Tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay: LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đối với những khởi sắc của nền kinh tế trong suốt thời gian qua là không thể phủ nhận. Như huyết mạch của thị trường tài chính - tiền tệ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, các ngân hàng thương mại đã luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc tận dụng và phát huy các nguồn lực tài chính trong nước, đáp ứng nhu cầu tín dụng của đông đảo đối tượng và thành phần kinh tế, phục vụ đắc lực cho việc phát ... Ebook Thực trạng và giải pháp tăng cường vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vị trí ấy đang bị lung lay, vì cùng với sự hội nhập quốc tế ngày càng chủ động và tích cực hơn của Việt Nam trong thời gian gần đây, thị trường tài chính - ngân hàng sẽ mở rộng cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi, do đó năng lực cạnh tranh là vấn đề then chốt.
Bàn về năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, có rất nhiều điều để trăn trở: trình độ phát triển thị trường và trình độ quản lý thấp, chất lượng tài sản không cao, công nghệ ngân hàng lạc hậu, dịch vụ còn giới hạn, v.v…Song, một trong những hạn chế lớn nhất, ảnh hưởng cơ bản nhất đến khả năng cạnh tranh của các định chế tài chính này tại Việt Nam chính là tiềm lực tài chính còn hết sức yếu kém, mà Vốn chủ sở hữu là thước đo cho tiềm lực ấy.
Nếu ngân hàng có thể hoạt động và lớn mạnh như một cây cổ thụ, thì vốn chủ sở hữu chính là rễ của cái cây đó. Không chỉ tạo cơ sở hình thành và điều kiện mở rộng cho ngân hàng, trong suốt quá trình hoạt động, nguồn vốn ấy luôn đóng vai trò là tấm đệm chống đỡ mọi tổn thất đến từ lĩnh vực kinh doanh chứa đựng đầy rủi ro này. Có thể nói, vốn chủ sở hữu là xuất phát điểm đầu tiên, và cũng là cứu cánh cuối cùng cho mọi ngân hàng duy trì được sự tồn tại và phát triển của mình. Một mức vốn chủ sở hữu đủ lớn sẽ giúp tránh được những vụ phá sản ngân hàng _ một tai họa đem lại ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế có lẽ là hơn bất cứ loại hình doanh nghiệp nào khác. Vì vậy, tìm hiểu sâu về thực trạng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, và những sức ép tăng nguồn vốn này trong thời gian tới là một việc làm rất thiết thực và cấp bách, đặc biệt khi mà tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực được mở cửa mạnh nhất sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006 vừa qua.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ những căn cứ lýý luận và thực tiễn để khẳng định vai trò thiết yếu của vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn đối với các ngân hàng thương mại; đồng thời nghiên cứu một số kinh nghiệm tăng vốn chủ sở hữu của các nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
Thứ hai, tìm hiểu và đánh giá thực trạng vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua, những kết quả, tồn tại và nguyên nhân.
Thứ ba, phân tích sức ép tăng vốn chủ sở hữu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương lai gần; từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị phù hợp với điều kiện và tình hình của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Với thực tế là sức ép sẽ đến chủ yếu với bộ phận các ngân hàng thương mại bản địa, cũng như mong muốn rằng các ngân hàng được thành lập bởi những nguồn lực nước nhà không dần mất đi vị thế của mình trên thị trường, khóa luận chỉ xin tập trung vào các ngân hàng thương mại do phía Việt Nam nắm quyền chi phối, bao gồm các ngân hàng thương mại: Nhà nước, Cổ phần và Liên doanh, trong khoảng thời gian từ năm 2000-2007.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp biện chứng trong nghiên cứu khoa học, Khóa luận chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê, tổng kết thực tiễn, phân tích và khái quát.
5. Bố cục của Khóa luận
Chương I: Lýý luận chung výề Vốn Chủ Sở Hữu và Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp tăng vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm phù hợp với sức ép tăng vốn của bối cảnh hội nhập.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hiền, giảng viên khoa Tài Chính Ngân Hàng của trường Đại học Ngoại Thương, đã hết sức tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành Khóa Luận này.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
LÝý LUẬN CHUNG VýỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ HỆ SỐ AN TOÀN VỐN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1. Khái niệm
Ngân hàng (NH) là một trong các định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Có thể định nghĩa NH qua các chức năng, dịch vụ, hoặc vai trò mà chúng thực hiện, nhưng những yếu tố trên đang không ngừng thay đổi: Rất nhiều tổ chức tài chính_bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ hay công ty bảo hiểm…đang nỗ lực cung cấp các dịch vụ ngân hàng; Ngược lại, NH cũng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh (các tổ chức tài chính phi NH) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, đầu tư vào quỹ tương hỗ, v.v...Do đó, cách tiếp cận thận trọng nhất có lẽ là xem xét NH trên phương diện những loại hình dịch vụ mà nó cung cấp. Theo cách này:“Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất _ đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” [10]. Cũng có một số định nghĩa dựa trên các hoạt động chủ yếu của NH, ví dụ tại Việt Nam theo Điều 1_Khoản 3 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD (số 20/2004/QH11): “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”, trong đó: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cung cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Có nhiều cách phân loại NH: Theo chức năng, có NHTW và NHTM; Theo mục đích và phạm vi hoạt động có: NHTM, NH phát triển, NH đầu tư, NH chính sách, NH hợp tác và các loại hình NH khác. Theo cách nào thì trong hầu hết mọi nền kinh tế, NHTM vẫn thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng NH. Về cơ bản, có thể nói điểm phân biệt NHTM với các loại hình NH khác là: NHTM hoạt động vì mục đích lợi nhuận (trong khi NHTW làm nhiệm vụ chính là quản lýý, thực thi và giám sát chính sách tiền tệ, đóng vai trò điều tiết, là NH của các NH trong nền kinh tế; còn các NH chính sách, phát triển hay đầu tư lại ưu tiên thực hiện những chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước, trợ giúp người nghèo, đầu tư dự án, v.v…). Do đó khi nói đến NH, nhìn chung có thể hiểu đó là NHTM, vì chúng thực hiện được tất cả những chức năng, nhiệm vụ và hướng tới cung cấp tất cả những dịch vụ ngân hàng mà không bị giới hạn bởi các mục đích khác. NHTM cũng được phân loại theo nhiều cách. Theo hình thức sở hữu: NHTM Nhà nước, tư nhân, cổ phần, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài; Theo tổ chức hoạt động: Bán lẻ và Bán buôn; Chuyên doanh và Đa năng; Theo cơ cấu tổ chức: Sở hữu công ty và Thuộc sở hữu công ty; Đơn nhất và Có chi nhánh.
NHTM thực hiện những chức năng vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế:
- Trung gian tín dụng: Trong hầu hết mọi nền kinh tế, NH là tổ chức thu hút tiền tiết kiệm lớn nhất: Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại NH, vì thế NH đóng vai trò thủ quỹ cho toàn xã hội; Ngược lại, NH cũng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần với Nhà nước (tỉnh, thành phố,...); Các khoản tín dụng của NH cho Chính phủ (thông qua việc mua các chứng khoán của Chính phủ) là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển; Đối với các doanh nghiệp, NH thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ mua hàng hóa dự trữ, xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị, v.v...
- Trung gian thanh toán: thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ bằng cách phát hành séc, thẻ, ủy nhiệm chi,…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy, tiền đúc.
- Tạo tiền: xuất phát từ chức năng trung gian tín dụng và than toán mà NH có khả năng “tạo tiền”. Từ một khoản tiền gửi ban đầu vào NH, thông qua cho vay bằng chuyển khoản (vì không phải mọi khoản vay đều được rút ra bằng tiền mặt để đưa vào lưu thông), các NH nhân số tiền đó lên rất nhiều lần.
2. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại
Các NHTM có những nghiệp vụ là: Nghiệp vụ tài sản nợ _ là nghiệp vụ huy động, tạo nguồn vốn (với các dịch vụ như nhận tiền gửi, đi vay, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, v.v.); Nghiệp vụ tài sản có _ là việc sử dụng những nguồn vốn tạo dựng được vào các hoạt động kinh doanh (cho vay, thuê mua, tài trợ dự án, đầu tư chứng khoán. v.v..) ; Nghiệp vụ trung gian (hoạt động ngoại bảng) _ là các nghiệp vụ mà NHTM thực hiện căn cứ theo yêu cầu của khách hàng, thay mặt khách hàng thanh toán, làm ủy thác,v.v.. để thu phí (bảo lãnh, đại lýý, quản lýý ngân quỹ, v.v..). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng nói riêng, số dịch vụ mà NHTM cung cấp cho ba nghiệp vụ nói trên hiện nay đã lên tới con số 6.000.
Với những chức năng và nghiệp vụ nói trên, NHTM có vai trò bôi trơn sự lưu thông của tiền tệ, chuyển dịch vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, huy động và tạo nguồn lực phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách của Chính phủ (đặc biệt là chính sách tiền tệ), góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.
3. Ngân hàng _ ngành kinh doanh có độ rủi ro cao
Lĩnh vực kinh doanh nào cũng luôn hàm chứa rủi ro, song đối với NH _ với tư cách là một định chế tài chính đặc biệt _ nhân tố này lại càng là một yếu tố thường trực và đa dạng hơn nữa. Các nhà quản trị NH liên tục phải đối mặt với vô số rủi ro đến từ: sự thay đổi lãi suất (Rủi ro lãi suất), khả năng không thể chi trả đúng hạn của khách hàng (Rủi ro tín dụng), nhu cầu rút vốn ồ ạt của khách hàng (Rủi ro thanh khoản), những bất lợi trong tỷ giá (Rủi ro ngoại hối), Rủi ro công nghệ , Rủi ro hoạt động ngoại bảng, Rủi ro quốc gia, chiến tranh, thay đổi chính sách thuế, v.v…
* Góp phần tạo nguồn lực làm nên những chức năng, vai trò đó của NHTM, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của vô số những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nêu trên chính là yếu tố Vốn chủ sở hữu.
II. Vốn chủ sở hữu và Hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng thương mại
1.Vốn chủ sở hữu đối với ngân hàng thương mại
1.1. Khái niệm
VCSH của NHTM có thể được hiểu là nguồn tiền thuộc sở hữu hợp pháp của chủ NH trong một thời gian dài, chủ yếu bao gồm các khoản vốn NH được cấp, hoặc được đóng góp bởi những người chủ ngân hàng khi mới thành lập, cộng với những khoản được trích lập, giữ lại từ lợi nhuận hoạt động. Về cơ bản, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, VCSH không phải hoàn trả, chủ NH có thể tăng, giảm (với sự đồng ýý ýcủa cơ quan chức năng), thay đổi cơ cấu của VCSH, hoặc quyết định các chính sách phân phối lợi nhuận vốn dĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn này. Song, là một định chế tài chính đặc biệt, VCSH của NHTM mang một số điểm riêng có như về thành phần của vốn, vai trò của vốn, v.v... Với chức năng là trung gian tín dụng, NHTM chỉ lấy VCSH làm bàn đạp ban đầu; Còn lại, họ không ngừng huy động tiền của các chủ thể khác trong xã hội và nền kinh tế để tài trợ cho các hoạt động của mình. Do đó, ngay cả khi gia tăng về số lượng tuyệt đối theo đà phát triển của NH, VCSH vẫn chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ, đôi khi là rất nhỏ (như trường hợp các NHTM Việt Nam) trong tổng nguồn vốn của NH. ví dụ: tại Deutsche Bank (một trong những NH hàng đầu Châu Âu và thế giới, có lịch sử từ năm 1876), đến 31/12/2006: Tổng nguồn vốn là 1.126 tỷ Euro, trong khi VCSH chỉ là 32,8 tỷ Euro [43xxviii]. Tuy nhiên, chiếc bánh xe nhỏ ấy lại là khớp nối cho cả guồng máy ngân hàng, đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và đảm bảo khả năng phát triển lâu dài của NHTM, đồng thời các thành phần của VCSH cũng được phân loại một cách chi tiết để đáp ứng các công tác đánh giá vốn của NH (sẽ đề cập ở các phần sau).
Năm 1988, Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel (Basel Committee on Banking Supervision) đã đưa ra văn bản: “Sự thống nhất quốc tế về đo lường vốn và các tiêu chuẩn vốn” (International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards ), trong đó đưa ra định nghĩa dựa trên các thành phần của vốn tại NHTM (Capital Với các doanh nghiệp phi tài chính, VCSH tiếng Anh được gọi là: Shareholders’ equity, Stockholders’ equity, Ownership’s equity.
