Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện Chợ Mới

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH HỨA THỊ THÍA Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC Tháng 5/2006 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp Sinh viên thực hiện: Hứa Thị Thía Lớp: DH3KN2. Mã số SV: DKN021258 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Lan Duyên Tháng 5/2006 Long XuyênTháng 5/2006 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ -

pdf71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện Chợ Mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : NGUYỄN LAN DUYÊN Người chấm, nhận xét 1:................................................ Người chấm, nhận xét 2:................................................ Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày...... tháng......năm 2006 LỜI CẢM TẠ Kính dâng lên ba mẹ, những người đã tận tụy hy sinh cả đời mình, tạo điều kiện cho con học tập nên người và có sự nghiệp như con thầm mong ước hôm nay. Kính gửi lời cảm tạ và lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Lan Duyên, thầy Vũ Quang Cảnh chi cục trưởng cục quản lý HTX đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm tạ cô Nguyễn Thị Ngọc Lan, cô Vũ Thị Thuỳ Chi chủ nhiệm lớp DH3KN2 đã quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập tại trường. Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn em chân thành cảm ơn: - Tập thể cán bộ Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành luận văn. - Quý thầy cô khoa KT – QTKD trường Đại Học An Giang -Các cán bộ phòng nông nghiệp huyện Chợ Mới đã tạo điều kiện, chỉ dẫn em nghiên cứu và thu thập số liệu điều tra trên địa bàn huyện. -Cuối cùng là toàn thể các bạn sinh viên của lớp DH3KN2, sinh viên phòng 113 KTX Đại Học An Giang đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Thay lời cảm tạ, một lần nữa em xin kính gởi đến Quý thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên lời chúc tốt đẹp và chân thành nhất. Trân trọng Hứa Thị Thía TÓM LƯỢC Đề tài "Thực Trạng Và Giải Pháp Tiêu Thụ Hoa Màu Huyện Chợ Mới " được thực hiện tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần: Thông qua các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban, sách báo và các tài liệu có liên quan, phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 nông dân sản xuất hoa màu các loại và 10 thương lái,bạn hàng xáo tại các xã Mỹ Luông, Kiến An, Hội An để tìm hiểu các thông tin về: thực trạng sản xuất hoa màu hiện nay; tình hình tiêu thụ hoa màu thông qua thương lái bạn hàng xáo, chợ nông sản, hợp tác xã. Kết quả điều tra cho thấy một số vấn đề tồn tại như: Đối với nông dân thì thiếu vốn để sản xuất, đối với thương lái thì thiếu vốn để mua bán; Các nguồn thông tin phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ chưa đảm bảo tính kịp thời và chính xác cao; Bà con nông dân và thương lái hầu như chưa hiểu biết nhiều về rau an toàn, có người hầu như không biết gì về rau an toàn. Kết quả này cũng là cơ sở để tôi đánh giá và đưa ra những giải pháp cụ thể đối với từng đối tương để năng cao năng suất, chất lượng hoa màu trong quá trình sản xuất cũng như là mở rộng thị trường tiêu thụ hoa màu cho huyện. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ.................................................................................................................... a TÓM TẮT..........................................................................................................................b MỤC LỤC......................................................................................................................... c DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................... e DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................. g CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1 1.1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 2 1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................2 1.4.2. Phương pháp phân tích...................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................4 2.1. Một số khái niệm........................................................................................................ 4 2.1.1. Khái niệm thương lái, bạn hàng xáo..................................................................4 2.1.2. Khái niệm về giá................................................................................................4 2.1.3. Khái niệm về phân phối.....................................................................................4 2.2. Phân nhóm các loại hoa màu...................................................................................... 4 2.2.1. Phân nhóm trên cơ sở thực vật học...................................................................4 2.2.2. Phân nhóm theo bộ phận sử dụng.....................................................................5 2.2.3. Phân nhóm theo đặc tính sinh học.................................................................... 5 2.3. Nguồn gốc các loại hoa màu.......................................................................................6 2.3.1. Một số loại có nguốn gốc nhiệt đới................................................................... 6 2.3.2. Các loại có nguồn gốc ở vùng Á nhiệt đới và vùng khí hậu ôn hoà..................6 2.4. Vai trò và tầm quan trọng của ngành sản xuất hoa màu.............................................6 2.4.1. Sự phát triển của ngành sản xuất hoa màu........................................................ 6 2.4.1. Sự phát triển của ngành sản xuất hoa màu trên thế giới....................................6 2.4.1. Sự phát triển của ngành sản xuất hoa màu ở nước ta........................................ 6 2.4.2. Tầm quan trọng của ngành sản xuất hoa màu................................................... 8 2.4.2.1. Tính đa dạng của cây rau, màu.................................................................8 2.4.2.2. Thành phần dinh dưỡng của cây rau, màu................................................8 2.4.2.3. Hiệu quả kinh tế........................................................................................8 2.5. Phương hướng phát triển rau màu.............................................................................. 9 2.6. Các vấn đề về rau an toàn.........................................................................................11 2.6.1. Khái niệm về rau an toàn.................................................................................11 2.6.2. Các chỉ tiêu của rau an toàn.............................................................................11 2.6.2.1. Chỉ tiêu nội chất......................................................................................11 2.6.2.2. Chỉ tiêu về hình thái............................................................................... 11 2.6.2.3. Các nguyên tắc trong sản xuất rau sạch..................................................11 2.7. Các dạng lý thuyết.................................................................................................... 12 2.7.1. Lý thuyết cung cầu.......................................................................................... 12 2.7.1.1. Cung sản phẩm nông nghiệp.................................................................. 12 2.7.1.2. Cầu sản phẩm nông nghiệp.....................................................................13 2.7.1.3. Sự cân bằng cung cầu............................................................................. 14 2.7.2. Lý thuyết thị trường nông sản......................................................................... 15 2.7.2.1. Khái niệm............................................................................................... 15 2.7.2.2. Cơ cấu tổ chức thị trường nông sản........................................................15 2.7.2.3. Vai trò của thị trường nông sản.............................................................. 16 2.7.2.4. Biên tế marketing................................................................................... 16 2.8. Liên kết kinh doanh với công nghiệp và kinh doanh................................................17 2.9. Tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh..17 2.10. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm................................................................................. 18 2.11. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...............................................................19 2.12. Vai trò của liên kết sản xuất trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa................ 19 2.13. Phương hướng cải thiện marketing nông sản......................................................... 21 2.14. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất................................. 22 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHỢ MỚI....................................................23 3.1. Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................................23 3.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................23 3.1.2. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng........................................................................ 23 3.2. Tình hình chung của huyện Chợ Mới.......................................................................23 3.2.1. Về xây dựng cơ sở hạ tầng.............................................................................. 24 3.2.2. Về sản xuất nông nghiệp................................................................................. 