LỜI MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Thanh Trì là một Huyện ngoại thành phía Nam thành phố Hà Nội có thực hiện dự án sản xuất rau an toàn của Thành phố. Nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu đối với hệ thống sản phẩm rau, năm 2006 Huyện, trực tiếp là phòng Kế hoạch Kinh tế và PTNT Huyện đã chủ trì xây dựng dự án: “ Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn quản lý tập trung gắn với thương hiệu mã vạch” trên diện tích 7 ha của xã Yên Mỹ để “khai khẩn cho rau an toàn biết nói”.
Đây là một mô hì
111 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu rau an toàn có mã vạch tại Yên Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh được thực hiện trong 9 tháng từ tháng 9 năm 2005 đến tháng 5 năm 2006, với sự phối hợp của Chi Cục BVTV Hà Nội, phòng Kế hoạch kinh tế & PTNT. Mặc dù thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nhưng mô hình đã đem lại những hiệu quả bước đầu: Mô hình đã thành công về mặt chất lượng, đã đăng ký xong thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ, thiết lập được hệ thống mã vạch gắn với các sản phẩm rau, được các cấp, các ngành và người tiêu dùng địa phương đánh giá cao, nhiều địa phương khác đã đến liên hệ và tham quan, học tập kinh nghiệm để nhằm tiếp tục duy trì, phát triển và nhân rộng diện tích các vùng sản xuất rau an toàn cho các địa phương. Tuy nhiên, mô hình sản xuất rau an toàn Yên Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu như: Thị trường tiêu thụ mở rộng, thâm nhập thị trường chất lượng cao, việc phát triển thương hiệu rau an toàn…
Nhằm tạo cơ sở định hướng cho việc mở rộng mô hình, xây dựng thương hiệu rau an toàn cho các xã Duyên Hà, Vạn Phúc - vùng bãi của Thanh Trì, việc đánh giá hiệu quả và tiếp tục phương án phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ là một tất yếu. Đây còn là vấn đề mang luận chứng kinh tế để tiếp tục nghiên cứu, khảo nghiệm và thực hiện các dự án xây dựng thương hiệu nông sản cho các cơ sở khác.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.
Tìm hiểu lý luận cơ bản: quan điểm, định hướng phát triển về thương hiệu nông sản nói chung và thương hiệu rau an toàn gắn vói mã vạch nói riêng.
Xây dựng phương án Marketing sản phẩm, Marketing truyền thông thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ tới đông đảo công chúng và khách hàng, xác định chiến lược kinh doanh hiệu quả cho HTX DVNN Yên Mỹ.
Đề xuất ý tưởng phát triển và bảo vệ thương hiệu, tạo lập cơ sở để phát triển cho xã Duyên Hà, Vạn Phúc.
Xác lập phương pháp luận nghiên cứu về sản xuất – tiêu thụ rau an toàn làm cơ sở tư duy cho các vấn đề kinh tế sẽ tiếp cận sau này.
III. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tìm hiểu trên bình diện phát triển chung của Huyện và xã Yên Mỹ nói riêng
Kế thừa và phát triển các tư liệu – thông tin từ dự án xây dựng thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ đã được thực hiện trước đó.
Nội dung đề tài phải khoa học, rõ ràng mang tính lý luận chặt chẽ và tính thực tiễn cao.
Các ý tưởng đề xuất phải dựa trên phân tích khoa học kỹ lưỡng, có tính khả thi và phù hợp xu hướng phát triển của xã.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Phạm vi không gian: Địa giới hành chính của xã Yên Mỹ - Thanh Trì.
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện năm 2007, định hướng phát triển cho năm 2010.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Điều tra số liệu từ các hộ nông dân tham gia dự án rau an toàn xã Yên Mỹ
Thu thập tài liệu từ phòng Kế hoạch Kinh tế & PTNT huyện Thanh Trì
Thu thập tài liệu – số liệu, thông tin từ Thống kê xã, HTX DVNN Yên Mỹ
Đọc báo cáo: Tham luận về rau an toàn của huyện, tham khảo tư liệu của các mô hình dự án, các đề tài đã thực hiện về rau an toàn của thành phố.
VI. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.
Trên cơ sở thực hiện tìm hiểu, phân tích vấn đề, kết cấu của đề tài gồm:
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản và thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ.
Chương II. Thực trạng xây dựng và phát triển về thương hiệu rau an toàn có mã vạch tại xã Yên Mỹ - Thanh Trì – Hà Nội.
Chương III. Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu rau an toàn có mã vạch tại xã Yên Mỹ huyện Thanh Trì – Hà Nội.
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN VÀ THƯƠNG HIỆU RAU AN TOÀN YÊN MỸ.
1.1.Những lý luận cơ bản về thương hiệu nông sản.
1.1.1.Khái niệm, bản chất, đặc điểm của thương hiệu nông sản.
a.Khái niệm về thương hiệu nông sản
Trở thành thành viên thứ 150 của WTO, vấn đề của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam không phải là thị trường nữa mà là làm sao để có thể vững vàng cạnh tranh trong xu thế giảm bớt trợ cấp cho nông nghiệp và mở cửa thị trường cho các nước phát triển.
Yếu tố quyết định thành bại để phát triển sản xuất là nắm bắt thị hiếu và hiểu rõ thị trường. Do đó chiến lược cạnh tranh cho hàng hoá nông sản Việt Nam được thiết lập trên cả 3 mặt: Chất lượng – giá cả và thương hiệu và “cạnh tranh thương hiệu với đối tượng cạnh tranh không phải là đối thủ mà chính là khách hàng, người tiêu dùng hay công chúng”. Trong tư duy Marketing, cạnh tranh thương hiệu là một chiến lược cạnh tranh mới đặc biệt quan trọng cho doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.
Cho đến nay ở Việt Nam “thương hiệu” đối với hàng hoá nông sản vẫn còn là một chủ đề mới mẻ mang tính chất xây dựng và phát triển bước đầu. Vậy “thương hiệu nông sản” thực chất là gì? Tại sao phải phát triển “thương hiệu” cho hàng hoá nông sản?
Marketing Hoa Kỳ định nghĩa:
“ Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ thiết kế, hay tổng hợp các nhóm yếu tố kể trên nhằm xác định về một sản phẩm hay dịch vụ của người bán và để phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với đối thủ cạnh tranh”.
Trong các văn bản pháp lý nước ta hiện nay chưa có định nghĩa về thương hiệu. Tuy nhiên thương hiệu không còn là một đối tượng mới trong Sở hữu trí tuệ, mà được sử dụng rỗng rãi và phổ biến trong Marketing hàng hoá khi nhắc đến: Nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, xuất xứ hàng hoá và chỉ dẫn địa lý.
Khái niệm về nhãn hiệu hàng hoá theo Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam thông qua ngày 29/01/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
Theo điều 785 Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
“ Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng màu sắc nhằm xác định sản phẩm của người bán và để phân biệt các sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh ”
Luật Sở hữu trí tuệ đã dùng thuật ngữ “ Nhãn hiệu” thay thế cho “ Nhãn hiệu hàng hoá” được quy định tại Nghị Định số 63 – quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp. Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng đưa ra khái niệm rõ ràng hơn về “khả năng phân biệt” và “dấu hiệu không có khả năng phân biệt” của nhãn hiệu tại Điều 74.1 và 74.2. Cách sắp xếp lại trên theo Luật Sở hữu trí tuệ mang tính chính xác và lôgic hơn trong điều luật Dân sự.
Khái niệm về tên thương mại theo điều Luật của Việt Nam
Theo Điều 14 Nghị định Số 54/2000/ NĐ – CP quy định: “ Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Là tập hợp chữ cái có thể kèm theo các chữ số, phát âm được.
- Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
- Tên thương mại là tên đầy đủ của công ty, doanh nghiệp như: Nông trường sông Hậu, café Trung Nguyên…
Khái niệm về: Chỉ dẫn địa lý theo luật của Việt Nam
Theo Điều 786 Bộ Luật Dân sự quy định: “ Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của một nước, một địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả 2 yếu tố kể trên”.
Theo Điều Số 14 Nghị Định 54 /2000/ NĐ – CP quy định: “ Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ địa phương thuộc một quốc gia.
- Thể hiện tên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan đến việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại mọi quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên”.
Chỉ dẫn địa lý là một dấu hiệu và khả năng phân biệt cho sản phẩm của nhà sản xuất trong vùng địa lý đó trên thị trường. Chỉ dẫn địa lý đặc biệt quan trọng đối với hàng hoá nông sản vì đây là mặt hàng mang tính đặc sản gắn với từng vùng miền cụ thể như : Vải Thanh Hà (Hải Dương) phân biệt với vải Lục Ngạn (Bắc Giang), bưởi Diễn ( Hà Nội) khác biệt với bưởi Đoan Hùng ( Phú Thọ).
Khái niệm về nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng.
Nhằm mục đích cổ vũ các doanh nghiệp xây dựng tập hợp thương hiệu mang tên “ Made in Viet Nam” nhiều chương trình bình chọn nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng đã diễn ra. Do đó để đáp ứng tính cấp thiết và làm tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng, Luật Sở hữu trí tuệ đã bổ sung một số khái niệm mới. Điều 8b Nghị định 63 quy định hiện hành:
“ Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi nhất”
Luật cũng đưa ra 08 tiêu chí cụ thể để đánh giá Nhãn hiệu nổi tiếng. Luật cũng bỏ qua “ quyết định công nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng” hay nói cách khác quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và các tiêu chí chứ không phụ thuộc và đăng ký nào.
Liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia, Điều 4.20 của Luật quy định rằng: “ Nhãn hiệu nổi tiếng được biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”.
Theo quy định tại Nghị định số 06 / CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ Việt Nam để được công nhận nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia, chủ nhãn hiệu nộp đơn yêu cầu công nhận cho Cục Sở Hữu trí tuệ. Cục xem xét đơn và ra quyết định công nhận cho nhãn hiệu này. Nhãn hiệu được công nhận sẽ được bảo hộ theo quy định và được đưa vào danh mục các nhẫn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.
b. Bản chất của thương hiệu nông sản.
So sánh giữa thương hiệu hàng hoá nông sản và nhãn hiệu hàng hoá.
Thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá đang được sử dụng rỗng rãi trong thương mại cũng như Marketing, nhưng hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều quan điểm tranh cãi khác nhau về hai khái niệm này. Vậy thực chất thương hiệu và nhãn hiệu là gì? Và chúng có đồng nhất hay không? Ta hãy so sánh một vài tiêu chí:
Sự giống nhau về mặt khái niệm
Xét về khái niệm thì thương hiệu và nhãn hiệu giường như là một vì đều dựa trên tập hợp những tên, những dấu hiệu như lo go, màu sắc, kí hiệu, biểu tượng…nhằm để xác định sản phẩm hay dịch vụ của người bán và để phân biệt nó khác biệt với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Sự khác biệt về bản chất: nguồn gốc, cấu thành
Ông Marry Brown, chủ tịch kiêm giám đốc sáng tạo của công ty Brown - một công ty chuyên thiết kế Phần Lan cho biết: Định nghĩa cổ xưa về nhãn hiệu “ là một dấu ấn được đóng trên da với một thanh sắt nung nóng và mục đích của họ hướng đến không phải là tự hào về sản phẩm mà là mong muốn khách hàng nhận biết dược nhà sản xuất với hy vọng họ sẽ mua lại trong lần sau hay giới thiệu cho những người khác về sản phẩm”
Ông Charles Brymer, CEO Interbrand Scheter cho biết: “thuật ngữ thương hiệu xuất phát từ người Aixolen cổ đại với nghĩa đốt cháy “ to burn”. Từ xa xưa Brand đã mang ý nghĩa chủ nuôi súc vật đánh dấu lên nó để phân biệt”
Như vậy xét về nguồn gốc khái niệm xuất phát của hai thuật ngữ là khác nhau, có vẻ khái niệm nhãn hiệu được phát triển với mục đích thương mại và chuyên nghiệp hơn. Xét về chức năng cả hai thuật ngữ này ra đời đều để thực hiện quá trình nhận biết và phân biệt về sản phẩm.
Sự khác biệt về dịch thuật, cấu thành và định vị.
Về mặt cấu thành: nếu chỉ xét đơn thuần về mặt vật chất thì ta thấy có một sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu. Thương hiệu về cấu thành bao gồm cả nhạc hiệu, khẩu hiệu, slogan… trong khi đó định nghĩa về nhãn hiệu hàng hoá không nói đến điều này, thuật ngữ nhãn hiệu hàng hoá chỉ cấu thành ở mặt bề nổi do đó đã có không ít người cho rằng: Nhãn hiệu là “phần xác” còn thương hiệu mới là “phần hồn” của sản phẩm của doanh nghiệp.
Về pháp lý Điều luật Bảo hộ: theo Luật của Việt Nam và quốc tế: “nhãn hiệu được bảo hộ trong thời hạn 10 năm và được gia hạn thêm theo đăng ký”, do đó thời hạn cho một nhãn hiệu là hạn định. Nhưng đối với thương hiệu, thời gian dường như là vô định vì nhãn hiệu do doanh nghiệp đăng ký và được pháp luật công nhận - bảo vệ, chứ thương hiệu phải là quá trình phấn đấu bền bỉ và liên tục có khi là cả đời doanh nhân, doanh nghiệp.
Về nghĩa dịch thuật: Theo từ điển tiếng Anh nhãn hiệu hàng hoá được dịch từ thuật ngữ “ Trademark”. Thuật ngữ này được sử dụng trong đăng ký bảo hộ và các văn bản pháp lý về bảo hộ như registered Trademark. Nhưng thương hiệu được dịch thuật từ “ Brand” và được sử dụng rất rộng rãi trong thương mại cũng như trong Marketing. Thương hiệu phổ biến với nhiều thuật ngữ : Branding: Xây dựng thương hiệu, Brand Value: Giá trị thương hiệu; Brand Communication: Truyền thông thương hiệu… Tất cả các thuật ngữ trên đều gắn với quá trình xây dựng – truyền thông – phát triển và bảo vệ cho tính thương tính hiệu về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Với một tất yếu như vậy có thể khẳng định rằng thương hiệu là yếu tố bao trùm gắn cho thương mại và Marketing thương mại hàng hoá. Và thực chất nhãn hiệu chỉ là một công cụ về đăng ký pháp lý cho thương hiệu hình thành và phát triển.
