Chương I: Những lý luận chung về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo.
I. Các khái niệm và thước đo.
1. Tăng trưởng kinh tế.
1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Hay nói một cách khác đó là sự gia tăng về thu nhập của nền kinh
46 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp về mối quan hệ tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
1.2. Các chỉ tiêu đo lường sự tăng trưởng kinh tế
- Tống sản phẩm trong nước (GDP): Thường được hiểu là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm bằng các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Đại lượng này thường được tiếp cận các cách khác nhau:
+ Về phương diện sản xuất, thì GDP có thể được xác định bằng toàn bộ giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước.
Giá trị gia tăng (Y) = Giá trị sản lượng (GO) - Chi phí các yếu tố trung gian (IE)
+ Về phương diện tiêu dùng, thì GDP thể hiện ở toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành của thị trường, được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ quốc gia hàng năm.
Xác định GDP theo tiêu dùng:
GDP = C + I + G + (X - M)
C: Tổng các khoản tiêu dùng của các hộ gia đình.
I: Tổng đầu tư sản xuất.
G: Các khoản chi tiêu của Chính phủ.
X: Xuất khẩu
M: Nhập khẩu.
Xác định GDP theo giá hiện hành của thị trường.
GDP(sản xuất ) = GDP (tiêu dùng ) - Te Te : thuế gián thu.
+ Xác định theo phương diện thu nhập thì GDP là toàn bộ giá trị mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức Nhà nước tu được từ các giá trị gia tăng đem lại.
GDP (thu nhập) = Cp + Ip + T
Cp : Các khoản mà hộ gia đình tiêu dùng
Ip : Các khoản đầu tư.
T: Thuế.
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra và có thể thu nhập trong năm, không phân biệt sản xuất được thực hiện trong nước hay nước ngoài.
GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài.
Như vậy GNP là thước đo sản lượng gia tăng mà nhân dân của một nước thực sự thu nhập được.
- Sản phẩm thuần tuý (NNP) hay còn được gọi là sản phẩm quốc dân ròng. Đó là giá trị còn lại của tổng sản phẩm quốc dân, sau khi đã trừ đi giá trị khấu hao tài sản cố định ( Dp ) trong kỳ.
NNP = GNP - Dp
NNP phán ánh phần của cải thực sự mới tạo ra hằng năm. Do vậy có lúc người ta gọi chỉ số đó là thu nhập quốc dân sản xuất (NI).
- Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI): Là phần mà nhân dân nhận được và có thể tiêu dùng, người ta gọi là phần thu nhập được quyền chi của dân cư (NDI) đó là phần thu nhập ròng sau khi đã từ đi thuế (trực thu và gián thu) (Ti + Td) và cộng với trợ cấp (Sd).
NDI = NNP - (Ti + Td) + Sd.
- Thu nhập bình quân đầu người: được phản ánh bởi hai chỉ tiêu GDP/người và GNP/người, đây là những chỉ tiêu phản ánh thu nhập bình quân nó đã được điều chỉnh theo sự biến động của dân số do đó người ta coi đây là chỉ tiêu phản ánh tương đối chính xác sự biến động thu nhập của đất nước. Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với quy mô sản lượng và tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nghịch với dân số và tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên hàng năm. do vậy chỉ số thu nhập bình quân đầu người là một chỉ số thích hợp để phản ánh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
2. Đánh giá nghèo đói.
2.1. Khái niệm, bản chất và đặc trưng của đói nghèo.
* Khái niệm:
Theo từ điển tiếng Việt nghèo là tình trạng không, hoặc có rất ít những gì thuộc nhu cầu tối thiểu của đới sống vật chất “Đói nghèo là không có gì để ăn”.
Vấn đề đói nghèo và xoá đói giảm nghèo đã được nhiều tác giả đề cập đến trên những giác độ khác nhau. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà mỗi tác giả lựa chọn các tiêu chí khác nhau để xác định tình trạng nghèo đói. Nhưng tập trung thống nhất ở một số điểm:
- Đói nghèo là vấn đề cấp bách của nhiều quốc gia, đặc biệt nan giải ở các nước chậm phát triển.
