Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam: ... Ebook Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

doc135 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Sự cần thiết của đề tài. Thành tựu to lớn của CNTT trong những thập kỷ qua đã tạo ra nhiều ứng dụng mới, là tiền đề "số hóa" cho các hoạt động kinh tế - xã hội của thế kỷ XXI. Từ khi mạng Internet được đưa vào sử dụng, thương mại điện tử (e-commerce) đã phát triển với tốc độ rất nhanh trên phạm vi toàn cầu, dù ở các hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo từng quốc gia, từng khu vực. Thương mại điện tử được ứng dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển. Nhiều nước đang phát triển đã và đang chú trọng ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã thực sự trở thành một chủ đề mang tính thời sự trong đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, thương mại điện tử là một loại hình hoạt động mới trong nền kinh tế thị trường, hàm chứa nhiều đặc thù và đang từng bước định hình và hoàn thiện trên mọi quy mô - quốc tế, quốc gia và đối với từng doanh nghiệp. Thương mại điện tử vẫn là một chủ đề còn rất mới mẻ đối với giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử đòi hỏi sự thống nhất về mặt lý luận, nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đối với Việt Nam, phát triển thương mại điện tử là một xu thế tất yếu. Việt Nam cũng đã bắt đầu từng bước tiếp cận thương mại điện tử. Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định chủ trương “phát triển thương mại điện tử”[22, 178] và đẩy mạnh “nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại điện tử”[22, 334]. Qua hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển, trình độ sản xuất thấp; thể chế kinh tế và nhiều yếu tố thị trường vẫn đang trong quá trình tạo lập. Cho nên, để có thể tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, cần phải xác định rõ những vấn đề đặt ra, nhất là đối với các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử. Vì vậy, “Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần tìm hiểu một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu. Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế, như: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB),... Trên thế giới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các trường đại học rất chú ý quan tâm tới thương mại điện tử. Nhiều quốc gia đã thành lập các cơ quan chuyên nghiên cứu về thương mại điện tử. Trên thế giới hiện có một số tạp chí và Web site chuyên khảo về thương mại điện tử. Trong vài năm gần đây, nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về thương mại điện tử liên tục được tổ chức. Ở Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Đảng và Nhà nước đã xác định đường lối, chủ trương từng bước ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Hiện nay, thương mại điện tử cũng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành như bưu chính viễn thông, thương mại,..., nhiều tổ chức Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam,... Bộ Thương mại cũng đã thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng và phát triển thương mại điện tử do Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh làm Trưởng ban. Bộ Thương mại cũng đang triển khai dự án nghiên cứu ứng dụng và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Nhiều hội nghị, hội thảo về thương mại điện tử đã được tổ chức. Thương mại điện tử đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ mang tính tiếp cận ban đầu, hoặc mới chỉ đề cập tới một vài khía cạnh nhất định của thương mại điện tử. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử vẫn còn rất mới mẻ, cần đi sâu nghiên cứu. Cho tới nay, “Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” là một đề tài có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, nhưng chưa được tiến hành nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu. Qua sự khái quát những nhận thức cơ bản về thương mại điện tử và bước đầu tổng kết thực tiễn hình thành, phát triển thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế, luận văn sẽ phân tích thực trạng tiếp cận thương mại điện tử ở Việt Nam, đi sâu phân tích các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Dựa trên những phân tích về tình hình tiếp cận và thực trạng các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nhìn chung, các nghiên cứu về thương mại điện tử tập trung trên hai phương diện. Phương diện vi mô chú trọng nghiên cứu thương mại điện tử trong phạm vi doanh nghiệp, từ việc xây dựng chiến lược thương mại điện tử tới những tác nghiệp thương mại điện tử trong doanh nghiệp... Phương diện vĩ mô nghiên cứu thương mại điện tử trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc gia và quốc tế, nghiên cứu thương mại điện tử trong mối tương quan với các vấn đề kinh tế vĩ mô, nghiên cứu môi trường vĩ mô cho sự phát triển thương mại điện tử. Dước góc nhìn của khoa học kinh tế - chính trị, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực tiễn hoạt động thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế và Việt Nam. Qua đó, phân tích những biến chuyển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xu thế "số hóa". Dựa trên cơ sở đó, phân tích môi trường vĩ mô và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định, đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Do giới hạn về khuôn khổ của bản luận văn cao học, về kinh nghiệm quốc tế, bài viết chỉ nghiên cứu sự phát triển TMĐT ở một nước cụ thể là Trung Quốc - một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài, tác giả ứng dụng đồng thời và hài hòa những phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong kinh tế chính trị như: - Phương pháp duy vật biện chứng. - Phương pháp duy vật. Trong đó, chú trọng sử dụng các phương pháp như: + Phương pháp trừu tượng hóa. + Phương pháp thống kê. + Phương pháp so sánh. + Phương pháp phân tích, tổng hợp. 6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài: - Hệ thống hóa dưới góc độ lý thuyết những vấn đề cơ bản về thương mại điện tử. - Phân tích, đánh giá quá trình hình thành và phát triển thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế và Việt Nam, chỉ ra các nhân tố và điều kiện cần thiết cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển TMĐT ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn: Luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Thương mại điện tử - cơ sở lý luận và thực tiễn, gồm 3 tiết. Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, gồm 2 tiết. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, gồm 2 tiết. CHƯƠNG 1 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KHÍA CẠNH LÝ THUYẾT. 1.1.1. Định nghĩa Thương mại điện tử. Trải qua gần một thập kỷ hình thành và phát triển, thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) đã từng có nhiều tên gọi như: "thương mại trực tuyến" (online trade), "thương mại điều khiển học" (cybertrade), "kinh doanh điện tử" (electronic business hay e-business), "thương mại không giấy tờ" (paperless commerce hoặc paperless trade)... Gần đây, cách gọi "thương mại điện tử" (e-commerce) được sử dụng phổ biến, rồi trở thành quy ước chung, đưa vào văn bản pháp luật quốc tế, dù rằng các tên gọi khác vẫn có thể được sử dụng và được hiểu tương tự [2, 5]. Tới nay, quan niệm về “thương mại điện tử” cũng rất khác nhau trên phạm vi quốc tế, rất nhiều tổ chức và cá nhân đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về “thương mại điện tử” (e-commerce). Các định nghĩa về thương mại điện tử rất đa dạng và có khá nhiều điểm khác biệt. Sự khác biệt chủ yếu trên 2 khía cạnh: phương tiện thực hiện (qua Internet hay qua các phương tiện điện tử nói chung,...) và nội dung của hoạt động thương mại (bao gồm nhiều lĩnh vực hay chỉ bó hẹp trong một số lĩnh vực). Một số định nghĩa xác định nội dung hoạt động là các hoạt động thương mại và phương tiện thực hiện là các phương tiện điện tử hay các mạng viễn thông nói chung. "Thương mại điện tử, định nghĩa một cách đơn giản, là những giao dịch thương mại trong lĩnh vực dịch vụ bằng các phương tiện điện tử”. (Transatlantic Business Dialogue Electronic Commerce White Paper, 1997) [28]. “Thương mại điện tử gồm tất cả các hình thức giao dịch thương mại, với chủ thể tham gia gồm cả các tổ chức và các cá nhân, dựa trên sự xử lý và truyền các dữ liệu số hóa, bao gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh” (OECD, 1997) [30]. “Thương mại điện tử là sự tiến hành các hoạt động thương mại, mà các hoạt động đó dẫn tới sự trao đổi giá trị thông qua các mạng viễn thông” (European Information Technology Obervatory 1997) [24]. "Thương mại điện tử là việc sử dụng công nghệ có liên quan đến Internet để cải tiến và chuyển hỡnh thỏi của cỏc hoạt động kinh doanh quan trọng. Thương mại điện tử là bất kỳ hoạt động nào có thể nối các hệ thống kinh doanh trực tiếp tới khách hàng, nhân viên, người bán hàng và các nhà cung cấp thông qua các mạng nhỏ (nội bộ bên trong và bên ngoài) và trên mạng toàn thế giới"[1]. Một số định nghĩa xác định phương tiện thực hiện hẹp hơn, chỉ bao gồm Internet. “Thương mại điện tử là thuật ngữ dùng để chỉ mua bán hàng hóa và các dịch vụ trên mạng Internet, đặc biệt là qua dịch vụ World Wide Web”[21, 334]. Việc giới hạn hẹp phương tiện hoạt động chỉ qua Internet có ưu điểm là xác định cụ thể phương tiện thực hiện, thuận lợi cho việc đánh giá, đo lường nhưng không bao quát được toàn bộ môi trường hoạt động TMĐT, nhất là trong xu thế hiện nay CNTT dang phát triển không ngừng, các phương tiện thực hiện TMĐT ngày càng mở rộng và phát triển. Theo UNCTAD, rất nhiều định nghĩa về TMĐT chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm thực tế và thường không đánh giá hết sự quan trọng thực sự của TMĐT cũng như những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế. UNCTAD cho rằng đó là những định nghĩa mang tính mô tả (descriptive definitions) và đã đưa ra hai định nghĩa mang tính hành động (operational definitions) về TMĐT, với quan niệm định nghĩa mang tính hành động sẽ là cơ sở thực tiễn cho hành động. Định nghĩa thứ nhất (định nghĩa theo chiều ngang - horizontal definition), dưới góc độ quan tâm của doanh nghiệp, chủ yếu đề cập tới các khía cạnh giao dịch của TMĐT, còn định nghĩa thứ hai (định nghĩa theo chiều dọc - vertical definition), dưới góc độ quan tâm của chính phủ, chủ yếu đề cập tới các yêu cầu cần thiết đề có thể thực thi một chiến lược TMĐT [25, 14-16]. Định nghĩa trên phương diện doanh nghiệp: Nếu một doanh nghiệp có ý định bước vào lĩnh vực TMĐT, doanh nghiệp đó cần xem xét có thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết để có thể thực hiện TMĐT hay không. Những nhà quản lý của các doanh nghiệp sẽ so sánh "chuỗi cung ứng thông thường" với "chuỗi cung ứng TMĐT" họ có thể thiết lập. Khi làm việc đó, họ sẽ phải xem xét tới khả năng thực hiện và cơ sở thực tiễn qua các chức năng kinh doanh theo thứ tự nối tiếp như sau: Tiếp thị - Bán hàng - Giao hàng - Thanh toán (Marketing - Sales - Delivery - Payment). Có thể tóm tắt mô hình MSDP như đồ hình dưới đây : Hình 1. MSDP: mô hình TMĐT theo chiều ngang Định nghĩa thứ nhất có giá trị cả trên phương diện thực tiễn và trong việc phân tích. Trên phương diện thực tiễn, định nghĩa này có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận diện những cơ hội và những khó khăn, cản trở khi bắt đầu chiến lược TMĐT. Trên góc độ phân tích (và thống kê), định nghĩa này cũng gợi mở một sự lựa chọn giữa rất nhiều định nghĩa mang tính mô tả. Có thể xác định rằng nếu tối thiểu 2 trong 3 công đoạn cuối cùng của mô hình trên (ký kết hợp đồng, giao nhận và thanh toán) được thực hiện qua Internet thì đó là một giao dịch TMĐT. Định nghĩa trên phương diện quốc gia: Thay vì chú trọng tới các bước của một giao dịch TMĐT, định nghĩa TMĐT theo chiều dọc nhấn mạnh tới vai trò của các đối tượng tham dự khác nhau trong TMĐT (ví dụ như: chính phủ, các thể chế luật pháp, các doanh nghiệp...). Hiểu theo cách thông thường, định nghĩa này rất gần với những quan tâm của chính phủ trong việc đưa ra những sự lựa chọn mang tính chiến lược để tạo môi trường thích hợp cho sự phát triển TMĐT. Mô hình thứ hai (mô hình IMBSA) có thể được diễn tả theo cách thức sau: 1. I viết tắt của hạ tầng (Infrastructure) - điều kiện đầu tiên cho sự phát triển TMĐT và sử dụng Internet là hạ tầng viễn thông - lớp đầu tiên của mô hình này. 2. M viết tắt của thư tín (Messages) - Một trong những điều kiện cần thiết đầu tiên là phát triển các công cụ nhằm tiêu chuẩn hóa và làm tương thích các thư tín điện tử - những thứ sẽ được trao đổi trong quá trình giao dịch TMĐT. Mặc dù về cơ bản thư tín mang một “chức năng quốc tế” (thư tín cần được trao đổi trên phạm vi toàn cầu) nhưng chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc chấp thuận và phổ biến. 3. B là các cơ sở pháp lý căn bản (Basic Rules) - những đạo luật cơ bản và mang tính quốc tế, bao gồm những lĩnh vực liên quan tới TMĐT. Ví dụ như luật thương mại (WTO), luật sở hữu trí tuệ (WIPO), cũng như các qui định liên quan đến việc trao đổi thư tín điện tử,... 4. S là các cơ sở pháp lý trong từng lĩnh vực (Sectoral Rules). Các hoạt động trong mỗi lĩnh vực liên quan tới giao dịch TMĐT (như các hoạt động thuộc ngân hàng, các mặt hàng cụ thể có thể mua bán qua mạng thông tin, hay thậm chí những hoạt động cụ thể chịu ảnh hưởng của TMĐT như giáo dục, y tế,...) cần phải dựa trên một hệ thống pháp luật và qui định nhất quán, có thể đoán định. 5. A là các ứng dụng (Applications). Khi các điều kiện trên đã được đảm bảo, sự thành công của một chiến lược TMĐT cần được đảm bảo rằng các doanh nghiệp tham gia TMĐT có thể thực sự thu lợi từ môi trường đã được tạo ra. Thiết kế các trang web hiệu quả, thiết kế và thực thi các chiến lược liên minh thích hợp (gồm thông qua liên doanh hoặc liên minh) sẽ là một trong những điều kiện đảm bảo thành công trong TMĐT. Hình 2. IMBSA: một sự mô tả mang tính cấu trúc hóa TMĐT toàn cầu Mô hình theo chiều ngang có hai điều đáng quan tâm. Thứ nhất, mô hình này là cơ sở để các chính phủ có thể xác định các nội dung cần có nhằm tạo ra một môi trường thích hợp cho sự phát triển của TMĐT. Thứ hai, dựa trên mô hình này, các tổ chức quốc tế có thể xác định phương hướng góp phần xây dựng hệ thống các hướng dẫn, các điều luật, các tiêu chuẩn, các qui định để TMĐT toàn cầu có thể trở thành hiện thực. Nhìn chung, khái niệm “thương mại điện tử” vẫn đang trong quá trình định hình. Các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân, các chính phủ thường đưa ra định nghĩa về TMĐT căn cứ theo từng mục tiêu cụ thể như: tiến hành TMĐT, đo lường giá trị TMĐT hay xây dựng chiến lược TMĐT, ban hành chính sách phát triển TMĐT,... Từ những quan niệm khác nhau về thương mại điện tử, có thể hiểu khái niệm này với những đặc trưng cơ bản sau: - Thương mại điện tử là loại hình thương mại hiện đại, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của hoạt động thương mại. Thương mại điện tử hình thành trên cơ sở sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, đặc biệt nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và mạng Internet. - Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, TMĐT ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và ngày càng phát triển các hình thức TMĐT mới. - Hoạt động thương mại điện tử thu hút sự tham gia của mọi đối tượng xã hội, đặc biệt cần có sự phối hợp và thống nhất trên phạm vi quốc tế. 1.1.2. Các loại hình hoạt động chủ yếu trong thương mại điện tử. - Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B) Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (Business to Business - B2B) là loại hình hoạt động thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp. Đặc trưng quan trọng của loại hình hoạt động này là các hàng hóa, dịch vụ trong giao dịch sẽ được sử dụng làm đầu vào để sản xuất các hàng hóa, dịch vụ khác. B2B thường bao gồm các hoạt động giao dịch thương mại, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), giao gửi số hóa các dung liệu... - Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) B2C là loại hình hoạt động TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Đặc trưng quan trọng của loại hình hoạt động này là các hàng hóa, dịch vụ trong giao dịch sẽ được sử dụng để phục vụ các nhu cầu của người tiêu dùng. Một trong những hoạt động chính của loại hình B2C là bán lẻ các sản phẩm, dịch vụ (hữu hình và vô hình). - Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ (B2G) Trên mạng thông tin quốc tế Internet, B2G (Business-to-Government) là thuật ngữ chung chỉ việc các cơ quan của chính phủ và doanh nghiệp có thể sử dụng các Web site trung ương để trao đổi thông tin và làm việc với nhau có hiệu quả hơn. Chẳng hạn, các Web site của chính phủ có thể cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin về thuế, thủ tục hải quan, thông tin về các mối quan hệ hợp tác, trả lời các câu hỏi và yêu cầu... Các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ cũng có thể trao đổi thông tin và hợp tác với nhau khi thực hiện các dự án được ký kết bằng cách sử dụng một Web site chung để tổ chức các cuộc họp trên mạng, đánh giá các kế hoạch và tổng kết các kết quả đạt được qua mạng. Hình 3: Các loại hình hoạt động chủ yếu trong TMĐT 1.1.3. Những điều kiện phát triển thương mại điện tử. 1.1.3.1. Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin. Thương mại điện tử không phải là một sáng kiến ngẫu hứng, mà là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hoá của công nghê thông tin, mà trước hết là kỹ thuật máy tính điện tử. Vỡ thế, chỉ cú thể tiến hành thương mại điện tử với nội dung và hiệu quả đích thực khi đó cú một kết cấu hạ tầng cụng nghệ thụng tin vững chắc (bao gồm hai lĩnh vực: tin học và truyền thụng) trên qui mô quốc gia, cùng vói sự tham gia của toàn xã hội. Trong đó, hai yếu tố quan trọng nhất là khả năng kết nối Internet (bao gồm tốc độ đường truyền, số cổng kết nối, số người sử dụng Internet, số lượng tên miền và web site,...) và hạ tầng viễn thông. Chi phí truy cập và kết nối, thuê cổng Internet là một vấn đề không mang tính kỹ thuật, công nghệ, nhưng có mối quan hệ mật thiết đối với trình độ khoa học - công nghệ và quản lý của mỗi quốc gia. Theo quy luật cung - cầu, mức chi phí đó sẽ tác động tới số lượng người sử dụng Internet, hay tác động tới tiềm năng thị trường của TMĐT. Hạ tầng cơ sở công nghệ không chỉ cần sự hiện hữu (availability) mà cũn cần cú tớnh khả dụng (affordability), nghĩa là chi phí trang bị các phương tiện công nghệ thông tin (điện thoại, máy tính, modem v.v.) và chi phí dịch vụ truyền thông (phí điện thoại, phí nối mạng và truy cập mạng) phải đủ rẻ để đông đảo người sử dụng có thể tiếp cận được. éiều này cú ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với các nước đang phát triển, mức sống nói chung cũn thấp. Cũng cần lưu ý rằng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin chỉ có thể có và hoạt động đáng tin cậy trên nền tảng một nền công nghiệp điện năng vững chắc, đảm bảo cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định, và với mức giá hợp lý. Thiết lập và củng cố được một hạ tầng công nghệ trên nền tảng công nghiệp điện năng như vậy đũi hỏi thời gian, hơn nữa phải đầu tư rất lớn. Đây là điều đặc biệt khó khăn đối với các nước đang phát triển. 1.1.3.2. Nguồn lực con người. Thương mại trong khái niệm "thương mại điện tử" liên quan tới mọi người, từ người tiêu thụ tới người sản xuất phân phối, tới các cơ quan chính phủ, tới cả các nhà công nghệ và phát triển. Áp dụng thương mại điện tử tất yếu làm nảy sinh hai yêu cầu: một là mọi người đều cần quen thuộc và có khả năng thành thạo hoạt động trên Internet, hai là có một đội ngũ chuyên gia tin học nhanh, thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới phát triển ra để phục vụ cho kinh tế số hoá nói chung và thương mại điện tử nói riêng, cũng như có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu hoạt động của một nền kinh tế số hoá, tránh bị động lệ thuộc hoàn toàn vào nước khác. Ngoài ra, nếu sử dụng Internet/Web, thỡ một yờn cầu tự nhiờn nữa của kinh doanh trực tuyến là tất cả những người tham gia đều phải thành thạo Anh ngữ, vỡ tới nay (và cú lẽ cũn tới một thời điểm rất xa nữa) ngôn ngữ chủ yếu sử dụng trong thương mại nói chung và thương mại điện tử qua mạng Internet nói riêng vẫn là tiếng Anh. Đây cũng sẽ là một khó khăn không nhỏ đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Yêu cầu này của thương mại điện tử sẽ dẫn tới sự thay đổi hệ thống giáo dục và đào tạo. 1.1.3.3. Khuôn khổ pháp lý. Để thúc đẩy TMĐT, nhất thiết cần phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý cụ thể. Khung pháp luật này sẽ được áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại nói chung và giao dịch TMĐT nói riêng, không phân biệt mục đích tiêu dùng hay kinh doanh. Trước hết, chính phủ từng nước phải thiết lập khuôn khổ phỏp lý đối với các vấn đề được coi là trở ngại và khó khăn về pháp lý cho sự phát triển của TMĐT như: - Thừa nhận tớnh phỏp lý của giao dịch thương mại điện tử và xác định cơ sở pháp lý để có thể giải quyết những vấn đề phát sinh trong giao dịch TMĐT. Từ đó, nhất thiết phải có Luật Thương mại điện tử. - Thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử (electronic signature - tức chữ ký dưới dạng số đặt vào một thông điệp dữ liệu, data message) và chữ ký số hoỏ (digital signature - tức biện pháp biến đổi nội dung thông điệp dữ liệu khi dùng mó khoỏ để giải mới thu được nội dung thật của thông điệp dữ liệu). Đồng thời, cần có cỏc thiết chế phỏp lý, cỏc cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực (authentication/certification) chữ ký điện tử và chữ ký số hoỏ. - Bảo vệ phỏp lý cỏc hợp đồng thương mại điện tử. Quan hệ giữa các chủ thể trong giao dịch TMĐT là sự gặp gỡ từ xa, có thể đã biết nhau hoặc chưa bao giờ gặp nhau. Đặc điểm này của TMĐT có thể mang đến những rủi ro cho các chủ thể tham gia giao dịch. Luật hợp đồng là một trong những vấn đề vướng mắc và gây nhiều trở ngại cho sự phát triển của TMĐT. Có rất nhiều vấn đề đặt ra liên quan tới Luật hợp đồng khi áp dụng đối với các giao dịch TMĐT như: hình thức văn bản, bản gốc, thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng, giá trị hiệu lực của hợp đồng... Theo pháp luật, hợp đồng được xác lập khi các bên đạt được sự nhất trí về các điều kiện với nhau, trừ một số loại hợp đồng cần được thực hiện thông qua một số thủ tục mà pháp luật yêu cầu, ví dụ như: hợp đồng viết, công chứng, đăng ký... Các hợp đồng được giao kết qua các phương tiện thông tin điện tử cũng phải được công nhận về mặt giá trị pháp lý. - Cần