LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông nghiệp sinh thái đang là đòi hỏi tất yếu và xu hướng phát triển phổ biến của nông nghiệp thế giới, nhằm giải quyết tốt mối quan hệ cân bằng, bền vững giữa các yếu tố môi trường sinh thái với sự phát triển của con người trong xu thế đô thị hoá. Trong xu hướng phát triển đó, nông nghiệp sinh thái của các vùng ngoại thành,trong đó có huyện Từ Liêm còn mang một ý nghĩa nhân văn độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cả về vật chất và văn hoá,
101 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2628 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Từ Liêm trong xu thế đô thị hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tinh thần của dân cư đô thị, gắn liền với việc phát triển nền nông nghiệp sạch và nền nông nghiệp du lịch- sinh thái, được khai thác từ những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của các vùng ngoại thành.
Nông nghiệp huyện Từ Liêm mặc dù chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong cơ cấu kinh tế, nhưng được xác định là ngành có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vai trò quan trọng của nông nghiệp huyện Từ Liêm không chỉ được thể hiện ở chỗ đáp ứng khối lượng đáng kể nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho người dân Từ Liêm, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc mang lại những giá trị tinh thần độc đáo, làm giàu cho nét đẹp truyền thống văn hoá người Từ Liêm. Trong bối cảnh đô thị hoá và sự cạnh tranh ngày càng sâu sắc với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, lợi ích từ các sản phẩm nông nghiệp thuần tuý ngày càng thu hẹp. Chính vì vậy, các vùng nông nghiệp ven đô nói chung và nông nghiệp Từ Liêm nói riêng chỉ có thể tiếp tục duy trì và phát triển đúng hướng, phục vụ cho lợi ích phát triển đô thị khi nó được phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp sinh thái.
Phát triển nông nghiệp Từ Liêm trong xu thế đô thị hoá đòi hỏi nông nghiệp phải phát triển theo hướng sinh thái, bao gồm các nội dung quan trọng như: xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp đáp ứng các yêu cầu sinh thái; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hướng vào phát triển nông nghiệp sinh thái; và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm theo hướng sinh thái được coi là nội dung quan trọng hàng đầu. Mặc dù cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm cho đến nay đã đạt được sự chuyển biến đáng kể theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, các sản phẩm sạch, an toàn, các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của người dân đô thị. Nhưng so với yêu cầu phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện tại vẫn chưa thực sự phù hợp. Tỷ lệ các sản phẩm vô hình, phục vụ các nhu cầu văn hoá du lịch của dân cư còn thấp. Độ an toàn và giá trị kinh tế cũng như năng suất, chất lượng của các sản phẩm lương thực, thực phẩm còn chưa cao. Môi trường tự nhiên, sinh thái vẫn đang bị đe doạ nghiêm trọng. Tất cả những vẫn đề trên đã và đang là những vấn đề bức xúc của việc phát triẻn kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm theo hướng nông nghiệp sinh thái. Xuất phát từ tình hình thực tế và những đòi hỏi bức thiết trên đây "Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Từ Liêm trong xu thế đô thị hoá " đã được em lựa chọn làm chuyên đề tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm theo hướng nông nghiệp sinh thái.Trong điều kiện của xu thế đô thị hoá ngày càng mở rộng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng,xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm trong những năm qua, rút ra những ưu điểm và chỉ ra những tồn tại trong phát triển kinh tế nông nghiệp, đánh giá các nguyên nhân cơ bản của những tồn tại và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết cho phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm theo hướng nông nghiệp sinh thái.
- Xây dựng các quan điểm, mục tiêu một cách có căn cứ khoa học và đề xuất các giải pháp kinh tế chủ yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm theo hướng nông nghiệp sinh thái cho đến năm 2020, khi xu thế đô thị hoá ngày càng tăng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề án nghiên cứu những vấn đề kinh tế chủ yếu của phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái. Vấn đề nghiên cứu được đặt trong mối quan hệ với cơ cấu kinh tế huyện Từ Liêm và các nội dung phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận án nghiên cứu trên phạm vi không gian huyện Từ Liêm (gồm 15 xã và 01 thị trấn).
