Thực trạng và giải phỏp về chất lượng cho vay tại Ngõn hàng TMCP Kỹ Thương Techcombank chi nhỏnh Đụng Đụ Hà Nội
Lời mở đầu
Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế xã hội đất nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu trong mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới đã chứng minh vai trò to lớn của hệ thống Ngân hàng đối với nhiệm vụ tích tụ và tập trung vốn cho đầu tư vào họat động SXKD. Với đặc trưng chủ
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp về chất lượng cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Techcombank chi nhánh Đông Đô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu là nhận và kinh doanh tiền gửi thì hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nghiệp vụ tài sản có đó là hoạt động cho vay. Trong thời gian vừa qua, môi trường kinh doanh Ngân hàng ngày càng trở nên khó khăn, lãi suất trên thị trường luôn biến động gây áp lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, đã có rất nhiều NHTM trong nước mới được thành lập, bản thân các Ngân hàng cũng có sự cạnh tranh quyết liệt với nhau nên càng gây ra nhiều khó khăn, buộc các Ngân hàng phải nới lỏng các yêu cầu khi cho vay cũng như cắt giảm lãi suất tạo ra nhiều nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng. Việc nâng cao CLCV là một trong những giải pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Với mục đích tiếp cận hoạt động thực tế của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Techcombank chi nhánh Đông Đô nhằm bổ sung kiến thức học tại trường, sau thời gian thực tập em xin đưa ra kết cấu bài báo cáo như sau:
Phần I: Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Techcombank chi nhánh Đông Đô Hà Nội.
Phần II: Thực trạng về chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Techcombank chi nhánh Đông Đô Hà Nội.
Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Đông Đô Hà Nội.
Do thời gian thực tập tương đối ngắn cộng thêm kiến thức của em còn hạn chế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót và chưa được đi vào chi tiết. Vì vậy em mong được sự nhận xét, đóng góp của thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I
Khái quát quá trình hình thành và phát triển
ngân hàng tmcp techcombank
chi nhánh đông đô hà nội
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô Hà Nội.
Techcombank Đông Đô được thành lập theo quyết định số QĐ259/HĐQT - TCB của chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank ngay 10/06/2004. Chi nhánh được đặt tại tầng 1, tòa nhà 18T1 khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt nam.
Trước đây chi nhánh có tên là Techcombank Đống Đa được thành lập vào năm 2002 và đặt tại phố Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội. Thời gian đó chi nhánh thuộc chi nhánh cấp II thuộc chi nhánh cấp I Techcombank Thăng Long. Năm 2004, chi nhánh Techcombank Đông Đô tách ra khỏi Techcombank Đống Đa. Trụ sở ở Thái Hà trở thành phòng giao dịch Đống Đa thuộc Techcombank Đông Đô. Cùng với sự lớn mạnh của cả hệ thống Techcombank và với nỗ lực mang đến cho khách hàng sư nỗ lực tốt nhất, bên cạnh phòng giao dịch Đống Đa chi nhánh Techcombank Đông Đô đã lần lượt mở thêm các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. Cụ thể là phòng giao dịch Thanh Xuân, phòng giao dịch Hà Đông lần lượt được khai trương vào tháng 06/2005 và tháng 02/2006, phòng giao dịch Hoàn Kiếm được thành lập vào năm 2007 và phòng giao dịch Nguyễn Cơ Thạch được ra đời vào năm 2008. Kể từ khi thành lập chi nhánh Techcombank Đông Đô đã không ngừng phát triển, trong 3 năm liền 2004-2006 được cấp chứng nhận Hệ thống chất lượng của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam. Chính vì vậy, vào tháng 09/2006 chi nhánh Đông Đô được trở thành chi nhánh cấp I.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng.
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh Techcombank Đông Đô:
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán giao dịch và kho quỹ
Ban hỗ trợ kinh doanh và quản lí rủi ro
Ban kiểm soát sau
Ban giám đốc
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
- Ban giám đốc: Bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, với chức năng chịu trách nhiệm chung toàn chi nhánh, quyết định cho vay, bảo lãnh trong thẩm quyền được cấp trên phê duyệt.
