trợ Nam Phi và các Phòng Thương mại nước ngoài ở Nam Phi đều có quan hệ chặt chẽ với Chính phủ cũng như góp phần xây dựng luật cho Chính phủ.
Nam Phi có một nền kinh tế tự do hoàn chỉnh nhất ở Châu Phi, tuy nhiên hệ thống kinh tế của nước này mang tính hai mặt rõ rệt; một nền kinh tế công nghiệp phát._.ặt hàng chính đến năm 2010 như sau:
Bảng 13: Dự báo xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực sang châu Phi
năm 2010
Stt
Mặt hàng
Châu Phi(triệu USD)
7 thị trường(triệu USD)
Thị trường chính(trong 7 thị trường)
1
Gạo
300
180
Nam Phi, Xênêgan, Nigiêria, Tandania, Ai Cập
2
Sản phẩm điện điện tử
40
30
Ai Cập, Nam Phi, Nigiêria
3
Giầy dép
30
25
Nam Phi, Maroc, Ai Cập
4
Hạt tiêu
25
20
Ai Cập, Xênêgan, Maroc, Nam Phi
5
Cao su và sản phẩm cao su
25
20
Nigiêria, Nam Phi, Maroc
6
Hàng dệt may
50
10
Nam Phi, Ai Cập, Tandania, Nigiêria
7
Sản phẩm nhựa
10
7
Nam Phi, Ai Cập, Nigiêria
8
Sản phẩm cơ khí
10
5
Nam Phi, Ai Cập
9
Cà phê
10
5
Nam Phi, Ai Cập
10
Than
5
5
Nam Phi
Ngoài ra, còn một số mặt hàng khác mà kim ngạch xuất khẩu sang 7 nước châu Phi đến năm 2010 có thể đạt từ 1 đến vài triệu USD như thực phẩm chế biến (bột gia vị, mỳ ăn liền, bánh kẹo…), thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, đồ gia dụng, thủy sản…
2.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường châu Phi
2.1.Các giải pháp ở cấp độ vĩ mô
Để tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi không thể không có sự tham gia cùa Nhà nước. Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp sang thị trường châu Phi, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp như:
2.1.1.Cụ thể hoá chủ trương phát triển quan hệ thương mại với các nước châu Phi
Phát triển quan hệ thương mại với châu Phi là một chủ trương đã được Đảng và Nhà nước ta xác định rõ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có những biện pháp để cụ thể hoá chủ trương đó. Theo tôi, một số biện pháp dưới đây sẽ tạo bước đột phá cho sự phát triển quan hệ thương mại với lục địa này.
Chính phủ cần đề ra một chiến lược phát triển kinh tế thương mại với châu Phi giai đoạn 2006-2010, được xây dựng với sự phối hợp của các bộ, ngành hữu quan. Chiến lược này tập trung vào những nội dung chủ yếu là những biện pháp, chính sách và lộ trình thực hiện chiến lược.
Đặc biệt, để cụ thể hoá chủ trương phát triển quan hệ kinh tế thương mại với các nước châu Phi, nhất thiết phải sớm tăng cường mạng lưới các cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện thương mại của nước ta tại châu lục này giảm bớt tình trạng vừa thiếu vừa theo chế độ kiêm nhiệm như hiện nay.
Đồng thời cần phải củng cố các cơ quan đại diện ngoại giao đã có theo hướng chuyên sâu, đủ về số lượng, cao về chất lượng và đảm bảo các phương tiện cần thiết chuẩn bị cho việc tìm hiểu, xúc tiến và mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực.
Hầu hết các nước châu Phi đã có quan hệ ngoại giao và kinh tế với nước ta đều cử cơ quan đại diện ngoại giao tại Trung Quốc, Thái Lan…kiêm nhiệm Việt Nam. Hiện nay, mới có 5 nước châu Phi có cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam. Việc thiếu cơ quan đại diện của các nước châu Phi tại Hà Nội gây không ít khó khăn cho các cơ quan chức năng cũng như các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại với thị trường châu Phi(thiếu thông tin, thủ tục đi lại khó khăn…). vì vậy, qua con đường ngoại giao, Bộ ngoại giao cần sớm đề nghị và tạo điều kiện cho các nước châu Phi mở thêm cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ tại Hà Nội.