)_ mà bản chất là VCSH. Từ đó đến nay, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi thị trường tài chính phát triển hết sức sôi động, hầu hết các NH trên thế giới đều áp dụng những chuẩn mực phân loại đó. Các nhà kinh tế và học giả Việt Nam cũng đi theo tinh thần của văn bản trên, song lại thiếu sự thống nhất về tên gọi. Điều này khiến cho việc tìm hiểu bản chất của phạm trù VCSH sao cho đúng với thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam có phần phức tạp. Trong những tài liệu thuộc lĩnh vực NH (của Việt Nam hoặc được dịch sang tiếng Việt), các tác giả đưa ra nhiều cách gọi tên khác nhau khi đề cập đến VCSH của NHTM: “Vốn tự có”[7][11][13]; hoặc “VCSH”[4][5][6][10]; hoặc đồng nhất các khái niệm “Vốn”, “Vốn tự có”, “VCSH” [12]. Trong các văn bản luật có liên quan, như Luật các tổ chức tín dụng (Số 02/1997/QH10) Chương I_Điều 20_khoản 13 và bản sửa đổi bổ sung (Số 20/2004/QH11) Điều 1_khoản 3, hay trong một văn bản quan trọng có đề cập trực tiếp những vấn đề về vốn của NH là Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD (Số 457/2005/QĐ-NHNN) Phần II_Mục I_Điều 3, cũng chỉ đưa ra khái niệm “Vốn tự có”. Tuy nhiên, như đã nói, xét về mặt bản chất, sau khi tổng kết nội dung các cuốn sách, nghiên cứu khoa học, và báo chí của Việt Nam bàn về vốn chủ tại NHTM, thì có thể thấy gốc rễ quan điểm của các tác giả đều thống nhất; tuy cách gọi khác nhau nhưng nội hàm và ngoại diên đều tương tự và đi theo tinh thần lý luận của Hiệp ước Basel Xem chi tiết ở mục 1.2.2 của phần này.
. Vì vậy, để phù hợp với tính chất của VCSH trong tương quan với các khoản Nợ, nhằm thấy rõ những nguồn lực thực sự thuộc về chủ ngân hàng, trong khuôn khổ Khóa luận này, người viết xin sử dụng thuật ngữ Vốn chủ sở hữu.
1.2. Các thành phần của VCSH tại các NHTM ** Tham khảo ví dụ ở Bảng phụ1 và Bảng phụ 2 phần Phụ lục.
Có thể phân loại VCSH của NHTM theo một số tiêu chí khác nhau:
1.2.1. Phân loại theo sự hình thành nguồn vốn
a) VCSH ban đầu
Đây là nguồn vốn hình thành khi NH được thành lập. Tại Việt Nam, nó còn được gọi là Vốn điều lệ _ ghi rõ trong điều lệ hoạt động của tổ chức. Vốn này có thể được tạo ra bằng nhiều cách, tùy thuộc vào tính chất sở hữu của NH: Vốn của NHTMNN do Nhà nước cấp từ ngân sách bằng tiền hoặc trái phiếu chính phủ; của NHTM tư nhân do cá nhân tự ứng ra; của NHTM Liên doanh do các bên tham gia liên doanh đóng góp; của NHTMCP do các cổ đông góp thông qua việc mua cổ phiếu, và được tính theo mệnh giá cổ phiếu. Vốn điều lệ của NHTMCP bao gồm các loại:
Vốn cổ phần phổ thông: được tính bằng mệnh giá của tất cả các cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) đã phát hành, nghĩa là tổng số cổ phần chưa thanh toán nhân với mệnh giá cổ phần.
Vốn cổ phần ưu đãi: được tính bằng mệnh giá của tất cả các cổ phiếu ưu đãi đã phát hành. Cổ phiếu ưu đãi có thể là vĩnh viễn hoặc chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, đảm bảo một tỉ lệ thu nhập cố định hoặc số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu thường. Theo quyết định ngày 4/9/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của NHTMCP của Nhà nước và Nhân đân (Số 1122/2001/QĐ-NHNN) Chương II_Mục 1_Điều 7: “NHTMCP có thể có cổ phần ưu đãi biểu quyết; Loại cổ phần này chỉ có giá trị trong 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kýýý kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông”.
Trong nhiều trường hợp, mức vốn điều lệ của mỗi NH phải tuân thủ theo định mức của các cơ quan quản lý Nhà nước _ mức vốn tối thiểu cần đáp ứng đó được gọi là Vốn pháp định. Vốn điều lệ chủ yếu được dùng để mua sắm bất động sản, động sản, trang thiết bị …phục vụ cho hoạt động của NH, bên cạnh đó còn dùng để góp vốn liên doanh, cho vay, mua cổ phần của các công ty khác, chứ không được dùng để chia lợi tức hay lập quỹ. Có nghĩa là, khi NH đi vào hoạt động, nguồn vốn này có thể đã nằm dưới dạng trụ sở, văn phòng, kho bãi, dự trữ hay kýý quỹ tại NHTW, hoặc đã được đưa vào một vụ cho vay hay đầu tư nào đó. Ngoài ra, vốn điều lệ có thể được tăng thêm, và ngược lại, cũng có thể bị buộc phải điều chỉnh giảm. Tại Việt Nam điều này được quy định tại Điều 1_Khoản 1, Quyết định 797/2002/QĐ-NHNN ngày 29/7/2002 về sửa đổi bổ sung quyết định 1122/2001/QĐ-NHNN, trong đó nêu một số chi tiết như: “Vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần có thể được tăng bằng cách phát hành cổ phiếu mới hoặc được bổ sung từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, đánh giá lại tài sản cố định và các quỹ khác…nhưng phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.”; “buộc phải giảm vốn điều lệ: Lỗ trong 03 năm liên tiếp; Các khoản vốn đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hoặc quyết định là tổn thất trong hoạt động sau khi đã xử lý trích lập dự phòng rủi ro;. Số vốn góp có nguồn gốc không hợp pháp hoặc người góp vốn không đảm bảo tư cách cổ đông theo kết luận của Thanh tra; Giảm giá tài sản cố định khi đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật.”
b)VCSH hình thành trong quá trình hoạt động
Trong quá trình hoạt động, NH có thể được cấp bổ sung vốn, phát hành thêm cổ phần, hưởng thặng dư vốn, để lại những khỏan lợi nhuận tích lũy, các quỹ…:
i. Vốn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước hoặc thông qua phát hành cổ phần
Để mở rộng quy mô hoạt động hoặc tăng cường khả năng chống đỡ với rủi ro,
NH có thể xin (hoặc được) cấp thêm vốn ngân sách (còn gọi là tái cấp vốn), hay phát hành thêm cổ phần. Những nguồn này đều tính vào cho VCSH của NH.
ii. Thặng dư vốn
Nguồn vốn này cũng có thể được hình thành ngay từ khi NH mới thành lập, hoặc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), và tiếp tục có khả năng tăng lên khi NH phát hành cổ phiếu mới ở những lần tiếp theo, hay trong quá trình chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu thường. Đây là phần giá trị thị trường của các cổ phiếu vượt quá mệnh giá mà các cổ đông sẵn sàng trả cho NH.
iii. Lợi nhuận không chia
Kết thúc mỗi kỳ kinh doanh của NH, lợi nhuận sau thuế, sau khi đã bù đắp các khoản chi phí đặc biệt, thường được chia làm hai phần: một phần để chi trả cổ tức cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu của NH, phần còn lại được bổ sung vào nguồn VCSH dưới tên gọi “Lợi nhuận giữ lại”. Thực chất, đây vẫn là vốn của các cổ đông, chủ sở hữu NH, nhưng đã được vốn hóa để mở rộng quy mô cho VCSH, tái đầu tư, và trích lập các quỹ. Trên thực tế, đối với các NH nước ngoài, đây lýà nguồn quan trọng nhất để tăng quy mô VCSH nói riêng và vốn NH nói chung: giai đoạn cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90, khoảng 70% số gia tăng về vốn là xuất phát từ lợi nhuận giữ lại [7].
iv. Các quỹ/ khoản dự trữ
Trong quá trình hoạt động, các NH hoặc do tuân theo quy định của nhà nước,
hoặc do tự nhận thấy cần thiết để đảm bảo hoạt động và đề phòng rủi ro, đều tiến hành trích lập các quỹ dự trữ. Có nhiều loại quỹ khác nhau:
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: được trích lập hàng năm theo tỷ lệ phần trăm trên tổng lợi nhuận sau thuế, với một mức tối đa do nhà nước quy định.
Quỹ bảo toàn vốn: tính theo tỉ lệ lạm phát, nhằm bảo toàn giá trị của VCSH trong môi trường lạm phát của nền kinh tế.
Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro: Kinh doanh NH luôn gắn liền với rủi ro. Vì vậy, để dự phòng nguy cơ các tài sản bị tổn thất, vốn bị ăn mòn, các NH đều trích lập các khoản dự trữ nhằm bù đắp những thiệt hại khi xảy ra tình huống bất thường. Do quỹ này được trích từ lợi nhuận trước thuế _ tính chất như một khoản chi phí, nên một số NH không hạch toán nó vào VCSH mà vào các khỏan nợ. Nếu được liệt kê vào VCSH, khi tổn thất thực của NH nhỏ hơn số trích lập, vốn chủ của NH sẽ gia tăng, và ngược lại. Như vậy, quy mô của quỹ này phụ thuộc vào tổn thất ròng, thu nhập của NH, và tỉ lệ trích lập quỹ.
Ngoài ra, NH còn có các quỹ khác như Quỹ đánh giá lại tài sản (Do giá trị các tài sản và nợ của NH thường xuyên thay đổi theo giá thị trường, đặc biệt là các chứng khoán, bất động sản, nên mặc dù vẫn đang nắm giữ các tài sản này, NH thường xuyên đánh giá lại chúng theo giá thị trường. Quỹ này biến động gắn liền với sự thay đổi của thị giá, do đó cho phép các nhà quản lýý đánh giá được giá trị thị trường của VCSH), Quỹ chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính, và NH cũng trích lập các quỹ khác từ lợi nhuận sau thuế như: quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ NH, quỹ phúc lợi khen thưởng, quỹ đào tạo…Các quỹ này thường được sử dụng ngay trong kỳ.
v. Cổ phần ưu đãi có thời hạn và Giấy nợ có khả năng chuyển đổi
Một số công cụ nợ mang tính chất lưỡng tính như cổ phần ưu đãi có thời hạn, giấy nợ thứ cấp có khả năng chuyển đổi, tín phiếu vốn (khoản chứng khoán nợ chỉ có thể được thanh toán khi phát hành được cổ phiếu mới). Những công cụ nợ bổ sung này có chung một số đặc điểm với của các công cụ nợ thuộc loại tiết kiệm với kỳ hạn dài, đồng thời lại mang một số đặc điểm của cổ phiếu thường, như: những người nắm giữ các chứng khoán nợ này chỉ có quyền hưởng thu nhập từ NH sau người gửi tiền (có nghĩa là xếp hạng ưu tiên “thứ yếu”); nhưng, các chứng khoán đó lại có tính chất dài hạn (ở Việt Nam là 5 năm theo II_Mục I_Điều 3_Khỏan 1.2 quyết định 457/2005/QĐ-NHNN), và thực tế là đến khi chúng đáo hạn, đợt phát hành khác có thể được thực hiện để thay thế, hoặc bản thân chúng có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu thường. Việc gia tăng loại vốn này có nhiều ưu điểm đối với quản lýý NH như không làm thay đổi quyền kiểm soát, hạn chế giảm cổ tức, v.v… Chính vì vậy, những công cụ này cũng đem lại một nguồn vốn ổn định trong một khoản thời gian dài cho các NH, và do đó, được một số NH liệt kê vào thành phần của VCSH.
1.2.2. Phân loại theo Hiệp ước Basel
í muốn xây dựng những tiêu chuẩn dùng để kiểm tra mức độ hợp lýýýý của vốn tại một NH riêng lẻ hay cả một hệ thống NH đã được nung nấu từ rất lâu và là nguyện vọng của nhiều đối tượng khác nhau trong thị trường tài chính. Điều này đã được hiện thực hóa kể từ sự ra đời của Hiệp ước Basel I vào năm 1988 do Uỷ ban giám sát ngân
hàng Basel đề xuất.
Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel (Basel Committee on Banking Supervision _BCBS) được thành lập bởi thống đốc các NHTW thuộc nhóm nước G10 vào năm 1975, bao gồm đại diện cấp cao từ các cơ quan chức năng về giám sát ngân hàng và từ NHTW của nhóm G-10 (Hiện nay gồm 13 quốc gia: Bỉ, Canađa, Pháp, Đức, ýýÝ, Nhật Bản, Lúcxembua, Hà Lan, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, và Vương quốc Anh), với mục tiêu là đảm bảo sự giám sát hiệu quả các NH trên toàn cầu thông qua việc xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn quốc tế. Các cuộc họp của ủy ban thường diễn ra tại Ngân hàng thanh toán quốc tế Basel (Bank for international settlements), thuộc Thụy Sỹ _ nơi ban thư kýýýý thường trực đặt trụ sở. Uỷ ban không có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện những đề xuất của mình, dù các nước thành viên (và cả nhiều nước khác) có khuynh hướng chủ động thi hành những chính sách của ủy ban thông qua luật quốc gia (chính vì thế, thường mất một khoảng thời gian kể từ khi các đề xuất, khuyến nghị ra đời đến khi nó được đưa vào cấp độ luật và điều lệ quốc gia).