có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp, trách nhiệm của bên thứ ba trong giao dịch (nhà cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ kết nối, dịch vụ chứng thực, xác nhận...). Các nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực (bên thứ ba) đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một giao dịch TMĐT vì họ chính là người chuyển đi hoặc lưu giữ các thông tin, các tệp dữ liệu, đồng thời họ có thể cấp các chứng thực xác nhận độ tin cậy và chính xác của người gửi cũng như của dữ liệu. Vì vậy, trách nhiệm và quyền hạn đối với các thông tin chuyển đi và lưu giữ của các nhà cung cấp dịch vụ cũng phải được quy định trong khuôn khổ pháp lý của TMĐT. - Bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử (bao gồm cả việc pháp chế hoá các cơ quan phát hành các thẻ thanh toán). - Quy định pháp lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ Nhà nước, nhằm vừa có thể đảm bảo tính công khai hóa, vừa đảm bảo bảo mật. - Bảo vệ phỏp lý đối với sở hữu trí tuệ (bao gồm cả bản quyền tác giả) liên quan đến mọi hỡnh thức giao dịch điện tử. Càng ngày, giỏ trị sản phẩm càng cao ở khớa cạnh "chất xỏm" của nú mà khụng phải là bản thõn nú. Vỡ lẽ đó, nổi lên vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ và bản quyền của cỏc thụng tin trờn Web (cỏc hỡnh thức quảng cỏo, cỏc nhón hiệu thương mại, các cơ sở dữ liệu, các dung liệu truyền gửi qua mạng v.v.) và hệ thống pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ về sở hữu trí tuệ sẽ phải được điều chỉnh. - Thông tin riêng về cá nhân, về doanh nghiệp phải được đảm bảo bí mật. Khi thực hiện các giao dịch trên mạng, các chủ thể tham gia giao dịch thường được yêu cầu phải khai báo các thông tin về cá nhân, do đặc điểm của loại giao dịch này là các chủ thể thường không biết nhau trước đó. Các thông tin này rất dễ bị một bên thứ ba lấy để sử dụng cho các mục đích khác mà không được phép của người có thông tin liên quan. Do vậy, pháp luật cần quy định nghĩa vụ của các bên tham gia trong giao dịch TMĐT đối với các thông tin của mỗi chủ thể. - Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. "Thông tin không đối xứng" (asymmetric information) là một trong những hạn chế của cơ chế thị trường. Trong thương mại điện tử, thông tin về hàng hoá đều là thông tin số hoá, nói giản dị là người mua không có điều kiện "nếm thử" hay "dùng thử" hàng trước khi mua. Do đó, khả năng rơi vào tình trạng "thông tin không đối xứng" sẽ càng gia tăng, chưa kể tới khả năng bị nhầm lẫn các cơ sở dữ liệu, bị lừa gạt bởi cỏc thụng tin và cỏc tổ chức phi phỏp cú mặt trờn mạng. Đây là một khía cạnh cơ chế đáng quan tâm của thương mại điện tử mà đang được chú ý ngày càng nhiều trước thực tế các rủi ro ngày càng gia tăng, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng. Cơ chế bảo đảm chất lượng đặc biệt có ý nghĩa với cỏc nước đang phát triển, nơi mà dân chúng cho tới nay vẫn có tập quán tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá để kiểm tra (nhỡn, sờ, nếm, ngửi v.v...), để thử (mặc thử, đội thử, đi thử...) trước khi mua. - Bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập với các mục đích bất hợp pháp như thu thập tin tức mật, thay đổi thông tin trên các trang Web, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virus phá hoại v.v... Tới nay từng nước rất có thể đó cú cỏc luật đơn hành về các tội này, vấn đề là sẽ phải đưa vào khuôn khổ của bộ luật hỡnh sự, một khi kinh tế số hoỏ được thừa nhận trên tầm quốc gia. Khuôn khổ phỏp lý của một quốc gia cũng sẽ liên quan mật thiết tới khuôn khổ phỏp lý quốc tế, cộng thờm với cỏc phức tạp khỏc của kinh tế-thương mại qua biên giới, trong đó khía cạnh quan trọng nhất là thương mại điện tử mang tính không có biên giới, do đó làm mất đi tính ranh giới địa lý vốn là đặc tính cố hữu của ngoại thương truyền thống, dẫn tới những khó khăn to lớn về luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng, về thanh toán và đặc biệt là về thu thuế. Việc thu thuế và quản lý xuất nhập khẩu là một thách thức lớn đối với các quốc gia tham gia vào giao dịch TMĐT. Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi, mà toà án và các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống khác sẽ không còn hoàn toàn thích hợp và hữu hiệu cho việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm liên quan tới các giao dịch điện tử, bởi TMĐT mang tính không biên giới về mặt địa lý và đa dạng về chủ thể và hình thức giao dịch. Vấn đề cũn khú khăn hơn nữa là đánh thuế các dung liệu tức là các hàng hoá "phi vật thể" (như âm nhạc, chương trỡnh truyền hỡnh, chương trỡnh phần mềm v.v... giao trực tiếp giữa cỏc đối tác thông qua mạng). Tất cả những vấn đề ấy đũi hỏi phải cú cỏc nỗ lực tập thể nhằm đạt tới cỏc thoả thuận quốc tế làm nền tảng pháp lý cho sự phát triển TMĐT. 1.1.3.4. Môi trường kinh tế. Khác với các nhân tố khác, môi trường kinh tế là một nhân tố phổ quát đối với sự hình thành và phát triển TMĐT. Thực chất, TMĐT cũng là một lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế thị trường, cho nên sự phát triển TMĐT phụ thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện của thể chế kinh tế, cơ chế kinh tế, phụ thuộc vào hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô và sự hoàn thiện các yếu tố thị trường khác. Đặc biệt, hoạt động TMĐT liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế - pháp luật - khoa học công nghệ,... nên những biến động trên các lĩnh vực đó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển TMĐT. Cũng giống như thương mại truyền thống, TMĐT cũng có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của các ngành khác, nằm trong một thể thống nhất hữu cơ của toàn bộ nền kinh tế. Các ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụ cung cấp sản phẩm thương mại cho TMĐT, còn nếu như TMĐT phát triển cũng sẽ kích thích sự phát triển của các ngành khác. Trong mối quan hệ hữu cơ đó, sự phát triển của các ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụ sẽ là nhân tố mang tính cơ sở để có thể phát triển TMĐT. Cho nên, TMĐT cũng thường phát triển mạnh ở những nước phát triển. Cũng do tính liên ngành của TMĐT nên sự hình thành và phát triển TMĐT đòi hỏi phải có một cơ quan chuyên trách mang tính đa ngành để có thể định hướng phát triển và điều hành hoạt động TMĐT. Thương mại điện tử cũng là một trong những lĩnh vực mang đậm tính toàn cầu. Nhiều vấn đề liên quan tới TMĐT như hạ tầng CNTT, khuôn khổ luật pháp, thuế quan, hệ thống thanh toán điện tử,... đòi hỏi phải có sự hợp tác và thống nhất trên phạm vi quốc tế. Vì vậy, cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự hợp tác quốc tế về TMĐT và các lĩnh vực liên quan là một yêu cầu tất yếu. Sự hợp tác quốc tế mang tính hiệu quả cao cũng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển TMĐT. 1.1.3.5. Hệ thống thanh toán tài chính tự động. Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện thực tế khi đó tồn tại một hệ thống thanh toỏn tài chớnh (financial payment) phát triển cho phép thực hiện thanh toán tự động với nhiều loại hình hoạt động như: hệ thống thanh toán thẻ ngân hàng (ATM), hệ thống thanh toán thẻ quốc tế (VISA, MASTER, JCB, American Express,...), thanh toán quốc tế qua SWIFT,... trong đó, thẻ thông minh (smart card) có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh doanh bán lẻ. Khi chưa có hệ thống này, thỡ thương mại điện tử chỉ ứng dụng được phần trao đổi thông tin, buôn bán vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc bằng các phương tiện thanh toán truyền thống. Khi ấy hiệu quả của thương mại điện tử bị giảm thấp và có thể không đủ để bù lại các chi phí trang bị công nghệ đó bỏ ra. Hệ thống thanh toán tài chính đi liền với việc mó hoỏ toàn bộ hàng hoỏ, hay "đánh số sản phẩm" (product numbering) là vấn đề không chỉ có tính quốc gia, mà có tính quốc tế, trên cơ sở của các chuẩn và định chế EAN International (European Article Numbering International) và Uniform Code Council, thể hiện dưới dạng các vạch, gọi là mó vạch (bar-code) theo đó tất cả các sản phẩm hàng._. hoá và dịch vụ đều được mó hoỏ bằng một số 13 con số, và tất cả cỏc cụng ty đều có địa chỉ của mỡnh bằng một mó cú từ 100 đến 100.000 con số. Việc hội nhập vào và thiết lập toàn bộ hệ thống mó sản phẩm và mó cụng ty (gọi chung là mó hoỏ thương mại: commercial coding) cho một nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế của nước đang phát triển, nói chung cũng không đơn giản. 1.1.3.6. An toàn và bảo mật. Giao dịch thương mại bằng phương tiện điện tử đặt ra đũi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn, nhất là khi hoạt động trên Internet/Web. Bảo mật điện tử là một nhân tố tối quan trọng cho sự phát triển của TMĐT. Tuy nhiên, đây cũng là một đề tài nhức nhối vì mọi vấn đề bao giờ cũng có mặt trái, và mặt trái của Internet là đã tạo ra một môi trường trú ngụ cho các tin tặc đang sở hữu những công cụ tự động hoá ngày càng phức tạp và hiệu quả phá hoại rất lớn. Khi thực hiện các giao dịch TMĐT, các chủ thể tham gia giao dịch thường được yêu cầu phải khai báo các thông tin về cá nhân. Các thông tin này rất dễ bị một bên thứ ba lấy để sử dụng cho các mục đích khác mà không được phép của người có thông tin liên quan. Do vậy, thông tin riêng về cá nhân, về doanh nghiệp phải được đảm bảo bí mật. Việc tin tặc tấn công vào các website thương mại đã trở nên thường xuyên và có xu hướng liên tục gia tăng đến mức chúng đã trở thành "cơn ác mộng" đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng và với bất cứ quốc gia nào. Mỗi khi tiến hành giao dịch trên mạng, người ta không khỏi phấp phỏng lo âu bởi những tai mắt dỡnh dập của nhóm các tin tặc “xuyên quốc gia". Các nhà cung cấp dịch vụ Internet, cũng như các công ty mua bán hàng hóa, dịch vụ trên mạng, phải thuyết phục khách hàng của mỡnh bằng sự đảm bảo an toàn cần thiết đối với những thông tin cá nhân của họ, bảo vệ họ trước những thụng tin khụng lành mạnh và quấy rối. Thương mại điện tử đặt ra nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết đối với việc thiết lập một hệ thống bảo mật điện tử (e-Security) đáng tin cậy, nhằm đảm bảo cho sự vận hành liên tục và an toàn. Trong cỏc lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị, quân sự..., an toàn và bảo mật dữ liệu đang rất được chú trọng. Sự chú trọng ấy là có căn cứ, vỡ số vụ tấn cụng vào Internet ngày càng tăng, kể cả vào những mạng được bảo vệ nghiêm ngặt. Tin tặc tấn công không chỉ các công ty, tập đoàn lớn như Microsoft, Yahoo... mà ngay cả những địa chỉ tưởng “bất khả xâm phạm” như Bộ Quốc phũng Mỹ cũng đó bị tin tặc viếng thăm. Không một tổ chức hay quốc gia nào có thể hoàn toàn "miễn dịch" đối với tin tặc, dù đó là Microsoft hay Chính phủ Hoa Kỳ. Đồng thời các luồng thông tin không lành mạnh, thậm chí có thể nói độc hại luôn di chuyển trên mạng toàn cầu đang là nỗi lo của nền giáo dục, xó hội và gia đỡnh nhiều quốc gia, đòi hỏi phải có sự kiểm soát trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Theo nhiều dự đoán, mà thực tế thời gian gần đây đã chứng tỏ tác phá của "tin tặc" chẳng khác gì những vụ khủng bố lớn nhất. Một virus máy tính có thể ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều lĩnh vực, trên cả phạm vi quốc gia và quốc tế, có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD. Trong thời đại số hóa, các hoạt động của quốc gia hầu