Thực trạng và giải pháp trong công tác tổ chức kế toán tiền mặt ở Công ty Giầy Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Lời mở đầu Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước . Sự nghiệp đổi mới kinh tế đòi hỏi phải nhanh chóng tiếp cận những lý luận và thực tiễn quản lý kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Kế toán với tư cách là công cụ qủan lý ngày càng được khai thức tối đa sức mạnh và sự linh hoạt của nó nhằm điều chỉnh vĩ mô và sự vận hành của nền kinh tế trong hiện thưc phong phú và đa chiều. Cùng với sự đổi mới trong cơ chế quản lý , các doanh nghiệp đ

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp trong công tác tổ chức kế toán tiền mặt ở Công ty Giầy Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược tự chủ trong hoạch toán kinh doanh, thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế "Tự trang trải và có doanh lợi" đã tạo ra kế toán một bộ mặt mới, khẳng định vị trí quan trọng của kế toán trong hệ thống các công cụ qủan lý . Ngày nay, kế toán đã có những thay đổi khá cơ bản để phù hợp với tình hình mới, với những thông lệ chuẩn mực quốc tê. Đồng thời tạo ra được những cơ sở để hoà nhập với kế toán của các nước trong khu vực, cũng như trên thế giới. Cơ chế thị trường hiện, bắt buộc các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phải lựa chọn: Hoặc là thất bại, hoặc là phải dói đầu và vượt qua sự canh tranh không khoan nhượng của thị trường. Do vậy, một doanh nghiệp muốn đứng vững được , đủ sức cạnh tranh thì hoạt đông kinh doanh phải mang lại lợi nhuận nghĩa là làm ăn phải có lãi và thực sự lợi nhuận đã trở thành mục tiêu cao nhất đối với doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Phần thứ nhất I/ Đặc điểm tình hình chung của Công ty Giầy Vĩnh Yên –Vĩnh Phúc Công ty Giầy Vĩnh Yên –Vĩnh Phúc là doanh nghiệp trực thuộc Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các sản phẩm giầy da xuất khẩu và nội địa. Công ty Giầy Vĩnh Yên –Vĩnh Phúc nằm tại: Phường Đống Đa Thị xã Vĩnh yên đối diện với khu công sở và UBND tỉnh Vĩnh Phúc cách quốc lộ số 2 khoảng 300 m Với địa điểm Công ty có thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm cung cấp vật tư nhiên liệu và nhu cầu tiền vốn. Số Fax: Số điện thoại: 1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty Giầy Vĩnh yên trước đây là Nhà máy cơ khí vật tư tổng hợp Vĩnh Yên Vĩnh Phúc được đổi tên và chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh thành Công ty giầy Vĩnh Yên năm 1996 . Công ty ra đời theo quyết định 1007/ QĐ-UB của UBND Vĩnh Phúc. Là một Công ty Giầy hàng đầu của tỉnh Vĩnh Phúc. Theo luận chứng thiết kế ban đầu, Công ty có công suất thiết kế 400.000 sản phẩm / năm với gần 300 lao động thị trường tiệu thụ sản phẩm xác định xuất khẩu. Nguồn vốn đầu tư là vốn vay ngân hàng và vốn tự có. Mới đầu thành lập công ty cũng gặp nhiều khó khăn nhưng tập thể cán bộ công nhân viên Công ty cùng như tập thể lãnh đạo Công ty đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn tìm kiếm thị trường mới , đa dạng hoá sản phẩm để đưa công ty đi lên. Tuy vậy, Công ty Giầy Vĩnh Yên –Vĩnh Phúc đã có nhiều cố gắng tìm kiếm thị trường ngay cả trong chính thị trường nội địa tạo ra sức cạnh tranh cho chính sản phẩm của mình, phấn đấu hạ thấp giá thành. Đồng thời tập thể lãnh đạo Công ty đã có nhiều cố gắng khẩn trương tổ chức sắp xếp lại nhân sự và xác lập mô hình tổ chức sản xuất mới, bước đầu đã có sự ổn định cơ bản về mặt nhân và cơ cấu các phòng ban, chức năng phân xưởng sản xuất. Đến nay, với nỗ lực cố gắng của tập thể CBCNV toàn Công ty, bước đầu sản xuất đang đi vào ổn định, khẳng định được vị trí sản phẩm của mình trên thị trường bằng chứng là sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu được sang nhiều nước trên thế giới Công nhân đa số đã có việc làm ổn định. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện tại Công ty vấn còn gặp những khó khăn, đó là doanh số sản xuất chưa cao, thu nhập của người lao động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh còn hạn chế điều này được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản Năm 1999 - 2000 sau đây. Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu năm 1999 - 2000 Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 I. Tổng tài sản 22.320.386.038 22.107.800.990 - Tài sản cố định 15.620.231.541 15.516.114.859 - Tài sản lưu động 6.700.154.497 6.591.686.131 II. Tài sản nguồn vốn 22.320.386.038 22.107.800.990 - Vốn chủ sở hữu 10.917.047.017 13.467.340.783 Trong đó vốn kinh doanh 5.304.662.362 5.304.662.362 Nợ phả trả 33.237.433.055 35.575.141.773 III. Doanh thu 8.400.000.000 14.487.720.000 IV. Lợi nhuận 1.020.600.000 2.550.293.748 V Nộp ngân sách 102.678.000 174.553.912 Doanh thu và các khoản phải nộp Nhà nước trong 10 năm Năm Doanh thu Nộp ngân sách 1990 6.150.000.000 200. 000.000 1991 4.800. 000.000 142. 000.000 1992 4.075. 000.000 100. 000.000 1993 8.027. 000.000 250. 000.000 1994 14.102. 000.000 300. 000.000 1995 27.000. 000.000 340. 000.000 1996 16.162. 000.000 170. 000.000 (Đã được đổi tên mới) 1997 16.300. 000.000 359. 000.000 1998 14.300. 000.000 172. 000.000 1999 8.400. 000.000 102.678.000 2000 14.487.720.000 174.553.000 Tóm lại: Với gần 10 hoạt đông, quá trình phát triển ở Công ty có nhiều cố gắng nỗ lực để vươn lên 2. Đặc biệt hoạt đông sản xuất kinh doanh và tổ chức qủan lý sản xuất kinh doanh. Là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân trực thuộc Sở công nghiệp Vĩnh phúc Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểm trực tuyến chức năng nhằm đấp ứng kịp thời những thông tin, số liệu cho các cấp lãnh đạo đồng thời cũng thuận tiện cho việc đưa các chỉ thị, mệnh lệnh từ lãnh đạo xuống các cấp dưới một cách nhanh chóng kịp thời. Giám đốc có quyền lãnh đạo cao nhất, trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt đông của Công ty, các phòng ban tham mưu giúp việc cho Giám đốc theo nhiệm vụ chức năng của mình. Ban lãnh đạo Công ty gồm có 3 người: 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc, Giám đốc là người có quyền lãnh đạo cao nhất, quyết định và chỉ đạo mọi hoạt đông sản xuất của Công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước Sở công nghiệp và Công ty. 2 phó Giám đốc cùng với các trợ lý Giám đốc giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý và sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý được mô phỏng theo sơ đồ sau: Ban giám đốc P. thị trường XNK P. Sản xuất kinh doanh P. Kế toán Tài chính P.Kế hoạch đầ tư P.Tổ chức hành chính PX In - May PX SDán ép - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu và quản lý cán bộ để sử dụng lực lượng nhân công hợp lý, tổ chức thực hiện chính sách chế độ đối với người lao động. Xây dựng đơn giá tiền lương để trình Sở xét duyệt. - Phòng kế hoạch đầu tư: có nhiệm vụ lên kế hoạch sản xuất hàng tháng và kế hoạch đầu tư cho sản xuất. - Phòng kế toán tài chính: Đảm nhận 2 chức năng chính là + Chức năng hành chính: Lo vốn kinh doanh cho đơn vị, hoàn thành nghĩa vụ của ngân sách Nhà nước và với Sở công nghiệp + Chức năng năng kế toán: đảm nhận toàn bộ công tác hạch toán tại Công ty GiầyVĩnh Yên. - Phòng sản xuất kinh doanh điều động tiến trình thực hiện kế hoạch. Quản lý vật tư, tiêu thụ sản phẩm, quản lý kho, theo dõi và tập hơp các hợp đồng, kiểm nghiệm tiêu chuẩn kỹ thuật. - Phòng thị trường XNK có nhiệm vụ theo dõi, tìm kiểm thị trường xuất khẩu. Thực hiện các khâu, các công đoạn trong quá trình xuất khẩu, nhập khẩu vật tư. - Các bộ phận sản xuất: Phân xưởng ép, dán: có nhiệm vụ lắp ghép các phần sản phẩm Phân xưởng: Phân xưởng may: có nhiệm vụ liên kết các bộ phận phần thân trên của sản phẩm 3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu. Đặc điểm quy trình công nghệ ở một doanh nghiệp là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác hạch toán kế toán ảnh hưởng tới phương pháp hạch toán đặc biệt với kế toán tiền mặt thì quy trình công nghệ là một yếu tố cơ bản là việc lựa chọn phương pháp