24 3.2.2.1. Về sản xuất nông nghiệp chung..............................................................24 3.2.2.2. Về sản xuất hoa màu...............................................................................25 3.2.2.3. Về chăn nuôi...........................................................................................25 3.3. Kết luận.....................................................................................................................25 CHƯƠNG 4 : THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA MÀU HIỆN NAY CỦA HUYỆN CHỢ MỚI ...............................................................................................27 4.1. Thực trạng sản xuất hoa màu hiện nay..................................................................... 27 4.1.1. Diện tích và loại hoa màu sản xuất..................................................................27 4.1.1.1. Diện tích trồng hoa màu của nông hộ.....................................................27 4.1.1.2. Lựa chọn loại hoa màu sản xuất............................................................. 28 4.1.2. Vốn sản xuất.................................................................................................... 29 4.1.3. Lao động.......................................................................................................... 29 4.1.4. Thông tin phục vụ cho sản xuất.......................................................................30 4.1.5. Năng suất......................................................................................................... 31 4.1.6. Những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất hoa màu.................................... 32 4.1.6.1. Khó khăn................................................................................................ 32 4.1.6.2. Thuận lợi.................................................................................................32 4.2. Thực trạng tiêu thụ hoa màu hiện nay...................................................................... 33 4.2.1. Kênh phân phối................................................................................................33 4.2.2. Giá cả...............................................................................................................33 4.2.3. Thông tin về giá cả.......................................................................................... 34 4.2.4. Lựa chọn người bán.........................................................................................35 4.2.5. Thanh toán....................................................................................................... 36 4.2.6. Những khó khăn và thuận lợi trong tiêu thụ hoa màu..................................... 36 4.2.6.1. Những khó khăn..................................................................................... 36 4.2.6.2. Những thuận lợi......................................................................................37 4.3. Hiệu quả kinh tế........................................................................................................37 4.4. Quan điểm về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.........................................................37 4.5. Tình hình tiêu thụ tại qua các chợ nông sản............................................................. 38 4.6. Thông hợp tác xã trong thời gian qua tại Chợ Mới.................................................. 38 4.7. Phương hướng phát triển.......................................................................................... 39 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA MÀU HUYỆN CHỢ MỚI......................................................................................................... 40 5.1. Giải pháp trong sản xuất...........................................................................................40 5.1.1. Tăng cường công tác khuyến nông..................................................................40 5.1.2. Đối với chính quyền địa phuơng..................................................................... 40 5.1.3. Phát triển rau an toàn....................................................................................... 41 5.1.3.1. Về sản xuất rau an toàn.......................................................................... 41 5.1.3.2. Về tiêu thụ rau an toàn............................................................................41 5.2. Giải pháp trong tiêu thụ............................................................................................ 42 5.2.1. Đối với nông dân ............................................................................................ 42 5.2.2. Đối với thương lái............................................................................................42 5.2.3. Đối với doanh nghiệp...................................................................................... 42 5.2.4. Đối với chính quyền địa phương..................................................................... 42 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................44 6.1. Kết luận.....................................................................................................................44 6.2. Kiến nghị.................................................................................................................. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 45 PHỤ LỤC Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Từ ngàn xưa ông cha ta cũng đã có câu: “đói ăn rau, đau uống thuốc”, điều này cũng chứng minh một điều rằng rau quả hay gọi chung là hoa màu là một loại thực phẩm rất quan trọng, không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình Việt Nam nói chung và trên thế giới nói riêng. Trồng rau là hoạt động sản xuất đã gắn bó với người nông dân nước ta rất lâu đời. Tuy nhiên, cho đến nay tiềm năng phát triển cây rau ở nước ta chưa được khơi dậy và chưa trở thành một hoạt động kinh tế mang lại lợi ích cho nhân dân và cho đất nước. Ngày nay theo đà phát triển của đất nước, dân ta có đời sống ngày càng được nâng cao. Không còn là “ăn no mặc ấm” mà đã tiến lên “ăn chắc mặc bền” và “ăn ngon mặc đẹp”. Người ta chú trọng nhiều hơn vào sức khoẻ, vào cơ cấu bữa ăn của mình sao cho phù hợp do đó rau và các loại hoa màu khác cũng nằm trong danh sách những chất cần thiết phải cung cấp cho cơ thể. Đặc biệt khi lương thực và các thức ăn giàu đạm được đạm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng hoa màu ngày càng gia tăng để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của thị trường. Hàng năm An Giang đã cung cấp một số lượng lớn lương thực và hoa màu các loại cho thị trường cả nước. Với tổng giá trị lương thực tương đuơng 4,78 ngàn tỷ đồng chiếm 60,68% giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo các thành phần kinh tế của cả tỉnh và tổng giá trị cây rau đậu tương đương 1,03 ngàn tỷ đồng chiếm 13,03% giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo các thành phần kinh tế của cả tỉnh. Trong đó, Chợ Mới là huyện có diện tích gieo trồng cũng như năng suất hoa màu lớn nhất tỉnh hiện nay. Tuy nhiên, tình hình sản xuất của bà con ông dân hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do còn sản xuất tự phát. Và thực tế phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua cho thấy rõ tính thiếu bền vững khi phải đương đầu với các bất lợi về tiêu chuẩn chất lượng và cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt hơn. Mà vấn đề nan giải nhất là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm của bà con nông dân hiện nay. Để khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng cho An Giang nói chung và Chợ Mới nói riêng. Hướng bà con nông dân sản xuất theo một hệ thống có tổ chức và đảm bảo an toàn về chất lượng cho sản phẩm làm ra và cả về sản lượng sản xuất, tìm sự liên kết để đảm bảo đầu ra cho bà con là điều cấp thiết. Và từ thực trạng trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực Trạng Và Giải Pháp Tiêu Thụ Hoa Màu Huyện Chợ Mới”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa màu hiện nay của huyện Chợ Mới. Tìm phương pháp để nâng cao chất lượng và số lượng hoa màu sản xuất trong huyện, hướng bà con nông dân tới việc trồng rau sạch đúng theo qui định của chính phủ. Tìm giải pháp phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hoa màu cho bà con nông dân. 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu - Chỉ nghiên cứu trong địa bàn huyện : Chợ Mới, trong đó tập trung nghiệ cứu trong vụ mùa 2005 - 2006 - Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau màu . 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: từ Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh An Giang, Cục Thống Kê tỉnh An Giang, báo cáo chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Mới, - Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp bà con nông dân và một số chuyên gia trong ngành với tổng số mẫu là 60 mẫu. Trong đó thương lái, bạn hàng xáo 10 mẫu và nông hộ trực tiếp sản xuất 50 mẫu * Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi điều tra với các nội dung về sản xuất tiêu thụ hoa màu tại một số xã điển hình của huyện Chợ Mới. * Bước 2: Liên hệ các cán bộ của các xã điển hình sản xuất hoa màu hướng dẫn đến các nông hộ sản xuất và mua bán hoa màu để phỏng vấn. * Bước 3: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 50 hộ nông dân và 10 thương lái, bạn hàng xáo tại các xã: Kiến An, Hội An, Mỹ Luông. Hình 1: Bản đồ hành chính Chợ Mới 2 1.4.2. Phương pháp phân tích - Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích và so sánh các kết quả có được. Từ đó, đưa ra những kết luận về thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa màu của huyện Chợ Mới cũng như đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa màu cho bà con nông dân huyện. 3 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Một số khái niệm 2.1.1.Khái niệm về thương lái, bạn hàng xáo * Thương lái: là tên gọi dân gian, được ghép bởi hai từ: thương nhân và lái buôn. - Thương nhân: là người làm nghề buôn bán. - Lái buôn: là người chuyên nghề buôn bán và buôn bán đường dài. * Hàng xáo: là người làm nghề mua bán lúa hoặc một số loại nông sản khác với số lượng không lớn, vì gần gũi với nông dân nên còn được gọi là “bạn hàng xáo”. 2.1.2. Khái niệm về giá Giá cả là số tiền mà người bán và người muốn mua thoả thuận với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ trong điều kiện giao dịch bình thường hoặc giá cả là số tiền hay sản phẩm mà ta yêu cầu đưa ra để đổi lấy cái gì khác (chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng,...) trong quan hệ hợp tác cạnh tranh, người sản xuất, người lưu thông và người tiêu dùng chủ động mua bán thoả thuận về giá cả và hình thành nên giá thị trường. Hình 2: Những quyết định cân nhắc khi quyết định về giá 2.1.3. Khái niệm về phân phối * Phân phối: là hoạt động liên quan đến quá trình đưa sản phẩm từ nơi người sản xuất đến người sử dụng cuối cùng. * Kênh phân phối: là một hệ thống các tổ chức hoặc các cá nhân có quyền sở hữu sản phẩm hoặc giúp đỡ trong việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm nào đó khi nó di chuyển từ người sản xuất đến người mua cuối cùng. Có nhiều loại kênh phân phối. Kênh phân phối dài có nhiều thành phần tham gia và kênh phân phối ngắn ít đối tượng tham gia. Trong đó kênh phân phối ngắn hiệu quả hơn. 2.2. Phân nhóm các loại hoa màu Có nhiều cách phân nhóm nhưng thường gặp các cách phân nhóm sau đây: 2.2.1. Phân nhóm trên cơ sở thực vật học * Thực vật bậc thấp: nấm ăn * Thực vật bậc cao có 4 Yếu tố bên trong * Mục tiêu marketing * Chiến lược marketing hỗn hợp Yếu tố bên ngoài * Bản chất thị trường và nhu cầu. * Cạnh tranh * Các yếu tố khác: nền kinh tế, chính trị,… Quyết định về giá - Một lá mầm: Họ hoà thảo: Măng vầu, măng tre,.... Họ Bách hợp: Hành tây, hành ta, măng tây,.... - Hai lá mầm: Họ rau dền: Rau dền Họ hoa chữ thập: Củ cải, cải bắp, su lơ, su hào,... Họ đậu: đậu Hà Lan, đậu côve, đậu đũa,... Họ hoa tán: Rau cần nước, cà rốt,... Họ cà: Cà chua, cà ớt, khoai tây,... Họ bầu bí: Dưa chuột, bí ngô, bầu, mướp,... Họ cúc: Xà lách, rau diếp, rau cúc,... Họ loa kền: Rau muống 2.2.2. Phân nhóm theo bộ phận sử dụng * Rau ăn rể củ: Củ cải, cà rốt, củ đậu,.... * Rau ăn thân củ: Su hào, khoai tây,... * Rau ăn lá: Cải bắp, rau dền, rau muống, sà lách, rau diếp,... * Rau ăn hoa: Su lơ * Rau ăn quả: Dưa chuột, bí ngô, bí đao, cà chua, đậu đỗ,... 