Năm 1987, BCBS đã soạn thảo những đề xuất cho tiêu chuẩn mới về vốn, áp dụng cho các NH, tổ chức tài chính nhằm khuyến khích các NH lớn củng cố trạng thái vốn, hạn chế sự không bình đẳng trong quy định giữa các quốc gia khác nhau và xem xét những rủi ro đối với hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán mà các NH thực hiện trong thời gian gần đó. Năm 1988, đề xuất này chính thức được thông qua dưới cái tên Hiệp ước Basel 1988 _ hiện nay được biết đến như là Basel I, nhằm phân biệt với bản sửa đổi bổ sung Basel II năm 1999. Hiệp ước này được cưỡng chế thi hành theo luật quốc gia của các nước G-10 từ năm 1992 và đến nay, hơn 100 nước trên thế giới cũng đã áp dụng những nguyên tắc cơ bản của các đề xuất này [41iii].
Cũng với những thành phần tương tự như trên, nhưng Hiệp ước Basel I phân loại VCSH của NHTM thành hai lớp phù hợp cho việc đánh giá được tính ổn định và an toàn của nguòn vốn này tại NHTM. Theo đó, VCSH của NHTM gồm:
Vốn cơ sở _ hay Vốn cơ bản, Vốn loại 1 _ (Core Capital, hay Tier 1 Capital): là chỉ tiêu cơ bản để đo lường sức mạnh tài chính của NH nhìn nhận dưới góc độ của các nhà quản lýý. Nó bao gồm những loại vốn tài chính được xem là đáng tin cậy nhất và có tính lỏng cao nhất, thực sự tồn tại, và tương đối ổn định trong suốt quá trình hoạt động của NH, đảm bảo cho NH vận hành bình thường. Trọng tâm của phần vốn
này bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại.
Vốn bổ sung _ hay Vốn loại 2 _ (Supplemental Capital, hay Tier 2 Capital): là bộ phận VCSH tăng thêm trong quá trình hoạt động nhằm mở rộng hay đảm bảo an toàn cho các hoạt động của NH trong quá trình kinh doanh, nhưng chúng ít ổn định hơn Vốn cơ sở. Lớp vốn này gồm các khoản có thể được sử dụng như Vốn cơ sở trong thời gian tương đối dài và có thể bị loại khỏi VCSH khi đáo hạn hay bị đem ra sử dụng hết (trường hợp các quỹ dự phòng). Theo Basel I, Vốn bổ sung được phân loại thành [41vi]:
Các quỹ đánh giá lại tài sản (Revaluation Reserves)
Các quỹ dự phòng (General Provisions)
Các công cụ nợ lưỡng tính (Hybrid instruments)
Các khoản nợ dài hạn không được hoàn trả trong một khoảng thời gian nhất định (thường là dài) và có thứ tự ưu tiên thanh toán sau những người gửi tiền (Subordinated term debt)
Các khoản dự trữ không được tiết lộ (Undisclosed Reserves): những khoản này tuy không phổ biến, nhưng vẫn được chấp nhận bởi một số nhà quản lýý khi một ngân hàng kinh doanh có lãi nhưng điều này không được thể hiện rõ trong các khoản lợi nhuận giữ lại hoặc các quỹ dự trữ thông thường.
Những khoản này ở các nước không thống nhất với nhau phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia. Khi tính toán, phải loại từ vốn cơ sở và bổ sung một số khoản như: lợi thế thương mại (chênh lệch giá mua lớn hơn so với giá trị ghi sổ của tài sản khi NH mua tài sản tài chính), vốn góp vào các công ty con, tổ chức tín dụng khác, một phần của quỹ đánh giá lại tài sản, v.v…
1.3. Vai trò của VCSH đối với NHTM
So với các loại hình kinh tế khác, NHTM sử dụng một khối lượng tài chính cao gấp nhiều lần. Một hãng sản xuất tiêu biểu thường chỉ có khoảng 1/3 tích sản (tài sản có) là được tài trợ bằng vốn vay; trong khi đó, nếu tổng kết bảng cân đối kế toán của các NHTM sẽ thấy thông thường, khoảng 90 - 92% nguồn tài chính cho các NH hoạt động là các khoản nợ (vốn của người kýý thác và các chủ nợ khác) _ có nghĩa là số vốn của các chủ NH chỉ chiếm khoảng 8 - 10 % tổng tài sản mà thôi. Tuy nhiên, VCSH của NH lại là ýyếu tố chịu sự giám sát hết sức chặt chẽ của cả các nhà quản trị NHTM cũng như các nhà quản lýý Trung ương , bởi lẽ nó có những chức năng và vai trò vô cùng quan trọng như sau:
1.3.1. Tấm đệm chống đỡ rủi ro, bảo vệ người gửi tiền/kýý thác và các quỹ bảo hiểm tiền gửi
Đây là chức năng quan trọng hàng đầu của VCSH tại các NHTM. Như đã trình bày ở phần đầu, kinh doanh ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khiến các NH đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Thực tế, NH có nhiều biện pháp để phòng chống rủi ro, bảo vệ tình trạng tài chính của mình như: nâng cao chất lượng quản lý, đa dạng hóa danh mục đầu tư và địa bàn hoạt động, bảo hiểm tiền gửi,v.v…Song, khi tất cả những phương pháp ngăn chặn này đều không còn hiệu quả, thì VCSH sẽ là cứu cánh cuối cùng. ýNhờ VCSH _trước tiên là quỹ dự phòng rủi ro, kế đến là lợi nhuận tích lũy, và cuối cùng là vốn cổ phần_ các khỏan tổn thất của NH sẽ được bù đắp, cho phép NH tiếp tục tồn tại. Chỉ khi các khoản thua lỗ của NH lớn tới mức tất cả các biện pháp nói trên, kể cả VCSH, đều không thể khắc phục nổi thì nó sẽ buộc phải đóng cửa. Trường hợp NH phá sản hoặc ngừng hoạt động, các khoản tiền gửi đã huy động sẽ được ưu tiên hoàn trả trước, sau đó đến nghĩa vụ với chính phủ và người lao động, các khoản vay, cuối cùng mới đến chủ giấy nợ có khả năng chuyển đổi, cổ phần ưu đãi, cổ phần thường. Vì vậy, trong môi trường kinh tế tài chính nói chung vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay, các NH càng phải nắm giữ nhiều VCSH hơn, đặc biệt là những NH chọn kinh doanh trên một số mảng có mức độ rủi ro cao nhằm tăng sức cạnh tranh so với đối thủ.
Nhờ khả năng hấp thụ những khoản thua lỗ lớn phát sinh không dự tính trước được, VCSH góp phần bảo vệ những người kýý thác tài sản tại NH. Cơ chế này có thể lýý giải một cách hết sức đơn giản và ngắn gọn như sau: Trong trường hợp rủi ro tín dụng (các rủi ro khác cũng tương tự), giả sử ban đầu NH có Bảng cân đối tài sản giản lược theo thị giá là:
Tài sản có Tài sản nợ
Chứng khoán dài hạn: $80 Vốn huy động : $90
Tín dụng dài hạn : $20 (*) Thị giá VCSH : $10
Tổng 1 : $100 Tổng 2 : $100
Khi nền kinh tế suy thoái, một số khách hàng vay nợ gặp khó khăn và không thể hoàn trả nợ vay đúng hạn. Khi đó, luồng tiền hoàn trả tín dụng hiện hành và dự tính trong tương lai đều giảm. Giả sử (*) giảm còn $12, có Bảng cân đối theo thị giá khi giá trị của tín dụng giảm như sau:
Tài sản có Tài sản nợ
Chứng khoán dài hạn: $80 Vốn huy động : $90
Tín dụng dài hạn : $12 Thị giá VCSH : $2
Tổng 1 : $92 Tổng 2 : $92
Sự giảm giá trị của Tài sản có sẽ được cân đối bằng sự giảm giá trị của VCSH, do đó những người gửi tiền được bảo vệ một cách toần vẹn vì giá trị của khỏan tiền gửi không thay đổi . Đó là vì những người gửi tiền bao giờ cũng được ưu tiên thanh toán trước cổ đông, hay nói cách khác: Cổ đông là những người phải chịu thua lỗ đầu tiên từ sự giảm giá của Tài sản có. Chỉ đến khi (*) giảm xuống dưới mức thị giá của VCSH _ ví dụ còn $8, khi đó thị giá VCSH là -$2_ những người gửi tiền mới bắt đầu phải gánh chịu tổn thất; Nếu giả sử VCSH là $15, thì lại có thể tránh cho người gửi tiền sự mất mát tài sản. Từ đó có thể thấy nếu tỷ lệ “VCSH/Tổng tài sản” càng lớn thì NH càng an toàn. Đây cũng là căn cứ xác định khả năng thanh toán cuối cùng, tức là khả năng đáp ứng toàn bộ các cam kết của NH. Chính vì vậy, các nhà quản lýý coi đây là thước đo mức độ bộc lộ rủi ro của NH, và Hệ số an toàn vốn (CAR) X._.em chi tiết ở mục 2.2 của phần II này.
đã được xây dựng trên cơ sở tỷ lệ này nhằm giúp các NHTM xác định mức VCSH cần thiết để đảm bảo tính an toàn trong hoạt động của họ.
Bên cạnh đó, vì hầu hết các NHTM hiện nay đều tham gia Bảo hiểm tiền gửi, nên khi có thể tự chi trả cho những chủ nợ của mình tức là các NH đã bảo vệ cho nhà bảo hiểm thông qua việc tránh cho họ phải chi những khoản bồi thường.
1.3.2. Tạo điều kiện cho sự thành lập và hoạt động ban đầu của NHTM
Điều kiện bắt buộc để NH có giấy phép tổ chức và hoạt động trước khi tính đến việc huy động những khoản tiền gửi đầu tiên là phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định. Mỗi NH mới đều cần vốn ban đầu để xây dựng, mua sắm hoặc thuê mướn cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thuê nhân viên…,phần còn lại tham gia vào quá trình kinh doanh của NH như cho vay hoặc mua chứng khoán.
1.3.3. Tạo niềm tin cho người gửi tiền và thu hút tiền gửi
Bên cạnh nguồn vốn điều lệ ban đầu, các NHTM đều phải dựa chủ yếu vào các khỏan tiền huy động được từ các chủ thể khác trong xã hội để tiến hành các hoạt động. Những người kýý thác tài sản của mình vào các NHTM _ hoặc do ít có điều kiện và thời gian, hoặc cảm thấy không cần thiết phải phân tích chi tiết thêm các yếu tố khác_ có xu hướng đánh giá độ đảm bảo và năng lực của NH thông qua quy mô vốn của các tổ chức này. Trong trường hợp những điều kiện khác tương tự nhau, những NH có vốn lớn thường hấp dẫn người gửi tiền hơn NH có vốn nhỏ hơn. Tiềm lực tài chính của NH mạnh sẽ tạo được sự tin tưởng ở công chúng, và quy mô vốn chính là một yếu tố thiết thực nói lên điều đó. Trong điều kiện thông tin mở và các phương tiện thông tin phát triển như hiện nay, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận các Bảng cân đối kế toán, các thông số tài chính để so sánh các NH trước khi đưa ra quyết định kýý thác vốn của mình cho họ; vì thế, quy mô VCSH của các NHTM càng cần được chú ýý hơn.
1.3.4. Cung cấp nguồn lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển
Để cạnh tranh tốt, các NHTM luôn phải không ngừng đưa ra những dịch vụ mới, những chương trình mới, đổi mới công nghệ NH, nâng cao năng suất lao động; và khi phát triển, NH cũng cần bổ sung vốn để thúc đẩy tăng trưởng, mở thêm chi nhánh hoặc quầy giao dịch, văn phòng đại diện,v.v…VCSH được bổ sung và tăng về quy mô sẽ tài trợ cho các hoạt động này để theo kịp với sự phát triển của thị trường và tăng khả năng phục vụ khách hàng.
1.3.5. Phương tiện điều chỉnh hoạt động và điều tiết sự tăng trưởng
Vốn cho vay của NH sẽ tham gia vào quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, và khi doanh nghiệp gặp rủi ro thì NH khó thu hồi vốn. Nhằm đảm bảo NHTM kinh doanh an toàn, có rất nhiều quy định cho hoạt động của các trung gian tài chính này liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến VCSH. Đó là những giới hạn về: quy mô nguồn tiền gửi được phép huy động (vì nếu vay nhiều sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh toán), quy mô cho vay tối đa đối với một hoặc một nhóm khách hàng, nắm giữ cổ phiếu của công ty khác, thành lập công ty con, hay mở chi nhánh, v.v…(để hạn chế việc dồn vốn vào một số ít khách hàng và lĩnh vực kinh doanh, giúp NH đa dạng hóa các đối tượng này). Do đó, nếu quy mô VCSH quá nhỏ, NH sẽ thực sự rơi vào trạng thái ngột ngạt và khó có khả năng xoay sở khi bị trói buộc trong những định mức, giới hạn ấy. Đồng thời, để sự tăng trưởng của một NH có thể được duy trì ổn định và lâu dài, các cơ quan quản lýýý NH và thị trường tài chính thường yêu cầu VCSH của NH cần phải được phát triển tương ứng với sự tăng trưởng của danh mục cho vay và các tài sản rủi ro khác, sao cho tương xứng với quy mô rủi ro của NH. Khi NH mở rộng quá nhanh hoạt động huy động vốn hoặc cho vay, họ sẽ sớm nhận được những dấu hiệu của thị trường và các cơ quan quản lýýý yêu cầu kìm hãm tốc độ tăng trưởng, hoặc buộc phải bổ sung thêm VCSH để duy trì mức độ an toàn.
2. Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio_CAR)
ýNhững vụ phá sản NH đem lại ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế có lẽ là hơn bất cứ loại hình doanh nghiệp nào khác. Với vai trò là một trung gian tài chính, các NH khi bị thiệt hại nghiêm trọng có thể làm các cổ đông mất đi nguồn tài sản mà trong nhiều trường hợp, người ta phải dành dụm cả đời hoặc doanh nghiệp phải tích lũy vốn qua nhiều thế hệ mới có được. Rộng hơn, những thua lỗ này ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của công chúng và có thể lan sang các thành phần kinh tế khác một cách dây chuyền. Vì thế, sự an toàn của các NHTM vẫn luôn luôn là mối quan tâm đối với các cổ đông, những người kýýý thác, cũng như giới chức điều hành.
Hiệp ước Basel đặt ra những yêu cầu về vốn tối thiểu cho các NH. Văn bản này đã đưa ra một chỉ số đo lường sự an toàn vốn của các NHTM, gọi là Hệ số an toàn vốn, hay: Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratio). Để đánh giá mức an toàn về vốn, người ta còn dùng Tỷ số đòn bẩy tài chính (Leverage Ratio) tính bằng tỷ lệ “Vốn cơ bản/ Tổng tài sản”. Song, cách tính này chưa nhìn nhận được ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh NH, và khe hở này đã được hệ số CAR bổ sung.
2.1. Hệ số CAR
2.1.1. Hệ số CAR theo Hiệp ước Basel 1
Hệ số được xác định như sau:
∑ VCSH
CARBasel 1 = ———————————————— x 100%
∑ Giá trị quy đổi của tài sản có rủi ro
Trong đó:
(i). VCSH : bao gồm các thành phần như đã trình bày trong phần 1.2.2 trên. (ii). Tài sản được điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro (Risk-weighted assets):
Trong danh mục Tài Sản Có của NHTM, ngoại trừ một số được xem như không có rủi ro như: tiền mặt, tiền gửi NHTW, v.v…thì hầu hết các thành phần khác đều đi kèm với những rủi ro nhất định: cho vay không thu hồi được, chứng khoán đầu tư bị giảm giá, vốn góp liên doanh bị thua lỗ, v.v…Do vậy, theo tinh thần Hiệp ước Basel, nhằm đánh giá một cách công bằng và thực tế ảnh hưởng của từng tài sản đến sự an toàn của NH, khi tính toán tổng tích sản của NH, không thể đồng nhất các tài sản mà cần quy đổi chúng theo những tỷ lệ rủi ro nhất định xét theo tính chất và mức độ rủi ro tiềm ẩn trong chúng. Đồng thời, mỗi loại tài sản có những nguy cơ gặp rủi ro khác nhau, nên các tỷ lệ gán cho chúng cũng không thể giống nhau _ Basel chia ra các mức: 0%, 20%, 50%, 100%. Không chỉ phân loại các tài sản nội bảng, Basel 1 còn áp dụng cách tính toán này với các khoản mục ngoại bảng. Sở dĩ cần tính toán cả các cam kết ngoại bảng vì càng ngày, những hoạt động này càng phong phú đa dạng hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, khiến NH có thể phải chịu nguy cơ thua lỗ nặng nề. Song, đối với danh mục ngoại bảng, cần qua một bước chuyển đổi nữa nhằm quy đổi chúng về cho tương đương với một cam kết nội bảng, sau đó mới tính tiếp đến những rủi ro đi liền với chúng. Luật Việt Nam cũng có cách phân loại tương tự như Basel trong Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam) tại Phần 2: Mục I _ Điều 3 về phân loại vốn, và Mục II _ Điều 5,6 về cách phân loại tài sản nội bảng và hoạt động ngoại bảng (Tham khảo Phụ lục 2).
Khi đã có các hệ số rủi ro và chuyển đổi cụ thể, việc tính toán rất đơn giản:
Tổng TS theo = TS theo tỷ lệ rủi ro + Các khoản mục nằm ngoài
tỷ lệ rủi ro trong Bảng CĐKT Bảng CĐKT theo tỷ lệ rủi ro
(1) (2) (3)
Trong đó:
(2) = Giá trị sổ sách của TS x Hệ số rủi ro
(3) = Giá trị sổ sách khoản mục ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro.
Theo yêu cầu của Basel 1, để đảm bảo an toàn, các NH cần duy trì:
Tỷ lệ :
- Tỷ lệ :
Trong đó Vốn loại 2 ≤ 100% Vốn loại 1.
Ví dụ: Giả sử một NHTM có quy mô và cấu trúc TS như sau:
Phân loại TS
GT ghi sổ ($)
Hệ số chuyển đổi thành nội bảng (%)
Hệ sổ rủi ro (%)
GT TS đã điều chỉnh ($)
1. TS nội bảng
- Tiền mặt và tiền gửi NHNN
- Trái phiếu dài hạn của Chính phủ
- Tiền gửi NHTM khác trong nước
- Cho vay thế chấp nhà
- Cho vay kinh doanh
100
400
100
100
1300
0
0
0
0
0
0
0
20%
50%
100%
0
0
20
50
1300
Tổng
2000
1370
2. Các cam kết ngoại bảng:
- Thư bảo lãnh tín dụng đối với chứng khoán nợ của chính quyền địa phương
- Hợp đồng cho vay dài hạn với doanh nghiệp chưa thực hiện
200
400
100%
5%
20%
100%
40
20
Tổng:
600
60
Tổng TS mà NH nắm giữ:
2600
1430
Giả sử NH này có lượng VCSH (gồm Vốn cơ sở + Vốn bổ sung) là 100. Khi đó: 100
CAR = ——— x 100% ≈ 7%
1430
Như vậy, theo tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel, NH này chưa đảm bảo đủ điều kiện
an toàn về vốn và cần có những điều chỉnh thích hợp _ hoặc là tăng VCSH, hoặc là hạn chế các hoạt động kinh doanh có tỷ lệ rủi ro cao.
2.1.2. Hệ số CAR theo Hiệp ước Basel II
Sau mười năm áp dụng, cùng với những thay đổi vô cùng nhanh chóng về công nghệ, tài chính, và cơ chế pháp lý, bản Basel 1 đã bộc lộ rất nhiều yếu điểm. Với một mức quy định CAR sàn là 8%, các NH có xu hướng chuyển những tài sản chất lượng cao ra ngoài bảng CĐKT dẫn đến sự giảm giá trị trung bình về chất của danh mục cho vay; đồng thời NH duy trì những hoạt động ít rủi ro hơn (vì một khoản nợ cho một NH Thổ Nhĩ Kỳ chỉ cần một lượng vốn bằng 1/5 so với một khoản nợ cho General Electric [33]) mà rủi ro thấp thì lợi suất cũng thường không cao, kết quả là chỉ làm cho hoạt động của NH kém đi. Bên cạnh đó, nó không đánh giá được sự đa dạng hóa danh mục đầu tư (không có sự khác biệt giữa một khoản vay $100 và 100 khoản vay $1; một khoản nợ riêng lẻ cũng giống một danh mục đầu tư đa dạng nếu chúng cùng quy mô giá trị), cũng như loại rủi ro (cùng là cho doanh nghiệp vay kinh doanh nhưng doanh nghiệp uy tín cao hay thấp đều được coi là như nhau). Ngoài ra, hiệp ước năm 1988 không tính đến rủi ro vận hành của các NH (ví dụ như sự hỏng hóc của hệ thống máy tính tại NH) _ yếu tố ngày càng trở nên quan trọng cùng với sự phức tạp gia tăng trong các hoạt động NH đa dạng; chưa đánh giá được đầy đủ các kỹ thuật có thể giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng, ví dụ như thế chấp hay bảo đảm; và cũng không đối phó được với rủi ro thị trường _ những thiệt hại mà NH có thể gặp khi lãi suất, giá cả chứng khoán và tiền tệ biến đổi bất lợi, v.v…
Vì vậy, vào tháng 6 năm 1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất ra bản sửa đổi bổ sung Basel II nhằm xây dựng một mô hình nhạy cảm với rủi ro hơn, yêu cầu những NH đang đối đầu với nhiều rủi ro phải nắm giữ một lượng vốn lớn hơn so với các NH có quy mô tương đương.
Theo Basel II, Sự an toàn, ổn định của NH dựa trên “ba trụ cột”, và mỗi trụ cột đều bao hàm nhiều nội dung: 1) Quá trình giám sát (Supervisory Review Process): liên quan đến việc hoạch định chính sách, giúp NH lựa chọn phương pháp hợp lýý để đánh giá những rủi ro về cả tín dụng, thị trường, và vận hành với bốn nguyên tắc giám sát cơ bản; 2) Quy luật thị trường (Market Discipline): gia tăng một cách đáng kể các thông tin mà một NH phải công bố, cho phép thị trường có một bức tranh hoàn thiện hơn về vị thế vốn và rủi ro tổng thể của NH để các đối tác của NH định giá và tham gia chuyển giao một cách hợp lý. Và một thành phần quan trọng là: 3)Yêu cầu về vốn tối thiểu (Minimum Capital Requirement). Công thức tính Hệ số an toàn mới của NH là:
Basel II không thay đổi gì đáng kể thành phần tử số của công thức so với văn bản năm 1988, mà chỉ bổ sung ở phần mẫu số. Bằng việc đưa thêm những rủi ro vận hành và thị trường vào tính toán, hệ số này cung cấp một cách đánh giá toàn diện và khách quan hơn. Để đánh giá được các loại rủi ro này, NH có thể lựa chọn: phương pháp tiêu chuẩn, tức là tuân theo những tiêu chuẩn rất chặt chẽ của các tổ chức nhất định; hoặc mô hình nội bộ trong đó NH tự xây dựng hệ thống đánh giá của riêng mình, phù hợp với môi trường và kinh nghiệm của tổ chức mình, nhưng phải chịu sự giám sát chặt chẽ của các nhà quản lýý.
Giống như hiệp ước 1988, trọng số rủi ro được quyết định bởi phân loại người vay (chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp), nhưng tăng cường độ nhạy cảm đối với rủi ro hơn. Ví dụ như: một số nhóm tài sản rủi ro đã được thêm vào, trong đó có những tài sản mang tỷ lệ rủi ro 150%; Cùng một nhóm đối tượng vay, mức độ rủi ro được đánh giá theo uy tín của từng đơn vị:
Đối tượng vay
Xếp hạng uy tín
AAAàAA-
A+à A-
BBB+à B-
BB+à B-
Dưới B-
Không hạng
Hệ số rủi ro:
Quốc gia
0%
20%
50%
100%
150%
100%
NH
20%
50%
50%, 100%
100%
150%
50%, 100%
DN
20%
50%
100%
100%
150%
100%
Nguồn: [17]
2.2. Vai trò của hệ số CAR trong việc xác định một quy mô VCSH thích hợp đối với NHTM
Sử dụng hệ số CAR để xác định một mức VCSH cần có là một phương pháp tính
toán khoa học dựa trên việc cân nhắc các yếu tố rủi ro. Khi đó, muốn xác định quy mô VCSH cần duy trì, các NH chỉ cần định giá lại những tài sản của mình (được điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro thích hợp) và nhân với hệ số CAR do pháp luật yêu cầu hoặc được các tổ chức quốc tế đề xuất. Nhờ cách phân loại và quy đổi các TS về các mức rủi ro tương đương, các NH có thể có những biện pháp điều chỉnh thích hợp nhằm cải thiện mức VCSH thông qua việc can thiệp vào những thành tố tạo nên rủi ro này: thay đổi cấu trúc danh mục đầu tư để cải thiện tình trạng VCSH của mình _ nếu khéo léo lựa chọn những khoản nợ, NH có thể tăng tài sản mà không cần tăng VCSH lên tương ứng.
Việc sử dụng hệ số CAR và các cách tính toán tài sản được điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro về cơ bản là đã đảm bảo cho các NHTM xác định một mức VCSH cần thiết nhằm duy trì hoạt động an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi NH tồn tại và vận hành trong một môi trường khác nhau, dưới những cơ chế điều hành và quản lýý khác nhau, dẫn đến khả năng xảy ra rủi ro cũng không giống nhau. Vì vậy, đôi khi cùng là những tài sản có như nhau, ví dụ như một khoản tín dụng cho vay, nhưng ở NH này, khả năng nó trở thành một khoản nợ xấu có thể là cao hơn hẳn so với ở một NH khác. Do đó, cách tiếp cận tối ưu là cùng việc sử dụng hệ số CAR (tốt nhất là CARBasel II), cần đặt NH trong chính môi trường hoạt động của nó, quan sát sự ảnh hưởng của các điều kiện bên trong cũng như bên ngoài lên NH. Việc này đồng nghĩa với áp dụng cả những trụ cột còn lại của Basel II cũng như xem xét thêm những yếu tố như: Thu nhập của NH qua các năm (để đánh giá tình hình hoạt động của NH); Chi phí nắm giữ tài sản; Sự biến động nguồn tiền gửi; Môi trường pháp luật, tình hình kinh tế-chính trị chung của môi trường kinh doanh. Bằng cách này, NHTM sẽ xác định được một quy mô VCSH hợp lýý nhất.
