Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam (57tr)

Lời giới thiệu Sau gần 20 năm thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao qua nhiều năm liền. Các khu vực kinh tế công - nông nghiệp và dịch vụ đều có sự chuyển đổi tích cực. Đời sống của nhân dân vật chất và tinh thần được cải thiện đáng kể. Để tạo nguồn tích luỹ nội bộ phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, đẩy mạnh phát tr

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam (57tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển ngành kinh tế nông nghiệp là một trong những phương hướng chiến lược lớn của nước ta. Trong gần 20 năm thực hiện chuyển đổi đường lối phát triển kinh tế, nông nghiệp đã trở thành một mặt trận quan trọng giúp chúng ta đạt được nhiều thành tựu khả quan. Quá trình tăng trưởng của kinh tế Việt Nam giai đoạn qua luôn gắn liền với những biến đổi tích cực của khu vực nông nghiệp mà dấu ấn đạm nét là ngành kinh tế thuỷ sản. Từ một ngành nhỏ với vai trò thứ yếu, kinh tế thuỷ sản đã có sự phát triển không ngừng, trở thành một ngành mũi nhọn của nước ta. Với nhân tố tích cực trong điều kiện hiện nay, khi toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quá trình đang trở nên phổ biến thuỷ sản nước ta đang phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách. Đó là sự cạnh tranh gay gắt về thị trường đầu ra, những yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng, hay các chính sách vĩ mô, tạo đòn bẩy cho sư phát triển. Giải quyết được những tồn tại và khó khăn trên cũng như tìm ra phương hướng và giải pháp phát triển cho ngành thuỷ sản là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay. Giai đoạn thực tập vừa qua, được sự giúp đỡ của cơ quan thực tập UBND xã Cổ Loa cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, Phó giáo sư-Tiến sĩ Phạm Văn Khôi, em đã lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam" để tìm hiểu và nghiên cứu. Nuôi trồng thuỷ sản là một tiểu ngành đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế thuỷ sản. Em mong chuyên đề này sẽ đưa ra được những ý kiến tích cực cho sự phát triển của ngành kinh tế này. Nội dung chuyên đề bao gồm 3 phần: Phần 1: Lý luận chung về kinh tế nuôi trồng thuỷ sản Phần 2: Thực trạng ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta Phần 3: Phương hướng và giải pháp phát triển: Trong giới hạn của một chuyên đề thực tập nội dung trên chắc chắn không thể bao quát được toàn bộ vấn đề được bàn đến, cũng như chuyên đề có thể sẽ còn nhiều thiếu sót. Em kính mong sự góp ý hướng dẫn của các thầy cô. Qua đây cho em gửi lời cảm ơn tới Thầy Phạm Văn Khôi, giáo viên hướng dẫn của em, cùng các anh chị tại Phòng nông nghiệp xã Cổ Loa nơi em thực tập đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội ngày 20/04/2005 Sinh viên Phạm Đình Hoàng. Chương I Lý luận chung về Nuôi trồng thuỷ sản 1. Khái niệm, quá trình hình thành và phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam Để có được cái nhìn chính xác về ngành nuôi trồng thuỷ sản, trước hết chúng ta hãy tiếp cận những vấn đề chung nhất của ngành kinh tế này. nuôi trồng thuỷ sản là một tiểu ngành của kinh tế thuỷ sản với đối tượng là những sinh vật thuỷ sinh, sống trong môi trường nước. Chúng là các loài động thực vật thuỷ sinh có giá trị dinh dưỡng và kinh tế: cá, nhuyễn thế, giáp xác, rong tảo... trong các loại hình nước lợ, ngọt và mặn. Đây là một ngành sản xuất vật chất độc lập có đối tượng lao động, phương pháp lao động và lực lượng lao động riêng mang tính chuyên ngành. Nuôi trồng thuỷ sản được dựa trên việc khai thác các tiềm năng về sinh vật sống trong môi trường nước do đó hoạt động của nó gắn liền với đất và nước cũng như phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu. ở nước ta, nuôi trồng thuỷ sản nói riêng và kinh tế thuỷ sản nói chung đi lên từ một nền sản xuất manh mún. Có thể nói, đây là ngành sản xuất có nguồn gốc lâu đời nhất nhưng mãi cho đến nửa đầu thế kỷ này vẫn hết sức thô sơ lạc hậu và chưa được xem