Chương I
Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các thị trường chủ yếu :
Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, EU
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ và đầy sức hấp dẫn đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển. Xu hướng đó tạo nên nhiều cơ hội và thời cơ cho kinh doanh, cho sự phát triển kinh tế chung, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới cho tất cả các ngành, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các thị trường chủ yếu: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, việc xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng, đã đóng góp một phần không nhỏ để tăng thu nhập bằng ngoại tệ và đóng góp vào GDP của đất nước. Trong 10 năm trở lại đây, thuỷ sản là một trong 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (là dầu khí, giầy dép, may mặc, thuỷ sản) đạt kim ngạch cao đã tạo đà và mở rộng để hàng hoá Việt Nam xâm nhập vào thị trường thế giới.
1.1. Cung và cầu về thuỷ sản trên thế giới và tiềm năng của Viêt Nam
1.1.1 Tình hình thuỷ sản thế giới
a. Tình hình chung
Theo công bố mới nhất của FAO, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới hiện nay đã vượt qua con số 100 triệu tấn /năm, trong đó có 71 triệu tấn được sử dụng làm thực phẩm cho con người, 30 triệu tấn được dùng cho mục đích khác. Với dân số thế giới khoảng 6 tỷ người, mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người đạt 13kg/người/năm. Tuy vậy, mức sử dụng thuỷ sản thực phẩm là rất chênh lệch giữa các khu vực và các quốc gia. Các nước công nghiệp đứng đầu về chỉ tiêu mức tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người là Nhật Bản (67kg/người/năm) sau đó là Nauy (46kg/người/năm).
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và La Nina, sau khi tăng nhẹ 1,8% vào năm 1997, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới đã giảm liên tiếp trong hai năm 1998 và 1999. Năm 1999, sản lượng đánh bắt thuỷ sản đạt 91 triệu tấn và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 31 triệu tấn. Trong khi sản lượng đánh bắt giảm sút liên tục thì khu vực nuôi trồng có những bước tăng trưởng khá cao, khoảng 7%/năm trong 10 năm qua. Những nước đứng đầu về sản lượng đánh bắt thuỷ sản là Trung Quốc, Pêru, Nhật Bản, Chilê, Mỹ, Nga, Inđônêxia, ấn Độ, Thái Lan, Nauy, aixơlen, Hàn Quốc, chiếm hơn một nữa tổng sản lượng thế giới. Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, Trung Quốc chiếm hơn 70% tổng sản lượng nhưng chỉ 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, Nhật Bản chỉ chiếm 3,7% tổng sản lượng thế giới nhưng đạt gần 10% tổng kim ngạch trao đổi thuỷ sản nuôi trồng nhờ những sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao như ngọc trai, cá ngừ…
Thị trường trao đổi sản phẩm thuỷ sản thế giới rất rộng lớn, bao gồm 195 nước xuất khẩu và 180 quốc gia nhập khẩu thuỷ sản trong đó nhiều quốc gia vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu thuỷ sản như Mỹ, Pháp, Anh, Nhật… Năm 1999, lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản thế giới đạt hơn 50 tỷ đôla, giảm 2,8% so với 51,4 tỷ năm 1997.
Hiện nay, Thái Lan là nhà xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu hơn 4 tỷ đôla, tương đương 8% tổng kim ngạch thuỷ sản thế giới. Sau đó là Mỹ, Nauy, Trung Quốc, Pêru, Đài Loan…
Quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới là Nhật Bản, chiếm 30% tổng kim ngạch buôn bán quốc tế vượt xa mức 14% thị phần của nước đứng thứ hai là Mỹ. Năm 1999, nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản, Hông Kông, Singapo… giảm sút, nhưng đã được bù đắp phần nào bởi nhu cầu tăng mạnh ở thị trường Mỹ. Các nước nhập khẩu thuỷ sản lớn của thế giới đứng sau Nhật và Mỹ lần lượt là Pháp, Italia, Đức, Anh, Hông Kông, Hà Lan…
b. Dự báo tình hình cung về thuỷ sản của thế giới
Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thuỷ sản thời gian qua và nhu cầu tăng nhanh của tiêu thụ thuỷ sản dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sức ép vấn đề tăng dân số và tăng thu nhập, tổ
chức nông lương LHQ dự báo về sản xuất thuỷ sản thế giới trung hạn đến năm 2005 như sau: sản lượng đạt mức 125-135 triệu tấn (so với 118-120 triệu tấn năm 2000), trong đó sản lượng nuôi trồng sẽ tăng 4-5% để bù lại sản lượng đánh bắt không ổn định hoặc có thể bị giảm sút. Mức tăng sản lượng thuỷ sản ở các nước phát triển dự báo đạt 1-2%/năm, con số này ở các nước đang phát triển đạt 2-2,5%/năm.
c. Dự báo về cầu các mặt hàng thuỷ sản trên thế giới
Về khả năng tiêu thụ các mặt hàng thuỷ sản thực phẩm dự báo đến năm 2005, khu vực các nước đang phát triển sẽ nâng mức tiêu thụ các mặt hang thuỷ sản thực phẩm lên tới 80 triệu tấn. Con số nay cùng kỳ ở các nươc phát triển sẽ đạt 33-35 triệu tấn.
