CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT
XE CƠ GIỚI
1.1. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Trong mỗi nền kinh tế, giao thông vận tải đóng vai trò then chốt trong vận chuyển, lưu thông hàng hoá, con người. Kinh tế càng phát triển thì đi liền với đó là nhu cầu về giao thông vận tải ngày càng tăng cao. Ngày nay, các hình thức vận chuyển rất đa dạng và phong phú, có thể bằng đường sắt, đường
105 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuỷ, đường hàng không và đường bộ. Trong đó, nhu cầu sử dụng đường bộ và đi kèm theo là xe cơ giới đã trở nên phổ biến. Việc sử dụng xe cơ giới để làm phương tiện đi lại của các cá nhân, các tổ chức và các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng lên. Xe cơ giới là một trong những loại phương tiện có tính cơ động cao, tính việt giã tốt và tham gia triệt để vào quá trình đi lại và vận chuyển. Việc phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là một trong những ưu tiên của Chính phủ các nước
Nguyên lý vận hành của xe cơ giới dựa trên sức mạnh của động cơ với tốc độ nhanh, dẫn đến xac suất rủi ro cao, kéo theo số vụ tai nạn giao thông ngày càng nhiều với mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê của cục cảnh sát giao thông, trong số các loại phương tiện giao thông đường bộ thì mức độ gây tai nạn giao thông ở xe cơ giới cao hơn các loại phương tiện khác . Xe cơ giới vẫn là loại phương tiện có giá trị tài sản lớn đối với các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp, do vậy khi gặp tai nạn thiệt hại mà chủ xe phải gánh chịu sẽ rất lớn, ảnh hưởnh đến quá trình đi lại và kinh doanh, gây khó khăn về mặt tài chính cho họ, nên việc bù đắp bằng tài chính kịp thời là một nhu cầu hết sức cần thiết.
Bảng 1.1: Số xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ Việt Nam
(2004-2008):
Năm
Ô tô
(Chiếc)
So sánh với năm trước
Mô Tô (Chiếc)
So sánh với năm trước
Tổng số (chiếc)
So sánh năm trước
Tăng (Giảm) tuyệt đối (chiếc)
Tăng (Giảm) tương đối (%)
Tăng (Giảm) tuyệt đối (chiếc)
Tăng (Giảm) tương đối (%)
Tăng (Giảm) tuyệt đối (chiếc)
Tăng (Giảm) tương đối (%)
2004
774.824
-
-
13.375.992
-
-
14.150.816
-
-
2005
891.104
116.280
15,0
16.086.644
2.710.652
20,3
16.997.748
2.846.932
20,1
2006
1.026.512
135.408
15,2
18.901.206
2.814.562
17,5
19.927.718
2.929.970
17,2
2007
1.183.260
156.748
15,3
22.350.676
3.449.470
18,2
23.533.936
3.606.218
18,1
2008
1.352.510
169.250
14,3
23.850.127
1.499.451
6,7
25.202.637
1.668.701
7,1
( Nguồn: Báo cáo của ủy ban an toàn giao thông)
Qua bảng trên có thể nhận thấy số lương xe cơ giới tăng khá nhanh qua các năm. Nếu năm 2004 số lượng xe ô tô mới là 774.824 xe thì năm 2008 đã là 1.352.510 xe (gấp 1,75 lần); Số lượng xe máy tăng nhanh hơn: năm 2004 là 13.375.992 xe thì năm 2008 đã là 23.850.127 xe (gấp 1.78 lần).
Trong khi đó, Xe cơ giới tham gia giao thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu. Ơ nước ta hiện nay các tuyến đường bộ chất lượng vẫn chưa được cao, hơn nữa điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp do vậy nguy cơ xẩy ra tai nạn giao thông vẫn còn cao.
Mặt khác xe cơ giới chịu ảnh hưởng rất nhiều vào trình độ cũng như là ý thức chấp hành luật lệ giao thông của lái xe. Xem xét nguyên nhân gây tai ra các vụ tai nạn giao thông đường bộ trong năm các năm cho thấy, nguyên nhân do lỗi của chủ phương tiện chiếm tới 70%, 30% còn lại là do các nguyên nhân khác. Hầu hết các lái xe chạy quá tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu…
Những điều trên thực sự là mối đe doạ lớn về tính mạng và tài sản của các chủ phương tiện tham gia giao thông nói riêng và toàn xã hội nói chung. Để minh hoạ cho điều này chúng ta xem bảng dưới đây:
Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ Việt Nam
( 2004-2008):
Năm
Số vụ
Số người chết
Số người bị thương
Số vụ
So sánh với năm trước
Số người chết
(người)
So sánh với năm trước
Số người bị thương
So sánh với năm trước
Tăng (giảm) tuyệt đối
Tăng (giảm) tương đối (%)
Tăng (giảm) tuyệt đối
Tăng (giảm) tương đối
Tăng (giảm) tuyệt đối
Tăng (giảm) tương đối
2004
29.135
_
_
9.103
_
_
27.102
_
_
2005
29.083
- 52
- 0,18
11.214
2.111
23,19
28.326
1.224
4,52
2006
30.125
1.042
3,58
12.111
891
8,00
28.965
639
2,26
2007
31.273
1.148
3,81
12.834
723
5,97
29.273
308
1,06
2008
32.277
1.004
3,21
13.469
635
4,95
29.491
218
0,74
(Nguồn: Báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông)
Theo bảng số liệu trên, số vụ tai nạn giao thông hầu như không ngừng tăng lên qua các năm, kéo theo đó là những thiệt hại về vật chất và con người. Năm 2008 là 32.277 vụ tăng gấp 1,11 lần so với năm 2004; Số người chết tăng gấp 1,48 lần; Số người bị thương tăng gấp 1,09 lần. Riêng năm 2005 tuy số vụ tai nạn giao thông có giảm so với năm 2004 là 52 vụ nhưng những thiệt hại về con người lại tăng lên đột biến; số người chết tăng 2.111 người và số người bị thương tăng 1.224 người. Điều đó chứng tỏ mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn xảy ra trong năm này là rất cao.
Trước tình hình tai nạn giao thông gia tăng cả về số vụ và số người chết, gây tổn thất không nhỏ về người và tài sản cho các chủ phương tiện tham gia giao thông. Tính chung cả nước, hàng năm thiệt hại về tài sản do tai nạn giao thông lên hàng trăm tỷ đồng, nếu tính bình quân thiệt hại về tài sản của mỗi vụ tai nạn thường lên tới hàng chục triệu đồng. Đây là con số không nhỏ đối với cá nhân các chủ phương tiện. Khi tai nạn giao thông xảy ra, các chủ xe không chỉ thiệt hại về vật chất, con người mag có thể phải đền bù thiệt hại cho các nạn nhân trong vụ tai nạn. Điều đó đã tạo ra sức ép tài chính lẫn tinh thần đối với các chủ xe và những người điều khiển phương tiện. Vì vậy, để khắc phục hậu quả do tai nạn gây ra, đảm bảo ổn định tài chính cho các chủ phương tiện tham gia giao thông, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã ra đời và được triển khai ở tất cả các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tại Việt Nam. Đây là biện pháp tốt nhất để bù đắp thiệt hại sau khi rủi ro xảy ra. Biện pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở người tham gia đóng góp một khoản tiền nhỏ gọi là phí bảo hiểm để hình thành quỹ tài chính bảo hiểm từ đó sẽ bồi thường cho những thiệt hại về vật chất của bản thân chiếc xe đó khi chúng không may gặp phải rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm.
Như vậy, có thể khẳng định rằng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một tất yếu khách quan, là sự cần thiết và quan trọng đối với các chủ xe trong quá trình sử dụng và điều khiển xe của mình, góp phần khắc phục tình trạng khó khăn về mặt tài chính khi không may gặp tai nạn, đồng thời nhanh chóng khôi phục xe về trạng thái ban đầu để tiếp tục hoạt động kinh doanh.
1.1.2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Thứ nhất: Góp phần ổn định tài chính, khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra cho người tham gia bảo hiểm
Hoạt động của xe cơ giới tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, tai nạn rất dễ xảy ra. Trong khi đó xe cơ giới là tài sản có giá trị thường lớn, chính vì vậy nếu xẩy ra tai nạn người chủ sở hữu sẽ chịu thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp, thậm chí gây thiệt hại cả tính mạng và gặp phải rất nhiều khó khăn để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên nếu tham gia bảo hiểm, các chủ xe sẽ nhận được một khoản tiền bồi thường đấy đủ, nhanh chóng từ các nhà bảo hiểm, tình trạng khó khăn ban đầu về tài chính do rủi ro gây lên sẽ nhanh chóng được giải quyết, nhờ đó các chủ xe có thể trang trải được các chi phí bất ngờ phát sinh vượt qúa khả năng tài chính, sớm ổn định đời sống. Từ đó, họ có thể khôi phục sản xuất kinhdoanh và các hoạt động khác một cách bình thường.
Thứ hai: Bảo hiểm xe cơ giới góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp.
Vai trò của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng không chỉ dừng lại ở việc bồi thường tổn thất, khắc phục hậu quả tai nạn mà còn được thể hiện rất rõ trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất, giảm thiểu tai nạn giao thông. Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất xảy ra. Những nguy nan do cơ sở hạ tàng yếu kém đã được các doanh nghiệp bảo hiểm hỗ trợ, đóng góp tài chính một cách tích cực để thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn, mua sắm thêm các dụng cụ phòng cháy chữa cháy, cùng nghành giao thông làm các biển báo chỉ đường, đường phụ, đường lánh nạn...từ đó đã làm giảm nguy cơ gây tai nạn. Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm cũng tăng cường thông tin, khuyến khích các chủ xe nâng cao ý thức đề phòng, hạn chế rủi ro và tổn thất. Chẳng hạn, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể phối hợp với các ban nghành chức năng có liên quan để thực hiện tuyên truyền luật an toàn giao thông Tính trung bình, hàng năm, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đóng góp hàng chục tỷ đồng cho công tác đề phòng và hạn chế tai nạn. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng dành cho các chủ xa, lái xe ít để xảy ra tai nạn giao thông, thực hiện đề phòng hạn chế tổn thất tôt một mức phí ưu đãi
Thứ ba: Góp phần ổn định chi tiêu, tăng thu cho ngân sách Nhà nước và tạo thêm việc làm cho người lao động
Với quỹ bảo hiểm do những thành viên tham gia đóng góp, cơ quan, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy, ngân sách Nhà nước sẽ không phải chi ra để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro, tất nhiên trừ trường hợp tổn thất có tính thảm hoạ, mang tính xã hội rộng lớn.
Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tham gia các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ngày càng tăng lên. Đây là cơ hội để tăng doanh thu phí cho các doanh nghiệp bảo hiểm và tăng ngân sách Nhà nước thông qua hình thức đóng thuế. Chính phủ có thể sử dụng ngân sách để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Cung với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm xe cơ giới còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội
Thứ tư: Góp phần huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội
Sự tồn tại và phát triển của bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn (cho các cá nhân, doanh nghiệp) mà còn đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng tăng lên của quá trình tái sản xuất mở rộng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Với việc thu phí theo “nguyên tắc ứng trước”, các công ty bảo hiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện lời cam kết cảu họ với khách hàng nhưng quỹ này tạm thời nhàn rỗi. Do vậy các công ty bảo hiểm đã trở thành những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân
1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.2.1. Đối tượng bảo hiểm
Xe cơ giới có thể hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng đông cơ của chính chiếc xe đó. Đối tượng bảo hiểm chính là bản thân chiếc xe với đầy đủ các yếu tố như xe cơ giới phải có giá trị cụ thể (có thể lượng hoá bằng tiền); xe có giá trị sử dụng; xe có đầy đủ các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp lý để được lưu hành; và xe cơ giới phải là một chỉnh thể thống nhất với đầy đủ các bộ phận cấu thành
Đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở đây có thể là ôtô hoặc môtô. Nếu đối tượng là môtô thì chủ xe phải tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe. Nếu đối tượng bảo hiểm là ôtô thì khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới, các chủ xe có thể tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe hoặc chỉ tham gia bảo hiểm cho từng tổng thành riêng biệt
Về mặt kỹ thuật xe cơ giới, xe ôtô được chia thành 7 tổng thành cơ bản:
- Tổng thành thân vỏ, bao gồm: cabin toàn bộ, calang, cabô, chắn bùn, toàn bộ cửa và kính, toàn bộ đèn và gương, toàn bộ phần vỏ kim loại, các cần gạt và bàn đạp ga, cần số, phanh chân, phanh tay...;
- Tổng thành hệ thống lái, bao gồm: vôlăng lái, trục tay lái, thanh kéo ngang, thanh kéo dọc, phi de;
- Tổng thành hộp số, bao gồm: hộp số chính, hộp số phụ (nếu có);
- Tổng thành động cơ;
- Tổng thành trục trước (cần trước), bao gồm: dầm cầu trục lắp hệ thống treo nhíp, mayơ nhíp, cơ cấu phanh, nếu là cần chủ động thì có thêm cần visai với vỏ cần;
- Tổng thành trục sau, bao gồm: vỏ cầu toàn bộ, một cầu, visai, cụm mayơ sau, cơ cấu phanh, xilanh phanh, trục lắp ngang, hệ thống treo cầu sau, nhíp...;
- Tổng thành bánh xe, bao gồm: lốp, săm (kể cả săm lốp dự phòng);
Ngoài ra, với các xe chuyên dụng như xe cứu hoả, xe cứu thương, xe chở container... thì có thêm tổng thành chuyên dụng.
