Thực trạng và giải pháp phát triển và phát huy vai trò của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển và phát huy vai trò của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay: ... Ebook Thực trạng và giải pháp phát triển và phát huy vai trò của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển và phát huy vai trò của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PhÇn më ®Çu: 1.Tính cấp thiết của đề tài Để hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam chủ động hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Và ngày 07/11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ hội mở ra đối với nền kinh tế là to lớn, nhưng thách thức cũng không nhỏ, đặc biệt là mức độ và tính chất cạnh tranh trong cơ chế kinh tế thị trường ngày càng trở nên gay gắt và phức tạp hơn. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương hình thành các tập đoàn kinh tế trong các lĩnh vực có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả Trên thế giới các tập đoàn kinh tế(TĐKT) đã được hình thành từ cuối thế kỷ XIX và ngày càng phát triển mạnh về số lượng, tạo nên những cơ sở vật chất quan trọng cho việc nâng cao tiềm lực kinh tế và ảnh hưởng ngày càng lớn đến sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm tập đoàn kinh tế mới chỉ được nhắc đến nhiều trong thập niên cuối của thế kỷ trước.V ì v ậy, tập đoàn kinh tế nước ta còn nhiều mặt yếu kém chưa chứng tỏ được tính ưu việt của tập đoàn so với các doanh nghiệp kh ác.Chính vì lẽ đó việc nghiên cứu bản chất, đặc đ ểm, điều kiện hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế cũng như thực trạng các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm phát triển và phát huy vai trò của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam là hết sức cần thiết. 2. Một số công trình nghiên cứu có liên quan - “Doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”- TS. Trần Đăng Tuất (NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) - “Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại” - PGS.TSKH Vũ Huy Từ (NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) -“ Tập đoàn kinh tế - Lý luận và Kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam” - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( NXB Giao thông vận tải, năm 2005) 3. Phương pháp tiếp cận - Tiếp cận nội quan và ngoại quan - Tiếp cận cá biệt và so sánh - Tiếp cận lịch sử và logic - Tiếp cận phân tích và tổng hợp 4. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng tổng hợp các phương pháp - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích và tổng hợp 5. Bè côc tiÓu luËn: A. PhÇn më ®Çu B. PhÇn néi dung Ch­¬ng I : C¬ së lý luËn vÒ tËp ®oµn kinh tÕ 1. Kh¸i niÖm vÒ “TËp ®oµn kinh tÕ” 2. Những đặc điểm cơ bản của Tập đoàn kinh tế 3. Điều kiện để hình thành các Tập đoàn kinh tế Ch­¬ng II: Kinh nghiÖm h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña c¸c tËp ®oµn kinh tÕ trªn thÕ giíi vµ Bµi häc ®èi víi ViÖt Nam 1. Kinh nghiÖm ph¸t triÓn TËp ®oµn kinh tÕ cña NhËt B¶n 2. Kinh nghiÖm ph¸t triÓn TËp ®oµn kinh tÕ cña Trung Quèc 3. Bµi häc rót ra ®èi víi ViÖt Nam Ch­¬ng III: Thùc tr¹ng cña c¸c TËp ®oµn kinh tÕ ViÖt Nam 1.Sù cÇn thiÕt vµ tÝnh tÊt yÕu h×nh thµnh TËp ®oµn kinh tÕ ë ViÖt Nam hiÖn nay 2. Vai trß cña c¸c TËp ®oµn kinh tÕ ®èi víi nÒn kinh tÕ 3. Sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña mét sè TĐKT ë ViÖt Nam hiÖn nay 4. Mét sè khã kh¨n trong h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn TËp ®oµn kinh tÕ t¹i VN Ch­¬ng IV: Gi¶i ph¸p ph¸t triÓn vµ ph¸t huy vai trß cña c¸c TËp ®oµn kinh tÕ ViÖt Nam 1.Gi¶i ph¸p xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý 2. Giải pháp khuyến khích thành lập Tập đoàn kinh tế 3. Các giải pháp hỗ trợ các TĐKT phát huy vai trò là mũi nhọn phát triển kinh tế của đất nước 4. Các giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại hình TĐKT C. PhÇn kÕt luËn B.Néi dung Ch­¬ng I C¬ së lý luËn vÒ tËp ®oµn kinh tÕ Kh¸i niÖm vÒ “TËp ®oµn kinh tÕ” Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, việc cơ cấu sắp xếp lại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé, hoạt động manh mún thành những doanh nghiệp lớn không chỉ có đủ khả năng trở thành đối tác mà còn có thể cạnh tranh với các Tập đoàn kinh tế (TĐKT) của nước ngoài trở thành một yêu cầu hết sức cấp thiết và phù hợp với quy luật phát triển. Tại nhiều nước trên thế giới, TĐKT đã có bề dày lịch sử phát triển từ hàng trăm năm nay và trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm TĐKT mới chỉ được nhắc đến nhiều trong thập niên cuối của thế kỷ trước. Mặc dù vậy khái niệm TĐKT vẫn chưa có sự thống nhất về nội hàm. Cho  đến  nay đã  có nhiều quan điểm  khác nhau về tập đoàn  kinh tế: Quan điểm thứ nhất: tập đoàn kinh tế là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều doanh nghiệp(DN) thành viên có quan hệ với nhau về sản xuất, kinh doanh (SXKD), dịch vụ và tài chính. Quan điểm này cho thấy được chức năng liên kết kinh tế của tập đoàn kinh tế. Tập  đoàn kinh tế ra đời  trên cơ sở  liên  kết nhiều DN, những  DN này trở  thành  thành  viên của  tập  đoàn, hoạt động vì mục  tiêu chung của tập đoàn và phát triển theo chiến lược của tập đoàn. Theo quan điểm này, tập đoàn kinh tế là loại hình DN có quy mô lớn. Quan điểm thứ hai: Theo một số nhà nghiên cứu thì: "Tập đoàn kinh tế (Group of company) là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tạo thành một tập đoàn gồm một công ty mẹ và một hay nhiều công ty con hoặc chi nhánh góp vốn cổ phần, chịu sự kiểm soát của công ty mẹ vì công ty mẹ chiếm 1/2 vốn cổ phần.   Quan  điểm thứ  ba:  Một  số  nhà  nghiên  cứu  nước  ta  cho  rằng:  Tập đoàn các  DN  -  thường  gọi  là  tập  đoàn  kinh  tế  -  là một  loại hình tổ  chức  kinh  tế  chỉ  hình  thành  và  tồn  tại  trong  các  nền  kinh  tế  thị trường. Đó là một loại hình tổ chức kinh tế được hình thành trong quá trình tự liên kết, liên hợp hoá của nhiều công ty, xí nghiệp của nhiều chủ sở hữu khác  nhau, hoạt  động  kinh  doanh  chuyên  ngành  hoặc  đa  ngành,  thực  hiện tập trung tư bản, đẩy mạnh phân công chuyên môn hoá và đầu tư theo chiều sâu, nhanh chóng đổi mới công nghệ, nhằm đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh để giành lợi nhuận siêu ngạch từ lợi thế hoặc độc quyền.   Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau như trên nhưng có thể tổng hợp thành một khái niệm chung về tập đoàn kinh tế như sau: “Tập đoàn kinh tế là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành  hay  những  ngành  khác  nhau,  ở  phạm  vi một  nước  hay  nhiều nước, trong đó có một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động  của  các công  ty  con về mặt  tài  chính và  chiến  lược phát  triển.  Tập  đoàn  kinh  tế  là một  cơ  cấu  tổ  chức  vừa  có  chức  năng  kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận.” 2. Những đặc điểm cơ bản của Tập đoàn kinh tế 2.1.Có sự liên kết bằng quan hệ về tài sản và quan hệ hiệp tác giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn kinh tế Theo khái niệm về TĐKT thì đây là đặc trưng cơ bản, là tiền đề cần thiết để hình thành TĐKT.Nó thể hiện xu thế tất yếu trong việc nâng cao trình độ xã hội hoá và phát triển của lực lượng sản xuất; liên kết thành tập đoàn có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc theo qui luật cạnh tranh. Sự phát triển của các quan hệ liên kết kinh tế giữa các DN đến giai đoạn cao, tức là liên hợp hoá, đi đến sáp nhập, kết hợp, hợp nhất lại hình thành một DN mới, có qui mô lớn hơn, tạo ra khả năng tiếp thu, đổi mới  công  nghệ, nâng  cao  năng suất  lao động, mang  lại  hiệu  quả kinh tế cao hơn, có sức cạnh tranh lớn hơn  trên thị trường. Quá trình liên kết kinh tế ở giai đoạn liên hợp hoá diễn ra liên tục nếu không bị giới hạn bởi những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội nào đó ràng buộc, sẽ có xu hướng