Tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần may Thăng Long vào thị trường Mỹ: ... Ebook Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần may Thăng Long vào thị trường Mỹ
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần may Thăng Long vào thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những bước chuyển mình đi lên của các nền kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa là hướng tất yếu không thể tránh khỏi.
Việt Nam là một nước nhỏ, nền kinh tế còn chậm phát triển. Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước không ngừng tạo điều kiện thuận lợi cho những tổ chức, doanh nghiệp tiến hành hoạt động ngoại thương với tất cả các nước trên thế giới.
Đặc biệt, từ ngày 13/7/2000, hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết đã mở ra cơ hội rộng mở cho tất cả các doanh nghiệp ở tất cả các ngành nghề. Từ hiệp định này, quan hệ giữa Việt Nam không những với Mỹ mà với tất cả các ngày càng mở rộng và phát triển. Cơ hội mở ra cho tất cả các doanh nghiệp ở các thị trường các nước và thị trường Mỹ là thị trường đầy hứa hẹn cho những hợp đồng hấp dẫn.
Nhận thức được những tiềm năng đó, công ty cổ phần may Thăng Long cũng nhanh chóng tìm cách thức thích hợp nhất để xâm nhập thị trường Mỹ và Mỹ đã trở thành khách hàng chủ lực của công ty.
Công ty cổ phần may Thăng Long (nguyên là Công ty may Thăng Long) là doanh nghiệp may xuất khẩu được thành lập ngày 8/5/1958 theo quết định của Bộ Ngoại thương. Với gần 50 năm trong hoạt động, doanh nghiệp đã tạo dựng cho mình một thương hiệu uy tín trong và ngoài nước. Với các chỉ tiêu không ngừng tăng cao như doanh thu tăng bình quân 20%/năm, mức nộp ngân sách tăng 25%/năm, thu nhập tăng 13%/ năm...có được những thành tích trên là do sự đổi mới kịp thời của doanh nghiệp trước những thay đổi của thị trường, luôn tìm ra hướng đi đúng đắn cho từng giai đoạn. Không những đổi mới trong phương thức sản xuất, mẫu mã sản phẩm, phương thức quản lý mà ngay cả trong hình thức xuất nhập khẩu, phương thức xâm nhập thị trường cũng luôn thích nghi với từng thời kỳ... để đạt đến thành công như ngày hôm nay luôn là vấn về đối với mỗi doanh nghiệp.
Tuy đã đạt đựợc nhiều thành công, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu với các bạn hàng nhưng với mỗi thời kỳ, mỗi điều kiện lạị có những thách thức, khó khăn riêng. Nhằm đánh giá mặt đã đạt được và những tồn tại, hạn chế để đề xuất những giải pháp thích hợp, lựa chọn những phương thức tối ưu trong đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của công ty. Xuất phát từ lý do đó em đã lựa chọn đề tài:
“Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Thăng Long vào thị trường Mỹ”.
Đề tài được trình bày như sau:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chuyên đề được trình bày gồm 3 phần chính:
Chương I: Đánh giá tiềm năng, nhu cầu thị trường Mỹ đối với hàng dệt may và cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Chương II: Giới thiệu khái quát công ty cổ phần may Thăng Long.
Thực trạng xuất khẩu và xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Thăng Long vào thị trường Mỹ.
Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Thăng Long vào thị trường Mỹ.
Sau một thời gian thực tập tại công ty với sự chỉ dẫn và giúp đỡ của Thầy giáo Cấn Anh Tuấn và các cán bộ trong toàn công ty đặc biệt các cán bộ trong phòng kế hoạch thi trường em đã hoàn thành báo cáo thực tập chuyên đề này. Song khả năng, thời gian còn có hạn báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy giáo, các cán bộ trong toàn công ty nói chung và cán bộ phòng kế hoạch thị trường để bản báo cáo hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
CHƯƠNG I
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG MỸ ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
I. Đánh giá tiềm năng thị trường Mỹ.
1. Nhu cầu thị trường Mỹ.
Mỹ là một cường quốc trên thế giới, với trên hơn ba trăm triệu dân, nền kinh tế đứng đầu thế giới là thị trường hứa hẹn của tất cả các doanh nghiệp. Hiện nay, tổng thu nhập quốc dân của Hoa Kỳ ước tính khoảng 10.450 tỷ USD, chiếm khoảng 21% tổng thu nhập quốc dân toàn cầu. Thu nhập bình quân đầu người của Hoa Kỳ khoảng 36.300 USD.
Kể từ thập kỷ 90 trở lại đây, Mỹ đã duy trì được mức tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng chung của cả khối G7. Mức tăng trưởng GDP bình quân của Mỹ trong thập kỷ 90 là 3,6% trong khi đó mức tăng trưởng chung của cả khối G7 trong cùng thời kỳ là 2,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Mỹ từ năm 2000 trở lại đây không ổn định và thấp hơn so với mức bình quân của thập kỷ 90. Cụ thể là mức tăng trưởng năm 2000 là 5%, 2001 là 0,5%, 2002 là 2,2%, 2003là 3,1% và năm 2004 là 4,3%. Nhu cầu tiêu dùng cá nhân của Mỹ vẫn tiếp tục giữ ở mức cao. Tỷ lệ tiết kiệm ở Mỹ rất thấp, người dân Mỹ chỉ tiết kiệm 1,3% thu nhập hàng năm. Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu qua mỗi năm đều tăng, song kim ngạch nhập khẩu tăng hơn, nên tổng thâm hụt thương mại hàng và dich vụ của Mỹ năm 2003 tăng 71,3 tỷ USD so với năm 2002, lên mức 489,4 tỷ USD. Ta có thể nhận thấy qua bảng sau:
Bảng 1: Tóm tắt ngoại thương Hoa Kỳ
(Đơn vị: Tỷ USD)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
Tổng xuất khẩu
1.070,1
1.007,6
974,1
1.018,6
Hàng hóa
772.0
718,7
681,9
713,8
Dich vụ
298,1
288,9
292,2
304,8
Tổng nhập khẩu
1445,4
1365,4
1392,1
1507,9
Hang hóa
1224,4
1145,9
1164,7
1263,2
Dịch vụ
221,0
219,5
227,4
244,8
Tổng cán cân thương mại
-75,4
-57,8
-418,0
-489,4
Hang hóa
-452,4
-427,2
-482,9
-549,4
Dich vụ
77,0
69,4
64,8
60,0
Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ.
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy, nhu cầu của thị trường Mỹ là rất lớn với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian qua đã, đang và sẽ là một điều kiện thuận lợi cho sự thâm nhập của các doanh nghiệp của Việt Nam và các nước khác.
2. Đánh giá sự cạnh tranh trong lĩnh vực hàng dệt may trên thị trường Mỹ.
2.1. Đặc trưng của thị trường dệt may tại Mỹ.
Mỹ xuất hiện trên thị trường chậm hơn các nước khác ở Châu Âu và Châu Á, nhưng đã tạo dựng cho mình một thương hiệu, một vị thế đáng nể trên thị trường. Bất kỳ ở lĩnh vực nào Mỹ cũng khẳng định ví trí số 1 của mình trên phạm vi toàn thế giới. Mỹ có những vùng trồng bông nổi tiếng cho sản lượng, năng suất, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu cho ngành dệt may trong toàn nước Mỹ. Để từ đó, dệt may là 1 trong 10 ngành công nghiệp đứng hàng đầu trong các ngành công nghiệp tai Mỹ, thu hút trên 1,4 triệu lao động trong giai doạn những năm 70. Nhưng sau đó, những thập kỷ sau, từ những thành tựu của khoa học kỹ thuật đã có sự chuyển dịch của lao động. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp giải phóng sức lao động của con người, làm lực lượng lao động trong ngành may giảm đáng kể. Từ năm 1999, đánh dấu sự sụt giảm của ngành may trong toàn nước Mỹ cụ thể đó là việc giảm sut số lượng các nhà máy dệt, và tiếp đó năm 2000 xuất hiện sự cạnh tranh của các sản phẩm dệt may từ Châu Á với giá cả cạnh tranh. Với sự giảm sút của chỉ số giá từ 134,8% năm 1998 xuống còn 122,7% năm 1999. Chi phí cao, lợi nhuận giảm đã dẫn tới việc số công nhân giảm theo. Từ đây, ngành công nghiệp may không phát huy đựợc thế mạnh trước kia nữa bởi chi phí nhân công và đầu vào cao dẫn tới việc phải nhập các sản phẩm dệt may từ các thị trường khác.
Từ những kết quả trên ta thấy, năng lực xuất khẩu hàng dệt may của Mỹ ngày càng suy giảm. Với việc giảm của số lựợng đơn hàng và kim ngạch giảm. Có thể nói, Mỹ không còn khả năng phát huy một cách hiệu quả các lợi thế của ngành dệt may và chuyển hướng tập trung sang sản xuất những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao như: điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học…là xu hướng tất yếu.
