Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý đô thị nhằm bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá phố Cổ Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Thủ đô Hà Nội đang tiến gần tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, một sự kiện lịch sử mà không chỉ riêng nhân dân thành phố Hà Nội mà còn toàn dân cả nước, bạn bè năm châu bốn bể đón chờ. Nói đến lịch sử phát triển “Thăng Long- Hà Nội” thì không thể không nói đến khu Phố Cổ Hà Nội, đây là một di sản văn hoá, một đặc trưng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, thể hiện lối sống truyền thống của người Tràng An được tất cả bạn bè quốc tế quan tâm. Lịch sử hình thành Khu phố cổ gắn li

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý đô thị nhằm bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá phố Cổ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền với lịch sử xây dựng và phát triển của Kinh thành Thăng Long xưa, những công trình còn lại trong khu Phố Cổ hiện nay “Khu 36 phố phường” chủ yếu được xây dựng, cải tạo lại vào thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Khu Phố Cổ hiện nay vẫn đang tồn tại không phải như một quần thể kiến trúc vô tri vô giác mà đang tồn tại như một cơ thể sống. Tuy vậy, các công trình nhà ở, hạ tầng kĩ thuật mặc dù đã được cải tạo nâng cấp nhiều song vẫn còn hơn 70% số công trình hiện đang xuống cấp, nhiều công trình có nguy cơ bị đổ, hạ tầng kĩ thuật công trình thoát nước nhiều khu vực cũ nát. Với mật độ dân cư đông đúc, khu Phố Cổ đang có nhiều vấn đề bức xúc về môi trường xã hội, và các vấn đề dân sinh rất phức tạp là nguyên nhân dẫn đến việc tồn tại nhiều công trình xây dựng sai phép, trái phép, lấn chiếm các công trình di tích lịch sử làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan di tích, có nhiều di tích bị biến dạng hoàn toàn. Đứng trước thực trạng này, UBND Quận Hoàn Kiếm đã và đang thi hành biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đô thị theo Quy hoạch để phát huy giá trị lịch sử văn hoá, để cho Phố Cổ thực sự trở thành trái tim của thủ đô Hà Nội, xứng đáng với những gì ông cha đã làm để bảo vệ, để tôn vinh lịch sử văn hoá bản sắc của cả dân tộc. Chỉ còn 5 năm nữa, ngày lễ kỉ niệm trọng đại “1000 năm Thăng Long– Hà Nội” sẽ diễn ra, chính vì vậy mà khu Phố Cổ gồm 10 phường cần phải quy hoạch, được đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường xã hội xứng đáng với danh hiệu “Di tích lịch sử quốc gia”. Do vậy cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý theo quy hoạch; bảo tồn, tôn tạo, phát huy và tôn vinh giá trị lịch sử văn hoá, kiến trúc. Để có thể tìm hiểu sâu hơn về giá trị lịch sử văn hoá của khu Phố Cổ, hiểu rõ hơn về thực trạng của khu Phố Cổ, công tác quản lý đô thị theo quy hoạch của các cơ quan chức năng đã và đang thực hiện nên em đã mạnh dạn nghiên cứu về đề tài này để hiểu rõ hơn, với kiến thức đã được học về đô thị tại trường, với sự giảng dạy của thầy cô bộ môn Kinh tế & quản lý đô thị, với những hiểu biết qua sách báo, em có thể đưa ra được một số biện pháp hay kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: - Tìm hiểu cơ sở lý luận trong công tác quản lý đô thị và bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị văn hoá, lịch sử khu Phố Cổ. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý đô thị, công tác bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị văn hoá, lịch sử trên địa bàn khu Phố Cổ. - Xác định mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong công tác quản lý đô thị trong những năm tới và đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa trong công tác quản lý đô thị và phát huy giá trị văn hoá lịch sử khu Phố Cổ để tiến tới " 1000 năm Thăng Long- Hà Nội ". Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài có sử dụng các phương pháp sau: phương pháp xã hội, phương pháp hệ thống, phương pháp lô gíc, phương pháp thống kê.....để thu thập tài liệu, đánh giá hiện trạng và đề ra các giải pháp, kiến nghị. Kết cấu của đề tài ngoài lời nói đầu và phần kết luận gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý đô thị và bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị văn hoá lịch sử khu Phố Cổ Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đô thị, bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đô thị nhằm bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô đã giúp em hoàn thiện đề tài này. Một lần nữa em chân thành cảm ơn cô! CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HOÁ KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÔ THỊ 1. Đô thị Là điểm tập trung dân cư với mật độ cao chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc của một vùng trong tỉnh, trong huyện. Đô thị không những là nơi tiêu biểu cho sự phát triển, thịnh vượng và văn minh của mỗi quốc gia mà còn là trung tâm truyền bá văn minh, là đầu tàu thúc đẩy các vùng xung quanh phát triển, được cấu thành từ 2 yếu tố: + Các yếu tố không gian vật chất: Bao gồm cơ cấu quy hoạch, kiến trúc, môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo + Các yếu tố kinh tế xã hội: Bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất, lực lượng sản xuất, cơ cấu ngành, nhân khẩu- xã hội, lối sống,...của dân cư đô thị . Ở Việt Nam, theo NĐ số 132/ HĐBT ngày 05/5/1990 quy định đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản gồm : + Là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. +Quy mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người (vùng núi có thể nhỏ hơn). + Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm ít nhất 60 % tổng số lao động của đô thị đó, là nơi sản xuất hàng hoá, thương nghiệp và dịch vụ phát triển. + Có kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ đời sống dân cư đô thị. + Mật độ dân cư được xác định tuỳ theo từng loại đô thị, phù hợp với đặc điểm của từng vùng. (GS.TS Nguyễn Đình Hương- TH.S Nguyễn Hữu Đoàn; tr 5, 2003) 2. Công tác quản lý đô thị 2.1. Quản lý đô thị Trong đô thị luôn tồn tại các nhu cầu ăn ở, làm việc, đi lại, vui chơi,...và theo xu hướng đô thị hoá toàn cầu, các nhu cầu đó ngày càng đòi hỏi cao hơn, phức tạp hơn, luôn luôn phát sinh những vấn đề mới. Để đáp ứng các nhu cầu đó buộc chính quyền đô thị phải tổ chức xã hội một cách khoa học và việc quản lý hoạt động của đô thị phải trở thành một yêu cầu tất yếu. Chính vì vậy công tác quản lý đô thị là khâu quyết định cho việc thực hiện những định hướng phát triển đô thị nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong một xã hội đô thị hoá với tốc độ khá cao. Nó cũng trở thành một chủ đề rất quan trọng đối với các chính phủ và các tổ chức phát triển quốc tế trên thế giới. Quản lý đô thị là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích bằng một hệ thống các chủ chương, cơ chế, chính sách của các chủ thể quản lý đô thị (các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành chức năng) vào các hoạt động đô thị nhằm sử dụng, đảm bảo phát huy tiềm năng và tận dụng thời cơ của đô thị, tạo điều kiện, môi trường và điều tiết, kiểm soát quá trình xây dựng, phát triển đô thị nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế- xã hội mà đô thị đã đề ra. Quá trình hình thành và phát triển các đô thị đòi hỏi phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với đô thị, vì vậy trên góc độ Nhà nước, quản lý nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp bằng quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào các quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo định hướng nhất định. 2.2. Mục đích vai trò, đối tượng của quản lý đô thị 2.2.1. Mục đích Đô thị là đầu mối thực hiện các chức năng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tỷ lệ tăng trưởng đô thị là một tiêu chí mà chính quyền nhà nước rất quan tâm, quản lý sự tăng trưởng là một công việc quan trọng của công tác quản lý đô thị. Chính vì vậy mục đích đầu tiên của công tác quản lý đô thị là làm chủ được quá trình tăng trưởng và nghiên cứu tỷ lệ tăng trưởng của đô thị. Để quản lý sự tăng trưởng đô thị các nhà quản lý phải điều phối các hoạt động của đô thị. Một đô thị phát triển bền vững là một đô thị có sự phát triển hài hoà giữa các thành phần và các giai đoạn phát triển.Trong quá trình tổ chức, xây dựng và phát triển đô thị, quản lý đô thị đề ra những mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn buộc các nhà quản lý đô thị phải có nhiệm vụ đề ra được các hoạch định và lập kế hoạch phát triển tổng thể. Điều tiết sự phát triển cho phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển của lịch sử sản xuất, tập trung xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật vững chắc vì mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, đảm bảo an ninh quốc gia và bảo vệ môi truờng sinh thái, bảo vệ mỹ quan đô thị. 2.2.2. Vai trò Công tác quản lý đô thị được thực hiện tốt sẽ làm đô thị ổn định và phát triển bền vững, nâng cao tính hiệu quả và tính hợp lý trong việc sử dụng các nguồn tài chính, nguồn nhân lực và nguồn kỹ thuật của đô thị. Chương trình quản lý đô thị là một chất xúc tác quan trọng cho sự phát triển ngay trong mạng lưới đô thị của một vùng, một nước và toàn cầu. Thông thường các nhà kinh tế thường quan tâm đến lợi nhuận mà bỏ qua hoặc coi nhẹ vấn đề môi trường, các vấn đề cung cấp các dịch vụ du lịch...Còn các nhà xã hội lại chỉ quan tâm đến nạn thất nghiệp, mức thu nhập, các vấn đề xã hội khác....Các vấn đề quan tâm ở mỗi ngành, mỗi tập thể, mỗi cá nhân thường gây ra những mâu thuẫn tưởng chừng khó giải quyết. Nhưng nếu có sự can thiệp của công tác quản lý đô thị trong từng lĩnh vực của nó thì mọi mâu thuẫn sẽ được giải quyết và giữa các hoạt động sẽ được kết hợp hài hoà. 2.2.3. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đô thị là một khoa học mà đối tuợng của nó là các quy luật về mối quan hệ quản lý ở đô thị. Các mối quan hệ này phức tạp, ràng buộc khống chế nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và luôn luôn vận động từ trạng thái này sang trạng thái khác và ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình quản lý đô thị. - Quan hệ kinh tế giữa các cá nhân với nhau, cá nhân với tập thể, tập thể với nhà nước. - Quan hệ chính trị: Quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa những người lãnh đạo. - Quan hệ xã hội: Quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè, làng xóm phố phường... - Quan hệ khác: Các mối quan hệ theo quy luật tự nhiên 2.3. Những nội dung chủ yếu của công tác quản lý đô thị 2.3.1. Quản lý nhà và đất đô thị theo quy hoạch: Là một trong những nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý đô thị bởi đất đai là một tài sản quan trọng trong sản xuất, quyền sử dụng và sở hữu đất đai thể hiện sự công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường. Trên những mảnh đất này chứa đựng những công trình phục vụ cho những hoạt động của đô thị như ăn ở, đi lại, làm việc,...của dân cư đô thị. Vì vậy công tác quản lý đô thị không thể tách rời với công tác quản lý nhà ở đô thị và không thể không nhắc đến trong công tác quản lý đô thị. Quản lý nhà và đất đô thị phải đảm bảo theo quy hoạch thì mới đảm bảo cho sự lãnh đạo, quản lý thống nhất của nhà nước; là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai và xây dựng nhà ở tạo điều kiện để sử dụng đất đai và nhà ở một cách hợp lý. Quản lý nhà và đất đô thị theo quy hoạch gồm những nội dung chủ yếu sau: + Điều tra, khảo sát, đánh giá. + Quy hoạch xây dựng và sử dụng đất, lập kế hoạch phát triển nhà. + Lập và giải quyết các thủ tục quyền sử dụng, quyền sở hữu. + Cập nhật biến động, cập nhật thông tin. + Lập các kế hoạch, văn bản pháp quy. + Giải quyết các tranh chấp, vi phạm. 2.3.2. Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch: Là công tác quan trọng trong hệ thống quản lý đô thị bởi nếu việc xây dựng không tuân theo những định hướng mà quy hoạch đã vạch ra thì không thể kiểm soát được sự phát triển của đô thị và có thể dẫn đến những thiệt hại to lớn về nhiều mặt kinh tế- xã hội. Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch là tổng thể các biện pháp, cách thức mà chính quyền đô thị vận dụng các công tác quản lý để tổ chức sắp xếp các không gian đô thị sao cho sử dụng hợp lý các nguồn lực (không gian, kết cấu hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên) để tác động vào các hoạt động xây dựng và phát triển(chủ yếu là phát triển không gian vật thể) nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường) của đô thị. Nội dung của quản lý quy hoạch xây dựng đô thị bao gồm các vấn đề chủ yếu sau: + Lập văn bản pháp quy. + Lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch. + Quản lý xây dựng và cải tạo công trình theo quy hoạch. + Bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị. + Quản lý, khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật. + Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. 2.3.3. Quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật: Các công trình hạ tầng kĩ thuật là những tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên quan để phục vụ các nhu cầu kinh tế- xã hội của dân cư đô thị. Vì thế mà việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng (CSHT) là một trong những chức năng quản lý đô thị quan trọng của chính quyền đô thị nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị. Nội dung của quản lý hệ thống các công trình hạ tầng kĩ thuật bao gồm các vấn đề: + Quản lý ngành giao thông. + Quản lý ngành cung cấp nước sạch. + Quản lý công tác thoát nước. + Quản lý ngành năng lượng, thông tin liên lạc. + Quản lý vệ sinh môi trường đô thị. 2.3.4. Quản lý cơ sở hạ tầng xã hội đô thị. Là công tác tổng hợp quản lý các ngành y tế, giáo dục, thương mại, vui hơi giải trí... Quản lý xã hội đô thị bao gồm các nhiệm vụ: An ninh đô thị, phòng cháy chữa cháy, an ninh văn hoá, trật tự công cộng, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội.... Quản lý hạ tầng đô thị là một nhiệm vụ của quản lý nhà nước về đô thị mà chính quyền đô thị chịu trách nhiệm. Các biện pháp bảo đảm an ninh đô thị được chính quyền các cấp giao cho cơ quan chuyên trách mà chủ yếu là quân đội và công an. (Quản lý đô thị - Nhà XBXD, 2002) 2.3.5. Quản lý môi trường đô thị: Với tốc độ đô thị hoá chóng mặt như hiện nay ở các đô thị trong đó có cả Việt Nam ta một phần tạo thêm sự hiện đại khang trang cho đô thị, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, đáp ứng các nhu cầu lớn của cộng đồng dân cư đô thị. Nhưng mặt khác, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái ngày càng suy giảm nghiêm trọng đang ở mức cảnh báo. Các nhà máy, công xưởng, công trình kĩ thuật...ngày ngày, giờ giờ mọc lên cũng đồng nghĩa với việc chất lượng môi trường ô nhiễm nặng nề. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển bền vững. Chính vì vậy để một đô thị tồn tại một cách bền vững trong hiện tại và trong tương lai thì không một chính quyền đô thị nào có thể bỏ qua công tác quản lý môi trường đô thị trong hệ thống quản lý đô thị. Quản lý môi trường đô thị sẽ nhằm mục đích cân đối hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của một đô thị. 2.3.6. Quản lý dân số lao động việc làm đô thị: Dân số, lao động, việc làm là 3 nội dung gắn liền với nhau trong quá trình đô thị hoá. Với tốc độ đô thị hoá như hiện nay dẫn đến bùng nổ dân số, dẫn đến tình trạng thất nghiệp, gây ô nhiễm môi trường sinh thái... Vì vậy, cần phải đề cao công tác quản lý dân số, lao động việc làm trong quản lý đô thị. Đó là việc xây dựng các chính sách, giải pháp và thực hiện các chính sách để phát triển và ổn định dân số, lao động đô thị, trên cơ sở tạo lao động việc làm và nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị. (GS.TS Nguyễn Đình Hương- TH.S Nguyễn Hữu Đoàn, tr25, 2003) 2.3.7. Quản lý tài chính, kinh tế đô thị: Mỗi chính quyền đô thị cần có kế hoạch phát triển tài chính (thu, chi, tạo lập quỹ) nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của đô thị. Kế hoạch phát triển tài chính là khâu quan trọng nhưng việc quản lý, thực thi nó còn quan trọng hơn nhiều. Đó là việc xác định chính sách tài chính, cơ chế tài chính hợp lý như: sưu tầm các số lượng về các nguồn quỹ chủ yếu, phân tích xu hướng, dự đoán sự phát triển, quy định về tiềm năng tài chính và thiết lập kế hoạch tài chính hợp lý …để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển kinh tế. 2.4. Các nguyên tắc của công tác quản lý đô thị: Nguyên tắc quản lý đô thị là các quy tắc do chủ quan con người đặt ra để làm cơ sở cho quá trình quản lý. Để cho công tác quản lý đô thị hiệu quả thì các quy tắc này phải có bản chất khách quan. Những yêu cầu khách quan đối với nguyên t ắc quản lý đô thị là : - Cần thể hiện được yêu cầu của các quy luật khách quan. - Phải phù hợp với các mục tiêu quản lý đô thị mà chính quyền các cấp đề ra. - Phải phản ánh đúng đắn tính chất và các quan hệ quản lý. - Phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng pháp luật. Công tác quản lý đô thị bao gồm các nguyên tắc sau: + Nguyên tắc tập trung thống nhất: Thống nhất về các chủ chương, chính sách, quy định, biện pháp, thời gian hành động. Để đảm bảo tính thống nhất cần phải đơn giản thủ tục hành chính, giảm bớt phiền hà cho dân và đỡ lãng phí tiền của.Tập trung quyền lãnh đạo, quyền quyết định vào Uỷ ban nhân dân, khắc phục sự phân tán quyền lực cho các cơ quan chuyên môn. + Nguyên tắc quản lý trực tiếp: Để tránh tình trạng chồng chéo, phân tán và lấn át nhau trong quản lý gây mất trật tự, kỷ cương đô thị cần phải thực hiện nguyên tắc này, thể hiện: Giảm cấp trung gian; Tăng cường nhiệm vụ quản lý hành chính và quyền lực cho chính quyền cơ sở. Chính quyền sơ sở tực tiếp với dân để giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đời sống hàng ngày. + Nguyên tắc kết hợp giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ: Nhằm đảm bảo tính thống nhất trong cả nước, thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Quản lý ngành được thể hiện bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong cả nước, bằng các văn bản pháp quy có hiệu lực thi hành trong cả nước.Với nguyên tắc này Uỷ ban nhân dân không phải chỉ là của địa phương mà còn là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thay mặt trung ương làm chức năng quản lý nhà nước. + Nguyên tắc quản lý đô thị có hiệu quả: Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của một vấn đề. Đối với một nguồn lực của đô thị (cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài nguyên tự nhiên và xã hội…) cần sản xuất ra lượng của cải vật chất tinh thần nhiều nhất đáp ứng ngày cao nhu cầu phát triển của dân cư đô thị. Việc quản lý đô thị càng có hiệu quả cao khi tiến hành triệt để tiết kiệm nguồn lực để sản sinh ra một đơn vị sản phẩm. + Nguyên tắc thiết lập cơ cấu tổ chức tối ưu: Nguyên tắc này khẳng định rằng số công việc và người chịu quản lý trực tiếp của một người quản lý nào đó phải có giới hạn nhất định, vì một người quản lý không thể bao quát, kiểm soát, giám sát một số quá lớn những người thuộc cấp dưới. + Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích xã hội: Nội dung chính của nguyên tắc này là phải kết hợp hài hoà các loại lợi ích của xã hội bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần (lợi ích của Nhà nước, tập thể, cá nhân) trên cơ sở những đòi hỏi của quy luật khách quan. + Nguyên tắc xử lý tốt các mối quan hệ đối ngoại: Các quan hệ đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đên việc phát triển đô thị. Vì vậy mà nguyên tắc cơ bản này cần quan tâm là đa phương hoá quan hệ, đa dạng hoá quan hệ, tôn trọng chính kiến của nhau bằng sự hợp tác với các tổ chức khác, lãnh thổ khác để hoàn thành nhiệm vụ của mình. (TS. Phạm Trọng Mạnh; QLĐT; tr48, 49,50 ; Năm 2002 ) 2.5. Các phương pháp cơ bản trong công tác quản lý đô thị: - Phương pháp xã hội hoá quản lý đô thị. - Phương pháp sử dụng cơ chế quản lý. - Phương pháp vận dụng các quy luật kinh tế. - Phương pháp quản lý đô thị bằng quan hệ đối ngoại. II. BẢO TỒN TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HOÁ KHU PHỐ CỔ 1. Khái niệm về Phố Cổ và di sản văn hoá: Phố Cổ là một quần thể không gian đô thị cổ được hình thành, xây dựng và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử hiện đang tồn tại như một chứng tích lịch sử và chứa đựng một hệ thống giá trị lịch sử truyền thống, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc, quy hoạch và kinh tế xã hội to lớn được Bộ Văn hoá Thông tin; các tổ chức văn hoá trong nước và quốc tế công nhận là di tích cần được bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị . Khu Phố Cổ nằm trong tổng thể không gian phố phường với những ngôi nhà cổ, những công trình kiến trúc (vật thể và phi vật thể), các công trình di tích lịch sử văn hoá, cách mạng, các phố nghề với những ngành nghề truyền thống…mang đậm dấu ấn cổ xưa, toát lên một vẻ đẹp văn hoá, đậm đà bản sắc dân tộc. (Tạp chí Quy hoạch, số 11 / 2004, tr15) Phố Cổ cũng là một di tích lịch sử văn hoá, vì vậy cũng cần phải được bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị. Về mặt khái niệm, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung Ương (khoá VIII) cũng đã khẳng định:"Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể". Luật Di sản văn hoá được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 26-6-2001 và có hiệu lực thi hành từ 1-1-2002 cũng đã khẳng định ": '' Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng dân các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta." Như vậy di sản văn hoá là toàn bộ những sản phẩm, toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc đã sáng tạo, để lại, lưu giữ, trao truyền nhiều thế hệ. Nó có thể là di sản văn hoá vật thể (tiếng nói, chữ viết, diễn xướng, lễ hội, lối sống.....); cũng có thể là di sản văn hoá vật thể (di tích lịch sử văn hoá, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia...). Di sản văn hoá tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những vùng miền, những tộc người khác nhau. 2. Giá trị lịch sử, giá trị văn hoá Phố Cổ: Giá trị văn hoá là các giá trị (vật chất, tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Mỗi một làng xã, một đô thị, hay một quốc gia của mỗi dân tộc lại mang những giá trị văn hoá riêng biệt và nhờ có giá trị văn hoá mà xã hội mới có động lực tồn tại và phát triển trong xã hội loài người. Giá trị lịch sử là giá trị được hình thành trong một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ, nó đại diện cho một sự kiện lịch sử trọng đại, cho một nhân vật lịch sử kiệt xuất hay một thời đoạn lịch sử nhất định. Giá trị lịch sử tạo cho vốn tài sản văn hoá một bề dày thời gian và sự phong phú về hình loại. Dù là giá trị lịch sử hay giá trị văn hoá đều bao gồm hai loại, đó là giá trị vật thể và giá trị phi vật thể: + Giá trị vật thể là những giá trị do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra, nó bao gồm giá trị của các quần thể kiến trúc, công trình, không gian cảnh quan…là những giá trị thể hiện về mặt kiến trúc của hệ thống mạng lưới đường giao thông, của các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử, đình chùa, miếu mạo hay của những ngôi nhà phố nghề, làng nghề truyền thống mang đậm một dấu ấn, phong thái riêng nào đó. + Giá trị phi vật thể là những giá trị của những hoạt động lễ hội, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư gắn liền với đời sống tâm linh, tâm hồn của con người, của văn hoá làng xã…Và các giá trị này góp phần sâu sắc để hình thành nên bản sắc của văn hoá truyền thống đặc trưng riêng. Những giá