Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp-Khu chế xuất ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Khu công nghiệp, khu chế xuất là mô hình kinh tế mới của đất nước ta, được hình thành và phát triển trong những năm đầu thập kỉ 90. Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. Chủ trương phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được Đảng và Chính phủ sớm khẳng định và thực tế đã mang lại bước phát triển mới vượt bậc của công nghiệp nước ta, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đườ

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp-Khu chế xuất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra nhanh chóng với quy mô và tốc độ ngày càng lớn đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư tạo nên một nền kinh tế thị trường toàn cầu. Các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn và đều theo xu hướng mở cửa và theo quỹ đạo của kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp của các nước phát triển đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài để giảm chi phí, tận dụng lợi thế so sanh các ở các nước khác, có thị trường mới, nguồn nguyên liệu mới. Các nước đang phát triển thiếu vốn đầu tư, thiếu kĩ thuật công nghệ tiên tiến, thiếu cán bộ quản lý, công nhân lành nghề trình độ cao. Các nước phát triển di chuyển vốn ra nước ngoài, các nước đang phát triển cố gắng tạp ra một môi trường kinh tế thích hợp thu hút đầu tư nước ngoài. Trong thời gian đầu, các cơ sở công nghiệp của các nước đang phát triển phần lớn có quy mô vừa và nhỏ do hạn chế về nguồn vốn, phân bố phân tán, khả năng xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường thấp. Các nước đang phát triển cần tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư về cả môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội để thu hút đầu tư theo quy hoạch cho phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội trước mắt cũng như lâu dài của quốc gia. Để thực hiên được mục tiêu trên, các nước đang phát triển đã thành lập các khu vực cá biệt với những ưu đãi nổi bật về tài chính, thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội để thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài. Đó là khu công nghiệp, khu chế xuất. Việt Nam cần làm gì để xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có biện pháp gì để giải quyết vướng mắc trong môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thật sự trở thành một điểm đến an toàn, một địa bàn thuận lợi cho các nhà đầu tư. Được sự giúp đỡ của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ái Liên, em chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam” để làm bài tập đề án môn học của mình, và cũng mong có thể đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư tại một số khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta, từ đó có thể xem xét và đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút hơn nữa vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo trong Khoa Kinh tế đầu tư, đặc biệt là Thạc sĩ Nguyễn Thị Ái Liên đã trực tiếp hướng dẫn em làm đề tài này. Tuy nhiên do hạn chế về trình độ và tài liệu thu thập nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sot. Em mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các Thầy, Cô và mọi người để đề án môn học của em được hoàn thiện hơn. PHẦN I: NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, bản chất và phân loại nguồn vốn đầu tư. 1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn đầu tư: Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của Nhà nước và xã hội. 1.1.2. Bản chất của nguồn vốn đầu tư Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được thể hiện cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mác- Leenin và kinh tế học hiện đại chứng minh. * Theo lý thuyết của Adam Smith Trong tác phẩm của cải của các dân tộc năm 1776, Adam Smith, người đại diện điển hình cho kinh tế học cổ điển đã khẳng định: “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp của việc gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu đi chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên.” * Theo lý thuyết của Các Mác Trong một nền kinh tế với 2 khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Cơ cấu tổng giá trị của từng khu vực đều bao gồm (c+v+m) trong đó c là phần tiêu hao vật chất, (v+m) là phần giá trị mới sang tạo ra. Khi đó, điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng không ngừng thì nền sản xuất xã hội phải đảm bảo (v+m) của khu vực I lớn hơn tiêu hao vật chất (c) của khu vực II. Tức (v+m)I > cII Hay nói cách khác: (c+v+m)I >cII + cI Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn tiêu hao vật chất của toàn bộ nền kinh tế ( của cả hai khu vực) mà còn phải dư thừa đẻ đầu tư làm tăng quy mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo. Đối với khu vực II, yêu cầu phải đảm bảo : (c+v+m)II< (v+m)I + (v+m)II Có nghĩa toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn gía trị sản phẩm sản xuất ra của khu vực II. Chỉ khi điều kiện này được thỏa mãn, nền kinh tế mới có thể dành một phần thu nhập để tái sản xuất mở rộng. Từ đó quy mô vốn đầu tư sẽ gia tăng. Như vậy, để đảm bảo gia tăng nguồn lực cô sản xuất, gia tăng quy mô đầu tư, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực I, đồng thời phải sử dụng tiết kiệm tư liệu sản xuất ở cả 2 khu vực. Mặt khác phải tăng cường sản xuất tư liệu tiêu dùng trong sinh hoạt của cả 2 khu vực. Với phân tích như trên, chung ta thấy rằng theo quan điểm của C.Mac, con đường cơ bản và quan trọng về lầu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở trong cả khu vực sản xuất và tiêu dùng, hay nói cách khác, nguồn lực cho tái sản xuất mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăng sản xuất và tích lũy nền kinh tế. * Theo lý thuyết của John Maynard Keynes Trong tác phẩm nổi tiếng “ Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của mình, Kyenes đã chứng minh rằng : Đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dùng. Đông thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng: Tức là: Thu nhập= Tiêu dùng + Đầu tư Tiết kiệm= Thu nhập – Tiêu dùng Như vậy: Đầu tư= Tiết kiệm Hay (I)= (S) Theo Kyenes, sự cân bằng giũa tiết kiệm và đầu tư xuất phát từ tính chất song phương của các giao dịch giũa một bên là nhà sản xuất và bên kia là người tiêu dùng. Thu nhập chính là mức chênh lệch giữa doanh thu từ bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ và tổng ch phí. Nhưng toàn bộ sản phẩm sản xuất ra phải được bán cho người tiêu dùng hoặc cho các nhà sản xuất khác. Mặt khác đầu tư hiện hành chính bằng phần tăng thêm năng lực sản xuất mới trong kỳ. Vì vậy, xét về tổng thể phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dungfmaf người ta gọi là tiêt kỉệm không thể khác với phần gia tăng năng lực sản xuất mà người ta gọi là đầu tư. Tuy nhiên điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng. Trong đó, phần tiết kiệm của nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực tư nhân và tiết kiệm của chính phủ. Điểm cần lưu ý là tiết kiệm và đầu tư xem xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế không nhất thiết được tiến hành bởi cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp nào.Có thể có cá nhân, hoặc doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó tích lũy nhưng không trực tiếp tham gia đầu tư. Trong khi đó, có một số cá nhân, doanh nghiệp lại thực hiện đầu tư khi chưa hoặc tích lũy chưa đủ. Khi đó, thị trường vốn sẽ tham gia giải quyết vấn đề bằng việc điều tiết khoản vốn từ nguồn dư thừa hoặc tạm thời dư thừa sang cho người có nhu cầu sử dụng. Ví dụ, nhà đầu tư có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu ( nếu đáp ứng được một số điều kiện nhất định và tuân thủ quy trình thủ tục nhất định) để huy động vốn thực hiện một số dự án nào đó từ các doanh nghiệp, hộ gia đình hay các cá nhân- người dư thưa hoặc tạm thời dư thừa vốn. Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế không phải lúc nào cũng được thiết lập. Phần tích lũy của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang nước khác để thực hiện đầu tư. Ngược lại, vốn tích lũy của nền kinh tế có thể ít nhu cầu đầu tư, khi đó nền tế phai huy động tiết kiệm từ nước ngoài Trong trường hợp này, mức chênh lệch giữa tiết kiệm vaf đầu tư được thể hiện trên tai khoản vãng lai. CA= S- I Trong đó: CA là tài khoản vãng lai ( current account) Như vậy, trong nền kinh tế mở, nếu nhu cầu đầu tư lớn hơn tích lũy nội bộ của nền kinh tế và tài khoản vãng lai lại bị thâm hụt thì có thể huy động vốn từ nước ngoài. Khi đó, đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế. Nếu tích lũy của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điền kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia đó có thể đầu tư vốn ra nước ngoài hoặc cho nước ngoaì vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. 1.1.3. Phân loại nguồn vốn đầu tư 1.1.3.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước * Nguồn vốn Nhà nước Vốn ngân sách nhà nước: Là nguồn vốn được trích lập từ ngân sách của Nhà nước chi cho các hoạt động đầu tư. Đây là một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và thường được đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước : Nguồn vốn này có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn nay phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết vĩ mô. Thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư, nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Đứng ở khía cạnh là công cụ điều tiết vĩ mô, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển những vùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo. Và trên hết, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp phát triển Nhà nước : Nguồn vốn này chủ yếu từ khấu tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Theo Bộ Kế hoạch va Đầu tư, thông thường nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm 14-15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu là đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp. * Nguồn vốn đầu tư của tư nhân và dân cư Nguồn vốn tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiết kiệm trong dân cư và các doanh nghiệp dân doanh chiếm bình quân khoảng 15% GDP, trong đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp vào khoảng 3,7% GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư; phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư trực tiếp khoảng 5% GDP và bằng 33% số tiết kiệm được. Đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình có vai trò quan trong đặc biệt trong việc phát triển nông nghiệp va kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải trên các địa phương. Ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số những nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế. Nguồn vốn trong dân cư còn phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia dình. Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ phát triển của một nước ( ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp ); tập quán tiêu dùng của dân cư; chính sách động viên của nhà nước thông qua chính sách phát triển thuế thu nhập và các khoản đóng góp của xã hội. 1.1.3.