Mặc dù đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may, nhưng Mỹ vẫn có những chính sách ưu tiên xuất khẩu hàng dệt may và có những đạo luật nhằm hạn chế lượng hàng dệt may được nhập khẩu vào. Trong khuôn khổ ATC, các hạn ngạch và các hạn chế đối với việc buôn bán hàng dệt may được dỡ bỏ dần dần trong 3 giai đoạn và hết ngày 1/1/2005 . Tất cả các thành viên của WTO là đối tượng áp dụng của Hiệp định ATC, cho dù họ có phải là nước ký kết hay không, và chỉ các nước thành viên của WTO mới đủ tiêu chuẩn được hưởng các lợi ích này.
Mỹ là một nước có mức tiêu dùng cao, khá nhạy bén với những biến động của thị trường. Sự thay đổi xu hướng tiêu dung hàng may mặc cùng với sự cạnh tranh trong ngành dệt may đã làm thay đổi cấu trúc ngành này. Rất nhiều các công ty sản xuất quần áo chuyển sang công ty tiếp thị tiêu dùng. Hay những công ty này đã chuyển một phần sản xuất của họ ra nước ngoài hoặc tìm kiếm các nhà thầu nước ngoài, đặc biệt là Mêhicô và các nước Caribbean Basin Initiative (CBI). Chính việc này cho phép họ có thể cung cấp các sản phẩm với giá cạnh tranh và có khả năng phản ứng nhanh với những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng.
Ở Mỹ có sự quan tâm rất lớn đến thương hiệu của tầng lớp thanh thiếu niên Mỹ là một tín hiệu đáng mừng đối với các Công ty tiếp thị thương hiệu. Ngoài các thương hiệu do các công ty sản xuất quần áo đã tạo dựng từ trước, những thương hiệu do các Công ty bán lẻ độc quyền đã trở lên ngày càng quen thuộc, tạo được sự tín nhiệm với khách hàng nhờ những hoạt động Marketing.
Tại Mỹ, cũng có những sự thay đổi xu hướng, với sự thay đổi của kết cấu lao động trong các ngành nghề cũng dẫn tứoi sự thay đổi trong ngành dệt may. Các doanh nghiệp sản xuất cũ có những bước thay đổi để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hơn. Dẫn tới vệc sáp nhập của các công ty hay tổ chức lại hoặc chuyển sang nhập khẩu. Các công ty tập trung tìm các nguồn bên ngoài từ các bạn hàng. Các thương nhân tại Mỹ đã nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu này và hàng loạt các hợp đồng với các bạn hàng từ những nước khác trên thế giới đã hướng về Mỹ.
Bảng 2: Bạn hàng chính của Mỹ
(Đơn vị: triệu USD)
TT
Bạn hàng
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Cán cân
1
Canada
224.016,1
148.748,6
-75.267,5
2
Mêhicô
137.199,3
83.108,1
-54.091,2
3
Trung Quôc
151.620,1
26.706,9
-124.913,2
4
Nhật Bản
118.485,1
48.862,2
-69.622,9
5
Đức
66.531,8
26.806,1
-39.725,7
6
Anh
42.455,3
30.556,1
-11.899,2
7
Hàn Quốc
36.929,6
22.524,7
-14.404,9
8
Đài Loan
31.489,7
16.110,6
-15.379,1
9
Pháp
28.896,9
15.682,6
-13.213,4
10
Malaixia
25.320,8
10.124,2
-15.196,6
11
Italia
25.292,7
9.942,8
-15.349,9
12
Ái Nhĩ Lan
25.765,6
7.225,5
-18.540,0
13
Hà Lan
10.972,9
19.206,7
+8.233,7
14
Singapore
14.291,5
14.889,4
+598,0
15
Brazil
17.716,5
9.948,0
-7.768,0
40
Việt Nam
4.472,5
1.291,1
-3.180,9
Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ.
Từ bảng số liệu ta thấy, so với các nứoc khác thì Việt Nam còn khá khiêm tốn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ. Khối lượng buôn bán giữa hai chiều còn rất hạn chế, cần có những chính sách thich hợp đẻ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tiêp xúc sâu hơn với các bạn hàng Mỹ, mở rộng quan hệ.
2.2. Sự cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trường Mỹ.
Mỹ là một thị trường rộng lớn và hấp dẫn cho rất nhiều các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động trên tất cảc các lĩnh vực. Dệt may cũng không nằm ngoài trong số đó. Đặc biệt, mô hình sản xuất và thương mại hàng dệt may toàn cầu sẽ có những thay đổi căn bản sau khi Hiệp định Vòng Uruguay về Dệt may (ATC) hết hiệu lực ngày 1/1/2005. Đó là nhận định của ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) trong báo cáo đánh giá khả năng cạnh tranh của một số nước xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường Mỹ.
Theo báo cáo, Trung Quốc sẽ là lựa chọn là nhà cung ứng số một của hầu hết các nhà nhập khẩu ở Mỹ bởi vì nước này có khả năng sản xuất hầu hết các loại sản phẩm dệt may ở mọi mức độ chất lượng với giá cạnh tranh. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc sau khi ATC hết hiệu lực sẽ bị hạn chế một phần do Mỹ và các nước nhập khẩu khác được phép sử dụng các điều khoản tự vệ trong lĩnh vực dệt may được quy định tại nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Trung Quốc.
Để giảm rủi ro có thể xảy ra do mua từ một nước duy nhất, các nhà nhập khẩu của Mỹ cũng có kế hoạch mở rộng quan hệ thương mại với những quốc gia có giá nhập khẩu thấp khác, đặc biệt là Ấn Độ. Đây cũng là nước có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm dệt may với giá cả cạnh tranh với nguồn lao động dồi dào lành nghề, giá cả tương đối thấp.
Về lâu dài, xuất khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ có thể bí ảnh hưởng do tăng trưởng mạnh kinh tế ở mỗi nước sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng về nhu cầu nội địa về dệt may cũng như giá nhân công tăng lên, tiền vốn. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong những năm tới.
Đó là các đối thủ cạnh tranh chính, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều nước với khả năng và điều kiện thuận lợi cũng là đối thủ của Việt Nam. Một số nước ở Nam Á như Băngladesh hoặc Pakistan cũng xuất khẩu hàng dệt may với giá thành thấp nổi tiếng với các mặt hàng truyền thống như các loại áo dệt kim đơn giản sản xuất hàng loạt và áo sơ mi vải bông (Băngladesh) hoặc quần áo vải bông nam (Pakistan).
Ngoài ra, một số nước được hưởng lợi từ Luật phục hồi Kinh tế Khu vực lòng chảo Caribê, đặc biệt các nước trong khu vực Trung Mỹ là nguồn cung cấp chính nếu hiệp định tự do Thương mại giữa Mỹ với Trung Mỹ hoặc Hiệp định tự do Thương mại toàn Châu Mỹ đang đàm phán cho phép sử dụng vải có xuất xứ khu vực.
Trong số các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chỉ có Việt Nam và ở chừng mực thấp hơn là Inđônêsia được coi là có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, mặc dầu cả hai nước đều có nguồn lao động giá rẻ, dồi dào, nhưng việc chưa gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là trở ngại rất lớn bởi việc có những rào cản thương mại như hạn ngạch, thuế quan…
II. Cơ hội và thách thức xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
1. Cơ hội đối với các sản phẩm dệt may vào thị trường Mỹ.
Dệt may là một trong những ngành đưa lại kim ngạch xuất khâu lớn nhất trong những năm gần đây. Nếu như những năm 90, xuất khẩu hàng dệt may còn đứng vị trí cuối bảng trong những mặt hàng xuất khẩu thì tới năm 1996 có những bước đột biến khởi sắc. Xuất khẩu dệt may có một ý nghĩa quan trọng và được chính phủ xếp là một trong những mặt hàng chiến lược. Đặc biệt, với Mỹ- một thị trường đầy hấp dẫn, lý tưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới. Với Mỹ ta luôn có những thuận lợi mà với các nước khác khó có thể tìm thấy.
1.1 Các thuận lợi từ môi trường tự nhiên đem lai.
Đầu tiên có thể nói là về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở vị trí rất thuận lợi với bờ biển dài thuận tiện cho việc giao thương buôn bán bằng đường biển. Việt Nam còn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thích hợp trồng những cây công nghiệp ngắn ngày như: bông, đay…là nguyên liệu cung cấp chính cho ngành dệt may.
Việt Nam còn được biết đến là một nước với bờ biển dài với nhiều hải cảng lớn rất thích hợp cho các hoạt động hàng hải. Thích hợp cho các hoạt động xuất khẩu bằng đường biển đặc biệt thích hợp với các hợp đồng xuất khẩu của ngành dệt may.