Chủ trương phát triển quan hệ thương mại với châu Phi cũng cần phải được cụ thể hoá thông qua việc thường xuyên trao đổi các đoàn lãnh đạo cao cấp. Từ các chuyến thăm của lãnh đạo hai bên, rất nhiều vấn đề trong quan hệ song phương được khai thông. ngoài ra qua những chuyến thăm này, chúng ta có thể ký được các hiệp định, các biên bản ghi nhớ hoặc các hợp đồng cầp chính phủ, mở đường cho hoạt động thương mại hai chiều.
2.1.2.Củng cố khung pháp lý cho quan hệ thương mại
Trên thực tế, trong số 7 nước châu Phi, nước ta mới hoàn tất việc tạo lập khung pháp lý tạm đủ cho các hoạt động thương mại và đầu tư với Nam Phi và Ai Cập( đã ký hiệp định thương mại, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hiệp định hợp tác về du lịch). Với các nước khác, về cơ bản mới chỉ dừng lại ở hiệp định thương mại.
Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy nhanh việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hiệp định về bảo hộ sỡ hữu trí tuệ…với từng nước châu Phi trên cơ sở có tính đến những quy định của WTO cũng như các nguyên tắc thoả thuận của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực, để tạo ra những điều kiện có lợi nhất cho tiến trình thâm nhập, mở rộng thị trường và phát triển buôn bán của nước ta trong thời gian tới.
2.1.3.Hỗ trợ về tài chính
Hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước là biện pháp mang tính quyết định nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước châu Phi. Đặc biệt trong giai đoạn đầu có tính khai phá thị trường như hiện nay, điều kiện yếu kém về tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước với tư cách là “người mở đường” và người “bảo trợ”. Theo tôi cần có một số giải pháp sau:
Quỹ hỗ trợ phát triển là đơn vị đang được chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, để khuyến khích doanh nghiệp tận dụng hỗ trợ của quỹ trong việc xuất khẩu sang châu Phi, quỹ cần có quy định riêng ưu tiên cho các hợp đồng xuất khẩu sang châu Phi giống như quy định đã có dành cho xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đồng thời quỹ cần có các hình thức hỗ trợ khác mà nhiều nước vẫn làm như cung cấp tín dụng cho người mua, bảo đảm rủi ro thanh toán…đặc biệt trong hoàn cảnh doanh nghiệp các nước châu Phi thanh toán chủ yếu bằng hình thức trả chậm.
Đối với thưởng xuất khẩu, phải có chế độ thưởng cho các doanh nghiệp có sản phẩm mới, thị trường mới, có mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân của mặt hàng đó.
Chính phủ có thể thành lập quỹ hỗ trợ đặc biệt có nhiệm vụ hỗ trợ riêng cho các hoạt động xúc tiến, thâm nhập và phát triển quan hệ thương mại và hợp tác với châu Phi. Về cách thức, tuỳ theo từng hoạt động cụ thể mà quỹ có thể hỗ trợ 100%; đối với hoạt động xuất khẩu thì có thể hỗ trợ vốn và lãi suất với mức ưu đãi cao hơn quy định của cơ chế hỗ trợ xuất khẩu hiện nay. Với hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp hỗ trợ từ 30-70% tuỳ theo từng hoạt động và từng nước. Với hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp thì hỗ trợ thêm kinh phí đi lại ăn ở…
(Cần lưu ý là các hình thức hỗ trợ tài chính nói trên không âp dụng một cách lâu dài, vì khi nước ta gia nhập WTO thì những hình thức hỗ trợ tài chính này sẽ chịu ràng buộc bởi các quy định của WTO và sẽ dần bị thu hẹp lại).
2.1.4.Phát triển công tác thông tin, thương mại điện tử và nguồn nhân lực
Về công tác thông tin
Vấn đề thông tin có vai trò to lớn trong việc xúc tiến các hoạt động thương mại. Thực tế là hiện nay, thông tin hai chiều giữa nước ta với các nước châu Phi còn rất thiếu, hơn nữa nếu có thông tin thì chủ yếu dừng ở cấp lãnh đạo và các cơ quan quản lý Nhà nước, chứ chưa xuống đến các doanh nghiệp. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước phải quan tâm phát triển công tác thông tin nhằm bảo đảm có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ, ngành, tạo ra nguồn thông tin phong phú đáng tin cậy về thị trường các nước châu Phi, từ đó nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan về tiềm năng to lớn của thị trường này. Khi mà doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về thị trường châu Phi do thiếu thông tin thì mọi chủ trương của Nhà nước đều rất khó phát huy hiệu quả.
