Thực trạng và giải pháp tăng cường đầu tư của Việt Nam sang Lào

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là mục đích của các doanh nghiệp Việt Nam đang theo đuổi. Chúng ta không chỉ tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà còn tích cực tiến hành đầu tư ra nước ngoài, tham gia vào một sân chơi mới mà các quốc gia sẽ mở rộng cửa cho doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là xu hướng để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tiến xa hơn trên trường quốc tế. Lào là quốc gia gần gũi, có nh

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường đầu tư của Việt Nam sang Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều điểm tương đồng với Việt Nam và có mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam. Trong quá trình đầu tư ra nước ngoài, Lào là lựa chọn hang đầu cho các doanh nghiệp mới tham gia vào kinh doanh quốc tế và trở thảnh nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy việc nghiên cứu về môi trường đầu tư của Lào cũng như tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào là rất cần thiết. Từ nhu cầu đó em chọn nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng và giải pháp tăng cường đầu tư của Việt Nam sang Lào”. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá chung nhất về hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, so sánh hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào so với hoạt động đầu tư ra nước ngoài nói chung và đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Lào. Đối tượng nghiên cứu: Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Lào Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê Phương pháp phân tích Phương pháp tổng hợp Kết cấu của đề tài Chuyên đề được chia thành hai chương: Chương I: Thực trạng đầu tư của Việt Nam sang Lào Chương II: Giải pháp tăng cường đầu tư của Việt Nam sang Lào Em xin chân thành cảm ơn giúp đỡ tận tình của cô giáo PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, và các chú tại Ban hợp tác Việt – Lào, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Do còn hạn chế về nhiều mặt, nên nội dung nghiên cứu của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các chú để có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM SANG LÀO I. Khái quát về tình hình đầu tư ra nước ngoài Đầu tư ra nước ngoài là một hoạt động kinh tế vô cùng quan trọng với các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập. Đầu tư nước ngoài mang lại lợi ích cho cả nước tiếp nhận đầu tư cũng như chủ đầu tư. Xu hướng chung của hầu hết các nước phát triển là tiến hành đầu tư ra nước ngoài để tận dụng các lợi thế so sánh. Có thể thấy các cường quốc trên thế giới như: Mỹ, Nhật... có dòng đầu tư ra nước ngoài rất lớn. Nhiều quốc gia đang phát triển cũng như Trung Quốc cũng đang tiến hành hàng loạt các hoạt động đưa doanh nghiệp thâm nhập thị trường quốc tế. Đầu tư ra nước ngoài là xu thế tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập. Đó cũng đang được xem là xu hướng mới của các doanh nghiệp Việt Nam, mang tính hấp dẫn cao và là tiềm năng to lớn trong việc giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn dễ bởi chúng ta đang trong giai đoạn thử nghiệm nên gặp rất nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách, thủ tục đầu tư ra nước ngoài cũng như những khó khăn do thiếu kinh nghiệm cũng như hạn chế về năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam đang bước những bước đi đầu tiên, nhằm kinh doanh có hiệu quả trong loại hình mới này, trở thành người chủ động tìm kiếm các cơ hội, thị trường đầu tư trên thị trường quốc tế thay vì ở trong nước chờ đợi liên doanh hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. 1. Tình hình thực hiện đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài Bảng 1: Vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phân theo năm thời kì 1989 -2005 Đơn vị (USD, %) STT Năm cấp phép Số dự án TVĐT Đầu tư thực hiện 1 1989 1 563.380 - 2 1990 1 - - 3 1991 3 4.000.000 2.000.000 4 1992 3 1.282.051 1.300.000 5 1993 5 690.831 - 6 1994 3 1.306.811 - 7 1998 2 1.850.000 1.500.000 8 1999 10 12.337.793 - 9 2000 15 6.865.370 1.210.160 10 2001 13 7.696.452 2.522.000 11 2002 15 150.915.576 1.364.243 12 2003 25 27.309.485 1.956.412 13 2004 17 11.096.114 1.346.450 14 2005 37 368.341.598 3.998.064 Tổng 150 595.166.461 17.197.284 Nguồn: Ban hợp tác Việt - Lào Năm 1989, chúng ta bắt đầu tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài với duy nhất một dự án và tính đến hết năm 2005 tổng số dự án đã lên đến 150. Có thể chia quá trình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam thành hai giai đoạn chính: Biểu 1: Đồ thị tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài thời kì 1989 – 2005 Giai đoạn 1: 1989 – 1998: Đây là giai đoạn mà các nhà đầu tư của Việt Nam bắt đầu xuất hiện xu hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn mang tính tự phát, chưa có một văn bản cụ thể nào hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp còn khá khó khăn trong việc xác định thị trường, tìm hiểu về môi trường đầu tư tại nước ngoài. Do vậy, tổng số dự án trong cả giai đoạn này chỉ có 18 dự án, chiếm 12% tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài tính đến hết năm 2005, mỗi năm chỉ có vài dự án được thực hiện thậm chí có những năm không có dự án nào được triển khai như năm 1995,1996,1997. Qui mô vốn đầu tư trong giai đoạn này cũng rất nhỏ chỉ trên 500.000 USD/ dự án. Tổng vốn đầu tư cả giai đoạn này bằng 0.09% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài tính đến hết 2005. Các thị trường chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này là các thị trường gần gũi và có mối quan hệ lâu dài với Việt Nam như: Nga, Lào..Các lĩnh vực kinh doanh cũng không đa dạng, chủ yếu là về dịch vụ tư vấn hàng hải, chế biến xuất khẩu hải sản, hoặc mỳ tôm... Giai đoạn 2: 1999 – 2005: Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự ra đời của Nghị định 22/1999/NĐ – CP qui định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Kể từ khi có các hướng dẫn, chỉ đạo từ phía Chính phủ hoạt động đầu tư ra nước ngoài được tiến hành một cách mạnh mẽ. Tổng số dự án đã lên tới 132, chiếm 88 % tổng số dự án và 99,99% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Lúc này thị trường hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam đã được mở rộng đến trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành kinh doanh trên hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực. Đỉnh điểm của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam chính là năm 2005, đứng đầu về tổng số dự án cũng như tổng nguồn vốn đầu tư. Năm 2005 là một bước ngoặt trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài với dự án nhà máy thuỷ điện Xêkaman 3, vốn đầu tư lên đến 273 triệu USD, chiếm 45,87% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Chúng ta đã mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực có trình độ công nghệ cao, qui mô vốn lớn, phức tạp thay vì chỉ đầu tư vào những dự án nhỏ, thu hồi vốn nhanh. Trong tương lai doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều sự ưu đãi từ phía nhà nước để có thể có được nguồn vốn lớn đầu tư vào các ngành nghề đem lại lợi nhuận cao. Bảng 2: Tốc độ tăng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài thời kì 1989 – 2005 Đơn vị: (USD, %) Năm Vốn thực hiện Tốc độ tăng định gốc Tốc độ tăng liên hoàn 1998 1.500.000 - - 1999 0 -100 -100 2000 1.210.160 -19,32 - 2001 2.522.000 68,13 108,4 2002 1.364.243 - 9,05 - 45,91 2003 1.956.412 30,43 43,41 2004 1.346.405 10,24 - 31,18 2005 3.998.064 166,54 196,94 Có thể thấy rằng tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện các dự án còn thấp và không đều. Các năm mà tổng vốn đầu tư càng cao thì % vốn thực hiện càng thấp. Nhìn chung các dự án có qui mô nhỏ thì tốc độ giải ngân của vốn càng cao. Giai đoạn 