Thực trạng và giải pháp trong công tác kế toán nói chung và kế toán hàng tồn kho tại Công ty Xây dựng Bưu điện

Lời nói đầu Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, để có thể tồn tại và phát triển các đơn vị sản xuất kinh doanh phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có lãi. Để thực hiện được điều này, các doanh nghiệp phải tiến hành hạch toán kinh doanh, phải xem xét tới tất cả các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật chất thì hàng tồn kho chiếm một vị trí quan hệ sản xuất trọng trong hoạt độ

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp trong công tác kế toán nói chung và kế toán hàng tồn kho tại Công ty Xây dựng Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sản xuất của doanh nghiệp, chỉ cần một sự biến động nhỏ về hàng tồn kho cũng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới thu nhập của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp phải quan tâm đến việc quản lý và theo dõi hàng tồn kho, đây là biện pháp hữu hiệu nhất để quá trình sản xuất diễn ra liên tục góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệ. Như vậy tổ chức tốt công tác quản lý hạch toán hàng tồn kho không những đảm bảo cho việc tính toán đầy đủ chính xác giá thành sản phẩm mà còn tác động đến chỉ tiêu chất lượng, sản lượng lợi nhuận... Kế toán với vai trò là công cụ quản lý đắc lực, phải tính toán phản ảnh quản lý làm sao để đáp ứng được yêu cầu trên. Với tư cách là một sinh viên khoa kế toán, thực tập tại phòng Tài chính kế toán thống kê của công ty Xây dựng Bưu điện Hà nội, trong công tác kế toán đặc biệt là kế toán hàng tồn kho ở Công ty đã tương đối đáp ứng được yêu cầu quản lý hàng tồn kho của Công ty ở một mức độ nhất định. Song bên cạnh đó kế toán hàng tồn kho không thể không mắc phải những hạn chế thiếu sót, nếu hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán này thì vai trò kế toán hàng tồn kho sẽ có hiệu quả. Bởi vậy trong suốt thời gian thực tập tại Công ty em đã đi sâu tìm hiểu công tác kế toán nói chung và công tác kế toán hàng tồn kho nói riêng, tìm ra được những mặt mạnh mặt yếu, và mạnh dạn đề xuất một số ý kiến với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Xây dựng Bưu điện. Nội dung bản báo cáo được chia thành ba phần: Phần I: Tổng quan về Công ty xây dựng Bưu điện. Phần II: Đặc điểm về tổ chức kế toán ở Công ty Xây dựng Bưu điện Phần III: Một số ý kiến ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán ở Công ty Xây dựng Bưu điện. Vì khả năng và thời gian thực tập có hạn, nên bản báo cáo này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế, em rất mong được sự góp chỉ bảo của các thầy cô và các cô các chú trong phòng kế toán của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Cô giáo Th.S. Phạm Bích Chi, các cô chú, anh chị trong phòng kế toán Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. PHần I Tổng quan hệ về công ty xây dựng bưu điện Lịch sử hình thành và phát triển của công ty XDBĐ. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành thắng lợi vĩ đại mùa xuân 1975, giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Cả nước chuyển sang thời kỳ hàn gằn vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước. Thời kỳ này đòi hỏi thông tin Bưu điện phục vụ đảng, nhà nước, phục vụ nhân dân càng phải được nhanh chóng phát triển theo hướng hiện đại. Các công việc xây dựng lại mạng lưới truyền dẫn, xây dựng các trung tâm Bưu điện tỉnh huyện, các nhà cơ vụ nhà ở, nhà làm việc, các cơ sở lắp đặt tổng đài... bị chiến tranh tàn phá với khối lượng xây dựng khổng lồ, phải được nhanh chóng bắt tay vào xây dựng. Trước tình hình đó Tổng cục Bưu điện thấy cần thiết phải thành lập một công ty chuyên ngành trực thuộc Tổng cục để đủ sức thực hiện các nhiệm vụ nói trên. Công ty Xây dựng nhà Bưu điện đã được ra đời trong bối cảnh đó. Ngày 30/10/1976 Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ký quyết định số 1948/QĐ thành lập công ty xây dựng nhà Bưu điện và quyết định số 1949/QĐ quy định nhiệm vụ của Công ty xây dựng nhà Bưu điện. Công ty xây dựng nhà Bưu điện được thành lập trên cơ sở hợp nhất các đơn vị xây dựng của ngành là: đội xây dân tộcựng nhà cửa, đội sản xuất gạch Tam đảo, và bộ phận tự làm thuộc Ban thiết kế I Cục kiến thiết cơ bản Tổng cục Bưu điện Sau nhiều năm thay đổi trụ sở làm việc từ khu ba tầng Thọ Lão đến Trại Găng để ổn định viẹc chỉ đạo sản xuất, năm 1987 được Tổng cục đầu tư Công ty đã nhanh chóng khởi công xây dựng nhà chỉ đạo sản xuất và nhà kho 3 tầng tại Pháp Vân - Thanh Trì (Công trình do công ty tự thiết kế và thi công), là trụ sở chính của công ty hiện nay. Đến năm 1996 Công ty đổi tên thành Công ty Xây dựng Bưu Điện. Trong thời kỳ này Công ty đã tham gia xây dựng các công trình lớn của ngành như tuyến vi ba băng rộng Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, đài phát sóng Trung Đồng Hới, cá trung tâm Bưu điện tỉnh huyện của các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của ngành ở phía Bắc. Ngay sau khi thành lập, lãnh đạo công ty đã bắt tay ngay vào tổ chức lực lượng, triển khai đội hình thi công để thực hiện những nhiệm vụ nóng bỏng của ngành giao. Trong một thời gian ngắn với kinh nghiệm chưa nhiều nhưng Công ty đã triển khai xây dựng một loạt nhà làm việc tại 18 Nguyễn Du Hà Nội cơ quan Tổng cục Bưu điện, các khu nhà ở tại Tân Mai, Trại Găng, Yên Viên,. Đồng thời triển khai xây dựng các nhà cơ vụ, lắp đặt tổng đài, lắp đặt máy phát tại C27 Ninh Bình, Cao Bằng, xay dựng trạm Vi- Ba Núi Tháp Nam Hà, xây dựng các hầm đặt máy phát tại Lạng Sơn... Cuối những năm 1980 Công ty đã được lãnh đạo tổng cục giao cho nhiệm vụ gấp rút xây dựng tuyến thông tin Vi Ba phục vụ cho chiến đấu bảo vệ biên giới như tuyến Hà nội- Thái nguyên- Bắc cạn- Cao bằng và tuyến Hà nội- Hà bắc- Lạng sơn... góp phần đắc lực cho Ngành và Trung ương chỉ đạo công cuộc bảo vệ biên giới, phát triển văn hoá và đời sống các dân tộc vùng cao. Từ năm 1986 các Doanh nghiệp cùng toàn bộ nền kinh tế từng bước được mở cửa. Đây cũng là giai đoạn ngành Bưu điện thực hiện chiến lược hiện đại hoá và tăng tốc, từng bước góp phần phá thế bao vây cấm vận của Mỹ, tranh thủ vốn và công nghệ hiện đại nhất của nước ngoài để hiện đại hoá mạng lưới viễn thông. Với Công ty Xây dựng Bưu Điện từ năm 1986 Công ty đã sắp xếp lại bộ máy, tinh giảm biên chế, tăng cường cán bộ giỏi cho công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất,hợp lý hoá dây chuyền sản xuất, công ty thực hiện phương thức khoán đến từng đơn vị và người lao động, tạo ra được sự chủ động năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Thực hiện chiến lược tăng tốc hiện đại hoá Bưu chính viễn thông của ngành Bưu Điện, trong một thời gian ngắn công ty đã triển khai xây dựng các nhà đặt máy phát sóng Trung Đồng Hới, cải tạo đài Quế Dương, Mễ Trì , cải tạo khu phát hình Tam Đảo. Nhiều tuyến vi ba liên tỉnh và nội địa mà các trạm được đặt trên núi cao hàng mét đã được công ty thi công phục vụ cho thông tin Miền núi như tuyến Vi ba Hà Nội- Hoà Bình- Tuyên Quang- Hà Giang, tuyến Vi ba nội tỉnh Sơn La: Sông Mã, Thuận Châu, tuyến Vi ba Na Rì Bắc cạn ,tuyến Chiêm hoá Na Hang ...Công ty đã hoàn thành xuất sắc trong việc xây dựng công trình tuyến thông tin cáp quang Hà Nội Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong chiến lược phát triển công nghệ viễn thông của ngành, công ty đã tích cực tham gia và hoàn thành nhiều công trình đòi hỏi tiến độ thi công nhanh, chất lượng cao như tổng đài quốc tế: AXE 103 Hà Nội, AXE 105 Đà Nẵng, các nhà máy liên doanh sản xuất cáp sợi quang , cáp đồng, lắp ráp tổng đài... dưới sự giám sát kỹ thuật khắt khe của chuyên gia nước ngoài. Công ty tích cực tham gia và hoàn thành tất cả các chương trình về nhà ở của ngành, chương trình xây dựng cơ sở vật chất cho công tác nghiên cứu đào tạo, đã xây dựng hoàn chỉnh khu trường Công Nhân Bưu ĐiệnI Nam Hà, trung tâm đào tạo Bưu Chính Viẽn Thông I, viện nghiên cứu Khoa Học Kỹ Thuật Bưu Điện... đặc điểm hoạt động kinh doanh. Chức năng hoạt động. Công ty xây dựng Bưu điện là một công ty thuộc ngành Xây dựng cơ bản nên nó cũng mang đầy đủ những công năng và nhiệm vụ của ngành xây dựng cơ bản nói chung .Bên cạnh đó cũng là một công ty thuộc chuyên ngành Bưu điện nên cũng có chức năng nhiệm vụ riêng cụ thể là. - Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp Bưu Chính Viễn Thông điện, điện tử, thông gió và điều hoà cấp thoát nước, trang trí nội thất - Xây dựng các trung tâm Bưu điện tỉnh huyện, các nhà cơ vụ, các nhà máy sản xuất thiết bị Bưu Chính Viễn Thông, các nhà máy lắp đặt tổng đài, các nhà trạm, cột phao phục vụ truyền dẫn thông tin. - Sản xuất và xây dựng các sản phẩm nhựa dùng trong xây dựng và BCVT gồm: + ống nhựa sóng các loại dùng để bảo vệ cáp ngầm, cáp quang, cáp điện, cáp thoát nước. + Các loại thanh profail, các loại nhà nhựa, các loại cửa nhựa nhiều màu có lõi thép theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Châu Âu. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Do Công ty xây dựng Bưu điện là một công ty trực thuộc Tổng cục Bưu chính viễn thông nên hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc chủ yếu vào quá trình phát triển của lĩnh vực Bưu chính viễn thông. Các công trình mà công ty thực hiện phần lớn là các công trình phục vụ cho hoạt động của ngành BCVT như các tuyến đường cáp thông tin, các trung tâm đào tạo công nhân viên, văn phòng làm việc trong khi đó tỉ lệ đấu thầu ra ngoài ngành còn rất hạn chế. Với những đặc điểm trên thì hoạt động kinh doanh của Công ty phụ thuộc rất lớn vào chiến lược phát triển của ngành và quy mô của ngành BCVT. Bên cạnh đó, Công ty xây dựng Bưu điện cũng mang đầy đủ các đặc điểm của một doanh nghiệp xây lắp do đó nó cũng chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển chung của cả ngành xây lắp mà một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển đó có thể kể đến là chính sách phát triển của nhà nước, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của quốc gia. - Sản phẩm của công ty cố định tại nơi sản xuất còn cấc điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm . Đặc điểm này làm cho công tác quản lý, sử dụng hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát, hư hỏng. Do vậy công tác kế toán phải tổ chức tốt quá trình hạch toán ban đầu. Căn cứ vào các chứng từ kế toán để giải quyết thiệt hại xảy ra.... Mặt khác kế toán phải thường xuyên tiến hành kiểm kê vật tư, tài sản để phát hiện hư hỏng, sai phạm một cách kịp thời. - Sản phẩm sau khi hoàn thành không thể nhập kho mà được tiêu thụ ngay theo giá dự toán hoặc giá đấu thầu đã thoả thuận với đơn vị chủ đầu tư. do vậy tính chất hàng hoá của sản phẩm không được thể hiện rõ. - Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp lâu dài đòi hỏi công trình phải có chất lượng bảo đảm. Đặc điểm này đòi hỏi công tác kế toán phải được tổ chức tốt sao cho chất lượng sản phẩm như dự toán thiết kế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bàn giao công trình, ghi nhận doanh thu và thu hồi vốn. Thị trường của Công ty. Công ty thực hiện nhiệm vụ xây dựng các công trình chuyên ngành Bưu chính- Viễn thông và sản xuất các sản phẩm nhựa. Đối với sản phẩm xây lắp, công trình thi công ở đâu thì các xí nghiệp chịu trách nhiệm mua vật tư, thuê nhân công phục vụ thi công ở đó. Còn đối với máy móc, vật tư, thiết bị phục vụ thi công và kinh doanh thì do Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp nhập khẩu hay mua trên thị trường cung cấp cho các xí nghiệp. Công ty chủ yếu thực hiện các công trình thuộc các bưu điện tỉnh, huyện từ bắc vào nam bao gồm các công trình do công ty giao các đơn vị thi công và do các đơn vị tự tìm kiếm.Sau đây là một số công trình thi công năm 2000: Nhà bưu điện Kinh Môn, Hải Dương Cải tạo bưu điện Bắc Giang Cải tạo nhà bưu điện hệ I Thái Nguyên Nhà bưu điện Hàm Yên, Tuyên Quang Mạng điện thoại thẻ bưu điện Hưng Yên Quan hệ của Công ty với các bên liên quan. Công ty xây dựng Bưu điện là một đơn vị hạch toán độc lập do đó cũng có quan hệ độc lập với cơ quan thuế và ngân hàng. Quan hệ với Ngân hàng: Công ty tự chịu trách nhiệm về những khoản vay của Công ty mà không được bất kì một cơ quan nào bảo lãnh. Quy mô vốn vay Ngân hàng của Công ty năm 2003 là 43.975946060 đồng và công ty sẽ tự chịu trách nhiệm về khoản vay này mà không được bảo lãnh của bất kì cơ quan nào kể cả Tổng công ty Bưu chính viễn thông. - Quan hệ với cơ quan thuế: Công ty xây dựng Bưu điện là đơn vị hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và tự mình nộp tất cả các khoản thuế cho cơ quan thuế mà không qua một cơ quan nào khác do đó Công ty tự chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế của mình. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với cơ quan thuế năm 2003 được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau: Tổng số các khoản phải nộp cho cơ quan thuế năm 2002 là: 3.032.543.549 đồng đạt 92.71% so với kế hoạch. Chỉ tiêu giao nộp ngân sách giảm là do các chính sách ưu đãi đầu tư nên các sản phẩm công nghiệp giảm 50% thuế doanh thu và 100% Thuế lợi tức Đến năm 2003 doanh thu đạt 127.752 triệu đồng tăng 4.3% so với kế hoạch và tăng trưởng so với năm 2002 là 31.3%. Thu về tài chính đạt 11.753.889 đồng các khoản nộp ngân sách 553.667.080 đồng đạt 61.39%. đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Đặc điểm tổ chức lao động của Công ty. Công ty Xây dựng Bưu Điện với tổng số lao động chính thức hiện có là 341 người trong đó nhân viên quản lý 94 người chiếm gần 1/3 tổng số CBCNV.Là một Công ty có quy mô không lớn lắm về số lượng lao động chính thức tức là những lao động có hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên. Nhưng lại là một công ty có số lượng lao động hợp đồng trong thời gian dưới 1 năm là rất lớn do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh của Công ty có sản phẩm ở khắp các địa phương do đó việc sử dụng lao động địa phương là rất nhiều mỗi khi Công ty tiến hành hoạt động xây lắp tại địa phương đó. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý lao động của Công ty. Cũng do việc thay đổi lao động thường xuyên nên việc đào tạo lao động là không thể tiến hành thường xuyên và có chất lượng cao. Điều này dẫn đến trình độ chuyên môn không đồng đều của những người lao động và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của công trình. Đây là một khó khăn của Công ty xây dựng Bưu điện nói riêng và của doanh nghiệp xây lắp nói chung xong đó cũng là một thuận lợi vì Công ty có thể tận dụng được những lao động nhàn rỗi tại địa phương điều này góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội đồng thời góp phần giảm giá hành sản xuất của công trình. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty. Trong khi chuyển đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, những năm 1989-1990-1991 ngành XDCB gặp rất nhiều khó khăn. Thời kỳ này có hàng trăm công ty xây lắp không có việc làm , hàng chục vạn công nhân ngành xây dựng phải nghỉ việc. Nhưng công ty xây dựng Bưu điện vẫn tìm đủ việc làm ổn định cho CBCNV, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đồng thơi chuyển đổi cơ chế quản lý, sắp xếp lại bộ máy sản xuất để thích ứng với tình hình mới. Công ty đã tổ chức sắp xếp lại lực lượng lao động và bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh kiện toàn, tăng cường đội ngũ cán bộ chỉ huy, cán bộ quản lý có trình độ chuyên sâu vào vị trí thích hợp. Ngoài các đơn vị sản xuất trực thuộc được thành lập theo quyết định của Tổng cục, công ty còn thành lạp thêm các ban chỉ huy công trình để thi công những công trình ở tỉnh xa, như ban chỉ huy 02, 03, 06. Thành lập thêm 3 xí nghiệp trong các lĩnh vực: xây dựng nhà Bưu điện, xây lắp nội thất và công trình thông tin. Thành lập phòng kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm trực tiếp xuất nhập khẩu máy móc vật tư thiết bị hoàn chỉnh, các thủ tục để tổ chức bộ máy quản lý điều hành sản xuất của hai đơn vị mới là:Nhà máy nhựa Bưu điện và xí nghiệp Xây dựng Bưu điện II để đảm bảo theo kế hoạch của công ty từ quý I năm 1999. Bên cạnh đó Công ty còn mở chi nhánh văn phòng đại diện ở phía Nam đóng tại Thnàh PHố Hồ Chí Minh, chi nhánh này hoạt động trên tất cả các lĩnh vực mà Công ty hoạt động, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo Công ty. Công ty đã sắp xếp bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh như sau: Bốn phòng quản lý nghiệp vụ và 9 đơn vị sản xuất, được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 01: Bộ máy quản lý Giám Đốc P Giám đốc P Giám đốc P. Kỹ thuật P. KD - XNK P. TC - KTTTC P. TCHC XN Xây lắp nội thất XN Tư vấn thiết kế XN XD nhà bưu điện I XN XD nhà bưu điện II XN Công trình thông tin Nhà máy nhựa bưu điện Các ban CH 02, 03, 06 Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm, quyền hạn và nghĩa vụ được quy định. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động cả công ty theo phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phòng TC-KTTK làm tham mua cho giám đốc trong lĩnh vực TC-KTTK. Phòng TC-KTTK có chức năng tổ chức, quản lý và sử dụng toàn bộ tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty, cung cấp số liệu kịp thời giúp giám đốc lãnh đạo, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện chế độ lương, phúc lợi và bảo quản lưu trữ hồ sơ TC-KTTK theo đúng pháp luật. Phòng Kinh tế - kỹ thuật có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật chất lượng các công trình, quản lý về an toàn lao động, quản lý đào tạo và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phối hợp với các phòng ban trong công ty thực hiện trình tự các xây dựng cơ bản, các hợp đồng, tạo điều kiện cho các đơn vị hoàn thành kế hoạch. Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp mua máy móc, vật tư, thiết bị phục vụ thi công và kinh doanh trong lĩnh vực vật tư thiết bị. Phòng Tổ chức hành chính có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý, điều hành, đảm bảo tính thống nhất liên tục, có hiệu lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các xí nghiệp sản xuất của công ty hoạt động theo cơ chế khoán vốn và thoe điều lệ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, chủ yếu thi công các công trình do công ty giao và công trình do xí nghiệp tự tìm kiếm. Các ban chỉ huy do giám đốc công ty thành lập để quản lý, xây dựng công trình cụ thể nào đó và sau khi thanh quyết toán, bàn giao công trình , ban chỉ huy chấm dứt hoạt động nếu không có công trình để quản lý hoặc không đạt các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, không thực hiện đúng các quy định về quản lý lao động, vật tư, tiền vốn. Chế độ lãnh đạo và quản lý trong công ty là thống nhất. Giám đốc lãnh đạo toàn diện, có sự thống nhất với bí thư Đảng uỷ, chủ tịch công đoàn trên những chủ trương lớn trong sản xuất kinh doanh. Các phó giám đốc và trợ lý phụ trách các công tác, các bộ phận do giám đốc giao. Các phòng và bộ phận tương đương lãnh đạo đơn vị mình theo chức năng, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước giám đốc . Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. - Hoạt động kinh doanh của Công ty được diễn ra dưới điều kiện sản xuất thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm và giai đoạn thi công. Do vậy phải luôn thay đổi, lựa chọn phương án thi công thích hợp về mặt tiến độ và kỹ thuật. - Chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài làm cho nguồn vốn đầu tư bị ứ đọng nên Công ty rất dễ gặp phải rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian như: Hao mòn vô hình, điều kiện tự nhiên... - Sản phẩm của Công ty thường được tiến hành theo đơn đặt hàng theo từng trường hợp cụ thể. Vì vậy công tác sản xuất mang tính cá biệt cao và chi phí lớn. - Quá trình sản xuất diễn ra trên một phạm vi hẹp với số lượng công nhân và vật liệu lớn. Đặc điểm này đòi hỏi tổ chức công tác xây lắp phải có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các bộ phận và giai đoạn công việc. Do đó Công ty không thể áp dụng y nguyên chế độ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như Bộ Tài chính ban hành mà phải vận dụng cho phù hợp. Một mặt chế độ kế toán áp dụng công ty vẫn tôn trọng các quy định hiện hành của Nhà nước về Tài chính kế toán, đảm bảo thống nhất về kết cấu và nguyên tắc hạch toán của chế độ kế toán Công ty. Mặt khác, được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với các quy định hiện hành của cơ chế tài chính, phù hợp với đặc điểm của sản xuất sản phẩm của Công ty, thoả mãn yêu cầu quản lý đầu tư và xây dựng. Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp đã được bộ Tài chính ký ban hành chính thức taị quyết định 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 và Công ty Xây dựng Bưu điện đã vận dụng rất đúng và sáng tạo quyết định trên. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm gần đây. Ta có thể thấy rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây qua một số chỉ tiêu tài chính của các năm 1999,2000,2001 và gần đây nhất là hai Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của hai năm 2002 và 2003 (Mời xem bảng 01,02,03,04,05 Phần phụ lục). Nhờ có những bước đi đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đạt được sự phát triển ổn định. Điều đó thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế sau: Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1.Tổng doanh thu 2.Tổng lợi nhuận trước thuế 3.Tổng nộp ngân sách 79.217.131.091 3.969411730 3.032.543.459 83.959.382.097 2.484.101.132 3.218.411.224 84.609.349.603 1.701.762.157 3.349.953.756 Thông qua số liệu có được ở bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh ba năm 2001, 2002, 2003 ta có thể rút ra một số chỉ tiêu sau đây qua đó để thấy được sụ lớn mạnh không ngừng của Công ty qua các năm: Đơn vị: % Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1. Cơ cấu tài sản - TSLĐ/Tổng tài sản 73.7 77.12 82.6 - TSCĐ/ Tổng tài sản 26.3 22.88 17.4 2. Cơ cấu nguồn vốn - Công nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 84.3 86.55 88.8 - VCSH/ Tổng nguồn vốn 15.7 13.45 11.2 3. Tỷ suất sinh lời - LNST/Doanh thu 0.97 1.02 0.93 - LNST/Vốn chủ sở hữu 7.16 7.74 8.93 PHần II Đặc điểm về tổ chức kế toán ở Công ty xây dựng bưu điện I. đặc điểm tổ chức kế toán ở công ty. 