- Trên thế giới có nước nghèo và nước giàu được phân loại trong sự so sánh lẫn nhau theo những tiêu chí phù hợp với trình độ phát triển kinh tế.
- Trong một nước cũng có tình trạng một bộ phận dân cư giàu có và một bộ phận dân cư nghèo đói hơn.
- Bản thân những nhóm dân cư nghèo đói cũng phân thành nhiều loại: một bộ phận không đủ ăn gọi là đói, một bộ phận theo nghĩa là không có đủ điều kiện để thoả mãn các nhu cầu cơ bản của họ. ở nước ta chia nghèo đói thành nghèo đói tuyệt đối, thiếu đói và đói day gắt.
* Bản chất:
Nghèo đói không đơn giản là có ít tiền. Đó có thể là sự cách biệt hoá về văn hoá xã hội, nó có thể là thiếu thông tin liên lạc, kinh nghiệm ứng xử trong các tình huống khó khăn. Nghèo đói cũng có thể là khả năng bị tổn thương rất cao, tới mức sự khủng khoảng về sức khoẻ, hay một vụ mùa bị thất bại có thể dẫn tới việc bán tài sản và rơi vào nợ nần. Đó cũng có thể là việc tác động đến những quyết định có ảnh hưởng đến đời sống của mình. Nghèo đói cũng có nghĩa là bị yếu thế ngay trong hộ gia đình của mình.
* Đặc trưng của hộ gia đình nghèo.
- Là nông dân có trình độ văn hoá tương đối thấp, các hộ gia đình có nhiều con, ít có điều kiện sử dụng các cơ sở hạ tầng của xã hội, các hộ không có hoặc có rất ít đất đai canh tác.
- Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn Việt Nam, khoảng hơn 90% người nghèo sống ở nông thôn. Tỷ lệ nghèo ở nông thôn (45%) cao hơn ở thành thị (10-15%) tuỳ thuộc vào ước tính về tỉ lệ nghèo của số người nhập cư không đăng ký.
- Nghèo đói rõ ràng là trầm trọng hơn là ở các vùng miềm núi ở phía Bắc và Tây Nguyên.
Mặc dù chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ tích cực nhưng một số cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn gặp những bất lợi riêng và những bất lợi này ngày càng trầm trọng do sự cô lập về văn hoá và địa lý.
2.2 Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
Nước ta đang trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường, hiện tượng đáng quan tâm là sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
* Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
- Một là: Năng lực sản xuất và hoạt động kinh tế của mỗi bản chất cong người là tích cực. Trong qua trình sản xuất họ luôn tìm cách giảm bớt các chi tiết làm thừa, làm tăng năng suất lao động. Tuy nhiên do hạn chế về thể lực và trí tuệ mỗi nười mỗi khác nhau nên trong cùng một thời gian cung một điều kiện sản xuất… năng sứt lao động của họ lại rất khác nhau. Những người có sức khoẻ tốt, biết vận dụng sáng tạo thường có kết quả sản xuất cao hơn so với người có thể lực và trí tuệ kém. Với tình hình trên, theo thời gian của quá trình phát triển, nếu không có nhân tố chủ quan nào can thiệp, thì tất yếu xuất hiện một bộ phận dân cư có cuộc sống đầy đủ hơn bộ phận dân cư khác.
- Hai là: Tác động thúc đẩy của kinh tế thị trường: Trong kinh tế thị trường, mọi chủ thể sản xuất không còn giới hạn việc sản xuất cho nhu cầu bản thân và hộ gia đình, nên họ đều hướng vào nhu cầu thị trường, vì thế họ phải cạnh tranh với nhau. Cạnh tranh làm cho hàng hoá xuất hiện ngày càng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, giá cả càng ngày càng rẻ hơn. Mặt khác cạnh tranh làm xuất hiện một số chủ thể tham gia trở nên năng động hơn, hàng hoá của họ bán chạy hơn, thu nhập cao hơn. Trong khi đó có những chủ thể kém năng động thiếu nhạy bén nên thu nhập kém hơn. Đây là xu hướng tất yếu nảy sinh một bộ phận dân cư giàu có, còn bộ phận khác nghèo.Trong kinh tế thị trường phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh hơn rõ rệt hơn so với kinh tế tự nhiên.
