Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá

LỜI MỞ ĐẦU Nghèo đói là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình rất quan trọng. Đặc biệt là vào năm 2006 nước ta đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO. Những nhân tố đó đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là dân cư ở

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vùng cao, vùng sâu, vùng xa... đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống như ăn, ở, mặc, đi lại...Chính vì vậy, sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của những nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, mà đối với nước ta khi nền kinh tế đang có sự chuyển mình thì vấn đề phân hoá giàu nghèo càng được chú trọng hàng đầu. Để có thể hoàn thành mục tiêu quốc gia là Xoá đói giảm nghèo thì trước tiên phải rút ngắn sự phân hoá giàu nghèo. Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản hướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi nghèo đói. Vĩnh Lộc Thanh Hóa là một trong những huyện sớm triển khai thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Uỷ ban nhân dân huyện đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ các huyện đến các xã, dành nhiều ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng xã nghèo, lập quỹ cho vay Xoá đói giảm nghèo , xây dựng các mô hình xoá đói giảm nghèo... Với lí do trên và qua tìm hiểu thực tế về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá. Kết hợp với việc nghiên cứu các số liệu về thu nhập, việc làm, đời sống vật chất, tinh thần của hộ nghèo nói riêng và của nhân dân trong huyện nói chung.Với tư cách là một sinh viên thực tập tại huyện em nhận thấy vấn đề nghèo đói của huyện là rất phổ biến, cần phải có những bước đi thật chính xác mới có thể khắc phục được. Chính vì vậy em đã chọn đề tài chuyên đề thực tập là: Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá. Do phạm vi nghiên cứu và thời gian tìm hiểu có hạn nên chuyên đề thực tập không thể tránh được những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp và các chú các anh công tác tại phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp: ThS. Nguyễn Quỳnh Hoa, các chú, các anh đang công tác tại phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Sinh viên thực hiện Lê Xuân Tư CHƯƠNG 1: ĐÓI NGHÈO VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO I. Các khái niện liên quan đến đói nghèo 1. Khái niệm 1.1 Khái niệm về nghèo, đói 1.1.1. Theo quan niệm của Quốc tế Theo Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP): Nghèo đói là trạng thái môt bộ phận dân cư không được hưởng và thõa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Khái niệm nghèo đói có thể chia theo hai cách khác nhau: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. - Nghèo tương đối là sự thõa mãn chưa đầy đủ nhu cầu cuộc sống của con người như: cơm ăn chưa ngon, quần áo chưa mặc đẹp, nhà ở chưa khang trang... hay nói cách khác là có sự so sánh về thoã mãn các nhu cầu cuộc sống giữa người này với người khác, vùng này với vùng khác. Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng. - Nghèo tuyệt đối là sự không thoã mãn những nhu cầu tối thiểu của con người để duy trì cuộc sống như: Cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc, nhà cửa không bảo đảm chống được mưa nắng, thiên tai bão lũ...không so sánh với ai khác nhưng bản thân họ không đủ lượng calo cần thiết để duy trì cuộc sống. Hộ nghèo tuyệt đối là đối tượng chủ yếu của chương trình, mục tiêu xoá đói giảm nghèo phải tác động. Để xem xét mức độ nghèo đói chúng ta cần thước đo gọi là chuẩn nghèo. Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển, Ngân hàng thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối. Định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối...là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta." Ranh giới cho nạn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác nhau cho một xã hội. Một con số cho ranh giới của nạn nghèo được dùng trong chính trị và công chúng là 50% hay 60% của thu nhập trung bình. Vì thế từ năm 2001 trong các nước thành viên của Liên minh Châu Âu những người được coi là nghèo khi có ít hơn 60% trị trung bình của thu nhập ròng tương đương. Lý luận của những người phê bình cho rằng con số này trên thực tế cho biết rất ít về chuẩn mực cuộc sống của con người. Những ai hiện tại có ít hơn 50% của thu nhập trung bình thì cũng vẫn có ít hơn 50% của trung bình khi tất cả các thu nhập đều tăng gấp 10 lần. Vì thế những người đó vẫn còn là nghèo tương đối. Và khi những người giàu bỏ đi hay mất tiền của thì sẽ giảm trung bình của thu nhập đi và vì thế làm giảm thiểu nghèo tương đối trong một nước. Ngược lại nghèo tương đối sẽ tăng lên khi một người không nghèo có thể tăng được thu nhập ngay cả khi những người có thu nhập khác vẫn không có thay đổi. Người ta còn phê bình là ranh giới nghèo trộn lẫn vấn đề nghèo với vấn đề phân bố thu nhập. Vì một sự phân chia rõ ràng giữa nghèo và giàu trên thực tế không có nên khái niệm ranh giới nguy cơ nghèo cũng hay được dùng cho ranh giới nghèo tương đối. Ngược với ranh giới nghèo tương đối, các phương án tính toán ranh giới nghèo tuyệt đối đã đứng vững. Các ranh giới nghèo tuyệt đối được tính toán một cách phức tạp bằng cách lập ra những giỏ hàng cần phải có để có thể tham gia vào cuộc sống xã hội. Các ranh giới nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối đều không có thể xác định được nếu như không có trị số tiêu chuẩn cho trước. Việc chọn lựa một con số phần trăm nhất định từ thu nhập trung bình và ngay cả việc xác định một giỏ hàng đều không thể nào có thể được giải thích bằng các giá trị tự do. Vì thế mà chúng được quyết định qua những quá trình chính trị. 1.1.2. Quan niệm đói nghèo của Việt Nam. - Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thõa mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức sống tối thiểu của cộng động xét trên mọi phương diện. - Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. - Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của Chính Phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Đói nghèo là vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đồng thời là vấn đề xã hội nhạy cảm nhất. Không thể lãng quên nhóm cộng đồng yếu thế, ít cơ hội theo kịp tiến trình phát triển mà Chính phủ với việc cải cách, sửa đổi những khiếm khuyết của thể chế kinh tế để nhóm nghèo đói tự vươn lên xoá đói giảm nghèo. Như vậy đã có hai quan niệm về nghèo đói nhưng nhìn chung chúng đều đề cập đến sự thõa mãn nhu cầu của con người. Trong bài viết này chúng ta sẽ sử dụng qua niệm nghèo đói của việt nam để đánh giá thực trạng nghèo đói trên địa bàn. 1.2 cách xác định chuẩn nghèo 1.2.1 Cách xác định chuẩn nghèo quốc tế - Ngân hàng thế giới WB đưa ra cách xác định mức chuẩn nghèo đói như sau + Nghèo lương thực thực phẩm: tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần lương thực thực phẩm, làm sao để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối thiểu cho một người là 2100 kcal/ngày đêm; + Nghèo chung: tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được xác định bằng cách ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm, 30% cho các khoản còn lại. - Chuẩn nghèo của thế giới hiện nay là thu nhập bình quân 1,25USD/người/ngày (tương đương với 600.000 đồng/người/tháng);  chuẩn nghèo của châu Á là 1,35 USD/người/ngày (650.000 đồng/ người/tháng). Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), với chuẩn thu nhập 1,25 USD/người/ngày, trên thế giới hiện có đến 1,4 tỉ người (hơn 20% dân số thế giới) sống ở mức nghèo khổ. 1.2.2. Cách xác định chuẩn nghèo đói của việt nam Có 3 căn cứ quan trọng để xác định chuẩn nghèo đói: - Căn cứ vào nhu cầu tối thiểu, nhu cầu này được lượng hoá bằng mức chi tiêu về lương thực,thực phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống với nhiệt lượng tiêu dùng từ 2.100-2.300 Kcal/người/ngày. - Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người/tháng. Trong đó đặc biệt quan tâm đến thu nhập bình quân đầu người/tháng của nhóm có thu nhập thấp(20 % số hộ). - Căn cứ vào nguồn lực thực tế của quốc gia, của từng địa phương đã được cụ thể hoá bằng mục tiêu chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo và chương trình của từng địa phương để thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo. Từ 3 căn cứ trên có thể cho thấy: + Xác định chuẩn nghèo đói phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng quốc gia, từng địa phương, song trong đó có một phần yếu tố chủ quan của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. + Chuẩn nghèo phụ thuộc vào yếu tố khách quan trong đó có một phần yếu tố chủ quan. * Chuẩn mực nghèo đói giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010: - Giai đoạn 2001-2005 Nông thôn miền núi, hải đảo: thu nhập bình quân 80.000 đ/người/tháng, hay 960.000đồng/người/năm được coi là nghèo. Nông thôn đồng bằng: Thu nhập bình quân 100.000đồng/người/tháng, hay 1.200.000đồng/người/năm được coi là nghèo. Khu vực thành thị: Thu nhập bình quân 150.000đồng/người/tháng, hay 1.800.000đồng/người/năm được coi là nghèo. - Giai đoạn 2006-2010: Chuẩn nghèo chỉ áp dụng cho 2 khu vực là: Khu vực Nông thôn: Thu nhập bình quân 200.000đồng/người/tháng, được coi là nghèo. Khu vực thành thị: Thu nhập bình quân 260.000đồng/người/tháng, được coi là nghèo. - chuẩn nghèo năm 2009 Hộ nông dân có thu nhập bình quân đầu người từ 300.000 đồng một tháng trở xuống, hộ thành thị từ 390.000 đồng trở xuống sẽ được xếp vào diện hộ nghèo, được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước 1.3. Một số khái niệm liên quan. - Hộ nghèo: Là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộ dưới ngưỡng đói nghèo. Theo quyết định số 1143/2005/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, chuẩn nghèo giai đoạn 2005-2010 được quy định cho mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng như sau: + Vùng nông thôn đồng bằng: 200.000 đồng/người/tháng. + Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/tháng. Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định nêu trên được xác nhận là hộ nghèo. Chuẩn nghèo thay đổii theo thời gian chứ không cố định. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế- xã hội, địa phương nào có đủ điều kiện sau đây có thể nâng chuẩn nghèo lên để phù hợp với thực tế của địa phương đó: + Thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu nhập bình quân của cả nước. + Có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo trung bình của cả nước. + Tự cân đối được ngân sách và tự giải quyết được các chính sách đói nghèo theo chuẩn nâng lên. - Xã nghèo: Theo Quyết định số 587/2005/QĐ-LĐTBXH ngày 22/05/2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc ban hành tiêu chí xã nghèo giai đoạn 2005-2010. Quy định xã nghèo là xã có: + Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên + Chua đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (Bao gồm đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sạch, chợ). Cụ thể là: Dưới 30% số hộ sử dụng nước sạch. Dưới 50% số hộ sử dụng điện sinh hoạt. Chưa có đường ô tô đến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lại được cả năm. Số phòng học( Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) chỉ đáp ứng được dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng học tạm bợ bằng tranh tre, nứa, lá. Chưa có trạm y tế xã hoặc có nhưng là nhà tạm. Chưa có chợ hoặc chợ tạm bợ. - Hộ vượt nghèo hay hộ thoát nghèo: Là những hộ mà sau một qúa trình thực hiện chương trình Xoá đói giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn mực nghèo đói. Hiện nay, ở một số địa phương có sử dụng khái niệm hộ thoát(hoặc vượt) đói và họ thoát nghèo. Hộ thoát nghèo đương nhiên không còn là hộ đói nghèo nữa. Trong khi đó, hộ thoát nghèo đói có thể đồng thời thoát hẳn nghèo(ở trên chuẩn nghèo), nhưng đa số trường hợp thoát đói(rất nghèo) nhưng vẫn ở trong tình trạng nghèo. - Số hộ nghèo giảm hay tăng trong một khoảng thời gian: Là hiệu số giữa tổng số hộ nghèo ở thời điểm đầu và cuối. Như vậy, giảm số hộ đói nghèo khác với khái niệm số hộ vượt nghèo và thoát nghèo. Số hộ thoát nghèo là số hộ ở đầu kỳ nhưng đến cuối kỳ vượt ra khỏi ngưỡng nghèo. Trong khi đó, số hộ nghèo giảm đi trong kỳ chỉ phản ánh đơn thuần chênh lệch về mặt số lượng hộ nghèo, chưa phản ánh thật chính xác kết quả của việc thực hiện chương trình. - Hộ tái nghèo: Là hộ vốn dĩ trước đây thuộc hộ nghèo và đã vượt nghèo nhưng do nguyên nhân nào đó lại rơi vào cảnh đói nghèo. Ý nghĩa của khái niệm này là phản ánh tính vững chắc hay tính bền vững của các giải pháp xoá đói giảm nghèo. Thực tế cho thấy, hầu hết các hộ tái nghèo chính là do gặp thiên tai bất khả kháng. - Hộ nghèo mới hay là hộ mới vào danh sách nghèo: Là những hộ ở đầu kì không thuộc danh sách đói nghèo nhưng đến cuối kỳ lại là hộ nghèo. Như vậy, hộ mới bước vào danh sách nghèo bao gồm những hôn như sau: Hộ nghèo chuyển tiếp từ nơi khác đến; hộ nghèo tách hộ; hộ trung bình khá vì một lý do nào đó lại trở thành hộ nghèo hoặc tái nghèo. - Quan niệm về xoá đói giảm nghèo Các chương trình xoá đói giảm nghèo, xét về mặt lý luận là một hệ thống các giải pháp xác định rõ vai trò của các tổ chức trong xã hội, trong việc phân phối hợp lý các hành động của mình để nâng cao mức sống cho người nghèo, tạo cho họ những cơ hội trong đời sống bằng chính sức lao động của bản thân. II. Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo Đói nghèo do nguyên rất nhiều nguyên nhân gây ra, vì vạy cũng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo. Trong đó phải kể đến một số yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến đói nghèo của huyện như sau: 1.Yếu tố khách quan. Yếu tố tự nhiên. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp thuần tuý của huyện. Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp luôn bị rơi vào tình cảnh mất mùa, có năm mất trắng ở một số xã đối với diện tích lúa nước (năm 2005). Đây không chỉ là do thiên nhiên ngày càng biến đổi phức tạp khó lường mà nó còn do một phần bàn tay con người gây ra. Việc thiếu ý thức trong bảo vệ rừng là một nguyên nhân điển hình gây ra nhiều lũ quét và lốc xoáy. Do tàn pha rừng và môi trường thiên nhiên nên tự nhiên không còn tuân theo quy luật vốn có của nó nữa. Chính việc này gây ra hiệu quả sản xuất nông nghiệp tụt giảm đáng kể. Không ai khác gánh chịu hậu quả này đó chính là người nông dân. Khi rơi vào cảnh mất mùa thì người nghèo lại càng nghèo hơn. Bên cạnh đó, ngoài sản xuất nông nghiệp họ rất khó chuyển đổi canh tác. Một phần là vì địa hình phức tạp, và một phần là do khí hậu hạn chế khả năng canh tác của họ. Chính vì vậy nghèo đói vẫn còn tồn tại và một phần là điều kiện tự nhiên gây nên. Yếu tố kinh tế- xã hội. Nền kinh tế non trẻ do việc huyện mới được thành lập không lâu, sự ổn định cần thiết của nó cũng chỉ mới là bước đầu. Để có thể tạo cơ hội cho người dân có nhiều việc làm hơn, có thu nhập cao hơn