Thực trạng và giải pháp trong cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động

Lời nói đầu Lao động là một trong những yếu tố đầu vào cùng với các yếu tố khác (vốn đầu tư,khoa học công nghệ ) đóng vai trò quan trọng quyết định đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia .Nước ta có nguồn lao dộng dồi dào đặc biệt là nguồn lao động thuộc loạị trẻ, chất lượng dân trí và trình độ văn hoá của lực lượng lao động vào loại khá cao.Tuy nhiên trong thời gian qua chúng ta chưa phát huy được những tiềm năng đó phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, do c

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp trong cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ cấu lao động nước ta còn nhiều bất cập ,chất lượng lao động còn thấp sự phân bố lao động vào các ngành vùng lãnh thổ còn bất hợp lí :Cho đến nay vẫn còn tới gần 63% lao đông trong khu vực nông nghiệp chỉ có 13% ltrong khu vực công nghiệp và xây dựng và 24 % lao động trong khu vực dịch vụ .Tuy tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian qua diễn ra khá nhanh nhưng vẫn chưa tích cực năng suất lao động còn thấp, khả năng tích luỹ cho đầu tư phát triển còn ít, đời sống nhân dân chậm được cải thiện .Phân bố lao động còn có những bất hợp lí chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của mỗi vùng .Về chất lượng nguồn lao động tuy trình độ dân trí và trình độ văn hoá của lực lượng lao động nước ta vào loại khá cao nhưng về chất lượng lao động ,số lao động được đào tạo, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của nước ta còn quá thấp nhưng cơ cấu lại rất bất hợp lí .Hiện nay chúng ta rất thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề nhưng đội ngũ cán bộ có trình độ từ CĐ,ĐH trở lên lại qua nhiều .Với cơ cấu lao động như vậy chưa tương xứng với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trong thời gian tới. Do vậy việc thực hiện qúa trình chuyển dịch cơ cấu lao động là một trong những nhiệm vụ trung tâm mang tính chiến lược trong thời gian tới nhằm tạo ra một cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế với chất lượng ngày càng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới Bài viết này được chia làm ba phần : Phần I : những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước Phần II : thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động trong giai đoạn 1996-2000 Phần Iii : Định HƯớngvà các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kì CNH- HĐH giai đoạn 2001-2010 Để hoàn thành bài viết này em xin chân thành cảm ơn: trung tâm thư viện ĐHKTQD ,bác nguyễn văn khang và các bác ,cô chú ở Vụ lao động- văn xã Bộ Kế hoạch và đầu tư và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung đã hướng danx và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này Phần I những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước I. Những vấn đề chung về lao động 1. Lao đông và những nhân tố ảnh hưởng lao động: 1.1. Lao động và nguồn lao động: 1.1.1. Lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người ,lao động là hành động diễn ra giữa người với giới tự nhiên. trong quá trình lao động, con người vận dụng sức tiềm tàng trong thân thể của mình ,sử dụng công cụ lao động để tác động vào ciới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi vật chất ấy, làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống con người .Vì thế lao động là điều kiện không thể thiếu được của đoèi sống con người ,là một tất yếu vĩnh viễn ,là môi giới trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người,lao động chính là việc sử dụng sức lao động. Sức lao động : Quá trình động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động Sức lao động là năng lực lao động của con người ,là toàn bộ thể lực và trí lực của con người .Sức lao động là yếu tố tích cực nhất ,hoạt động nhất trong quá trình lao động, nó phát động và dưa ra các tư liệu lao động vao hoạt động để tạo ra sản phẩm .Nếu coi sản xuất là một hệ thống gồm ba phần hợp thành (các nguồn lực ,quá trình sản xuất,sản phẩm hàng hoá) thì sức lao động là một trong các nguồn lực(đầu vào của sản xuất) của sản xuất để tạo đầu ra sản phẩm hàng hoá(đầu ra). 1.1.2. Nguồn lao động : + Nguồn nhân lực (NNL): Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người ,là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triẻn kinh tế xã hội .NNL là một bộ phận của dân số trong độ tuỏi nhất định theo qui định của pháp luật có khả năng tham gia lao động.NNL được biểu hiện trên hai mặt ,về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy động được của họ .Việc qui định cụ thể độ tuổi lao động ở mỗi nước(Kể cả cận trên và cận dưới) rất khác nhau tuỳ theo yêu cầu trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn .ở Việt Nam trước đây độ tuổi lao động qui định từ 16-60 tuổi đối với nam và 16-55 tuổi .Hiện nay theo bộ luật lao động qui dịnh lại là 15-60 tuổi đối với nam và 15-55 tuổi đối với nữ. +Số lượng nguồn nhân lực dược đo lường thông qua chỉ tiêu :qui mô và tốc độ tăng ,các chỉ tiêu này liên quan mật thiết với qui mô và tốcđộ tăng dân số .Qui mô và tốc độ tăng dân số càng lớn thì qui mô và tốc độ tăng NNL càng lớn và ngược lại ,tuy nhiên sự tăng đó phải sau một khoảng thời gian mới có biểu hiện rõ .Vì con người phải phát triển đến một mức độ nào đó mới trở thành người có sức lao động và có khả năng lao động Số lượng nguồn nhân lực được đo lường thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng các chỉ tiêu này liên quan mật thiết với qui mô và tốc độ tăng trưởng dân số. Qui mô và tốc độ tăng trưởng dân số càng lớn thì qui mô và tốc độ tăng NNL càng lớn và ngược lại, tuy nhiên sự tăng trưởng đó phải sau một khoảng thời gian mới có biểu hiện rõ vì con người phải phát triển đến một mức độ nhất định mới trở thành người có sức lao động và mới có khả năng lao động . + Chất lượng nguồn nhân lực : Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của NNL ,thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống người dân trong một xã hội nhất định. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu. Trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau đây : - Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khoẻ của nguồn nhân lực : Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người, vầ được biểu hiện thông qua chuẩn mực đo lường về chiều cao cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa…bên cạnh việc đánh giá trạng thái sức khoẻ người ta còn dùng các chỉ tiêu đánh giá một quốc gia như, tỷ lee sinh chết tỷ lệ tăng tự nhiên ,tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới một tuổi và dưới năm tuổi. tỷ lệ thấp của trẻ em, tuổi thọ trung bình cơ cấu giới tính, tuổi tác, mức GDP/ người. . . - Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của nguồn nhân lực: Trình độ văn hoá của NNL là trạng thái hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trong chừng mực nhất định, trình độ văn hoá dân cư biểu hiện bằng mặt bằng văn hoá dân trí của một quốc gia . Trình độ văn hoá của nnl được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau : + Số lượng và tỷ lệ người biết chữ + Số lượng và tỷ lệ người qua các cấp học như : tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,cao đẳng,đại họcvà trên đại học Trình độ văn hoá của nnl là chỉ tiêu hết sức quan trọng. Nó phản ánh chất lượng NNLvà có tác đọng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hoá cao tạo khả năng vận dụng và tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ khkt vào thực tiễn - Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNL: Trình độ chuyên môn kỹ thuật là trạng thái hiểu biết, kỹ năng thực hành về một chuyên môn nghề nghiệp nào đó được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu : + Số lượng lao động được đào tạo và chưa đào tạo +Cơ cấu lao động được đào tạo :Cấp đào tạo ( sơ cấp, trung cấp, cao cấp, công nhân kỹ thuật và có bằng chuyên môn) + Trình độ đào tạo ( cơ cấu bậc thợ, cơ cấu ngành nghề ) Chỉ tiêu trình độ chuyên môn kỹ thuật của nnl là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng nnl. Thông qua chỉ tiêu này cho thấy năng lực sản xuất của con người trong nghành, trong một quốc gia, tong một lãnh thổ ,và khả năng sử dụng khkt vào sản xuất - Chỉ số phát triển của con người HDI: được đo lường thông qua 3 tiêu chí cơ bản: +Tuổi thọ bình quân +Thu nhập bình quân gdp/ người +Trình độ học vấn ( tỷ lệ biết chữ và số năm đi học trung bình của dân cư ) Chỉ tiêu HDI là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của con người. Về mặt kinh tế có tính đến chất lượng cuộc sống và công bằng xã hội. Ngoài những chỉ tiêu trên người ta còn xem xét về năng lực, phẩm chất nnl thông qua các chỉ tiêu :Ttruyền thông lịch sử về văn hoá, văn minh, phong tục tập quán của dân tộc... chỉ tiêu này nhằm nhấn mạnh ý chí năng lực tinh thân của người lao động + .Nguồn lao động ( lực lượng lao động ) : Nguồn lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi qui định thực tế có tham gia lao động ( đang có việc làm ) và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Cũng như nnl ,nguồn lao động được biểu hiện trên cả hai mặt là số lượng và chất lượng Như vậy theo khái niệm nguồn lao động thì có một số người được tính vào nnl nhưng lại không phải là nguồn lao động. Đó là những người đang đi học những người đang làm việc nội trợ trong gia đình mình và những người thuộc tình trạng khác (nghỉ hưu trước tuổi qui định ) Trong nguồn lao động chỉ có những người đang tham gia lao động mới trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động: Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động + Dân số - Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định đến số lượng lao động qui mô dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô và cơ cấu nguồn lao động. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động dân số là : Phong tục tập quán của từng nước trình độ phát triển kinh tế mức độ chăm sóc y tế và chính sách của từng nước đối với vấn đề phát triển sinh đẻ - Tình hình tăng dân số trên thế giới hiện nay có sự khác nhau giữa các nước. Nhìn chung các nước phát triển có mức sống cao thì tỷ lệ tăng dân số thấp, ngược lại những nước đang phát triển và kém phát triển có tỷ lệ tăng dân số cao. Mức tăng dân số bình quân trên thế giới hiện nay là 1.8 % ở các nước châu âu thường ở dưới mức 1% các nước châu á là 2- 3%, các nước châu phi là 3-4% .Hiện nay 3/4 dân số thế giơi sống ở các nuớc đang phát triển ở đó dân só tăng nhanh trong khi nền kinh tế phát triển chậm làm cho mức sống của người dân không tăng lên được và tạo ra áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm. Do đó việc kế hoạch hoá dân số đi đôi với việc phát triển kinh tế là vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển + Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là số phần trăm của dân số trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn nhân lực. Nhân tố tác động cơ bản đến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc vì đang ở độ tuổi đi học, đang làm công việc nội trợ hoặc ở trong tình trạng khác Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thường được sử dụng để ước tính qui mô của dự trữ lao động trong nền kinh tế và có vai trò quan trọng trong thống kê thất nghiệp + Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp: Thất nghiệp gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm.Số người không có việc làm sẽ ảnh hưởng đén kết quả hoạt động của nền kinh tế . Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của mọi quốc gia, nó không chỉ có tác động về kinh tế mà còn tác động cả về khía cạnh xã hội . Theo cách tính thồng thường thì tỷ lệ thẩt nghiệp tính băng tỷ lệ % giữa tổng số nguời thất nghiệp và tổng số người lao động. nhưng đối với các nước đang phát triển thì tỷ lệ thất nghiệp chưa phản ánh đúng sự thực về nguf lđ chưa sử dụng hết. Trong thông kê thất nghiệp có các nước đang phát triển, số người nghèo thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ và khi họ thất nghiệpthì cố gắng không để thời gian đó kéo dài. Bởi vì họ không có các nguồn lực dự trữ, họ phải chấp nhân làm mọi việc nếu có. Do đó ở các nước đang phát triển để biểu hiện tình trạng chưa sử dụng hết lao động người ta sử dụng khái niệm thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình, thất nghiệp trá hình gồm bán thất nghiệp và thất nghiệp vô hình Người ta cho rằng thất nghiệp trá hình là biểu hiện chính của tình trạng chưa sử dụng hết lao động ở các nức đang phát triển .Họ là những người có việc làm trong khu vực nông thôn hoặc thành thị không chính thức nhưng làm việc với mức năng suất rất thấp ,họ đóng góp rất ít hoậc không đáng kể vào phát triển sản xuất .Vấn đề khó khăn là không đánh giá được chính xác nguồn LĐ chưa được sử dụng hết dưới hình thức bans thất nghiệp hoặc thất nghiệp vô hình. Thời gian lao động Thời gian lao động được tính bằng số ngày làm việc trong năm ( ngày làm việc /năm );số giờ làm việc / năm ; số ngày làm việc / tuần ,số giờ làm việc / tuần hoặc số giờ làm việc / ngày .xu huớng chung của các nước là thời gian làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng cao . 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động: Chất lượng lao động biểu hiện cuối cùng ở năng suất lao động xã hội với các nhân tố khác không đổi.Chất lượng lao động càng cao sẽ cho năng suất lao động cao hơn. Có thể qui các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động thành 3 nhóm chủ yếu: +Nhóm thứ nhất bao gồm các hành vi và giá trị của người lao động như sẵn sàng làm việc ở nơi xa lạ và khó khăn, kỷ luật về thời gian lao động, tận tuỵ với công việc, yên tâm với công việc đã lựa chọn và luôn có ý thức trau dồi nghề nghiệp Những giá trị này được ra thông qua học tập ở nhà trường truyền thống giả định, kinh nghiệp trong công việc. . .và có tác động rát lớn đến năng suất lao xã hội thúc dẩy phát triển kinh tế +Nhóm thứ hai thuộc về kỹ năng người lao động: Đó là khả năng vận dụng những kiến thức thu thập được trong lý thuyết vào công việc thực tế. Nếu những hành vi và giá trị của người lao động liên quan đến phương pháp để nhìn nhận thế giới thì kỹ năng phản ánh phương pháp làm việc, khả năng thực hiện một công việc nào đó như thế nào. Các kỹ năng của người lao động được tạo nên thông qua học tập, tích luỹ trong nhà trường, trong xã hội và trong chính công việc của người lao động + Nhóm thứ ba liên quan đến tình trạng sức khoẻ của nguồn lao động: Sức khoẻ được hiểu là khả năng chịu đựng cần thiết về thể chất và tinh thần để có thể học tập, nắm bắt các kỹ năng và áp dụng chúng trong công việc thực tế. Tình hình sức khoẻ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc y tế và đảm bảo về mặt định tính đối với lao động 2. Thị trường lao động: 2.1. Khái niệm thị trường lao động : Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ diễn ra trong nền kinh tế, bao gồm trao đổi ( hay mua bán, thuê mướn giữa người lao động tự do và người sử dụng lao động dựa trên cơ số các qui định ràng buộc như tiền công tiền lương, thời gian lao động, điều kiện lao động, thoả thận về quyền lợi của hai bên. .. về cơ bản ttlđ được hình thành từ ba bộ phận hợp thành đó là cung, cầu của thị trường và giá cả sớc lao động hay tiền công, tiền lương mà tại đó người sở hữu sức lao động đồng ý làm việc 2.2. Cung lao động và các nhân tố ảnh hưởng : Trong nền kinh tế thị trường cung về lao động là khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động đặt ra về số lượng và chất lương trong điều kiện một mức tiền công, tiền lương nhất định. Theo kinh tế học vĩ mô cung về lao động chính là lực lượng lao động, bao gồm người lao động trong độ tuổi lao động có việc làm và những người đang tìm việc làm nhưng không có việc làm gọi là thất nghiệp. Cung về lao động phụ thuộc vào qui mô, cơ cấu dân số của một nước. Chất lượng của nguồn lao động ( trình độ văn hoá, cơ cấu nghành nghề được đào tạo, sức khoẻ, lề lối làm việc. . .), phong tục tập quán xã hội của một nước và chính sách phát triển nnl của nước đó Như vậy cung về lao động có phạm vi hẹp hơn so với nguồn lao động và dân số trong độ tuổi động. Chúng ta biết rằng trong nền kinh tế luôn tồn tại một nhóm người trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động vì vậy không tính vào lực lượng lao động khi phân tích thị trường lao động . nguồn lao động bao gồm lllđ ( cung về lao động ) và những người đang đi học, tốt nghiệp đang chờ việc, người không có nhu cầu làm việc. .. Vì vậy một số chuyên gia còn gọi là cung lao động tiềm năng Một yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ đáp ứng lao động là chất lượng lao động. Như vậy sự dồi dào về sức lao động không đồng nhất về khả năng đáp ứng về nhu cầu về lao động trên thị trường. Các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nguồn lao động bao gồm : Sức khoẻ và thể lực người lao động, lề lối tác phong làm việc của người lao động. Đặc biệt chất lượng của nguồn lao động được thể hiện qua trình độ văn hoá và cơ cấu trình độ đào tạo của lâo động tham gia hoạt động kinh tế. Cơ cấu nghành nghề đào tạo của lực lượng lao động cũng là một yếu tố xác định khả năng cung về lao động, cơ cấu này phản ánh các ngành nghề được đào tạo có đáp ứng được nhu cầu và cơ cấu ngành mà nền kịnh tế cần hay không Các phân tích trện đây cho thấy, cung về lao động có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ theo nghĩa hẹp của thị trường lao động. Mà nó ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, từ giữa thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới, phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu hàng đầu của các quốc gia 2.3. Cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng Cầu của thị trường lao động là đòi hỏi đặt ra đối với thị trường lao động về số lượng và chất lượng trong một điều kiện giá sức lao động nhất định. Cầu về lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : nguồn tài nguyên của một nước trình độ công nghệ, cơ cấu nghành nghề của nền kinh tế mức tiền cộng ( tiền lương ). Phong tục tập quán tôn giáo và phụ thuộc vào chính sách phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ đối với các nước đang phát triển, nhu cầu về lao động không lớn do qui mô của nền kinh tế còn nhỏ, vì vậy nhìn chung là thừa lao động .Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi .Bên cạnh cơ cấu nghành của nền kinh tế luôn được điều chỉnh còn phải đối mặt với một vấn đề về thể chế liên quan đến vấn đề lao động như hoàn thiện, qui định và chính sách tiền công ., tiền lương còn bất cập. .. 3. Vai trò của lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế 3.1. Lập luận của các trường phái kinh tế vế lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế : Lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất .Vai trò của lao động được xét trên cả hai mặt : *Trước hết : Lao động là một bộ phận của nguồn lực phát triển đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Nhờ có lao động mà các yếu tố đầu vào khác được kết hợp tạo ra sản phẩm cung ứng trên thị trường. Đường tổng cung là một đường cong hướng lện trên biểu thị sản lượng tạo ra trong các nghành của nền kịnh tế quốc dân. Khi nhân tố đầu vào ( trong đó có yếu tố lao động ) tăng lên thì sản phẩm tạo ra nhiều hơn , tổng cung tăng. Đường tổng cung dịch sang phải ( sd) Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số điều đó có nghĩa là lao động còn tác động đến tổng cầu. Khi lao động tăng ., tiêu dùng cũng tăng lên làm cho đường tổng cầu cũng tăng lên và dịch chuyển sang phải. như vậy điểm cân bằng mới và sản lượng thực tế sẽ tăng lên và như vậy tốc độ tăng trưởng cũng tăng lên Theo các nhà kịnh tế học tân cổ điển thì nguồn gốc của sự tăng trưởng là sự kểt hợp của các yếu tố đầu vào ( lao động, vốn, kỹ thuật, ) theo những phương thức nhất định để tạo ra sản phẩm. Iô hình Ricacdo đã tính thu nhập quốc dân bao gồm các yếu tố tiền công lao động làm thuê nhận được bên cạnh đó còn có lợi nhuận và địa tô Mô hình của C. Mác cho rằng lao động sống tạo ra của cải và giá trị thặng dư là nguồn gốc tái sản xuất xã hội. Muốn mở rộng sản xuất cần tăng nslđ. Ngày nay các nhà kinh tế học hiện đại cũng khẳng định vai trò to lớn của lao động với tăng trưởng và phát triển. Họ cho rằng tổng cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xúât đó là nguồn lao động ., vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ . 3.2. Tăng trưởng kinh tế theo mô hình Cobb- Douglas Hàm sản xuất Cobb- Douglas về thực chất đó là một mô hình hồi qui tương quan đa nhân tố. Hàm thường được sử dụng để phân tích hiệu quả của cơ cấu sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng động Dạng tổng quát của mô hình cobb- douglas được mô tả y=f(l, k, r, t) Trong đó : y: đầu ra hay tổng sản lượng quốc dân l: số lượng lao động k: vốn r: tài nguyên thiên nhiên t: khoa học công nghệ Một dạng kiểu phân tích này là hàm Cobb- Douglas dung tích: y= T. Ka. Lb. Rd Trong đó a, b là các yếu tố luỹ thừa, phản ánh tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào Sau khi biến đổi hàm Cobb- Douglas thiết lập được mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng của các biến số g=t+ a. K + b. l + d.r Trong đó : g là tốc độ tăng trưởng GDP k,l,r : tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào t: phần dư còn lại phản ánh tác động của khoa học kỹ thuật Xem xét mô hình ta thấy : Bất kỳ sự tăng lên của yếu tố đầu vào nào ( k,l,r,t) đều đưa tới sự tăng lên của yếu tố đầu ra .Tuy nhiên không phải cứ đơn thuần tăng yếu tố đầu vào là dẫn tới sự gia tăng của yếu tố đầu ra mà ở đây là yếu tố tăng trưởng và phát triển kinh tế gia tăng. Yếu tố đầu ra ở đây phụ thuộc rất nhiều vào sự kết hợp của các yếu tố đầu vào. Giữa các yếu tố đầu vào có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên cũng tuỳ từng nước, tuỳ từng thời kỳ mà sử dụng nhiều yếu tố lao động, ít vốn hoặc ngược lại nhiều yếu tố vốn , ít yếu tố lao động phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển Đối với ta lao động đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bởi vì trong các yếu tố đầu vào thì tài nguyên nước ta phong phú, song không phải là vô tận mà một ngày nào đó không xa nó sẽ bị cạn kiệt,. vốn của chúng ta còn ít, khả năng huy động vốn thấp. Bên cạnh đó thì nguồn lao động nước ta tương đối dồi dào với chất lượng tương đối tốt. Do vậy lao động đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển 3.3. Vai trò của lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội: 3.3.1. Nguồn lao động là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất : Mọi quá trình sản xuất chung qui lại gồm 3 yếu tố cơ bản : lao động của con người, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong quá trình lao động con người tìm tòi, suy nghĩ, năng động sáng tạo, không chỉ sáng chế ra tư liệu lao động có năng xuất cao mà còn kết hợp tư liệu lao động với đối tượng lao động nhằm tạo ra những sản phẩm theo mục đích đã định. Nhờ có lao động của con người mà các tư liệu sản xuất được hoàn thiện từng bước và chỉ thông qua hoạt động của con người các tư liệu sản xuất mới phát huy hết tác dụng, thúc đẩy llsx và nền kinh tế phát triển Trong giai đoạn nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, con người được đật vào qui trình lao động hết sức phức tạp, đòi hỏi một năng lực sáng tạo, một trình độ kỹ thuật cao và ý thức trách nhiệm rất lớn, cả lao động cơ bắp, cả