- Ba là: Tăng trưởng nhanh và xu thế đánh đổi: Phân hoá giàu nghèo nảy sinh do đó có sự khác biệt về năng lực sản xuất của mỗi người dưới sự phát triển của kinh tế thị trường sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt hơn, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá với mục tiêu tăng trưởng nhanh thì hiện tượng này diễn ra với tốc độ mạnh hơn, đặc biệt trong giai đoạn con người hoá với mục tiêu tăng trưởng nhanh thì hiện tượng này diễn ra với tốc độ mạnh hơn.
* Thực trạng phân hoá giàu nghèo:
- Trong thời kỳ đế quốc phong kiến: ngoài những nguyên nhân khách quan về năng lực sản xuất kinh doanh của mỗi hộ, điều kiện đất đai khí hậu, sự phân hóa giàu nghèo còn bị thúc đẩy bởi chế độ chính trị kinh tế xã hội. Nó đi liền với bất công, hộ giàu bốc lột hộ nghèo, người có quyền lực bóc lột dân đen.
- Trong thời kỳ bao cấp: Thu nhập được phân phối theo tiêu chuẩn, theo mức bình quân chung, vì thế phân hoá giàu nghèo có nhưng không rõ rệt và không cao.
-Trong thời kỳ đổi mới: Kinh tế với bước phát triển mạnh vượt bậc và toàn diện. Cùng với tăng trưởng kinh tế và tăng nhanh thu nhập tốc độ phân hoá giàu nghèo cũng diễn ra nhanh hơn. Một bộ phận nhanh nhạy với thời đại trở nên giàu có hơn, bộ phận khác không theo kịp với sự biến đổi trở nên tụt hậu, nghèo hơn. Xoá đói giảm nghèo là vấn đề xã hội búc xúc ở nước ta.
II. Sự cần thiết phải giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai mục tiêu mà một số quốc gia theo đuổi. Các nước đang phát triển đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tăng trưởng. Coi đó là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Thực tế cho thấy, ở một số quốc gia tuy nền kinh tế tăng trưởng nhưng vấn đề bất bình đẳng trong xã hội vẫn diễn ra mà còn có phần trầm trọng hơn, đời sống của nhiều người vẫn ở mức nghèo khổ và sự bất bình đẳng đó tiếp tục tăng lên rõ rệt ở các nước đang phát triển, số đông người vãn ở một số nước này hầu như không được lợi ích gì do tăng trưởng đem lại.
Các quốc gia khác nhau thì có sự lựa chọn con đường phát triểm của mình khác nhau. Có nước thì đề cao mục tiêu tăng trưởng kinh tế, có nước đề cao công bằng xã hội, có nước lại chọn kết hợp cả hai mục tiêu đó một cách hợp lý… ở Việt Nam, xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa xã hội, về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế được coi là phương tiện cơ bản để phát triển, bản thân nó là một tiêu chí của sự tiến bộ xã hội. Trong khi đó công bằng xã hội là lý tưởng thúc giục chúng ta vươn tới. Chính vì vậy, vấn đề kết hợp tăng trưởng kinh tế đi đôi vơí công bằng xã hội được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nhiều năm trước cơ chế bao cấp tạo ra sự công bằng theo hướng san đều mức thu nhập đã không kích thích được sự tăng trưởng kinh tế. Ngược lại sự công bằng đã làm cho nền sản xuất bị trì trệ bởi nó thủ tiêu mất động lực của sự lao động nỗ lực và sáng tạo. Như vậy có thể nói tăng trưởng là điều kiện cần nhưng chưa đủ để cải thiện được vấn đề công bằng xã hội, cải thiện được đời sống vật chất cho nhân dân.
- Thứ nhất: Tăng trưởng nhanh sẽ làm tăng bất bình đẳng xã hội.
- Thứ hai: Sự giảm bất bình đẳng xã hội sẽ kìm hãm sự tăng trưởng.
Hay nói cách khác tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai mục tiêu mâu thuẫn không thể dung hòa. Nếu muốn tăng trưởng mục tiêu này thì phải hy sinh mục tiêu khác và ngược lại. Bất bình đẳng không chỉ là kết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là nguyên nhân của sự tăng trưởng ấy.