1.2 Thuận lợi do xã hội mang lại
Ngoài ra, Việt Nam là một nước dân số đứng thứ 13 trên thế giới mà phần đông ở trong lực lượng lao động. Đây là điều kiện thuận lợi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho các nhà máy, xí nghiệp may trên cả nước. Đặc biệt do đặc thù của ngành may là sử dụng nhiều lao động giản đơn, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Đây là lợi thế mà rất ít nước có được. Ngoài ra, Việt Nam còn có thuận lợi trong giá nhân công. Trong các nước Châu Á nước ta được đánh giá là một trong những nước có giá nhân công htấp nhất. Chính điều này đã tạo lên lợi thế so sánh cơ bản của hàng dệt may của Việt Nam.
Bảng 4: Giá nhân công ngành dệt may của một số nước.
(Đơn vị tính: USD/giờ )
Nhật
Pháp
Mỹ
Anh
Đ.Loan
H.Quốc
H.Kông
Singpore
16,63
12,63
10,33
10,16
5
3,6
3,39
3,16
Malaixia
TháiLan
Philipin
Ấn Độ
TrungQuốc
Inđônêxia
ViệtNam
0,95
0,87
0,67
0,54
0,34
0,23
0,18
Nguồn: Tổng công ty Dệt may Việt Nam.
Ta còn thấy, dệt may là ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, công nghệ không quá phức tạp, suất đầu tư thu hồi vốn nhanh phù hợp với việc sản xuất quy mô nhỏ ở Việt Nam. Ngành công nghiệp dệt may với các ngành công nghiệp khác đầu tư thấp hơn nhiều chỉ bằng 1/10 so với ngành điện, 1/15 so với ngành cơ khí, và bằng 1/20 so với ngành luyện kim. Công nghiệp dệt chỉ cần đầu tư khoảng 15.000 USD, công nghiệp may cần khoảng 10.000 USD trong khi đó suất đầu tư của ngành giấy cần tới 30.000 USD.
Đặc biệt, Việt Nam được coi là một nước còn chậm phát triển từ lý do đó có sự chuyển dịch cơ cấu từ nước phát triển sang. Đó là nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch ngành dệt may từ những nước phát triển sang. Đây là điều kiện cho Việt Nam phát triển ngành dệt may.
Viêt Nam còn được biết đến là cái nôi văn hóa, với bề dày lịch sử, ngành dệt đã gắn bao truyền thống của cha ông ta với các sản phẩm nổi tiếng như lụa Hà Đông…đã khẳng định được vị thế trên thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành dệt may đóng góp cho ngành kinh tế, Đảng và Nhà nước không ngừng thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành công nghiệp như miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào cho hàng xuất khẩu, quy định trước thuế 0% để được hoàn thuế các mặt hàng xuất khẩu. Nhà nước còn cho một số doanh nghiệp vay lãi tạo điều kiện mở rộng khả năng sản xuất, tăng khối lượng xuất khẩu. Đồng thời, Cục xúc tiến và các Đại sứ quán tại các nước cung cấp thông tin đầy đủ giúp cho các doanh nghiệp có các định hướng xuất khẩu phù hợp.
Ta còn thấy có điểm tương đồng, bổ sung giữa hai nền kinh tế đó là sự bù đắp lẫn nhau. Việt Nam là nước kém phát triển, công nghệ và trang thiết bị lạc hậu, cũ kỹ… Trong khi đó, Mỹ là một cường quốc lớn nhất thế giới với trình độ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Hai sự trái ngược này bổ sung cho nhau bằng việc xuất hiện những hợp đồng đối lưu có sự trao đổi hàng hóa phù hợp.
Đó là những thuận lợi mà ngành dệt may của Việt Nam có được nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều khó khăn thách thức ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của hàng dệt may qua thị trường Mỹ.
Những thách thức của hàng dệt may của Việt Nam khi xâm nhập thị trường Mỹ.
2.1. Các rào cản từ phía Mỹ.
Hiệp định song phương Việt Nam – Hoa Kỳ ký tháng 4 năm 2003 và bắt đầu có hiệu lực từ 1/5/2003 là một trở ngại lớn đối với toàn ngành dệt may của Việt Nam. Theo hiệp định này, 38 cát dệt may từ Việt Nam phải chịu hạn chế về số lượng nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa phải là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO) nên việc xuất khẩu hàng dệt may vẫn bị hạn ngạch. Đó là hạn chế lớn đối với với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may.
Ngoài ra, cũng còn có rất nhiều bất lợi khác từ trong nước Thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn, có thể tiêu thụ hàng hóa của hầu hết các thị trường với tất cả các nhu cầu về mặt giá cả, chất lượng, mẫu mốt… Nhưng đây cũng là thị trường mà nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng về nhóm hàng dệt may có độ nhạy cảm cao. Nói cách khác, sự biến động của nhu cầu, thị hiếu, sở thích của khách hàng là khó khăn đối với việc tìm hiểu nhu cầu thị trường, và đáp ứng nhu cầu của họ.
Mặt khác, luật pháp của nước Mỹ ở mỗi bang đều có những điểm không đồng nhất. Khi xuất khẩu cần có những thông tin cụ thể về luật của các bang, cử các cán bộ nắm bắt thay đổi các luật định, sự biến đổi của luật tại các thị trường này.
2.2 Các khó khăn từ trong nước.
Ngoài ra, dệt may Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế trong công việc Marketing giới thiệu sản phẩm. Do thiếu vốn mà vấn đề quảng cáo giới thiệu sản phẩm còn yếu, nghiên cứu thiết kế mẫu còn sơ sài, tìm kiếm khách hàng còn mang tính thụ động, chủ yếu là các khách hàng tự tìm đến với các công ty. Các công ty còn chưa chú trọng đầu tư cho hệ thống thu thập thông tin để nắm bắt thông tin kịp thời về vấn đề giá cả, cung cầu trên thị trường gây khó khăn trong quá trình đàm phán và xây dựng giá cả.
Trong bối cảnh của ngành dệt may Việt Nam hiện nay đã có từng bước khẳng định của mình trên thương trường quốc tế. Bằng các kết quả đạt được dệt may Việt Nam đang dần củng cố được vị thế của mình trên thương trường quốc tế. Chúng ta chưa được phép thỏa mãn với những kết quả đó vì đó chưa thực sự đảm bảo một vị thế vững chắc trên thị trường và vượt trội so với đối thủ khác. Bài toán thị trường đầu ra luôn là một vấn đề lớn cần giải đáp cho toàn ngành dệt may nói chung và công ty cổ phần may Thăng Long nói riêng. Trước mắt, thị trường Mỹ là một thị trường giàu tiềm năng và hấp dẫn. Một con đường xuất khẩu đối với công ty đã đang dần được khai thông. Tuy nhiên, đó không phải là một con đường bằng phẳng. Để sản phẩm của dệt may Việt Nam nói chung và sản phẩm của công ty cổ phần may Thăng Long nói riêng có mặt và tạo lập được uy tín trên thị trườngMỹ là một quá trình gian lao vất vả. Để đạt được kết quả như mong muốn cần có sự chung vai gánh vác của các doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước.
III. Các hình thức xuất khẩu hàng dệt may.
Cũng như những ngành khác, dệt may cũng có thể áp dụng rất nhiều các biện phương thức xuất khẩu để đưa sản phẩm của mình tới khách hàng ở các nước khác nhau. Nhưng tùy điều kiện, hoàn cảnh mà mỗi công ty, doanh nghiệp lựa chọn cho mình những phương pháp xuất khẩu phù hợp. Hiện nay, đối với ngành dệt may của Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần may Thăng Long nói riêng chủ yếu áp dụng hai phương thức chính đó là xuất khẩu trực tiếp (với biện pháp xuất khẩu FOB) và hình thức gia công.
1. Hình thức xuất khẩu trực tiếp.
Theo tài liệu Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu của GS.TS. Võ Thanh Thu có viết: Giao dich trực tiếp (xuất nhập khẩu trực tiếp) là hình thức giao dịch trực tiếp, trong đó người bán (người sản xuất, người cung cấp) và người mua có quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác.
Từ đó ta thấy, xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài.
Để thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua xuất khẩu trực tiếp, các công ty thường sử dụng các phương thức sau:
Đại diện bán hàng: đây là phương thức bán hàng không mang danh nghĩa của người ủy thác nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hóa bán được. Trên thực tế, đại diện bán hàng hoạt động như một như là nhân viên bán hàng của công ty ở thị trường nước ngoài, công ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng ở thị trường đó.
