Thực trạng và giải pháp triển khai Marketing mục tiêu ở Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Dệt 19/5 Hà Nội - Chương 2,3

Chương II Thực trạng triển khai Marketing mục tiêu ở công ty TNHH NN MTV Dệt 19-5 Hà Nội II.I Khái quát chung về công ty TNHH NN MTV Dệt 19-5 HN II.I.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty II.I.1.1 Thông tin chung về công ty Tên đầy đủ tiếng Việt : Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà nội. Tên giao dịch tiếng Việt : Công ty Dệt 19/5 Hà nội. Tên giao dịch quốc tế : Hà nội May 19 Textile Company. Tên viết tắt : Hatexco. Mã số thuế : 0100100495 Trụ sở ch

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp triển khai Marketing mục tiêu ở Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Dệt 19/5 Hà Nội - Chương 2,3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính : 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, HN Điện thoại : 04.8584511 - 04.8584616. Fax : 04.8585392. Email : hatex_co@hn.vnn.vn II.I.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH NN MTV Dệt 19/5 Hà Nội Công ty dệt 19-5 Hà Nội được thành lập năm 1959, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội. Cho đến nay, công ty đã trải qua 45 năm tồn tại và phát triển cùng với những thay đổi không ngừng về mọi mặt của đất nước. Tiền thân của công ty là một đơn vị được hợp nhất từ một số cơ sở tư nhân sau: Việt Thắng, Hoà Bình, Tây Hồ. Ngày đầu thành lập, công ty được thành phố công nhận là xí nghiệp quốc doanh và mang tên xí nghiệp dệt 8/5, có trụ sở đặt tại số 4 ngõ 1 Hàng Chuối- Hà Nội. Nhiệm vụ của xí nghiệp lúc bấy giờ là làm gia công theo chỉ tiêu của nhà nước, phục vụ công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội của đất nước. Sản phẩm chính của xí nghiệp là bít tất và các loại vải như: vải kaki, phin kẻ, pôpơlin, khăn mặt. Sản lượng tiêu thụ của xí nghiệp tăng dần theo các năm từ 10-15%. Các sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ bởi Bộ Quốc Phòng, may bảo hộ lao động…Tuy nhiên, dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất khi ấy của xí nghiệp còn hết sức lạc hậu, quy mô nhỏ làm ảnh hưởng tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, và môi trường sinh thái. Năm 1964, đất nước có chiến tranh, xí nghiệp chuyển sang sản xuất thời chiến theo chủ trương của Đảng : "Vừa sản xuất, vừa chiến đấu". Cũng vào thời gian này xí nghiệp được nhà nước đầu tư thêm 50 máy dệt của Trung quốc đưa vào sản xuất. Năm 1967, thành phố quyết định tách bộ phận dệt bít tất của xí nghiệp thành xí nghiệp dệt kim Hà Nội, do vậy sau đó nhiệm vụ chính của xí nghiệp Dệt 8/5 chủ yếu là dệt vải bạt các loại. Xí nghiệp Dệt 8/5 đổi tên thành Xí nghiệp Dệt bạt Hà Nội. Thời kỳ này xí nghiệp vẫn nằm trong sự bao cấp của Nhà nước, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá một cách ổn định cung cấp vải cho bộ đội và các nghành kinh tế khác. Vào đầu năm 1980, xí nghiệp được phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng cơ sở mới ở Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội và cũng là cơ sở chính của công ty hiện nay. Khu vực này có tổng diện tích mặt bằng là 4,5 ha, quá trình xây dựng cơ bản kéo dài từ năm 1981 đễn năm 1985 thì hoàn thành và đi vào hoạt động. Thời gian này xí nghiệp đã đầu tư thêm 100 máy Dệt UTAS của Tiệp Khắc, số lượng cán bộ công nhân viên của xí nghiệp cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lên của thị trường vải bạt. Hàng năm để phục vụ sản xuất 1,5 triệu mét vải các loại, nhu cầu sợi bông của xí nghiệp cũng lên tới 500 tấn sợi các loại. Năm 1983, do đòi hỏi của nghành mà xí nghiệp đã đổi tên thành nhà máy dệt 19/5. Tính đến năm 1988 tổng số máy dệt đã đưa vào sử dụng thực tế là 209 máy và số công nhân đã tăng lên 1256 người. Đại hội Đảng lần thứ VI - tháng 12/1986 đã quyết định chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Khi này các doanh nghiệp phải thực hiện chế độ hoạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, đồng thời thực hiện một số nghĩa vụ với Nhà nước. Sự thay đổi này đã khiến cho một số doanh nghiệp Nhà nước không thích nghi được và dẫn đến sụp đổ. Trong sự sàng lọc khắt khe của thị trường nhà máy Dệt 19/5 vẫn đứng vững và phát triển cho tới nay. Thành công đạt được như vậy là nhờ ban lãnh đạo nhà máy đã luôn chú trọng cải tiến hoạt động kinh doanh: trả lương khoán cho từng phân xưởng đến người lao động, tinh giảm dần bộ máy quản lý và lực lượng công nhân sản xuất, tiến tới duy trì và sử dụng một đội ngũ công nhân có kiến thức, trình độ tay nghề cao. Ban lãnh đạo nhà máy đã thực hiện đa dạng hoá mặt hàng và chủ động tìm kiếm khách hàng mới. Nhờ đó, doanh thu bán hàng đã tăng gấp đôi trong hai năm 1991 và 1992: từ 6,24 tỷ(1991) đến 12,83 tỷ(1992). Năm 1992 xí nghiệp đã góp vốn liên doanh với một công ty của Singapore. Xí nghiệp đã cắt một phần đất ở Nhân Chính đưa vào liên doanh, chuyển toàn bộ dây truyền sản xuất dệt kim và hơn nửa số lao động sang liên doanh. Công ty góp vốn hơn 20%, phía nước ngoài góp 80% vốn. Năm 1993, theo Quyết định số 2555/QĐ-UB ngày 08/7/1993 của UBND Thành phố Hà nội, Nhà máy Dệt 19/5 Hà nội được đổi tên thành Công Ty Dệt 19/5 Hà Nội, thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đã thực hiện đầu tư mới hai máy se nặng đưa vào sản xuất các loại vải bạt dày (500g/1m2) và những lô hàng đầu tiên đã được ký hợp đồng với khối lượng 80.000m. Thị trường được mở rộng, công ty ngày càng có thêm nhiều bạn hàng mới, công nhân viên thì có việc làm ổn định hơn. Kết quả đáng kể là doanh thu năm đó của công ty lên tới 15,71 tỷ. Năm 1994, Nhà nước cấp cho Công ty gần 1,7 tỷ đồng bổ sung vào nguồn vốn ngắn hạn. Năm 1998, công ty đã đầu tư thêm một dây truyền sợi gồm 2 máy chải, 2 máy ghép, 1 máy sợi thô, 4 máy sợi con với giá trị gần 4 tỷ đồng. Tháng 6/2000, công ty đã được tổ chức quốc tế QMS của Australia cấp chứng chỉ ISO 9002. Theo định hướng chung của Chính phủ, ngày 22/8/2005 theo Quyết định số 132/2005/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà nội, Công ty Dệt 19/5 Hà nội chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà nội. Bắt đầu từ ngày 01 tháng 9 năm 2005 Công ty chính thức thực hiện Quyết định, chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà nội. Qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã không ngừng phấn đấu nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh của mình để ngày càng có sự đáp ứng tốt hơn với sự phát triển nhu cầu thị trường. Đến nay, công ty đã trở thành một trong những đơn vị đầu đàn trong lĩnh vực dệt may, chuyên cung cấp vải, sợi các loại phục vụ cho ngành dệt may, da giầy và các sản phẩm may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. II.I.2. Ngành nghề kinh doanh và chức năng, nhiệm vụ của công ty II.I.2.1 Ngành nghề kinh doanh Theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 108747 do trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp ngày 28/7/1993, ngành nghề kinh doanh của công ty gồm: Hàng dệt thoi Hàng dệt kim Mở cửa hàng dịch vụ giặt là, tẩy hấp phục vụ nhu cầu thị trường. Sản xuất kinh doanh các sản phẩm bông vải sợi, may mặc và giầy dép các loại. Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh liên kết. Nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường. Công ty được liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, làm đại lý, đại diện, văn phòng, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng. Sản xuất và mua bán máy móc, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thiết bị viễn thông. Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. Đào tạo công nhân phục vụ các ngành dệt, sợi, nhuộm, thêu, may, tin học, công nghệ thông tin. Cho thuê nhà, xưởng, văn phòng, kho tàng và máy móc, thiết bị. Vận tải hàng hoá. Dịch vụ thương mại, dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu, khai thuê hải quan. II.I.2.2 Chức năng, nhiệm vụ hiện tại của công ty a, Chức năng Công ty Dệt 19-5 là một doanh nghiệp Nhà nước có chức năng bảo toàn và phát triển vốn của mình, cùng với các doanh nghiệp khác thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà Nhà nước giao cho, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Trong đó, chức năng chính của công ty là tổ chức sản xuất, kinh doanh và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ một cách có hiệu quả. Ngành sản xuất kinh doanh chính của công ty là sản xuất vải, sợi, may, thêu các loại; trong đó sản phẩm chủ yếu là vải, sợi cung cấp cho ngành dệt may và da giày. b, Nhiệm vụ Nhiệm vụ của công ty trong những giai đoạn khác nhau là không giống nhau. Trong thời kỳ đất nước có chiến tranh nhiệm vụ của công ty là vừa sản xuất vừa chiến đấu. Khi kết thúc chiến tranh nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất ra sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu của xã hội lúc bấy giờ, đồng thời đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước. Hiện nay, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới của đất nước, nhiệm vụ của công ty đã có sự thay đổi lớn, phù hợp và linh hoạt hơn với nhu cầu thị trường. Những nhiệm vụ cụ thể là: Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng, điều kiện cụ thể của Công ty và nhu cầu của thị trường. Luôn tuân thủ đúng chế độ, chính sách của Nhà nước. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. II.I.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty II.I.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Là một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến, tuân thủ các quy định về chế độ quản lý của Nhà nước. * Ban lãnh đạo Công ty: + Chủ tịch Công ty kiêm Tổng Giám đốc : 01 Đ/C - Thực hiện chức năng quản lý công ty và chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu công ty và pháp luật về sự phát triển của Công ty theo mục tiêu ngành nghề được giao. + Các phó Tổng Giám đốc : 03 Đ/C- Giúp Tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Tổng Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. + Kế toán trưởng : 01 Đ/C * Các phòng nghiệp vụ của Công ty : 8 phòng + Phòng kế hoạch thị trường: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tổng Gám đốc phụ trách kinh doanh, phòng có chức năng tham mưu và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường, điều độ sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh tế. Tổ chức, theo dõi và thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm. Tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu khách hàng để đưa ra các kế hoạch sản xuất, chiến lược thu hút khách hàng và mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. + Phòng Tổ chức lao động: Triển khai công tác quản lý tiền lương, thu nhập, công tác phát triển nguồn nhân lực, công tác tổ chức cán bộ và công tác pháp luật trong toàn công ty. Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện giải quyết các chế độ chính sách của Nhà nước và công ty có liên quan đến người lao động. + Phòng Đầu tư phát triển : Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị trong toàn công ty. + Phòng Tài vụ : Quản lý tài chính, hạch toán kế toán trong toàn công ty. Tổ chức triển khai các quy định của Nhà nước về kế toán thống kê, quản lý các đối tượng tài chính theo đúng quy định của pháp luật và quy chế tài chính của công ty. + Phòng Quản lý chất lượng : Thường trực công tác ISO toàn công ty. Tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra chất lượng vật tư, bán thành phẩm đầu vào, các chi tiết sản phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất. + Phòng Hành chính tổng hợp : Thực hiện nghiệp vụ hành chính, quản lý đất đai, nhà xưởng, phương tiện vận tải và cung cấp thiết bị văn phòng toàn công ty. + Phòng Vật tư : Quản lý vật tư, nguyên nhiên liệu, thành phẩm và bán thành phẩm trong toàn công ty. Xây dựng kế hoạch cân đối nhu cầu vật tư, nguyên, nhiên