Từ những thực tế và quan điểm đường lối phát triển của mình. Muốn nền kinh tế vẫn tăng trưởng cao, giảm bất bình đẳng và giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa thì không còn cách nào khác. Việt Nam phải lựa chọn con đường riêng cho mình. Đó là sự kết hợp giữa hai mục tiêu tăng trưởng đi đôi với công bằng xã hội. Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh trong các kỳ Đại hội rằng: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất ở việc tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng
III. Các quan điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế.
Quan điểm của Simon Kuznets.
Simon Kuznets là nhà kinh tế học người Mỹ, trong tác phẩm “Sự tăng trưởng kinh tế của các nước”, ông đã đưa ra lý thuyết phát triển cân bằng. Theo ông, phát triển là một quá trình cân bằng, trong đó các nước tiến lên một bước vững chắc. Trong tác phẩm này ông chú ý tới mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Ông cho rằng mối quan hệ giữa tăng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có dạng hình chữ U ngược.
Theo ông, ở một nước nghèo, mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập là thấp thể hiện ở hệ số Gini khá nhỏ (hệ số Gini khoảng 0,2 -> 0,3. Nhưng khi nền kinh tế tăng trưởng cao hơn, thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng tăng lên và đạt cực đại ở mức trung bình của mức thu nhập. Sau đó, mặc dù nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng nhưng sự không công bằng trong phân phối thu nhập sẽ giảm dần cho đến khi thu nhập bình quân đầu người đạt tới mức đặc trưng của một nước công nghiệp phát triển.
2. Quan điểm của A.Lewis.
Lewis là nhà kinh tế học gốc Jamaica. Năm 1955, trong tác phẩm “Lý thuyết và phát triển kinh tế”, ông đã trình bày mô hình dư thừa lao động cũng như nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực: nông nghiệp và công nghiệp. Dựa vào luận điểm của Ricardo cho rằng lợi nhuận trong nông nghiệp có xu hướng giảm dần vì để mở rộng sản xuất, nông nghiệp ngày càng phải sử dụng đất đai xấu hơn, dẫn đến chi phí sản xuất ngày càng tăng, chính vì vậy ở nông thôn có lao động dư thừa; và khi đất đai là giới hạn của sự phát triển nông nghiệp thì cần phải chuyển bớt số lao động dư thừa trong nông nghiệp sang khu vực công nghiệp A. Lewis cho rằng: muốn lôi kéo được lao động dư thừa từ nông nghiệp sang công nghiệp thì các xí nghiệp công nghiệp phải trả tiền công tương xứng với mức tiền công tối thiểu mà những lao động này kiếm được ở nông thôn. Nhưng đến một mức nào đó nó sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Khi đó lao động sẽ trở nên đắt hơn, do vậy, các chủ xí nghiệp công nghiệp phải trả tiền công cao hơn mới đủ sức lôi kéo lao động từnông nghiệp sang công nghiệp.
Quan điểm trên của A. Lewis có thể đi đến kết luận: thời gian đầu của quá trình tăng trưởng thì bất đẳng tăng lên vì quy mô sản xuất của nông nghiệp ngày càng mở rộng làm cho lao động từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp ngày càng tăng, nhưng tiền công của công nhân nói chung vẫn ở mức tối thiểu nhưng thu nhập của các nhà tư bản tăng lên do mở rộng quy mô sản xuất. Vì thế trong giai đoạn này, đại bộ phận những người lao động nghèo khổ, chỉ có một số ít các nhà tư bản trở nên giàu có. Nhưng sang giai đoạn sau của quá trình tăng trưởng bất bình đẳng giảm bớt vì khi lao động dư thừa đã được hút hết vào khu vực công nghiệp thì lao động trở thành một yếu tố khan hiếm của sản xuất. Khi đó nhu cầu lao động tăng lên đòi hỏi tiền lương cũng phải tăng lên và sự tăng lên này dẫn đến sự giảm bớt bất bình đẳng.