hết đều được điều khiển điện tử tự động. Nếu như tin tặc đột nhập và làm thay đổi hệ thống điều khiển sẽ có thể gây ra hàng loạt sự cố nghiêm trọng. Sẽ không quá mức khi cho rằng khủng bố qua mạng máy tính sẽ là sự khủng bố của thế kỷ 21. Vì vậy, một chiến lược quốc gia về mó hoỏ, cùng với các chương trỡnh bảo vệ an toàn thụng tin của cỏc cơ quan, doanh nghiệp và của cá nhân đang trở thành một vấn đề rất lớn. Ngày càng có nhiều nước áp dụng các luật ngăn cản không cho dữ liệu được truyền gửi tới các nước không có phương tiện thích đáng để bảo vệ thông tin, nhằm tránh rũ rỉ nhất là cỏc thụng tin liờn quan đến an ninh quốc gia, vũ khí giết người hàng loạt, quan hệ quốc tế.... Nếu không có các luật và các phương tiện thích đáng để bảo vệ thông tin, thỡ một nước rất có thể sẽ bị cách ly khỏi hoạt động thương mại điện tử quốc tế. * * * Nếu không đảm bảo các nhân tố trên, tất yếu TMĐT sẽ không thể phát triển. Các nhân tố đó lại là một tổng hòa, đan xen vào nhau mà không thể xử lý riêng rẽ từng thứ nhân tố. Cho nên có thể hiểu được vì sao các nước đang phát triển dù bị thúc ép bởi nhiều yếu tố - trong đó có yếu tố sợ bị tụt hậu - vẫn cẩn trọng, không thể vội vàng tiến hành TMĐT nếu như các nhân tố cần thiết ở các nước này chưa được tạo lập đầy đủ. Nhưng cũng không có nghĩa rằng chỉ khi nào tạo lập đầy đủ các nhân tố thì mới có thể triển khai TMĐT. Thực tế cho thấy, TMĐT hình thành và phát triển là một xu thế khách quan, dựa trên những nhân tố sẵn có của nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển tất yếu sẽ đặt ra những vấn đề cần giải quyết, những trở ngại cần vượt qua, từ đó đặt ra nhu cầu cần thiết phải hoàn thiện những nhân tố hiện có, tạo lập những nhân tố mới cần cho sự hình thành và phát triển TMĐT. Bản thân mỗi nhân tố đó cũng không có sự hoàn thiện tuyệt đối, mà đó là sự hoàn thiện từng bước, sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế, với quá trình phát triển TMĐT nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đáng lưu ý là tất cả các điều kiện phát triển TMĐT đó chỉ có thể được tạo lập và hoàn thiện nếu như có sự tác động tích cực của Nhà nước. Tuy nhiên, sự tác động của Nhà nước cũng có thể kìm hãm quá trình tạo lập và hoàn thiện các điều kiện phát triển TMĐT nếu như không hợp lý và kém hiệu quả. Khi đó, sự tác động của Nhà nước sẽ trở thành một nhân tố gây cản trở sự phát triển của TMĐT. Với các nước đi sau, kinh nghiệm của các nước đi trước về việc hoàn thiện và tạo lập các nhân tố cần thiết là những bài học quý báu cho sự hình thành và phát triển TMĐT. Qua kinh nghiệm của các nước đi trước, có thể tham khảo về các qui trình và cách tạo lập, hoàn thiện các nhân tố cần thiết. 1.1.4. Vai trò của thương mại điện tử. 1.1.4.1. Đối với các doanh nghiệp. "Thương mại điện tử có tiềm năng to lớn giúp mở rộng các cơ hội kinh doanh, giảm bớt chi phí, gia tăng hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống, và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ tham gia nhiều hơn vào thương mại toàn cầu" [5]. Thực tế cho thấy, thương mại điện tử mang lại cho các doanh nghiệp những lợi ớch căn bản như: a. Tăng cường khả năng nắm bắt thông tin và mở rộng thị trường. Với những tính năng ưu việt của các phương tiện điện tử, viễn thông và Internet/Web, TMĐT giúp cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng nắm bắt thông tin phong phú về kinh tế - thương mại, hay các thông tin thị trường nói chung. Doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian thu thập thông tin, thu được hàm lượng thông tin phong phú hơn, rộng khắp hơn, ít tốn kém hơn về khách hàng, đối tác kinh doanh, ngay cả với đối thủ cạnh tranh; hay những thông tin về một thị trường doanh nghiệp đang hướng tới. Thương mại điện tử đã mở ra một khuynh hướng tiếp cận thị trường mới, nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận thị trường. Đây là một khía cạnh đang được các doanh nghiệp rất chú ý và thường được coi như một phương thức marketing hoàn toàn mới - marketing trực tuyến (online marketing). Đây là khả năng quan trọng, có tác động sâu rộng đến hoạt động thương mại. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và thị trường quốc tế. b. Giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Các thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực CNTT với sự phát triển rộng khắp mạng toàn cầu (Internet) khiến các giao dịch thương mại điện tử đó giỳp doanh nghiệp giảm chi phớ, tận dụng cơ hội kinh doanh. Thứ nhất, thương mại điện tử có khả năng giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất. Trước hết TMĐT sẽ khiến doanh nghiệp giảm được chi phí văn phũng. Cỏc văn phũng khụng giấy tờ (paperless office), chiếm diện tớch nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tỡm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn gần như được bỏ hẳn). Thứ hai, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm nhiều chi phí bán hàng và tiếp thị. Bằng phương tiện Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn và có thể thường xuyờn cập nhật, trong khi catalogue in ấn chỉ cú khuụn khổ giới hạn và không thể cập nhật liên tục. Thứ ba, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm thời gian và chi phí giao dịch. Thương mại điện tử qua Internet/Web giúp các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là quá trỡnh từ quảng cỏo, tiếp xỳc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch giao hàng, giao dịch thanh toán). Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng khoảng 0,05% thời gian giao dịch qua bưu điện; chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng khoảng 5% chi phí giao dịch qua Fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng 10% tới 20% chi phí thanh toán theo lối thông thường. Ngoài ra, việc giao dịch nhanh chóng, sớm nắm bắt được nhu cầu cũn giúp cắt giảm số lượng và thời gian hàng nằm lưu kho, cũng như kịp thời thay đổi phương án sản phẩm bám sát được với nhu cầu của thị trường. éiều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những mặt hàng cú tớnh thời vụ [34]. Đối với các doanh nghiệp hoạt động TMĐT, ngoài việc giảm chi phí trực tiếp, TMĐT còn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí do đem lại khả năng hợp lý hóa khâu cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm, bảo hành; tự động hóa quá trình hợp tác kinh doanh; giảm chi phí quan hệ trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với khách hàng, với đối tác. Qua đó, TMĐT giúp các doanh nghiệp tăng năng lực phục vụ khách hàng, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, mở rộng phạm vi cũng như dung lượng kinh doanh. c. Tăng cường khả năng thiết lập và củng cố quan hệ đối tác. Thương mại điện tử, với các phương tiện ngày càng hiện đại, đã tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành tố tham gia vào quá trỡnh thương mại. Thông qua các phương tiện điện tử (nhất là dựng Internet/Web) cỏc thành tố tham gia (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau, rút ngắn rất nhiều về khoảng cách địa lý và thời gian. Nhờ đó cả sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. Thương mại điện tử cũng đã góp phần tạo ra một lĩnh vực kinh doanh trung gian hoàn toàn mới, không chỉ hoạt động bán lẻ mà cả các giao thương giữa các doanh nghiệp. Bằng cách tạo ra các kênh thông tin trực tiếp, tiện lợi, TMĐT cho phép các công ty xem xét lại các chức năng hoạt động của mình, tạo các mối quan hệ mới, tổ chức hợp lý quy trình cung cấp. Bên cạnh những lợi ích kể trên, TMĐT cũng đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc và những thách thức đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các nước đang phát triển. Chi phí giao dịch giảm và thông tin phong phú sẽ làm giảm lợi nhuận cũng như lợi thế cạnh tranh của một số lĩnh vực kinh doanh mà từ trước đã tận dụng được sự mất cân đối về thông tin giữa người mua và người bán như môi giới bất động sản và những ngành luôn phải ở gần khách hàng để giảm chi phí tìm kiếm và chi phí mua hàng của khách hàng như ngành bán lẻ. Internet mang lại quá nhiều thông tin có thể khiến khách hàng dễ bị choáng ngợp và do vậy việc tạo sự chú ý của khách hàng sẽ ngày càng trở nên khó khăn đối với các doanh nghiệp. Cạnh tranh về giá cả cũng gia tăng vì TMĐT sẽ giúp xác định dễ dàng các nhà cung cấp có giá rẻ, nhất là các mặt hàng thông dụng. Để có thể khai thác những lợi thế của TMĐT, thích ứng với môi trường kinh doanh số hóa, các nhà quản trị phải xác định lại các chiến lược kinh doanh, marketing, nhấn mạnh đến các vấn đề quy mô, sự khác biệt, các dịch vụ gia tăng và nhãn hiệu thương mại. Cần xác định rõ rằng mức độ khai thác lợi ích của TMĐT hoàn toàn tùy thuộc vào bản thân doanh nghiệp. Nếu có một chiến lược phát triển TMĐT đúng đắn và tổ chức thực hiện thành công, các doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi ích, và cũng ngược lại. Bên cạnh những bài học thành công, thực tế cũng cho thấy không ít doanh nghiệp đã thất bại và chịu nhiều thiệt hại khi áp dụng TMĐT. Mặt khác, tuy TMĐT mới được áp dụng trên phạm vi toàn cầu khoảng một thập kỷ qua nhưng hàng loạt vấn đề đã nảy sinh, trong đó “sự phân cách số” (digital divide) đang là một trong những vấn đề được thế giới quan tâm. Trên góc độ các doanh nghiệp, hiện có sự chênh lệch rất lớn về khả năng tiếp cận và ứng dụng CNTT nói chung và TMĐT nói riêng giữa doanh nghiệp thuộc các nước phát triển với các nước đang phát triển; hay trong phạm vi một quốc gia, giữa các doanh nghiệp có qui mô và tiềm lực lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy, xu thế phát triển TMĐT đang đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh mới, khốc liệt hơn cả về tính chất và tốc độ. 1.1.4.2. Đối với người mua hàng. Từ góc độ của người mua hàng, TMĐT tạo sự thuận tiện hơn cả về không gian và thời gian, tăng khả năng lựa chọn do tiếp cận dễ dàng các mặt hàng, các dịch vụ, thu được thông tin phong phú hơn, từ đó có thể đáp ứng nhu cầu tốt hơn. Mặc dù họ phải bỏ thêm chút ít công sức khi mua hàng qua mạng, nhưng bù lại, họ có thể mua hàng tại nhà bất cứ lúc nào, dù ngày hay đêm. Internet cách mạng hoá marketing bán lẻ và marketing trực tiếp. Người tiêu dùng có thể mua sắm bất cứ sản phẩm nào của nhà sản xuất và những nhà bán lẻ trên khắp thế giới. Họ có thể xem xét các sản phẩm, thông tin về sản phẩm trên máy tính hay màn hình tivi, có thể lấy những thông tin này hay dùng nó để tạo ra những yêu cầu về các sản phẩm phù hợp với mình, đặt hàng và thanh toán ... Thêm vào đó, việc so sánh hàng hoá trên mạng cũng rất thuận lợi. Thời gian để người mua kiểm tra hàng loạt website thương mại chỉ bằng vài phần trăm lượng thời gian họ cần để gọi điện hoặc ghé thăm một vài cửa hàng hữu hỡnh. Việc tỡm kiếm những mặt hàng khan hiếm, ít người biết đến, như sách cổ, đồ cổ... cũng trở nên dễ dàng hơn, thông qua việc ngồi một chỗ tra cứu danh mục sản phẩm của một thương hiệu thương mại điện tử, thay vỡ phải tới hết cửa hiệu này đến cửa hiệu khác. Trong nhiều trường hợp, các cửa hàng trên mạng cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn những cửa hàng truyền thống, kể cả khi không có sự tương tác người - người trực tiếp. Khả năng tỡm hiểu kiến thức cơ bản, hoặc trao đổi với nhân viên bán hàng qua Internet cao hơn. 1.1.4.3. Đối với phạm vi toàn xã hội: Kỷ nguyên số hóa, phát triển kinh tế tri thức đã bắt