2.2.3. Phân nhóm theo các đặc tính sinh học * Rau ăn rể củ: Củ cải, cà rốt, củ đậu,.... * Rau cải trắng: Cải thìa, cải bẹ,... * Rau ăn lá: Cải bắp, rau dền, rau muống, sà lách, cải cúc,... * Hành tỏi: Hành ta, tỏi ta, củ kiệu,... * Cà : Cà chua, cà, ớt * Bầu bí: Bí ngô, bí đao, bầu, dưa chuột, dưa hấu,... * Đậu đỗ: Đậu côve, đậu đũa, đậu ván * Khoai: Khoai tây, khoai sọ * Rau thuỷ sinh: Rau cần, ngó sen,... * Rau lâu năm: Măng tây, măng trúc, măng tre,... * Nấm ăn: Mộc nhĩ, nấm rơm, nấm sò,... Mỗi cách phân nhóm có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Thông thường người ta thường sử dụng cách phân nhóm theo đặc tính sinh học. Vì cách này có ưu điểm là dựa một phần vào các đặc tính sinh học của các loại rau, mặt khác dựa vào kỹ thuật trồng trọt. 5 2.3. Nguồn gốc các loại hoa màu Các loại này có nguồn gốc rất khác nhau. Nguồn gốc có ảnh hưởng rất lớn đến các yêu cầu của cây đối với các điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật canh tác. 2.3.1. Một số loại có nguồn gốc nhiệt đới Dưa hấu có nguồn gốc ở Trung Phi, cà và bí ngô có nguồn gốc ở Đông Ấn Độ và Trung Mỹ, dưa chuột có nguồn gốc Đông Ấn Độ, cà chua có nguồn gốc ở Pêru, Mêhicô, Khoai tây có nguồn gốc ở Nam Mỹ,... Những loại này không chịu được rét, thích khí hậu ấm, ôn hoà, yêu cầu đối với ánh sáng không nghiêm khắc. 2.3.2. Các loại có nguồn gốc ở vùng Á nhiệt đới và vùng khí hậu ôn hoà Cải trắng, cải bắp, cải củ, rau cần, hành, tỏi, đậu,... Những loại này chịu được rét, thích khí hậu mát. Trong quá trình phát triển chúng có yêu cầu là nhiệt độ thấp mới hoàn thành được các giai đoạn phát triển để ra hoa kết quả. 2.4. Vai trò và tầm quan trọng của ngành sản xuất hoa màu 2.4.1. Sự phát triển của ngành sản xuất hoa màu 2.4.1.1. Sự phát triển của ngành sản xuất hoa màu trên thế giới Hiện nay nhu cầu rau quả trên thế giới rất lớn nhưng song song đó thì hệ thống kiểm định chất lượng cũng được quan tâm đến mức tối đa. Hầu hết các thị trường nhập khẩu rau quả trên thế giới đều có tiêu chuẩn chất lượng quy định riêng đối với từng loại rau quả. Chính vì thế mà có thể trong tương lai những mặt hàng rau quả nào muốn xuất khẩu được thì phải qua sự kiểm định hết sức chặt chẻ. 2.4.1.2. Sự phát triển của ngành sản xuất hoa màu ở nước ta Theo số liệu thống kê năm 2000 thì diện tích trồng hoa màu cả nước là 445 nghìn ha tăng 70% so với năm 1999 (261.090 ha). Năng suất nói chung còn rất bấp bênh. Năm 1999 năng suất cao nhất đạt 144,8 tạ/ha bằng 80% so với mức trung bình toàn thế giới (xấp xỉ 180 tạ/ha). Năng suất thấp nhất là các tỉnh miền trung, chỉ bằng một nửa năng suất cả nước. Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất ở nước ta còn thấp, song nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thiếu đầu tư cho thuỷ lợi và phân bón... Ngoài ra nước ta vẫn chưa có giống chuẩn và tốt. Hệ thống nhân giống và sản xuất giống cũng chưa hình thành và phát triển. Phần lớn hạt giống do dân tự để giống hoặc nhập nội không qua khảo nghiệm kỹ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của hoa màu. Các vùng hoa màu được gieo trồng ở 2 vùng chính: - Vùng chuyên canh ven thành phố và các khu công nghiệp, chiếm 38 - 49% diện tích và 45 – 50% sản lượng. Tại đây hoa màu sản xuất tập trung phục vụ cho dân cư là chủ yếu với nhiều chủng loại phong phú và đạt chất lượng cao. - Vùng luân canh với cây lương thực được trồng chủ yếu trong vụ đông xuân tại các tỉnh phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Đây là vùng hoa màu hàng hoá lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cho xuất khẩu tươi, nếu nước ta biết phát huy được lợi thế này thì ngành sản xuất hoa màu sẽ có tốc độ phát triển nhảy vọt. 6 Bảng 1: Thống kê về diện tích, năng suất, sản lượng cả nước giai đoạn 1991 – 2002 Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) Bình quân đầu người (kg/năm) 1991 138,5 115,5 3.213 50,2 1992 279,3 116,9 3.304 50,0 1993 193,3 117,2 3.485 51,2 1994 304,5 121,7 3.794 54,2 1995 328,2 125,5 4.145 57,5 1996 358,1 130,9 4.687 63,3 1997 377,0 131,8 4.969 65,4 1998 397,0 144,8 5.748 75,6 1999 441,3 130,4 5.765 73,7 2000 445,0 135,0 6.007 75,0 2001 450,0 138,0 6.210 76,7 2002 500,0 165,0 8.250 97,0 Nguồn: Trần Khắc Thi - Trần Ngọc Hùng, 2005 Với gần 12 triệu nông dân ở nông thôn với diện tích trồng bình quân khoảng 30 m2/hộ thì tổng sản lượng rau của cả nước hiện nay khoảng 6,6 triệu tấn. Bình quân số lượng hoa màu tính trên đầu người ở nước ta vào khoảng 84 kg/người/năm. So với nhu cầu dinh dưỡng thì khối lượng trên còn rất thấp, chỉ với mức sản xuất 100 kg/người/năm (tiêu thụ 80 kg) như kế hoạch đề ra năm 2000 thì nước ta chỉ mới đạt chỉ tiêu về khối lượng cho tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu, chứ chưa đảm bảo nhu cầu cho xuất khẩu. Thực tế cho thấy những năm gần đây nước ta phát triển nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, trên hoa màu và nhất là rau vẫn còn dư lượng hoá chất, điều này đã để lại hậu quả xấu cho người tiêu dùng. Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành rau, màu sẽ đạt 600 triệu USD vào năm 2010, tăng gần gấp 3 lần so với kim ngạch xuất khẩu của năm nay. Các chuyên gia cho rằng tiềm năng phát triển và xuất khẩu rau, màu của việt Nam là rất lớn, nếu thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ, thiết thực thì mục tiêu trên không phải là quá xa vời. 7 2.4.2. Tầm quan trọng của ngành sản xuất rau, màu 2.4.2.1. Tính đa dạng của cây rau, màu Rau, màu là một trong những cây trồng quan trọng được người dân Việt Nam canh tác từ lâu đời, bất cứ nơi nào có người ở là ở đó có rau xanh, khá phong phú về chủng loại. Riêng rau, màu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hầu hết thuộc các chủng loại rau nhiệt đới, á nhiệt đới. Dựa vào phân loại thực vật có thể chia ra 10 nhóm chính: ăn rễ, ăn củ, rau họ cải, họ cà, họ bầu bí, họ đậu, họ hành tỏi, rau ăn lá, rau thủy sinh và rau lưu niên. ĐBSCL có tới 55 loài cây dùng làm rau ăn. Các loại rau chủ yếu thuộc loại cây hàng niên đã thích nghi được với điều kiện khí hậu và điều kiện đất đai của vùng này. Đây là nguồn gen quí giá phù hợp cho công tác chọn giống rau quanh năm của ĐBSCL. 2.4.2.2. Thành phần dinh dưỡng của rau, màu Từ ngàn xưa ông cha ta đã có câu: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Điều này đã nói lên phần nào tầm quan trọng của rau, màu trong đời sống con người. Rau và các loại hoa màu khác rất cần thiết cho con người, nó có rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như: các loại vitamin A, C, D, khoáng chất, chất xơ, chất đạm,... vì vậy hoa màu là nhu cầu không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của con người trên khắp hành tinh. Rau, màu chứa nhiều nước, từ 75 – 80%, các chất khoáng như: Canxi, Kali, Sắt, Iốt…giúp trung hòa độ pH trong máu và dịch tế bào, các vitamin quan trọng trong rau vitamin A, vitamin B, Vitamin C,… Chất xơ có trong rau chủ yếu là chất khô, nó làm tăng thể tích tiếp xúc của thức ăn với dịch tiêu hóa, giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng, kích thích ruột co bóp và tiết dịch tiêu hóa, giúp cơ thể chống bệnh táo bón. Ngoài ra, nó còn chứa chất đạm và là vị thuốc quan trọng. Phần lớn các loại hoa màu đặc biệt là rau đây là những cây dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc nhân dân để chữa trị và phòng ngừa nhiều bệnh thông thường. Rau, màu cung cấp nhiều loại vitamin làm cân đối dinh dưỡng của con người. Đặc biệt đối với trẻ em và người già, nó có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình phát triển và ngăn ngừa tình trạng lão hoá của các tế bào, các mô bào trong cơ thể. Trong một số loại hoa màu có chứa chất dầu, chất tinh dầu, một số ancoloit,... Đó là các chất kháng sinh, chất diệt khuẩn, giúp bảo vệ con người chống lại sự xâm nhiễm và gây ._. bệnh của nhiều loài vi sinh vật. 2.4.2.3. Hiệu quả kinh tế Sản xuất rau quả để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho người dân là một yêu cầu đang được đặt ra ngày càng rõ nét. Thêm vào đó, rau quả là nguồn xuất khẩu có nhiều triển vọng ở nước ta, mang lại nhiều giá trị vật chất và tinh thần cho cả nước. Tăng ngày công lao động cho nông thôn vì sản xuất rau đòi hỏi nhiều công lao động hơn so với sản xuất lúa và cây lương thực khác. Tăng thu nhập cho nông dân mặc dù sản xuất rau chỉ chiếm 5 - 6% so với tổng sản lượng nông nghiệp, ngoài ra nó phát triển thêm nhiều ngành nghề phụ phục vụ cho sản xuất nông thôn: đan sọt, giỏ, nghề mộc và dịch vụ chế biến… Cuối cùng là đẩy mạnh xuất khẩu và trao đổi hàng hóa giữa các nước. 8 2.5. Phương hướng nghiên cứu phát triển rau, màu 2.5.1. Phương hướng nghiên cứu phát triển rau, màu trên thế giới Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu người tiêu dùng và thu nhập dân cư,... việc tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh từ 2000 – 2010, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Theo USDA, nếu như nhu cầu tiêu thụ rau diếp và các loại rau xanh khác sẽ tăng khoảng 22 – 23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác sẽ chỉ tăng khoảng 7 – 8%. Giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ, thậm chí giá khoai tây có thể sẽ giảm nhẹ so với giai đoạn 2000 – 2004. Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm. Các nước phát triển như Pháp, Đức, Canada,... vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. Các nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước Nam bán cầu vẫn đóng vai trò chính trong cung cấp rau tươi trái vụ. Hướng tới có thể rau màu sẽ được tiêu thụ mạnh ở các siêu thị của thị trường nhập khẩu như thị trường EU chẳng hạn. Muốn bán rau cho EU, các nhà sản xuất nên tìm hiểu xem làm thế nào để có chứng chỉ chứng nhận tiêu chuẩn rau sạch của EU. Khi đã nắm được chứng chỉ này thì rất dễ dàng, cứ liên lạc trực tiếp với hệ thống siêu thị ở Châu Âu vì ở Châu Âu cũng như Thụy Sĩ, người dân tin vào chất lượng thực phẩm ở các siêu thị. Do vậy, hệ thống siêu thị là kênh phân phối hàng hóa vô cùng quan trọng, đồng thời cũng là người kiểm tra chất lượng sản phẩm không kém phần quan trọng. Hơn nữa, khi có chứng nhận chất lượng, người tiêu dùng ở thị trường này sẽ dễ dàng lựa chọn sản phẩm hơn, họ chỉ cần nhìn vào vỏ bao bì là có thể quyết định mua hay không. Một thông tin khác cũng đáng chú ý, hiện nay có đến 56% người tiêu dùng ở thị trường này sẵn sàng chấp nhận chi thêm 15% để mua được sản phẩm rau sạch. Hầu hết họ đều muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và bảo vệ được môi trường, vì đã có quá nhiều ô nhiễm. 