Như vậy, theo Lewis, tăng trưởng diễn ra trước, bình đẳng diễn ra sau, chỉ trên cơ sở tăng trưởng mới dẫn đến làm giảm bớt bất bình đẳng xã hội. Song sự bất bình đẳng không chỉ là kết quả của sự tăng trưởng mà còn là điều kiện cần thiết của tăng trưởng. Trong sự bất bình đẳng đó, những người có thu nhập cao sẽ giành một phần đáng kể thu nhập của mình cho tích luỹ, dẫn đến tăng đàu tư, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh hơn. Vì vậy, các cố gắng để phân phối lại thu nhập một cách vội vã không đúng lúc sẽ dẫn đến nguy cơ bóp nghẹt sự tăng trưởng kinh tế.
3. Quan điểm của Harry Oshima
H.oshima là nhà kinh tế học Nhật Bản, dựa vào những luận điểm của Ricardo về mối quan hệ giữa khu vực nông nghiệp và công nghiệp, ông đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ này trong điều kiện một nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao. Trong tác phẩm “Tăng trưởng kinh tế ở Châu á gió mùa”, H.oshima đã đưa ra một mô hình tăng trưởng mới gắn liền với giải quyết vấn đề công bằng xã hội.
Theo H.oshima, do nền nông nghiệp có tính thời vụ cao có lúc thiếu lao động, lại có lúc thừa lao động. Do đó trong thời kỳ đầu có thể tăng năng suất lao động bằng cách giảm tình trạng thiếu việc làm trong luc nông nhàn. Giải pháp cơ bản để giảm tình trạng thiếu việc làm là tăng vụ, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi, trồng cây công nghiệp và cây lâm nghiệp. Vì có việc làm nhiều hơn, nên thu nhập của nông dân cũng sẽ được tăng lên, giảm bớt sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Khi thu nhập tăng lên nông dân bắt đầu có tích luỹ và có thể tăng đầu tư cho sản xuất, nhờ vậy nông nghiệp được tăng trưởng nhanh hơn. Đồng thời nhà nước phải có chính sách hỗ trợ nông nghiệp về cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông, điện… để nông nghiệp phát triển nhanh hơn.
Tiếp theo, do nông nghiệp đã được phát triển ở mức độ nhất định có thể cho phép đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn. ngoài các hoạt động nông nghiệp, các hoạt động chế biến lượng thực thực phẩm, thủ công mỹ nghệ… cũng ngày càng được phát triển. Điều này đòi hỏi có sự hoạt động đồng bộ từ sản xuất, vận chuyển tiêu thụ, đến các hoạt động dịch vụ hỗ trợ như tín dụng, cung cấp nguyên liệu, công cụ sản xuất cho công nghiệp.
Như vậy, phát triển nông nghiệp đã tạo điều kiện mở rộng thị trường cho công nghiệp, do đó thúc đẩy mở rộng sản xuất công nghiệp và thúc đẩy dịch vụ phát triển. Điều đó tạo nên sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và các ngành dịch vụ. Quá trình như vậy diễn ra trong một thời gian dài cho đến khi khả năng tăng việc làm vượt quá tốc độ tăng lao động, làm cho lao động bắt đầu khan hiếm, tiền công lao động thực tế tăng lên, và điều này sẽ làm giảm bớt sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Sau đó, cùng với quá trình phát triển công nghiệp, tiền lương trong nông nghiệp cũng dần dần được tăng lên. Khi đó xuất hiện xu hướng sử dụng máy móc thay thế lao động chân tay, vì lúc này sử dụng máy móc rẻ hơn. Trong điều kiện đó, có thể chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp ở thành phố, trong khi đó ở nông thôn sản xuất lương thực vẫn tiếp tục tăng.
Khi các ngành công nghiệp phát triển, có thể tìm được thị trường xuất khẩu mạnh mẽ, sẽ tăng sức hút lao động mạnh hơn nữa. Điều này dẫn đến cầu về lao động vượt quá cung về lao động. Do đó, ở nông thôn đạt đến mức đủ việc làm, tiền công cũng tăng lên, như vậy, theo H.Oshima, tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo vấn đề công bằng xã hội. Và khi công bằng xã hội đạt đến mức độ nào đó lại là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn nữa.
4.Quan điểm của Các Mác về phân phối bất bình đẳng trong xã hội
Theo C.Mác, phân phối thu nhập quốc dân lần đầu trong xã hội tư bản chủ nghĩa được chia làm hai phần:
- Phần thứ nhất: Người lao động nhận được tiền công (C.Mác ký hiệu là v).