đầu với TMĐT là một thành tố. Bởi thế TMĐT nên được nhìn nhận trong bối cảnh của nền kinh tế số hóa đang trỗi dậy, hứa hẹn việc số hóa phần lớn các hình thái hoạt động của con người. Điều đó có nghĩa là việc chấp nhận và áp dụng TMĐT nên được coi là vấn đề mang tính chiến lược hơn là vấn đề mang tính kỹ thuật. Đối với các quốc gia, hoạt động TMĐT có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời mang lại khả năng cải thiện môi trường hành chính và môi trường đầu tư. Thương mại điện tử cũng khiến chính phủ các nước phải cải cách trên rất nhiều phương diện - từ phương diện quản lý, hoạch định chính sách như thuế quan, hải quan, phân phối thu nhập, quản lý doanh nghiệp, chính sách thương mại quốc tế... tới việc điều chỉnh phương hướng phát triển các ngành kinh tế quốc gia trong thời đại “số hóa” đang ngày càng mở rộng. Xột trờn bỡnh diện quốc gia, thương mại điện tử sẽ tạo tiền đề để có thể sớm tiếp cận nền kinh tế số hoỏ (digital economy), hay “nền kinh tế tri thức” (knowledge-based economy). Thương mại điện tử trực tiếp kớch thớch sự phỏt triển của ngành cụng nghệ thụng tin - một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế hiện đại, một ngành căn bản của “xã hội thông tin” hay “kinh tế tri thức”, đóng vai trũ ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Đối với các nước đang phát triển, nếu không có một chiến lược thích hợp sẽ suy giảm sức cạnh tranh, ngày càng tụt hậu. Khớa cạnh này mang tớnh tiềm tàng, ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách công nghệ và tính chiến lược phát triển mà các nước đang phát triển cần quan tâm và phải đề ra một chiến lược kịp thời và phù hợp. Nếu nắm bắt được cơ hội, một nước đang phát triển có thể tạo ra một bước nhảy vọt, tiến kịp các nước đi trước trong một thời gian ngắn hơn, nếu không nguy cơ tụt hậu sẽ trở nên không thể cứu vãn. Do những yêu cầu của toàn xã hội, của nền kinh tế trong thời kỳ “số hóa” nói chung và những yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong quá trình phát triển TMĐT nói riêng, hoạt động giáo dục - đào tạo của mỗi quốc gia cần phải có sự cải cách kịp thời và phù hợp. Thương mại điện tử cũng làm thay đổi phong cách sinh hoạt và đời sống văn hóa của toàn xã hội có nhiều biến đổi. Tác động văn hoá xó hội của Internet, môi trường hoạt động chủ yếu của TMĐT, cũng đang là một mối quan tâm quốc tế, vỡ hàng loạt tỏc động tiêu cực của nó đó xuất hiện: Internet trở thành một môi trường giao dịch mới, với nhiều tính năng ưu việt cho các hoạt động mại dõm, ma tuý, buụn lậu; các hoạt động khủng bố, chống phá chính trị. Không ít các nội dung đồi trụy, kích dục, các hướng dẫn làm bom thư, làm chất nổ phá hoại, các loại tuyên truyền kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo v.v. đã được đưa lên Internet. Internet cũng đang bị lợi dụng trở thành một phương tiện thuận lợi cho các lực lượng chống đối sử dụng làm diễn đàn ngôn luận, hoạt động tuyên truyền, kích động lật đổ chính phủ, gây rối loạn trật tự xó hội. Thông qua môi trường Internet, TMĐT có thể góp phần thúc đẩy sự tha hóa toàn cầu về văn hóa, ảnh hưởng tới sự lành mạnh về văn hóa của thế giới, ảnh hưởng tới các đặc trưng văn hóa của từng nước nếu thiếu các biện pháp hữu hiệu để chống các nội dung thông tin gây tha hóa. Các nội dung cuốn hút thanh niên theo các lối sống không phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề đang được đặc biệt quan tâm, nhất là tại các nước châu Á. Mặc dù công nghệ đánh giá dung liệu (content rating), lọc dung liệu (content filtering) đó và đang phát triển, nhưng về cơ bản, tới nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để chống trả các mặt trái nói trên của Internet/web. Từ đó có thể thấy rằng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, hay đối với chiến lược phát triển đối với từng lĩnh vực như văn hóa, giáo dục,... cần có sự điều chỉnh và đổi mới theo hướng phù hợp với “thời đại số hóa”. Thương mại điện tử cũng có xu hướng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia. Trong hoạt động TMĐT quốc tế, các nước phát triển sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển do kết cấu hạ tầng cơ sở CNTT, khuôn khổ pháp lý, môi trường kinh tế xã hội và hệ thống tài chính tại các nước đang phát triển thường yếu kém hơn nhiều. Các nước đang phát triển tiếp tục đứng trước cuộc cạnh tranh kinh tế không cân sức, nên càng dễ chịu nhiều thua thiệt và bất bình đẳng. Trong một thế giới “số hóa”, nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển như: địa vị quốc gia, sự lũng đoạn của các nước phát triển, sự phân tán quyền lực của các ngành, chủ quyền quốc gia, quyền tri thức và quyền riêng tư cá nhân v.v.. cần được các nước đang phát triển tiếp tục nghiên cứu, chủ động tiếp thu mặt tích cực, phòng ngừa các tiêu cực xảy ra. Do vậy, nếu không có những đối sách hữu hiệu, các nước đang phát triển không chỉ bị tụt hậu xa về mức sống mà cả về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, nguy cơ lệ thuộc cụng nghệ đang là một vấn đề khiến các nước phải quan tâm. Khụng thể khụng thừa nhận rằng các nước phát triển, mà đứng đầu là nước Mỹ, đang khống chế toàn bộ công nghệ thông tin quốc tế, cả phần cứng cũng như phần mềm (phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng). Có thể nhận xét rằng trong khi đa số các nước cũn đang vật lộn trong nền "kinh tế vật thể", thỡ Mỹ đó vượt lên và tiến nhanh trong nền "kinh tế ảo", lấy "kinh tế tri thức", "sở hữu trớ tuệ", "giỏ trị chất xỏm" làm nền múng. Sự khỏc biệt ấy bộc lộ ngày càng rừ theo tiến trỡnh nền kinh tế toàn cầu chuyển sang "kỷ nguyờn số hoỏ" như một xu hướng tất yếu khách quan. Một khi thương mại nói riêng và các hoạt động kinh tế nói chung được số hoá thỡ toàn thế giới có thể sẽ nằm trong tầm khống chế cụng nghệ của Mỹ. Mỹ sẽ giữ vai trũ người bán công nghệ thông tin cho toàn thế giới, với công nghệ được đổi mới hàng ngày và thuần tuý "kinh tế tri thức", trong khi các nước khác tiếp tục sản xuất các "của cải vật thể" phục vụ cho nước Mỹ. Bức tranh ấy nay đó khỏ rừ nột và để thay đổi nó chắc chắn phải cần đến những nỗ lực chiến lược lớn lao từ phía các đối thủ của Mỹ trong những quóng thời gian lịch sử, mà trong những quóng thời gian ấy bản thõn nước Mỹ cũng không lùi lại hay đứng yên. Những nước đang phát triển hơn, đó chậm chõn, rất cú thể mói mói phải ở một tầm thấp dưới và bị phụ thuộc hoàn toàn về công nghệ vỡ điều kiện thực tế vĩnh viễn không cho phép họ đuổi kịp nữa. Sự phụ thuộc ấy không chỉ thể hiện ở những thiệt thũi về kinh tế, mà ở tầm cao hơn: Mỹ và các nước tiên tiến gần với Mỹ về công nghệ thông tin có thể nắm được hết thông tin của các nước thuộc đẳng cấp công nghệ thấp hơn. Đây cú thể sẽ là một trong những nét đặc trưng cơ bản của trật tự thế giới mới trong thế kỷ XXI. Vỡ vậy, thương mại điện tử đang được các nước xem xét một cách cẩn trọng. Sự triển khai TMĐT là một xu thế tất yếu, hơn thế cũn mang lại nhiều cơ hội cạnh tranh, nhưng nếu chỉ vỡ bị bức bỏch mà tham gia, hay chỉ tham gia vỡ cỏc lợi ớch kinh tế vật chất cụ thể thỡ khụng đủ, mà phải có một chiến lược thích hợp để khỏi trở thành quốc gia thứ cấp về công nghệ, giành cơ hội vươn lên trong thế giới “số hóa”. Tuy nhiên, cần xác định rằng mặt tích cực của thương mại điện tử là chủ yếu và sự phát triển TMĐT là một xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia. Vấn đề quan trọng là mỗi quốc gia cần có chiến lược phát triển TMĐT và những chính sách phù hợp, hiệu quả, khai thác tối đa các lợi ích của TMĐT đồng thời có thể hạn chế những tác động bất lợi. 1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI. 1.2.1. Những tiền đề của sự hình thành và phát triển thương mại điện tử trên thế giới. Thứ nhất, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế ngày càng mở rộng. Trong vài thập kỷ gần đây, toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một xu thế khách quan. Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển các hoạt động thương mại và đầu tư, sự trao đổi thông tin và các vấn đề quản lý trên phạm vi toàn thế giới. Theo nhiều dự báo, quá trình toàn cầu hóa kinh tế cũng như toàn cầu hóa các luồng thông tin trao đổi giữa các quốc gia và các đại lục đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và lôi cuốn tất cả các quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế sẽ ngày càng mở rộng nhờ sự phát triển của viễn thông tin học và các phương tiện vận chuyển hiện đại. Sự phát triển của viễn thông tin học (tốc độ truyền dữ liệu cao, mạng máy tính kết nối Internet, điện thoại di động và các dịch vụ đa phương tiện) tạo ra các nền tảng căn bản cho quá trình toàn cầu hóa. Các luồng lưu lượng trao đổi giữa các đại lục rất lớn và cho thấy có "sự thu hút" thông tin giữa các đại lục với nhau. Khuynh hướng thị trường hóa các nền kinh tế cùng với sự phát triển các hoạt động thương mại, đầu tư, hình thành các khu vực mậu dịch tự do, các liên minh kinh tế, tài chính,... khiến cho nền kinh tế thế giới càng tăng tính cạnh tranh. Sự phát triển các hoạt động thương mại và đầu tư và sự gia tăng sức ép cạnh tranh trong nền kinh tế quốc tế đã khiến các doanh nghiệp, các quốc gia phải luôn chú trọng tới tính hiệu quả, tăng cường năng lực cạnh tranh, phải luôn tận dụng mọi cơ hội, luôn đổi mới và vận dụng tối đa các thành tựu công nghệ. Chính vì lẽ đó, TMĐT, với các lợi thế đặc biệt về tiết kiệm thời gian và sự giảm chi phí, tăng cường khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường, đã phát triển với tốc độ rất nhanh, được hầu hết các doanh nghiệp, các quốc gia lưu tâm và từng bước tiếp cận. Nếu như sự cạnh tranh là điều bắt buộc, là một “thách thức” đối với các quốc gia, các doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thì quá trình toàn cầu hóa cũng mở ra nhiều “cơ hội” mở rộng thị trường. Khả năng mở rộng thị trường cũng là một yếu tố sâu xa thúc đẩy sự hình thành và phát triển TMĐT - do không gian thị trường mở rộng nên cần có những loại hình kinh doanh mới làm giảm sự ngăn cách về không gian - TMĐT đã đáp ứmg được điều đó. Thứ hai, sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt với sự ra đời Internet/World Wide Web. Sự ra đời của máy tính điện tử cùng với việc xuất hiện các khoa học về thông tin, điều khiển, hệ thống,... vào những năm giữa thế kỷ XX là những mầm mống khởi đầu cho một kỷ nguyên phát triển mới của xã hội loài người - "kỷ nguyên số hóa" - tạo nên những biến đổi trong môi trường kinh tế, xã hội trên thế giới trong mấy thập niên qua, đặc biệt trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đó đưa tới cuộc "cách mạng số hoá", thúc đẩy sự ra đời của "kinh tế số hoỏ" và "xó hội thụng tin", mà TMĐT là một bộ phận hợp thành. Kỹ thuật số được áp dụng trước hết vào máy tính điện tử, tiếp đó sang các lĩnh vực khác (cho tới điện thoại di động, thẻ tín dụng...). Cách mạng số hoá diễn ra rất nhanh. Chiếc mỏy tớnh điện tử đầu tiên có thể chương trỡnh hoỏ (chiếc Electronic Numerical Integrator Computer) ra đời năm 1946, có kích thước bằng 4-5 gian buồng, trị giá nhiều triệu USD, và chỉ thực hiện được 5000 lệnh trong một giây. Từ thập niên 80, khi lần lượt các thế hệ máy vi tính ra đời với năng lực xử lý thông tin và sản lượng càng ngày càng cao, giá thành giảm mạnh đã khiến tin học được sử dụng trong khắp mọi lĩnh vực hoạt động, được đại chúng hóa. Hệ thống liên lạc viễn thông và hệ thống định