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty. Công ty Xây dựng bưu điện có loại hình sản xuất phức tạp trên thị trường rộng cả nước do đó tổ chức quản lý được theo dõi đến từng xí nghiệp. Bộ máy kế toán gồm hai cấp: Kế toán tại công ty và kế toán tại các xí nghiệp. Kế toán tại các xí nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán tại xí nghiệp. Kế toán tập hợp chứng từ phát sinh tại các đội trực thuộc xí nghiệp và các bộ phận có liên quan ddể ghi vào sổ kế toán cần thiết. Định kỳ (theo quý) gửi báo cáo về phòng TC-KTTK của công ty. Kế toán công ty tập hợp chứng từ phát sinh ở các phòng ban, các xí nghiệp trực thuộc công ty và các bộ phận có liên quan để ghi chép vào sổ kế toán cần thiết. Sau đó chuyển cho bộ phận kế toán liên quan hạch toán, vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp và lập các báo cáo tài chính. Sơ đồ 02: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán như sau: Kế toán trưởng Kế toán phó Kế toán tổng hợp Kế toán ngân hàng và công nợ Kế toán NVL, CCDC, giá thành sản phẩm Kế toán tiền mặt, TSCĐ Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Thủ kho Thủ quỹ Trong đó : Kế toán trưởng : Phụ trách chung phòng TC-KTTK, chỉ đạo tổ chức hướng dẫn và phân công việc trực tiếp tới từng nhân viên kế toán, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính công ty. Kế toán tổng hợp và kế toán phó có nhiệm vụ đôn đốc các nhân viên xử lý những công việc khác của kế toán trưởng, tổng hợp các báo cáo của các đơn vị và lập báo cáo tài chính. Kế toán ngân hàng và công nợ: Theo dõi tiền vay, tiền gửi, làm các thủ tục vay, trả ngân hàng đúng thời hạn, đẩm bảo an toàn về vốn, theo dõi công nợ phát sinh, lập báo cáo chi tiết các khoản nợ, theo dõi và thanh toán kinh phí giữa công ty và các đơn vị nội bộ. Kế toán NVL, CCDC, giá thành sản phẩm làm nhiệm vụ theo dõi biến động NVL, CCDC, lập phiếu xuất, nhập NVL,CCDC, tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm. Kế toán tiền mặt, TSCĐ làm nhiệm vụ lập phiếu thu chi tiền mặt theo lệnh, quản lý quỹ tiền mặt, cân đối, đối chiếu với kế toán ngân hàng về tiền vay, kết hợp phong Tổ chức hành chính thanh tra kiểm kê quỹ, theo dõi biến động TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ. Kế toán tiềnlương, BHXH, BHYT, KPCĐ: tính lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ Thủ kho: Theo dõi nhập, xuất vật tư, hàng hoá, thành phẩm. Thủ quỹ: Thực hiện thu, chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi, bảo quản quỹ và thực hiện kiểm kê quỹ hàng tháng. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán ở Công ty. 2.1 Đặc diểm vận dụng chứng từ kế toán. * Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/01/N đến 31/12/N. * Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Công ty sử dụng đồng Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng ngoại thương . * Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức chứng từ ghi sổ. 2.2 Đặc điểm vận dụng tài khoản kế toán. Trong công tác kế toán công ty sử dụng tất cả các tài khoản trong "Danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp" ban hành năm 1999. Hầu như không sử dụng tài khoản ngoài bảng. * Kế toán vật tư hàng hoá: Đánh giá theo giá mua thực tế: Giá vật tư hàng hoá nhập kho = Giá mua + Chi phí mua + thuế NK (nếu có) - Chiết khấu giảm giá hàng mua. Giá vật tư hàng hoá xuất kho = Số lượng xuất kho ´ Đơn giá. + Đơn giá xác định theo phương pháp bình quân liên hoàn Giá VTHH trước khi xuất + Giá VTHH sau từng lần nhập Đơn giá = SL VTHH trước khi xuất + SL VTHH sau từng lần nhập Công ty áp dụng phương pháp “Kê khai thường xuyên” để hạch toán hàng tồn kho, và áp dụng phương pháp “Ghi thẻ song song” để hạch toán chi tiết hàng tồn kho. *Tài sản cố định : Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: TSCĐ mua mới = Giá mua + chi phí mua + chi phí khác Nếu nhập khẩu : TSCĐ mua mới = giá mua + thuế + chi phí mua + chi phí khác Phương pháp khấu hao áp dụng: Công ty đã trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định của thông tư 1062/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ tài chính. Công ty không sử dụng tài khoản tính trích dự phòng. 2.3 Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán. Hiện nay, Công ty Xây dựng bưu điện đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ đang áp dụng tại công ty có các loại sổ sau: Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Các sổ chi tiết. Sơ đồ 03: Trình tự ghi sổ hạch toán kế toán theo hình thức CT- GS của công ty Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký CT-GS Báo cáo kế toán Các bảng phân bổ + Tiền lương, BHXH + Vật liệu, CCDC +Khấu hao TSCĐ Sổ chi tiết Sổ cái Bảng cân đối phát sinh ở công ty, do áp dụng máy vi tính vào xử lý số liệu kế toán nên khi nhập số liệu vào máy, máy tính sẽ tự động vào các sổ chi tiết, sổ cái và lập các bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối phát sinh do đó công ty không thực hiện đúng theo trình tự ghi sổ mà Bộ tài chính qui định: Định kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập CT-GS, căn cứ vào CT-GS để vào Sổ ĐKCTGS, sau đó ghi vào Sổ cái. ở công ty kế toán chỉ vào Sổ ĐKCTGS vào cuối mỗi quí. Sổ ĐKCTGS chỉ có tác dụng đăng kí các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý CT-GS và để thuận tiện trong công tác tìm kiếm, kiểm tra chứng từ. Sổ ĐKCTGS không có tác dụng đối chiếu số liệu với bảng cân đối phát sinh. 2.4 Đặc điểm vận dụng báo cáo kế toán. Hệ thống báo cáo mà công ty áp dụng là: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ii. đặc điểm tổ chức các phần hành kế toán ở công ty Công tác kế toán tại Công ty XDBĐ thực hiện đúng với chức năng của một đơn vị hạch toán độc lập sản xuất kinh doanh. Và tất nhiên công tác kế toán các phần hành kế toán tại Công ty đều có những đặc điểm chung giống như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, nhưng nó vẫn có những nét đặc thù của một doanh nghiệp sản xuất chủ yếu phục vụ cho ngành Bưu điện. Qua quá trình tìm hiểu Công ty, những phần hành chủ yếu mà kế toán xem xét là: Kế toán về chi phí nguyên vật liệu, chi phí về tiền lương, bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kết quả tiêu thụ. Tất cả các phần hành kế toán đó đều được thực hiện đầy đủ, đáp ứng yêu cầu hạch toán của Công ty. 1. Kế toán vật liệu và công cụ lao động. 1.1 Đặc điểm: Trong doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất. Vật liệu tham gia vào một chu kì sản xuất kinh - doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kì. Còn công cụ, dụng cụ có vai trò tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong Công ty XDBĐ, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm vị trí quan trọng nhất trong quá trình tạo ra sản phẩm vì đặc điểm của doanh nghiệp là doanh nghiệp sản xuất. Việc mua sắm cụ thể giao cho Xí nghiệp hoặc nhận được từ bên khách hàng đều được hạch toán cụ thể. Do vậy công việc quản lý các chứng từ hoá đơn về thu mua hoặc nhận nguyên vật liệu , công cụ, dụng cụ đều được theo dõi chặt chẽ. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được kế toán tính như sau: + Giá trị NVL mua vào = Giá mua chưa có thuế GTGT + Chi phí vận chuyển (Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ) Do đơn vị mua vật tư về sử dụng ngay nên không qua kho, vì vậy giá trị thực tế nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất được tính theo phương pháp cả kỳ dự trữ : Giá thực tế VL xuất dùng = Số lượng VL xuất dùng x Giá đơn vị bình quân Trong đó giá đơn vị bình quân được tính như sau: Giá thực tế vật liệu tồn đầu kì và nhập trong kỳ Giá đơn vị bình quân = Lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp sử dụng các loại tài khoản sau: TK 152, TK 153, TK 141, TK 331, TK 621, TK 112… Tài khoản 152 có tên gọi là nguyên liệu, vật liệu có tác dụng dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế. Kết cấu: Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng nguyên vật liệu trong kỳ. Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nguyên vật liệu trong kỳ. Số dư bên nợ: phản ánh giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho đầu kì và cuối kỳ. 1.2 Chứng từ và sổ sách cần sử dụng - Chứng từ: + Giấy đề nghị tạm ứng + Hoá đơn bán hàng + Hoá đơn giá trị gia tăng + Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho - Sổ sách: + Sổ chi tiết vật tư + Bảng kê nhập xuất vật tư + Bảng tổng hợp nhập xuất tồn + Sổ chi tiết tài khoản + Chứng từ ghi sổ + Sổ cái tài khoản 1.3 trình tự hạch toán Sơ đồ 04: Vật liệu công cụ Chứng từ kế toán liên quan Sổ chi tiết vật tư Sổ tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 152, 153 Bảng cân đối Tài khoản Sổ đăng kí CTGS Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối kỳ: Đối chiếu luân chuyển: Giải thích: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào ch._.ứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi sổ cái Ngoài ra các chứng từ gốc còn được kế toán Xí nghiệp dùng để lập sổ chi tiết vật tư và sổ tổng hợp chi tiết vật tư. Cuối quý kế toán khoá sổ tính ra tổng số tiền của nguyên vật liệu nhập xuất, tồn phát sinh trong quý trên sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ , tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của tài khoản 152 và tài khoản 153 trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái để lập Bảng cân đối tài khoản Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Sổ tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo Kế toán. Nguyên tắc đối chiếu ở đây là phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Sổ tổng hợp chi tiết. 2. Kế toán tài sản cố định: 2.1 Đặc điểm: Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao động, tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Việc tính giá trị hao mòn, Công ty Xây dựng bưu điện áp dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng và tỷ lệ khấu hao được tính như sau: Nguyên giá Mức khấu hao = Thời gian sử dụng Việc tính khấu hao để kế toán phân bổ giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hạch toán hao mòn tài sản cố định được phản ánh trên tài khoản 214 “ Hao mòn tài sản cố định” Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp. Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá trị hao mòn của tài sản cố định Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của tài sản cố định. Số dư bên Có: Phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định đã trích đầu kỳ hoặc sẽ trích cuối kỳ. TK 214 gồm có 3 tài khoản cấp hai: TK 2141: Hao mòn tài sản cố định hữu hình. TK 2142: Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính. TK 2143: Hao mòn tài sản cố định vô hình. Ngoài ra kế toán tài sản cố định còn sử dụng các tài khoản sau: TK 211, 241, 133, 811, 515, 711… 2.2 Chứng từ, sổ sách cần sử dụng: Kế toán tài sản cố định trong Công ty sử dụng các chứng từ sổ sách sau. - Chứng từ gồm có: + Biên bản giao nhận tài sản cố định . + Thẻ Tài sản cố định. + Biên bản thanh lý tài sản cố định. + Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành. + Biên bản đánh giá lại tài sản. + Ngoài ra còn có các chứng từ khấu hao TSCĐ là các bảng tính và phân bổ khấu hao. - Sổ sách gồm có: + Sổ Tài sản cố định. + Bảng tăng giảm tài sản cố định. + Bảng tính và phân bổ khấu hao. + Chứng từ ghi sổ. + Sổ Cái tài khoản. 