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài * Nguồn vốn ODA Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giup các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất , thời hạn cho vay dài, khối lượng vốn cho vay lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố tài trợ) đạt ít nhất 25%. Trong thời gian qua, việc thu hút ODA phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam đã diễn ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế có rất nhiều thuận lợi. Kể từ năm 1993 đến hết năm 2006, Việt Nam tổ chức được 14 hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ với tổng mức vốn cam kết hơn 36 tỉ USD. Với quy mô tài trợ khác nhau, hiện nay Việt Nam có trên 45 đối tác hợp tác phát triển song phương và hơn 350 tổ chức quốc tế và phi chính phủ đang hoạt động. Trong số vốn ODA cam kết nói trên bao gồm cả viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 15-20% và phần chủ yếu còn lại là vay ưu đãi. Số vốn ODA cam kết này được sử dụng trong nhiều năm, tùy thuộc vào thời hạn của các chương trình và sự án cụ thể. Căn cứ vào chính sách ưu tiên sử dụng ODA, Chính phủ Việt Nam đã đinh hướng nguồn vốn ODA ưu tiên cho các lĩnh vực giao thông vận tải; phát triển hệ thống nguồn điện, mạng lưới chuyển tải và phân phối điện; phát triển nông nghiệp và nông thôn bao gồm cả thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp kết hợp xóa đói giảm nghèo; cấp thoát nước và bảo vệ môi trường; y tế giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ, tăng cường thể lực và thể chế…. Khi xem xét trên góc độ nguồn vốn đầu tư, ODA là một trong những nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên, trong quản lý và sử dụng nguồn vốn này một phần vốn ODA có thể đưa vào ngân sách Nhà nước đáp ứng mục tiêu phát triển của Nhà nước, một phần có thể đưa vào chương trình tín dụng ưu đãi đầu tư của nhà nước và một phần có thể đưa vào dự án độc lập. Theo ước tính phần chuyển vào ngân sách nhà nước chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước. * Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các rằng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo. Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro của nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu và thường là ngắn hạn. Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển. Tỷ trọng của nó có thể gia tăng nếu triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay sang sủa. Đối với Việt Nam việc tiếp cận đối với nguồn vốn này vẫn còn hạn chế. * Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển. Nó có đặc điểm là tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước nhận vốn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề đòi hỏi cao về kĩ thuật hay cần nhiều vốn. Vì thế, nguồn vốn này có tác dụng cực kì to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào việc bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cho ngân sách nhà nước cũng hết sức đáng kể. Đặc biệt nguồn vốn nước ngoài đã góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…hình thành lên các khu công nghiệp, khu chế xuất khu công nghệ cao, hiện đại hóa các khu vực phát triển, hình thành các khu dân cư mới tạo việc làm cho hàng vạn lao động tại các địa phương. Đối với Việt Nam sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới mở cửa, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã từng bước đóng góp phần bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực khai thác nâng cao hiêu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu khí, điện lực bưu chính viễn thông…Tính từ năm 1988 đến giữa năm 2007, trên phạm vi cả nước đã có hàng nghìn dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng kí là hơn 75 triệu USD. Trong giai đoạn 2001-2006, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 16,2% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Cho đến nay, Viết Nam đã thu hút được khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đưa vốn đầu tư dưới các hình thức khác nhau. * Thị trường vốn quốc tế Với xu thế toàn cầu hóa mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên toàn cầu. Thực tế cho thấy, mặc dù trong vòng 30 năm qua qua tất cả các nguồn vốn đã đều có sự gia tăng về khối lượng nhưng nguồn vốn đầu tư thông qua thị trường chứng khoán có mức gia tăng nhanh hơn so với các nguồn vốn khác. Tính từ đầu những năm 1970 cho đến cuối những năm 1990, vốn đầu tư trực tiếp của các nước G7 chỉ tăng 30 lần, trong khi đầu tư chứng khoán đã gia tăng gấp 200 lần. Riêng trong thập kỉ 1990, gia trị cổ phiếu của các nước công nghiệp phát triển đã phát hành trên thị trường vốn quốc tế đã tăng gấp 6 lần đạt khoảng 4 ngàn tỷ USD. Trong những năm gần đây dòng vốn này có xu hướng là tiếp tục gia tăng. Ngay tại nhiều nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư qua thi trường chứng khoán đã có sự gia tăng mạnh mẽ. Mặc dù vào cuối những năm 1990, có sự xuất hiện của một số cuộc khủng hoảng tài chính nhưng đến cuối năm 1999 khối lượng giao dịch chứng khoán tại một số thị trường mới nổi vẫn rất đáng kể. Riêng năm 1999, dòng vốn đầu tư dưới dạng cổ phiếu vào thị trường châu Á đã tăng gấp 3 lần năm 1998 đạt 15 tỷ USD. Năm 2005, dòng vốn đầu tư cỏ phần gián tiếp đạt 42.3 tỷ USD vượt qua con số kỉ lục năm 2004 là 35.3 tỷ USD. Riêng khu vực châu Á- Thái Bình Dương đã thu hút được gần 30 tỷ USD. Được đánh giá là khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, Châu Á hiện vẫn là nơi thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp đáng kể và xu hướng ngày càng gia tăng. Đối với Việt Nam, để thúc đầy kinh tế phát triển nhanh và bền vững, nhằm mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhà nước rất coi trọng việc huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời song của nhân dân. Trong đó, nguồn huy động thị trường vốn cũng được chính phủ quan tâm. Các đề án phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp ra nước cũng đã và đang được triển khai. Năm 2005, chính phủ Việt Nam đã phát hành đợt trái phiếu đầu tiên trên thị trường trái phiếu Hoa Kỳ với kết quả được đánh giá là khá thành công. Tuy nhiên đây là hình thức huy động vốn rất mới mẻ. Việc phát hành ra thị trường quốc tế vừa có những thuận lợi vừa có những khó khăn nhất định mà Chính phủ phải có những chính sách khắc phục và điều tiết phù hợp 1.2. Khái niệm, đặc điểm Khu công nghiệp, khu chế xuất: 1.1.1. Khái niệm KCN, KCX: Khái niệm về khu công nghiệp (KCN) bắt đầu xuất hiện ở châu Á vào đầu thế kỷ 19 dưới hình thức hải cảng tự do. Sau đó nó còn xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: khu mậu dịch tự do, đặc khu kinh tế… Khu công nghiệp có thể được hiểu là một khu vực địa lý được phân chia và phát triển một cách có hệ thống, theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cần thiết, cơ sở hạ tầng phù hợp với sự phát triển của một liên hợp ngành công nghiệp và sản phẩm không nhất thiết phải xuất khẩu. Hay theo nghĩa rộng thì KCN bao gồm tất cả các khu vực được Chính phủ nước sở tại cho phép chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp. KCN là khu biệt lập có chế độ mậu dịch và thuế quan riêng, không phụ thuộc vào chế độ mậu dịch và thuế quan phổ thông ở nước đó. Còn khu chế xuất (KCX) được hình thành từ những năm đầu thập kỷ 60 nhưng mãi đến năm 1996 thì châu Á mới xuất hiện KCX đầu tiên. Chúng xuất hiện tại Ấn Độ, Đài Loan và sau đó lan rộng ra các nước khác trong khu vực. KCX là khu vực địa lý được khoanh vùng với các quy chế đặc biệt tách khỏi các quy định về thuế quan, thương mại của một nước. Chúng hình thành chủ yếu để phát triển công nghiệp chế tạo và sản phẩm dùng để xuất khẩu. Tuy nhiên tên gọi KCX cũng tồn tại dưới nhiều hình thái ở các quốc gia khác nhau. Nếu như Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan vẫn gọi là khu chế xuất (export processing zones) thì ở Malayxia gọi là khu thương mại tự do (FTZs), Hàn Quốc gọi là khu xuất khẩu tự do (FEZs), Trung Quốc là đặc khu kinh tế (SEZs) hay ở các nước Bắc Mỹ lại gọi là khu thương mại và đầu tư tự do (FTIZs)… . Theo Quy chế về KCN, KCX, khu công nghệ cao, ban hành kèm theo Nghị định số 36/ 1997/ NĐ-CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, KCN ở Việt Nam được hiểu là “khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất”. Cũng theo Quy chế về KCN, KCX, khu công nghệ cao thì KCX ở Việt Nam được hiểu là “khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập”. Các KCN, KCX có đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theo hướng CNH, HĐH, đa dạng hoá ngành nghề... góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của cả nước, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. 1.1.2. Đặc điểm của KCN, KCX: Ở các nước khác nhau KCN có sự khác nhau về quy mô, địa điểm và phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngày nay, các KCN đã xuất hiện phổ biến tại hầu hết các quốc gia và đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Nhưng nói chung các KCN đều có những đặc điểm chung sau đây: * Thứ nhất về tính chất hoạt động: Theo điều 6 Quy chế KCN, KCX, khu công nghệ cao ban hành kèm Nghị định 36/ CP thì doanh nghiệp trong các KCN có thể là doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp này và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tại những nơi không có dân cư, tập trung lại tạo thành các KCN. Hay nói cách khác KCN là nơi xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp. Các lĩnh vực mà các doanh nghiệp này được quyền kinh doanh cụ thể như: Nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ đêt nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới; Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng; Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu dùng ở trong nước; Phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghê… * Thứ hai về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá, hệ thống điện nước, điện thoại… được thuận lợi thì các KCN đều cần được xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp. Thông thường việc phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN do một công ty xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đảm nhiệm. Ở Việt Nam những công ty này là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc các doanh nghiệp trong nước tự thực hiện. Các công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng sau đó được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại. * Thứ ba về tổ chức quản lý: Mỗi KCN đều thành lập hệ thống ban quản lý KCN cấp tỉnh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN. Bên cạnh đó, các Bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp cũng tham gia vào quản lý tại các KCN. Điều đó tạo nên một hệ thống quản lý chặt chẽ và thích hợp 1.1.3. Vai trò của các KCN, KCX: Nhìn lại 20 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta có thể rút ra được những bài học quí giá cho quá trình hội nhập. Nhưng bài học quí giá nhất là phải mở cửa để đón nhận, hòa mình vào dòng chảy của thời đại, mới có thể mưu cầu sự phát triển