- Phòng kinh doanh:Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh như thẩm định dự án, phương án kinh doanh, định giá tài sản thế chấp, cầm cố, lập hồ sơ cho khách hàng làm bảo lãnh.Thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với đối tượng khách hàng là tổ chức, làm đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và xây dựng giới hạn tín dụng.Thực hiện các nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn, xây dựng giới hạn tín dụng, lập hồ sơ kinh tế, tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng về các nghiệp vụ ngân hàng; cho vay, xây dựng giới hạn tín dụng đối với các khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; thực hiện cả hoạt động thanh toán quốc tế, các nghiệp vụ như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, chuyển tiền ra nước ngoài, thanh toán XNK cho các doanh nghiệp, chiết khấu chứng từ,...
- Phòng kế toán - giao dịch - kho quỹ: Thu thập, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của ngân hàng theo đối tuợng, quản lí toàn bộ tài khoản khách hàng và các khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính; thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn, thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, chi trả kiều hối, dịch vụ bảo lãnh, chức năng marketing về thẻ; thực hiện thu chi các loại ngoại tệ, tiền Việt Nam, giám định tiền thật, tiền giả, chuyển tiền mặt, séc du lịch, quản lí kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá, điều chuyển, điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trong nội bộ Ngân hàng.
- Ban hỗ trợ kinh doanh và quản lí rủi ro tín dụng: Phân tích, đánh giá thực trạng nợ tín dụng, thực hiện công tác quản lí vốn theo quy chế của Ngân hàng. Lập các báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh. Khai thác và sử dụng nguồn vốn an toàn cho vay đối với mọi thành phần kinh tế. Kiểm soát rủi ro và an toàn hệ thống theo chỉ thị của Thống đốc NHNN Việt Nam. Đánh giá, bổ sung tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng, đảm bảo giới hạn và cơ cấu tín dụng được giao.
- Ban kiểm soát sau: Thực hiện công tác kiểm soát trong các hoạt động kinh doanh tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng. Kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm quy chế hoạt động, đảm bảo cho việc kinh doanh được thực thi theo luật định. Thực hiện các nghiệp vụ cho vay tại Hội sở chính bao gồm: cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ, chiết khấu chứng từ có giá, nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ mở L/C thanh toán quốc tế...
- Hệ thống các phòng giao dịch: Có chức năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, cho vay khách hàng là cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa bàn và các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tài khoản của các tổ chức kinh tế...
Tóm lại, mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng luôn tương hỗ lẫn nhau cùng nhằm phục vụ cho mục tiêu chiến lược của Ngân hàng.
Phần II
Thực trạng về chất lượng cho vay tại
ngân hàng tmcp techcombank
chi nhánh đông đô hà nội
2.1. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2.1.1. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng.
Sự lớn mạnh của hệ thống gắn liền với sự phát triển ngày càng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp. Đến nay, Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện tất cả các sản phẩm, dịch vụ tiện ích của Ngân hàng như:
- Nguồn vốn luôn được huy động thông qua các hình thức như: nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. TG của các thành phần kinh tế được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện đồng tài trợ bằng VNĐ, USD các dự án, chương trình kinh tế lớn với tư cách là ngân hàng đầu mối hoặc là ngân hàng thành viên với thủ tục thuận lợi, hoàn thành nhanh nhất.
- Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại cho vay đa dạng như: ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và các loại ngoại tệ mạnh. Cho vay cầm cố, thế chấp các giấy tờ có giá; cho vay cá nhân, hộ gia đình có đảm bảo bằng tài sản; cho vay tiêu dùng, trả góp; cho vay tài trợ XNK; cho vay ủy thác đầu tư bằng VNĐ và ngoại tệ...
- Thanh toán XNK hàng hóa và dịch vụ, chuyển tiền bằng hệ thống SWIFT với các ngân hàng lớn trên thế giới bảo đảm nhanh chóng, an toàn, chi phí thấp, thanh toán thẻ Visa, Master, bảo lãnh, đầu tư, dự thầu, chi trả kiều hối...
- Phát hành thẻ tín dụng nội địa, quốc tế, chi trả lương cho nhân viên qua tài khoản thẻ...
- Dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM), dịch vụ tư vấn qua điện thoại và thực hiện các dịch vụ khác về tài chính của Ngân hàng.
- Mua bán trao đổi ngay và có kỳ hạn các loại ngoại tệ, đại lí chuyển tiền nhanh quốc tế Western Union, cung cấp các dịch vụ ngân quỹ như dịch vụ thu chi tiền mặt, dịch vụ cho thuê tài chính...
Ngoài ra, nhờ có sự phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả của các phòng ban, Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế, đứng vững và phát triển trong nền cơ chế thị trường.
2.1.2. Kết quả thu, chi tài chính.
Bảng 1: Kết quả thu, chi tài chính
Đơn vị:Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Số
tuyệt
đối
Số
tương
đối
Số
tuyệt
đối
Số
tương
đối
Tổng thu
109
198
283
89
+81,7%
85
+42,9%
Tổng chi
94
162
239
68
+72,3%
106
+47,5%
Lợi nhuận
15
36
44
21
+140%
08
+22.2%
Nguồn: Báo cáo kết quả thu chi tài chính của Ngân hàng TMCP
Techcombank chi nhánh Đông Đô
Qua bảng số liệu trên cho thấy, lợi nhuận của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Năm 2007, lợi nhuận thu được là 15 tỷ đồng, đến năm 2008 lợi nhuận đạt được là 36 tỷ đồng, tăng lên so với năm 2007 là 21 tỷ đồng, tăng tương đương là 140%. Sang năm 2009, lợi nhuận tiếp tục tăng lên và đạt 44 tỷ đồng, tăng thêm 7 tỷ đồng về số tuyệt đối và tăng tương đương là 22,2% so với năm 2008. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã có những phương án đầu tư, kinh doanh hiệu quả mà không phải chi nhánh nào cũng làm được. Đặc biệt là có sự nỗ lực cố gắng hết mình của toàn bộ CBNV Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô Hà Nội.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và chất lượng cho vay của Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô Hà Nội.
2.2.1. Tình hình huy động vốn.
Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô Hà Nội đã đẩy mạnh khai thác nguồn vốn bằng nhiều biện pháp. Nhờ vậy, nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng lên thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Tình hình huy động vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Tổng vốn huy động
840
100
1336
100
1368
100
1. Phân theo thành phần kinh tế
- TG từ dân cư
- TG từ các tổ chức kinh tế
- TG, TV từ các TCTD
450
310
80
53,6
36,9
9,5
529
408
399
39,6
30,5
29,9
773
244
351
56,5
17,8
25,7
2. Phân theo thời gian
- Tiền gửi <= 12 tháng
- Tiền gửi > 12 tháng
652
188
77,6
22,4
1032
304
72,2
22,8
918
150
67,1
32,9
3. Phân theo đơn vị tiền tệ
- Vốn huy động = VNĐ
- Vốn huy động = ngoại tệ (quy đổi ra VNĐ)
535
305
63,7
36,3
971
365
72,7
27,3
811
257
59,3
40,7
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP
Techcombank chi nhánh Đông Đô.
+ Phân theo thành phần kinh tế:
Tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm, trong đó vốn huy động từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô Hà Nội luôn tăng trưởng ổn định và vững chắc, chủ động được vốn trong thanh toán. Năm 2007, nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 450 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53,6% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008, TG từ dân cư tăng lên 529 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 39,6% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2009, số tiền huy động từ nguồn này đã tăng lên tới 773 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56,5% cao hơn so với năm trước rất nhiều. Qua đó cho thấy TG huy động từ dân cư vẫn là chủ yếu.
Bên cạnh đó, TG từ các TCKT cũng tăng dần cùng với TG của dân cư, chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới hoạt động, thu hút khách hàng, đổi mới phong cách phục vụ, không ngừng hoàn thiện và nâng cao các sản phẩm dịch vụ. Qua bảng số liệu cho thấy, số tiền huy động từ các TCKT tăng dần qua các năm cụ thể là tăng 310 tỷ đồng vào năm 2007, tăng 408 tỷ đồng vào năm 2008 và đạt 244 tỷ đồng vào năm 2009. Nhưng tỷ trọng TG từ các TCKT trong tổng nguồn vốn lại có xu hướng giảm dần. Năm 2008, tỷ trọng chiếm 30,5% giảm 6,4% so với năm 2007 và tiếp tục giảm 12,7 % xuống còn 17,8%. Qua đó cho thấy, Ngân hàng huy động TG từ các TCKT chưa được khai thác triệt để.