Sự gia tăng mức tiêu thụ thuỷ sản các loại sẽ diễn ra theo hướng: Tăng tiêu thụ các loại thuỷ sản tươi sống, các loại thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao. Tăng nhu cầu về thuỷ sản thực phẩm chế biến với chất lượng sản phẩm cao, hương vị hấp dẫn. Và các thuỷ sản thực phẩm phải đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu thuỷ sản ở các thị trường chủ yếu
a. Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người cao nhất thế giới (67kg/người /năm). Người Nhật Bản coi trọng nguồn cung cấp protein từ tôm cá, đặc biệt trong năm, người Nhật có tới hàng trăm lễ hội và mỗi lễ hội hầu như có một hay vài món ăn chế biến từ thuỷ sản .
Nhưng trong lịch sử phát triển lâu dài của mình, Nhật Bản đã sớm là một quốc gia biển nên có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản , kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây của Nhật Bản trên dưới 3,6 tỷ USD, riêng 6 tháng đầu năm 2001, xuất khẩu đạt 128.377 tấn, trị giá 44,9 tỷ yên. Nhật Bản chủ yếu xuất khẩu mực, cá hồi Thái Bình Dương sang Trung Quốc với khối lượng rất lớn, trên 90% lượng cá chuồn được xuất sang Thái Lan làm nguyên liệu cho hải sản đóng hộp.
Mặt hàng thuỷ sản mà Nhật Bản nhập về chủ yếu là tôm, cá ngừ, cá mực, lươn, surimi, cua…Năm 2000, Nhật Bản nhập 246.627 tấn tôm đông lạnh, giảm 3% so với năm 1999. Các nước xuất khẩu tôm sang thi trường Nhật chủ yếu là ấn Độ, Inđônêxia và Việt Nam , cá ngừ vàng đông lạnh và cá ngừ mắt to từ Hàn Quốc và Đài Loan, cá hồi từ Nauy và Chi Lê, lươn tư Trung Quốc.
b. Thị trường Mỹ
Trong thập kỷ vừa qua, Mỹ luôn đứng thứ ba, thứ tư trên thế giới về tổng sản lượng thuỷ sản với mức khá ổn định từ 5,5-5,9 triệu tấn/năm. Hầu hết các mặt hàng thuỷ sản của Mỹ đều có chất lượng cao, phong phú về chủng loại với nhiều sản phẩm quý như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, tôm hùm, sò, điệp, cá nheo...Tuy nhiên, sản lượng thuỷ sản nêu trên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hơn thế, thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ lại tập trung vào một số mặt hàng như: Tôm đông bóc đầu, cá ngừ đóng hộp, cá hồi tươi Đại Tây Dương, cá phi lê tươi, tôm hùm, thịt điệp...Các mặt hàng nêu trên của Mỹ lại có rất ít hoặc có nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Đặc điểm này là một trong những động lực quan trọng cho ngoại thương hàng thuỷ sản của Mỹ phát triển toàn diện cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
Những năm gần đây, xuất nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ đạt giá trị bình quân 10 tỷ USD/năm, lớn thứ 2 trên thế giới.
Các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ rất đa dạng, chủ yếu là thuỷ sản tươi sống và đông lạnh (khoảng 88% giá trị nhập khẩu), 73% là các mặt hàng thuỷ sản đóng hộp, còn lại là các mặt hàng thuỷ sản khác. Tôm đông lạnh là mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất vào Mỹ, chiếm tới 38% giá trị nhập khẩu của thuỷ sản nước này, chiếm gần 30% giá trị tôm đông lạnh nhập khẩu của thế giới.