II. Kinh nghiệm tăng VCSH của NHTM tại một số nước và bài học cho Việt Nam
Kinh nghiệm tăng VCSH của các NHTM trên thế giới không ít, song Khóa luận chỉ xin tìm hiểu một số nước có đặc điểm kinh tế-xã hội tương đồng với Việt Nam: Trung Quốc cũng có lịch sử NH tách từ một cấp sang hai cấp (từ năm 1984); cũng có một hệ thống gồm 4 NHTMNN (State-owned Commercial Banks_SOCBs) đóng vai trò chủ yếu trên thị trường nội địa, còn lại chủ yếu là các NHTM đô thị và liên doanh tương đối nhỏ hơn; các NHTM trước đây đều có quy mô VCSH không cao (xét trong tương quan với tình hình kinh tế nước này), chất lượng hoạt động kém với những khoản nợ xấu (NPLs) lớn, hệ số CAR thấp; Sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực NH là rất sâu; Trung Quốc cũng đứng trước một lộ trình mở cửa sau khi gia nhập WTO năm 2001, và cũng là một thị trường tài chính ngân hàng đầy triển vọng, vô cùng hấp dẫn cho các nhà đầu tư; Thái Lan là nước liền kề với nền kinh tế có trình độ và điều kiện phát triển kinh tế tương tự như Việt Nam; Hàn Quốc thời kỳ áp dụng các biện pháp tăng vốn này cũng là một quốc gia công nghiệp vừa lớn mạnh, đồng thời đây cũng là một nước thuộc khu vực Đông Á láng giềng; Ba Lan là một nước từng theo chế độ xã hội chủ nghĩa, cũng là một nền kinh tế chuyển đổi với nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Ngoài ra, kinh nghiệm của một số định chế tài chính lớn nhất thế giới như Hoa Kỳ, EU, Singapore cũng là những điều đáng học hỏi.
1. Trung Quốc
Để cải thiện tiềm lực tài chính của các NHTM, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành các đợt cấp bổ sung vốn điều lệ: Đợt 1 vào năm 1998, cấp 33 tỷ USD bằng Nhân dân tệ cho 4 SOCBs; Đợt 2 vào 12/2003, cấp 22,5 tỷ USD cho 2 SOCBs hoạt động tốt nhất là CCB và BoC bằng cách chuyển giao cho họ quyền sở hữu trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ; Đợt 3 vào 4/2005, cấp 15 tỷ USD cho ICBC trực tiếp từ nguồn dự trữ quốc tế chính thức [18]. Ngoài ra, CCB và BoC đã tăng Vốn cấp II của họ bằng cách phát hành các khoản nợ dài hạn không chi trả trong thời gian dài “Subordinated debt” _ xem phần I _1..2..2 của chương này.
trị giá lần lượt là 4,8 và 7,3 tỷ USD. Nhưng những nguồn vốn được bổ sung cũng không thay đổi được trạng thái của các NH nhiều, do phần lớn được dùng để giải quyết các khoản nợ xấu; việc cấp vốn trong đợt 2 và 3 bằng USD cũng gặp rủi ro tỷ giá nhất là khi đồng nhân dân tệ đang được phá giá _ trên thực tế, việc đánh giá lại 2,1% khoản vốn này đã cho thấy sự mất mát 9,8 tỷ nhân đân tệ. Quan trọng nhất là, đến cuối năm 2006, hệ thống ngân hàng nước này sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh bình đẳng của các NH nước ngoài.
Kể từ khi Trung Quốc kýý văn bản ra nhập WTO, số lượng chi nhánh NH nước ngoài đã nhanh chóng tăng lên từ 157 lên 192 vào năm 2004, hầu hết là chi nhánh của các NH đến từ Châu Á (chủ yếu là Đài Loan, Hàn Quốc và Hồng Kông _ nghĩa là ngay những khu vực liền kề); các văn phòng đại diện cũng tăng từ 184 năm 2001 lên 223 năm 2004 [18]. Có những NH muốn mua cổ phần của những NH nhỏ, như Newbridge Capital Inc. mua 18,02% cổ phần của Shenzhen Development Bank vào năm 2002; năm 2005, ING mua 19,9% cổ phần của Bank of Beijing, và Commonwealth Bank of Australia mua 19,9% cổ phần của Hangzhou City Commercial Bank. Kết thúc năm 2006 là thời hạn để các hạn chế đối với hoạt động của các NH nước ngoài bị xóa bỏ hoàn toàn, thì tháng 11/2006, Citigroup _ tập đoàn lớn nhất thế giới khi đó _ đã thành công trong việc mua 20% cổ phần của NH Chinese Guandong Development Bank (GDB), đánh dấu cao điểm của việc các NH nước ngoài mua cổ phần của NH Trung Quốc; thông qua thành công này, Citigroup đã có được đặc quyền thiết lập sự quản lý và tiến hành cách thức hoạt động của riêng mình tại GDB [38]. Trong khi đó, nhiều NH nước ngoài quyết tâm thâm nhập bằng được vào các NHTM lớn của Nhà nước _ như Bank of America, Royal Bank of Scotland, Merril Lynch, hay tiêu biểu là Temasek Holdings (Singapore) mua cổ phần của Bank of China (BOC). Các nhà đầu tư này thấy rõ lợi thế mạng lưới phân phối của BOC: 14.500 chi nhánh và 12.500 máy ATM trên khắp cả nước, cùng 136 triệu tài khoản cá nhân - con số gần bằng một nửa dân số Hoa Kỳ [38]. Vì vậy, để nhanh chóng nâng cao tiềm lực tài chính nhằm đối phó với sự thâm nhập ồ ạt của nước ngoài, Trung Quốc cũng đã đi đến con đường cổ phần hóa. Thời gian đầu, Nhà nước vẫn còn rất dè dặt trong việc triển khai phương án này do tầm quan trọng của bộ phận NHTMNN đối với nền kinh tế nước nhà, đó cũng là thời gian nhiều ýý kiến trên thế giới cho rằng Trung Quốc quá chậm trong cải cách NH. Tuy nhiên, cuối cùng NHTMNN đầu tiên đã được CPH, và ngay sau đó là việc các NHTMNN còn lại liên tiếp tiến hành IPO và đều tạo được những nguồn vốn rất lớn:
Việc CPH các NHTMNN của Trung Quốc được khởi động từ năm 2003, và đến tháng 10/2005, CCB _ NH hoạt động hiệu rất hiệu quả trong hệ thống NHTMNN, được chọn thí điểm CPH _ đã tiến hành IPO thành công tại Hồng Kông, phát hành 26,49 tỷ cổ phiếu loại H** Trung Quốc có 2 loại cổ phiếu là Cổ phiếu loại A (A-shares) là cổ phiếu thường được phát hành bằng nhân dân tệ, và cổ phiếu loại H (H-shares) là cổ phiếu được đăng kýý tại Đại lục Trung Quốc nhưng được niêm yết tại Hồng Kông.
mệnh giá 2,35 đôla Hồng Kông/Cổ phiếu, số vốn thu được từ đợt niêm yết này lên đến 8 tỷ USD, biến đây trở thành đợt IPO lớn nhất trong lịch sử Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông và lớn thứ 6 trên thế giới [18]. Sau thành công của người đi trước, đến lượt BOC đã thực hiện IPO quốc tế vào 1/6/2006 trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông, thu được 9,7 tỷ USD từ cổ phiếu loại H, lập kỷ lục về đợt IPO lớn nhất thế giới; đồng thời, đến 5/7/2006, NH này tiếp tục tiến hành IPO trên thị trường nội địa, bán ra 10 tỷ cổ phiếu loại A trên Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải, thu được 20 tỷ nhân dân tệ (gần 2,6 tỷ USD). Ngày 27/10/2006, ICBC chính thức tiến hành IPO cùng lúc ở cả Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Hồng Kông, bán ra 55,65 tỷ cổ phiếu _ chiếm 16,7% tổng số vốn cổ phần tăng thêm của NH. Các cổ phiếu được phát hành với giá 3,12 Nhân dân tệ/CP loại A và 3,07 đôla Hồng Kông/CP loại H, nhưng giá chào bán thì gần như bằng nhau, sau khi đã xét các yếu tố chuyển đổi ngoại tệ. Việc này khiến cho ICBC trở thành NH đầu tiên tiến hành IPO ở cả thị trường trong nước và quốc tế song song vào cùng một thời điểm, với cùng một giá bán. NH đã thu được 173,23 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 22,2 tỷ USD), trong đó 124,95 tỷ đôla Hồng Kông từ cổ phiếu loại H và 46,64 tỷ Nhân dân tệ từ cổ phiếu loại A, lập kỷ lục mới trên toàn thế giới về đợt IPO gây được số vốn cao nhất, đồng thời đưa ICBC trở thành NH lớn nhất của Trung Quốc.
Việc tiến hành IPO liên tiếp thành công của 3 trong số 4 NHTMNN của Trung Quốc trong vòng chưa đầy 2 năm đã làm thay đổi hết sức đáng kể diện mạo của các NH. Vốn cổ phần và vốn chủ sở hữu của các NH này tăng lên nhanh chóng. Ví dụ với ICBC, kết thúc năm 2005, vốn cổ phần của NH là 248 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 30,7 tỷ USD) và VCSH là 255,839 tỷ Nhân dân tệ (31,7 tỷ USD), thì chỉ 2 tháng sau khi IPO, kết thúc năm tài chính 2006, các con số này lần lượt là 334,019 tỷ Nhân dân tệ (42,83 tỷ USD) và 466,464 tỷ Nhân dân tệ (59,82 tỷ USD)** Các số liệu được chuyển đổi từ Nhân dân tệ sang đôla Mỹ theo tỷ giá quy đổi tại các thời điểm tương ứng trên trang Oanda_The currency site:
. Hệ số CAR của NH cũng lập tức được cải thiện: Nếu cuối năm 2005 hệ số CAR loại I là 8,11% và CAR loại II là 9,89% thì kết thúc năm 2006 lần lượt là 12,23% và 14,05% [1viii]. Bàn rộng hơn quy mô VCSH, kết quả hoạt động của các NH đều đạt những tiến bộ vượt bậc, và cả 3 NH này đều đã lọt vào Danh sách 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do tạp chí The Banker bình chọn, và lọt vào danh sách 25 NH hàng đầu thế
giới xét về quy mô vốn cơ sở [37].
Khi tiến hành CPH, chính quyền Trung Quốc muốn có các nhà đầu tư chiến lược
góp vốn vào các NHTMNN để đa dạng hóa hình thức sở hữu và cải thiện chất lượng quản lýý, kết quả là Bank of America đã mua 9% cổ phần của CCB trị giá 2,5 tỷ USD thậm chí trước khi NH này chính thức niêm yết, và sau đó là Temasek của Singapore mua 1 tỷ USD cổ phần[18]. Thực hiện cam kết với WTO, Trung Quốc phải mở cửa hoàn toàn hệ thống NH của mình cho nước ngoài vào cuối năm 2006, theo đó các NH nước ngoài sẽ được cung cấp tất cả các dịch vụ ngân hàng mà không bị giới hạn. Tuy các cam kết với WTO không trực tiếp yêu cầu gì về vấn đề NH nước ngoài mua cổ phần của NH Trung Quốc, nhưng chính quyền Trung Quốc đã tự tăng giới hạn về định mức sở hữu của nước ngoài từ 15% lên 20% đối với mỗi nhà đầu tư, và 25% đối với tổng số vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Đến cuối năm 2005, tổng số vốn đầu tư của nước ngoài vào các NH Trung Quốc đã đạt 16,5 tỷ USD, chiếm 15% vốn cơ sở của hệ thống NH[18]; Năm 2006, sau đợt IPO của hai NHTMNN lớn như trên, con số này còn tăng lên gấp bội. Trước đó, các nhà quản lýý Trung Quốc cũng đã sớm đặt yêu cầu hệ số CAR loại I đạt 4% và CAR loại II là 8% theo Basel I phải được thực hiện đầy đủ vào cuối năm 2007 cho tất cả các NH (kể cả NH chính sách), cùng với việc áp dụng khung quản lýý rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng, thị trường và vận hành (mô hình Basel II).