Về thương mại điện tử
Mặc dù mới ra đời cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và Internet, thương mại điện tử đang ngày càng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới bởi những ưu thế của nó, đặc biệt là trên các phương diện thời gian, không gian và chi phí. Về phát triển thương mại điện tử ở nước ta hiện nay đang ở giai đoạn sơ khai cho nên tận dụng được những ưu thế của thương mại điện tử để góp phần thúc đẩy buôn bán với châu Phi là một giải pháp về mặt dài hạn, chưa thể hy vọng sớm thành hiện thực trong vài năm tới. Dưới đây là những giải pháp mang tính khái quát liên quan đến phát triển thương mại điện tử ở nước ta trong những năm tới:
Về môi trường pháp lý: các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử còn sơ sài, không đủ để cung cấp một khuôn khổ pháp lý cần thiết để có thể theo kịp sự phát triển của lĩnh vực này. Vì vậy, cần sớm hoàn chỉnh và ban hành các pháp lệnh về thương mại điện tử.
Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: thương mại điện tử ở nước ta chưa phát triển một phần là do cước truy cập Internet cao so với các nước trong khu vực và thu nhập của đa số người dân. Trong khi đó, tốc độ truy cập lại thấp. Vì vậy, trước mắt cần phải đầu tư tăng độ rộng băng thông và tạo ra dung lượng lớn để hỗ trợ truyền thông đa phương tiện và thương mại điện tử.
Về phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là một công việc thường xuyên liên tục trong suốt quá trình phát triển của bất cứ quốc gia nào nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh về công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác xúc tiến thương mại và hợp tác với các nước châu Phi và trước hết tập trung vào 7 thị trường trọng điểm. Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển quan hệ kinh tế thương mại với các nước châu Phi cần phải được thực hiện một cách có hệ thống, mang tính ổn định. Hình thức đào tạo có thể là đào tạo tại chỗ thông qua các khoá huấn luyện, các buổi hội thảo có mời các chuyên gia nước ngoài hoặc cũng có thể gửi các lưu học sinh sang các nước châu Phi.
2.1.5.Thành lập trung tâm thương mại
Với ý nghĩa là một cơ cấu thương mại hiện đại, trung tâm thương mại Việt Nam ở nước ngoài sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao khả năng thâm nhập trực tiếp vào thị trường. Do việc thành lập trung tâm thương mại ở châu Phi sẽ đòi hỏi vốn đầu tư và kinh phí hoạt động lớn sự hỗ trợ ban đầu từ phía Nhà nước là hêt sức cần thiết. Về lâu dài, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoặc từ mình thành lập trung tâm thương mại.
2.1.6.Phát triển quan hệ thương mại với các nước châu Phi thông qua quan hệ với Việt kiều, các tổ chức quốc tế và các nước khác
Quan hệ với Việt kiều
Cộng đồng Việt kiều ở các nước châu Phi, tuy không đông đảo như ở các châu lục khác, nhưng cũng đã hình thành từ lâu đời, bám dễ sâu sắc và có đóng góp đáng kể vào đời sống chính trị xã hội cũng như kinh tế thương mại của nước sở tại. Tính đến nay, cộng động Việt kiều ở châu Phi khoảng trên 3500 người, chủ yếu tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn của châu Phi, nhiều người có vị trí cao trong xã hội và cũng có nhiều người thành đạt trong kinh doanh. Họ đều nắm vững phong tục tập quán và pháp luật nước sở tại, am hiểu những khía cạnh nhất định của thị trường và đặc biệt luôn có trong mình cái tâm hướng về đất nước. Vì vậy, giữ quan hệ chặt chẽ với cộng đồng người Việt sẽ có cơ hội thúc đẩy buôn bán với các nước châu Phi theo nhiều cách. Việt kiều có thể đứng ra làm trung gian môi giới bán sản phẩm Việt Nam sang châu Phi và ngược lại. Làm cố vấn cho doanh nghiệp trong kinh doanh với châu Phi và cung cấp thông tin bổ ích.