1989 – 1998, % tỷ lệ vốn thực hiện/ tổng vốn đầu tư là 49,5% , trong khi đó giai đoạn 1999 – 2000 chỉ có 2,12%. Như vậy vướng mắc lớn nhất ảnh hưởng đến hiệu quả dự án đó là việc giải ngân vốn thực hiện dự án. Do đó, cần phải có cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho việc chuyển tiền ra nước ngoài tiến hành thực hiện đầu tư. 2. Tình hình thực hiện đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phân theo ngành Bảng 3: Vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo ngành thời kì 1989 – 2005 Đơn vị (USD, %) Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư Đầu tư thực hiện Tỷ trọng vốn đầu tư Tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện Công nghiệp 74 492.922.985 11.705.524 82,82 2,37 CN dầu khí 6 140.100.000 23,54 0 CN nhẹ 18 26.164.304 6.901.125 4,4 26,38 CN nặng 21 281.377.720 42,28 0 CN thực phẩm 11 4.277.330 0,72 0 Xây dựng 18 41.003.631 4.804.399 6,89 11,71 Nông nghiệp 20 70.420.225 2.665.284 11,83 3,78 Nông- lâm nghiệp 16 65.463.900 560.160 11 0,86 Thuỷ sản 4 4.956.325 2.105.124 0,83 42,47 Dịch vụ 56 31.823.251 2.826.476 5,35 8,88 GTVT- Bưu điện 11 3.374.431 1.450.000 0,57 42,97 Khách sạn – Du lịch 5 8.831.178 320.000 1,48 3,62 Văn hoá – Y tê – Giáo dục 4 1.726.811 0,29 0 Xây dựng văn phòng – Căn hộ 3 2.540.000 - 0,43 0 Dịch vụ 33 15.350.831 1.056.476 2,58 6,88 Tổng 150 595.166.461 17.197.284 100 100 Nguồn: Ban hợp tác Việt Lào Các nhà đầu tư Việt Nam có mặt trong nhiều ngành nghề khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Chúng ta không đơn thuần chỉ hoạt động trong ngành nông nghiệp, công nghiệp nhẹ đòi hỏi vốn ít, công nghệ không phức tạp mà đã chủ động bắt tay đầu tư vào các lĩnh vực yêu cầu vốn lớn, trình độ cao như dầu khí, công nghiệp nặng... Về nông nghiệp tính đến hết năm 2005 chúng ta đã tiến hành triển khai 20 dự án với tổng vốn đầu tư trên 70 triệu USD. Với ưu thế về kinh nghiệm trong sản xuất, quản lý ngành nông – lâm - thuỷ sản, các doanh nghiệp đã tận dụng được lợi thế của nước bạn về tài nguyên thiên nhiên để thu lợi nhuận và đóng góp không nhỏ cho các mục tiêu kinh tế xã hội khác. Tuy nhiên, với đặc điểm đặc thù, đầu tư cho ngành nông nghiệp số vốn còn khiêm tốn chiếm 11,83 % trong tổng vốn đầu tư ra nước ngoài, trong đó đáng kể nhất là hai dự án trồng cao su tại Lào với vốn đầu tư lên tới hơn 57 triệu USD. Có thể nói tỷ lệ vốn thực hiện trong ngành nông nghiệp cao hơn các ngành khác chiếm 3,78 % tổng vốn đầu tư. Điều này chính là do vốn cho ngành này nhỏ, dàn đều, không tập trung quá nhiều vào một giai đoạn phù hợp với năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong lĩnh vực công nghiệp, chúng ta đã mạnh dạn tiến hành đầu tư vào các dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ tiên tiến như: công nghiệp dầu khí, công nghiệp nặng, .. chiếm 49,3% tổng số dự án và 88,82% tổng vốn đầu tư . Trong đó có thể kể đến các dự án nổi bật như: dự án khai thác dầu mỏ ở Irac vởi tổng vốn đầu tư 100 triệu USD, và dự án nhà máy điện Xêkaman 3 với tổng vốn đầu tư 273 triệu USD. Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu coi trọng xu hướng đầu tư ra nước ngoài, quan tâm nhiều hơn nữa cho hướng đi mới này. Nhưng một thực trạng còn tồn tại đó là tỉ lệ vốn thực hiện còn rất thấp mới chỉ 2,37%. Có rất nhiều nguyên nhân trong đó có thể kể đến các nguyên nhân chính như: tình hình chính trị không ổn định tại nước tiếp nhận đầu tư (tiêu biểu là Irac), năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hạn chế, những vướng mắc trong khâu chuyển tiền ra nước ngoài... Ngành dịch vụ mới được chú trọng đầu tư trong những năm gần đây nhưng liên tục gia tăng với 56 dự án, đứng đầu về số dự án đầu tư nhưng chỉ chiếm 5,35% tổng vốn đầu tư, và cũng là lĩnh vực có vốn đầu tư thực hiện cao nhất 8,88%. Lí do là vì đây là các ngành không đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp nhỏ, mới gia nhập thị trường quốc tế có thể khai thác ngành này một cách thuận lợi. Ta có thể biểu diễn mối tương quan tỉ lệ vốn đầu tư cho các ngành qua biểu đồ: Biểu 2: Biểu đồ cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phân theo ngành 3. Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phân theo đối tác Bảng 4: Vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phân theo đối tác thời kì 1989 - 2005 Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Tỷ trọng (%) Lào 50 366.880.536 61,64 Irac 1 100.000.000 16,8 Nga 11 34.347.407 5,77 Malaysia 3 17.650.000 2,97 Cam 9 15.133.081 2,54 Angieri 1 14.000.000 2,35 Indonesia 2 9.400.000 1,58 Mỹ 17 8.275.612 1,39 Đức 4 4.788.100 0,8 Sing 12 4.620.507 0,78 Tajikistan 2 3.465.272 0,58 Ukraina 4 2.857.286 0,48 Nhật Bản 5 2.133.380 0,36 Trung Quốc 1 1.880.000 0,32 Hàn Quốc 2 1.114.000 0,19 Séc 2 1.068.900 0,18 Co Oét 1 999.700 0,17 Nam Phi 1 950.000 0,16 Ba Lan 1 900.000 0,15 Australia 4 887.200 0,15 Uzebekistan 2 850.000 0,14 Brazin 1 800.000 0,13 Hồng Kông 3 588.000 0,1 Đài Loan 2 468.000 0,08 Italia 1 350.000 0,06 Thái Lan 2 305.200 0,05 Bun 1 152.280 0,03 Bỉ 1 152.000 0,03 An Do 1 150.000 0,03 Anh 2 0 0 Pháp 1 0 0 Tổng 150 595.166.461  100 Nguồn: Ban hợp tác Việt Lào Tính đến nay Việt Nam đã đầu tư đến trên hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến hết năm 2004, Irac là quốc gia nhận được tổng vốn đầu tư lớn nhất nhưng đến năm 2005 vị trí này thuộc về Lào, Lào vừa là quốc gia nhận được tổng vốn đầu tư lớn nhất chiếm 61,64% vừa là quốc gia đứng đầu về số dự án tiếp nhận khoảng 33,33% tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài. Nhìn chung chúng ta đầu tư sang rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như: Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ... Như vậy, thị trường đầu tư của Việt Nam ngày càng đa dạng hơn là một tín hiệu đáng mừng hứa hẹn sự mở rộng thị trường của hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, việc đầu tư chủ yếu vào các quốc gia thuộc Đông Nam Á, quốc gia có mối quan hệ mật thiết, gần gũi như Lào, Singapor..., chiếm 52% tổng số dự án và đứng đầu về tổng vốn đầu tư. Sở dĩ như vậy là vì các quốc gia này bên cạnh việc có những tương đồng về môi trường kinh tế xã hội, môi trường tự nhiên còn nằm trong hiệp hội ASEAN nên có nhiều ưu đãi, thuận lợi khi đầu tư sang nhau. Các doanh nghiệp đang trong giai đoạn thử nghiệm nên đầu tư sang các quốc gia này sẽ dễ dàng hơn là sang một thị trường mới. Một phần nhỏ các doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn đầu tư sang các thị trương mạnh như: Mỹ, Đức, Nhật, Anh, Pháp... để học hỏi kinh nghiệm quản lí, công nghệ, cũng như tác phong làm viêc... của nước bạn. 4. Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phân theo hình thức đầu tư Bảng 5: Vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phân theo hình thức đầu tư thời kì 1989 - 2005 Đơn vị (USD, %) Hình thức Số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng 100% vốn Việt Nam 55 365.420.368 61,4 Liên doanh 29 75.940.705 12,76 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 66 153.805.388 25,84 Nguồn: Ban hợp tác Việt Lào Việt Nam tiến hành đầu tư ra nước ngoài theo 3 hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Liên doanh 100% vốn Việt Nam Ta có thể có cái nhìn tổng quan về tỷ trọng đầu tư theo từng hình thức theo biểu đồ sau: Theo tổng vốn đầu tư: Biểu 3: Biểu đồ cơ cấu vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam phân theo hình thức đầu tư Theo dự án: Biểu 4: Biểu đồ cơ cấu dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phân theo hình thức đầu tư Nếu xét theo số dự án, chủ yếu chúng ta đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, chiếm 44%. Hình thức này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam bước đầu làm quen với môi trường kinh doanh của nước sở tại nhưng về lâu dài sẽ không có lợi vì quyền lợi doanh nghiệp sẽ bị chia sẻ. Trước năm 2005 đây là hình thức cơ bản của các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm tổng số vốn lớn nhưng với các dự án đầu tư bằng 100% vốn Việt Nam lớn như: dự án nhà máy Xêkaman3 đã làm thay đổi cục diện tình hình. Đầu tư bằng 100% vốn Việt Nam đứng thứ hai về số dự án chiếm 36,7% và đứng đầu tổng vốn đầu tư 61%. Hình thức này sẽ tạo ra cho doanh nghiệp sự chủ động trong xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch quản lí...nhưng còn hàm chứa nhiều rủi ro, nhất là khi kinh nghiệm đầu tư, quản lí dự án tại nước ngoài còn nhiều hạn chế. Do đó hình thức này chủ yếu được áp dụng tại các thị trường quen thuộc. Hình thức liên doanh chỉ chiếm 19,3% tổng số dự án, 13% tổng vốn đầu tư. Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải có năng lực tài chính lớn mới được hưởng nhiều quyền lợi cũng như quyền chủ động quyết định, trong khi năng lực tài chính là một hạn chế với doanh nghiệpViệt Nam. Tuỳ năng lực cũng như thị trường định đầu tư mà doanh nghiệp có thể chọn cho mình một hình thức đầu tư phù hợp , đem lại hiệu quả cao nhất. II. Thực trạng đầu tư của Việt Nam sang Lào 1. Tính tất yếu khách quan trong quan hệ đầu tư Việt – Lào Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào xuất phát từ tính khách quan chung của hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Khi quá trình tích tụ và tập trung vốn đã đạt đến mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Sự phát triển của sức sản xuất xã hội hình thành qui mô sản xuất trên phạm vi quốc tế. Khi các doanh nghiệp nhận thấy việc đầu tư trong nước không còn mang lại lợi thế so sánh nữa, hoặc lợi thế so sánh thấp hơn so với đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp tiến hành đầu tư ra nước ngoài, vào các quốc gia lạc hậu hơn, có các yếu tố đầu vào sản xuất rẻ hơn nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Mặt khác, thông qua hoạt động đầu tư ra nước ngoài các quốc gia có thể chuyển máy móc, thiết bị cần thay thế sang nước kém phát triển hơn để bù đắp chi phí cho việc mua thiết bị mới. Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập đã lôi kéo tất cả các quốc gia tham gia vào nền kinh tế thế giới. Trong xu thế đó, chính sách biệt lập, đóng cửa là không thể tồn tại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển của quốc gia. Đầu tư nước ngoài là một hình thức kinh doanh hiệu quả và ngày càng phổ biến trên thế giới, Đầu tư ra nước ngoài sẽ góp phần cải thiện các mối quan hệ chính trị, thương mại, văn hoá, xã hội. Do vậy, đầu tư ra nước ngoài chính là một tất yếu khách quan. Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Lào. Hai quốc gia có truyền thống đặc biệt trong cuộc chiến tranh chống kẻ thù chung giành độc lập dân tộc, những nét tương đồng về địa lý, chính trị, lịch sử, kinh tế và văn hoá xã hội là nhân tố khách quan gắn bó hai nước hợp tác toàn diện trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế ở mỗi nước. Ngày 18/7/1987, tại thủ đô ViênChăn, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kí hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Cùng với sự phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác, từ đầu những năm 80, quan hệ Việt – Lào đã bước sang giai đoạn mới. Việt Nam giúp đỡ Lào giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế có tầm chiến lược. Trong sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu hoà bình, độc lập và phát triển, Lào ngày càng phát huy tinh thần tự chủ nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác “ hai bên khẳng định ý chí quyết tâm tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nhà nước, nhân dân hai nước với chất lượng mới, vì lợi ích cơ bản và lâu dài của mỗi nước”. Ngoài ra, kể từ xa xưa mối quan hệ hợp tác, buôn bán, kinh doanh đã diễn ra hết sức sôi nổi tại các tỉnh biên giới hai nước. Cộng với mối quan hệ đặc biệt, sự ưu đãi và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư từ cả hai nước cho nhau, những lợi thế so sánh của Lào về tài nguyên, nhân lực, hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào là một tất yếu khách quan trong quá trình hợp tác và hội nhập nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. 2. Thuận lợi và khó khăn trong đầu tư của Việt Nam sang Lào 2.1 Thuận lợi 2.1.1 Xu thế hội nhập, ổn định, hoà bình và hợp tác trong khu vực Trong những thập kỉ cuối thế kỉ XX, Đông Á đã trở thành khu vực phát triển nhanh và năng động nhất thế giới. Đó là một môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư Việt Nam có thể tin tưởng bỏ vốn kinh doanh. Mặt khác, có nhiều các cuộc gặp gỡ trong khu vực được tổ chức nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực đặc biệt là kinh tế vì đây là lĩnh vực ưu tiên, là mối quan tâm trực tiếp của các nước trong khu vực và hơn nữa đây là lĩnh vực không phức tạp như chính trị. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN + 3 lần đầu tiên tổ chức tại Mianma vào tháng 5/2000 đã thông qua 9 lĩnh vực ưu tiên hợp tác trong đó có “ Tăng cường các nỗ lực nhằm đẩy nhanh thương mại, đầu tư và chuyền giao công nghệ”. Tiếp theo cuộc họp được tổ chức tại Thái Lan tiếp tục nhấn mạnh trọng tâm hợp tác Đông Á là 3 lĩnh vực, trong đó “ Thúc đẩy và tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư”. Khả năng mở rộng khu vực tự do đầu tư ASEAN (AIA) cũng có thể được đặt ra, tuy nhiên cạnh tranh thu hút đầu tư sẽ làm quá trình này không dễ dàng. Như vậy, xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra từng ngày, từng giờ. Các luồng vốn di chuyển liên tục qua các quốc gia, các khu vực. Việt Nam không ngừng thúc đẩy việc thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội, tiếp tục quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá. Tuy nhiên, không vì thế chúng ta không thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, tận dụng lợi thế so sánh của các nước tiếp nhận đầu tư, tác động trở lại giúp doanh nghiệp trong nước ngày càng phát triển. 2.1.2 Sự tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng gần gũi, cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, có chung 2000km đường biên giới. Hai dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sử giúp đỡ lẫn nhau. Do vậy, giữa Việt Nam và Lào có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại và đầu tư. Việt Nam và Lào đều là các quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Do vậy, khi tiến hành đầu tư sang Lào, các doanh nghiệp Việt Nam mà chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến... có thể tìm thấy rất nhiều cơ hội đầu tư phát triển và khai thác các vùng nguyên liệu khá rẻ tại đây. Mặt khác, giữa hai nước đã có mối quan hệ thương mại - đầu tư từ rất xa xưa, nhân dân hai nước có tình cảm tốt đẹp, hiểu biết sâu sắc về nhau. Nhờ đó, trong quá trình đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt được nhu cầu, sở thích, các phong tục, tập quán của người Lào. Điều này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam có thể thoả mãn được thị hiếu cũng như dễ dàng thâm nhập vào thị trường của Lào. Nền kinh tế Lào cũng như Việt Nam đều có cùng xuất phát điểm thấp, cùng tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá từ một nền nông nghiệp lạc hậu. Có thể thấy rằng Việt Nam tuy còn gặp nhiều khó khăn đã có những bước tiến nhanh và hiệu quả hơn so với Lào. Trong quá trình đó, Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học quí báu nên khi tiến hành đầu tư sang Lào, Việt Nam sẽ rút kinh nghiệm những sai lầm, thực hiện đầu tư có hiệu quả, tìm kiếm các cơ hội tại một đất nước nhiều tiềm năng nhưng còn hạn chế về trình độ phát triển nhằm tận dụng các lợi thế so sánh. Điểm tương đồng về chính trị cũng rất có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tư sang Lào. Hiện nay, cả hai nước đều duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa. Do vậy, nhiều quan điểm trong xây dựng và phát triển kinh tế, các mối quan hệ trong xã hội chứa nhiều điểm giống nhau cùng với