- Phần thứ hai: Thu nhập của nhà tư bản và địa chủ (C.Mác ký hiệu là m).
Nếu như tiền công của công nhân chỉ đủ sống cho bản thân và gia đình họ thì phần thu nhập của nhà tư bản và địa chủ còn tích luỹ một phần để tái sản xuất mở rộng. Với sự tích luỹ đó, nhà tư bản và địa chủ lại mở rộng sản xuất, thuê thêm công nhân, do đó, họ ngày càng giầu lên, còn công nhân ngày càng nghèo đi.
Các nhà kinh tế tư sản cho rằng trong chủ nghĩa tư bản tài sản là yếu tố quan trọng nhất, do đó phân phối theo tài sản là phương thức phân phối cơ bản. Theo C.Mác, trong chủ nghĩa tư bản, tài sản tập trung trong tay một số người giàu, còn đại bộ phận dân cư chỉ có sức lao động. Vì thế, việc phân phối theo tài sản chính là làm tăng tính bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, đó là sự phân phối tạo nên kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Từ đó, C.Mác sự đoán hình thức phân phối công bằng hơn trong một xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong xã hội cộng sản chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, phương thức phân phối cơ bản trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản - chủ nghĩa xã hội - là phân phối theo lao động; trong giai đoạn sau - chủ nghĩa cộng sản - là phân phối theo nhu cầu, từ đó sẽ xoá bỏ được sự phân phối bất bình đẳng như trong chủ nghiã tư bản.
Chương II: Thực trạng về mối quan hệ tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và đói nghèo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
I. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo.
1. Quan điểm về công bằng xã hội.
Quan điểm của Đảng ta là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt qúa trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối kết quả sản xuất cũng như ở việc tạo điều kiện phát triển năng lực của mọi thành viên trong cộng đồng.
Phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chúng ta phải quan tâm hơn tới tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế, nhất là trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công bằng xã hội trong phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ là việc điều hoà lợi ích, điều tiết phân phối lại thu nhập của các giai tầng trong xã hội cho hợp lý, mà quan trọng hơn là phải bảo đảm cho mọi tầng lớp xã hội được hưởng các quyền lợi xã hội như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, đào tạo nghề nghiệp, đựơc giúp đỡ lúc khó khăn, hoạn nạn. Công bằng xã hội bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội không ngừng nâng cao mức sống và tự khẳng định mình. Công bằng ở đây không phải là sự công bằng, thực hiện chủ nghĩa bình quân, mà vấn đề mấu chốt để thực hiện công bằng xã hội là phải gắn kiền nó với sự tăng trưởng kinh tế.
Công bằng xã hội của nước ta gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là một trong những biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự thống nhất và phát triển biện chứng giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Chủ nghĩa xã hội sẽ tiến tới xoá bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công và mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội, đó là công bằng xã hội lớn nhất, triệt để nhất mà chúng ta phấn đấu. Mục tiêu lâu dài đó được cụ thể hoá cho giai đoạn trước mắt ở nước ta bằng khẩu hiệu toàn dân đoàn kết phấn đấu vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng xã hội, văn minh”. Bằng khẩu hiệu đó, Đảng và Nhà nước ta khuyến khích mọi người tham gia làm giàu chính đán. Phấn đấu để người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì trở nên khá giả, người khá giả thì trở nên giàu có. Chúng ta thừa nhận có một bộ phận dân cư giàu lên trước, một số vùng giàu lên trước là điều cần thiết, để thúc đẩy hỗ trợ cho sự phát triển và tiến bộ chung. Đồng thời phải có những chính sách kinh tế, xã hội đặc biệt để trợ giúp người nghèo, vùng nghèo khá dần lên.
2. Quan điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
Tự năm 1986 đến nay, đất nước ta bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ chuyển từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Qua hơn 10 năm đổi mới,nền kinh tế đã vượt qua được giai đoạn khủng hoảng, bước đầu đi vào giai đoạn phát triển, có vị trí xứng đáng trong khu vực và trên thế giới.