cho đất nước. Trong quá trình mở cửa ấy lựa chọn chính sách và lộ trình ra sao cho phù hợp là một bài toán lớn, cần được nghiên cứu, phân tích một cách khoa học, chính xác và đầy đủ nhất. Trong 20 năm thực hiện cải cách kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi phương diện, đặc biệt phải kể đến về mặt kinh tế. Tạo nên những thành quả đó có sự đóng góp của rất nhiều các yếu tố. Trong đó không thể không kể đến sự đóng góp đáng kể của các KCN, KCX. Chúng có vai trò quan trọng và được thể hiện cụ thể như sau: * Đầu tiên phải kể đến vai trò quan trọng của các KCN, KCX đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam phải kể đến sự đóng góp to lớn của các KCN, KCX. Chúng giữ một vai trò quan trọng trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng cường khả năng tiếp nhận công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiến tiến, tạo việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy xuất nhập khẩu. Điều đó được thể hiện rõ ở các mặt cụ thế sau: - Trước hết về giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong các KCN- KCX cả nước đạt 16.8 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2005 và chiếm khoảng 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước trong năm 2006. - Giá trị xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trong các KCN- KCX năm 2006 đạt khoảng 8.3 tỷ USD, tăng hơn 22% so với năm 2005 và chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp xuất khẩu của cả nước. - Cũng trong năm 2006, 880 triệu USD là số tiền mà các doanh nghiệp này đã nộp cho ngân sách, tăng 35.4% so với năm trước. - Các KCN, KCX còn được ví như các thỏi nam châm thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2006 đã chảy vào vùng trũng là các khu công nghiệp trên cả nước. Dự báo, với Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các khu công nghiệp sẽ là tâm điểm hút nguồn vốn FDI, dự kiến đạt khoảng 6 tỷ USD/năm. Con số cuối cùng về thu hút FDI trong năm 2006, theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào khoảng 10 tỷ USD, trong đó vốn cấp mới là 7,5 tỷ USD, còn lại là vốn đăng ký bổ sung. Và trong tổng vốn đăng ký cấp mới cho 797 dự án, riêng các khu công nghiệp và khu chế xuất trong cả nước đã chiếm tới 48,6% tổng vốn đăng ký. Các KCN, KCX trên cả nước có 5056 dự án còn hiệu lực, bao gồm 2433 dự án đầu tư nước ngoài, 2623 dự án đầu tư trong nước, đã có gần 3424 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và trên 856 dự án đang triển khai xây dựng cơ bản. Như vậy, tính từ trước đến nay, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút gần 7000 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 42 tỷ USD. - Các doanh nghiệp trong các KCN- KCX đã đi tiên phong trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và áp dụng công nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến. Từ đó góp phần quan trọng vào việc đổi mới hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính, nhất là thể chế tiền tệ và tín dụng, ngoại hối của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Như vậy các doanh nghiệp này đã thúc đẩy việc đổi mới và hoàn thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thay đổi bộ mặt và cấu trúc mạng lưới thương mại hàng hóa và dịch vụ, cơ cấu hệ thống hậu cần thương mại cũng như toàn bộ lĩnh vực phân phối, lưu thông và dịch vụ xã hôi. - KCN- KCX góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đẩy mạnh kinh tế đối ngoại và tăng kim ngạch xuất khẩu cho khu vực hành lang kinh tế. Các KCN có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nhờ đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp đạt khoảng 8.3 tỷ USD, chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của cả nước. - Các KCN- KCX tạo điều kiện cho các địa phương phát huy thế mạnh đặc thù vốn có của mình đồng thời hình thành mối liên kết, hỗ trợ phát triển sản xuất trong vùng, miền và cả nước. Chúng góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề và công nghệ mới. Điều đó làm cho cơ cấu kinh tế của địa phương từng bước chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Bên cạnh đó, các KCN- KCX còn tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giải quyết tình hình thất nghiệp. Trong năm 2006 các KCN đã thu hút thêm gần 118,000 lao động trực tiếp, tăng 15% so với năm trước, đưa tổng số lao động trực tiếp trong KCN- KCX lên 918,000. Các KCN- KCX phát triển cũng đòi hỏi một lượng lao động có kỹ năng chất lượng hơn, đội ngũ lành nghề để phục vụ tốt trong giai đoạn hội nhập thế giới hiện nay. Có như vậy mới tăng được tính cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy mà làm gia tăng chất lượng nguồn nhân lực. * Vai trò của các KCN- KCX trong quá trình mở cửa, hội nhập thế giới hiện nay: Đại hội Đảng khóa VI năm 1986 đã đưa ra quan điểm “sẵn sàng mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước, các công ty nước ngoài trên cơ sở hau bên cùng có lợi và không có điều kiện chính trị ràng buộc, nhưng ._.phải chủ động phòng ngừa, tránh bị lệ thuộc”. Quan điểm này cũng được nâng cao qua các kỳ đại hội. Đại hội VII, 1991 là “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế”. Đại hội Đảng khóa IX năm 2001 là “trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài; tích cực chủ động thâm nhập, mở rộng thị trường quốc tế” và đến Đại hội Đảng khóa X năm 2006 là “lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất và là nguyên tắc chủ đạo; đồng thời linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thông lệ quốc tế”. Như vậy có thể thấy rõ nhà nước ta đã ý thức rõ vai trò của việc mở cửa hợp tác quốc tế trong việc phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Xuất phát điểm nước ta rất thấp, điều kiện nền tích lũy nội bộ còn chưa cao nên việc thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng. KCN, KCX là một mô hình quản lý kinh tế hiện đại, tập trung, hiệu quả, là giải pháp hữu hiệu nhằm huy động vốn đầu tư nước ngoài, cũng là điểm giao thoa của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải từng bước học hỏi, nâng cao nhận thức cho phù hợp. Đồng thời phải chuẩn hóa luật pháp cho phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp đất nước trở thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển khá trong khu vực. Đặc biệt hướng theo mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam căn bản sẽ trở thành nước công nghiệp hiện đại. Tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành viên của WTO, đây là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự trưởng thành mạnh mẽ của đất nước ta. Việc gia nhập WTO đã tạo nhiều cơ hội cho nước ta trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, biến Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các thành viên trong WTO. Các doanh nghiệp nước ngoài đã liên tục đến Việt Nam để tìm hiểu các cơ hôi đầu tư, do đó số dự án đã không ngừng tăng qua các năm. Đã có nhiều dự án với vốn đầu tư trên 500 triệu USD đang được cấp phép để đi vào hoạt động, trong đó KCN- KCX đã thu hút được một lượng rất lớn. * KCN góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng: Các KCN một khi được đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng sẽ có tác dụng kích thích sự phát triển của địa phương. Từ đó sẽ rút ngắn được khoảng cách giữa nông thôn với thành thị. Cùng với quá trình phát triển của các KCN thì các điều kiện về cơ sở hạ tầng trong khu vực cũng sẽ được cải thiện đáng kể đồng thời thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các cơ sỏ dịch vụ trong vùng. Khi một doanh nghiệp nước ngoài xem xét có đầu tư vào nước nhận vốn hay không thì vấn đề cơ sở hạ tầng có một ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định đó. Hay việc xây dựng hoàn thiện và đồng bộ kết cấu hạ tầng trong KCN có vai trò quyết định trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Việc các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN- KCX không những tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong KCN- KCX hoạt động có hiệu quả mà còn tạo sự đa dạng hóa thành phần doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư góp phần tạo sự hấp dẫn trong việc thu hút doanh nghiệp công nghiệp vào các KCN. Bên cạnh đó việc hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN-KCX không những thu hút các dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất cạnh tranh. Điều này còn giúp cho các địa phương giải quyết được các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ cho các lợi ích cộng đồng. Nguồn vốn Ngân sách không thể giải quyết hết việc cải tạo kết cấu hạ tầng, điều đó đòi hỏi có một nguồn vốn rất lớn, một thời gian dài và công sức bỏ ra đáng kể. Chính vì vậy mà cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư như ngành điện, giao thông vận tải, cảng biển… là một giải pháp khá hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của các KCN. * KCN, KCX giúp nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa cách thức quản lý sản xuất: Khi một doanh nghiệp nước ngoài đem vốn đầu tư đến tại nước sở tại để hoạt động kinh doanh thì đồng thời cũng mang theo những công nghệ tiên tiến, hiện đại cùng với trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp. Điều đó góp phần giúp các nước đang phát triển tiến dần hơn với công nghệ phát triển trên thế giới, tạo điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế trong nước. KCN- KCX là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các KCN- KCX không chỉ là nơi hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài mà còn là nơi tiếp nhận những dây chuyền sản xuất tiên tiến, công nghệ cao. Đối với nền kinh tế còn yếu kém, chưa phát triển thì việc tiếp cận với các công nghệ trên thế giới, học tập các nước bạn là một việc cần khuyến khích nên làm. Với tỷ lệ trên 50% các ngành công nghiệp nhẹ đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào các KCN như da giầy, dệt may… Trong quá trình kinh doanh các ngành này thu hút một lượng lớn lao động đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Còn các ngành đòi hỏi vốn lớn và công nghệ cao như sản xuất lắp ráp ôtô, dầu khí, vật liệu xây dựng… thì chiếm tỷ trọng ít hơn nhưng cũng góp phần đáng kể vào công cuộc đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề công nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp nước ngoài có yêu cầu gắt gao về chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng nguồn nhân lực. Vì muốn tạo những sản phẩm tốt thì người lao động cũng phải có tay nghề cao. Chính vì thế khi doanh nghiệp nước ngoài sang đầu tư tại nước ta cũng sẽ góp phần đào tạo một đội ngũ lao động lành nghề. Từ đó trình độ dân trí của chúng ta cũng được nâng cao, đồng thời người dân Việt Nam cũng sẽ được tiếp cận với cách làm việc khoa học, kỷ luật cao, tác phong công nghiệp của các nước phát triển trên thế giới. Từ đó học tập, rút ra bài học góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh hơn. 1.3. Sự cần thiết của việc thu hút vốn đầu tư vào các khu KCN, KCX ở Việt Nam Đối với các nước nghèo, để phát triển kinh tế, và từ đó để thoát ra khỏi cảnh nghèo thì một vấn đề nan giải ngay từ đầu là thiếu vốn gay gắt