Đại lý phân phối: đây là phương thức xuất khẩu trong đó người mua hàng hóa của công ty để bán theo kênh tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định. Công ty khống chế phạm vi phân phối ở thị trường nước ngoài. Đại lý phân phối chấp nhận rủi ro liên quan đến việc bán hàng hóa ở thị trường đã định sẵn và thu lợi nhuận qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Từ những định nghĩa trên ta thấy, hình thức xuất khẩu trực tiếp có những ưu điểm. Đó là việc cho phép người xuất khẩu trực tiếp nắm bắt được nhu cấu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả để người bán thỏa tôt nhất mãn nhu cầu của thị trường, của khách hàng. Từ việc xuất khẩu trực tiếp, sẽ giúp nhà xuất khẩu tiết kiệm được rất nhiều chi phí qua các khâu trung gian, người bán sẽ không bị chia nhỏ lợi nhuận. Đồng nghĩa với việc đó là người tiêu dùng cũng được tiếp xúc gần hơn với giá cả thực tế của sản phẩm. Ngoài ra, việc xuất khẩu trực tiếp giúp cho doanh nghiệp gây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp.
Nhưng bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp xuất khẩu trực tiếp cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên có thể xét tới việc chi phí bỏ ra để tiếp cận thị trường nước ngoài là rất lớn cho nên những doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn ít khó có khả năng theo đuổi. Đặc biệt những doanh nghiệp của Việt Nam phần đông đều là những doanh nghiệp nhỏ và vừa nên việc theo đuổi việc xuất khẩu trực tiếp này gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi có các cán bộ có ngiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: giỏi về giao dịch đàm phán, am hiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo, có như vậy mới đảm bảo kinh doanh xuất khẩu trực tiếp có hiệu quả. Đây vừa là yêu cầu để đảm bảo hoạt động kinh doanh xuất trực tiếp, vừa thể hiện điểm yếu của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam khi tiếp cận thị trường thế giới. Chính vì các điểm yếu trên mà sự lựa chon hiện nay của các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam là xuất khẩu theo phương thức thứ hai đó là hình thức gia công.
2. Hình thức gia công
Gia công là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó gia công hàng xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó, người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu định trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.
Hoạt động gia công ngày nay khá phổ biến trong hoat động ngoại thương của nhiều nước. Hoạt động gia công mang đến thuận lợi cho các hai bên với các lợi thế của mình. Với bên đặt gia công, phương thức này giúp cho lợi dụng được giá rẻ về nguyên phụ liệu và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia công, phương thức này giúp họ yên tâm với sản phẩm làm ra bởi có sẵn thị trường tiêu thụ, không phải bỏ ra bất cứ chi phí cho họat động bán sản phẩm xuất khẩu. Việc thực hiện các hợp đồng gia công thích hợp cho những công ty có quy mô vừa và nhỏ bởi vốn đầu tư ít cho sản xuất do không phải lo về nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, nó còn giúp tận dụng được lực lượng nhân công rẻ trong nước. Từ hoạt đọng này, cũng giúp các doanh nghiệp học hỏi được kinh nghiệm xuất khẩu, tạo mẫu bao bì…
Trong điều kiện kinh nghiệm kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt trong ngành may thấp, chưa có mẫu mã, nhãn hiệu, có uy tín riêng thì hình thức gia công xuất khẩu giúp cho ngành may mặc của Việt Nam đưa ngay ra thị trường thế giới, mang lại ngoại tệ cho đất nước.
Nhưng hiện tại, trong quan hệ gia công hiện nay, phần lớn đối tác gia công là các trung gian mua bán nên lợi nhuận thu được từ hoạt động này không cao. Ngoài ra, như ta biết hoạt động gia công của doanh nghiệp nhận gia công phụ thuộc vào bên phía đặt gia công: phụ thuộc về thị trường, giá bán sản phẩm, giá đặt gia công, nguyên vật liệu, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm…cho nên những doanh nghiệp sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm tốt với hình thức gia công doanh nghiệp khó có điều kiện phát triển mạnh ra thị trường thế giới. Gia công nhiều khi còn là trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để bán máy móc cho phía bên Việt Nam, sau một thời gian không có thị trường đặt gia công nữa máy móc phải “đắp chiếu” gây lãng phí. Nhiều trường hợp bên đặt gia công đưa máy móc trang thiết bị cũ, lạc hậu về công nghệ sang Việt Nam dẫn tới công nhân làm việc kém hiệu quả, nặng nhọc, gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, với năng lực tiếp thị kém nhiều doanh nghiệp bị phía bên đặt gia công lợi dụng quota phân bổ đưa hàng kém chất lượng vào Việt Nam.Với trình độ còn hạn chế, phương thức gia công còn dẫn tới việc quản lý định mức gia công và thanh lý các hợp đồng gia công không tốt sẽ là chỗ hở để đưa hàng hóa trốn thuế vào Việt Nam, gây khó khăn cho sản xuất, và kinh doanh trong thị trường nội địa. Hiện nay, tình hình gia công ở khu vực và trong nước ngày càng gay gắt làm cho giá gia công sụt giảm dẫn tới tình trạng hiệu quả kinh doanh kém do hiệu quả kinh doanh gia công thấp, thu nhập của công nhân gia công ngày càng giảm sút.
Trên đây là hai hình thức xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may xuất khẩu của nước ta trong thời gian qua. Phần nào đã đưa lại kết quả đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu nói riêng và đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân nói chung. Đồng thời với lượng xuất khẩu không ngừng tăng cao, chất lượng luôn được cải tiến để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các bạn hàng, của khách hàng dệt may đã tự khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế.
Với kết quả đã đạt dược trong thời gian qua cùng với kinh nghiệm thu được các doanh nghiệp nói riêng và Tổng công ty dệt may nói chung sẽ lựa chọn cho mình được cách xuất khẩu thích hợp nhất phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.
I. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần may Thăng Long
1. Giới thiệu về công ty
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần may Thăng Long.
Tên giao dịch: Thanglong Garment Joint Stock Company.
Địa chỉ: 250 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tên viết tắt: THALOGA
Tel: (84.4) 8623372, 8623375, 6240592, 8639265, 8623054.
Fax: (84.4) 8623374
E-mail: Thaloga@fpt.vn - TGĐ.Thaloga@fpt.vn
Website:
Ngoài trụ sở chính tại 250 Minh Khai, Hà Nội Công ty cổ phần may Thăng Long còn có các xí nghiệp may:
Xí nghiệp may Thăng Long G&A: Thanh Châu, Phủ Lý, Hà Nam
Tel/Fax: (84.351) 850004* Mobile: 0903435952
Xí nghiệp may Nam Hải: 189 Nguyễn Văn Trỗi, Năng Tinh, Nam Định
Tel/Fax: (84.0350) 843597, 864435* Mobile: 0912065444
Công ty còn có các trung tâm giao dich và giới thiệu sản phẩm tại các địa điểm:
250 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (84.4) 8623054, 8623372, 8623375, 8639265, 6240592
Fax: (84.4) 8623374
37 – 39 Ngô Quyền, 02 Hàng Đậu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tel: (84.4) 8251262* Mobile: 0913207615
Fax: (84.4) 8268304
Ngoài ra công ty được chia thành những xí nghiệp nhỏ chuyên sản xuất từng mặt hàng riêng theo chuyên môn hoá.
2. Quá trình phát triển
Công ty cổ phần may Thăng Long tiền thân là công ty may Thăng Long trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, được thành lập ngày 8/5/1958 theo quyết định của bộ ngoại thương. Và đến năm 2004 theo quết định số 165/2003/QB-BCN ngày 14/10/ 2003 công ty chuyển thành cổ phần mang tên công ty cổ phần may Thăng Long tên tiếng Anh là THANGLONG GARMENT JOINT STOCK COMPANY (THALOGA) với số vốn điều lệ là 23 tỷ đồng trong đó vốn Nhà nước chiếm 51%. Hiện tại, THALOGA CÓ 05 xí nghiệp tại Hà Nội, Hoà Lạc (Hà Tây), Nam Định và 01 Công ty liên doanh tại Hà Nam với 75 dây chuyền sản xuất và trên 3000 cán bộ công nhân viên. Có được kết quả trên công ty phải trải qua quá trình hình thành và phát triển thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn đầu thành lập từ 1958- 1988. Đây là giai đoạn công ty gặp nhiều khó khăn do mới thành lập và có chiến tranh.