Nguồn huy động vốn từ các TCTD chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với tổng nguồn vốn. Năm 2007, số tiền huy động từ nguồn này đạt 80 tỷ đồng, tuy nhiên con số này đã tăng lên đáng kể là 399 tỷ đồng vào năm 2008 và giảm xuống còn 351 tỷ đồng vào năm 2009. Xét về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn thì TG, TV từ các TCTD đạt 9,5% vào năm 2007, đến năm 2008 tăng lên 29,9% và giảm xuống 25,7% vào năm 2009. Chứng tỏ Ngân hàng huy động vốn từ các TCTD là chưa thật sự đồng đều, nguồn huy động vốn từ các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư vẫn là chiếm đa số.
+ Phân theo thời gian:
TG có thời gian từ 12 tháng trở xuống và nguồn TG có thời gian trên 12 tháng đều chiếm tỷ trọng ngang nhau trong tổng nguồn vốn huy động. TG có thời hạn từ 12 tháng trở xuống có nhược điểm là khó kế hoạch hóa vì hay biến động lớn, nhưng có ưu điểm là tiết kiệm chi phí và lãi suất thấp. Năm 2007, TG huy động vốn từ nguồn này đạt 652 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 77,6% trong tổng nguồn vốn. Năm 2008, số tiền huy động tăng lên là 1032 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 72,2% trong tổng nguồn vốn, chênh lệch so với năm 2007 không đáng kể. Năm 2009, số tiền huy động vốn lại giảm xuống còn 918 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 67,1% trong tổng nguồn vốn, giảm so với năm 2008 là 5,1%.
Nguồn TG trên 12 tháng cũng tăng dần trong năm sau và lại giảm trong năm kế tiếp cụ thể là năm 2007 số tiền huy động đạt 188 tỷ đồng, năm 2008 tăng lên 304 tỷ đồng và giảm xuống 150 tỷ đồng vào năm 2009. Song song với việc tăng, giảm số tiền huy động thì tỷ trọng nguồn vốn này vẫn giữ vững, tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là 22,4% năm 2007; 22,8% năm 2008; và 32,9% năm 2009. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng đầu tư cho vay trung và dài hạn.
+ Phân theo đơn vị tiền tệ:
Qua bảng số liệu trên cho thấy, công tác huy động vốn cả nội tệ lẫn ngoại tệ đều có mức tăng trưởng rõ nét, nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng nội tệ có chiều hướng tăng nhanh hơn so với ngoại tệ. Một điều dễ dàng nhận thấy đó là tỷ trọng nội tệ chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, năm 2007 nguồn vốn huy động bằng nội tệ đạt 535 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 63,7%. Năm 2008, nguồn vốn huy động tăng thêm 436 tỷ đồng so với năm 2007 là 971 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72,7% trong tổng nguồn vốn và tăng lên 811 tỷ đồng vào năm 2009, chiếm tỷ trọng là 59,3% trong tổng nguồn vốn.
Đối với vốn huy động bằng ngoại tệ, nếu như năm 2007 chỉ với số vốn huy động là 305 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 36,3% thì năm 2008 con số này đã tăng lên 365 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,3% trong tổng nguồn vốn. Năm 2009, số vốn huy động từ nguồn này lại giảm xuống 108 tỷ đồng so với năm 2008 còn 257 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 40,7% trong tổng nguồn vốn. Qua đó cho thấy, việc huy động vốn qua các năm vẫn chưa thật sự đồng đều, đôi khi gây không ít khó khăn cho Ngân hàng.
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn.