Về định vị: Nhãn hiệu là sản phẩm sáng tạo của doanh nghiệp đăng ký với cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền sở hữu độc quyền nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu đăng ký đảm bảo đúng nguyên tắc bảo hộ thì sau 12 tháng doanh nghiệp đã sở hữu được một nhãn hiệu thành công như công ty café Trung Nguyên đăng ký thêm Nhãn hiệu mới cho café hoà tan mang tên G7. Nhưng để gây dựng một “thương hiệu Trung Nguyên” thành công thì không đơn giản như vậy. Đó là cả quá trình phấn đấu bền bỉ của toàn thể đội ngũ nhân viên công ty trong nhiều năm. Nhắc đến thương hiệu Trung Nguyên không chỉ là nhắc đến hình ảnh của những nhãn hiệu café phin Trung Nguyên, nhãn hiệu café hoà tan G7 mà thương hiệu Trung Nguyên gợi lên với tất cả hình ảnh sinh động về quản lý, tổ chức, kế sách đầu tư quảng cáo, chiêu thị khách hàng và truyên thông thương hiệu qua hàng loạt quảng café gắn biển hiệu và phong cách riêng “ Trung Nguyên”…Mà giờ đây khi nhắc đến Trung Nguyên người tiêu dùng có thể cảm nhận ngay một hương vị café tự nhiên, một niềm tự hào về café mang thương hiệu Việt. Thương hiệu café Trung Nguyên đã thành công do người tiêu dùng định vị cho nó.
Như vậy thương hiệu thực chất là do người tiêu dùng định vị và công nhận. Thương hiệu là gồm tất cả các yếu tố hữu hình như sản phẩm - dịch vụ, hay yếu tố vô hình như: chiến lược kinh doanh, phong cách phục vụ, dịch vụ sau bán hàng và giá trị của khách hàng cảm nhận…nó là tất cả những gì gắn với sản phẩm mà công ty hướng đến thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.Thương hiệu do khách hàng cảm nhận và đánh giá qua thị hiếu, hành vi ứng xử, tâm lý, tình cảm của họ khi mua sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp. Giá trị này được biểu hiện qua sự liên đới cảm xúc: Khách hàng nhận biết về nó, thoả mãn cùng thương hiệu, ưa thích thương hiệu, mong muốn và khát khao.Thương hiệu bao trùm lên mọi thứ mà doanh nghiệp có - là hình ảnh nhất quán nhất về công ty khác biệt và vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh. Do đó, nhãn hiệu chỉ là một bộ phận của thương hiệu. Nhãn hiệu thực hiện chức năng công cụ bảo hộ hợp pháp cho thương hiệu hình thành và phát triển. Một thương hiệu đã được cấp giấy độc quyền bảo hộ có nghĩa là được gắn “Trademark” cho sản phẩm - dịchvụ. Khi đó khi tham gia vào thị trường sản phẩm - dịch vụ gắn thêm ký hiệu “R” – Registered hay “TM” – Trademark, hay “C”- Copyright.
Sự khác biệt về tài sản thương hiệu, giá trị thương hiệu trong chiến lược Marketing.
Khi tham gia trên thị trường nhãn hiệu là đại diện cho những thứ mà doanh nghiệp hướng đến cung ứng cho khách hàng. Nhãn hiệu chính là tài sản hữu hình của công ty. Cũng do đặc điểm này mà nhãn hiệu có thể làm giả làm nhái được, dẫn đến những tranh chấp kiện tụng.
Còn thương hiệu là một phạm trù rộng. Tài sản thương hiệu bao gồm hai phần. Phần tài sản hữu hình do doanh nghiệp định lượng kinh doanh thu được và nắm giữ. Nhưng phần tài sản vô hình lại tồn tại trong tâm trí khách hàng, và người tiêu dùng sẽ định giá cho phần tài sản này. Đây chính lợi thế gia tăng giá trị cho thương hiệu, thương hiệu café Trung Nguyên , sữa Vinamilk… được đánh giá cao hơn phần tài sản thực vốn có của nó. Do đó khi niêm yết gía cổ phiểu trên thị trường nó được đánh giá cao và được trả giá cao trong mua bán chuyển nhượng…Do đó không thể có thương hiệu nhái, thương hiệu giả được mà chỉ có xâm phạm và chiếm bản quyền thương hiệu khi chưa được đăng ký độc quyền bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá như vụ chiếm đoạt xảy ra đối với café Trung Nguyên, võng xếp Duy Lợi, thuốc lá Vinataba…
Thương hiệu và sản phẩm hàng hoá nông sản.
Quan điểm sai lầm: Thương hiệu chỉ là một bộ phận của sản phẩm.
Các sản phẩm xây dựng thương hiệu thành công là những đặc sản của từng địa phương như: xoài Cái Mơn,vú sữa Lò Rèn, sầu riêng Chín Hoá… lên có quan điểm cho rằng thương hiệu chỉ là một bộ phận của sản phẩm.
Theo Võ Văn Quang – công ty xúc tiến thương hiệu BMS định nghĩa: “ Sản phẩm là một tập hợp các lợi ích. Tập hợp này bao gồm lợi ích cảm tính và lợi ích lý tính”. Nhưng thương hiệu bao trùm tất cả các lợi ích nói trên và cả hệ thống nhận diện và hình ảnh. Thương hiệu là sự cam kết về chất lượng và sự phân biệt chất lượng khác nhau giữa các sản phẩm trong quá trình cạnh tranh. Thương hiệu sầu riêng Chín Hoá đâu chỉ có sản phẩm sầu riêng Chín Hoá mà là tất cả những gì đặc trưng cho một diện mạo tên tuổi “ Chín Hoá”. Đó là tính cách một nông dân miền Tây cần cù, chất phác, sau gần 25 năm lao động miệt mài anh đã sở hữu được giống sầu riêng Chín Hoá chất lượng. Là sự cam kết về loại sầu riêng thơm, ngon bổ bậc nhất quốc gia, được Nhà nước công nhận giống sầu riêng chuẩn quốc gia. Là một hình ảnh mới nổi trội với thông điệp vàng “ Cơm vàng sữa hạt lép” để định vị thương hiệu.
Do đó, thương hiệu không thể là một bộ phận của sản phẩm mà là thực thể bao trùm cả sản phẩm cộng các nhân tố tạo ra sự khác biệt được công nhận trong tâm trí người tiêu dùng.
Bên trong một thương hiệu đích thực phải có một sản phẩm đích thực đại diện cho một nhóm khách hàng cụ thể. Với thương hiệu gạo Sohafarm của nông trường sông Hậu, không đơn thuần chỉ là tên một loại gạo. Sohafarm - mọi thứ bắt đầu từ những sản phẩm tốt mà đặc trưng cho bản sắc của người Việt từ lâu đã được tổ tiên gây dựng hàng năm gắn với nền văn minh lúa nước. Ngày nay, những cánh đồng lúa thấm đẫm mồ hôi của người nông dân vẫn tiếp tục đem đến cho mỗi gia đình dân Việt những hạt gạo dẻo thơm trong từng bữa cơm đầm ấm. Sohafarm hoà quyện từ: “ hạt dẻo hạt thơm, hạnh phúc đong đầy” , hình logo xanh mát – lá lúa, với những phong cách truyền thông gần gũi từ cánh cò, rổ rá, từ chiếc áo bà ba… đang là niềm tự hào của người dân về một thương hiệu gạo đầu tiên của người Việt để khi ta đi xa, ta nhớ về quê hương, nhớ về gia đình, nhớ về từng bữa cơm đầm ấm. Hơn cả Sohafarm đã tạo dựng một hình ảnh đầy thuyết phục và giàu cảm xúc về “cơm Việt”, “ món ăn Việt” vương xa ra thế giới. Sohafarm đang vươn lên mạnh mẽ trở thành một thương hiệu quốc tế
Thương hiệu cũng như là một con người
Thương hiệu là “đứa con” của doanh nghiệp, của chủ thể đăng ký sở hữu. Việc xây dựng cho đứa con chào đời là chính họ. Nhưng phải đăng ký bảo hộ với Cục Sở hữu trí tuệ và được cấp giấy chứng nhận, thương hiệu mới đầy đủ tư cách pháp lý tồn tại trên thị trường. Trong đó, chủ sở hữu thương hiệu phải có đủ tâm, đủ mức độ đầu tư, xác định một chiến lược kinh doanh đúng hướng và phù hợp quy luật thị trường thì thương hiệu chào mới “khoẻ” được.
Nhưng sự thành bại của một thương hiệu lại phụ thuộc rất lớn vào định vị của người tiêu dùng. Chỉ khi người tiêu dùng thừa nhận chất lượng của Cam Canh, mong muốn ăn thử nho Ninh Phú, xoài Cái Mơn… và khát khao Sohafarm thương hiệu mới có chỗ đứng và thành công trên thị trường. Mặt khác người tiêu dùng chính là kênh truyền thông hữu hiệu nhất, mà không phải bỏ ra một chi phí tăng thêm nào. Người tiêu dùng tự loan tin tự thuyết phục lẫn nhau gạo Tám ngon chính gốc phải là của Hải Hậu, nhãn ngon nhất phải mua nhãn lồng Hưng Yên…. Do đó người tiêu dùng chính là người nuôi dưỡng “đứa con” của cơ sở, chủ thể sở hữu thương hiệu, và thị hiếu của người tiêu dùng chỉ cho họ cần bổ sung thêm “ dinh dưỡng” gì cho thương hiệu thật khoẻ và lớn lên.
Như vậy xét về quan hệ thương hiệu cũng giống như con người. Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu là cha của thương hiệu, người tiêu dùng là mẹ và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chính là người đỡ dầu cho thương hiệu chào đời và phát triển.
Thương hiệu thể hiện cá tính riêng có của mình cũng như con người thể hiện tính cách. Thương hiệu cũng có tên gọi, cũng được “ăn mặc” giống như con người qua logo, bao bì, màu sắc và thể hiện cái vẻ bề ngoài như con người vẫn thường làm để mọi người vẫn nhận diện ra nó giữa vô vàn thương hiệu khác. Thương hiệu được nuôi dưỡng, khỏe mạnh và bảo vệ. Trong xã hội, con người thuộc nhóm người nào thì thương hiệu cũng thuộc đối tượng đó. “Bản thân thương hiệu có mối quan hệ và những mối quan hệ này luôn luôn phát triển, nó cần được khuyến khích” (Steve MC Namana – Công ty thương hiệu Lanta Brand).
Thương hiệu tốt giống như một người bạn thân, bạn sẽ giữ được mối quan hệ nếu thân tình cùng nó. “ Thương hiệu không có định lượng và không có điểm dừng. Do đó doanh nghiệp cần luôn luôn duy trì hai hoạt động xây dựng và gìn giữ mới có thể có một thương hiệu bền vững” ( TS. Đặng Vũ Thành)
Với đặc trưng là hàng hoá thiết yếu, nông sản luôn luôn là người bạn của mọi người dân Việt Nam. Do đó trong tương lai để xây dựng thương hiệu nông sản thành công hơn nữa đòi hỏi sự ủng hộ và tạo sự thân tình hơn nữa của người tiêu dùng nhằm tôn tạo thương hiệu nông sản mạnh, thương hiệu nổi tiếng.
1.1.2. Cấu thành thương hiệu nông sản.
Thiết kế thương hiệu nông sản: Cấu thành vẻ bề ngoài
Tên gọi thương hiệu nông sản.
Tên thương hiệu có tầm quan trọng rất lớn đối với việc thiết kế thương hiệu. Tên thương hiệu gợi lên ấn tượng đầu tiên về thương hiệu hàng hoá nông sản. Việt Nam vốn nổi tiếng với rất nhiều đặc sản nông sản. Nhưng hầu hết các loại nông sản chưa có một tên riêng. Do đó, “ tên thương hiệu là tên gọi riêng cho hàng hoá nông sản mà doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh sử dụng để giới thiệu - phản ánh tính cách của mình”. Tên thương hiệu thể hiện sự khác biệt đầu tiên lớn nhất của cơ sở so với các cở sở khác mà chỉ cần nghe đến công chúng và khách hàng có thể nhận biết đến nó. Một số cách thiết kế tên:
Tên thương hiệu có thể là tên nhãn hiệu như: Xoài Cái Mơn, bưởiNăm Roi...
Tên có thể là tên xuất xứ nơi sản xuất như: Vải thiểu Lục Ngạn, kẹo dừa Bến Tre…
Tên thương hiệu tập thể cho các nhãn hiệu: thương hiệu chủ như: café Trung Nguyên…
Tên gắn với người sáng lập thương hiệu: Bưởi Baro, Sầu riêng Chín Hoá…
Logo
Logo là một dạng thức đặc biệt không thể thiếu của mỗi thương hiệu nông sản. Lôgo thường lấy chữ viết tắt hoặc các ký hiệu, hình ảnh được cấu trúc nghiêm ngặt tạo thành một bố cục mang tính đặc trưng cao. Mục đích cuối cùng là “đặc thù cho bộ mặt của thương hiệu”.
Logo tạo cảm giác thích thú “bắt mắt” từ cái nhìn đầu tiên. Logo thiết kế cho nông sản dựa trên những gam màu truyền thống hết sức trù phú, thường lấy những màu tự nhiên đặc trưng của mỗi loại nông sản như: màu xanh bạt ngạt của lúa, non mơn mởn của rau, sắc đỏ tươi của hoa quả chín, hay sắc vàng tươi của trái cây để đặc trưng. Những gam màu sắc này đã được thừa nhận kết hợp với những hình thù tự nhiên của loại nông sản, những cách thức nghệ thuật thể hiện tên thương hiệu tạo lên một logo ấn tượng nhất.
