Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội

Lời mở đầu Trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Đảng và nhà nước định hướng và đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế xã hội, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Một trong những vấn đề rất được quan tâm đó là phát triển nguồn nhân lực: Trẻ trung - tươi sáng tâm hồn - năng động, sáng tạo - vững vàng chính trị - giỏi về chuyên môn nghiệp vụ - khoẻ mạnh thể chất để đáp ứng với thời đại mới. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã quán triệt nguyên lý giáo dục của

doc50 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đảng và nhà nước: gắn lý luận với thực tế , kết hợp học tập ở trường với xã hội. Tiế cận tìm hiểu hoạt động thực tế của các cơ sở thực tập để nắm bắt tốt hơn kiến thức của các môn học chuyên ngành. Trên cơ sở đó, khoa QTKDCN & XD đã lên kế hoạch thực tập cho sinh viên năm thứ 4 như sau: - Giai đoạn I: Thực tập 2 tháng - Viết báo cáo thực tập tổng hợp - Giai đoạn II: Thực tập 2 tháng - Viết chuyên đề tốt nghiệp Là sinh viên của khoa tôi thấy đây là hình thức giáo dục đào tạo thật sự cần thiết và làm cho sinh viên khỏi bỡ ngỡ giữa lý thuyết và thực tế khi ra trường. Trong thời gian qua tôi đã liên hệ và thực tập tại Công ty dệt 19/05 Hà Nội được sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy giáo TS. Phan Đăng Tuất, ban lãnh đạo cùng các phòng ban và tập thể công nhân viên trong công ty. Tôi đã hoàn thành báo cáo thực tập như sau: Phần I: Khảo sát tổng hợp Phần II: Khảo sát chuyên sâu - về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Phần III: Đánh giá đề xuất Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của thầy giáo: TS. Phan Đăng Tuất, của ban lãnh đạo công ty dệt 19/05 Hà Nội cùng các phòng ban và tập thể công nhân viên đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Phần 1: Khảo sát tổng hợp 1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty dệt 19-5 1.1.Quá trình hình thành doanh nghiệp. Công ty dệt 19-5 Hà Nội - Địa chỉ 203 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân- Hà Nội. - Tên giao dịch Việt Nam: Công ty dệt 19 - 5 - Tên giao dịch quốc tế: Ha Noi Textile cam pany. - Tên viết tắt: HATEXCO - Loại hình: Doanh nghiệp nhà nước Công ty ra đời trong thời kỳ công thương nghiệp sản xuất kinh doanh những năm 1954-1961.Công ty là một trong những doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội. Tiền thân của công ty là một cơ sở sản xuất tư nhân được hợp nhất lại gồm: Công Ty dệt Việt Thắng, Công ty dệt Hoà Bình, Công ty dệt Tây Hồ. Công ty được chính thức thành lập vào 10-1959 và lấy tên là dệt 8-5. Cho đến nay công ty đã trải qua 43 năm tồn tại và phát triển cùng với những sự thay đổi không ngừng về mọi mặt của đất nước. 1.2. Các giai đoạn phát triển. 1.2.1. Các giai đoạn từ 1960-1973. Sau khi hợp nhất công ty được thành phố công nhận là công ty quốc doanh 8-5. Ngày đầu công ty chỉ có một cở số 4,ngõ 1 hàng chuối Hà Nội. Nhiệm vụ sản xuất chủ yếu của nhà máy là thực hiện làm gia công cho nhà nước và phục vụ cho quốc phòng.Sản phẩm chủ yếu là bít tất vải ka ki,phin kẻ, khăn kặt... theo chi tiêu kế hoạch của nhà nước.Số lượng công nhân(chủ yếu) vào thời kì này là 250 lao động. Dây chuyền sản xuất thiết bị chủ yếu là máy dệt Trung Quốc máy dệt phổ thông vơi qui mô sản xuất nhỏ. Năm 1964, trong thời ki chiến trang công ty thực hiện chủ trương của thành phố vừa sản xuất vừa chiến đấu,một bộ phận của nhà máy phải chuyển về nông thôn-thôn Văn xã Thanh Định đẻ xe sợi và dệt vải.Thời kì nhà may được nhập 50 máy dệt Trung Quốc từ nhà máy dệt Nam Định. Năm 1967 nhà máy tách bộ phận dệt bít tất thành xí nghiệp dệt kim Hà Nội. Nhà may sau này chỉ dệt các loại vải bạt các loại. 1.2.2. Giai đoạn từ 1973 -1988. Do chỉ dệt vải bạt, UBND thành phố Hà Nội cho nhà máy đổi tên thành xí nghiệp dệt Hà