Quan hệ với các tổ chức quốc tế
Nhiều tổ chức quốc tế hàng năm vẫn duy trì cơ chế viện trợ, cho vay vốn hoặc tài trợ bằng hàng hoá và dịch vụ cho các nước châu Phi. Duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức này sẽ tạo điều kiện nắm bắt các thông tin và cơ hội, để khi họ có nhu cầu hàng hoá và dịch vụ viện trợ cho các nước châu Phi thì ngay lập tức các doanh nghiệp nước ta có thể tham gia đấu thầu hoặc chào hàng. Theo tôi đây là một cách thức đáng quan tâm để gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu sang châu Phi.
Quan hệ với các nước khác
Chúng ta biết rằng các nước Tây Âu hiện là những nước có ảnh hưởng lớn nhất tại châu Phi. Chính vì thế, bất cứ một quốc gia nào muốn thâm nhập thị trường này đều phải đặt vấn đề hợp tác với các công ty mẹ ở chính quốc sau đó mới tính chuyện kinh doanh ở thị trường châu lục này, từ thực tế này, nước ta cần tận dụng mối quan hệ hợp tác sẵn có giữa Việt Nam với các nước Tây Âu để đặt vấn đề thông qua họ mở đường cho doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường châu Phi.
2.2.Các giải pháp ở cấp độ vi mô
Ở cấp độ vi mô, đa số các doanh nghiệp nước ta vẫn còn nhiều hạn chế cản trở việc mở rộng hoạt động kinh doanh với thế giới bên ngoài. Những hạn chế này tất nhiên cũng gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp nước ta khi muốn mở rộng buôn bán với thị trường châu Phi. Tuy là một thị trường gồm các nước đang và chậm phát triển, nhưng thị trường châu Phi lại có tính cạnh tranh quyết liệt vì nhiều nước và khu vực trên thế giới đang rất quan tâm đến thị trường này và tranh giành ảnh hưởng. Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan,..với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nhìn chung giống nước ta nhưng đã có mặt tại châu Phi từ trước, ít nhiều tạo được chỗ đứng vững chắc. Giá bán các sản phẩm xuất khẩu của những nước này cũng thấp hơn Việt Nam, họ lại có năng lực tài chính, công tác tiếp thị, phân phối sản phẩm tốt hơn các doanh nghiệp nước ta, nên dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu của đối tác châu Phi. Vì vậy, để phát triển buôn bán với khu vực này, ngoài những nỗ lực dẫn đường từ phía chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải có những bước đi riêng cho mình. Ở đây tôi xin kiến nghị một số giải pháp sau:
2.2.1.Phát triển ngành hàng xuất khẩu
Thực tế thập kỷ 90 cho thấy, trong khi tiềm năng nhập khẩu của các nước châu Phi rất đa dạng phong phú, thì chủng loại mặt hàng mà nước ta xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn đơn điệu, tập trung quá nhiều vào một số nông sản và hàng công nghiệp nhẹ. Vì vậy, để duy trì tăng trưởng xuất khẩu ổn định sang các nước châu Phi, doanh nghiệp nước ta phải chủ động phát triển ngành hàng xuất khẩu theo hai hướng. Thứ nhất, phải đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, vì các nước châu Phi là thị trường tiềm năng cho mọi loại hàng hoá. Thứ hai, phải nâng cao tính cạnh tranh của từng sản phẩm xuất khẩu về giá cả, mẫu mã, chất lượng. Nhìn chung với các nước châu Phi, thị trường không đòi hỏi sản phẩm chất lượng quá cao nhưng phải có tính ổn định và đặc biệt giá phải rẻ. Cạnh tranh về giá thành sản phẩm đang là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trước các đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, trên thị trường châu Phi. Để làm được điều đó doanh nghiệp nhất thiết phải nâng cao trình độ công nghệ và đổi mới trang thiệt bị sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên trú trọng khâu thiết kế sản phẩm, gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm. Song song với việc đưa vào thị trường châu Phi các sản phẩm có tính cạnh tranh, các doanh nghiệp cần chú ý xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đây là một giá trị đặc biệt tạo nên chỗ đứng lâu dài cho doanh nghiệp trên thị trường.
2.2.2.Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại
Có thể nói công tác xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp chúng ta sang thị trường châu Phi chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù thời gian qua, một số doanh nghiệp đã tham gia tháp tùng lãnh đạo tại các chuyến thăm chính thức, hoặc tự tổ chức đi nghiên cứu thị trường, tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế tổ chức tại một số nước châu Phi…nhưng nhìn chung các hoạt động này còn mang tính tự phát và thời vụ, chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi.