Cho đến hết năm 2005, khi chỉ mới có một NHTMNN thực hiện cổ phần hóa và kết quả vẫn chưa thể hiện rõ, những bước đi của Trung Quốc vẫn bị đánh giá là quá thận trọng, khiến cho việc các NH cải thiện tiềm lực vẫn diễn ra rất chậm. Quá trình này đã cải thiện được chất lượng tài sản nhưng ở mảng vốn thì vẫn yếu; Các NH Trung Quốc cũng không được chuẩn bị tốt để áp dụng Basel II vì còn đang chật vật với Basel 1 (CCB và BoC cũng đã nhận được đủ vốn từ công chúng để nâng mức CAR lên đủ tiêu chuẩn của Basel I, nhưng ICB và nhất là NH nông nghiệp _ ABC thì tình hình vẫn rất kém). Do đó, các chuyên gia NH thế giới khuyến cáo Trung Quốc mạnh dạn hơn nữa trong việc cải tổ các NHTM của mình, và thực tế Trung Quốc đã đạt được nhiều thành công khi thực hiện những thay đổi này. Liên quan đến việc tư nhân hóa đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung, có ýý kiến rằng không phải NH nào cũng nên tiến hành IPO, mà chỉ những NH nào có tiềm năng tài chính tương đối, bằng không các vấn đề về chủ sở hữu lại quay về bộ phận Nhà nước. Đồng thời, trong khi IPO có sức hấp dẫn nhất định, việc chủ sở hữu tràn lan sẽ khó đem lại sự cải thiện về mặt hoạt động, quản lý và điều hành so với việc có một nhà đầu tư chiến lược. Các cách để đảm bảo có sự tham gia của một nhà đầu tư chiến lược bao gồm đấu thầu, hoặc thông qua IPO với một tỷ lệ phần trăm cổ phần được để lại sẵn cho một nhà đầu tư đủ tiêu chuẩn. Điều này đồng nghĩa Nhà nước phải chấp nhận việc người mua được cổ phần này sẽ được tham gia kiểm soát và quản lýý; Về việc mở cửa, rõ ràng vốn của nước ngoài sẽ giúp hệ thống NH Trung Quốc_ không chỉ bằng nguồn vốn mới rất lớn, mà còn bằng cách thức quản lý và quản trị rủi ro tốt hơn_, và rõ ràng Chính phủ Trung Quốc có lýý do để tính toán kỹ lưỡng mức độ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các ngân hàng bản địa , nhưng việc này cũng có thể sẽ kìm hãm sự lớn mạnh của các NHTM Trung Quốc.
2. Thái Lan
Những nỗ lực triệt để nhất của Thái Lan trong việc tăng vốn cho hệ thống NHTM diễn ra sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á bắt nguồn từ chính nước này vào giữa năm 1997. Trong sự đổ vỡ này, bên cạnh việc tái cơ cấu nợ doanh nghiệp thì tái cơ cấu NH là nhiệm vụ cấp thiết để khôi phục lại lòng tin của thị trường, và sự ổn định của bộ phận NH nhằm giúp nền kinh tế khôi phục hoàn toàn. Bộ tài chính và NH Thái Lan (Bank of Thailand_BOT) đã yêu cầu các NH và tổ chức tài chính đang hoạt động phải tăng vốn để làm tấm đệm chống đỡ mọi rủi ro do giảm giá trị tài sản. Nhiều chương trình cải thiện nợ xấu, tăng mức an toàn vốn tối thiểu lên 8,5% đã được thực hiện từ cuối năm 1997. Song, do khủng hoảng sâu hơn tại Thái Lan và các nước Đông Á khác vào năm 1998, việc tái cơ cấu vốn cho các NH Thái dù đã được xử lýý nợ xấu trở nên rất khó khăn. Vào 14/8/1998, chính quyền Thái Lan đã công bố một kế hoạch tái cơ cấu tài chính tăng cường. Để tạo thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu vốn, một loạt biện pháp đã được công bố. Việc hỗ trợ vốn cấp I và cấp II chỉ dành cho các tổ chức tài chính của Thái, chi nhánh NH nước ngoài không được hưởng. Với kế hoạch tăng vốn cấp I, sự bổ sung vốn từ phía Chính phủ dựa trên điều kiện: các tổ chức phải thực hiện chương trình Phân loại nợ và dự phòng thắt chặt (Loan Classification and Provisioning _ LCP) mà BOT đề xuất, các chủ sở hữu hiện thời chịu chi phí liên quan, và các kế hoạch tái cơ cấu khả thi được BOT chấp nhận. Trong khi đó, việc bổ sung vốn cấp II dựa trên mức độ giảm giá trị do tái cơ cấu nợ, các khoản dự phòng trước đó, và mức tăng ròng trong cho vay khu vực tư nhân. Đồng thời, BOT cũng công bố một kế hoạch can thiệp vào 6 NH Thái và 12 công ty tài chính _ Một trong những bước đi đáng chú ýý nhất là Chính phủ Thái Lan chủ trương sáp nhập, hợp nhất các định chế tài chính nhỏ thành một số tổ chức có quy mô lớn hơn, mạnh hơn: Laem Thong Bank (LTB) hợp nhất với Radanasin Bank (RAB), sau đó NH hợp nhất là RAB sẽ tìm đối tác chiến lược thông qua cổ phần hóa; Union Bank Bangkok (UBB) và 12 công ty tài chính được hợp nhất vào Krung Thai Thanakit (KTT) cũng theo cách của LTB và RAB; Bangkok Metropolitan Bank (BMB) và Siam City Bank (SCIB) được tái cơ cấu vốn theo các nguyên tắc của chương trình LCP nêu trên để tăng sức mạnh cho các NH này, rồi sẽ được tư nhân hóa theo cách cùng chia sẻ tổn thất cho các nhà đầu tư mới. First Bangkok City Bank (FBCB) cũng được hợp nhất với Krung Thai Bank (KTB); Đến tháng 7/1999, Nakorthon Bank (NTB) trở thành NH thứ 7 được can thiệp do có mức VCSH và vốn cấp I âm sau khi trích lập dự phòng cho nợ xấu theo yêu cầu. BOT đã đề nghị NTB điều chỉnh giảm giá trị vốn của mình nhằm hạ thấp mức lỗ lũy kế trước khi phát hành cổ phiếu thường để bán cho Quỹ phát triển các tổ chức tài chính (FIDF) thuộc BOT. Sau đó, NTB được hướng dẫn tiến hành tăng vốn thông qua việc bán cổ phiếu cho FIDF để rồi sau đó75% số cổphần sẽ được bán lại cho một nhà đầu tư chiến lược (sau này là Standard Chartered Bank)[21]. Để tạo thuận lợi cho việc tăng vốn của các định chế tài chính, vào 11/11/1997, BOT đã ban hànhý Ý kiến chỉ đạo về việc nắm quyền sở hữu tại các ngân hàng Thái Lan. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và khả năng giúp cải thiện năng lực quản lýý sẽ được phép nắm giữ hơn 49% số cổ phần của các NHTM Thái trong thời gian 10 năm (trước đó giới hạn là 25%); Sau 10 năm, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bị buộc phải bán số cổ phần của mình đi, nhưng họ không được phép mua thêm cổ phần nữa, trừ khi tổng số cổ phần thuộc sở hữu nước ngoài tại NH đó đang ở dưới mức 49%. Sau khi Chính phủ có sự thả lỏng như vậy, khu vực NH đã thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài trị giá 2,3 tỷ USD năm 1998 và 2,5 tỷ USD năm 1999 [21]. Trên thực tế, đã có 4 NHTMNN mất cổ phần ưu thế về tay các NH nước ngoài: Năm 1998 ABN Amro (Hà Lan) đã mua 75% cổ phần của Bank of Asia (BOA); năm 1999 DBS (Singapore) đã mua 52% vốn của Thai Danu Bank (thành DBS Thai Danu Bank_DTDB), Standard Chartered Bank (Anh) nắm 75% cổ phần của Nakornthon Bank (thành Standard Chartered Nakornthon Bank_SCNB), và UOB (Singapore) chính thức mua 75% cổ phần của RAB (thành: UOB Radanasin Bank_UOB-RAB). Tất cả những NH nước ngoài này đều đã phải chấp nhận tình trạng yếu kếm của các NH Thái và cam kết có những biện pháp vực dậy các NH theo thỏa thuận với phía Thái Lan. Ngoài ra, một số NH Thái khác cũng có sự tham gia tương đối sâu của nước ngoài_ đến giữa năm 2000, sở hữu nước ngoài tại Bangkok Bank và Thai Farmers Bank là 49%, Bank of Ayudhya là 32% và Siam Commercial Bank là 45% [21].
3. Hàn Quốc [6]
Cũng như Thái Lan, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, Hàn Quốc đã phải cải tổ lại toàn bộ hệ thống NH, trong._.ài giải pháp tăng vốn điều lệ, xét về lâu dài, tăng VCSH thông qua tích lũy là rất cần thiết đối với NH. Lợi nhuận tích lũy là lợi nhuận ròng của các NH sau khi đã trừ đi mọi khoản trích lập dự phòng, các quỹ, cũng như phần đem chia. Trong tương lai, có thể nói hầu hết các NHTM của ta sẽ được cổ phần hóa; Khi đó, một nguồn bổ sung vốn cơ bản chính là những khoản lợi nhuận không chia sau khi NH đã tiến hành chia cổ tức. Nguồn vốn phát sinh từ nội bộ có thuận lợi là giúp NH không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và nhờ vậy tránh được chi phí huy động vốn. Không những có chi phí thấp, phương thức tăng cường vốn từ nguồn nội còn không làm thay đổi quyền bỏ phiếu, không gây ra tình trạng loãng quyền sở hữu _ giúp các cổ đông của NH yên tâm về tỷ lệ sở hữu và thu nhập tương lai từ cổ phiếu của họ. Để tăng cường lợi nhuận, việc quan trọng nhất chính là nâng cao hiệu quả hoạt động, và việc này lại đòi hỏi hàng loạt những nỗ lực khác như: đa dạng hóa và cải thiện chất lượng dịch vụ, cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng quản lýý, đội ngũ cán bộ nhân viên, cải thiện công nghệ ngân hàng, v.v... trong đó, việc phối hợp với đối tác chiến lược như đã trình bày ở trên là một biện pháp rất hiệu quả để NH thành công trong nhiệm vụ này.
4. Tăng cường hệ số an toàn vốn
Từ công thức tính hệ số CAR, có thể thấy muốn nâng cao hệ số này ngoài cách tăng VCSH, NH còn có thể giảm “Tài sản có điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro” bằng cách áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro với các tài sản, trong đó những vấn đề chính là:
- Nợ khó đòi: NH cần hạn chế số lượng và quy mô các khoản nợ xấu này thông qua những quy định chặt chẽ hơn trong nghiệp vụ tài sản có, trong đó quan trọng nhất là phải tìm hiểu thật đầy đủ và phân tích kỹ tính khả thi của dự án cũng như khả năng chi trả của chủ thể đi vay và yêu cầu có tài sản đảm bảo cho khoản vay. NH cũng nên mở rộng phạm vi khách hàng và chú trọng những đối tượng có độ an toàn cao, như vậy sẽ giúp NH san bớt rủi ro, ví dụ như tìm hiểu xếp hạng tín nhiệm của khách hàng để có sự đánh giá hợp lý. Đối với các khoản nợ xấu đang tồn tại, NH cần phân loại và xử lý dứt điểm, không để tình trạng lưu từ năm này qua năm khác.
- Các danh mục tài sản chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái (như hợp đồng mua bán ngoại tệ): NH cần có những biện pháp phòng ngừa biến động tiêu cực của tỷ giá như kýý các hợp đồng kỳ hạn, tương lai hay quyền chọn để đảm bảo giá trị tài sản không bị sụt giảm cùng thời gian khi hợp đồng đáo hạn.
Đối với các khoản đầu tư (vào chứng khoán, kinh doanh,…) hay các khoản mục ngoại bảng (bảo lãnh, phát hành tín dụng thư, v.v..): NH cũng cần áp dụng những biện pháp như đối với các khoản cho vay nói trên _cần phải có đầy đủ thông tin, phân tích chi tiết dự án đầu tư, và lựa chọn lĩnh vực đầu tư với mức độ rủi ro không vượt quá khả năng NH có thể đảm đương được. Các khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh hay phát hành tín dụng thư cũng phải được tìm hiệu mức độ an toàn hay xếp hạng tín nhiệm, khả năng tài chính, hoặc có tài sản đảm bảo.
III. Một số kiến nghị nhằm góp phần tăng VCSH và hệ số an toàn vốn đối với các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Để thực hiện thành công các giải pháp nêu trên, không chỉ cần nỗ lực từ phía bản thân các NHTM, mà môi trường pháp lý và các chính sách của Nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng.
Trước hết, Chính phủ cần dứt điểm cho triển khai CPH các NHTMNN.
Ngoài ra, bên cạnh việc nghiêm khắc thực hiện những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tăng cường vốn điều lệ và đảm bảo các mức độ an toàn đã ban hành trong thời gian gần đây, cơ quan quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực NH (hàng đầu là NH Nhà nước) cần nghiên cứu tìm ra mức độ hợp lý trong các giới hạn và định mức đối với các nhà đầu tư nước ngoài, sao cho môi trường cạnh tranh được công bằng để giúp các NHTM Việt Nam dần dần tự lực tìm cách thiết lập chỗ đứng cho mình _ những chính sách thúc đẩy cạnh tranh sẽ làm các NH cải thiện chất lượng hoạt động , nâng cao hiệu quả và tăng cường tích lũy, mở rộng hơn ; đồng thời
cũng thu hút được các nhà đầu tư lớn.
Thêm vào đó, các cơ quan này cũng có thể xem xét đưa ra những định hướng rõ ràng và cụ thể về bộ phận NHTMCP, như việc có nên duy trì sự tồn tại của quá nhiều tổ chức nhỏ lẻ hay cần tập hợp thành một số định chế lớn mạnh mà thôi.