trị phi vật thể luôn gắn liền và thấm dần theo năm tháng, ăn sâu vào tiềm thức của con người tại khu vực ấy. Dù có đến nơi đâu thì sắc thái văn hoá ấy trong mỗi con người vẫn mang đậm phong cách của vùng, miền, nơi họ sinh ra và lớn lên để rồi hoạt động đời sống của họ tạo nên cốt cách riêng cho khu vực đó, nó hoà quyện với giá trị vật thể vốn có để tạo nên phần " hồn " đô thị. (Đàm Hoàng Thụ, NXBVHTT HN, tr.44, 1998) 3. Tính tất yếu và ý nghĩa của công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá lịch sử khu Phố Cổ: Bảo tồn tôn tạo các di tích có nghĩa là đem lại hơi thở cuộc sống mới vào trong các công trình di tích đôi khi bằng việc khôi phục, bằng sự phát triển hay những hướng dẫn sử dụng phù hợp trong một khuôn khổ thích hợp. Hay nói một cách khác là việc bảo vệ và giữ gìn các giá trị (vật thể và phi vật thể) đồng nghĩa với việc phải đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhà ở và duy trì tôn tạo các di tích được Bộ Văn hoá thông tin công nhận là di tích lịch sử đồng thời phải có các biện pháp thông tin, tuyên truyền, giáo dục và quảng bá giá trị lịch sử văn hoá trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị lịch sử. Công việc bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, các giá trị sáng tạo cổ truyền phải luôn luôn đặt trên mặt bằng trí tuệ, trình độ kỹ thuật, công nghệ và năng lực cảm thụ, quan điểm thẩm mỹ hiện đại để đạt đến sự hài hoà. Không có sự trở về với các giá trị cũ một cách tuyệt đối, mà hồi cố phải đi liền với cách tân, đổi mới. Phát huy giá trị lịch sử, văn hoá là làm sống dậy một cách sinh động hơn, phong phú hơn, giàu có hơn và tươi mới hơn các giá trị văn hoá truyền thống kết tụ qua hàng ngàn năm lịch sử và sáng tạo những giá trị văn hoá mới. Những giá trị văn hoá mới đó phải được thể hiện trong muôn mặt của đời sống lao động sáng tạo của nhân dân. Các di tích lịch sử văn hoá chính là những chứng tích ghi lại những nét đẹp về truyền thống, về bản sắc văn hoá của dân tộc qua bao thế hệ, vì vậy trong thời đại ngày nay khi đất nước ta đang bước vào thời kỳ CNH- HĐH, hoà mình trong nền kinh tế thị trường mang lại ấm no đầy đủ nhưng cũng chứa đựng không ít những mặt tiêu cực, nhân cách con người cũng dần dần thay đổi bởi việc hấp thụ quá nhiều các loại văn hoá thế giới mà làm mai một đi bản sắc dân tộc. Chính vì vậy mà việc bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử văn hoá là một việc làm tất yếu, hết sức cần thiết và đầy ý nghĩa, điều này được thể hiện: + Nó giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện qua phong thái của nghệ thuật kiến trúc, hiểu được tâm hồn của dân tộc, lối sống của cha ông qua các giá trị văn hoá tinh thần. Giúp chúng ta mở rộng cánh cửa để tìm hiểu, nghiên cứu và giao lưu với các nền văn hoá của các dân tộc khác nhưng không hề đánh mất đi bản sắc dấu ấn riêng của dân tộc mình. + Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lịch sử không chỉ để cho các thế hệ sau một bảo tàng sống để tìm hiểu, nghiên cứu, học tập mà còn làm tăng giá trị của các di tích nhằm khai thác, sử dụng, hoà nhập vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, của từng đô thị nói riêng đang có tính cạnh tranh rất cao trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Nó cũng chính là động lực rất mạnh thúc đẩy ngành Thương mại- dịch vụ- du lịch, thu hút sự tham quan du lịch của rất nhiều khách trong và ngoài nước. Bởi giữa văn hoá và du lịch luôn có mối liên hệ biện chứng. Mối quan hệ này càng thể hiện rõ hơn trong sự liên hệ giữa việc bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử văn hoá đồng thời cũng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nguồn tài nguyên du lịch. Du lịch là cầu nối, tạo lập mối quan hệ giữa các nền văn hoá khác nhau trên thế giới, doanh thu của du lịch sẽ được sử dụng cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, khôi phục và phát huy giá trị của các di tích văn hoá phi vật thể (thủ công mỹ nghệ, ca nhạc truyền thống...). Di sản văn hoá của mỗi dân tộc ngưng đọng những chân giá trị của quá trình sáng tạo văn hoá, là những biểu hiện khách quan của truyền thống lịch sử và đặc thù dân tộc, đồng thời là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, cơ sở của việc phát triển du lịch bề vững. Vì vậy các di sản văn hoá được bảo tồn tôn tạo và phát huy hết giá trị lịch sử văn hoá, bản sắc dân tộc sẽ tạo dựng sự phát triển tương lai của mỗi dân tộc từ những mối liên kết đặc thù của quá khứ và hiện tại, góp phần lớn tạo nên những hiệu quả kinh tế xã hội to lớn thông qua các hoạt động du lịch và qua đó càng thúc đẩy du lịch phát triển, thu hút được nhiều khách tham quan trong và ngoài nước. Và cứ như thế du lịch và bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị văn hoá, xã hội, lịch sử của di sản sẽ gắn bó chặt chẽ với nhau cùng thúc đẩy nhau phát triển. + Nếu công tác bảo tồn tôn tạo di sản văn hoá không được quan tâm, phát huy một cách thiết thực, có hiệu quả thì nhiều di sản văn hoá cả vật thể và phi vật thể sẽ nhanh chóng bị huỷ hoại bởi thời gian, bởi môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, bởi ý thức của con nguời đang sống trong một môi trường xã hội chứa đựng nhiều mặt trái của toàn cầu hoá và thị trường hoá. Nói tóm lại, những giá trị văn hoá lịch sử của các di tích chính là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của một dân tộc.Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khi vấn đề phát triển văn hoá đang gặp những thuận lợi nhưng cũng đứng trước các thách thức, rủi may không nhỏ, thì việc mỗi người, mỗi nhóm xã hội, mỗi cộng đồng, cả dân tộc...dồn sức cho việc bảo tồn tôn tạo các di tích văn hoá không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi thiết thực của mỗi người trong xã hội, của cả dân tộc. Với một ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết như vậy yêu cầu đặt ra cho công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử văn hoá của di sản là phải thống nhất quan niệm, phương thức thực hành trong bảo tồn tôn tạo, các nhà quản lý cần phải có quy hoạch, có một cái nhìn tổng thể thì mới lựa chọn được những giải pháp đúng đắn, khả thi trong những công việc cụ thể, kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế với lợi ích văn hoá, lợi ích của nhà nước, của cộng đồng với lợi ích của người dân. (Nguyễn Hồng Hà, Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá, Tạp chí VHNT, HN, số 6- 2004, tr.14) Kết luận Với cuộc sống đô thị hoá hiện nay, các phố cổ đang dần dần bị mai một, dần đánh mất đi vẻ đẹp cổ kính xưa, chính vì vậy mà chính quyền địa phương phải có những giải pháp tình thế và lâu dài để làm tốt công tác quản lý đô thị, có vậy mới làm cơ sở, tiền đề cho công tác tôn tạo phát huy những giá trị mà khu phố cổ đem lại. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý đô thị là phải xác định hợp lý các phương pháp quản lý để đem lại hiệu quả cao nhất. Gắn với vấn đề bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử, văn hoá khu Phố Cổ cần phải đưa ra được các phương pháp quản lý như: Phương pháp xã hôị hoá công tác quản lý bởi việc bảo tồn tôn tạo cũng như phát huy là không chỉ của riêng các nhà quản lý, của chính quyền địa phương mà nó còn là nghĩa vụ của mỗi người dân sống trong phố cổ; Phương pháp sử dụng cơ chế quản lý vì phải có những quy định, những biện pháp, chính sách thì mới khuyến khích mọi người trong xã hội tham gia, xử lý những trường hợp vi phạm... Và còn rất nhiều những biện pháp khác mà các nhà quản lý cần tham khảo để tuỳ trường hợp vận dụng sao cho đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý đô thị, bảo tồn tôn tạo nhằm phát huy các giá trị vốn có của Phố Cổ Hà Nội ở hiện tại và trong tương lai. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH H._.ÌNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÔ THỊ, BẢO TỒN TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HOÁ PHỐ CỔ HÀ NỘI. I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI. 1. Đặc điểm và giá trị của khu Phố Cổ Hà Nội: Khu Phố Cổ Hà Nội nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, là hạt nhân của phần ‘thị’ nằm ở phía Đông, giữa Hoàng Thành và La thành trong cấu trúc ‘tam trùng thành quách’ của kinh thành Thăng Long xưa kia. Khu Phố Cổ bao gồm 76 tuyến phố thuộc phạm vi 10 phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được xác định bởi ranh giới: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây giáp phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông là các phố Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải. Đó là các phường: Cửa Đông, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Mã, Hàng Gai, Lý Thái Tổ. Tổng diện tích khu Phố Cổ khoảng 100 ha, dân số khoảng 67000 người, có 15270 hộ gia đình sinh sống, trong đó có trên 60% dân cư sinh sống trên 30 năm. Đó cũng chính là cơ sở khiến cho Hà Nội đang hoà nhập vào cuộc sống hiện đại nhưng cũng không mất đi vẻ đẹp truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc và của người Tràng An nói riêng. 1.1. Giá trị lịch sử khu Phố Cổ Khu Phố Cổ được định hình và hoàn chỉnh vào cuối thế kỷ 19. Đây là trung tâm kinh tế của Thăng Long- Hà Nội mang những đặc điểm của đô thị thủ đô luôn gắn liền và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Thủ đô Hà Nội. 1.2. Giá trị văn hoá Phố Cổ Hà Nội là khu vực tập trung nhiều nhất ngành nghề thủ công truyền thống, mỗi tên phố đều mang đặc trưng của một ngành truyền thống với những phố nghề thủ công nổi tiếng như: Hàng Thiếc, Hàng Bạc, Hàng Mã....Nghệ thuật tổng hợp và tài nghệ chế biến một số các món ăn uống của người Việt Nam đã đạt tới đỉnh cao, thoả mãn được yêu cầu nhiều mặt của hoạt động ăn uống cộng đồng. Văn hoá ẩm thực của người Hà Nội đã nổi tiếng trong và ngoài nước với các loại mứt, ô mai và những món ăn đặc biệt hương vị Tràng An nổi tiếng như bún chả, nem rán, phở, chả cá, bún thang, bún ốc...Những thói quen trong lối sống đã trở nên gần gũi, khó quên để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách khi đến với Hà Nội nói chung và khu Phố Cổ nói riêng. Các lễ hội truyền thống, chợ đèn trung thu, các lễ hội đình làng xưa như: Đình Thanh Hà, đình làng Tân Khai ở Hàng Buồm, Đền Bạch Mã, tháp bút trước Đền Ngọc Sơn...; các loại hình ca múa nhạc dân gian từ các miền như múa rối, ca trù, quan họ, hát chèo, tuồng, cải lương...tất cả đều mang trong nó những đề tài lễ hội chung của cả nước song đã giành cho mình những lễ hội đặc trưng của kinh thành và ở một số lễ hội cũng đã được "Hà Nội hoá" trong sáng hơn, văn minh hơn. Tất cả các giá trị văn hoá này đã góp phần sâu sắc để hình thành nên bản sắc của văn hoá truyền thống đặc trưng cho một "Tràng An thanh lịch hào hoa". 