như 1 ngành kinh tế. Từ sau 1954, xác định được khả năng đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế cùng với quá trình khôi phục và bước đầu phát triển kinh tế ở Miền Bắc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chú trọng hơn đến việc phát triển ngành kinh tế này. Vụ Ngư nghiệp thuộc Bộ Nông lâm ra đời. Đây chính là cơ quan quản lý nghề cá đầu tiên ở Miền Bắc, nó đánh dấu một bước nhìn nhận mới về kinh tế thuỷ sản với một vai trò và vị trí mới. Trong lực lượng sản xuất, những tập đoàn đánh cá Miền Nam trên đất Bắc lần lượt ra đời. 1/4 số ngư dân Miền Bắc gia nhập các HTX năm 1957, nhà máy cá hộp Hạ Long được thành lập. Đây là cơ sở sản xuất đầu tiên theo mô hình công nghiệp ở Miền Bắc và là nơi đào tạo nhiều cán bộ nòng cốt cho nghề cá thời đó. 4/1960, Bộ Nông lâm được sắp xếp thành bốn tổ chức: Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường Quốc Doanh, Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Thuỷ sản. Đây được coi là thời điểm ra đời của thuỷ sản Việt Nam như một chính thể ngành kinh tế- kỹ thuật độc lập, phát triển một cách toàn diện về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế. Tuy nhiên thời kỳ này nghề cá ở Miền Bắc vẫn trong tình trạng phân tán và lạc hậu. Tồn tại một vài xí nghiệp quốc doanh khai thác cá biển nhưng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, Nhà nước phải thường xuyên bù lỗ. Hợp tác xã đánh cá với hơn 75% tàu thuyền thủ công, tập hợp 78 ngàn lao động, sản lượng khai thác đạt thấp. Cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc của đế quốc Mỹ đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất trên biển. Tuy nhiên, trong giai đoạn đó chúng ta đạt được một số tiến bộ trong sản xuất cá giống nhân tạo, tạo được một số loài cá nuôi như: chép, mè, trắm cỏ với quy mô lớn phục vụ sản xuất. ở Miền Nam, nghề khai thác thuỷ hải sản rất phát triển theo hướng kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trước ngày thống nhất đất nước, số lượng tàu thuyền khai thác là hơn 92 ngàn chiếc với khoảng 80% máy gắn thuỷ. Đến năm 1976, chúng ta thành lập Bộ Hải Sản và tổ chức lại thành Bộ Thuỷ sản năm 1981, bao gồm các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản. Các tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệp cũng ra đời. Đến năm 2000, trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, Thuỷ sản đã trở thành một ngành kinh tế độc lập, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đất nước. Như vậy, có thể tổng kết lại quá trình phát triển ngành thuỷ sản nước ta nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng thành 2 thời kỳ. Từ năm 1980 trở về trước: là giai đoạn tự cấp tự túc thiên về khai thác tiềm năng sẵn có của tự nhiên, với cơ chế quản lý kế hoạch tập trung kéo dài, tiêu thụ theo cách giao nộp sản phẩm. Thuỷ sản đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1980 đến nay: Trên cơ sở đổi mới tư duy Thuỷ sản đã phát triển với những bước tiến vững chắc, tạo nguồn đầu tư, động lực cho sự phát triển. Thuỷ sản trở thành một ngành tiên phong trong quá trình đổi mới chuyển hướng sang kinh tế thị trường. 2. Đặc điểm ngành nuôi trồng thuỷ sản Xuất phát từ đặc điểm đối tượng sản xuất của ngành là cơ thể sống thuỷ sinh, nuôi trồng thuỷ sản mang những nét riêng biệt so với các ngành sản xuất vật chất khác. Trước hết, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản được tổ chức rộng khắp trên các vùng địa lý từ miền núi đến ven biển. Tính chất sản xuất phức tạp và đa dạng do quy luật phát triển riêng của từng khu hệ động thực vật. Bên cạnh đó, nuôi thuỷ sản có độ rủi ro cao do khó quan sát trực tiếp, đối tượng nuôi. Thứ hai, nuôi trồng thuỷ sản mang tính thời vụ cao. Quá trình lao động không ăn khớp với thời gian sản xuất. Tính thời vụ của nuôi trồng thuỷ sản xuất phát từ quy luật sinh trưởng và phát triển của vật nuôi và điều kiện thời tiết khí hậu của từng vùng. Điều này gây ra nhiều phức tạp cho quá trình tổ chức sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Để