2.5.2. Phương hướng nghiên cứu phát triển rau cả nước Theo Báo Người Lao Động (2004), Bộ thương mại dự báo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả của Việt Nam trong năm 2004 sẽ đạt 140 triệu USD và sẽ được nâng lên 350 triệu USD vào năm 2005. Rau quả Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm 50% tổng lượng rau quả xuất khẩu. Để đạt được mục tiêu trên thì ngành rau quả cần xây dựng vùng sản xuất rau quả tập trung là 1,265 triệu ha vào năm 2004 và 1,290 triệu ha vào năm 2005; sản lượng 13,9 triệu tấn năm 2004 và 15,3 triệu tấn năm 2005. Việc không ngừng đưa các tiến bộ vào sản xuất nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, nâng cao năng suất và chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng là hết sức cần thiết và cấp bách. Để giải quyết vấn đề bức thiết này công tác nghiên cứu cần tập trung vào những hướng sau đây: * Nghiên cứu về giống - Chọn tạo các loại rau chủ lực, có diện tích và sản lượng lớn: cải bắp, cà chua, ớt, dưa leo, đậu rau, hành tỏi,… Tập trung lai tạo giống F1 trên dưa hấu, cà chua, ớt,… từng bước tiến tới lai tạo giống các cây họ cải. 9 - Thu thập, nhập nội, khảo nghiệm và phát triển các giống mới có triển vọng, có nhu cầu tiêu dùng trong nước. Cần quan tâm tiềm năng, năng suất, khả năng chống chịu bệnh, các yếu tố bất lợi của môi trường. - Ngoài mục tiêu chọn giống có năng suất cao, cần chú ý đến chất lượng và đặc biệt quan tâm đến khả năng chống chịu côn trùng, bệnh, các yếu tố bất lợi của môi trường như nhiệt độ, phèn, mặn,… Từng bước tiến hành nghiên cứu, xây dựng các xí nghiệp chuyên sản xuất giống rau, cây rau con sạch bệnh cho nông dân. * Sản xuất rau sạch - Cần phải hoàn thiện và triển khai rộng qui trình sản xuất rau sạch để có sản phẩm cao về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh y tế, nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học, các thành phần hữu cơ trong canh tác. Tăng cường ứng dụng các biện pháp tiên tiến như trồng rau có các thiết bị che chắn (nhà lưới, nhà kính, ..), che phủ đất (nilon) và né tránh các yếu tố bất lợi của môi trường. Nhằm năng cao năng suất và chất lượng nông sản. * Xây dựng dây chuyền sản xuất – chế biến – tiêu thụ - Vấn đề này cần quan tâm nghiên cứu trên cơ sở khoa học về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ một cách hiệu quả, trong đó có cây rau thực phẩm nhằm nâng cao sức sản xuất trên một đơn vị đất đai và thu nhập cho người sản xuất. Qui hoạch xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu rau tập trung cho các nhà máy chế biến có qui mô phù hợp. Tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ, thiết bị chế biến, bảo quản, đóng gói các loại rau nhất là các sản phẩm tươi sống để làm giảm tổn thất kéo dài thời gian tiêu thụ, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Đặc điểm cơ bản của rau là tập trung thu hoạch theo mùa vụ, do vậy phải chú trọng đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến đa dạng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước. - Cần đầu tư thêm vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu rau để đủ điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh. Cần có biện pháp phát triển thị trường trong nước như tổ chức lại hệ thống các doanh nghiệp trong lĩnh vực rau quả gắn xuất khẩu, chế biến với thị trường. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nên tổ chức theo dạng khép kín “sản xuất – thu gom – chế biến – tiêu thụ”. Đồng thời, cần xây dựng và phát triển một số trung tâm thương mại, chợ buôn bán rau quả tại các vùng có sản lượng hàng hóa lớn. Các trung tâm này là nơi cung cấp thông tin về kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản, giống mới, đối tác thương mại và đầu tư cho các nhà kinh doanh và những người tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. - Cần đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại như đầu tư vốn, công nghệ, nhân lực nhằm tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu. Thành lập các chi nhánh văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài để xúc tiến ký kết các hợp đồng tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Tích cực thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành rau quả Việt Nam. Cần lựa chọn các chủng loại rau có lợi thế so sánh, phù hợp với môi trường khí hậu, đất đai và kỹ thuật canh tác, những chủng loại rau đã được đa số người tiêu dùng nước ngoài ưa thích, có khả năng thâm nhập vào thị trường nước ngoài với số lượng lớn. Xác định rõ ràng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chuẩn bị đầu ra bằng các cam kết, liên doanh sản xuất với các đơn vị cá nhân chuyên ngành rau quả thị trường thế giới. 10 2.6. Các vấn đề về rau an toàn 2.6.1. Khái niệm về rau an toàn Những sản phẩm rau tươi có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hóa chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gọi tắt là rau an toàn (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 1998) 2.6.2. Các chỉ tiêu của rau an toàn 2.6.2.1. Chỉ tiêu nội chất - Hàm lượng thuốc hóa học (phụ lục 7) - Số lượng vi sinh vật (phụ lục 6) - Hàm lượng đạm Nitrate (NO3 ) (phụ lục 5) - Hàm lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asênic, kẽm, đồng…) (phụ lục 6) Tất cả 4 chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của các Tổ chức Quốc tế FAO/WHO hoặc của một số nước tiên tiến: Nga, Mỹ,… trong khi chờ Việt Nam chính thức công bố tiêu chuẩn về các lĩnh vực này (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 1998). Hai chỉ tiêu 3 và 4 không gây tác hại tức thời mà tích lũy nhiễm độc theo thời gian. Hai chỉ tiêu 1 và 2 thường gặp do việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bệnh không hợp lí, hoặc do sử dụng phân người, phân gia súc (Ban chỉ đạo nghiên cứu rau sạch TP Hồ Chí Minh, 1996). 2.6.2.2 Chỉ tiêu về hình thái Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (1998), sản phẩm rau tươi được thu hoạch đúng lúc, đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm của từng loại rau, không dập nát hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp. 2.6.2.3. Các nguyên tắc trong sản xuất rau sạch - Chọn đất: Đất để trồng rau phải là đất cao, thoát nước thích hợp với sinh trưởng và phát triển của rau. Vùng trồng rau phải cách khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất là 2 km, với chất thải sinh hoạt ít nhất là 200 m. - Nước: nên sử dụng nước giếng khoan, nếu không có giếng thì dùng nước sông, ao, hồ trong không bị ô nhiễm. - Giống: Hiện nay giống có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc năng cao năng suất và chất lượng rau. Chỉ gieo những hạt tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không có mầm bệnh, hạt giống trước khi gieo cần được xử lí hóa chất hoặc nhiệt. - Phân bón: Không dùng phân chuồng chưa hoai để loại trừ vi sinh vật gây bệnh. Có thể sử dụng phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng ngay khi mới bén rễ. Có thể phun 3 - 4 lần tùy từng loại rau. Kết thúc phun ít nhất trước khi thu hoạch 5 - 10 ngày. - Bảo vệ thực vật: Chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với kí sinh thiên địch. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học (BT, hạt củ đậu...) các chế phẩm thảo mộc, các kí sinh thiên địch để phòng bệnh. Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp 11 phòng trừ tổng hợp (IPM): luân canh cây trồng hợp lí, sử dụng giống tốt, chống chịu bệnh, bắt sâu bằng tay, dùng bẫy sinh học trừ bướm, vệ sinh đồng ruộng... - Thu hoạch, bao gói: rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa bằng nước sạch, để ráo nước rồi cho vào bao, túi sạch, trước khi mang tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao phải có phiếu bảo hành nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. 2.7. Các dạng lý thuyết 2.7.1. Lý thuyết về cung - cầu 2.7.1.1. Cung sản phẩm nông nghiệp Cung sản phẩm nông nghiệp được hiểu là lượng hàng hoá nông sản của các doanh nghiệp và các hộ nông dân có khả năng sản xuất được và sẵn sàng bán ở mỗi mức giá trong một thời điểm nhất định. Cung sản phẩm được xem xét trên cơ sở kết hợp đồng thời hai điều kiện chính là khả năng sản xuất và tính sẵn sàng cung ứng. Khả năng sản xuất được qui định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất trong một thời gian và không gian nhất định. Tương ứng với khả năng sản xuất nào sẽ có kết quả sản xuất đó tức là lượng sản phẩm được tạo ra với chi phí nhất định là kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất. Người sản xuất sẵn sàng bán khi giá cả thoả mãn sự mong đợi của họ. Giá cả là tổng hợp của nhiều yếu tố, nó quyết định thái độ của người bán. Mỗi một mức giá có một lượng hàng bán ra tương ứng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất kinh doanh. Chấp nhận bán một lượng hàng nhất định ở mỗi mức giá tức là hài lòng với mức lợi nhuận ở mức giá đó. Vì vậy, không chỉ xem xét một trong hai điều kiện trên mà phải xem xét kết hợp đồng thời hai điều kiện đó. Các yếu tố xác định cung: - Giá cả đầu vào của mọi ngành sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến cung. Vì nó sẽ làm tăng chi phí sản xuất. - Các yếu tố đầu vào nội sinh như: công nghệ và kỹ thuật, vốn, lao động, số lượng cá thể cũng như thời gian sản xuất sản phẩm. Đó là những yếu tố bên trong quyết định năng lực sản xuất của từng cá nhân cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc doanh. Qui mô sản xuất hàng hoá được quy định bởi số lượng, cơ cấu các yếu tố đầu vào và năng lực tổ chức kết hợp chúng lại với nhau. Yếu tố này dẫn đến sự dịch chuyển của đường cong cung. Trong nông nghiệp, các yếu tố đầu vào được khai thác theo nhiều hướng khác nhau và có rất nhiều cách kết hợp các yếu tố đầu vào đó chẳng hạn như đất nông nghiệp có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau, lao động nông thôn có thể sử dụng cho nhiều công việc khác nhau,... Điều quan trọng là tất cả các yếu tố đó đều tác động liên hoàn đến cây trồng, vật nuôi. Đó là yếu tố đặc thù của yếu tố nội sinh xác định cung trong sản xuất nông nghiệp. - Các yếu tố môi trường (ngoại sinh) gồm tác động của tự nhiên, chính sách của nhà nước và sản lượng của bên ngoài. Điều kiện tự nhiên tác động một cách ngẫu nhiên làm cho kết quả sản xuất bấp bênh. Chính sách thuế, giá cả và các chính sách khác sẽ thắt chặt hay mở rộng cung tùy theo sự tác động của chúng đến lợi ích vật chất của người sản xuất. Nhà nước điều khiển nền kinh tế thông qua hệ thống chính sách nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trường, lập lại thế cân bằng mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu như tác động đó thất bại (thất bại của chính phủ) thì nền kinh tế sẽ biến dạng. Yếu tố chính sách trong nông nghiệp chậm phát huy tác dụng vì chu kỳ sản xuất 12 nông nghiệp dài, kết quả chính sách biểu hiện nhanh nhất cũng phải hàng tháng, hàng năm, hoặc nhiều năm,... Ở những nước đang phát triển do sản xuất thấp kém nên giá cả và sản lượng nông sản Quốc tế đã gây sức ép lên nền kinh tế trong nước. Các yếu tố xác định cung luôn biến thiên. Q = F (X1, X2...Xn) Đường cong cung (AS): Đường cong cung biểu hiện quan hệ giữa giá cả P và sản lượng Q. Ứng với giá P có sản lượng Q. Khi giá cả càng lớn thì sản lượng càng lớn hay nói cách khác Q có quan hệ tỉ lệ thuận với P. Vì vậy đường cong cung sẽ dốc lên. Hình 3: Đồ thị đường cong cung (AS) 2.7.1.2. Cầu sản phẩm nông nghiệp Cầu sản phẩm nông nghiệp được hiểu là lượng hàng hoá nông sản mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mỗi mức giá trong một thời điểm nhất định. Như vậy, cầu có được là do sự xuất hiện đồng thời của hai điều kiện. Cầu sẽ không xuất hiện nếu thiếu một trong hai điều kiện đó. Xét điều kiện thứ nhất - lượng hàng cần mua. Không phải bất cứ nhu cầu nào của người tiêu dùng cũng được thoả mãn, người ta chỉ mua hàng với túi tiền của mình tức là cầu có khả năng thanh toán. Với thu nhập có hạn người tiêu dùng tính toán xem nên mua loại hàng nào và số lượng bao nhiêu. Như vậy lượng hàng mua được còn phụ thuộc vào giá cả, với một mức giá họ sẽ mua được một lượng hàng tương ứng. Thái độ ứng xử của người tiêu dùng là làm sao thoả mãn đến mức tối đa tiêu dùng của mình trong điều kiện thu nhập của họ. Các yếu tố xác định cầu: - Sản lượng và giá cả các mặt hàng có liên quan: Sản phẩm có thể thay thế hoặc bổ sung cho nhau. Khi giá cả hàng thay thế giảm xuống việc tiêu thụ loại hàng thay thế sẽ ít đi hoặc giá cả của nó cũng giảm đi. Khi lượng hàng bổ sung tăng lên thì xu hướng tiêu dùng của loại hàng được bổ sung sẽ biến động theo chiều hướng tăng lên. Nó làm dịch chuyển đường cầu - Thu nhập: Thu nhập thấp cầu về các mặt hàng rẻ tiền sẽ lớn hơn, khi thu nhập tăng người ta sẽ tiêu dùng nhiều mặt hàng cao cấp hơn trong khi hàng cấp thấp giảm đi. Ở đây có sự dịch chuyển của đường cong cầu. - Thị hiếu của người tiêu dùng: sản phẩm nông nghiệp thường gắn với phong tục, tập quán của người dân địa phương. 