Lo go chương trình xây dựng “ Thương hiệu nông sản”
Slogan
Khẩu hiệu là một câu nói, một đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin mô tả về đặc tính của thương hiệu, của doanh nghiệp. Khẩu hiệu là một thứ ngôn ngữ đặc biệt đưa thông điệp “vàng” của người sản xuất – kinh doanh tới công chúng và khách hàng nhằm xưng danh và gắn kết thoả mãn họ như: Cám con cò - Bạn của nhà nông, Sohafarm – Một thương hiệu gạo cho người Việt…
Nó củng cố và khẳng định một lần nữa thông điệp kinh doanh, cũng là lời tuyên bố về tính khác biệt, độc đáo, hàng đầu của thương hiệu. Khẩu hiệu có sức truyền thụ cao ăn sâu trong tâm trí khách hàng.
Lo go thể hiện khẩu hiệu của Vinacafe.
Logo thể hiện khẩu hiệu của Nho Ninh Phú.
Màu sắc
Màu sắc được thiết kế hoà hợp với các thành tố khác nhằm đặc trưng cho thương hiệu. Sự khác biệt giữa các màu sắc được kết hợp ăn nhập cùng logo, nhãn hiệu sẽ là một kết quả tuyệt vời cho thương hiệu nông sản. Màu sắc sẽ có sức kích hoạt mạnh mẽ và hỗ trợ rất lớn cho việc phân biệt thương hiệu sản phẩm.
Cách thức sử dụng màu sắc cho thương hiệu nông sản gắn với những gam màu truyền thống. Nó tận dụng tối ưu những màu sắc tự nhiên đặc trưng của mỗi loại nông sản như: Màu xanh mơn mởn của rau, sắc đỏ của trái chín, sắc vàng au của lúa...Màu sắc thiết kế phải thật bắt mắt, độc đáo cho thương hiệu nông sản.
Nhạc hiệu
Nhạc hiệu là một công cụ hữu hiệu sử dụng trong quảng cáo nhằm truyền thông thương hiệu đến với công chúng và khách hàng. Nhạc hiệu thể hiện những sáng tạo của doanh nghiệp, cơ sở trong việc lựa chọn cách thức thể hiện thương hiệu nông sản. Nhạc hiệu mang lại hiệu quả thiết thực. Âm nhạc khơi dậy sự liên tưởng độc đáo trong nhận thức người tiêu dùng.
Bao bì
Đối với sản phẩm nông sản chế biến, chi phí bao bì hiện nay chiếm đến 40 % giá thành sản phẩm. Mặt khác bao bì cũng là một công cụ hữu hiệu để thể hiện đặc trưng nổi bật hay cá tính của thương hiệu. Để xây dựng thương hiệu nông sản thành công, doanh nghiệp cần phải đầu tư kỹ lượng cho khâu này.Cần lựa chọn được bao bì phù hợp với sản phẩm, phát huy tối đa công dụng bảo quản và những lợi ích thiết thực với người tiêu dùng.
Bao bì còn phải được thiết kế đẹp mắt, thể hiện logo, màu sắc, hình ảnh thương hiệu cũng như thể hiện được tối ưu các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Chỉ khi kết hợp thật nhuần nhuyễn với các thành tố khác, thương hiệu sẽ được công chúng nhận biết , lưu tâm và lựa chọn.
Túi đựng chôm chôm Long Khánh.
Mùi vị
Mùi vị là một thành tố của chất lượng sản phẩm. Với những nông sản tươi, phải giữ được mùi vị tự nhiên của sản phẩm, do đó phải tăng cường công nghệ bảo quản. Mùi vị cũng là một trong những tiêu thức lựa chọn hàng hoá của người tiêu dùng. Mùi vị được ưa chuộng góp phần tăng giá bán cho sản phẩm. Khi chọn mua gạo nếp đặc sản, dựa vào những hương thơm đặc trưng có người lựa chọn: Nếp cái Hoa Vàng với giá 15000đồng / kg, có người lại thích hương thơm như mùi quýt của nếp Quýt - Hải Dương bán với giá 13000đồng/kg, một số người lựa chọn nếp Hải Phòng có mùi thơm nhẹ hơn và giá thành hạ hơn 7000 đồng /kg…
Với những nông sản chế biến, mùi vị là một trong những “công thức” tạo lên những “khác biệt” những “ riêng có” cho thương hiệu doanh nghiệp xây dựng. Điều này có thể thấy rõ qua cách thức tiêu dùng các loại café hay trái cây.Khách hàng có thể lựa chọn một ly café Trung Nguyên để cảm nhận – hương vị café tự nhiên, nhưng có rất nhiều khách hàng lựa chọn café Thu Hà vì hương vị café không chua.
Yếu tố mùi vị do người tiêu dùng cảm nhận và đánh giá, để truyền thông thương hiệu hiệu quả, hãy kích thích khướu giác của người tiêu dùng.
b) Những thuộc tính bên trong.
Chất lượng sản phẩm nông sản.
Chất lượng được xem là yếu tố cơ bản đầu tiên cho xây dựng thương hiệu nông sản. Chất lượng ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh. Không có thương hiệu mạnh nào mà không có sản phẩm tốt. Ngay thương hiệu chứng nhận: “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” mà sản phẩm của nó là quy trình bình chọn nghiêm túc – minh bạch đó là những sản phẩm tốt. Cho nên xây dựng thương hiệu nông sản hãy bắt đầu từ tiêu chuẩn hoá chất lượng.
Chất lượng nông sản chính là đặc tính tự nhiên của sản phẩm. Biểu hiện qua: hình dáng đặc thù, màu sắc tươi đẹp, hương vị tự nhiên, độ chín căng mọng hay những đặc trưng riêng có của mỗi loại nông sản. Với những nông sản đặc sản, chất lượng đã được người tiêu dùng thừa nhận nhưng cần phải tiêu chuẩn hoá chất lượng thể hiện trên bao bì, nhãn mác sản phẩm để người tiêu dùng dễ dàng tra cứu nhận biết như thành phần cấu tạo ra sao? Với gạo phải ghi rõ các thành phần như: Hạt dài bao nhiêu, độ dẻo, tỷ lệ tấm, lượng Protein, nước…Với trái cây như cam quýt là: Độ ngọt bao nhiêu, lượng nước, lượng Vitamin….Điều này đặc biệt quan trọng đối với nông sản xuất khẩu. Nông sản Việt Nam xuất ra nước ngoài rất yếu công tác bao bì và thể thức hoá tiêu chuẩn chất lượng.
Sự phù hợp
Là phạm vi những thuộc tính của thương hiệu mà phù hợp với tiêu chí của khách hàng. Chỉ khi đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì thương hiệu mới đứng vững trên thị trường cạnh tranh. Do là hàng hoá thiết yếu tính chất đáp ứng mức độ phù hợp tiêu thức người mua không cao như hàng hoá công nghiệp. Nhưng vẫn có thể thấy rõ, người có thu nhập cao thường dùng gạo Tám thơm Thái Lan, Hải Hậu, rau sạch Bảo Hà,… người có thu nhập trung bình thì dùng gạo X 21, gạo Điện Biên, rau thường…
Thương hiệu nông sản phải xác định được đối tượng khách hàng mình hướng đến nhằm thoả mãn.
Sự thừa nhận.
Tâm lý người tiêu dùng rất ngại phải tự mình nhận biết, họ thích lựa chọn những sản phẩm đã được đông đảo công chúng thừa nhận. Và luôn trung thành thương hiệu khi lựa chọn được sản phẩm vừa ý. Họ sẽ không chuyển sang dùng gạo khác khi đã thừa nhận gạo tám là loại gạo ngon nhất, họ sẽ thích mua Cam Canh đi biếu tặng vì chất lượng đã được thừa nhận là ngọt mát, bổ và đẹp mắt… Để được thừa nhận phải tạo được cảm xúc hài lòng của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Đặc biệt với những thương hiệu mới xây dựng, cần gây dựng mối quan hệ với khách hàng đặc biệt trong giai đoạn dùng thử sản phẩm.
Sự uy tín.
Uy tín của thương hiệu nông sản là lòng tin của người tiêu dùng vào thương hiệu. Về cơ bản uy tín chính là cái tượng trưng cho sự chiến thắng trong tư duy khách hàng. Để khi đứng trước một giỏ đa sản phẩm, họ vẫn ưu tiên lựa chọn Bưởi Năm Roi – Hoàng Gia, Xoài Hoà Lộc – nông trường sông Hậu vì các doanh nghiệp này đã được người tiêu dùng tín nhiệm.
Những thuộc tính đáng tin cậy của thương hiệu được áp dụng trên sản phẩm. Trong cuộc chiến giành giật sự tin cậy của khách hàng cho thương hiệu của mình, uy tín nhãn hiệu là vũ khí quan trọng nhất mà nhà quảng bá nắm giữ và thực hiện. Uy tín thương hiệu nông sản là một xâu chuỗi cơ bản để có thể đột phá thương hiệu. Một khi thương hiệu chủ đã có uy tín, thì việc đưa các thương hiệu nh._.óm tiếp theo đến với khách hàng là rất thuận lợi. Như việc tung ra nhãn hiệu G7 và hệ thống siêu thị G7 mark, nhãn hàng mới của café Trung Nguyên chiếm lĩnh được tình cảm và sự tín nhiệm của khách hàng ngay.
Sự nổi tiếng.
Sự nổi tiếng theo tiêu chí của Cục Sở hữu trí tuệ là sản phẩm “được biết đến rộng rãi”. Về mặt pháp lý ở Việt Nam, theo Luật Sở hữu trí tuệ để được công nhận là thương hiệu nổi tiếng phải vượt qua 08 tiêu chí bình chọn cụ thể. Khi đó thương hiệu sẽ được cấp giấy chứng nhận thương hiệu nổi tiếng và được ghi vào danh mục thương hiệu quốc gia.
Để đạt tới thương hiệu nông sản nổi tiếng không phải dễ dàng. Nó vượt qua tất cả các tiêu thức trên: Chất lượng sản phẩm tốt, sự phụ hợp, sự thừa nhận, sự uy tín kinh doanh… Nó đòi hỏi doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh phải nỗ lực hết mình đầu tư và phát triển thương hiệu. Nhưng khi đã nổi tiếng, thương hiệu sẽ mang lại cho họ tất cả: Doanh thu, giá trị tài sản vô hình thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng.
Những thương hiệu hàng nông sản nổi tiếng đã được đông đảo công chúng thừa nhận là: café Trung Nguyên, Vina café, Nông trường Sông Hậu,…
1.1.3 .Vai trò của thưong hiệu nông sản
a. Đối với địa phương, cơ sở, HTX, doanh nghiệp sản xuất nông sản.
Theo Cục Sở hữu công nghiệp thì số lượng nhãn hiệu hàng hoá mới được các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký bảo hộ trong nước đã tăng gấp 2 ( năm 2001 là 3095 nhãn hiệu, năm 2002 là 6564 . Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đã nhận thức xây dựng thương hiệu là mối quan tâm hàng đầu.
Thương hiệu bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp
Về cơ bản, thương hiệu đáp ứng mục đích nhận diện để đơn giản hóa việc xử lý sản phẩm hoặc truy tìm sản phẩm gốc cho công ty.Thương hiệu cho phép công ty bảo vệ hợp pháp những đặc điểm hoặc hình thức đặc trưng riêng có của sản phẩm như: Thiết kế bao bì, kiểu dáng công nghiệp, logo, nhãn hiệu sản phẩm. Khi đã đăng ký độc quyền sử dụng nhãn hiệu, doanh nghiệp có thế khởi kiện với bất cứ hành vi xâm phạm quyền bảo hộ nhãn hiệu.
Thương hiệu được bảo hộ độc quyền trí tuệ, đem lại tư cách hợp pháp cho người sử dụng thương hiệu. Các quyền sở hữu trí tuệ này đảm bảo rằng công ty có thể đầu tư một cách an toàn cho thương hiệu và thu lợi nhuận từ một tài sản đáng giá , từ đó mà nâng cao doanh thu của công ty đến mức tối đa. Như Trung Nguyên sau khi đăng ký xong bảo hộ nhãn hiệu trên thị trường Nhật Bản có thể yên tâm đầu tư cho thương hiệu này vươn xa hơn nữa.
Thương hiệu giúp Định vị doanh nghiệp trên thị trường.
Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của một sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm một cách dễ dàng, thuận tiện. Lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng cho phép công ty dự báo và kiểm soát thị trường. Hơn nữa, nó tạo nên một rào cản, gây khó khăn cho các công ty khác muốn xâm nhập thị trường. Mặc dù các quy trình sản xuất và các thiết kế sản phẩm có thể dễ dàng bị sao chép, nhưng ấn tượng đã in sâu vào tâm trí của người tiêu dùng qua nhiều năm về sản phẩm thì không dễ dàng bị sao chép lại như vậy. Người ta có thể sao chép bao bì, nhãn hiệu café G7 của Trung Nguyên, nhưng ấn tượng về - “hương vị café tự nhiên” thì không thể dễ dàng sao chép như vậy. Về khía cạnh này, thương hiệu có thể được coi như một cách thức hữu hiệu để đảm bảo lợi thế cạnh tranh.
Thương hiệu sẽ đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Thương hiệu giúp các công ty khắc sâu sản phẩm của mình vào tâm trí của khách hàng. Phần hồn của một thương hiệu chỉ có thể cảm nhận qua sản phẩm và các chương trình quảng cáo về nó. Nội dung của một sản phẩm sẽ được khách hàng biết và cảm nhận thông qua các hoạt động này với điều kiện nó phải được truyền tải một cách nhất quán với cùng một thông điệp. Do đó việc nhận biết một thương hiệu ngày hôm nay sẽ vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta về những sản phẩm trong tương lai. Mà khi nhắc đến nó công chúng và người tiêu dùng có thể nhận biết ngay Cocofun - Kẹo dừa Bến Tre, Sohafarm - Gạo thương hiệu cho người Việt của nông trường sông Hậu.