Về thu thập và xử lý thông tin
Không thể nói đến xúc tiến thương mại khi không giải quyết tốt khâu thông tin. Tình trạng thiếu thông tin đang là trở ngại lớn trong việc phát triển buôn bán giữa nước ta với các nước châu Phi. Đa số doanh nghiệp chỉ biết đến châu Phi như một thị trường đầy rủi ro, đầy bất trắc nên thường ít chịu tìm hiểu tiềm năng, những cơ hội hợp tác kinh doanh tại thị trường này, cũng như các chính sách thương mại, các phong tục tập quán bản địa….Vì vậy, muốn mở rộng buôn bán sang châu Phi nhất thiết các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin.
Về quảng bá sản phẩm và thương hiệu
Mặc dù đến này đã có nhiều ấn phẩm giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, nhưng vẫn còn quá ít ấn phẩm về ngành hàng, về sản phẩm xuất khẩu có thể mạnh của nước ta, về thương hiệu Việt Nam được giới thiệu ở nước ngoài, và ở châu Phi thì lại càng ít. Thời gian tới thông qua các thương vụ hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nước châu Phi, các doanh nghiệp cần chủ động đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình trên thị trường sở tại nhiều hơn nữa, dưới nhiều hình thức khác nhau, cho đối tượng là các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các doanh nghiệp châu Phi. Cần lưu ý là đối với các sản phẩm ít nhiều đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước châu Phi, doanh nghiệp nước ta cần sớm đăng ký thương hiệu và các nội dung có liên quan khác với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại để tránh những rắc rối không cần thiết về sau.
Tham dự hội chợ, triển lãm
Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam đều đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, do không xác định rõ mục tiêu tham gia hội chợ, triển lãm do chưa gắn mục tiêu tham gia với chính sách mặt hàng và chiến lược phát triển của doanh nghiệp hoặc do những hạn chế về mặt kinh phí nên hoạt động quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác thông qua hội chợ, triển lãm quốc tế của doanh nghiệp nước ta còn nhiều bất cập chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thành lập trung tâm thương mại
Các doanh nghiệp nước ta có thể tự mình mở các trung tâm thương mại hoặc các showroom với quy mô nhỏ, để giới thiệu sản phẩm và làm địa điểm giao dịch. Đây là một hình thức xúc tiến thương mại còn tương đối mới đối với doanh nghiệp, nhưng lại có hiệu quả cao nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng.
2.2.3.Có chiến lược kinh doanh phù hợp
Đối với thị trường châu Phi, các doanh nghiệp cần phải kiên trì xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp, cần hết sức tránh tình trạng buôn bán theo kiểu chụp giật làm mất uy tín cho cả giới doanh nghiệp Việt Nam.
Xuất khẩu qua trung gian là con đường mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng để thâm nhập thị trường châu Phi. Hình thức này phù hợp với thời kỳ khai phá thị trường khi quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp còn nhỏ và các mặt hàng xuất khẩu còn phân tán. Theo tôi các doanh nghiệp vẫn cần tiếp tục khai thác hình thức xuất khẩu qua trung gian sang châu Phi trong giai đoạn từ năm đến 2010. Các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tương đối mạnh có thể xem xét khả năng trở thành thành viên của các tập đoàn xuyên quốc gia của EU hoạt động tại châu Phi. Bằng cách này doanh nghiệp có thể thâm nhập trực tiếp vào các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường châu Phi.
Một hình thức rất đáng quan tâm là thành lập công ty liên doanh một bên là doanh nghiệp Việt Nam, một bên là đối tác nước ngoài có kinh nghiệm làm ăn tại thị trường châu Phi. Phía Việt Nam đảm nhận nguồn hàng cung cấp ở trong nước, còn phía nước ngoài với kinh nghiệm và mối quan hệ của mình, chịu trách nhiệm về đầu ra ở các nước châu Phi.
Xuất khẩu trực tiếp cũng là một hình thức được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng, nhất là tại các quốc gia mà nước ta đã có thương vụ hoặc cơ quan đại diện ngoại giao và một số nước có hệ thống ngân hàng tương đối phát triển và khả năng tài chính tương đối mạnh. Để đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sang châu Phi các doanh nghiệp phải chủ động có những biện pháp đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp châu Phi, đặc biệt là ở hai điểm giao hàng và thanh toán. Như chúng ta đã biết, về giao hàng, rất ít khi các đối tác châu Phi nhập những lô hàng lớn mà nhập những đơn hàng nhỏ lẻ. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp nước ta, trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc hay Thái Lan có biện pháp rất hay là trong một chuyến hàng sang châu Phi có nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau.