và từ đó dẫn tới thiếu nhiều thứ khác cần thiết cho sự phát triển như công nghệ, cơ sở hạ tầng…Do đó trong những bước đi ban đầu, để tạo ra được cú “hích” đầu tiên cho sự phát triển, để có được tích lũy ban đầu từ trong nước cho đầu tư phát triển kinh tế, không thể không huy động vốn từ nước ngoài, và các nguồn vốn đầu tư từ trong nước. * Trước hết có thể thấy rõ rằng việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt vốn FDI vào các KCN- KCX sẽ tạo ra sức hấp dẫn với các công ty xuyên quốc gia (TNCs) hay các công ty có tiềm lực tài chính lớn. Việt Nam đã thu hút được các tập đoàn lớn vào kinh doanh tại Việt Nam. Điều đó đã tạo ra uy thế cho Việt Nam cũng như giá trị sản phẩm trên trường quốc tế. Hiện có trên 110 các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) trong danh sách 500 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới (do tạp chí uy tín Fortune 500 công bố) đã đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 11,09 tỉ USD, chiếm một tỉ trọng lớn, 20% tổng vốn FDI của cả nước. KCN- KCX được hiểu là những nơi được hưởng ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ. Trong năm 2007, Việt Nam có hơn 1.400 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 17,86 tỷ USD. Như vậy môi trường đầu tư trong các KCN sẽ hấp dẫn các công ty TNCs trên th * Các KCN- KCX trở thành nơi tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến trên thế giới, tiếp thu kinh nghiệm quản lý cao vào quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đất nước ta còn nghèo, chính vì vậy sự thiếu thốn đầu tư cho phát triển lại càng nổi lên như một cản trở chủ yếu đối với yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Việc ra đời các KCN- KCX với cơ sở vật chất hiện đại sẽ tạo điều kiện phát huy được tốt nhất những lợi thế về công nghệ, về kinh nghiệm quản lý do các nhà đầu tư nước ngoài mang lại. Vì khi các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại nước sở tại, họ không chỉ mang theo một lượng vốn lớn mà còn mang theo dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến, trình độ kỹ thuật quản lý cao. Đó cũng là những điều mà nước ta còn yếu kém và cần phải học hỏi nhiều ở các nước phát triển trên thế giới. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với hội nhập kinh tế quốc tế sẽ kéo theo quá trình đổi mới khoa học, công nghệ. Quá trình đó bao gồm nhiều mặt, nhiều hoạt động nhưng chủ yếu tập trung chú ý vào đổi mới công nghệ: nhập công nghệ mới, nắm bắt và đưa công nghệ mới vào sản xuất, cải tiến và sáng tạo công nghệ. Công nghệ mới bao gồm các thành phần chính: thiết bị, kỹ thuật, phương pháp chế tạo sản phẩm; công nhân kĩ sư am hiểu công nghệ mới; tổ chức, quản lý công nghệ mới. Quá trình đổi mới công nghệ diễn ra rộng khắp, từ doanh nghiệp, các công ty, hợp tác xã, cá ngành, đến các địa phương. * Thu hút vốn đầu tư vào các KCN đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam vừa trải qua 20 năm đổi mới, chúng ta đã chuyển đổi thành công từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Đối với nguồn nhân lực, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ dẫn tới sự chuyên môn hóa sâu sắc của ngưới lao động Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển, sự thay đổi về nhiều mặt trong cơ cấu nguồn nhân lực, làm biến chuyển từ một cơ cấu lạc hậu sang một cơ cấu tiến bộ hơn. Việc mở cửa nền kinh tế sẽ thu hút vốn đầu tư, đặc biệt nguồn vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ mới vào Việt Nam kéo theo sự ra đời của nhiều công việc, các nghề, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý mới cho nguồn lao động ở Việt Nam. Từ đó buộc các nhà kinh doanh sẽ tập trung đầu tư phát triển để người lao động có trình độ và kĩ năng làm việc cao hơn, phong cách làm việc năng động hơn để phù hợp với môi trường làm việc công nghiệp, chủ động. đồng thời quá trình hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi hàng hóa, dịch vụ Việt Nam phải có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đòi hỏi người lao động cần phải đươc đào tạo sâu hơn về tay nghề, trình độ kĩ thuật để có thể vận hành được những máy móc thiết bị hiện đại. Thị trường lao động theo đó cũng được mở rộng ra quốc tế. phát triển thị trường đồng nghĩa với phát triển, mở rộng phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất, chuyên môn hóa lao động. Bên cạnh đó thu hút vốn đầu tư vào các KCN- KCX sẽ tạo thêm năng lực sản xuất mới trong nhiều ngành kinh tế then chốt đối với sự nghiệp CNH-HĐH, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề đòi hỏi cao về kĩ thuật hay cần nhiều vốn. Vì vậy nguồn vốn này có tác dụng cực kì to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu tư. Đồng thời đẩy mạnh công nghiệp xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Trong khi nền kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, Việt Nam tập trung đầu tư vào mô hình KCN- KCX là rất cần thiết và lâu dài sẽ xây dựng một môi trường đầu tư bình đẳng giữa các khu vực trong và ngoài KCN. Rõ ràng việc hình thành và phát triển các KCN- KCX như là những “khu vực riêng” với những điều kiện ưu việt hơn khu vực ngoài KCN rất phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam. Các KCN- KCX với kết cấu hạ tầng đồng bộ, môi trường pháp lý thuận lợi và thống nhất để tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vai trò của các KCN càng trở nên cấp thiết vì các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang đứng trước thách thức rất lớn của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đến cuối năm 2005 đã có 131 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trên cả nước, với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1 tỷ USD và 33.000 tỷ đồng. Đã có 79 KCN, KCX hoàn thành xây dựng cơ bản với tổng vốn hơn 760 triệu USD và 20.000 tỷ đồng, vốn thực hiện hơn 500 triệu USD và 8.000 tỷ đồng. Như vậy Việt Nam đã phải huy động một lượng vốn rất lớn. Nếu không tận dụng hiệu quả vốn để khai thác hết thế mạnh của các KCN- KCX thì sẽ gây ra một sự lãng phí các nguồn lực. Như vậy nhìn chung ta thấy rằng nhu cầu tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN ở Việt Nam hiện nay là sự cần thiết, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước. PHẦN II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM 2.1. Khái quát chung tình hình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam. Sự ra đời của các KCN-KCX là điều kiện cần thiết, đặc biệt trong quá trình Việt Nam thực hiện Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì thế, quá trình hình thành và phát triển các KCN-KCX ở Việt Nam gắn liền với các đường lối chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước, của chính phủ và theo những quy hoạch xác định. Tháng 9/1991, KCX Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 300 ha ra đời, được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của các KCN-KCX ở Việt Nam. Trong 2 năm tiếp theo, chỉ có thêm KCX Linh Trung 1 thành phố Hồ Chí Minh được thành lập thêm. Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 1992 có quy định khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN-KCX thì việc thành lập các KCN-KCX đa tăng thêm. Tuy vậy, tính chung trong giai đoạn đầu, năm 1991-1995 mới chỉ có khoảng 12 KCN-KCX được thành lập và đây được coi như là giai đoạn “thí điểm” cho việc thành lập các KCN-KCX. Bảng 1: số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập từ năm 1998- 2007 Chỉ tiêu Số lượng KCN-KCX (cộng dồn) Tổng diện tích (ha) (cộng dồn) Diện tích bình quân 1 khu (ha) 1991-1995 12 2370 197,5 1996 25 4569 182,8 1997 45 7619 162,1 1998 62 10108 163,0 1999 67 10452 156,0 2000 68 11023 164,7 2001 70 11800 173,5 2002 80 14376 179,7 2003 100 17627 176,3 2004 113 21892 195,5 2005 130 26517 204,0 2006 150 32671 217,8 2007 183 43687 238,7 Biểu đồ 1: Số KCN- KCX thể hiện qua các năm Năm 1996, số KCN-KCX được tăng thêm 13 khu lên con số 25 KCN-KCX Và đặc biệt, năm 1997, với việc ban hành “Quy chế quản lý KCN-KCX và Khu công nghệ cao” kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính Phủ đã tạo khung pháp lý thống nhất cho việc thành lập và hoạt động của các KCN. Vì thế năm 1997, số KCN đã thành lập lên tới 45 khu với tổng diện tích là 7619 ha. Các năm sau đó, chịu những khó khăn chung bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, số KCN-KCX có tăng lên song không lớn lắm. Từ năm 2001 trở đi, số KCN-KCX đã thực sự tăng lên nhanh chóng, trung bình năm sau cao hơn năm trước 20%. Và cùng với văn kiện Đại hội IX năm 2001 chỉ rõ “Quy hoạch phân bố hợp lý KCN trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN-KCX , xây dựng Khu công nghiệp cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu vực kinh tế mở”. Đến năm 2003, số KCN-KCX là tròn con số 100 khu với tổng diện tích là 17.627 ha và đến hết năm 2007, con số này đã lên tới 183 khu với tổng diện tích đất là 43.687 ha. Sự phát triển các KCN-KCX tập trung trong giai đoạn vừa qua rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, song nhìn chung tập trung chủ yếu ở khu vực ba vùng kinh tế trọng điểm. Trong tổng số 183 khu công nghiệp, thì tại 3 vùng kinh tế trọng điểm đã có tới 133 khu công nghiệp (chiếm 72,7%) với tổng diện tích tự nhiên 35.346 ha (chiếm 80,9%); riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 87 khu công nghiệp (chiếm 47,5%) với tổng diện tích tự nhiên 24.198 ha (chiếm 55,3%)... Không chỉ phát triển về lượng và việc xây dựng các KCN-KCX còn được điều chỉnh, tính toán theo hướng ngày một hợp lý hơn, tức được chú trọng phát triển cả về chất. Việc xây dựng, phát triển và phân bố các KCN-KCX phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định: Về địa điểm lựa chọn: Trước hết, đó phải là nơi có khả năng tạo ra kết cấu hạ tầng, thuận lợi về giao thông vận tải, cung cấp điện, cấp nước và thải nước. Là nơi có địa điểm đủ rộng đảm bảo cho việc mở rộng và phát triển lâu dài trong tương lai. Là nơi có khả năng xử lý môi trường bảo đảm có hiệu quả. Thứ hai, địa điểm bố trí gần nơi cung cấp nguyên vật liệu và thích hợp với việc tiêu thụ sản phẩm của dự án trong nước cũng như xuất khẩu nước ngoài. Thứ ba, đặt tại nơi có nguồn lao động cả số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu sản xuất với chi phí tiền lương thích hợp. Thứ tư, tiết kiệm tối đa đất nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt trong việc sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp. Thứ năm, địa điểm xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung và đảm bảo yêu cầu về an ninh quốc phòng trong những điều kiện cụ thể ở từng khu vực và từng giai đoạn. * Về việc lựa chọn các ngành công nghiệp phát triển trong các KCN-KCX. Thứ nhất, lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển nhanh hơn, với mức đầu tư tập trung hơn, tạo tiền đề thúc đẩy các ngành công nghiệp khác. Điều này, xuất phát từ một thực tế khách quan là nước ta là nước có xuất phát điểm thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, với việc lựa chọn các ngành công nghiệp mũi nhọn sẽ tạo đà cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của ngành công nghiệp nước ta, phục vụ chiến lược cho