Nội. Thời kì này doang nghiệp (DN) vẫn nằm trong sự bao cấp của nhà nước, sản xuất và tiêu thụ một cách ổn định và nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp vải cho quốc phòng và các ngành kinh tế khác. Năm 1980 nhà may được duyệt xây dựng cơ sở mới có tổng diện tích mặt bằng 4,5 hecta xây dựng trong 5 năm (1981-1985) hoàn thành và đi vào hoạt động. Song với việc đầy tư xây dựng cơ bản nhà máy đ ược đầu tư thêm 100 máy dệt Tiệp và dưa cán bộ công nhân viên đi học kĩ thuật tại Tiệp. Do nhu cầu của sản xuát tăng nên hàng năm nhà máy sản xuất được 2,7 triệu mét vải/năm và xố lượng cán bộ công nhân viên tăng lên 520 ngưòi. Năm 1983 do sự phát triển của nhà máy, nhà máy đã được đổi tên thành xí nghiệp dệt 19-5(sinh nhật bác) nhiều hoạt động đã được diễn ra ở lăng Bác. Từ nam 1983 đến 1988 tốc độ phát triển của nhà máy tăng lên rất cao, có 210 máy sản xuất và 1250 cán bộ công nhân viên, đây là thời kì thịnh vượng của công ty. 1.2.3. Giai đoạn từ 1989 -đến nay(2001) Nà nước đổi mới nền kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường nen nhà máy phải chuyển đổi theo cơ chế quản lý của nhà nứoc và bắt đầu hạch toán kinh tế,tài chính độc lập và việc làm nghĩa vụ với nhà nước. Đây là thời kì klhó khăn nhất của nhà máy vì nhà máy có nhiều bỡ ngỡ voéi nền kinh tế thị trường.Nhu cầu vềvải bạt giảm, sản lượng còn 1 triệu mét/năm. Lãnh đạo tiến hành quản lý sản xuất, đa dạng hoá sản xuất kinh doanh theo những mặt hàng mới. Từ 1989 đến 1993 nhà máy ký với Liên Xô dây truyền dệt kim và trả nợ bằng sản phẩm. Thời gian dầu nhà máy xuất sang Liên Xô và dược bao tiêu sản phẩm. Nhà máy đã thực hiện chế độ trả lương khoán cho ngươi lao động và tinh giảm bộ máy quản lý bằng nhiều biện pháp khuyến khích người lao động để sử dụng bộ máy đội ngũ công nhân có chất lượng cao. Một trong những hướng đi đúng của công ty đó là các doanh nghiệp tư nhânvà mạng lưới của công ty không chỉ ở miền Bắc mà trải dài vào tận trong Nam như :công ty giầy Hiệp Hưng, công ty giày An Lạc là những khách hàng lớn ở phía Nam. Năm 1991 công ty đạt doanh thu 6,4 tỷ đồng , thì đến năm 1992 đạt 12,83 tỷ đồng. Năm 1993 với những sản phẩm dệt thoi đã cải tiến mẫu mã đáp ứng và phục vụ được nhu cầu của khách hàng,đầu tư thêm 2 máy se bạt nặng có thể sản xuất được những vải bạt nặng. Sản lượng tiêu thụ vải bạt nặng trong những năm đầu là 80 nghìn mét và khắc phục được tính thời vụ của nhà máy. Nhà máy cung cấp nguyên liệu cho ngành giầy vải là chủ yếu và tạo ra được việc làm liên tục quanh năm .Năm 1993 doanh thu DN đạt 15,71 tỷ . Cũng năm 1993 theo luật DN của Nhà nước ,nhà máy được công nhận đổi tên thành Công ty Dệt 19/5 Hà Nội (tên dao dịch :HaTexCo). Đây là sự thuạn lợi của nhà máy trong việc mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Lực lượng lao động khoảng1000 cán bộ công nhân viên, để thích nghi với thị trường công ty phải tìm đối tác liên doanh để đầu tư vốn và tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã liên doanh với một số đối tác nước ngoài như Singapo. Công ty đã đóng góp khoảng 20% vốn bằng đất đai và chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất dệt kim và hơn 50% lao động sản xuất tại liên doanh nước ngoài góp 80% vốn, đây là một bước chuyển biến lớn của công ty nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và công nhân viên. Từ năm 1996 đến năm 2000 là giai đoạn khởi sắc nhất của công ty do đã định hướng được đúng hướng đi.Chất lương sản phẩm đã được nhiều giải bạc và huy chương tại các hội chợ quốc tế và hàng công nghiệp Việt Nam . Tháng 6-2000 công ty đã đựoc tổ chức quốc tế QMS cấp chứng chỉ ISO 9002. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đã lớn mạnh về chất lượng, kĩ sư và cử nhân kinh tế là 7% trên 371 lao động. Với 43 năm hoạt động công ty đã được nhà nước tặng thưởng: 01 huy chương lao động hạng nhất 01 huy chương lao động hạng nhì 01 huy chương lao động hạng ba Đảng bộ công ty đã liên tục đạt đảng bộ công ty vững mạnh, công ty công đoàn công ty liên tục đạt công đoàn vững mạnh và được công đoàn thành phố tặng danh hiệu công đoàn giỏi. 2 – Công tác tổ chức nhân sự của công ty Dệt 19-5 2.1-Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Công ty dệt 19-5 Hà Nội được tổ chức quản lý theo chế độ một thủ tưởng( cơ cấu trực tuyến) trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động. Cơ cấu quản lý gồm có: +Bộ máy điều hành hoạch định quản trị gồm: - Giám đốc phụ trách kinh doanh : 01 - Phó giám đốc kĩ thuật đầu tư : 01 - Phó giám đốc nội chính : 01 - QMR đại diện lãnh đạo về chất lượng : 01 + Các phòng ban tham mưu cho giám đốc gồm: - Phòng lao động tiền lương - Phong kế hoạch thị trường - Phòng tài vụ - Phòng kiểm toán thống kê - Phòng vật tư - Phòng kĩ thuật sản xuất - Phòng KCS - Phòng y tế đời sống - Phòng hành chính + Các phân xưởng sản xuất - Phân xưởng sợi - Phân xưởng dệt - Phân xưởng hoàn thành Trong đó bộ máy điều hành phân xưởng gồm: - Quản đốc phân xưởng - Phó quản đốc phân xưởng - Nhân viên kinh tế - Nhân viên kĩ thuật công nghệ - Trưởng ca - Các tổ sản xuất. (Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty dệt 19-5 Hà Nội (HATECCO) Nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty: - Phòng lao động tiền lương: Quản lý lao động và đào tạo các khoá cán bộ công nhân viên phục vụ sản xuất. Định mức lao động sản xuất ở các phân xưởng và đề ra mức đơn giá sản phẩm. - Phòng vật tư: Cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất (vật tư chính là sợi, bông). Quản lý các kho vải - sợi - phụ tùng. - Phòng kế hoạch: Tìm nguồn tiêu thụ vải - sợi có doanh thu cho công ty. Ký kết hợp đồng bán hàng và hợp đồng gia công. - Phòng tài vụ: Quản lý vốn và cung ứng tiền vốn phục vụ cho sản xuất. Lên bản cân đối kế toán và tính giá thành sản phẩm. - Phòng kỹ thuật sản xuất: Nhiệm vụ chính quản lý thiết bị công ty, lên kế hoạch sửa chữa máy móc theo định kỳ (tiểu - trung - đại tu) của hai phân xưởng dệt và sợi. - Phòng KCS: Có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra sợi - vải để có biện pháp phòng ngừa. - Phòng y tế: chăn lo đời sống cán bộ công nhân viên. - Phòng hành chính: Phục vụ văn thư, đánh máy, tiếp khách. - Phòng kiểm toán thống kê: Chịu trách nhiệm phục hồi các chỉ tiêu của công ty, nhằm báo cáo tháng, quý báo cáo giám đốc và kiểm tra các số liệu của các phòng . 2.2-Tình hình lao động tiền lương ở công ty dệt 19-5 Nà Nội 2.2.1-Đặc điểm về lao động của công ty. Năm 1999 lực lượng lao động của công ty là 317 người .Trong đo lao động nữ là 80% tôngr số lao động .Tỷ lệ này phù hợp với đặc thù của ngành dệt sử dụng đại đa số nữ , đòi hỏi sự khéo léo ,tính dẻo dai , kiên nhẫn của người thợ nhiều hơn là đòi hỏi thể lực trong sản xuất . Trong các khâu chính hầu hết là nữ , nam giới chỉ tập chung ở các khâu :bộ phận sửa chữa,dịch vụ ,bảo vệ , hành chính ... Trước đây, trong thời kỳ bao cấp tổng số lao động của công ty lên đến 1250 người.Hiện nay trong thời kỳ kinh tế thị trường do nhu cầu tinh giảm lao động gián tiếp cùng với quá trình tổ chức , sắp xếp lại lao động ở các phân xưởng sản xuất ,tổng số lao động hiện nay của công ty là 385 người. Xét về tỷ lệ lao động trực tiếp và lao động gián tiếp ta thấy lao động gián tiếp chiếm 9,77% trong tổng lao động. Như vậy bộ phận lao độnggián tiếp chiếm phần nhỏ trong tổng số lao động ,đièu này cho phép công ty tinh giảm được chi phí và quản lý và tăng cường lao đọng trực tiếp ,làm tăng têmkhối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất tăng lợi nhuận cho công ty. Về chất lượng lao động của công ty nói chung là giàu kinh nghiệm năng động , được đào tạo cơ bản. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học chiêm 78,2%. Còn đội ngũ công nhân bậc thơ bình quân tư bậc 3 trở lên , riêng công nhân dệt đòi hỏi thấp nhất là bậc 4. Hàng năm công ty tổ chức thi thợ giỏivà tổ chức thi nâng bạc co công nhân để động viên họ phấn khởi thi đua sản xuất tốt. Cùng với dó là việc trang bị đièu kiện lao động ,vệ sinh và an toàn lao động khá đầy đủ đúng qu định. Tất cả cán bộ công nhân viên đều được phổ biến và đào tạo (nếu cần) về hệ thống chất lượng ISO 9002 TQM (2001) Bảng 1: Kết cấu lao động và chất lượng lao động STT Chỉ tiêu 2000 2001 2003 1 Số lượng CB-CNV 385 500 600 2 Tỉ lệ % nữ 80 82 86 3 Trong đó : Công nhân sản xuất 340 450 535 Hành chính 45 50 65 4 Trình độ: Kỹ sư khoa học kỹ thuật 25/385 41/500 55/600 Công nhân bậc cao 45/385 85/500 115/600 5 Theo tính chất lao động Lao động trực tiếp 351 451 564 Lao động gián tiếp 34 49 63 (Số liệu Phòng lao động tiền lương) 2.2.2- Tình hình lao động tiền lương Bảng 2: Tình hình lao động tiền lương của công ty STT Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 1 Tổng quỹ tiền lương 1.000đ 3.670.050 4.665.780 5.320.500 2 Tổng số lao động Người 350 385 500 3 Thu nhập bình quân 1.000đ 740 793 940 Phân xưởng sợi 1.000đ 680 725 745 Phân xưởng dệt 1.000đ 630 670 704 4 Ngày công sản xuất Ngày 24 26 26 Qua trên ta thấy trong những năm gần đây hoạt động cung ứng vật liệu cạnh tranh gay gắt . Nhưng nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã duy trì và nâng cao thu nhập cho người lao động đặc biệt năm 2001 thu nhập bình quân của công nhân là 940.000đ tăng 147.000 đ so với năm 2000, thu nhập vào loại khá trong số các doanh nghiệp ở miền Bắc. Thu nhập của công nhân sản xuất ở phân xưởng sợi cao hơn công nhân ở phân xưởng dệt với mức trung bình khoảng 41.000đ. Do năm 2001, công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượngISO 9002 và đã đầu tư vào một số lĩnh vực trọng điểm như : nghiên cứu mở rộng thị trường , nâng cao chất lượng sản phẩm,giảm chi phí sản xuất làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty.Tổng quỹ lương của công ty chiếm khoảng 16% so với tổng doanh thu , công ty trả lương theo hai hình thức: - Đối với công nhân trực tiếp : trả lương theo sản phẩm - Đối với lao động gián tiếp và cán bộ hành chính , văn phòng :trả lương theo khối lượng công việc và hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch. Ngoài ra công ty còn áp dụng các hình thức thưởng hoặc bồi dưỡng thêm trong trường hợp công nhân làm ca 3 hoặc phải tăng ca, tăng giờ để kịp tiến độ sản xuất. 2.3 – Về việc đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân trong công ty. Công ty rất chu ý đến việc chăm lo đời sống của anh chị em cán bộ công nhân viên như: hàng năm cấp cho mỗi người công nhân 2 bộ quần áo bảo hộ lao động, có các hình thức khuyến học cho con em cán bộ công nhân viên, tổ chức các hoạt động, phong trào của đoàn thanh niên... Nâng cao chất lượng phục vụ nhà ăn trong công ty. Ngoài ra, công ty còn gửi quà tặng sinh nhật đến anh chị em cán bộ công nhân viên . 3.Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty dệt 19-5 3.1 Phương hướng hoạt động của công ty. Trong cơ chế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải năng động thích nghi với cơ chế mới . Xuất phát từ lý do đó ,công ty đã đề ra phương hướng phát triển trong thời gian tới như sau : + Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị ở dạng trung bình khá và khá, sao cho đảm bảo các yêu cầu về: - Mức độ đầu tư phù hợp với khả năng tài chính của công ty. - Trình độ tự động hoá của máy móc thiết bị đảm bảo chất lượng liên tục ổn định . + Xúc tiến hơn nữa hoạt động nghiên cứu thị trường,tè đó có khả năng củng cố và mở rộng thị trường . Công ty đang từng bước chuẩn bị cho quá trình hội nhập thị trường khu vực và thế giới .Với nhiệm vụ trước mắt: - Tiếp tục hoàn thiện các mặt hàng vải đang sản xuất hiện nay để phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách hàng trực tiếp là các doanh nghiệp may giầy vải xuất