Trong tất cả các tổng thành trên, tổng thành thân vỏ thường được chủ xe ôtô lựa chọn tham gia bảo hiểm nhiều nhất vì đây là phần dễ tổn thương nhất khi gặp phải rủi ro tai nạn giao thông.
Để đối phó với những rủi ro tai nạn bất ngờ có thể xâỷ ra gây tổn thất cho mình, các chủ xe cơ giới thường tham gia một số loại hình bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với hàng hoá chở trên xe;
- Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe;
- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;
- Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe;
- Bảo hiểm vật chất xe.
Trong phạm vi chuyên đề này, chỉ tập chung nghiên cứu nghiệm vụ bảo hiểm vật chất xe. Khác với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe và đối với người thứ ba khác được áp dụng bắt buộc bằng pháp luật đối với các chủ xe, bảo hiểm vật chất xe cơ giới là hình thưc bảo hiểm tự nguyện. Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe là để được bồi thường những thiệt hại vật chất xẩy ra với xe của mình do những rủi ro bảo hiêm gây nên. Thông thường các chủ xe ôtô có thể tham gia bảo hiểm vật chất xe theo một trong hai hình thức sau:
- Bảo hiểm toàn bộ xe,
- Bảo hiểm thân vỏ xe.
Trong thực tế, vì nhiều lý do mà các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới đối với xe ôtô mà hạn chế bảo hiểm vật chất cho xe môtô.
1.2.2. Phạm vi bảo hiểm
Thông thường trong một hợp đồng bảo hiểm vật chất xe, các rủi ro được bảo hiểm gồm có:
- Tai nạn do đâm va, lật đổ.
- Cháy, nổ, bão lụt,sét đánh, động đất, mưa đá;
- Mất cắp toàn bộ xe;
- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên;
Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xẩy ra cho chiếc xe được bảo hiểm, nhà bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:
- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bi thiệt hại do các rủi ro được bảo hiểm;
- Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất;
- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm. đồng thời công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất của xe bị gây ra bởi:
- Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật và hư hỏng do sửa chữa gây nên.
- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm nốp bị hư hỏng ma không do tai nạn gây ra.
- Mất cắp các bộ phận của xe.
Để tránh những “nguy cơ đạo đức” lợi dung bảo hiểm, những hành vi vi phạm pháp luật, luật lệ giao thông, hay một số những rủi ro đặc biệt khác, những thiệt hại tổn thất xẩy ra bởi những nguyên do sau cũng không đươc bồi thường:
- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe;
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo pháp luật về an toàn giao thông đường bộ;
- Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông đường bộ như:
. Xe không có giấy phép lưu hành;
. Lái xe không có bằng lái, hoặc không có những giấy tờ hợp lệ;
.Lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia, ma tuý hoặc các chất kích thích tương tự trong khi điều khiển xe;
.Xe chở chất cháy, chầt nổ trái phép;
.Xe chở quá trọng tải hoăc số hành khách quy định;
.Xe đi vào đường cấm;
.Xe đi đêm không đèn;
.Xe sử dụng tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa.
- Những thiệt hại gián tiếp như : giảm gia trị thương mại, làm đình trệ sản xuất kinh doanh;
-Thiệt hại do chiến tranh
Trong trường hợp chủ xe chuyển quyền sở hữu xe cho chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực với chủ xe mới. Nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thi công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu chủ xe mới có yêu cầu.
1.2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm:
* Giá trị bảo hiểm:
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm là căn cứ quan trọng để lựa chọn số tiền bảo hiểm và là cơ sở bồi thường thiệt hại thực tế cho người tham gia bảo hiểm. Vì vậy, việc xác định đúng số tiền bảo hiểm là rất quan trọng nhưng để đánh giá được chính xác thì không phải là dễ dàng, cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố. Trên thực tế các nhà bảo hiểm thường dựa vào năm sản xuất, loại xe, độ cũ mới, thể tích làm việc của xilanh…để xác định giá trị của xe. Tuy nhiên, việc đánh giá các yếu tố này là rất khó khăn, hiệu quả không cao chỉ có những người có chuyên môn mới thực hiện được, có thể dẫn đến tranh cãi, không khách quan. Vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm thường xác định giá trị bảo hiểm căn cứ vào khấu hao và giá trị ban đầu (giá trị mua mới) của chiếc xe theo công thức:
GBH = GBĐ - GKH
Trong đó:
GBH: Giá trị bảo hiểm của chiếc xe.
GBĐ: Giá trị ban đầu của chiếc xe, giá trị mua mới.
GKH: Giá trị được khấu hao của chiếc xe (theo năm).
GKH = GBĐ* Tỷ lệ khấu hao*Số năm sử dụng
Để đánh giá chính xác giá trị bảo hiểm cần phải kiểm tra xe trước khi nhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực tế của xe. Hai bên sẽ cùng nhau tiến hành kiểm tra xác nhận tình trạng xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm và cùng nhau thảo luận để xác định giá trị xe, trong nhiều trường hợp cụ thể doanh nghiệp bảo hiểm cần phải thực hiện giám định tình trạng thực tế của xe trong quá trình mà người chủ xe đã sử dụng chiếc xe đó
- Đối với những chiếc xe mới bắt đầu đưa vào sử dụng, việc xác định giá trị ban đầu của xe đơn giản hơn. Có thể căn cứ vào các giấy tờ, hoá đơn mua bán xe, hoá đơn thu thuế trước bạ để xác định giá trị xe
Với xe có thời gian sử dụng dưới 1 năm thì GKH =0, nên giá trị bảo hiểm bằng giá trị ban đầu của xe.
- Đối với loại xe đã qua sử dụng thì việc đánh giá giá trị xe mới đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp để đánh giá về giá trị ban đầu, và tình trạng khấu hao cũng như tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe.
Với xe có thời gian sử dụng trên 1 năm (GKH>0) nên giá trị bảo hiểm luôn nhỏ hơn giá trị ban đầu của xe.
Trên cơ sở đó, công ty bảo hiểm và chủ xe sẽ thảo luận và đi đến kết luận về giá trị bảo hiểm. Sau đó chủ xe có thể quyết định tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn hay bằng giá trị thực tế của xe. Trên thực tế, việc xác định giá btrị bảo hiểm này chỉ mang tính chất tưông đối và hợp lý, không thể có kết quả tuyệt đối chính xác. Một số doanh nghiệp bảo hiểm thường xây dựng bảng giá xe theo nguồn gốc sản xuất, loại xe, mác xe, năm sản xuất, dung tích xilanh...
* Số tiền bảo hiểm:
Số tiền bảo hiểm là khoản tiền được xác định trong hợp đồng bảo hiểm thể hiện giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm hay giới hạn bồi thường tối đa của nhà bảo hiểm. Nói cách khác, trong bất kì trường hợp nào, số tiền bồi thường, chi trả cao nhất của người bảo hiểm cũng chỉ bằng số tiền bảo hiểm.
Cơ sơ để xác định số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới là giá trị bảo hiểm và được chia thành ba trường hợp sau:
-Bảo hiểm dưới giá trị: theo hình thức này, số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm
-Bảo hiểm ngang gia trị (bảo hiểm đúng giá trị): số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm
-Bảo hiểm trên giá trị: số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm.
Trường hợp bảo hiểm toàn bộ xe, số tiền bảo hiểm chính là giá trị thực tế của xe vào thời điểm ký kết hợp đồng. Đây còn gọi là trường hợp bảo hiểm đúng giá trị.
Trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm bộ phận, số tiền bảo hiểm sẽ được xác định căn cứ vào tỷ lệ giữa giá trị của bộ phận được bảo hiểm và giá trị toàn bộ xe. tỷ lệ này là khác nhau ở những chủng loại xe khác nhau, và các doanh nghiệp bảo hiểm thường có những bảng tỷ lệ về giá trị của các bộ phận so với giá trị từng loại xe. Trong số các tổng thành của xe thì tổng thành thân vỏ xe thường chiếm tỷ lệ lớn về mặt giá trị cũng như chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hậu quả của những vụ tai nạn. Vì thế nếu chọn một tổng thành để tham gia bảo hiểm thì chủ xe thường chọn tổng thành này
Thông thường, số tiền bảo hiểm do công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm thoả thuận tức là số tiền bảo hiểm do người bảo hiểm yêu cầu và người được bảo hiểm chấp nhận. Trong trường hợp là xe ôtô hoặc các loại xe cơ giới có gía trị cao người ta thường tham gia dưới giá trị bảo hiểm hoặc ngang giá trị bảo hiểm.
1.2.4. Phí bảo hiểm
* Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới là khoản tiền nhất định mà những người tham gia (chủ xe, lái xe) phải nộp cho nhà bảo hiểm sau khi ký hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi người tham gia nộp phí theo đúng quy định, trừ khi có thỏa thuận khác
Doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới có thể thực hiện bảo hiểm theo biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu do Bộ Tài Chính quy định hoặc có thể thoả thuận với nhau theo biểu phí và mức trách nhiệm cao hơn hoặc phạm vi bảo hiểm rộng hơn biểu phí và mức trách nhiệm mà doanh nghiệp đăng ký với Bộ Tài Chính.
* Phương pháp tính phí bảo hiểm:
Việc xác định mức phí bảo hiểm là công tác rất quan trọng trong triển khai bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào, phí bảo hiểm được coi là giá của sản phẩm bảo hiểm, phí bảo hiểm có hợp lý mới thu hút được khách hàng. Đặc biệt nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nghiệp vụ phổ biến và được triển khai ở tất cả các công ty bảo hiểm Phi Nhân Thọ vì vậy tính cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Ngoài việc thu hút khách hàng bằng công tác chăm sóc khách hàng, bồi thường nhanh chóng, chính xác, kịp thời thì giá cả của sản phẩm bảo hiểm là nhân tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia cụ thể, công ty bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:
Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật riêng nên các công ty bảo hiểm thường đưa ra những biểu phí xác định phù hợp cho hầu hết các loại xe thông dụng thông qua việc phân loại thành các nhóm. Việc phân loại này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc, sự khan hiếm của phụ tùng, trọng tải xe. Đối với các loại xe hoạt động không thông dụng như xe kéo Rơmooc, xe chở hàng nặng do mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được cộng thêm một tỷ lệ nhất định trên mức phí cơ bản.
Khu vực giữ và để xe: trong thực tế không phải công ty bảo hiểm nào cũng quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, một số công ty khi tính phí bảo hiểm đã dựa trên khu vực để xe và giữ xe rất chặt,
Mục đích sử dụng xe: đây là nhân tố quan trọng khi xác định phí bảo hiểm. Với mục đích sử dụng khác nhau thì mức độ rủi ro cũng khác nhau. Xe dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì khả năng gặp rủi ro cao hơn rất nhiều so với xe sử dụng cho cá nhân, gia đình hoặc cơ quan hành chính sự nghiệp. Xe lăn bánh trên đường càng nhiều thì xác suất rủi ro xảy ra càng lớn.