13 Giá cả sản lượng P AS Q - Dân số tăng làm cho qui mô tiêu dùng tăng lên. Nhưng cầu nông nghiệp có tính đặc thù. Nếu sức sản xuất thấp kém khi năng suất tăng lên cầu về các sản phẩm rẻ tiền tăng lên, còn khi sức sản xuất phát triển, mức sống tăng, dân số tăng sẽ làm cho cầu tăng lên có tính gia tốc nhất là đối với các sản phẩm cao cấp. - Cầu còn được xác định bởi tính thời gian: Đối với nông sản phẩm thì yếu tố này càng rõ nét (cầu về hạt giống, con giống, nguyên liệu cho công nghiệp,...) chỉ xuất hiện vào những lúc nhất định theo qui trình sản xuất của từng ngành. Việc sản xuất và cung ứng có tính thời vụ về một số sản phẩm nông nghiệp tạo nên thời gian tính của sự tiêu dùng. - Kỳ vọng của người mua đó là cầu mong muốn hay cầu dài hạn những gợi ý cho sản xuất sau này. Đường cong cầu: Đường cong cầu biểu hiện quan hệ giữa P và Q, quan hệ đó nói lên rằng giá càng cao lượng cầu càng giảm và ngược lại giá càng thấp lượng cầu càng tăng. Đường cong cầu sẽ dốc xuống. Hình 4: Đồ thị đường cong cầu (AD) 2.7.1.3. Sự cân bằng cung cầu Quan hệ thị trường là quan hệ chủ yếu giữa người sản xuất và người tiêu dùng nông sản. Người sản xuất bao giờ cũng muốn tiêu thụ được hàng trên cơ sở lợi nhuận cao tức là người ta muốn bán được nhiều hàng với giá mong muốn. Trong khi đó, người tiêu dùng muốn thoả mãn tiêu dùng của mình trong điều kiện thu nhập có hạn tức là người ta muốn mua được nông sản mình cần với giá thấp. Nhưng thị trường không thể theo ý muốn của riêng ai vì nếu thoả mãn được nhu cầu của người này thì nhu cầu của người khác lại không được đáp ứng. Nếu người bán muốn giá cao, người mua muốn giá thấp thì sẽ không “thành giá”. Vì vậy, không thể tách rời giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Nói cách khác giữa họ phải biết thỏa thuận với nhau để hai bên có thể đi đến một đểm chung là: giá thị trường. Thái độ ứng xử của người sản xuất được biểu hiện ở đường cong cung (AS) và người tiêu dùng ở đường cong cầu (AD). Họ sẽ gặp nhau tại điểm E, tại E người sản xuất bán được lượng hàng Q với giá P và người mua đồng thời cũng mua được lượng hàng Q với giá P. 14 Giá cả sản lượng P AD Q E được gọi là điểm cân bằng cung cầu của thị trường. Tại điểm cân bằng đó ý muốn của người sản xuất và người tiêu dùng đồng thời được đáp ứng, hàng hoá đuợc sản xuất ra không thừa cũng không thiếu, người tiêu dùng được cung cấp một lượng hàng đủ theo yêu cầu. Trên thực tế, đường AS và AD luôn bị những tác động làm cho nó dịch chuyển, sự dịch chuyển này làm xuất hiện những điểm cân bằng mới E’, E’’,.... Tại điểm cân bằng mới ta có mức sản lượng mới và mức giá mới. Hình 5: Cân bằng cung cầu 2.7.2. Lý thuyết thị trường nông sản 2.7.2.1. Khái niệm Thị trường nông sản là tập hợp những thoả thuận, dựa vào đó người bán và người mua trao đổi được các hàng hoá nông sản và các dịch vụ cho nhau. 2.7.2.2. Cơ cấu tổ chức thị trường nông sản Mỗi cuộc trao đổi trực tiếp bằng hiện vật hay bằng tiền trên thị trường đều là sự chuyển giao quyền sở hữu từ người chủ này sang chủ khác với một giá nhất định. Nếu chúng ta xem xét hàng loạt biến đổi về quyền sở hữu làm cho sản phẩm chuyển từ tay người sản xuất đầu tiên đến tay người tiêu dùng sau cùng là những dây chuyền phân phối (kênh phân phối) thì có nhiều dây chuyền phân phối khác nhau trong thị trường nông sản. Có hai cách mô tả cơ cấu tổ chức của dây chuyền phân phối như sau: * Timmer (1983): có 5 dây chuyền phân phối khác nhau có thể hoạt động ở thị trường nông sản. - Người sản xuất và người tiêu dùng ở nông thôn. - Người sản xuất, người bán lẻ nông thôn và người tiêu dùng ở nông thôn. - Người sản xuất, người thu gom và người chế biến ở địa phương và người tiêu dùng ở nông thôn. - Người sản xuất, người thu gom và người chế biến ở địa phương, người bán buôn ở thành thị, người bán lẻ ở thành thị và người tiêu dùng ở thành thị. - Người sản xuất, người thu gom và người chế biến không ở địa phương, người bán buôn ở thành thị, người bán lẻ ở thành thị và người tiêu dùng ở thành thị. 15 P Giá cả sản lượng AD AS AS’ E E’ Q Q’ P’ * Hill và Insergent: mô tả tổng quát một dây chuyền phân phối nông sản như sau: Hình 6: Dây chuyền phân phối Theo mô tả trong hình 6 , hàng triệu người sản xuất bán sản phẩm của mình cho một số ít thương nhân, những người này thực hiện chức năng là mua gom các món hàng nhỏ lại thành những lô hàng lớn bán lại cho người bán buôn hoặc chế biến. Số người chế biến và bán buôn ít hơn rất nhiều so với người thu gom, và phía cuối dây chuyến mở rộng ra vì sản phẩm vào tay rất nhiều người bán lẻ và cuối cùng đến hàng triệu người tiêu dùng. Nguyên tắc chung mỗi lần chuyển giao quyền sở hữu đều kéo theo một lần định giá. Giá người nông dân bán cho các tổ chức tham gia dây chuyền phân phối là giá của người sản xuất. Giá mà người tiêu dùng phải trả là giá bán lẻ. Giá được ấn định từ người thu gom đến người bán lẻ được xem như là giá bán buôn. 2.7.2.3. Vai trò của thị trường nông sản Các hoạt động của thị trường có những vai trò sau: * Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về thời gian Thông qua tồn trữ và xử lý bằng các kỹ thuật giữ tươi, nhiều nông sản đáp ứng yêu cầu sử dụng quanh năm hoặc nhiều năm của người tiêu dùng. * Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về không gian địa lý Sản phẩm của một vùng, một nước được vận chuyển đến những vùng, những nước khác không sản xuất để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng. * Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về hình thức Do sức ép của công nghiệp người tiêu dùng cần những sản phẩm dưới hình thức “gần như hoàn thành” hoặc “hoàn thành” không phải qua nấu nướng. Như vậy, lĩnh vực thị trường (marketing nông sản) tạo ra giá trị thêm vào đối với nông sản. 2.7.2.4. Biên tế Marketing Biên tế marketing là khoảng cách giá cả giữa giá bán của người nông dân và giá mua của người tiêu dùng. Biên tế marketing tồn tại bởi hai nguyên nhân: - Lợi nhuận: Đây là phần thu lợi của người kinh doanh, là một trong những yếu tố quyết định giá cả bán ra cao hay thấp. - Chi phí marketing bao gồm tất cả mọi phí tổn của toàn bộ lượng nhập trong khâu vận chuyển (từ thương gia, người vận chuyển, người môi giới), khâu chế biến, dự trữ, bảo quản, hao hụt, thuế suất,... 16 Người sản xuất Người tiêu dùng Người bán lẻ Người thu gom người bán buôn Hai nguyên nhân trên làm cho biên tế marketing cao hay thấp: Chi phí marketing cao làm cho giá về phía người tiêu dùng lớn hơn nhiều so với giá bán ở nông hộ. Các yếu tố độc quyền trong hệ thống marketing thu lợi nhuận quá độ làm cho chênh lệch marketing tăng cao gây bất lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng. 2.8. Liên kết nông dân với công nghiệp và kinh doanh Muốn tạo nên một nền kinh tế gắn kết, phải tạo ra được thể chế tổ chức và cơ chế vận hành thích hợp đảm bảo để người nông dân tiếp cận được với mọi nguồn tài nguyên, tiếp cận được với khoa học công nghệ, với thị trường. Xưa nay nghĩ đến nông dân là nghĩ đến hạt lúa củ khoai, con trâu đi trước cái cày theo sau, thật khó hình dung được một mô hình kết hợp sản xuất tiểu nông với thị trường quốc tế hóa năng động với khoa học công nghệ phát triển hàng ngày hàng giờ. Để làm được điều kỳ diệu đó, các nước đã công nghiệp hóa thành công đã tìm ra nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Một trong những giải pháp đó là hình thức tổ chức sản xuất theo hợp đồng. Nông hộ tiểu nông luôn có 3 đòi hỏi khó đáp ứng là vốn, công nghệ và thị trường. Trên thế giới có một hình thức tổ chức đáp ứng được các yêu cầu trên, đó là: sản xuất nông sản theo hợp đồng (contract farming – CF) hay phương thức hợp đồng (contract system). Đây là hình thức tổ chức sản xuất gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến hoặc kinh doanh nông sản bằng hợp đồng hai chiều qui định các điều kiện sản xuất và tiếp thị nông sản hàng hóa. Nhờ chuyển tổ chức sản xuất từ liên kết ngang (người sản xuất/ người thu gom/ người chế biến/ người kinh doanh lớn xuất khẩu…) sang hình thức liên kết dọc theo ngành hàng (sản xuất- chế biến- kinh doanh), phương thức hợp đồng đem lại tác dụng to lớn sau đây: - Chuyển một phần lợi nhuận của người mua bán trung gian hoặc công ty kinh doanh sang cho nông dân sản xuất, trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. - Chia một phần rủi ro về tiếp thị và tiêu thụ trong quá trình sản xuất – chế biến nông nghiệp cho công ty chế biến tham gia gánh chịu, nông dân chỉ còn lo rủi ro về sản xuất nguyên liệu. - Nối kết thông tin hai chiều giữa thị trường tiêu dùng với người sản xuất, nhờ đó sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh dịch tễ do thị trường đòi hỏi, tăng khả năng cạnh tranh và giá trị của sản phẩm. - Tập trung nhiều hộ sản xuất tiểu nông nhỏ lẻ thành các vùng sản xuất hàng hóa với chất lượng đồng đều và khối lượng tập trung. - Gắn công nghiệp chế biến và hoạt động kinh doanh dịch vụ với địa bàn kinh tế nông thôn, góp phần quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hóa, công nghiệp hóa, thúc đẩy liên kết nông nghiệp – công nghiệp. 2.9. Tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh Hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình, thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Có thể sử dụng các thông tin đại chúng như đài, báo, tạp chí, áp phích, tờ rơi… Quảng cáo nói lên những công dụng và tiện lợi về việc sử dụng sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Tùy theo từng loại sản phẩm và đối tượng tiêu dùng mà có hình thức quảng cáo thích hợp. Bao bì, đóng gói, mẫu mã và các nhãn mác sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng là một hình 17 thức quãng cáo có hiệu quả. Tham gia các hội chợ thương mại là một hình thức tốt và có hiệu quả để giới thiệu sản phẩm và có thể qua hội chợ để ký kết hợp đồng tiêu thụ và thu hút khách hàng. Đối với các loại nông sản xuất khẩu cần tích cực và chủ động trong việc tham gia các hội chợ thương mại quốc tế. Tổ chức các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay trong cơ sở sản xuất kinh doanh hay ở những nơi thuận lợi vừa giới thiệu sản phẩm, vừa bán sản phẩm cũng là một hình thức quãng cáo tốt. Hoặc tham gia các hội chợ, triển lãm qua đó giới thiệu sản phẩm và ký hợp đồng tiêu thụ, tổ chức hội nghị khách hàng. Đối với sản phẩm chế biến cần đăng ký sản phẩm của mình cả về quy cách, nhãn mác, giúp cho cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo sở hữu công nghiệp về sản phẩm của mình. Tránh làm hàng giả và lợi dụng uy tín của những người khác. 2.10. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó chính là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bước vào lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng. Có thể biểu diễn tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh theo sơ đồ sau: Hình 7: Tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh Tổ chức tốt và có hiệu quả việc tiêu thụ sản phẩm sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến quá trình sản xuất. Tiêu thụ hết và kịp thời những sản phẩm làm ra là một tín hiệu tốt cho cơ sở sản xuất kinh doanh bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho quá trình tiếp theo. Giá trị sản phẩm được thực hiện cho phép cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng hợp lý nguồn vốn sản xuất, tránh ứ đọng vốn và nhanh chóng thực hiện quá trình tái sản xuất. Thực hiện tiêu thụ nhanh chóng và kịp thời sản phẩm làm ra còn rút ngắn được thời gian lưu kho, lưu thông và chu kỳ sản xuất kinh doanh của sản phẩm. Như vậy, tiêu thụ tốt sản phẩm là cơ sở thông tin về thị trường cho người sản xuất. Ngược lại, sản phẩm không được tiêu thụ là tín hiệu xấu đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải tìm ra nguyên nhân (về lưu thông hay về sản xuất) để có biện pháp kịp thời cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đối với lĩnh vực tiêu dùng, tiêu thụ tốt sản phẩm sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng đồng thời còn có tác dụng điều chỉnh và hướng dẫn tiêu dùng mới, đặc biệt đối với những sản phẩm mới. Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất phải hướng tới tiêu dùng và lấy tiêu dùng làm mục tiêu họat động sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong đầu mối này. Thông qua tiêu thụ sản phẩm mà nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng về số lượng, mẫu mã, chủng loại mặt hàng. Tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động nằm trong lĩnh vực lưu thông, có nhiệm vụ chuyển tải những kết quả của lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng vì vậy tiêu thụ sản phẩm kịp thời và nhanh chóng là tiền đề quan trọng thực hiện phân phối sản phẩm và kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp. 18 Các yếu tố sản xuất Sản xuất Sản phẩm Tiêu thụ Từ những vấn đề trên, việc tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp. 2.11. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Những đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, với sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản. Những đặc điểm đó là: - Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng và khu vực. Đăc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp gắn chặt với điều kiện tự nhiên mang tính chất vùng. Lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của các vùng là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh và tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sản phẩm. Có sản phẩm chỉ thích ứng với một vùng, thậm chí tiểu vùng và lợi thế tuyệt đối có được coi như là những đặc điểm mà ở các vùng khác, khu vực khác không có. Đối với những loại sản phẩm khá phổ biến mà vùng nào có thì phải có những hình thức tiêu thụ thích hợp. - Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến cung – cầu của thị trường nông sản và giá cả nông sản. Sự khan hiếm dẫn đến giá cả cao ở đầu vụ, cuối vụ, và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào chính vụ là một biểu hiện của đặc điểm này. Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm để đảm bảo cung cầu tương đối ổn định là một yêu cầu cần dược chú ý trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm. - Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú và trở thành nhu cầu tối thiểu hàng ngày của mỗi người, với thị trường rất rộng lớn nên việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm phải hết sưc linh hoạt. Sản phẩm cồng kềnh, tươi sống, khó bảo quản chuyên chở xa, vì vậ._.riệu đồng, thu nhập trung bình 2,932 triệu đồng, cho nên lợi nhuận thu được trung bình là 1,639 triệu đồng. Vậy nếu tính trung bình 1 năm bà con làm 4 vụ thì thu nhập trên 1 ha là 65,554 triệu đồng/ha/năm. 4.4. Quan điểm của nông dân về rau an toàn Hiện tại có khoảng 46,15% nông dân ở vùng điều tra nhận thông tin về rau an toàn. Còn lại 53,85% nông dân thì hầu như không biết về rau an toàn. Trong số những người hiểu biết về rau an toàn thì chỉ có 15,38% là có xu hướng trồng rau an toàn nếu có người chỉ dẫn về kỹ thuật cũng như có sẵn thị trường tiêu thụ. Còn 84,62% nông dân còn lại thì không muốn trồng rau an toàn vì các lý do sau: - Không có thị trường tiêu thụ do giá rau an toàn cao hơn giá rau thường. - Chi phí đầu tư sản xuất cao. 37 - Do trên địa bàn chưa ai trồng rau an toàn, công chăm sóc nhiều. 4.5. Tình hình tiêu thụ tại các chợ nông sản Chợ Mới là huyện đứng đầu tỉnh An Giang về diện tích trồng rau, màu với nhiều chủng lọai phong phú. Huyện còn xây dựng được 2 chợ tập kết nông sản ở 2 xã Hội An và Kiến An, mỗi ngày thu hút gần 100 lượt ghe tàu, thương lái từ các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang và Thành phố Hồ Chí Minh đến mua bán. Hiện nay huyện đang vào vụ thu họach 5.000 ha hoa màu, bình quân mỗi ngày cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh gần 100 tấn. Tuy nhiên trên thực tế thì hầu như chỉ có một chợ nông sản ở xã Hội An là hoạt động, còn chợ nông sản ở xã Kiến An hoạt động chưa hiệu quả lắm. Đây là một khuyết điểm đáng chú ý cần phải tìm cách khắc phục nhanh chóng và kịp thời để có thể đẩy mạnh và mở rộng thị trường nông sản cho hoa màu Chợ Mới. Hình 11: Thương lái đang tập kết hoa màu tại chợ nông sản 4.6. Tiêu thụ hoa màu thông qua hợp tác xã trong thời gian qua tại Chợ Mới Trước đây, hình thức thu gom nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu, số đông các doanh nghiệp đều hợp đồng với lực lượng thương lái. Làm như thế, cả doanh nghiệp và người sản xuất phải phụ thuộc thương lái, rất bị động và thường thua thiệt do bị ép cấp, ép giá. Khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, An Giang tiến hành tổ chức lại khâu tiêu thụ bằng việc doanh nghiệp hỗ trợ hợp tác xã về vốn, cung ứng giống cây, giống con, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, thâm canh và mua lại sản phẩm hàng hoá theo hợp đồng. Trên cơ sở đó, hợp tác xã làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ quá trình sản xuất của từng hộ thành viên tham gia hợp đồng. Cách làm này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý, nhất là chi phí trong khâu giao dịch ký hợp đồng, doanh nghiệp có điều kiện chủ động xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, đi vào thâm canh, tăng năng suất, chất lượng nguyên liệu. Ðến hợp tác xã Hòa Thuận, huyện Chợ Mới được ông Nguyễn Văn Ðảm, Chủ nhiệm hợp tác xã cho hay: Qua ba năm (2002 - 2005), hợp tác xã và doanh nghiệp Antesco gắn bó bên nhau, thực hiện hợp đồng sản xuất, tiêu thụ bắp trái non. Mọi việc diễn ra khá suôn sẻ. Diện tích gieo trồng bắp trái non hằng năm tăng đều, từ gần 50 ha 38 năm 2003 đến nay đã tăng lên 150 ha. Sản xuất, tiêu thụ bắp trái non thông qua hợp đồng đã góp phần nâng tổng mức doanh thu của hợp tác xã từ 976 triệu đồng năm 2002 (riêng doanh thu bắp trái non khoảng 555 triệu đồng), tăng lên gần 1,3 tỷ đồng năm 2003 và 1,9 tỷ đồng năm 2004. Ngoài ra, Hòa Thuận còn tổ chức dịch vụ bao tiêu sản phẩm rau an toàn cho các hộ xã viên, nông dân với giá tăng khoảng 50-100 đồng/kg so với thị trường. Sáu tháng đầu năm 2005, hợp tác xã đã tiêu thụ hơn 10 tấn rau các loại, thu lãi hàng triệu đồng. Như vậy, thông qua việc ký hợp đồng theo phương thức nêu trên, kinh tế của tập thể và của hộ xã viên đều tăng trưởng khá, tổ chức hợp tác xã được củng cố và phát triển. Tuy nhiên thì hiện nay thì hợp tác xã Hòa Thuận không còn thực hiện hợp đồng sản xuất, tiêu thụ bắp trái non với công ty Antesco vì không đủ diện tích cũng như sản lượng công ty yêu cầu. Song song đó cũng do hợp tác xã không cạnh tranh lại với thương lái và các đại lý thu gom, không quản lý được xã viên để họ đem bán bắp ra bên ngoài. 4.7. Phương hướng phát triển Những năm tới, huyện dự kiến sẽ tiếp tục phát triển vùng chuyên canh cây màu, nâng diện tích rau màu lên 36% trong tổng diện tích gieo trồng trong năm vào năm 2010, phấn đấu đến năm 2010 nâng giá trị sản xuất bình quân đạt 90 triệu đồng/ha/năm. Từ những kết quả đạt được trong năm 2006, huyện Chợ Mới tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn, phấn đấu giảm diện tích trồng lúa 1.800 ha chuyển sang trồng rau màu, nâng diện tích trồng màu lên 22.000 ha. Chợ Mới đã lên kế hoạch xây mới 10 chợ, cải tạo nâng cấp 4 chợ và 1 Trung tâm thương mại thị trấn Mỹ Luông, kinh phí khoảng 12 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động. Trước mắt, công ty Rexco xây dựng một chợ nông sản ở xã Hội An và Uỷ Ban Nhân Dân huyện xây dựng 1 chợ đầu mối nông sản rộng 1.000 m2 tại xã Kiến An. Đồng thời, tiếp tục hoàn chỉnh cầu đường nông thôn để vận chuyển hàng hóa. 39 Chương 5 GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA MÀU HUYỆN CHỢ MỚI 5.1. Giải pháp trong sản xuất 5.1.1. Tăng cường công tác khuyến nông Về cây màu chủ yếu tập trung vào kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây mà nông dân đang trồng phổ biến hiện nay như: Đậu xanh, đậu nành, bắp trắng, bắp non, bắp lai, dưa hấu, dưa leo, khoai cao, kiệu,... Giúp nông dân hiểu đặc tính từng loại cây trồng, bố trí mùa vụ thích hợp, không nên trồng một loại cây nhiều vụ trong năm, mà nên trồng luân canh cây trồng một cách hợp lý và nhất là sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng theo yêu cầu phát triển của cây trồng để hạ giá thành trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cao nhất. - Ngành khuyến nông nên tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật tiến bộ, hội thảo để cung cấp kiến thức để nhằm giúp bà con nông dân nâng cao năng suất hoa màu. - Các trạm bảo vệ thực vật nên phối hợp với địa phương hướng dẫn, khuyến cáo những hộ trồng hoa màu áp dụng màng phủ nông nghiệp trong sản xuất. 5.1.2. Đối với chính quyền địa phuơng - Để rau màu phát triển tốt trong tương lai, các địa phương và ngành chức năng cần có những kế hoạch hướng dẫn canh tác cụ thể cho từng loại cây trồng hợp lý, phù hợp với điều kiện ở từng vùng đất, mùa vụ sản xuất; mặt khá cũng cần chú ý đến yếu tố sản xuất tập trung và có sự chỉ đạo chặt chẽ để ổn định giá cả thị trường, tránh hiện tượng vì lợi nhuận mà sản xuất tràn lan, cung vượt quá cầu khiến cho việc tiêu thụ gặp khó khăn và không mang lại hiệu kinh tế, lợi nhuận cao cho nhà nông. - Quá trình sản xuất phải gắn kết với quá trình tổ chức thị trường, tiêu thụ sản phẩm, tạo sản xuất ổn định và bền vững là nhiệm vụ không chỉ của bà con nông dân, của ngành nông nghiệp mà còn là của các ngành, các cấp. - Thả lũ mang ý nghĩa hết sức quan trọng, vì ta tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng, rửa trôi một số độc chất tồn đọng trong đất sau nhiều vụ sản xuất. Để lại một ít phù sa tạo quá trình phân hủy nhanh các xác bả hữu cơ, cỏ dại, cải tạo lý, hoá tính của đất theo hướng có lợi cho người sản xuất và nhất là cắt đứt nguồn lưu tồn của mầm sâu, bệnh khống chế được sự bộc phát của dịch hại cây trồng ở vụ sau, giúp nông dân tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ. - Hiện nay hoa màu là một đối tượng cây trồng đang phát triển mạnh và trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình, cho nên đi đôi với việc chuyển giao khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương nên hướng dẫn bà con nắm vững lịch thời vụ để bố trí sản xuất cây trồng hợp lý, nhằm vừa đảm bảo năng suất vừa bán với giá cao. 40 5.1.3. Phát triển rau an toàn 5.1.3.1. Về sản xuất rau an toàn Hình 12.1: Mô hình trồng rau an Hình 12.2: Mô hình trồng rau an toàn trong màng kín an toàn trong nhà lưới Bên cạnh phát triển diện tích sản xuất, cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nghĩa là sản xuất rau màu theo qui trình kỹ thuật IPM, hạn chế phun trước hoá học để tạo ra sản phẩm rau xanh an toàn về vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Vì trước xu thế phát triển của đất nước, người dân đã dần dần ổn định cuộc sống và biết chăm lo đến sức khoẻ của mình và những người thân. Họ đã biết chọn những loại thực phẩm ít độc hại cho gia đình trong đó có rau xanh. Có thể trồng thí điểm một số mô hình tại một số nơi cho bà con nông dân thấy và khuyến khích họ làm theo. Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn: Ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật phải có cho vùng sản xuất rau an toàn. Chính quyền địa phương cần phải tính kỹ đến lợi ích trước mắt và lâu dài, nhu cầu chủng loại sản phẩm cũng như quy mô diện tích mở rộng. Tính ổn định lâu dài có cơ sở pháp lý giúp người sản xuất yên tâm và mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như hệ thống thủy lợi tưới tiêu, đường, điện, máy móc,...Tính ổn định còn giúp người sản xuất củng cố thương hiệu và đầu tư sâu về khoa học kỹ thuật mang tính chuyên môn hoá cao. * Đối với người sản xuất: Người sản xuất phải có ý tự giác trách nhiệm cao, được tập huấn chuyên môn kỹ thuật. Trong quá trình sản xuất phải tuân thủ quy định, quy trình canh tác bắt buộc. Phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình (chất lượng, uy tín), đồng thời phải chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên môn. Nếu đủ điều kiện được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. 5.1.3.2. Về tiêu thụ rau an toàn * Đối với người phân phối sản phẩm: Phải tuân thủ pháp luật, có bảng hiệu rõ ràng. Hàng hoá phải rõ nguồn gốc xuất xứ và phải chịu trách nhiệm trước lô hàng của mình. Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. * Sự phân công và phối hợp hành động: Như trên đã nêu, rau an toàn là sản phẩm chất lượng cao mang tính cộng đồng xã hội, về lâu dài cần thiết phải được xã hội hoá. Nhằm đạt mục đích đó, thì mô hình ban đầu sẽ là cơ sở để rút kinh nghiệm. Thực tế cho thấy rằng, nếu không có sự đồng tình nhất trí cao cũng như thiếu sự phối hợp đồng 41 bộ giữa các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể, cơ quan chuyên môn và nông dân, chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn. * Các chính sách hỗ trợ: Mở rộng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng dân cư vì lợi ích chung của mọi người. Trước mắt nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn tín dụng ưu đãi về tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, chính sách thuế, kiểm định chất lượng sản phẩm, cấp giấy chứng nhận,... * Hình thành các hợp tác xã sản xuất tiêu thụ sản phẩm rau an toàn: Cần có ban điều hành năng động, nhạy bén tình hình thị trường từ đó phân công điều chỉnh hợp lý kế hoạch sản xuất một cách hợp lý, đáp ứng cung cầu tiêu dùng và xuất khẩu. 5.2. Giải pháp trong tiêu thụ 5.2.1. Đối với nông dân - Sản xuất phải đúng theo những qui định tiêu chuẩn của thương lái hay các đại lý thu mua. - Nông dân phải có ý thức cao trong việc nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Vì hầu như nông dân có suy nghĩ đơn giản là hợp đồng thì ký còn việc bán sản phẩm cho nơi nào có lợi hơn thì bán chứ không nghĩ đến tính ràng buộc và trách nhiệm đối với việc thực hiện hợp đồng với các doanh nghiệp. - Phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm nơi tiêu thụ hoa màu của mình cũng như là tìm kiếm những thông tin về sản xuất, giá cả và thị trường tiêu thụ. 5.2.2. Đối với thương lái - Chủ động tìm đối tác liên kết tiêu thụ nông sản hàng hoá. - Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu của các doanh nghiệp theo từng thời điểm, từng vụ trong năm mà có kế hoạch ký hợp đồng sản xuất ngay từ đầu vụ - Xây dựng và hình thành hệ thống tiêu thụ với vai trò trung gian liên kết giữa vùng nguyên liệu của nông dân đến các doanh nghiệp chế biến. 5.2.3. Đối với doanh nghiệp - Chủ động xây dựng và củng cố hệ thống tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở thu hút lượng thương lái, bạn hàng xáo làm vệ tinh cho doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp chế biến tiến hành nhập mẫu một số loại máy qui mô nhỏ và vừa phù hợp với công nghệ và thiết bị hiện đại, trên cơ sở đó tổ chức thiết kế, chế tạo trong nước, song phải đặt biệt tránh tình trạng đầu tư ồ ạt hoặc thiếu đồng bộ giữa nhà máy và vùng nguyên liệu, nhằm góp phần đạt công suất chế biến cao nhất có thể. 5.2.4. Đối với chính quyền địa phương - Giải pháp căn cơ nhất của địa phương là phải xây dựng các chợ đầu mối nông sản. - Các cấp, cơ quan chức năng cần thúc đẩy hợp tác và hoàn thiện các thoả thuận liên quan đến hợp đồng mua bán hoa màu. - Thêm vào đó, các cơ chế, chính sách liên quan đến vốn cho phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư chế biến, xây dựng chợ đầu mối với các điều kiện hợp lý về hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống kho bảo quản, phương tiện vận chuyển,... cũng tạo động lực đáng kể trong việc đạt mục tiêu của ngành trong những năm tới. 42 - Mô hình 4 nhà “nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp” cần được áp dụng triệt để. Nông dân làm ra bất cứ sản phẩm gì, cần được kết hợp với nhà doanh nghiệp để có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Yêu cầu chất lượng sản phẩm ra sao thì doanh nghiệp sẽ hướng dẫn nông dân sản xuất đúng yêu cầu kỹ thuật để có sản phẩm ấy. Như thế, doanh nghiệp mới chế biến và tiêu thụ sản phẩm với giá tốt nhất. Muốn có sự kết hợp hài hòa và hữu cơ đó, nhà nước cần có biện pháp, chính sách thích hợp để khuyến khích. Mỗi người trong “4 nhà” đều phải có trình độ khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của mình để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất. - Cần đẩy mạnh phong trào hợp tác xã, kinh tế trang trại thích hợp với đội ngũ nhân sự qua đào tạo trường lớp, xác định qui mô ngành nghề kinh doanh lấy mục đích lợi nhuận và phục vụ nhân dân làm tiêu chí cơ bản, dần dần đưa các hợp tác xã trở thành các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hàng hoá qui mô tập trung. - Nên thành lập riêng một địa chỉ web giới thiệu về hàng hoá nông sản của huyện để mở rộng và thu hút thị trường tiêu thụ. Song song đó thì vấn đề xây dựng thương hiệu cho hoa màu cũng cần phải được quan tâm thực hiện một cách nhanh, mạnh và chính xác. 43 Chương 6 KẾT LUẬ N VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Nhìn chung thì huyện Chợ Mới đã đạt được một số kết quả đáng quan tâm trong sản xuất và tiêu thụ hoa màu. Nông dân trồng 3 - 4 loại hoa màu khác nhau trên cùng một mãnh đất (trồng xen canh). Năng suất hoa màu tương đối cao. Đa số các giống hoa màu canh tác đều mua ở các cửa hàng bảo vệ thực vật ở địa phương, những hộ nào ký hợp đồng tiêu thụ với đại lý thu mua hoặc công ty chế biến thì được nơi đó cung cung cấp giống. Phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy lợi nhuận bình quân trong một vụ không tính công lao động gia đình là 1,639 triệu đồng/1.000 m2. Nếu tính công lao động gia đình thì lợi nhuận sẽ thấp hơn. Một điều đáng quan tâm là đa số nông dân đều thiếu hiểu biết về rau sạch. Công tác khuyến nông và trao đổi thông tin sản xuất còn hạn chế. Chỉ có khoảng15,38% số hộ đồng ý trồng rau an toàn nếu như có chính sách thu mua thuận lợi. Nói tóm lại về mặt xã hội hoạt động mua bán hàng nông sản diễn ra sôi động quanh năm, phong phú và đa dạng nhiều chủng loại cây màu cung cấp đầy đủ cho thị trường nhưng xét cho cùng những người có thu nhập cao cũng thuộc về giới làm dịch vụ kinh doanh như: mua bán vật tư nông nghiệp, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm dịch vụ cung cấp vật liệu sản xuất như: Hạt giống, mủ bạt, cây làm giàn và cuối cùng là dịch vụ tiêu thụ nông sản. Riêng đối với người thuần nông một nắng hai sương chẳng hưởng được bao nhiêu ngoài công sức của mình bỏ ra, thậm chí còn phải chịu lỗ nếu sản xuất bị thất mùa. 6.2. Kiến nghị * Nhà Nước và chính quyền địa phương - Hỗ trợ một phần vốn để đầu tư sản xuất rau, màu an toàn. - Kiến nghị tăng cường đầu tư, hiện đại hóa công nghệ bảo quản, nâng cấp, đổi mới công nghệ thiết bị hiện đại, công nghệ phù hợp với vùng nguyên liệu và vùng tiêu thụ. - Cần có chính sách và giá, sản lượng thu mua hợp lí hoặc phân bố thời điểm thu mua thuận lợi cho nông dân. - Cho vay vốn tín dụng đối với những hộ có nhu cầu nhưng thiếu vốn để họ sản xuất và mua bán hoa màu. * Khuyến nông - Tăng cường phổ biến cung cấp kỹ thuật sản xuất rau, màu an toàn. - Tăng cường phổ biến và cung cấp các loại rau, màu dễ canh tác, cho năng suất cao và được thị trường ưa chuộng. - Tăng cường và phát huy hơn nữa công tác khuyến nông để góp phần tăng nhanh các tác động kỹ thuật vào hiệu quả của việc trồng hoa màu. * Nông dân - Nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng đã ký - Phải học hỏi và tiếp thu những nhu cầu mới của thị trường để sản xuất có hiệu quả. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. 1998. Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn. 2. Đinh Minh Quý. 2004. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Bình Ngọc - thị xã Tuy Hoà - tỉnh Phú Yên. Luận văn cử nhân ngành phát triển nông thôn, Khoa kinh tế, Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh 3. Đinh Phi Hổ. 2003. Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiển. Hà Nội: NXB Thống kê. 4. Nguyễn Thế Bình. 2001. Tiềm năng phát triển rau của Việt Nam. Hội thảo huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía Nam. Từ 22 – 27.10.2001. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. Tập I 5. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng. 2004. Ciáo trình kinh tế nông nghiệp (trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Khoa kinh tế nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Hà Nội: NXB Thống kê. 6. Nguyễn Tri Khiêm.2005. Liên kết sản xuất kinh doanh và vai trò của nó trong phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay. Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi. 2000. Sổ tay người trồng rau. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 8. Không ngày tháng. (đọc ngày 22.03.2006) 9. 24/02/2006. 111&id=060224094113. (đọc ngày 22.03.2006) 10. 18/5/2006. (đọc ngày 22.03.2006) 11. 13/04/2006. 04.htm. (đọc ngày 22.03.2006) 12. Không ngày tháng. detail.asp?tn=tn&id=1366691. (đọc ngày 22.03.2006) 13. Phạm Văn Biên. 2001. Sản xuất và hướng nghiên cứu phát triển rau ở các tỉnh phía Nam. Hội thảo “Huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía nam” từ 22 – 27.10.2001. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. Tập I. 14. Phòng Thống kê tỉnh An Giang. 2004. Địa chí An Giang. 15. Trà Trọng Minh. 2004. Khảo sát thành phần loài và mức độ gây hại của côn trùng trên rau tại xã Kiến An - huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp ngành phát triển nông thôn, Khoa nông nghiệp, Đại học An Giang. 