Đối với bất kỳ một Ngân hàng nào thì mục tiêu cho hoạt động sử dụng vốn luôn tận dụng tối đa nguồn vốn huy động để cho vay lấy lãi nhằm chi trả cho nguồn vốn huy động, đồng thời trang trải cho các chi phí hoạt động khác của Ngân hàng và có tích lũy. Do vậy, Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô rất quan tâm đến công tác này và đạt được một số thành quả đáng khích lệ.
2.2.2.1 Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng.
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Tổng dư nợ
755
100
1151
100
1618
100
+396
+52,5
+467
+40,6
- Dư nợ DNNN
17
2,3
14
1,2
12
0,7
-0,3
-17,6
-02
-14,3
- Dư nợ DNNQD
566
75
928
80,6
1223
75,6
+462
+64
+295
+31,8
- Dư nợ HTX
172
22,8
209
18,2
383
23,7
+37
+21,5
+174
+83,3
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP
Techcombank chi nhánh Đông Đô.
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng dư nợ tăng dần qua các năm 2007 là 755 tỷ đồng, năm 2008 là 1151 tỷ đồng và 1618 tỷ đồng vào năm 2009. Năm 2008/2007, tổng dư nợ tăng 396 tỷ đồng (52,5%), năm 2009/2008 tăng 467 tỷ đồng (40,6%). Trong khi DNNN giảm dư nợ qua các năm: năm 2008/2007 giảm 17,6% còn năm 2009/2008 giảm 14,3% do Ngân hàng chủ động giảm bớt cho vay đối với DNNN theo định hướng Cổ phần hóa DNNN của Chính phủ. Điều này cho thấy Ngân hàng đã áp dụng những biện pháp làm giảm thiểu dư nợ DNNN. Bên cạnh đó, không chỉ làm tăng thêm nguồn thu cho hoạt động cho vay của chi nhánh mà còn giảm bớt rủi ro và phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế. Thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỷ lệ rất ít so với tỷ lệ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Những doanh nghiệp Nhà nước thường được hưởng nhiều ưu đãi khi vay Ngân hàng như: không cần phải có TSĐB, khối lượng khoản vay thường rất lớn.
Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn vay của các doanh nghiệp này thường kém hiệu quả, hơn nữa do được hưởng nhiều ưu đãi nên động lực trả nợ không lớn, khiến cho Ngân hàng chịu nhiều thiệt thòi do không có TSĐB, nên vấn đề giải quyết các khoản nợ của khách hàng gặp phải rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ doanh nghiệp Nhà nước ít làm cho các khoản tín dụng của chi nhánh có chất lượng cao.
Tỷ trọng DNNQD chiếm 75% trong tổng dư nợ năm 2007, con số này đã tăng lên tới 80,6% vào năm 2008 và giảm xuống còn 75,6% vào năm 2009. Điều này chứng tỏ Ngân hàng luôn quan tâm chú trọng tới khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đối với HSX, dư nợ tăng dần qua các năm từ 172 tỷ đồng năm 2007 (chiếm tỷ trọng 22,6% trong tổng dư nợ) lên 209 tỷ đồng vào năm 2008 (chiếm tỷ trọng 18,2%) và tiếp tục tăng với con số 383 tỷ đồng vào năm 2009 (chiếm tỷ trọng 23,7%). So sánh 2008/2007, về số tuyệt đối dư nợ HSX năm 2008 đã tăng thêm 37 tỷ đồng so với năm 2007 và về số tương đối tỷ lệ này cũng tăng thêm 21,5%. So sánh 2009/2008, về số tuyệt đối dư nợ HSX tăng thêm 174 tỷ đồng so với năm 2008 và về số tương đối tỷ lệ này cũng tăng lên 83,3%.
2.2.2.2. Tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Ngân hàng.
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Số
tiền
Tỷ trọng
Số
tiền
Tỷ trọng
Số
tiền
Tỷ trọng
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Tổng dư nợ
755
100
1151
100
1618
100
+396
+52,5
+467
+40,6
- Dư nợ ngắn hạn
639
84,6
996
86,5
1274
78,7
+357
+55,9
+278
+27,9
- Dư nợ trung và dài hạn
116
15,4
155
13,5
344
21,3
+39
+33,6
+189
+122
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô.