vật liệu, bảo đảm cung ứng, cấp phát, hạch toán kịp thời đúng tiến độ theo yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh. + Phòng Kỹ thuật : Quản lý kỹ thuật, máy móc thiết bị và định hướng phát triển khoa học, kỹ thuật trước mắt cũng như lâu dài của công ty. Thiết kế, chế thử sản phẩm mới theo kế hoạch của công ty; thực hiện công tác điều độ sản xuất của công ty. * Các nhà máy sản xuất : 4 Nhà máy Thực hiện sản xuất theo kế hoạch của Công ty đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong Công ty để quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý máy móc thiết bị…tại Công ty. + Nhà máy sợi Hà nội + Nhà máy may thêu Hà nội + Nhà máy dệt Hà nội + Nhà máy dệt Hà Nam. * Các chi nhánh : Thực hiện quản lý các hoạt động của Chi nhánh trên cơ sở uỷ quyền của Tổng Giám đốc và theo quy chế hoạt động cụ thể. + Chi nhánh Công ty tại Hà Nam. + Chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh. * Các đơn vị liên doanh, liên kết : 3 đơn vị Thực hiện hợp tác, giúp đỡ Công ty trong lĩnh vực sản xuất, thị trường, đầu tư phát triển…. + Công ty liên doanh Norfolk- Hatexco: Số 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà nội. + Công ty TNHH tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19/5 Hà nội: Số 157 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà nội. + Liên kết sản xuất với Công ty nhuộm Trung Thư. II.I.3.2 Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy công ty BH 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty P.TGĐ phụ trách KD P.TGĐ phụ trách kỹ thuật và vật tư P.TGĐ phụ trách tài chính- nội chính Phòng KHTT Phòng Vật tư Phòng Kỹ thuật Phòng QLCL Phòng ĐT &PT Phòng TCLĐ Phòng tài vụ Phòng HCTH Chủ tịch công ty kiêm Tổng Giám đốc Khu vực liên doanh, liên kết của công ty Nhà máy sợi Hà nội Các nhà máy Các chi nhánh Nhà máy dệt Hà nội Nhà máy may thêu Hà Nội Chi nhánh công ty tại Hà Nam Chi nhánh công ty tại TP HCM Nhà máy dệt Hà Nam II.I.4 Các nguồn lực nội tại của công ty II.I.4.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất kinh doanh a, Tình hình máy móc thiết bị và công nghệ. Hiện nay, Công ty có các dây chuyền sản xuất sau: Dây chuyền kéo sợi công suất 1.600 tấn/năm của Trung Quốc được đầu tư từ năm 2000 tại nhà máy sợi Hà Nội. Dây truyền sản xuất vải bạt các loại với máy móc cũ, chưa được cải tiến nhiều, chủ yếu của Trung Quốc, Tiệp Khắc, có năng lực sản xuất 2.4 triệu m2 vải/năm. Một dây chuyền dệt vải hiện đại gồm 42 máy dệt Picanol sản xuất năm 2005 nhập từ Bỉ với công suất 3.7 triệu m2 vải/năm. Dây chuyền thêu: gồm 10 máy thêu 15 đầu và 2 máy thêu 6 đầu của Nhật Bản, với công suất 5 triệu mũi/máy/ngày. Một dây chuyền may với 200 máy may công suất 700.000 sản phẩm/năm. Ngoài ra, Công ty còn có phòng thí nghiệm cơ, lý, hoá với trang thiết bị đồng bộ, hiện đại đủ khả năng kiểm tra từng công đoạn sản phẩm sợi. Nhìn chung, công ty đã có sự đầu tư đổi mới trang thiết bị cho các nhà máy, đặc biệt là nhà máy dệt Hà Nam, nhà máy may-thêu. Tuy nhiên, dây truyền dệt vải bạt tại nhà máy dệt Hà Nội lại chưa được đầu tư xứng đáng, máy móc thiết bị cũ đã qua nhiều năm sử dụng dẫn đến tình trạng năng suất thấp, tiêu hao nhiều nhiên liệu làm cho giá thành sản phẩm cao. b, Đất đai, nhà xưởng của Công ty ( tính đến 31/12/2004) Hiện nay, Công ty đang sử dụng và quản lý tổng cộng 151.453,4 m2 đất, bao gồm : Cơ sở 1 tại 203 Nguyễn Huy Tưởng- Thanh Xuân- HN là nơi đặt trụ sở chính của Công ty có tổng diện tích là 26.563,7 m2. Cơ sở 2 tại 89 đường Lĩnh Nam-Hoàng Mai-HN có tổng diện tích là 8.715,7 m2. Cơ sở 3 tại Thôn Văn-xã Thanh Liệt- Thanh Trì -HN có tổng diện tích là 15.517 m2. Cơ sở 4 tại Khu công nghiệp Đồng Văn – tỉnh Hà Nam có tổng diện tích là 100.657 m2. Tháng 7/2005 đã có một nhà máy dệt vải chất lượng cao đi vào sản xuất tại Khu công nghiệp này theo hợp đồng thuê đất số 832/hđtđ ngày 23/12/2004. Có thể nhận thấy rằng công ty có một thế mạnh lớn về diện tích đất