45 16. Trần Quốc Khánh. 2005. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp (trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Khoa kinh tế nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Hà Nội: NXB Thống kê. 17. Trình Văn Trí.1999. Điều tra hiện trạng canh tác rau, sử dụng nông dược và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại trên dưa leo tại huyện Chợ Mới, An Giang, vụ Hè thu 1998. Luận án thạc sĩ khoa học Nông học, Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ. 18. Võ Tòng Xuân, Huỳnh Văn Thòn. 2002. Sổ tay người nông dân trồng rau cần biết. Công ty dịch vụ bảo vệ thực vật An Giang. 46 PHỤ LỤC Phụ lục 1 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ 1.Tên người được phỏng vấn: 2.Địa chỉ: 3.Điện thoại: 1.Gia đình ông/ bà có trồng hoa màu không? 1.Có (Tiếp câu 2) 2.Không (Ngưng) 2.Ông/ bà trồng loại hoa màu nàotrong năm rồi? 3.Lý do tại sao ông/ bà lại chọn trồng những loại hoa màu đó? STT Lý do Đồng ý (đánh x) Không đồng ý(đánh x) 1 Giá cao 2 Dể bán 3 Có sẳn giống 4 Hợp đồng với người bán 5 Kỹ thuật sản xuất 6 Do điều kiện đất đai và nước tốt 7 Khác 4.Vốn sản xuất là vốn của gia đình hay có sự hỗ trợ khác? 1. Vốn của gia đình (Tiếp câu 5) 2.Khác:…………………………………………………………………………… …………………………………………………………………(Tiếp câu 4) 5.Số vốn hỗ trợ trên 1 công (1000m2) là bao nhiêu? 1. 1 triệu 2. 2 triệu 3. 3 triệu 4. Trên 3 triệu STT Loại hoa màu Diện tích (m2) 1 2 3 4 5 6 6. Nguồn thông tin cho hoạt động sản xuất hoa màu Nguồn Các thông tin Ai thu nhận các thông tin (*) Số lần (**) Từ nông dân khác Bà con thân nhân Tivi Radio Báo/ tạp chí Tổ chức chính phủ/ kỷ thuật viên Dịch vụ mua bán vật tư nông nghiệp Các người nghiên cứu thí nghiệm và điều tra HTX Lãnh đạo địa phương Các nguồn khác (ghi rỏ) Ghi chú: (*) 1.Chủ hộ 2.Vợ (chồng ) 3.Người khác (**) Số lần 1.Thường xuyên 2.Vài lần 3.Không bao giờ 7.Bán sản phẩm: Lần bán Sản lượng (kg) Ước lượng thời gian bán Giá bán (đ/kg) 1 2 3 4 5 6 8.Bán cho ai? Người mua(*) Lí do bán cho những người này (**) Ghi chú (*) Người mua: 1. Tư nhân, bạn hàng sáo 2.Công ty nhà nuớc 3.Thị trường đại phương 4.Nhà máy chế biến 5.Loại khác (**) Lí do bán cho những người này 1.Đến đầu tiên 2.Hợp đồng dài hạn 3.Mua giá cao 4.Cho ứng tiền trước 5.Cung cấp và hướng dẫn kỹ thuật 9.Những đối tượng này chủ động tìm đến mua hay ông/ bà phải tự đi tìm? 1.Chủ động tìm đến 2.Phải tự đi tìm 10.Giá cả khi thu mua như thế nào? 1.Theo giá thị trường 2.Theo giá thỏa thuận trước khi thu hoạch 3.Khác: ………………………………………………………………………… 11. Hình thức thanh toán tiền hàng như thế nào? 1.Trả trước khi thu hoạch 2.Trả trong khi thu hoạch 3.Trả trước khi thu hoạch một số, số còn lại trả sau 4. Trả trong khi thu hoạch một số, số còn lại trả sau 5.Trả sau khi thu hoạch 6.Hình thức khác: ……………………………………………………………… 12.Ông/bà có gặp khó khăn gì trong việc nhận tiền bán hoa màu không? 1.Có (Tiếp câu 13) 2.Không (Tiếp câu 14) 13.Đó là những khó khăn gì? 1.Nhận tiền chậm 2.Đôi khi bị giảm tiền thu do giá thị trường giảm 3.Không tin tuởng vào thương lái, bạn hàng xáo 4.Khác:…………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… 14.Lao động trong sản xuất: Hoạt động Lao động gia đình Lao động Thuê Giá thuê Chuẩn bị đất Gieo sạ Tưới nước Bón phân Xịt thuốc Làm cỏ Chăm sóc Thu hoạch Gom, vác, chuyển Tồn trữ Bán 15.Làm thế nào để chọn người bán? Số thứ tự Lý do 1 Giá cao 2 Quen biết 3 Cung cấp tín dụng 4 Cung cấp nhiều dịch vụ 5 Người mua có thái độ tốt 6 Khác (cụ thể) 16.Làm thế nào mà ông bà biết thông tin giá cả để bán? Số thứ tự Cách thức 1 Thăm dò giá cả ở chợ 2 Hỏi hàng xóm 3 Hỏi những người thương buôn 4 Nghe radio 5 Xem TV 6 Đọc báo 7 Khác (cụ thể) 17. Hiệu quả kinh tế: Chi phí Thành tiền Giống Phân bón Thuốc BVTV Tổng chi phí Thu nhập Năng suất tổng cộng (kg/1000 m2) Giá bán / đơn vị sản phẩm Tổng thu Lợi nhuận 18.Ông/bà có nghe nói về sản xuất rau màu an toàn không? 1.Có (Tiếp câu 19) 2.Không (Tiếp câu 20) 19.Ông/bà có nghĩ mình sẽ sản xuất rau màu an toàn không? 1.Có 2.Không 20.Tại sao? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………… 21.Kế hoạch trong khả năng có thể thực hiện được vào thời gian tới của ông / bà là gì? Kế hoạch Bằng cách nào có thể thực hiện được Lý do 1.Mua thêm đất 2.Mở rộng diện tích trồng hoa màu 3.Phát triển chăn nuôi 4.Mở rộng mua bán 5.Mua máy cày làm dịch vụ 6.Đa dạng hoá loại hoa màu trồng 7.Khác (cụ thể) Xin chân thành cảm ơn! Phụ lục 2 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯƠNG LÁI, BẠN HÀNG XÁO 1.Tên người được phỏng vấn: 2.Địa chỉ: 3.Điện thoại: 1.Gia đình ông/ bà có mua bán hoa màu không? 1.Có (Tiếp câu 2) 2.Không (Ngưng) 2.Ông/ bà thu mua hoa màu trực tiếp từ nông dân hay thông qua đối tượng khác? 1.Trực tiếp từ nông dân 2. Đối tượng khác: …………………………………………………………… 3.Sản lượng tiêu thụ hàng ngày là bao nhiêu đối với các lọai hoa màu? 1.Bắp thu trái non: …………………………………………………………… 2.Đậu: ………………………………………………………………………… 3.Khoai các loại: ……………………………………………………………… 4.Khác: ………………………………………………………………………… 4.Có điều kiện ràng buộc gì khi thực hiện mua bán với nông dân không? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 5.Hình thức thu mua như thế nào? 1.Chịu trách nhiệm chuyên chở 2.Nông dân chở đến nhà 3.Khác: ……………………………………………………………………… 6.Giá cả khi thu mua như thế nào? 1.Theo giá thị trường 2.Theo giá thỏa thuận trước khi thu hoạch 3.Khác: ………………………………………………………………………… 7. Hình thức thanh toán tiền hàng như thế nào? * Đối với nông dân: 1.Trả trước khi thu hoạch 2.Trả trong khi thu hoạch 3.Trả trước khi thu hoạch một số, số còn lại trả sau 4. Trả trong khi thu hoạch một số, số còn lại trả sau 5.Trả sau khi thu hoạch 6.Hình thức khác: ……………………………………………………………… *Đối với đối tượng khác: 1.Trả trước khi nhận hàng 2.Trả trong khi nhận hàng 3.Trả trước khi nhận hàng một số, số còn lại trả sau 4. Trả trong khi nhận hàng một số, số còn lại trả sau 5.Trả sau khi nhận hàng 6.Hình thức khác: ……………………………………………………………… 8.Có yêu cầu gì đối với hoa màu khi mua? 1.Thời gian cách ly 2.Đảm bỏa đúng chất lượng 3.Khác:…………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 9.Theo ông/bà thì phương thức kinh doanh hiện giờ đem lại hiệu quả như thế nào? 1.Rất cao 2.Cao 3.Trung bình 4.Thấp 5.Rất thấp 10.Ông/ bà có cách thức kinh doanh nào đem lại hiệu quả hơn không? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 11. Ông/ bà có gặp khó khăn gì khi mua bán hoa màu không? 1.Có (Tiếp câu 12) 2.Không (Tiếp câu 13) 12.Đó là những khó khăn gì? 1.Sản lượng không ổn định 2.Nhu cầu thị trường không ổn định 3.Khác:…………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 13.Ông/ bà có nhận xét gì về trồng rau và hoa màu an toàn? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 14.Ông/ bà có nghĩ mình sẽ trở thành nhà cung cấp rau và hoa màu an toàn không? 1.Có (Tiếp câu 15) 2.Không (Tiếp câu 15) 15.Tại sao? …………………………………………………………………………………………… .…………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 16.Bình quân 1 tấn hoa màu thì ông bà thu được lợi nhuận là bao nhiêu? …………………………………………………………………………………………. 17.Ông bà thuê bao nhiêu lao động làm việc cho mình? Công việc Số người thuê Tiền thuê Xin chân thành cảm ơn! Phụ lục 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc HỢP ĐỒNG KINH TẾ Số: 01 /HĐKT/NĐ Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989. Căn cứ nghị định số 17/HĐKT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là chính phủ) ban hành về chế độ hợp đồng kinh tế. Hôm nay, ngày 19/10/2005, tại văn phòng HTX NN Tân Mỹ Hưng-nhà máy xay xát, gồm có: BÊN A: HỢP TÁC XÃ HÒA THÀNH Địa chỉ: Cai Lậy – Tiền Giang Do ông: Lê Văn Cường. Chức vụ : chủ nhiệm HTX làm đại diện BÊN B: HỢP TÁC XÃ TÂN MỸ HƯNG. Địa chỉ: TT Phú Mỹ huyện Phú Tân tỉnh An Giang. Mã số thuế: 1600499939 Do ông: Trần Thanh Dũng. Chức vụ: chủ nhiệm làm đại diện. ĐIỀU I: BÊN B BÁN CHO BÊN A TT Tên hàng, quy cách, phẩm chất ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) 01 Gạo nếp 10%tấm xuất khẩu Tấn 50 4.185.000 209.250.000 Thuế suất GTGT: 5% tiền thuế GTGT: 10.462.500 Tổng cộng tiền thanh toán 219.712.500 Số tiền bằng chữ: Hai trăm mười chín triệu bảy trăm mười hai nghìn năm trăm đồng ĐIỀU II:QUY CÁCH PHẨM CHẤT BAO BÌ ĐÓNG GÓI: *Quy cách phẩm chất: (theo mẫu chào hàng) - Độ tấm : 10% - Độ ẩm : 14% - Mức độ xay xát : tốt - Mùa vụ Hè Thu 2005 *Bao bì đóng gói: Nếp đóng gói trong bao PP mới, may dây đôi, trọng lượng tịnh đồng nhất 50kg/bao. ĐIỀU III: PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI GIAN GIAO NHẬN Bên B giao cho nếp cho bên A tại mạn tàu Cảng Khánh Hội TPHCM. Bốc xếp lên tàu do bên A chịu. Thời gian giao hàng vào ngày 21/10/2005. ĐIỀU IV: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN Bằng tiền mặt Bên A sẽ ứng trược cho bên B 70% giá trị hàng hóa ngay sau khi ký kết hợp đồng. Phần còn lại của giá trị hàng hóa bên A sẽ thanh toán dứt điểm cho bên B ngay sau khi bên B giao hàng xong. ĐIỀU V: ĐIỀU KHOẢN CHUNG Hai bên cam kết thực hiện các điều khoản đã ký. Trong qua trình thực hiện có gì thay đổi, hai bên sẽ bổ sung bằng văn bản hay phụ kiện. Trương hợp có tranh chấp xảy ra mà hai bên không giải quyết được thì sẽ đưa ra Tòa án kinh tế An Giang để giải quyết. Hợp đồng được thành lập thành 02 bản mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực từ ngày ký đến ngày thanh lý hợp đồng. ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A TRẦN THANH DŨNG LÊ VĂN CƯỜNG Phụ lục 4 Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới Hoa màu ngoài ruộng của nông dân Nông dân đang chuẩn bị đất và chăm sóc hoa màu Những cánh đồng trồng rau sạch Phụ lục 5 Ngưỡng giới hạn hàm lượng Nitrat trong rau (mg/kg) tươi Phụ lục 6 Tên rau CHLB Nga CAC/FAO Dưa hấu 60 - Dưa bở 90 - Ớt ngọt 200 - Măng tây 150 - Đậu ăn quả 150 - Ngô rau 300 - Cải bắp 500 500 Su lơ 500 300 Su hào 500 - Hành tây 80 80 Cà Chua 150 300 Dưa chuột 150 150 Khoai tây 250 250 Cà rốt 250 - Hành lá 400 - Bầu bí 1500 - Cà tím - - Xà lách - 2000 Ngưỡng giới hạn các kim loại nặng (mg/kg) và vi sinh vật trong sản xuất rau tươi (FAO/WHO Codex Alimentarius, 1993) Nguyên tố Mức giới hạn (mg/kg) Asen (As) 0,2 Chì(Pb) 0,5-1 Cadimi(Cd) 0,02 Thuỷ ngân(Hg) 0,005 Alfatoxin 0,005 Patulin 0,05 Đồng(Cu) 5 Kẽm(Zn) 10 Bo(B) 1,8 Thiết(Sn) 200 Titan(Ti) 0,3 Ngưỡng vi sinh vật gây bệnh trong rau tươi Salminella 0 Ecoli 102 tế bào/g Phụ lục 7 Dư lượng thuốc BVTV tối đa cho phép trong một số rau quả (FAO/WHO năm 1993) Rau quả Tên thuốc BVTV Múc dư lương tối đa cho phép (mg/kg) Bắp cải Aldrin* & Dieldrin* Diazinon Dichlorvos** …….. 0,1 0,5 – 0,7 0,5 …….. Su lơ Aldrin* & Dieldrin* Diazinon Dichlorvos** .......... 0,1 0,5 0,5 …….. Xà lách Aldrin* & Dieldrin* Diazinon Dichlorvos** ………. 0,1 0,5 0,5 …….. Rau cải Diazinon Dichlorvos** Heptachior* ……… 0,7 0,5 2,0 …….. Cà chua Aldrin* & Dieldrin* Diazinon Dichlorvos** ……… 0,1 0,5 1,0 …….. Khoai tây Aldrin* & Dieldrin* Carbaryl 2,4D Endosulfan ……… 0,1 0,2 0,2 0,2 ……… Dưa chuột, dưa lê, dưa hấu Aldrin* & Dieldrin* Carbaryl 0,1 3,0 Endosulfan** ……… 2,0 ……… Đậu Carbaryl Diazinon Dichlorvos** Endosulfan** ……… 5,0 0,5 0,5 2,0 .......... ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1156.pdf
Tài liệu liên quan