lao động kỹ thuật, và lao động quản lý có như vậy lực lượng vật chất to lớn mới sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Trong quá trình lao động, con người không chỉ làm biến đổi hình thái những cái do tự nhiên cung cấp, con người còn đồng thời thực hiện các mục đích tự giác của mình, mục đích ấy quyết định phương thức hành động của họ, giống như một qui luật và bắt ý chí của họ phải phục tùng nó. Vì vậy con người không chỉ là một yếu tố hàng đầu, năng động của quá trình sản xuất mà còn là chủ thể sáng tạo, đổi mới và hoàn thiện quá trình ấy. 3.3.2. Nguồn lao động là động lực to lớn của quá trình phát triển kinh tế xã hội : Nhu cầu là động cơ cơ bản nhất của con người. Bất kỳ sự hoạt động nào của con người cũng đều bắt nguồn từ nhu cầu. Thoả mãn các nhu cầu chính là đảm bảo các lợi ích của con người. Vì lợi ích mà con người hoạt động. Lợi ích của con người bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích tâm lý. Trong đó lợi ích vật chất đóng vai trò quan trọng. Người lao động dù làm việc ở đâu dưới hình thức nào cũng đều nhằm đạt được lợi ích của mình. Lợi ích càng cao càng tạo nên sức hấp dẫn để con người hoạt động có hiệu quả hơn. Như vậy chính lợi ích là những nhu cầu trở thành động cơ của hành động. Thoả mãn lợi ích chính đáng của người lao động là động lực kinh tế trực tiếp thúc đẩy nền kinh tée xã hội phát triển 3.3.3. Nguồn lao động với tư cách là lực lượng tiêu dùng luôn là mục đích của sự phát triển kinh tế xã hội : Trong mọi phương thức sản xuất xã hội ,sản xuất cái gì, sản xuất cho ai ? sản xuất như thế nào? suy cho cùng đều để phục vụ cho nhu cầu của con người. Vì vậy nhu cầu của con người trở thành thị trường sâu rộng, tác nhân kích thích sản xuất là “ đơn đặt hàng “ của xã hôi đối với sản xuất và là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhu cầu của con người rất đa dạng, phức tạp gồm nhiều mức độ khác nhau phát triển từ thấp đến cao ., có nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài, nhu cầu cống hiến và nhu cầu hưởng thụ. .. các nhu cầu ấy quan hệ chặt chẽ với nhau và chi phối mạnh mẽ các hành vi của con người kể cả trong quan hệ đối với tự nhiên, xã hội và bản thân con người Như vậy nguồn lao động nói riêng và con người nói chung có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội ở mọi thời đại. Nhận thức đúng đắn vấn đề không chỉ là giúp chúng ta thấy rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của nó mà còn có cơ sở phương pháp luận để xem xét việc sử dụng nguồn lao động trong thời gian qua, trên cơ sở đó để định rõ phương hướng và giải pháp sử dụng và phát huy nguồn lao động trong tương lai II. Một số vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu lao động 1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động 1.1. Cơ cấu lao động : Là sự phân chia về tỷ lệ lao động theo một số tiêu thức nào đó .Trong phạm vi đề tài này có hai loại cơ cấu lao động được xem xét đó là cơ cấu cung lao động và cơ cấu sử dụng lao động . Cơ cấu cung lao động : Được xác định thông qua các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu số lượng và chất lượng của nguồn lao động Cơ cấu sử dụng lao động : Được xác định bằng tỷ lệ lao động theo nghành nghề theo khu vực nông thôn thành thị, theo thành phần kinh tế, tình trạng việc làm Dưới chế độ kế hoạch hoá tập trung cơ cấu lao động được hình thành chủ yếu là do sự áp đặt của nhà nước thông qua phân công, phân bố lao động xã hội theo kế hoạch hàng năm. trong cơ chế thị trường thì cơ cấu lao động được hình thành chủ yếu qua quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Tuy vậy vai trò của nhà nước vẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng là điều tiết thông qua các chính sách để có được cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với cơ cấu kinh tế và môi trường phát triển kinh tế xã hội được xây dựng trong các kế hoạch định hướng cũng như để tạo thêm việc làm Về nguyên tắc, cơ cấu lao động phải phù hợp với cơ cấu kinh tế và chính vì thế nó phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế, trình độ văn minh của một xã hội Cũng do vậy theo qui luật phát triển không ngừng của xã hội cơ cấu lao động luôn luôn vân động. đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động chuyển dịch cơ cấu lao động 1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động: Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự vận động chuyển hoá từ trạng thái cơ cấu lao động này ( cơ cấu lao động cũ ) sang trạng thái kia ( cơ cấu lao động mới) phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội Chuyển dịch cơ cấu lao động là một quá trình nhằm làm thay đổi cấu trúc và mối liên hệ lao động theo một mục tiêu nhất định,.Nói cách khác chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình phân bố, bố trí lực lượng lao động theo những qui luật những xu hướng tiến bộ nhằm mục đích sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nguồn lực lao động để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành là quá trình phân bố lại lực lượng lao động vào các ngành CN& XD, nông-lâm- ngư nghiệp và dịch vụ theo tỷ lệ phù hợp với qui định vận động và phát triển của nền kinh tế .Cơ cấu ngành kinh tế là luôn luôn biến đổi vì vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao đông cũng không kết thúc và diễn ra không ngừng.Trong điều kiện nước ta hiện nay cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH .Việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động là một tất yếu khách quan .Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện hiện nay không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển các ngành mà còn để đáp ứng yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế ,chủ động và tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nhằm xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc Về nguyên tắc : chuyển dịch cơ cấu lao động phải được đặt ra trong tổng thể các mối quan hệ với các nhân tố kinh tế xã hội khác .Khi hoạch định các chính sách định hướng chuyển dịch co cấu lao động cần phải chú ý đến những nhân tố này .Trong đó tác động của cơ cấu vốn đầu tư đặc biệt tỷ lệ đầu tư cho con người ,cho KHCN,thay đổi cơ cấu đầu tư giữa các vùng thành thị nông thôn, thay đổi cơ cấu đầu tư trong công nghiệp …sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để làm phù hợp giữa cung và cầu lao động -> Về phía cung :Thúc đẩy đầu tư con người sẽ đổi mới và nâng cao chất lượng lao động mà đây chính là điều mấu chốt để thực hiện thay đổi về cơ cấu lao động ,đáp ứng nhu cầu sản xuất -> Về phía cầu:Khối lượng ,cơ cấu đầu tư và hệ thống chính sách kèm theo quyết định cơ cấu sản xuất và nó thúc đẩy lại sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất .Với Sự đầu tư cho KHCN cho các ngành phi nông nghiệp nhưng sẽ góp phần làm tăng năng suất là yếu tố quan trọng tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực. Chuyển dịch cơ cấu cung lao động : bao gồm sự thay đổi về trình độ học vấn,trình độ chuyên môn kỹ thuật ,thể lực ,ý chí ,thái độ và tinh thàn trách nhiệm … suy cho cùng đây cũng là những nội dung chính của phát triển NNL. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động hay (chuyển dịch cơ cấu việc làm ) bao gồm sự thay đổi về cơ cấu lao động thao ngành ,theo vùng ,theo nghề ,sự thay đổi cơ cấu của loại lao động (chủ,thợ..tự làm việc..) sự thay đổi cơ cấu theo hình thức sở hữu hay theo thành phần kinh tế 2. ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu lao động: Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo điều kiện để thực hiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNN-HĐH ,nhằm thích ứng với cơ cấu của kinh tế mới.Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới chi thấy ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ với sự thay đổi về chính sách khoa học kĩ thuật,công nghệ ,tài chính với chính sách phát triển nguồn nhân lực Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo điều kiện phân bố lại lực lượng lao động hợp lí hơn giữa các._. vùng lãnh thổ ,giữa các nghành nghề ,giữa các khu vực kinh tế ,tạo điều kiện cho người lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp hơn,tăng cơ hội tìm được việc làm Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo điều kiện cân đối lại cung cầu về lao động ,giải quyết vấn đề thất nghiệp và thất nghiệp cơ cấu ,tạo điều kiện giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Vì vậy chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần làm xích gần cung và cầu lao động và do đó được coi là một giải pháp tạo việc làm tích cực.Các nước châu á thái bình Dương đã có trách nhiều bài học quí về giải quyết việc làm thông qua .Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Nhật bản ,đầu những năm 60 của thế kỉ 20 hiện tượng thiếu việc làm ở nông thôn đã được chấm dứt và về cơ bản trên toàn lãnh thổ không có thất nghiệp (tỷ lệ thất nghiệp năm 1960 là 1,2%)vào nửa đầu những năm 80 ,Malaixia đã đạt được tình trạng đủ việc làm ,còn ở Thái ,một nước nông nghiệp đang phát triển có nhiều nét tương tự như Việt Nam ,luôn duy trì được tỷ lệ thất nghiệp ở dưới mức 3% suốt từ năm 1975 đến nay (hiện nay tỷ lệ là 2,5%)1995 ở nông thôn nước ta thì chuyển dịch cơ cấu lao động theo nghề đã tăng dần trong lao dộng phi nông nghiệp ,thực hiện đa dạng hoá nông nghiệp là giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề thiếu việc làm ,tăng thu nhập cho người lao động thực hiện xoá đói giả nghèo bền vững. Đặc biệt chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động làm tăng tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ,lao động có kĩ thuật ,phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao là điều kiện tiên quyết bảo đảm thực hiện thành công yêu cầu của sự nghiệp CNN-HĐH đất nứơc 3. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu cung lao động và chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động : - Các loại chuyển dịch cơ cấu lao động có mối quan hệ ,tác động qua lại lẫn nhau rất chặt chẽ .Nhìn tổng quát thì muốn chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao đông đòi hỏi phải có sự chuyển biến về cơ cấu lượng lao động đến một mức độ cần thiết nào đó. Ngược lại sự chuyển dịch thích hợp về cơ cấu sử dụng lao động, tức là đạt tới sự phân công lao động hợp lý giữa các nghành nghề, vùng thành phần kinh tế sẽ là điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự tăng trưởng này đến lượt nó lại đặt ra những nhu cầu về chuyển dịch mới về cơ cấu chất lượng lao động . Ngay trong bản thân sự chuyển dịch về cơ cấu chất lượng hay cơ cấu sử dụng lao động cũng có môí quan hệ chặt chẽ với nhau: Cơ cấu theo trình độ học vấn là tiền đề không thể thiếu được để đào tạo nghề, tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới, thể lực của lao động là điều kiện phát triển trí lực, tức là ảnh hưởng tới văn hoá, đào tạo nghề nghiệp và vận dụng những kiến thức đã thu nhân được để vận dụng vào nghề nghiệp công việc . Thực tế ở nước ta qua những cuộc khảo sát cũng cho thấy dưới tác động của chính sách mới, chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động nói chung là một quá trình kết hợp đồng thời nhiều loại chuyẻen dịch : về loại lao động, về nghề nghiệp, về không gian, về thành phần kinh tế vì sự chuyển dịch này tạo điều kiện, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cung lao động để cuối cùng người lao động tìm được chỗ việc làm phù hợp nhất tạo điều kiện giải quyết việc làm tăng thu nhập 4. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu lao động: Các nước trong khu vực bước vào thời kỳ CNH từ rất lâu vào những năm 50 của thế kỷ 20 và đẩy mạnh công nghiệp hoá từ 1980. Singapore thúc đẩy công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu từ năm 1967. hàn quốc chuyển sang phát triển công nghiệp hoá và công nghiệp nặng từ 1973- 1979. Đài Loan thực hiện công nghiệp hoáthay thế nhập khẩu từ năm 1953-1957 và đẩy mạnh công nghiệp hoá từ 1973-1975 Kinh nghiệm của các nước này cho thấ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá phải có một cơ cấu lao động tương thích mà đặc biệt là phải chuyển hoá về cơ cấu chất lượng lao động .Các nước phát triển nhanh trong khu vực châu á đã quan tâm từ lâu đến vấn đề mà Singapo từ năm 1959 đã nghiên cứu về đào tạo công chức nhà nứơc. Từ năm 1960 đã dành một kế 5 năm để phát triển đào tạo ,năm 1973 có chương trình nâng cao tay nghề cho lao động khu vực chế tạo là mũi nhọn của xuất khẩu lúc bấy giờ .Đài Loan mặc dù đã đạt tới mức tăng trưởng cao ,thời kì 1981-1984 trong chính sách chuyển dịch cơ cấu của kinh tế nhằm áp dụng kĩ thuật và hiện đại hoá đã khuyến khích các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kĩ thuật thuộc chuyên nghành cơ bản và ứng dụng (khoa học ,toán,máy tính ..) để hướng vào các kĩ thuật tin học ,công nghệ sinh học ,máy móc và dụng cụ chính xác ,công nghiệp ,công nghệ môi trường ,quang học điện tử … Một so sánh cho thấy vai trò chất lượng của nguồn nhân lực đới với phát triển kinh tế như sau :vào những năm 1950 Philippin có thu nhập bình quân đầu người cao hơn Hàn quốc song hai nước này áp dụng những chiến lược phát triển khác nhau Hàn quốc trước hết tập trung phát triển nông nghiệp và rất chú ý đến chất lượng nguồn lao động .Philippin tập trung vào CNH và ít chú ý hơn đến phát triển nguồn nhân lực .Chính vì vậy ,đến những năm 1980 .Hàn quốc đã vượt qua Philipin .Trong khi đó ,Philippin có tốc độ tăng trưởng thấp,số lượng thất nghiệp và phân chia thu nhập cao hơn Hàn quốc vì nhiều lí do trong đó có nguyên nhân của chất lượng NNL chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sự phát triển ở KTXH ở nước ta ,theo phương hướng của các nghị quyết BCH TƯ Đảng từ khoá 7 ,xúc tiến công cuộc CNH-HĐH là yêu cầu cấp bấch nhằm đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về kinh tế ,đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách vững chắc ,có hiệu quả Vì thế, phải có sự chuyển dịch tương ứng về cơ cấu lao động và đổi mới cơ cấu lao động theo nghành ,nghề ,theo vùng ,lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế ,cơ cấu chất lượng lao động một cách hợp lí là điều kiện để thúc đẩy CNH-HĐH đất nước ở nhiều vùng (miền núi,trung du ,ven biển ,hải đảo) còn nhiều tiềm năng kinh tế có thể khai thác được ,và còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị ,an ninh quốc phòng .Vì vậy chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ,nghề theo vùng ,lãnh thổ có tác dụng phân bố lại dân cư lao động phù hợp hơn ,tạo ra khả năng khai thác tài nguyên có hiệu quả hơn ,nâng cao năng suất lao động,tăng thu nhập,tạo việc làm cho người lao động Chuyển dịch cơ cấu lao động còn có vai trò cực kì quan trọng đối với phát triển nông thôn .Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn là giải pháp duy nhất tạo việc làm ,nâng cao thu nhập ,giảm đói nghèo và phát triển nông thôn toàn diện Việc chuyển dịch cơ cấu lao động nghiệp sang phi nông nghiệp là một giải pháp duy nhất đối với tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng CNH-HĐH .Nói chung điều này sẽ dẫn đến tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế thì đòi hỏi phải có thời gian và những điều kiện vật chất nhất định 5.Xu huớng chuyển dịch cơ cấu lao đông trong thời kỳ CNH-HĐH: 5.1. Căc cứ xác định xu hướng Quy luật tăng năng suất lao động cuả A.FISHER Năm 1935 trong cuốn “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kĩ thuật ” A.Fisher đã giới thiệu khái niệm về việc làm ở khu vực thứ nhất ,thứ 2 và thứ 3.Theo Fisher lao động trong mỗi nước có thể phân bố theo tỉ lệ vào 3 khu vực ;Khu vực thứ nhất bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và theo quan điểm của Fisher còn gồm cả khai thác mỏ .Khu vực thứ 2 gồm công nghiệp chế biến và xây dựng .Khu vực 3 gồm vận tải, thông tin ,thương nghiệp ,dịch vụ nhà nước ,dịch vụ tư nhân .Theo Fisher tiến bộ kĩ thuật đã tác động đến sự phân bố lao động vào 3 khu vực này .Trong quá trình phát triển ,việc tăng cường sử dụng máy móc và các phương thức canh tác mới đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao năng suất lao động .Kết quả là để đảm bảo lượng lương thực cần thiết cho xã hội thì không còn cần đến lượng lao động như cũ và do vậy tỉ lệ của lực lượng lao động trong nông nghiệp giảm. Dựa vào các số liệu thống kê thu thập được A.Fisher cho rằng tỉ lệ giảm này có thể là 80% đối với các nước chậm phát triển xuống còn 11-12% .ở các nước công nghiệp phát triển và trong điều kiện đặc biệt có thể giảm xuống còn 5%.Ngược lại tỉ lệ lao động được thu hút vào khu vực thứ hai và thứ 3 ngày càng tăng do tính co dãn về nhu cầu sử dụng của 2 khu vực này và khả năng hạn chế hơn của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là đối vực khu vực thứ 3 CNH-HĐH nông nghiệp ,nông thôn : + CNH-HĐH nông nghiệp ,nông thôn với việc đưa cơ giới hoá ,điện khí hoá,hoá học hoá ,sinh học hoá và thuỷ lợi hoá vào sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho việc rút bớt lao động nông nghiệp sang các ngành khác + CNH-HĐH nông nghiệp–nông thôn : tạo điều kiện cho việc phát triển các nghành công nghiệp ở nông thôn ,mở mang các nghành nghề ngoài nông nghiệp bao gồm tiểu thủ công ,công nghiệp chế biến nông –lâm –thuỷ sản ,phát triển các nghành sử dụng nhiều lao động :dệt may ,dày da,sành sứ, gạch ,vật liệu xây dựng ..tạo điều kiện cho việc thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp ,giải quyết việc làm cho người lao động . Quá trình đô thị hoá : Trong thời kì CNH-HĐH đất nước ,quá trình đô thị hoá diễn ra rất mạnh mẽ .Quá trình này đã kéo theo sự chuyển dịch lao động nông nghiệp nông thôn theo ngành từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và đồng thời là sự chuyển dịch lao động từ nông thôn –thành thị Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành làm biến đổi cơ cấu của các ngành theo(GDP) đồng thời là quá trình chuyển dịch VĐT và LĐ theo nghành - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng làm biến đổi cơ cấu theo GDP của các vùng đồng thời kéo theo quá trình chuyển dịch VĐT và LĐ theo vùng Sự phát triển của KH CN Đã tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ nâng tỷ trọng lao động đã qua đào tạo, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và hàm lượng của lao động trí tuệ ngày càng cao để đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự phát triển kinh tế xã hội 5.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động Cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch theo hướng giảm tuyệt đối về tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tuyệt đối về tỷ trọng lao động trong công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Đây là xu hướng tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hoá hiên đại hoá. Nguyên nhân của xu thế biến đổi này là do sự tiến bộ của KHKT, sự tăng trưởng và phát triển của nghành công nghiệp và năng suất lao động trong nông nghiệp tăng, sự đảm bảo và dư thừa về lương thực, thực phẩm của ngành nông nghiệp cho toàn xã hội Tuy nhiên đối với nhiều nước chậm phát triển thì xu thế trên còn nằm trong sự mong đợi. Đó là một cơ cấu lạc hậu so với thế giới, vì đang còn chứa đựng quá nhiều lao động trong công nghiệp. Trong khi đó nông nghiệp lai càng ngày bị thu hẹp về ruộng đất (tính theo đầu người ), dẫn đến năng suất lao động không ngừng giảm (do tăng số người trên cùng một diện tích canh tác). Những kết luận trên không có gì là mâu thuẫn với việc xác định vai trò, vị trí của nông nghiệp đối với xã hội. đặc biệt nông nghiệp là nơi cung cấp cho các ngành khác (CN&XD và dịch vụ ) một nguồn lao động dồi dào Các ngành công nghiệp và dịch vụ thu hút và sử dụng ngày càng nhiều lao động từ nông thôn chuyển sang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nhưng công nghiệp hoá phải gắn với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực tế tình hình tăng trưởng và phát triển của ngành công nghiệp ở nước ta còn chậm. Để phát triển lại không hề đơn giản, đang còn đứng trước những khó khăn về nhỉều mặt vón đầu tư, KHKT và công nghệ thích hợp, phương hướng phát triển, thị trường tiêu thụ, vì vậy khả năng thu hút lao động vào các ngành công nghiệp còn thấp Việc phân bố nguồn lao động giữa các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ gắn liền với sự phân bố nguồn này giữa nông thôn thành thị. Hiện tượng công nghiệp hoá trong lịch sử kèm theo nó là quá trình đô thị hoá. Do vậy cùng với quá trình này thì luồng di dân, dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị diễn ra ngày càng mạnh mẽ . Tuy nhiên ở các nước chậm phát triển trong đó có Việt nam, các đô thị lớn có nạn thất nghiệp hữu hình và vô hình tăng lên cùng với quá trình đô thị hoá, thất nghiệp vô hình chiếm từ 5-15%, thất nghiệp vô hình khó xác định về mặt số lượng tồn tại dưới nhiều hình thức và tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và khu vực phi kết cấu ở đô thị. Nguyên nhân ở tình trạng này có thể kể đến là kinh tế kém phát triển hoặc không tăng trưởng, sự gia tăng dân số và các nguồn lao động ở đô thị ( tăng tự nhiên và tăng cơ học, chêch lệch mức sống đô thị và nông thôn, các ngành tiểu thủ công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức ). cơ cấu lao động lành nghề của đội ngũ lao động chuyển dịch theo cơ cấu trí tuệ ngày càng cao và chuyển dịch ngày càng linh hoạt phù hợp với cơ cấu nhiều trình độ công nghệ, nhiều loại qui mô và trình độ tiên tiến thích hợp. theo kinh nghiệm của các nước tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của tiến bộ kỹ thuật cần có cơ cấu chất lượng lao động theo các trình độ kỹ thuật tương ứng Bảng : Quan hệ chuyển dịch cơ cấu lao động và trình độ kỹ thuật: 3 4 5 6 7 8 9 10 LĐ giản đơn 15 7 - - - - - - CNKT chưa lành nghề 60 65 37 11 3 - - - CNKT lành nghề 20 20 53 45 60 55 40 - Nhân viên Kỹ thuật 4 6.5 8 12.5 21 30 40 60 Kỹ sư 1 1.5 2 4.5 7 10 17 34 Trên ĐH - - - 0.5 2 2 3 6 Nguồn :viện chiến lược phát triển ,Bộ KH&ĐT ở giai đoạn thứ ba từ thủ công lên cơ khí hoá như nước ta hiện nay thì cơ cấu đội ngũ lao động cần có đại học – 2 trung cấp kỹ thuật – 20 công nhân lành nghề –60 công nhân tay nghề thấp 15 lao động giản đơn (1/4/60/20/15) II. các lý thuyết liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lao động: 1. Mô hình hai khu vực của A .Lewis: Năm 1955 trong tác phẩm “lý thuyết về phát triển kinh tế“ A.Lewis đã đưa ra cách giải thích hiện đại về mối quan hệ giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp. Xuất phát từ tư tưởng của David Ricardo, lưu ý đến mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong việc giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn. Ông đưa ra khả năng mở rộng khu vực công nghiệp bằng cách sử dụng nguồn lao động nông thôn không hạn chế Trong mô hình này A.Lewis đưa ra hai luận điểm: Lợi nhuận giảm dần trong sản xuất nông nghiệp, theo ông trong sản xuất nông nghiệp với các mức tăng cho trước ở đầu vào đã dẫn tới mức tăng liên tục ở đầu ra. Nguyên nhân cơ bản là để tăng qui mô sản xuất cần phải sử dụng đất đai ngày càng xấu hơn, dẫn đến chi phí sản xuất ngày càng tăng hơn khi sản xuất một tấn lương thực. Có lao động dư thừa trong nông nghiệp, khái niêm này được ông trình bày như là khái niệm thất nghiệp hiện nay, ông cho rằng lao động dư thừa ở nông thôn về hình thức khác với lao động dư thừa ở thành thị. ở thành thị lao động dư thừa có nghĩa là có những người mong muốn làm việc và tích cực tìm kiếm việc làm nhưng không tìm được việc. Nhưng có rất ít người ở nông thôn bụi dư thừa theo nghĩa này. Thực tế ở nông thôn hầu hết nông dân đều có việc làm nhưng với năng suất rất thấp, các thành viên của gia đình phải chia nhau làm những công việc mà họ có. ngày nay các nhà kinh tế gọi hiện tượng này là thất nghiệp trá hình ( thất nghiệp vô hình hoặc bán thất nghiệp ). Bởi vì một số thành viên của lực lượng lao động nông thôn có thể chuyển đi mà hoàn toàn không làm giảm sản lượng trong nông nghiệp. Do đó số lao động còn lại sẽ có cơ hội để tăng thời gian lao động Như vậy khu vực công nghiệp có thể thu hút lao động bao nhiêu tuỳ ý từ khu vực nông nghiệp. Số lượng lao động được thu hút bao nhiêu tuỳ vào khả năng mở rộng qui mô nghành công nghịêp. Khi gia tăng đầu tư vào các ngành công nghiệp có thể thu hút ngày càng nhiều lao động từ khu vực nông thôn. Nếu một nền kinh tế bắt đầu từ chỗ toàn bộ dân chúng làm nông nghiệp. Khi công nghiệp phát triển nó có thể chuyển dần phần lớn dân số sang công nghiệp hoặc các việc làm khác mà không làm giảm đầu ra của nông nghiệp Như vậy trong mô hình hai khu vực của A.Lewis quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động được thực hiện bởi sự tương tác giữa hai khu vực công nghiệp nông nghiệp. Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động thì phải không ngừng đầu tư vào khu vực công nghiệp để thu hút ngày càng nhiêù lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp. Mô hình này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp 2. Mô hình tân cổ điển về mối quan hệ giữa hai khu vực : Các nhà kinh tế tân cổ điển bác bỏ quyết định của David Ricardo và A.Lewis về giả thuyết cho rằng có lao động dư thừa tồn tại trong các nước đang phát triển hiện nay Trong mô hình này mối quan hệ giữa tăng dân số và lực lượng lao động khác với mô hình lao động dư thừa. Theo các nhà tân cổ điển thì bất cứ sự tăng lên nào của dân số và lao động trong nông nghiệp đều dẫn tới tăng sản lượng nông nghiệp. Do vậy bất cứ sự chuyển dịch nào của lao động ra khỏi nông nghiệp đều gây ra sự suy giảm về sản lượng nông nghiệp Như vậy trong mô hình tân cổ điển sự gia tăng dân số không phải là hiện tượng bất lợi hoàn toàn và do đó không có hiện tượng lao động dư thừa để chuyển sang khu vực khác mà không làm giảm sản lượng đầu ra của khu vực nông nghiệp Trong mô hình này, nguồn đất đai bị hạn chế nên lợi nhuận bị giảm dần trong khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên sản phẩm cận biên của lao động không tồn tại ở mức tối thiểu, tức là với số tăng lên bằng nhau của số lượng lao động chỉ dẫn đến sự tăng lên có qui mô nhỏ hơn của sản lượng ( q2> q3>. .. ..qn) nhưng không làm cho mức gia tăng sản lượng bằng 0. Nguyên nhân cơ bản là ngay cả khi không có sự tác động của công nghiệp thì người nông dân cũng biết sử dụng những kỹ thuật truyền thống, thuỷ lợi, giống. Điều này cũng có nghĩa là lao động trong nông nghiệp sẽ nhận được mức tiền công biến động phù hợp với sản phẩm cận biên của lao động khi họ chuyển sang khu vực công nghiệp Như vậy để thu hút lao động trong nông nghiệp khu vực công nghiệp phải trả một khoản tiền công > sản phẩm cận biên trong nông nghiệp ( = sản phẩm cận biên + tiền lương) để khuyến khích lao động nông nghiệp sang làm việc cho khu vực công nghiệp Đường cung lao động công nghiệp có xu hướng tăng lên khi để mở rộng khu vực công nghiệp thu hút ngày càng nhiều lao động nông nghiệp. Việc lao động chuyển ra khỏi khu vực nông nghiệp làm giảm sản lượng nông nghiệp dẫn đến giá lương thực tiêu dùng tăng lên. Để đảm bảo mức sống cho công nhân của mình tiền công trong công nghiệp phải tăng lên. Khả năng thu hút lao động của khu vực công nghiệp còn phụ thuộc vào việc đầu tư để gia tăng qui mô của khu vực sản xuất công nghiệp và chính sách để thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp nông thôn Mô hình này có ý nghĩa trong việc đề ra các đường lối chính sách để tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối giữa hai khu vực công nghiệp – nông nghiệp 3. Mô hình hai khu vực của T.Oshima Đối với mô hình hai khu vực của A.Lewis được Ranis cụ thể hoá cho rằng sự dư thừa lao động trong nông nghiệp có thể chuyển sang khu vực công nghiệp mà không làm giảm sản lượng nông nghiệp. T.Oshima cho rằng đây là cách nhìn không thích hợp với đặc điểm của các nước Châu á nhất là những vùng lúa nước. ở đây sản lượng nông nghiệp được tạo ra phụ thuộc nhiều vào đỉnh cao của thời vụ, ở những thời điểm này không có sự dư thừa về lao động. Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong mô hình của Oshima được giải quyết theo 3 bước - Giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở thời kỳ đầu của tăng trưởng bằng cách tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi như : trồng thêm rau quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và đánh bắt cá, trồng cây lâm nghiệp - Hướng tới việc làm đầy đủ ở giai đoạn tiếp theo bằng việc phát triển các hoạt động chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ và các hoạt động dịch vụ nông nghiệp nông thôn - Công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn : áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp sử dụng các biện phat sinh học để tăng năng suất cây trồng, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Do vậy đến thời kỳ này có thể rút bớt một phần lao động trong nông nghiệp - nông thôn di chuyển ra thành thị mà không làm giảm sản lượng nông nghiệp Tóm lại việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong mô hình của T.Oshima được bắt đầu từ quá trình chuyển dịch dần dần lao động thuần nông sang ngành nghề phụ, sau đó bằng việc phát triển các hoạt động công nghiệp chế biến ở nông thôn, thu hút lao động dư thừa vào khu vực này, và cuối cùng là việc thực hiện quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn làm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, từ đó cho phép rút bớt được lao động trong nông nghiệp sang khu vực công mhiệp mà không làm giảm sản lượng nông nghiệp III. kinh nghiệm của các nước về chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước: 1.Trung Quốc : Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, với 1,3 tỷ dân nhưng vẫn còn tới 70% dân số vẫn còn sống ở khu vực nông thôn. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động được biểu hiện qua những nét chủ yếu sau: Sau cải cách và mở cửa nền kinh té trung quốc thực hiện phương châm “ ly nông bất ly hương’’ thông qua chính sách phát triển mạnh mẽ công nghiệp nông thôn nhằm phất triên và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấ kinh tế và phân công lao động xã hộ ở nông thôn. nhờ phát triển công nghiệp mà tỷ trịng lao động nông nghiệp đã giảm xuống từ 70% (1978) xuống conf 50% năm 1992 Thực hiện chính sách đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh ,thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn và mở mang cá hoạt động phi nông nghiệp Nhà nước thực hiện chính sách hạn chế di chuyển lao động giữa các vùng nên lao động bị bố chặt ở khu vực nông thôn. mặt khác việc đẩy mạnh cơ khí hoá nông nghiệp trong những năm 1970 tăng cường sử dụng phân bón hoá học, cơ khí hoá … đã dẫn đến rất nhiều lao động trong nông nghiẹp không hoặc thiếu việc làm.đIều này đã tạo đIều kiện cho việc dịch chuyển một phần lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp và phân bố lại lực lượng lao động nông thôn một cách có hiệu quả hơn 2. Đài Loan : Kinh nghiệm của Đài Loan cho thất quá trình CNH không nhất thiết phải bắt đầu từ khu vực thành thị và một số ít trung tâm công nghiệp lớn .Quả trình CNH của đài loan khởi đầu từ khu vực nông thôn, mang tính “ nông thôn”của công nghiệp là một nét cơ bản đặc trưng của CNH ở Đài Loan Bắt đầu từ năm 1953 chính quyền Đài Loan đã bắt đầu có những cơ chế chính sách phát triển công nghiệp nông thôn. Cùng với quá trình CNH quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở Đài Loan đã đạt được những thành tựu đáng kể :tỷ trọng lao động trong nông nghiệp đã giảm từ 50% những năm 1950 xuống còn 14,2% năm 1988 cà chuyển sang các hoạt động công nghiệ và phi nông nghịp khác Kinh nghiêm chuyển dịch cơ cấu lao động của Đài Loan mang những nét đặc trưng sau: Nông nghiệp được ưu tiên phát triển làm cơ sở cho việc phát triển công nghiệp nông thôn ,mà trước hết là công nghiệp chế biến nông sản Lao động dư thừa trong nông nghiệp được chuyển dần sang các ngành công nghiệp nhẹ nông thôn CNH nông nghiệp nông thôn nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hộ ở nông thôn Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ,lấy công nghệ sử dụng nhiều lao động là chính nhằm giải quyết việc làm và thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp –nông thôn Bên cạnh việc đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn. Chính phủ còn đặc biệt chú trọng đến các ngành công ngfhiệp sử dụng nhiều lao động như : công nghiệp chế biến nông –lâm sản, dệt may ,giày da, công nghiệp hoá chất, chế tạo máy để giảI quyết việc làm và tvà thu hút loa động dôi dư từ nông nghiệp Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng coa ,tạo đIều kiện tiền đề mang tính quyết định trong việc nâng cao khản năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật và phát triển cac ngành công nghệ cao Đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở nông thôn, tạo điều kiện cho việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn 3.Malaixia: Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động của Malaixia được thể hiện qua những nét chủ yếu sau : Chính sách thu hút đầu tư ở cả trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp mà trước hết là công nghiệp chế biến nông sản để nâng cao giá trị gia tăng cũng như giải quyết việc làm và dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp nông thôn sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Trong qúa trình CNH nông nghiệp nông thôn chính phủ đưa ra các chính sách khuyến khích từng vùng có qui hoạch lâu dài và cụ thể trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường sá kênh mương, thuỷ lợi, cung cấp nước sinh hoạt hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, tạo điều kiện cho việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn Khi nền kinh tế đã đạt mức toàn dụng lao động, Malaixia chuyển sang sử dụng nhiều vốn và bước đầu sử dụng công nghệ hiện đại Chính sách phát triển nguồn nhân lực: Nhà nước đặc biệt chú trọng đến vấn đề giáo dục và đào tạo ,từ các cấp học phổ thông đến đào tạo nghề Phần II Thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động trong giai đoạn 1996-2000 I. đặc điểm về dân số và lao động: 1. Đặc điểm về dân số: 1.1 Đặc điểm về qui mô và cơ cấu dân số : Trong những thập kỷ qua ,dân số việt nam tăng khá nhanh, năm 1960,dân số việt nam có trên 30 triệu người, năm 1980 dân số việt nam có trên 53,7 triệu năm 1990 dân số việt nam có trên 66,2 triệu. tốc độ tăng dân số bình quân còn cao ở tời kỳ 1976-1980 là 2,24%, thời kỳ 1981-1985 là 2,19%, thời kỳ 1986-1989 là 1,96% kể từ năm 1991 tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm xuống từ 2,33% năm 1991 giảm xuổng còn 2,09% năm 1994 và đến năm 1998 tỉ lệ này còn 1,9%/năm Bảng: tốc độ tăng dân số qua các giai đoạn (%) 1960-1975 1975-1980 1980-1985 85-90 1990-1995 1995-1998 Tốc độ tăng(%) 3,0 2,45 2,25 2,05 2,00 1,90 Nguồn:tổng cục thống kê Qui mô dân số nước ta khá lơn. Đến năm 1999 tổng dân số của việt nam là 76,3 triệu ngưòi, đứng hàng thứ 12 trên thế giới.dân số thành thị có xu hướng tăng lên cả về tuyệt đối và tỷ trọng. Tuy nhiên tăng không nhiều thể hiện quá trình đô thị hoá diện ra trong thời gian qua quá chậm chạm Bảng: qui mô dân sô thời kỳ 1995-1999 ĐVT: 1000 người DS chung