đai, nhà xưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc đảm bảo công tác sản xuất kinh doanh. II.I.4.2 Nguồn nhân lực Trước năm 1989, trong thời kỳ bao cấp tổng số lao động của Công ty lên đến trên 1.000 lao động. Do nhu cầu tinh giảm lao động gián tiếp và cùng với quá trình tổ chức sắp xếp lại lao động ở các phân xưởng sản xuất, nên tổng số lao động trong từng năm, từng thời kỳ có sự thay đổi nhưng thường dao động trên dưới 400 lao động. Hiện nay tổng số CBCNV trong Công ty là 812 người, cũng như doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam nói chung, lao động của Công ty chủ yếu là nữ (chiếm ~ 80% tổng số lao động toàn Công ty). Trong các khâu sản xuất chính hầu hết là nữ, nam giới chỉ tập trung ở các bộ phận sửa chữa, bảo vệ, hành chính …đây là một nét đặc thù lao động ở các ngành dệt may bởi vì ngành nghề này đòi hỏi người lao động phải có tính kiên nhẫn, cần cù chịu khó, do đó lao động chủ yếu là nữ. Tỷ lệ lao động có bằng cấp tại Công ty như sau: số người có trình độ đại học và cao đẳng 7 %, trung cấp 3%, công nhân bậc 4 trở lên 20%. Nhìn chung toàn thể CBCNV Công ty đều có đủ năng lực đảm nhận các công việc của mình, cùng nhau xây dựng Công ty ngày càng phát triển. Do là một doanh nghiệp Dệt cho nên lao động ở Công ty có một số đặc điểm sau: - Tay nghề của người thợ yêu cầu phải cao và thuần thục. - Đòi hỏi người thợ phải trẻ khoẻ, tinh nhanh và thuần thục quan sát và thực hiện các thao tác. - Lao động có đặc thù bị đào thải nhanh khỏi quá trình sản xuất – dẫn đến một vấn đề tổ chức bố trí sản xuất cho những lao động đến độ tuổi không còn phù hợp với công nghệ dệt và xã hội cần phải có chế độ giải quyết về hưu sớm cho công nhân dệt. - Có sự mâu thuẫn giữa trình độ tay nghề và tuổi tác: Mọi công việc nói chung đều yêu cầu bậc thợ từ bậc 3 trở lên trong khi đó độ tuổi làm việc có hiệu quả nhất là 25 đến 35 tuổi do vậy với những người thợ có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên có bậc thợ cao nhưng hiệu quả sản xuất lại không cao. II.I.4.3 Khả năng tài chính Tình hình tài chính của công ty tính đến tháng 12/2005 được thể hiện qua bảng so sánh với năm 2004 như sau: BH 2.2 Bảng so sánh tình hình tài chính của công ty qua 2 năm 2004, 2005 Đơn vị: Đồng Việt Nam Chỉ tiêu 2004 2005 Chênh lệch A/ Tài sản: I - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn II - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn B/ Nguồn vốn: I - Nợ phải trả II - Nguồn vốn chủ sở hữu 118.920.162.710 67.572.587.876 51.347.574.834 118.920.162.710 88.172.744.957 30.747.417.753 148.473.173.590 68.625.598.756 79.847.574.834 148.473.173.590 108.015.755.837 40.457.417.753 29.553.010.880 1.053.010.880 28.500.000.000 29.553.010.880 19.843.010.880 9.710.000.000 Nhìn vào bảng so sánh tình hình tài chính của công ty trong hai năm vừa qua ta thấy năm 2005 giá trị tổng tài sản của công ty so với năm 2004 đã tăng lên đáng kể (~29,55 tỷ đồng). Giá trị tăng thêm này nằm chủ yếu ở chỉ tiêu tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Vì trong năm 2005, công ty đã chi cho đầu tư xây dựng cơ bản ở khu công nghiệp Đồng Văn - Hà Nam với tổng số vốn đầu tư là: 28,5 tỷ. Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn khá lớn và cũng tăng lên khoảng 1 tỷ so với năm 2004 cho thấy khả năng đảm bảo lưu chuyển tiền tệ trong công ty và khả năng đảm bảo thanh toán của công ty khi cần thiết. Nguồn vốn của công ty trong năm 2005 qua đó cũng tăng với một con số tương ứng. Trong đó, công ty đã vay dài hạn cho đầu tư xây dựng cơ bản ở trên là 18,790 tỷ đồng, còn lại là các khoản phải trả khác khiến cho nợ phải trả của công ty lên tới tận con số 19,8 tỷ đồng. Trong năm 2005 hoạt động kinh doanh của công ty cũng khá hiệu quả. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 105 tỷ đã đóng góp vào chỉ tiêu nguồn vốn kinh doanh làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lên 9,7 tỷ đồng. So với nợ phải trả thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chỉ chiếm 48,9 %. Tỷ lệ này có thể sẽ gây ra những rủi ro tài chính cho công ty nếu hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Nhìn chung, cơ cấu tài sản nguồn vốn của công ty trong năm qua cho thấy tình hình tài chính của công ty tương đối khả quan. II.I.4.4 Tài sản vô hình Để đứng vững trên thị trường và sức ép của hội nhập, công ty đã xây dựng chiến lược phát triển cụ thể, khoa học cho từng giai đoạn. Đặc biệt, công ty đã mạnh dạn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới, như: ISO 9001-2000, ISO 14000, TQM, SA 8000 và hệ thống tích hợp các hệ thống quản lý chất lượng. Trong tuyên bố chính sách chất lượng, công ty đã cam kết cung cấp những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, liên tục cải tiến mẫu mã, đổi mới sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ đó, thương hiệu HATEXCO dần khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế. II.I.5 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty BH 2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2002 - 2003 tt Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 Chênh lệch(%) 1 GTSXCN Tr.đ 50.400 62.000 123 2 Doanh thu Tr.đ 65.000 74.000 113,8 3 Kim ngạch XK 1.000 USD 183 186 101,6 4 Nộp ngân sách Tr.đ 754 841 111,6 5 TNDN Tr.đ 501 4.023 802,9 6 BHXH Tr.đ 589,3 806,5 136,8 7 Tổng số lao động Người 614 671 109,3 8 Thu nhập bình quân 1.000đ/tháng 786 816,5 103,9 Năm 2003, kết quả kinh doanh của công ty đã phát triển hơn so với năm 2002. Cụ thể là giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng 123%, doanh thu bán hàng tăng 113,8%. Trong đó, thu nhập doanh nghiệp có sự tăng đột biến là vì công ty được phép xây dựng một lô nhà bán cho CBCNV nên có thu nhập bất thường. Đóng góp của công ty cho ngân sách Nhà nước vì thế cũng tăng lên. Thu nhập bình quân của người lao động theo đó cũng được cải thiện. Đến năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu vẫn tiếp tục tăng. Trong đó, tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn so với tốc độ tăng của giá trị sản xuất công nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu của công ty lúc này có tốc độ tăng mạnh mẽ hơn cả. Đóng góp của công ty vào ngân sách Nhà nước cũng tăng 228,9%. Tuy nhiên, thu nhập doanh nghiệp lại giảm mạnh xuống vì năm 2004 công ty không còn có thu nhập bất thường như năm 2003. Số lượng lao động cũng giảm xuống vì công ty đã quyết định cắt giảm một số lao động dư thừa do đó mà thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên đáng kể. BH 2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2003 - 2004 tt Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 Chênh lệch (%) 1 GTSXCN Tr.đ 62.000 73.800 119 2 Doanh thu Tr.đ 74.000 92.000 124 3 Kim ngạch XK 1.000 USD 186 496 266,6 4 Nộp ngân sách Tr.đ 841 1.925 228,9 5 TNDN Tr.đ 4.023 1.761 43,8 6 BHXH Tr.đ 806,5 887 110 7 Tổng số lao động Người 671 636 94,7 8 Thu nhập bình quân 1.000đ/tháng 816,5 1.054 129 BH 2.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2004 - 2005 tt Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 Chênh lệch (%) 1 GTSXCN Tr.đ 73.800 100.000 135,5 2 Doanh thu Tr.đ 92.000 105.034 114 3 Kim ngạch XK 1.000 USD 496 510 102,8 4 Nộp ngân sách Tr.đ 1.925 1.760 91,4 5 TNDN Tr.đ 1.761 1.864 105,8 6 BHXH Tr.đ 887 912 102,8 7 Tổng số lao động Người 636 780 122,6 8 Thu nhập bình quân 1.000đ/tháng 1.054 1.200 113,8 Các chỉ tiêu trong năm 2005 cũng cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng của công ty. Giá trị sản xuất công nghiệp lúc này tăng cao (135,5%) so với năm 2004. Doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, thu nhập doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, đóng góp của công ty vào ngân sách Nhà nước lại giảm xuống chỉ còn 91,4% so với năm 2004. BH 2.6 Sản lượng sản phẩm SXKD của công ty qua các năm Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 Vải M 3.118.963 