Trong giai đoạn này, Đảng ta từng bước đã xử lý đúng đắn mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Đảng ta coi vuệc giải quyết mối quan hệ này là một trong những nội dung cơ bản đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: “… tăng trưởng kinh tế phải luông gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Công bằng xã hội không chỉ được thực hiện trong phân phối kết quả sản xuất, mà còn được thực hiện ở khâu phân phối tư kiệu sản xuất, ở việc tạo ra những điều kiện cho mọi người phát huy tốt năng lực của mình”.
Hội nghị Trung ương lần thứ tư (Khoá VIII) cũng đã xác định cụ thể tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, khắc phục tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng mở rộng ở cả thành thị và nông thôn”.
Những quan điểm trên đây của Đảng ta được thể hiện qua các vấn đề sau:
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Đảng ta cho rằng tăng trưởng và công bằng có sự thống nhất với nhau, do đó cần có các chương trình, chính sách đồng thời giải quyết hai mục tiêu: tăng trưởng và công bằng. Mỗi bước tăng trưởng kinh tế phải đưa đến lợi ích cho đa số đại đa số dân cư, nói cách khác, phần lớn dân cư phải được hưởng lợi ích từ kết quả tăng trưởng. Và thực hiện tốt điều này sẽ tạo ra động lực xã hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Để phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và khắc phục tìn trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng mở rộng, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam thể hiện trong Hội nghị Trung ương lần thứ tư (Khoá VIII) là” “Phải phân phối đối tượng lao động (đất đai, tài nguyên …), tư liệu sản xuất, kết quả lao động thế nào để bảo đảm công bằng xã hội? Khuyến khích làm giàu hợp pháp, nhưng phải chăm lo xoá đói giảm nghèo. Trong cơ chế kinh tế hiên nay, chúng ta còn phải chấp nhận có bóc lột, bên cạnh phân phối cho lao động, còn phân phối cho các yếu tố sản xuất khác, nhưng thừa nhận bóc lột đến đâu thì chấp nhận được? Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, nông thôn với nông thôn và cả giữa thành thị với thành thị, giữa các tầng lớp xã hội”.
II. Thực trạng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo.
1. Tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
1.1. Tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đổi mới.
Thời kỳ 1976-1985 tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta bình quân hàng năm chỉ đạt 2.0%, trong khi tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm 2.4%, cho nên mức thu nhập bình quân đầu người giảm bình quân 0.4% mỗi năm. Trong những năm đó, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp, làm không đủ ăn và dựa vào nguồn lực bên ngoài ngày càng lớn. Nhu cầu cơ bản của người dân thành thị được đảm bảo bằng chế độ tem phiếu, sự khác nhau trong tiền lương danh nghĩa giữa những người làm công ăn lương trở nên không đáng kể. ở nông thôn, hầu hết nông dân đều là xã viên hợp tác xã nông nghiệp, nhu cầu cơ bản của họ cũng được bảo đảm bằng chế độ phân phối theo định suất (phụ thuộc chủ yếu vào số khẩu trong gia đình). Vì vậy, chế độ phân phối mang nặng tính chất bình quân, cào bằng. Động lực không còn, công bằng xã hội bị vi phạm nghiêm trọng, kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng nặng nề.
Đại hội VI năm 1986 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng công cuộc đổi mới. Những nội dung quan trọng của đường lối đổi mới kinh tế là thực hành dân chủ hoá đời sống kinh tế, chuyển cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung cao độ sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển việc phát triển kinh tế quốc doanh và tập thể ồ ạt sang phát triển kinh tế nhiều thành phần, chuyển việc cấp phát hiện vật và bao cấp sang sử dụng quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá, mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển quan hệ kinh tế đối ngoại từ đơn phương sang đa phương theo hướng nền kinh tế mở, đa dạng hoá hình thức và đa dạng hoá quan hệ.
Trong những năm đầu đổi mới, thành công nhất là đã chuyển đổi về cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới trong khi vẫn giữ vững được ổn định chính trị và xã hội. Quá trình chuyển đổi này không những khắc phục được những khó khăn, vấp váp của sự tìm tòi, thủ nghiệm đổi mới trong các giai đoạn trước, mà còn đạt được nhịp độ tăng trưởng nhất định về kinh tế. Tổng sản phẩm trong nước năm 1987 tăng 3.6%, năm 1988 tăng 5.0%, năm 1989 tăng 4.7%, năm 1990 tăng 5.1%, năm 1991 tăng 6.0%, từ năm 1992 tăng lên 8% và từ năm 1995 tăng lên 9.0% trở lên.