Do đó, đối với các công ty, thương hiệu được coi như một tài sản có giá trị rất lớn bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng.
Giá trị của thương hiệu: Brand Value
“Giá trị thương hiệu là những lợi ích mà công ty có được khi sở hữu thương hiệu này”. Giá trị của thương hiệu đối với một công ty, một cơ sở hay một tập đoàn dường như rất khó để có thể đo lường một cách chính xác. Theo nghiên cứu của các nhà Marketing nói chung và của Ông Nguyễn Thanh Hồng Đức- công ty thương hiệu Lanta, giá trị ở đây được hiểu theo nghĩa là những lợi ích thiết thực. Lợi ích thiết thực nhất phần lượng có thể đo lường qua chỉ số doanh thu, thị phần chiếm lĩnh trên thị trường. Còn giá trị không thể đo lường được chính là văn hoá kinh doanh, hình ảnh của công ty.
Dường như mọiđại lý, cửa hàng phân phối, các quán café hay những đội ngũ nhân viên phục vụ trong quán đều cảm thấy tự hào hơn khi làm việc cho Trung Nguyên café.
Tài sản thương hiệu: Brand Equity
“Tài sản thương hiệu được hiểu là bao gồm tất cả những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang đến cho những người liên quan ( khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng…). Những giá trị này sẽ được cộng vào sản phẩm hay dịch vụ nhằm để gia tăng giá trị đối với những người liên quan. Những thành tố cấu thành tài sản thương hiệu này phải được kết nối với biểu tượng, logo của công ty hoặc sản phẩm”.
Nếu khách hàng nhận biết được một thương hiệu là tuyệt hảo, họ sẽ thích nó hơn và sẵn sàng trả giá cao hơn cho nó. Từ khi gây dựng được thương hiệu, bưởi Baro là giống bưởi xanh ruột hồng bán được giá cao nhất ở trong nước với: 28000 đồng / kg. Cũng nhờ uy tín thương hiệu mà những đặc sản nông sản mang thương hiệu luôn bán được giá cao như: Cam Canh phổ biến với mức giá 40000 – 50000 đồng / kg. Khi đó tài sản thương hiệu có khả năng tạo ra dòng tiền tăng thêm cho sản phẩm qua khả năng phân biệt uy tín, chất lượng trên thị trường.
b. Đối với người tiêu dùng.
Xác định được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
Với người tiêu dùng, thương hiệu xác định nguồn gốc của sản phẩm và giúp khách hàng xác định nhà sản xuất cụ thể hoặc nhà phân phối nào phải chịu trách nhiệm. Thương hiệu có ý nghĩa đặc biệt đối với khách hàng. Nhờ những kinh nghiệm đối với một sản phẩm và chương trình tiếp thị sản phẩm đó qua nhiều năm, khách hàng biết đến các thương hiệu. Kết quả, tên các thương hiệu là một công cụ nhanh chóng đơn giản hoá quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Đây chính là điều quan trọng nhất mà một thương hiệu cũng như công ty được gắn với thương hiệu đó cần vươn tới.
Thương hiệu còn giữ một vai trò quan trọng trong việc báo hiệu những đặc tính và thuộc tính của sản phẩm với người tiêu dùng để đảm bảo “ tính hiệu” của sản phẩm. Khi bạn mua sản phẩm bưởi Năm Roi mà không có tem đảm bảo – hãy cân nhắc vì đó có thể không phải là sản phẩm chính hiệu của thương hiệu này.
Tiết kiệm chí phí tìm kiếm mua hàng
Nếu khách hàng nhận ra một thương hiệu và có một vài kiến thức về thương hiệu đó, họ không phải suy nghĩ nhiều hoặc tìm kiếm, xử lý nhiều thông tin để đưa ra quyết định về tiêu dùng sản phẩm. Như vậy, từ khía cạnh kinh tế, thương hiệu cho phép khách hàng giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm cả bên trong( họ phải suy nghĩ mất bao nhiêu) và bên ngoài (họ phải tìm kiếm mất bao nhiêu). Dựa vào những gì họ đã biết về thương hiệu như: chất lượng, đặc tính của sản phẩm, cách thức phân phối, phục vụ…, khách hàng hình thành những giả định và kỳ vọng có cơ sở về những gì mà họ mua.
Là công cụ gắn với nhà sản xuất và qui trách nhiệm cho nhà sản xuất trong việc đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.
Mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng có thể dược xem như một lời cam kết. Nó sẽ tạo ra sự yên tâm cho người tiêu dùng từ chất lượng sản phẩm đến khâu chăm sóc khách hàng, bảo hành sản phẩm cùng với sự nghiêm túc trong đền bù thiệt hại cho người tiêu dùng và cả những chiêu khuyến mại trung thực. Như cách thức truyền thông thương hiệu rau sạch “ 5 Sao”. Mỗi lô rau nhập về xưởng sẽ lưu mẫu rau trong tủ lạnh để 3 ngày đề phòng có khiếu kiện từ khách hàng, cơ quan BVTV sẽ gửi mẫu đi xét nghiệm. “ Nếu người tiêu dùng sử dụng sản phẩm Bảo Hà mà có biểu hiện ngộ độc trong vòng 3 ngày, người tiêu dùng sẽ được bảo hiểm đúng cam kết 10 triệu đồng / vụ ngộ độc.
Khách hàng đặt niềm tin và sự trung thành của mình vào thương hiệu và ngầm hiểu rằng bằng cách nào đó thương hiệu sẽ đáp lại và mang lại lợi ích cho họ thông qua tính năng hợp lý của sản phẩm, giá cả phù hợp, các chương trình tiếp thị, khuyến mại và các hỗ trợ khác. Nếu khách hàng nhìn thấy ưu điểm và lợi ích từ việc mua sản phẩm cũng như họ cảm thấy thoả mãn khi tiêu thụ nó thì khách hàng tiếp tục mua sản phẩm mang thương hiệu đó.
Thương hiệu giúp người tiêu dùng biểu đạt địa vị xã hội của họ.
Thực chất, các lợi ích này được khách hàng cảm nhận một cách rất đa dạng và phong phú. Các thương hiệu có thể xem như là một công cụ biểu tượng để khách hàng tự khẳng định giá trị của bản thân. Người ta thích dùng hải sản, cơm niêu, tới các quán café Trung Nguyên… vì thông qua nó họ muốn biểu đạt về thu nhập cao, cách sống hợp mốt và mong đợi sự ngưỡng mộ của mọi người.
Dùng những sản phẩm mang thương hiệu sẽ mang lại cho người tiêu dùng cảm giác được tôn trọng bởi chính người tiêu dùng là người trao giải cho thương hiệu đó. Các thương hiệu như Trung Nguyên, Vinamilk, nông trường sông Hậu là danh hiệu được trao tặng do đông đảo khách hàng bầu chọn.
Thương hiệu có thể làm giảm rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng một sản phẩm.Có nhiều kiểu rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải:
1. Rủi ro chức năng: Sản phẩm không được như mong muốn.
2. Rủi ro vật chất: Sản phẩm đe dọa sức khoẻ hoặc thể lực của người sử dụng hoặc những người khác.
3. Rủi ro tài chính: Sản phẩm không tương xứng với giá đã trả.
4. Rủi ro xã hội: Sản phẩm không phù hợp với văn hoá, tín ngưỡng hoặc chuẩn mực đạo đức xã hội.
5. Rủi ro tâm lý: Sản phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của người sử dụng.
Rủi ro thời gian: Sản phẩm không như mong muốn dẫn đến mất chi phí cơ hội để tìm sản phẩm khác.
Do đó nếu mua hàng có thương hiệu uy tín, việc đảm bảo tính thương, tính hiệu của hàng hoá sẽ giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro trên.
Ý nghĩa đặc bịêt của thương hiệu là có thể làm thay đổi nhần thức và kinh nghiệm của họ về các sản phẩm. Sản phẩm giống hệt nhau có thể được khách hàng đánh giá khác nhau tuỳ thuộc vào sự khác biệt và uy tín của thương hiệu hoặc các thuộc tính của sản phẩm. Với người tiêu dùng, thương hiệu làm cho sinh hoạt hằng ngày cũng như cuộc sống của họ trở lên thuận tiện và phong phú hơn.
c. Đối với các nhà quản lý
Đăng ký thương hiệu rất quan trọng đối với các cơ quan quản lý .Bởi đây sẽ là cơ sở để truy cứu độc quyền sở hữu thương hiệu nhãn hiệu để có thể xử lý các vụ xâm phạm thương hiệu như hàng giả, nhái, chiếm dụng và ăn cấp mẫu mã thiết kế thương hiệu. Nó là cơ sở quy trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan quản lý, tránh hiện tượng chồng chéo chức năng.
Mặt khác việc đăng ký thương hiệu tạo điều kiện cho cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hàng hoá trên thị trường nhằm loại bỏ và xử lý sản phẩm kém chất lượng, những sản phẩm gây hại cho người tiêu dùng. Đồng thời hạn chế, chấm dứt các hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp và sự tồn tại của những thương hiệu nhái từ trong sản xuất, phân phối đến quảng cáo. Và xoá bỏ cả những việc chỉ dẫn không đúng sự thật.
Xây dựng thương hiệu còn quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các biên và nhằm bảo vệ quyền lợi của họ.
1.1.4 Quá trình phát triển của thương hiệu nông sản.
Chương trình xây dựng thương hiệu mạnh
Từ năm 2000 trở lại đây các doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý rất nhiều đến xây dựng thương hiệu không để sản phẩm của mình phải chịu cảnh “ con nuôi” hay núp dưới “hình ảnh của người khác”. Trong đó các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông sản cũng bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho mình và phải đăng ký để được bảo vệ. Có thể nói sau một loạt thương hiệu nổi tiếng của nước ta bị xâm hại như café Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, Unilever mua bản quyền thương hiệu bột nêm Knorr – Phú Quốc…ý thức đầu tư cho thương hiệu ngày càng cao. Các doanh nghiệp đã chú trọng vào việc đầu tư nâng cao kiến thức về thị trường và năng lực quảng bá thương hiệu cho đội ngũ nhân viên.
Được khởi xướng từ năm 2003, Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Thương mại - Bộ Thương Mại phát động nhiều chương trình về xây dựng thương hiệu mạnh như: Giải thưởng “ Tầm nhìn 2006”, giải thưởng “ Sao vàng đất Việt”,cuộc “ Bình chọn nhãn hiệu nổi tiếng lần 1, lần 2”. Liên hiệp hội Thanh niên Việt Nam cũng tổ chức “chương trình sáng tạo vì thương hiệu Việt”… đã thu hút đông đảo các doanh nghiệp nông nghiệp Việtnam tham gia. Trong đó, những thương hiệu được đông đảo công chúng và người tiêu dùng bảo chứng thương hiệu mạnh là: café Trung Nguyên, Vinacafe Biên Hoà, nông trường sông Hậu,
Chương trình thương hiệu nông sản
Nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu đối với nông sản, Café Trung Nguyên, ViệtNam marcom đã phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức: chương trình thương hiệu nông sản. Đây là một diễn đàn thiết thực đối với sự phát triển của thương hiệu đặc sản. Rất nhiều dự án xây dựng thương hiệu thành công như: nho Ninh Phú, bưởi xanh Baro, gạo Sohafarm…
Đây còn là diễn đàn để các doanh nghiệp, cơ sở địa phương chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam. Các doanh nghiệp còn được hỗ trợ tư vấn về bước thực hiện đăng ký, phát triển thương hiệu nông sản.
Chương trình đã thu hút đông đảo các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh nông sản và những trung tâm tham gia thiết kế cho thương hiệu nông sản. Là tiếng cổ vũ mạnh mẽ xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt.
Bản đồ chỉ dẫn địa lý về đặc sản nông sản Việt Nam - Viện Chiến lược và Chính sách Nông Nghiệp - Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, khắp các vùng trong cả nước ta đều có những nông sản đặc sản đặc trưng cho mỗi vùng. Do đó thương hiệu nông sản gắn với những chỉ dẫn địa lý. Đã từ rất lâu giới tiêu dùng đã biết đến đặc sản: Bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, cam Canh, Cam sành Vạn Xuân, nhãn lồng Hưng Yên, vải Thanh Hà - Hải Dương…Nhưng điều đáng nói ở đây là làm sao để mua được sản phẩm chính hiệu. Trong hội nhập quốc tế, cạnh tranh thương hiệu đang là xu hướng tất yếu. Vì vậy việc thiết lập hệ thống bản đồ chỉ dẫn địa lý về đặc sản nông sản Việt Nam là rất cần thiết.
Bản đồ chỉ dẫn về nông sản đặc sản đang được Viện xây dựng. Hệ thống các điểm trên sơ đồ có nông sản đặc sản mới được trưng bày tại gian Hàng của Viện trong Hội chợ Xuân Đinh Hợi năm 2007 tại Trung tâm tiếp thị nông sản số 2 – Hoàng Quốc Việt. Sơ đồ chưa thể tập kết được lực lượng đông đảo các địa phương có nông sản đặc sản, vì còn ít đơn vị đăng ký tham gia. Hy vọng trong tương lai, các địa phương sẽ thấy được tầm quan trọng của nó thiết thực đăng ký tham gia. Để bản đồ trở thành cẩm nang cho những người kinh doanh, mua sắm nông sản đặc sản và thông thuộc như tấm bản đồ Hà Nội.