liên hợp hoá theo ngành rất cao hình thành những tập đoàn, công  ty, liên hiệp có  tính độc quyền  trong một ngành, một  lĩnh  vực nào đó. - Về phạm vi liên kết, có những kiểu liên kết sau: + Liên kết các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề kinh doanh (Cartel, Syndicat, Trust, Keiretsu - Nhật bản), còn gọi là liên kết ngang. Hình thức này hiện không còn phổ biến do các doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng phong phú, đa dạng và biến đổi nhanh chóng nên khó đem lại hiệu quả cao, rủi ro lớn, hơn nữa nó còn tạo ra xu hướng độc quyền, đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường. + Liên kết doanh nghiệp giữa các ngành trong cùng dây chuyền công nghệ (Concern, Conglomerate, Keiretsu, Chaebol), còn gọi là liên kết dọc. Hình thức này hiện vẫn còn phổ biến trên thế giới vì chúng hoạt động có hiệu quả cao và bành trướng hoạt động sản xuất kinh doanh sang hầu hết các nước trên thế giới. Để hình thành tập đoàn kinh tế loại này cần phải có một công ty đủ lớn và đủ uy tín để có thể quản lý và kiểm soát các công ty khác; có một ngân hàng đủ khả năng đảm bảo phần lớn tín dụng cho toàn tập đoàn; có mối liên hệ nhiều mặt và vững chắc với Nhà nước; có thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ; có hệ thống thông tin toàn cầu đủ khả năng xử lý tổng hợp những thông tin về thị trường, đầu tư. Vì vậy, các nước đang phát triển chỉ mới có khả năng hình thành các tập đoàn chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất và thương mại. + Liên kết các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, kể cả những ngành, lĩnh vực không có liên quan đến nhau, còn gọi là liên kết hỗn hợp. Hình thức này đang được ngày một ưa chuộng trên thế giới và trở thành xu hướng phát triển các tập đoàn hiện nay. Cơ cấu tập đoàn bao gồm một ngân hàng hoặc một công ty tài chính lớn và nhiều doanh nghiệp sản xuất, thương mại, trong đó hoạt động tài chính, ngân hàng xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động kinh doanh của tập đoàn. - Về trình độ liên kết, có những kiểu sau: + Liên kết “mềm”, xuất phát từ châu Âu được biết đến như các Cartel và Syndicat. Đây là hình thức tập đoàn của các DN độc lập, cùng sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm hoặc dịch vụ hiệp tác sản xuất - kinh doanh với nhau thông qua một Hiệp định chung nhằm hạn chế cạnh tranh bằng việc thống nhất về giá cả, phân chia thị trường tiêu thụ, thống nhất về chuẩn mực, mẫu mã, chủng loại, kích cỡ sản phẩm, dịch vụ (Cartel), hoặc thoả thuận về lượng sản phẩm tiêu thụ chung, giá nguyên liệu cung ứng (Syndicat). Nguyên nhân thúc đẩy sự liên kết và liên minh giữa các DN là do những thay đổi của nền kinh tế trong nước và trên thế giới, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các hoạt động kinh doanh không ngừng mở rộng, đòi hỏi qui mô lớn hơn về vốn và trình độ cao hơn về công nghệ. Vì vậy, các DN liên kết lại để lợi dụng được ưu thế của qui mô tập đoàn. + Liên kết “cứng”, xuất phát là hình thức Trust ở Mỹ. Trong tập đoàn loại này, các DN thành viên kết hợp trong tổ chức thống nhất và mất tính độc lập về tài chính, sản xuất và thương mại. Tập đoàn được cấu tạo dưới dạng đa sở hữu theo kiểu công ty cổ phần với sự góp vốn của nhiều chủ sở hữu khác nhau. Các DN thành viên hoạt động trong cùng một ngành nghề hoặc có liên quan với nhau về chu kỳ công nghệ sản xuất, bổ sung cho nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh liên tục, thống nhất theo chiến lược chung của tập đoàn. Trong đó công ty mẹ có lợi thế nắm giữ cổ phần chi phối các công ty để giữ quyền lãnh đạo, ra quyết định quan trọng cho các DN khác. + Liên kết “hỗn hợp”, là sự kết hợp của cả hai loại liên kết trên, đây là hình thức phát triển cao của TĐKT. Tập đoàn được hình thành trên cơ sở xác lập và kiểm soát thống nhất về tài chính, các DN thành viên chịu sự chi phối về tài chính của một công ty gọi là Holding Company (công ty mẹ của cả tập