công cuộc CNH-HĐH đất nước, đáp ứng được với nhu cầu thế giới đang gia tăng. Thứ hai, việc lựa chọn các ngành phải khai thác được lợi thế so sánh, những ưu thế vượt trội của Việt nam so với các nước… qua đó mà nâng cao sức cạnh tranh. Những lợi thế so sánh đó có thể là: ưu tiên chọn những ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn như công nghiệp dệt-may, da-giầy, đồ gỗ…; ưu tiên chọn những ngành sử dụng nhiều nguyên liệu từ nông nghiệp như các ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, lương thực, thực phẩm, đồ hộp xuất khẩu… Bên cạnh đó, là việc phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao hơn như ngành công nghiệp chế tạo đồ gia dụng, điện công nghiệp, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông…thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới. 2.1.2. Tình hình chung thu hút vốn đầu tư vào các KCN-KCX Việt Nam. 2.1.2.1 Khái quát chung tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN- KCX ở Việt Nam KCN hiện nay là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: các Doanh nghiệp Nhà nước, các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư vào các KCN-KCX là đầu tư để phát triển hạ tầng và vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Bảng 2: Tình hình thu hút đầu tư vào KCN-KCX cả nước tính đến cuối năm 2007 Chỉ tiêu Vốn đầu tư phát triển hạ tầng Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh Đăng ký Hoạt động Số dự án Số vốn Số dự án Số vốn Số dự án Số vốn Đầu tư nước ngoài 31 1.872 triệu USD 3.020 29.872 triệu USD 2012 14.046 triệu USD Đầu tư trong nước 152 57.600 tỷ đồng 3.070 197.382 tỷ đồng 1930 104.261 tỷ đồng Nguồn: tổng hợp từ Vụ Quản lý KCN-KCX, Bộ Kế hoạch Đầu tư * Về đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN-KCX: Đây là nguồn vốn cũng rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn các KCN-KCX ở Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, hình thành và phát triển. Vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng cũng tăng lên về số lượng tuyệt đối trong thời gian vừa qua nhưng lại có xu hướng giảm tương đối so với vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tính đến cuối năm 2007, các KCN-KCX đã thu hút được 31 dự án đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng là với số vốn là 1.872 triệu USD, và 152 dự án đầu tư trong nước với số vốn là 57.600 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy, vốn trong nước chiếm tỷ trọng chủ yếu trong việc đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng: chiếm khoảng 55% mà chủ yếu là vốn Ngân sách nhà nước. Tuy vậy, với chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau trong việc tham gia đầu tư vào xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này đang có xu hướng tăng lên. Riêng trong năm 2007 đã có 14 dự án đầu tư nước ngoài và 31 dự án đầu tư trong nước vào phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp với tổng vốn trên 870 triệu USD và 20.200 tỷ đồng. Như vậy, riêng trong năm vừa qua, số vốn đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng đã chiếm phân nửa tống số vốn đầu tư của nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng cho các KCN-KCX trong 17 năm vừa qua. * Về đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong các KCN-KCX: - Đầu tư nước ngoài: Trong những năm đầu mới thành lập KCN giai đoạn 1991-1998, cùng với luật Đầu tư nước ngoài khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các KCN-KCX . Vì vậy, số dự án đầu tư nước ngoài cùng với số vốn đầu tư ở giai đoạn này tăng với tốc độ cao và số dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn hơn nhiều so với số dự án đầu tư trong nước, trong giai đoạn từ 1995-1998, số dự án đầu tư nước ngoài tăng bình quân hơn 40%/năm, số vốn đầu tư đăng ký tăng bình quân 60%/năm, số lượng các dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn hơn từ 3-4 lần so với số dự án trong nước. Tiếp 2 năm sau, 1998-1999 do tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính tại Châu á, số dự án và số vốn đầu tư nước ngoài đã tăng với tốc độ chậm hơn: số dự án tăng 20%, số vốn chỉ tăng 8% và đến năm 2000 số dự án tăng hơn 30% và số vốn tăng 40%. Từ năm 1998 đến nay, số dự án đầu tư nước ngoài tăng bình quân 25% năm. Đến năm 2004, cả nước có trên 1700 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 14,67 tỷ USD. Năm 2005 đã thu hút được 2.120 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 16,843 tỷ USD và đến năm 2007 là 3.020 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn 29.872 triệu USD. - Đầu tư trong nước Trong những năm đầu xây dựng KCN, do chưa nhận thức được tầm quan trọng việc huy động vốn trong nước vào các KCN, nên số vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào các KCN-KCX còn thấp. Các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các KCN-KCX chủ yếu là các doanh nghiệp thành lập từ trước, do nhu cầu mở rộng sản xuất, cần di dời từ ngoài vào trong các KCN. Từ năm 1998, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành cùng với các Nghị định quy định chi tiết thi hành có những ưu đãi và khuyến khích đối với các dự án trong nước đầu tư vào KCN. Do vậy: + Về số dự án trong nước vào KCN: từ năm 1998 tăng đáng kể, năm 1998-1999 tăng 84% từ 132 dự án lên 244 dự án, giai đoạn 1999-2000 tăng 93% từ 244 dự án lên 472 dự án. Các năm sau tăng đều đặn bình quân khoảng 35%. Những năm gần đây, số lượng các dự án trong nước tăng với tốc độ cao hơn so với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời cùng với các Nghị định hướng dẫn đã dần đưa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của khu vực trong nước và ngoài nước về cùng một mặt bằng, vì vậy đến năm 2004 số dự án trong nước đạt trên 1.800 dự án tăng 46% so với năm 2003. Đến cuối năm 2005 là 2.367 dự án. + Về số vốn đầu tư, giai đoạn 1995-1998, vốn đầu tư của khu vực trong nước vào KCN tăng bình quân mỗi năm khoảng 15%, sau năm 1998, vốn đầu tư tăng với tốc độ cao hơn, đặc biệt các năm 1999 và 2000 vốn đầu tư tăng đột biến, hơn 20 lần so với năm trước do dự án Nhà máy điện Phú Mỹ I được triển khai tại KCN Phú Mỹ I (Bà Rịa - Vũng Tàu). Đến năm 2004 tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 90.000 tỷ đồng, gấp hơn 13 lần về số vốn đầu tư so với năm 1995. Đến cuối năm 2005, tổng vốn đầu tư hơn 113.000 tỷ đồng. Tính chung, đến cuối năm 2007 các khu công nghiệp trong cả nước đã thu hút được 3.020 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn 29.872 triệu USD, và 3.070 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 197.382 tỷ đồng. Như vậy, vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN-KCX trong 17 năm vừa qua cao gấp khoảng 2,5 lần so với vốn đầu tư trong nước. Trong số này đã có 2.012 dự án đầu tư nước ngoài và 1.930 dự án đầu tư trong nước đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 14.046 triệu USD và 104. 261 tỷ đồng, tương ứng với 47% và 53% tổng vốn đầu tư đăng ký. Bảng 3: Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào KCN-KCX so với cả nước Năm KCN-KCX Cả nước Tỷ trọng vốn đầu tư Vốn nước ngoài vào KCN-KCX so với cả nước Năm Số dự án thực hiện Số vốn thực hiện Số dự án thực hiện Số vốn thực hiện 2001 211 884 555 2450,5 36,1% 2002 302 801 808 2591,0 30,9% 2003 259 873 791 2650,5 32,9% 2004 286 1.182 811 2852,5 41,4% 2005 343 2.173 970 3308,8 65,67% 2006 356 2430 987 4100,1 59,26% 2007 387 2.600 1445 8030,0 32,4% Cùng với dòng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng cao, thời gian gần đây, các KCN đạt kết quả tốt trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào KCN trong tổng vốn đầu tư thu hút được hàng năm trên cả nước luôn ở mức 40-45%. Năm 2007, các KCN đã thu hút được trên 8 tỷ USD vốn FDI, chiếm trên 40% tổng vốn đầu tư nước ngoài trên cả nước. Trong thời gian qua, mặc dù thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và thế giới có nhiều biến động, tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư đăng ký của các dự án trong KCN nhìn chung tiến triển khá ổn định. Trong năm 2007, các dự án đầu tư nước ngoài trong KCN đã thực hiện thêm được 2.600 triệu USD, bằng gần 30% tổng số vốn đầu tư nước ngoài giải ngân được trong năm 2007 Từ khu công nghiệp đầu tiên ra đời từ năm 1991 đến hết năm 2007, Việt Nam đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đến từ 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Hàn Quốc giữ vị trí hàng đầu trong 53 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký 3,68 tỷ USD, chiếm 29% tổng vốn đăng ký. Các vị trí tiếp theo lần lượt là British Virgin Islands với 3,5 tỷ USD; Singapore với 1,55 tỷ USD và Đài Loan với 1,14 tỷ USD. Năm 2006, chúng ta cũng thấy có nhiều dự án mới có quy mô lớn được đầu tư vào KCN như: Dự án nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại KCN Phú Mỹ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,2 tỷ đô la Mỹ; Dự án sản xuất thiết bị viễn thông của Công ty Panasonic đầu tư vào KCN Thăng Long, Hà Nội với tổng vốn đầu tư đăng ký 76 triệu USD… Nhiều người dự báo, với làn sóng đầu tư vào Việt Nam “hậu” WTO, sức hút đầu tư vào KCN trong những năm tới sẽ vào khoảng 7-10 tỷ USD. 2.1.2.2 Phân loại vốn đầu tư vào các KCN- KCX theo các chỉ tiêu * Vốn đầu tư vào các KCN- KCX chia theo ngành Bảng 4: Vốn đăng ký đầu tư vào KCN- KCX tính theo ngành (tính đến 31/12/2007) STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đăng ký ( triệu USD) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % I Công nghiệp 5472 89,86 39190,15 92,85 1 Công nghiệp chế biến 5327 87,48 37755,08 89,45 2 Công nghiệp khai thác mỏ 21 0,34 1,81 0,0043 3 Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước 27 0,45 612,02 1,45 4 Xây dựng 97 1,59 821,24 1,9457 II Nông- Lâm nghiệp 247 4,05 1219,81 2,89 1 Nông lâm nghiệp 174 2,85 899,03 2,13 2 Thủy sản 73 1,2 320,78 0,76 III Dịch vụ 371 6,09 1798,04 4,26 1 Văn hóa thể thao 10 0,17 33,34 0,079 2 Vận tải, kho bãi, thông tin 15 0,25 80,19 0,19 3 Y tế 20 0,32 35,03 0,083 4 Thương nghiệp, sửa chữa 36 0,59 32,5 0,077 5 Phục vụ cá nhân, cộng đồng 28 0,46 38,83 0,092 6 Kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn 251 4,12 1553,25 3,68 7 Khách sạn và nhà hàng 11 0,20 24,90 0,059 Tổng 6090 100 42208 100 Biểu đồ 2 : Vốn đầu tư vào KCN- KCX phân theo ngành Từ bảng 4 ta thấy rằng, vốn đầu tư vào các KCN- KCX Việt Nam tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng với 5472 dự án (chiếm 89,86% số dự án), vốn đầu tư đạt 39190,15 triệu USD ( chiếm 92,85% tổng vốn đầu tư). Ngành nghề đầu tư chủ yếu là các dự án công nghiệp chế biến là 5327 dự án (chiếm 87,48 % tổng số dự án ) với số vốn đầu tư đạt 37755,08 triệu USD ( chiếm 89,45% tổng số vốn đầu tư). Tỷ lệ này thể hiện sự mất cân đối về vốn đầu tư phân theo ngành vào các KCN- KCX ở Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến đã chiếm phần lớn tông số dự án cũng như tổng số vốn đầu tư vào KCN- KCX Các dự án chủ yếu đầu tư vào các ngành công nghiệp ché biến nông lâm sản, dệt da, may mặc... ít dự án kĩ thuật công nghệ cao. Phần lớn các dự án công nghệ cao tập trung các lĩnh vự như: công nghệ sản xuất các bản vi mạch deo; bảng mạch điện