Tình hình bồi thường tổn thất những năm trước: nếu những năm trước đó tổn thất xảy ra lớn và thường xuyên thì phí bảo hiểm sẽ tăng và ngược lại.
Tuổi tác, kinh nghiệm của lái xe, của người yêu cầu bảo hiểm và người thường xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm: số liệu thống kê cho thấy rằng các lái xe trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn so với các lái xe lớn tuổi. Trong thực tế, các công ty thường áp dụng giảm phí bảo hiểm cho các lái xe trên 50 tuổi do kinh nghiệm cho thấy những lái xe này ít gặp tai nạn hơn so với các lái xe trẻ tuổi. Tuy nhiên, với những lái xe quá lớn tuổi (thường từ 60 tuổi trở lên) phải xuất trình giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp để có thể lái xe thì công ty bảo hiểm mới nhận bảo hiểm. Ngoài ra, để hạn chế tai nạn công ty bảo hiểm thường yêu cầu người được bảo hiểm tự chịu một phần tổn thất xảy ra đối với xe của mình (hay còn gọi là mức miễn thường). Đối với những lái xe trẻ tuổi mức miễn thường này thường cao hơn so với các lái xe lớn tuổi.
Biểu phí đặc biệt: khi khách hàng có số lượng xe tham gia bảo hiểm nhiều, các công ty bảo hiểm thường có thể áp dụng biểu phí riêng cho khách hàng đó. Việc tính toán biểu phí riêng cũng tương tự như cách tính phí được đề cập ở trên, chỉ khác là dựa trên số liệu về bản thân khách hàng đó. Cụ thể:
+ Số lượng xe của công ty tham gia bảo hiểm.
+ Tình hình bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm cho khách hàng ở những năm trước đó.
+ Tỷ lệ phí theo quy định của công ty.
Trường hợp mức phí đặc biệt thấp hơn mức phí quy định chung của công ty thì áp dụng theo mức phí đặc biệt. Còn nếu mức phí đặc biệt cao hơn hoặc là bằng mức phí chung tức là tình hình tổn thất của khách hàng cao hơn hoặc bằng mức tổn thất chung thì công ty bảo hiểm sẽ áp dụng mức phí chung.
Giảm phí bảo hiểm: để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn xe tham gia bảo hiểm tại công ty mình, các công ty bảo hiểm thường áp dụng mức giảm phí so với mức phí chung theo số lượng xe tham gia bảo hiểm.
Ngoài ra, hầu hết các công ty bảo hiểm còn áp dụng cơ chế giảm giá cho những người tham gia bảo hiểm không có khiếu nại và tăng tỷ lệ giảm giá này cho số năm không có khiếu nại gia tăng. Có thể nói đây là biện pháp phổ biến trong bảo hiểm xe cơ giới.
Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ, tức là chỉ hoạt ộng một số ngày trong năm, thì chủ xe chỉ phải đóng phí cho những ngày hoạt động đó theo công thức sau:
= **
Để thuận tiện cho việc tính toán, các công ty thường áp dụng phí thời vụ. Bộ Tài chính – cơ quan quản lý Nhà nước lĩnh vực bảo hiểm thương mại quy định biểu phí ngắn hạn như sau:
Xe hoạt động dưới 3 tháng đóng 30% phí cả năm;
Xe hoạt động từ 3 đến 6 tháng đóng 60% phí cả năm;
Xe hoạt động từ trên 6 đến 9 tháng đóng 90% phí cả năm;
Xe hoạt động 9 tháng trở lên đóng 100% phí cả năm.
Hoàn phí bảo hiểm: Có những trường hợp chủ xe đã đóng phí bảo hiểm cả năm, nhưng trong năm đó xe không hoạt động một thời gian dài vì một lý do nào đó, ví dụ như ngừng hoạt động để tu sửa. Trong trường hợp này thông thường công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm cho những tháng ngừng hoạt động đó cho chủ xe. Số phí hoàn lại được tính như sau:
= Phí cả năm**
Mỗi công ty bảo hiểm có tỷ lệ hoàn phí là khác nhau. Nhưng thông thường tỷ lệ này là 80%.
Nếu chủ xe muốn huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm khi chưa hết hạn hợp đồng thì thông thường công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại đó theo công thức trên, nhưng với điều kiện là chủ xe chưa có lần nào được công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.
Phí bảo hiểm vật chất phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe gồm hai phần: phí thuần (f) và phụ phí (d):
P = f + d
Thực chất phí thuần chính là số tiền bồi thường bình quân cho mỗi đầu phương tiện tham gia bảo hiểm gặp rủi ro gặp rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm năm thứ i:
f =
Trong đó:
Si: Số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ i.
Ti: Thiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i.
Ci: Số xe hoạt động tham gia bảo hiểm thực tế trong năm thứ i.
Phần phụ phí d bao gồm các chi phí như đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý, lợi nhuận của công ty bảo hiểm…. Phụ phí thường được xác định bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng phí.
Tuy nhiên, trên thực tế các công ty bảo hiểm áp dụng một phương pháp tính phí khác dựa trên số tiền bảo hiểm:
P = R* SBH
Trong đó: R là tỷ lệ phí
Ở nước ta, tỷ lệ phí này là do Bộ Tài Chính đưa ra và các công ty bảo hiểm đều áp dụng thống nhất.
Phí bảo hiểm vật chất xe ô tô như sau:
Bảng 1.3: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới:
Giá trị thực tế của xe
Tỷ lệ phí (%)
BH toàn bộ xe
BH thân vỏ xe
1.Xe sử dụng dưới 3 năm (Giá trị còn lại trên 70% giá trị xe mới)
1,5
2,5
2.Xe sử dụng từ 3 – 6 năm (Giá trị còn lại 50% - 70%)
1,7
2,7
3. Xe sử dụng trên 6 năm (Giá trị còn lại < 50%)
1,9
2,9
(Nguồn: Từ biểu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới của công ty Pjico)
1.2.5. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản nhưng do đặc điểm riêng của xe cơ giới là vận chuyển bằng đường bộ tham gia vào quá trình vận chuyển, hoạt động của xe cơ giới phụ thuộc rất lớn vào địa hình, tình hình thời tiết và chất lượng kỹ thuật của xe nên là một nguồn nguy hiểm cao độ hay nói cách khác khả năng xảy ra tai nạn là rất lớn. Xác suất xảy ra rủi ro cao hơn nhiều so với các đối tượng tài sản khác. Vì vậy, khi triển khai nghiệp vụ này, các công ty bảo hiểm đều chú ý đến việc đề phòng tai nạn xảy ra và cách khắc phục hậu quả khi tai nạn xảy ra. Hàng năm các công ty thường tiến hành trích một phần doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới để phục vụ công tác này. Nguồn quỹ này được chi cho việc xây dựng hệ thống biển báo, panô áp phích tại những đầu mối giao thông quan trọng, xây dựng đường lánh nạn, gương cầu tại các đường vòng, đèo dốc…
Ngoài ra, quỹ này còn được dùng để tổ chức các lớp tập huấn cho lái xe, phụ xe. Khen thưởng thích đáng cho các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.
Tuy nhiên đây không chỉ là trách nhiệm của công ty bảo hiểm mà còn là trách nhiệm của chính các chủ phương tiện mặc dù họ đã tiến hành mua bảo hiểm vì thực hiện tốt công tác này sẽ làm giảm số vụ tai nạn xảy ra, giảm ty lệ bồi thường, giảm phí bảo hiểm… từ đó mang lại lợi ích cho công ty bảo hiểm, cho bản thân người tham gia bảo hiểm và góp phần làm giảm đáng kể thiệt hại cho xã hội.
1.2.6. Giám định và bồi thường
* Giám định tổn thất:
Theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm, mọi tổn thất về vật chất xe cơ giới thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành giám định thiệt hại với sự chứng kiến của chủ xe, người thứ ba hoạc người đại diện hợp pháp của các bên có liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do tai nạn gây ra.
Trường hơp chủ xe cơ giớ không thống nhất về mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định,hai bên thoả thận chọn giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp thực hiện giám định kết luận của giám định viên chuyên nghiệp được coi là quyết định cuối cùng.
Như vậy dù là giám định viên của công ty hay giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp thì những kết luận mà họ đưa ra hết sức quan trọng bởi nó có ảnh hưởng đến quá trình bồi thường. Do vậy doanh nghiệp bảo hiểm cần lựa chọn đội ngũ giám định viên co kinh nghiệm và có trình độ cao, t._.rước hết, họ phải có trình độ hiểu biết chuyên sâu về nghiệp vụ bảo hiểm chuyên môn kỹ thuật sửa chưã xe, về tình hình thị trường của các vật tư thay thế và nơi sửa chữa thích hợp. Họ phải có hiểu biết về luật lệ an toàn giao thông đường bộ. Ngoài ra họ phải có khả năng đàm phán thuyết phục khi có các tranh chấp xẩy ra.
Khi giám định các giám định viên phải thưc hiện các bước sau
. Tiếp nhận các thông tin về tai nạn: số xe, chủ xe, thơi gian, địa điểm xẩy ra tai nạn, đánh gia sơ bộ thiệt hại và giải quết bước đầu để tránh tình trạng ách tắc giao thông
. Phải có dự kiến và phương án chuẩn bị giám định: thống nhất với chủ xe về thời gian, địa điểm giám định, phương tiện giám định
. Giám định viên kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ của các chủ xe như giấy chứng nhận bảo hiểm, bằng lái xe, giấy đăng ki xe, giấy phép lưu hành. Trong quá trình giám định phải có mặt và kí xác định của các chủ xe.
. Phân loại, xác định chính xác những thịêt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
. Đánh giá thiệt và chọn phương án khác phục thiệt hại
. Hoàn chỉnh hồ sơ: thu thập hoặc hướng dẫn chủ xe thu thập hồ sơ tai nạn
. Chuyển giao hồ sơ cùng với biên bản giám định chính thức có đầy đủ chữ kí của các bên cho cán bộ bồi thường để tính toán,duyệt bồi thường trong những trường hợp đặc biệt, nếu vụ tai nạn xẩy ra quá xa giám định viên hoạc ở nhửng nơi hiểm trở. Các giám định viên có thể căn cứ vào biên bản của các cơ quan chức năng.
* Bồi thường:
Bồi thường thiệt hại là khâu công việc rất quan trọng trong quy trình triển khai một sản phẩm bảo hiểm. Bởi đây là khâu quan trọng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng cũng như thể hiện quyền lợi của khách hàng và phản ánh rõ nhất lợi ích của sản phẩm bảo hiểm. Vì vậy, yêu cầu của công tác bồi thường là doanh nghiệp phải tiến hành bồi thường nhanh chóng, chính xác cho khách hàng đảm bảo khắc phục thiệt hại về tài chính cho khách hàng những cũng phải đảm bảo yếu tố chính xác cho bản thân doanh nghiệp tránh các trường hợp trục lợi có thể xảy ra.
* Hồ sơ bồi thường bao gồm:
- Tờ khai tai nạn của chủ xe;
Bản sao của giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ, giấy phép lái xe;
Kết luận điều tra của công an hoặc bản sao hồ sơ tai nạn gồm: Biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn, biên bản giải quyết tai nạn;
Bản án hoặc quyết định của toà án trong trường hợp có tranh chấp tại toà án;
Các biên bản tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ ba;
Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn;
* Nguyên tắc bồi thường.
Số tiền bồi thường được cơ quan bảo hiểm tính toán dựa trên cơ sở giá trị thiệt hại thực tế của xe. Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường khi chủ xe cung cấp đầy đủ chứng từ hợp lệ. Thông thường việc tính toán số tiền bồi thường cho thiệt hại vật chất xe cơ giới được xác định như sau:
Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế.
Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế *
Tuy nhiên, trong trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm một số tổng thành nhất định thì số tiền bồi thường được tính dựa trên cơ sở thực tế của tổng thành đó.