2.710.446 2.966.296 2.832.410,9 Sợi Kg 718.117,9 1.065.987 1.196.306 1.612.781,3 May Sp 319.978 554.042 515.598 Thêu Triệu mũi 2.241,47 8.157,59 Nhìn vào bảng sản lượng sản xuất qua các năm ta thấy trong năm 2002 công ty mới chỉ sản xuất kinh doanh vải, sợi nhưng đến năm 2003, 2004 công ty đã mạnh dạn phát triển sản xuất, đầu tư thêm dây truyền may, thêu và đã cho những kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong khi các sản phẩm sợi, may, thêu tăng dần qua các năm thì sản lượng vải sản xuất ra lại có xu hướng tăng giảm không đồng đều. Điều này xuất phát từ sự biến động của nhu cầu thị trường. Khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty sản xuất giầy vải. Trong những năm qua thị trường giầy vải suy yếu đã làm cho nhu cầu về vải phục vụ cho ngành này giảm sút. Sản lượng vải sản xuất kinh doanh của công ty theo đó cũng bị ảnh hưởng. II.II Phân tích thực trạng triển khai Marketing mục tiêu của công ty TNHH NN MTV Dệt 19-5 HN II.II.1 Đặc điểm thị trường ngành hàng kinh doanh (còn sơ sài) Ngành Dệt Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời. Từ hàng nghìn năm nay, người Việt đã biết trồng bông dệt vải làm nguyên liệu cho ngành May mặc và một phần cho ngành Da Giầy. Hai ngành này có đặc điểm không giống nhau do đó mà sản phẩm vải làm ra phục vụ cho hai ngành này cũng được chia làm hai tuyến riêng biệt: một là vải bạt dùng để may giầy vải trong ngành Da Giầy; hai là vải cao cấp dùng trong ngành May mặc. Hiện nay, công ty Dệt 19/5 Hà Nội sản xuất cả hai loại vải này nhưng mạnh hơn về mặt hàng vải bạt. Trong những năm gần đây ngành Dệt đã có những bước tiến đáng kể, thế nhưng việc sản xuất nguyên liệu lại chưa được chú trọng đúng mức. Xơ bông là nguồn nguyên liệu chính cho ngành này nhưng đến nay vẫn chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Các doanh nghiệp Dệt hầu như vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài (90%). Bông trồng trong nước tuy có khởi sắc trong mấy năm gần đây, nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu của ngành. Cùng với tiến trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, sự cạnh tranh trong ngành diễn ra cũng hết sức đa dạng và khốc liệt. Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội cho ngành không ít mà đe doạ từ phía các đối thủ cạnh tranh quốc tế cũng không nhỏ. Các doanh nghiệp Dệt Việt Nam sẽ phải đối mặt nhiều hơn với các công ty kinh doanh quốc tế từ phía Trung Quốc khi các công ty này đang có lợi thế rất lớn về giá cả và mẫu mã. II.II.2 Phân tích thực trạng Marketing mục tiêu của công ty II.II.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty Các yếu tố vĩ mô: Khí hậu, thời tiết: Công ty Dệt 19/5 HN thực hiện sản xuất theo một chu trình khép kín: Tức là bắt đầu từ nguyên liệu đầu vào là xơ bông, được đưa vào nhà máy sợi Hà Nội để sản xuất ra những cọc sợi. Tiếp đó, cọc sợi được đưa đến nhà máy Dệt để tiến hành dệt vải. Trong một chu trình sản xuất như vậy, khí hậu và thời tiết luôn luôn có ảnh hưởng không nhỏ đến nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm của công ty. Đặc biệt khi nguồn nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất của công ty hoàn toàn phải nhập khẩu. Công ty thường xuyên phải dự trữ một lượng bông nhất định trong kho để sẵn sàng đáp ứng những đột biến của nhu cầu. Thời tiết có thể sẽ làm giảm đi chất lượng bông khi nó còn đang nằm trong quá trình dự trữ, kết quả là chất lượng sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất không được như mong muốn. Khả năng cung ứng lao động của xã hội: Khả năng cung ứng lao động của xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động sản xuất của công ty. Do những đặc điểm riêng biệt của ngành mà lao động được sử dụng trong các nhà máy đa phần là nữ, đòi hỏi sự khéo léo, tính dẻo dai, kiên nhẫn trong quá trình làm việc. Lao động nam thường được bố trí đảm nhận các công việc nặng nhọc và khu vực có ảnh hưởng độc hại của