Qua bảng số liệu trên cho thấy, Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô Hà Nội đã tập trung nguồn vốn dành cho đầu tư ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng muốn sử dụng vốn ngắn hạn với lãi suất thấp hơn để thu được mức lợi nhuận cao hơn và Ngân hàng cũng muốn hạn chế rủi ro tín dụng, sớm thu hồi được nợ. Việc Ngân hàng cho vay tập trung chủ yếu vào các khoản cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho Ngân hàng giảm bớt những rủi ro tín dụng của các khoản cho vay có thời hạn quá dài.
Năm 2007, dư nợ cho vay ngắn hạn là 639 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 84,6% trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 116 tỷ đồng thấp hơn dư nợ cho vay ngắn hạn là 523 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng la 15,4% trong tổng dư nợ.
Năm 2008, dư nợ cho vay ngắn hạn là 996 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 86,5% trong tổng dư nợ, tăng thêm 357 tỷ đồng so với năm 2007. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 155 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,5% trong tổng dư nợ, tăng thêm 39 tỷ đồng so với năm 2007.
Năm 2009, dư nợ cho vay ngắn hạn là 1274 tỷ đồng, tăng thêm 278 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 78,7% trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 344 tỷ đồng, tăng thêm 189 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 21,3% trong tổng dư nợ.
2.2.3. Chất lượng cho vay của Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô
2.2.3.1. Tình hình nợ quá hạn.
Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn
Đơn v ị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Tổng dư nợ
755
1151
1618
+396
+467
Dư nợ quá hạn
1,92
3,5
1,8
+1,58
-1,7
Tỷ lệ dư nợ quá hạn
0,25%
0,3%
0,11%
+0,05%
-0,19%
Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ngân hàng TMCP
Techcombank chi nhánh Đông Đô.
Một trong những chỉ tiêu mà các Ngân hàng rất quan tâm khi đánh giá CLCV đó là tình hình diễn biến của nợ quá hạn. Khi nợ quá hạn tăng, điều này làm giảm sút thu nhập của chi nhánh. Theo QĐ 493/QĐ- NHNN qui định "nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn", nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho phép là 5%. Qua bảng số liệu trên, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 là 0,25%, năm 2008 là 0,3% tăng 0,05% so với năm 2007. Năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn la 0,11%, giảm so với năm 2008 là 0,19% là do sự Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, trước những tình hình khó khăn đó, Ngân hàng vẫn tích cực chủ động tìm các biện pháp giải quyết. Đối với các khoản nợ quá hạn thì Ngân hàng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những khoản nợ, nếu như có thể khai thác được những khoản nợ đó, Ngân hàng sẽ tìm cách hỗ trợ cho khách hàng để họ có thể trả được nợ cho Ngân hàng.
2.2.3.2. Vòng quay vốn tín dụng.
Bảng 6: Vòng quay vốn tín dụng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Doanh số thu nợ
667
1453
2661
+786
+1208
Dư nợ vay bình quân
270
729
1199
+459
+470
Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
2,47
2
2,2
- 0.47
+0,2
Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô.
Vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Chỉ tiêu này được tính toán để đánh giá khả năng tổ chức quản lí vốn tín dụng và CLCV trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, giải quyết hợp lí giữa ba lợi ích: Nhà nước, Khách hàng và Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2007 số vòng quay là 2,47 sau đó giảm xuống còn 2 vòng vào năm 2008 và lại tăng lên 2,2 vòng vào năm 2009. Nhìn chung số vòng quay tín dụng có xu hướng tăng, giảm song rất chậm. Điều đó cho thấy, do ảnh hưởng của các Doanh nghiệp cổ phần hóa nên Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, kinh doanh chưa tốt. Vì vậy, Ngân hàng cần phải đẩy mạnh vòng quay vốn tín dụng hơn nữa để nâng cao CLCV.
2.2.3.3. Quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
Bảng 7: Quan hệ sử dụng vốn vay/nguồn vốn huy động Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Vốn huy động
840
1336
1368
+496
+32
Dư nợ cho vay
755
1151
1618
+396
+467
QHSD vốn vay/nguồn vốn huy động
89,9%
86,2%
118,3%
-3,7%
+32,1%
Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ngân hàng TMCP
Techcombank chi nhánh Đông Đô.