2.3 Trình tự hạch toán: ( Mời xem sơ đồ 05 phần phụ lục) Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối quý: Đối chiếu luân chuyển: Giải thích: Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc về tăng giảm và khấu hao TSCĐ để kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ Cái TK 211, 212, 213, 214. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các thẻ TSCĐ, Sổ chi tiết TSCĐ. Cuối tháng kế toán khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ phát sinh trong tháng trên sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái để lập Bảng cân đối tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái TK 211, 212, 213, 214 và Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ được dùng để lập các báo cáo kế toán. Qua công tác kế toán tài sản cố định tại Công Xây dựng bưu điện ta thấy tình hình biến động của tài sản cố định trong ngày là ít. Do vậy mà Công ty chỉ tập trung vào cuối quý mới thống kê để lên sổ kế toán. Mặc dù thời gian thống kê tài sản cố định quá ít nhưng cuối quý mới vào sổ thì công việc tồn tại lại quá lớn. Vì vậy công việc lên sổ kế toán phải rút ngắn hơn để đảm bảo cho việc tính khấu hao tài sản cố định. 3. Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. 3.1 Đặc điểm: - Tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng công việc và chất lượng công việc của họ. Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. Vì vậy chính sách chi trả tiền lương của doanh nghiệp rất quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất lao động của mỗi công nhân viên trong doanh nghiệp. - Tiền lương gắn liền với thời gian lao động và kết quả lao động mà công nhân viên đã bỏ ra. Tiền lương chính là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài tiền lương để đảm bảo tái tạo sức lao động và cuộc sống lâu dài cho người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành, công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ cũng được Công ty XDBĐ tính theo đúng chế độ hiện hành là nộp cho nhà nước 25% trong tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên, trong đó có 6% trừ vào lương của công nhân viên và 19% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. - Hiện tại Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương cơ bản đó là: hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo khối lượng sản phẩm. Tương đương với hai chế độ trả lương đó là hai hình thức tiền lương cơ bản: +Hình thức trả lương theo thời gian: Được tính theo thời gian làm việc cấp bậc kỹ thuật, thang bảng lương của người lao động. Theo hình thức này tiền lương phải trả được tính như sau: Tiền lương thời gian phải trả = Đơn giá tiền lương thời gian x Thời gian làm việc Hình thức trả lương này thường áp dụng cho cán bộ gián tiếp, làm việc trong văn phòng Công ty. + Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng của sản phẩm mà người lao động làm ra và đơn giá một công đoạn. Tiền lương trả theo sản phẩm cho người công nhân được Công ty tính như sau: Tiền lương sản phẩm = Số sản phẩm hoàn thành nhập kho x Đơn giá một công đoạn sản phẩm. - Việc thanh toán lương của Công ty được thực hiện vào thời gian giữa tháng. Công ty tính một khoản để tính lương đợt một cho công nhân viên, sau cuối tháng sẽ thanh toán quyết toán cho công nhân viên với số tiền còn lại của tháng đó. Hàng tháng kế toán tiến hành tập hợp tiền lương phải trả trong tháng theo từng đối tượng sử dụng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ lương của công nhân viên như 5% nộp bảo hiểm xã hội, 1% nộp bảo hiểm y tế, các khoản phạt trừ lương (nếu có) … - Tài khoản sử dụng trong công tác kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: TK 334, TK 338, TK 111, 112, 138… TK 334: Công dụng: Dùng để thanh toán các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công phụ cấp, tiền thưỏng và các khoản phụ cấp khác thuộc về thu nhập của họ. Kết cấu: Bên Nợ: Phản ánh các khoản khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên Tiền lương và các khoản khác đã trả cho công nhân viên chức Kết chuyển tiền công chưa lĩnh. Bên Có: - Tiền lương và các khoản phải trả cho công nhân viên chức Số dư bên Nợ: Số trả thừa. Số dư bên Có: Tiền lương và các khoản khác còn phải trả công nhân viên chức. TK 338: Công dụng: Tài khoản 338 phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội cho cấp trên về kinh phí công đoàn , bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ. Kết cấu: Bên Nợ: Phản ánh các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn Xử lý giá trị tài sản thừa Các khoản đã trả khác Bên Có: - Trích kinh phí công đoàn, BHXH, bảo hiểm y tế theo tỷ lệ quy định Tổng số doanh thu chưa thực hiện thực tế phát sinh trong kỳ Phản ánh các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ Giá trị tài sản thừa chờ xử lý Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại. Dư Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý. Dư Nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán. Tài khoản 338 được chi tiết làm 6 tiểu khoản: 3381. Tài sản thừa chờ giải quyết 3382. Kinh phí công đoàn 3383. Bảo hiểm xã hội 3384. Bảo hiểm y tế 3387. Doanh thu chưa thực hiện 3388. Phải nộp khác. 3.2 Các chứng từ, sổ sách cần sử dụng: Các khoản tiền lương và trích nộp theo lương, sử dụng các chứng từ sau: - Các chứng từ gốc: + Bảng chấm công + Phiếu nghỉ hưởng lương bảo hiểm xã hội + Bảng thanh toán tiền lương + Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành + Phiếu báo làm thêm giờ + Hợp đồng giao khoán + Biên bản điều tra tai nạn lao động Các loại sổ sách: + Bảng thanh toán lương các tổ, phân xưởng xí nghiệp, khối cơ quan + Bảng thanh toán lương và bảo hiểm + Bảng phân bổ tiền lương + Sổ chi tiết 3.3 Trình tự hạch toán: (Mời xem sơ đồ 06 phần phụ lục) 4. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 4.1 Đặc điểm: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là một khâu đặc biệt quan trọng của Công ty khi thực hiện tự chủ trong hoat động sản xuất kinh doanh. Bời vì thông qua khâu này mà Công ty có thể so sánh chi phí sản xuất kinh doanh với doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm. Từ đó Công ty xác định được hiệu quả cao hay thấp. Đối với Công ty XDBĐ, Công ty đang áp dụng hình thức hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sử dụng một số tài khoản chủ yếu sau: TK 621, TK 622, TK 627, TK 142, TK 154, TK 155, TK 623, TK 631, TK 214. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như TK 111, TK 112, TK 331, TK 338 … 4.2 Các loại chứng từ và sổ sách sử dụng: - Chứng từ phản ánh chi phí lao động sống: Bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội. - Chứng từ phản ánh chi phí vật tư: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; Bảng phân bổ chi phí; Bảng kê hoá đơn; chứng từ mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ không nhập kho mà sử dụng ngay cho sản xuất… - Chứng từ phản ánh chi phí khấu hao tài sản cố định : Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. - Chứng từ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài: Hoá đơn mua hàng; chứng từ chi mua dịch vụ… - Chứng từ phản ánh các khoản thuế, phí, lệ phí mà doanh nghiệp phải nộp, đã nộp… - Chứng từ phản ánh các khoản chi phí bằng tiền khác. 4.3 trình tự hạch toán. Sơ đồ 07: Trình tự hạch toán tính giá hành sản phẩm Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK 621, 622, 627 Sổ chi tiết TK 154 Bảng tính giá thành Chứng từ ghi sổ Sổ Cái TK 621, 622, 627 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày: Đối chiếu luân chuyển: Ghi cuối kỳ( tháng, quý hoặc năm): Giải thích: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc phát sinh, kế toán tập hợp lại và ghi vào sổ Chứng từ chi sổ, sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và đồng thời kế toán tập hợp vào sổ chi tiết tài khoản, các bảng phân bổ liên quan đến tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Từ chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ Cái các tài khoản: TK 621, TK 622, TK 627. Căn cứ vào các sổ cái tài khoản trên, cuối tháng kế toán tập hợp cho vào Bảng cân đối số phát sinh và cũng căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản, kế toán tập hợp lại và cho vào sổ chi tiết tài khoản 154. Từ Bảng cân đối số phát sinh kế toán đối chiếu với số liệu trên sổ chi tiết tài khoản 154. Căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản, kể toán tập hợp số liệu và cho vào bảng tính giá thành sản phẩm vào cuối tháng (hoặc cuối quý, hoặc năm). Từ Bảng cân đối số phát sinh và Bảng tính giá thành sản phẩm , kế toán có nhiệm vụ báo cáo kế toán cho Công ty vào cuối tháng ( cuối quý hoặc năm). Đồng thời đối chiếu luân chuyển với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để so sánh. iii. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho ở công ty xây dựng bưu điện. Đối với Công ty xây dựng bưu điện thì hàng tồn kho chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất của công ty, chỉ cần một sự biến động nhỏ về hàng tồn kho cũng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới thu nhập của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp phải quan tâm đến việc quản lý và theo dõi hàng tồn kho, đây là biện pháp hữu hiệu nhất để quá trình sản xuất diễn ra liên tục góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệ. Như vậy tổ chức tốt công tác quản lý hạch toán hàng tồn kho không những đảm bảo cho việc tính toán đầy đủ chính xác giá thành sản phẩm mà còn tác động đến chỉ tiêu chất lượng, sản lượng lợi nhuận... Để có được cái nhìn tổng thể về đặc điểm quản lý Hàng tồn kho, phân loại và tính giá hàng tồn kho.. ta đi xem xét và nghiên cứu Bảng cân đối kế toán của Công ty trong hai năm gần đây là năm 2002 và 2003: Tình hình hàng tồn kho năm 2001: Chỉ tiêu Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ 1. Hàng mua đang đi đờng 141 2. NVL tồn kho 142 3.021.768.116 3.871.770.418 3. CC, DC trong kho 143 53.807.087 46.608.725 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 863.816.270 1.386.914.220 5. Thành phẩm tồn kho 145 3.868.746.294 1.438.699.745 6. Hàng hoá tồn kho 146 7. Hàng gửi bán 147 2.751.109.141 1.130.388.663 8. Dự phòng giảm giá HTK 149 Tổng cộng 140 10.559.246.908 7.874.381.771 Hàng Tồn kho/Tổng tài sảm lưu động 21.98% 13.72% Hàng tồn kho/ Tổng tài sản 15.8% 10.15% Tình hình hàng tồn kho năm 2002: Chỉ tiêu Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ 1. Hàng mua đang đi đờng 141 2. NVL tồn kho 142 3.871.770.418 4.043.464.110 3. CC, DC trong kho 143 46.608.725 46.953.705 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 1.386.914.220 3.585.348.412 5. Thành phẩm tồn kho 145 1.438.699.745 1.438.699.745 6. Hàng hoá tồn kho 146 7. Hàng gửi bán 147 1.130.388.663 1.130.388.663 8. Dự phòng giảm giá HTK 149 Tổng cộng 140 7.874.381.771 10.244.854.635 Hàng tồn kho/ Tổng tài sản lưu động 13.72% 13.96% Hàng tồn kho/ Tổng tài sản 10.15% 10.77% Tình hình hàng tồn kho năm 2003: Chỉ tiêu Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ 1. Hàng mua đang đi đờng 141 2. NVL tồn kho 142 4.043.464.110 5.535.857.157 3. CC, DC trong kho 143 46.953.705 58.234.252 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 3.585.348.412 9.702.430.406 5. Thành phẩm tồn kho 145 1.438.699.745 6.284.891.440 6. Hàng hoá tồn kho 146 7. Hàng gửi bán 147 1.130.388.663 6.945.273.588 8. Dự phòng giảm giá HTK 149 