Sau một thời gian chuẩn bị ngày 8/5/1958 Bộ Ngoại thương đã chính thức ra quyết định thành lập Công ty may mặc xuất khẩu, thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm. Công ty có trụ sở đóng tại số nhà 15 phố Cao Bá Quát- Hà Nội. Ban đầu thành lập công ty chỉ có 20 công nhân tay nghề cao và 8 cán bộ là bộ đội chuyển._. ngành. Với tổng số 28 cán bộ ban đầu, nhưng con số không ngừng tăng lên đến nhưng tháng cuối năm 1958 tông số cán bộ cà công nhân không ngừng tăng lên tới 550 người. Đồng thời công ty hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm với tổng sản lượng là 392.129 sản phẩm đã đạt 112,8% kế hoạch đề ra. Sau đó căn cứ vào nhu cầu sản xuất công ty đã có những thay đổi về địa điểm. Từ những ngày đầu, công ty đã chuyển về 40 Phùng Hưng, bộ phận đóng gói, đóng hòm phải phân tán về 17 Chả Cá và phố Cửa Đông. Với quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, tới năm 1959 công ty chuyển về 139 Lò Đúc nhưng một số bộ phận vẫn phân tán ở một số nơi như sản xuất áo sơ mi, pizama đặt ở Hàng Ngang, măng tô đặt ở Hàng Trống, Hàng Bồ, áo mưa đặt ở Trại Găng và đóng gói, đóng hòm ở Chả Cá, Cửa Đông, Hàng Bột...Nhờ sự tăng quy mô về máy móc, thiết bị, số lượng lao động, hệ thống quản lý...kế hoạch công ty đã tăng gấp 3 lần năm 1958 nhưng công ty vẫn vượt 102% chỉ tiêu. Trong những năm này công ty đã mở rộng quan hệ với các khách hàng nước ngoài như: Liên Xô, Đức, Mông Cổ, Tiệp Khắc.
Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội, đề ra đường lối đưa miền Bắc quá độ lên CNXH và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Để hưởng ứng phong trào đó của Đảng và Nhà nước công ty bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) với những thay đổi lớn. Tháng 7/1961, công chuyển về địa điểm 250 Mịnh Khai thuộc khu phố Hai Bà Trưng nay là quận Hai Bà Trưng – là trụ sở chính như ngày nay. Với địa điểm mới đã tạo nhiều thuận lợi cho mọi hoat động của công ty. Với mặt bằng rộng rãi, tổ chức sản xuất ổn định, các bộ phận không còn phân tán nay đã thống nhất tạo thành một dây chuyền khép kín khá hoàn chỉnh ngay từ nhưng khâu ban đầu như nguyên vật liệu cắt, may, giặt, mài, là đến khâu cuối cùng là đóng gói, đóng hòm.
Ngày 31/8/1965 theo Quyết định của Bộ Ngoại Thương tách bộ phận gia công thành đơn vị độc lập với tên gọi là Công ty gia công may mặc. Công ty may mặc xuất khẩu đỏi tên thành Xí nghiệp may mặc xuất khẩu và từ đây đánh dấu một giai đoạn mới của xí nghiệp với những điều kiện thuận lợi đã tạo điều kiện cho xí nghiệp đi vào chuyên sâu vào các mặt hàng xuất khẩu nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của xí nghiệp nói riêng và của toàn ngành dệt may Việt Nam nói chung. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm xí nghiệp đã có những đầu tư tích cực vào máy móc (cụ thể đã được cấp 178 máy chạy điện của Công hoà dân chủ Đức thay cho máy móc cũ, chuyển từ thủ công sang máy móc...) và trong 5 năm xí nghiệp luôn hoàn thành kế hoạch và đã đóng góp vào việc thực hiện kế hoạch 5 năm thành công trong cả nước.
Vào những năm kháng chiến chống Mỹ, cùng với cả nước xí nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn, đã trải qua 4 lần đổi tên, 4 lần đổi địa điểm, 5 lần thay đổi cán bộ chủ chốt với lượng nguyên vật liệu thiếu đã dãn tới năm 1972 xí nghiệp chỉ hoàn thành 67,7% kế hoạch với 2 084 643 sản phẩm. Nhưng con số không ngừng tăng lên theo sự nỗ lực của các cán bộ, công nhân trong xí nghiệp. Năm 1973 xí nghiệp đã đạt tổng giá trị sản lượng là 5 696 900 đồng tức đạt 101,77%. Những năm tiếp theo trong điều kiện khó khăn sản lượng có tăng nhưng không nhiều như năm 1975 xí nghiệp đã đạt tổng giá trị sản lượng là 5 984 900 đồng tức đạt 104,36%. Trong các năm 1976- 1980, xí nghiệp đã tập trung vào một số hoạt động chính như: triển khai thực hiện là đơn vị thí điểm của toàn ngành may, trang bị thêm máy móc, nghiên cứu và cải tiến dây truyền công nghệ...Năm 1979, xí nghiệp được Bộ quyết định đổi thành xí nghiệp may Thăng Long.
Giai đoạn từ 1980- 1988, đây là thời kỳ phát triển vượt bậc của xí nghiệp. Mỗi năm trung bình xuất khẩu 5 000 000 áo sơ mi, thị trường được mở rộng ở hầu hết các nước XHCN như: Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc...
Giai đoạn từ 1989- 2003, những thị trường truyền thống của xí nghiệp dần thay đổi do vào đầu những năm 90 có sự sụp đổ của một loạt các nước XHCN, những hợp đồng đã ký ở các thị trường như Đức, Liên Xô, Đông Âu không còn hiệu lực, hàng không có thị trường tiêu thụ. Ngành dệt may nói chung và xí nghiệp may Thăng Long nói riêng lâm vào tình trạng khó khăn.
Đứng trước khó khăn đó lãnh đạo của xí nghiệp may Thăng Long đã quyết định tổ chức lại sản xuất. Xí nghiệp quyết định đầu tư hơn 20 tỷ dồng để thay thế toàn bộ hệ thống thiết bị cũ trước đây của Công hoà dân chủ Đức bằng dây truyền thiết bị mới của Cộng hoà liên bang Đức, Nhật Bản. Đồng thời xí nghiệp hết sức chú trọng đến việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Xí nghiệp đã ký nhiều hợp đồng với các doanh nghiệp ở Pháp, Đức, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Với những thay đổi hiệu quả trên, năm 1991 xí nghiệp may Thăng Long là đơn vị đầu tiên của ngành may được Nhà nước cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Với sự ưu đãi này đã giúp cho xí nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng ở các thị trường đã giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và địa phương trong thời kỳ đổi mới, tháng 6/1992 xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công Nghiệp) cho phép chuyển đổi tổ chức từ xí nghiệp sang thành công ty và giữ nguyên tên Thăng Long theo quyết định số 218 TC/LĐ- CNN. Công ty may Thăng Long ra đời- đánh đấu một giai đoạn phát triển mới. Công ty may Thăng Long là mô hình công ty đầu tiên trong các xí nghiệp may mắc phía Bắc được tổ chức theo cơ chế đổi mới. Công ty đã thiết lập quan hệ với nhiều bạn hàng ở các thị trường mới như Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ...Ngoài thị trường xuất khẩu doanh nghiệp còn chú trọng thị trường nội địa, năm 1993, công ty đã thành lập Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm tại 39 Ngô Quyền, Hà Nội với diện tích trên 300m2 từ đó mở rộng sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm của công ty cũng như giúp cho công ty hiểu biết thêm về khách hàng của mình. Từ năm 1994, công ty đã thực hiện việc cải tiến quản lý sản xuất. Bộ máy quản lý tinh giảm, giám đốc trực tiếp quản lý và điều hành quản lý hoạt động của công ty. Đồng thời công ty đã thực hiện việc cải tiến quản lý sản xuất chuyển từ chế độ 2ca/ngày sang chế độ 1ca/ngày. Việc cải tiến đã giúp người lao động không phải đi quá sớm về quá muộn đảm bảo sức khỏe. Và hiệu quả của việc đổi mới này đã làm tăng 20% năng suất lao động. Từ đây công ty đã bắt đầu sáng tạo những mẫu mốt đế triển khai các đơn đặt hàng FOB và nội địa, với một số mặt hàng như áo khoác dài, thảm treo tường…
Công ty cũng thay đổi hàng loạt máy móc mới và hiện đại đã đưa năng suất 1.200.000/năm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đến năm 1996 công ty lại tiếp tục đầu tư 6 tỷ đồng để cải tạo nhà xưởng, mua sắm thiết bị, thành lập xí nghiệp may tại Nam Hải tại TP.Nam Định thu hút 250 lao động và năm 2001 công ty đã đầu tư xây dựng công trình nhà máy liên doanh với Trung Quốc G&A tại Hà Nam với số vốn đầu tư trên 30 tỷ đồng giai đoạn 1, bắt đầu tháng 1 năm 2003 nhà máy chính thức đi vào hoạt động đã xuất khẩu 45.000 sản phẩm vào các thị trường EU, Mỹ, Isael...Nhờ sự phát triển đó công ty là một trong những đơn vị đầu tiên ở phía Bắc chuyển sang hoạt động sản xuất với kinh doanh nâng cao hiệu quả.