tính toán có độ chính xác cao, hợp lý, phục vụ kịp thời cho việc quản lý cũng như hạch toán kế toán. Do đó trươc khi đi vào nghiên cứu công tác hạch toán và kế toán của Công ty cần phải tìm hiểu quy trình chông nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty. Để sản xuất ra một sản phẩm cần phải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau. ở Công ty sản phẩm thường được sản xuất hàng loạt hoặc theo đơn đặt hàng. Quy trình công nghệ sản xuất theo kiểu chế biến liên tục sản phẩm cho đến khi hoàn thành phải trải qua 3 giai đoạn cơ bản là: máy, ép nối, hoàn thiện Từ nguyên liêu ban đầu là vải, da, đế cao su, keo dán… được đưa vào các phân xưởng qua quá trình đưa nguyên liệu da và vải vào phân xưởng máy kết nối và chỉnh vào và sau đó được đưa sang phân sưởng ép kết nối chắc lại với nhau, các phân xưởng sau khi hoành thành công việc của mình đều phải có trách nhiệm kiểm tra tính hoàn chỉnh của mình để có thể khi chuyển đi phần việc của mình mang tính hoàn chỉnh vì thế nên sản phẩm khi được xuất xưởng mang tính hoàn chỉnh cao, đảm bảo chất lượng qua các khâu sản phẩm, để bao gói sản phẩm. Nhìn vào quy trình công nghệ sản xuất của Công ty ta thấy quy trình sản xuất của Công ty là quy trình sản xuất liên tục khép kín, từ nguyên liệu ban đầu đến thành phẩm. Các công đoạn sản xuất ra bán thành phẩm có thể nhập kho hoặc không nhập kho sản xuất của công đoạn chế biến trước là nguyên liệu cho công đoạn sau. Chương II Thực trạng công tác tình hình tổ chức kế toán tiền mặt ở Công ty Giầy Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc I. Tình hình thực trạng về tổ chức công tác kế toán của công ty Giầy Vĩnh Yên .1. Từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của công ty , Công ty.áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung tại phòng tài chính - kinh tế . Theo hình thức này, công ty tổ chức riêng biệt một phòng kế toán - tài chính có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty ở các phân xưởng không có bộ máy kế toán riêng mà chỉ có các tổ thông kê thực hiện ghi chép và cung cấp những thông tin cần thiết về hoạt động của phân xưởng như: ngày công, năng suất, chất lượng sản phẩm, theo dõi sử dụng vật tư máy móc thiết bị. Hình thức này có ưu điểm là đảm bảo sự tập trung nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán , giúp doanh nghiệp kiểm tra chỉ đạo sản xuất kịp thời, chuyên môn hoá cán bộ, giảm nhẹ biên chế , tậo điều kiện cho việc ứng dụng các phương tiện tính toán hiện đại hiệu quả. Cơ cấu bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tiêu thụ và thuế Kế toán chi phí SX & giá thành Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp và TSCĐ Kế toán vật tư Kế toán tiền lương và BH Thống kê PX - Đứng đầu bộ máy kế toán của công ty là kế toán trưởng, kế toán trưởng công ty là kiểm soát viên Nhà nước đối với công tác tài chính của công ty, tham mưu giúp việc cho giám đốc về hoạt động tài chính - kế toán, tổ chức mạng lưới thông tin kinh tế tài chính, phân tích hoạt động kinh tế của công ty, kế toán trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức toàn bộ hoạt động của bộ máy kế toán. - Bộ phận kế toán vật tư: Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu nua vận chuyển nhập - Xuất - tồn kho vật liệu, tính giá thành thực tế của vật liệu thu mua và kiển tra tình hình thực hiện kế hoạch về cung ứng vật liệu, về số lượng chất lượng mặt hàng. Hàng tháng lên báo cáo nhập, xuất vật tư và lập báo cáo cho bộ phận hoạch toán giá thành, lập bảng kê số 3, bảng phân bổ nguyên vậtliệu - Công cụ dụng cụ. - Bộ phận kế toán tiền lương và bảo hiểm: Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động, tính lương, bảo hiểm và khoản phụ cấp, trợ cấp. Cho trả lương và BHXH cho CNV, lập bảng theo dõi và thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản tính theo lương. - Bộ phận kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ viết phiếu thu, phiếu chi ghi sổ quỹ, ghi nhật ký chứng từ số 1. Theo dõi về ngoại