1.3. Giá trị kiến trúc Khu Phố Cổ Hà Nội được nhiều người và du khách du lịch nước ngoài biết đến như một nét độc đáo của kiến trúc Hà Nội xưa. Trải qua thăng trầm của lịch sử, về tổng thể, khu Phố Cổ vẫn bảo tồn được cơ cấu không gian đô thị của một khu phố cổ truyền thống với mạng lưới các phố chi chít dọc ngang kiểu bàn cờ. Các đường phố thông nhau chằng chịt. Mỗi phố chuyên bày bán một mặt hàng, mỗi tên phố đều mang đặc trưng của một ngành nghề thủ công truyền thống. Nét đặc trưng nhất của Phố Cổ là các nhà hai bên đường đều làm theo kiểu nhà ống, thấp, bề ngang hẹp, chiều dài sâu, có khi thông ra một cái ngõ hoặc con phố khác, đó chính là một biến thể của ngôi nhà nông thôn Việt Nam trong điều kiện đô thị. Nhà ống ở khu Phố Cổ Hà Nội vừa là xưởng sản xuất thủ công, vừa là cửa hàng, vừa là nơi sinh hoạt gia đình. Nhà cạnh nhà, liền mái, liền tường, sum vầy nâng đỡ nhau. Cấu trúc của Phố Cổ Hà Nội thuộc loại kiến trúc có nguồn gốc dân gian. Đặc điểm dân gian thể hiện rất rõ trong cách tổ chức khu phố trên cơ sở đơn vị "Phường nghề" với phương thức sản xuất, tổ chức xã hội và các thiết chế văn hoá tín ngưỡng và đương nhiên cả cách xây dựng có nguồn gốc từ nông thôn, mà ở đó Phố xuất hiện sau Phường. Kiến trúc Phố Cổ Hà Nội gợi lên một nền văn minh tinh thần, một nếp sống văn hoá gia đình trong những nét ấm nóng hơi thở của nhiều thế hệ. Trong khu Phố Cổ hiện nay có 112 di tích (có 90 di tích lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng và 22 di tích lịch sử cách mạng), các công trình kiến trúc và các di tích được hình thành trong quá trình phát triển mang đậm dấu ấn của đô thị cổ Châu Á (đó là mạng lưới phố nhỏ, ngõ nhỏ có hình thái tự nhiên với cách chia nhỏ mặt đứng kiến trúc đường phố. Trong mạng lưới đó là những ngôi nhà cổ với những mái ngói lô nhô, lộn xộn một cách duyên dáng nối tiếp nhau từ dãy phố này sang dãy phố khác, đôi màng tường rêu phong, những ô cửa sổ trạm khắc hoa văn bé xinh, với lối kiến trúc thông dụng từ gỗ, gạch và các hệ kết cấu vì kèo gỗ. Đặc trưng là ngôi nhà cổ 38 Hàng Đào, 87 Mã Mây); những danh lam thắng cảnh (như các không gian đình, đền, chùa cổ đã có niên đại gần trăm năm tuổi có một giá trị lịch sử văn hoá rất to lớn như Đền Bạch Mã, Đền Ngọc Sơn, chùa Đông Môn Tự, chùa Vĩnh Trù, chùa Cầu Đông, Nhà Thờ Lớn...); những di tích lịch sử gắn liền với cuộc sống, với thời gian dài đấu tranh và bảo vệ của ông cha trước bao kẻ thù xâm lược (như số nhà 48 Hàng Ngang, 105 Phùng Hưng, 90 Thợ Nhuộm, 5D phố Hàm Long, số 1 phố Hoả Lò...). Những giá trị kinh tế, lịch sử, kiến trúc của khu Phố Cổ đã tạo nên nét đẹp văn hoá và là một tổng thể di tích vô cùng quý giá của Thủ đô Hà Nội. Hiểu được giá trị đó, Bộ Văn hoá- Thông tin đã ra Quyết định số 14/2004/QĐ-BVHTT xếp hạng khu Phố Cổ Hà Nội là Di tích lịch sử quốc gia. Việc xếp hạng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người Việt Nam nói chung, đặc biệt là nhân dân Thủ đô Hà Nội nói riêng trong việc tạo ra một lợi thế để phát triển du lịch. Với một diện tích không lớn nhưng Phố Cổ Hà Nội có vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của Thủ đô Hà Nội bởi nó chứa đựng một hệ thống giá trị lịch sử truyền thống, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc, quy hoạch và kinh tế, xã hội to lớn. Trong tương lai không xa, hi vọng những dãy phố sẽ được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. 2. Tình hình kinh tế – xã hội: Tốc độ phát triển Thương mại- Dịch vụ- Du lịch về doanh thu đều tăng qua các năm làm tăng ngân sách nộp cho quận. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng thương mại- dịch vụ- du lịch theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận lần thứ 2. Đặc biệt trong năm 2004 vừa qua đã triển khai tổ chức tuyến phố đi bộ kết hợp với phát triển Thương mại- Dịch vụ- Du lịch từ Hàng Đào đến Đồng Xuân. Kinh tế của các hộ gia đình trong khu Phố Cổ ngày càng vững chắc và phát triển do vậy đời sống vật chất cũng được nâng cao. Do đó các hoạt động văn hoá thể thao, tuyên tryền cổ động cho các chương trình lớn của quận, của Thành phố diễn ra với nhiều hình thức, nội dung phong phú hơn, sinh động hơn, đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo khí thế sôi nổi, tự hào hướng tới các ngày lễ lớn của dân tộc. 3. Tình hình bảo tồn, tôn tạo các di tích có giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc trong khu Phố Cổ Hà Nội: Dưới con mắt của người nước ngoài, đặc biệt là các nhà nghiên cứu lịch sử, bảo tồn di sản văn hoá thì khu Phố Cổ Hà Nội là một di sản hiếm có, một hình ảnh tưởng chỉ còn nằm trong ký ức, lại đang là một thực thể sống sau khi đã vượt qua bao thăng trầm của thời gian, của chiến tranh. Nếu Hà Nội mất khu Phố Cổ là mất đi sự hấp dẫn và Hà Nội cũng sẽ như mọi thành phố khác. Trong khu Phố Cổ hiện nay còn tồn tại 112 di tích lịch sử và văn hoá đang được Thành phố Hà Nội cũng như UBND các phường thuộc phạm vi Phố Cổ nói riêng bảo vệ, bảo tồn tôn tạo, trong đó có trên 90 di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, là nơi thờ tự của các làng, thôn xóm, phường cũ như : + Đền Bạch Mã: Một trong những "Tứ trấn" của Kinh thành Thăng Long xưa (là một trong 4 điểm chấn giữ thành Thăng Long xưa được xây dựng từ thế kỷ 19 để thờ thần Long Đỗ hay Rốn Rồng- vị thần gốc của Hà Nội cổ), nằm giữa phố Hàng Buồm đông đúc bán buôn (76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm). Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (Thế kỷ19), nổi bật trong kiến trúc đền là toàn bộ khung nhà bằng gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, trong còn lưu giữ nhiều di vật cổ giá (bia đá, sắc phong, kiện thờ, hạc thờ...) vừa có giá trị kiến trúc nghệ thuật vừa là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu tìm hiểu về Thăng Long Hà Nội về nhiều mặt đồng thời cũng là nơi tham quan của nhiều du khách. Hiện Đền Bạch Mã đã được khoanh vùng bảo vệ và được xếp hạng như một di tích lịch sử văn hoá quan trọng nhất của khu Phố Cổ, một di tích nghệ thuật tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội. + Đền Ngọc Sơn: Xây dựng trên đảo Ngọc trong Hồ Gươm liên hoàn tinh tế với các công trình: cổng Nghi Môn, Tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc, lầu Đắc Nguyệt, đình Trấn Ba, tháp Rùa và ngôi đình chính. Đây là cụm di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội đã được Bộ Văn hoá-Thông tin ra quyết định xếp hạng năm 1980. Không những thế Đền Ngọc Sơn còn là một bảo tàng thu nhỏ lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm của các thời kỳ lịch sử khác nhau, gồm 1156 bản khắc gỗ với nhiều thể loại sách như văn học, y học, ngôn ngữ học...và khổng thể không kể đến một tiêu bản rùa Hồ Gươm còn lưu giữ được từ năm 1967. + Chùa Đông Môn Tự: Tại phố Hàng Đường, số nhà 38 có một kiến trúc mô phỏng kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng- đó chính là ngôi chùa cổ có tên "Đông Môn Tự ''- ngôi chùa làm chứng cho thời kỳ xưa cửa Đông của khu vực Hoàng Thành mở ra gần chỗ này- một điểm mấu chốt quan trọng của Phố Cổ. + Chùa Lý Triều Quốc Sư: Thuộc 55 phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống. Qua nhiều năm tháng biến động của lịch sử, chùa vẫn còn bảo tồn được di vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật, nhiều pho tượng mang phong cách tạo tác ở thời Lê. + Ô Quan Chưởng: Là cửa ô nguyên vẹn duy nhất còn sót lại của Kinh thành Thăng Long xưa nằm ngay tại ngã tư Ô Quan Chưởng- Hàng Chiếu- Đào Duy Từ, thuộc phường Đồng Xuân. + Tượng Vua Lê: Nằm bên bờ tây Hồ Gươm, di tích thuộc số nhà 16 phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm. Năm 1995 khu tưởng niệm Vua Lê Thái Tổ đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng bổ sung vào thắng cảnh Hồ Gươm- Đền Ngọc Sơn. + Nhà thờ lớn Hà Nội: Là một công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc phi cổ điển ở Hà Nội- Việt Nam thời Pháp, thuộc phố Nhà Thờ, phường Hàng Trống. Là một công trình kitô giáo lớn nhất Hà Nội, là nơi thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng của những người công giáo và là một địa điểm tham quan mang tính thẩm mỹ cao của mọi người, không có du khách du lịch nào đến tham quan Phố Cổ lại bỏ qua di tích này. + Ngoài ra còn phải kể đến rất nhiều những đền thờ cổ có truyền thuyết từ lâu đời ở khu vực Phố Cổ Hà Nội như : đền thờ Lý Tiến tại số nhà 27 phố Hàng Cá (thờ Lý Thánh Tiến đã bị tử trận khi chống giặc Ân), đền thờ Hương Nghĩa số 13B Đào Duy Từ (thờ Cao Tử thời vua Thục An Dương Vương), chùa Cầu Đông phố Hàng Đường (thờ Ngô Văn Long thời Vua Hùng Duệ thứ 18), đình Đại Lợi ở 50 Gia Ngư, đình Trang Châu ở 77 Nguyễn Hữu Huân, đình Đông Hà ở 46 Hàng Gai. Tại một số khu phố cổ còn là nơi tập trung các di tích thờ các ông tổ nghề truyền thống như: đình Hà Vĩ (11 Hàng Hòm), đình Hoa Lộc (90 Hàng Đào), đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc), đình Lò Rèn (số1 Lò Rèn) đang được Ban quản lý Phố Cổ Hà Nội lập hồ sơ xếp hạng. Đặc biệt, Phả Trúc Lâm (thờ tổ nghề giày) đã được xếp hạng là một trong di tích thờ tổ nghề lâu nhất ở Hà Nội. Tất cả các di tích này đều được đặt trong sự nghiên cứu chung của cả không gian khu Phố Cổ. + Nhắc đến Phố Cổ Hà Nội thì không thể nào lại không nhắc đến các ngôi nhà cổ, một nét kiến trúc cổ tạo nên vẻ riêng của Phố Cổ và trong số những ngôi nhà cổ được xác định niên đại và được đánh giá có giá trị kiến trúc tiêu biểu là số nhà 38 phố Hàng Đào và 87 phố Mã Mây. Số nhà 38 phố Hàng Đào trước kia là Đình Đồng Lạc (đình của chợ bán tơ lụa) được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII, triều vua Lê. Ở đây còn lưu giữ một số tấm bia đá có niên đại từ năm 1856. Ngôi nhà 87 phố Mã Mây là ngôi nhà vốn được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 nằm ở phía Bắc hồ Hoàn Kiếm, có kiến trúc đẹp với cách bày trí những vật dụng mang phong cách Á Đông, nằm trên con phố Mã Mây mà xưa kia là hai phố: đoạn đầu là phố Hàng Mây chuyên bán song mây và đoạn cuối là phố Hàng Mã chuyên bán đồ hàng mã, thời Pháp thuộc còn gọi là phố "Quân Cờ Đen".Tại dãy phố này có nhiều thương gia trong nước và ngoài nước tụ họp buôn bán rồi định cư sinh sống. Ngôi nhà đã được Thành phố Hà Nội tôn tạo, trùng tu để đón khách đến tham quan du lịch. Như vậy, các di tích kiến trúc nghệ thuật gồm đình làng, chùa tháp, văn miếu, đạo quán, đền nghè, di tích lăng tẩm, cầu cổ, nhà cổ và các kiến trúc dân gian khác đang hiện hữu trong khu Phố Cổ Hà Nội, tất cả đều là sản phẩm sáng tạo, thiêng liêng mang đặc trưng của mỗi làng quê, là sự kết tinh tồn đọng văn hoá làng xã Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, là nơi hội tụ cái "hồn" của dân tộc Việt Nam, là một chứng tích làm nên những giá trị văn hoá của Thủ đô Hà Nội đô thị. Giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với các phong trào cách mạng của cả nước nên Thủ đô Hà Nội có rất nhiều di tích cách mạng- kháng chiến, những di tích này gắn liền với những sự kiện vẻ vang của dân tộc, phản ánh được quá trình cách mạng diễn ra ở Hà Nội, phản ánh những khó khăn gian khổ của bộ đội ta, ghi lại những chứng tích của một thời ông cha ta ra sức bảo vệ gìn giữ trước mọi sự xâm lược của kẻ thù, tiêu biểu là các di tích như: + Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi Bác Hồ viết Bản Tuyên ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà 2/9/1945 đã được Bộ trưởng BVHTT ký quyết định xếp hạng di tích kháng chiến cách mạng ngày 13/1/1964 cùng với 31 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của cả nước. Trong ngôi nhà lưu giữ mọi tư liệu hình ảnh, hiện vật gắn với Chủ Tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng trong những ngày đầu cách mạng, những hình ảnh, tài liệu"Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội", tất cả các tài liệu hình ảnh đó giúp cho khách tham quan trong và ngoài nước càng hiểu rõ hơn về cách sống và làm việc đầy giản dị và gần gũi của Bác Hồ kính yêu. + Ngôi nhà 90 phố Thợ Nhuộm: Nơi đồng chí Trần Phú- Tổng bí thư đầu tiên dự thảo luận cương chính trị của Đảng năm 1930. Ngôi nhà này là một trong những cơ sở bí mật của cơ quan Trung ương lâm thời Đảng Cộng Sản Việt Nam từ tháng 2/1930 đến tháng 10/1930. + Ngôi nhà 5D phố Hàm Long: Nơi thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên. Là ngôi nhà cổ 1 tầng, mái lợp ngói ta nằm lẫn với dãy 5A, 5B, 5C; một bên giáp số 5C, một bên là ngõ nhỏ ăn thông sang phố Lê Văn Hưu. Chính địa thế này đã giúp cho các đồng chí của Đảng ra vào an toàn hơn khi có động, tiện đường chạy thoát sang phố khác. Ngôi nhà đã được sử dụng làm nhà lưu niệm từ năm 1960, đồ đạc và cách bày trí trong nhà còn lại gần như xưa. Diện tích và kiến trúc được giữ nguyên để giới thiệu với khách tham quan một" địa chỉ đỏ" có vai trò rất quan trọng trong hệ thống các di tích cách mạng liên quan đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam giai đoạn 1929 - 1930. + Nhà tù Hoả Lò: Thuộc số 1 phố Hoả Lò, vừa là minh chứng về sự hi sinh, chịu đựng gian khổ, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất trước kẻ thù của các chiến sỹ cách mạng Việt Nam, vừa là lời tố cáo chế độ nhà tù man rợ của chế độ thực dân. Ngoài ra phải kể đến một hệ thống di tích trận địa liên khu I trong "60 ngày đêm khói lửa"; gồm 10 di tích cách mạng kháng chiến với những cơ sở cách mạng thời kỳ 1929 - 1930, 1936 - 1939; Những năm gần đây, chính quyền Thành phố đã quan tâm giải quyết được một số việc và đề ra định hướng về bảo tồn tôn tạo, phát triển liên quan đến Phố Cổ Hà Nội như: Quy hoạch chi tiết điều lệ quản lý xây dựng, tôn tạo một số ngôi nhà cổ, chuẩn bị dự án dãn dân Phố Cổ, giải quyết một số vấn đề về vệ sinh môi trường trong khu Phố Cổ như: cấp nước, rác thải, thoát nước, song vẫn còn không ít bất cập cần được quan tâm giải quyết. Đó là do ý thức của người dân chưa cao; các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng chưa thực sự nghiêm minh trong việc thi hành cũng như xử phạt các vi phạm ảnh hưởng tới cảnh quan, không gian kiến trúc, công trình di tích lịch sử văn hoá. Hơn nữa, đa số người dân Phố Cổ đang phải sống trong một môi trường sống với không gian chật hẹp, với những ngôi nhà cổ đã xuống cấp nghiêm trọng, các công trình phụ đã hư hỏng nặng, có những công trình không thể sử dụng được nữa... Thấy hết được vai trò ý nghĩa của các di tích trên, không chỉ về mặt văn hoá xã hội mà còn cả kinh tế nữa thì trách nhiệm và nghĩa vụ bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hoá của các di tích này là không của riêng ai, mà đó là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân trong khu Phố Cổ Hà Nội nói riêng và của cả mọi người đặt chân lên Phố Cổ, là trách nhiệm của các nhà quản lý cũng như các nhà nghiên cứu và phát huy bản sắc dân tộc thuộc Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Nội, Cục Bảo tồn Bảo tàng. Với sự đầu tư của Nhà nước, sự tài trợ quốc tế, trách nhiệm và ý thức của đại đa số nhân dân trong Phố Cổ, Phố Cổ Hà Nội đã, đang và sẽ được bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử văn hoá kiến trúc theo hướng "Phố Cổ Hà Nội trong thời đại mới" xứng đáng với danh hiệu đã được đón nhận là "Di tích lịch sử Quốc Gia". II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Ở KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI 1. Công tác địa chính 1.1 Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở Thực hiện Quyết Định số 909/QĐ-UB ngày 29/1/2002 của UBND Thành phố về việc uỷ quyền cho các UBND các quận cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, các cán bộ của phòng địa chính nhà đất đô thị quận được phân công theo từng phường đã nhanh chóng thụ lý, thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được UBND phê duyệt trên địa bàn thuộc phạm vi Phố Cổ. Do vậy đều vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao thể hiện ở Bảng 1 sau: Bảng 1: Kết quả cấp GCN qua các năm (2002 - 2004) Năm Chỉ tiêu cấp GCN Triển khai thực hiện Đạt chỉ tiêu kế hoạch 2002 909 hồ sơ 1005 hồ sơ 101,5% 2003 400 hồ sơ 400 hồ sơ 100% 2004 233 hồ sơ 235 hồ sơ 100,8% Việc cấp Giấy chứng nhận (GCN) biển số nhà cũng vượt chỉ tiêu qua các năm thể hiện ở Bảng 2 như sau: Bảng 2: Kết quả cấp GCN biển số nhà qua các năm (2002 -2004) Năm Chỉ tiêu cấp GCN biển số nhà Triển khai thực hiện Đạt chỉ tiêu kế hoạch Vượt chỉ tiêu 2002 800 biển 830 biển 103,75% 3,75 % 2003 850 biển 900 biển 105,88% 5,88% 2004 1000 biển 1000 biển 100% - (Báo cáo cấp GCN của phòng ĐCNĐ và ĐT quận Hoàn Kiếm) Đặc biệt trong năm 2004 vừa qua quận Hoàn Kiếm nói chung và UBND các phường thuộc Phố Cổ nói riêng đã thực hiện cải cách hành chính, công khai quy chế, thực hiện theo hình thức"một cửa" tránh gây phiền hà cho dân với những cải thiện trong quy trình cấp Giấy chứng nhận (GCN) như: + Các trường hợp đủ điều kiện sẽ được trao GCN trong 20 ngày. + Các trường hợp không đủ điều kiện thì trong vòng 10 ngày phòng Địa chính Nhà đất- Đô thị (ĐCNĐ- ĐT) sẽ có văn bản trả lời cho từng phường để phường và gia đình hoàn thiện lại hồ sơ. + Cử cán bộ trong phòng ĐCNĐ- ĐT quận thuộc phường mình phụ trách xuống phường cùng với cán bộ địa chính phường rà soát, kiểm tra phân loại hồ sơ. + Ngay từ đầu năm các phường tiến hành rà soát, thống kê số hồ sơ chưa được cấp GCN mà các phường đã chuyển lên quận và Thành phố. Nếu hồ sơ đủ điều kiện sẽ được cấp GCN ngay trong thời gian gần nhất, nếu hồ sơ không đủ điều kiện phường xem xét giải quyết lại sau đó gửi cho phòng ĐCNĐ- ĐT quận nhanh chóng thụ lý cấp GCN. + Với các GCN Thành phố đã cấp nhưng bị sai sót, trả dân không nhận, UBND các phường thực hiện liệt kê danh sách trình UBND quận, phòng ĐCNĐ- ĐT tham mưu giúp UBND quận trình UBND Thành phố và Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất chỉnh sửa lại hoặc cấp mới cho dân. 1.2. Công tác cấp phép xây dựng: UBND quận Hoàn Kiếm đã thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn theo pháp luật hiện hành như: Quyết định số 45/1999/QĐ- UB ngày 4/6/1999 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành điều lệ tạm thời về quản lý xây dựng bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ Hà Nội; Quyết định 109/2001/QĐ- UB ngày 8/11/2001 ban hành quy định thủ tục xây dựng các công trình nhà ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Đề án số 1356/ĐA- UB ngày 31/12/2002 của UBND quận Hoàn Kiếm về việc tăng cường quản lý trật tự xây dựng trong khu Phố Cổ Hà Nội. Và kết quả thực hiện qua các năm được thể hiện trong Bảng 3 Bảng 3:Kết quả của công tác cấp phép xây dựng qua các năm (2002- 2004) Kết quả thực hiện Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1.Đãtiếp nhận 105 hồ sơ 123 hồ sơ 95 hồ sơ 2. Đã cấp 98 GP với diện tích sàn xây dựng = 13813,82m2 118 GP với diện tích sàn xây dựng= 12326,42m2 92 GP với diện tích sàn xây dựng = 9337,3m2 3.Còn lại 7 hồ sơ 5 hồ sơ 3 hồ sơ (Báo cáo công tác CPXD phòng ĐCNĐ- ĐT quận Hoàn Kiếm) Qua bảng trên ta thấy công tác cấp phép xây dựng luôn đảm bảo đúng quy trình và thời hạn theo quy định, nhanh chóng thụ lý hồ sơ và cấp phép cho những hồ sơ đủ điều kiện để tạo mọi thuận lợi cho nhân dân. Công tác giám sát sau khi cấp phép xây dựng cũng đã dần dần đi vào nề nếp đã làm giảm các vụ khiếu nại trong xây dựng, còn các hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép (có thể do dân làm thủ tục các hồ sơ chưa đủ, thiếu sót giấy tờ hoặc do trong quá trình thụ lý hồ sơ để cấp phép xảy ra hiện tượng đơn từ khiếu nại của các hộ dân liền kề với chủ hộ, cũng có thể do sai diện tích trong bản vẽ kỹ thuật, hoặc do công trình đang năm trong quy hoạch cần được bảo tồn...) thì phòng Địa chính Nhà đất và đô thị nhanh chóng gửi lại hồ sơ xuống phường và dân để kịp thời hoàn thành. 1.3. Công tác quản lý trật tự xây dựng: Do tiến độ tích cực của công tác cấp Giấy chứng nhận và cấp phép xây dựng cho nên công tác quản lý trật tự xây dựng cũng có những chuyển biến tích cực, UBND quận đã chỉ đạo kiện toàn về mặt tổ chức cán bộ trật tự xây dựng quận và tổ quản lý trật tự xây dựng các phường bao gồm cả 10 phường thuộc phạm vi Phố Cổ triển khai thực hiện Luật đất đai và xử lý vi phạm hành chính trong quản lý đất đai, xây dựng và triển khai quy trình kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn, tập trung giải quyết các đơn thư khiếu nại về xây dựng nhà đất. Do đó số vụ việc vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn khu Phố Cổ đã giảm hẳn qua các năm, nhiều vụ việc tồn đọng về tranh chấp, khiếu nại được tập trung giải quyết dứt điểm. Kết quả đạt được qua các năm như sau: Bảng 4: Kết quả đạt được của công tác quản lý TTXD qua các năm(2002- 2004) Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng số biên bản vi phạm 103 80 75 1.Sai phép 77 64 60 2.Trái phép 25 16 15 3.Không phép 1 0 0 (Báo cáo phòng Thanh tra quận Hoàn Kiếm) Ta thấy các công trình xây dựng sai phép và trái phép đã được hạn chế qua các năm, không còn tồn tại các công trình xây dựng không phép. Các công trình xây dựng vi phạm trên chủ yếu là ở các lớp nhà trong, ở những diện tích phụ và sai ở quy mô, độ cao, số tầng, mật độ, hình thức kiến trúc mặt tiền và chủng loại vật liệu xây dựng… mà không có trường hợp nào vi phạm nghiêm trọng. Các cấp chính quyền quản lý trật tự xây dựng trong khu Phố Cổ đã kiên quyết xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm đó nên đã hạn chế được rất nhiều việc xây dựng tuỳ tiện ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan và công tác quản lý bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội. 2. Công tác quản lý giao thông tĩnh, công trình cải tạo hành lang giao thông và giải phóng mặt bằng: * Công tác quản lý giao thông tĩnh: Thực hiện Quyết định số 07/1998/QĐ- UB ngày 5/5/1998 của UBND Thành phố về việc quản lý dịch vụ trông giữ xe đạp xe máy trên địa bàn Hà Nội; Quyết định số 63/2003/QĐ-UB ngày 14/5/2003 quy định quản lý và sử dụng vỉa hè lòng đường trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Đề án số 791/ĐA- UB ngày 6/8/2001 của UBND quận Hoàn Kiếm về việc tăng cường quản lý, sắp xếp các điểm trông giữ xe đạp, xe máy trên địa bàn Hoàn Kiếm thì UBND các phường phạm vi Phố Cổ cũng đã phối hợp với Công ty khai thác điểm đỗ xe của Sở Giao thông công chính kiểm tra, có quy hoạch sắp xếp điểm trông giữ xe đạp, xe máy và đã triển khai thực hiện và đạt kết quả qua các năm như sau: + Năm 2002 : 72 điểm + Năm 2003 : 34 điểm + Năm 2004 : 68 điểm Đặc biệt trong năm 2004 vừa qua đã phối hợp chặt chẽ với công ty khai thác điểm đỗ, UBND 10 phường đã cấp đổi gần 70 giấy phép cho các điểm trông giữ xe đạp, xe máy, trong đó có các điểm phục vụ tuyến phố văn minh thương mại và tuyến phố đi bộ. Việc triển khai thực hiện và thu được những kết quả khả thi trong việc bố trí các điểm trông giữ phương tiện giao thông đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững trật tự đô thị, đường thông hè thoáng, giải toả ách tắc giao thông, bảo vệ cảnh quan đường phố. Không những thế hàng tháng, hàng quý các phường phối hợp với các ngành Thanh tra giao thông công chính, Tài chính tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm minh các điểm trông giữ không thực hiện theo đúng quy định như: không sử dụng vé tài chính, không niêm yết giá, để xe lấn chiếm không còn chỗ cho người đi bộ, đã xử lý 938 vụ, phạt 18.860.000đ. Liên ngành công an thành phố, thanh tra giao thông công chính cùng lực lượng thanh tra UBND các phường đã đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm phục vụ cho tuyến phố văn minh thương mại cũng như tuyến phố đi bộ, giải toả vi phạm trật tự giao thông đô thị tạo các phường Hàng Buồm, Hàng Bồ, Cửa Đông…do tình trạng lấn chiếm vỉa hè kinh doanh buôn bán, làm bục bệ, cầu dẫn xe, mái che, mái vẩy gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị. * Công tác giải phóng mặt bằng: Công tác giải phóng mặt bằng tuy còn rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết nhưng trước mắt cũng đã đạt được một số kết quả khả thi góp phần vào bảo vệ giữ gìn các giá trị văn hoá lịch sử khu Phố Cổ liên quan đến việc dãn dân ra khỏi các khuôn viên trường học, các khu di tích, đình chùa hay di chuyển các hộ dân sống trong những ngôi nhà cổ có kiến trúc nghệ thuật cần được bảo tồn tôn tạo, hay những ngôi nhà quá cổ đang có nguy cơ sập gây nguy hiểm cho người dân. Cụ thể kết quả đạt được thể hiện: + Căn cứ vào công văn số 3256/UB- NNĐC ngày 20/10/2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc: Di dời các hộ dân ở trong khuôn viên đất trường học trên địa bàn Thành phố và công văn số 12/UB-NNĐC ngày 6/1/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc bố trí căn hộ tái định cư phục vụ di chuyển các hộ dân trong trường học; Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế các cán bộ của phòng Địa chính và Nhà đất đô thị quận đã xác định cụ thể số hộ, tên chủ hộ, vị trí, diện tích nhà đất họ đang sử dụng, cụ thể : 1. Trường THCS Ngô Sỹ Liên : 1 hộ ; diện tích: 24m2 2. Trường THCS Thanh Quan : 1 hộ ; diện tích: 44m2 3. TT GDTX Nguyễn Văn Tố : 3 hộ ; diện tích: 134m2 4. Trường tiểu học Phúc Tân : 2 hộ ; diện tích: 100m2 5. Trường tiểu học Hồng Hà : 1 hộ ; diện tích: 12m2 6. Trường tiểu học Trưng Vương : 2 hộ ; diện tích: 65m2 . Tổng số 10 hộ nằm trong khuôn viên trường học (tổng diện tích 379m2) đã làm ảnh hưởng không ít đến cảnh quan cũng như trật tự của môI trường sư phạm nên UBND Thành phố đã ra quyết định thu hồi toàn bộ diện tích trên để UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các chính quyền địa phương tổ chức di dời các hộ dân về khu tái định cư được UBND Thành phố bố trí, nhanh chóng ổn định cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. 