Tôm đông lạnh nhập khẩu vào Mỹ chủ yếu là tôm bóc đầu (chiếm 55% khối lượng và 58% giá trị) và tôm nguyên liệu thô (chiếm 38% khối lượng và 34% giá trị nhập khẩu tôm đông). Thái Lan tiếp tục chiếm lĩnh thị trường tôm đông lạnh ở Mỹ nhưng so với năm 1995 thì khối lượng giảm 7%. Equado lại là nhà xuất khẩu tôm đông lạnh thứ 2 sang Mỹ nhưng về khối lượng so với năm 1995 cũng giảm 8,5%. Sau nữa là đến Trung Quốc và một số nước khác có kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh khá lớn sang thị trường Mỹ.
Ngoài tôm đông lạnh, mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu lớn thứ hai là cá philê tươi và ướp đông. Mặc dù Mỹ có khả năng sản xuất cá philê nhưng do người Mỹ rất ưa chuộng cá philê của Tây Âu và Canada, vì vậy Mỹ phải xuất khẩu sản phẩm của mình và nhập khẩu sản phẩm của các nước khác (Canada, Chi Lê, Na uy, Tây Ban Nha...). Sau tôm đông lạnh và cá philê, các mặt hàng khác như : cá ngừ nguyên con, cá hồi nguyên con và ướp lạnh, cá ngừ đống hộp...được nhập khẩu vào Mỹ với giá trị hàng năm tương đối lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân nước này và để tái chế rồi xuất sang nước khác.
c. Thị trường Trung Quốc
Năm 2000, sản lượng thuỷ sản các loại của Trung Quốc đạt 42.785 ngàn tấn trong đó sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên là 17.400 ngàn tấn và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 25.385 ngàn tấn. Dự kiến đến năm 2001, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc sẽ tăng lên đến trên 50 ngàn tấn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày càng tăng và nhu cầu cho xuất khẩu với khối lượng lớn.
Về tiêu thụ, do mức sống của nhân dân Trung Quốc tiếp tục tăng lên và nhu cầu về thuỷ sản tươi sống cũng tăng theo, dưới đây là số liệu thống kê của Trung Quốc cho ta thấy.
Bảng 1: Cơ cấu tiêu dùng và xuất nhập khẩu thuỷ sản Trung Quốc.
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
Mức tiêu thụ bình quân.
- Thành thị:
- Nông thôn:
Nhập khẩu.
Xuất khẩu.
kg/người
,,
,,
Tấn
,,
5,82
10,3
3,28
626.000
1.296.000
6,74
11,7
3,92
1.251.000
1.485.000
Tính đến hết tháng 4/2001, khối lượng thuỷ sản mậu dịch của Trung Quốc dự tính tăng 13% so với cùng kỳ năm 2000.
Nga là thị trường chính xuất khẩu chính đối với mặt hàng cá ướp đông của Trung Quốc. Trên 50% khối lượng cá đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc là từ thị trường Nga, phần còn lại được nhập khẩu từ ấn Độ và các thị trường khác. Hầu hết cá đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc được lọc xương và tái xuất. Mực là loài nhuyễn thể thân mềm được giao dịch với khối lượng lớn, phần lớn mực nhập khẩu vào Trung Quốc được chế biến và tái xuất sang Nhật, Mỹ và Hàn Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng xuất khẩu một khối lượng lớn mực sống, tôm đông lạnh, lươn sống và đông lạnh.
d. Thị trường EU
Liên minh Châu Âu hiện nay bao gồm 15 quốc gia với hơn 365 triệu người tiêu dùng. Từ năm 1968, EU đã là một thị trường thống nhất về hải quan, có định mức thuế hải quan chung cho tất cả các nước thành viên. Ngày 7/2/1992 hiệp ước Masstricht được ký kết tại Hà Lan mở đầu cho sự thống nhất về chính trị, kinh tế tiền tệ giữa các nước thành viên EU. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu thông sức lao động, hàng hoá dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên.
Riêng đối với mặt hàng thuỷ sản, EU là một trong ba thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới bên cạnh Nhật Bản và Mỹ. Hàng năm Liên minh Châu Âu chiếm từ 25-30% nhập khẩu thuỷ sản của toàn thế giới. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người ở EU là 17kg/năm và tăng dần hàng năm khoảng 3%. Giá cả mặt hàng thuỷ sản ở thị trường EU cũng cao hơn các thị trường Châu á trung bình khoảng từ 1,1 đến 1,4 lần và có tính ổn định. Thị trường thuỷ sản EU có tính ổn định cao, với nhiều nhóm cư dân có nhiều yêu cầu khác nhau trong thói quen tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản.