khẩu. - Đồng thời đa dạng hoá mặt hàng để có thể đáp ứng tốt hơn , linh hoạt hơn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng 3.2_Kế hoạch phát triển danh nghiệp đến năm 2003 +đến năm 2003 doanh nghiệp sẽ chiếm 20-30%thị phần nội địa +100%sản phẩm đó là tẩy nhuộm, xử lý hoàn tất +Tổng sản phẩm tiêu thụ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 20% +Xuất khẩu vải bạt , sản phẩm dùng nguyên liệu vải tỷ trọng 10-20% doanh số +Nộp tích luỹ tăng so với thực hiện 2000 là 10-15% +Hoàn chỉnh dây truyền công nghệ sản xút từ kéo sợi –dệt xử lý hoàn tất 4-Tình hình quản lý các yếu tố vật chất của công ty dệt 19-5 4.1 Văn phòng , nhà xưởng + Năm 1999 tổng diện tích 14.600m trong đó văn phòng là 1600m nhà xưởng là 1300m + Năm 2001 tổng diện tích là 17000m trong dó năn phòng là 1600m, nhà xưởng là 15400m + Dự kiến năm 2003 tổng diện tích là 22000m 4.2 Đặc điểm về công nghệ sản xuất sản phẩm Quy trình công nghệ :là doanh nghiệp công nghiệp , sản xuất có tính chất hàng loạt với khối lượng lớn , dây truyền sản xuất của công ty được ktổ chức theo kiểu nước chảy. quy trình sản xuất sản phẩm được chia thành nhiều bước công việc và rất phức tạp. điều này được thấy qua sơ đồ dưới đây (sơ đồ 2). Trong quá trình sản xuất mỗi phân xưởng có dây truyền sản xuất riêng với các công đoàn khác nhau, ảnh hưởng đến nhau.Vì vậy quy trình công nghệ nào , công doạn nào bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của công đoạn sau và cuối cùng ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, tiêu thụ của công ty, đặc biệt là việc thực hiện các đơn đặt hàng theo tiến độ và thời điểm giao hàng. Do vậy phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ. Sơ đồ 2 : Cơ cấu sản xuất công ty dệt 19/5 Hà Nội Cơ cấu sản xuất công ty dệt 19/5 Phân xưởng sợi Phân xưởng dệt A Phân xưởng dệt B Phân xưởng hoàn thành Chải Đậu Suốt Mắc Dệt Ghép Se Thô ống Sợi con Suốtsssssssssssssssssssssssss Nốitrục Mắc Dệt Đánh ống KCS Đo gấp Đóngkiện Nhậpkho Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ tổng quát Bông Sợi Dệt Nhuộm Sợi Vải mộc Vải mầu Đường nét đứt biểu thị công đoạn gia công ngoài Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ sản xuất gia công ngoài Sợi dọc Đậu Se ống Mắc Sợi ngang Đậu Se ống Suốt Dệt Đóng điện Đo gấp KCS Xử lý, soạn vải, đóng kiện Nhập kho bán thành phẩm Kho thành phẩm Khách hàng 4.3Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật 4.3.1 Hiện nay công ty có 4 phân xưởng sản xuất : Năm 1999 dây truyền hoàn chỉnh 01 dây truyền dệt Năm 2000 dây truyền hoàn chỉnh 01 dây truyền dệt thêm 01 dây truyền sợi Năm 2003 sẽ hoàn thiện thêm một dây truyền nhuộm. Tương ứng mỗi dây truyền gồm các phân xưởng : phân xưởng sợi , phân xưởng dệt , phân xưởng hoàn thành. Phân xưởng Phân xưởng sợi Phân xưởng dệt Phân xưởng hoàn thành Ngoài ra hệ thống kho tàng của công ty :Gồm kho nguyên liệu(kho sợi), kho thành phẩm, kho bán thành phẩm, kho vật tư phụ tùng. Nhìn chung các kho của công ty rất chật hẹp. Công ty phải sử dụng thêm một phân xưởng sản xuất để làm kho. đây cũng là bộ phận ảnh hưởng rất lớn dến công tác lập kế hoạch và tiêu thụ, cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch dự trữ vải trong tháng trái vụ tiêu thụ, dự trữ nguyên vật liệu trong thời điểm giá xuống thấp 4.3.2 Hệ thống máy móc thiết bị Bảng 3 : Tình hình máy móc huy động tại công ty dệt 19/5 Phân xưởng Loại máy Số lượng cái Năm đầu tư 1.Dệt Máy đậu TQ Máy đậu Ba Lan 2 3 1966 1994 Máy Se TQ A631 Máy Se TQ R813 Máy Se TQ R814 17 2 2 1966 1993 1993 Máy ống TQ Máy ống Ba Lan 2 2 1966 1990 Máy suốt tự động 3 1988 1 1994 Máy mắc Pháp Máy mắc TQ 1 2 1966 1993 Máy dệt Tq Máy dệt phổ thông Máy dệt UTAS Máy dệt kiếm 44 16 35 10 1966 1966 1982 1994 2.Hoàn thành Máy đo 1 1968 Máy kiểm vải 2 1968 ( Nguồn: phòng kỹ thuật) Bảng 4: Tình hình đầu tư đổi mới ở công ty Nơi nhận đầu tư Loại máy Năm đầu tư