3. Công tác phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch gắn liền với tuyến phố văn minh thương mại đô thị Quận Hoàn Kiếm được coi là trung tâm của Thành phố, các phường trong quận đang triển khai thật tốt công tác quản lý đô thị để quận thực sự trở thành trung tâm Thương mại- Dịch vụ- Du lịch (TM -DV- DL) của Thành phố. Và Phố Cổ đóng góp rất lớn vào việc phát triển TM- DV- DL bởi Phố Cổ có những điều kiện rất tốt và quan trọng cho sự phát triển, bao gồm 36 phố phường hoạt động kinh doanh buôn bán sầm uất, nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Đặc biệt trong năm 2004 vừa qua đã triển khai tuyến phố văn minh đô thị, tuyến phố đi bộ Hàng Đào- Đồng Xuân và thu được những kết quả rất khả quan : + Tuyến phố đi bộ được chính thức khai trương vào ngày 1/10/2004 chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ đô, với việc lựa chọn tuyến phố Hàng Đào- Hàng Ngang- Hàng Đường- Đồng Xuân là nhằm mục tiêu tôn vinh giá trị di sản, đi bộ trong không gian văn hoá, không gian đặc hữu của Phố Cổ Hà Nội. Tuyến phố đi bộ đã được triển khai vào các tối thứ 6, 7, và chủ nhật hằng tuần. Tuyến phố được hình thành nên người dân trong khu Phố Cổ cũng như khách du lịch trong và ngoài nước có điều kiện tham quan tìm hiểu, khám phá những nét văn hoá truyền thống của Thủ đô. Điều này được coi là thiết yếu vì nơi đây có nhiều di tích văn hoá vật thể và phi vật thể cần được trân trọng, hình thành tuyến phố đi bộ còn có thể tạo thêm tiềm năng về du lịch cho Hà Nội nói chung và cho Phố Cổ nói riêng. Khách du lịch trong và ngoài nước sẽ đổ về đây nhiều hơn, vì thế việc kinh doanh buôn bán của các thương nhân có nhiều điều kiện phát triển hơn. Không chỉ có vậy, khi tuyến phố đi bộ đầu tiên đã đi vào hoạt động, bao gồm phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường và Đồng Xuân đã góp phần phát triển dịch vụ đêm cho Phố Cổ với quy mô và nội dung phong phú của các hoạt động văn hoá văn nghệ dân gian, ẩm thực, trưng bày các sản phẩm văn hoá, chợ đêm Đồng Xuân với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, lụa tơ tằm...và đặc biệt là các món ăn nổi tiếng của người Tràng An,...từ đó thúc đẩy phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, các mặt hàng trong kinh doanh dịch vụ, các mặt hàng lâu đời mà nếp kinh doanh xưa đã có. Dạng chợ đêm du lịch vừa phù hợp với nhu cầu của người dân khu Phố Cổ lại vừa thu hút khách du lịch. Những con phố quanh chợ Đồng Xuân sẽ có thêm những quầy hàng lưu động bán thức ăn nhanh, đặc sản của các địa phương Miền Bắc, quà lưu niệm. Tiếp đó là các tour dạo phố ban đêm, sự lạ thường êm dịu của đêm Hà Nội với khu Phố Cổ chìm dần trong giấc ngủ, không một tiếng động với mặt Hồ Gươm sẫm đen, một thoáng hoa sữa nồng nàn…tất cả đều làm nên nét quyến rũ rất riêng của ban đêm Hà Nội mà thu hút không ít sự cảm nhận của du khách đã tới Phố Cổ. Không chỉ có thế ngu._. thu hồi đất của các hộ dân đang sinh sống trong các khuôn viên trường học, các di tích lịch sử, trụ sở làm việc đã có quyết định thu hồi đất của UBND quận. - Thực hiện chương trình 09/ CTr- TU của Thành uỷ Hà Nội, triển khai, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các phường trong việc tổ chức rà soát, thống kê nhà ở dột nát, nhà hư hỏng xuống cấp trong tháng 6 trình UBND Thành phố. - Tiếp tục rà soát các địa điểm sử dụng đất sai mục đích của các đơn vị, các hộ dân cư đang ở trong các khu di tích lịch sử, trường học...các nhà chung cư, số nhà đông hộ đã xuống cấp nghiêm trọng để quận có phương án sắp xếp sử dụng có hiệu quả. 2.3. Công tác quản lý trật tự đô thị - vệ sinh môi trường - Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch số 42/KH- UB của UBND thành phố Hà Nội về một số nhiệm vụ trọng điểm về cải thiện môi trường xã hội trong năm 2004- 2005 tập trung vào 4 lĩnh vực: vệ sinh công cộng, trật tự công cộng, giao thông đô thị và tệ nạn xã hội. - Triển khai dự án cải tạo nâng cấp tuyến phố đi bộ góp phần nâng cao chất lượng tuyến phố đi bộ Hàng Đào- Đồng Xuân. - Duy trì tốt các tuyến phố Văn minh đô thị đã có và tiếp tục triển khai xây dựng tiếp 17 tuyến phố văn minh đô thị mới theo quy hoạch chung của quận. - Xoá bỏ triệt để các điểm chợ cóc, chợ tạm, chống tái họp chợ tại các khu vực khác. Đẩy mạnh kế hoạch xây dựng, cải tạo hệ thống chợ và chỉnh trang các công trình nhà ở và cơ quan trên các tuyến phố đi bộ cũng như các tuyên phốvăn minh đô thị. - Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh và gìn giữ trật tự công cộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự đô thị, an toàn giao thông, không ngừng nâng cao chất lượng môi trường, đạt được mục tiêu đề ra " Đường thông, hè thoáng, xanh, sạch đẹp" để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng khách du lịch. - Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, phát động toàn dân và các tầng lớp xã hội, chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm phòng ngừa các tệ nạn xã hội nhất là các tệ nạn về ma tuý, gái mại dâm, và các cửa hàng dịch vụ đêm kinh doanh bất hợp pháp.... 3. Những nhiệm vụ chủ yếu - Tăng cường công tác tuyên truyền giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội nhằm nâng cao ý thức trân trọng, bảo vệ giá trị khu Phố Cổ, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các giá trị của tinh hoa dân tộc thể hiện ở những phố nghề, lễ hội, giao lưu văn hoá cũng như nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa thực tiễn của việc bảo tồn các giá trị lịch sử của khu Phố Cổ trong cán bộ lãnh đạo, Đảng viên và toàn bộ nhân dân. - Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ, phát huy giá trị lịch sử khu Phố Cổ với các quy hoạch, kế hoạch, phát triển kinh tế xã hội khu Phố Cổ. Xác định bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ vừa là mục tiêu vừa là giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Phố Cổ nói riêng và quận Hoàn Kiếm nói chung. - Chủ động điều tra, khảo sát, thống kê, đề xuất các giá trị vật thể và phi vật thể cần bảo tồn lưu giữ và phát huy trong giai đoạn 2005-2010. - Điều tra, khảo sát và xây dựng kế hoạch các dự án cải tạo nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng trong khu Phố Cổ. Phấn đấu tới năm 2010 cơ bản giải phóng xong các hộ dân hiện đang ở trong các di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng và dự kiến xếp hạng trong thời gian tới (dự kiến có khoảng 105 hộ dân cần phải giải toả). - Thực hiện tốt công tác cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy định. Những vụ việc sai trái vi phạm trong khu Phố Cổ các thời kỳ trước đây nếu không có tranh chấp khiếu kiện có thể tạm thời cho tồn tại như nguyên trạng với điều kiện phải thực hiện việc cải tạo chỉnh trang khi có quy hoạch chi tiết bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ tại khu vực. - Chủ động xây dựng kế hoạch kiến nghị với Sở Giao thông công chính, UBND Thành phố thực hiện hoặc phân cấp cho quận thực hiện việc cải tạo đồng bộ cơ sở hạ tầng khu Phố Cổ từ nay đến 2010. Trong đó tập trung giải quyết sớm việc ngầm hoá các rãnh thoát nước nổi trên hè đường, góp phần thúc đẩy việc xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị, đảm bảo trật tự vệ sinh môi trường khu Phố Cổ. Phấn đấu đến năm 2010: 70% các tuyến phố trong Phố Cổ đạt tiêu chí văn minh đô thị (hiện có 17/76 tuyến phố đang xây dựng Tuyến phố văn minh đô thị Phố Cổ). - Tiếp tục nâng cao chất lượng quản lý và hoạt động của Chợ đêm Đồng Xuân. Đầu tư, quản lý, khai thác có hiệu quả tuyến phố đi bộ kết hợp phát triển thương mại Hàng Đào- Đồng Xuân từng bước mở rộng cả về không gian và thời gian hoạt động của tuyến phố đi bộ. Triển khai xây dựng các phố chuyên doanh... gắn với các phố nghề. - Xây dựng mô hình tổ chức quản lý các di tích lịch sử văn hoá tín ngưỡng tôn giáo đã được xếp hạng tại các phường đảm bảo chặt chẽ và có điều kiện để phát huy các địa điểm di tích các lễ hội truyền thống trong khu Phố Cổ với việc phát triển du lịch dịch vụ thương mại của Phố Cổ, quận Hoàn Kiếm và của cả Thành phố Hà Nội. - Chủ động, tích cực nghiên cứu đề xuất chính sách thực hiện giãn dân khu Phố Cổ và triển khai dự án xây dựng nhà ở phục vụ giãn dân theo quy hoạch đã được UBND thành phố phê duyệt tại khu đô thị mới Việt Hưng quận Long biên. - Chủ động phối hợp với Ban quản lý Phố Cổ Hà Nội và các đơn vị có liên quan để lập dự án và triển khai thí điểm tôn tạo một ô Phố Cổ theo chỉ đạo của Thành phố. 4. Yêu cầu - Cần xây dựng các giải pháp quản lý đồng bộ, chặt chẽ, cơ chế chính sách phù hợp để xã hội hoá các công tác bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ. Làm sao để mỗi người dân sống trong khu Phố Cổ ý thức được trách nhiệm, quyền lợi khi đầu tư tu bổ những ngôi nhà theo những thiết kế phù hợp kiến trúc cổ và hài hoà với không gian vốn có của đô thị cổ này. - Để đảm bảo cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội có bước phát triển mới thì yêu cầu các nhà quản lý phải nắm vững các quy luật, tìm ra phương thức, hoạch định chiến lược, thống nhất quan niệm, phương thức thực hành trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá để giải quyết các vấn đề đang nổi cộm và phải có hệ thống các giải pháp, biện pháp cụ thể và có hiệu quả. 5. Tiến độ thực hiện Để thực hiện mục tiêu yêu cầu trên tiến độ thực hiện được chia thành các mốc thời gian như sau: 5.1. Năm 2005 - Tập trung nghiên cứu cho công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục về mục đích ý nghĩa, giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ. - Nghiên cứu xây dựng cơ chế triển khai thực hiện đầu tư nâng cấp các công trình hạ tầng, nhà ở, công trình di tích lịch sử văn hoá. Khai thác có hiệu quả tuyến phố đi bộ kết hợp phát triển thương mại Hàng Đào- Đồng Xuân từng bước mở rộng và không gian và thời gian. Triển khai xây dựng các phố chuyên doanh... gắn với các phố nghề. 5.2. Giai đoạn 2006- 2008 Triển khai thực hiện các dự án đã được phê duyệt. Tiến hành thực hiện mô hình phố nghề, phố kinh doanh phường hội. Xây dựng mô hình ttỏ chức quản lý các di tích lịch sử văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo đã được xếp hạng tại các phường đảm bảo chặt chẽ và có điều kiện để phát huy các địa điểm di tích các lễ hội truyền thống trong khu Phố Cổ với việc phát triển du lịch dịch vụ thương mại quận và Thành phố. 5.3. Giai đoạn 2009 - 2010 - Tăng cường phát huy mọi nguồn lực để phát huy di tích đặc sắc của phu Phố Cổ Hà Nội tạo thêm thế mạnh cho sự phát triển của Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chuẩn bị cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. - Việc triển khai thực hiện từng năm sẽ được đánh giá những mặt đã làm được, những mặt tồn tại và đề ra các nhiệm vụ cụ thể trong năm tiếp. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÔ THỊ NHẰM BẢO TỒN TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HOÁ KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI 1. Tăng cường công tác quản lý khu Phố Cổ Hà Nội 1.1. Về hạ tầng đô thị - Khẩn trương ngầm hoá các tuyến đường dây điện và dây thông tin các loại và cải tạo hệ thống đèn chiếu sáng cho phù hợp với cảnh quan khu Phố Cổ. - Cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông trong khu vực Phố Cổ (cải tạo hè đường, lòng đường, rãnh thoát nước…); cần bố trí các bãi để xe hợp lý đồng thời với việc tổ chức hoàn thiện giao thông trong khu vực (chiều đi trong mỗi tuyến phố, giới hạn về phương tiện giao thông, quy định thời gian giao thông cho từng loại phương tiện trong ngày) để phù hợp với đặc trưng riêng của khu Phố Cổ trong đó có các tuyến phố văn minh thương mại, tuyến phố đi bộ… 1.2. Về công tác quản lý trật tự xây dựng Để công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị ngày một đi vào nền nếp, giải quyết tận gốc tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị thì UBND quận, UBND các phường thuộc Phố Cổ, cũng như các ngành liên quan phải tăng cường các biện pháp, chế tài xử lý cũng như các cơ chế, chính sách một cách đồng bộ hơn tránh để kéo dài tình trạng một số bộ phận người dân coi thường pháp luật. Các biện pháp cần thực hiện trước mắt cụ thể như: - Nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ cụ thể như kết hợp giữa UBND các phường, Thanh tra xây dựng, phòng Tài nguyên môi trường- Nhà đất và các cơ quan ban ngành của Thành phố (như Ban quản lý Phố Cổ Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở xây dựng Hà Nội...), cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ trong công tác cấp Giấy phép xây dựng và giám sát việc thi công xây dựng đúng giấy phép, kiểm tra thực địa xác minh nguồn đất phải đảm bảo tính khách quan và chính xác. - Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp Uỷ Đảng và trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn khu Phố Cổ Hà Nội. - Phải có những cải cách hành chính hữu hiệu về thời gian, thủ tục cụ thể như sau: + Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất, cải tiến hơn nữa việc thụ lý cấp phép xây dựng, thẩm định thiết kế kỹ thuật- tổng dự toán các công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách của UBND quận Hoàn Kiếm trên địa bàn khu vực Phố Cổ. Phải có những cải cách hành chính hữu hiệu về thời gian thủ tục để các công trình xây dựng trong khu Phố Cổ đáp ứng được 2 tiêu chí cơ bản: bảo tồn tôn tạo các kiến trúc cổ theo các quy định hiện hành và đảm bảo chất lượng đời sống của nhân dân + Sau khi chủ đầu tư đã có Giấy phép xây dựng và tổ chức tiến hành thi công công trình thì việc tổ chức thực hiện quản lý giám sát xây dựng phải có sự phối kết hợp đồng bộ của UBND phường, phòng Địa chính Nhà đất- đô thị quận, Ban quản lý Phố Cổ Hà Nội. Thanh tra xây dựng cũng phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng tới từng cá nhân phụ trách từng phần việc để lấy đấy làm căn cứ kiểm điểm, rút kinh nghiệm khi có vụ việc xảy ra. + Sau khi hoàn thiện công trình chủ đầu tư xây dựng phải lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng có xác nhận của UBND phường, phòng Địa chính Nhà đất và Ban quản lý Phố Cổ, công trình xây dựng đúng giấy phép thì mới có giá trị để đăng ký quyền sở hữu nhà. - Tổ chức chấn chỉnh, kiện toàn lực lượng quản lý trật tự xây dựng đô thị tại các phường thuộc phạm vi Phố Cổ. Hoàn thiện và bổ sung quy chế làm việc của Đội quản lý trật tự xây dựng- đô thị và tổ công tác quản lý trật tự xây dựng- đô thị ở các phường, chịu trách nhiệm chính trong việc phát hiện, triển khai biện pháp ngăn chặn, xử lý các vi phạm, xử lý nghiêm minh và kịp thời các vi phạm theo đúng các quy định hiện hành. - Sắp xếp biên chế và cân đối lại lực lượng quản lý trật tự xây dựng- đô thị ở cấp phường cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu và nhiệm vụ được giao. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý trật tự xây dựng- đô thị bằng việc rèn luyện đạo đức tác phong, tăng cường trách nhiệm và kỷ luật công tác, thường xuyên bồi dưỡng và bổ sung kiến thức về pháp luật, về quản lý Nhà nước, về trình độ chuyên môn, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ kịp thời, chính xác và có hiệu quả. - Đưa công tác quản lý trật tự xây dựng- đô thị thành một nội dung công tác trọng tâm khi đánh giá kết quả thi đua khen thưởng thành tích quản lý, thực hiện các nhiệm vụ công tác vào dịp 6 tháng, cuối năm của quận đối với Đảng Uỷ và UBND các phường. 1.3. Công tác giải phóng mặt bằng: - Đối với những hộ dân còn đang trong các khuôn viên của trường học, của đình chùa, các khu di tích, danh lam thắng cảnh....thì UBND của các phường cần phối hợp với phòng Địa chính Nhà đất- Đô thị của quận và UBND Thành phố nhanh chóng giải quyết bằng một số giải pháp như : + Gắn các hộ dân với thực hiện các dự án cải tạo, xây dựng trường học, bố trí nhà tái định cư hoặc đất giãn dân, thành lập Hội đồng Giải phóng mặt bằng, thực hiện theo đúng quy trình quy định. + Đối với những gia đình sống trong khuôn viên trường học thì chính quyền địa phương và Ban quản lý Phố Cổ cũng như hội đồng giải phóng mặt bằng cần phối hợp với Sở Giáo dục- Đào tạo đưa ra một số phương án giải quyết như: có thể xem xét bán nhà theo quỹ nhà 50% cho các hộ, để các hộ này tự nguyện giải toả lại đất đang sử dụng cho trường. Đối với các khu tập thể của trường học đã tách riêng với khuôn viên trường nếu phù hợp với quy hoạch thì có thể làm thủ tục bán nhà. + Đối với những hộ dân sống và làm việc gắn liền với các ngành nghề thủ công truyền thống khi giãn dân phải kết hợp với việc tạo việc làm, duy trì ngành nghề sản xuất truyền thống đó. + Tranh thủ quỹ hỗ trợ nhà tái định cư của quận, Thành phố khuyến khích vận động các hộ dân tự di chuyển với những chính sách đền bù thoả đáng. 1.4. Công tác quản lý giao thông tĩnh, phát triển TM - DV - DL gắn với tuyến phố văn minh, tuyến phố đi bộ : - Các nhà quản lý và các nhà quy hoạch, giữa các Sở ngành, giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành với chính quyền địa phương khu Phố Cổ phối hợp chặt chẽ với nhau để phát huy sự hoạt động của các dịch vụ đêm tại tuyến phố đi bộ, bởi những hoạt động về đêm được phát triển theo đúng quy hoạch và tuân theo điều kiện nhất định sẽ đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế và việc làm đáp ứng nhu cầu lớn của du khách du lịch tại các khu phố lớn, đông dân cư và nhiều khách du lịch tham quan. Chính vì vậy, cần có biện pháp kéo dài thời gian hoạt động của đô thị bởi vì kéo dài thời gian hoạt động không những tạo thêm sức sống cho khu Phố Cổ mà còn tăng khả năng kinh doanh của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm truyền thống, văn hoá ẩm thực của người Tràng An, hấp dẫn khách du lịch tại các phố Hàng Chiếu, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Lược, Đồng Xuân, là các phố trung tâm, buôn bán sầm uất của Phố Cổ. Nhưng điều quan trọng là các nhà quản lý và các nhà quy hoạch phải tìm ra được sự duy hoà giữa nhu cầu phát triển và sự tôn trọng không gian sống của người dân, không thể để song song tồn tại một chợ đêm ồn ào giữ một khu dân cư cần sự yên tĩnh vào ban đêm. Vì thế cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ngành, giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành với chính quyền địa phương thì hoạt động về đêm mới có hiệu quả và đúng với ý nghĩa du lịch đêm. - Cần có các biện pháp cụ thể phát triển sản phẩm du lịch, tạo ra nhiều nét đặc sắc, phong phú thu hút khách du lịch tham quan như: + Tour du lịch thăm Phố Cổ bằng xe xích lô đã được tân trang, nâng cấp để chở khách du lịch thong dong ngắm nhìn Phố Cổ vừa là sáng kiến tuyệt vời, tạo ra một sản phẩm du lịch hấp dẫn, mới lạ lại vẫn giữ được nét truyền thống và được khách du lịch đánh giá cao. + Các doanh nghiệp du lịch cần cố gắng biến những nét độc đáo của Hà Nội như phố nghề, làng nghề, như tiếng ca trù, làn điệu quan họ dân ca, hét chèo, văn hoá ẩm thực, những món quà lưu niệm đầy "chất Hà Nội " thành những điểm nhấn quan trọng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. - Tại lòng đường trên các tuyến phố đi bộ cần bố trí sắp xếp hợp lý các sạp hàng kinh doanh các mặt hàng phục vụ du khách. Trong thời gian tuyến phố đi bộ hoạt động nghiêm cấm tổ chức bán hàng ăn uống và chỉ tổ chức tại các tuyến phố ẩm thực hay khuôn viên chợ Đồng Xuân. Kiểm tra sát sao các hộ kinh doanh phải đảm bảo tiêu chí văn minh thương mại.Tăng cường chỉ đạo thuờng xuyên, chặt chẽ các cơ quan chức năng để từng bước nâng cao chất lượng của các tuyến phố đi bộ và Chợ đêm Đồng Xuân. - Xây dựng quy hoạch các ngành nghề trong sản xuất, các mặt hàng trong kinh doanh dịch vụ. Ưu tiên ngành nghề thủ công truyền thống, các mặt hàng lâu đời mà nếp kinh doanh xưa đã có. - Xây dựng chế độ chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân, các người thợ, các hộ kinh doanh hoạt động theo quy hoạch trong các ngành nghề truyền thống, các ngành nghề có nguy cơ mất đi bằng các giải pháp đặc thù như: đăng ký kinh doanh, hỗ trợ vốn, liên doanh liên kết và ưu đãi thuế... nhằm tạo ra triển vọng cho những ngành nghề đang bị mai một. - Khuyến khích các lễ hội (hội nghề, hội làng xóm, lễ hội kỷ niệm các danh nhân...) theo quy chế quy định. Tuyên truyền động viên các tầng lớp nhân dân trong khu Phố Cổ gìn giữ bản sắc tốt đẹp, các truyền thống gia đình, các nếp sống thanh lịch. Khuyến khích và nhân rộng các hoạt động văn hoá tín ngưỡng lành mạnh. Lập kế hoạch, tổ chức các ngày lễ hội, giỗ Tổ ngành nghề kết hợp với hoạt động sinh hoạt cộng đồng. 2. Công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội Để Hà Nội ngày càng đẹp hơn trong mắt chính người dân Việt Nam và cả du khách nước ngoài đến Hà Nội tham quan thì vấn đề tôn tạo, trùng tu khu Phố Cổ đang là vấn đề xã hội đáng quan tâm. Hơn nữa, sự kiện Phố Cổ Hà Nội được xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia là một cơ hội pháp lý tốt để các cấp, ban, ngành triển khai việc tôn tạo. Việc tôn tạo khu Phố Cổ phải gắn liền với điều kiện dân sinh vì chính người dân là người trực tiếp sống và kinh doanh tại đó. Bên cạnh đó, việc lựa chọn khu phố nào dành cho người dân đi bộ, đường dành cho xe điện chạy qua và phố dành để phát triển du lịch cần phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đặt ra một cách tổng quan ngang tầm vĩ mô, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ban ngành. Vì thế, hiện nay công việc trước mắt của quận Hoàn Kiếm và các ban ngành liên quan (đặc biệt là ngành giao thông công chính) là phải tổ chức phân luồng giao thông, sắp xếp giao thông tĩnh, tổ chức kinh doanh, chỉnh trang tuyến phát huy đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh thương mại và tôn vinh giá trị lịch sử văn hoá Phố Cổ Hà Nội. Để làm được điều đó cần phải có các giải pháp: - Phát huy nội lực, xã hội hóa công tác bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ, nâng cấp nhận thức và cuốn hút người dân tham gia tích cực trong công tác bảo tồn tôn tạo di sản Phố Cổ Hà Nội. - Tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo của cơ quan cấp trên như Chính Phủ, UBND Thành phố Hà Nội để có quỹ đất thực hiện dự án dãn dân Phố Cổ, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các quận huyện bạn và các tổ chức quốc tế để tạo thêm nguồn lực kinh phí để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và duy tôn các công trình di tích lịch sử văn hoá kiến trúc cổ. - Đầu tư cải tạo thí điểm một ô Phố Cổ (Hàng Bạc- Mã Mây- Lương Ngọc Quyến- Tạ Hiền) theo quyết định số 4023/QĐ- UB ngày 11/7/2003 của UBND Thành phố Hà Nội để làm nhân tố thúc đẩy công tác bảo tồn tôn tạo di sản. - Triển khai thực hiện các chương trình của UBND Thành phố Hà Nội như