Trong khi nhu cầu về hàng thuỷ sản đang ngày càng tăng, Uỷ ban nghề cá của EU mới đây đã ra tuyên bố cắt giảm 1/3 sản lượng khai thác hải sản từ năm 1997-2010, nhằm để bảo vệ nguồn lợi hải sản. Chính điều này làm cho nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của EU đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên thị trường EU thật sự là một thị trương khó tính, có tính chọn lọc cao với những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.1.3 Tiềm năng của thuỷ sản Việt Nam
a. Đánh bắt tự nhiên
Việt Nam là một quốc gia có bờ biển dài 3260km với 112 cửa sông, lạch; vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2 với hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo ra nhiều eo, vịnh và đầm phá tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và duy trì nguồn lợi thuỷ sản. Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ, hàng năm Việt Nam có thể khai thác 1,2-1,4 triệu tấn hải sản các loại mà không ảnh hưởng đến tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản.
Trong khai thác tự nhiên, nhờ có khoa học công nghệ hiện đại nên có thể xác định trử lượng và xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý đối với từng loại thuỷ sản, từng vùng biển và từng mùa vụ vừa đảm bảo khai thác tối đa nguồn lợi thuỷ sản vừa đảm bảo khả năng tái tạo để ổn định khai thác lâu dài. Những tàu lớn được trang bị hiện đại, có khả năng mở rộng khai thác hải sản xa bờ và hình thành nghề cá viễn dương trong tương lai.
b. Nuôi trồng thuỷ sản
Việt Nam có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản cũng là rất lớn. Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, trong đó gần 30 vạn ha là nơi thích hợp để nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra Việt Nam còn có hơn 800 ngàn ha eo, vùng, vịnh biển, đầm phá tự nhiên có thể sử dụng vào công tác nuôi trồng thuỷ sản.
Các chương trình nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển khá mạnh mẽ và vững chắc, từng bước đẩy lùi viêc nuôi trồng manh múm, tự phát theo lối thủ công truyền thống dưa vào thiên nhiên sang nuôi trồng có quy hoạch với khoa học công nghệ hiện đại hơn, đưa diện tích từ 295.000 ha năm 1990 lên 535.000 ha năm 1999. Nếu năm 1998 sản lượng nuôi chỉ được 500 ngàn tấn thì đến năm 1999 đã tăng lên 600 ngàn tấn và còn có nhiều khả năng phát triển hơn nữa trong những năm tới.
c. Xuất khẩu thuỷ sản
Mỗi năm Việt Nam xuất sang 62 nước hàng ngàn tấn thuỷ sản trong đó chủ yếu là các loại tôm đông, mực, cá đông, cá hộp, thịt tôm hỗn hợp và một số loại thuỷ sản khác như nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Bộ Thuỷ sản Việt Nam đã sớm có chủ trương đẩy mạnh khai thác, chế biến hải sản phục vụ xuất khẩu vì vậy hàng thuỷ sản Việt Nam đến nay đã có thể xâm nhập các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU....Bộ Thuỷ sản Việt Nam tiếp tục đổi mới trang thiết bị hiện đại, tiếp thu nhưng kỹ thuật tiên tiến đồng thời kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực quan trọng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Do đó, ngành Thuỷ sản Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực:
c. Chế biến thuỷ sản
Đã từng bước khắc phục tình trạng lao động thủ công là chính sang sử dụng máy móc công nghệ khá hiện đại và đồng bộ. Một số công nghệ mới được đưa vào sản xuất, nhờ đó kéo dài thời gian giữ chất lượng và độ tươi sống của hàng thuỷ sản; tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá, trọng lượng, mẩu mã với chất lượng tốt, số lượng nhiều, giá thành hạ phục vụ yêu cầu ăn ngay, nấu ngay rất tiện lợi của người tiêu dùng và nâng cao giá trị hàng hoá thuỷ sản của Việt Nam, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ví dụ: ở An Giang trước đây xuất khẩu cá ba sa sang Phi- lê đông lạnh đạt hiệu quả thấp, nhưng khi áp dụng kỷ thuật xông khói nguội của trung tâm công nghệ và thuỷ sản sinh học thuỷ sản của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II, đã đưa giá trị thương mại tăng từ 1,5- 2 lần và mở rộng thị trường tiêu thụ. Công ty xuất nhập khẩu Kiên Giang chuyển từ công nghệ đông tiếp xúc sang đông rời nhanh IQF đã thu chênh lệch giá bán từ 0,03- 0,05 USD/kg tôm đông, nếu mổi năm sản xuất 2.000 tấn sản phẩm sẻ thu chênh lệch từ 60.000- 100.000 USD.
Nhiều sản phẩm thuỷ sản trước đây không có giá trị kinh tế, nay nhờ có công nghệ chế biến tiên tiến đã tạo ra nhiều hàng hoá có giá trị kinh tế cao, thị trường được mở rộng; nhờ đó đã thúc đẩy việc nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và cả trong dịch vụ hậu cần nghề cá cũng phát triển theo.
. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua.
Tình hình chung.
Trong chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005 được Thủ tướng phê duyệt vào cuối năm 1998, mục tiêu giá trị xuất khẩu thuỷ sản được xác định phải phấn đấu đạt 1,1 tỷ USD vào năm 2000 và 2,5 tỷ USD vào năm 2005. Những năm qua, vượt qua biết bao thử thách gian nan của cả thiên nhiên lẫn thị trường, ngành Thuỷ sản Việt Nam đã ghi được một dấu ấn quan trọng vào năm 2000, năm hoạt động xuất khẩu thuỷ sản cả nước: kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã gia tăng vượt bậc, đạt trên 1,3 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm, cả năm đạt 1,478 tỷ USD, đứng thứ 3 trong các ngành xuất khẩu mạnh nhất của Việt Nam chỉ sau dầu thô và dệt may.
Bảng 2. Cơ cấu một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Đơn vị tính: tỷ USD
1998
1999
2000
7T/2001
Tổng kim ngạch XK
Mặt hàng
Dầu thô
Hàng dệt may
Hải sản
Dày dép
Gạo
9,32
2,76
1,45
0,86
1,03
0,70
11,54
3,37
1,75
0,974
1,39
0,86
14,45
3,502
1,892
1,478
1,464
0,667
9,13
2,10
1,14
1,02
0,89
0,41
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tổng sản lượng thuỷ sản cả nước năm 2000 đạt 1.951.350 tấn, vượt 15,54% so với cùng kỳ năm 1999. Trong đó, khai thác đạt 1.308.975 tấn, vượt 15% so với cùng kỳ, nuôi trồng đạt 642.375 tấn, tăng 16,6%. Theo nghiên cứu của FAO, trong số 20 nước có sản lượng khai thác thuỷ sản hàng năm từ 1 triệu tấn trở lên, nước ta đứng hàng thứ 17. Nếu tính 10 nước có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cao thì Việt Nam đứng hàng thứ 7 ( trên Mỹ). Từ năm 1990 đến năm 2000, mặc dù tổng sản lượng thuỷ sản ( kể cả khai thác và nuôI trồng chỉ tăng gần gấp đôi ( từ 1.019.800 tấn lên 1.950.000 tấn) nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp gần 7 lần ( từ 205 triệu USD lên 1,478 tỷ USD). Nếu tính từ năm 1998, xuất khẩu đạt 858 triệu USD trở lại đây, thì nhịp độ tăng trưởng bình quân mỗi năm trên 20%, trong khi đó sản lượng thuỷ sản tăng bình quân gần 5%/năm.
Bảng 3: Tình hình sản xuất – xuất khẩu thuỷ sản từ năm 1998-2000
Danh mục
1998
1999
2000
2001
2005
Sản lượng thuỷ sản(Tr. tấn)
1,676
1,80
1,9
1,95
2,2
Trong đó:
Khai thác hải sản
1,138
1,18
1,3
1,20
1,2
Nuôi trồng thuỷ sản
0,538
0,62
0,7
0,75
1,0
Kim ngạch xuất khẩu(Tỷ USD)
0,585
0,971
1,47
1,55
2,5
Bộ Nguồn: Bô Kế hoạch và Đầu tư.
Nhưng thành tựu cơ bản nhất là ngành công nghiệp chế biến đã chuyển biến mạnh mẽ về chất, việc cải thiện sản xuất, nâng cao chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản theo HACCAP đã có những tiến bộ rõ rệt, được ghi nhận bằng việc Việt Nam chính thức vào danh sách I xuất khẩu thuỷ sản và nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang EU đã tạo thế đứng và uy tính vững chắc cho thuỷ sản Việt Nam vươn xa hơn nữa trên thị trường thế giới.
Về cơ cấu sản phẩm: các nhóm sản phẩm xuất khẩu đều tăng.
Nhóm sản phẩm tôm đạt giá trị cao nhất (641,3 triệu USD), chiếm 47,1% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước, và có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (tăng 168 triệu USD) so với cùng kỳ năm 1999), với sự tham gia của 160 doanh nghiệp chế biến kinh doanh tôm trong cả nước. Hai thị trường dẫn đầu về nhập khẩu sản phẩm này từ Việt Nam là Nhật và Mỹ. Thị trường Nhật đứng đầu về kim ngạch, đạt 271,1 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái, còn Mỹ tuy ở vị trí thứ hai, đạt 201 triệu USD, nhưng lại có mức tăng trưởng bất ngờ, bằng 220% so với cùng kỳ năm trước, báo hiệu sự tăng tốc trong năm 2001 về sản phẩm tôm.