Về thanh toán, để đáp ứng được yêu cầu thanh toán chậm, các doanh nghiệp phải nắm vững thông tin và xây dựng được mối quan hệ tin cậy với đối tác châu Phi, phải dựa vào sự tư vấn của các cơ quan chức năng, đặc biệt là sứ quán và thương vụ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải biết phát huy những cơ chế hỗ trợ tài chính sẵn có như vay vốn qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu thuộc quỹ hỗ trợ phát triển để bán hàng trả chậm.
Trong buôn bán trực tiếp, những doanh nghiệp quyết tâm làm ăn lâu dài ở thị trường châu Phi nên xem xét lập kho ngoại quan, đặc biệt tại các nước trọng điểm mà nước ta có sứ quán và cơ quan thương vụ.
2.2.4.Nâng cao năng lực đỗi ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ người lao động
Nhìn chung trình độ của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp nước ta còn yếu, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc lựa chọn những người đứng đầu doanh nghiệp có năng lực, đáp ứng được yêu cầu công việc trong bối cảnh mới, có tầm nhìn chiến lược trong sản xuất và kinh doanh là yếu tố rất quan trọng. Đặc biệt, người lãnh đạo doanh nghiệp phải tâm huyết với công việc, có ý thức dám nghĩ, dám làm mạnh dạn mở rộng hoạt động hướng về những thị trường tuy xa lạ nhưng đầy tiềm năng như các nước châu Phi.
Về đội ngũ lao động ở nước ta, nhìn chung năng lực chưa cao. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp, do cán bộ, nhân viên năng lực yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu công tác, lại ngại khó khăn gian khổ, nên việc tiếp cận và buôn bán với những thị trường rủi ro như các nước châu Phi không thực hiện được.
Vì vậy, từng doanh nghiệp phải có ý thức tuyển chọn và đào tạo những người lao động tinh thông về nghiệp vụ, biết ngoại ngữ và phải yêu nghề, nhiệt tình trong công tác.
2.2.5.Tăng cường vai trò các hiệp hội ngành hàng và sự hợp tác giữa các doanh nghiệp
Ở nước ta đã xuất hiện rất nhiều hiệp hội ngành hàng, nhưng chỉ trong vài năm gần đây, khi khó khăn nảy sinh ngày càng nhiều đối với các doanh nghiệp, cùng với tác động của các cuộc chiến thương mại quốc tế, chúng ta mới nhận thức đầy đủ và sâu sắc vai trò của hiệp hội, từ việc đứng ra giải quyết kiện cáo cho doanh nghiệp đến việc điều tiết thu hoạch sản phẩm, ấn định giá sàn sản phẩm, đưa ra các tiêu chuẩn sản phẩm để bảo vệ quyền lợi cho hội viên. Do hiệp hội ngày càng có vai trò quan trọng, các hiệp hội cần có những hành động cụ thể để hỗ trợ về mặt tài chính cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường châu Phi, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại trên thị trường châu Phi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là thông qua các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp cần được đẩy mạnh trong vấn đề thông tin về các cơ hội kinh doanh, về kinh nghiệm làm ăn ở thị trường châu Phi. Đặc biệt, để thâm nhập thị trường châu Phi trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp cần liên kết trong việc góp vốn mở kho ngoại quan, mở showroom.
KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ chính trị ngoại giao cũng như kinh tế thương mại với khắp các quốc gia và châu lục trên thế giới. Quá trình này sẽ tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống đất nước trong đầu thế kỷ 21.
Đảng và Nhà nước đã nhận thức rõ châu Phi nằm trong số những khu vực thị trường tiềm năng mà nước ta cần đẩy mạnh quan hệ thương mại. nhưng làm thế nào để biến tiềm năng đó thành hiện thực lại là việc không đơn giản và đòi hỏi nhiều nỗ lực từ các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như từ các doanh nghiệp.