DS nông thôn DS thành thị tỉ lệ DS thành thị 1989 64744 52197 12577 19.41 1995 71985 55679 13961 20.04 1996 73166 57746 15420 21.07 1997 74436 57510 16836 22.61 1998 75526 58061 17465 23.12 1999 76653 58572 18081 23.58 Nguồn: Điều tra dân số hàng năm -TCTK Dân số viêt nam thuộc loại dân số trẻ tập trung nhiều ở độ tuổi từ 15 –24 Về cơ bản cơ cấu dân số từ năm 1996 đến năm 2000 không có gì thay đổi nhiều. Năm 1999 số người trong dộ tuổi tử từ 55-59 chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 203600 người chiếm 2.66% tổng dân số, số người trong độ tuổi từ 11-14 tuổi là 6.1 trriệu và số người trong độ tuổi từ 6-10 tuổi là 9.1 triệu. số ngườ trước tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao và cao hơn rất nhiều so vói số người sau tuổi lao đông vởi tỷ lệ là 30% .như vậy trong tương lai không xa từ 3-5 năm nữa số người tham gia vào lưc lương lao động vẫn tiếp tục gia tăng nhanh. số gia tăng này còn lớn hơn vào 10 năm tiếp theo Bảng : Cơ cấu dân số thêo nhóm tuổi 1989,1999: ĐVT:1000 người Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Tổng DS 64.376 76.328 100 DS dưới tuổi LĐ 25.223 39.18 25.562 33.5 DS trong tuổi LĐ 33.496 52.03 43.556 57.1 DS trên tuổi LĐ 5.657 8.79 72.10 9.4 Nguồn: số liệu điều tra dân số 1989,1999 TCTK Trong cơ cấu dân số tỷ lệ người trong nhóm tuổi lao động cũng rất khác nhau giữi khu vực nông thôn và thành thị : Bảng : Cơ cấu DS theo nhóm tuổi thành thị, nông thôn năm 1999 ĐVT: 1000 người Thành thị Nông thôn Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Tổng DS 17.918 100 58.410 100 DS dưới tuổi LĐ 4.960 27.7 20.603 33.5 DS trong tuổi LĐ 11.359 63.4 32.196 55.1 DS trên tuổi LĐ 1.599 8.9 5.611 9.0 Nguồn: số liệu điều tra dân số 1989,1999 TCTK Tỉ lệ dân số trong tuổi lao động ở nông thôn thấp hơn ở thành thị. Trong khi tỷ trọng dân số dưói tuổi lao động và trên tuổi lao động ở nông thôn lại cao hơn ở khu vực thành thị. Điều này có thể là do tỷ lệ sinh tự nhiên ở khu vực nông thôn cao hơn ở khu vực thành thị và làn sóng di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị khá cao trong những năm qua, trong đó chủ yếu là số người trong tuổi lao động. Như vậy bình quân một người trong độ tuổi lao động ở nông thôn phải làm việc để nuôi 0,37 người trong khi ở thành thị là 0,33 người. Nếu tính đến yếu tố năng suất lao động hao phí lao động thì sẽ thấy gánh nặng lao động ở nông thôn là lớn hơn rất nhiều so với thành thị Đặc điểm về phân bố dân cư trên các vùng lãnh thổ: Trong những năm qua cùng với việc giảm mức sinh khác nhau, việc di dan giữa các vùng có nhiều dân như Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc Bắc trung Bộ và các vùng nhận dân như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã làm cho tỷ trọng dân số của mổi vùng thay đổi đáng kể: Bảng : Cơ cấu dân số theo vùng lãnh thổ: ĐVT:1000người,(%) Chỉ tiêu 1989 1994 1999 Dân số Tỷ trọng Dân số Tỷ trọng Dân số Tỷ trọng Cả nước 64744 100 70824 100 76653 100 ĐBSH 12985 20.0 13965 19.7 14849 19.4 Đông Bắc 9367 14.5 10166 14.35 10901 14.2 Tây Bắc 1821 2.8 2031 2.9 2239 2.9 Bắc Trung bộ 8762 13.5 9437 13.3 10040 13.1 DH M.Trung 5608 8.7 6098 8.6 6551 8.55 Tây Nguyên 1908 2.9 2443 3.45 3100 4.01 Đ. Nam Bộ 9847 15.3 11288 15.9 12794 16.7 ĐBSCL 14475 22.3 15393 21.8 16177 21.1 Nguồn: Số liệu điều tra dân số việt nam qua các năm -TCTK Việc phân bố dân cư trên cả nước tập trung chủ ở ba vùng đồng bằng là đồng bằng sông Hồng đồng bằng sông Cửu Long Đông Nam Bộ chiếm tể 57% dân số cả nước. Trong đó ĐBSH có 14849 ngàn người chiếm tỷ trọng 19,45 dân số cả nước ĐBSCL có 16177 ngàn người chiếm tỷ trọng 21,1% ,Đông Nam Bộ 15794 ngàn người chiếm tỷ trọng 16,6% so với cả nước.các vùng miền núi phía bắc và tây nguyên chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong dan số cả nước (Tây Bắc có2239 ngàn người chiếm tỷ trọng 2,9%,Tây N._.n 1660 1960 2300 300 340 Đông NB 7970 9110 9780 1140 800 ĐBSCL 9640 11180 12260 1540 1080 Nguồn: TCTK Đến năm 2010 phần lớn nguồn lao động của cả nước tập trung chủ yếu ở 3 vùng(76%) trong đó ĐBSCL 12,3 triệu chiếm 21,6% đồng bằng sông Hồng 10,8 triệu chiếm 18,9% đông nam bộ 9,78 triệu chiếm 17,1% lao động cả nước các vùng miền núi tây nguyên và tây bắc chỉ chiếm số lượng lao động rất nhỏ(tây nguyên 2,3 triệu,tây bắc 1,7 triệu) như vậy trong 10 năm tới những vùng này có thể thiếu nguồn lao động song cần phải cân nhắc đến việc di cư có quy mô lớn về dân số và nguồn lao động đến các vùng này Đặc điểm về nguồn lao động :dân số trong độ tuổt lao động tiếp tục tăng nhanh cả về tuyệt đối và tỉ trọng cho đến năm 2005 và mức taưng sẽ giảm dần sau 2005 mức tăng của thời kì 2001-2005 gần 7,0 triệu người bình quân 1,4 triệu người/năm với tốc độ tăng là 2,7% năm thời kì 2006-2010 mức tăng là 5,5 triệu bình quân 1,1 triệu/năm với tốc độ tăng là 2,1 % /năm Thời kì 2001-2005 số thanh niên bước vào tuổi lao động (15 tuổi)là 9,2 triệu người bình quân 1,8 triệu người/năm số người ra khỏi tuổi lao động khoảng 2 triệu người bình quân 400 nghìn người/năm nên mức gia tằn dân số trong tuổi lao động trong thời kì này khá cao cùng với số người chưa được đaòv tạo nghề chưa có việc làm và thiếu việc làm từ 5 năm trước chuyên sang nên đào tạo nghề và giải quyết việc làm tiếp tục trở thành áp lực lớn nhất là trong kế hoạch 2001-2005 Thời kì 2005-2010 số người bước vào tuởi lao động là 8,75 triệu tăng bình quân 1,75 triệu/năm số người ra khỏi tuổi lao động là 2,62 triệu bình quân 520 nghìn/năm làm cho mức tăng tuyệt đối và nhịp tăng dân số trong tuổi lao động tuy có giảm bớt nhưng mức tăng này vẫn tương đối cao vì vậy yêu cầu của việc thực hiện quá trìng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH nhằm tạo ra một cơ cấu việc làm thích hợp,giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động,thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nhiệm vụ được đặt lên vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trong thời gian tới 2.Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu lao động trong giai đoạn 2001-2010 Quan điểm 1: Chuyển dịch cơ cấu lao động phải gắn với mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quan điểm 2: Chuyển dịch cơ cấu lao động phải gắn với mục tiêu giải quyết việc làm và thực hiện công bằng xã hội Quan điểm 3:chuyển dịch cơ cấu lao động phải hướng tới mục tiêu toàn dụng lao động giảm lao động dư thừa và thời gian nhàn rỗi đồng thời vừa bảo đảm từng bước nâng cao năng suất lao động chất lượng và hiệu quả lao động Quan điểm 4: Chuyển dịch cơ cấu lao động không chỉ hướng vào mục tiêu số lượng mà quan trọng hơn là không ngừng nâng cao chất lượng nguông lao động Quan điểm 5: Chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm thực hiện phân bố một cách hợp lí nguồn lao động trên các vùng lãnh thổ Quan điểm 6: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng khai thác triệt để lợi thế về nguồn lao động thực hiện mục tiêu CNH-HĐH Quan điểm 7: Chuyển dịch cơ cấu lao động phải theo hướng đồng bộ II. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong giai đoạn 2001-2010: 1. Mục tiêu: 1.1 mục tiêu tổng quát: Từ quan điểm cơ bản và địch hướng chính sách của đảng và nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ kế hoạch 2001-2010 là tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao và ổn định chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, thực hiện có hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ,định hình thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân thì việc thưc hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động mục tiêu là nhằm tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý và chất lượng ngày càng cao 1.2. Mục tiêu cụ thể: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng :giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 63,10% năm 2000 xuống 57% vào năm 2005 và khoang 51-52% vào năm 2010 Tăng tỷ prọng lao động công nghiệp và xây dựng từ 13% năm 2000 lên 20% vào năm 2005 và 22-23% vào năm 2010 Tăng tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ từ 23,9% năm 2000 lên 25-26% vào năm 2010 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyển dịch theo hướng: Nâng tỷ lệ lao động đã qua đoà tạo tư 20% năm 2000 lên 30% vào năm 2005 và 35-38 % vào năm 2010, cơ cấu lao động theo trình độ lành nghề hợp lý Tăng nhanh tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ 15% năm 2000 lên 22% vào năm 2005 và 30% vào năm 2010 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ: theo hướng phân bố một cách hợp lý nguồn lao động trên các vùng ,địch hướng các dòng di chuyển lao động dựa vào nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và khản năng tạo việc làm của từng vùng, từng khu vực 2. Định hướng chuyển dịch : 2.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành: Chuyển dịch cơ cáu lao động theo ngành theo hướng kinh tế : giảm cả về tuyệt đối và tỷ trọng lao động trong nông nghiêp, tăng tuyệt đối và tỷ trọng lao động trong ngành CN&XD và dịch vụ nhằm tạo ra một cơ cấu lao động theo ngành phù hợp với cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH-HĐH: Bảng: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2001-2010 : 2000 2005 2010 Tổng số: 36.395.674 39.718.664 42.041.654 Nông-lâm-ngư (%) 22.965.670 63.10 22.639.638 57.0 21.441.243 51.0 CN& XD (%) 4.731.437 13.0 7.943.732 20.0 9.699.580 23.0 Dịch vụ (%) 8.698.567 23.9 9.135.294 23.0 10.930.831 26.0 Nguồn : Vụ lao động văn xã, Bộ KH& ĐT Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiêp nông thôn theo hướng giảm về cả tuyệt đối và tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng tuyệt đối và tỷ trọng lao dộng trong các ngành phi nông nghiệp nông thôn: vào các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làm dịch vụ nông nghiêp nông thôn. chuyển một phần lao động trồng lúa sang phát triển các lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản trồng cây rau quả và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Đây là một hướng chuyển dich tích cực và mang tính tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình CNH-HĐH, nhất là các nước đang phát triển như nước ta hiện nay sự phát triển của các ngành công nghiệp & xây dựng và dịch vụ thành thị vẫn chưa đủ mạnh để thu hút một số lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp nông thôn đồng thời có ý nghĩa đối với việc giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ tăng thu nhập cho ngưòi lao động. Giảm một phần sức ép cho khu vưc thành thị trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội phức tạp khi số lao động dịch chuyển một cách tư phát và tập trung quá mức vào các thành phố lớn 2.