vị toàn cầu thông qua các vệ tinh đó bao phủ toàn thế giới. Bước chuyển biến có ý nghĩa quyết định nhất, thuyết phục nhất, khẳng định sự xuất hiện của một nền kinh tế thông tin và một xã hội thông tin trong thực tế là các siêu xa lộ thông tin mà bằng chứng hiển hiện là sự phát triển bùng nổ của mạng Internet toàn cầu, tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống con người. Năm 1969, Bộ Quốc phũng Mỹ bắt đầu nghiên cứu các tiêu chuẩn và công nghệ - thiết bị truyền gửi dữ liệu cho phép lập một mạng toàn quốc, nối ghép các mạng cục bộ và miền rộng sử dụng các chuẩn công nghệ khác nhau thành một mạng chung để trao đổi thông tin nhanh chóng và kịp thời. Năm 1983 dự án này thành công, một mạng toàn cục ra đời, sau đó tách thành hai mạng: MILnet chuyên dùng cho quân đội và ARPAnet dùng cho nghiên cứu và giáo dục. Các mạng máy tính đều có thể kết nối với ARPAnet, vỡ thế nú được đặt tên là Internet. Công nghệ Internet chỉ thực sự trở thành công cụ đắc lực khi áp dụng thêm giao thức chuẩn quốc tế HTTP (Hyper Text Transfer Protocol: giao thức chuẩn truyền siêu văn bản), tạo ra nhiều dịch vụ khỏc nhau. Trong rất nhiều dịch vụ Internet, nổi bất nhất tới nay là dịch vụ World Wide Web ra đời năm 1991 (thường gọi tắt là Web, viết tắt là www hoặc w3) là công nghệ sử dụng các siêu liên kết văn bản (hyperlink, hypertext) tạo ra các văn bản chứa nhiều tham chiếu tới các văn bản khác, cho phép người sử dụng tự động chuyển từ một cơ sở dữ liệu này sang một cơ sở dữ liệu khác, bằng cách đó mà truy nhập vào các thông tin thuộc các chủ đề khác nhau và dưới các hỡnh thỏi khỏc nhau (văn bản, đồ hoạ, âm thanh) vừa phong phú về nội dung, vừa hấp dẫn về hỡnh thức. Từ năm 1995, Internet được chính thức công nhận là mạng toàn cầu. Các mạng và các máy tính có địa chỉ Internet có thể giao tiếp với nhau, truyền gửi cho nhau các thông điệp (thư điện tử: electronic mail, hay e-mail), và các dữ liệu thuộc hàng trăm ứng dụng khác nhau. Quỏ trỡnh tin học hoỏ xó hội bắt đầu bùng nổ, rồi nhanh chóng chuyển sang mang tính chất "toàn cầu", tạo nên "xó hội thụng tin xuyờn biờn giới" sau khi Internet ra đời. Mạng Internet, nối hàng trăm triệu máy tính của người dùng, có thể truy cập đến hàng triệu nguồn cung cấp thông tin trên khắp thế giới, không còn chỉ là một phương tiện kỹ thuật đơn thuần, mà đã trở thành một môi trường mới của mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá,... dẫn tới những chuyển biến nhanh chóng trong đời sống con người trên khắp hành tinh chúng ta. Internet/World Wide Web ra đời và phát triển đó tạo đà thúc đẩy mạnh mẽ quá trỡnh toàn cầu hoỏ. Xột trờn bỡnh diện toàn cầu, con đường tơ lụa (the Silk Road) một nghỡn năm trước đây là một đột phá: những chiếc xe lăn bánh chậm chạp trên con đường vạn dặm xuyên sa mạch và qua nhiều quốc gia không chỉ mang tơ lụa, vải vóc, vàng bạc làm giàu cho nhiều nước, mà cũn giỳp truyền bỏ cả khoa học kỹ thuật, văn hóa và triết lý. Internet ngày nay cũng tương tự như "con đường tơ lụa", nhưng ở một tầm khác hẳn về phạm vi và về công nghệ: không chỉ nối Á - Âu, mà toàn cầu; khụng cần thời gian giao thụng mà tức khắc. Trong bối cảnh ấy, hoạt động kinh tế nói chung và thương mại nói riêng (kể cả khâu quản lý) cũng chuyển sang dạng "số hoá", "điện tử hoá". Thương mại điện tử dần hỡnh thành và ngày càng phát triển. Internet tạo ra bước phát triển mới của ngành truyền thông và đó trở thành môi trường hoạt động quan trọng nhất của thương mại điện tử. 1.2.2. Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới những năm qua. Ý tưởng về tiến hành thương mại không cần giấy tờ mà dựa hoàn toàn trên các phương tiện điện tử, truyền thông đã có từ những năm 1960. Từ năm 1993, việc sử dụng Internet và World Wide Web đã bắt đầu và được thúc đẩy do việc liên tục hạ giá các sản phẩm phần cứng và phần mềm. Sự phát triển như vũ bão của Internet đã tạo nên một "cấu trúc thông tin toàn cầu", hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển của TMĐT. Thương mại điện tử hiện trở nên khá sôi động tại các nước cụng nghiệp húa và trở thành xu hướng phỏt triển của kinh tế thế giới. Nhiều chuyờn gia cho rằng thương mại điện tử sẽ là ngành kinh tế phát triển mạnh nhất trong thế kỷ XXI - kỷ nguyên công nghệ thông tin. Có thể tin tưởng vào nhận định trên căn cứ theo xu thế phát triển mạnh mẽ cả về phạm vi bao phủ, phạm vi ứng dụng, và chất lượng vận hành của Internet và các ._.à từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai. Xúc tiến việc hình thành đồng bộ các loại thị trường đi đôi với việc xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế để thị trường hoạt động năng động, có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Coi trọng công tác tiếp thị và tổ chức thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng, tự chủ và tự chịu trách nhiệm kinh doanh. - Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường hiệu lực của các công cụ, chính sách quản lý vĩ mô. Đổi mới sâu rộng cơ chế quản lý kinh tế, phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, triệt để xoá bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăng cường vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đấu tranh có hiệu quả chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu gây phiền hà. Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. Đổi mới mạnh mẽ công tác kế hoạch hoá, nâng cao tính định hướng và dự báo, nâng cao chất lượng của các quy hoạch và kế hoạch, gắn quy hoạch, kế hoạch với thị trường. Chính sách đầu tư nhà nước được điều chỉnh theo hướng tăng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh bằng các hình thức thích hợp, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư nhà nước. Tăng cường hiệu lực và đổi mới cơ chế quản lý ngân sách nhà nước theo hướng triệt để tiết kiệm, nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định và thực hiện ngân sách, thực hiện công khai, minh bạch trong chi tiêu ngân sách. Tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện công khai, minh bạch, giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và dân cư; khuyến khích phát triển sản xuất và bảo đảm công bằng xã hội. Đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ cấu chi tiêu ngân sách nhà nước theo hướng tích cực; triệt để xoá bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước thông qua ngân sách nhà nước và các công cụ chính sách khác. Tăng cường quản lý nợ, nhất là nợ nước ngoài; xử lý nợ của doanh nghiệp nhà nước. Vận dụng sáng tạo các chính sách vĩ mô nhằm ổn định và phát triển kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững. Trong quá trình đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường hiệu lực của các công cụ, chính sách quản lý vĩ mô, cần chú trọng xây dựng nguyên tắc chỉ đạo, chiến lược và kế hoạch ứng dụng và phát triển TMĐT ở Việt Nam dựa trên quan điểm phối hợp, đổi mới, và có mục tiêu đối với việc lập chính sách. Đồng thời, cần chú trọng thiết lập cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước đối với hoạt động TMĐT và các lĩnh vực liên quan phù hợp với thực tiễn Việt Nam. éể nâng cao hơn nữa tác dụng hỗ trợ của môi trường kinh tế nhằm xúc tiến thương mại điện tử, cần có một cơ chế hỗ trợ với các chính sách, các chương trỡnh hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Cần phải có nhiều thử nghiệm trong giai đoạn khởi đầu này trong việc phát triển thương mại điện tử Việt Nam. Trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, cần xây dựng chính sách thuế và thuế quan phù hợp. Cần tránh không đánh thêm bất cứ thứ thuế mới nào khác vào thương mại trên Internet. Cần phải hỡnh thành một quan điểm đơn giản và thống nhất về cách đánh thuế thương mại điện tử dựa trên các nguyên tắc tính thuế hiện hành. Cũng do tính liên ngành của TMĐT, cần hình thành một cơ quan chuyên trách mang tính đa ngành để có thể định hướng phát triển và điều hành hoạt động TMĐT. Nên thành lập ngay một "đầu mối quốc gia" về "kinh tế tri thức" và "thương mại điện tử". Một Hội đồng quốc gia về "thương mại điện tử" gồm đại diện của nhiều bộ ngành và giới có liên quan là một tổ chức cần có để hội tụ được kiến thức và sự nhỡn nhận từ nhiều gúc độ. Vỡ hội đồng là một tổ chức mang tính tư vấn là chủ yếu, nên theo kinh nghiệm các nước, sẽ cần tới một Uỷ ban quốc gia có chức năng và quyền hạn ra quyết định, chỉ đạo, và xử lý giải quyết. Hội đồng và Uỷ ban sẽ là đầu mối vạch chiến lược cũng như chương trỡnh hành động trước mắt, đồng thời chỉ đạo thực hiện chiến lược và chương trỡnh đó tránh được các xu hướng thiếu tính toàn diện: hoặc cho là chưa thể làm gỡ với thương mại điện tử; hoặc ngược lại, tiến hành một cách vội vó, nặng "phô diễn" không thu được kết quả mong muốn và để lại hệ quả khó khắc phục sau này. - Tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Tiếp tục chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển; tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện thành công quá trình hội nhập trên cơ sở phát huy nội lực, bảo đảm độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi. Trong các hoạt động hợp tác quốc tế, cần chú trọng nâng cao hiệu quả trong việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương trên các phương diện liên quan đến hoạt động TMĐT. Đồng thời, cần thu hút sự hỗ trợ của quốc tế và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về ứng dụng và phát triển TMĐT. Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ; đẩy mạnh các lĩnh vực dịch vụ thu ngoại tệ; chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế; từng bước hiện đại hoá phương thức kinh doanh phù hợp với xu thế mới của thương mại thế giới. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện các hình thức đầu tư, nâng cao khả năng thu hút đầu tư. Khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trong nước. Tiếp tục tranh thủ nguồn tài trợ của các chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ. 