tệ, cuối tháng ghi vào bảng kê số 2, nhật ký chứng từ số 5, nhật ký chứng từ số 10. - Bộ phận kế toán chi phí và giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp, phân bổ chi phí và giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp, phân bỏ chi phí sản xuất theo các đối tượng về tính giá thành của các thành phẩm sản xuất trong tháng, lập bảng kê số 4. - Bộ phận kế toán tiêu thụ và thuế: Có nhiệm vụ tổng hợp xuất - nhập- Tồn kho thành phẩm vào bảng kê số 8, lập báo cáo nhập - xuất - tồn kho thnàh phẩm, cuối thnág lên các sổ tổng hợp, sổ thanh toán, làm báo cáo xác định kết quả kinh doanh, đồng thời theo dõi VAT đầu ra, tiến hành tổng hợp các hoá đơn giá trị gia tăng, hàng ngày kế toán theo dõi thuế VAT đầu vào. Cuối tháng tổng hợp các hoá đơn, số liệu liên quan đến thou VAT đàu vào ở các bộ phận kế toán vật liệu, kế toán thanh toán để lập “Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào” và nộp chi chi cục thuế để thanh quyết toán. - Bộ phận kế toán tổng hợp và tài sản cố định: có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các số liệu do kế toán các bộ phận chuyển sang để lên cân đối và lập báo cáo tàI chính, căn cứ vào các nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái sau đó lập “bảng cân đối kế toán ” và “bảng tổng kết tài sản” theo dõi tình hình biến động của tàI sản cố định, tiến hành trích khấu hao hàng tháng, lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ 2. Hình thức sổ kế toán đang vận dụng: Hình thức luân chuyển chứng từ. Sổ kế toán là phương tiện vật chất cơ bản, cần thiết để người làm kế toán ghi chép, phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời gian cùng như theo đối tượng. Công ty Giầy Vĩnh Yên là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất tương đối lớn, số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều đồi hỏi trình độ chuyên môn hoá kế toán cao. Vì vậy công ty đã lựa chọn hình thức số kế toán là nhật ký - Chứng từ. Sơ đồ trình tự hạnh toán theo hình thức nhật ký - chứng từ. Chứng từ gốc Bảng kê Sổ quỹ Sổ chi tiết Bảng phân bổ NK chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Sổ cái đ Ghi ngày tháng ị Ghi cuối tháng ô quan hệ đối chiếu Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra, lấy số liệu trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, số chi tiết có liên quan. Đối với các NKCT được ghi căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết tì hàn ngày căn cứ vào chứng từ kế toán vào bảng kê, sổ chi tiết cuối tháng phải chuyển số liệu tổng hợp của bàng kê, sổ chi tiết vào NKCT Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ sau đó là số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và NKCT có liên quan. Cuối tháng khoá số, cộng số liệu trên các NKCT, kiểm tra đối chiếu trên các NKCT với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của NKCT ghi trực tiếp vào sổ cái. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty , do yêu cầu của công tác quản lý và cung cấp thông tin về hàng tồn kho kịp thời, cập nhật. Doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo phương pháp này, kế toán tiến hành ghi chép theo chúng từ nhập và chứng từ xuất hàng hoá vật tư. đối với việc tính giá xuất kho hàng tồn kho, doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá bình quân cả kỳ dự trữ. - Từ khi Nhà nước có ban hành luật thuế GTGT thay cho thuế doanh thu trước đây, doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Những năm gần đây, công ty đã thực hiện cơ giới hoá trong công tác kế toán và quản lý. Máy tính đã phần nào làm giảm bớt công việc của kế toán . Song việc thực hiện cơ giơí hoá còn gặp nhiều khoa khăn và cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa. Phần: II I.Nội dung chuyên đề kế toán tiền mặt 1.Vốn bằng tiền, nội dung vai trò nhiệm vụ trong trong công tác kế toán. Nền kinh tế nước ta hiện nay đã có những bước phát triển rõ rệt về các mặt kinh tế trên thị trường nhằm thúc đẩy xã hội có những bước thay đổi và mở rộng