Từ năm 2004 đến nay, công ty may Thăng Long được cổ phần hoá theo quyết định số 165/2003/QĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ Công Nghiệp về việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Công ty may Thăng Long trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam. Công ty may Thăng Long chuyển sang hình thức cổ phần với Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ và 49% được bán cho các cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong quá trình hoạt động, khi có nhu cầu và đủ điều kiện công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh. Theo phương án cổ phần hoá:
Vốn điều lệ của công ty
Vốn điều lệ được chia thành
Mệnh giá thống nhất của mỗi cổ phần
23.306.700.000 đồng
233.067 cổ phần
100.000 đồng
Với gần 50 năm hoạt động công ty may Thăng Long đã đạt nhiều thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước. Ghi nhận những đóng góp công ty Nhà nước đã trao tăng cho đơn vị nhiều huân chương cao quý như 1 Huân chương Độc lập hạng nhì (năm 2002), Huân chương Độc lập hạng 3 (năm 1997) và nhiều huân chương cao quý khác. Đặc biệt công ty là đơn vị đầu tiên được cấp phép xuất khẩu trực tiếp, tạo thế chủ động, giảm phiền hà tiết kiệm chi phí,…Công ty đã nhận gia công, may, thêu, mài…80% sản phẩm của công ty xuất khẩu ra nước ngoài và thị trường đã mở rộng ra trên 30 quốc gia.
3. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh.
3.1. Chức năng.
Từ khi thành lập, sau gần 50 năm hoạt động công ty đã vượt lên là một công ty đứng đầu ngành dệt may. Có được thành quả đó là do công ty đã hoạt động tốt chức năng của mình. Đó là khai thác, sử dụng có hiệu quả tài sản và nguồn vốn, lao động để phát triển sản xuất, tìm hiểu mặt hàng mới. Đồng thời, công ty còn phải tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.
3.2. Nhiệm vụ.
Công ty cổ phần may Thăng Long là công ty thuộc ngành dệt may đầu tiên được quyền xuất, nhập khẩu trực tiếp, công ty chuyên sản xuất các mặt hàng chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra, công ty còn sản xuất các sản phẩm nhựa và kinh doanh khu ngoại quan. Vì vậy, nhiệm vụ của công ty đó là xây dựng và thực hiện đầy đủ các kế hoạch kinh doanh, đáp ứng nhu cầu may mặc của các tầng lớp nhân dân, thực hiện đầy đủ các hợp đồng xuất nhập khẩu. Đồng thời, công ty cần hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Tổ chức tốt đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty.
3.3 Lĩnh vực kinh doanh.
Mỗi năm công ty sản xuất khoảng 10.000.000 sản phẩm, trong đó xuất khẩu khoảng 80%. Sản phẩm của công ty có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới trong đó có cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU,…Những mặt hàng công ty đang sản xuất và kinh doanh chủ yếu:
- Quần áo bò.
- Quần áo sơ mi nam, nữ, bộ comple.
- Bộ đồng phục người lớn, trẻ em.
- Áo jacket các loại.
- Quần áo thể thao và quần áo dệt kim.
Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm: sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trên các lĩnh vực hàng may mặc, nhựa, kho ngoại quan. Trong đó, hoạt động chính vẫn là ở lĩnh vực may mặc với các loại sản phẩm cơ bản: quần, áo sơmi, áo jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ em…Việc sản xuất của công ty chủ yếu là hàng gia công may mặc theo các hợp đồng gia công.
4. Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh
4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị.
Từ năm 2004, công ty may Thăng Long được cổ phần hoá theo quyết định số 165/2003/QĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ Công Nghiệp về việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Công ty may Thăng Long trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam. Công ty may Thăng Long chuyển sang hình thức cổ phần với Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ và 49% được bán cho các cán bộ công nhân viên trong công ty.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty đựơc tổ chức như sơ đồ sau:
Bé m¸y tæ chøc qu¶n lý ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña C«ng ty.
Tæng gi¸m ®èc
PT gi¸m ®èc ®iÒu hµnh s¶n xuÊt
PT gi¸m ®èc ®iÒu hµnh néi chÝnh
PT gi¸m ®èc ®iÒu hµnh kü thuËt
Phßng kinh doanh néi ®Þa
Phßng kÕ ho¹ch thÞ trêng
Phßng kü thuËt chÊt lîng
V¨n phßng c«ng ty
Phßng chuÈn bÞ s¶n xuÊt
XÝ nghiÖp dÞch vô ®êi sèng
C¸c ph©n xëng
Cöa hµng thêi trang
Trung t©m th¬ng m¹i & giíi thiÖu s¶n phÈm
Phßng kÕ to¸n tµi vô
Nguån: V¨n phßng c«ng ty
Từ sơ đồ ta có thể thấy hệ thống bộ máy quản lý của công ty như sau:
Ở cấp công ty có:
+ Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định các vấn đền liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty. Các vấn đề do ĐHĐCĐ quyết định thường được thực hiện thông qua biểu quyết, nghị quyết được thông qua khi có trên 51% số phiếu tham gia cuộc họp ĐHCĐ đồng ý. Các vấn đề về ĐHCĐ được quy định tại Luật Doanh nghiệp và chi tiết theo điều lệ của công ty.
+ Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý của công ty, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT. Thay mặt HĐQT điều hành công ty là Tổng giám đốc. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT về mọi hoạt động của công ty. HĐQT hoạt động hoạt động tuân thủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ của công ty.
+ Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động của ĐHĐCĐ, đứng đầu là trưởng ban kiểm soát.
+ Tổng giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hay bãi nhiệm. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Giúp việc cho tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiêm hay bãi nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc, gồm có các Phó Tổng giám đốc sau:
- Phó Tổng giám đốc điều hành kỹ thuật: có trách nhiệm giúp việc cho Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất và thiết kế của công ty.
-Phó Tổng giám đốc sản xuất: có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh.
-Phó Tổng giám đốc điều hành nội chính: có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc về mặt đời sống nhân viên và điều hành các dịch vụ đời sống.
Còn các chức năng có các phòng ban như sau:
-Văn phòng công ty: có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, các mặt tổ chức của công ty: quan hệ đối ngoại, giải quyết các chế độ chính sách với người lao động.
-Phòng kỹ thuật chất lượng: quản lý, phác thảo, tạo mẫu các mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu của công ty, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm.
-Phòng kế hoạch thị trường: có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm. Tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu hàng hoá, đàm phán, soạn thảo hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước.
-Phòng kế hoạch tài vụ: tổ chức quản lý, thực hiện công tác tài chính kế toán theo chính sách của Nhà nước. Đảm bảo đầy đủ nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh theo yêu cầu phát triển của công ty. Phân tích và tổng hợp số liêụ để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp đảm bảo hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao.
-Phòng chuẩn bị sản xuất: tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá trong kho cũng như vận chuyển, cấp phát nguyên vật liệu đến từng đơn vị theo lệnh sản xuất. Ngoài ra, phòng còn chịu trách nhiệm kiểm tra số lượng, chất lượng của nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
- Phòng kinh doanh nội địa: tổ chức tiêu thụ hàng hoá nội địa, quản lý hệ thống bán hàng, các đại lý bán hàng cho công ty và theo dõi tổng hợp, báo cáo tình hình kết quả kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của đại lý.
- Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm: các sản phẩm được trưng bày, gới thiệu và bán các loại sản phẩm của công ty. Đồng thời, trung tâm còn tiếp nhận các ý kiến đóng góp, phản hồi từ người tiêu dùng.
- Cửa hàng thời trang: tại đây các sản phẩm dược trưng bày mang tính giới thiệu là chính, ngoài ra còn có nhiệm vụ cung cấp các chiến lược tìm kiếm thị trường.
- Xí nghiệp dịch vụ đời sống: làm công tác dịch vụ, phục vụ thêm cho đời sống của công nhân viên: quản lý lớp mẫu giáo, trông xe, nhà ăn….
4.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Với dây truyền công nghệ hiện đại, công ty bố trí chuyên môn hoá sản xuất cho từng xí nghệp cụ thể. Mỗi đơn vị sản xuất đều được tiến hành theo công nghệ khép kín. Hiện nay, cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty được sắp xếp như sau:
+ Có 5 xí nghiệp may trong đó có 3 xí nghiệp: XN I, XN II, XN III đóng tại Hà Nội, một xí nghiệp may Nam Hải đóng tại Nam Định, xí nghiệp may Hà Nam đóng tại Hà Nam, một xí nghiệp phụ trợ bao gồm phân xưởng thêu và phần xưởng mài đồng thời có nhiệm vụ cung cấp điện nước, sửa chữa máy móc, thiết bị cho toàn công ty.