Nhóm sản phẩm cá tuy chỉ chiếm tỷ trọng 14,9% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, với kim ngạch 193,878 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, nhưng có mức tăng 49,9% so với cùng kỳ năm trước. Cá là sản phẩm thu hút nhiều nhất số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong cả nước tham gia: 300/600 doanh nghiệp. Năm 2000 là năm chúng ta mở được nhiều thị trường tiêu thụ nhất, huy động được nhiều nhất nguồn nguyên liễu cá các loại đưa vào chế biến xuất khẩu hoặc xuất các sản phẩm tươi, ướp đá. Mỹ là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ cá của Việt Nam , đạt 56,1 triệu USD, chiếm xấp xỉ 30% tổng giá trị xuất khẩu cá các loại của cả nước. Đây là mức kỷ lục, bằng 260% so với cùng kỳ năm 1999, khiến cho Nhật Bản phải nhường vị trí dẫn đầu trong việc nhập khẩu nhóm hàng này cho Mỹ, vì mới đạt 20,2% trong tổng giá trị xuất khẩu cá.
Cơ cấu sản phẩm năm 1999-2000
Nhóm hàng khô có mức tăng trưởng cao nhất trong các nhóm sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu năm 2000, tăng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 1999, đạt giá trị 184,5 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2000, xấp xỉ mức giá trị của sản phẩm cá, đưa tỷ trọng mặt hàng này vượt lên vị trí thứ 3 sau tôm và cá. Càng về cuối năm nhóm mặt hàng nay càng có sự tăng trưởng nhanh.
Đóng góp đáng kể và có tỷ trọng ngày càng lớn vào bức tranh sáng sủa của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam còn có vai trò tích cực của các nhóm sản phẩm khác, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm chế biến, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua ghẹ, đặc sản biển. Trong năm 2000, các nhóm sản phẩm nay đạt kim ngạch trên 230 triệu USD, tăng trên 59% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 16,2% trong kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản . Đây là thắng lợi của việc đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng, xu hướng tích cực cần được tiếp tục duy trì và phát triển trong những năm tiếp theo.
Nhuyễn thể chân đầu là nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (1,1%/năm), trước hết vì lý do biến động nguồn lợi, song cũng còn do tác động của việc giảm sức mua nhóm sản phẩm này của 2 thị trường Nhật Bản và Mỹ.
b. Về giá thành xuất khẩu
Như ta đã biết, việc tăng sản lượng thuỷ sản của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chủ yếu hy vọng vào việc tăng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, còn khả năng tăng đánh bắt cá tự nhiên là rất hạn chế, nhất là đối với nguồn hải sản đánh bắt ven bờ, vì nguồn tài nguyên ở đây đã được khai thác quá công suất cùng với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và chi phí đánh bắt đã tăng cao hơn mức có thể chấp nhận, nên quan hệ cung cầu đã mất cân đối.
Bởi vậy, giá cả của hầu hết các loại thuỷ sản ngày càng tăng cao, theo dự báo của các nhà kinh tế thế giới, giá của các mặt hàng thuỷ sản tăng ở mức 20%-25%/năm. Đây là nhân tố thuận lợi góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong những năm qua.
Tình hình xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu
Đến năm 2000, hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở 62 nước ở trên thế giới, tương đương với số lượng thị trường xuất khẩu của năm 1999, song kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chính đều tăng trưởng vượt bậc.
Thị trường Mỹ –thị trường có mức tăng trưởng nhanh nhất.
Trước năm 1994, Mỹ đang thực hiện chính sách cấm vận đối với Việt Nam, trong thời gian này, xuất khẩu thuỷ sản trực tiếp vào Mỹ hầu như không đáng kể. Năm 1996, hàng thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ chỉ có 8 triệu USD, năm 1987 tăng 4,5 lần và năm 1988 tăng 10 lần so với năm 1986. Hàng thuỷ sản Việt Nam muốn xuất khẩu sang Mỹ phải qua một nước trung gian thứ 3 ( chủ yếu là Singapore).