Kênh thông tin Ngành nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp& PTNT
Ngày 15/07/2005 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ra quyết định số 42/2005/QĐ/BNN giao thêm nhiệm vụ mới cho Viện Kinh tế Nông nghiệp – cơ quan tham mưu cho Bộ Nông nghiệp & PTNT là nghiên cứu và cung cấp thông tin phục vụ Bộ trong công tác hoạch định chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện chức năng này, Viện đang nỗ lực phát triển mạnh các kênh chuyển tải thông tin phục vụ các đối tượng trong ngoài ngành. Trong đó, “ Bản tin Nông nghiệp: Phát triển và hội nhập” trở thành kênh chủ đạo của Viện cung cấp thông tin phát triển cho các lãnh đạo trong, ngoài ngành, những ai quan tâm, phục vụ công tác định hướng chiến lược và chính sách đóng góp thiết thực vào quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Hy vọng rằng các Sở, các Huyện, các Ban ngành sớm đăng ký địa chỉ trên kênh thông tin này.
Các hợp phần dự án liên kết tài trợ của nước ngoài về thương hiệu nông sản: FAO và ADDA
Nhằm tạo dựng và tôn tạo thương hiệu nông sản Việt trong lòng bạn bè quốc tế, rất nhiều chuyên gia thiết kế thương hiệu nước ngoài cho rằng: “ Việt Nam không được biết đến như một quốc gia về hàng công nghiệp, nhưng có thể được biết đến như một quốc giàu đặc sản nông sản. Do đó có thể xây dựng hình ảnh Việt Nam bắt đầu từ nông nghiệp”. Cùng với sự hội nhập, nhiều mối quan hệ hợp tác phát triển về thương hiệu đã được thực hiện trên từng ngành hàng như: Thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gốm, đặc biệt là hoa quả, trái cây.
Riêng về rau quả, Hội Nông dân phối hợp với tổ chức Phát triển Đan Mạch Châu Á( ADDA) thực hiện dự án sản xuất RAT theo phương pháp Phòng trừ dịch hại tổng hợp gọi tắt IPM. Dự án chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu là giúp nông dân nâng cao kiến thức về quản lý dịch hại tổng hợp trong sản xuất: sử dụng thuốc BVTV , canh tác hợp lý…Giai đoạn 2 được triển khai tập trung hơn vào việc mở rộng áp dụng IPM cho người trồng rau ở Hà Nội. Trong đó chú trọng nâng cao kỹ năng tổ chức và Marketing sản phẩm cho nông dân, đồng thời củng cố tổ chức và phát triển thêm các nhóm, liên nhóm, HTX sản xuất, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
1.1.5 Chỉ tiêu đánh giá giá trị tài sản thương hiệu.
Phương pháp bội số
Căn cứ: Vào chi phí xây dựng thương hiệu; hiệu quả kinh doanh; mức sinh lợi của việc bán sản phẩm có nhãn hiệu và không có nhãn hiệu; lợi thế thương mại, chiết khấu dòng lưu kim.
Các yếu tố chỉ tiêu đánh giá cho thương hiệu mạnh:Vị trí hàng đầu & Tính ổn định;Thị trường & Quốc tế hoá; Xu hướng phát triển; Hỗ trợ & Bảo vệ; Sức mạnh thương hiệu
Chỉ số cấu thành năng lực cạnh tranh thương hiệu.
Chỉ số DCR chi phí nguồn nội lực
Chỉ số cạnh tranh SWOT
1.2.Xây dựng các khái niệm về thương hiệu rau an toàn.
1.2.1.Quan điểm về rau sạch, rau an toàn, sản xuất rau an toàn.
Khái niệm về rau sạch, rau an toàn.
Trong một vài cuộc điều tra gần đây ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy người tiêu dùng rất lo lắng về chất lượng rau trên địa bàn. Trả lời câu hỏi: “ Theo bạn, 3 loại thực phẩm nào nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ ?” có đến 88,5% người tiêu dùng trả lời rau là thực phẩm nguy hiểm nhất. Mối quan tâm của họ về chất lượng rau đặc biệt là việc sử dụng Thuốc trừ sâu, chất bảo quản, phân bón hoá học…Chính hàm lượng cao quá giới hạn cho phép trong sản xuất đã gây lên những vụ ngộ độc và gây hại cho sức khoẻ con người. Do đó, sản xuất – tiêu thụ rau an toàn là nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống. Ở Hà Nội chương trình đã được triển khai từ tháng 2 / 1996. Tuy nhiên để xác định rau sạch, rau an toàn vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Vậy rau sạch, rau an toàn là gì?
Khái niệm về rau sạch, rau an toàn theo Sở NN &PTNT thành phố Hồ Chí Minh.
Rau sạch (rau sạch tương đối) là rau đáp ứng được các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng NO3, lượng vi sinh vật gây hại theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới.
Rau an toàn (rau sạch tuyệt đối): Là rau ngoài các tiêu chuẩn của rau sạch, phải luôn luôn đảm bảo được an toàn cho người sử dụng và an toàn cho môi trường.
Khái niệm về rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP.
Tháng 9 /2003 Tổ chức bản lẻ và cung cấp ở Châu Âu EUREP (European Retail Products) công bố tiêu chuẩn EUREPGAP(European Retail Products Good Agriculture Practice) cho thị trường và hàng hoá của các nước muốn vào phải thực hiện theo. Nguyên tắc sản sản xuất ra rau an toàn phải tuân thủ đúng gồm: Làm đất, nước tưới, Giống, Phân bón, Thuốc BVTV. Trong đó:
Chọn đất: Đất để trồng rau là loại đất cao, thoát nước tốt, thích hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển của rau. Tốt nhất là loại đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất trung bình có tầng canh tác dày 20 – 30 cm. Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2 km, chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m. Đất có thể chứa 1 lượng nhỏ kim loại nhưng không được tồn dư hoá chất độc hại.
Nước tưới: Vì trong rau chứa tới 90% nước nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu không có nước giếng khoan cần dùng nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật…Đối với các loại rau ăn quả giai đoạn đầu có thể sử dụng nước từ mương, sông hồ để tưới rãnh.
Giống: Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hoá chất hoặc nhiệt. Khi đem cây con trồng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng trừ sâu bệnh sau này.
Phân bón: Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung bình để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng và 300kg lân hữu cơ vi sinh cho 1 ha. Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để loại trừ các vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây rau và tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật. Tuyệt đối không dùng nước phân tươi hay chuồng pha loãng tưới cho rau.
Bảo vệ thực vật: Không sử dụng thuốc BVTV nhóm I, II khi thật cần thiết có thể sử dụng nhóm III, IV. Nên chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký thiên địch. Kết thúc phun thuốc hoá học trước khi thu hoạch ít nhất 5 – 10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như hạt của đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh. Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng hợp IPM như: Luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt không bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý.
Thu hoạch, đóng gói: Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch để ráo và cho vào bao, túi sạch trước khi mang đi tiêu thụ tại cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Khái niệm về rau an toàn, rau sạch trong giới tiêu dùng
Rau là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người tiêu dùng. Được hỏi thế nào là rau ngon, rau sạch, rau an toàn đa số họ đều cho rằng rau ngon là rau sạch, an toàn cho sức khỏe và họ có thể trực tiếp đánh giá qua cảm nhận thông thường khi đi mua hàng như vẻ bề ngoài sạch, tươi ngon, màu sắc rau đặc trưng cho từng loại rau, không có mùi và vị lạ hoặc màu lạ khi nấu.
Tuy nhiên để phân biệt được chính xác đâu là rau sạch, đâu là rau an toàn và không an toàn vẫn đang là khó khăn của người tiêu dùng. Có đến 81 % người sử dụng lo lắng về lượng TTS, số còn lại lo lắng về thuốc hoá học như chất bảo quản, thuốc tăng trưởng, phân bón hoá học… Để nhận biết được rau an toàn người tiêu dùng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, mua của người quen, cửa hàng rau tín nhiệm và rau ở siêu thị…Và sử dụng các biện pháp xử lý giảm nồng độ hoá chất trước khi chể biến như ngâm nước gạo, ngâm ozon... Đôi khi họ còn chấp nhận mua rau bị sâu để ăn vì cho rằng rau bị sâu ăn là rau không phun thuốc trừ sâu nhưng thực tế liệu có phải như vậy?
Đã từ lâu rau củ quả được bày bán tại các chợ lớn, bé đều không có nhãn mác, xuất xứ không được kiểm tra chất lượng đã – đang và sẽ là mối nguy hại cho người tiêu dùng. Do đó khái niệm rau sạch, rau an toàn với đại bộ phận người tiêu dùng vẫn còn là một khái niệm treo lơ lửng.
Khái niệm về sản xuất rau an sạch, rau an toàn.
Nền sản xuất sản phẩm sạch hiện nay trên thế giới.
Ở các nước phát triển, công nghệ sản xuất sản phẩm sạch, đảm bảo là rau an toàn đã hoàn thiện ở một trình độ cao. Sản xuất rau sạch trong nhà kính, nhà lưới, trong dung dịch đã trở nên quen thuộc. Nền sản xuất sản phẩm sạch đang phát triển mạnh với 3 mô hình
Mô hình sản xuất sản phẩm an toàn
Mô hình sản xuất sản phẩm sinh thái
Mô hình sản xuất sản phẩm hữu cơ.
Trong những năm gần đây, công nghệ sản xuất rau sạch không cần đất phát triển mạnh tại nhiều nước như Thái Lan, Singapo, Israel, Malaysia…Như ở Hà Lan có 3600 ha cây trồng sạch không cần đất.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á đã sử dụng các hộp xốp thí nghiệm sản xuất 160 giống rau ăn quả, 39 giống rau ăn lá cho kết quả tốt nhằm chuyển giao cho nhiều quốc gia ứng dụng.
Công nghệ sản xuất rau an toàn ở Việt Nam.
Sản xuất rau là một ngành đã phát trỉên từ lâu đời ở nước ta. Tuy nhiên nền sản xuất rau sạch thì mới được hình thành và phát triển từ năm 1996 trở về đây. Thực tế nó mới chỉ tập trung ở một số đô thị thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Lạt, Sapa, Hà Nam…
Các cơ quan chuyên môn Trường đại học Nông nghiệp I , đại học Quốc Gia, viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Viện Bảo vệ thực vật, viện Rau quả Trung ương, Trung tâm nghiên cứu rau quả Hà Nội, Sở Khoa học – công nghệ - môi trường…đang nghiên cứu và phát triển rộng rãi mô hình sản xuất rau sạch theo phương pháp IPM tại các xã ngoại thành Hà Nội.
Hiện tại ở nước ta đã có mô hình công nghệ sản xuất rau không cần đất do PGS.TS Hồ Hữu An - chủ nhiệm bộ môn Rau sạch trường đại học Nông nghiệp Hà Nội I. Đây là mô hình công nghệ hiện đại trên khuôn viên 1000m2 với 3 gian nhà trồng chủ yếu là súplơ, cà chua, xà lách, dưa chuột…Hệ thống nhà trồng được thiết kế hiện đại gồm nhà trồng cao 5 – 7 m, bằng vật liệu trong suốt, phía mái lợp nhựa Plastic đặc biệt, cùng các thiết bị phụ trợ phục vụ quy trình chăm sóc cây trồng. Hiện tại mô hình sản xuất với chi phí còn cao chưa thể phổ biến rộng rãi, mói chỉ chuyển giao 50 hợp đồng tại Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Trị…
Ý nghĩa và vai trò của rau sạch, rau an toàn.
Ý nghĩa, giá trị và lợi ích tiêu dùng sản phẩm rau an toàn.
Rau là thực phẩm cần thiết và không thể thay thế được trong cuộc sống hằng ngày. Rau an toàn rất tốt cho sức khoẻ con người. Rau xanh cung cấp một lượng nước tưới tối đa cho cơ thể vì rau chứa tới 90% nước. Nó còn cung cấp những chất quan trọng như : Prôtêin, Đạm, Vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ. Các loại Vitamin trong rau như: Vitamin A, B1, B2, C, E…có tác dụng quan trong đối với sự phát triển cơ thể.
Chất khoáng trong rau chủ yếu là K, P, F, Ca…là những chất cần thiết cho quá trình tạo nên máu và xương. Các chất này có tác dụng điều hoà, cân bằng kiềm tan trong máu làm tăng khả năng đồng hoá Prôtein.
Trong rau còn chứa hàm lượng lớn chất xơ có tác dụng làm nhuận tràng và giúp tiêu hoá tốt. Rau quả còn được coi là loại thực phẩm chữa được bệnh và làm đẹp. Các loại rau gia vị để trưng bày món ăn thêm hấp dẫn và ngon. Các loại rau như: Tỏi, gừng, nghệ còn chữa được rất nhiều loại bệnh.
Ý nghĩa kinh tế của nền sản xuất sản phẩm an toàn.
Cây rau là cây có giá trị cao hơn độc canh cây lúa trên nhiều vùng đất của nước ta. 1ha trồng rau thường mang lại thu nhập cao gấp 2 – 5 lần so với lúa. Rau có tỉ lệ hàng hoá lớn hơn các loại cây trồng khác. Rau có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Do đó làm tăng số lượng, diện tích rất nhanh và dễ thích ứng với biến đổi thị trường. Có những loại rau ăn lá như: Cải xanh, cải củ từ gieo trồng đến thu hoạch chỉ 30 – 40 ngày, rau cải bắp 75 – 85 ngay, rau gia vị thường 15- 20 ngày trên một lứa…Trong 1 năm có thể trồng được ít nhất 4 – 5 vụ rau màu sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho ngưòi dân.
Cây rau là loại cây rất dễ trồng, có thể trồng xen, trồng gối, trồng tận dụng đất và các điều kiện thời tiết. Do đó phát triển rau màu sẽ góp phần tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng trồng.
Phát triển cây rau với 1 số loại như: khoai tây, ngô, khoai sọ… góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tạo thu nhập cho nông dân. Như ở Sóc Sơn người dân giàu lên nhờ trồng khoai môn – giá trị kinh tế cao.