Tổng cộng 140 10.244.854.635 28.526.686.843 Hàng tồn kho/ Tổng tài sản lưu động 13.96% 29.32% Hàng tồn kho/ Tổng tài sản 10.77% 24.23% Do hạn chế về thời gian và khối lượng bài viết nên em xin được trình bày cụ thể và chi tiết về đặc điểm tổ chức công tác kế toán Vật liệu ở Công ty xây dựng bưu điện. Đặc điểm quản lý Nguyên vật liệu Công ty xây dựng Bưu Điện là một Công ty có quy mô không lớn lắm hàng năm Công ty sản xuất những sản phẩm như: công trình xây dựng nhà ở, thông tin liên lạc, các sản phẩm về nhựa. Điều đó đã quyết định đến quy cách số lượng chủng loại,nguyên liệu sử dụng trong Công ty với một khối lượng rất phong ohú và đa dạng như các loại sắt thép, bột nhựa, phụ gia màu, nhôm, kính ...do dó việc quản lý và sử dụng chúng đã gặp không ít khó khăn. Khi tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm thì giá trị vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra như bột nhựa PVC khi đưa vào quy trình công nghệ sản xuất ống sóng, thanh profail hay sắt thép xi măng trong quá trình xây dựng nhà cửa...Sau khi qua các giai đoạn quy trình công nghệ nó bị biến đổi hoàn toàn về hình thức giá trị tạo ra 1 sản phẩm hoàn toàn mới với một giá trị sử dụng khác.. Theo đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty thì cần rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau như các loại sắt thép, gỗ đinh vít, các loại bột nhựa để sản xuất các sản phẩm nhựa... Đối với các loại vật liệu này phần lớn do Công ty mau ngoài bằng cách ký hợp đồng trực tiếp với bên bán (nếu khối lượng lớn) hoặc mua trực tiếp trên thị trường, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh ứ đọng trong khâu bảo quản. Bên cạnh đó cũng có nhu cầu về các loại vật liệu mà trên thị trường rong nước khan hiếm mà phải di mua của nước ngoài, lúc này hình thức cũng như thủ tục thanh toán gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp, hơn nữa do nguồn cung cấp ở xa nên Công ty thường dự trữ với khối lượng lớn như bột nhựa PVC. Với những loại có sẵn trên thị trường và chiêm tỷ trọng hỏ trong giá trị sản xuất Công ty không tiến hành dự trữ mà đến khi có nhu cầu sử dụng thì phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu mới tiến hành thu mua. Hoặc khi thi công công trình ở các tỉnh xa thì nguyên vật liệu sẽ được mua tại nơi có công trình đang thi công, do đó sẽ giảm được chi phí trong khâu vận chuyển và bảo quản vật liệu. Với những đặc điểm trên việc quản lý vật liệu là rất cần thiết ở Công ty, vì vậy Công ty phải tổ chức quản lý chặt chẽ và hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu ở các khâu:từ thu mua,bảo quản dự trữ cho đến khâu vận chuyển nguyên vật liệu. Đây là yêu cầu khách quan của công tác quản lý vật tư và cũng là một tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của Công ty nên kế toán vật liệu phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình. Mặt khác cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Công ty từ một đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động bằng nguồn vốn ngân sách cấp, làm ăn thua lỗ thì được nhà nước cấp bù, nhưng hiện nay chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh làm ăn lấy thu bù chi làm ăn có lãi. Việc thu mua vật liệu được thực hiện trên kế hoạch sản xuất thông qua các chỉ tiêu quy định của Công ty mà lập kế hoạch thu mua vật liệu cho từng tháng, quý năm sao cho vừa tiết kiệm được các chi phí vừa đem lại hiệu quả cao . Vật liệu mua phải đảm bảo đầy đủ về số lượng chủng loại và chất lượng, có nguồn cung cấp tương đối ổn định, có đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ thu mua. Việc giao nhận vật liệu mua được theo dõi từ khi vận chuyển từ nơi mua về kho, có bộ phận KCS làm nhiệm vụ cân đong kiểm tra phẩm chất quy cách của vật liệu. Vấn đề quan tâm đậc biệt là giá cả của vật liệu làm sao để số chi phí bỏ ra ít nhất nhưng lại mua được vật liệu với khối lượng lớn nhất, mà chất lượng vẫn đảm bảo góp phần hạ giá thành sản phẩm sản xuất ra. Bên cạnh đó Công ty tổ chức bảo quản nguyên vật liệu khá chặt chẽ vật liệu được bảo quản ở hai kho chính là một kho ở tại trụ sở chính còn một kho được đặt ở chi nhánh đại diện tại phía nam. Nguyên vật liệu sử dụng trong Công ty chủ yếu được cung cấp từ các nguồn sau: Công ty SURINT OMYA CHEMICALS của Singapo Công ty MITSUIVINA của Thái lan, Công ty khoá Minh khai, Công ty nhựa thống nhất... Đặc điểm phân loại và tính giá nguyên vật liệu. Đặc điểm phân loại nguyên vật liệu. Với một khối lượng vật liệu lớn về số lượng và rất phong phú đa dạng về chủng loại, mỗi loại vật liệu lại có nội dung kinh tế và tính năng cơ lý hoá khác nhau. Do đó để có thể tiến hành hạch toán chính xác nguyên vật liệu mà không tốn nhiều công sức thì phải biết phân loại vật liệu một cách khoa học. Công ty đã ý thức được điều này và căn cứ vào vai trò công dụng của từng loại vật liệu mà phân thành các nhóm có chung một số đặc điểm nhất định. Toàn bộ vật liệu của Công ty được chia thành 12 nhóm, trong mỗi nhóm lại bao gồm nhiều thứ vật liệu như: 1. Sắt vuông góc: Thép L50 X 50 X 15 X6 . Sắt L70 sắt U120 Théo tấm đen... 2. Gỗ: Gỗ trò chỉ, gỗ dổi, gỗ kiền kiền ... 3. Nhôm: - Nhôm trắng Singapo-2525; 4588; 6789... - Nhôm màu Singapo -2523; BJ170; AD342... - Nhôm trắng FUJIMETAL- A222; 978; 675... - Nhôm màu FUJIMETAL- 388 F145; 2100 F 9721... - Nhôm thái trắng 11/95- F 662; F675... - Nhôm thái màu 11/95 GF900; GH654... - Phụ kiện 11/95 4. Kính : Kính trà L22 X 1.5, kính mờ phun cát... 5. Vật liệu nhập kho mộc sắt thu hồi: thu hồi từ gia công cửa nhựa, ... 6 .Vật liệu điện: quạt thông gió hai chiều, đồng hồ đo ắc quy... 7. Vật liệu nước: Vòi tắm hoa sen, ống nối, ống nước... 8. Vật liệu chống thấm: Mat 100, con kê 90/150... 9. Phụ kiện nhôm: Nẹp trần chữ T, L... 10. Vật liệu mành: nan mành màu, vật liệu mành khác.. 11. Nhiên liệu: mỡ đặc, mỡ lỏng.. 12. Bột nhựa: bột CACO3, chất phụ gia PC 02... Trong mỗi loại vật liệu Công ty lại tiên hành chia nhỏ theo từng thứ như nhôm trắng có nhôm 2522,4588,11522...kính trà có kính L65, L89.. 2.2 Đặc điểm đánh giá vật liệu: Công ty đánh giá vật liệu theo trị giá vốn thực tế. *Đánh giá vật liệu nhập kho: Vật liệu nhập kho của Công ty chủ yếu do mua ngoài (mua trong nước và mua ngoài nước)một phần thuê gia công chế biến và một phần khác do Công ty tự gia công chế biến. - Nếu mua trong nước : Trị giá thực tế vật liệu nhập kho = giá ghi trên hoá đơn + chi phí vận chuyển bốc xếp Ví Dụ 1: Căn cứ vào phiếu nhập kho số 192 ngày 31/12/2002 nhập lõi thép từ Công ty khoá Minh Khai và hoá đơn vận chuyển bốc xếp số hàng trên về kho Công ty ta có. - Số lượng 605,6 kg đơn giá 6.000 đ thành tiền 3.633.600 đ , - Chi phí vận chuyển số hàng trên là 908.400đ. - Chi phí bốc xếp số hàng này là 261.000 đ Vậy trị giá mua thực tế của hàng nhập kho là: 3.633.600 + 908.400 +261.000 = 4.803.000 đ Nhưng trong thực tế việc tập hợp chứng từ không phải lúc nào cũng kịp thời đầy đủ hơn nữa chi phí vận chuyển và chi phí bốc xếp thường có thể thanh toán ngay bằng tiền mặt do đó nhiều khi số chi phí này sẽ không được tính vào trị giá vốn thực tế hàng nhập kho mà kế toán thường hạch toán vào tài khoản 627 và tài khoản 111 và tài khoản 627. - Với hàng nhập khẩu Thì trị giá vốn thực tế của vật liệu nhập kho chỉ bao gồm gía mua theo hợp đồng và giá trên hoá đơn thương mại và chi phí vận chuyển bốc xếp. Còn các chi phí liên quan khác như thuế, chi phí lưu kho bãi, ... kế toán lại hạch toán vào tài khoản khác. Ví Dụ 2: Căn cứ vào hợp đồng thương mại giữa Công ty xây dựng Bưu Điện và Công ty MITSUIVINA, và hoá đơn thương mại số LS 065/2002 ngày 4/11/2002 về việc nhập khẩu bột CaCO3 từ Băng Kốc Thái Lan với số lượng là 40 tấn, đơn giá 160 USD thành tiền 6.400 USD. Để vận chuyển hàng về tận kho của Công ty, thì phải bỏ ra các chi phí sau: Tỷ giá 13.894 VNĐ/USD 1.Tổng chi phí và thuế GTGT: - Giá CIF tại cảng Hải Phòng 6.400 USD = 88.921.600.đ - Thuế nhập khẩu 4.480.320 đ - Thuế GTGT của lô hàng 9.408.672 đ - Chi phí lưu kho bãi 114.000 đ - Chi phí vân chuyển 5.314.000 đ - Thuế GTGT vận chuyển 266.000 đ - Thủ tục phí va bưu điệnphí 354.172 đ - Thuế GTGT thủ tục phí và bưu điện phí 35.417 đ Tổng chi phí tính vào trị giá vốn thực tế vật liệu nhập kho là 88.921.600 + 4.480.320 +114.000 + 5.314.000 + 354.172 = 99.211.092 đ Tổng thuế GTGT của lô hàng 9.408.672 + 266.000 + 35.417 = 9.710.089 đ 2.Tính giá: Số lượng CaCO3 nhập 40.000 kg Tổng chi phí 99.211.092 đ Vậy đơn giá nhập 99.211.092 : 40.000 = 2.480,2773 đ/kg Trị giá vốn thực tế của vật liệu nhập kho là 99.211.092 đ bao gồm giá trên hoá đơn + Thuế nhập khẩu + Chi phí lưu kho bãi + Chi phí vận chuyển + Thủ tục phí và bưu điện phí. *Đánh giá vật liệu xuất kho: Công ty đánh giá vật liệu xuất kho theo giá bình quân liên hoàn Trị giá vốn thực tế xuất kho = số lượng x đơn giá Giá vốn TT VL trước khi nhập + Giá vốn TT VL sau từng lần nhập Đơn giá= Số lượng VL trước khi nhập + Số lượng VL sau từng lần nhập Ví Dụ 3: Số bột tồn kho đầu tháng 12/2002 là 180.112 kg với đơn giá 9.100 đ Căn cứ vào hoá đơn nhập xuất bột của Công ty trong tháng 12 ta có tình hình nhập xuất bột như sau: - Ngày 3/12/2002 nhập bột từ Công ty MITSUIVINA với khối lượng là 107.965 kg, đơn giá 8.500 đ - Ngày 10/12/2002 xuất bột nhựa cho nhà máy nhựa số lượng là 150.000 kg - Ngày 15/12/2002 nhập bột nhựa từ Công ty MITUSIVINA số lượng 188.121 kg đơn giá 9000 đ Vậy giá thực tế xuất kho được tính là: Ngày 10/12/2002 180.112 x 9.100 + 107.965 x 8.500 Đơn giá = = 9023,67 đ/kg 180.112 + 107.965 Trị giá vật liệu xuất kho = 150.000 x 9023,67 = 1.353.550,5 đ 3.Thủ tục nhập xuất kho: *Chứng từ kế toán liên quan đến nhập xuất kho vật liệu: - Hoá đơn GTGT của đơn vị bán - PHiếu nhập kho - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho - Hạn mức vật tư 3.1.Thủ tục nhập kho: Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như các nhu cầu về nguyên vật liệu, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu được sự đồng ý của lãnh đạo Công ty sẽ mua vật liệu và chuyển về kho của Công ty. Lúc này bộ phận KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) tiến hành kiểm tra quy cách mẫu mã, phẩm chất, của từng loại vật liệu xem có đạt yêu cầu theo hợp đồng không. Nếu đạt thủ kho tiến hành lập biên bản giao nhạn hàng và cho nhập kho toàn bộ số vật liệu đó. Kế toán lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho là một loại chứng từ dùng để xác định số lượng. giá trị vật liệu nhập kho làm căn cứ để thủ kho ghi thẻ kho, và kế toán ghi sổ kế toán. Tất cả các loại vật liệu nhập kho đều phải có phiếu nhập kho. Trước khi lập phiếu nhập kho kế toán phải dựa trên Hoá đơn bán hàng hoặc Hoá đơn GTGT của đơn vị bán giao cho khi đi mua hàng (Mời xem Biểu 1 ) Biểu 1: Mẫu số: 01 GTGT-3LL hoá đơn (GTGT ) CN / 99 - B Liên 2: ( Giao khách hàng ) No:069336 Ngày 26 tháng 12 năm 2002 Đơn vị bán hàng : Công ty khoá minh khai Địa chỉ : 21D Minh Khai - Hà Nội Số tài khoản: Điện thoại : Mã số: 0100586003 Họ tên người mua hàng : Đinh Viết Hải Đơn vị : Công ty xây dựng bưu điện Địa chỉ : Pháp Vân Thanh Trì Hà Nội Số tài khoản 766088H Hình thức thanh toán : Thanh toán sau Mã số:0100686544 STT Tên hàng hoá dịch vụ Đ.Vị Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Lõi thép 15x35 kg 605,6 6000 3.633.600 Cộng Tiền hàng 3.633.600 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT 363.600 Tổng cộng tiền thanh toán 3.966.960 Số tiền viết bằng chữ : Ba triệu chín trăm chín sáu nghìn chín trăm sáu mươi đồng chẵn Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên) (Ký đóng dấu ghi rõ họ tên) Kết hợp cùng các hoá đơn chứng từ khác có liên quan như hoá đơn cước vận chuyển-mẫu 03BH- Phiếu xác nhận công việc hoàn thành-mẫu 06LĐTL để lập Bảng tính giá thành thực tế vật liệu nhập kho (mời xem biểu 2) Biểu 2 bảng tính giá vật liệu nhập kho Loại vật liệu: Sắt vuông góc. Tên vật liệu: Lõi thép 15x53 Số 163 ĐVT: kg Ngày 28 tháng 12 năm 2002 STT Tên hàng hoá dịch vụ Giá hoá đơn Chi phí vận chuyển Chi phí bốc xếp Tổng số Số lượng Đơn giá A B 1 2 3 4=1+2+3 5 6=4:5 1 Lõi thép 5x35 3.633.600 908.400 261.000 4.803.000 605,6 7.930,98 Tổng Cộng 4.803.000 Số tiền viết bằng chữ: Bốn triệu, tám trăm linh ba nghìn đồng chẵn. Người lập bảng Kế toán trưởng ( Ký gho rõ họ tên) ( Ký ghi rõ họ tên) Kế toán căn cứ vào Bảng tính giá thành này để lập phiếu nhập kho (mời xem biểu số 3)Phiếu nhập kho phải được lập trên mẫu in sẵn do Bộ Tài Chính ban hành. *. Phương pháp lập phiếu nhập kho Ghi rõ số phiếu nhập kho Ghi ngày tháng năm lập phiếu nhập kho Ghi rõ số tài khoản nợ có tương ứng với phiếu nhập kho Ghi rõ họ tên địa chỉ người giao hàng cũng như ngày tháng số hiệu của hoá đơn dùng làm căn cứ để lập phiếu nhập kho Ghi rõ nhập vào kho nào Biểu 3: Đơn vị:........ Mẫu số: 01 – VT Địa chỉ:....... QĐ số: 1141- YC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ TàI Chính phiếu nhập kho số 192 Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Nợ TK 152 Có TK 331 Họ tên người giao hàng : Công ty khoá minh khai Theo hoá đơn : Số 069336 ngày 26 tháng 12 năm 2002 của Công ty khoá Minh khai Nhập tạI kho : Công ty Xây Dựng bưu đIện STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, ( hàng hoá ) Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Lõi thép15x35 kg 605,6 7.930,98 4.803.000 Thuế VAT 10% 454.200 Cộng 4.803.000 Cộng thành tiền ( bằng chữ ): Bốn triệu tám trăm, linh ba nghìn đồng chẵn. Nhập ngày 31 tháng 12 năm 2002 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Trình tự luân chuyển phiếu nhập kho: Phiếu nhập kho do kế toán vật tư lập được lập thành 3 liên (đặt giấy than viết một lần) - Một liên lưu tại quyển phiếu nhập kho (cuống) - Một liên giao cho kế toán để ghi sổ - Một liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho Phiếu nhập kho trước tiên phải do kế toán vật tư ký vào phần phụ trách cung tiêu, sau đó chuyển cho thủ trưởng đơn vị ký, kế toán trưởng ký, người giao hàng đem hàng để nhập kho ký, và cuối cùng thủ kho căn cứ vào số hàng thực tế nhập kho để ghi vào cột "thực nhập" đồng thời ký vào phiếu nhập kho 3.2.Thủ tục xuất kho: ở công ty xuất kho vật liệu chủ yếu xuất cho sản xuất kinh doanh và xuất bán,một phần xuất thuê gia công chế biến. *Xuất cho sản xuất kinh doanh: Đơn vị sản xuất lên kế hoạch sản xuất gồm những loại sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, gửi lên phòng kinh tế kỹ thuật, phòng này ra hạn mức vật tư sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của d[[n vị sản xuất, sau đó trình thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Kế toán căn cứ vào hạn mức vật tư để lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và giao phiếu này cho thủ kho để làm thủ tục xuất kho. Hạn mức vật tư ( mời xem biểu 4 ) được lập dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật do ban lãnh đạo Công ty quy định cụ thể cho từng loại sản phẩm.Ví dụ để sản xuất một bộ cửa nhựa lõi thép gồm hai cánh cao 1,5m rộng 1m thì cần 300kg bột nhựa CaCo3, cần 2kg lõi thép, cần 6kg ốc vít các loại, c._.giá thành là các hạng mục công trình có dự toán riêng sẽ giúp xí nghiệp chủ động trong sản xuất, trong quản lý tiến độ thi công của các đội cũng như là cơ sở để công ty lập hồ sơ dự toán chi phí cho các công trình tiếp theo. Mặt khác việc tính giá thành theo hạng mục công trình tạo điều kiện tính giá thành nhanh chóng khi công trình hoàn thành. Để khắc phục khó khăn và đạt được những thuận lợi trên theo em các xí nghiệp nên xác định đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình. Còn trong các báo cáo tổng hợp lên công ty mới tính theo công trình. 11. Hoàn thiện về luân chuyển chứng từ. ở Công ty Xây dựng Bưu điện, hàng quý các chủ nhiệm công trình sẽ chuyển chứng từ gốc về các xí nghiệp để tập hợp chi phí sản xuất và để xí nghiệp hạch toán vào các sổ chi tiết. Cuối năm, kế toán xí nghiệp mới tổng hợp chi phí sản xuất và gửi báo cáo về công ty. Như vậy trong năm, mọi chi phí phát sinh ở từng giai đoạn là bao nhiêu công ty không quản lý. Mà đặc điểm của ngành xây dựng là chi phí phát sinh thường lớn, chu kỳ sản xuất kéo dài nên trong quá trình hoạt động cần một vốn rất lớn. Nếu công ty theo dõi sát tình hình tăng giảm chi phí trong từng thời kỳ đối với từng xí nghiệp thì sẽ chủ động hơn trong việc hỗ trợ kinh phí cho các xí nghiệp tiến hành thi công. Công ty có thể đứng ra vay vốn cho các xí nghiệp mới mức hợp lý, đủ để tiến độ thi công các công trình không bị ảnh hưởng nhưng cũng không bị lãng phí vì cấp quá số cần thiết. Mặt khác nếu hàng quý hoặc 6 tháng kế toán gửi báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành cho công ty theo dõi thì công ty có thể nắm được tiến độ công việc của từng xí nghiệp, công tác kiểm toán nội bộ đựơc tiến hành thuận lợi hơn. Đồng thời cũng tránh được trường hợp có quá nhiều việc dồn vào cuối năm, trước khi lập báo cáo quyết toán năm sẽ rất vất vả cho cả kế toán và kiểm toán viên. Do vậy, em xin đề xuất ý kiến là công ty nên theo dõi tình hình biến động chi phí ở các xí nghiệp không chỉ vào dịp cuối năm mà theo từng quý hoặc 6 tháng để các thông tin kiểm kế toán thực sự phản ánh chính xác, kịp thời tình hình tài chính của công ty nói chung và chi phí sản xuất, giá thành nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập và xử lý thông tin kế toán. 12. Hoàn thiện về hệ thống giá dự toán Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở định mức chi phí ban hành và đơn giá dự toán. Giá thành dự toán là cơ sở hình thành giá đấu thầu của công ty, là căn cứ để ghi nhận doanh thu. Nhưng chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất chỉ lấy giá dự toán làm thước đo chứ không phụ thuộc vào giá dự toán. Như vậy nếu công tác xác định giá dự toán không tốt sẽ dẫn đến tình trạng chi phí bỏ ra lớn hơn doanh thu ghi nhận. Trong trường hợp này công ty bị lỗ. Do đó có thể thấy xác định giá dự toán là công việc hết sức quan trọng đối với hoạt động cả công ty. Trên thực tế đây cũng là công việc hết sức khó khăn do giá cả thị trường không ổn định. Để công tác xác định giá dự toán chính xác hơn, thực hiện vai trò định hướng cho việc đầu tư vốn và các yếu tố đầu vào em xin đề xuất là công ty nên xây dựng hệ thống định mức trên cơ sở điều kiện tổ chức sản xuất, kỹ năng kỹ thuật công nghệ hiện có của mình. Đồng thời đơn giá dự toán phải được xác định trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm lập dự toán và tại địa bàn thi công công trình do công ty chủ yếu thi công công trình ở đâu thì tiến hành mua vật tư và thuê nhân công cũng tại địa bàn đó. 13. Hoàn thiện hệ thống sổ sách Việc thiết kế sổ chi tiết của công ty ở các xí nghiệp không chi tiết được các yếu tố chi phí trong các khoản mục chi phí phát sinh đặc biệt đối với TK 623, 627 là hai TK theo quy định của Bộ Tài Chính được chi tiết thành 6 TK cấp II. Việc thiết kế sổ như vậy chỉ có tác dụng tập hợp chi phí, gây khó khăn trong việc đối chiếu so sánh các dữ liệu phát sinh cũng như không thuận tiện khi muốn phân tích chi phí. Theo em kế toán ở xí nghiệp nên sử dụng mẫu sổ chi tiết. Mẫu 21: Sổ chi tiết chi phí sản xuất Tài khoản: .................. Đối tượng: ................. NTGS Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Ghi Nợ các TK Số tiền ghi Có Số hiệu Ngày tháng Tổng Trong đó TK ... TK ... Cộng: xxx xxx xxx xxx Tại công ty sử dụng mẫu Sổ Đăng Ký Chứng Từ Ghi Sổ thuận tiện cho việc tìm chứng từ nhưng mỗi nội dung của nghiệp vụ phát sinh đều được ghi hai lần ở CT- GS và ở Sổ ĐKCTGS. Trước hết việc này làm mất thời gian khi vào Sổ ĐKCTGS, mặt khác mẫu sổ khác với quy định đã ban hành của Bộ Tài Chính. Sổ ĐKCTGS không phản ánh tổng phát sinh do đó không có tác dụng trong việc đối chiếu các số liệu phát sinhtrên bảng cân đối phát sinh. Hơn nữa mẫu sổ ĐKCTGS mà công ty đang áp dụng trùng lặp với sổ CT - GS. Để khắc phục công ty nên sử dụng mẫu sổ ĐKCTGS sau: Mẫu 22: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Năm 200... Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng Cộng: xxx xxx 14. Tiết kiệm chi phí nhân công. Để tiết kiệm chi phí nhân công công ty cố gắng để có biện pháp tăng năng suất lao động. Để thực hiện vấn đề này công ty cần nghiên cứu tổ chức các biện pháp thi công một cách khoa học. Các khối lượng công việc được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, không để sản xuất bị ngắt quãng. Vật liệu phải được cung cấp thường xuyên, kịp thời cho sản xuất. Công ty phải thường xuyên ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra công ty nên kịp thời khen thưởng những đội hoàn thành tiến độ thi công. 15. Tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công. Có thể tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công bằng cách nâng cao năng suất sử dụng máy, tiết kiệm nguyên vật liệu sử dụng cho chạy máy,... Trong điều nkiện có thể công ty nên đầu tư mua sắm hoặc thuê các loại máy thi công ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vì mặc dù giá mua hoặc thuê hơi cao nhưng hiệu quả sử dụng lớnvà thời gian sử dụng lâu dài. Đồng thời, với các loại máy thi công đã cũ, lạc hậu công ty nên thanh lý ngay để đầu tư vào mua máy mới, tránh ứ đọng vốn. Như vậy công ty một mặt nâng cao được năng suất lao động, mặt khác tiết kiệm được chi phí. 16. Giảm tối đa các chi phí sản xuất chung. Trong quá trình sản xuất tiết kiệm được nguyên vật liệu, chi phí nhân công có thể bị ảnh hưởng tới chất lượng công trình do đó tiết kiệm chi phí sản xuất chung là hợp lý nhất. Công ty cần có những quy chế cụ thể nhằm hạn chế các khoản chi phí sản xuất chung. Chi phí về giấy vở, chi tiền điện thoại, điện nước sử dụng ở các xí nghiệp là tương đối lớn và nhiều khi còn lãng phí nên cần tiết kiệm khoản chi phí này. Kết luận Tổ chức hệ thống kế toán là một trong yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của Công ty Xây dựng Bưu điện. Vì vậy công tác kế toán tổ chức quản lý và kế toán là một nội dung quan trọng trong công tác tổ chức quản lý, nếu quản lý tốt Công tác kế toán sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý có hiệu quả nguyên vật liệu, giảm giá thành sản phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm tăng lợi nhuận cho Công ty. Công tác quản lý kế toán công tác lớn và phức tạp đòi hỏi phải có thời gian. Sau một thời gian thực tập tại Công ty tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm và nhiều điều bổ ích để củng cố thêm những kiến thức về lý luận mà tôi đã được học ở trường. Song bên cạnh đó tôi cũng nhận thấy được vài điều chưa thật sự phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty và tôi đã mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến với mong muốn góp sức mình vào việc xây dựng và tổ chức công tác kế toán tại Công ty. Từ cơ sở lý luận đã nêu trong báo cáo dã góp phần làm sáng tỏ hơn những tồn tại trong công tác kế toán và quản lý ở Công ty được nêu ở phần cuối của bản luận văn này. ý kiến đề xuất đó là quá trình nghiên cứu được trình bày trên cơ sở lý luận cơ bản và được vận dụng vào điều kiện thực tế của Công ty. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo Phạm Bích Chi, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ cán bộ phòng TC-KTTK của công ty Xây dựng Bưu điện đã nhiệt tình giúp đỡ em về mọi mặt trong thời gian em thực tập tại công ty. Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2004 Sinh viên Lê Quang Dũng Phụ lục Bảng 01: Bảng cân đối kế toán năm 2001 Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối kì A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 48.032.011.759 57.196.614.594 (100=110+120+130+150+160) I. Tiền 110 2.239.785.048 1.711.491.025 1. Tiền tại quỹ 111 4.187.370 12.175.536 2. Tiền gửi ngân hàng 112 2.235.597.678 1.699.315.489 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 120 50.000.000 150.000.000 1. Đầu t chứng khoán ngắn hạn 121 50.000.000 150.000.001 2. Đầu t ngắn hạn khác 122 3. Dự phòng giảm giá đầu t ngắn hạn 123 III. Các khoản phải thu 130 34.950.160.500 47.211.289.612 1. Phải thu khách hàng 131 26.189.759.855 35.185.149.157 2. Trả trớc cho ngời bán 132 328.686.408 215.548.132 3. Thuế GTGT đợc khấu trừ 4. Phải thu nội bộ 134 8.082.484.847 11.491.275.925 a. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 b. Phải thu nội bộ khác 136 8.082.484.847 11.491.275.925 5. Các khoản phải thu khác 138 349.229.390 319.316.398 6. Dự phòng phải thu khó đòi 139 IV. Hàng tồn kho 140 10.559.246.908 7.874.381.771 1. Hàng mua đang đi đờng 141 2. NVL tồn kho 142 3.021.768.116 3.871.770.418 3. CC, DC trong kho 143 53.807.087 46.608.725 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 863.816.270 1.386.914.220 5. Thành phẩm tồn kho 145 3.868.746.294 1.438.699.745 6. Hàng hoá tồn kho 146 7. Hàng gửi bán 147 2.751.109.141 1.130.388.663 8. Dự phòng giảm giá HTK 149 V. Tài sản lưu động khác 150 232.819.303 249.452.185 1. Tạm ứng 151 232.819.304 249.452.185 2. Chi phí trả trớc 152 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các khoản thế chấp, kí cợc, kí quỹ ngắn hạn 155 VI. Chi phí sự nghiệp 160 1. Chi phí sự nghiệp năm trớc 161 2. Chi phí sự nghiệp năm nay 162 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 18.764.442.804 20.369.294.278 (200=210+220=230+240) I. Tài sản cố định 210 16.955.338.804 14.723.655.481 1. Tài sản cố định hữu hình 211 16.955.338.805 14.723.655.481 a. Nguyên giá 212 27.199.502.203 27.440.651.663 b. Giá trị hao mòn 213 -10.24416334 -12.71699612 1. Tài sản cố định vô hình 214 a. Nguyên giá 215 b. Giá trị hao mòn 216 1. Tài sản cố định Thuê tài chính 217 a. Nguyên giá 218 b. Giá trị hao mòn 219 II. Các khoản đầu tư dài hạn 220 1.020.000.000 1.020.000.000 1. Đầu t chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh dài hạn 222 1.020.000.000 1.020.000.000 3. Dự phòng giảm giá đầu t dài hạn 229 III. Chi phí XDCB dở dang 230 789.104.000 4.625.639.797 IV. Các khoản kí cợc kí quỹ dài hạn 240 Tổng tài sản: (250=100+200) 250 66..796.454.463 77.565.908.872 Nguồn Vốn A. Nợ phải trả 300 56.760.952.241 65.406.740.017 I. Nợ ngắn hạn 310 38.008.444.734 46.391.135.213 1. Vay ngắn hạn 311 21.028.118.172 22.551.655.518 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trẩ ngời bán 312 1.704.054.082 1.046.915.112 4. Ngời mua trả tiền trớc 314 5. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nớc 315 2.885.898.347 5.248.596.706 6. Phải trả công nhân viên 316 121.774.155 457.631.463 7. Chi phí phải trả 317 8. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 318 8.268.359.824 10.652.894.141 9. Các khoản phải trả phải nôpọ khác 319 4.000.240.154 5.117.368.721 II. Nợ dài hạn 320 18.665.040.648 18.745.040.648 1. Vay dài hạn 321 18.665.040.649 18.745.040.648 2. Nợ dài hạn khác 322 III. Nợ khác 330 87.466.159. 270.564.156 1. Chi phí phải trả 331 87.466.159. 270.564.156 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 3. Nhận kí cợc kí quỹ dài hạn 333 B. Nguồn vốn CSH 400 10.035.502.322 12.159.168.855 I. Nguồn vốn quỹ 410 10.035.502.323 12.159.168.855 1. NVKD 411 8.205.483.174 10.727.399.616 2. Chênh lệch đánh giá lại 412 2. Chêng lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu t phát triển 414 534.254.133 213.642.051 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 644.624.502 711.132.574 6. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 416 281.005.843 226.270.755 7. Lợi nhuận cha phân phối 417 8. Quỹ khen thởng, phúc lợi 418 370.134.670 266.270.755 9. Nguồn vốn đầu t xây dựng cơ bản 419 II. Nguồn kinh phí 420 1. Quỹ quản lý cấp trên 421 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 a. Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trớc 423 b. Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 424 3. Nguồn VKD đã hình thành TSCĐ 425 Tổng nguồn vốn: (= 300+400) 66..796.454.463 77.565.908.872 Bảng 02: Bảng cân đối kế toán năm 2002 Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối kì A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 57.196.614.594 73.349.586.277 (100=110+120+130+150+160) I. Tiền 110 1.711.491.025 3.368.729.562 1. Tiền tại quỹ 111 12.175.536 449.526.712 2. Tiền gửi ngân hàng 112 1.699.315.489 2.919.202.850 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 120 150.000.000 150.000.000 1. Đầu t chứng khoán ngắn hạn 121 150.000.001 150.000.000 2. Đầu t ngắn hạn khác 122 3. Dự phòng giảm giá đầu t ngắn hạn 123 III. Các khoản phải thu 130 47.211.289.612 57.267.792.110 1. Phải thu khách hàng 131 35.185.149.157 54.450.960.105 2. Trả trớc cho ngời bán 132 215.548.132 394.249.114 3. Thuế GTGT đợc khấu trừ 4. Phải thu nội bộ 134 11.491.275.925 1.573.171.359 a. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 b. Phải thu nội bộ khác 136 11.491.275.925 1.573.171.359 5. Các khoản phải thu khác 138 319.316.398 849.411.532 6. Dự phòng phải thu khó đòi 139 IV. Hàng tồn kho 140 7.874.381.771 10.244.854.635 1. Hàng mua đang đi đờng 141 2. NVL tồn kho 142 3.871.770.418 4.043.464.110 3. CC, DC trong kho 143 46.608.725 46.953.705 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 1.386.914.220 3.585.348.412 5. Thành phẩm tồn kho 145 1.438.699.745 1.438.699.745 6. Hàng hoá tồn kho 146 7. Hàng gửi bán 147 1.130.388.663 1.130.388.663 8. Dự phòng giảm giá HTK 149 V. Tài sản lưu động khác 150 249.452.185 2.318.209.970 1. Tạm ứng 151 249.452.185 2.223.209.970 2. Chi phí trả trớc 152 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các khoản thế chấp, kí cợc, kí quỹ ngắn hạn 155 95.000.000  VI. Chi phí sự nghiệp 160 1. Chi phí sự nghiệp năm trớc 161 2. Chi phí sự nghiệp năm nay 162 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 20.369.294.278 21.757.438.893 (200=210+220=230+240) I. Tài sản cố định 210 14.723.655.481 16.111.800.096 1. Tài sản cố định hữu hình 211 14.723.655.481 16.111.800.096 a. Nguyên giá 212 27.440.651.663 29.913.913.123 b. Giá trị hao mòn 213 -12.71699612 -13.802.113.027 1. Tài sản cố định vô hình 214 a. Nguyên giá 215 b. Giá trị hao mòn 216 1. Tài sản cố định Thuê tài chính 217 a. Nguyên giá 218 b. Giá trị hao mòn 219 II. Các khoản đầu tư dài hạn 220 1.020.000.000 1.020.000.000 1. Đầu t chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh dài hạn 222 1.020.000.000 1.020.000.000 3. Dự phòng giảm giá đầu t dài hạn 229 III. Chi phí XDCB dở dang 230 4.625.639.797 4.625.638.797 IV. Các khoản kí cợc kí quỹ dài hạn 240 Tổng tài sản: (250=100+200) 250 77.565.908.872 95.107.025.170 Nguồn Vốn A. Nợ phải trả 300 65.406.740.017 82.305.862.253 I. Nợ ngắn hạn 310 46.391.135.213 57.646.029.878 1. Vay ngắn hạn 311 22.551.655.518 22.696.655.518 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trẩ ngời bán 312 1.046.915.112 7.807.782.458 4. Ngời mua trả tiền trớc 314 2.580.422.139 5. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nớc 315 5.248.596.706 5.248.596.706 6. Phải trả công nhân viên 316 457.631.463 614.461.214 7. Chi phí phải trả 317 8. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 318 10.652.894.141 2.342.951.641 9. Các khoản phải trả phải nôpọ khác 319 5.117.368.721 16.355.160.175 II. Nợ dài hạn 320 18.745.040.648 18.745.040.648 1. Vay dài hạn 321 18.745.040.648 18.745.040.648 2. Nợ dài hạn khác 322 III. Nợ khác 330 270.564.156 5.914.791.727 1. Chi phí phải trả 331 270.564.156 5.914.791.727 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 3. Nhận kí cợc kí quỹ dài hạn 333 B. Nguồn vốn CSH 400 12.159.168.855 12.801.162.917 I. Nguồn vốn quỹ 410 12.159.168.855 12.801.162.917 1. NVKD 411 10.727.399.616 10.867.853.458 2. Chênh lệch đánh giá lại 412 2. Chêng lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu t phát triển 414 213.642.051 174.727.417 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 711.132.574 703.349.649 6. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 416 226.270.755 276.832.396 7. Lợi nhuận cha phân phối 417 8. Quỹ khen thởng, phúc lợi 418 266.270.755 778.399.997 9. Nguồn vốn đầu t xây dựng cơ bản 419 II. Nguồn kinh phí 420 1. Quỹ quản lý cấp trên 421 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 a. Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trớc 423 b. Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 424 3. Nguồn VKD đã hình thành TSCĐ 425 Tổng nguồn vốn: (= 300+400) 77.565.908.872 95.107.025.170 Bảng 03: Bảng cân đối kế toán năm 2003 Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối kì A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 73.349.586.277 97.271.214.905 (100=110+120+130+150+160) I. Tiền 110 3.368.729.562 6.776.140.057 1. Tiền tại quỹ 111 449.526.712 190.766.959 2. Tiền gửi ngân hàng 112 2.919.202.850 6.585.373.098 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 120 150.000.000 248.851.800 1. Đầu t chứng khoán ngắn hạn 121 150.000.000 248.851.800 2. Đầu t ngắn hạn khác 122 3. Dự phòng giảm giá đầu t ngắn hạn 123 III. Các khoản phải thu 130 57.267.792.110 56.803.006.642 1. Phải thu khách hàng 131 54.450.960.105 53.585.393.664 2. Trả trớc cho ngời bán 132 394.249.114 8.049.35 3. Thuế GTGT đợc khấu trừ 4. Phải thu nội bộ 134 1.573.171.359 1.197.362.193 a. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 b. Phải thu nội bộ khác 136 1.573.171.359 1.197.362.193 5. Các khoản phải thu khác 138 849.411.532 11.899.755.682 6. Dự phòng phải thu khó đòi 139 IV. Hàng tồn kho 140 10.244.854.635 28.526.686.843 1. Hàng mua đang đi đờng 141 2. NVL tồn kho 142 4.043.464.110 5.535.857.157 3. CC, DC trong kho 143 46.953.705 58.234.252 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 3.585.348.412 9.702.430.406 5. Thành phẩm tồn kho 145 1.438.699.745 6.284.891.440 6. Hàng hoá tồn kho 146 7. Hàng gửi bán 147 1.130.388.663 6.945.273.588 8. Dự phòng giảm giá HTK 149 V. Tài sản lưu động khác 150 2.318.209.970 4.916.529.541 1. Tạm ứng 151 2.223.209.970 4.790.415.783 2. Chi phí trả trớc 152 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các khoản thế chấp, kí cợc, kí quỹ ngắn hạn 155 95.000.000  VI. Chi phí sự nghiệp 160 1. Chi phí sự nghiệp năm trớc 161 2. Chi phí sự nghiệp năm nay 162 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 21.757.438.893 20.414.468.184 (200=210+220=230+240) I. Tài sản cố định 210 16.111.800.096 18.022.587.654 1. Tài sản cố định hữu hình 211 16.111.800.096 18.022.587.654 a. Nguyên giá 212 29.913.913.123 35.403.388.406 b. Giá trị hao mòn 213 -13.802.113.027 -17.380.800.752 1. Tài sản cố định vô hình 214 a. Nguyên giá 215 b. Giá trị hao mòn 216 1. Tài sản cố định Thuê tài chính 217 a. Nguyên giá 218 b. Giá trị hao mòn 219 II. Các khoản đầu tư dài hạn 220 1.020.000.000 1.020.000.000 1. Đầu t chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh dài hạn 222 1.020.000.000 1.020.000.000 3. Dự phòng giảm giá đầu t dài hạn 229 III. Chi phí XDCB dở dang 230 4.625.638.797 1.371.880.530 IV. Các khoản kí cợc kí quỹ dài hạn 240 Tổng tài sản: (250=100+200) 250 95.107.025.170 117.685.683.089 Nguồn Vốn A. Nợ phải trả 300 82.305.862.253 104.504.672.813 I. Nợ ngắn hạn 310 57.646.029.878 82.258.397.128 1. Vay ngắn hạn 311 22.696.655.518 43.975.946.060 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trẩ ngời bán 312 7.807.782.458 10.015.287.189 4. Ngời mua trả tiền trớc 314 2.580.422.139 4.962.461.032 5. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nớc 315 5.248.596.706 3.746.660.767 6. Phải trả công nhân viên 316 614.461.214 880.334.527 7. Chi phí phải trả 317 8. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 318 2.342.951.641 6.471.966.565 9. Các khoản phải trả phải nôp khác 319 16.355.160.175 12.205.740.988 II. Nợ dài hạn 320 18.745.040.648 15.475.040.988 1. Vay dài hạn 321 18.745.040.648 15.475.040.988 2. Nợ dài hạn khác 322 III. Nợ khác 330 5.914.791.727 6.771.235.087 1. Chi phí phải trả 331 5.914.791.727 6.771.235.087 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 3. Nhận kí cợc kí quỹ dài hạn 333 B. Nguồn vốn CSH 400 12.801.162.917 13.181.010.276 I. Nguồn vốn quỹ 410 12.801.162.917 13.181.010.276 1. NVKD 411 10.867.853.458 11.127.931.088 2. Chênh lệch đánh giá lại 412 2. Chêng lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu t phát triển 414 174.727.417 544.176.686 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 703.349.649 558.305.153 6. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 416 276.832.396 282.938.670 7. Lợi nhuận cha phân phối 417 8. Quỹ khen thởng, phúc lợi 418 778.399.997 697.658.679 9. Nguồn vốn đầu t xây dựng cơ bản 419 II. Nguồn kinh phí 420 1. Quỹ quản lý cấp trên 421 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 a. Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trớc 423 b. Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 424 3. Nguồn VKD đã hình thành TSCĐ 425 Tổng nguồn vốn: (= 300+400) 95.107.025.170 117.685.683.089 Bảng 04: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002 Chỉ tiêu Mã số Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Luỹ kế Tổng doanh thu 1 795850.791 1.689.063.740 10.510.033.837 84.329.045.001 97.323.993.369 Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu 2 * Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 3 - Chiết khấu 4 - Giảm giấ 5 - Hàng bán trả lại 6 11.844.000 11.844.000 - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XNK 7 1. Doanh thu thuần 10 795.850.791 1.689.063.740 10.510.033.837 84.317.201.001 97.312.149.369 2. Giá vốn hàng bán 11 644.944.181 1.373.150.791 9.999.644.607 77.567.206.150 88.584.945.729 3. Lãi gộp (10-11) 20 150.906.610 315.912.949 510.389.230 7.749.994.851 8.727.203.640 4. Chi phí bán hàng 21 16.941.129 111.942.160 92.271.266 1.865.690.749 2.086.845.304 5. Chi phí quản lý 22 113.392.564 28.691.243 233.617.753 4.760.174.420 5.135.875.980 6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 30 20.572.917 175.297.546 184.500.211 1.124.129.682 1.504.500.356 - Thu hoạt động tài chính 31 1.142.330 1.142.330 - Chi hoạt động tài chính 32 88.533.360 88.272.218 176.805.578 7. Lợi nhuận từ HĐTC 40 -88.533.360 -87.129.888 -175.663.248 - Thu hoạt động bất thờng 41 116.363.636 89.777.153 38.862.314 -194.103.709 50.899.394 -Chi hoạt động bất thờng 42 42.964.500 30.630.642 820.380 -15.569.566 58.845.956 8. Lợi nhuận từ HĐBT 50 73.399.136 59.146.511 38.041.934 -178.534.143 -7.946.562 9. Lợi nhuận trớc thuế 60 93.972.053 234.426.057 134.008.785 858.465.651 1.320.872.546 10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 23.493.013 58.606.514 33.502.196 214.616.413 330.218.136 11. Lợi nhuận sau thuế 80 70.479.040 175.819.543 100.506.589 643.849.238 990.654.410 Bảng 05: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 Chỉ tiêu Kỳ trước Kỳ này Luỹ kế tử đầu năm Tổng doanh thu 1 32.140.429.558 95.611.965 127.752.396.523 Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu 2 * Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 3 97.290.000 318.000 97.608.000 -Chiết khấu 4 318.000 318000 - Giảm giấ 5 97.290.000 97.290.000 - Hàng bán trả lại 6 11.844.000 11.844.000 - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XNK 7 1. Doanh thu thuần 10 32.043.139.558 95.611.648.965 127.654.788.533 2. Giá vốn hàng bán 11 28.250.826.855 86.980.771.545 115.231.598.400 3. Lãi gộp (10-11) 20 3.792.312.703 8.630.877.420 12.423.190.123 4. Chi phí bán hàng 21 1.601.598.944 1.821.043.757 3.422.642.701 5. Chi phí quản lý 22 1.799.905.971 5.484.471.341 7.284.377.312 6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 30 390.870.788 1.325.362.322 1.716.170.110 - Thu hoạt động tài chính 31 7.013.889 4.740.000 11.753.889 - Chi hoạt động tài chính 32 7. Lợi nhuận từ HĐTC 40 7.013889 4.740.000 11.753.889 - Thu hoạt động bất thờng 41 32.059.559 32.599.959 - Chi hoạt động bất thờng 42 29.774.331 29.774.331 8. Lợi nhuận từ HĐBT 50 2.285.628 2.285.628 9. Lợi nhuận trớc thuế 60 400.107.305 1.330.102.322 1.730.209.627 10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 128.034.337 425.632.743 553.667.080 11. Lợi nhuận sau thuế 80 2.720.729.968 904.469.579 1.176.542.547 Sơ đồ 05: Trình tự hạch toán tài sản cố định Chứng từ tăng giảm và khấu hao TSCĐ Thẻ TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ Chứng từ ghi sổ Bảng cân đối tài khoản Sổ Cái TK 211, 212, 213, 214. Sổ đăng kí CT-GS Báo cáo Kế toán Sơ đồ 06: Trình tự hạch toán tiền lương Chứng từ lao động tiền lương Sổ chi tiết TL,BHXH Chứng từ ghi sổ Sổ đắng ký CTGS Bảng tổng hợp TL,BHXH Sổ cái TK334,335,338 Bảng cân đối TK Báo cáo kế toán Biểu 7 Thẻ kho vật tư LoạI vật tư: Thép L 50 x 50 x 5 x 6. Tên vật tư lõi thép 15 x 55. Mã 10102027 Từ ngày 1/12 đến 31/12/2002 Đơn vị tính Ngày Số phiếu Diễn giảI Đơn giá Số lượng Tồn Nhập Xuất Lượng Tiền A B C D 1 2 3 4 Cộng tồn trước ngày 1/12/02 6721.,24 10.058,9 76.608.277 1/12/02 PN 163 Nhập lõi thép từ C. ty khoá MK 6717,53 6182,4 16.241,3 109.138.764,472 ..... ............ ......................... ........ ........ ...... ...... ......... 4/12/02 023351 Xuất gia công nhà BĐ KG VL 6565,00 122,5 16.188,8 804.212,5 31/12/02 PN 192 Nhập lõi thép từ Minh khai 7930,98 605,6 13.497,30 91.124.522 ..... ............ ......................... ........ ........ ...... ...... ......... 31/12/02 040219 Xuất gia công nhà BĐ Nghệ An 6565,00 574,8 15.544 104.561.108 31/12/02 023373 Xuất bán cho BĐ Lạng sơn 6565,00 332 13.165,3 88.944.942 Biểu 10 Bảng kê tàI khoản 152 Từ ngày 1/12/99 đến 31/12/02 Số ghi sổ Chứng từ Diễn giảI Tổng số Nợ TK 152 Ghi nợ TK 152 ghi có các TK Số Ngày TK 141 TK 154 TK 331 TK 333 TK 642 A B C D 1 2 3 4 5 6 14890 PN 163 1/12/02 Nhập lõi thép từ MK 41.530.457 41.530.457 ............ ........ ............... ......... .............. ........... ............. ............ ......... .............. 14893 PN 71 10/12/02 Nhập khẩu CaCO3 110.096.800 110.096.800 14942 PN 176 11/12/02 Nhập hạt nhựa táI chế gia công 499.686.810 499.686.810 14950 PN 141 20/12/02 Nhập khẩu CaCO3 2.401.128 2.401.128 14958 PN 190 31/12/02 NHập Khẩu CaCO3 4.000.000 4.000.000 14958 PN 190 31/12/02 NHập Khẩu CaCO3 1.455.000 1.455.000 14958 PN 190 31/12/02 NHập Khẩu CaCO3 88.921.600 88.921.600 14958 PN 190 31/12/02 NHập Khẩu CaCO3 4.480.320 4.480.320 14958 PN 190 31/12/02 NHập Khẩu CaCO3 354.172 354.172 ........... .............. ............. ............ ..... ............ ............. ...... .......... ............. 14960 PN 192 31/12/02 Nhập lõi thép từ MK 4.803.000 42.810.670 Tổng cộng 1.595.780.068 9.908.000 688.756.810 890.222.766 6.538.320 354.172 Biểu 12: Bảng kê tàI khoản 152 Từ ngày 01/12/99 đến 31/12/99 Số ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tổng số có TK 152 Ghi có TK 152 ghi nợ các TK Số Ngày 331 621 632 A B C D 1 2 3 4 15117 023351 4/12/02 Xuất gia công nhà BD KTVL 804.212,5 804.212,5 15120 023356 8/12/02 Xuất bột cho nhà máy nhựa 14.700.000 14.700.000 16128 6097 11/12/02 Xuất bán cho bưu đIện Tuyên Quang 1.639.400 1.639.400 .... ....... ....... ............... ............ ........... ........... .......... 16129 023360 11/12/02 Xuất bột nhựa thuê gia công 349.500.000 349.500.000 15226 023226 25/12/02 Xuất bột cho nhà máy nhựa 33.660.000 33.660.000 16215 040219 31/12/02 Xuất gia công nhà BĐ Nghệ An 3.773.562 3.773.562 ........ .......... .......... ................. ........ ........ ........... ........... 16216 040219 31/12/02 Xuất bột gia công Nhà BĐ Nghệ An 23.810.000 23.810.000 17216 023373 31/12/02 Xuất bán cho BĐ Lạng Sơn 2.179.280 ` 2.179.580 Tổng cộng 725.890.000 568.400.000 99.689.732 57.800.268 Biểu 15 Sổ cáI TK Nguyên liệu vật liệu Từ ngày 1/1/02 đến ngày 31/12/02 Trang 20: Ngày tháng ghi sổ Số ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tk đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 30/11/02. 01/12/02 04/12/02 08/12/02 10/12/02 11/12/02 11/12/02 11/12/02 20/12/02 25/12/02 31/12/02 31/12/02 31/12/02 31/12/02 31/12/02 31/12/02 14521 14980 15117 15120 14893 14942 16128 16129 14950 15226 14958 14958 14958 14958 14960 16216 PN 150 PN 163 023351 023356 PN 171 PN 176 60971 023360 PN 189 023226 PN 190 PN 190 PN190 PN 190 PN192 040219 30/11/02 1/12/02 4/12/02 8/12/02 10/12/02 11/12/02 11/12/02 11/12/02 20/12/02 25/12/02 31/12/02 31/12/02 31/12/02 31/12/02 31/12/02 31/12/02 Nhập kính màu trà LD V- Nhật Nhập lõi thép từ CTy Khoá MK Xuất Vật tư gia công nhà BĐ KG Xuất bột cho nhà máy nhựa Nhập khẩu Bột CaCO3 Nhập hạt nhựa táI chế gia công Xuất VT bán cho BĐ TQ Xuất bột cho NM nhựa gia công Nhập khẩu bột CaCO3 Xuất bột cho NM nhựa Nhập khẩu bột CaCO3 Nhập khẩu bột CaCO3 Nhập khẩu bột CaCO3 Nhập khẩu bột CaCO3 Nhập lõi thép từ Cty khoá MK Xuất bột gia công nhà VHX-NA 331 331 621 621 331 154 632 154 331 621 141 331 333 642 331 621 46.743.091 41.530.457 110.096.800 499.686.810 2.401.128 5.455.000 88.921.600 4.480.320 354.172 4.803.000 804.212,5 14.700.000 1.639.400 349.500.000 33.660.000 23.810.000 Cộng 804.472.378 424.113.612,5 Tài liệu tham khảo Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - ĐH Kinh tế quốc dân Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty XDBĐ Báo cáo Quyết toán năm 2000 Báo cáo Quyết toán năm 2001 Báo cáo Quyết toán năm 2002 Báo cáo Quyết toán năm 2003 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29167.doc