Số lượng (cái) 1. Phân xưởng sợi Máy xé bông 1998 2 Máy xé 6 hàm 1998 2 Máy cân 1998 2 Máy chải 1998 3 Máy ghép 1998 1 Máy thô 1998 1 Máy sợi con 1998 4 Máy OE 1999 1 2. Phân xưởng dệt B Máy dệt UTAP 1999 24 Máy xe TQ 2001 1 Máy đậu Tiệp 2001 3 Hệ thống máy móc thiết bị của công ty mặc dù đã được thanh lý dần máy cũ và cải tạo đầu tư máy mới nhưng phần nhiều máy móc của công ty vẫn lạc hậu, cũ kỹ, chắp vá và chủ yếu là máy dệt vải khổ hẹp dẫn đến chưa đáp ứng đủ nhu cầu vải khổ rộng trên thị trường. Hình thức khấu hao TSCĐ của công ty Khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan nhằm thu nhồi phần hao mòn máy móc thiết bị (hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình) bằng cách chuyển nó vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Công ty dùng phương pháp khấu hao tuyến tính: * Số khấu hao năm = nguyên giá x tỷ lệ khấu hoa năm * Tỷ lệ khấu hao năm = 1/số năm sử dụng 4.4 Về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng ảh hưởng trực tiếp đến sản phẩm đầu ra. Đó không phải là vấn đề quá phức tạp xong lại đòi hỏi cung ứng kịp thời, đúng chủng loại để đảm bảo cho chất lượng của vải thành phẩm. Do sản phẩm của công ty là vải công nghiệp nên nguyên liệu đầu vào chủ yếu là sợi và bông các loại như: NM34/1, NM17/1, NM36/1, NM14/1, peco (chỉ số sợi theo ký hiệu quốc tế ) Sản lượng vải sản xuất khoảng 3 m/năm sẽ tương ứng khoảng 1000 tán sợi các loại. Trong cấu thànhgiá trị sản phẩm - Bông chiếm 50% - Sợi chiếm 45% - Vật tư, nguyên liệu khác chiếm 5% Nguồn cung ứng sợi từ các nhà cung ứng trong nước như: sợi Huế, sợi 8/3, sợi Hà Nội. Sợi được dùng cho sản xuất ở đây chủ yếu là sợi cotton 100% (bông 100%), ngoài ra còn dùng cả sợi peco(bông pha polysele), sợi tổng hợp, sợi đay... Trong đó: - Sợi cotton chiếm: 70 - 75% - Sợi các loại chiếm: 25 - 35% Nguồn bông do thị trường trong nước cung ứng hầu như không đáng kể nên chủ yếu phải nhập ngoại, gồm có: Bông Tây Phi, bông Liên Xô, bông Mỹ, bông ấn Độ... Do đặc điểm trên cho nên giá mua nguyên vật liệu cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc vào thị trường sợi trong nước và thị trường bông thế giới. Tình hình cung ứng nguyên vật liệu của công ty: Trong quá trình lập kế hoạch mua nguyên vật liệu cần phải thông qua 3 chỉ tiêu. - Lượng vật liệu cần dùng - Lượng vật liệu dự trữ - Lượng vật liệu cần mua Để xác định lượng vật liệu cần dùng, dự trữ và cần mua công ty căn cứ vào: - Định mức tiêu dùng NVL - Kế hoạch sản xuất sản phẩm - Tình hình thị trường NVL - Lượng NVL cần dùng bình quân ngày đêm Nghiên cứu tình hình NVL công ty dệt 19 -5 qua bảng sau: Bảng 5: Tình hình cung ứng nguyên vật liệu ĐV: 1000đồng Chỉ tiêu 2000 2001 So sánh ± % 1. NVL cần dùng 11.909.138 18.577.479 6.668.359 156 2. NVL dự trữ 2.381.827 3.015.499 633.672 126,6 3. NVL cần mua 14.290.965 21.592.978 7.302.031 151,1 (Số liệu phòng vật tư) 4.5. Đặc điểm về tài chính của công ty: Thực chất, tài chính là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nó được thực hiện thông qua tiền tệ: Doanh nghiệp nộp thuế cho nhà nước, mua các yếu tố đầu vào từ các nhà cung ứng, bán cho khách hàng, trả lương cho cán bộ công nhân viên. Vốn của công ty được hình thành từ các nguồn: - Do nhà nước cấp - Nguồn vốn tự có của công ty - Vốn đi vay Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất doanh nghiệp phải giải quyết ổn thoả các mối quan hệ trên. Điều này tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp. Nhìn chung, hầu hết các công ty, xí nghiệp ở nước ta đều đang ở trong tình trạng thiếu vốn, chiếm dụng vốn lẫn nhau. Vấn đề này ngày càng trở lên phức tạp đối với công ty dệt 19 -5 Hà Nội khi sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ trên thị trường tư liệu sản xuất nên thời gian khách nợ, đọng tiền dài hơn và với số tiền lớn là không thể tránh được. Như vật để duy trì tái sản xuất, công ty phải có