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ: Chuyển dịch cơ cấu theo trình độ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng lao động dã qua đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao ,tạo ra một cơ cấu ngày càng hợp lí Trong thời gian tới cần phải ưu tiên phát triển đội ngũ lao động đã qua đào tạo ,đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí ,đội ngũ tham mưu các nhà kinh doanh giỏi ,các nnhà khoa học và công nhân có kỹ thuật cao công nhân lành nghề trong các lĩnh vực kinh tế xã hội .Hình thành và phát triển nguồn lao động với chất lượng cao phạuc vụ những linmhx vực kinh tế mũi nhọn có hiệu quả cao giải quyết thoả đáng quan hệ cung cầu lao động có kỹ năng trình độ kỹ thutật cao nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp nhận công nghệ hiện đại các bí quyết kiến thức kinh nghiệm quản lí trên các vùng kinh tế trọng điểm các khu công nghiệp tập trung ,các khu chế xuất là nhân tố hàng đầu trong việc khai thác thế mạnh của quốc gia để đạt tốc độ phát triển cao đồng thời phất huy tác dụng của đội ngũ lao động Tăng tỷ trọng đội ngũ có trình độ chuyên môn kỹ thuật :Một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việck làm trong thời ỳy công nghiệp hoá hiện đại hoá giai đoạn 2001-2010 là nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ 22% năm 2000 lên 30% năm 2005 và 40% năm 2010 .Theo dự tính đề thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên thì tốc độ tăng lao động đã qua đào tạo của việct Nam trong thời kỳ tới càan đạt là 9.4%/năm trong đó thời kỳ 2001-2005 cần đạt là 9.2%/năm thời kỳ 2006 –2010 cần đạt là 9.7%/năm Để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động vào năm 2010 trong các khu vực nông nghiệp ,công nghiệp và dịch vụ tương ứng là 50,23.27 cần có sự điều chỉnh mục tiêu đào tạo nghề cho lao động theo các cấp trình độ khác nhau .Trong thời kỳ 2001-2005 cần phải đào tạo thêm 1.3 triệu người trong đó thời kỳ 2001-2005 cần đào tạo cần đào tạo 1 triệu người /năm và thờin kỳ 2005-2010 cần tăng 1.5 lần Đồng thời cần phải có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu đào tạo theo các cấp trình độ ưu tiên cho phát triển đào tạo nghề theo ước tính số người cần đaò tạo bình quânmỗi năm là trên 880 ngàn trong đó thời kỳ 2001-2005 là 626 nghìn và thời kì sau là 1 triệu trong đó số công nhân kĩ thuật dào hạn cần đào tạo khoảng 200 nghìn người/năm Theo cơ cấu lao động đào tạo thêm về cơ bản đã khắc phục được sự thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật đảm bảo cơ cấu đào tạo giữa cao đẳng,đại học so với trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề là 1-2.5-5.2 vào năm 2005và 1-3-7 vào năm 2010 gần tương đương với cơ cấu của các nước trong khu vực và trên thế giới Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn đặc biệt là nông dân ở các vùng ven đô thị lớn bị mất đất do quá trình đô thị hoá nhanh nhằm chuyển sang làm các nghành nghề công nghiệp ,tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn đến năm 2010 nâng tỉ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo lên 30% Cơ cấu trình độ lành nghề của đội ngũ lao động chuyển dịch theo hướng yêu cầu trí tuệ ngày càng cao gắn với cơ cấu công nghệ mới đó là cơ cấu gồm nhiều trình độ công nghệ nhiều loại quy mô trong đó ưu tiên các loại hình trình độ tiên tiến thích hợp 2.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ: Chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động theo trình độ nói riêng góp phần làm giảm bớt sự mất cân đối về cung cầu lao động của từng vùng lãnh thổ,thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ cần chuyển dịch theo hướng sau Bên cạnh việc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch lao động trong nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm tỉ trọng lao động nông nghiệp tăng tỉ trọng lao động trong các ngành phi nông nghiệp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo hướng “li nông bất li hương” để hạn chế dòng di dân và dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị ngày càng lớn cần định hướng việc dịch chuyển lao động từ nông nghiệp nông thôn vào các ngành công nghiệp và dịch vụ ở khu vực thành thị đó là các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như công nghiệp chế biến,giày da ,may mặc, Đẩy mạnh quá trình dịch chuyển nguồn lao động theo vùng lãnh thổ dịch chuyển một phần lao động từ các vùng đôngf bằng đông dân đất đai hạn chế lên các vùng miền núi và trung du để làm ăn sinh sống tăng cường việc khai hoang mở rộng diện tích canh tác phát triển các vùng kinh tế mới.Hiện nay vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông cửu long còn 20-22% diện tích đất chưa khai hoang vùng Tây nguyên và miền núi trung du phía bắc còn trên 50% Duyên Hải miền trung và Bắc trung bộ còn trên 40%.Việc mở rộng diện tích đất canh tác được khai hoang sẽ góp phần làm tăng diện tích đất canh tác tăng sản lượng cây trồng và vật nuôi góp phần thực hiẹn mục tiêu tăng trưởng giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở các vùng Đẩy mạnh quá trình dịch chuyển lao động đã qua đào tạo trên các vùng lãnh thổ nhằm đạt được một cơ cấu sử dụng hợp lí về lao động có trình độ có trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa các vùng để thực hiện mục tiêu này nhà nước cần có các chính sáh thích hợp để thu hút lao động đã qua đào tạo làm việc tại các vùng nông thôn miền núi vùng sâu vùng xa III. Các giải pháp kinh tế chủ yếu : 1. Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH: Tăng nhanh tỷ trọng của khu vực CN&XD và dịch vụ ,giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp `nhằm tạo cơ cấu của một nền kinh tế có khả năng tạo thêm nhièu việc làm mới và thu hút ngày càng nhiều lực lượng lao động Trong công nghiệp :Phát triển mạnh những ngành công nghiệp đang có có lợi thế về lao động và tài nguyên ,tạo ra được nhiều việc làmcho người lao động tăng thu ngoại tệ ,góp phần cải thiện cán cân thương mại .Đây chủ yếu là các ngành công nghiệp chế biến nông -lâm -thuỷ sản :gạo ,cà phê ,cao su tự nhiên,thuỷ sản và những ngành sử dụng nhiều lao động như giày da ,may mặc 'Trong khu vực nông nghiệp nông thôn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,cơ cấu ngành nghề nông thôn theo hướng giảm tỷ trong nông nghiệp tăng dần tỷ trọng công nghiệp ,tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn trước hết cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếtronglĩnh vực nông -lâm- ngư nghiệp theo hướng đa canh đa dạng hoá sản xuất cây trồng vật nuôi đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần tăng năng suất ,nâng cao chất lượng và sự cạnh tranh của sản phẩm .Cần quy hoạch lại các vùng chuyên canh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với lợi thế từng vùng ,từng địa phương ,phát riển công nghiệp ,tiểu tủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn theo hướng đưa công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu và thị trường nông thôn .Tạo sự liên kết gắn bó giữa công nghiệp và nông nghiệp thu hút lao động dư thửa trong nông nghiệp ,nông thôn .Trước mắt cần tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu tại chỗ như mía đường ,cà phê ,chè ,rau quả chế biến gỗ và hải sản .Phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như sản xuất vật liệu xây dựng thủ công mỹ nghệ dệt may gia công... khôi phục các làng nghề truyền thống phát triển các làng nghề mới ,phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp nông thôn 2. CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn : Thúc đẩy quá trình HĐH nông nghiệp nông thôn bằng việc thực hiện thủy lợi hoá, cơ khí hoá, điện khí hoá, hoá học hóa, sinh học hoá nhằm tăng năng suất cây trồng vật nuôi, tăng năng suất lao động tronh nông nghiệp ,tạo điều kiện cho việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tro trong nông nghiệp nông thôn Phát triển công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản gắn với các vùng nguyên liệuvới công nghệ ngày càng tiên tiến được coi là hoạt động then chốt để giũ vũng thị trường trong và ngoài nước làm tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp đồng thời tạo được nhiều việc làm góp phần thu hút một lượng lớn lao động trong nông nghiệp Phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động :cùng với công nghiệp chế biến nông lâm thủ sản cần phát triển các ngành nghề như dệt may ,giày da gốm sứ ,vật liệu xây dựng cơ khí chế tạo và sữa chữa công cụ lao dộng nông nghiệp .ở các vùng ven đô thị có thể phát triển các ngành lắp ráp cơ khí hoặc gia công khác là vệ tinh cho các trung tâm công nghiệp thương mại và dịch vụ đay là các ngành sử dụng nhiều lao động do đó việc phát triển những ngành này có tác dụng thu hút nhiều lao động trong nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm ,tăng thu nhập cho người lao động tạo điều kiện cho việc chuuyển dịch lao động nông nghiệp nông thôn Phát triển các ngành nghề tiể thủ công nghiệp với quy mô hộ gia đình ,chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống đáp ứng nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền được hình thành và tồn tại trong các làng xã chuyên làm nông nghiệp được coi là nghề phụ lúc nông nhàn và trong cả các làng nghề truyền thống .Đi đôi với việc khôi phục và phát triển các làng nghề cổ truyền có thể mở ra các làng nghề mới phù hợp vớ nhu cầu thị trường giải quyết lao động tại chỗ trong nông thôn Thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn làm cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông thôn .Nhà nước kích thích quả trình này bằng cách hỗ trợ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như: Giao thông, điện nước,thông tin liên lạc, các trung tâm thương mại dịch vụ ..Khuyến khích dân cư nông thôn tự tạo việc làm ngay tại quê nhà 3. Phát triển các nghành nghề ở nông thôn: Đây là một giải pháp tích cực có ý nghĩa trước mắt và lâu dài nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn sang các ngành phi nông nghiệp. Thực tế ở hầu hết các làng xã vùng nông thôn nước ta hiện nay đều ít nhiều có các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Các hoạt động này đang được phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây .đặc biệt là những làng nghề truyền thống ,những vùng ven đô thị gần các trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ Tiềm năng phát triển các hoạt động này còn rất lớn và đa dạng từ nghề mọc rền ,xây dựng ,dệt may da công, mây tre đan đến xay xát ,chế biến ,sữa chữa ,buôn bán dịch vụ nông nghiệp nông thôn .Nhiều nơi kết hợp phát triển các nghề truyền thống và các nghề dịch vụ mới thu hút từ 60-80% số hộ và người lao động tham gia .theo số liệu điều tra kinh tế xã hội kể cả miền núi các tỉnh phía bắc cũng như phía nam đều cho kết quả cho thấy ở đâu có các ngành nghề và dịch vụ phát triển thì ở đó có tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn tỷ trộng lao động phi nông nghiêp cao và không có lao động dư thừa trong nông thôn một số nơi có các làng nghề và các hoạy độnh phi nông nghiệp phát triển như ninh hiệp, Bát Tràng (Gia Lâm -Hà Nội) Đình Bảng (Hà Bắc Đức Giang (Hà Tây ) đã phải thuê mướn và sử dụng lao động từ bên ngoài Trong thời gian tới đi đôi với việc khôi phục và phát triển các ngành nghề cổ truyền các làng nghèe truyền thống có thể mở ra các làng nghề mơíi ,ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu thị trường .một mặt cần kế thừa bảo tồn những kỹ năng kỹ xảo ,tay nghề của các nghệ nhân ,duy trì giá trị văn hoá đân tộc ,mặt khác cần trang bị thiết bị công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm Để thực hiện mục tiêu này cần có các chính sách điều kiện cho các cơ sở sản xuất như:ưu đãi về vốn ,miễn giảm thuế ,hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm có các chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân ,thợ giỏi ,các chính sách hỗ trợ công tác đào tạo để những ngành nghề truyền thống không bị mai một 4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Để có một nguồn nhân lực với chất lượng cao cần phải có thơì gian .điều này đã được đảng và nhà nước nhận thức rất rõ và đề ra trong chiến lược phát triển con người trên khắp cả nước .tuy nhiên chúng ta mới chỉ chú ý nhiều đến số lượng mà chưa đầu tư thích đáng để nâng cao chất lượng .trong thời gian tới để có một nguồn lao động có chất lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu cho sự nghiệp CNH-HĐH ,thực hiện mục tiêu tăng trưỏng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hương CNH-HĐH cần phải: Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo thực hiện các chính sách khuyến khích dạy và học nghề đối với người lao động theo phương châm xã hội hoá giáo dục đào tạo .