đoàn). Sự phát triển cao của thị trường tài chính và công nghệ thông tin cho phép công ty mẹ chi phối các công ty con về tài chính thông qua quyền sở hữu cổ phiếu chi phối; hoạt động của cả tập đoàn và các công ty con được mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực từ tài chính đến các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ khác nhau và giữa các công ty con trong tập đoàn không nhất thiết phải có mối liên hệ về sản phẩm, công nghệ hay kỹ thuật. Hình thức liên kết này đang trở nên phổ biến. - Về hình thức biểu hiện, có các kiểu sau đây: + Cosortium là hình thức phổ biến hiện nay với mô hình công ty mẹ đầu tư vào các công ty khác thành công ty con, nhằm tạo thế lực tài chính mạnh để kinh doanh. Khi tham gia vào một Consortium, các công ty vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân độc lập của mình. Thông thường, vai trò kiểm soát của Consortium đối với các công ty thành viên chủ yếu giới hạn trong các hoạt động chung của cả tập đoàn, đặc biệt là việc phân phối lợi nhuận. Sự ra đời của một Consortium được xác lập trên cơ sở hợp đồng, trong đó quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của từng công ty thành viên tham gia Consortium. + Concern: là một tổ chức TĐKT được áp dụng phổ biến hiện nay ở nhiều nước dưới hình thức công ty mẹ đầu tư vào các công ty con và điều hành hoạt động của tập đoàn. Mục tiêu hình thành tập đoàn là tạo sức mạnh tài chính để phát triển kinh doanh, hạn chế rủi ro, hỗ trợ mạnh mẽ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, áp dụng phương pháp quản lý hiện đại. Các công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, thương mại, ngoại thương, dịch vụ có liên quan; chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ của mình, có địa vị pháp lý độc lập, phụ thuộc vào tập đoàn về mục tiêu hoạt động nhằm thực hiện lợi ích chung của cả tập đoàn thông qua các hợp đồng kinh tế, các khoản vay tín dụng hoặc đầu tư. Mô hình này có nhiều tác dụng tích cực và khả năng hoạt động tốt, thúc đẩy được sự phát triển và liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ, xuất nhập khẩu của cả tập đoàn. + Cartel là một tập”. Cartel là một nhóm các nhà sản xuất độc lập có cùng mục đích là tăng lợi nhuận chung bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hoá, hoặc các biện pháp hạn chế khác.Đặc trưng tiêu biểu trong hoạt động của Cartel là việc kiểm soát giá bán hàng hoá, dịch vụ nhưng cũng có một số Cartel được tổ chức nhằm kiểm soát giá mua nguyên vật liệu đầu vào. Trong Cartel, các công ty thành viên đều có tính pháp lý độc lập. Cartel thường có mặt tại những thị trường bị chi phối mạnh bởi một số loại hàng hoá nhất định, nơi có ít người bán và thường đòi hỏi những sản phẩm có tính đồng nhất cao. + Syndicate là tổ chức thực hiện mối liên kết theo chiều ngang, thành lập một tổ chức thương mại chung để đảm trách toàn bộ việc tiêu thụ sản phẩm. Các công ty thành viên độc lập về pháp lý nhưng không độc lập về thương mại, đây là loại liên minh độc quyền cao hơn, ổn định hơn so với Cartel. + Trust là tổ chức độc quyền mang hình thức công ty cổ phần. Các thành viên tham gia hoàn toàn mất tính độc lập; họ chỉ là những cổ đông của công ty. + Conglomerate: là tập đoàn kinh doanh đa ngành, các công ty thành viên có ít mối quan hệ hoặc không có mối quan hệ về công nghệ nhưng có quan hệ chặt chẽ về tài chính. Tập đoàn này thực chất là một tổ chức tài chính đầu tư vào các công ty kinh doanh để tạo ra một tổ hợp doanh nghiệp tài chính - công nghiệp để hỗ trợ vốn đầu tư cho các công ty thành viên hoạt động có hiệu quả. + Tập đoàn đa quốc gia (TNC): là tổ chức tập đoàn tư bản độc quyền, thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị trường thế giới và tìm kiếm lợi nhuận độc quyền bằng cách thiết lập hệ thống chi nhánh ở nước ngoài để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự kiểm soát của công ty mẹ. Vốn của công ty mẹ có thể của một nước hoặc của nhiều nước khác nhau. + Tập đoàn xuyên quốc gia: trong những thập kỷ gần đây, việc hợp nhất hay liên kết các doanh nghiệp đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia dẫn đến việc hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia. Đây là sản phẩm của sự liên minh giữa những nhà tư bản có thế lực nhất, các tập đoàn này có qui mô mang tầm cỡ quốc tế, có hệ thống chi nhánh dày đặc ở nước ngoài với mục đích nâng cao tỷ suất lợi nhuận thông qua việc bành trướng quốc tế. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn này gồm có công ty mẹ thuộc sở hữu của các nhà tư bản nước chủ nhà và hệ thống các công ty con ở nước ngoài và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau chủ yếu về tài chính, công nghệ, kỹ thuật. Các công ty con ở nước ngoài có thể mang hình thức công ty 100% vốn nước ngoài, cũng có thể mang hình thức công ty hỗn hợp, công ty liên doanh với hình thức góp vốn cổ phần. Tuy nhiên, dù dưới hình thức nào thì các công ty con đó thực chất cũng là những bộ phận của một tổ hợp, quyền kiểm soát chủ yếu về đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫn thuộc về những nhà tư bản nước mẹ. - Về kiểu liên kết và tổ chức: tổ chức liên kết trong hầu hết các tập đoàn kinh tế đều thông qua mối liên kết chính yếu là liên kết công ty mẹ - công ty con; trong đó: + Công ty mẹ đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn chi phối vào các công ty con, mức độ chi phối tùy thuộc vào tỷ lệ vốn đầu tư; các công ty con sẽ đầu tư tiếp vào các công ty cháu,... + Công ty con, công ty cháu đều có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập với công ty mẹ. + Mối liên kết được duy trì hoặc chấm dứt qua việc công ty mẹ tiếp tục duy trì hay rút vốn đã đầu tư vào công ty con. + Quyền và mức độ chi phối của công ty mẹ với các công ty con được qui định trong điều lệ của công ty con phù hợp với pháp luật về loại hình công ty của nước mà công ty con đăng ký. Tuy nhiên, hầu hết các công ty mẹ trong tập đoàn thường nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Quyền lợi kinh tế của công ty mẹ được đảm bảo thông qua chế độ phân chia lợi nhuận theo phần vốn góp. Ngoài liên kết bằng vốn theo hình thức công ty mẹ - công ty con, một số tập đoàn còn liên kết bằng tài chính nhưng chưa đến mức độ quan hệ công ty mẹ - công ty con (tỷ lệ góp vốn chưa đến mức độ chi phối các công ty tham gia liên kết) và thu hút các doanh nghiệp không có liên kết về vốn vào các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp trong tập đoàn như gia công, cung cấp bán thành phẩm, phân phối, tiêu thụ sản phẩm hoặc chuyển giao công nghệ, thương hiệu của tập đoàn. 2.2.Có qui mô rất lớn về vốn, lao động, doanh thu và phạm vi hoạt động - Về vốn: do tập đoàn kinh tế có sự tích tụ của bản thân doanh nghiệp, lại vừa có sự tập trung giữa các doanh nghiệp nên tạo ra năng lực cạnh tranh mạnh hơn từng doanh nghiệp đơn lẻ, nâng cao được trình độ xã hội hoá sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy, qui mô vốn của tập đoàn là rất lớn, được bảo toàn và luôn luôn phát triển. - Về lao động: do quá trình tập trung của các doanh nghiệp thành viên, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và phạm vi rộng lớn nên tập đoàn có một số lượng lao động rất lớn, được tuyển chọn và đào tạo một cách nghiêm ngặt nên chất lượng lao động khá cao. - Về doanh thu: do có vốn lớn, phạm vi hoạt động rộng, tập đoàn có khả năng nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, củng cố và mở rộng chiếm lĩnh các thị trường mới nên đạt được doanh thu rất lớn. Năm 2000, Tập đoàn Toyota (Nhật) đạt 67 tỷ USD, tập đoàn General Motor (Mỹ) đạt 212 tỷ USD - Về phạm vi hoạt động: tập đoàn không chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà còn mở rộng sang nhiều quốc gia khác hoặc trên quy mô toàn cầu. Các tập đoàn kinh tế thực hiện phân công lao động trong nội bộ tập đoàn thông qua việc bố trí các điểm sản