là từ nông nghiệp thuần tuý vẫn phải có thời gian. Chính vì vậy khó có thể tránh khỏi sự chênh lệch về kinh tế cũng như là thu nhập của ngưòi dân so với các địa phương khác. Thực tế cho thấy, khi kinh tế chưa thực sự ổn đinh, tác động của nó đến đời sống người dân là rất lơn. Nó không chỉ gây ra tình trạng thiếu việc, thiếu cơ sở vật chất… mà còn kìm hãm chính sự phát triển của con người. Như vậy, người dân rơi vào cảnh nghèo đói là một điều khó thể tránh khỏi. Hiện tượng này không chỉ xảy ra với huyện Như Thanh - Thanh Hoá mà còn xảy ra trên phạm vi tỉnh, cả nước và trên toàn thế giới. Dẫu sao đây cũng chỉ là tác động của nền kinh tế-xã hội đối với tình hình đói nghèo. Tương lai thì cũng chính nền kinh tế sẽ đặt bút xoá cho tình hình đói nghèo. Yếu tố chính trị. Thực tế công tác Xoá đói giảm nghèo ở huyện càn rất nhiều sự ủng hộ từ nhân dân trong huyện và của các địa phương khác. Tức là có sự thống nhất về mọi mặt giữa trong và ngoài. Tuy nhiên, huyện lại có thành phần dân cư đa dạng, việc thống nhất được quan điểm của họ không thể trong thời gian ngắn. Nhất là nền chính trị của huyện đang non trẻ, bộ máy lãnh đạo chưa thể trơn tru. Cũng chính thực tế đó mà công tác Xoá đói giảm nghèo tại huyện vãn còn rất nhiều khó khăn, làm cho đói nghèo vẫn còn tồn tại 2. Yếu tố chủ quan Do cơ chế, chính sách các cấp. Việc hoạch định ra những chính sách trên cơ sở chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh để áp dụng vào giải quyết thực tế đói nghèo của huyện là không đơn giản. Đối với bất cứ một chính sách nào cũng có 2 mặt của nó. Vì vậy, trong qua trình thực hiện chương trình Xoá đói giảm nghèo, bản thân những chính sách của huyện có tác động ngược lại. Tức là gây ra tình trạng nghèo đói hơn, gây ra hoang mang cho người dân. Tuy nhiên đây cũng là thực tế hiếm hoi và thời gian tác động tiêu cực là không dài. Nhiều năm qua huyện luôn nỗ lực trong chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo và đã đạt được rất nhiều thành tích điển hình. Nhìn nhận từ thực tế cho ta thấy thực trạng đói nghèo ngày một giảm và đi tới kiểm soát được. Do bản thân người nghèo. Đã có những dự án lớn, có những chương trình lớn nhằm đẩy lùi nạn nghèo đói, tuy nhiên không phải chỉ có vậy là sẽ hết nghèo, hết đói. Bản thân người nghèo đều có thể quyết định cuộc sống của họ. Tuy nhiên, trong thực tế do có tâm lý chủ quan, trông chờ vào cấp trên từ đó nảy sinh tâm lý ỷ lại. Họ thiếu quyết tâm thoát nghèo nên đói nghèo vẫn tồn tại trong cuộc sống của họ. Đói nghèo chỉ có thể xoá được khi có sự nỗ lực từ chính bản thân người nghèo. Trên đây chỉ là một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến vấn đề nghèo đói. Thực tế cho thấy nạn nghèo đói không thể giải quyết trong thời gian ngắn, chính vì vạy mà những yếu tố ảnh hưởng đến nó cũng sẽ thay đổi theo thực trạng nghèo đói của từng nơi. III.Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo 1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo - Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là điều kiện cần thiết đầu tiên để khác phục tình trạng nghèo đói, lạc hậu, để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư. - Xoá đói giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế. Bất cứ quốc gia nào cũng phải lấy nền tảng quan trọng nhất của nó là phát triển tăng trưởng kinh tế để xoá đói giảm nghèo, chỉ có tăng trưởng kinh tế mới cho phép các quốc gia tích luỹ để đầu tư cho xoá đói giảm nghèo vì xoá đói giảm nghèo cần rất nhiều nguồn lực và trong nhiều năm. Mặt khác tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng trong xã hội có nghĩa là phải gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo để từ đó thu hẹp khoảng cách giầu nghèo giữa các tầng lớp và giữa các vùng miền. Nếu tăng trưởng kinh tế không vì người nghèo thì chính nó lại làm cho khoảng cách giầu nghèo tăng thêm và điều này không phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên trong phân bố ngân sách chúng ta không được thiên lệch về một hướng nào. Nếu tăng trưởng kinh tế quá nhanh thì nguồn ngân sách cho xoá đói giảm nghèo sẽ ít và người nghèo không theo kịp tiến trình phát triển kinh tế và ngược lại nếu chú trọng vào công tác xoá đói giảm nghèo mà không quan tâm đến tăng trưởng kinh tế thì càng làm cho người nghèo càng nghèo thêm. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải biết kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công tác xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng và tăng trưởng bền vững và tăng trưởng kinh tế trên diện rộng được coi là một bộ phận quan trọng của chiến lược và là nhiệm vụ chung của xã hội và chính người nghèo. 2. Ảnh hưởng của đói nghèo nghèo đến phát triển kinh tế - xã hội 2.1. Ảnh hưởng của đói nghèo đến phát triển kinh tế Báo cáo tổng kết chương trình giảm nghèo ở Châu Á - Thái Bình dương đã đánh giá rằng: "Sống một cuộc sống nghèo khổ hiển nhiên sẽ gây ra những thất vọng, mà thất vọng này lại thường là nguồn gốc của những hành động phá phách, gây phiền hà cho cuộc sống và trật tự xã hội. Hoàn cảnh nghèo buộc người ta phải khai thác bừa bãi môi trường và làm giảm khả năng sản xuất của nó, ấp ủ các xung đột về chính trị xã hội, phá hoại những giá trị cơ bản của con người và làm xói mòn hạnh phúc gia đình. Những hành động kiểu này đang là bi kịch cho nhiều gia đình và xã hội". Nghèo đói là nguyên nhân của hàng loạt những tác động tiêu cực tới sự phát triển xã hội và phát triển con người mà biểu hiện cụ thể của nó là: Thu nhập thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mức sống của con người. Mức sống không đảm bảo dẫn tới hậu quả tất yếu, đó là suy dinh dưỡng ở trẻ em và giảm tuổi thọ ở người lớn. Nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại là nhu cầu bản năng, nhu cầu đầu tiên của mỗi con người. Trong điều kiện thu nhập thấp, thì chi tiêu cho giáo dục, cho y tế và cho các sinh hoạt khác sẽ bị cắt giảm để nhường chỗ cho các chi tiêu về lương thực, về quần áo... Thiếu sự chăm sóc về y tế, giáo dục, thiếu các kiến thức về sức khoẻ sinh sản, phòng tránh thai cũng như chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em sẽ dẫn tới tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh, thậm chí cả ở các bà mẹ. Tỷ lệ phát triển dân số cao dẫn tới áp lực về việc làm. Mặt khác, chính lực lượng lao động được bổ sung một cách "hào phóng" này hàng năm lại thiếu các kiến thức, kỹ năng do được "hưởng" sự chăm sóc kém về giáo dục, đào tạo, dẫn tới thất nghiệp tràn lan, năng suất lao động thấp. Điều này cũng có nghĩa là thu nhập thấp và cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo hoàn tất chu kỳ của mình. Trong báo cáo Phát triển thế giới (World Development Report 1992) nêu rõ: "Hơn 1 tỷ người ngày nay đang sống trong tình trạng nghèo đói, đa số những người này sẽ sinh ra những gia đình nghèo...". Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng lại ở mức độ "nghèo đói duy trì sự nghèo đói" mà nó còn làm cho tình trạng này ngày một trầm trọng hơn và lây lan sang những lĩnh vực tưởng như không có liên quan, đó là môi trường và đạo đức xã hội. Mức sống thấp cộng với lối sống du canh du cư đã tồn tại từ lâu đời của đồng bào miền núi làm cho rừng bị tàn phá ngày một nặng nề hơn. Còn ở những nơi không có rừng để tàn phá thì nghèo đói, thiếu việc làm sẽ nảy sinh tự phát dòng di dân ra thành phố, khu công nghiệp, cửa khẩu biên giới để kiếm sống. Mức độ di chuyển này ngày càng tăng là nguồn gốc gây mất an ninh trật tự và lây lan các tệ nạn xã hội, kể cả tội phạm (điều tra qua hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 70% tệ nạn ma tuý và gái mại dâm xuất cư từ nông thôn và 79,2% do không có việc làm hoặc việc làm không ổn định). Nghèo khổ không chỉ gây nhức nhối cho người nghèo ở khía cạnh vật chất mà còn phải kể đến nghèo khổ cả về mặt tinh thần, làm thui chột cả hệ thống giá trị của con người trong cuộc sống. Nó làm giảm khả năng tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, thiếu niềm tin và hoài bão trong cuộc sống và dễ bị những ảnh hưởng tiêu cực chi phối. "Vì vậy, trách nhiệm của thế giới là phải làm giảm nạn nghèo khổ. Điều đó vừa là mệnh lệnh của đạo lý, vừa là cái tất yếu để có được sự bền vững của môi trường" (World Development Report 1992). 2.2. Ảnh hưởng của đói nghèo đến đời sống xã hội. Vấn đề nghèo đói không chỉ gây ra những hậu quả cho bản thân người nghèo mà còn gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển chung của toàn xã hội. Ta có thể thấy được tác động của nghéo đói đến bản thân người nghèo và ảnh hưởng đến toàn xã hội thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Ảnh hưởng của nghèo đói đến đời sống xã hôi. Nghèo đói dẫn đến Bệnh tật Gia tăng dân số Môi trường sống Suy dinh dưỡng Tệ nạn xã hội Thất học Nghèo đói Cản trở sự tăng trưởng kinh tế Kìm hãm sự phát triển con người Bất bình đẳng xã hội Phá huỷ môi trường ( Nguồn:Tài liệu tập huấn Cán bộ Xoá đói giảm nghèo cấp huyện và xã-2006) Như vậy, muốn kinh tế phát triển được thì phải giải quyết được vấn đề nghèo đói. Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản hướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi nghèo đói. 3. Ý nghĩa của vấn đề xoá đói giảm nghèo Có thể nói rằng đói nghèo gây nên những ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội và phát triển con người, vì vậy Xoá đói giảm nghèo rất cần thiết và đòi hỏi phải duy trì trong suốt thời gian dài, không thể ngày một ngày hai, Làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo nâng cao thu nhập bằng chính sức lao động của mình chính là góp phần giải quyết những tiêu cực trong xã hội và bảo vệ môi trường. Thu nhập tăng, người nghèo có điều kiện quan tâm tới sức khoẻ, đời sống văn hoá cũng như việc học hành của con cái. Dân có giàu thì nước mới mạnh, điều này đã trở thành một chân lý từ bao đời nay. Nâng cao đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự công bằng, từng bước xoá bỏ khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội. Tất cả những điều đó sẽ tạo ra gương mặt mới cho đất nước chúng ta và cũng là thực hiện được mong muốn "Mong muốn duy nhất, mong muốn tột bậc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc, đó là "dân tộc ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". IV. Quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề xoá đói giảm nghèo 1. Đường lối chính sách Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu xoá đói giảm nghèo là mục tiêu phấn đấu của toàn dân, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định mục tiêu đến năm 2005 giảm số hộ nghèo theo tiêu chuẩn nước ta còn khoảng 10%. Thường xuyên củng cố thành quả xoá đói, giảm nghèo, không để trở lại đói nghèo. Vận dụng tiêu chuẩn quốc tế để quy định hợp lý chuẩn xác định hộ nghèo và mục tiêu giảm nghèo của nước ta. Đường lối hoạt động: "Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo; đồng thời nâng cấp, cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã nghèo với các trung tâm của những vùng khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn để phát triển. Đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phải coi trọng việc tạo nguồn lực cần thiết để dân cư ở các vùng nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng thu nhập. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản không còn hộ đói và chỉ còn khoảng 10% số hộ thuộc diện nghèo. Các tỉnh đồng bằng bắc bộ về cơ bản không còn hộ nghèo. Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo" (Văn kiện Đại hội Đảng X - Tr. 299). Chủ động di dời một bộ phận nhân dân không có đất canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng còn tiềm năng. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ những người nghèo. Thực hiện trợ cấp xã hội đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt không thể tự lao động, không có người bảo trợ, nuôi dưỡng. Xóa đói, giảm nghèo về kinh tế là nội dung nổi bật, quan trọng nhất. Bên cạnh đó, xoá đói nghèo văn hoá, thông tin cũng là một trong những nội dung được nhấn mạnh trong định hướng phát triển, điều đó được xác định: "Quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu... củng cố và duy trì thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc; phát động phong trào toàn dân tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình, làng, bản văn hoá...". Cùng với chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện như: Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế vì sự phát triển... đã hỗ trợ các dự án nhằm nghiên cứu triển khai thực hiện xoá đói giảm nghèo trên phạm vi cả nước, những ưu tiên cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. 2. M ột số chương trình xoá đói giảm nghèo triển khai ở nước ta - Phát triển nông nghiệp nông thôn - Phát triển các dịch vụ xã hội và mạng lưới bảo trợ xã hội cho người nghèo. - Chương trình kế hoạch hoá gia đình và giảm tốc độ gia tăng dân số. - Chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (135)... V. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của các nước trên thế giới và của các địa phương trong nước. 1. Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới Kinh nghiệm tổng quát bao trùm mà nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã thực hiện có hiệu quả trong công tác xoá đói giảm nghèo, đó là những can thiệp vĩ mô thuộc về vai trò quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước để xoá đói, giảm nghèo từng bước có hiệu quả. Điểm mấu chốt là Nhà nước kịp thời có những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời bảo đảm được những điều kiện để thực thi. Cùng với Nhà nước là sự phối hợp tác động của các đoàn thể, tổ chức, hiệp hội các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Đây là lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình xã hội hoá chương trình xoá đói giảm nghèo. Thành công của Trung Quốc trong công cuộc xoá đói giảm nghèo cho thấy tầm quan trọng của việc kết hợp tăng trưởng kinh tế gắn với những biện pháp giải quyết việc làm ở nông thôn, mở rộng h._.ệ thống dạy nghề, tăng kỹ thuật mới, giảm nhẹ điều kiện làm việc, cải thiện điều kiện sống. Phát triển công nghiệp nông thôn nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, cải tạo nền kinh tế thuần nông với phương châm "Ly nông bất ly hương". Chính vì vậy, tuy là một nước đông dân nhất thế giới nhưng Trung Quốc lại là nước có tỷ lệ số người sống ở mức nghèo khổ thấp nhất (năm 1991 còn 87 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, 27 triệu người sống ở mức bần cùng). Inđônêxia, Malaysia và Thái Lan áp dụng việc loại trừ đói nghèo ở từng vùng trọng điểm thông qua chính sách phát triển. Từ những năm 70, Chính phủ Inđônêxia đã dùng phần lớn số tiền từ khai thác dầu để phát triển kinh tế và tập trung xoá đói giảm nghèo ở vùng Java. Hiện nay đất nước này tiếp tục hướng về giải quyết đói nghèo ở các vùng khác. Kết quả thu được là khả quan: giảm 70 triệu người nghèo khổ (60% dân số) trong thập niên 70 xuống còn 27 triệu người nghèo đói (15% dân số) vào đầu thập niên 90. Thái Lan áp dụng mô hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với chính sách phát triển nông thôn thông qua hình thành phát triển xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn để giảm bớt nghèo khổ. Nhờ hoạt động của Ban phát triển nông thôn (IBIRD) và tổ chức hiệp hội dân số và phát triển cộng đồng (PDA) theo mô hình trên. Tỷ lệ người nghèo ở Thái Lan từ 30% trong thập niêm 80 đã giảm xuống 23% năm 1990 (13 triệu người). Mỗi quốc gia có chiến lược xoá đói giảm nghèo riêng. Điều quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ này là xác định đúng những thuận lợi, khó khăn của đất nước, địa phương mình, xác định được đâu là nguyên nhân chính. Từ đó, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp. 2. Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của một số địa phương trong nước - Kinh nghiệm góp phần xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Đồng Nai : Đưa "những cái thiếu" về nông thôn, đến tận tay người nghèo.  Đồng Nai được xem là một trong những địa phương thành công nhất trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Bài học kinh nghiệm của tỉnh thì nhiều, nhưng dưới góc nhìn của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo Chính phủ, thì các chính sách "đem cái chữ đến cho người nghèo", "gắn chế biến nông sản với vùng nguyên liệu" và "đưa ngân hàng về cơ sở" của Đồng Nai là những nét nổi bật.  +)Dạy chữ, dạy nghề cho người nghèo  Trước khi triển khai thực hiện giải pháp nâng cao dân trí cho người nghèo, tỉnh đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về xây dựng trường lớp ở nông thôn, các vùng khó khăn và tiến đến kiên cố hóa. Có cái nền vững chắc như vậy cùng với phong trào xã hội hóa giáo dục của tỉnh diễn ra mạnh mẽ đã tác động đến ý thức của người dân, đặc biệt là nông dân trong việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nhờ vậy, đến nay hầu hết các em tuổi từ 18 trở xuống đều có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở. Tỉnh cũng chủ trương bên cạnh với công tác dạy chữ cần quan tâm đến dạy nghề để giúp người dân có việc làm, thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững. Sở Lao động, thương binh và xã hội cùng ngành giáo dục - đào tạo đã tổ chức được nhiều trường, khóa, lớp đào tạo nghề ngay tại các doanh nghiệp, tại các xã vùng sâu, vùng xa để người dân nghèo, trình độ văn hóa chưa cao được học những ngành nghề phù hợp. Hiện nay, ngoài các trung tâm học tập cộng đồng có dạy nghề thì ở tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh đều có nhiều trường, lớp dạy nghề trên các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Tỉnh cũng tiến hành nhiều chương trình tài trợ, hỗ trợ dạy nghề và giới thiệu việc làm cho con em đồng bào dân tộc, gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ. Ước tính, bình quân mỗi năm có trên 1.000 học viên của tỉnh được đào tạo nghề miễn phí và giới thiệu việc làm có thu nhập ổn định. +) Đưa ngân hàng, nhà máy về với nông thôn  Chương trình cung ứng vốn cho người nghèo của Đồng Nai đã triển khai thực hiện từ năm 1994. Đặc biệt, năm 2003, ngân hàng chính sách xã hội ra đời thì mạng lưới của nó không chỉ dừng lại ở tỉnh, huyện mà còn mở nhiều điểm giao dịch tại các xã để tiếp cận dân. Một cách tiếp cận và mở rộng cho vay khác của ngân hàng chính sách hội là liên kết với các tổ chức đoàn thể, như: Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh để mở ra những kênh chuyển tải vốn đến người vay nhanh chóng, kịp thời. Với cách làm này, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã giải đáp được một phần bài toán "ngân hàng thừa tiền, nông dân thiếu vốn". Những bài học kinh nghiệm trên đây về công tác xóa đói giảm nghèo ở Đồng Nai chưa phải là tất cả nhưng cũng rất quan trọng đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trong tỉnh đạt kết quả tốt đẹp. - Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của huyện Nông Cống- Thanh hoá. Từ khi thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về Xoá đói giảm nghèo, mỗi năm huyện đã giải quyết cho trên 15.000 lượt hộ nghèo được vay vốn sản xuất với tổng số tiền trên 60 tỷ đồng, quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án vốn vay giải quyết việc làm, vốn tương trợ, hỗ trợ lẫn nhau của các tổ chức hội. Việc sử dụng vốn có hiệu qủa, đến nay hầu hết các hộ đã trả được nợ vay, số hộ nợ quá hạn không nhiều. Những hộ nghèo thiếu đất sản xuất được tập trung giải quyết để hộ nghèo có đất và tư liệu sản xuất.Tập huấn kiến thức sản xuất các loại cây trồng, con nuôi cho hơn 20.000 lượt người nghèo bằng nhiều hình thức như đi tham quan các mô hình tiên tiến, hội nghị hội thảo đầu bừo, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đã có hơn 10.000 hộ nghèo sử dụng giống mới, kỹ thuật canh tác mới trong chăn nuôi trồng trọt. Thực hiện chính sách trợ giá một số loại giống mới cho hộ nghèo như: Lúa vụ mùa là 5.000đ/kg, lúa vụ chiêm là 3.000đ/kg, Ngô vụ đông là 3.000đ/kg... Trợ giá, trợ cước cho các sản phẩm thếit yếu như : muối, dầu hoả, phân bón, giấy vở học sinh, than đá trong 5 năm là 3 tỷ đồng. Đã cấp 30.000 thẻ KCB cho người nghèo theo Quyết định 139 của Chính phủ. Hàng năm có trên 15.000 lượt người nghèo được KCB miễn giảm phí tại cơ sơ y tế cấp huyện và gần 1000 lượt người được KCB miễn giảm phí ở các tuyến y tế cấp trên. Số trẻ em được đúng độ tuổi là 8.479 em = 95,4%. Trong thời gian qua huyện đã tiếp nhận hỗ trợ cho 535 hôộổn định dân cư thuộc diện di dân từ các huyện và tỉnh khác.Huyện đã tổ chức được 12 lớp tập huấn nâng cao năng lực Xoá đói giảm nghèo cho trưởng thôn với 450 học viên, hàng năm tập huấn cho cán bộ làm công tác Xoá đói giảm nghèo của 34 xã, thị trấn. Thực hiện cuộc vận động toàn dân hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo về nhà ở, trong 2 năm 2004-2005 đã hỗ trợ xây dựng được 1290 ngôi nhà cho hộ nghèo. Kết quả sau thời gian thực hiện mục tiêu giảm nghèo đã giảm được 18.08% hộ = 2.775 hộ thoát nghèo, nhưng cũng có 156 hộ thoát nghèo. Đến cuối năm 2005 còn 15% hộ nghèo = 2.630 hộ đạt 100% kế hoạch Có được kết quả trên là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng- HĐND-UBND-MTTQ và các đoàn thể, sự nổ lực cố gắng của các ban chỉ đạo, tập thể, các nhân, các phòng, ban ngành, cơ quan đơn vị đã góp phần không nhỏ giảm tỷ lệ hộ nghèo theo đúng chỉ tiêu hàng năm đã đặt ra như: Xã Minh thọ, thị trấn Chuối, Xã Vạn Hoà, Xã Thăng long...Trong đó, những đơn vị tiêu biểu xuất sắc là Hội nông dân, Phòng nông nghiệp, Phong Nội vụ-LĐTB&XH và mốt số cơ quan đoàn thể khác. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở HUYỆN VĨNH LỘC -THANH HÓA I. Đặc điểm chung của huyện vĩnh lộc Thanh Hóa 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Vĩnh Lộc nằm trong vùng đồng bằng sông Mã, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hoá 45 km về phía Tây - Bắc theo Quốc lộ 45; cách thị xã công nghiệp Bỉm Sơn 40 km về phía Tây theo quốc lộ 217. Có toạ độ địa lý : 19057’ - 20008’ vĩ độ Bắc. 105033’ - 105046’ kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp các huyện Thạch Thành. - Phía Nam giáp các huyện Yên Định. - Phía Tây giáp huyện Cẩm Thuỷ. - Phía Đông là các huyện Hà Trung và Hậu Lộc. Được sông Mã bao bọc ở phía Nam, phía Tây - Bắc và phía Bắc là dải đất bán sơn địa, phần chuyển tiếp giữa phần đồng bằng của huyện với vùng trung du - miền núi. 1.2. Địa hình Là huyện nằm trong vùng đồng bằng Thanh Hoá, nhưng tiếp giáp với các huyện miền núi ( Thạch Thành, Cẩm Thuỷ ) do vậy bề mặt lãnh thổ có địa hình không bằng phẳng, vùng phía Tây - Bắc và phía Bắc của huyện thoáng hiện địa hình đồi trung du. Vùng đất trung tâm và vùng phía Nam của huyện là đồng bằng. Độ cao trung bình toàn huyện là 15 mét ( so với trung bình mặt nước biển); cá biệt có một số vùng trũng ( thuộc các xã phía Đông - Nam: Vĩnh Minh, Vĩnh An và Vĩnh Thịnh ... ) thấp hơn độ cao trung bình toàn huyện từ 3m - 5m. Diện tích đất phân loại theo độ dốc như sau : - Loại địa hình có độ dốc < 30 , diện tích là: 8.066 ha chiếm 51,24% diện tích tự nhiên toàn huyện. - Loại địa hình có độ dốc từ 30 - 80, diện tích là :1.979 ha chiếm 12,57%. - Loại địa hình có độ dốc từ 80 - 150, diện tích là :2.054 ha chiếm 13,05%. - Loại địa hình có độ dốc từ 150 - 200, diện tích là :1.162 ha chiếm 7,38%. - Loại địa hình có độ dốc > 200, diện tích là : 2.479 ha chiếm 115,75%. Nhìn chung đất đai của huyện Vĩnh Lộc là khá đa dạng, tiềm ẩn nhiều khả năng cho phát triển các loại hình kinh tế, phát triển các tiểu vùng sinh thái, các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá phục vụ cho phát triển kinh tế của huyện và của tỉnh. 1.3. Khí hậu thời tiết Vĩnh Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao vói hai mùa chính: Mùa Hạ, khí hậu nóng ẩm có chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, Mùa Đông, khô hanh có sương giá, sương muối. Xen kẻ giữa hai mùa chính là khí hậu chuyển tiếp : giữa Hạ sang Đông là mùa Thu ngắn thường có bão lụt. Giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân không rõ rệt, có mưa phùn. - Nhiệt độ cả năm từ: 8.50000C - 8.6000C , nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,40C; bức xạ nhiệt tổng cộng hàng năm theo lý thuyết đạt tới:225 - 230 kcal/cm2; cả năm có 1,667 giờ nắng, số ngày không có nắng trung bình năm là 83,2 ngày; lượng mưa trung bình năm từ 1.600 - 1.700 mm. - Độ ẩm không khí trung bình năm là 86% lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 850 mm; vận tốc gió trung bình trong năm là 1,9 m/s. Khí hậu vùng Vĩnh Lộc là thuận lợi cho phát triển cây trồng, vật nuôi. Nhưng có một số thời điểm do biến động thời tiết không thuận: đầu vụ Xuân có rét đậm, sương giá và cuối vụ có gió Tây sớm, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng ; hạn hán do ảnh hưởng của gió Tây thường xảy ra vào đầu vụ mùa, bão, lụt vào cuối vụ gây thiệt hại, thất bát cho cây trồng vụ mùa. Thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ để tránh những biến động bất thuận của thời tiết là những biện pháp canh tác tốt nhất hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, tăng sản lượng sản phẩm cây trồng nông nghiệp. 1.4. Sông ngòi Vĩnh Lộc được hưởng nguồn nước từ sông Mã và sông Bưởi; tổng nguồn nước sông Mã (sông chính) trung bình nhiều năm là 11,6 tỷ m3, khi lớn nhất 17,1 tỷ m3; lượng dòng chảy mùa lũ: 8,8 tỷ m3 và mùa kiệt: 2,8 tỷ m3. Đoạn sông chảy trên đất Vĩnh Lộc là 41,5 km theo ranh giới phía Nam huyện, thuận lợi cho việc tổ chức khai thác nguồn nước phục vụ phát triển dân sinh, kinh tế. Sông Bưởi là một nhánh của sông Mã, bắt nguồn từ Hoà Bình có tổng chiều dài sông 130 km, diện tích lưu vực 1.794 km2, đoạn chảy qua Vĩnh Lộc là 11,9 km theo hướng Bắc - Nam chia Vĩnh Lộc thành hai vùng : vùng phía Tây sông Bưởi và vùng phía Đông sông Bưởi có tổng lượng nước trung bình nhiều năm là 1,65 tỷ m3. Đáng chú ý là sông Bưởi lòng sông hẹp và sâu, độ uốn khúc lớn, rất dể gây lụt cho hai vùng đất hai bên bờ khi mùa lũ đến, nhưng là nguồn cung cấp bổ sung nước thuỷ lợi quan trọng cho các xã vùng trung tâm của huyện. 1.5. Tài nguyên khoáng sản Vĩnh Lộc có các khoáng sản làm nguyên liệu cho sản xuất VLXD gồm: đá vôi xi măng và đá ốp lát, sét làm xi măng và gạch ngói thông thường. Ngoài các mỏ trên, huyện còn có mỏ cát thạch anh Bản Thuỷ - Vĩnh Tân.... Nhìn chung, khoáng sản của Vĩnh Lộc phù hợp với phát triển công nghiệp địa phương, sản phẩm tiêu thụ ngay trên địa bàn huyện như: gạch ngói, tham gia xuất khẩu như đá ốp lát. 2.Tình hình điều kiện sản xuất chung của huyện 2.1. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở hạ tầng của Vĩnh Lộc đã được nâng cấp nhiều trong những năm qua, nhìn chung tiến độ vẵn chưa cao và ngày đang từng bước được hoàn thiện dần. Tình hình này được thể hiện qua bảng sau Bảng1 : Cơ sở hạ tầng của huyện Vĩnh Lộc Chỉ tiêu Đơnvị Số lượng Ghi chú I. Công trình thuỷ lợi - Tổng số trạm bơm Trạm 1 Yên Tôn - V.Yên - Diện tích thực tưới b.q Ha 2.800 - Công suất b.q M3/h 24.400 - Diện tích ngập úng b.q Ha 45 - Đập tưới Cái 8 - Tổng năng lực tưới Ha 8.420 II. Giao thông vận tải - Đường bộ Km 985 - Đường quốc lộ Km 33 (QL45+QL217) - Đường huyện, xã Km 23 - Đường thôn, xóm Km 924 - Bến ô tô Cái 1 III. Công trình phúc lợi - Nhà trẻ + mẫu giáo Nhà 16 - Trường học Trường 37 - Bệnh viện B. viện 1 - Trạm ytế Trạm 16 IV. Công trình điện - Số trạm biến áp trung gian Trạm 1 Núi Đún - Số trạm biến áp hạ thế Trạm 63 - Tổng công suất KVA 10.700 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vĩnh Lộc) Hiện tại, toàn huyện có 16/16 xã, thị trấn sử dụng điện lưới quốc gia. Giao thông : Toàn huyện đang cố gắng kịp thời khắc phục những ách tắc trong giao thông do thiên tai gây ra trong mùa lũ lụt năm 2007. Đến năm 2008 toàn huyện đã có 935 km đường quốc lộ, trong đó 25,5 km đường được rải nhựa, 220 km đường cấp phối còn lại là đường đất. Có 33 km đường quốc lộ với Quốc lộ 217 (21 km) và Quốc lộ 45 ( 12 km). Trong công tác thuỷ lợi, diện tích đảm bảo tưới bằng công trình thuỷ lợi năm 2008 là 6.890 ha đạt gần 90% diện tích cần tưới, diện tích còn lại bị hạn là 600 ha. Hệ thống kênh dẫn chính, cống dẫn và kênh mương nội đồng cũng được đầu tư nâng cấp và kiên cố hoá, đã có trên 100 km kênh, 230 cống các loại được kiên cố hoá. Thông tin liên lạc : Toàn huyện đã phấn đấu đảm bảo thông tin liên lạc, 100% số xã đã có máy điện thoại với trên 1.000 máy, 15/16 xã, thị trấn có điểm Bưu điện văn hoá ( thị trấn không có điểm Bưu điên văn hoá là do nằm ở trung tâm). 2.2 Tình hình sử dụng đất đai Đất đai đóng vai trò là một loại tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất đai và khả năng tiếp cận đất đai có tác động đến đời sống của những người sử dụng nó. Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất đai là yếu tố đầu tiên và là yếu tố quan trọng nhất, cùng với lao động là hai yếu tố không thay đổi dù trong điều kiện sản xuất thủ công hay cơ khí hoá, điện khí hoá. Huyện Vĩnh Lộc có diện tích tự nhiên so với tỉnh là hẹp(15.7,62km2) bằng 0,041 lần diện tích tự nhiên toàn tỉnh dân số 86.924 người( dân số trung bình năm 2002) chiếm 2,46 % dân số cả tỉnh. Mật độ dân số khá cao( trung bình 563 người/km2). Tuy nhiên, vẫn còn tới 40,38% là đất chưa sử dụng ( tính bình quân năm 2002) bao gồm đất trống, đồi núi trọc, gò đồi. Nếu như không kể diện tích đất khu dân cư, đất chuyên dùng và đất để trồng rừng thì diện tích đất được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp chỉ có 6.553,09 ha chiếm 41,58% tổng diện tích đất tự nhiên. B ảng2: Tình hình sử dụng đất đai tại các hộ điều tra Chỉ tiêu Bình quân hộ điều tra Hộ nghèo Số lượng ( sào) Cơ cấu (%) Số lượng ( sào) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 15,02 100,00 16,51 100,00 - Đất 1 vụ 4,25 28,29 7,19 43,55 - Đất 2 vụ 9,11 60,65 8,23 49,85 - Đất 3 vụ 1,66 11,05 1,09 6,60 - Đất chuyên màu 2,15 14,31 3,16 19,39 - Đất hạng 2 3,11 20,71 4,13 25,02 - Đất hạng 3 4,98 33,16 5,17 31,31 - Đất hạng 4 4,13 27,49 3,06 18,53 - Đất hạng 5 8,49 56,52 9,15 55,42 Diện tích đất N2/1 khẩu (sào/lđ) 3,44 - 3,17 - Diện tích đất N2/1 lđ (sào/lđ) 5,11 - 7,31 - (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng đối với các hộ nghèo thì tổng diện tích đất nông nghiệp lớn hơn diện tích đất bình quân hộ điều tra vì theo chủ chương chính sách của nhà nước khi chia ruộng sẽ chia theo đầu nhân khẩu mà trong số hộ nghèo thì thường đông nhân khẩu hơn chính vì vậy mà diện tích đất nông nghiệp trong hộ nghèo nhiều hơn số hộ điều tra. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng đối với hộ nghèo họ có nhiều đất hơn nhưng cuộc sống của họ vẫn gặp nhiều khó khăn bởi vì đa số những hộ nghèo lại nằm ở khu vực xa trung tâm nên họ thiếu thông tin, thiếu kiến thức làm ăn, họ đã không biết cách áp dụng những tiến bộ khoa học hay không biết cách áp dụng giống mới ... Có thể vì những lý do đó mà làm cho năng suất cây trồng không cao dẫn đến thu nhập của người nông dân nghèo không có. Do thu nhập chính của người dân trong huyện là từ nông nghiệp mà đặc điểm địa hình của huyện lại rất phân tán không tập trung đặc biệt là đối với loại đất sản xuất nông nghiệp nên không tránh khỏi tình trạng manh mún. Ở các xã như Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Thành ... trung bình mỗi ruộng này là rất nhỏ phân tán ở mọi nơi (theo số liệu điều tra thì trung bình mỗi ruộng chỉ 300 m2). Vì thế mà tình trạng này ảnh hưởng rất lớn tới chế độ chăm sóc, thời gian đi lại và việc thu hoạch của người nông dân ... Sau khi có chỉ thị 13/CT - TU ngày 3/9/1998 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá về việc “ đổi điền, dồn thửa” chuyển từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm đầu tư thâm canh, sản xuất hàng hoá, lương thực ( Văn bản số 151/ TB - TU ngày 30/10/2001 Thông báo kết luận của Ban thường vụ phấn đấu sau đổi điền dồng thửa bình quân mỗi hộ không quá 5 thửa ruộng, mỗi thửa có diện tích trên 500 m2 ). Qua đó cho thấy thu nhập của người dân có nhiều thay đổi, việc đi lại thời gian chăm sóc, thu hoạch ... được tiết kiệm rất nhiều để người dân có thể bố trí dành thời gian vào công việc khác tăng thu nhập cho gia đình mình Có thể nói rằng nguồn lực đất đai vừa là thế mạnh, vừa là điểm hạn chế của huyện. Lý do là diện tích đất chưa sử dụng còn tương đối cao. Bên cạnh đó các hộ chưa biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như cây, con giống ... hoặc có áp dụng nhưng chưa đúng cách dẫn đến năng suất chưa cao. Vì vậy việc bố trí lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với đặc điểm riêng của từng loại đất đai, khí hậu điều này đòi hỏi cần có sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự tư vấn của cán bộ khuyến nông và cũng như là trình độ của chủ hộ. 2.3. Tình hình nhân khẩu, lao động Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, nó làm phức tạp thêm vấn đề sử dụng lao động. Theo báo cáo và số liệu điều tra ta có bình quân nhân khẩu của huyện là 4,37 người, hộ nghèo là 5,21 người trong khi đó lao động trung bình hộ là 2,94 còn hộ nghèo là 2,26 lao động. Như vậy, tính trung bình trên toàn huyện có 1,43 người ăn theo, vì trên thực tế 2.94 lao động (tính trung bình toàn huyện) phải lo cuộc sống cho 4,37. Qua thực tế điều tra hộ nghèo thì có đến 5 hoặc 6 nhân khẩu gồm cả ba thế hệ chung sống trong khi đó chỉ có 2 hoặc 3 lao động; cho nên mức cáng đáng của hộ càng tăng hơn. Vì điều kiện thiếu vốn, thiếu Tư Liệu sản xuất, cho nên lao động của hộ nghèo phải đi làm đổi công cho các hộ khác để đổi lấy sức kéo cho khâu làm đất hoặc phải đi làm thuê để lấy tiền thuê sức kéo, mua vật tư ... Vì vậy, chính bản thân họ lại thiếu thời gian chăm sóc cho sản phẩm của mình, dẫn đến năng suất cây trồng vật nuôi thấp. Trình độ văn hoá chuyên môn cũng ảnh hưởng tới kết quả sản xuất cũng như thu nhập của hộ, những hộ không nghèo với trình độ văn hoá cao hơn họ dể dàng tiếp cận những cái mới, nhất là vấn đề khoa học kỹ thuật. Qua số liệu điều tra thì số người ngoài độ tuổi lao động thực tế vẫn phải tham gia lao động rất cao ( 4.120 người chiếm hơn 11,54% lao động thực tế trên toàn huyện ). Mặt khác thì trình độ học vấn của lao động không cao, tỷ lệ mù chữ thấp nhưng chủ yếu các chủ hộ chỉ học hết cấp II, một số còn có trình độ lớp 7 hoặc lớp 10 trong khi đó có tới 80,20% con em các gia đình nếu đi học hết cấp III hoặc đại học không về công tác tại quê hương mà lại ở lại nơi họ đã học, ở thành phố Thanh Hoá, thị trấn Vĩnh Lộc và các huyện lân cận. Làm cho trình độ của các chủ hộ đã thấp lại không được cải thiện dẫn đến chất lượng nguồn lao động không cao Tuy nhiên, theo kết quả điều tra có gần 90% số hộ nghèo đang có con em ở độ tuổi đi học, còn một số hộ quá đói phải cho con ở nhà phụ giúp việc gia đình, còn những hộ khác đang cố gắng cho con em mình theo học rất khó khăn cho các khoản đóng góp. Như thực tế điều tra tại gia đình hộ nghèo chị Cao Thị Toàn chồng chết sớm ở thôn Đồng Mực xã Vĩnh Hùng có mong muốn là “ đời tôi không được biết chữ, mong con cái mình vẫn được theo học để biết chữ và có ngành, có nghề”. Gánh nặng chi phí cho giáo dục là rất lớn so với thu nhập của hộ nghèo, họ chỉ phải trả tiền mua đồ dùng học tập, tiền bảo hiểm mà vẫn không đủ khả năng. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho con em họ phải bỏ học và cũng chính là nguyên nhân làm cho các hộ có điều kiện có điều kiện sản xuất khó khăn lại càng khó khăn hơn và dẫn tới nghèo đói 2.4 Tình hình vốn Vốn là toàn bộ giá trị đầu vào như tài sản, vật phẩm, tiêu dùng trong sản xuất kinh doanh. Theo kết quả điều tra ta có nhu câuf về vốn thông qua giá trị của tài sản như trong bảng sau Bảng3: Tình hình sử dụng vốn tại các hộ điều tra năm 2007 Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Hộ nghèo - Tư liệu sản xuất -Gia súc % 100,00 100,00 + Trâu bò cày kéo - 70,15 45,51 + Hộ nuôi lợn nái - 21,19 24,90 -Công cụ sản xuất - 100,00 100,00 + Máy cày bừa Trung Quốc - 7,29 0,00 + Máy tuốt thủ công - 30,50 40,51 + Máy bơm nước - 39,40 7.34 + Bình phun thuốc sâu - 45,90 40,11 + Xe công nông - 4,11 0,00 + Máy xay xát - 5,71 0,00 + Chuồng trại kiên cố - 30,19 12.04 (Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra) Như vậy qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Lộc chủ yếu vẫn là lao động thủ công, tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh không lớn, tư liệu sản xuất chủ yếu có giá trị nhỏ như cuốc, cày, dao, liềm... Tài sản có giá trị nhất là trâu bò kéo với 70,15% số hộ sử dụng. Trong một hai năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước, nhiều hộ trong huyện đã mua máy cày bừa của Trung Quốc (chiếm tới 7,29% ) để phục vụ sản xuất cho gia đình mình và đi cày bừa thuê để kiếm tiền tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho gia đình mình. Được sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng người nghèo và rất nhiều các chương trình, dự án cấp huyện, tỉnh, trung ương cũng như các chương trình được sự tài trợ của tổ chức nước ngoài... đã hỗ trợ về vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp và rất thấp. Trước năm 2000, lãi suất là 0,6% và thời gian vay là 6 tháng. Từ năm 2000 đến nay, phương thức vay vốn đã được hoàn thiện lên rất nhiều với lãi suất 0,5%, 3 tháng trả lãi một lần, thời gian vay là 3 năm, chủ yếu là tín chấp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ nghèo không dám vay vốn sản xuất do không biết trông cây gì? nuôi con gì ? Qua thực tế điều tra thì nhu cầu vốn cần vay của các hộ trong huyện để sản xuất kinh doanh là rất lớn và được thể hiện trong bảng sau Bảng4 : Nhu cầu vây vốn Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Hộ nghèo - Vốn lưu động/ hộ 1.000đ 4.298,75 1.170,90 + Vốn trồng trọt - 137,5 100,47 + Vốn chăn nuôi - 3.121,25 749,28 + Vốn cho ngành nghề khác - 940,00 321,15 - Nhu cầu vốn năm 2007/ hộ - 6.225,4 5.014,70 + Vốn tự có - 1.225,4 14,70 + Vốn cần vay - 5.000,00 5.000,00 (Nguồn: phòng thống kê huyện) Để hộ nông dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, song song với việc cho vay vốn, công tác hướng dẫn người dân làm giàu, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi...đang là vấn đề bức xúc hiện nay tại huyện Vĩnh Lộc, đặc biệt là các xã vùng xa, vùng sâu. Do đó cần phải có những chủ chương chính sách của đảng và nhà nước đối với các vùng này. II. Thực trạng đói nghèo tại huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa 1. Qui mô đói nghèo tại huyện Vĩnh Lộc Thanh Hóa 1.1 Giai đoạn 2001 – 2005 Theo căn cứ phân loại hộ nghèo giai đoạn 2001 – 2005 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện qua các năm như sau: B ảng 5 : Tình hình đói nghèo trên địa bàn huyện qua các năm Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 I.Tổng số hộ toàn huyện Hộ 20.277 20.382 20.450 20.500 20.600 II. Số hộ đói nghèo Hộ 3.581 2.819 2.451 2.210 2.078 - Hộ đói Hộ 930 - - - - - Hộ nghèo Hộ 2.651 2.819 2.451 2.210 2078 III. Tỷ lệ đói nghèo % 17,66 13,83 11,98 10,78 10,09 - Hộ đói % 4,59 - - - - Hộ nghèo % 13,07 13,83 11,98 10,78 10,09 (Nguồn phòng LĐ- TB& XH huyện) Qua bảng trên ta thấy rằng, số hộ nghèo từ năm 2001đến năm 2005 có xu hướng giảm, đây cũng là xu hướng tất yếu của chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo.Ngay như tất cả các nước trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng khi bắt đầu thực hiện chính sách Xoá đói giảm nghèo thì số hộ nghèo qua các năm đều giảm.Nhìn vào bảng số liệu ta có thể phân tích tình hình nghèo đói của huyện qua các năm dựa vào tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo. Năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo là 15,6% và liên tục giảm qua các năm, đến năm 2005 là 10.09 và bắt đầu từ năm 2002 không còn hộ đói. Như vậy nếu so sánh tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn này so với cả nước và khu 4 cũ thì tỷ lệ nghèo này là ở dưới mức trung bình. Theo điều tra của Tổng cục thống kê Tỷ lệ nghèo trong giai đoạn này của cả nước là 14.5% ,khu 4 củ là 18.9% và tỉnh Thanh hoá là 21,7% ( nguồn từ tổng cục thống kê và cục thống kê Thanh Hoá)Từ thực tế đó có thể khẳng định hiệu quả của công tác Xoá đói giảm nghèo trong những năm qua.Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn chưa giảm một cách đáng kể vì vậy số hộ thoát nghèo qua các năm vẫn chưa tăng rõ rệt. Nguyên nhân là trong giai đoạn này đối với các hộ nghèo số nhân khẩu đông mà thu nhập chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, nhiều nhà muốn chuyển hướng làm ăn kinh doanh đề tăng nguồn thu thì lại gặp khó khăn về vốn vì đối với người nghèo thì việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng là rất khó. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới...mặc dù trong khuôn khổ của dự án tín dụng cho người nghèo thuộc chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia, khả năng tiếp cận với nguồn vốn đã tăng lên rất nhiều, song vẫn còn nhiều người nghèo đặc biệt là người rất nghèo không có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng. Mặt khác, do không có tài sản thế chấp những người nghèo phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ hiệu quả thấp đẫ làm giảm khả năng hoàn ttrả vốn. Mặt khác đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể hay sử dụng các khoản vay không đúng mục đích. Do vậy họ khó có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn và cuối cùng sẽ làm cho họ càng nghèo thêm. Hơn nưa đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động, thực vật; nhiều yếu tố đầu vào như: điện, nước, giống cây trồng vật nuôi, phân bón... đã làm tăng chi phí giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm. hơn nữa đối vơí những người nghèo thì thường gắn liền với trình độ dân trí thấp do đó không thể tiếp cận được với thông tin hay tiếp thu kiến thức để làm ăn... từ những lý do đó mà nó đã tạo ra vòng luẩn quẩn “nghèo lại vẫn hoàn ngèo”. Có thể đối với huyện Vĩnh lộc là một huyện mới được chia tách từ Huyện Vĩnh Thạch ra do đó mà cơ sở hạ tầng thiết yếu vẫn đang còn yếu kém chưa đáp ứng được sự giao thương giữa các vùng với nhau nhân dân trong huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao lưu hàng hoá với các vùng lân cận, có những nơi hàng hoá nông sản làm ra vẫn không bán được do điều kiện giao thông đi lại gặp khó khăn. Từ những lý do đó mà trong giai đoạn này tỷ lệ hội nghèo vẫn còn cao và số hộ thoát nghèo vẫn chưa tăng rõ rệt. Không thể phủ nhận nỗ lực của toàn thể nhân dân cũng như các cấp chính quyền trong huyện. Song có thể nói vẫn có nhiều khe hở trong cách thức thực hiện Chương trình quốc gia Xoá đói giảm nghèo. Nếu những vấn trên được khắc phục thì hiệu quả của công tác Xoá đói giảm nghèo còn thể hiện rõ nét hơn rất nhiều. Bên cạnh đó thì sự phân bố về qui mô đói nghèo vẫn còn khá chênh lệnh giữa các vùng điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6 : Số hộ nghèo chia theo các xã STT Tên xã, thị trấn 31/12/2001 31/12/2005 Số hộ % Số hộ % Toàn huyện 3162 15.6 2.078 10,09 1 Vĩnh Quang 121 11,96 103 10,05 2 Vĩnh Yên 132 8,52 122 7,84 3 Vĩnh Long 217 11,28 209 11,08 4 Vĩnh Tiến 99 13,37 93 7,59 5 Vĩnh Hưng 157 9,08 148 13,07 6 Vĩnh Phúc 70 5,83 86 7,10 7 Vĩnh Thành 149 10,64 143 10,17 8 Thị trấn 23 3,62 18 2,79 9 Vĩnh Ninh 159 9,97 165 10,80 10 Vĩnh Khang 135 6,89 123 10,45 11 Vĩnh Hoà 170 11,63 167 10,20 12 Vĩnh Hùng 159 9,81 172 13.45 13 Vĩng Tân 94 11,66 72 8,70 14 Vĩnh Minh 81 6,92 75 6,30 15 Vĩnh Thịnh 280 14,74 267 13,95 16 Vĩnh An 121 14,72 115 13,60 (Nguồn số liệu tổng hợp báo cáo các xã) Toàn huyện vẫn còn có một số xã còn đặc biệt khó khăn như xã Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thịnh, nguyên nhân chính là do mức sống không đảm bảo, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông không thuận tiện vì cách núi sông ngăn ... Điều này đòi hỏi một sự cố gắng rất lớn của các cấp các ngành và toàn thể nhân dân trong huyện. Ngoài những xã trên thì các xã khác vấn đề nghèo đói cũng diễn biến khá phức tạp. Tuy nhiên để tìm hiểu nguyê n nhân tại sao một số xã lại có tỷ nghèo cao hơn so với các xã khác ta phân tích nguyên nhân tại sao lại như vậy. Đối với các xã như Vĩnh Long,Vĩnh Quang, Vĩnh hưng. thì đây là các xã thuộc diện vùng núi mà đại bộ phận dân cư ở các xã này đều là những hộ di cư sang vùng kinh tế mới thực hiện theo chủ chương chính sách của đảng và nhà nước. do đó mà các hộ này đã gặp khó khăn rất nhiều trong việc sản xuất, điều kiện sinh hoạt, cơ sở hạ tầng: Giao thông , thuỷ lợi đặc biệt là họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đất canh tác. Còn đói với các xã như Vĩnh An, Vĩnh thịnh thì đói với các xã này thì do địa hình là nằm ở vùng chiêm chũng cho nên đối với sản xuất nông nghiệp họ chỉ sản xuất được một vụ lúa, còn một vụ để đát không , mà thu nhập chính của các xã này chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Hơn nữa các xã này lại nằm cách xa trung tâm khoảng gần 20km nên trình độ dân trí ở n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21473.doc
Tài liệu liên quan