Đến năm 1994, sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam , xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và thuỷ sản nói riêng đã tăng lên đáng kể. Các mặt hàng hải sản đứng thứ 2 (đạt 52 triệu USD/năm) sau cafê với kim ngạch là100triệu USD/năm . Trong suốt giai đoạn 1994-1999, xuất khẩu sang thị trường Mỹ chỉ chiếm 4-5% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và nhập khẩu từ Mỹ chỉ đạt 2,4% tổng kim ngạch nhập khâủ của Việt Nam . Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước trong khu vực mà Mỹ đã áp dụng quy chế quan hệ bình thường như Thái Lan là 17,4% và 10,3% và Malaixia là19,4% và 11,9%. Năm 1999, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã tăng gần 18 lần so với năm 1986, và đây là một bước tiến bộ trong quá trình xâm nhập vào thị trường Mỹ.
Năm 1997, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thi trường Mỹ đạt 273 triệu USD, trong đó thuỷ sản đạt 42,8 triệu USD, chiếm 15,7%, trong hai năm sau, tỷ trọng thuỷ sản xuất khẩu tăng dần và kim ngạch tăng manh (năm 1998 tăng gần gấp đôi năm 1997, còn năm 1999 gấp 3 lần ).
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường đã có những bước tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên do 2 nước chưa được ký Hiệp định thương mại nên chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của thuỷ sản Việt Nam .
Thị trường Mỹ là một thị trường tiêu thụ nhập khẩu và tiêu thụ thuỷ sản lớn thứ hai thế giới (sau Nhật) , đây là một thị trường đa dạng và có tiềm năng rất lớn. So với các thị trường có mức tiêu dùng bình quân đầu người tương đương Mỹ như EU hay Nhật Bản thì xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn. Do thuế nhập khẩu trung bình đối với sản phẩm nông nghiệp của các thị trường này cao hơn rất nhiều so với Mỹ, ví dụ đối với EU là 45% trong khi Mỹ là 13% nên khi mà Hiệp định thương mại được thi hành thì xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ có cơ hội tăng lên đáng kể.
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ thời kỳ 1997-2001.
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
6T/2001
Tổng kim ngạch XK sang Mỹ (Tr.USD)
Trong đó: Thuỷ sản.
Tỷ trọng (%)
273,3
42,9
15,7
468,6
81,5
17,4
540,1
125,6
23,3
732,5
304,4
41,6
502,2
203,4
40,5
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Năm 2000, khi thực hiện Hiệp định thương mại, Mỹ sẽ áp dụng thuế suất phù hợp với quy định của WTO (ước tính thuế nhập khẩu trung bình của hàng hoá Việt Nam vào Mỹ sẽ giảm từ 40 xuống còn 4%), loại bỏ hàng rào phi thuế quan, các hạn chế định lượng và mở đường cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường Mỹ. Về phía mình, Việt Nam cam kết sẽ loại bỏ các rào cản, phi thuế quan, giảm mức thuế đối với hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam; do đó, tạo điều kiện cho người tiêu dùng Việt Nam mua hàng hoá của Mỹ với giá rẻ hơn.
Hiệp định thương mại không những thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào một trong những thị trường lớn nhất thế giới mà còn tạo thêm động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đối với ngành thuỷ sản, trước đay phải chịu mức thuế nhập khẩu cao, khó khăn thâm nhập thị trường Mỹ nay đã có một cơ hội để phát triển và thu được nhiều lợi nhuận do thuế nhập khẩu giảm mạnh. Điều này được minh chứng qua kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ năm 2000 và 6 tháng đầu năm 2001.
Ngay đầu tháng 10/2000, Bộ Thuỷ sản đã họp báo công bố đến hết tháng 9/2000, xuất khẩu thuỷ sản đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD, đạt 90,90% kế hoạch năm, tăng 52,4% so với cùng kỳ năm 1999. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của ngành thuỷ sản Việt Nam. Nhưng đến cuối năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản đã đạt tới1,478 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước và gấp 1,35 lần kế hoạch năm.Trong đó, Mỹ chiếm 305 triệu USD ( 20,6%), xếp thứ 2 sau Nhật, vượt qua EU.