Về thời gian ,đề án nghiên cứu trên pham vi thời gian gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất nông nghiệp huyện Từ Liêm , đặc biệt từ là chương trình 12/ CTr-TU về phát triển kinh tế ngoại thành và hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2001-2005.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. Phương pháp luận duy vật biện chứng nhằm nghiên cứu những vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm theo hướng sinh thái trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và trạng thái vận động biến đổi không ngừng của các yếu tố cấu thành và tác động lên cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Phương pháp luận duy vật lịch sử nhằm xem xét những vấn đề trên đây trong điều kiện lịch sử cụ thể và trong quá trình biến đổi và phát triển của cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm theo hướng sinh thái.
4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Các phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin thứ cấp (nghiên cứu tài liệu có sẵn)
Nghiên cứu tài liệu có sẵn: giúp sinh viên nghiên cứu tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, kế thừa những thành tựu khoa học, hệ thống hoá những vấn đề lýý luận và cơ sở khoa học của đề án, tìm hiểu các kinh nghiệm trong nước và thế giới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm theo hướng sinh thái.
Đối tượng phỏng vấn sâu là cán bộ phòng kế hoạch kinh tế và phát triển nông thôn của huyện Từ Liêm
Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê: Nhằm tổng hợp các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các vấn đề thuộc về bản chất của hiện tượng. Kỹ thuật phân tích thống kê (chương trình phần mềm SPSS) được sử dụng để xử lýý số liệu.
- Ngoài ra,qua nhiều lần đi thực tế các xã, đề án sử dụng phương pháp quan sát các đối tượng nghiên cứu để minh hoạ thêm cho những phân tích kết luận về quá trình chuyển dịch cơ cấu, ví dụ như quan sát sắc thái, cảnh quan các trang trại du lịch sinh thái, các vùng nông nghiệp tập trung..
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TỪ LIÊM THEO XU THẾ ĐÔ THỊ HOÁ
1.1. Những vấn đề cơ bản về nông nghiệp sinh thái và phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái trong xu thế đô thị hoá
1.1.2. Đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình tất yếu của nước ta cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Đô thị hóa mang lại sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng và nâng cao đời sống nhân dân góp phần làm cho dân giầu, nước mạnh. Song, nếu không có những can thiệp đúng mức và kịp thời thì quá trình đô thị hóa sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cả về trước mắt cũng như về lâu dài cho nền kinh tế và cho xã hội.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đô thị hóa là hết sức cần thiết và quan trọng, để từ đó hiểu được các vấn đề nội tại của đô thị hóa. Muốn tìm hiểu đô thị hóa thì trước tiên ta phải biết tới khái niệm đô thị.
Đô thị là một khu dân cư tập trung có đủ 2 điều kiện:
- Về phân cấp quản lý, đô thị hóa là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập.
- Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
+ Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: Vùng liên tỉnh; vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện.
+ Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; kết cấu hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị; quy mô dân số ít nhất là 4.000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2.000 người/km2. (Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXH-BTCCBCP ngày 08/3/2002 của Liên Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ).
Như vậy có thể hiểu về đô thị hóa là:
Trên quan điểm một vùng, đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
Trên quan điểm kinh tế quốc dân, đô thị hóa là một quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị hóa thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu.
Đô thị hóa là quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị của các nhóm dân cư. Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điều kiện tác động đến đô thị hóa cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiện mới mà biểu hiện tập trung là sự thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động.
Đô thị hóa nông thôn là xu hướng bền vững có tính quy luật; là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn (cách sống, hình thức nhà cửa, phong cách sinh hoạt...). Thực chất đó là tăng trưởng đô thị hóa theo xu hướng bền vững.
Tóm lại, đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.