hạn chế tính thời vụ, cần dựa vào các thành tựu khoa học công nghệ, kết hợp chuyên môn hoá và kinh doanh tổng hợp. Thứ ba, thuỷ vực là nhiên liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được đối với nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm ao, hồ, sông, suối, đầm phá... có thể nói, ở đâu có nước, ở đó có thể phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Nếu biết cách sử dụng, tư liệu sản xuất này không những không bị hao mòn mà còn có thể tăng thêm giá trịn sử dụng. Thứ tư, đối tượng của nuôi trồng thuỷ sản là các cơ thể sống thuỷ sinh cá đặc tính sinh lý, sinh thái và quy luật sinh trưởng phát triển riêng. Đặc điểm này đòi hỏi trong quá trình sản xuất phải nghiên cứu tìm ra các quy trình biện pháp nuôi phù hợp.Qua đó giúp cho vật nuôi có được điều kiện thích hợp nhất để phát triển. Thứ năm, trong nuôi trồng thuỷ sản một số đối tượng nuôi trồng được giữ lại là tư liệu sản xuất cho quá trình tái sản xuất sau. Do đó, đòi hỏi phải có một chế độ quy trình, chăm sóc, lựa chọn riêng biệt, một hệ thống sản xuất giống quốc gia phục vụ cho việc tạo nguồn giống, gen tốt. Cuối cùng, nếu xét về phương diện kinh tế xã hội thì nuôi trồng thuỷ sản nước ta là nghề có truyền thống từ lâu đời, quá trình phát triển gắn liền với nông nghiệp, nông thôn do đó vẫn còn mang tính chất nhỏ bé, manh mún. Hiện nay, cùng với quá trình đổi mới kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nuôi trồng thuỷ sản đang có sự chuyển biến tích cực, trở thành một nghề chính với nhiều loại hình sở hữu. 3. Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản đối với nước ta Là một nghề có truyền thống lâu đời, nuôi trồng thuỷ sản hiện nay đang giữ một vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của nước ta. Đánh giá đầy đủ được ảnh hưởng của việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản là cơ sở cho việc xây dựng một cách khoa học các kế hoạch cũng như quy hoạch phát triển cho ngành. Dưới đây là những tác động chính của nuôi trồng thuỷ sản đối với nước ta. 3.1. Phát triển kinh tế - xã hội Là một ngành sản xuất vật chất độc lập, nuôi trồng thuỷ sản tạo ra nguồn của cải dồi dào cho quốc gia, nâng cao mức thu nhập cho nhân dân. Gắn liền với chế biến và xuất khẩu, nuôi trồng thuỷ sản tạo nguồn sản phẩm cho nhiều tiểu ngành có liên quan. Giá trị của thuỷ hải sản chế biến gia tăng nhiều lần làm tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Với những quốc gia có lợi thế về mặt nước, thời tiết và khí hậu (Thái Lan, Việt Nam...) thuỷ sản giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu, tăng nguồn lực nội bộ, tích luỹ ngoại tệ phục vụ cho phát triển đất nước. Hiện nay, hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng đều qua các năm. Hàng Việt Nam chiếm thị phần ngày càng tăng trên các thị trường. Năm 2003, giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,240 triệu USD. Đây chính là nguồn cung cấp vốn cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế - xã hội.Chưa kể đến việc phát triển sản xuất thuỷ sản sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp, bao gồm cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Việc tăng cầu trong khu vực thuỷ sản và nông thôn sẽ tác động trực tiếp đến khu vực phi nông nghiệp và thuỷ sản, tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp phát triển. 3.2. Cải thiện đời sống nhân dân Bên cạnh việc nâng cao thu nhập, làm tăng khả năng tiêu dùng của nhân dân, ngành nuôi trồng thuỷ sản còn giúp tăng nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng. Đối với những vùng sâu, vùng xa, điều kiện sống còn nhiều khó khăn, nuôi cá, tôm là biện pháp cải thiện bữa ăn của gia đình, đồng thời làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ em. Hiện nay mức tiêu dùng của người Việt Nam đối với các loài thuỷ sản ước tính chiếm khoảng 50% về tiêu dùng thực phẩm chá prôtêin. Riêng về cá đã cung cấp khoảng 8kg/người/năm. Trong đó cá nuôi chiếm khoảng 3%. Trong những năm tới, xu thế đời sống nhân dân ngày một khá lên, mức tiêu dùng thực phẩm sẽ tăng. Điều đáng quan tâm là ngày này người dân đang có xu thế thiên về sản phẩm ít béo. Do đó, cá và sản phẩm gốc thuỷ sản càng giữ vai trò quan trọng. Cá nuôi cung cấp tại chỗ, ít chi phí vận chuyển, đảm bảo được tươi sống lại càng có vai trò quan trọng hơn. Theo ước tính của FAO thì mức tiêu dùng thuỷ sản của nước ta còn thấp so với mức 27kg/người của các nước đang phát triển. Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản sẽ giúp cung ứng được sản lượng thiếu hụt đó. 3.3. Tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế Với đặc điểm mang nhiều thuận lợi về mặt nước và khí hậu, ngành nuôi trồng thuỷ sản tạo điều kiện cho một lượng lớn lao động nông thôn và ven biển. Hiện có trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và khoảng một triệu người sống ở vùng đầm phá tuyến đảo của 714 xã phường thuộc 28 tỉnh thành, thành phố có biển cùng hàng chục triệu hộ nông dân tạo tra nguồn lao động lớn cho nuôi trồng thuỷ sản. Việc phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản còn giúp thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo cho người dân hướng làm ăn mới trên có số hiệu quả kinh tế cao, qua đó nâng cao đời sống của nhân dân. 3.4. Bảo vệ an ninh xã hội và đất nước Việc thu hút được một lượng lớn lao động, đặc biệt trong lúc nông nhàn sẽ giúp giải quyết được một phần tình trạng thiếu việc làm hiện nay. Nó đồng thời làm giảm bớt luồng di dân tộc các thành phố lớn, đảm bảo an ninh trật tự được kiểm soát dễ dàng hơn ở các thành phố cũng như các vùng nông thôn. Sản xuất thuỷ sản phát triển tập trung ở ven sông suối, ao hồ còn giúp xoá bỏ tập quán du canh du cư, tăng cường an ninh biên giới trên đất liền. Bên cạnh đó, việc phát triển các hạm tàu khai thác biển cũng góp phần tăng cường an ninh quốc phòng bảo vẹ chủ quyền lãnh hải và các vùng biên giới hải đảo. 3.5. Cải thiện điều kiện môi trường Một vai trò cơ bản nữa của phát triển nuôi trồng thuỷ sản là giúp cho môi trường sinh thái trở nên trong sạch hơn, tao nên sự phát triển bền vững của Việt Nam, và các quốc gia khác trên thế giới. Nó đảm bảo cho sự đa dạng và cân bằng sinh học được duy trì, giúp cho sự sống phát triển với hàng trăm nghìn đầm phá và ao hồ sông suối, sự mở rộng của nuôi trồng thuỷ sản gắn liền với việc làm cho bầu không khí được trong lành hơn, là môi trường sống cho nhiều loài động vật khác. Trên thế giới, thuỷ sản được coi là ngành đi tiên phong trong việc tìm kiếm các giải pháp duy trì sự phát triển bền vững của môi trường nước, đặc biệt là các sinh vật biển. Bảo vệ sự trong lành của môi trường cũng chính là bảo vệ sự sống của con người trên trái đất. Trong điều kiện phát triển công nghiệp hiện nay, khi môi trường đang bị phá huỷ nặng nề, vấn đề trên lại càng có ý nghĩa và hơn bao giờ hết vai trò của nuôi trồng thuỷ sản lại càng quan trọng hơn. Trên đây là một khái quát những vai trò chính của việc đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta hiện nay. Để giúp cho việc phát triển ngành kinh tế này ngoài việ đánh giá đúng vị trí của nó còn cần tìm hiểu thật chu đáo các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Qua đó, chúng ta mới có được những giải pháp thích hợp, tạo động lực cho sản xuất thuỷ sản. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản 4.1. Điều kiện tự nhiên Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng mang tính tiền đề đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hoạt động sản xuất thuỷ sản chỉ có thể diễn ra khi trước hết, nơi tiến hành sản xuất phải có thuỷ vực: ao, hồ, sông, biển.... Điều này xuất phát từ việc đối tượng nuôi trồng của ngành là các sinh vật thuỷ sinh tồn tại và phát triển trong môi trường nước. Nước chính là yếu tố quyết định cho sản xuất thuỷ sản được tiến hành. Quy mô nuôi trồng, chủng loại nuôi trồng cũng phụ thuộc một phần vào diện tích mặt nước. Bên cạnh đó, khí hậu và thời tiết cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản . Là sinh vật