Trong mọi trường hợp, các cơ quan quản lý Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào từng bước đi của các NH, mà nên đóng vai trò là người dẫn đường, đưa ra các định hướng giúp các NH không bị áp lực cạnh tranh sớm làm sụp đổ trong điều kiện bắt đầu mở cửa sâu rộng thị trường tài chính ngân hàng cũng như nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước cần xem xét đưa thành quy định bắt buộc việc triển khai áp dụng những đề xuất của Basel II, có thể gồm lộ trình để các ngân hàng trong nước đủ thời gian điều chỉnh và nâng cấp kịp thời chất lượng hoạt động và quản lýý của mình.
Tiểu kết: Xét về lýý thuyết, có rất nhiều biện pháp để tăng VCSH của các NHTM, nhưng với điều kiện của nền kinh tế và thị trường Việt Nam hiện nay cũng như tương lai trước mắt, đó phải là những biện pháp có tác dụng nhanh chóng và mang lại nguồn vốn rất lớn, vì các NHTM Việt Nam hiện đang có tiềm lực tài chính rất khiêm tốn. Đối với NHTMNN, biện pháp cấp thiết là cổ phần hóa; Với các NHTMCP và Liên doanh, có thể áp dụng phát hành cổ phiếu bổ sung trong đó quan tâm tới việc niêm ýyết trên thị trường chứng khoán để tăng sức hút của các NH, tiến hành sáp nhập những định chế nhỏ thành các tổ chức lớn hơn, và cần tăng cường thu hút nhà đầu tư chiến lược. Ngoài ra, tất cả các bộ phận NH nói trên đều cần nâng cao hiệu quả hoạt động để tăng cường tích lũy nhằm tạo nguồn lâu dài để tăng VCSH. Bên cạnh đó, các NHTM cần luôn chú trọng việc mở rộng quy mô VCSH phải đi kèm với tăng cường hệ số an toàn vốn, nhằm đảm bảo sự hoạt động và phát triển ổn định cho NH.
KẾT LUẬN
Vốn chủ sở hữu là một bộ phận sống còn của các ngân hàng thương mại, vì vậy đảm bảo duy trì một mức vốn chủ sở hữu đủ lớn là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà các tổ chức này cần phải thực hiện để tăng tiềm lực tài chính của mình. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong một tương lai gần, khi mà quá trình hội nhập kinh tế diễn ra sâu rộng hơn nữa, thị trường tài chính ngân hàng sẽ được mở cửa rất mạnh, đem lại một môi trường kinh doanh mới, nhưng cũng hứa hẹn những sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Giữ một vai trò trọng yếu đối với nền kinh tế, hệ thống các ngân hàng thương mại của Việt Nam không thể chậm trễ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, mà một trong những bước quan trọng hàng đầu chính là cải thiện sức mạnh tài chính.
Nhìn nhận thực trạng khách quan của năng lực vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó hiểu được vị trí của mình trong thế giới tài chính - ngân hàng là điều cần thiết để các định chế này thấy rõ hơn những gì mình có thể phải đối mặt trong tương lai. Điều này sẽ thôi thúc các ngân hàng chủ động và quyết tâm hơn trong nỗ lực tăng cường quy mô vốn chủ của mình.
Có lợi thế là trung gian tài chính của một nền kinh tế đang phát triển rất mạnh và tiềm năng vô cùng lớn, các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể tin tưởng vào khả năng thành công trong việc triển khai các biện pháp nâng cao tiềm lực tài chính, thông qua việc áp dụng một cách linh hoạt và chọn lọc những bài học kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài. Khi năng lực tự thân này được củng cố, các ngân hàng sẽ tạo dựng được một tâm thế sẵn sàng hơn trong việc đón nhận những thử thách sắp tới, tiếp tục thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình trên thị trường tài chính - ngân hàng, là nguồn lực to lớn đóng góp vào những bước đi lên vững chãi của nền kinh tế - xã hội nước nhà.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
Báo cáo thường niên năm 2004 đến năm 2006 của 5 NHTM Nhà nước; năm 2005 - 2006 của 12 NHTM cổ phần đô thị: Á Châu (ACB), An Bình (ABbank), Đông Á (EAB), Đông Nam Á (Seabank), Kỹ thương (Techcombank), Nhà Hà Nội (Habubank), Phương Nam (Southern bank), Quân Đội (MBank), Quốc tế (VIB), Sài Gòn (SCB), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Xuất nhập khẩu (Eximbank); năm 2006 của danh sách các NHTM nước ngoài được liệt kê trong mục 42 của tài liệu tham khảo này.
Trong nội dung khóa luận cũng trích dẫn cụ thể các trang:
* Ngân hàng Việt Nam:
(i) NHTMCP ACB năm 2006 trang 18
(ii) NH Agribank năm 2006 trang 15, tóm lược giai đoạn đầu năm 2007 trang 14
(iii) NH BIDV năm 2006 trang 35- 41- 64
(iv) NHTMCP Đông Á năm 2006 trang 11
(v) NH ICB năm 2004 năm 2005 trang 3
(vi) NH VCB năm 2004 trang 11, năm 2005 trang 10
* NH nước ngoài:
(vii) Bank of China’ Annual Report 2006, trang 103.
(viii) ICBC’s Annual Report 2006, trang 5 - 6 - 7 - 51.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Phụ lục G_Bảng lộ trình cam kết thương mại dịch vụ cụ thể_ Phần VI: Các dịch vụ tài chính_B: Các dịch vụ Ngân hàng và tài chính khác.
GATS: Phần III_Điều XVI, và phần Phụ lục về các dịch vụ tài chính.
PGS.TS.Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, trang 247.
PGS.TS.Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội, trang 5.
PGS.TS.Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương
mại trong xu thế hội nhập (Sách chuyên khảo), NXB Lýý luận chính trị, Hà Nội, trang 25- 66 - 67 - 69 - 71 - 72 - 73.
Edward W.Reed PH.D & Edward K.Gill PH.D (2004), Ngân hàng thương mại, Sách dịch, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 244 - 250.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Vai trò của hệ thống NH trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, trang 4-7-13.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam; NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, trang 18 - 40 -132-159.
Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Sách dịch, NXB Tài chính, trang 7- 557- 558.
PGS.TS.Lê Văn Tề chủ biên (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 85.
PGS.TS .Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 595.
GS.TS Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội, trang 68.
P.TS Nguyễn Quốc Việt _ Nguyễn Thành (1993), Công nghệ ngân hàng thương mại Mỹ, NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 21.
Thường trực Hội đồng KH&NC Ngân hàng _Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng _ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Tái cơ cấu các NHTM Nhà nước: Thực trạng và triển vọng”, NXB Phương Đông, Hà Nội, trang 36-67-71-102-113-144-171-173.
Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng (2003), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Những thách thức của NHTM Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, NXB Thống Kê, Hà Nội, trang 80.
Tài liệu tiếng Anh:
Bank for international settlements, International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards,A revised framework, June 2004, trang 1-18.
(Pdf version:
Alicia García-Herrero, Sergio Gavilá, and Daniel Santabárbara (2006), China's Banking Reform: An Assessment of its Evolution and Possible Impact, CESifo Economic Studies, Volume 52, Number 2, Pp 304-363, Oxford Journals _ Oxford University Press, trang 33-313-314-320-322.
(Pdf version: )
Dietrich Domanski (2005), Foreign banks in emerging market economies: changing players, changing issues, BIS Quarterly Review December 2005.
(Pdf version: )
Maher Hasan, (To be presented in the Credit Alliance/ Information Alliance Regional Meeting in Amman 3-4 April 2002),The Significance of Basel 1 and Basel 2 for the future of the banking industry with special emphasis on credit Information, Central Bank of Jordan.
Sakulrat Montreevat (2000), Impact of Foreign Entry on the Thai Banking Sector: Initial Stage of Bank Restructuring, Economics & Finance No.5(2000), Institute of South East Asian Studies, trang 9 - 10 -11-12-21.
(Pdf version: )
Trang web (Ngày truy cập, Nội dung, Đường dẫn):
(25/9/2007) “Bán cổ phần cho NH nước ngoài”
(27/9/2007) “Cổ phần hóa để ‘tăng sức đề kháng’ cho các ngân hàng”
(28/9/2007) “Credit Suisse tư vấn cổ phần hóa cho Vietcombank”
(3/9/2007) “Deadline for banks to reach capital ratio”
www.china.com.cn/market/news/458825.htm
(27/9/2007) “Gia nhập WTO – Thách thức chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng Việt Nam”
(3/9/2007) Hệ thống các tổ chức tín dụng
(19/9/2007) “Hội nhập ngân hàng: Không thể chậm trễ”
(27/9/2007) “HSBC – Ngân hàng nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam”
(20/9/2007) “Lập Ngân hàng: vượt được rào thì hãy qua”
(10/9/2007) “Lời giải nào cho thách thức ngành ngân hàng khi Việt Nam là thành viên của WTO” : Object=4&news_ID=5755383
(10/9/2007) “Những điểm yếu của hệ thống Ngân hàng”
(9/9/2007) “ Những thiếu sót của Basel I và nội dung cơ bản của Basel II”
(3/9/2007) “Overview of reform in China's banking industry in 2005”
(27/9/2007)“Thách thức đợi ngân hàng mới” : com/taichinhvietnam/modules.php?name=News&file=article&sid=10300
(30/8/2007)“Thấy gì qua ‘quả bom tấn’ Eximbank?”
(16/9/2007) “The Banker: TOP 1000 World Banks” : com/news/fullstory.php/aid/5050/TOP_1OOO__World_Banks_O7.html
(1/10/2007) The Illinois Business Law Journals: “Strategies behind Foreign Banks Acquiring Equity Stakes in Chinese Banks” : com/illinois_business_law_soc/2006/11/on_november_26_.html
(15/9/2007) “Tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG là các NHTM quýý 2/2006”
(28/9/2007) “Vietcombank chọn Credit Suisse tư vấn cổ phần hóa”
(4/9/2007) Wikipedia_the free encyclopedia: www.wikipedia.org
(i) “ Shareholders’ equity”:
(ii) ,
(iii)
(iv)
(v)
(vi)
Yahoo finance (6/9/2007):
(i)
(ii)
Website các NH:
* Các NH Việt Nam (5-15/9/2007):
ACB: ;
Agribank:
AnBinh Bank:
BIDV:
Dai A Bank:
Eab: ;
Eximbank: ;
Habubank:
Eximbank:
Incombank:
Military bank:
MHB:
Sacombank:
Saigon bank:
Seabank:
Southernbank:
Techcombank:
VIB:
Vietcombank:
* Các Ngân hàng nước ngoài:
ABN Amro bank:
Agricultural Bank of China: /fid=20000021/sid=105000874/index.html
BarclaysPLC:
Bangkok Bank: For+Shareholders/Financial+Results/Default.htm
Bank for international settlements:
Bank BNI: Report%202007/BNI%20Published%20Report%201H2007-eng.pdf
Bank Mandiri:
Bank of the Philippine Islands: BPIAbout.nsf/Annual+Report/FinancialHighLights?OpenDocument
Bank of China:
Chinese Construction Bank: second.jsp?column=ROOT%3E%D3%A2%CE%C4%CD%F8%D5%BE%3EInvestor+Relations%3EFinancial+Highlights&miniset_column=ROOT%3E%D3%A2%CE%C4%CD%F8%D5%BE%3EInvestor+Relations
DBS:
Deutsche Bank:
Industrial and Commercial Bank of China:
load/nianbao/2007/ICBC_H%20share%20engi-as%20printed%20Final.pdf
KBank:
Krung Thai Bank:
Maybank:
OCBC: Overview.shtm?bcid=M
Public Bank:
Reserve bank of New Zealand:
RHB Bank: _annual.jsp&_ExCache=clear
Siam City Bank: Financial-Information-En
UOB:
Danh mục bảng biểu
Bảng: Trang:
Bảng 1: Tỷ lệ đóng góp của VCSH và Tài sản của các tập đoàn tài chính
vào GDP ở một số nước Châu Á (2004) 31
Bảng 2: VCSH của các NHTMNN giai đoạn 2003-2006 42
Bảng 3: Hệ số CAR của NH Đầu tư và phát triển BIDV 43
Bảng 4: Vốn điều lệ của các NHTMCP Nông thôn hiện nay 45
Bảng 5: Vốn điều lệ và VCSH của những NHTMCP lớn nhất 45
Bảng 6: Vốn điều lệ của các NHTM Liên doanh của Việt Nam hiện nay 48
Bảng 7: Mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng 51
Bảng 8: 25 NH hàng đầu thế giới năm 2007 xét về quy mô vốn cơ sở 53
Bảng 9: 10 ngân hàng hàng đầu Đông Nam Á năm 2006 54
Bảng 10: CAR của 3 NHTMNN lớn nhất của Trung Quốc 55
Bảng 11: VCSH của một số ngân hàng khác trong khu vực 55
Biểu đồ: Trang:
Biểu đồ 1: VCSH của các NHTMNN giai đoạn 2003-2006 42
Biểu đồ 2: Tỷ trọng các thành phần chính của VCSH tại một số NHTMNN 43
Biểu đồ 3: Tương quan các thành phần chủ yếu của VCSH tại một số
NHTMCP lớn 46
Biểu đồ 4: Hệ số an toàn vốn CAR của NHTMCP Sacombank qua các năm 47
Biểu đồ 5: Hệ số CAR của các NHTMCP lớn của Việt Nam so với một số
nước trên thế giới 50
Biểu đồ 6: Tương quan VCSH của Vietcombank và một số NH khu vực 56
Biểu đồ 7: Tương quan hệ số CAR của BIDV và một số NH khu vực 56
Phụ lục 1: Danh mục các bảng biểu phụ
Bảng phụ 1: VCSH trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất của
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (tại thời điểm 31/12/2006)
VỐN CHỦ SỞ HỮU 2006 2005
(triệu đồng) (triệu đồng)
Vốn điều lệ 4.356.737 4.279.127
Vốn khác 1.180.827 1.158.253
Các quỹ dự trữ 5.227.449 2.728.353
Quỹ chênh lệch tỷ giá do
chuyển đổi báo cáo tài chính 90.371 90.220
Quỹ đánh giá lại tài sản 13.741 11.914
Lợi nhuận để lại 258.123 148.034
Tổng vốn chủ sở hữu 1.127.248 8.415.901
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của VCB.