hoá chất, các công việc vận chuyển máy móc, sữa chữa cơ khí…Họ đều phải là những người thợ có tuổi đời trẻ, khoẻ mà trình độ tay nghề cao thì mới đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu về kỹ thuật theo đặc trưng của ngành Dệt. Có như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả sản xuất của các nhà máy, làm tăng chất lượng sản phẩm. Sự hỗ trợ, khuyến khích phát triển của chính phủ: Ngành Dệt may và Da giầy hiện nay đang là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đóng vai trò "không thể thiếu" trong đời sống kinh tế - xã hội. Ngành được Nhà nước ta quan tâm và ưu tiên phát triển rất nhiều. Là một công ty 100% vốn Nhà nước, lại hoạt động trong lĩnh vực Dệt may, công ty Dệt 19/5 HN nhận được khá nhiều sự ưu đãi của Nhà nước về việc sử dụng vốn, đất đai, lao động,…tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh so với các doanh nghiệp thông thường khác. Sự phát triển của nền kinh tế đất nước: Cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế đất nước đã kéo theo sự hình thành và phát triển của một loạt các loại hình dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, y tế…góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung, công ty Dệt 19/5 nói riêng những thuận lợi trong thanh toán (nguyên liệu, tiền hàng), giao dịch và vận chuyển… Đồng thời, khi kinh tế phát triển Việt Nam sẽ ngày càng khẳng định hơn vị thế của mình trên trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam qua đó cũng sẽ có nhiều hơn những cơ hội mở rộng thị trường ra nước ngoài và có quyền thương lượng nhiều hơn trong giao dịch quốc tế. Đặc biệt tới đây, khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ là một bước ngoặt lớn cho sự phát triển của ngành Dệt may và Da giầy. Sự phát triển của công nghệ: Là một doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong lĩnh vực Dệt may, công ty sử dụng một số lượng lớn các máy móc thiết bị như: máy cung bông, máy chải, máy ghép, máy sợi thô, sợi con, máy OE, máy đậu, máy se, máy dệt kiếm, máy dệt khổ rộng, nồi hơi,…Sự hiện đại của hệ thống máy móc thiết bị quyết định khá lớn đến chất lượng sản phẩm cuối cùng của các nhà máy. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, máy móc thiết bị dùng cho ngành Dệt cũng được cải tiến nhiều và hết sức đa dạng. Nó có thể sẽ làm cho các công ty sản xuất sử dụng nhiều đến máy móc thiết bị như công ty Dệt 19/5 HN trở nên lạc hậu nếu không bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghệ. Các yếu tố vi mô: Khách hàng: Khách hàng là nhân tố ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một công ty kinh doanh nào. Nó quyết định sản phẩm của công ty có tiêu thụ được hay không, công ty có thể tiếp tục kinh doanh hay buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh. Đối với công ty Dệt 19/5 Hà Nội thì khách hàng lớn chủ yếu thuộc ngành Da giầy và Quân đội. Các khách hàng này hầu như đều thuộc sở hữu Nhà nước, do đó các hoạt động trao đổi mua bán diễn ra đều hết sức thuận lợi. Đây cũng là những khách hàng trung thành của công ty trong nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh. Sức mua của họ cũng tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên, một lượng không ít các khách hàng nhỏ lẻ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đóng góp 20% doanh thu của công ty lại có sức mua không đồng đều, thiếu ổn định, cũng làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập thường xuyên của công ty. Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường vải bạt có thể kể tới là công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội, công ty bông vải sợi Việt Nam, các công ty thương mại nhập khẩu vải từ nước ngoài vào bán cho thị trường Việt Nam,…Trong đó, đáng e ngại nhất là các công ty thương mại nhập khẩu vải từ Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN. Sản phẩm vải ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29429.doc
Tài liệu liên quan