kế hoạch huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn (vốn tự có, vốn vay, khả năng hợp tác kinh doanh, chiếm dụng vốn) của công ty đến đâu để mua các yếu tố đầu vào. Trên cơ sở đó bộ phận xây dựng kế hoạch của công ty tính toán sản lượng có thể đạt được kết hợp với nhu cầu thực tế để lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ. Tình hình vốn kinh doanh của công ty được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 6: Tình hình tài chính của công ty dệt 19 - 5 Hà Nội ĐV: Đồng Các chỉ tiêu 2000 2001 A. Nợ phải trả 49.267.416 .649 85.944.097.614 1. Nợ ngắn hạn 48.867.416.647 61.284.232.426 Vay ngắn hạn 18.369.145.236 22.451.060.253 Phải trả người bán 10.777.956.148 12.627.395.026 Người mua trả tiền trước 15.538.395.642 26.327.625.325 Thuế + nộp NSNN 120.923.628 1.396.266.450 Phải trả trước CB - CNV 1.698.365.843 1.215.147.746 Phải trả nội bộ 554.881.834 534.707.584 Phải trả, phải nộp khác 2.094.549.864 25.820.821.408 2. Nợ dài hạn 400.000.000 24.659.847.734 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 16.762.399.309 16.948.017.190 1. Nguồn vốn quỹ 16.651.902.109 16.691.744.913 Nguồn vốn kinh doanh 14.302.624.740 14.540.276.384 Quỹ đầu tư và phát triển 371.618.514 371.615.541 Quỹ dự phòng tài chính 326.033.045 155.875.949 Lợi nhuận chưa phân phối 316.033.645 155.875.949 Quỹ đầu tư xây dựng cơ bản 1.637.572.183 1.599.920.539 2. Nguồn kinh phí 110.497.200 256.272.777 Tổng nguồn vốn 66.029.815.958 102.892.097.844 5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt 19 - 5 5.1. Xét về mặt tổ chức sản xuất. Các hoạt động sản xuất được tổ chức, quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự giám sát và quản lý trực tiếp là các quản đốc phân xưởng. Các kế hoạch sản xuất và kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu, lao động, kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị được lập lên chi tiết chi từng tháng, trên cơ sở các đơn đặt hàng có sự theo dõi so sánh giữa kế hoạch với kết quả thực tế, theo dõi những nguyên nhân gây ra những sai hỏng hay gây ra ngừng sản xuất và có những biện pháp khắc phục kịp thời. Phó giám đốc phụ trách sản xuất và chất lượng là người quản lý gián tiếp và thường xuyên xuống các phân xưởng này để kiểm tra tình hình sản xuất ở đây. Công ty có hai phân xưởng sản xuất là phân xưởng sợi và phân xưởng dệt. Mộtphân xưởng hoàn thành và có hệ thống kho tàng . -Phân xưởng sợi sử dụng nguyên liệu đầu vào là bông (là chủ yếu) để sản xuất ra sản phẩm là sợi và từ đó chuyển sang phân xưởng dệt . -Phân xưởng dệt: sử dụng các nguyên liệu đầu vào là sợi (95%) để sản xuất racác sản phẩm vải công nghiệp như vải bạt,vải phim, vải lọc, vải chéo… pân xưởng này sản xuất theo ca và ngày có 3 ca sản xuất . -Phân xưởng hoàn thành gồm các khâu: sửa, đo, đóng gói và nhập kho. -Hệ thống kho tàng gồm: kho nguyên vật liệu (kho sợi), kho thành phẩm, kho bán thành phẩm, kho vật tư phụ tùng. Nhìn chung các kho của công ty rất chật hẹp , công ty phảit sử dụng thêm một phân xưởng sản xuất để làm kho. Các trang thiết bị cần thiết như: quạt thông gió, máy ẩm độ, hệ thống giá kê… còn thiếu. Do đócũng gây ảnh hưởng đén hoạt động sản xuất, dự trữ của công ty, dẫn đến tình trạng thiếu vải dự trữ trong những tháng trái vụ, không dự trữ nguyên vật liệu trong những thời điểm giá xuống thấp. Thực tế cho thấy, hoạt động sản xuất ở các phân xưởng không đều giữa các tháng trong năm. Vào vụ các phân xưởng hải tăng ca làm việc, đến những tháng trái vụ tiến độ csản xuất giảm xuống , máy hoạt động không hết công suất hoặc không hoạt động, thời gian ngừng máy nhiều. Sở dĩ như vậy là do công ty sản xuất theo đơn đăt hàng, quy mô dơn hàng còn nhỏ so với khả năng sản xuất, Sản phẩm công ty lại là nguyên liệu đầu vào của những công ty khác hoạt động sản xuất cũng mang tính thời vụ, do đó hiện tượng nêu trên là không thê tránh khỏi. 5.2-Về