Qua bảng số liệu cho thấy, tình hình hoạt động của Ngân hàng trong ba năm qua rất ổn định và bền vững. QHSD vốn vay năm 2007, 2008 tăng trưởng đều đặn ở mức 89,9% - 86,2% năm. Đến năm 2009, QHSD tiếp tục tăng cao 118,3%. Do vậy, khi quy mô huy động vốn ngày càng tăng mà quan hệ sử dụng vốn cũng tăng tức là Ngân hàng đang tận dụng tối đa nguồn vốn huy động của mình trong công tác cho vay. Năm 2008 so với năm 2007, QHSD vốn vay giảm 3,7% nhưng không đáng kể, đến năm 2009 lại tăng lên 32,1% so với năm 2008. Điều đó cho thấy tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô đang phát triển rất tích cực, tốc độ tăng trưởng cũng như CLCV của chi nhánh đang phát triển và duy trì hoạt động cho vay một cách bền vững.
2.3. Một số nhận xét về hoạt động nâng cao chất lượng cho vay.
2.3.1. Những kết quả đạt được.
+ Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Việc mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế không những làm tăng thêm nguồn thu cho hoạt động cho vay mà còn giảm bớt rủi ro và phù hợp với tình hình chung của thế giới.
+ Nổi bật cơ cấu nguồn vốn đó là vốn huy động từ TG trong dân cư là chủ yếu. Điều này giúp cho nguồn vốn của Ngân hàng luôn tăng trưởng ổn định và vững chắc chủ động được vốn trong thanh toán.
2.3.2. Những tồn tại.
- Vòng quay vốn tín dụng là chỉ số phản ánh khả năng quản lí vốn tín dụng và CLCV trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng tuy có tăng giảm không đáng kể nhưng chỉ tiêu này vẫn còn thấp.
- Nguồn vốn huy động TG từ dân cư là chủ yếu, tuy ổn định nhưng phải chịu lãi suất cao. Đối với cơ cấu cho vay theo thời hạn, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm vai trò chủ đạo làm giảm một phần đáng kể nguồn thu nhập của Ngân hàng.
- Mặc dù đã có định hướng mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNNQD, song đối với những DNVVN thì điều kiện cho vay đó lại khiến cho các DN gặp không ít khó khăn.
Phần III
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCp Techcombank chi nhánh đông đô
3.1. Một số giải pháp nâng cao CLCV tại Ngân hàng.
Trong thời gian qua, CLCV tại Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô đã đạt được kết quả khá cao: Tổng nguồn vốn huy động và doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định: Dư nợ thấp, số lượng doanh nghiệp vay vốn ít do sự ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước và trên TG. Để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra, Ngân hàng phải tăng cường hoạt động cho vay, điều quan trọng là nâng cao CLCV.
3.1.1. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay Ngân hàng.
Thẩm định cho vay là xác định khả năng hay ý muốn của người vay trong việc hoàn trả tiền vay. Có rất nhiều yếu tố mà ngân hàng cần xem xét về khả năng và sự sẵn lòng hoàn trả tiền vay phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng cho vay. Cán bộ Ngân hàng cần xem xét kỹ các nội dung sau:
- Năng lực tài chính của khách hàng: CBTD cần phải xem xét kỹ năng lực tài chính quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai. CBTD phải phỏng vấn trực tiếp khách hàng, bạn hàng của khách hàng. Từ đó, nắm được khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán cuối cùng để từ đó đi đến quyết định cho vay đúng đắn.
- Năng lực kinh doanh của khách hàng: Đây là yếu tố cực kỳ quan trong vì nó quyết định đến sự tồn tại của khách hàng như: năng lực tổ chức, tiêu thụ, mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh...
- Đánh giá chính xác hiệu quả phương án kinh doanh của khách hàng: Phải lưu thông tin lấy được từ nguồn nào, có chính xác hay không, từ đó xác định hiệu quả của dự án và xem xét mục đích, động cơ vay vốn của khách hàng.