Cây rau còn là cây có thể tận dụng tối đa sản phẩm. Sản phẩm chính tiêu dùng, sản phẩm phụ như rễ lá già bỏ có thể làm thức ăn cho cá và gia súc. Các sản phẩm này còn dễ phân huỷ có thể dùng làm phân bón lót ruộng.
Với một điều kiện như ở Việt Nam phát triển trồng rau còn là ngành mang lại lượng ngoại tệ lớn cho đất nước. Kim ngạch xuất khẩu rau quả hằng năm . Thị trường xuất khẩu rau quả với hơn 40 nước và khu vực chủ yếu là Trung Quốc, Trung Đông, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Úc, Bắc Âu và Châu Phi. Với các mặt hàng có giá trị cao như: Ớt ngọt, ớt xay, cà chua, dưa chuột, hành tây, nấm…Theo đánh giá kết quả này chưa phản ảnh sát với tiềm lực của nước ta.
Ý nghĩa xã hội và bảo vệ môi trường.
Phát triển trồng rau sạch là một ngành góp phần đem lại thu nhập cao cho người nông dân, mở rộng ngành nghề nông nghiệp. Góp phần tận dụng lao động nông nghiệ dư dôi, giải quyết việc làm cho lao động còn trữ lại ở nông thôn. Trong kỹ thuật trồng rau một số khâu như chăm sóc, làm đất, thu hoạch có thể sử dụng lao động phụ và tư liệu sản xuất.
Một số loại rau được trồng để dùng làm nguyên liệu chế thuốc: tỏi, nghệ, hành tây, tía tô…Hiện tại công dụng của nó ngày càng được nghiên cứu mở rộng và sẽ tạo được ngành nghề mới cho nông nghiệp- nông thôn.
Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, nhiều mô hình sản phẩm chế biến được phát triển như chế biến mứt cachua bi đang đem lại hàng chục tỷ đồng cho người sản xuất. Do đó, phát triển trồng rau sẽ là một ngành làm giàu cho bộ phận nông dân chứ không chỉ dừng ở điều kiện sản xuất tận dụng.
Với quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về sử dụng phân bón hoá học và BVTV, phát triển trồng rau góp phần bảo vệ môi trường đất, nước và không khí cho nông nghiệp phát triển bền vững và đảm bảo môi trường sạch cho con người. Do đó trồng rau an toàn mang một ý nghĩa thực tế rất sâu sắc.
1.2.2. Khái niệm về thương hiệu rau an toàn có mã vạch.
Kế hoạch xây dựng và phát triển.
Chương trình xây dựng thương hiệu nông sản được phát động đã tạo tên tuổi cho một số hàng nông sản. Nhưng với rau thì nhìn chung vẫn chưa có một tên tuổi riêng. Đến năm 2004 chi cục BVTV đã phối hợp với công ty cổ phần công nghệ Nông Lâm Việt Nam xây dựng thương hiệu rau an toàn gắn với mã vạch.
Ngày 19/08/2004 Sở NN & PTNT đã chính thức công bố sản phẩm rau an toàn có mã vạch đầu tiên tại Hà Nội lấy tên gọi là Bảo Hà.
Mô hình được tiếp tục duy trì phát triển và nhân rộng diện tích bằng mô hình sản xuất rau an toàn tại Lĩnh Nam, các phường Giang Biên, Cự Khối ( Long Biên), và ._.quán không đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV.
3.2.5.Giám sát tiêu chuẩn kỹ thuật và giám sát chất lượng rau an toàn
Để đảm bảo chất lượng rau an toàn, phải thực hiện chặt chẽ khâu giám sát kỹ thuật sản xuất. Các cán bộ kỹ thuật chỉ đạo và giám sát thường xuyên trên đồng bãi. Các đội trưởng đội sản xuất kết hợp với cán bộ kỹ thuật chi cục theo dõi quy trình sản xuất rau an toàn phương pháp IPM. UBND, HTX Yên Mỹ thống nhất và có chế tài xử phạt nghiêm đối với những vụ vi phạm kỹ thuật sản xuất rau an toàn.
Công tác giám sát chất lượng rau trước khi đưa ra thị trường là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rau và thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Để có thể giám sát chất lượng cần thực hiện:
Phổ biến rộng rãi các tiêu chí xác nhận sản phẩm rau sạch để toàn thể nông dân tham gia sản xuất đều nhận biết được.
Xây dựng hương ước thôn xóm, trong đó có quy định về việc sản xuất rau an toàn. Để hộ biết rằng nếu vi phạm hương ước không chỉ phải chịu trách nhiệm về kinh tế do cơ quan chức năng xử lý mà còn phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng.
Thành lập tổ tư vấn giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm rau an toàn tại xã. Tổ này có khoảng 4 – 6 người chủ đạo lãnh đạo công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, liên kết với khâu sản xuất, thu gom và đặc biệt kiểm tra kỹ sản phẩm ở khâu sơ chế đóng gói.
Tiến tới tiêu chuẩn hoá chất lượng cho sản phẩm rau an toàn, quản lý nghiêm ngặt chế độ đăng ký chất lượng.
3.3.Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại phù hợp - hiệu quả.
3.3.1.Xúc tiến bán hàng cho từng kênh phân phối.
Xúc tiến bán hàng là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược Marketing thu hút các hoạt động nhằm mở rộng sự nhận biết, tư duy về sản phẩm rau an toàn. Xúc tíên bán hàng sẽ kích thích, thu hút các khách hàng tiềm năng có thể trở thành lực lượng khách hàng chính trong tương lai của cơ sở.
Xúc tiến bán đẩy mạnh hiệulực bán hàng, nâng cao chất lượng và uy tín về hình ảnh thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ trên thị trường.
Xúc tiến bán hàng là một hoạt động dễ về mặt lý thuyết, song thực tế để hiệu quả không phải điều đơn giản. Để có thể xúc tiến bán cần thực hiện tổng hợp các hoạt động như: Quảng cáo, chào hàng cá nhân, thiết lậpcơ chế khuyến mãi, xây dựng các mối quan hệ công chúng.
Để có thể chào hàng cá nhân hiệu quả, cần tổ chức được đội ngũ Marketing nhanh nhạy hoạt động thị trường, dễ nắm bắt yêu cầu khách hàng và biết cách thuyết phục khách hàng. Phương thức chiêu thị khách hàng phải phù hơp, đặc biệt là phải kiên nhẫn gây dựng mối quan hệ: “Đừng để khách hàng kiên quyết nói không lần đầu tiên, và nếu gặp phải sự từ chối hãy lưu lại ấn tượng tốt để khách hàng có thể nhớ tới”
Công việc chào hàng cá nhân phải chuẩn bị thật kỹ lượng:Mẫu rau chào hàng, bao bì sản phẩm, địa chỉ liên hệ giao dich: Gồm cả điạ chỉ mua hàng và điện thoại liên lạc với người phụ trách. Đẩy mạnh
Hàng mẫu dùng thử, xem thử
Tiếp thị Catalogue
Ấn phẩm kèm theo
Phim ảnh quảng cáo trên truyền hình
3.3.2.Lập kế hoạch quảng cáo: Coi trọng những ý tưởng mới - thiết thực.
Quảng cáo là công cụ với thương hiệu rau an toàn Yên mỹ. Do hạn chế về tiềm lực tài chính lên lựa chọn một chiếnlược quảng cáo hiệu quả thật không dễ dàng. HTX Yên Mỹ cần xác định lại ngân quỹ dành cho quảng cáo. Trên cơ sở ngân quỹ đó xác định phương tiện, hình thức quảng cáo.
Trong quảng cáo phải xác định rõ khẩu hiệu chiêu thị như: “ Rau Yên Mỹ - an lòng người sử dụng” hay “Đẹp mắt – ngon cơm”….Khẩu hiệu và cách thức chiêu thị phải gần gũi với công chúng, đặc biệt nhấn mạnh tới công dụng tiêu dùng rau an toàn, gợi những tình cảm thân thiết của khách hàng về những món rau ăn ngon, đảm bảo sức khoẻ…Nếu gắn kết được cảm xúc về rau sạch với những bữa cơm gia đình đầm ấm có nghĩa là quảng cáo đã thành công.
Có thể sử dụng các phương thức quảng cáo sau: Quảng cáo trên phương tiện truyền thông, quảng cáo trực tiếp, quảng cáo nơi công cộng; quảng cáo tại điểm bán hay kết hợp khuyến mãi kênh phân phối, khuyến mãi người mua, Marketing sự kiện và tài trợ, xây dựng quan hệ công chúng và kích thích bán hàng cá nhân. Tuy nhiên các chiến lược quảng cáo phải nhất quán, không được chồng chéo nhau. Lên chú ý quảng cáo truyền thông tivi và hình ảnh, trong đó lên tận dụng tối đa hình ảnh truyền thông “ bữa cơm gia đình đầm ấm”. Nổi bật cùng màu trắng trong của cơm dẻo, màu của thức ăn là màu xanh tươi mắt của đĩa rau xanh an toàn Yên Mỹ…
Quảng cáo lên chú trọng những ý tưởng sáng tạo mà hiệu quả. Có thể quảng cáo thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ hướng tới đối tượng khách hàng là các phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sinh con nhỏ, những bà nội trợ chăm sóc trẻ nhỏ, những nhà mẫu giáo, nhà trẻ có bếp ăn tập thể, vì đây là đối tượng khách hàng rất cần sử dụng loại rau an toàn. Đối với từng nhóm khách hàng lên thiết kế hình ảnh và khẩu hiệu truyền thông phù hợp…Khi đánh trúng tâm điểm, hiệu quả quảng cáo thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ đến thật bất ngờ.
3.3.3.Tham gia hội trợ, triển lãm, tư vấn qua trung tâm tiếp thị nông sản
Tham gia hội chợ, triển lãm và tiếp thị nông sản không phải là một hình thức xa lạ với Yên Mỹ.Tuy nhiên quá trình tham gia trước đó do sự giúp đỡ và kế hoạch của Phòng Kế hoạch kinh tế & PTNT huyện. Để có thể tự mình tham gia các hội chợ triển lãm, cần xây dựng được nguồn tài chính dành chi phí thực hiện
3.3.4.Xây dựng các mối quan hệ công chúng với thương hiệu rau an toàn.
Xây dựng mối quan hệ công chúng là một chiến lược lâu dài và bền bỉ. Mục tiêu là tạo tình cảm thân thiết của công chúng và khách hàng đối với thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Cách thức xây dựng mối quan hệ công chúng rất đa dạng và không theo một chuẩn mực nào.
Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng, HTX Yên Mỹ lên tăng cường tuyên truyền thương hiệu trong đông đảo nông dân, xã viên của xã. Làm sao để mỗi người dân Yên mỹ luôn tự hào mỗi khi nhắc tên thương hiệu rau Yên Mỹ, họ tự hào về vùng sản xuất và sản phẩm rau an toàn của họ. Làm sao để họ yêu mến thương hiệu như yêu gia đình, quê hương mình. Họ thân thuộc gắn bó, lấy rau thương hiệu Yên Mỹ là niềm tự hào cho “ văn hoá, tính cách, cho hình ảnh sản xuất nông nghiệp” của toàn xã. Đây là một tác động lan truyền cho thương hiệu. Vì khi người sản xuất tự hào về nó, họ sẽ kể chuyện, sẽ nói, sẽ truyền thông tới người tiêu dùng. Khi nông dân thấy tự hào về cánh đồng của mình, tự động sẽ kích thích sản xuất phát triển.
Một cách thức khác lên vận dụng để truyền thông thương hiệu là gây dựng tình cảm tự hào về quê hương bản quán của những người dân sinh ra tại xã nhưng nay đang công tác, làm việc tại nội thành hay những địa phương khác. Người nông dân vốn thật thà và thảo thơm. Khi có khách xa về luôn luôn thiết đãi những gì ngon và biếu tặng những món quà dân dã gọi là “ chút quà quê”. Hiện nay “ chút quà quê” cho khách phương xa là những túi rau an toàn tươi, ngon và đẹp mắt. Để họ mang về nội thành cho vào tủ lạnh ăn dần vì chất lượng đảm bảo tuyệt đối. Không ít những người ở nội thành ngày cuối tuần về quê để lấy rau an toàn Yên Mỹ ra ăn cả tuần cho gia đình.
Lên khai thác những đối tượng không phải là khách hàng này. Hãy chú ý tạo dựng mối quan hệ tự hào ở họ. Một khi họ đã tin tưởng sử dụng sản phẩm thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ, tất yếu họ sẽ kể và thuyết phục đồng nghiệp, người nội trợ cạnh nhà …sử dụng rau Yên Mỹ. Như vậy quan hệ công chúng và thương hiệu được thiết lập hiệu qủa và bền vững.
3.3.5.Đăng ký kênh: Thông tin về ngành nông nghiệp do Viện Kinh tế Nông nghiệp xây dựng - thuộc Bộ Nông nghiệp
Hiện nay Bộ NN & PTNT đang xây dựng chương trình đăng ký thông tin về ngành sản phẩm nông nghiệp rỗng rãi trên cả nước. Yên Mỹ lên tìm hiểu cụ thể chương trình này để có kế hoạch tham gia. Thủ tục đăng ký tham gia có thể tìm hiểu thông qua chỉ đạo của Sở Nông nghiệp, phòng Kế hoạch kinhtế & PTNT huyện Thanh Trì. Đây là một chương trình lớn và thiết thực, sẽ đăng tải thông tin chung về ngành, quản lý sản xuất – tiêu thụ, chỉ dẫn địa chỉ giao dịch cũng như các đặc điểm chung nhất về cơ sở đăng ký để chỉ dẫn quản lý và cung cấp thông tin cho người sử dụng.
Có thể đăng tải báo, tạp chí Nông nghiệp, đặc biệt các số báo: Phát triển và Hội nhập, chuyên mục: “Bản tin nông nghiệp” do Viện kinh tế Nông nghiệp, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn …xây dựng. Nhằm đăng ký “điểm” cho thương hiệu trên sơ đồ chỉ dẫn địa lý của Thành phố và cả nước.