quan hệ trong và ngoài nước thiết lập lên nhà nước có quy mô nhiều ngành nghề hoạt động trên thị trường các ngành nghề đang được ra đời mở ra những quy mô sản xuất khác nhautạo nên một xã hội có nhiều xu hướng để phát triển kinh tế, Trong tình hình cơ chế hiện nay nhà nước ta đã mở cửa cho nhiều đối tượng có nhu cầu tham gia quan hệ hợp đồng sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước do một tổ chức hay một cá nhân đứng ra làm chủ hoạt động. Đối với các thành phần kinh tế khi đã tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh điều kiện ban đầu đối với các nhà kinh doanh là phải có vốn. Trong vốn bằng tiền giữ một vị trí quan trọnglà yếu tố cơ bản và cần thiết liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhiệm vụ: Kế toán trong công tác thanh toán tiền mặt. Kế toán vốn bằng tiền là rất cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy muốn làm tốt côg tác kế toán “tiền mặt” đòi hỏi người làm công tác kế toán phải nắm chắc nghiệp vụ sau đó đi vào hạch toán. Kế toán “tiền mặt 111” cần tôn trọng những quy định sau Trong quá trình hoạt động sản xuất riêng đối với kế toán tiền mặt chỉ phản ánh tài khoản “111” tiền mặt số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc kim khí đá quý đã nhập xuất quỹ tiền mặt những khoản tiền thu được nộp ngay vào ngâm hàng (không qua quỹ tiền mặt ở đơn vị thì không ghi vào TK 111) Các khoản tiền vàng bạc đá quý do doanh nghiệp khác và các cá nhân ký cược ký gửi tại đơn vị thì việc quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị. Riêng vàng bạc đá quý trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ tục về cân đếm số lượng, trọng lượng và giám định chất lượng sau đó tiến hành niêm phong có xác nhận của ngườu ký cược, ký quỹ trên dấu niêm phong. Khi tiến hành nhập xuất quỹ phải có phiếu thu- chi hoặc chứng từ nhập xuất vàng bạc đá quý có đầy đue chữ ký của người nhận, người giao người cho phép nhập xuất quỹ theo đúng chế độ chứng từ kế toán. Kế toán quỹ tiền mặt phải mở sổ theo dõi quỹ phải ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu chi nhập xuất tiền mặt, ngân phiếu vàng bạc ở mọi thời điểm. Thủ quỹ là người chiu trách nhiệm quản lý xuất nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ ngân phiếu, vàng bạc, đá quý… Hàng ngày phải kiểm kê số tiền tồn quỹ thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu ở sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nừu có chênh lệch thủ quỹ và kế toán kiểm tra để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý. Kết cấu TK 111 “tiền mặt” Bên nợ: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ vàng bạc, kim loại quý… nhập quỹ. Số tiền thừa ở quỹ khi kiểm kê chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng khi điều chỉnh. Bên có: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý… xuất quỹ tiền mặt Số tiền mặt ở quỹ thiếu hụt khi kiểm kê, chênh lệch những giá ngoại tệ khi điều chỉnh Số dư nợ: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu ngoại tệ vàng bạc kim loại quý, đá quý đá quý hiện còn tồn ở quỹ tiền mặt. 2. Phương pháp kế toán tiền mặt tại quỹ. Tiền mặt ở quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam tiền ngoại tệ vàng bạc đá quý ngân phiếu. Việc nhập xuất (thu, chi) quỹ hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở phiếu thu, chi phải được ghi chép đúng nội dung của từng nghiệp vụ thu chi tiền mặt phải có đầy đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập xuất quỹ. Đối với vàng bạc, đá quý của người ký cược, ký quỹ trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ thủ tục cân đong đo đếm số lượng, trọng lượng và giám định chất lượng sau đó tiến hành niêm phong có xác nhận của người ký cược ký quỹ trên dấu niêm phong đó. Trong quản lý tiền mặt phải phân đinh rõ ràng về trách nhiệm đối với kế toán quỹ tiền mặt mở sổ và giữ sổ quỹ, nhật ký thu, nhật ký chi và ghi chép tình hình thu chi quỹ tiền mặt. Đối với thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý thu chi quỹ tiền mặt vàng bạc đá quý tại quỹ. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số vàng bạc đá quý tại quỹ. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tiền tồn quỹ tại quỹ và đối chiếu số liệu ở sổ quỹ (nhật ký thu chi) của kế toán trong trường hợp có chênh lệch phải tìm ra nguyên nhân đề xuất biện pháp xử lý kịp thời. Căn cứ vào chứng từ thu chi đã hợp lệ thủ quỹ tiênư hành thu chi tiền, giữ lại chứng từ thu chi đã có chưc ký của người nhận, giao tiền cuối ngày thủ quỹ vào sổ quỹ báo cáo quỹ sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ được ghi thành 02 bản: 01 niên lưu lại làm sổ quỹ, 01 niên làm báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu chi gửi cho kế toán quỹ, số tiền quỹ, số tiền quỹ cuối ngày phải khới đúng với số tồn quỹ trên sổ quỹ. 3. Trình tự và phương pháp hạch toán ở công ty. Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt Nợ TK: 111 Có TK 112. Thu tiền bán sản phẩm hàng hoá bằng tiền mặt nghập quỹ. Nợ TK 111 Có TK 511 Thu tiền mặt từ các hoạt động khác Nợ TK: 111 Có TK 711 Có TK721 Thu hồi các khoản nợ phải thu Nợ TK 111 Có TK 131 Có TK 136 Có TK 141 Nhận tiền mặt do đơn vị khác ký quỹ ký cược. Nợ TK: 111 Có TK 334 Có TK338 Các khoản thừa quỹ phát hiện khi kiểm kê quỹ Nợ TK 111 Có TK 338 Xuất quỹ tiền mặt gửi vàog ngân hàng Nợ TK 112 Có TK 111 . Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ đưa vào xử dụng Nợ TK 211 Nợ TK 213 Có TK 111 Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả Nợ TK 311 Nợ TK 315 Nợ TK 331 Nợ TK 333 Nợ TK 337 Nợ TK 338 Có TK 111 Xuất quỹ tiền mặt cho công tác DTXDCB Nợ TK 214 Có TK 111 Xuất quỹ tiền mặt mua MVL về nhập kho. Nợ TK 152 Nợ TK 153 Có TK111 Tiền mặt thiếu khi kiểm kê. Nợ TK 338 Có TK 111 Dùng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ phải trả Nợ TK 331 Có TK 111 Chi lương cho cán bộ CNV Nợ TK 334 Có TK 111 Tạm ứng tiền mặt Nợ TK 141 Có TK 111 Chi mua sắm TSCĐ Nợ TK 211 Có TK 111 Nội dung thanh toán - Nguồn thu chính + Rút từ ngân hàng + Thu tiền bán sản phẩm + Thu tiền hoàn ứng - Chi tiền mặt + Chi trả lương Cán bộ CNV và các chế độ của người lao động. + Chi công tác phí + Chi tạm ứng + Chi cho sửa chữa + Chi mua vật tư và các chi phí khác. - Từ các hệ thống chứng từ ban đầu đối với hình thức kế toán việc luân chuyển chứng từ ban đầu được căn cứ vào các chứng từ thu chi sau đó vào sổ quỹ. - Từ phiếu thu, phiếu chi vào nhật ký bảng kê phiếu thu vào bảng kê, phiếu chi vào nhật ký. Từ nhật ký, bảng kê vào sổ cái sau đó lên bảng báo cáo tài chính bảng cân đối kế toán. Bộ máy tổ chức kế toán trong đơn vị thì được kết hợp chặt chẽ với nhau giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Hệ thống sổ sách được lập báo cáo theo từng tháng phương pháp kế toán thì căn cứ vào chứng từ làm cơ sở để hạch toán hàng quý tổng hợp để lập báo cáo. Trong công tác hạch toán căn cứ vào các chứng từ hợp lý, hợp lệ có đầy đủ thủ tục để được thanh toán thu chi từ các hình thức ban đầu. Lập phiếu thu: Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ kế toán căn cứ vào kế hoạch kế toán trưởng phải ký séc để lĩnh tien gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh: Ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc Séc lĩnh tiền mặt Yêu cầu trả cho: Công Ty giầy Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc Số CMT: Ngày: 20 tháng 7 năm 2001 Địa chỉ: Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Số hiệu tài khoản: 730.10010I Phần dành cho NH ghi Tại: NHĐT và phát triển Vĩnh Phúc Nợ:………… Số tiền bằng chữ: Có:………….. (Bày mươi triệu đồng chẵn) Người phát hành: Công ty Giầy Vĩnh Yên Số tiền bằ số: 70.000.000 Địa chỉ: Vĩnh yên-Vĩnh Phúc Số hiệu TK: 73010010I Bảo chi KT trưởng Ngày 20 tháng 7 năm 2001 Ngày 20 tháng 7 năm 2001 Người phát hành Ký tên đóng dấu Căn vào số tiền lĩnh được thực tế trong séc khi đã có đầy đủ chữ ký kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu thu minh hoạ phiếu thu. Đơn vị Công ty giầy Vĩnh yên Phiếu thu Quyển số: 108-tt Địa