(2) Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế.
Để tránh việc trục lợi bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận số tiền bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu người tham gia bảo hiểm cố tình hoặc vô tình tham gia với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì số tiền bồi thường cũng chỉ bằng giá trị thiệt hại thực tế và luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe.
Tuy nhiên, trường hợp công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trên giá trị thực tế, được gọi là “giá trị thay thế mới”. Khi tổn thất toàn bộ xảy ra công ty bảo hiểm sẽ bồi thường đúng bằng số tiền bảo hiểm. Trong trường hợp này chủ xe phải đóng phí bảo hiểm khá cao theo các điều kiện bảo hiểm rất nghiêm ngặt.
(3) Trường hợp tổn thất bộ phận:
- Nếu xe tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm bằng hoặc thấp hơn giá trị thực tế thì số tiền bồi thường được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm với giá trị thực tế của xe nhưng bị giới hạn bởi giá trị của bộ phận đó quy định trong “Bảng tỷ lệ tổng thành xe”.
- Nếu xe được bảo hiểm trên giá trị thực tế thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của bộ phận đó ngay trước khi xe bị tại nạn nhưng bị giới hạn bởi giá trị của bộ phận đó quy định trong “Bảng tỷ lệ tổng thành xe”.
- Trong quá trình sửa chữa, khắc phục tổn thất, nếu phải thay thế bộ phận mới thì số tiền bồi thường tối đa của công ty bảo hiểm không vượt quá giá trị thực tế của bộ phận đó ngay trước khi xe bị tổn thất.
(4) Trường hợp tổn thất toàn bộ:
Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp, bị cướp, mất tích sau 60 ngày không tìm lại được, giá trị thiệt hại bằng hoặc trên 80% giá trị thực tế của xe tính theo tỷ lệ tổng thành xe hoặc đến mức không thể sửa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành an toàn, hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe.
- Nếu số tiền bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế của xe, thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe toàn bộ số tiền bảo hiểm đã ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Khi đã bồi thường toàn bộ tổn thất cho chiếc xe đó thì công ty bảo hiểm có quyền thu hồi, thanh lý chiếc xe. Nếu xe bảo hiểm dưới giá trị thực tế thì công ty bảo hiểm sẽ thu hồi giá trị còn lại theo tỷ lệ phần trăm giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của xe.
- Đối với trường hợp xe bị mất cắp, mất tích thì chủ xe hoặc lái xe báo ngay cho cơ quan công an, công ty bảo hiểm để lập kế hoạch điều tra xử lý vụ việc. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày xe bị mất cắp, mất tích chủ xe phải gửi ngay văn bản cho công ty bảo hiểm. Trong trường hợp quá 2 tháng mà xe bị mất cắp, mất tích không tìm thấy thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe toàn bộ số tiền bảo hiểm đã ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Nếu sau khi bảo hiểm mà lại tìm thấy chiếc xe thì công ty bảo hiểm có quyền thu hồi lại chiếc xe đó theo tỷ lệ phần trăm giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của chiếc xe đó.
* Phương thức bồi thường:
Việc lựa chọn phương thưc bồi thương phải tuỳ thuộc vào từng trường họp cụ thể và phai có sự thống nhất giữa chủ xe và ngươi tham gia bảo hiểm. Một số phương pháp cụ thể:
-Thanh toán bằng tiền: Vì hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng trả tiền cho nên các khiếu nại phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ đươc giải quyết bằng cáchtrả tiền cho người được bảo hiểm vói số tièn phải trảdo cán bộ bòi thường của công tinh toán trên cơ sở gia trị thiệt hại thực tế hình thức thanh toán này thường nhanh và đon giản.
- Sủa chữa xe bị thiệt hại: trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới,các công ty bảo hiểm thương sử dụng phương thức này theo đó các công ty bảo hiểm sẽ tư vấn cho chủ xe nơi sửa chữa và chịu trách nhiệm về những khoản chi phí do sửa chữa các bộ phận đó
-Thay thế : Đây là phương thức bồi thường khá phức tạp và ít được các công ty bảo hiểm áp dụng
Dù bồi thương theo phương thức nào thì sau khi bồi thường các công ty bảo hiểm đều có quyền thu hồi lại những phần hư hỏng đã được thay thế
1.3. Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới
* Khái niệm: Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một văn bản pháp lý qua đó bên bảo hiểm cam kết bồi thường cho bên đươc bảo hiểm khi có rủi ro xẩy ra gây tổn thất cho chiếc xe và ngược lại, bên được bảo hiểm cam kết trả phí phù hợp với mức trách nhiệm và rủi ro mà bên bảo hiểm đã nhận.
* Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng bảo hiểm:
- Bên tham gia bảo hiểm:
+Người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời gian và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
+Phải trung thực khi khai báo các rủi ro theo yêu cầu của công ty bảo hiểm.
+ Có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến mức độ trầm trọng của rủi ro để hai bên phối hợp kiểm soát. Cụ thể phải thông báo các trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của công ty bảo hiểm .
+ Khi công ty yêu cầu người mua bảo hiểm thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất thì bên mua phải có phương thức áp dụng kịp thời.
+ Khi xe bị tai nạn phải tìm mọi cách cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tái sản đồng thời phải thông báo ngay cho công ty bảo hiểm và công an nơi gần nhất đến để phối hợp giám định , khám nghiệm hiện trường và giải quyết hậu quả tai nạn.
- Nhà bảo hiểm:
+ Nhà bảo hiểm phải soạn thảo hợp đồng một cách trung thực để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
+ Giao cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm ngay sau khi hợp đồng được kí kết.
+ Hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất.
+ Thực hiện giải quyết bồi thường, chi trả cho ngươi tham gia bảo hiểm một cách nhanh, chính xác và đấy đủ.
* Nội dung của hợp đồng bảo hiểm :
- Tên, địa chỉ của nhà bảo hiểm.
- Đối tượng bảo hiểm.
- Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
- Phạm vị bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm.
- Điều khoản loải trừ trách nhiệm bảo hiểm .
- Thời hạn bảo hiểm.
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm.
- Thời hạn và phương thức trả tiền bảo hiểm.
- Các quyết định giải quyết tranh chấp.
- Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng
* Thời hạn bảo hiểm:
Thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực tới khi kết thúc trách nhiệm bảo hiểm được gọi là thời hạn bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm. Thời hạn của hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới thường là một năm.
1.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh
• Chỉ tiêu kết quả:
- Doanh thu nghiệp vụ (TR)
Doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm là tổng số tiền mà công ty bảo hiểm thu dươc từ phí bảo hiểm trong một thòi kì nhất định thường là một năm . khoản doanh thu này bao gồm thu từ phí bảo hiểm và thu từ hoạt động đầu tư.
- Tổng chi nghiệp vụ (TC)
Tổng chi nghiệp vụ bảo hiểm là tổng số tiền mà công ty bảo hiểm phải chi cho quá trình kinh doanh nghiệp vụ trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
- Chỉ tiêu lợi nhuận nghiệp vụ (LN)
Lợi nhuận từ nghiệp vụ bảo hiểm là số tiền cònlại của doanh thu sau khi đã trừ chi phí.
Lợi nhuận được tính như sau:
LN =TR -TC
Trong đó:
- LN: Lợi nhuận
- TR: Tổng doanh thu
TC: Tổng chi phí
• Chỉ tiêu hiệu quả:
Hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm được so sánh bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận so với tổng chi phí chi ra trong kỳ của công ty bảo hiểm.
Nếu kí hiệu một chỉ tiêu phán ánh kết quả kinh doanh là K và một chỉ tiêu phản ánh chi phí là C thì chỉ tiêu hiệu quả H được tính từ hai chỉ tiêu trên sẽ là:
H =K/C hoặc H= C/K
HD = D/C (1) HL = L/C (2)
Trong đó:
HD là hiệu quả kinh doanh tính theo doanh thu.
HL là hiệu quả kinh doanh tính theo lợi nhuận.
D là doanh thu trong kỳ.
L là lợi nhuận trong kỳ.
C là tổng chi phí trong kỳ.
Chỉ tiêu (1) nói lên cứ một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu; chỉ tiêu (2) phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho công ty bảo hiểm.
Trên đây là hệ thống chỉ tiêu hiệu quả và hiệu quả kinh doanh của các zcông ty bảo hiểm nói chung và của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng. từ những số liệu thu thập được từ hoạt động kinh doanh của các công ty thông qua các chỉ tiêu nêu trên,tiến hành phân tích ta sẽ đánh giá được kết quả và hiệu quả kinh doanh.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát về thị trường bảo hiểm Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1. Bối cảnh ra đời
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam bắt đầu cùng với sự ra đời của Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) vào năm 1965 theo Quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964 của hội đồng Chính phủ. Nghiệp vụ kinh doanh lúc bấy giờ chỉ bao gồm bảo hiểm tàu biển và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển. Phạm vi địa bàn kinh doanh chỉ tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng. Từ sau khi miền Nam được giải phóng, địa bàn kinh doanh bảo hiểm được mở rộng dần trên phạm vi cả nước. Bắt đầu từ năm 1978, hoạt động bảo hiểm thương mại ở Việt Nam mở rộng ra các nghiệp vụ bảo hiểm khác như bảo hiểm dàn khoan, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm trộm cắp, hoả hoạn, bảo hiểm hành khách … Tuy vậy, lĩnh vực kinh doanh ở giai đoạn này vẫn chỉ là bảo hiểm phi nhân thọ. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có tính chất “ một mình một chợ” ở nước ta kéo dài khoảng 30 năm. Có thể nói, trong giai đoạn này, sự phát triển của hoạt động bảo hiểm thương mại ở Việt Nam gắn liền với quá trình trưởng thành và phát triển của Công ty Bảo hiểm Việt Nam (được đổi tên thành tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam vào năm 1989).
Vào cuối năm 1993, nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm của Chính phủ được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng và phát triển bảo hiểm thương mại ở nước ta. Từ cuối năm 1994 cho đến nay, các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đã lần lượt ra đời như Bảo Minh, PJICO, PVI, PTI, Bảo long, VIA, UIC, … Hoạt động bảo hiểm thương mại ở Việt Nam từ lúc này mới được coi là thực sự theo cơ chế thị trường có sự canh tranh và đa dạng hoá. Sản phẩm bảo hiểm ngày càng được cải tiến hơn, đa dạng hơn, đáp ứng với nhu cầu ngày càng nhiều của khách hang. Năm 1996, bảo hiểm thương mại Việt Nam ghi nhận thêm một mốc mới, đó là mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ lần lượt ra đời, bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm được ban hành, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm thương maị ở Việt Nam.
Hiện nay, thị trường bảo hiểm thương mại ở Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực và trên thế giới. Doanh thu phí bảo hiểm lien tục tăng trưởng cao. Tổng số doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường đã lên đến gần 50 doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và doanh nghiệp tái bảo hiểm, trong đó có cả những doanh nghiệp bảo hiểm có mô hình tổ chức thành tập đoàn lớn về tài chính bảo hiểm (Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt). Cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động bảo hiểm thương mại Việt Nam cũng từng bước hội nhập hơn với hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong khu vực và trên thế giới.
2.1.1.2. Các giai đoạn phát triển
2.1.1.2.1. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trước nghị định 100/CP
Vào khoảng năm 1880, các hội bảo hiểm Anh, Pháp, Úc, Thuỵ Sĩ, Mỹ... đã để ý đến Đông Dương. Các công ty thương mại lớn ngoài việc buôn bán, còn mở thêm một bộ phận để làm đại diện bảo hiểm cho các hội bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam. Vào năm 1962, chi nhánh đầu tiên khai trương là của công ty Franco Asietique. Đến năm 1929 mới có Công ty bảo hiểm Việt Nam đặt tại Sài Gòn, đó là Việt Nam bảo hiểm công ty, nhưng chỉ hoạt động về ngành bảo hiểm xe tự động. Từ năm 1952 về sau hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng dưới nhiều hình thức khác nhau.