Trong bước phát triển mới của ngành thuỷ sản Việt Nam thì việc chiếm lĩnh thị trường Mỹ có một ý nghĩa hứa hẹn mở ra triển vọng cho xuất khẩu thuỷ sản các năm sau, vì thế mà chỉ trong 6 tháng đầu năm 2001, xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đã lên tới 204 triệu USD, chiếm 40,5% tồng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam được người Mỹ ưa chuộng là cá basa, cá tra, tôm sú, rôphi đơn tính… Hiện có tới 130 nước đang bán hàng thuỷ sản sang Mỹ, Việt Nam là nhà cung cấp tôm đứng hàng thứ 10 cho thị trường Mỹ. Được biết, sau khi kiểm tra chất lượng nguồn và môi trường nuôi cá basa ở Châu Đốc (An Giang), các doanh nghiệp Mỹ đã ký hợp đồng cá basa với lố lượng gấp 2 lần theo dự tính. Đặc điểm của thị trường Mỹ là yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao và phải đảm bảo các tiêu chuẩn cam kết. Thị trường này có sức mua lớn đối với những đặc sản có giá trị. Theo dự báo, doanh số xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng nhanh nhờ quy chế tối huệ quốc. Các nhà đầu tư va các công ty nước ngoài từ Mỹ và các nước khác sẽ cùng với các đỗi tác Việt Nam tổ chức sản xuất những mặt hành để xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Các mốc chính trong quan hệ thuỷ sản Việt – Mỹ
1994 - Mỹ chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam
- Lô hàng thuỷ sản đầu tiên của Việt Nam do công ty xuất nhập khẩu cảng biển tiểu bang Florida của Mỹ, mở quan hệ thương mại thuỷ sản chính thức giữa hai nước
1995 - Thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước.
1998 - Hội thảo về qui dịnh HACCP của Mỹ do Bộ thuỷ sản Việt Nam phối hợp với công ty Darden (Mỹ) và Amanda (Xingapo) tổ chức cho trên 100 doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam.
- Chuyến thăm Mỹ của Đoàn Thuỷ sản Việt Nam do thứ trưởng Bộ thuỷ sản Nguyễn Thị Hồng Minh dẫn đầu và làm việc với Cục Nghề cá Biển Quốc gia (NMFS), gặp gỡ Hiệp hội Thuỷ sản Mỹ (NFI), tham quan Hội chợ Quốc tế Boston.
- Chuyến thăm Việt Nam của Đoàn Thuỷ Sản Mỹ, do Cục trưởng Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ Schmitten dẫn đầu.
- Tọa đàm Việt – Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực thuỷ sản tại Hà Nội.
- Toạ đàm giữa Hiệp hội Thuỷ sản Mỹ (NH) và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP)
- Ký biên bản thoả thuận gợp tác giữa nghề cá 2 nước.
1998 – Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Mỹ đạt trên 80 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 1997 (40 triệu USD).
1999 - Đoàn Thuỷ sản Việt Nam có gian hàng tham gia Hội chợ Triển lãm Thuỷ sản Quốc tế Boston lần đầu tiên
- Đoàn thanh tra FDA sang Việt Nam làm việc với Bộ Thuỷ sản, NAFIQACEN, khảo sát việc áp dụng HACCP của các doanh nghiệp Việt Nam, toạ đàm về quy định HACCP với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đào tạo về thẩm định chất lượng thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản phối hợp với Cục Nghề cá Biển Quốc gia Hoa Kỳ (NMIS) tổ chức.
- Kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ vượt qua ngưỡng 100 triệu USD/năm, đạt 130 triệu USD, tăng 62,5% so với năm 1998.
2000 - Ký kết Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ trong tháng 7 đạt trên 45 triệu USD, vượt Nhật Bản, dẫn đầu các thị trường.
- Dự báo năm 2000 – Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ vượt con số 250 triệu USD, chiếm trên 22% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước.
Nhật Bản – thị trường nhập khẩu lớn nhất
Đầu những năm 90, sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu có mặt với khối lượng đáng kể tại thị trường Nhật Bản. Đối với Việt Nam, đây là thị trường có tỷ trọng lớn nhất, luôn giữ mức 80% thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Là thị trường số một của ngành thuỷ sản Việt Nam, với tỷ trọng đó, thuỷ sản Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Nhật Bản. Trong khi đó, nền kinh tế Nhật là một nền kinh tế rất nhạy cảm, dễ bị biến động do đó Việt Nam cần phải xây đựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hoá thị trường. Từ những năm sau đó, tỷ trọng của thị trường Nhật Bản giảm dần trong khi kim ngạch vẫn tăng đều.
Năm 1997, tỷ trọng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Nhật Bản giảm đến còn 50,3%, với kim ngạch là 360,4 triệu USD chiếm 22,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản. Thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này và luôn chiếm khoảng 20% trong tổng kim ngạch (xem cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản năm 1997).
Năm 1998, thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 3,7% nhưng tỷ trọng vẫn tăng lên do tổng kim ngạch giảm.Sở dĩ như vậy là do trong thời gian này, Nhật Bản bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu á, người tiêu dùng Nhật Bản trở nên mẫn cảm với giá cả, giá của các hải sản cao cấp giảm xuống do người tiêu dùng không trả giá cao.
Bảng 5: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Nhật thời kỳ 1997-._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29329.doc