1.1.3. Nông nghiệp bền vững, nông nghiệp đô thị và nông nghiệp sinh thái.
1.1.3.1. Nông nghiệp bền vững.
Kinh tế học hiện đại chú trọng tới tính bền vững của sự phát triển, và trong phát triển nông nghiệp cũng vậy. Ph. Ăngghen đã từng cảnh báo: “... Chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta. Thật thế, mỗi một thắng lợi, trước hết là đem lại cho chúng ta những kết quả mà chúng ta hằng mong muốn, nhưng đến lượt thứ hai, thứ ba, thì nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn, không lường trước được, những tác dụng thường hay phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên đó ”.
Chính vì vậy, nông nghiệp thế giới bước vào thế kỷ XXI cũng phải tuân thủ quy luật tự nhiên, hành động trong khuôn khổ của tự nhiên, bảo đảm duy trì sự cân bằng vốn có của tự nhiên, tức là xây dựng một nền nông nghiệp theo quan điểm bền vững, duy trì được cân bằng sinh thái cho hiện nay và mai sau trong từng quốc gia và trên toàn cầu.
Nhưng thế nào là nông nghiệp bền vững. Đây là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như nông học, sinh thái học, kinh tế học, xã hội học v.v... trên thế giới nghiên cứu, thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ, với nhiều khía cạnh khác nhau.
Một nền nông nghiệp bền vững phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là đảm bảo nhu cầu nông sản của loài người hiện nay mà vẫn duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tiếp theo, cụ thể là giữ gìn được tính đa dạng sinh học, quỹ rừng, quỹ đất, quỹ nước, không khí và khí quyển v.v...
Trong lịch sử nông nghiệp thế giới và nước ta, đã từng tồn tại mô hình nông nghiệp bền vững cổ quyền. Dẫn chứng hùng hồn nhất là mô hình nông nghiệp sản xuất lúa nước của nền văn minh sông Hồng, đã hình thành, tồn tại và phát triển suốt mấy nghìn năm từ trước Công nguyên đến nay.
Nhưng đó là nền nông nghiệp bền vững cổ điển. Nền nông nghiệp này tuy bảo vệ được một phần nguồn tài nguyên, nhưng năng suất, sản lượng nông nghiệp chưa cao không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số.
Khái niệm nông nghiệp bền vững được hiểu là: “Nền nông nghiệp bền vững dựa trên sự khai thác nguồn lực một cách hiệu quả và không làm phương hại tới khả năng khai thác nguồn lực đó của thế hệ tương lai”.
Như vậy nông nghiệp bền vững là một khái niệm rất rộng, đề cập một cách toàn diện và tổng hợp tới cả khía cạnh tự nhiên kinh tế, xã hội của phát triển nông nghiệp. Trên khía cạnh tự nhiên, nó là quá trình tác động hợp lý của con người đối với các yếu tố tự nhiên (đất đai, nguồn nước, phân bón, năng lượng tự nhiên) nhằm giảm thiểu tác hại môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Trên khía cạnh kinh tế, nó là quá trình giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập cho các tổ chức nông nghiệp trên cơ sở thỏa mãn tốt nhất nhu cầu xã hội về nông sản phẩm. Trên khía cạnh xã hội, nó là quá trình xây dựng và phát triển các giá trị xã hội như sức khỏe, văn hóa tinh thần của con người.
1.1.3.2. Nông nghiệp đô thị.
Nói chung, mọi người đều có quan niệm thống nhất: Địa bàn sản xuất nông nghiệp là nông thôn, và lực lượng sản xuất nông nghiệp là nông dân. Nhưng trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, sự việc không xuôi chiều như vậy. Địa bàn nông thôn có sự biến động, có nơi có lúc là địa bàn hoạt động của cả nông nghiệp và công nghiệp. Trên địa bàn đô thị, cũng có hoạt động nông nghiệp. Lực lượng lao động nông nghiệp không chỉ có nông dân, mà một bộ phận cư dân đô thị cũng làm nông nghiệp và một bộ phận nông dân cũng hoạt động ngoài nông nghiệp. Do đó, xuất hiện loại hình nông nghiệp nông thôn và nông nghiệp đô thị.
Tuy nhiên, chức năng của nông nghiệp nông thôn trong điều kiện công nghiệp hóa cao không chỉ bó hẹp ở việc sản xuất nông sản, mà còn phải đảm nhiệm một số chức năng mới: duy trì, bảo vệ, khôi phục môi trường sinh thái (đất, nước, không khí, thảm thực vật), phục vụ nhu cầu dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, thể thao v.v... của cộng đồng xã hội.
Vì vậy, nông thôn không chỉ là địa bàn sản xuất nông nghiệp đơn thuần như khái niệm cũ, mà là một địa bàn có chức năng tổng hợp, đa dạng hóa: Nông nghiệp sinh thái, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.
Nông nghiệp ở nông thôn trong tương lai vẫn giữ vai trò chủ lực đảm nhiệm cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu cho nhân loại ở cả nông thôn và đô thị, cung cấp các nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hàng tiêu dùng.
Ngoài ra, nông nghiệp ở nông thôn còn có chức năng của công viên, vườn hoa, cây cảnh, điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái phục vụ loài người mà giá trị của nó không thể chỉ tính bằng tiền.
Vấn đề đô thị hóa là điều không thể cưỡng lại được, do đó muốn hay không, tương lai thế giới nằm ở các đô thị. Nhưng có một quan điểm mới đặt ra là phải chăng đô thị - nơi có 50-65% dân số thế giới sinh sống - chỉ hoàn toàn trông chờ vào nguồn nông sản từ nông thôn đưa tới? Đô thị có cần và có thể tự sản xuất một phần lương thực, nhất là thực phẩm cho bản thân mình không?
Kết quả công trình nghiên cứu mới đây của UNDP mang chủ đề: “Nông nghiệp đô thị, nông sản thực phẩm, việc làm và các thành phố ổn định” cho thấy, đến nay nông nghiệp đô thị đã đem lại hiệu quả to lớn: Tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm đáng kể, tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm triệu người nghèo ở đô thị, tạo ra màu xanh cho đô thị, cải thiện môi trường sinh thái v.v... Nông nghiệp đô thị là một ngành kinh tế có hàng trăm nghìn “trang trại”, “xí nghiệp” nông nghiệp quy mô nhỏ ở khắp mọi nơi, mọi chỗ: Trồng rau xanh và hoa ở cửa sổ, ở ban công, trên mái nhà, trên sân thượng, nuôi vịt, cá ở ao hồ, trồng nấm ở tầng hầm v.v... ở Béclin, có đến 80.000 mảnh vườn nhỏ trong thành phố, còn ở New York, có trên 1.000 vườn đô thị. Nông nghiệp đô thị áp dụng công nghệ cổ truyền và công nghệ hiện đại (trồng cây trong dung dịch, không cần đất).
Trong xu thế bùng nổ đô thị hóa, hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ giới hạn trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cho một bộ phận cư dân thành phố mà trở thành phương thức tồn tại của toàn xã hội.
Nông nghiệp đô thị đang trở thành vấn đề thời sự ở nhiều quốc gia. Một số thành phố như Thượng Hải, Nairôbi, Xantiagô đang xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp đô thị.
Nhưng ở nhiều quốc gia, nông nghiệp đô thị vẫn còn bị xem nhẹ, chưa được đặt ngang tầm với công nghiệp đô thị. Điều đáng nói là, cho đến nay, nhiều chuyên gia nông nghiệp, chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định, quy hoạch và nhiều nhà chính trị của nhiều quốc gia chưa có nhận thức đúng đắn và kiến thức đầy đủ về vị trí cũng như tiềm năng của nông nghiệp đô thị, dẫn đến có nơi, có lúc còn hạn chế, cấm đoán phát triển nông nghiệp đô thị.
Tất nhiên, phát triển nông nghiệp đô thị cần có quy hoạch, kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, nếu không sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực về môi trường sinh thái.