Cơ chế mới đi vào thực tiễn từ năm 1989, tem phiếu được xoá bỏ, lạm phát phi mã đã bị kìm lại, đời sống người dân từng bước được cải thiện.
Bảng 1: dân số tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP và GDP đầu người)
Năm
Dân số (triệu người)
Tăng GDP (%)
Tăng GDP đầu người (%)
1977
50,41
2,8
0,25
1978
51,42
2,3
0,28
1979
52,46
-2,0
-3,95
1980
53,72
-1,4
-3,71
1981
54,92
2,3
0,06
1982
56,17
8,8
6,40
1983
57,37
7,2
5,08
1984
58,45
8,3
5,80
1985
59,67
5,7
3,56
1986
61,11
6,5
4,34
1987
62,45
3,6
1,38
1988
63,73
6,0
3,81
1989
64,77
4,7
2,44
1990
66,23
5,1
3,24
1991
67,77
6,0
3,54
1992
69,41
8,6
6,39
1993
71,03
8,1
5,82
1994
72,51
8,8
6,61
1995
74,00
9,5
7,35
1996
75,52
9,3
7,20
1997
77,08
9,0
7,00
Tăng trung bình hàng năm (%)
%
%
%
1986 – 1990
2,20
5,0
2,60
1991 – 1995
2,15
8,2
5,80
1996 – 1997
2,00
9,2
7,05
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê qua các năm.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao thể hiện rõ nét ở hầu hết các ngành kinh tế then chốt.
Hơn mười năm đổi mới, sản xuất nông nghiệp nước ta đã phát triển và đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các ngành, các vùng, góp phần quyết định vào thành công của sự nghiệp đổi mới.
Thành công lớn nhất của nông nghiệp là sản xuất lương thực tăng nhanh, an toàn lương thực quốc gia được đảm bảo. Những năm qua, mặc dù thiên tai liên tiếp xảy ra, sản xuất lương thực Việt Nam chẳng những vượt đỉnh cao của những năm trước mà còn tạo ra xu hướng tăng trưởng ổn định, vững chắc, năm sau cao hơn năm trước trong suốt 10 năm liền. Sản lượng lương thực qua các năm như sau:
Năm
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
Triệu tấn (quy thóc)
19,58
21,52
51,49
22,00
24,21
25,50
26,20
27,57
29,52
30,6
Sản lượng lương thực tăng bình quân hàng năm 1.29 triệu tấn với nhịp độ tăng bình quân 5.6% năm, cao nhất trong các nước khu vực châu á (1.8%) cũng như thế giới (1.7%). Mức lương thực bình quân đầu người từ 280 kg năm 1987 lên 402 kg năm 1997. Việt nam từ vị trí một nước thiếu lương thực triền miên trong nhiều thập kỷ, kéo dài, đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu của thế giới. Từ năm 1989 xuất khẩu gạo liên tục cho đến nay với quy mô bình quân 1.8 triệu tấn năm mà đỉnh là năm 1997 đã xuất khẩu 3.5 triệu tấn gạo, gấp 2.3 lần năm 1989.
ở nông thông nước ta, tình trạng thiếu đói giáp hạt hoặc ăn sắn, khoai trừ bữ ở miền núi, trung du đã lùi về dĩ vãng. Mười năm với 20 vụ giáp hạt đã qua ở miền Trung, miền Bắc, nhưng chưa năm nào tình trạng thiếu lương thực diễn ra trên phạm vi rộng, kể cả những thiên tai dồn dập như lũ lớn năm 1996 và bão lớn năm 1997. Giá cả lương thực ổn định.
Trong quá trình phát triển nông nghiệp đã hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, chuyên canh với quy mô lớn như lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên, cao su ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, cây ăn quả ở Nam Bộ và vùng núi phía Bắc, mía ở duyên hải Miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, bò sữa ở ngoại._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29939.doc