- Đánh giá chính xác đảm bảo nợ vay: CBTD phải lưu ý đến tính pháp lý và sự tồn tại của tài sản đảm bảo. Đồng thời, phải kiểm tra hồ sơ đảm bảo nợ, thực trạng tài sản đảm bảo, khi đánh giá phải đảm bảo tính khách quan và cho vay ở mức thấp hơn mức cho phép.
3.1.2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.
Ngân hàng phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng tháng, hàng quý để có biện pháp uốn nắn, sửa chữa sai sót. Việc kiểm tra phải phù hợp với thời gian và môi trường kinh doanh. Bộ phận kiểm tra phải đủ mạnh, tinh thông nghiệp vụ, có đủ phẩm chất đạo đức để phát hiện đúng vấn đề, đề xuất các giải pháp nhằm giúp lãnh đạo có phương hướng và biện pháp xử lí hữu hiệu, giúp Ngân hàng nâng cao CLCV
- Kiểm tra trước khi cho vay: Đây là công việc mà CBTD phải kiểm tra, xem xét hồ sơ của khách hàng một cách cẩn thận trước khi cho vay xem có đủ năng lực pháp lý, khả năng tài chính, phương án SXKD có khả thi hay không để từ đó đánh giá khách hàng nên có cho khách hàng vay vốn hay không.
- Kiểm tra trong khi cho vay: Đây là một khâu quan trọng nhằm phát hiện và xử lý vấn đề ngay trong khi sử dụng tiền vay, nó đánh giá tình hình sử dụng vốn, tiến độ thực hiện dự án của khách hàng.
- Kiểm tra sau khi cho vay: Đây là công việc không thể thiếu để xem xét tình hình sử dụng vốn, hiệu quả của dự án, tiến độ thực hiện việc trả nợ của khách hàng.
3.1.3. Xử lí nợ quá hạn, tăng hệ số an toàn trong cho vay.
Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô là một đơn vị có tỷ lệ nợ quá hạn thấp so với nhiều Ngân hàng, song nếu có các biện pháp để thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ tồn đọng đã lâu sẽ giúp đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng, tạo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Dưới đây là một số biện pháp:
- Phải phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, các ban ngành, thông qua đó tạo mối quan hệ qua lại giúp Ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh và xử lí các khoản nợ quá hạn.
- Đưa ra các chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn theo từng món cụ thể cho CBTD, bám sát thu hồi nợ, đặt chỉ tiêu giảm nợ quá hạn hàng tháng.
3.1.4. Đa dạng hóa các hình thức cho vay.
Đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm phân tán rủi ro cho Ngân hàng, tránh tình trạng "bỏ tất cả trứng vào một rổ". Căn cứ vào việc phân loại hình thức cho vay thì hiện nay Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô đã thực hiệc cho vay đối với DNNN, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và hộ gia đình cá thể. Thực hiện vay gián tiếp thông qua chiết khấu thương phiếu, bảo lãnh, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn... Trong thời gian tới Ngân hàng cần phải tập trung hơn nữa trong việc đa dạng hóa các hình thức cho vay nhằm thu hút khách hàng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
3.1.5. Thực hiện các hoạt động Marketing cho Ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô cần thực hiện quảng bá các chính sách tín dụng và điều kiện vay vốn nhằm mục đích giúp người vay hiểu và thực hiện đúng. Giám sát việc triển khai thực hiện của cán bộ Ngân hàng, thông tin trở lại cho Ngân hàng những đề xuất, kiến nghị cần chỉnh sửa, hoàn thiện các chính sách và các điều kiện đó.
3.1.6. Nâng cao trình độ tín dụng của CBTD.
Trong hoạt động cho vay Ngân hàng, CBTD là yếu tố quyết định đến uy tín và đảm bảo CLCV. Vì vậy, một Ngân hàng càng phát triển thì phải có một đội ngũ nhân viên có năng lực và trình độ chuyên môn cao. Mỗi cán bộ Ngân hàng cần phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật, có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, phải có tác phong làm việc công nghiệp.
3.2. Một số kiến nghị.
3.2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nướ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25501.doc