Nông nghiệp đô thị đã có từ lâu, từ lúc bắt đầu có đô thị, nhưng ít được chú ý vì trước kia người ta nghĩ rằng nông nghiệp là việc của nông thôn, còn đô thị làm công nghiệp là chính. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa xảy ra ngày càng mạnh, tỷ lệ dân đô thị ngày càng cao. Hiện nay khoảng nửa dân số thế giới sống ở đô thị với 800 triệu người làm nông nghiệp đô thị (Smit 1996). Nhiều thành phố lớn đã phát triển rất nhanh đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu trên các khía cạnh an ninh, an toàn thực phẩm, giảm nghèo, y tế, môi trường, kế hoạch hóa, phát triển tổng hợp... Để giải quyết nhiều vấn đề cấp bách đang được đặt ra hiện nay trong quá trình đô thị hóa như ô nhiễm môi trường, an ninh và an toàn lương thực, mất đất và thiếu công ăn việc làm..., cần thống nhất nông nghiệp trong hệ sinh thái đô thị. Để thực hiện nhiệm vụ trên, hệ sinh thái ven đô đối với nông nghiệp ở các vùng ngoại ô cần được coi trọng trước hết.
Nông nghiệp sinh thái ven đô là một loại hình nông nghiệp sinh thái ở ngoại ô, có tính bền vững đặc thù và phát triển cao. Nền nông nghiệp này luôn gắn liền với nhu cầu ngày càng tăng của dân cư đô thị về thực phẩm, môi trường, về nghỉ ngơi, giải trí gần gũi thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển toàn diện của con người cả về sức khỏe và giá trị văn hóa tinh thần. Các nhu cầu đó đạt được trên cơ sở áp dụng các phương pháp sản xuất khoa học và các mô hình sử dụng và tái tạo nguồn lực nhằm đạt tới sự phát triển bền vững của con người, xã hội và môi trường sinh thái.
1.1.3.4. Nông nghiệp sinh thái.
Như vậy, khái niệm nông nghiệp bền vững xuất phát từ mục tiêu phát triển một nền nông nghiệp toàn diện về tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội để đảm bảo không có sự giảm sút về phúc lợi xã hội. Nó là một khái niệm lớn, bao hàm cả khái niệm nông nghiệp sinh thái vì để đạt được nông nghiệp bền vững, một trong các khía cạnh cần phải xem xét là làm thế nào đảm bảo tính sinh thái trong quá trình phát triển nông nghiệp. Bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ 20, các thuật ngữ “nông nghiệp sinh thái” và “nông nghiệp bền vững” đã trở nên quen thuộc với các chuyên gia kinh tế ở Mỹ và Châu Âu, sau đó sang nhiều nước trên thế giới. Trong khi cụm từ “nông nghiệp sinh thái” thường được sử dụng để chỉ phương thức sản xuất nông nghiệp hoặc cách thức tiếp cận trong sản xuất nông nghiệp, thì cụm từ “nông nghiệp bền vững” thường được dùng để chỉ mục tiêu hoặc kết quả đạt được của nền nông nghiệp.
Hiện nay, cả trên thế giới và Việt Nam vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng trong cách gọi các thuật ngữ trên. Ví dụ, các nước Bắc Âu thường dùng cụm từ “nông nghiệp sinh thái” để chỉ nông nghiệp sinh học hay hữu cơ, có mục tiêu bảo vệ môi trường là chủ yếu, trái lại ở Trung Quốc và Việt Nam “nông nghiệp sinh thái” lại dùng để chỉ nông nghiệp bền vững. Như vậy cần hiểu rằng, mặc dù gọi “nông nghiệp sinh thái”, Trung Quốc và Việt Nam vẫn ngụ ý phát triển một nền nông nghiệp nhằm vào mục tiêu bền vững, tức là vừa hướng vào giảm thiểu tác hại đối với môi trường, đảm bảo duy trì nguồn lực và hệ sinh thái tự nhiên, vừa có sức sống về mặt kinh tế, đồng thời đáp ứng các mục tiêu phát triển về mặt văn hóa, xã hội của con người.