tình hình chính trị của hai nước đều khá ổn định. Đây là môi trường kinh doanh rất thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh trong nước bước đầu thâm nhập thị trường nước ngoài. Hiện nay cả Lào và Việt Nam đều đã xây dựng qui hoạch phát triển tổng thể về kinh tế - xã hội đến năm 2020, là cơ sở để hai nước có thể hoạch định chiến lược hợp tác song phương theo nguyên tác tương tác và bổ sung lẫn nhau. Có thể nói, điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội Lào với nhiều đặc điểm gần gũi với Việt Nam sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi đầu tư sang Lào. Doanh nghiệp Việt Nam có thể cảm nhận thấy đầu tư sang Lào như là “đầu tư tại chính Việt Nam” vậy. 2.1.3 Mối quan hệ đặc biệt giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào từ lâu đời đã có mối quan hệ trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. Mối quan hệ hữu nghị đặc biệt này được xây dựng nhờ vào truyền thống tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước từ bao đời nay. Đồng thời, có sự lãnh đạo sáng suốt của hai Đảng, hai Chính phủ thể hiện qua đường lối, chủ trương phát triển quan hệ giữa hai nước. Ngay sau khi nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào thành lập (Tháng 12/1975), Việt Nam và Lào đã kí nhiều các tuyên bố chung xác định cơ sở, nguyên tắc, phương hướng hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực, tạo điều kiện phát triển mối quan hệ thương mại - đầu tư giữa hai nước. Đồng thời hơn 40 hiệp ước, hiệp định thoả thuận hợp tác được kí kết đã tạo cơ sở pháp lí cho quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hàng năm, hai nước đều tiến hành các cuộc họp song phương tổng kết quá trình hợp tác về thương mại - đầu tư và các lĩnh vực khác đồng thời xây dựng, xác định các biện pháp tăng cường, thúc đẩy quan hệ hợp tác. Nhờ vậy, các vướng mắc trong hoạt động đầu tư giữa hai nước dần dần được khắc phục, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp có thể tiến hành đầu tư cũng như vận hành sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. Chính phủ Lào rất coi trọng quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là một trong các đối tác hàng đầu trong quan hệ thương mại - đầu tư. Đó là mối quan hệ mang tính chiến lược, sống còn của hai nước. Hai nước không ngừng củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện. Nhờ mối quan hệ đặc biệt được xây dựng giữa Chính phủ và nhân dân hai nước, hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào gặp nhiều thuận lợi trong các thủ tục so với các nhà đầu tư nước khác. Điều này thể hiện trong các hiệp định hợp tác về đầu tư ngày càng thông thoáng và tương lai có thể tiến đến tự do hoá trong thương mại và đầu tư giữa hai nước. 2.1.4 Thuận lợi về tự nhiên của Lào Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào nằm ở phía Tây bán đảo Đông Dương, với diện tích 236.800 km2. Lào có đặc tính của vùng nhiệt đới là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật nhiệt đới, trên đất nước Lào, rừng trùng điệp bao phủ gần 80 % diện tích, trữ lượng gỗ của Lào rất lớn, khoảng hơn 1 tỷ m3. Doanh nghiệp Việt Nam với qui mô vốn còn nhỏ, đầu tư cho chế biến gỗ tại Lào đang là ngành rất có hiệu quả nhờ tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ và phong phú này. Mặt khác, 80% diện tích Lào là núi và cao nguyên, Lào có hàng ngàn km các dòng sông nhánh từ các dãy núi phía bắc và tây dải Trường Sơn với nhiều thác ghềnh đổ xuống sông Mêkông, trữ lượng nước rất lớn. Nguồn tài nguyên nước phong phú này là một cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất điện của Việt Nam khi mà nhu cầu điện trong nước ngày càng gia tăng mà nguồn cung cấp lại thiếu hụt. Đầu tư sản xuất điện tại Lào, Việt Nam có thể chuyển điện về Việt Nam với chi phí thấp hơn do điều kiện vị trí địa lí giữa Việt Nam và Lào là rất gần gũi. Thêm vào đó trữ lượng tài nguyên khoáng sản của Lào cũng tương đối lớn, chất lượng tốt, trong đó có nhiều loại là nguyên liệu cơ bản dùng trong công nghiệp luyện kim và hoá chất như : thiếc, sắt, vàng, bôxit... có khả năng cung cấp và đáp ứng các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu cung cấp cho nền kinh tế quốc dân. Việt Nam có thể tận dụng nguồn tài nguyên này của Lào để tạo vùng nguyên liệu cho mình. Lào cũng có một lợi thế tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, đó là dân số Lào còn rất trẻ, phong phú, giá lao động rẻ. Việt Nam khi đầu tư sang Lào chủ yếu vẫn áp dụng những công nghệ không phải là hiện đại trên thế giới, chủ yếu vào các ngành thủ công có thể tận dụng được nguồn lực này. 2.1.5 Cơ chế chính sách về đầu tư sang Lào Trước đây, hoạt động đầu tư ra nước ngoài gặp nhiều khó khăn do chưa có các hướng dẫn thủ tục đầu tư ra nước ngoài cũng như các dữ liệu, thông tin về các ngành, các lĩnh vực ưu đãi đầu tư của các quốc gia. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam có ý định đầu tư sang nước ngoài thường tiến hành một cách tự phát, không có sự kiểm tra, hướng dẫn. Vì vậy, hiệu quả của các dự án không cao và phần lớn là với qui mô nhỏ. Kể từ khi Nghị định 22/ 1999/ NĐ - CP và thông tư 05/2001/TT – BKH ban hành đã hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp. Nó hướng dẫn doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục để đầu tư ra nước ngoài đạt hiệu quả cao. Việt Nam và Lào là hai quốc gia có mối quan hệ đặc biệt. Do vậy, việc đầu tư từ Việt Nam sang Lào và ngược lại có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, cụ thể có thể kể đến một số thoả thuận như: - Thoả thuận áp dụng cơ chế vay vốn tín dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp bên mình ( kể cả doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác) khi có dự án đầu tư tại Lào hoặc tại Việt Nam. Phía Việt Nam sẽ xem xét ưu tiên cấp bổ sung vốn điều lệ doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp phía mình khi có hoạt động thương mại đầu tư có qui mô nhất định tại Lào. - Dành ưu tiên cho các doanh nghiệp mỗi nước có hoạt động hợp tác với nhau thực hiện các dự án đầu tư, tham gia đấu thầu bằng nguồn vốn của hai nước. - Thoả thuận thực hiện công khai các loại thuế, phí, lệ phí đối với các dự án đầu tư của hai bên vào mỗi bên. Không đánh thuế nhập khẩu các vật tư, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu dùng để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của dự án. - Thoả thuận cho phép sản phẩm do các dự án đầu tư của Việt Nam sản xuất tại Lào và ngược lại được vận chuyển qua biên giới với thủ tục đơn giản nhất. - Thoả thuận dành ưu đãi và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, công dân hai nước triển khia các thủ tục đầu tư ở mỗi bên, thực hiện cấp phép đầu tư đồng thời với việc cấp phép kinh doanh để dự án có thể hoạt động sớm nhất. - Thoả thuận thường xuyên tiếp xúc, thông báo cho nhau các thông tin liên quan đến đầu tư giữa hai nước. - Thoả thuận về việc công dân hai nước thuộc mọi thành phần kinh tế có tư cách pháp nhân mang hộ chiếu dán tem AB của Việt Nam và kí hiệu Service của Lào đi qua biên giới thực hiện hoạt động lao động, đầu tư các dự án hợp tác được miễn thi thực nhập cảnh, xuất cảnh của bên kia và không phải gửi danh sách trước để đối chiếu tại cửa khẩu. - Thủ tục thanh toán và chuyển tiền: Thống nhất khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng đồng Lak của Lào và đồng VND của Việt Nam trong quan hệ đầu tư. Ưu tiên thực hiện cơ chế đổi hàng cho các doanh nghiệp có hoạt động thương mại, đầu tư giữa hai nước bằng những loại hàng hoá được Chính phủ hai nước cho phép. Tất cả các cơ chế chính sách này đều tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tiến hành đầu tư tại Lào đạt hiệu quả cao. 2.2 Khó khăn 2.2.1 Nền kinh tế của Việt Nam và Lào kém phát triển Việt Nam và Lào là hai quốc gia có nền kinh tế kém phát triển. Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 phải trở thành nước công nghiệp hoá, trong khi đó Lào cũng phải thoát khỏi tình trạng kém phát triển và có nhân tố cơ bản để tiến vào công nghiệp hoá hiện đại._. hoá. Như vậy, cả hai nước đều là những nền kinh tế đang chuyển đổi, từng bước xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Cuộc khủng hoảng tài chính – tài tệ (1997 – 1998) là bài học về sức ép của toàn cầu hoá đối với các nền kinh tế mở ở Đông Nam Á. Việt Nam và Lào mới gia nhập nền kinh tế thị trường nên phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình tự do hoá đầu tư và thương mại cũng như sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước phát triển. Xuất phát điểm của Việt Nam thấp, do đó khi tiến hành đầu tư sang Lào, Việt Nam chỉ có thể đầu tư với qui mô nhỏ, công nghệ chưa tiên tiến. Vì vậy, sản phẩm có sức cạnh tranh không cao, hiệu quả của dự án đầu tư sẽ bị ảnh hưởng. Giai đoạn 2001 – 2005, kinh tế Lào mặc dù duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,2% nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa thực sự vững chắc, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chưa được cải thiện. Mặt khác, nợ Chính phủ thường trên 100% GDP, kéo dài vì vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạm phát. Khả năng sản xuất còn ở trình độ thấp, năng suất và chất lượng thấp. Khi thực hiện đầu tư vào Lào rất có thể chúng ta sẽ gặp những rủi ro về lạm phát, tác động đến hiệu quả của dự án. Thêm vào đó các yếu tố của nền kinh tế thị trường còn chưa được thiết lập đầy đủ, hoặc còn ở giai đoan sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường công nghệ.... chất lượng các dịch vụ tư vấn, bảo hiểm ...còn thấp. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực của Lào còn rất thấp, 75% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lí, gây áp lực không nhỏ cho các nhà quản lí doanh nghiệp Việt Nam trong việc bồi dưỡng, đào tạo công nhân vận hành dự án. Hơn nữa, lao động của Lào còn thiếu tác phong làm việc nghiêm túc, chính xác, khoa học. Vấn đề tiếp theo đó là cơ sở hạ tầng của Lào còn rất yếu và thiếu. Tại một đất nước mà 80% diện tích là cao nguyên và núi thì điều kiện di chuyển, đi lại giữa các vùng còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, Việt Nam có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nhưng cũng chưa đủ để dọn đường cho các dự án đầu tư trực tiếp có thể thực hiện dễ dàng. 2.2.2 Cơ chế chính sách Mặc dù đã có nhiều các nghị định, thông tư hướng dẫn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhưng nó được ban hành từ năm 1999 mà vẫn chưa có sự thay đổi. Tình hình thực tiễn đã có nhiều thay đổi, đòi hỏi cần phải có sự thay đổi trong các nghị định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đầu tư ra nước ngoài. Tiếp theo, về phía Việt Nam và Lào hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách còn thiếu đồng bộ, tính ổn định không cao, ý thức chấp hành pháp luật không nghiêm. Luật pháp còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, sửa đổi do vậy còn chứa nhiều khe hở và sai sót gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư. Ngoài ra, hệ thống thuế, các thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà nhất là về đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu....Mặt khác, tình trạng quan liêu, tiêu cực trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư kể cả từ hai phía Việt Nam và Lào cũng làm giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, gây thất thoát vốn, làm giảm hiệu quả hoạt động của các dự án. 2.2.3 Sức ép cạnh tranh từ các nước trong khu vực và quá trình hội nhập Lào là quốc gia mà nhiều nước láng giềng quan tâm, mong muốn tạo ảnh hưởng thông qua các hoạt động về kinh tế. Trong đó có thể kể đến 2 quốc gia là Trung Quốc và Thái Lan, hoạt động của các doanh nghiệp hai nước này khá mạnh và hiệu quả trong khi sức cạnh tranh của sản phẩm các dự án đầu tư sản xuất tại Lào của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, cho nên ở nhiều vùng trên đất nước Lào, hầu như không có dự án nào của Việt Nam được triển khai. Cụ thể có thể nêu lên các ý định của Trung Quốc và Thái Lan khi đầu tư sang Lào như sau: - Trung Quốc: thực hiện chiến lược tạo ảnh hưởng ngày càng sâu với Lào, từng bước làm giảm ảnh hưởng của Việt Nam cũng như Thái Lan với Lào thông qua thâm nhập kinh tế ở hầu hết các tỉnh Bắc Lào và đang vươn tới Trung Lào, Nam Lào. Trung Quốc sẽ tranh thủ đầu tư đặt chân lâu dài trên các vùng lãnh thổ Lào thông qua các thoả thuận thuê đất từ 20 – 30 năm, đặc biệt chú ý khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, thuỷ điện và các lợi thế của sông Mêkông. Trung Quốc đã từng bước trở thành nhà đầu tư lớn tại Trung Quốc. Do chiến lược này mà Trung Quốc có rất nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư sang Lào. - Thái Lan: ưu thế về địa lý, ngôn ngữ, tập quán tiêu dùng khá gần gũi với Lào đang tạo mọi điều kiện để thu hút Lào trở thành một thị trường chịu sự ảnh hưởng của đồng Bạt Thái. Thái Lan đang thực hiện chính sách trong tạo điều kiện thông thoáng trong vận tải, quá cảnh tự do, khuyến khích hàng hoá của Lào qua Thái đến nước thứ 3 và giảm cước phí vận tải hàng hoá cho Lào. Đồng thời quốc gia này cũng khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân Thái Lan đầu tư hợp tác lập trang trại sản xuất 8 mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Thái nhằm cải thiện thâm hụt trong cán cân mua bán của Lào và Thái. Trong điều kiện này rõ ràng sức cạnh tranh của sản phẩm của các dự án của Việt Nam tại Lào sẽ rất khó khăn và quyết liêt. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập, khi mà nhiều quốc gia khác cũng sẽ nhăm nhe tận dụng những lợi thế cạnh tranh của Lào để đầu tư, nếu Việt Nam không có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khi đầu tư sang Lào thì các doanh nghiệp khó lòng mà tồn tại để hoạt động hiệu quả. 3. Thực trạng đầu tư của Việt Nam sang Lào 3.1 Tình hình thực hiện vốn đầu tư và dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào Đầu tư ra nước ngoài là hình thức mới mẻ với doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt sau Nghị định 22/NĐCP/1999, qui định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ra đời, hoạt động này ngày càng có xu hướng gia tăng. Lào đã trở thành quốc gia đứng đầu trong tiếp nhận đầu tư của Việt Nam. Biểu 5: Đồ thị số dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào thờì kì 1993 – 2005 Tăng giảm không ổn định là xu hướng của hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào. Năm 1993 chúng ta mới chỉ có một dự án duy nhất, và hầu như hoạt động đầu tư sang Lào không có tiến triển gì trong giai đoạn 1993 – 1998, nó cũng đi theo xu hướng chung của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Các dự án hết sức nhỏ lẻ, tự phát, không có một hướng dẫn cụ thể nào. Có những năm chúng ta không có một dự án nào đầu tư sang Lào như 1995, 1996, 1997, đây là những năm mà hoạt động thu hút vốn đầu tư của Việt Nam khá sáng sủa, và cũng là những năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Điều này đã gây tâm lí e ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam về bảo toàn vốn khi đầu tư ra nước ngoài. Ngay khi nghị định 22 ra đời, số dự án đầu tư sang Lào có buớc chuyển biến đột ngột, năm 1999 số dự án đầu tư sang Lào đã gấp 1,25 lần so với cả giai đoạn từ 1993 – 1999. Xu hướng này tiếp tục gia tăng trong năm 2000. Tuy nhiên đến năm 2001, 2002 số dự án cấp phép đầu tư sang Lào lại giảm xuống đột ngột, chỉ còn 1 dự án mỗi năm. Giai đoạn này các doanh nghiệp ưa thích việc tiếp cận các thị trường mạnh như: Mỹ ( 5 dự án), Singapor (3 dự án), Nga (3 dự án) và một số thị trường hết sức mới mẻ như: Uzebekistan, Tajikistan... với các dự án về tin học, dầu khí... ít phù hợp với điều kiện thị trường tại Lào. Năm 2003 đánh dấu sự trở lại của các nhà đầu tư với thị trường Lào, tuy nhiên nó không duy trì