Việt Nam và một số quốc gia thuộc châu Phi đã có mối quan hệ chính trị, đối ngoại từ lâu, song Việt Nam và châu Phi mới chỉ thực sự thiết lập quan hệ kinh tế-thương mại vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, thời cơ đến với hai bên và để thúc đẩy và tận dụng mọi lợi ích có được từ quá trình hôi nhập Việt Nam và châu Phi đã có những việc làm thiết thực để tăng cường, giữ vững quan hệ thương mại tốt đẹp. Hai bên đã có những chuyến thăm cấp chính phủ, những hội nghị, hội thảo giới thiệu về tiềm năng thị trường của mỗi bên. Đi kèm theo đó là những hiệp định thương mại được ký kết và dành cho nhau những ưu đãi trong quan hệ thương mại.
Đề tài:“Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường châu Phi” đề cập đến một khía cạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, đó là việc phát triển mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi.
Đảng và Nhà nước đã nhận thức rõ châu Phi nằm trong số những khu vực thị trường tiềm năng mà nước ta cần đẩy mạnh quan hệ thương mại. Nhưng làm thế nào để biến tiềm năng đó thành hiện thực lại là việc không đơn giản và đòi hỏi nhiều nỗ lực từ các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như từ các doanh nghiệp. Với tinh thần đó, đề tài này có mục tiêu chủ yếu là xây dựng cơ sở khoa học để đề ra một số giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và một số nước châu Phi, góp phần xây dựng chính sách phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi từ nay đến năm 2010. Theo trình tự nội dung, trước hết đề tài đã giới thiệu tổng quan về châu Phi, tìm hiểu thị trường châu Phi và quan hệ thương mại của các nước châu Phi, cũng như khái quát tình hình quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi trong thập kỷ 90 và đến năm 2005. Và cuối cùng, đề tài đưa ra một số kiến nghị giải pháp dưới cấp độ Nhà nước, cấp độ doanh nghiệp cũng như một số kiến nghị giải pháp khác.
* * *
MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH
TS. Đỗ Đức Bình, TS. Nguyễn Thường Lạng(chủ biên)-2002-Giáo trình kinh tế quốc tế-NXB lao động-xã hội,
TS. Nguyễn Thị Hường (chủ biên)-2001-Giáo trình kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê.
PGS. Nguyễn Cao Văn, 1997, Giáo trình Marketing quốc tế, NXB giáo dục.
GS. TS. Tô Xuân Dân (chủ biên)-1998- Chính sách kinh tế đối ngoại: lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế
Niên giám thống kê Việt Nam năm 2001, 2002, 2003, 2004.
BÁO VÀ TẠP CHÍ
Trần Thị Lan Hương, 2005: kinh tế châu Phi đã khởi sắc, thời báo kinh tế Việt Nam.
Dương Ngọc, Mười điểm vượt trội của xuất khẩu 2005, thời báo kinh tế Việt Nam.
Th,S. Nguyễn Hồng Phong, Triển vọng của việc mở cửa thị trường cho xuất khẩu mặt hàng mới của Việt Nam, tạp chí kinh tế và phát triển.
PGS.TS Hoàng Văn Hoa-Th.S. Nguyễn Hải Đạt, Giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-châu Phi, tập chí kinh tế và phát triển.
TS. Nguyễn Văn Du, Các nước châu Phi-Trung Đông trong quan hệ với Việt Nam thời gian qua, tạp chí Cộng sản, tháng 2/2001.
PGS.TS. Đỗ Đức Định, Quan hệ hợp tác Việt Nam-châu Phi, tạp chí Cộng Sản, số tháng 2/2005.
Nguyễn Dy Niên, Quan hệ Việt Nam-châu Phi vượt lên trên các mối quan hệ đơn thuần dựa trên lợi ích, hội thảo “Việt Nam-châu Phi: những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ 21”, 6/2003.
Vũ Thị Thêm,-vụ trưởng vụ Tây Nam á-châu Phi, Tình hình và triển vọng hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-châu Phi. Chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích doanh nghiệp châu Phi đầu tư vào Việt Nam, hội thảo:” hợp tác phát triển thương mại, đầu tư Việt Nam-châu Phi”
Nguyễn Quang Thuật, Kinh nghiệm tiếp cận thị trường lương thực đầy tiềm năng của châu Phi và kiến nghị cơ chế, chính sách, hội thảo:” hợp tác phát triển thương mại, đầu tư Việt Nam-châu Phi”
Nguyễn Thị Lợi, Một số kinh nghiệm bước đầu trong kinh doanh tại thị trường châu Phi, hội thảo:” hợp tác phát triển thương mại, đầu tư Việt Nam-châu Phi”
Bùi Tiến Huệ, Hàng Việt Nam rất thích hợp với thị trường châu Phi, tuần báo quốc tế,
Nguyễn Văn Linh, Đánh thức quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư, tuần báo quốc tế,
Đàm ánh Tuyết, Hợp tác kinh tế Việt Nam-châu Phi: bạn bè cũ, thị trường mới, tuần báo quốc tế,
Nguyễn Hữu Đựng, Nam Phi-cửa ngõ chiến lược vào thị trường châu Phi, tuần báo quốc tế.