các mặt hàng sản xuất. Bảng 7 : các mặt hàng sản xuất trong vài năm gần đây. STT Chỉ tiêu ĐVT 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị tổng sản lượng Tỷ đồng 21.300 24.850 29.900 34.000 2 Sản lượng mét 1.695.720 1.989.200 2.593.460 2954.400 Trong đó 2a Vải bạt m 1.527.420 1.609.200 1.792.500 1.988.300 Vải bạt 2 m 610.968 643.680 717.000 779.320 Vải bạt 3 m 458.226 482.760 537.750 584.490 Vải bạt 8 m 305.484 321.840 358.50 429.660 Vải bạt 10 m 152.742 160.920 179.250 194.830 2b Vải lọc 18.600 17.500 22.142 25.100 2c Vải chéo 7.200 10.500 27.518 31.000 2d Vải phim 50.800 150.000 181.300 235.000 2e Vải tẩy nhuộm 91.700 202.000 571.000 675.000 Biểu các mặt hàng sản xuất một số năm gàn đây cho thấy sản lượng các loại vải tăng liên tục (trong một số năm), trong đó vải bạt luôn chiếm tytrongj lớn trong tổng số sản lượng sản xuất hàng năm(khoảng 90%so với tổng sảnlượng). Sản lượng tăng đều giữa các năm (từ 300.000 mét -600.000 mét) mỗi năm cho thấy những tiến bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, sản lượng của công ty vào khoảng 3 triệu mét, công ty đã khẳng định chỗ đứng của công ty trên thị trưòng vải công nghiệp của cả nước. Vải bạt là sản phẩm truyền thống của công ty, là mặt hàng chủ yếu để cung ứng ra thị trường. Mặt hàng này trong thời kỳ 1998-2001 tăng nhẹ (khảng từ 100.000 mét-gần 200.000 mét mỗi năm) , trong đó bạt 2 và bạt 3 chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 40% bạt 2, 30% bạt 3), bạt nặng như bạt 8, bạt 10 do mới đầu tư dây chuyền sản xuất năm 1993, trong thời kỳ này cũng tăng trưởng với mức bnhf quân khoảng 20% đối với bạt 8, 10% bạt 10. Bên cạnh các loại vải lọc vải chéo chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng chỉ tăng nhẹ giữa các năm thì các loại vải phin, vải tẩy nhuộm đặc biệt tăng mạnh trong những năm gần đây. Sản lượng vải tẩy nhuộm năm 1999 tăng gấp đôi so với năm 1998, năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1999, năm 2001 có hơi chững lại một chút , chỉ tăng 1,5 lần so với năm 2000, cho thấy sựlớn mạnh của thị trường sản phẩm vải tẩy nhuộm (các loại giầy vải) trong những năm gần đây. Điều này đã dẫn đến các sản phẩm vải tẩy nhuộm trở thành những mặt hàng chiến lược của công ty trong kế hoạch phát triển của doang nghiệp đến năm 2001 toàn bộ sản phẩm của công ty đều qua tẩy nhuộm, xử lýhoàn tất. Xuất khẩut vải bạt ra thị trường nước ngoài và sẽ chiếm 20-30%thị phần nôi địa năm 2003. Bảng 8: Quy cách sản phẩm công ty dệt 19 - 5 STT Nội dung Đơn vị Mức tối thiểu Mức tối đa 1 Khổ vải Cm 80 160 2 Trọng lượng G/cm 80 600 3 Mật độ dọc Sợi/cm 8 30 4 Mật độ ngang Sợi/cm 8 24 5 Độ dầy dọc Sợi 2 10 6 Độ dầy ngang Sợi 1 10 7 Độ bền sợi dọc Xoắn/m 100 1000 8 Độ bền sợi ngang Xoắn/m 100 1000 5.3- Về hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 9: Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của công ty STT Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Tỷ lệphần trăm 99/98 2000/1999 2001/2000 1 Giá trị tổng sản lượng (trđ) 21.300 24.850 29.900 34.100 116,7. 120,3 114,0 2 Doanh thu (trđ) 30.650 32.928 35.407 41.796 107,4 107,5 118 3 Tổng số lao động (người) 330 350 385 500 106,5 110 129,9 4 Thu nhập bìmh quân (1000 đ) 625 700 793 940 112 113,3 118,5 5 Lợi nhuận sau thuế (trđ) 540,068 1.733,430 707,752 789,190 720,96 40,8 11,5 6 Các khoản ngân sách (trđ) 1570,674 2250 1981 1450 143,25 88,04 73,19 7 Tổng vốn kinh doanh (trđ) 46.540 46.917 47.212 47.389 100.,8 100,6 100,37 Qua bảng tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời kỳ 1998-2001 ta thấy: Các chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng và doanh thu, số người lao động, thu nhập bình quân gia tăng đáng kể. Cụ thể là giá trị tổng sản lượng năm 1999 tăng 16,7% so với năm 1998, năm 2000 tăng 20,3% so với nă._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28263.doc
Tài liệu liên quan