sống. có chu kỳ sinh trưởng và phát triển riêng biệt, thuỷ sản đòi hỏi những điều kiện thích hợp cho sự phát triển. Khí hậu và môi trường ảnh hưởng mạnh đến quá trình phát triển của vật nuôi. Đây là một đặc điểm của không chỉ ngành thuỷ sản mà còn là của cả ngành nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, đặc điểm này gây ra không ít khó khăn cho quá trình tổ chức lao động. Trên thế giới những nước nào có lợi thế về diện tích mặt nước đều phát triển rất mạnh ngành thuỷ sản (Việt Nam, Thái Lan, Na Uy...). Rõ ràng yếu tố tự nhiên (đất, nước, khí hậu...) có vai trò quyết định đến hoạt động nuôi trồgn thuỷ sản. 4.2. Điều kiện kinh tế Một yếu tố đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quy mô nuôi trồng thuỷ sản là các yếu tố kinh tế. Việc sản xuất thuỷ sản nói riêng và sản xuất nói chung luôn đòi hỏi được tiến hành trên cơ sở sự ổn định về kinh tế. Nguồn vốn lớn sẽ giúp quá trình được đảm bảo hơn, khả năng mở rộng và chớp cơ hội cũng lớn hơn. Trên cơ sở đầu tư vốn sẽ cho phép tiếp cận được các kỹ thuật - công nghệ mới tiên tiến phục vụ hiệu quả cho quá trình sản xuất. Việc đầu tư nghiên cứu khoa học, tạo ra các giống loại có chất lượng cao hơn cũng đòi hỏi tốn kém. Giá cả thị trường nguồn cung ứng nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng tới quy mô của sản xuất sản phẩm làm ra đòi hỏi cần phải có thị trường để tiêu thụ. Cung - cầu thị trường và giá cả chính là tín hiệu để người sản xuất thuỷ sản quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, đầu tư vào loại thuỷ sản nào : tôm, cá hay rau câu... khi nền kinh tế thị trường phát triển, hiệu quả kinh tế được đặt lên hàng đầu căng thì thị trường đầu ra là yếu tố quan trọng cần xem xét. Doanh nghiệp chỉ có thể sản xuất cái thị trường cần chứ không phải là cái mình có. Thực tế ở nước ta đã cho thấy việc nuôi trồng sản xuất theo phong trào một cách tự phát đã dẫn đến nhiều cây con trong nông nghiệp. Do đó, trước khi tiến hành sản xuất, người lao động cần quan tâm vấn đề này một cách kỹ lưỡng. 4.3. Điều kiện văn hoá - xã hội Đây là yếu tố phụ nhưng cũng có những tác động nhất định tới nuôi trồng thuỷ snả. Mỗi vùng, mỗi dân tộc và quốc gia đều có những tập quán sinh hoạt và sản xuất lao động khác nhau. Về yếu tố này ảnh hưởng đến cách thức tổ chức sản xuất cũng như các chủng loại giống trong quá trình nuôi trồng. ở nước ta, đào ao thả cá là một nghề có từ lâu đời, phổ biến ở hầu khắp các vùng miền. Người dân, về cơ bản đã có những kiến thức kinh nghiệm sâu rộng khi tiến hành nuôi trồng. Thói quen tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc thuỷ sản là khá phổ biến. Đây là những yếu tố tích cực giúp cho việc phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm tới đặc điểm tiêu dùng thuỷ sản ở các vùng khác nhau cũng như mức tiêu dùng một loại thuỷ sản cụ thể từng thời điểm. Nước ta có một nền văn hóa hết sức phong phú. vơi 54 dân tộc khác nhau. Điều này tạo nên cả thuận lợi cũng như khó khăn. Thuận lợi là chúng ta có một thị trường hàng hoá phong phú. đặc trưng cho từng vùng nhất định. Ngược lại, chính vì sự khác nhau về phong tục tập quán nên hàng sản xuất ra muốn tiêu thụ được lại phụ thuộc rất nhiều vào điều này. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy là thói quen tiêu dùng hàng thuỷ sản và số lượng dân cư lớn đã tạo nên một thị trường tiêu thụ rộng cho ngành nuô trồng thuỷ sản phát triển. Đây là yếu tố tích cực cần khai thác mạnh hơn trong tương lai. 4.4. Điều kiện chính trị - pháp luật ở bất kỳ quốc gia nào và khu vực nào trên thế giới các quyết định kinh doanh nói chung chứ không chỉ ngành nuôi trồng thuỷ sản. đều chịu tác động mạnh mẽ của những tiến triển trong môi trường chính trị và pháp luật. Được tạo ra để quản lý xã hội, chính trị và pháp luật gây ảnh hưởng và ràng buộc tới mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Pháp lý điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản. Mục đích trước hết là để bảo vệ quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Thứ hai là để bảo vệ người tiêu thụ tránh được các giao dịch, buôn bán không công bằng và thứ ba là để bảo vệ các lợi ích rộng lớn của xã hội. Chính sách, pháp luật hợp lý là đòn bẩy cho sự phát triển của nuôi trồng thuỷ sản cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Ngược lại, chính sách pháp luật yếu kém sẽ trở thành rào cản, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển. Sự khuyến khích phát triển của hệ thống chính sách cũng góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất, định hướng cho sự phát triển của các ngành nghề. Một xã hội có nền an ninh chính trị ổn định sẽ tạo ra cho các nhà sản xuất tâm lý ổn định, yên tâm đầu tư và kinh doanh. Các chính sách về thuế, chính sách tín dụng, giá cả ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính vì vậy, ở nước ta việc hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay. 4.5. Khoa học - công nghệ Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học đã phát triển ở một trình độ cao can thiệp vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống thì công nghệ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng sâu sắc tới việc tổ chức sản xuất nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. Công nghệ sinh học mới vào sản xuất, đem lại hiệu quả cao hơn. Các giống cá tôm mới với năng suất lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thích nghi tốt với sự thay đổi của thời tiết, khí hậu và điều kiện chăm sóc sẽ tạo nên thế trong cạnh tranh trên thị trường. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giúp chi phí và giá thành sản xuất giảm, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Đây là yếu tố nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trên cơ sở trình độ khoa học công nghệ cao sẽ tạo điều kiện cho việc ưng dụng các hình thức, mô hình nuôi trồng tiên tiến, hiệu quả. Chính vì thế, xây dựng và phát triển các viện nghiên cứu, đào tạo cán bộ giỏi về công nghệ sinh học và thực hiện chuyển giao công nghệ là những vấn đề đang được quan tâm ở nước ta. Trong tương lai, khi Việt Nam hội nhập AFTA, dỡ bỏ hàng rào thuế quan thì khoa học công nghệ là một trong những yếu tố cần tính đến giúp chúng ta không bị thua ngay trên"sân nhà" trong cuộc chiến cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Đổi mới phương thức sản xuất và nâng cao trình độ sử dụng công nghệ cần được bắt đầu ngay từ bây giờ. 4.6. Yếu tố cạnh tranh Cạnh tranh là yếu tố quan trọng giúp cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản ngày càng mở rộng. Trong nền kinh tế thị trường, khi sản phẩm làm ra để hướng tới việc đem lại lợi nhuận, khách hàng là đối tượng được quan tâm. Sản phẩm muốn tiêu thụ được cần đảm bảo các yếu tố như: chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá rẻ... Trong điều kiện có hàng trăm doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản thì sự cạnh tranh là rất cao. Điều đó dẫn đến việc doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì cần chiếm lĩnh được thị phần, tạo được niềm tin của khách hàng. Đấy chính là cơ sở cho việc các doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn vào khoa học công nghệ, tìm ra các giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do đó, thông qua cạnh tranh, sản xuất sẽ phát triển ở một trình độ cao hơn, khả năng phục vụ người tiêu dùng sẽ tốt hơn. Và cuối cùng, người được hưởng lợi ở đây chính là người tiêu thụ và sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cũng nhận thấy, cạnh tranh bao gồm cả cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật cần đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, tránh xảy ra tình trạng ganh đua một cách bất hợp pháp giữa các doanh nghiệp. Chương II Thực trạng ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta 1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội nước ta ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta 1.1. Điều kiện tự nhiên Có thể nói, tự nhiên đã rất ưu đãi đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản của nước ta. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và thuỷ văn mang nhiều nét thuận lợi để chúng ta có thể phát triển mạnh ngành kinh tế này. Với 3260 km bờ biển, trải dài trên 13 vĩ độ theo hướng Bắc - Nam, vùng đặc quyền kinh tế có diện tích khoảng 1 triệu km2, chúng ta có tiềm năng lớn về mặt nước khoảng 1.700.000 ha. Bên cạnh đó là 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch và hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Diện tích mặt nước ở trên bao gồm: - Ao hồ nhỏ mương vườn: 120.000 ha - Hồ chứa mặt nước lớn: 340.000 ha - Ruộng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản: 580.000 ha - Vùng triều: 660.000 ha Đó là chưa kể mặt nước các sông và khoảng 300.000 - 400.000 ha eo vịnh, đầm phá ven biển có thể sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản nhưng chưa được quy hoạch. Biển Đông của nước ta thuộc loại giàu có hải sản trên thế giới với 2000 loài cá đã biết, trong đó hơn 100 loài có giá trị kinh tế. Trữ lượng cá khoảng 4,2 triệu tấn/năm, sản lượng khai thác cho phép trên dưới 1,7 triệu tấn/năm. Giáp xác có 1647 loài trong đó trong đó tôm là 70 loài, tôm hùm 2 loài có giá trị kinh tế lớn. Nhuyễn thể (thân mềm) khoảng 2500 loài, nhiều loài có giá trị kinh tế như mực, sò, huyết, hải sâm, bào ngư … Ngoài ra còn có 600 loài rong biển là nguồn thức ăn và nguyên liệu quy cho ngành công nghiệp. Nếu phân loại cá theo tầng nước thì hiện có 85.000 tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nối nhỏ và 120 tấn cá nối đại dương. Giáp xác có trên 1600 loài, sản lượng khai thác co phép từ 50 - 60 nghìn tấn/năm. Trong nội địa loại hình mặt nước rất đa dạng bao gồm: ao hồ nhỏ, sông suối, hồ chứa nước (còn gọi là mặt nước lớn) ruộng trũng, các đầm phá và bãi triều ven biển … Ngoài ra còn có hệ thống Sông Hồng và Sông Thái Bình ở phía Bắc, hệ thống sông Cửu Long, Đồng Nai và ở phía Nam và hệ thống các sông ngòi miền Trung nước ta. Nguồn lợi thuỷ sản nội địa chủ yếu là các loại cá nươc ngọt, được phân bố như sau: - Khu hệ cá nước ngọt phía Bắc có 240 loài, trong đó 30 loài có giá trị kinh tế. Thuỷ sản nước ngọt đứng đều là tôm với 17 loài có giá trị kinh tế cao. - Khu hệ cá nước ngọt phía Nam: Có khoảng 255 loài, trong đó có 10 loài chung với khu hệ phía Bắc còn khoảng 200 loài chung với khu hệ cá nước ngọt Thái Lan (chiếm 78%). Có 42 loài có giá trị kinh tế. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nội địa là to lớn. Giống loài cá kinh tế có nhiều và đa dạng, phong phú về chủng loại. Tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Chế độ gió mùa cũng là cho sự phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ. Tỷ lệ đàn cá nhỏ có kích thước dưới (5 x 20m) chiếm 82% số đàn cá; các đàn vừa (10 x 20m) chiếm 15%, đàn lớn (20 x 50m trở lên) chỉ chiếm 0,7% và các đàn cá rất lớn chiếm 0,1%. Số đàn cá mang đặc điểm gần bờ chiếm 68%, mang đặc tính đại dương là 38%. Cơ cấu đàn cá nuôi khá ổn định gồm cá nhiệt đới và cá pha ôn đới: mè, tôi, trắm cỏ, chép, rô phi, tai tượng... cơ cấu đàn cá nuôi được thường xuyên bổ sung các đối tượng mới. Ngoài ra, khí hậu á nhiệt đới nóng ẩm quanh năm rất thuận lợi cho nuôi thuỷ sản trên cả ba miền nước ta, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam với trọng điểm lúa - cá - tôm Tây Nam Bộ. Phân theo ba miền Bắc, Trung, Nam chúng ta có như sau: - Miền Bắc: Nhiệt độ không khí trung bình 22,2 - 23,50C, lượng mưa trung bình 1500 - 2400 mm; Tổng số giờ nắng là 1750h/năm. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8 và là vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão. Vùng biển khu vực này thuộc nhật triều với biên độ 3,2 - 3,6m - Miền trung: Nhiệt độ trung bình 25,5 - 27,50C mưa tập trung vào cuối tháng 9 đến tháng 11, nắng nhiều từ 2300 đến 3000h/năm. Biển vùng này có chế độ nhật triều và bán nhật triều, có nhiều đầm phá thích hợp cho nuôi trồng thuỷ sản. - Miền Nam: Có khí hậu mang tính xích đạo nhiệt độ từ 22,6 đến 270C mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình từ 1400 - 2400mm nắng trên 2000h/năm; biển có chế độ bán nhật triều với biên độ 2,5 - 3m. Chế độ khí hậu thời tiết đa dạng tạo điều kiện tốt để phát triển nuôi trồng thuỷ sản đa loài nhiều loại hình. Điểm hạn chế là tính chất khí hậu như trên cũng làm cho sâu bệnh phát triển mạnh ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm thuỷ sản. Với tiềm năng về kinh tế - xã hội và khí hậu, tự nhiên như trên, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để đẩy mạnh việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản , làm nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu, tạo tích luỹ ngoại tệ phục vụ công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Vậy thực tiễn nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta trong những năm qua như thế. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang trong giai đoạn phát triển với nền kinh tế còn lạc hậu, mang tính chất nông nghiệp rõ rệt, 80% dân só Việt Nam sống ở khu vực nông thôn và trên 70% lao động làm trong khu vục kinh tế nông nghiệp. Nuôi cá là một nghề có từ lâu đời, gắn liền với sự phát triển của nước ta. Người nông dân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, tiêu dùng thuỷ sản cũng là một thói quen được hình thành từ xưa. Với dân số trên 80 trệu người, Việt Nam là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng cho ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển. Đồng thời đây cũng là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho quá trình sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng và phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Thứ nhất là nguồn lực tài chính của chúng ta còn hạn hẹp, gây cản trở đến quá trình đầu tư, mua sắm thiết bị và các tư liệu sản xuất khác. Mà tài chính là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến mọi vấn đề khác có liên quan. Thứ hai, đội ngũ lao động của chúng ta còn yếu kém về tay nghề, chỉ thiên về số lượng. Đặc biệt, nguồn lao động được đào tạo về nghề cá lại càng hiếm hoi. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu và sử dụng các kỹ thuật, công nghệ mới vào trong sản xuất. Thứ ba, trình độ tổ chức sản xuất của chúng ta còn kém. Năng lực quản lý điều hành của cán bộ yếu ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, các chính sách pháp luật như: chính sách về thuế, đất đai, tín dụng còn nhiều bất cập, cản trở khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Để nuôi trồng thuỷ sản có thể phát triển vững mạnh, trong tương lai, tất cảc các vấn đề trên cần được giải quyết một cách khoa học và hợp lý. 2. Thực trạng ngành nuôi trồng thủy sảnViệt Nam những năm qua 2.1. Thực trạng bố trí sản xuất Việc tổ chức bố trí sản xuất trong ngành nuôi trồng thuỷ sản nói chung phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và thuỷ vực ở từng khu vực. Việc bố trí cần mang tính khoa học, hợp lý cao nhằm khai thác và phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng cũng như thế mạnh của từng địa phương. Gắn liền với nó là công tác quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển dài hạn. Trong đó, công tác khuyến ngư cần được chú trọng thích đáng. Trong những năm qua, công tác chuyển đổi cơ cấu các vùng kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành một cách tích cực. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc điều chỉnh cơ cấu nuôi trồng đã hiệu quả hơn. ở đồng bằng Sông Hồng và Quảng Ninh, chúng ta đẩy nhanh tốc độ nuôi trồng thuỷ sản biển, chuyển đổi ruộng trũng sang ruộng nuôi thuỷ sản. Đây là diện tích ruộng cho hiệu quả thấp khi đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cá biển, tôm he và tôm sú hàng hoá cũng được chú trọng phát triển hơn. Vùng Duyên hải miền trung: Do điều kiện sản xuất hạn chế, chúng ta đã tìm ra các phương thức tổ chức sản xuất mới, đặc biệt là hình thức nuôi tôm trên cát, phát triển mạnh nuôi tôm công nghiệp, sản xuấ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT358.doc
Tài liệu liên quan