di chuyển các hộ dân ra khỏi đình đền, di tích lịch sử, dự án giãn dân Phố Cổ. Thực hiện chương trình bảo tồn tôn tạo các giá trị di sản kiến trúc trong khu Phố Cổ Hà Nội và nâng cao điều kiện sống cho người dân; chương trình bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di sản phố nghề truyền thống, chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân xã hội hoá công tác bảo tồn tôn tạo di sản. - Lập và triển khai các chương trình về bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị văn hoá lịch sử Phố Cổ trong đó chú trọng đến các di tích có giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể. Tăng cường sưu tầm, tập hợp, bảo lưu, nghiên cứu giới thiệu qua các cuộc triển lãm, các phòng trưng bày về các giá trị lịch sử văn hoá vật thể, phi vật thể của Phố Cổ Hà Nội nhằm tạo nên lòng tự hào về giá trị lịch sử văn hoá, ý thức gìn giữ, bảo vệ di sản văn hoá trong mỗi người dân Phố Cổ. - Đẩy mạnh hợp tác, giao lưu văn hoá giữa các vùng, miền trong nước và các nước bạn bè trong khu vực cũng như trên thế giới để học hỏi tinh hoa văn hoá nhân loại. - Xây dựng mô hình tổ chức quản lý các di tích lịch sử văn hoá tín ngưỡng tôn giáo đã được xếp hạng tại các phường, đảm bảo chặt chẽ và có điều kiện để phát huy các địa điểm di tích các lễ hội truyền thống trong khu Phố Cổ với việc phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại của quận và Thành phố. - Lập quỹ tạo nguồn ngân sách hỗ trợ phục hồi và phát triển cho các ngành nghề thủ công truyền thống: Tiến hành sản xuất thử theo cách thức truyền thống kết hợp với các địa điểm giới thiệu sản phẩm du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển lâu dài. Sau đó triển khai giới thiệu, quảng bá để tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm. 3. Công tác tuyên truyền - Tăng cường công tác phát thanh tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng về chùa các giá trị lịch sử văn hoá kiến trúc khu Phố Cổ để nâng cao ý thức trân trọng, bảo vệ khu Phố Cổ, xã hội hoá công tác bảo tồn tôn tạo di sản. - Phổ biến các văn bản pháp luật hiện hành về công tác bảo tồn tôn tạo, công tác quản lý và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ đến mọi tầng lớp nhân dân. IV. KIẾN NGHỊ Để công tác quản lý đô thị được thực hiện tốt, phát huy được gía trị văn hoá lịch sử Phố Cổ Hà Nội, tôi xin đóng góp một số kiến nghị sau: 1. Đề nghị các cơ quan cấp trên như UBND Thành phố Hà Nội, các cấp Uỷ Đảng quan tâm chỉ đạo các ngành đồng bộ tham gia sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử khu Phố Cổ Hà Nội. 2. Đề nghị UBND Thành phố Hà Nội hoàn chỉnh các cơ sở pháp lý để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý, giải quyết các vấn đề bất cập chưa hợp lý trong công tác bảo tồn tôn tạo và cải thiện đời sống sinh hoạt của nhân dân trong khu Phố Cổ. 3. Đề nghị UBND Thành phố phân cấp việc quản lý cấp Giấy phép xây dựng trong khu vực Phố Cổ vào một đầu mối, cụ thể là đưa nhà thuộc sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước và các dạng sở hữu khác về cùng một cơ quan quản lý cấp Giấy phép xây dựng để việc theo dõi, quản lý, giám sát các công trình xây dựng ngày càng có hiệu quả hơn. 4. Đề nghị UBND Thành phố ưu tiên kinh phí dành cho UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện các dự án bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ Hà Nội. 5. Đề nghị UBND Thành phố sớm bàn giao cho UBND quận Hoàn Kiếm khu đất Việt Hưng để thực hiện được dự án giãn dân khu Phố Cổ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ Hà Nội để Phố Cổ Hà Nội xứng đáng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. 6. Đề nghị Sở Giao thông công chính phối hợp với các ngành liên quan trong quận cũng như các cấp phường nhanh chóng đưa ra các biện pháp nhằm phân luồng giao thông có hiệu quả hơn cho tuyến phố đi bộ, tránh hiện tượng ùn tắc như hiện nay. 7. Đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phải cố gắng hơn nữa trong việc tăng số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm dịch vụ để phục vụ cho tuyến phố đi bộ, chợ đêm Đồng Xuân đáp ứng nhu cầu của khách tham quan du lịch. 8. Đánh giá đúng mức vai trò của cấp phường và tổ dân phố, các tổ chức đoàn thể, đoàn thanh niên, các tổ chức hội (hội phụ nữ, hội cựu chiến binh),... vì đây là các tổ chức gần dân nhất, dễ tuyên truyền vận động, theo dõi sát sao, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trật tự trên địa bàn khu Phố Cổ ảnh hưởng đến công tác quản lý đô thị cũng như công tác bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ Hà Nội. 9. Nâng cao trình độ dân trí tại các phường để từng người dân sống và làm việc theo pháp luật, có được lối sống văn minh đô thị, giữ được nét truyền thống hào hoa thanh lịch của con người Tràng An. 10. Thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp nhằm đạt được hệu quả cao nhất cho công tác quản lý từ đó mới phát huy được giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ. KẾT LUẬN Di sản văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, ngưng đọng những giá trị đích thực của quá trình sáng tạo văn hoá, là những biểu hiện khách quan của truyền thống lịch sử và đặc thù của dân tộc và địa phương. Di sản văn hoá chính là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của một dân tộc. Dân tộc nào giữ được vốn di sản văn hoá phi vật thể của mình là dân tộc đó mãi mãi trường tồn và phát triển, còn di sản văn hoá vật thể tạo nên bộ mặt hữu hình độc đáo, đa dạng của bản sắc văn hoá dân tộc. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá, nó đương nhiên trở thành một xu hướng tất yếu của lịch sử, một vấn đề lớn trong sự phát triển nhân loại trên tất cả các lĩnh vực trong đó bao gồm cả lĩnh vực văn hoá. Ở lĩnh vực này, xu thế toàn cầu hoá thể hiện rất rõ trong quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá, trong mối quan hệ đa chiều về văn hoá. Sự giao lưu hoà nhập này tạo cho nhân dân trong nước tiếp thu được những nhân tố tích cực, những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Nhưng hoà cùng với nó là tốc độ đô thị hoá diễn ra quá nhanh, đặc biệt là Việt Nam, các biện pháp đưa ra không kịp thời, không theo quy hoạch, ý thức người dân lại chưa cao đã khiến cho cảnh quan đô thị cũng như các nhân chứng của lịch sử, của bản sắc dân tộc bị dần dần đánh mất giá trị. Trong những năm gần đây, nhận thức rõ được tầm quan trọng cũng như thấy được những mặt trái của quá trình đô thị hoá, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những biện pháp tăng cường công tác quản lý đô thị có định hướng, có quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng thể và thông qua đó mà nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị cũng được bảo tồn tôn tạo và phát huy đúng giá trị của nó, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Ngày nay, cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, của xã hội, Hà Nội đang từng ngày biến đổi trở thành một thành phố văn minh hiện đại nhưng vẫn lưu giữ được nhiều công trình lịch sử văn hoá, các di sản kiến trúc hàng nghìn năm trước. Vẻ đẹp của Hà Nội chính là sự kết hợp hài hoà giữa cổ kính và hiện đại. Và Phố Cổ trở thành một phần không thể thiếu được trong linh hồn của ThăngLong ngàn năm văn hiến, nhắc đến Hà Nội không thể không nhắc đến Phố Cổ. Thế nhưng, do phải đối mặt với xu hướng phát triển đô thị trong nền kinh tế thị trường,'' hồn " Phố Cổ phần nào đó dần dần bị mai một, dần dần đánh mất mình nếu các ban ngành không kịp thời đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm bảo vệ, gìn giữ. Tuy thế, cho đến nay Phố Cổ Hà Nội vẫn ẩn chứa trong mình nhiều giá trị lịch sử văn hoá được chuyển tải qua những công trình, di tích và các hoạt động truyền thống. Chính vì vậy mà công tác quản lý đô thị, công tác bảo tồn tôn tạo cần được quan tâm chú trọng hàng đầu, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hoá vốn có của Phố Cổ Hà Nội. Nó chính là hành trang, sợi dây xuyên suốt và gắn kết cộng đồng bao bọc với các giá trị vật thể đã tạo nên ngôn ngữ riêng cùng sự giao thoa của các nền văn hoá. Duy trì và phát huy giá trị tinh thần, giá trị vật chất mãi mãi là nền tảng cơ bản để tạo dựng"hồn" đô thị Phố Cổ nói riêng và đô thị Hà Nội nói chung. Quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội là một nhiệm vụ to lớn và vô cùng có ý nghĩa, đòi hỏi sự nỗ lực lớn lao của các cấp, ban, ngành từ trung ương đến địa phương và từ mỗi người dân, đặc biệt là những người dân sống trong khu Phố Cổ. Bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ Hà Nội sẽ góp phần gìn giữ di sản Thăng Long ngàn năm văn hiến và góp phần xây dựng Thủ đô tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Làm tốt công tác quản lý đô thị cũng như công tác bảo tồn tôn tạo thì Phố Cổ mới xứng đáng với danh hiệu Di tích lịch sử Quốc gia vừa được đón nhận và có quyền hi vọng được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới trong một ngày không xa, để Thăng Long Hà Nội thực sự trở thành nơi lắng đọng hồn dân tộc, nơi hội tụ khí thiêng sông núi, nơi kết tinh và toả sáng văn hoá Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu về đề tài này, không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp những ý kiến, đánh giá quý báu của các thầy cô, các cán bộ chuyên viên tại đơn vị thực tập và các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này. Một lần nữa, em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình của cô giáo Trần Dương Ngân, các cán bộ phòng Địa chính Nhà đất và đô thị quận Hoàn Kiếm đã chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS Nguyễn Đình Hương- TH.S Nguyễn Hữu Đoàn, Giáo trình Quản lý đô thị, 2003, NXBGD- HN. 2. TS. Phạm Trọng Mạnh, Quản lý đô thị, 2002, NXBXD- HN 3. TS. Lưu Minh Trị, Tìm trong di sản văn hoá Việt Nam, Thăng Long- Hà Nội, 2002, NXBVHTT- HN 4. TS. Nguyễn Phú Trọng, Phát huy hào khí Thăng Long- Hà Nội, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu mạnh, 2002, NXBVHTT- HN 5. TS. Đàm HoàngThụ, Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá ở nước ta hiện nay, 1998, Viện VH NXBVHTT 6. Luật di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành, 2003, NXBCTQG- HN. 7. Luật bảo vệ môi truờng, 2001, NXBCTQG- HN. 8. Báo cáo tổng hợp kết quả công tác quản lý đô thị quận Hoàn Kiếm qua các năm 2002- 2004 của phòng Địa chính Nhà đất- Đô thị quận Hoàn Kiếm Hà Nội. 9. Chuyên đề về công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử văn hoá Phố Cổ Hà Nội của Ban quản lý Phố Cổ, 2004. 10. Các văn bản pháp luật khác có liên quan của các sở, ban, ngành. 11. Các tạp chí : + Tạp chí xây dựng tháng 1/2002; 7/2003; 10,11,12/2004 + Tạp chí Văn học nghệ thuật số 6,7,11,12/2004 + Tạp chí Hà Nội xưa và nay tháng 2,3 / 2005 + Tạp chí quy hoạch xây dựng số 11( 5/2003) + Tạp chí du lịch số 7,9 ( tháng7/2004) 12. Các báo: Kinh tế đô thị, Thời báo kinh tế, Nhân dân, Hà Nội mới, Du lịch, Văn học nghệ thuật, Báo truyền hình Hà Nội . 13. Các trang website: www. ktdt.com.vn www.hanoimoi.com www.monre.gov.vn www.vnn _vn.net www.laodong.com www.civet.net DANH MỤC VIẾT TẮT UBND : Uỷ ban nhân dân TM- DV- DL : Thương mại- dịch vụ- du lịch CNH- HĐH : Công nghiệp hoá- hiện đại hoá GPMB : Giải phóng mặt bằng GCN : Giấy chứng nhận CSHT : Cơ sở hạ tầng CPXD : Cấp phép xây dựng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Kết quả cấp GCN qua các năm (2002- 2004) 27 Bảng 2 : Kết quả cấp GCN biển số nhà năm (2002- 2004) 27 Bảng 3 : Kết quả của công tác CPXD các năm (2002- 2004) 28 Bảng 4 : Kết quả đạt được của công tác quản lý trật tự xây dựng qua các năm (2002- 2004) 29 Bảng 5 : Kết quả thực hiện công tác vệ sinh môi trường qua các năm (2002- 2004) 38 MỤC LỤC Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36217.doc
Tài liệu liên quan