Bảng phụ 2: VSCH trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất ngân hàng
Deutsche Bank 2006
Vốn chủ sở hữu (đơn vị: triệu EURO)
2006
Cổ phiếu thường _ giá trị danh nghĩa (không xét mệnh giá): € 2,56/CP
Phát hành: năm 2006, 524,8 triệu cổ phần
1.343
Thặng dư vốn
14.424
Lợi nhuận giữ lại
25.069
Lỗ từ bán trái phiếu chính phủ
(2.378)
Vốn được phân loại riêng dành để mua cổ phiếu quỹ
(3.457)
Các khoản lời (lỗ) tích lũy không xuất phát từ VCSH nhưng có ảnh hưởng đến VCSH:
Thuế được hoãn lại đối với thu nhập ròng từ cổ phiếu sẵn sàng bán liên quan tới đợt thay đổi thuế suất tại Đức năm 1999 & 2000.
Thu nhập ròng ròng từ cổ phiếu sẵn sàng bán do giá thị trường thay đổi, tính theo thuế suất và các khoản khác có thể được áp dụng.
Thu nhập (thua lỗ) ròng do giá thị trường thay đổi của các công cụ phái sinh phục vụ mục đích tự bảo vệ.
Điều chỉnh để áp dụng SFAS 158.
Điều chỉnh do chuyển đổi tỷ giá hối đoái.
(2.165)
2.779
(44)
(549)
(2.214)
Tổng cộng các khoản thu nhập bổ sung khác
(2.193)
Tổng cộng vốn chủ sở hữu
32.808
Nguồn:
Bảng phụ 3: Ba mô hình chủ yếu của tập đoàn tài chính
Loại hình
Ngân hàng đa năng
(Universal Banking)
Công ty mẹ - con (Parent - Subsidiary)
Công ty sở hữu tài chính (Financial Holding Company)
Mô hình
Cổ đông
Ngân hàng
Kinh doanh
Kinh doanh chứng khoán
Kinh doanh
Ngân hàng
Cổ đông
Ngân hàng
Cty bảo
hiểm
Cty chứng khoán
Cty chứng khoán
C.ty
bảo hiểm
Ngân hàng
Công ty mẹ
Cổ đông
Ban điều hành
Ban điều hành trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh (kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán)
Ban điều hành trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng và gián tiếp điều hành công ty bảo hiểm, chứng khoán thông qua quyền nắm giữ cổ phần tại các công ty này
Ban điều hành thực hiện quyền nắm giữ cổ phần trong tất cả các công ty con.
Mối quan hệ về vốn giữa các công ty con
Không có quy định riêng về vốn giữa các công ty con.
Các công ty con nắm giữ vốn chủ sở hữu.
Các công ty con nắm giữ vốn chủ sở hữu.
Việc cách ly rủi ro giữa các công ty con
Rất khó để có thể ngăn ngừa rủi ro lan truyền giữa các công ty con.
Việc lan truyền rủi ro có thể được ngăn ngừa ở mức độ nhất định. Công ty mẹ có tác động lên công ty con
Dễ dàng ngăn ngừa sự lan truyền rủi ro giữa các công ty. Giữa các công ty có sự độc lập tương đối và không chịu tác động rủi ro trực tiếp lẫn nhau.
Phụ lục 2: Cách phân loại vốn và “tài sản có” (nội và ngoại bảng) điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro theo luật Việt Nam
Trích: Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam)
II. Mục I. Vốn tự có
Điều 3:
1. Vốn tự có của tổ chức tín dụng bao gồm:
1.1. Vốn cấp 1:
a. Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp).
b. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
c. Quỹ dự phòng tài chính.
d. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.
đ. Lợi nhuận không chia.
Vốn cấp 1 được dùng làm căn cứ để xác định giới hạn mua, đầu tư vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng.
1.2. Vốn cấp 2:
a. 50% phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của pháp luật.
b. 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật.
c. Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn những điều kiện sau:
(i). Có kỳ hạn ban đầu, thời hạn còn lại trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối thiểu là 5 năm;
(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;
(iii) Tổ chức tín dụng không được mua lại theo đề nghị của người sở hữu hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp, hoặc tổ chức tín dụng chỉ được mua lại sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
(iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
(v) Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu chuyển đổi
chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác;
(vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành và được điều chỉnh một (1) lần trong suốt thời hạn trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
d. Các công cụ nợ khác thỏa mãn những điều kiện sau:
(i) Là khoản nợ mà chủ nợ là thứ cấp so với các chủ nợ khác: trong mọi trường hợp, chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không bảo đảm khác;
(ii) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm;
(iii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;
(iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
(v) Chủ nợ chỉ được tổ chức tín dụng trả nợ trước hạn sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
(vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng và được điều chỉnh một (1) lần trong suốt thời hạn của khoản vay.
đ. Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản "Có" rủi ro.
2. Các giới hạn khi xác định vốn tự có:
2.1. Giới hạn khi xác định vốn cấp 1: Vốn cấp 1 phải trừ đi lợi thế thương mại.
2.2. Giới hạn khi xác định vốn cấp 2:
a. Tổng giá trị các khoản quy định tại mục c và d, khoản 1.2 Điều này tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1.
b. Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông, giá trị các công cụ nợ khác và trái phiếu chuyển đổi được tính vào vốn cấp 2 sẽ phải khấu trừ mỗi năm 20% giá trị ban đầu.
c. Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1.
3. Các khoản phải trừ khỏi vốn tự có:
3.1. Toàn bộ phần giá trị giảm đi của tài sản cố định do định giá lại theo quy định của pháp luật.
3.2. Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu
đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật.
3.3. Tổng số vốn của tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần.
3.4. Phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu tư, doanh nghiệp khác vượt mức 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
3.5. Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm cả các khoản lỗ lũy kế.
MỤC II. TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU
Điều 4.
1. Tổ chức tín dụng, trừ chinh nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro.
2. Tại thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành, ngân hàng thương mại nhà nước có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn mức quy định tại Khoản 1 điều này thì trong thời hạn tối đa là 3 năm phải tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng mức quy định. Mức tăng tỷ lệ hàng năm tối thiểu bằng một phần ba (1/3) số tỷ lệ còn thiếu.
3. Cách xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được nêu tại Phụ lục A Quy định này.
Điều 5. Tài sản "Có" rủi ro của các cam kết ngoại bảng:
1. Các cam kết bảo lãnh, tài trợ cho khách hàng:
1.1. Hệ số chuyển đổi:
1.1.1. Hệ số chuyển đổi 100%: Các cam kết không thể hủy ngang, thay thế hình thức cấp tín dụng trực tiếp, nhưng có mức độ rủi ro như cấp tín dụng trực tiếp, gồm:
a. Bảo lãnh vay.
b. Bảo lãnh thanh toán.
c. Các khoản xác nhận thư tín dụng; Thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, phát hành chứng khoán; Các khoản chấp nhận thanh toán bao gồm các khoản chấp nhận thanh toán dưới hình thức ký hậu, trừ các khoản chấp nhận thanh toán hối phiếu quy định tại điểm 1.1.3.b Khoản 1 điều này.
1.1.2. Hệ số chuyển đổi 50%: Các cam kết không thể hủy ngang đối với trách nhiệm trả thay của tổ chức tín dụng, gồm:
a. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
b. Bảo lãnh dự thầu.
c. Bảo lãnh khác.
d. Thư tín dụng dự phòng ngoài thư tín dụng quy định tại điểm 1.1.1.c Khoản 1
điều này.
đ. Các cam kết khác có thời hạn ban đầu từ 1 năm trở lên.
1.1.3. Hệ số chuyển đổi 20%: Các cam kết liên quan đến thương mại, gồm:
a. Thư tín dụng không hủy ngang.
b. Chấp nhận thanh toán hối phiếu thương mại ngắn hạn, có bảo đảm bằng hàng hóa.
c. Bảo lãnh giao hàng.
d. Các cam kết khác liên quan đến thương mại.
1.1.4. Hệ số chuyển đổi 0%:
a. Thư tín dụng có thể hủy ngang.
b. Cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác, có thời hạn ban đầu dưới 1 năm.
1.2. Hệ số rủi ro:
Hệ số rủi ro của giá trị các cam kết ngoại bảng sau khi chuyển đổi theo quy định tại khoản 1.1.1, 1.1.2 và khoản 1.1.3 điều này như sau:
1.2.1 Được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo lãnh hoặc được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành: Hệ số rui ro là 0%.
1.2.2. Có tài sản bảo đảm bằng Bất động sản của bên vay: Hệ số rủi ro 50%.
1.2.3. Trường hợp khác: Hệ số rủi ro 100%.
2. Các hợp đồng giao dịch lãi suất và hợp đồng giao dịch ngoại tệ:
2.1. Hệ số chuyển đổi:
2.1.1. Hợp đồng giao dịch lãi suất:
a. Có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm: 0,5%
b. Có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm: 1,0%
c. Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên: 1,0% cho phần kỳ hạn dưới 2 năm cộng thêm (+) 1,0% cho mỗi năm tiếp theo.
2.1.2. Hợp đồng giao dịch ngoại tệ:
a. Có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm: 2,0%
b. Có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm: 5,0%
c. Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên: 5,0% cho phần kỳ hạn dưới 2 năm cộng thêm (+) 3,0% cho mỗi năm tiếp theo.
2.2. Hệ số rủi ro: Hệ số rủi ro đối với giá trị các hợp đồng giao dịch lãi suất và hợp
đồng giao dịch ngoại tệ sau khi chuyển đổi nêu tại khoản 2.1 điều này là 100%.
Điều 6.
Tài sản "Có" được phân nhóm theo các mức độ rủi ro như sau:
1. Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 0% gồm:
a. Tiền mặt.
b. Vàng.
c. Tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng nhà nước đã duy trì tại Ngân hàng chính sách xã hội theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
d. Các khoản cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư theo các hợp đồng ủy thác trong đó tổ chức tín dụng chỉ hưởng phí ủy thác và không chịu rủi ro.
đ. Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
e. Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành.
g. Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; Các khoản phải đòi được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.
h. Các khoản phải đòi đối với Chính phủ Trung ương, Ngân hàng Trương ương các nước thuộc khối OECD.
i. Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng chứng khoán của Chính phủ Trung ương các nước thuộc khối OECD hoặc được bảo lãnh bởi Chính phủ Trung ương các nước thuộc khối OECD.
2. Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 20% gồm:
a. Các khoản phải đòi đối với tổ chức tín dụng khác ở trong nước và nước ngoài, đối với từng loại đồng tiền.
b. Các khoản phải đòi đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
c. Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác
thành lập tại Việt Nam phát hành.
d. Các khoản phải đòi đối với tổ chức tài chính nhà nước; các khoản phải đòi được
bảo đảm bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính nhà nước phát hành.
đ. Kim loại quý (trừ vàng), đá quý.
e. Tiền mặt đang trong quá trình thu.
g. Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng IBRD, IADB, ADB, AfDB, EIB, EBRD và Các khoản phải đòi được các được các ngân hàng này bảo lãnh hoặc được bảo đảm bằng chứng khoán do các ngân hàng này phát hành.
Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước thuộc khối OECD và các khoản phải đòi được bảo lãnh bởi các ngân hàng này.
i. Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc khối OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh.
k. Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ngoài các nước thuộc khối OECD, có thời hạn còn lại dưới 1 năm và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm được các ngân hàng này bảo lãnh.
3. Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 50% gồm:
a. Các khoản đầu tư cho dự án theo hợp đồng, quy định tại Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính.
b. Các khoản phải đòi có bảo đảm bằng Bất động sản của bên vay.
4. Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 100% gồm:
a. Các khoản cấp vốn điều lệ cho các công ty trực thuộc không phải là tổ chức tín dụng, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập.
b. Các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác.
c. Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước không thuộc khối OECD, có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên.
d. Các khoản phải đòi đối với chính quyền Trung ương của các nước không thuộc khối OECD, trừ trường hợp cho vay bằng đồng bản tệ và nguồn cho vay cũng bằng đồng bản tệ của các nước đó.
đ. Bất động sản, máy móc, thiết bị và tài sản cố định khác.
e. Các khoản phải đòi khác ngoài các khoản phải đòi quy định tại Khoản 1, Khoản
2 và Khoản 3 Điều này.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNH014.doc