xuất, xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, các công đoạn sản xuất khác nhau của sản phẩm phù hợp với điều kiện về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mỗi công ty trong tập đoàn. Năm 2000, tập đoàn dầu hoả Royal - Dutch Sell có vốn đầu tư ở 2000 công ty trên 130 quốc gia, tập đoàn Honda của Nhật Bản có 490 công ty ở 45 quốc gia. 2.3 Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực Hầu hết các TĐKT trên thế giới ngày nay đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực hoặc phát triển dần từ đơn ngành lên đa ngành nhằm phân tán rủi ro cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bảo đảm cho hoạt động của tập đoàn luôn được an toàn và hiệu quả, đồng thời tận dụng được cơ sở vật chất và khả năng lao động phong phú của tập đoàn. Song cũng có một số tập đoàn kinh tế chỉ hoạt động trong một vài lĩnh vực tương đối hẹp nhằm khai thác thế mạnh về chuyên môn, bí quyết công nghệ, uy tín đặc biệt trong ngành. Ví dụ như, tập đoàn Mitsubishi là một trong những tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản, hoạt động kinh doanh trải rộng trên nhiều lĩnh vực như sắt thép, cơ khí đóng tầu, điện, hoá chất và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, ngoại thương, vận tải, năng lượng, trong đó có ngành mũi nhọn là công nghiệp nặng và phát triển tài nguyên. Bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất, tập đoàn kinh tế thường hội tụ các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu, đào tạo,... vì đây chính là đòn bẩy cho sự phát triển của tập đoàn kinh tế hiện đại. 2.4. Về hình thức sở hữu và cơ cấu tổ chức TĐKT là một tổ hợp các DN liên kết với nhau gồm công ty mẹ và các công ty con, công ty cháu phần lớn được mang họ của công ty mẹ. Trong đó, công ty mẹ sở hữu đa số vốn cổ phần của các công ty con, chi phối các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Như vậy, sở hữu vốn của tập đoàn là sở hữu hỗn hợp (nhiều chủ), nhưng có một chủ sở hữu lớn, đó là công ty mẹ đóng vai trò khống chế, chi phối về mặt tài chính. Dạng phổ biến của doanh nghiệp trong TĐKT là các công ty cổ phần để dễ dàng huy động vốn, tăng năng lực cạnh tranh và phân tán rủi ro. Cơ cấu tổ chức của TĐKT rất đa dạng: có loại tập đoàn trong đó các công ty con độc lập về tính pháp lý, việc huy động vốn và các hoạt động kinh tế trong tập đoàn được duy trì bằng các hợp đồng kinh tế; có loại tập đoàn các công ty con mất quyền độc lập về tính thương mại và sản xuất, các chủ sở hữu trở thành cổ đông của công ty mẹ 2.5 Về quản lý điều hành Các TĐKT thường xây dựng một "Holding Company" và một ngân hàng độc quyền lớn hoặc công ty tài chính, hoặc công ty mẹ. Đó là dạng các công ty khống chế, nắm cổ phần chi phối với các công ty thành viên. Tập đoàn kinh tế tiến hành hoạt động và quản lý tập trung vào một số mặt như: điều hoà, huy động vốn, quản lý vốn, nghiên cứu triển khai, xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư, đào tạo nhân sự... cho tập đoàn. Các chiến lược này được soạn thảo từ cơ quan đầu não của tập đoàn và thực hiện thống nhất trong các công ty thành viên. Việc thực hiện chiến lược chung tổng quát vừa tạo ra sức mạnh tập trung, thống nhất lại vừa tạo ra sự năng động, linh hoạt của các công ty thành viên trong việc lựa chọn chiến lược phát triển riêng cho mình và tự chủ trong sản xuất kinh doanh. TĐKT được hình thành từ sự phát triển các quan hệ liên kết kinh tế giữa các chủ thể kinh tế, trong đó quan trọng nhất là sự liên kết về tài chính. TĐKT thông qua ngân hàng độc quyền hoặc công ty tài chính hoặc công ty mẹ (trường hợp không có công ty tài chính) thực hiện vai trò chủ đạo, chi phối và kiểm soát các công ty thành viên. Các công ty thành viên trong tập đoàn phải thông qua công ty mẹ mới có thể vay được các khoản vốn với những điều kiện ưu đãi của các ngân hàng trong nước và ngân hàng quốc tế, do vậy họ chịu sự chi phối của công ty mẹ. Đối với các công ty con (mà tập đoàn sở hữu 100% vốn), hàng năm tập