3.3.6.Thiết lập kênh thông tin bán hàng qua mạng Internet, lập Website riêng
Đây là một hình thức còn khá mới mẻ đối với nhiều mặt hàng nông sản. Tuy nhiên trong tương lai hình thức này sẽ phát triển nhanh chóng trở thành nơi giao dịch, ký kết hợp đồng tiêu thụ cho rau an toàn Yên Mỹ.
HTX Yên Mỹ có thể nghiên cứu học tập kinh nghiệm thiết lập trang Web của xã Quỳnh Lương - Quỳnh Lưu - Nghệ An. Tuy nhiên để có thể sử dụng hình thức này hiệu quả, nhất thiết phải có sự hỗ trợ của cấp trên.Kinh phí cho lập quản lý trang Web là rất lớn, việc đầu tư máy tính và đào tạo nhân lực biết về tin học và sử dụng giao dịch không phải một sớm một chiều.
3.4. Đào tạo - sử dụng nguồn nhân lực phục vụ chương trình xây dựng thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ.
3.4.1.Đào tạo cán bộ về kiến thức quản lý thị trường
Đội ngũ cán bộ này là một lực lượng quan trọng để quản lý và tổ chức tốt thương hiệu. Để xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao về sản xuất rau an toàn cần phải đào tạo một số cán bộ kỹ thuật chuyên trách về sản xuất, bảo quản và chế biến rau an toàn. Dự kiến trong cả vùng sản xuất rau an toàn cuả Huyện sẽ được đào tạo 12 cán bộ có trình độ đại học, trong đó xã Yên Mỹ có 2 người. Những cán bộ về công tác thị trường lên kết hợp gửi đào tạo tại các trường Kinh tế chuyên nghiệp, các lớp sơ cấp về kinh tế, thương mại thị trường…
Kinh phí đào tạo mỗi cán bộ kỹ thuật dự tính là 25 triệu đồng. Thành phố và huyện lên hỗ trợ 50% vốn, vốn tự có địa phương và người đi học tự đóng góp là 50%. Ưu tiên lực lượng trẻ nhiệt tình năng nổ trong công tác.
3.4.2.Tuyển mộ nhân viên Marketing.
Đây là đội ngũ thực hiện truyền thông thương hiệu rau an toàn. Hiện nay chưa có nhiều đội ngũ tham gia thực hiện bài bản cho thương hiệu rau. Lên vận dụng các kinh nghiệm tuyển mộ hợp đồng lao động của các dự án xây dựng thương hiệu đi trước như: xoài Cái Mơn, rau Bảo Hà, rau 5 sao…
Lên có chế độ trả lương hợp lý cho đội ngũ Marketing mình tuyển dụng với mức lương tối thiểu 1500000 – 2000000 đồng / tháng. Có chế độ đãi ngộ hay chế độ thưởng / hiệu quả công việc để kích thích họ làm việc. Đội ngũ Marketing được đào tào bài bản sẽ có cách thức thuyết phục và truyền thông thương hiệu.
3.4.3.Đào tạo nguồn nhân lực trẻ năng nổ - nhiệt tình.
Lực lượng lao động trẻ của xã chủ yếu là công nhân, họ không thể thiết tha gắn bó với đồng ruộng vất vả mà thu nhập thấp. Việc đào tạo đội ngũ nhân lực trẻ là rất khó khăn. Cách thức để đào tạo tốt nhất là gây dựng tình cảm gắn bó với quê hương, tạo việc làm cho đối tượng thanh niên không có việc làm trong những khâu vận chuyển, thu gom với mức lương hợp lý đảm bảo thu nhập cho họ.
HTX kêu gọi và có cơ chế khuyến khích về lương cho những bạn sinh viên học được đào tạo tại các trường kỹ thuật nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp về phục vụ quê hương.
3.5.Đẩy mạnh vai trò của HTX DVNN Yên Mỹ
3.5.1.Về tổ dịch vụ tiêu thụ
Có thể thấy HTX DVNN Yên Mỹ đóng vai trò rất quan trọng phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của HTX trong phát triển thương hiệu cần:
Thành lập tổ tiêu thụ rau an toàn 6 – 8 người, mỗi người đảm nhận một đầu mối gồm 4 – 5 nhóm sản xuất thu gom sản phẩm để tiêu thụ. HTX duy trì hoạt động cửa hàng tại Trung tâm thương mại Thanh Trì. Từ đó giới thiệu sản phẩm đưa vào các bếp ăn tập thể: Phân Lân, Pin Văn Điển…
HTX phối hợp với các ngành, đoàn thể, hội phụ nữ, nông dân trong xã tạo ra một lực lượng có đẩy đủ yếu tố để vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm.
HTX tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao KHKT đưa giống mới chất lượng vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
HTX Yên Mỹ tăng cường công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm trên đài phát thanh xã, đài báo của Huyện, các báo đài thành phố và tiến tới in tạp chí, đặc san rau an toàn thương hiệu Yên Mỹ tiếp thị cho khách hàng. Đối với những cán bộ tiêu thụ đi tiếp thị sản phẩm và tìm đầu mối tiêu thụ cần chuẩn bị thật chu đáo mẫu rau, được chuẩn bị ngôn ngữ, cách thức thuyết phục. Đặc biêt lên in cap, danh thiếp của người chủ nhiệm HTX về địa chỉ giao dịch, sô điện thoại liên hệ… với kỳ vọng lưu trong tâm trí người khách khi họ nhớ tới, họ dễ dàng liên lạc.
3.5.2.Hướng liên kết, hỗ trợ nhau trong kinh doanh.
Tiêu thụ rau an toàn Yên Mỹ là hoạt động nhằm nâng cao giá trị cho thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Để đẩy mạnh vai trò của HTX Yên Mỹ với hướng liên kết hỗ trợ trong kinh doanh cần phải:
HTX DVNN Yên Mỹ làm tốt công tác bao bì đóng gói sản phẩm sản phẩm. Họ làm cầu nối chịu trách nhiệm về tính pháp lý và cung cấp bao bì cho các tổ tiêu thụ thực hiện đóng gói sản phẩm rau thương hiệu Yên Mỹ cung ứng ra thị trường.
Đối với thói quen tiêu thụ của người dân Yên Mỹ không quen sử dụng túi đựng rau, bao bì khi mua bán sản phẩm. Không để điều này phá vỡ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm rau, cũng như ảnh hưởng đến khả năng truyền thông, định vị thương hiệu rau. HTX in bao bì, hỗ trợ cấp phát cho người nông dân để họ thực hiện việc đóng gói sản phẩm đúng quy trình. Khi người nông dân đã quen với bao gói và thương hiệu đã được truyền thông hiệu quả HTX sẽ hướng đến cung ứng dịch vụ bao gói cho người nông dân.
HTX đẩy mạnh các hoạt động liên kết, liên doanh, giới thiệu bán sản phẩm ở siêu thị, nhà hàng trong nội thành và một số địa điểm bán rau an toàn như:
Trung tâm thương mại Thanh Trì
Nhà máy Phân lân Văn Điển.
Liên doanh, liên kết mở cửa hàng tại khu Linh Đàm.
Bán buôn với chủ cửa hàng ở Số 3 Hàng Khoai.
Thông qua các hợp đồng kinh tế HTX ký hợp đồng tiêu thụ với tổ chức và cá nhân, tư thương có nhu cầu tiêu thụ rau an toàn. Đối với các tư nhân muốn tham gia kinh doanh, HTX có thể khuyến khích đẩy mạnh. HTX chuyển hướng sang hỗ trợ dịch vụ như cung cấp dịch vụ bao bì, dịch vụ nước, máy đóng tem, mã vạch, xưởng sơ chế …với giá hợp lý. HTX phối hợp hỗ trợ dịch vụ vận chuyển đưa sản phẩm rau an toàn thương hiệu tới tận nơi theo yêu cầu.
3.6.Thu hút mạnh mẽ vai trò của tư thương vào kinh doanh rau an toàn
3.6.1.Đảm bảo nguồn hàng ổn định, chất lượng cao
Đây là khâu có tính quyết định đến việc hình thành mối quan hệ kinh doanh lâu dài với nhau. Sản phẩm rau an toàn cũng như những sản phẩm nông nghiệp khác đều chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết và tính mùa vụ. Trong khi đó công việc kinh doanh là một công việc thực hiện liên tục. Do đó trong hợp đồng ký kết phải thoả thuận cung ứng đầy đủ, ổn định nguồn hàng có chất lượng cao cho tư thương kinh doanh, để họ yên tâm đầu tư vốn cho rau Yên Mỹ.
Lên lấy sản phẩm cà chua là bản lề sản phẩm tiêu thụ đặc trưng cho vùng sản xuất rau Yên Mỹ để kích thích tư thương.
3.6.2.Cơ chế khuyến khích.
Cơ chế khuyến khích là một trong những giải pháp thu hút tư thương vào kinh doanh rau an toàn Yên Mỹ. Nếu được thuyết phục kinh doanh rau mang lại lợi nhuận và thu nhập cao cho tư nhân, chắc chắn họ sẽ chú ý tới. Cơ chế hấp dẫn này có thể là giảm thuế kinh doanh cửa hàng nội vùng có thời hạn, hỗ trợ một phần chi phí thiết kế biển hiệu thương hiệu rau Yên mỹ.
Cơ chế khuyến khích có hiệu quả là giá rau an toàn theo phần trăm số lượng ký kết hợp đồng. Tổ chức tốt một số khâu vận chuyển rau an toàn đến nơi họ yêu cầu
3.6.3.Hướng hỗ trợ: Hạ tầng, dịch vụ thuê kho, 1 phần dịch vụ vận tải
Đây là hướng hỗ trợ rất cần thiết, vì đường vận chuyển rau từ cánh đồng đến xưởng sơ chế hay từ xưởng sơ chế đến nơi tiêu thụ vẫn chưa được bê tông hoá. Việc vận chuyển rau đi tiêu thụ đang gặp khó khăn do đường nhỏ, xấu không tiện cho xe tải tư nhân vào chở rau. Do đó phải hỗ trợ hạ tầng phục vụ công tác tiêu thụ rau an toàn Yên Mỹ.
Đường vận chuyển rau đi qua Tứ Hiệp và phường Yên Sở ( Hoàng Mai), cần hỗ trợ phí giao thông. Trong tương lai khi hệ thống đường sá của Huyện quy hoạch xây dựng xong sẽ mở ra hướng vận chuyển mới cho rau Yên Mỹ.
3.7.Giải pháp về vốn và sử dụng vốn.
3.7.1.Vốn tín dụng hỗ trợ của Nhà nước
Vốn nhà nước ở đây là vốn thành phố, vốn hỗ trợ của Huyện cũng như các tổ chức quản lý Nhà nước khác. Số vốn hỗ trợ này gồm:
Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng công trình đầu mối của hệ thống thuỷ lợi tưới ngầm, khoan đào giếng, kênh dẫn nước tưới, các thiết bị lọc nước. Hỗ trợ 40% vốn xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà xưởng sơ chế rau an toàn, bể rửa rau an toàn Yên Mỹ.
Hỗ trợ 60% kinh phí vốn lắp đặt hệ thống đường giao thông trục chính và trục nhánh. Hỗ trợ 50 % kinh phí giao thông nội đồng.
Hỗ trợ 60 % vốn xây dưng cửa hàng, kênh truyền thông, quảng cáo và bán sản phẩm thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ tới đông đảo công chúng.
Hỗ trợ 50% vốn cho đào tạo nhân lực và 100% vốn quản lý – xây dựng dự án thương hiệu rau an toàn. Tổng số vốn hỗ trợ là 260 triệu đồng.
Hỗ trợ thiệt hại, rủi ro sản xuất rau an toàn cho xã.
3.7.2.Huy động vốn trong dân
Đây là nguồn nội lực rất quan trọng của xã Yên Mỹ. Không thể cứ trông chờ mãi vào vốn hỗ trợ của Nhà nước. Nhưng do thu nhập thấp, vốn huy động trong dân năm 2005 - 2006 mới đáp ứng được 25,94% tổng nhu cầu vốn cho dự án. Trong đó:
Đóng góp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật được 28,45 % tổng vốn.
Đóng góp vào đào tạo phát triển nguồn nhân lực được 33,2% dự án
Theo kế hoạch năm 2007 do mở rộng quy mô vùng dự án, nhu cầu vốn huy động đòi hỏi ngày càng nhiều, mà khả năng huy động hạn chế. Nhìn chung nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất trước mắt, không thể dùng để tích luỹ tái đầu tư theo chiều sâu được. Hiện tại mức phí dịch vụ mà HTX thu mới là 75000 đồng / hộ xã viên, không thể nâng cao hơn do người dân không nhiệt tình đóng góp. Như vậy rất khó huy động nguồn tiềm lực mạnh trong dân nội vùng.
3.7.3.Huy động vốn vay, liên kết , vốn tài trợ
Vốn vay thường là các khoản vay của Ngân hàng Chính sách, ngân hàng Nông nghiệp & PTNT chi nhánh Thanh Trì. Với mức lãi suất ưu đãi dành cho hộ nghèo là
Cần có cơ chế mới thu hút nguồn vốn đầu tư của tư nhân, vốn tài trợ của tổ chức sự nghiệp và tổ chức phi chính phủ khác. Đặc biệt trong quá trình Huỵện đang thực hiện nhanh đô thị hoá, sẽ thu hút được nhiều dự án cũng như các chủ đến đầu tư.
Nhìn chung các xã đã thành lập ban quản lý dự án, nhằm tổ chức sử dụng vốn đúng mục đích. Đầu tư một cách công khai theo phương châm: Dân biêt, dân bàn, dân đóng góp, dân kiểm tra, dân quản lý và hưởng lợi.
Nguồn vốn do huyện đầu tư cho hạng mục công trình cần được giải ngân dứt điểm và trọng điểm để đảm bảo thời gian thi công và đưa nhanh công trình vào sử dụng.