So với thế giới, sự ra đời của Bảo hiểm Việt Nam là khá muộn. Sau khi hoà bình lập lại, mãi đến tận ngày 17/12/1964, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (lúc đó gọi là Công ty Bảo hiểm Việt Nam) gọi tắt là Bảo Việt mới được ra đời theo quyết định số 179/ CP của Thủ tướng chính phủ, chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/1965. Và đây là Công ty Bảo hiểm duy nhất tại Việt Nam cho suốt đến tận năm 1994. Chính vì vậy người ta thường nói trước 1994 Việt Nam chưa có thị trường bảo hiểm.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Bảo Việt có trách nhiệm khai thác và thành lập quỹ dự trữ bảo hiểm từ sự đóng góp tham gia của những đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ và những thành viên trong xã hội nhằm bồi thường cho những người tham gia bảo hiểm không may bị thiên tai, tai nạn bất ngờ, đồng thời giúp cho các tổ chức cá nhân đó mau chóng phục hồi và ổn định sản xuất cũng như đời sống. Là một công ty quốc gia, Bảo Việt hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính, có quỹ dự trữ lớn để bồi thường những thiệt hại và tổn thất cho khách hàng.
Trong thời kỳ mới thành lập (từ năm 1965 đến 1975). Bảo Việt chỉ tiến hành các hoạt động bảo hiểm đối ngoại, cụ thể là:
Bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu
Bảo hiểm tàu biển
Tái bảo hiểm
Khi Nhà nước ta còn chưa có chủ trương mở cửa nền kinh tế, các nghiệp vụ bảo hiểm trên, nhất là bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu và bảo hiểm tàu biển chủ yếu là phục vụ cho việc phát triển trao đổi thương mại với những nước XHCN. Năm 1965, khi mới thành lập, do đội ngũ cán bộ và trình độ nghiệp vụ còn hạn chế nên Bảo Việt chỉ nhận bảo hiểm thân tàu cho các đội tàu Việt Nam, rồi sau đó tái nhượng lại cho bảo hiểm Trung Quốc. Sang năm 1966 nước ta mới độc lập bước đầu trong bảo hiểm thân tàu và đến năm 1967 mới tiến hành bảo hiểm trách nhiệm dân sự đồng thời cũng đạt được những tiến bộ đáng kể. Năm 1979, Bảo Việt hình thành văn bản thoả thuận về một số quy định trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu, quy định cụ thể về vận dụng nội dung điều khoản bảo hiểm ITC vào nước ta. Năm 1981, bản thoả thuận trên lại được sửa đổi bổ sung thêm và rất được các chủ tàu hoan nghênh. Đến năm 1987, Bảo Việt đã bảo hiểm cho 436 tàu của 45 đội tàu biển trong nước.
Đối với bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, chỉ sau năm 1975 – tức sau khi đất nước ta giành lại được hoà bình thống nhất, Bảo Việt mới giành lại được quyền bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời kim ngạch bảo hiểm của các nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại cũng phát triển rất nhiều. Bên cạnh đó, Bảo Việt đã mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Năm 1979, đã có 39 công ty nước ngoài có quan hệ với Bảo Việt, các quan hệ này chủ yếu được thiết lập trên tinh thần bình đẳng, hai bên cùng có lợi, giảm bớt được phần nào tình trạng bị o ép và phụ thuộc. Điều này cũng góp phần thúc đẩy nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công ty.
Trong công tác bảo hiểm, trong những năm đầu thành lập, do quan hệ của Việt Nam với nước ngoài còn hạn chế nên nghiệp vụ này gặp không ít khó khăn. Thời kỳ này, Bảo Việt mới chỉ quan hệ tái bảo hiểm với Trung Quốc. Mãi đến năm 1971, Bảo Việt mới mở thêm được quan hệ tái bảo hiểm với Ba Lan, Triều Tiên. Tỷ lệ tái bảo hiểm đi khá cao.
Bắt đầu từ năm 1980, ngành bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới bảo hiểm đối nội. Nhà nước ta đã nhanh chóng tiếp quản các cơ sở bảo hiểm ở phía Nam do Mỹ nguỵ để lại, mạnh dạn sử dụng một số cán bộ bảo hiểm của chế độ cũ, tăng cường hoạt động tại phía Nam. Toàn ngành đã chấn chỉnh lại các công tác tổ chức, thành lập các cơ quan đại diện đóng tại các địa phương, xây dựng đề án và tổ chức triển khai một loạt các nghiệp vụ bảo hiểm đối nội.
Kể từ sau khi đổi mới năm 1986, cũng như các ngành kinh tế dịch vụ khác, bảo hiểm càng có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn. Công tác đào tạo và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ bảo hiểm cũng được tăng cường, có chất lượng và tăng thêm hiệu quả. Cho đến cuối 1988, mạng lưới tổ chức của Bảo Việt bao gồm:
Văn phòng công ty với 12 phòng chức năng
12 chi nhánh bảo hiểm địa phương
28 văn phòng đại diện bảo hiểm địa phương
Thấy rõ được vai trò quan trọng và tích cực của công tác bảo hiểm, đồng thời để tạo điều kiện cho hoạt động của công ty và các chi nhánh, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành nghị định số 155/HĐBT ngày 15/10/1988 và trên cơ sở đó, ngày 17/12/1989, Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ra quyết định số 27TCQĐ-TCCB quyết định nâng cấp Công ty Bảo hiểm Việt Nam thành Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, các tổ chức bảo hiểm địa phương trở thành các công ty trực thuộc Tổng công ty. Về tổ chức, có thể coi Bảo Việt là một tập đoàn bảo hiểm có tiềm năng lớn về mặt tài chính. Việc chỉ đạo được tiến hành tập trung, hạch toán thống nhất toàn ngành. Các nghiệp vụ bảo hiểm đã mở rộng và phát triển, không chỉ dừng lại ở con số 3 nhỏ bé thuở đầu mà tăng lên hàng chục nghiệp vụ khác nhau với số lượng và chất lượng ngày càng phát triển không ngừng.
Chúng ta cũng có thể nhìn thấy sự phát triển của Bảo Việt qua các số liệu thống kê về doanh thu như sau: Trong 20 năm đầu, từ 1965 đến 1985, tổng doanh thu toàn ngành chỉ dừng ở con số 1136,4 triệu VND. Năm 1987, tổng doanh thu xấp xỉ 1 tỷ VND, năm 1989 là gần 94 tỷ. Đặc biệt từ năm 1989 năm 1994, tốc độ gia tăng của doanh thu đạt tới 35-40%/ năm.
Một số hạn chế của chế độ độc quyền bảo hiểm:
Sự phát triển mở rộng của chế độ độc quyền bảo hiểm Việt Nam qua nhiều thời kỳ là điều không thể phủ nhận. Kể từ khi thành lập đến trước nghị định 100/CP Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại của ngành trong giai đoạn này không phải là nhỏ, kết quả của sự độc quyền. Trong suốt gần 30 năm tồn tại, Bảo Việt giữ vị trí độc nhất trong cả nước. Mọi công ty, tổ chức, cá nhân muốn được bảo hiểm chỉ có thể tìm đến một địa chỉ duy nhất: Bảo Việt
Nguyên nhân chính tạo nên sự độc quyền trong một thời gian dài như vậy là do cơ chế cũ: nền kinh tế hành chính mệnh lệnh. Thực tế, các doanh nghiệp không có quyền tự quyết mà chỉ có nhiệm vụ thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh do cấp trên đưa xuống. Những chỉ tiêu pháp lệnh này đôi khi cũng được xây dựng một cách lý thuyết mà không dựa trên tình hình cung cầu thực tế. Bảo hiểm tất nhiên cũng không thể nằm ngoài khuôn khổ đó.
Đồng thời việc vận động, tuyên truyền hướng dẫn bảo hiểm cũng chưa được chú trọng trong thời gian này. Người dân chưa thấy được mặt lợi khi tham gia bảo hiểm nên bảo hiểm chưa trở thành nhu cầu thiết yếu của họ.
Phải nhận xét một cách khách quan rằng trong suốt những năm này, bảo hiểm tuy có tăng về số phí thu nhưng đa số đều là bảo hiểm bắt buộc, tỷ lệ tự nguyện hầu như chưa có. Các con số tuyệt đối có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp. Như vậy, chính những hạn chế trong yếu tố cung đã phần nào làm chậm lại, kìm nén sự phát triển của cầu về bảo hiểm.
Mặt khác, do không có cạnh tranh nên dịch vụ bảo hiểm của ta chưa được phát triển về chất lượng, vốn lại hạn hẹp nên không những không thu hút được khách hàng ở ngoài nước mà còn phải nhượng lại tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm nước ngoài để đảm bảo không xảy ra biến động cho các doanh nghiệp và cho toàn xã hội khi có rủi ro đặc biệt lớn xảy ra phải bồi thường. Điều này đồng nghĩa với việc vừa không thu được thêm ngoại tệ, vừa phải chi những khoản không nhỏ. Do vậy, cán cân thương mại bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Thời kỳ này, bình quân hàng năm, ta phải nhượng khoảng 35-40% tổng phí bảo hiểm thu được từ thị trường trong nước ra nước ngoài. Đây là một tỷ lệ tương đối lớn, nhất là trong khi nhu cầu về ngoại tệ của ta còn rất lớn. Trong khi đó, luật “Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” ban hành ngày 29/12/1987 đã bật đèn xanh cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này có quyền lựa chọn nơi tham gia bảo hiểm. Chính vì lẽ này mà các nhà doanh nghiệp có vốn nước ngoài đều tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm nước ngoài. Đây là lý do dẫn đến việc mỗi năm chúng ta mất hàng chục tỷ tiền thuế về bảo hiểm
Tóm lại, trước nghị định 100/CP trên văn bản cũng như thực tế, Việt Nam chưa có một thị trường bảo hiểm theo đúng nghĩa của nó. Trong vòng 30 năm, chỉ có duy nhất một Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam cung cấp tất cả các dịch vụ bảo hiểm. Và có thể nói ngành Bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn này đã không bước kịp với bước nhảy vọt của nền kinh tế nói chung.
2.1.1.2.2. Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau nghị định 100/CP
* Nội dung nghị định 100/CP:
Trong cơ chế mới, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh bảo hiểm, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cho nền kinh tế thị trường được phát triển ổn định, góp phần huy động và khai thác mọi tiềm năng trong nước, đặc biệt thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, phục vụ cho đầu tư phát triển, nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn 1991-2000 của đất nước. Đây là một yêu cầu mang tính cấp bách. Để đáp ứng một cách kịp thời, Nghị định 100/ CP về kinh doanh bảo hiểm của Chính phủ đã được ban hành ngày 18/12/1993, đánh dấu một bước ngoặt mới cho sự hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Theo nghị định này, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã chính thức được hình thành. Sự độc quyền của Bảo Việt – Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã hoàn toàn bị phá vỡ với sự cho phép khả năng xuất hiện của các loại hình công ty bảo hiểm khác. Theo quy định tại điều 2 của Nghị định số 100/ CP, các doanh nghiệp bảo hiểm là đơn vị hạch toán kinh tế, tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm vật chất về kết quả kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam theo luật định và bao gồm 6 loại sau đây:
Doanh nghiệp Nhà nước bảo hiểm
Công ty cổ phần bảo hiểm
Công ty bảo hiểm tương hỗ
Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp tư nhân
Ngoài ra còn có các tổ chức môi giới bảo hiểm. Điều 2 của Nghị định 100/CP cũng quy định Công ty bảo hiểm Quốc gia Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có chức năng chuyên hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm. Tổ chức môi giới bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh môi giới bảo hiểm, chi nhánh của tổ chức môi giới bảo hiểm nước ngoài, công ty môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm được phép kinh doanh theo nghị định này:
Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm tai nạn con người
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
Bảo hiểm vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu
Bảo hiểm trách nhiệm chung
Bảo hiểm hàng không
Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm cháy
Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
Bảo hiểm nông nghiệp
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác do Bộ Tài chính quy định
Nghị định còn quy định rõ ràng nội dung và phạm vi hoạt động kinh doanh bảo hiểm, vấn đề quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, việc giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và xử lý vi phạm. Như vậy các nghị định, thông tư cho phép hình thành các loại doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau đã ra đời từ cuối 1993, đầu 1994 (như thông tư 45 TC/ CĐTC của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm ngày 30/5/1994; quyết định số 1314 TC/QĐ/ TCNH của Bộ Trưởng Bộ Tài chính về tái bảo hiểm bắt buộc vào ngày 21/12/1994). Nhưng trên thực tế, hoạt động kinh doanh theo hướng thị trường mở của thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu được phát triển từ cuối năm 1994, đầu năm 1995. Qua hơn 5 năm triển khai hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo cơ chế thị trường, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã đạt được những kết qua đáng phấn khởi đối với sự trưởng thành cuả ngành bảo hiểm nói riêng và những đóng góp cho tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội nói chung.
* Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau nghị định 100/ CP:
Sau nghị định 100/ CP cho đến nay, Thị trường bảo hiểm Việt nam nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng có nhưng bước chuyển mình rất lớn. Từ 01 doanh nghiệp bảo hiểm đến nay (đến hết tháng 06 năm 2009) đã có 27 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Và tổng doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ năm 2008 là: 10.880 tỷ đồng. Đến hết 06 tháng đầu năm 2009 là: 6.443 tỷ đồng, tăng trưởng 15,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thị phần chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp bảo hiểm lớn: Bảo Việt, PVI, Bảo Minh, Pjco.
Bảng 2.1: Tăng trưởng phí bảo hiểm gốc và thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 6 tháng đầu năm 2009
(Đơn vị : 1 000 000 VNĐ)
TT
Doanh nghiệp
Doanh thu phí bảo hiểm gốc
Thị phần(%)
Kỳ báo cáo
Cùng kỳ năm trước
% tăng giảm
1
ACE Insurance
8,213
1,733
373.92%
0.13%
2
AIG VIET NAM
58,728
55,707
5.42%
0.91%
3
Bảo Long
151,280
120,106
25.96%
2.35%
4
Bảo Minh
909,362
997,248
-8.81%
14.12%
5
Bảo Ngân
20,910
11,711
78.55%
0.32%
6
ABIC
130,747
75,876
72.32%
2.03%
7
BẢO TÍN
9,038
2,600
247.62%
0.14%
8
Bảo Việt
1,677,005
1,668,080
0.54%
26.03%
9
BIC
125,169
92,268
35.66%
1.94%
10
Công ty AAA
131,927
92,428
42.73%
2.05%
11
UIC
75,598
81,683
-7.45%
1.17%
12
FUBON
13,060
0
0.20%
13
Groupama
3,121
2,075
50.41%
0.05%
14
HÀNG KHÔNG
127,828
0
1.98%
15
HÙNG VƯƠNG
3,754
0
0.06%
16
LIBERTY
75,065
15,479
384.95%
1.17%
17
MIC
164,994
45,814
260.14%
2.56%
18
MSIG
0.00%
19
PJICO
542,712
510,851
6.24%
8.42%
20
PTI
179,385
255,779
-29.87%
2.78%
21
PVI
1,520,145
1,123,950
35.25%
23.60%
22
QBE
27,995
19,080
46.72%
0.43%
23
Samsung Vina
85,205
31,166
173.39%
1.32%
24
SHB VINACOMIN
65,973
0
1.02%
25
TOÀN CẦU
101,987
135,527
-24.75%
1.58%
26
VIA
107,459
82,287
30.59%
1.67%
27
Viễn Đông
125,818
141,267
-10.94%
1.95%
Tổng
6,442,478
5,562,715
15.82%
100.00%
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
2.1.2. Các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường
Trên thị trường bảo hiểm bảo hiểm Việt Nam hiện nay có 49 doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động, trong đó có 27 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 17 công ty bảo hiểm nhân thọ, 6 2 công ty môi giới và một công ty tái bảo hiểm. Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ thì Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và Pjico là các công ty lớn, chiếm lĩnh phần lớn thị trường bảo hiểm phi nhân thị Việt Nam.
2.1.2.1. Tập đoàn Bảo Việt
Thành lập ngày 15/1/1965, đến nay Bảo Việt đã trở thành Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Không chỉ có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, Bảo Việt còn được biết đến là thương hiệu mạnh, uy tín số 1 trong lĩnh vực bảo hiểm. Với khả năng tài chính mạnh, sự thông hiểu thị trường trong nước, Bảo Việt là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam kinh doanh cả 2 loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Bảo Việt đã được công nhận là một trong số 25 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam; là doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời, được tin cậy đối với đông đảo các tầng l._.rang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác giám định còn hạn chế, lạc hậu.
Việc tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến trục lợi bảo hiểm là rất quan trọng. Nó giúp cho công ty tìm ra được hướng đi đúng đắn để giải quyết vấn đề này. Trong những năm qua, các công ty bảo hiểm đã thực hiện công tác này và ngày càng nâng cao uy tín của mình trên thị trường, chiếm lòng tin vững chắc trong tâm trí khách hàng.
2.2.6. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Với những nỗ lực không ngừng của cán bộ, nhân viên các công ty, trong những năm qua, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty đã đạt được những kết quả:
Bảng 2.7: Kết quả và hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ( 2004 – 2008):
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng phí thu (D)
Trđ
1.017.258
1.202.179
1.279.088
1.776.258
2.217.034
Tổng chi (C)
Trđ
965.138
1.182.159
1.236.075
1.715.263
2.128.018
Lợi nhuận (L)
Trđ
52.120
20.020
43.013
60.995
89.016
Hd = D/C
1,05
1,02
1,03
1,04
1,04
He = L/C
0,05
0,02
0,03
0,04
0,04
( Nguồn:Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Từ bảng số liệu trên, ta thấy lợi nhuận của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới có xu hướng tăng dần. Nếu như năm 2004 lợi nhuận chỉ là 52.120 triệu đồng thì năm 2005 là 20.020 triệu đồng, Năm 2006 là 43.013 triệu đồng, Năm 2007 là 60.995 triệu đồng và năm 2008 là 89.016 triệu đồng. Trong giai đoạn này, có rất nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ tham gia nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới và số lượng xe ôtô tham gia bảo hiểm ngày càng nhiều, đó là lý do làm cho doanh thu tăng cao, cho thấy những nỗ lực của các công ty trong khai thác, kinh doanh đã được đền đáp.
Một nguyên nhân đáng kể nữa là DNBH đã nâng cao năng lực tài chính. Năm 2008, nguồn vốn chủ sở hữu của các DN là 17.934 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với năm 2007, góp phần nâng cao năng lực khai thác, nâng mức giữ lại, tạo điều kiện cho các DN có khả năng đầu tư chiều sâu về công nghệ, tuyển dụng nhân sự.
Bên cạnh đó hiệu quả theo lợi nhuận theo các năm dao động trong khoảng 0,02 đến 0,05. Trong đó cao nhất là năm 2005, đạt 0,05. Các năm 2007, 2008 đều đạt 0,04. Điều đó có nghĩa là với một đồng chi phí bỏ ra, các công ty chưa thu được nhiều doanh thu, lợi nhuận hơn. Tức các công ty hoạt động chưa có đột phá về mặt hiệu quả. Điều này được lý giải bởi trong các năm, đặc biệt là năm 2008 lợi nhuận của hầu hết các DNBH đều đến từ lãi tiền gửi và đầu tư tài chính, chỉ một vài DNBH có thị phần lớn là có lãi từ lĩnh vực bảo hiểm truyền thống (Kết thúc năm 2008, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đều báo cáo lãi, kể cả công ty mới thành lập).
Phía sau con số tăng trưởng ấn tượng của DNBH năm 2008 lại là câu chuyện khác. Nếu phân tích kỹ nguyên nhân có được doanh số và lợi nhuận của DNBH thì thấy chủ yếu do đầu tư tài chính từ vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn (chênh lệch giá phát hành cổ phiếu) và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Năm 2008, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đạt con số âm (- 163.027 triệu đồng ), trong khi lợi nhuận từ hoạt động tài chính ước đạt 543.026 triệu đồng.
Sở dĩ DNBH đạt doanh thu tài chính cao là do giữa năm 2008, nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ được đưa ra, khiến lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng cao (có ngân hàng hơn 18%/năm), lãi suất bình quân khoảng 10 - 12%/năm. Vì vậy, DNBH có nguồn thặng dư vốn lớn đã gửi ngân hàng, khiến lợi nhuận năm 2008 tăng cao. Bên cạnh đó, phải kể đến sự "may mắn" khi hầu hết DNBH chưa dám tăng tỷ trọng, cơ cấu đầu tư vào chứng khoán, nên bị ảnh hưởng của biến động thị trường không nhiều. Nguồn lợi nhuận kể trên của DNBH phi nhân thọ không những là nguồn lợi nhuận chia lãi cổ đông, mà còn là cứu cánh cho DNBH phi nhân thọ đang có thực trạng kết quả kinh doanh bảo hiểm là con số âm (phí bảo hiểm không bù đắp được bồi thường, chi phí và trích lập dự phòng theo quy định của Bộ Tài chính).
Theo Hiệp hội Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, đối với bảo hiểm phi nhân thọ, việc chấm dứt các nghiệp vụ bảo hiểm kinh doanh có kết quả âm đang được đặt lên hàng đầu, vì bị hạn chế nguồn bù đắp từ lãi đầu tư; không nên quá chú trọng tăng trưởng doanh thu, chiếm lĩnh thị phần mà quên đi hiệu quả kinh doanh. DNBH nên nhìn nhận rõ liệu việc hạ phí bảo hiểm để giành giật dịch vụ khách hàng hay tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng, xử lý thiên tai, tai nạn và bồi thường kịp thời, đầy đủ, nâng cao uy tín DN sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng.
Theo một số chuyên gia tài chính, năm 2009 sẽ là năm khó khăn cho bảo hiểm phi nhân thọ, khi các dự án đầu tư suy giảm. Tuy nhiên, năm 2009 cũng không phải là hoàn toàn khó khăn đối với DNBH, bởi theo đánh giá của Cục Quản lý - Giám sát bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm năm 2008 mới đạt 2,1% GDP, trong khi các nước phát triển trong khu vực khoảng 8 -10% GDP. Điều này cho thấy, doanh thu phí bảo hiểm còn rất thấp so với GDP, tỷ lệ tham gia bảo hiểm cũng rất thấp. Thị trường mới chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, mà chưa tập trung khai thác địa bàn nông thôn, miền núi, nơi chiếm tới gần 80% dân số của cả nước.
Bên cạnh những hiệu quả thực tế đem lại cho các công ty mà có thể thấy được thông qua số liệu thống kê đã phân tích ở trên, khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới, các công ty đã đem lại những hiệu quả xã hội nhất định như: góp phần vào việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức người dân… Từ đó, giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng cửa từng vụ.
CHƯƠNG 3:
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG
BẢO HIỂM VIỆT NAM.
3.1. Kiến nghị
3.1.1. Về phía Nhà nước
_ Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Chính phủ cần nghiên cứu và sửa đổi Luật bảo hiểm nhằm tạo ra khung pháp lý cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động, tăng cường hiệu lực và tiến tới hoàn thiện dần Luật kinh doanh bảo hiểm dựa trên đóng góp ý kiến thực tiễn từ các doanh nghiệp. Ví dụ như trong Luật kinh doanh bảo hiểm tại Điều 37 thì doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền yêu cầu bên gây ra thiệt hại bồi hoàn những khoản tiền mà mình đã trả cho người được bảo hiểm do người được bảo hiểm bị thương, bị bệnh tật hay bị chết. Như vậy doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn và người được bồi thường vẫn giữ quyền yêu cầu đòi bồi thường đối với bên thứ 3 và người được bảo hiểm sẽ được hưởng lợi, trong khi đó doanh nghiệp bảo hiểm không thể yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn.. Hoặc tại Điều 25 khoản 3 của Luật doanh nghiệp có nghi: doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài, không có bất kỳ một điều nào quy định một doanh nghiệp không được phép thành lập các chi nhánh hay văn phòng đại diện của mình tại bất kỳ nơi nào, kể cả nơi có trụ sở chính. Trong khi đó, Luật kinh doanh bảo hiểm và các Nghị định cũng như thông tư hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm lại không cho phép.