được lâu, ngay vào năm tiếp theo đã lại giảm. Năm 2005, bước ngoặt trong hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và điểm nhấn của hoạt động này chính là việc đầu tư sang Lào, số dự án đầu tư sang Lào trong năm này là 17 dự án, chiếm 34% tổng số dự án đầu tư sang Lào tính từ năm 1993, và chiếm 45,95 % số dự án đầu tư ra nước ngoài trong năm 2005. Kể từ năm 1993 – 2005, theo thống kê có 50 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào nhưng trên thực tế con số này còn lớn hơn rất nhiều, nhiều dự án hợp tác thực hiện giữa các địa phương giáp ranh biên giới chưa tổng kết được, nhìn chung đây là các dự án nhỏ, chủ yếu mang tính kinh tế xã hội, ước tính tổng số dự án gấp khoảng 3 lần so với tổng kết. Để đánh giá qui mô dự án cũng như tình hình thực hiện các dự án ta có thể xem xét qua bảng tổng hợp sau: Bảng 6: Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Lào thời kì 1993 – 2005 Đơn vị tính: (USD,%) Năm Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn thực hiện Tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài Tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện so với tổng vốn đầu tư thực hiện ra nước ngoài 1993 1 - - - - 1994 2 1.306.811 - 100 - 1998 1 1.500.000 1.500.000 81,08 100 1999 5 4.210.000 - 34,12 - 2000 9 4.889.370 861.850 71,22 71,22 2001 1 884.000 241.836 11,49 9,59 2002 1 392.000 43.420 0,26 3,18 2003 8 5.273.385 382.675 19,31 19,56 2004 5 3.367.928 409.147 30,35 30,39 2005 17 345.057.042 354.109 93,68 8,86 Tổng 366.880.536 3.793.037 62,35 27,29 Nguồn: Ban hợp tác Việt Lào Tổng quan có thể nhận thấy rằng đầu tư của Việt Nam sang Lào chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, lên tới 62,35% trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Các năm 1998, 2005 là những năm mà tỷ lệ này rất cao lên tới 81,08% và 93,68%. Tiêu biểu nhất có lẽ là năm 2005 với 34% tổng số dự án đầu tư sang Lào nhưng chiếm đến trên 90% tổng nguồn vốn. Lí do chính là do hai dự án lớn đầu tư sang Lào đó là dự án trồng cây cao su tại Lào và dự án nhà máy thuỷ điện Xêkaman 3. Tuy nhiên xu hướng tổng vốn đầu tư sang Lào cũng không ổn định, tăng giảm thất thường. Qui mô trung bình của các dự án đầu tư sang Lào không cao, chỉ khoảng trên 500.000 USD cho một dự án ( không tính dự án nhà máy thuỷ điện Xêkaman 3). Tỉ trọng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư sang Lào so với các quốc gia khác là khá cao chiếm gần 30% so với sang 30 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Đó là vì các dự án sang Lào chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực đòi hỏi vốn ít, phù hợp với năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam Bảng 7: Tốc độ tăng vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào thời kì 1993 – 2005 Đơn vị (%) Năm Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn Tốc độ tăng vốn thực hiện liên hoàn 1993 - - 1994 - - 1998 1,78 - 1999 180,67 - 2000 16,14 - 2001 -81,92 -71,94 2002 -55,66 -82,05 2003 1245,25 781,33 2004 -36,13 6,92 2005 10145,38 107,64 Tốc độ tăng vốn đầu tư qua các năm không ốn định, năm 2005 tốc độ tăng vốn so với năm trước là kỉ lục lên tới 10145,38 lần. Theo xu hướng này năm 2006 có thể dự đoán được rằng năm 2006 số lượng dự án đầu tư vào Lào vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên tổng vốn đầu tư sẽ giảm do chưa thể có được các dự án mang tính đột phá như năm 2005, phải vài năm nữa mới có thể có lại tốc độ tăng tổng vốn đầu tư lớn đến như vậy. Mặc dù vốn đầu tư có xu hướng tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung kể tử năm 2003 trở lại đây tốc độ thực hiện vốn vẫn tăng, là dấu hiệu tốt đảm bảo khả năng nhanh chóng đưa dự án vào khai thác vận hành. Ta có thể kể đến một số dự án tiêu biểu trong hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào như: - Dự án thuỷ điện Xêkaman 3: Dự án này do công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt – Lào đầu tư với tổng vốn đầu tư là 273.000.000 USD, vốn pháp định 69.231.000 USD. Nhà máy này có công suất 250 MW trên sông Nam Pagnou, sông nhánh của sông Xêkaman thuộc địa phận tính SêKông, giáp biên giới tỉnh Quảng Nam sẽ nối với nhà máy A Vương (đang được xây dựng). Dự kiến sau khi dự án hoàn thành Việt Nam sẽ mua điện từ nhà máy này phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ điện trong nước. Đây là một dự án có qui mô vốn lớn, phức tạp về điều kiện thi công, thời gian thực hiện dự án là 30 năm, thực hiện bằng 100% vốn của Việt Nam nhưng vốn tự có của doanh nghiệp mới chỉ chiếm 25% tổng vốn đầu tư. Do vậy rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước trong bảo lãnh vốn vay, cơ chế, chính sách ưu đãi trong miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư và các nghĩa vụ thuế khác. - Dự án Công ty cổ phần cao su Việt Lào với tổng vốn đầu tư 25.514.345 USD, vốn pháp định 20.411.476 USD, thời gian thực hiện 50 năm tại tỉnh Champasak để trồng 10.000 ha cao su tại Lào và xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su công suất 18.000 tấn/ năm. Dự án này cũng được thực hiện bằng 100% vốn của Việt Nam. - Dự án đầu tư trồng cao su thiên nhiên, điều, cacao của công ty Cao su Đăc Lắc tại 4 tỉnh Nam Lào đồng thời sẽ tiến hành xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su công suất 10.000 tấn/ năm. Dự án này có tổng vốn đầu tư là 32.292.827 USD. Như vậy các dự án tiêu biểu của Việt Nam sang Lào đã tận dụng được những ưu thế của Lào về điều kiện tự nhiên cũng như phục vụ được cho nhu cầu trong nước khi dự án đi vào vận hành, tuân theo công thức chung khi tiến hành đầu tư sang Lào là 3+2, bao gồm vốn, công nghệ và thị trường Việt Nam với lao động và tài nguyên của Lào. 3.2 Tình hình thực hiền đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo ngành Bảng 8: Vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo ngành thời kì 1993 – 2005 Đơn vị (USD, %) Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư Đầu tư thực hiện Tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài Tỷ trọng vốn thực hiện so với vốn thực hiện ra nước ngoài Công nghiệp 25 297.962.440 3.228.312 60,44 27,58 CN nặng 11 278.482.820 - 98,97 2,17 CN nhẹ 4 3.057.570 150.000 11,69 - CN thực phẩm 3 2.225.050 - 52,02 - Xây dựng 7 14.197.000 3.078.312 34,62 64,07 Nông nghiệp 15 65.463.900 160.160 92,96 6 Nông - lâm nghiệp 15 65.463.900 160.160 100 28,59 Dịch vụ 10 3.454.196 900.000 10,85 31,84 GTVT - Bưu điện 5 204.000 6,05 - Khách sạn - Du lịch 1 813.385 - 9,21 - Văn hoá - Ytế - Giáo dục 1 1.356.811 - 53,42 - Dịch vụ 3 1.080.000 900.000 7,04 85,19 Nguồn: Ban hợp tác Việt Lào Đầu tư theo ngành của Việt Nam sang Lào đã tập trung vào các ngành phát huy được lợi thế so sánh của Lào, đó là các ngành tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn lao động phong phú, dồi dào tại đây. Đứng đầu về ngành tiếp nhận số dự án cũng như vốn đầu tư chính là ngành công nghiệp. Lào đang trong tiến trình xây dựng cơ sở ban đầu để tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá, do vậy đây là những ngành nhận được sự ưu đãi lớn từ phía Chính phủ Lào. Đầu tư vào ngành này không những chúng ta đạt được các mục tiêu về lợi nhuận mà còn đạt được nhiều mục tiêu mang tính chính trị khác, vì vậy từ phía Việt Nam chúng ta cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Trong ngành công nghiệp phải kể đến ngành công nghiệp nặng với 11 dự án và 287.482.820 USD vốn đầu tư, tiếp theo là xây dựng với 7 dự án và 5.197.000 USD vốn đầu tư. Ngành nông nghiệp ngày càng dành được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Bây giờ là thời điểm các doanh nghiệp đầu tư chuẩn bị vùng nguyên liệu cho một số các dự án công nghiệp lớn trong tương lai do vậy tổng vốn đầu tư cho ngành này cũng khá đáng kể 65.463.900 USD cho 15 dự án. Tuy nhiên do điều kiện địa lý, tự nhiên của Lào là không có biển, do vậy tất cả các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp sang Lào là vào nông – lâm nghiệp mà chủ yếu tập trung vào các dự án lâm nghiệp tận dụng nguồn tài nguyên rừng vô cùng phong phú tại đây, phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, cao su... Ngành dịch vụ số lượng dự án đầu tư còn khá khiêm tốn chỉ khoảng 10 dự án và tổng vốn đầu tư là 3.454.196. Sở dĩ như vậy là vì dân số Lào chỉ có khoảng hơn 6 triệu dân, thị trường tiêu thụ nhỏ, trong khi đó hàng hoá từ Thái Lan chất lượng tốt, giá cả phải chăng tràn sang, Việt Nam khó có thể cạnh tranh được trong việc cung cấp các dịch vụ. Do vậy, dịch vụ không phải là cái đích của các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù ngành này có lợi thế về vốn ít, thời gian thu hồi vốn nhanh. Tương quan vốn đầu tư cho các ngành của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Lào có thể minh hoạ qua biểu đồ: Biểu 6: Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo ngành thời kì 1993 – 2005 Như vậy, ngành công nghiệp chiếm tới 81% tổng số vốn đầu tư, ngành nông nghiệp 18%, ngành dịch vụ 1%. Những con số này đã thể hiện rõ ưu thế khi tiến hành đầu tư sang Lào, tuy nhiên cũng còn nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư theo cơ cấu trên bởi tiềm lực tài chính cũng như năng lực công nghệ của Việt Nam còn yếu mà lại đầu tư lớn vào ngành công nghiệp nặng. Xét về tỉ trọng vốn đầu tư cho các ngành sang Lào so với sang các quốc gia khác, cũng có thể thấy rõ Lào là đối tác đầu tư lớn của Việt Nam, tổng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm 60,64%, ngành nông nghiệp lên tới 92,96%, còn ngành dịch vụ chỉ chiếm vẻn vẹn 10,85% do khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này còn yếu. Trong lĩnh vực dịch vụ thì văn hoá – y tế - giáo dục chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất 53,42%. Lào nhận được vốn đầu tư cao hơn so với các quốc gia khác trong ngành này chính là xuất phát từ mối quan hệ truyền thống, tốt đẹp giữa hai quốc gia, hợp tác đầu tư không chỉ vì lợi nhuận mà còn nhằm các mục tiêu kinh tế - xã hội khác. Còn điển hình trong công nghiệp chính là công nghiệp nặng, Lào tiếp nhận vốn đầu tư chiếm tới 98,97 tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cho các ngành công nghiệp nặng. Xét về tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện vốn đầu tư sang Lào so với ra nước ngoài, ngành dịch vụ chính là ngành có tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện cao nhất lên tới 31,84 % do đặc điểm của ngành là vốn đầu tư trung bình cho một dự án nhỏ và hầu như không có dự án lớn đặc biệt nổi trội nào. Trong khi đó tỉ lệ vốn thực hiện trong ngành nông nghiệp Lào cụ thể là nông lâm nghiệp chỉ có 28, 59%, lí do là vì trong năm 2005 chúng ta mới được cấp phép hai dự án lớn trồng cao su, các dự án này chưa kịp triển khai thực hiện. Tương tự như vậy với ngành công nghiệp tỉ lệ vốn thực hiện thấp một mặt do ngành đòi hỏi vốn lớn trong khi năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam có hạn, đồng thời dự án nhà máy điện Xêkaman3 với số vốn đầu tư lớn nhưng cũng chỉ mới được cấp phép cuối năm 2005. 3.3 Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo vùng lãnh thổ Bảng 9: Vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào theo vùng lãnh thổ thời kì 1993 – 2005 Đơn vị (USD,%) Vùng Số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng Miền Bắc 5 1.860.000 0,51 Miền Trung 17 13.582.033 3,7 Miền Nam 20 345.588.303 94,2 Viênchăn 8 5.850.200 1,59 Tổng 366.880.536 100 Nguồn: Ban hợp tác Việt Lào Xét theo số dự án: Biểu 7: Cơ cấu dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào theo vùng lãnh thổ Miền Nam Lào là vùng nhận được số dự án đầu tư của Việt Nam lớn nhất chiếm tới 40% số dự án. Các dự án chủ yếu tại khu vực này là trồng,chế biến cao su, thuỷ điện. Tiếp theo là Trung Lào với 34% tổng số dự án, chủ yếu vào các ngành khoáng sản. Viênchan cũng chiếm khối lượng dự án đáng kể 16% chủ yếu vào các lĩnh vực xây dựng, chế biến thực phẩm, dịch vụ…Khu vực có số dự án thấp nhất là miền Bắc Lào với 10% số dự án vào một số lĩnh vực như: kinh doanh siêu thị, khai thác khoáng sản. Xét theo qui mô vốn: Biểu 8: Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo vùng lãnh thổ thời kì 1993 - 2005 Miền Nam chiếm vị trí tuyệt đối về tổng vốn đẩu tư với 93%, với hang loạt các dự án có qui mô lớn đầu tư vào vùng này trong namư 2005 như: dự án nhà máy Xêkaman 3, hai dự án trồng cao su tại 4 tỉnh Nam Lào… Các vùng khác chiếm khối lượng vốn không đáng kể,chỉ 4% ở Miền Trung, 2% ở Viên chăn, 1% ở Miền Trung. Nam Lào là vùng có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, đất đai phì nhiêu, rừng bao phủ 70 – 80% diện tích, có nhiều đồng bằng và thung lũng rộng rất thuận lợi cho việc phát triển các vùng trồng nguyên liệu như cao su…Nhờ lợi thế trước hết về điều kiện tự nhiên, nên đây trở thành vùng thu hút nhiều nhất số dự án cũng như vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Miền Nam là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của hang hoá Thái Lan, các loại hang hoá như: tivi, xe máy, tủ lạnh, các vật dụng sinh hoạt khác…, có chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Do vậy khả năng cạnh tranh của Việt Nam là rất khó khăn nếu hoạt động trong các lĩnh vực này. Vì vậy, sự lựa chọn của các doanh nghiệp Việt Nam là xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất và chế biến gỗ tại đây rất phù hợp. Khu vực Bắc Lào có địa hình khá hiểm trở, giao thông khó khăn, kinh tế lại kém phát triển nhất trong cả nước. Tuy nhiên đây lại là vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu kinh doanh tại đây trong lĩnh vực thăm dò, khai thác khoáng sản. Mặt khác Bắc Lào lại chịu ảnh hưởng của Trung Quốc nên khả năng năng cạnh tranh của hang hoá Việt Nam rất hạn chế. Hơn nữa giáp ranh vùng này là các tỉnh Tây Bắc Việt Nam – các tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, do vậy việc đầu tư của các doanh nghiệp tại đây sang Lào rất hạn chế. Viênchăn thủ đô của Lào, là vùng có dân số đông đúc nhất trong cả nước, đồng thời có điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn cả so với các vùng khác. Các doanh nghiệp của Việt Nam do vậy chủ yếu đầu tư vào kinh doanh dược phẩm, siêu thị, cung cấp lương thực, thực phẩm, cung cấp các vật liệu xây dựng. Viênchăn là khu vực thu hút đầu tư lớn nhất tại Lào, nhưng với Việt Nam rất khó cạnh tranh tại đây, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cũng không đầu tư vào vùng này với qui mô vốn lớn. Trung Lào cũng gần giống như Nam Lào, điều kiện tự nhiên, giao thông thuận lợi, tài nguyên rừng cũng như khoáng sản khá phong phú, lại ít chịu ảnh hưởng từ phía Trung Quốc cũng như Thái Lan do vậy các doanh nghiệp Việt Nam thường đầu tư khai thác khoáng sản, chế biến gỗ. Tuy nhiên số dự án đầu tư vào vùng khá cao nhưng tỉ trọng vốn còn thấp là do thiếu những dự án khai thác khoáng sản có tầm cỡ lớn. Trong tương lai đây sẽ là vùng thu hút được số dự án cũng như vốn đầu tư ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp Việt Nam, vì đây là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều từ phía Việt Nam. 3.4 Tình hình thực hiện đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức đầu tư Bảng 10: Vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức đầu tư thời kì 1993 – 2005 Đơn vị (USD,%) Hình thức Số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng vốn đầu tư Tỷ trọng vốn đầu tư sang Lào so với đầu tư ra nước ngoài 100% vốn Việt Nam 12 322.318.748 87,85 88,2 Liên doanh 20 40.109.222 10,93 52,82 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 18 4.452.566 1,21 2,89 Nguồn: Ban hợp tác Việt Lào Theo qui định của Luật đầu tư Lào, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Lào dưới ba hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh Doanh nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Xét theo tiêu chí số dự án Biểu 9: Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức đầu tư thời kì 1993 – 2005 Liên doanh là hình thức có số dự án nhiều nhất chiếm tới 40% số dự án đầu tư sang Lào. Hình thức đầu tư này cũng là hình thức được ưa chuộng tại Lào hơn so với sang các quốc gia khác, chiếm tới 68,96% tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài theo hình thức này. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng chiếm tỉ trọng về số dự án đầu tư sang Lào tương đối cao khoảng 36% tuy nhiên chi chiếm có 27,27% trong tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức 100% vốn Việt Nam vẫn chiếm khối luợng dự án khá khiêm tốn 24%, mặc dù đây là hình thức phát huy được tính chủ động của doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn e dè khi thực hiện đầu tư bằng 100% vốn sang Lào, do vậy tỉ lệ này chỉ chiếm có 21,82% trong tổng số các dự án đầu tư bằng 100% vốn Việt Nam ra nước ngoài. Xét theo tiêu chí qui mô vốn: Biểu 10: Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức đầu tư thời kì 1993 – 2005 Đứng đầu về tổng vốn đầu tư sang Lào chính là hình thức 100% vốn Việt Nam. Hình thức này có số dự án thấp nhất nhưng lại chiếm tỉ lệ vốn đầu tư cao nhất lên tới 87,85% tổng vốn đầu tư sang Lào, và chiếm 88,2% tổng vốn đầu tư của hình thức này ra nước ngoài. Như vậy Lào là quốc gia tiếp nhận khối lượng vốn đầu tư dưới hình thức 100% vốn Việt Nam cao nhất. Nhân tố nổi bật tạo nên điều này chính là dự án nhà máy thuỷ điện 273 triệu USD bằng toàn bộ vốn của Việt Nam. Như vậy đối với các dự án mà doanh nghiệp Việt Nam có đủ tiềm lực tài chính lớn mạnh hình thức mà họ lựa chọn sẽ là 100% vốn của mình nhằm đạt được quyền tự chủ trong việc ra các quyết định kinh doanh cũng như trực tiếp điều hành hoạt động của dự án. Hình thức liên doanh xếp thứ hai với 10,93% tổng vốn đầu tư nhưng lại đứng đầu về tổng số dự án. Rõ rang đây là hình thức đầu tư san sẻ rủi ro cũng như quyền lợi, do vậy các doanh nghiệp có tiềm lực vốn không đủ mạnh có thể đầu tư nhằm hạn chế rủi ro, từng bước thăm dò thị trường Lào. So với tổng vốn đầu tư cho hình thức liên doanh ra nước ngoài thì hình thức này tại Lào cũng khá phổ biến chiếm tới trên 50%. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm khối lượng vốn đầu tư khá khiêm tốn chỉ có 1% so với các hình thức khác và chiếm 2,89% vốn của hình thức này đầu tư ra nước ngoài. Sở dĩ như vậy là do chủ yếu hình thức này được áp dụng đối với các dự án thăm dò, khai thác dầu mỏ trong khi đó Lào không phải là quốc gia có được nguồn tài nguyên này. Hình thức 100% vốn Việt Nam chủ yếu được đầu tư vào các ngành công nghiệp. Lĩnh vực này ít được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư dưới hình thức liên doanh là vì đây là các ngành đòi hỏi vốn lớn, trình độ cao về khoa học công nghệ trong khi đó các doanh nghiệp của Lào thiếu năng lực về cả hai mặt trên, còn các doanh nghiệp Việt Nam đã dám đầu tư vào ngành này lại là các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính cũng như khoa học công nghệ. Trong khi đó lĩnh vực nông nghiệp lại thích hợp để tiến hành đầu tư liên doanh, vì đây là ngành đòi hỏi nhiều lao động, và là ngành mà các doanh nghiệp Lào có hiểu biết sâu sắc về điều kiện phát triển cũng như kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhận được nhiều lợi thế khi kinh doanh trong lĩnh vực này. III. Đánh giá thực trạng đầu tư của Việt Nam sang Lào 1. Kết quả Hoạt động đầu tư sang Lào trước hết đã góp phần tăng thu và đóng góp cho ngân sách. Các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tư sẽ chuyển một khối lượng tiền để tiến hành đầu tư ban đầu, tương lai khi các dự án hoạt động hiệu quả tiền lại sẽ được chuyển về Việt Nam. Theo Nghị dịnh 22/1999/ NĐ – CP : lợi nhuận và các khoản thu nhập của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài phải được chuyển về nước trong thời hạn chậm nhất là 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư. Doanh nghiệp nếu muốn tái đầu tư phải xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Như vậy, khi lợi nhuận chuyển về nước, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao năng lực tài chính, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và mức tăng trưởng của ngành cũng như của chung nền kinh tế. Bên cạnh đó, một phần thu nhập đó sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước dưới dạng thuế, phí, lệ phí... Thứ hai: Vị thế của doanh nghiệp Việt Nam được khẳng định và nâng cao trên thị trường. Việt Nam đã đạt được vị thế là quốc gia đứng đầu về số dự án cũng như tổng vốn đầu tư tại Lào. Đây là thành tích đáng kể, khẳng định sự vững mạnh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Lào. Thông qua đầu tư sang Lào chúng ta đã tận dụng được các lợi thế so sánh của Lào, sản xuất và cung cấp hàng hoá với giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tại đây đồng thời xuất khẩu một phần về Việt Nam phục vụ trong nước và một phần xuất sang các quốc gia khác. Nhờ đó, vị thế, uy tín cũng như thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều trên thị trường quốc tế. Thứ ba: Trình độ, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được cải thiện. Mục tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tư là đạt được lợi nhuận. Chính vì vậy công tác quản lí vốn, quản lí nhân sự, quản lí sản xuất... phải được thực hiện nghiêm túc đặc biệt khi đầu tư sang một quốc gia khác với nhiều rủi ro hơn. Thông qua quá trình đầu tư sang Lào, các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về vai trò của công tác quản lý, do vậy tác động trở lại việc quản lý doanh nghiệp trong nước được tiến hành khoa học hơn. Đầu tư sang Lào, các doanh nghiệp cũng từng bước có được kinh nghiệm trong quản lý dự án tại nước ngoài, rất thuận lợi khi doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư sang thị trường mới. Thứ tư: Dòng vốn được sử dụng một cách hiệu quả hơn. Khi tiến hành đầu tư sang Lào, các doanh nghiệp phải chuẩn bị dự án hết sức kĩ càng dể có thể nhận được sự chấp thuận đầu tư của Lào, sau đó phải xin phép đầu tư từ phía Việt Nam. Dự án được thẩm định từ nhiều phía, đảm bảo tính khả thi theo nhiều quan điểm, tiêu chí đánh giá. Do vậy, nguồn vốn của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào cũng như ra nước ngoài được sử dụng có hiệu quả, không dàn trải bởi đầu tư ra nước ngoài được xem là chứa đựng nhiều rủi ro hơn trong nước nên các dự án được nghiên cứu tỉ mỉ và kĩ càng trước khi có quyết định đầu tư. Việt Nam và Lào là hai quốc gia có mối quan hệ đặc biệt, do vậy, khi đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các dự án sang Lào chúng ta cần phải xem xét đến hiệu quả kinh tế xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng... Nhìn chung các dự án Việt Nam đầu tư sang Lào đều có ý nghĩa trong giải quyết công ăn việc làm cho cả nhân dân Lào và Việt Nam. Trong mỗi dự án các doanh nghiệp Việt Nam có thể chuyển lao động của mình sang làm việc tại Lào, đặc biệt là các dự án lớn, đòi hỏi nhiều nhân lực như: trồng, chế biến cao su, chế biến gỗ, xây dựng nhà máy thuỷ điện... Bên cạnh đó, các dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào cũng đóng góp lớn trong việc duy trì mối quan hệ đối ngoại, hợp tác đặc biệt giữa hai quốc gia, tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam tại Lào, tranh thủ sự ủng hộ của Lào trên trường quốc tế. Một số các dự án đầu tư của các địa phương giáp ranh hai nước cũng tạo góp phần củng cố an ninh trật tự vùng biên, đảm bảo ổn định chính trị trong nước, tạo thuận lợi thu hút đầu tư vào trong nước, phát triển kinh tế đồng thời cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ phát triển kinh tế vùng biên. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang Lào đã chủ động tiến hành hoạt động kinh doanh một cách năng động, linh hoạt nắm bắt tình hình thực tế, sớm có điều chỉnh hoạt độ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36516.doc