+ Một cửa hàng thời trang chuyên nghiên cứu mẫu mốt và sản xuất những đơn đặt hàng nhỏ với số lượng khoảng 1000 sản phẩm.
Các cấp xí nghiệp:
- Trong các xí nghiệp thành viên ban giám đốc Xí nghiệp gồm Giám đốc xí nghiệp. Giúp việc cho các giám đốc xí nghiệp có các nhân viên thống kê xí nghiệp và nhân viên thống kê phân xưởng.
Dưới các trung tâm và các cửa hàng thời trang có cửa hàng trưởng và các nhân viên của cửa hàng.
II. Thực trạng xuất khẩu của hàng dệt may của công ty cổ phần may Thăng Long giai đoạn vừa qua.
1. Hoạt động xuất khẩu trong thời gian qua.
1.1. Thị trường xuất khẩu.
Được thành lập từ năm 1958, trải qua gần 50 năm hoạt động chuyển mình theo những bước đi lên của nền kinh tế. Từ giai đoạn miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành cuộc cách mạng dân chủ dân tộc rồi tới khi cả nước thống nhất. Trông giai đoạn kế hoạch hóa tập trung, sự giao lưu kinh tế chỉ gói gon trong khối XHCN trong đó các bạn hàng chủ yếu là các nước Cộng hòa dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô… Sau khi đại hội Đảng VI năm 1986 với chủ trương xây dựng một nền kinh tế tuân theo các quy luật kinh tế thị trường và trong các Đại hội gần đây xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là một vấn đề được quan tâm. Ngày nay, quan hệ với các nước ngày càng được mở rộng, các bận hàng không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nước có cùng thể chế chính trị với chúng ta mà còn hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng cả hai bên đều có lợi thì các khách hàng của Công ty ngày càng được mở rộng. Ngoài những khách hàng truyền thống từng trước tới nay công ty đã thiết lập được các khách hàng mới ở các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Đức, Nhật Bản, Israel với các Công ty như: OTTO, WINMARK, WANHIN, ITOCHU…
Cùng với sự phát triển và trưởng thành của mình, công ty đã có được những khách hàng truyền thống. Đặc biệt, với các sản phẩm của mình, công ty cổ phần may Thăng Long đã thu hút được khách hàng từ những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… trong đó thì thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 75% tổng doanh thu xuất khẩu trong kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty. Tỷ trọng hàng xuất khẩu trên tổng doanh thu thường là rất lớn mỗi năm tới 90%. Trong hạn ngạch dệt may thì công ty sản xuất và tiêu thụ các mã hàng như CAT 4,5,6,7,8,15,73,83 EU và CAT 1,2,3,5 Canada điều này được thể hiện rõ ràng thông qua bảng số liệu sau:
Tình hình xuất khẩu sản phẩm qua các thị trường.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Lượng (1000sp)
Giá trị (1000USD)
Lượng (1000sp)
Giá trị (1000US)
Lượng (1000sp)
Giá trị (1000USD)
Tồng kim ngạch
51015
9457
5421
11317
7102
14146
Châu Âu
269,5
353,25
269,5
377,95
269,5
404,4
Châu Mỹ
4585,79
8790,52
4876,36
10608,61
6517,6
13394,6
Châu Á
245,71
314,23
275,14
330,44
288,9
346,962
Châu Phi
0
0
0
0
0
0
Châu Úc
0
0
0
0
0
0
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
Từ biểu đồ ta thấy tốc độ tăng của hàng xuất khẩu qua mỗi thị trường tăng cả về số lượng và giá trị. Tuy nhiên tại thị trường Châu Mỹ trọng tâm là Mỹ và Mêhycô tốc độ tăng nhanh nhất về mặt sản lượng xuất khẩu tăng là 33,65% về mặt giá trị là 26,3%. Các thị trường khác như Châu Âu (các nước EU, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ), thị trường Châu Á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc) tốc độ tăng cũng tương đối. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng cơ cấu hàng dệt may thì tỷ lệ này còn quá bé. Nhưng hiện tại doanh nghiệp vẫn chưa phát triển thị trường tại khu vực Châu Phi và Châu Úc. Điều này được thể hiện khi không hề có giá trị xuất khẩu qua các thị trường này trong khi chúng ta đang có những kế hoạch hợp tác giao lưu kinh tế với các khu vực này.
Từ bảng trên ta thấy khối lượng xuất khẩu của công ty tập trung chủ yếu ở tại các thị trường Châu Mỹ mà trọng tâm trong đó là thị trường Mỹ. Trong khi việc tập trung thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sang thị trường EU là khó khăn, chỉ chiếm khoảng 4% so với tổng kim ngách xuất khẩu. Như vậy, việc tập trung vào thị trường Châu Âu để tăng lượng xuất khẩu là rất khó khăn và Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn đầy tiềm năng cần khai thác.
Không những thế, mặc dù có những lợi thế do là một doanh nghiệp kinh doanh lâu năm, có nhiều kinh nghiệm. Nhưng trong giai đoạn hiện nay sau khi nước ta tiến hành cải cách kinh tế, công nhận nền kinh tế thị trường thì ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp may mặc trên thị trường do trong ngành may mặc không cần đòi hỏi vốn lớn mà khả năng quay vòng vốn lại nhanh hơn các ngành khác. Chính điều này đã tạo ra những thách cho những doanh nghiệp may noi chung và công ty cổ phần may Thăng Long noi riêng. Chỉ xét riêng trong khu vực Hà Nội công ty đã chịu sự cạnh tranh của các công ty may lớn trong Tổng công ty dệt may Việt Nam (VINATEX) như: Tổng công ty dệt may Hà Nội (HANOISIMEX), Công ty may Việt Tiến, May Đức Giang, May 10…ngoài ra còn có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp may măc của Trung Quốc, Ấn Đô…cả về giá cả và quy mô tốc độ cung ứng cũng như sự đa dạng về mặt hàng sản xuất. Sự cạnh tranh này càng thúc đẩy công ty cần có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, các chính sách thị trường cho phù hợp. Quan trong đó là vấn đề sử dụng các yếu tố phi giá cả như một công cụ Marketing phù hợp, tập trung các yếu tố như tốc độ, chất lượng, sự phù hợp về mặt pháp lý, hệ thống giao nhận… nhằm củng cố lượng khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng thị trường.
1.2. Các sản phẩm chủ yếu.
Ngay từ khi mới thành lập công ty đã xác định sản phẩm sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.Công ty cổ phần may Thăng Long sản xuất khoảng 6 triệu sản phẩm/ năm. Và sản phẩm chủ yếu là thế mạnh của công ty là các sản phẩm áo sơ mi. Trong quá trình phát triển của mình công ty không ngừng cái tiến, đa dạng mẫu mã và các sản phẩm nagỳ càng phong phú đáp ứng yêu cầu về số lượng, mẫu mã kiếu dáng. Hiện nay, Công ty sản xuất các sản phẩm chủ yếu sau:
Quần áo bò.
Quần, áo sơ mi nam nữ.
Bộ complê.
Bộ đồng phục trẻ em, người lớn.
Áo jacket các loại.
Quần áo thể thao.
Các sản phẩm của công ty chủ yếu được dùng cho xuất khẩu. Điều đó được thể hiện qua 80% sản phẩm của công ty được dùng cho xuất khẩu. Sản phẩm của công ty xuất hiện trên 30 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, sản phẩm của công ty có mặt trên những thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật… Mỗi năm số lượng xuất khẩu qua mỗi thị trường của từng sản phẩm không ngừng tăng cao. Các dòng sản phẩm được mở rộng, ngoài các sản phẩm truyền thống. Các mặt hàng mới này cũng là nguyên nhân cho tỷ lệ tăng về số lượng cũng như doanh thu từ xuất khẩu của công ty. Tính tới tháng 12/2005 các sản phẩm của công ty đã đạt được kết quả như bảng sau:
Bảng : Sản phẩm sản xuất
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2004
Năm 2005
Tốc độ tăng
Sản phẩm sản xuất
1000 sp
5.822
7.671,141
131,76%
+ Sản phẩm dệt kim
1000 sp
1.973
2.736,993
37%
+ Jacket
1000 sp
523
1.694,921
324%
+ Sơ mi
1000 sp
682
952,868
286,34%
+ Quần
1000 sp
2.366
3.469,150
146,6%
+ Quần áo khác
1000 sp
402
817,209
103,3%
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường.