Bộ tài chính đánh giá, rà soát các văn bản pháp luật bảo hiểm để sửa đổi cho phù hợp hội nhập và điều kiện thực tế của thị trường, khẩn trương ban hành thông tư hướng dẫn về thuế đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước
_ Phối hợp toàn bộ các cơ quan chức năng trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Các cơ quan quản lý giao thông cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa công tác cấp đăng ký và giấy phép lưu hành xe. Hiện nay còn tồn tại một số lượng không nhỏ xe ô tô đã qua thời hạn sử dụng từ lâu, chất lượng không đảm bảo nhưng vẫn đang được lưu hành. Đây là nguồn rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty, các cơ quan có chức năng về quản lý phương tiện cần có biện pháp kiên quyết xóa bỏ những xe không đạt tiêu chuẩn và không cho tham gia giao thông. Vì nó không những ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh bảo hiểm của công ty mà nó còn là mối đe dọa lớn đối với người dân khi tham gia giao thông.
Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả trong điều kiện mới
Tăng cường tiềm lực tài chính, thực hiện bổ sung đầy đủ vốn điều lệ.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người tham gia bảo hiểm cũng như của doanh nghiệp bảo hiểm, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường Việt Nam.
_ Nhà nước cần có những quy định chặt chẽ về công tác tuyển dụng đại lý bảo hiểm, tư vấn viên và các trung gian bảo hiểm khác như tiêu chuẩn, điều kiện, chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng này.
_ Thiết lập hệ thống thông tin thường xuyên giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý, xây dựng hệ thống thông tin qua mạng trực tiếp giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra giám sát, thông qua biện pháp giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ, mọi biểu hiện cạnh tranh, kinh doanh không lành mạnh sẽ được chấn chỉnh. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý kiên quyết và triệt để.
_Nhà nước cần phải xử phạt nghiêm khắc với những công ty bảo hiểm, đại lý bảo hiểm vi phạm Luật kinh doanh bảo hiểm. Đặc biệt là hiện nay tình trạng giảm phí bảo hiểm một cách tùy tiện bất chấp khung phí đã quy định của Bộ Tài chính, các công ty vì mục đích cạnh tranh thu hút khách hang đã hạ phí xuống sát mức nguy hiểm, gây rủi ro trong việc hoạt động kinh doanh của công ty, nguy hại đến lợi ích khách hàng, mất ổn định thị trường bảo hiểm. Vì khi giảm phí quá mức sẽ vi phạm Luật số lớn, thu không đủ bù chi dẫn tới việc bồi thường bị trì trệ hoặc không có khả năng bồi thường đúng như hợp đồng cho khách hàng, ảnh hưởng xấu tới lợi ích của khách hàng.
_ Năm 2008 Vụ Quản lý Bảo hiểm Bộ Tài chính đã chính thức trở thành Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm. Đây là một minh chứng cho thấy sự quan tâm của chính phủ trong vai trò quản lý nhà nước nhằm mục tiêu củng cố và thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Để tiếp tục đảm bảo cho thị trường bảo hiểm phát triển ổn định, bền vững, Cục QLBH từng bước hoàn thiện và ban hành mới các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, tạo khung pháp lý minh bạch để thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh, an toàn và ổn định. Chẳng hạn như, rà soát và ban hành các quy định về quản lý và khai thác trong kinh doanh bảo hiểm; Sửa đổi, bổ sung các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo hướng quy định cụ thể các hành vi vi phạm, nâng cao tính chịu trách nhiệm của người quản trị điều hành; Xây dựng cơ sở pháp lý khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm mới. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp bảo hiểm; nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm, phục vụ kịp thời công tác quản lý, giám sát thị trường.
3.1.2. Về phía các doanh nghiệp
_ Các công ty cần xây dựng một chiến lược khai thác phù hợp vì trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt quyết liệt hơn, sự dậm chân tại chổ của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đồng nghĩa với sự tụt hậu và thất bại trên thị trường. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển trên thị trường bảo hiểm hiện nay, các công ty bảo hiểm phải liên tục đổi mới phương thức hoạt động, tìm ra các biện pháp khắc phục, hạn chế những mặt yếu kém và phát huy những mặt mạnh của mình. Vì thế nên khi xây dựng chiến lược khai thác, các công ty phải xác định được vị trí, uy tín của minh trên thị trường, điều này có ảnh hưởng rất nhiều tới kế hoạch kinh doanh của công ty. Ví dụ như xem xét quy mô doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu như thị phần, sự đa dạng của mạng lưới phân phối,… Tổ chức nghiên cứu hành vi của khách hàng mục tiêu, tìm ra những ưu, nhược điểm của sản phẩm mà công ty cung cấp để từ đó có thể đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút khách hàng mua sản phẩm của công ty. Ví dụ bắt buộc phải giải quyết bồi thường trong phạm vị 15 ngày (trước đây là 2 tháng). Điều này đã một phần tạo nên niềm tin của khách hàng truyền thống cũng như những khách hàng tiềm năng của công ty.
_ Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo trong quần chúng nhân dân, vì tuyên truyền quảng cáo là một trong những chiến lược marketing, là một hoạt động rất quan trọng trong công tác hỗ trợ cho khai thác và xúc tiến bán hàng. Cần tăng them chi phí cho công lĩnh vực này để có thể thực hiện tốt chương trình quảng cáo lớn và ấn tượng. Các biển quảng cáo cần được đủ về số lượng và lắp đặt tại các nơi đông dân cư như: nhà ga, bến cảng, trên đường phố … sự xuất hiện một tấm áp phích lớn giữa không gian rộng sẽ gây chú ý cho khách hàng. Vì muốn thành công, trước hết công ty phải để cho khách hàng biết đến mình, sau đó biết đến sản phẩm của mình, đặc điểm cũng như chất lượng của sản phẩm đó và nếu tham gia họ sẽ có quyền lợi gì. Để tuyên truyền quảng cáo tốt, trước hết các công ty phải có kế hoạch soạn thảo chương trình quảng cáo cụ thể: xây dựng mục tiêu, ngân sách cho chi nhánh quảng cáo, phương tiện quảng cáo, mức chi phí, thông điệp được gửi đi, nội dung thông điệp đánh giá hiệu quả quảng cáo mang lại. Phương tiện truyền tin có thể qua tivi, báo chí, tờ rơi …
. Tivi là phương tiện truyền tin đến được với số đông người xem nhưng chi phí cao.
. Báo chí: chi phí rẻ hơn song nhiều người không có cơ hội tiếp xúc
. Phát tờ rơi: chi phí rẻ nhất nhưng hạn chế số lượng người nhận tin.
Nội dung thông điệp cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, thông tin phải được lựa chọn kỹ càng. Sau khi thông tin được gửi đi thì cần phải đánh giá hiệu quả hoạt động tuyên truyền quảng cáo dựa vào các tiêu chí như: doanh thu, thị phần …
Tổ chức các hội thi tìm hiểu về chất lượng an toàn giao thông, hội thi khách hàng tìm hiểu về bảo hiểm, hợp tác với các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia giải đáp những thức mắc về lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.
_ Xây dựng và quản lý một hệ thống đại lý có hiệu quả đồng thời mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, cộng tác viên để đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay. Phải thường xuyên giám sát, đánh giá hoạt động của các đại lý từ đó rút kinh nghiệm và có chiến lược cho phù hợp hơn.
_ Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý bằng cách phân chia khách hàng theo các tiêu thức khác nhau để tiện cho việc khai thác và có chính sách ưu đãi hợp lý cho từng loại khách hàng.
_ Đẩy mạnh việc phối hợp chặt chẽ với các nghành chức năng như cảnh sát giao thông, sở giao thông công chính, cục thuế, các trạm đăng kiểm … trong việc khai thác bảo hiểm, làm các thủ tục trước bạ, đăng ký bằng lái … Cần có hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ bảo hiểm đang triển khai về việc thu phí và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Phối hợp với nghành giao thông vận tải để nắm bắt được số lượng xa thực tế lưu hành từ đó để biết được mình phải làm gì để mở rộng thị phần.
Tăng cường việc giới thiệu khuyêch trương sản phẩm danh tiếng của công ty, tăng cường bán bảo hiểm thông qua mạng Internet. Hình thức này mang lại lợi ích lớn cho các công ty và trên Thế giới hiện nay nó là hình thức phổ biến vì:
. Có thể giới thiệu sản phẩm không bị giới hạn về thời gian, không gian, số lượng người được giới thiệu trong cùng một lúc.
. Mở ra kênh liên lạc trực tiếp với khách hàng qua mạng. Hiện nay các công ty bảo hiểm đều đã có trang Web riêng nhưng của một số công ty nội dung vẫn còn đơn điệu, chưa được phong phú.
. Giảm chi phí trung gian, quản lý.
. Chi phí quảng cáo rẻ hơn trên tivi.
Cán bộ khai thác cần chú ý đến công tác đánh giá mức độ rủi ro trước khi cấp đơn bảo hiểm.
_ Cải cách thủ tục hành chính (đơn giản hóa khâu giám định, bồi thường...).
_ Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về an toàn tài chính, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp; xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp ngắn và dài hạn (đến năm 2020), xây dựng và diễn tập các phương án đối phó khi khả năng xấu nhất xảy ra; thực hiện chính sách quản lý chi phí hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng phục vụ khách hàng.
_ Tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các DNBH trong công tác khai thác, giám định, bồi thường để nâng cao hiệu quả hoạt động, chống trục lơi bảo hiểm, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.
3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
3.2.1. Nâng cao hiệu quả khai thác:
* Để duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được trong một năm qua thì công tác khai thác cần có sự điều chỉnh. Khai thác là khâu đặc biệt quan trọng khi triển khai bất kỳ một nghiệp vụ bảo hiểm nào. Trong khâu này, cán bộ khai thác, đại lý là người có vai trò quan trọng. Do đó ngay từ đầu công ty cần có kế hoạch tuyển chọn kỹ những người thực sự có năng lực, có trình độ và đồng thời phải là người có tư cách đạo đức tốt.
- Đại lý, cán bộ khai thác là mạng lưới trung gian nối liền giữa người tham gia bảo hiểm với công ty bảo hiểm, đem lại dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng, doanh thu bảo hiểm cho công ty, góp phần giúp công ty phát triển kinh doanh. Vì vậy công ty cần có chính sách hoa hồng thoả đáng từ đó kích thích các cán bộ, đại lý làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn và gắn bó lâu dài với công ty.
- Hiện nay chất lượng đào tạo đại lý tại công ty là chưa cao. Vì vậy đã có những trường hợp đại lý chưa hiểu biết rõ về nghiệp vụ bảo hiểm đã dẫn đến tình trạng một số đại lý giải thích sai cho khách hàng hoặc giải thích không rõ… chính những điều này đã gây khó khăn cho công ty sau này. Do đó các công ty cần có những chương trình đào tạo cơ bản giúp cho cán bộ khai thác, đại lý bảo hiểm của công ty hiểu rõ hơn về những nghiệp vụ mà công ty đang triển khai.
- Các cán bộ khai thác, các đại lý bảo hiểm phải luôn bám sát khách hàng, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng sau khi bán bảo hiểm, đặc biệt là những khách hàng truyền thống, những khách hàng lớn, từ đó nâng cao số lượng các hợp đồng tái tục hàng năm. Đây là công việc rất quan trọng, nếu làm tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí khi khai thác do chi phí khai thác cho một hợp đồng mới thì lớn hơn rất nhiều so với việc tái tục một hợp đồng cũ.
- Sử dụng chính sách khuyến khích vật chất đối với cán bộ khai thác, các đại lý. Cụ thể, công ty đưa ra những chính sách khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ khai thác, những đại lý có những hợp đồng lớn, có doanh thu cao trong năm, từ đó khuyến khích họ để phát huy hết năng lực của mình. Bên cạnh đó hàng năm công ty cần thường xuyên tổ chức những đợt thi đua trong toàn công ty vào những dịp đặc biệt nhằm kích thích sự hăng hái của các cán bộ khai thác.