đầu tiên là với thanh niên đặc biệt là thanh niên nông thôn ,phụ nữ ,lao động dôi dư ra do sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước. phổ cập phổ thông trung học cho người lao động gắn liền với nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong cấc cấp nhằm tạo ra một mặt bằng dân trí tối thiểu và nâng cao năng lực cho người lao động để người lao động có đủ năng lực tiếp cận được với các chương trình đaò tạo bồi dưỡng kiến thức sâu về chuyên môn ,nghiệp vụ khoa học kỹ thuật Phát triển mạnh mẽ các trường dạy nghề nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý giữa lực lượng lao động ,cân đối lại tỷ lệ gưĩa lao động lành nghề và tỷ lệ lao động có trình độ CĐ,ĐH,giưa kỹ sư lý thuyết và kỹ sư thực hành phân bố lại số lượng chuyên gia giữa các lĩnh vực kinh tế đáp ưng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Hướng nghiệp dạy nghề cần được tiến hành có hệ thống tại các trường, các trường dạy nghề cần chuẩn hoá các giáo trình đúc rutt kinh nghiệm để có phương pháp dạy nhề đấp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đặt ra ,phù hợp với thị trường lao động Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực trong đó đặc biệt coi trọng các chinhs sách sau: Tập trung đầu tư thoã đáng vào đào tạo cho các khu công nghiệp các khu công nghệ cao Khuyến khích các doanh nghiệp giáo viên và người học trong lĩnh vực đào tạo nghề. Khuyến khích người học nghề phát triển tài năng và mở đường cho họ phát triển không hạn chế tài năng của mình. Khuyến khích vật chất và đãi ngộ thoã đáng đối với người lao động học tập nâng cao trình độ tay nghề ( Tiền lương, phụ cấp, bồi dưỡng vât, chất cho các giáo viên, nghệ nhân dạy và truyền nghề). Nâng cao chất lượng lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn. Đối với lao động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp cần mở rộng và đa dạng hoá các hình thức đào tạo các hình thức đào tạo với các chương trình khuyến nông, lâm ngư. Xây dựng mạng lưới đào tạo tới từng xã nhằm gắn đào tạo với sử dụng lao động nông nghiệp với nông thôn. Đối với lao động không có nhu cầu sử dụng trong nông nghiệp cần phải được đào tạo để tăng cơ hội có việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp tại địa bàn nông thôn. Theo hướng này cần sớm tiến hành quy hoạch mạng lưới dạy nghề trên địa bàn nông thôn. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo phù hợp với đối tượng được đào tạo. Phát triển các hình thức đào tạo di động. Tăng nguồn lực đầu tư phát triển nghề trong nông thôn. Đào tạo nghề cần căn cứ trên cơ sở các định hướng phát triển kinh tế định hướng phát triển các ngành, coi trọng công tác nhu cầu lao động theo trình độ chuyên môn kỷ thuật tránh tình trạng đào tạo tràn lan theo phong trào dẫn đến dư thừa lao động trong ngành này nhưng lại thiếu lao động trong ngành khác. Phát triển các chương trình đào tạo nghề theo yêu cầu của ngưpời lao động và người sử dụng lao động đảm bảo tỷ lệ cân đối lao động qua đào tạo với nhu cầu của nền kinh tế xã hội. Cần chuyển dịch và xây dựng cơ cấu giữa đào tạo và sử dụng lao động một cách hợp lý: Trong giai đoạn tới 2001-2005 cần xây dựng cơ cấu đào tạo theo hướng 1-2-5 để đến năm giai đoạn 2006- 2010 chuyển dịch từng bước tgeo hướng 1-3-7 gần với cơ cấu của các nước trong khu vực. 5. Chính sách thu hút và phân bổ vốn đầu tư giữa các ngành, vùng lãnh thổ: Vốn là một yếu tố có vai trò quan trọng là động lực của tămg trưởng và phát triển kinh tế. Việc thay đổi khối lượng và cơ cấu vốn đầu tư có chế độ chính sách khuyến khích kèm theo sẽ quyết định coư cấu sản xuất và từ đó nó sẽ thúc đẩy việc phát triển lại lực lượng sản xuất ( chuyển dịch cơ cấu lao động) giữa các ngành và các vùng kinh tế . Mặt khác sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất với sự thay đối tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ cho các ngành phi sản xuất là tăng năng suất là yếu tố quan trọng tác động đến chuyển chuyển dịch cơ cấu lao động dịch cơ cấu lao động theo khu vực. Trong điều kiện nước ta hiện nay với khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội còn hạn chế nhất là nguồn vốn mà nhà nước chi viện trực tiếp còn thấp cần phải cố găng hình thành được cơ cấu đầu tư theo hướng tích cực, hướng theo đi vào khai thác lợi thế của từng ngành từng vùng để phát triển. Đó là một giải pháp tích cực và đóng vai trò quyết định đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và coư cấu lao động theo hướng CNH-HĐH. Trong thời gian tới bên cạnh tập trung đầu tư vào các ngành công nghệ cao có giá trị gia tăng lón cần ưu tiên đầu tư cho các ngành sử dụng nhiều lao động nhằm tạo việc làm và thu hút lao động từ nông nghệp tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Vì vậy cơ cấu đầu tư theo ngành cần điều chỉnh theo hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đặc biệt là các ngành công nghiệp đang có lợi thế về lao động và tài nguyên nhằm tạo ra được nhiều việc làm( công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản: Gạo, cà phê, cao su) và những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may dày da. Trên các vùng lãnh thổ cần chú trọng hơn nữa việc đầu tư cho các vùng khó khăn. Nhà nước phải bằng mọi biện pháp và chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là mạng lưới giao thông, cung cấp nước sạch, cấp điện, giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực nhằm từng bước cải thiện từng bước môi truường đầu tư tạo điều kiện cho sản xuất phát triển kéo theo sự phát triển của các vấn đề kinh tế xã hội. Về cơ cấu kinh tế đối với các vùng khó khăn chậm phát triển sẽ được bố trí lại trên cơ sở phát huy lợi thế cuả từng vùng từng khu vực, từng bước tạo các điểm đô thị, các cụm kinh tế kỹ thuật tạo thành hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung cho các vùng. Hổ trợ đầu tư cho các vùng lãnh thổ chậm phát triển để phát huy các tiềm năng tại chổ và giảm bớt khó khăn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn văy ưu đải nước ngoài để đầu tư cho các vùng lãnh thổ biên giới hải đảo vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc khó khăn ở mền núi. Tập trung đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho vịc giao lưu kinh tế văn hoá xã hội giữa các vùng. Có các chính sách để phát triển công nghiệp nông thôn đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến gắn với nguồn nguyên liệu tại chổ tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trên các vùng này 6. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế mà còn có vai trò to lớn trong việc tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên trong thời gian qua việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế như: Trở ngại do quy mô nhỏ, trở ngại về vốn, công nghệ, lao động và thị trường tiêu thụ. Trong thời gian tới để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhà nước cần có những cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ theo hướng sau: Tạo môi trường bình đẳng cho sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế. ở đó các chủ thể kinh doanh đều có cơ hội như nhau cũng như thách thức như nhau để khẳng định vị thế của mình. Trong môi trường bình đẳng này các doanh nghiệp vừa và nhỏ không bị tách rời ra để được đối xử đặc biệt. Tuy nhiên do những hạn chế xuất phát từ quy mô nhỏ mà các doanh nghiệp này cần có một sự hổ trợ có tính định hướng để có thể tham gia vào thị trường như các doanh nghiệp lớn. Việc xây dựng các định hướng phát triển các doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ không chỉ dừng lại ở việc hổ trợ các doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ vượt qua những trợ ngại do quy mô nhỏ mà còn phát huy được những lợi thế do quy mô nhỏ của doanh nghiệp mang lại. Hình thành các tổ chức hổ trợ phát triển các doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là có một cơ quan của chính phủ chịu trách nhiệm về những chính sách xúc tiến loại hình doanh nghiệp này, đó có thể là( Hội đồng khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ cac doanh nghiệp vừa và nhỏ về tài chính, vốn tính dụng, chính sách ưu đãi về thuế, mặt bằng cơ sở sản xuất. Mở rộng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp vừa và nhỏ với các nguồn vốn theo hướng tạo ra một cơ cấu vốn mềm dẻo hơn, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với các nguồn vốn nước ngoài bằng cách cho phép các công ty bán mộy số cổ phiếu cho nhầ đầu tư nước ngoài, khuyến khích và cho phép các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào các công ty liên doanh, xem xét việc thành lập quỹ bảo lánh tiến dụng hổ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hình thành các tổ chức tư vấn cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ những thông tin về thi trường, giúp các doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cấp công nghệ, máy móc thiết bi, phương tiện sản xuất kinh doanh nâng cao khả năng cạnh tranh. Kết luận và kiến nghị Trên đây là một số định hướng và giải pháp kinh tế cơ bản và chủ yếu nhăm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ CNH-HĐH giai đoạn 20001-2010. Việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động này không thể thực hiện một cách độc lập được mà phải đặt trong mối quan hệ với các nhân tố kinh tế xã hội khác. Vì vậy khi hoạch định các đường lối chính sách định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động cần phải chú ý đến những nhân tố này. Trong đố tác đọng của vốn, đặc biệt tăng dần tỷ trọng đầu tư cho con người, cho khoa học công nghệ, thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng thành thị và nông thôn, thay đổi cơ cấu đầu tư trong công nghiệp... sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để làm phù hợp giưa cung và cầu lao động Về phía cung lao động : Thúc đẩy đầu tư cho con người sẽ đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn lao động mà chính đây sẽ là điểm mấu chốt để thực hiện sự thay đổi về cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất Về phía cầu : Khối lượng, cơ cấu vốn đầu tư và hệ thống chính sách kèm theo sẽ quyết định cơ cấu sản xuất và nó sẽ thúc đẩy trở lại sư chuyển dịch cơ cấu lao động. Mặt khác sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất với sự thay đổi tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ, cho các nghành phi nông nghiệp sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động là một yế tố quan trọng tác động đến cơ cấu lao động theo nghành và vùng lãnh thổ. Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths Nguyễn Thị Kim Dung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Do trình độ và thời gian có hạn nên bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của cô giáo hướng dẫn và các thấy cô giáo trong khoa KH&PT để đề tài được hoàn thiện hơn . Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình: Kinh tế lao động - ĐHKTQD 2. Giáo trình: Kinh tế phát triển - Tập I và tập II ĐHKTQD 3. Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ IX 4. Sách: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn - NXB nông nghiệp 5. Tạp chí: Thị trường lao động - Các số năm 2000 và 2001,số 1,2,năm 2002 6. Tạp chí: Kinh tế phát triển - Các số 45,49,50 năm 2001 7. Tạp chí : Nghiên cứu kinh tế - Số 12 \1999,số 12\2000 8. Tạp chí: Kinh tế và dự báo - Số 12\1999 9. Tạp chí: Kinh tế Châu á Thái Bình Dương - Số 3\1999 10. Tạp chí: Nghiên cứu lý luận - Số 10\2000 11. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm 2001-2010 của Bộ Kế họach và Đầu Tư 12. Báo cáo tình hình lao động việc làm và kế hoạch giải quyết việc làm 201-2005 Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư 13. Các tài liệu khác về lao động và việc làm. Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29121.doc
Tài liệu liên quan