Như vậy, tính tới cuối năm 2005, tốc độ tăng trưởng các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu tăng so với năm 2004 là 31,76%. Tuy nhiên tại từng mặt hàng cụ thể lại có sự khác biệt về tốc độ tăng do nhu cầu về từng loại sản phẩm là khac nhau và có sự thay đổi thị hiếu trên thị trường may mặc là rất lớn. Điển hình của sự thay đổi là các sản phẩm về dệt kim cụ thể là có sự suy giảm mạnh của mặt hàng này so với năm 2004 giảm tới 67%. Trong khi đó, mặt hàng Jacket lai tăng mạnh tới 324%, cua sơ mi là 286,43% hay các mặt hàng khác đều có tốc độ tăng trưởng khá và cao. Nguyên nhân chính của hiện tượng này cũng là do công ty tập trung phát triển sản xuất chủ yếu theo hình thức làm hàng gia công, dẫn tới những đơn đặt hàng theo các năm là khác nhau. Số lượng các sản phẩm phụ thuộc vào số đơn đặt hàng, số lượng hợp đồng mà công ty nhận được của các bên đối tác. Đây cũng chính là một điểm mà công ty đang lưu ý khi không chủ động được trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình mà phải dựa vào công tác tìm kiếm các hợp đồng gia công chứ không phải là tìm kiếm nhu cầu khách hàng tại các thị trường.
Mặc dù vậy, với các sản phẩm của mình, công ty cổ phần may Thăng Long đã thu hút được khách hàng từ những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… trong đó thì thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 75% tổng doanh thu xuất khẩu trong kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty. Tỷ trọng hàng xuất khẩu trên tổng doanh thu thường là rất lớn mỗi năm tới 90%. Trong hạn ngạch dệt may thì công ty sản xuất và tiêu thụ các mã hàng như CAT 4,5,6,7,8,15,73,83 EU và CAT 1,2,3,5 Canada. Đó là những kết quả mà công ty đạt được trong những năm vưa qua. Cụ thể hơn ta có thể xét qua phần kết quả hoạt động kinh doanh như sau.
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
STT
chỉ tiêu
Đơn vị tính
2002
2003
2004
2005
1
Tổng doanh thu
Triệu đồng
130.378
160.239
203.085
241.400
2
Lợi nhuận
( sau thuế)
Triệu đồng
687,429
770,002
961,248
1.291,43
3
Tổng nguồn vốn:
Vốn lưu động
Vốn cố định
Triệu đồng
50.702
31.010
19.692
76.271
42.148
34.123
107.182
57.647
49.508
119.579
63.342
56.237
4
Giá trị sản lượng
Triệu đồng
55.683
71.530
91.743
106.200
5
Nộp ngân sách
Triệu đồng
3.470
3.118
2.308
3.560
6
Kim ngạch XK
1000USD
39.572
43.632
67.218
81.000
7
Kim ngạch NK
1000USD
5.563
7.383
9.044
11.000
8
Tổng vốn đầu tư thực hiện
Triệu đồng
20.200
42.000
37.000
35.000
9
Số người đang lao động
Người
2.300
2.517
3.166
4.000
10
Thu nhập bình quân người/tháng
1000VNĐ
1.000
1.150
1.200
1.300
Nguồn: tổng hợp từ phòng kế hoạch thị trường
Doanh thu công nghiệp trong toàn công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu điều này hoàn toàn phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất. Năm 2004 là 194298 (triểu đồng) và năm 2004 tăng 0,17% nhưng tỷ trọng của hoạt động này lại giảm 0,02%. Trong đó doanh thu quần chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 0,36%. Trong đó tổng doanh thu và tỷ trọng này được giữ vững không đổi từ 2004. Điều này khẳng định được đầu tư cho dây chuyền vào năm 2003 đã mang lại hiệu quả. Doanh thu công nghiệp qua hai năm 2004- 2005 có sự tăng tuyệt đối điều này chứng tỏ việc đầu tư mày móc thiết bị mới có thu được hiệu quả như:
+ Doanh thu kinh doanh năm 2005 có sự tăng tuyệt đối là 5.287 (triệu đồng) về tỷ trọng tăng 0,02%.
+ Đồng thời thu nhập bình quân của công nhân cũng có sự thay đổi từ 1.301.000 (VNĐ) năm 2003 đến 2004 con số đó đã tăng lên 1.320.000 (VNĐ). Đây là động lực cho người lao động say mê hơn với công việc.
+ Tình hình nộp ngân sách: Do hoạt động sản xuất kinh doanh có tăng lên so với năm 2004 nên số lượng nộp ngân sách của công ty cũng tăng tới 892 (triệu đồng) so với năm 2004.
Những con số này cho ta thấy lựa chọn đúng đắn của ban lãnh đạo công ty. Nhưng có thể đạt được mức lợi nhuận nhiều hơn cần phải đào tạo các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Đồng thời, công ty cũng phải không ngừng đầu tư xây dựng mới các thiết bị máy móc nhà xưởng thay thế những nhà xưởng máy móc cũ.
Tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm chủ yếu.
sản lượng
(chiếc)
Doanh thu
(triệu đồng)
So sánh sản lượng năm 2004-2005
So sánh doanh thu năm
2004-2005
2003
2004
2005
2003
2004
2005
mức độ
(chiếc)
tỷ lệ
(%)
mức độ
(trđ)
tỷ lệ
(%)
dệt kim
2075000
2326000
2750000
30647
39542
45866
424000
18,23
6324
15,99
Jacket
513000
589000
692000
29163
38285
46301
103000
17,49
8016
20,94
Sơ mi
794000
878000
1003000
23562
26340
30540
125000
14,24
4200
15,95
quần
198000
2517000
3020000
69854
72993
84651
503000
19,98
11658
15,97
Quần áo khác
331000
403000
467000
12579
17138
19614
64000
15,88
2476
14,45
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường.
Qua biểu trên ta thấy, sản lượng của công ty qua 2 năm có tăng mức thấp nhất là 64000 chiếc/ năm đối với quần áo khác. Riêng các sản phẩm khác hầu hết tốc độ tăng nhanh. Điều này là do doanh thu của các sản phẩm đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu công nghiệp của công ty. Cụ thể:
- Hàng dệt kim tăng 424000 (chiếc) tốc độ tăng đạt 18,23% làm cho doanh thu của hàng này tăng 6324 (triệu đồng). Tốc độ tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của sản lượng chỉ đạt 16%.
- Hàng Jacket sản lượng tăng 103000 (chiếc), tốc độ tăng của sản lượng đạt khá cao tới 17,5%. Trong khi đó tốc độ tăng doanh thu cao hơn đạt 20,95%.
- Hàng Sơ mi tốc độ sản lượng tăng 14,25% trong đó tốc độ doanh thu tăng nhanh hơn đạt 15,96%.
- Được đầu tư dây chuyền may quần vào giữa năm 2003 vì vậy tới năm 2004 tốc độ tăng sản lượng của quần cao hơn với các sản phẩm khác tới 19,99%. Đây chưa phải là tốc độ quá cách biệt so với các sản phẩm khác và chỉ nhỉnh hơn so với các với các sản phẩm khác không đáng kể. Nhưng doanh thu của sản phẩm này chỉ tăng ở mức 15,97% .
- Quần áo khác cũng tăng 64000 (chiếc) tốc độ tăng hơn sản phẩm sơmi 1,04%. Doanh thu của sản phẩm này cũng có mức tăng tương đối so với các sản phẩm khác với tỷ lệ 14,45% qua hai năm 2004- 2005.
Nhìn chung tình hình sản xuất các sản phẩm chủ yếu của công ty qua hai năm không có nhiều biến động lớn. Tốc độ sản lượng tăng cao nhất chỉ đạt mức 19,99% đối với sản phẩm quần. Nhưng doanh thu hàng Jacket lại đạt tốc độ cao hơn cả 20,95%. Từ những con số này ta thấy mặc dù được đầu tư thêm một số dây chuyền may quần và dây chuyền dệt kim (các dây chuyền này được bàn giao cho xí nghiệp may tại Hà Nam vào năm 2003) nhưng tốc độ tăng cả về sản lượng cũng như doanh thu đều không vượt quá nhiều so với các sản phẩm khác. Điều đó là do dây chuyền công nghệ mới chưa được sử dụng hết công suất và chất lượng của sản phẩm chưa được tốt do còn quá nhiều dây chuyền cũ chưa được đầu tư lại.
2. Các phương thức xuất khẩu.
2.1. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.
Với quá trình hoạt động lâu năm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu, hiện nay công ty đã lựa chon cho mình hai hình thức xuất khẩu chủ yếu đó là hình thức gia công và hình thức FOB. Trong đó, gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao ( gọi là phí gia công ). Và hình thức thứ hai là hình thức FOB, đây là một hình thức của xuất khẩu gián tiếp. Đó là hoạt động bán hàng gián tiếp hàng hóa của mình thông qua các trung gian thương mại. Các trung gian thương mại chủ yếu trong kinh doanh xuất khẩu là các đại lý, công ty ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36498.doc