MỘT SỐ WEBSITE:
PHỤ LỤC
I. ĐỊA CHỈ CÁC ĐẠI SỨ QUÁN VÀ THƯƠNG VỤ VIỆT NAM TẠI CHÂU PHI
Đại sứ quán Việt Nam tại Angiêri
(Kiêm nhiệm Mali, Ghinê, Xênêgan, Mauritani và Bênanh)
Đại sứ: ông Bùi Tiến Huệ
Địa chỉ: 30, rue Chénoua, Hydra, Alger
Điện thoại: 00 213 21 692752
Fax: 00 213 21 693778
Email: spvnalger@yahoo.com
Đại sứ quán Việt Nam tại Libya
(Kiêm nhiệm Sip, Tuynidi, Ghana, Nigiênia)
Đại sứ: ông Nguyễn Văn Linh
Địa chỉ: Tripoli-Libya P.O.Box: 587 Gargaresh Road Km7, Abou Nawas
Điện thoại: 218 21 4835587
Fax: 218 21 4836962
Email: cong@mail.lttnet.net
Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập
(Kiêm nhiệm Israen, Cô-oet, Syrie, Palestine và Liban)
Đại sứ: ông Dương Huỳnh Lập
Địa chỉ: 39, Jedda street, Mohandessine, Cairo
Điện thoại: 00 202 3351189
Fax: 00 202 3368612
Email: vinaemb@intouch.com
Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập
Tham tán thương mại: ông Đinh Văn Thạch
Địa chỉ: 23, Kambez Str, Dokki, Giza O Cairo, Egypt
Điện thoại: 202 7485721
Fax: 202 7485721
Email: ndt@intouch.com tvcairo@yahoo.com
Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi
(Kiêm nhiệm Mozambique, Công, Zambia)
Đại sứ: ông Nguyễn Hữu Dụng
Địa chỉ: 87 Brooks Str, Brooklyn-Pretoria
Điện thoại: 00 27 12 3626119
Fax: 00 27 12 3626115
Email: embassy@vietnam.co.za
Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi
Tham tán thương mại: ông Trần Mạnh
Địa chỉ: 135 Brooks Str., Brooklyn, Pretoria 0181, South Africa
Điện thoại: 00 27 12 362 1179
Fax: 00 27 12 362 0553
Email: vnto@worldonline.co.za
Đại sứ quán Việt Nam tại Angola
Đại biện lâm thời: ông Đặng Giang
Địa chỉ: 100 Andar, Rua Engracia Fragoso Luanda-Angola
Điện thoại: 00 244 2 390369
Email: dsqvnangola@netangola.com
II. ĐỊA CHỈ CÁC ĐẠI SỨ QUÁN CHÂU PHI TẠI VIỆT NAM
Đại sứ quán Algierie tại Việt Nam
Đại sứ: ông NACEUR BOUCHERIT
Địa chỉ: 13 Phan Chu Trinh, Hà Nội
Điện thoại: 04 8 253865
Fax: 04 8 260830
Email: ambalghanoi@ambalgvn.org.vn
Đại sứ quán Cộng hoà ả Rập Ai Cập tại Việt Nam
Đại sứ: ông ABDALLAH ALARNOSY
Địa chỉ: 63 Tô Ngọc Vân, Hà Nội
Điện thoại: 04 8 294999
Fax: 04 8 294997
Email: arabegypt@fpt.vn
Văn phòng Nhân dân ả Rập Libya tại Việt Nam
Đại biện lâm thời: ông MUSTAFA A.A. SHABAN
Địa chỉ: A3 khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Kim Mã, Hà Nội
Điện thoại: 04 8 453379
Fax: 04 8 454977
Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam
Đại sứ: ông GOITSIMOLIO LEONARD PITSO
Địa chỉ: 31 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 04 9 362000, 9 361990
Fax: 04 9 361991
Email: political@saembassy-hanoi.com
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32376.doc