3.8.Giải pháp về cơ chế chính sách.
3.8.1.Xây dưng hoàn thiện pháp luật Sở hữu trí tuệ, những điều Luật về thương hiệu, nhãn hiệu…
Hoàn thiện hệ thống pháp luật để triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả. Hiện nay pháp lý Việt Nam vẫn chưa có một khái niệm đầy đủ nào về thương hiệu nông sản và thương hiệu rau an toàn gắn mã vạch. Các tiêu chí về thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng còn gây nhiều tranh cãi… Do đó cần nhanh xây dựng những khái niệm pháp lý về thương hiệu nông sản, những đặc điểm và hệ thống nhận diện, tiêu chuẩn mã vạch… để chủ thể kinh doanh có định hướng phát triển thương hiệu.
Cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi Luật Sở hữu trí tuệ để Luật ngày càng đi sâu vào cuộc sống doanh nhân, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Đặc biệt công bố rộng rãi khái niệm rau an toàn, rau sạch. Công bố tiêu chuẩn chất lượng rau an toàn. Quy định cách thức ghi tiêu chuẩn hoá chất lượng, cách thức dán nhãn, tem sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ… nhận diện để người tiêu dùng để phân biệt lựa chọn rau an toàn.
3.8.2.Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh
Môi trường kinh doanh lành mạnh là định hướng phát triển của cả nước trong hội nhập. Để tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho thương hiệu rau an toàn phát triển Nhà nước ban hành tiêu chuẩn chất lượng và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy định. Hiện nay đội ngũ cán bộ thị trường còn rất mỏng. Đặc biệt là cán bộ chuyên trách giám sát tiêu chuẩn chất lượng rau an toàn là thiếu.
Cần có chế tài xử lý nghiêm và nặng với những vụ vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh rau an toàn không hợp lý. Cố tình làm sai, làm giả bao bì, mạo nhận xuất xứ tên gọi thương hiệu rau, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và gây thiệt hại đến uy tín của người sản xuất – cung ứng rau an toàn.
Với thói quen tiêu thụ rau hiện nay, để thiết lập được một thị trường rau lành mạnh, minh bạch và ổn định còn rất nhiều công việc phải làm. Đây đang là vấn đề làm đau đầu các cơ quan chức năng, và vẫn chưa thể có một giải pháp, chính sách nào hữu hiệu.
3.8.3.Xây dựng định hướng chung về phát triển thương hiệu nông sản. Hỗ trợ doanh nghiệp cơ sở trên con đường xây dựng thương hiệu thành công.
Nhà nước cần phổ biến định hướng phát triển thương hiệu nông sản nhằm – tôn tạo những giá trị chung của hàng hoá Việt. Đặc biệt là để tăng cường hệ thống nhận diện về một Việt Nam – giàu đặc sản nông sản trong lòng bạn bè thế giới. Xây dựng diện mạo Việt Nam bắt đầu từ nông nghiệp.
Nhà nước cần hỗ trợ tài chính và thông tin cho các doanh nghiệp, đặc biệt thông tin về đăng ký và bảo hộ thương hiệu trong nước và quốc tế. Cần tổ chức các lớp đào tạo và huấn luyện những kiến thức về quản trị thương hiệu cho cán bộ doanh nghiệp nông nghiệp.
Nhà nước thực hiện đồng bộ thị trường ở nông thôn, phát triển hệ thống kênh tiêu thụ phân phối ,để đảy nhanh sản xuất hàng hoá.
Nhà nước cùng với các doanh nghiệp trong nước tốt chức các chương trình “ Thương hiệu nông sản”.Và các chưong trình xúc tiến thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản.
Xây dựng kênh thông tin liên ngành, xác lập những trung tâm tư vấn hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản cho các chủ thể sản xuất – kinh doanh nông sản hàng hoá. Đẩy mạnh các chương trình trao tặng danh hiệu nhãn hiệu, thương hiệu mạnh để kích thích niềm tự hào và ý thức xây dựng thương hiệu đối với các chủ thể kinh doanh nông sản.
KẾT LUẬN
Sản phẩm rau an toàn và nền sản xuất sản phẩm an toàn đang là mục tiêu tiến tới của nền nông nghiệp Việt Nam. Thương hiệu cho sản phẩm rau an toàn không còn là một khái niệm mới ở thành phố Hà Nội. Hiện tại ở Hà Nội đã có 22 cửa hàng và một số siêu thị bày bán rau sạch. Nhưng để sản phẩm rau sạch đến được với đông đảo công chúng, người tiêu dùng cũng như để thương hiệu tồn tại và phát triển cần có chiến lược đầu tư lâu dài.
Nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu nông sản cũng như rau an toàn, trong quá trình thực tập em đã dành thời gian tìm hiểu về lĩnh vực này và lựa chọn viết đề tài chuyên đề tốt nghiệp. Mặc dù dành nhiều thời gian nghiên cứu, có vận dụng sự khảo sát điều tra thu thập số liệu và thông tin thực tế nhưng do phương pháp tiếp cận, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế lên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.
Đề tài mới thực hiện ý tưởng tìm hiểu về một số lý luận chung nhất về thương hiệu nông sản, thương hiệu rau an toàn làm cơ sở tích luỹ kiến thức và lý luận
Vận dụng được các phương pháp điều tra thu thập số liệu, thông tin và sử dụng những kiến thức đã học để xem xét các vấn đề kinh tế thực tiễn.
Nghiên cứu tổng thể các hoạt động tổ chức - quản lý sản xuất – tiêu thụ rau an toàn của Yên Mỹ
Tìm hiểu được tổng hợp xây dựng và phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Đánh giá được một số chỉ tiêu hiệu quả mô hình.
Xác lập một số phương pháp Marketing truyền thông thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ.
Tuy nhiên:
Những kết luận, đánh giá là trên cơ sở tự tổng hợp, phân tích, chưa thể là kỹ năng thực hiện lên tầm nhìn và kết quả còn hạn chế.
Đề tài chưa thể thiết lập được một chiến lược Marketing hữu hiệu nhất để truyền thông phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ.
Chưa vạch định được phương thức xây dựng và phát triển thương hiệu rau an toàn cho Duyên Hà, Vạn Phúc.
KIẾN NGHỊ
Dựa trên những nghiên cứu của bản thân, em nhận thấy khó khăn nhất cho phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ hiện nay là ở: Chưa có cơ chế đầu tư đúng hướng của cơ quan cấp trên cho thương hiệu rau an toàn, HTX DVNN chưa năng động thích ứng với điều kiện thị trường và thói quen tiêu dùng sản phẩm rau hiên tại của đại bộ phận người dân.
Để giải quyết một nghịch lý: “ Người dân rất cần sử dụng và mong muốn sử dụng rau an toàn, trong khi rau an toàn lại khó tiêu thụ trên thị trường” cần có một cơ chế giải pháp tổng hợp. Trong đó, em hy vọng rằng, một số những nghiên cứu trong đề tài sẽ góp ích cho HTX cũng như những ai quan tâm đến phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ để xây dựng được một chiến lược truyền thông thương hiệu hữu hiệu nhất.
Mong rằng, Huyện Thanh Trì, phòng Kế hoạch Kinh tế & PTNT sẽ có những hỗ trợ cần thiết cho nông dân, HTX Yên Mỹ để việc xây dựng thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ mang lại hiệu qủa kinh tế thiết thực cho người dân trong xã, làm cơ sở phấn đấu và gây dựng hình ảnh cho các thương hiệu tiếp theo. Đặc biệt là các thương hiệu cho rau an toàn Duyên Hà, Vạn Phúc, cũng như việc xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng truyền thống như: bánh trưng làng Tranh Khúc xã Duyên Hà – Thanh Trì.
Cần nhanh chóng đầu tư phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ để thương hiệu thực sự làm “Yên lòng người sử dụng” và niềm tự hào về “một thương hiệu rau an toàn gắn mã vạch đầu tiên của Huyện Thanh Trì” .
MỤC LỤC
Trang
Phụ lục 1: Tổng hợp tiền hỗ trợ mô hình sản xuất rau an toàn có thương hiệu Yên Mỹ
Đơn vị: 1000đ
TT
Nội dung
Số tiền hỗ trợ
Mức hỗ trợ (%)
Tiền hỗ trợ
KH duyệt
Đã nhận đợt 1
Thanh toán đợt này
1
Hỗ trợ thiệt hại năng suất
33.688
59.535
4.927,5
33.688
2
Máy dán ny lon
2.000
50
1.500
1.000
3
Mua túi và in túi nylon
15.000
30
24.300
4.500
4
Mua giấy và mực in
19.148
30
18.600
0
5.580
5
Phô tô tài liệu
1.287,5
100
2.200
910,5
1.287,5
6
Hội nghị
2.500
100
2.500
0
2.500
Tổng cộng
73.623,5
108.635
5.838
48.555,5
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh tế huyện Thanh Trì.
Phụ lục 2: Hệ thống mã số, mã vạch của thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ.
15
Bí xanh
015
893603275015C
Quả
16
Ngô nếp
016
893603275016C
20kg
17
-
017
893603275017C
1kg
18
Ngô ngọt
018
893603275018C
20kg
19
-
019
893603275019C
1kg
20
Bầu
020
893603275020C
20kg
21
-
021
893603275021C
Quă
22
Mướp
022
893603275022C
10kg
23
-
023
893603275023C
Aủa
24
Cà tím
024
893603275024C
10kg
25
-
025
893603275025C
1kg
26
-
026
893603275026C
0,5kg
27
Măng ngọt
027
893603275027C
20kg
28
-
028
893603275028C
Cây
29
Đu đủ
029
893603275029C
20kg
30
-
030
893603275030C
Quả
31
Chuối
031
893603275031C
20kg
32
-
032
893603275032C
1
33
Su hào
033
893603275033C
20
34
-
034
893603275034C
1
35
-
035
893603275035C
0,5
36
Củ cải
036
893603275036C
10
37
-
037
893603275037C
1
38
Bắp cải
038
893603275038C
10
39
-
039
893603275039C
Cây
40
Cải ngọt
040
893603275040C
10
41
-
041
893603275041C
1
42
-
042
893603275042C
0,5
43
Cải xanh
043
893603275043C
10
44
-
044
893603275044C
1
45
Rau rền
045
893603275045C
0,5
46
-
046
893603275046C
1
47
Rau bí
047
893603275047C
0,5
48
-
048
893603275048C
10
49
-
049
893603275049C
1
50
-
050
893603275050C
0,5
51
Súp lơ xanh
051
893603275051C
20cái
52
-
052
893603275052C
2cái
53
-
053
893603275053C
1cái
54
Súp lơ trắng
054
893603275054C
20cái
55
-
055
893603275055C
2cái
56
-
056
893603275056C
1cái
57
Khoai lang
057
893603275057C
-
58
Rau khác
058
893603275058C
-
59
Cải cúc
059
893603275059C
-
60
Xà lách
060
893603275060C
-
Phụ lục 1: Tổng hợp tiền hỗ trợ mô hình sản xuất rau an toàn có thương hiệu Yên Mỹ
Đơn vị: 1000đ
TT
Nội dung
Số tiền hỗ trợ
Mức hỗ trợ (%)
Tiền hỗ trợ
KH duyệt
Đã nhận đợt 1
Thanh toán đợt này
1
Hỗ trợ thiệt hại năng suất
33.688
59.535
4.927,5
33.688
2
Máy dán ny lon
2.000
50
1.500
1.000
3
Mua túi và in túi nylon
15.000
30
24.300
4.500
4
Mua giấy và mực in
19.148
30
18.600
0
5.580
5
Phô tô tài liệu
1.287,5
100
2.200
910,5
1.287,5
6
Hội nghị
2.500
100
2.500
0
2.500
Tổng cộng
73.623,5
108.635
5.838
48.555,5
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh tế huyện Thanh Trì.
Phụ lục 2: Hệ thống mã số, mã vạch của thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ.
15
Bí xanh
015
893603275015C
Quả
16
Ngô nếp
016
893603275016C
20kg
17
-
017
893603275017C
1kg
18
Ngô ngọt
018
893603275018C
20kg
19
-
019
893603275019C
1kg
20
Bầu
020
893603275020C
20kg
21
-
021
893603275021C
Quă
22
Mướp
022
893603275022C
10kg
23
-
023
893603275023C
Aủa
24
Cà tím
024
893603275024C
10kg
25
-
025
893603275025C
1kg
26
-
026
893603275026C
0,5kg
27
Măng ngọt
027
893603275027C
20kg
28
-
028
893603275028C
Cây
29
Đu đủ
029
893603275029C
20kg
30
-
030
893603275030C
Quả
31
Chuối
031
893603275031C
20kg
32
-
032
893603275032C
1
33
Su hào
033
893603275033C
20
34
-
034
893603275034C
1
35
-
035
893603275035C
0,5
36
Củ cải
036
893603275036C
10
37
-
037
893603275037C
1
38
Bắp cải
038
893603275038C
10
39
-
039
893603275039C
Cây
40
Cải ngọt
040
893603275040C
10
41
-
041
893603275041C
1
42
-
042
893603275042C
0,5
43
Cải xanh
043
893603275043C
10
44
-
044
893603275044C
1
45
Rau rền
045
893603275045C
0,5
46
-
046
893603275046C
1
47
Rau bí
047
893603275047C
0,5
48
-
048
893603275048C
10
49
-
049
893603275049C
1
50
-
050
893603275050C
0,5
51
Súp lơ xanh
051
893603275051C
20cái
52
-
052
893603275052C
2cái
53
-
053
893603275053C
1cái
54
Súp lơ trắng
054
893603275054C
20cái
55
-
055
893603275055C
2cái
56
-
056
893603275056C
1cái
57
Khoai lang
057
893603275057C
-
58
Rau khác
058
893603275058C
-
59
Cải cúc
059
893603275059C
-
60
Xà lách
060
893603275060C
-
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32114.doc