đoàn phê duyệt kế hoạch, dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư cho thuộc các công ty con, quy định tỷ lệ sinh lời để các công ty con căn cứ vào đó mà hoạch định mức doanh thu, chi phí... Tập đoàn còn quản lý tập trung cả lợi nhuận và trực tiếp điều hành dòng tiền luân chuyển của các công ty con này. Đối với các công ty con mà tập đoàn có góp vốn, tập đoàn thực hiện việc bảo lãnh để các công ty này vay vốn ngân hàng. Điều này làm ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm giữa các thành viên trong tập đoàn. Như vậy, TĐKT làm cả hai chức năng cơ bản là kinh doanh như một doanh nghiệp và thực hiện liên kết kinh tế. Cơ quan quyền lực của tập đoàn bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng giám đốc, Ban Giám đốc ở cả công ty mẹ, công ty con cháu (tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn,...). Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu, có thể có cả các thành viên là người của Chính phủ (nếu Chính phủ có vốn góp). Các thành viên Hội đồng quản trị không được hưởng lương, chỉ được hưởng phụ cấp. Hội đồng quản trị có thể cử một hoặc nhiều thành viên tham gia điều hành công ty, hoặc làm giám đốc điều hành, nếu theo nhiệm kỳ thì không được quá 5 năm. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng Giám đốc công ty. Công ty mẹ cử cán bộ của mình tham gia Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng giám đốc các công ty thành viên theo tỷ lệ vốn góp của công ty mẹ trong các công ty thành viên. 3. Điều kiện để hình thành các Tập đoàn kinh tế - Thứ nhất , điều kiện về môi trường kinh doanh: Bất cứ một loại hình tổ chức nào muốn ra đời, tồn tại và phát triển đều đòi hỏi phải có môi trường thích hợp.Tạo ra môi trường thuận lợi để  tăng cường hiệu quả cho các liên kết kinh tế chính là thiết lập các điều kiện để hình thành và phát triển nhanh các TĐKT. Tạo môi  trường  kinh doanh thuận lợi cho DN là nhiệm vụ quản lý Nhà nước quan trọng nhất. Môi  trường  thích hợp để hình  thành và bảo đảm hiệu quả hoạt động của các Tập đoàn kinh tế bao gồm: + Môi trường pháp lý: Được  tạo nên bằng hệ  thống pháp  luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật  kinh  tế  và  các  quy  định về  tổ chức và hoạt động của các loại hình DN và một hệ thống thực thi luật pháp hiệu quả.Chúng ta cần phải có hệ thống pháp luật tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh tự do liên kết kinh tế để hình thành lợi nhuận bình quân, và có chính sách phân phối lợi nhuận theo vốn đầu tư. Hệ thống pháp luật có liên quan đến TĐKT phải có tác dụng tạo điều kiện cần thiết, khuyến khích TĐKT phát triển, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các mặt tiêu cực phát sinh trong hoạt động của TĐKT. + Môi trường kinh tế: Bao gồm sự phát triển của thị trường và các quan hệ kinh tế trên thị trường, sự phát triển của các quan hệ cạnh tranh và liên kết kinh tế giữa các chủ thể, sự khẳng định các quan hệ sở hữu tồn tại hợp pháp, sự phát triển của các quan hệ phân công, hợp tác kinh tế. + Môi trường xã hội: Việc tạo nên hệ thống quan điểm đánh giá cao vai trò và địa vị của người kinh doanh, tôn vinh những nhà kinh doanh giỏi, nâng cao tinh thần trọng pháp, trọng chữ tín, trung thực và tính cộng đồng..., là những điều kiện của một môi trường xã hội thuận lợi cho việc thúc  đẩy sự hình thành và phát triển TĐKT. - Thứ hai, điều kiện về trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất kinh doanh: Các TĐKT dù dưới hình thức biểu hiện nào, với mô hình hoạt động nào, đều ra đời và phát triển trên cơ sở trình độ tích tụ và tập trung ở mức độ nhất định cho dù là sản xuất hàng hoá hoặc sản xuất dịch vụ, trong đó có các ngành dịch vụ. Đồng thời, sự ra đời của các TĐKT lại có tác động thúc đẩy nhanh và mạnh hơn quá trình tích tụ và tập trung hoá sản xuất ấy và điều cần chú ý  là trình độ tích tụ và tập trung hóa sản xuất phải vừa được xem xét trên góc độ toàn ngành vừa trên góc độ từng DN riêng