3.2.5. Phát triển các hình thức thanh toán điện tử. Để có thể phát triển thương mại điện tử, Việt Nam cần phỏt triển hệ thống thanh toỏn tài chớnh tự động đáp ứng được cả tầm quốc gia và quốc tế, cho phép thực hiện thanh toán tự động với nhiều loại hình hoạt động như: hệ thống thanh toán thẻ ngân hàng (ATM), hệ thống thanh toán thẻ quốc tế (VISA, MASTER, JCB, American Express,...), thẻ thụng minh (smart card), thanh toán quốc tế qua SWIFT,... Môi trường thương mại và công nghệ của thanh toán điện tử đang biến đổi nhanh chóng, gây khó khăn cho việc hỡnh thành một chớnh sỏch vừa kịp thời vừa thớch hợp. Vỡ vậy, cỏc quy định và luật lệ cứng nhắc và mang tính theo tục lệ đều khụng thớch hợp và cú thể gõy hại sau này. Nhằm phát triển các hình thức thanh toán điện tử, cần tiền hành một số giải pháp như: - Nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức thanh toán điện tử, tạo niềm tin đối với khách hàng. - Hiện đại hoá và đổi mới công nghệ của hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin. - Xây dựng các chính sách, các biện pháp đảm bảo tính an toàn và tính đáng tin cậy của các hệ thống thanh toán điện tử. - Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán điện tử. - Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm khắc phục tâm lý ưu dùng tiền mặt ở Việt Nam. Trước mắt khuyến khích các doanh nghiệp và những người có thu nhập cao tham gia các hình thức thanh toán điện tử. Tất nhiên, thanh toán điện tử là một lĩnh vực hoạt động trong ngành tài chính - ngân hàng, nên các biện pháp đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử cần được kết hợp chặt chẽ với các chính sách đổi mới và kiện toàn hệ thống tài chính - ngân hàng, như: - Chú trọng phát triển thị trường vốn và tiền tệ với các hình thức đa dạng thích hợp nhằm thu hút các nguồn vốn trong xã hội, mở rộng nguồn vốn dài hạn và trung hạn. - Cải cách hệ thống ngân hàng thương mại. Hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng. - Bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường tài chính - tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. - Giải quyết nợ tồn đọng đi đôi với tăng cường những chế định pháp lý, kinh tế và hành chính về nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền thu nợ hợp pháp của người cho vay. Tăng cường năng lực tự kiểm tra của các tổ chức tín dụng và công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng, không để xảy ra đổ vỡ tín dụng. 3.2.6. Xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn và bảo mật. Giao dịch thương mại bằng phương tiện điện tử đặt ra đũi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn, nhất là khi hoạt động trên Internet/Web. Bảo mật điện tử (e-Security) là một nhân tố tối quan trọng cho sự phát triển của TMĐT. Nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu, bí mật thông tin riêng về cá nhân, về doanh nghiệp, các bí mật quốc gia trên cỏc lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị, quân sự..., cần có sự tham gia của toàn xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống bảo mật điện tử (e-Security) đáng tin cậy, sử dụng các phương tiện công nghệ được công nhận quốc tế và có tính liên tác để chống truy nhập bất hợp pháp vào các dữ liệu, nhằm đảm bảo cho sự vận hành liên tục và an toàn. Trong đó có các cơ chế báo động, thực hành lựa chọn trực tuyến, khu vực tư nhân chấp nhận và tuân thủ các thực hành thông tin đứng đắn, và giải quyết tranh chấp. Khu vực tư nhân cần phải đi đầu trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ bảo đảm an toàn theo kịp mức độ hiện đại. Nhà nước cần nâng cao hiệu quả kiểm duyệt thông tin, cài đặt phần mềm ngăn chặn (thiết lập firewall) đối với các luồng thông tin không lành mạnh, thậm chí độc hại trên mạng toàn cầu. Cần có chiến lược quốc gia về mó hoỏ, kốm theo cỏc chương trỡnh bảo vệ an toàn thụng tin của các cơ quan, doanh nghiệp và của cá nhân đang trở thành một vấn đề rất lớn. Vỡ vậy, cần có các luật và các phương tiện thích đáng để bảo vệ thông tin. Nhà nước cần có các biện pháp chủ động và các quy định cụ thể về an toàn và an ninh thông tin, trước hết trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, an ninh - quốc phũng. Nhà nước phải đi đầu trong việc đưa ra các chính sách nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin (nếu cần thiết thỡ bao gồm cả chớnh sỏch mó hoỏ), cỏc tiờu chuẩn cụng nghệ và lập phỏp nhằm đảm bảo tính an toàn của thương mại điện tử. Tuy nhiên, công nghệ an ninh đang tiến hoá rất nhanh và các chính phủ của các quốc gia ASEAN có lẽ sẽ khó mà theo kịp với thị trường trong lĩnh vực này. Do đó, khu vực tư nhân cần phải đi đầu trong việc phát triển cụng nghệ an toàn theo kịp trình độ hiện đại. Nhà nước cần có các chính sách, biện pháp hỗ trợ, ủng hộ các nỗ lực mà khu vực tư nhân đang thực hiện nhằm ứng dụng các chế độ bảo mật tư nhân kiểu tự điều tiết, có ý nghĩa, và thuận tiện cho người dùng, khuyến khớch việc ứng dụng cụng nghệ chứng thực và mó hoỏ để giao dịch điện tử được an toàn. 3.2.7. Khắc phục những hạn chế, những tác động tiêu cực nảy sinh trong quá trình ứng dụng và phát triển TMĐT ở Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích kể trên, TMĐT cũng đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc và những thách thức đối với toàn xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển. Tuy TMĐT mới được áp dụng trên phạm vi toàn cầu khoảng một thập kỷ qua nhưng hàng loạt vấn đề đã nảy sinh. “Sự phân cách số” (digital divide) đang là một trong những vấn đề được toàn thế giới quan tâm. Hiện có sự chênh lệch rất lớn về khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và TMĐT nói riêng giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, đồng thời sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các tầng lớp dân cư trong trong phạm vi một quốc gia, giữa các doanh nghiệp có qui mô và tiềm lực lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực ra, sự phân hóa giàu nghèo vẫn luôn nảy sinh và chưa thể được giải quyết, nhưng trong kỷ nguyên số hóa, sự “phân cách số” sẽ càng làm tăng khoảng cách chênh lệch, tạo nên sự chênh lệch một cách toàn diện. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ giáo dục, thực thi các biện pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm tạo điều kiện để tăng cường khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin của những tầng lớp dân cư thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, dân tộc ở vùng sâu, vùng xa. Thương mại điện tử đã và đang làm thay đổi phong cách sinh hoạt của xã hội, khiến đời sống văn hóa của toàn xã hội có nhiều biến đổi. Tác động văn hoỏ xó hội của Internet, môi trường hoạt động chủ yếu của TMĐT, cũng đang là một mối quan tâm quốc tế, vỡ hàng loạt tỏc động tiêu cựcđó xuất hiện. Từ đó có thể thấy rằng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, hay đối với chiến lược phát triển đối với từng lĩnh vực như văn hóa, giáo dục,... cần có sự điều chỉnh và đổi mới theo hướng phù hợp với “thời đại số hóa”, vừa cần duy trì và phát huy những giá trị thực sự mang tính “bản sắc dân tộc”, vừa cần hướng tới một nền văn hóa hiện đại và năng động. Thương mại điện tử cũng có xu hướng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia. Các nước đang phát triển tiếp tục đứng trước cuộc cạnh tranh kinh tế không cân sức, nên càng dễ chịu nhiều thua thiệt và bất bình đẳng. Trong một thế giới “số hóa”, nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển như: địa vị quốc gia, sự lũng đoạn của các nước phát triển, sự phân tán quyền lực của các ngành, chủ quyền quốc gia, quyền tri thức và quyền riêng tư cá nhân v.v.. cần được tiếp tục nghiên cứu, chủ động tiếp thu mặt tích cực, phòng ngừa các tiêu cực xảy ra. Do vậy, cần có những đối sách hữu hiệu nhằm tránh sự tụt hậu nghiêm trọng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, nguy cơ lệ thuộc cụng nghệ đang là một vấn đề khiến các nước phải quan tâm. Sự phụ thuộc ấy khụng chỉ thể hiện ở những thiệt thũi về kinh tế, mà ở tầm cao hơn: Mỹ và các nước tiên tiến gần với Mỹ về công nghệ thông tin có thể nắm được hết thông tin của các nước thuộc đẳng cấp công nghệ thấp hơn. Đõy có thể là một trong những nét đặc trưng cơ bản của trật tự thế giới mới trong thế kỷ XXI. Vì vậy cần khẩn trương có những đối sách hữu hiệu. * * * Hiện nay nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, còn đang dần phải hoàn thiện từ thể chế kinh tế tới các yếu tố thị trường. Cho nên, để có thể phát triển thương mại điện tử, một loại hình hoạt động mới xuất hiện bắt nguồn từ sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, Việt Nam cần chú trọng sự phát triển một cách toàn diện và cần đặc biệt tuân thủ những quy luật thị trường. Đồng thời với việc phát triển thương mại điện tử, rất cần phải từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế và các yếu tố thị trường, tạo lập đồng bộ các điều kiện phát triển thương mại điện tử. Những quan điểm chung trong quá trình phát triển TMĐT và các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở Việt Nam chỉ có thể trở thành hiện thực và mang lại hiệu quả nếu như có sự đổi mới một cách căn bản từ nhận thức của các nhà lãnh đạo tới sự triển khai trong thực tế. Kết luận Có thể thấy rằng sự hình thành và phát triển TMĐT quan hệ mật thiết với các xu hướng kinh tế - chính trị - xã hội - công nghệ và là một xu hướng khách quan, phù hợp với các qui luật thị trường. Thương mại điện tử hình thành và phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn cầu nhờ những tiền đề quan trọng: xu hướng toàn cầu hóa kinh tế; xu hướng phát triển kinh tế tri thức, “số hóa” các hoạt động kinh tế - xã hội, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt do sự ra đời Internet/ Web. Sự phát triển Internet và TMĐT là một trong những xu thế lôi cuốn và tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, tạo ra những thay đổi căn bản không chỉ trong đời sống kinh tế và trên toàn bộ các lĩnh vực chính trị - văn hóa - xã hội trong mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù TMĐT toàn cầu đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, nhưng sự phát triển không ngừng các mạng thông minh, Internet đã và đang tạo ra những thay đổi to lớn trong cách thức kinh doanh và hoạt động kinh tế, văn hóa của toàn xã hội. Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng nắm bắt thông tin và mở rộng thị trường, giảm chi phí trực tiếp, đem lại khả năng hợp lý hóa dây chuyền sản xuất - kinh doanh, tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành tố tham gia vào quỏ trỡnh thương mại. Từ góc độ của người mua hàng, TMĐT tạo sự thuận tiện hơn cả về không gian và thời gian, tăng khả năng lựa chọn do tiếp cận dễ dàng các mặt hàng, các dịch vụ, thu được thông tin phong phú hơn, từ đó có thể đáp ứng nhu cầu tốt hơn. Đối với phạm vi toàn xã hội, kỷ nguyên số hóa đã bắt đầu với TMĐT là một thành tố. Bởi thế TMĐT nên được nhìn nhận trong bối cảnh của nền kinh tế số hóa đang trỗi dậy, hứa hẹn việc số hóa phần lớn các hình thái hoạt động của con người. Xột trờn bỡnh diện quốc gia, TMĐT sẽ tạo tiền đề để có thể sớm tiếp cận nền “kinh tế tri thức, kớch thớch sự phỏt triển của ngành cụng nghệ thụng tin, đồng thời có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, mang lại khả năng cải thiện môi trường hành chính và môi trường đầu tư. Thương mại điện tử bao hàm một phạm vi rộng lớn cỏc hoạt động kinh tế - xó hội, không đơn thuần chỉ là dựng phương tiện điện tử để thực hiện cỏc hành động buụn bỏn truyền thống, nên cần nhận thức về TMĐT trong mối quan hệ hữu cơ với các nhân tố trong môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Những nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử là tổng thể gồm nhiều nhân tố đan xen nhau, tác động qua lại. Thực ra, khó có thể phân tách rạch ròi các nhân tố mà chỉ có thể khái quát một các tương đối các nhân tố quan trọng đó, bao gồm: hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, khuôn khổ pháp lý, môi trường kinh tế, hệ thống thanh toán tự động, an toàn và bảo mật. Sự thiếu hụt và không đồng bộ đối với các nhân tố đó sẽ là những trở ngại chính đối với sự phát triển TMĐT. Tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam cho thấy các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp và công chúng đã sớm tiếp cận và bước đầu triển khai TMĐT. Tuy với số lượng còn rất nhỏ, một số doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế đã bước đầu tiếp cận TMĐT và đã thu được những thành công nhất định, tạo được sự quan tâm của xã hội. Nhận thức về TMĐT đã được khơi dậy và kiến thức về TMĐT đang từng bước được phổ biến. Trong những năm gần đây, nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực nhận thức của các nhà quản lý, các doanh nghiệp và công chúng về