chỉ : Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc Ngày 20 tháng 7 năm 2001 Số: 126 Nợ: Ban hành kèm QĐ Có: 1141 QĐ/TC ngày 1/11/1995 Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Công Bằng Địa chỉ: Thủ quỹ Công ty giầy Vĩnh Yên Lý do nộp: Rút tiền gửi NH về nhập quỹ TM Số tiền: 70.000.000 bằng chữ: (bày mươi triệu đồng chẵn) Kèm theo 01 chứng gốc Ngày 20 tháng 7 năm 2001 Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nộp Thủ quỹ (Kýtên, đóng dấu) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký họ tên) ( Ký, họ tên) Số tiền lĩnh được từ ngân hàng về quỹ tiền mặt công ty có quyền sử dụng và được phép chi nhưng phải chi theo kế hoạch đã được xác định trước nguyên nhân chi. Thu tiền từ bán sản phẩm hàng hóacủa công ty theo hợp đồng kinh tế với khách hàng công ty đã có sản phẩm và vật tư hàng hoá khách hàng có yêu cầu sử dụng tới mặt hàng mà công ty sản xuất và moọt số mặt hàng kinh doanh. Sau khi được khách hàng đồng ý chấp thuận, giám đốc căn cứ vào tình hình thực tế vào phiều yêu cầu để lập phiếu xuất kho kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu thu. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc Phiếu yêu cầu Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Đề nghị: Phòng tài vụ viết hoá đơn bán sản phẩm Địa chỉ: Cửa hàng dịch vụ tổng hợp Vĩnh Phúc Tên mặt hàng: 1) Giầy kiểu dáng nam loại 1 : 10 đôi x 60.000 = 600.000đ 2) Giầy nữ Mdel 2: 01 đôi x 111.375đ = 111.375 711.375 Tổng cộng thành tiền 711.375 (bảy trăm mười một ngàn ba trăm bảy năm đồng) Giám đốc duyệt Phòng KHKT (Ký họ tên) Ngày 25/7/2001 Người yêu cầu Nguyễn Bình Đại Sau khi lập phiếu yêu cầu kế toán thanh toán tiền viết hoá đơn GTGT, hoá đơn này được viết 03 liên. 01 liên làm chứng từ gốc 01 liên giao khách hàng 01 liên gắn với chứng từ làm cơ sở thanh toán Căn cứ vào hoá đơn (bao gồm cả phần thuế GTGT tính vào người mua phải chịu) mà đơn vị tính giá thực tế cho sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho sản phẩm hàng hoá dịch vụ trong sản phẩm hàng hoá đó được tính cả thuế GTGT. Kế toán tài vụ lập phiếu thu Đơn vị : Công ty Giầy VY Phiếu Thu MS:01-TT Địa chỉ: Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc Ngày 25 tháng 7năm 2001 QĐ số: 1141QD-TC TEL: Nợ: Có: Họ tên ngưòi nộp tiền: Nguyễn Trường Giang Địa chỉ: Chủ cửa hàng dịch vụ tổng hợp Vĩnh Phúc Lý do nộp: Mua sản phẩm hàng hoá Số tiền bằng số: 711.375 đ Bằng chữ: (Bảy trăm mưòi mộtngàn ba trăm bảy năm) Kèm theo 02 chứng từ gốc Ngày 25tháng 7 năm 2001 Thủ trưởng Đ vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nộp Thủ quỹ (Ký đóng dấu) (Ký,họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào chứng từ thực tế đã lập cho từng khoản mục đối với đơn vị, kế toán thanh toán tiến hành hạch toán các đối tượng trên. Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt Nợ: 111 70.000.000 Có: 112. 70.000.000 Thu tiền mặt bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ Tiền mặt Nợ TK 111 711.375 Co TK 511 677.500 Có: TK 333 33875 (% phần thuế GTGT theo hoá đơn) Chi tiền mặt cơ sở để thanh toán tiền mặt được căn cứ vào giấy xin thanh toán chi trả lương lao động. Đối với hình thức thanh toán lương được chủ tài khoản và kế toán duyệt chi kế toán thanh toán tiến hành viết phiếu chi tất cả mọi chi phí phát sinh đều là cơ sở để thanh toán tiền mặt. Những chứng từ ban đầu để hạch toán tiền mặt đó là giấy xin thanh toán, giấy xin tạm ứng, giấy mua hàng, hoá đơn thanh toán lương phụ cấp và các chế độ khác đối với người làm việc trong công ty… Hình thức thanh toán tiền mặt bao gồm tiền lương, tiền thưởng, tạm ứng, mua hàng, gia công thuê ngoài, công tác phí hành chính phí. Bất cứ ai sau khi chi tiêu một việc gì mang tính chất phục vụ hoạt động của công ty muốn thanh toán lại số tiền đó thì phải viết giấy đề nghị thanh toán chi vào việc gì. Nừu mua vật tư, thiết bị phải có hoá đơn có chữ ký của người bán, người mua. Khi có đầy đủ chữ ký và tính hợp lý và được phòng tài vụ đồng ý ký nhận cho thanh toán, kế toán viết phiếu chi. Ví dụ: Ngày 20/7/2001b ông Chiến phòng hành chính xin thanh toán số tiền tiếp khách 700.000đ. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Giấy đề nghị thanh toán Kính gửi ông: Giám đốc công ty giầy Vĩnh Yên. Họ và tên: Nguyễn Văn Chiến,. Bộ phận công tác: Phòng hành chính. Địa chỉ: Công ty giầy Vĩnh Yên. Đề nghị cho tôi thanh toán số tiền Bằng số: 700.000 đ Bằng chữ: Bảy trăm ngàn đồng Nội dung thanh toán: Chi tiếp khách sở Công nghiệp Ngày 22 tháng 7 năm 2001 Giám đốc duyệt Kế toán trường Người xin thanh toán Ký, họ tên Ký, họ tên Khi có đầy đủ chữ ký người được thanh toán chuyển đến kế toán thanh toán kế toán thanh toán tiến hành viết phiếu chi. Đơn vị: Phiếu chi số: 16 BH/ 02TT Công ty Giầy Vĩnh Yên Ngày 22 tháng 7 năm 2001 QĐ 1141/QĐ-TC Nợ: Có: Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Chiến Địa chỉ: Phòng TCHC Lý do chi: Chi tiếp khách Sở Công nghiệp Số tiền 700.000đ Bằng chữ: Bảy trăm ngàn đồng Kèm theo 01 chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền bằng chữ Thủ trưởng Đvị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền ( Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký họ tên) Hình thức tạm ứng. Hình thức xin tạm ứng đối với cán bộ công nhân viên trong công ty có rất nhiều tính thực tế xin tạm ứng như tạm ứng trong sản xuất, tạm ứng gặp khó khăn trước mắt tạm ứng các công việc chi trả khác đối với hình thức tạm ứng cho công nhân viên thì được căn cứ vào mức lương của người công nhân đó rồi tính để tạm ứng cho họ không được tạm ứng 100% . Tạm ứng trong sản xuất, hoạt động sản xuất kinh doanh trường hợp gặp khó khăn về vốn, nguyên liệu công cụ để tiếp tục sản xuất phải cho mua thêm cho hoạt động nhưng do điều kiện chưa có đủ sôư tiền hiện cần nên phải làm giấy tạm ứng. Thủ tục xin tạm ứng chuyển cho kế toán thanh toán kế toán thanh toán tiến hành viết phiếu chi. Nội dung phiếu chi viết tạm ứng Công ty giầy Vĩnh Yên Số 3 TT Ban hành theo cơ sở 186 TC/CDKTngày 1/11/1995-BTC Giấy đề nghị tạm ứng Kính gửi: Ông giám đốc Công ty Giầy Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc Tên tôi là: Nguyễn Đức Toàn Địa chỉ: Phòng Kế toán công ty cấp thoát nước Đề nghị xin tạm ứng số tiền 25.000.000 Bằng chữ: Hai năm triệu đồng chẵn. Lý do tạm ứng: Mua nguyên liệu, phụ tùng lắp đặt Thời hạn thanh toán: Sau 10 ngày kể từ ngày nhận tiền. Ngày 26 tháng 07 năm 2001 Thủ trưởng KT Trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị TƯ (Ký họ tên ) (Ký họ tên ) (Ký họ tên ) (Ký họ tên ) Căn cứ vào giấy đề nghị xin tạm ứng kế toán thanh toán lập phiếu chi. Đvị côngTy Giầy Vĩnh Yên Phiếu chi MS: theo QĐ 1141- Số: 140 TC/CDKT 1995 của BTC Ngày 26 tháng 7 năm 2001 Nợ: Có: Họ tên người nhận tiền Nguyễn Đức Toàn Địa chỉ: Phòng kế toán Lý do chi: Xin tạm ứng: Xin tạm ứng mua nhiên liệu thay thế Số tiền: 25.000.000đ Bằng chữ: Hai lăm triệu đồng chẵn. Kèm theo 02 chứng từ gốc Đã nhận được tiền: bằng chữ: Hai lăm triệu đồng chẵn Ngày 26 tháng 7 năm 2001 Thủ trưởng KT Trưởng Người đề nghị TƯ Thủ quỹ Người nhận (Ký họ tên ) (Ký họ tên ) (Ký họ tên ) (Ký họ tên ) (Ký họ tên ) Hình thức thanh toán đối với người bán cho các công việc hoạt động của công ty. Căn cứ vào hoá đơn đã được giám đốc duyệt khi đầy đủ chữ ký, kế toán thanh toán viết phiếu chi chi từng đối tượng để thanh toán. Căn cứ vào các chứng từ có liên quan như giấy xin thanh toán, tạm ứng lập phiếu chi thanh toán kế toán tiến hành hạch toán. Thanh toán chi phí tiếp khách: Nợ TK: 642 700.000 Có TK 111 700.000 Tạm ứng tiền mua vật tư dụng cụ thay thế: Nợ TK 141 6.000.000 CóTK 111 6.000.000 Hình thức để chi lương cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong công ty Hàng tháng công ty phải trả lương cho trước khi viết phiếu chi để thanh toán lương đối với CNV kế toán phải căn cứ vào bảng chấm đó phụ trách tổ chấm công hàng ngày vào những nhu câù công việc có thể làm khoán tính lương th._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29616.doc
Tài liệu liên quan