rẽ. Các DN có  tích tụ và  tập  trung hoá  sản xuất cao đều là những DN giữ vị  trí  trọng yếu  trong nền kinh  tế, bảo đảm được yêu cầu cần thiết cho việc mở rộng thị trường và có triển vọng phát triển tốt. Để  thành  lập  TĐKT thì vấn đề bảo đảm điều kiện về trình độ  tích  tụ và  tập  trung vốn hết sức quan  trọng. Đa số các TĐKT thế giới đều có quy mô lớn về vốn, doanh thu, lao động, máy móc thiết bị, số các doanh nghiệp thành viên. - Thứ ba, điều kiện về phát triển các quan hệ liên kết kinh tế giữa các chủ  thể  kinh  tế  trong  nền  kinh  tế  thị  trường Về phương diện lịch sử, quá trình phát triển liên kết kinh tế giữa các chủ thể thị trường diễn ra trong lưu thông, trao đổi cho thấy: trước hết là để thực hiện  cung ứng đầu vào và  tiêu  thụ đầu  ra cho các DN, tiếp đến là sự liên kết giữa lĩnh vực sản xuất với lĩnh vực thương mại, sau cùng là sự liên kết ngay trong quá trình sản xuất, thương mại. Ngày nay, quá trình liên kết kinh tế diễn ra theo lĩnh vực (ngành) nói trên  tồn  tại một cách đồng thời, xen kẽ nhau. Sự hợp  tác  trong nội bộ  lĩnh vực lưu thông, thương mại và giữa những nhà sản xuất là biểu hiện của quan hệ liên kết ngang nhằm thiết lập nên sự điều hoà, phối hợp chung đảm bảo thực hiện đầu vào và đầu ra, là sự phân định thị trường giữa các nhà sản xuất, nó giúp các nhà sản xuất chuyên tâm hơn vào cải tiến quản lý sản xuất và kết quả là hiệu suất kinh tế DN và xã hội cao hơn. Cùng với sự tiến bộ của lực  lượng sản xuất, trước hết là khoa học và công nghệ, quá  trình hợp  tác, liên kết gắn bó lâu dài, nhằm mục đích  tăng cường tiềm lực cạnh  tranh trên thị trường ngày càng mở  rộng phạm vi, các DN tự nguyện sáp nhập, hợp nhất, hoà hợp, kết hợp với nhau về cả phương diện liên kết ngang lẫn liên kết dọc thành một tập đoàn, công ty lớn hơn. Trong quá trình này, mối liên hệ giữa cạnh tranh và liên kết vận động phát triển một cách biện chứng không ngừng. Chính nhân tố cạnh tranh trên thị trường đã thúc đẩy các DN sáp nhập với nhau. Sự liên kết chặt chẽ giữa các DN làm hạn chế cạnh tranh  trong nội bộ một ngành, nhưng đồng  thời lại tăng cường sức cạnh  tranh của  tổ chức  trên  thị  trường, nhất là thị trường thế giới. Thứ tư, điều kiện về con người TĐKT có quy mô lớn và độ phức tạp cao trong tổ chức quản lý, nên đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành thực sự có năng lực, trình độ cao, phong cách lãnh đạo và phẩm chất đạo đức tốt, để quản lý điều hành bộ máy của tập đoàn hoạt động có hiệu quả. Nhà nước không thể trao một lượng vốn lớn hàng ngàn tỷ đồng vào tay nhà quản lý, kinh doanh chưa đủ tầm, chưa đủ tài và kinh nghiệm để tổ chức quản lý quy mô TĐKT. Mặt khác, doanh nghiệp tư nhân không thể mạo hiểm đem doanh nghiệp và vốn của mình gia nhập, TĐKT nhà nước khi đội ngũ cán bộ còn yếu kém. Cho nên, một trong những điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển TĐKT là phải có đội ngũ chủ doanh nghiệp, cũng như đội ngũ các nhà quản lý điều hành có tài, giàu kinh nghiệm quản lý và quản trị kinh doanh trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường để ngang tầm với quy mô TĐKT. Ch­¬ng II kinh nghiÖm h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña c¸c tËp ®oµn kinh tÕ trªn thÕ giíi vµ Bµi häc ®èi víi ViÖt Nam 1. Kinh nghiệm phát triển Tập đoàn kinh tế của Nhật Bản Tại Nhật Bản, cái nôi của những TĐKT hàng đầu thế giới như tập đoàn Toyota, tập đoàn điện tử Sony, tập đoàn Honda…Một trong những nhân tố giúp cho sự thành công đó chính là do các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã xây dựng được phương thức quản trị rất hiệu quả. Giới phân tích đã nhận định rằng điểm khác biệt giữa nhà quản trị quốc tế (quản lý các hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia) và nhà quản trị trong nước (quản lý các hoạt động kinh doanh trong nội bộ quốc gia) là nhà quản trị quốc tế phải biết tìm._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37284.doc
Tài liệu liên quan