TMĐT đã được triển khai và đã có những kết quả bước đầu. Một số tổ chức đã xây dựng Web site nhằm khuyến khích và thúc đẩy hoạt động thương mại nói chung và TMĐT nói riêng. Việt Nam cũng đã tiến hành một số chương trình thử nghiệm giao dịch TMĐT song phương. Nhưng tới nay trình độ nhận thức và sự tiếp cận, tham gia TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất sơ khai. Việc triển khai TMĐT vẫn còn trong giai đoạn manh nha, sơ khai và trong một quy mô thị trường rất hẹp. Sự nhận thức về TMĐT của các doanh nghiệp, công chúng và thậm chí cả các cơ quan quản lý cũng vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang trên lộ trình tiếp cận với TMĐT, hầu như chưa có giao dịch TMĐT một cách đầy đủ. Bên cạnh một số mô hinh triển khai TMĐT đã thu được một số thành quả nhất định, thực tế cũng cho thấy rằng không phải bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam nào tham gia TMĐT cũng thu được thành công. Nguyên nhân căn bản nhất của tình hình trên do cỏc nhân tố quyết định sự hình thành và phát triển TMĐT đều chưa được tạo lập ở mức độ cần thiết để có thể phát triển TMĐT. Bản thân mỗi nhân tố cũng chịu nhiều tác động từ các môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... và cũng tồn tại nhiều vấn đề nan giải. Để có thể phát triển TMĐT ở Việt Nam nhất thiết phải cú một quỏ trỡnh chuẩn bị, tạo lập các nhân tố cần thiết. Đây là vấn đề chủ yếu đặt ra đối với Việt Nam nhằm phát triển TMĐT. Quá trình đó đòi hỏi phải tuân thủ những quan điểm chung trong quá trình phát triển TMĐT ở Việt Nam: 1. Sự phát triển TMĐT cần tuân thủ cơ chế thị trường cùng với sự tác động tích cực của Nhà nước. 2. Phát triển TMĐT dựa trên sự mở rộng hợp tác quốc tế và cần phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. 3. Chiến lược phát triển TMĐT cần phù hợp và kết hợp chặt chẽ với những nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, để giải quyết những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình phát triển TMĐT, cần chú trọng giải quyết các vấn đề: 1. Phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin. 2. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực nhận thức của toàn xã hội về TMĐT. 3. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. 4. Hoàn thiện môi trường kinh tế. 5. Phát triển các hình thức thanh toán điện tử. 6. Xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn và bảo mật. 7. Khắc phục những hạn chế, những tác động tiêu cực nảy sinh trong quá trình ứng dụng và phát triển TMĐT ở Việt Nam. Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều chứng tỏ Nhà nước sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình tạo lập các điều kiện phát triển TMĐT và thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở Việt Nam. Với một nước đang phát triển như Việt Nam cần cẩn trọng, không thể vội vàng tiến hành TMĐT nếu như thiếu các nhân tố cần thiết. Nhưng cũng không có nghĩa rằng chỉ khi nào tạo lập đầy đủ các nhân tố thì mới có thể triển khai TMĐT. Quá trình hình thành và phát triển TMĐT ở Việt Nam tất yếu sẽ đặt ra những vấn đề cần giải quyết, những trở ngại cần vượt qua, từ đó đặt ra nhu cầu cần thiết phải hoàn thiện những nhân tố hiện có, tạo lập những nhân tố mới cần cho sự hình thành và phát triển TMĐT. Bản thân sự phát triển và hoàn thiện mỗi nhân tố cũng là một quá trình với nhiều giai đoạn, sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế, với quá trình phát triển TMĐT nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. q TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT: David Barn, tọa đàm về "chính phủ điện tử" và "thương mại điện tử" ngày 2-7-2001, Tạp chí Internet today No.07 ngày 06-07-01, ( Vũ Ngọc Cừ. Thương mại điện tử. NXB Giao thông vận tải. Hà Nội, 2001. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17-10-2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ thị số 09/2001/CT-TCBĐ ngày 30 tháng 11 nǎm 2001 về triển khai thực hiện Quyết định 158/2001/QĐ-TTg. Chương trỡnh hành động của APEC về thương mại điện tử, công bố tháng 11-1998. Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005, ban hành cùng với Quyết định phê duyệt số 112 của Thủ tướng Chính phủ ngày 25-7-2001. Hà Hoàng Hợp, Thương mại điện tử với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001. Đặng Mộng Lân, Kinh tế tri thức - Những khái niệm và vấn đề căn bản, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2001. Vương Liêm, Kinh tế học Internet, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2001. Thành Lưu, Nhìn lại 4 năm Internet ở Việt Nam, VTV1 ngày 21-11-2001, (www.vtv.org.vn). Ngọc Lý, Thị trường lao động trực tuyến thực sự đó sụi động?, VASC Orient ngày 07-06-2002 (www.vnn.vn). Ngọc Lý, Thị trường Internet: Ngon đấy làm sao ăn?, VASC Orient ngày 11-07-2002 (www.vnn.vn). Thanh Mai, Mở rộng thanh toán điện tử liên ngân hàng, Thời báo Ngân hàng, tháng 7-2002. Nền kinh tế tri thức (Nhận thức và hành động). Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW. NXB Thống kê. Hà Nội. 2000. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2001 phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đỗ Trung Tá (Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông), Viễn thông và kinh tế tri thức, báo Bưu điện, số 26, từ ngày 28-6-2002 đến 04-7-2002. Cầm Thi, Tạp chí Internet today No.02 ngày 19-02-02. Minh Thi, Giải pháp công nghệ dành cho các nước nghèo, VASC Orient ngày 9-10-2002 (www.vnn.vn). Thông tin chuyên đề: Công nghiệp điện tử tin học và Thương mại điện tử. Viện Nghiên cứu Thương mại. Hà Nội, tháng 12-2001. Triển khai Nghị quyết Đại hội IX trong lĩnh vực khoa giáo. Ban Khoa giáo Trung ương. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Ban Khoa giáo Trung ương. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2001. An Yên, Để phát triển e-commerce cần gia tăng nỗ lực cả từ phía Nhà nước lẫn doanh nghiệp, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 25-10-2002. II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH: A Global Action Plan for Electronic Commerce. INTUG - ICC - BIAC - AGB - GIIC - WITSA. October 1999. Building confidence - Electronic Commerce and Development. UNCTAD, 2000. E-commerce and development Report 2001 - UNCTAD. E-commerce and Development Report 2002 - UNCTAD. E-commerce and LDCs challenges for enterprises and governments. UNCTAD, 2000. Electronic commerce: Legal considerations. UNCTAD, May 1998. E-commerce for development: prospects and policy issues. OECD, 2000. Electronic commerce: a cluster approach to the negotiation of input services. OECD 2001. International survey of e-commerce 2000. WITSA. Swasti Mitter, báo cáo tại Hội thảo các chuyên gia của UNCTAD về Chiến lược Thương mại điện tử, tại Geneva ngày 10-12 tháng 7 năm 2002. Primer on electronic commerce and intellectual property issues. WIPO. May 2000. Tariffs, Taxes and Electronic commerce: Revenue implications for developing countries. UNCTAD, 2000. Toward e-development in Asia and the Pacific: A Strategic Approach for Information and Communication Technology. ADB. June 2001. Understanding the digital divide. OECD, 2001. Vietnam e-trade bridge, International Trade Centre và Cục Xúc tiến thương mại, tháng 1-2002. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATM Máy thu phát ngân tự động B2B Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp B2C Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng B2G Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam CNTT Công nghệ thông tin IDC Tập đoàn dữ liệu quốc tế ISP Nhà cung cấp dịch vụ Internet OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển SWIFT Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng quốc tế TMĐT Thương mại điện tử UNCTAD Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VIETRADE Cục Xúc tiến thương mại WB Ngân hàng Thế giới WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới MỤC LỤC Mở đầu CHƯƠNG 1 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Thương mại điện tử - Khía cạnh lý thuyết 1.1.1. Định nghĩa Thương mại điện tử. 6 1.1.2. Các loại hình hoạt động chủ yếu trong TMĐT. 11 1.1.3. Những điều kiện phát triển TMĐT. 13 1.1.4. Vai trò của của TMĐT. 22 1.2. Quá trình phát triển thương mại điện tử trên thế giới. 1.2.1. Những tiền đề của sự hình thành và phát triển TMĐT trên thế giới. 31 1.2.2. Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới những năm qua. 34 1.2.3. Xu hướng phát triển TMĐT trong những năm tới. 39 1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển thương mại điện tử. 1.3.1. Tình hình phát triển TMĐT tại Trung Quốc những năm gần đây. 43 1.3.2. Vai trò của Chính phủ Trung Quốc đối với sự phát triển TMĐT. 45 1.3.3. Những trở ngại đối với sự phát triển TMĐT ở Trung Quốc hiện nay. 48 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 2.1. Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 2.1.1. Trình độ nhận thức và sự tiếp cận, tham gia TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam còn sơ khai. 54 2.1.2. Nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực nhận thức của các nhà quản lý, các doanh nghiệp và công chúng về TMĐT đã được triển khai và đã có những kết quả bước đầu trong những năm gần đây. 57 2.1.3. Việt Nam cũng đã tiến hành một số chương trình thử nghiệm giao dịch thương mại điện tử song phương. 58 2.1.4. Việt Nam đó tham gia cỏc thảo luận và cam kết quốc tế về thương mại điện tử - tiền đề quan trọng cho hoạt động hợp tác quốc tế về thương mại điện tử. 59 2.1.5. Bước đầu hình thành hệ thống cơ quan chuyên trách về CNTT và TMĐT ở Việt Nam. 60 2.1.6. Việt Nam đã chú trọng triển khai ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý Nhà nước. 61 2.2. Thực trạng các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 2.2.1. Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin. 66 2.2.2. Nguồn nhân lực 75 2.2.3. Khuôn khổ pháp lý. 80 2.2.4. Môi trường kinh tế - xã hội. 84 2.2.5. Hệ thống thanh toán tự động. 88 2.2.6. An toàn và bảo mật. 93 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 3.1. Những quan điểm chung trong quá trình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 3.1.1. Sự phát triển TMĐT cần tuân thủ cơ chế thị trường cùng với sự tác động tích cực của Nhà nước. 96 3.1.2. Phát triển TMĐT dựa trên sự mở rộng hợp tác quốc tế và cần phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. 97 3.1.3. Chiến lược phát triển TMĐT cần phù hợp và kết hợp chặt chẽ với những nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. 98 3.2. Kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 3.2.1. Phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin. 100 3.2.2. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực nhận thức của toàn xã hội về TMĐT. 103 3.2.3. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. 107 3.2.4. Hoàn thiện môi trường kinh tế. 110 3.2.5. Phát triển các hình thức thanh toán điện tử. 114 3.2.6. Xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn và bảo mật. 115 3.2.7. Khắc phục những hạn chế, những tác động tiêu cực nảy sinh trong quá trình ứng dụng và phát triển TMĐT ở Việt Nam. 117 Kết luận 119 Tài liệu tham khảo 123 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ ĐÀO TRỌNG NGHĨA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HÀ NỘI - 2002 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37163.doc