- Các công ty cần tổ chức những khoá học để giúp cán bộ khai thác có những hiểu biết nhất định về ô tô. Từ đó giúp họ có những đánh giá chính xác về giá trị xe khi tham gia bảo hiểm.
- Các công ty cần mở rộng hơn nữa mạng lưới kinh doanh vì hiện nay mạng lưới kinh doanh của công ty phần lớn tập trung tại các thành phố, thị xã, và các trung tâm. Do đó công ty cần mở thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các huyện để có thể đưa sản phẩm bảo hiểm của công ty đến với mọi người dân.
- Để tăng lượng đầu xe tham bảo hiểm, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng cáo, giáo dục một cách sâu rộng đến với mọi người dân và người điều khiển xe cơ giới. Nếu khách hàng ký hợp đồng với số tiền bảo hiểm lớn hơn công ty cũng nên linh hoạt để đáp ứng nhu cầu này và có chế độ khuyến khích.
- Do đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm là trừu tượng, vô hình nên việc tìm ra cách thức tuyên truyền, quảng cáo tiếp cận khách hàng là rất khó khăn vì vậy cần phải có chương trình tuyên truyền, quảng cáo hấp dẫn cho người dân tiếp cận để họ biết, hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình trong việc tham gia bảo hiểm và tiếp tục tái hợp đồng bảo hiểm.
- Trong tiềm thức của người dân, tên của một số công ty còn tương đối mới mẻ, xa lạ. Khi đi khai thác bảo hiểm được tiếp xúc với nhiều khách hàng và nhận thấy nhiều người còn e ngại mua bảo hiểm của các công ty mới bởi từ trước đến nay họ chỉ biết danh tiếng của Bảo Việt nên khách hàng từ chối ký hợp đồng với công ty. Xảy ra điều này là do các công ty chưa chú trọng đến việc khuyếch trương sản phẩm và danh tiếng rộng rãi. Ngày nay công nghệ thông tin, báo chí phát triển rất mạnh mẽ, công ty cần xây dựng và lập kế hoạch chương trình quảng cáo để đưa danh tiếng của công ty, đưa sản phẩm của công ty đến với khách hàng một cách rộng rãi hơn.
- Khi bị khách hàng từ chối ký hợp đồng do chưa hiểu biết về công ty, họ e ngại không dám kí hợp đồng của công ty thì nhân viên khai thác bảo hiểm nên có thái độ nhã nhặn, vui vẻ và sẵn sàng giới thiệu về công ty, thuyết phục khách hàng sao cho từ những người nghi ngờ, khó tính nhất cũng hiểu và ký hợp đồng với công ty. Khách hàng là người rất khó tính và có thói quen sử dụng sản phẩm quen thuộc, đặc biệt là sản phẩm bảo hiểm, do đó người cán bộ khai thác không nên kiên trỳ.
3.2.2. Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất:
Tai nạn giao thông là mối quan tâm nhức nhối của toàn xã hội, tai nạn giao thông xảy ra gây ra những lo lắng, bất ổn trong cuộc sống và kinh doanh, gây ra sự bất ổn về tài chính và thu nhập, làm gián đoạn công việc kinh doanh cũng như sinh hoạt của mọi người. Khi tai nạn xảy ra cả người tham gia bảo hiểm, cơ quan chức năng cũng như công ty bảo hiểm đều bị ảnh hưởng. Do đó đề phòng và hạn chế tổn thất có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm tốt công tác này sẽ góp phần làm giảm số vụ tai nạn và mức độ thiệt hại khi tai nạn xảy ra. Từ đó góp phần giảm chi bồi thường, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ. để thực hiện được điều đó cần thưc hiện tốt các công việc sau.
· Các công ty cần trích một khoản doanh thu hàng năm để cùng với nghành giao thông vận tải xây dựng ,nâng cấp đường sá cầu cống. đây không phải là nhiệm vụ chính của các công ty baỏi hiểm , tuy nhiên nó có ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ xẩy ra tai nạn do đó sẽ tác động đến số vụ tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm của công ty bảo hiểm phát sinh trong năm dẫn đến hoạt động bồi thường cũng tăng . Các công ty cũng cần giúp đỡ kinh phí cho nghành giao thông đẻ lắp đặt nhưng biển báo về an toan giao thông ơ những nơi nguy hiểm để các chủ phương tiện đề phòng, hàng năm các công ty cần tiến hành đánh giá công tác an toàn, tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn nhằm đề xuất những biện pháp ngăn ngừa những rủi ro này.
. Tổ chức các cuộc thi lái xe an toàn, giáo dục tập huấn cho các lái xe, phổ biến kinh nghiêm xử lý một số vụ tai nạn điển hình, phương pháp đề phòng, hạn chế tổn thất khi tai nạn xảy ra cho các chủ phương tiện tham gia bảo hiểm tại công ty.
• Cần có những khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đề phòng - hạn chế tổn thất.
• Trong trường hợp khách hàng thường xuyên tham gia bảo hiểm vói số lượng lớn thì công ty cũng cần giảm bớt tỷ lệ phí để khách hàng dùng khoản này vào công tác hạn chế ,đề phòng tổn thất
• Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm ngặt công tác giám định kỹ thuật an toàn xe cơ giới: Công ty cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, tăng cường kiểm tra (định kỳ và đột xuất).
3.2.3. Thực hiện chặt chẽ công tác giám định – bồi thường
Bồi thường và giám định là hai công việc có liên quan trực tiếp đế nhau trong công ty bảo hiểm. Việc giám định chính xác, kịp thời và đầy đủ sẽ giúp cho công tác bồi thưòng được chuẩn xác và đảm bảo nhanh nhất cho khách hàng. Làm tốt công tác này không những giảm chi phí phát sinh trong công tác giám định và bồi thường mà còn tăng thêm niềm tin của khách hàng về chất lượng phục vụ khách hàng của công ty .Tù đó làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Để đạt được những điều nói trên cần làm tốt những công việc sau:
• Khi có tai nạn giao thông xẩy ra liên quan đến phạm vi bảo hiểm của công ty thi nhà bảo hiểm phải nhanh chóng cử giám định viên dến hiện trưòng và báo cho cơ quan công an nơi gần nhát hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để kịp thời giải quyết nhằm hạn chế ách tắc giao thông và đặc biệt là hiện tượng trục lợi bảo hiểm.
• Công ty cần có kế hoạch kết hợp với cơ quan công an giao thông để đào tạo đội ngũ giám định về nghiệp vụ đánh giá rủi ro và mức đọ sai phạm cũng như thiệt hại trong mỗi vụ tai nạn. Khi giám định bồi thường cán bộ giám định cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu, dụng cụ máy móc và trang thiết bị cần thiết khi được báo cáo có tai nạn thuộc trách nhiệm của công ty là phải kịp thời có mặt. Làm tốt khâu này sẽ tạo được những hình ảnh tốt đẹp về công ty nói riêng và nghành bảo hiểm nói chung. Cán bộ giám định hướng dẫn cho cho người bị nạn làm những thủ tục cần thiết với thái độ nhẹ nhàng, thân thiện.
• Cần tuyển những người là kỹ sư giỏi hoặc là những người có trình độ kỹ thuật về xe ô tô. Đặc biệt các giám định viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường, tư tưởng vững vàng, và có tính quyết đoán, biết phát hiện và hạn chế trục lợi bảo hiểm. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp công tác giám định được chính xác, và đạt kết quả cao.
• Đối với những tai nạn đơn giản, tổn thất nhỏ công ty cần cố gắng thực hiện tại chỗ.
• Trong trường hợp tai nạn xẩy ra không thuộc phạm vi bảo hiểm của công ty, cán bộ nhân viên của công ty không nên có thái độ hờ hững, không có trách nhiệm. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty, bởi lẽ khách hàng luôn luôn có tính nghi ngờ, nhiều khi chính họ ký hợp đồng mua bảo hiểm nhưng lại không hiểu biết hết các chi tiết. Hợp đồng chỉ là một tờ giấy chứng nhận ghi rất ít thông tin. Vì vậy, cán bộ của công ty phải tìm cách thăm hỏi người bị nạn và giải thích cho gia đình khách hàng về phạm vi được bảo hiểm hay không được bảo hiểm cho khách hàng.
• Mỗi công ty cần có mối quan hệ tốt với một số xưởng sửa chữa ôtô uy tín, để việc sửa chữa và phục hồi tình trạng của xe được thực hiện một cách nhanh chóng, đồng thời góp phần loại bỏ những tiêu cực từ phía khách hàng và đảm bảo mức giá hợp lý đối với công ty.
3.2.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác:
Công tác tuyển dụng trong nhưng năm qua có thể nói là khá tốt, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chặt chẽ về tuyển dụng nhân lực, từ đó tuyển dụng được một đội ngũ nhân viên đáp ứng đươc nhu cầu hiện nay nhưng nhìn lại cho thấy tuy phần lớn là những người tốt nghiệp đại học nhưng không nhiều người tốt nghiệp bảo hiểm. Trong thời gian tới, các công ty nên lập kế hoạch dài hạn cho công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, nên ưu tiên những người tốt nghiệp đúng chuyên ngành bảo hiểm, thông thạo cả tiếng anh và vi tính.
Công tác đào tạo phải được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển nhân lực của công ty và phải được thực hiện một cách toàn diện cả về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và khả năng giao tiếp. Các cán bộ nhân viên không những được đào tạo về nghiệp vụ mà còn phải được học những bài giảng về tâm lí học. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn đầo tạo cán bộ nâng cao nghiệp vụ nghiệp vụ trong và ngoài nước và sau mỗi lần tập huấn phải có sự kiểm tra sát hạch nghiêm túc và có hiệu quả .
Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các phòng ban trong công ty với nhau để qua đó rút kinh nghiệm cho các lần làm việc tiếp theo. Công ty cũng cần nhận thức đúng năng lực và trình độ của từng nhân viên để từ đó có những chính sách đào tạo thích hợp cũng như tạo điều kiện tôt nhất cho họ phát triển.
Phối hợp chặt chẽ với các trường Đại học trong công tác giáo dục sinh viên để đào tạo được những cán bộ tương lai có phẩm chất đạo đức tốt và vững vàng nghiệp vụ. Tạo thuận lợi cho các em sinh viên có điều kiện thực tập và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp đúng chuyên môn và năng lực.
KẾT LUẬN
Bảo hiểm là tấm lá chắn cuối cùng về kinh tế trước những hiểm hoạ xảy ra trong cuộc sống. Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới, là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản được thực hiện dưới hình thức tự nguyện, đã được triển khai ở tất cả các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tại thị trường Việt Nam, và là một trong những nghiệp vụ mang lại doanh thu cao cho các công ty.
Tuy nhiên,thực tiễn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới vẫn còn những khó khăn nhất định do: trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất là nhân viên khai thác còn chưa cao; khách hàng vẫn chưa hiểu rõ hết lợi ích của bảo hiểm; chưa khai thác hết tiềm năng to lớn của thị trường.
Trong hơn 15 năm thưc hiện triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này, các công ty bảo hiểm đã đạt được những thành quả rất đáng khen ngợi tạo đà khích lệ cho việc thực hiện kế hoạch của các năm tiếp theo.
Quá trình tìm hiểu và phân tích thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại các công ty bảo hiểm phi nhân thọ cho ta thấy những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế, từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS. TS Nguyễn Văn Định, cô giáo TS Phạm Thị Định và các cán bộ công tác tại Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, các công ty bảo hiểm đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài viết của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Tăng trưởng phí bảo hiểm gốc và thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 6 tháng đầu năm 2009 38
Bảng 2.2: Danh sách sáng lập viên của Pjico: 45
Bảng 2.3: Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe ôtô của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (2004-2008) 58
Bảng 2.4: Doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường năm 2008 60
Bảng 2.5: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các công ty bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008 61
Bảng 2.6: Tình hình giám định và bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (2004 - 2008) 78
Bảng 2.7: Kết quả và hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ( 2004 – 2008): 86
Hình 2.1: Tốc độ tăng trường doanh thu của công ty bảo hiểm dầu khí : 43
(2004 - 2009) 43
Hình 2.2: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008: 62
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31316.doc