tử; linh kiện cơ điện tử, thiết bị ngoại máy vi tính, đèn hình đơn sắc, đèn hình màu và súng điện tử, công nghệ sản xuất các IC, cơ khí chính xác và phần mềm, bảng mạch in điện tủ và đế mạch in diện tử..Tổng vốn đầu tư các dự án kỹ thuật công nghệ cao hiện nay là triệu 3587,68 triệu USD (chiếm 8,5% tổng số vốn đầu tư vào các KCN- KCX), một số dự án kỹ thuật công nghệ cao đầu tư vào khu công nghiệp sau một thời gian đầu tư hiệu quả đã tăng vốn, điển hình có dự án kĩ thuật công nghệ cao của công ty TNHH Canon Việt Nam đã tăng từ 76,7 triệu USD lên 236,7 triệu USD. Con số 13,5% tổng vốn đầu tư nói lên rằng, có quá ít dự án kỹ thuật công nghhệ cao đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, chưa xứng đáng với tiềm năng và thế mạnh trong thu hút vốn đầu tư của các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhất là đối với vốn ĐTTTNN, bởi các dự án công nghệ cao không chỉ góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong phát triển công nghiệp Việt Nam, mà còn kéo theo nhiều dự án công nghiệp phụ trợ cho sản xuất công nghệ cao đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhìn vào bảng ta thấy rằng, các dự án vào KCN tập trung nhiều nhất vào ngành công nghiệp. Sau đó mới đến dịch vụ là 371 dự án (chiếm 6,09 % số dự án ) với tổng vốn đầu tư 1798.06 triệu USD ( chiếm 4,26% tổng vốn đầu tư). Cuối cùng là ngành nông lâm nghiệp với 247 dự án (chiếm 4.05% số dự án ), với tổng vốn đầu tư là 1219,81 triệu USD (chiếm 2,89 tổng vốn đầu s tư). Như vậy nhà nước phải có các biện pháp điều chỉnh sao cho việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất phân theo ngành một cách cân đối hơn, đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp, đây là ngành thế mạnh và truyền thống của Việt Nam, cần phải thu hút vốn đầu tưđể cơ giới hóa nông nghiệp, đưa máy móc thiết bị hiện đại để đạt được năng suất và hiệu quả cao hơn. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong giai đoạn vưa qua đã phát triển rộng khắp cả nước, song tập trung chủ yếu ở ba vùng ._.khu công nghiệp, khu chế xuất là yếu tố hết sức quan trọng để tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư … Tuy nhiên, nếu thiếu những yếu totó thuận lợi của các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, thì cho dù các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào có thuận lợi đến đâu đi chăng nữa cũng không thể hấp dẫn các nhà đầu tư. Cần có quy định về việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngoài hàng rào khi xem xét đề án xây dựng khu công nghiệp, cụ thể là: + Các công trình hạ tầng ngoài hàng rào được giao trách nhiệm tối đa cho các doanh nghiệp chuyên ngành, như cấp điện nước, thông tin liên lạc, giao cho ngành điện lực, nước và bưu điện địa phương, trường hợp doanh nghiệp phát triển hạ tầng cam kết đảm bảo cung cấp nước (khai thác nước và xủa lý để cung cấp cho doanh nghiệp), điện(xây dựng nhà máy điện cho khu công nghiệp) thì chủ đầu tư cần đề xuất phương án cụ thể. + Đường giao thông đến tận chân hàng rào khu công nghiệp: Có giải pháp cụ thể với đường giao thông dẫn vào khu công nghiệp trong đó tính toán giải pháp kỹ thuật, vốn đầu tư, nguồn vốn, tiến độ, cơ quan chủ trì thực hiện. + Nhà ở của người lao động: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh với doanh nghiệp phát triển hạ tầng tính toán nhu cầu về nhà ở cho người lao động của khu công nghiệp, địa điểm, vốn đầu tư, phương thức đầu tư, cơ quan chủ trì thực hiện. Do vậy, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, phải gắn liền và phải tính đến khả năng cung ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào hiện tại cũng như trong tương lai. Ngoài việc dùng ngân sách để hỗ trợ đầu tư các công trình này, cần phải có những cơ chế, chính sách hợp lý để thu hút các nguồn vốn khác nhau tham gia đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào. 3.1.2.5. Đổi mới một bước công tác quản lý về khu công nghiệp, khu chế xuất và hoàn thiện các văn bản pháp quy Một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công của các khu công nghiệp, khu chế xuất là quản lý Nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất. Hiện nay, mô hình quản lý Nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất theo cơ chế “ một cửa tại chỗ” đã phát huy tác dụng tích cực trong việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, cần được tiếp tục tăng cường và hoàn thiện cho phù hợp với tình hind thực tế. Cơ chế các Bộ, ngành uỷ quyền cho Ban quản lý thực hiện một số chức năng quản lý Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng cụ thể hoá, minh bạch hoá các quy hoạch, hướng dẫn để một mặt tạo thuận lợi cho các ban quản lý trong quá trình thực hiện, mặt khác đảm bảo được tính thống nhất trong khuôn khổ pháp luật, chính sách chung của nhà nước. Tổ chức bộ máy các Ban quản lý cần được xem xét cân nhắc tuỳ theo yêu cầu thực tế và tình hình cụ thể của từng địa phương. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút FDI vào KCN, KCX: 3.2.1 Có các chính sách tạo nguồn vốn Khả năng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất gặp nhiều khó khăn, trong khi việc hình thành nhiều khu công nghiệp dưới nhiều hình thức đã làm hạn chế hiệu quả của vốn đầu tư, cần phải có những hiệu quả của vốn đầu tư, cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn Sử dụng vốn ngân sách để hỗ trọ phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Mô hình phát triển công nghiệp theo hình thức nhà nước giao đất hoặc cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng thuê đất đã phát triển hạ tầng, sau đó doanh nghiệp phát triển hạ tầng cho thuê lại đất phát triển hạ tầng, mô hình này thích hợp vói một số địa phương có điều kiện thu hút vốn đầu tư như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh…Tại cacs tỉnh thuộc địa bàn khó khăn hơn như khu vực phía Bắc hoặc miền Trung thì mô hình phát triển khu công nghiệp rất khó khăn. Vì vậy, điều kiện để thu hút đầu tư ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung nhìn chung không hấp dẫn bằng các tỉnh Đông Nam Bộ nên muốn hấp dẫn nhà đầu tư thuê lại đất trong khu công nghiệp thì giá thuê đất cần ở mức thấp, thậm chí thấp hơn giá thành. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì doanh nghiệp phát triển hạ tầng không tích cực đầu tư phát triển hạ tầng vì khó thu hồi vốn. Tuy nhiên, cần phải xem xét chặt chẽ việc sử dụng vốn ngân sách xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất trong từng trường hợp cụ thể, không chỉ xuất phát từ sự cân thiết thành lập KCN- KCX mà còn phải phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách. Mặt khác, kiên quyết không hỗ trợ nhỏ giọt và dàn trải. Chính sách tín dụng ngân hàng đối với phát triển hạ tầng các KCN- KCX và doanh nghiệp hoạt động trong KCN- KCX. Áp dụng lãi suất vay ưu đãi và kéo dài thời gian vay. Do đặc điểm của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KCN- KCX là hiệu quả của các dự án đó phụ thuộc nhiều vào việc thu hút được dự án đầu tư thứ cấp thuê lại đất và thường chậm thu hồi vốn. Nếu doanh nghiệp chỉ vay vốn theo lãi suất thương mại và hạch toán vào giá thành thuê lại đất cao, khó thu hút được dự án thứ cấp thuê đất. Do vậy, các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN- KCX cũng cần được xác định là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương tự như giao thông, bến cảng…được vay vốn có lãi suất và các điều kiện ưu đãi tương tự. Cụ thể hóa việc cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng đất đai hình thành bộ máy xử lý nhanh và có hiệu quả, kết hợp giữa thuyết phục, tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật và cưỡng chế, giảm giá thuê đất, công tác đo đạc chỉ nên tiến hành 2 lần, thủ tục đơn giản, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng được xác định trên cơ sở giá thị trường và có sự thỏa thuận với người sử dụng đất. Hiện nay công tác giải phóng mặt bằng gây chậm trễ nhất trong việc triển khai dự án đầu tư Nhà nước cần cụ thể hóa bằng pháp luật để có các chính sách ưu đãi về đất đai cho phát triển các KCN- KCX là vấn đề rất phức tạp, cần được xem xét trong các qui định có liên quan để xử lý thích hợp quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN- KCX cũng như doanh nghiệp trong các KCN- KCX để đảm bảo tính nhất quán của chính sách ưu đãi về đất đai( miễn, giảm tiền thuê đất) của Nhà nước đối với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài KCN- KCX, tôn trọng quyền tự do sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. 3.2.2. Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào KCN- KCX Yêu cầu đầu tiên của các nhà đầu tư khi tìm hiểu môi trường đầu tư của địa phương là được cung cấp nhanh chính sách thông tin về các khu vực có thể đầu tư, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giá thuê đất, điều kiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ viễn thông… Trên cơ sở các thông tin này họ có thể so sánh đối chiếu quyết định địa bàn đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư có thể diễ ra nhanh chóng và hiệu quả. Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp vào KCN- KCX chưa được quan tâm đầy đủ, thiếu tổ chức chung của các Ban quản lý KCN- KCX. Các doanh nghiệp phát triển hạ tầng gặp nhiều khó khăn lung túng trong quá trình thực hiện. Để tạo môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn hơn phải cải thiện các chính sách liên quan đến hoạt động của các công ty có vốn nước ngoài đã đầu tư để tạo nên hình ảnh tốt làm an tâm những xí nghiệp dự định đầu tư. Quảng bá điểm khác biệt giữa các KCN- KCX của nước ta với các nước khác trong khu vực. Chìa khóa của sự thành công của các KCN- KCX là vị trí, dịch vụ hạn tầng và năng lực quản lý. Xây dựng KCN- KCX trong khu vực nghèo rẻ hơn trong khu vực phát triển, có chi phí lao động , đất đai, vật liệu rẻ hơn. Nhưng ngược lại, chi phí hạ tầng cơ sở và vận chuyển cao hơn, do đó các nhà đầu tư thường hướng đến khu phát triển hơn. Cố gắng giảm thiểu chi phí đầu vào như nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất, chi phí lưu thông hàng hóa, nới lỏng chính sáh thuế thu nhập của người nước ngoài. Sự phát triển và phân bổ KCN- KCX được thực hiện theo nguyên tắc: lấp đầy và phát triển hiệu quả các KCN- KCX đã có, khi nào các KCN- KCX lấp đầy 60-70% diện tích thì mới cho phép triển khai các KCN- KCX tiếp theo, hạn chế việc sử dụng quá mức và lãng phí quỹ đất canh tác. Công tác vận động, xúc tiến đầu tư trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt các công việc sau: Giải quyết, xử lý và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang xây dựng hoặc đang sản xuất kinh doanh. Thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động xúc tiến đầu tư với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương. Nhà nước cần dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách Nhà nước cho công tác xúc tiến đầu tư. Để nhanh chóng lấp kín các khu đã thành lập và đạt được mục tiêu đề ra khi thành lập các khu trên địa bàn, đề nghị Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh thành phố chỉ đạo chặt chẽ Ban quản lý KCN- KCX, doanh nghiệp phát triển hạ tầng trong việc vận động định hướng đầu tư vào KCN- KCX. Hạn chế tối đa đầu tư phát triển sản xuất ngoài KCN. Cần rà soát lại các chính sách về thuế để đảm bảo tíh ổn định và thay đôủ những bất hợp lý theo hướng khuyến khích các dự án thực hiện nội địa hóa, khắc phục tình trạng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu… Nhà nước cần nghiên cứu chính sách ưu đãi tài chính giải quyết vấn đề về thuế, chuyển lợi nhuận về nước, vốn góp, hỗ trợ các dự án được cấp giấy phép hưởng những ưu đãi về lợi tức, giá thuế đất mới, giảm thuế doanh thu các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ… 3.2.3. Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN- KCX * Xây dựng KCN- KCX phải gắn liền với việc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu vực. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong KCN- KCX là yếu tố hết sức quan trọng để tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư… Tuy nhiên, nếu thiếu những yếu tố thuận lợi của công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc thì cho dù các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào có thuận lợi đến đâu đi chăng nữa cũng không thể hấp dẫn nhà đầu tư. Cần có quy định về phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngoài hàng rào khi xem xét đề án xây dựng KCN- KCX. Giao trách nhiệm tối đa cho các doanh nghiệp chuyên ngành đầu tư phát triển các côg trình hạ tầng ngoài hàng rào: đầu tư cấp điện. cấp nước, thông tin liên lạc giao cho ngành điện lực, nước và bưu chính địa phương. Trường hợp doanh nghiệp phát triển hạ tầng cam kết tự đảm bảo cung cấp nước( khai thác nước và xử lý cung cấp cho doanh nghiệp), điện ( xây dựng nhà máy điện riêng cho KCN- KCX) thì chủ đầu tư cần phải đề xuất phương án cụ thể. Quy hoạch xây dựng KCN- KCX phải gắn liền và tính đến khả năng cung ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào hiện tại cũng như trong tương lai. Ngoài việc dùng ngân sách để hỗ trợ đầu tư các công trình này, cần phải có những cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút các nguồn vốn khác nhau tham gia, đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào. Các địa phương khi xây dựng quy hoạch phát triển KCN- KCX cần có kế hoạch triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên ngoài hàng rào KCN- KCX đồng bộ so với bên trong KCN- KCX. Cần phải tính toán đầy đủ và có dự phòng phát sinh khi xây dựng KCN- KCX như: chỗ ở cho người lao động, vệ sinh, an ninh trật tự, tái định cư, các dịch vụ công cộng như trường học, trạm xá, khu giải trí… từ đó có phương hướng xử lý kịp thời, đảm bảo môi trường đầu tư bên ngoài khu vực KCN- KCX. Coi việc xây dựng KCN- KCX gắn chặt với phát triển hạ tầng kỹ thuật- xã hội ngoài hàng rào KCN là tiêu chí bắt buộc các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Bên cạnh đó, cần lồng ghép các chương trình phát triển dân sinh, xã hội trong các KCN- KCX đảm bảo hài hòa môi trường bên trong và bên ngoài KCN- KCX. * Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN- KCX Để phục vụ mục tiêu CNH- HĐH đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước và từng địa phương, việc tiếp tục phát triển các KCN- KCX đóng vai trò và là công cụ đặc biệt quan trọng để phát huy mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tuy vậy, việc thành lập các KCN- KCX cần được xem xét chặt chẽ, đảm bào tính khả thi và có hiệu quả. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch KUC- KCX của các địa phương triển khai do Thủ tướng Chính phủ ban hành, quy hoạch vùng, quy hoạch khu đô thị- dân cư, quy hoạch sử dụng đất. Việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển KCN- KCX phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương theo hướng kết hợp hài hòa giữa phát triển KCN- KCX với quy hoạch vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Quy hoạch phát triển KCN- KCX sẽ là căn cứ để các cơ quan quản lý của địa phương sử dụng quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch. Trong quá trình triển khai quy hoạch, chú trọng đến việc khuyến khích các nhà đầu tư, bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội trong và ngoài KCN- KCX. Xây dựng các tiêu chí thành lập KCN- KCX trên cơ sở xem xét toàn diện nền kinh tế của các địa phương, cân nhắc toàn bộ các yếu tố môi trường, dân cư, lao động, giai thông, tình hình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư… Rà soát chi tiết quy hoạch sử dụng đất KCN trên địa bàn cả nước, quy hoạh sử dụng đất cần đảm bảo mức độ sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi sử dụng đất công nghiệp hợp lý, đảm bảo cân đối giữa các ngành kinh tế trên địa bàn. Xây dựng KCN- KCX phải gắn liền với thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật KCN- KCX. Quy hoạch phát triển KCN- KCX phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương theo hướng kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp với quy hoạch vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Các vấn đề như quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch ngành nghề đầu tư vào khu xử lý chất thải, hạ tầng xã hội.. là những vấn đề hết sức quan trọng, nếu không giải quyết tốt sẽ hạn chế tác dụng của KCN- KCX thậm chí còn gây thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài. Ngược lại, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, địa phương cũng phải căn cứ vào quy hoạch phát triển KCN- KCX trên phạm vi cả nước để xây dựng các phương án phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội nói chung trên địa bàn cho phù hợp, hiệu quả và tránh chồng chéo, trùng lặp.. không hiệu quả. Quy hoạch phát triển KCN- KCX sau khi được duyệt sẽ là căn cứ để các cơ quan, tổ chức và các địa phương sử dụng trong quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng và các địa phương. Công tác quy hoạch và xây đường giao thông phục vụ phát triển công nghiệp phải được quan tâm đầy đủ, thực hiện quy hoạch đi trước một bước. Tập trung thu hút đầu tư để lấp đầy KCN- KCX đã được thành lập. Thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, để lấp đầy trên 50% diện tích đất công nghiệp của các KCN của các khu đã thành lập. Trừ những dự án cần gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu, những dự án có yêu cầu đặc biệt, kiên quyết định hướng các dự án sản xuất công nghiệp còn lại đầu tư vào KCN- KCX. Khi xây dựng quy hoạch phát triển KCN- KCX xác định chỉ tiêu phát triển công nghiệp, khai thác thế mạnh về nguồn lực tại chỗ của từng địa phương như nguồn nguyên liệu nông lâm nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng, điện năng… từ đó có phương hướng tận dụng lợi thế của từng vùng, địa phương. Phân chia một cách hợp lý thu hút đầu tư giữa các địa phương để hạn chế tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Cần thường xuyên theo dõi, đánh giá các KCN- KCX đã được thành lập. Trường hợp KCN- KCX triển khai thuận lợi( thu hút đầu tư tốt, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo đúng tiến độ) và khu vực còn quỹ đất để phát triển, ngoài việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có thêt xem xét việc mở rộng KCN- KCX. Đối với KCN- KCX gặp khó khăn trong quá trình triển khai, cần tập trung giải quyết các vướng mắc để tiếp tục triển khai. Nếu KCN- KCX không có triển vọng, cần kiên quyết xem xét việc rút Giấy phép đầu tư, quyết định phê duyệt dự án hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng tránh tình trạng dự án được phê duyệt nhưng không triển khai được. 3.2.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN- KCX Đối thủ cạnh tranh của các KCN- KCX ở nước ta là các KCN- KCX của các nước trong khu vực. Khả năng cạnh tranh của các KCN- KCX thể hiện ở tính vượt trội trong quan hệ so sánh giữa các KCN- KCX ở nước ta với KCN- KCX của các nước khác trong khu vực. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN sẽ góp phần tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư vào các KCN Việt Nam. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN. Có nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá năng lực cạnh tranh của các KCN- KCX. Một số tiêu chí được coi là cơ bản: Môi trường pháp luật và hành chính tốt, vượt trội đối với đối thủ cạnh tranh, kết cấu hạ tầng tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển ở trình độ cao; tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi với chi phí thấp, nguồn nhân lực đáp ứng tốt về số lượng và chất lượng, phương thức tiếp thị đạt tiêu chuẩn quốc tế… 3.2.5. Phát triển hạ tầng xã hội đối với khu vực xây dựng KCN- KCX. KCN- KCX không những thu hút lao động địa phương mà còn thu hút lao động từ địa phương khác. Hiện tượng tập trung lao động tại KCN- KCX và tác động mạnh mẽ của việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, các công trình hạ tầng kỹ thuật của khu vực ngày càng quá tải. Cho đến nay, lao động ngoại tỉnh thường thuê nhà khu vực xung quanh các KCN- KCX để cư trú với điều kiện sống tạm bợ, hết sức khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến sức khoe, chất lượng làm việc của lực lượng lao động của đất nước. Do vậy, việc đầu tư vào nhà ở các công trình công cộng và trật tự an toàn giao thông là rất quan trọng. Phát triển KCN- KCX có vai trò quan trọng trong phát triển vùng lãnh thổ phát triển nguồn nhân lực. Trong quá trình công nghiệp hóa, các vùng công nghiệp nơi có mật độ các cơ sở công nghiệp cao, là nơi dễ tìm kiếm việc làm hơn và có thu nhập cao hơn hẳn các khu vực nông nghiệp. Chính vì vậy tạo nên hiện tượng di cư từ nơi có vùng nông nghiệp ra các vùng đô thị công nghiệp, đặc biệt là các vùng có KCN- KCX. Vì vậy trong quá trình thực hiện cơ sở hạ tầng xã hội cũng cần được thực hiện đồng bộ để đáp ứng nhu cầu phục vụ hiện tại và lâu dài trong tương lai như nhà ở, các công trình công cộng… Việc xây dựng cá công trình cơ sở hạ tầng xã hội là trách nhiệm của Nhà nước và các doanh nghiệp. Ngoài việc sử dụng một phần vốn ngân sách Nhà nước cần huy động các nguồn lực khác nhau của xã hội bằng những cơ chế thích hợp, ưu đãi. 3.2.6. Phát triển lao động và đào tạo nghề, phát triển các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu phát triển KCN- KCX. Để tạo ra một môi trường thu hút đầu tư thật hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ KCN-KCX. Đối với cán bộ, công chức làm công tác quản lý KCN cần tiến hành đào tạo về chuyên môn, tạo điều kiện được dự các lớp tập huấn, tham gia hội thảo chuyên đề về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý KCN- KCX. Đối với công nhân cần được đào tạo có chuyên môn, đồng thời cần quan đến đời sống vật chất và văn hoắ, tinh thần, giáo dục, y tế.. cho công nhân và con em họ ở các JCN- KCX tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân ở các KCN- KCX an tâm lao động, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư vào nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ thuật.Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực ở khâu quản lý nhà nước, đặc biệt là ban quản lý các KCN- KCX. Trong đó chú trọng và đảm bảo sự cân đối giữa số lượng và chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp và các chuyên gia. Từng bước đấp ứng đầy đủ số lượng và chất lượng cong nhân tại các KCN- KCX, khu công nghệ cao cả về trước mắt và lâu dài. Việc thành lập các cơ sở đào tạo nghề tại nơi phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất để trực tiếp đào tạo nghề cho những lao động nông nghiệp có đất được chuyển đổi sang sản xuất công nghiệp sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong KCN- KCX tạo đời sống ổn định cho người dân địa phương. Mặt khác, các khu công nghiệp, khu chế xuất khi hình thành có đòi hỏi sử dụng một số lượng lớn lao động kĩ thuật. Do vậy, vấn đề đào tạo và cung cấp lao đông trong khu công nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là vùng có mật độ khu công nghiệp cao như Đông Nam Bộ. Việc đào tạo và cung cấp lao động, trước hết phải căn cứ vào định hướng phát triển các ngành trên các vùng và trong các khu công nghiệp để có phương án bó trí hợp lí và đáp ứng được các yêu cầu. Đối với các địa phương, ngay từ giai đoạn đầu khi lập dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất phải có sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan với các chủ đầu tư hạ tầng nắm rõ các ngành nghề trong KCN- KCX, từ đó dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong KCN- KCX để chủ động cho các doanh nghiệp. Hình thành Quỹ đào tạo nghề cho công tác đào tạo lao động cho các doanh nghiệp nhằm giảm bớt chi phí đào tạo nghề, đồng thời góp phần hỗ trợ vào kinh phí đào tạo nghề ở địa phương. Quỹ đầo tạo có thể được huy động từ nhiều nguồn, trong đó chú trọng sự đóng góp của các doanh nghiệp- những đơn vị được hưởng lợi từ chương trình này. Thành lập các cơ sở đào tạo nghề tại những nơi dự kiến phát triển khu công nghiệp, trực tiếp đào tạo nghề cho những lao động nông nghiệp và con em những người đã chuyển đổi sang làm cho KCN- KCX và nâng cao chất lượng lao động. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp về nâng cao chất lượng lao động. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp KCN- KCX đào tạo lao động địa phương và đào tạo tay nghề kỹ thuật cho những lao động này; ưu tiên đối với những lao động nằm trong diện thu hồi đất xây dưng khu công nghiệp, khu chế xuất để họ có thu nhập ổn định và cao hơn so với trước đây đẻ người dân tin tưởng hơn vào các khu công nghiệp, khu chế xuất tịa địa phương. Hoàn thiện văn bản pháp quy về tuyển dụng lựa chọn lao động, chức năng của cơ quan quản lý lao động đào tạo, đề bạt, sa thải, trah chấp lao động...tăng cường vai tro của cơ quan thanh tra lao động tong kiểm tra giam sát, sửa đổi mức chịu thuế thu nhập cua người nước ngoài theo hướng nâng cao mức khởi điểm chịu thuế và giảm mức thuế suất, giảm thuế thu nhập cho người Việt Nam. Sở lao động và thương binh xã hội nên thoả thuận với các nhà đầu tư để lựa chọn những người lao động phù hợp bằng cách các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cử cán bộ chuyên trách sang tham gia phỏng vấn kiểm tra hồ sơ...Khi đó sẽ thúc đầy nhanh quá trình tuyển dụng lao động tìm kiếm lao động phù hợp, giúp cho các dự án được triển khai đúng tiến độ, chất lượng các dự án được nâng cao, tiến tới cho phép nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tuyển dụng lao động theo tiêu chuẩn của họ. 3.2.7 Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất * Hoàn hình tổ chức quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất thiện: Quản lý mọi loại hình các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, khu kinh tế và các cụm công nghiệp ( hiện nay do địa phương quản lý). Để thực hiện được cấn sớm thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam ở cấp ngang Bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Phân công và phối hợp trong hệ thống tổ chức quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất giưa các Bộ, ngành Trung ương với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và các Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh. Quy định sự phân công và phối hợp quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất giữa các cơ quan quản lý còn chưa đủ chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể và chưa quan sát với tình hình thực tế của các KCN- KCX. Trong thực tế vận hành cơ chế lại thiếu sự đồng bộ giữa các cơ quan quản lý đã được phân công theo chức trách với các khu công nghiệp, khu chế xuất. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý chưa đi đôi với nhau. Cần phải xác định rõ các biện pháp quản lý nhà nước về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp một cách hài hòa và có hiệu quả. Phân cấp hơn nữa cho chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan nhà nước không can thiệp vào việc đầu tư phát triển các KCN- KCX tại các vùng kinh tế trọng điểm, những vùng thuận lợi thu hút đầu tư. Hạn chế sự sử dụng của vốn ngân sách Nhà nước cho việc phát triển cơ sở hạ tầng cho các KCN- KCX. Vốn ngân sách chỉ sử dụng trong điều kiện đối với những KCN- KCX quyết định đến việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của những vùng có điện có vùng kinh tế xẫ hội khó khăn để tạo đà phát triển thu hút đầu tư. Tiếp tục cuủng cố, hoàn thiện cơ chế “một cửa tại chỗ” cho phù hợp với tình hình hiện nay. Cơ chế các Bộ, ngành ủy quyền cho Ban quản lý thực hiện một số chức năng quản lý tiếp tục được hoàn thiên theo hướng cụ thể hóa, minh bạch hóa các quy hoạc...để tạo thuận lợi cho các Ban quản lý trong quá trình thực hiện. * Cải cách thủ tục hành chính Tổ chức quản lý KCN- KCX đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay và xu hướng phát triển các KCN- KCX trong bối canh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Chính phủ đã ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 để tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức quản lý các KCN- KCX. Song những quy địn trong quy chế này đến nay có nhiều nhược điểm không còn phù hợp hoặc không đáp ứng yêu cầu do thực tế phát triển có nhiều vấn đè mới này ra. Mặt khác, do bản thân hệ thống tổ chức quản lý các KCN- KCX đã có sẵn những hạn chế, khiếm khuyết ngay từ khi thiết kế, bởi chưa đủ luận cứ khoa học, nên quá trình vận hành đã không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cac KCN- KCX. Về thẩm định cấp giấy phép đầu tư: tiếp tục hoàn thiện cơ chế “một cửa tại chỗ”; hoàn thiện thủ tục hành chính xét duyệ thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư. Tiếp tục cải cải cách bộ máy quản lý KCN- KCX và phải được hực hiện thường xuyên, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế “xin- cho”, kỷ luật nghiêm khắc những cán bộ, công chức nhũng nhiễudoah nghiệp. Phải coi cơ chế “một cửa tị chỗ” trong hoạt động quản lý nhà nước tại các khu công nghiệp vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu bảo đảm sự thành công của các khu công nghiệp. Điều này sẽ góp phần khắc phục tình trạng tùy tiện trong thực thi cơ chế quản lý “ một cửa tại chỗ” hiện nay ở các ban quản lý khu công nghiệp trong cả nước, góp phần tạo môi trường hành chính lành mạnh nhằm tăng tính hấp dẫn của các khu công nghiệp, tăng tính năng động, chủ động phục vụ các doanh nghiệp của cán bộ ở các ban quản quản lý khu công nghiệp và khu chế xuât. Đông thời góp phần đẩy mạnh tiến trình cải cách tủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ở một trình độ cao hơn trong tuơng lai. Vì vậy, cán bộ, ngành nên sớm ủy quyền chức năng quản lý nàh nước cho các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất. Nội dung ủy quyển phải được thể chế bằng pháp luật. Về đất đai: cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất, trong các giao dịch liên quan đến đất đai. Thực hiện dứt điểm các vấn đề về bồi thường mặt bằng; tuyên truyền công khai các chủ trương, định hướng về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất tại các địa phương. Giải quyết cơ chế cho thuê lại đất trong KCN- KCX sao cho quyền lợi của các công ty phát triển hạ tầng được đảm bảo, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN- KCX hoạt động...bố trí quỹ đất cho tái định cư kết hợp với biện pháp tuyên truyền, giáo dục hiểu biết pháp luật về đất đai, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân có đất nông nghiệp có ý thức hơn về chủ trườn phát triển khu công nghiệp. Về xuất nhập khẩu: tiến hành nhanh chóng các thủ tục xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp. Thường xuyên rà soát các dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp phép trong KCN- KCX có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiến hành đầu tư , xem những khó khăn này là từ phía bẩn thân doanh nghiệp hay từ phía các chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước chúng ta nhận thấy những lợi thế để phát triển, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất về nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách ưu đãi... Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm, đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thật, trình độ quản lý nghiệp vụ cho người lao động. Bên cạnh những thuận lợi đó thì các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng còn không ít những khó khăn và bất cập trong môi trường đầu tư đó là những vần đề về quản lý, đất đai, thủ tục hành chính, cơ cấu tạo vốn, cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN- KCX, các vấn đề khác liên quan đến doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất... Chính những điều này làm hạn chế dòng đầu tư, làm cho khả năng thu hút vốn đàu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất còn yếu. Hiện nay mức độ thành công của các khu công nghiệp, khu chế xuất còn khiêm tốn so với mục đích đầu tư, so với tầm quan trọng của nó trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Chính vì vậy, trong những năm tới cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chinh sách đất đai, ban hành chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư, nâng cao chất lượng quy hoạch cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, nâng cao tay nghề cho người lao đông...để khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng phát triển, đóng góp to lớn vào GDP của cả nước, thu hút ngày càng nhiều lượng vốn đầu tư cả trong nước lẫn nước ngoài, giúp chuyển dịch cơ cấu hợp lý và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế đầu tư Giáo trình Luật đầu tư Trang web của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.com Tạp chí khu công nghiệp Việt Nam tháng 3/2007 www.khucongnghiep.com.vn Niên giám thống kê các năm 2003,2004,2005,2006 Báo cáo quy hoạch các KCN- KCX năm 2006, 2007 Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cả nước đến năm 2010 Trag web của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn Tạp chí kinh tế và dự báo tháng 1, tháng 6, tháng 8 năm 2008 Danh sách dự án đầu tư nước ngoài đăng ký tại KCN- KCX Việt Nam Thông tin khu công nghiệp- khu chế xuất- TS Trần Ngọc Hưng tháng 1 năm 2005 Thời báo kinh tế tháng 12 năm 2007 Giáo trình Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ- Trường đại học Kinh tế quốc dân. Nghị quyết đại hội Đảng khóa VI, VII, VIII, IX, X Tạp chí Cộng sản tháng 6 năm 2007 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24998.doc