1.1.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái trong tiến trình đô thị hóa.
Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái trong tiến trình đô thị hóa là quá trình chuyển đổi từ nền nông nghiệp kém bền vững, lạc hậu sang nền nông nghiệp sinh thái để đảm bảo tính bền vững cho sự phát triển, sự đô thị hóa. Như vậy, sự phát triển nông nghiệp ở đây gắn với sự đô thị hóa, do đó các vấn đề trong phát triển nông nghiệp cũng gắn với những vấn đề phát sinh, ảnh hưởng của sự đô thị hóa tới nông nghiệp và nông thôn.
1.1. 2.1. Tính kế thừa.
Quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái không phải là quá trình phủ nhận hoàn toàn, phủ định sạch trơn nền nông nghiệp trước đó, mà đó là quá trình phát triển mang tính kế thừa.
- Về kỹ thuật sản xuất: Mặc dù có sự ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp nhưng những kỹ thuật canh tác, bón phân, gieo trồng... truyền thống vẫn rất cần trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Vấn đề là phải kết hợp hài hòa kỹ thuật truyền thống, kinh nghiệm lâu đời và khoa học công nghệ hiện đại.
- Về chuyển dịch cơ cấu: Không phải là vứt bỏ hoàn toàn cơ cấu cũ mà là sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng phù hợp, theo hướng sinh thái. Do đó, cần nghiên cứu về nguồn lực, lợi thế để có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái nhanh chóng trên cơ sở kế thừa tính hợp lý của cơ cấu cũ.
- Sự hài hòa sinh thái của vùng: Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái là đánh giá hệ sinh thái của vùng từ đó tìm mô hình thích hợp để phát triển. Như vậy, hệ sinh thái của vùng được lưu giữ, bảo vệ và phát triển phục vụ sự phát triển chung của toàn vùng.
- Văn hóa, tinh thần: Tính kế thừa còn thể hiện ở sự phát triển nông thôn truyền thống, kết hợp với hiện đại hóa, văn minh. Những văn hóa truyền thống được phát triển và được bảo vệ. Những vấn đề sinh thái mang giá trị tinh thần, truyền thống là đặc trưng của vùng được chú trọng phát triển hơn cả.
1.1.2.2. Phát triển đồng bộ và toàn diện.
Xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, khập khiễng trong cơ cấu, muốn phát triển thì cần có sự cân đối lại một cách đồng bộ và toàn diện.
- Về cơ cấu: Phát triển theo hướng sinh thái là phải cân đối về cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ một cách hài hòa. Trong sự đô thị hóa, công nghiệp và dịch vụ được giành nhiều nguồn lực và sự quan tâm hơn cả nhưng cũng không nên quên vai trò của nông nghiệp để từ đó tận dụng được tài nguyên.
Ngay cả trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cũng cần có sự cân đối và hoàn thiện. Trên cơ sở đánh giá lại nguồn lực sản xuất nông nghiệp, trong xu thế đô thị hóa, cần cân đối lại cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi, và hơn nữa trong trồng trọt, chăn nuôi cũng cần đánh giá thế mạnh để có được cơ cấu cây trồng, cơ cấu đàn vật nuôi phù hợp.
- Về khoa học - công nghệ và cơ sở hạ tầng: Cần được đầu tư đúng mức, chuyển giao và áp dụng trên các mặt phục vụ các mặt phát triển tránh lãng phí. Tuy nhiên, đồng bộ không có nghĩa là bằng nhau tuyệt đối, toàn diện không có nghĩa là như nhau, trong xu thế đô thị hóa cần có cái nhìn khái quát cao. Việc đầu tư, chuyển giao công nghệ cần phải đặt trong xu thế phát triển, để từ đó đạt được hiệu quả sử dụng nguồn lực cho sự phát triển.
1.1.2.3. Sử dụng hiệu quả nguồn lực.
Sự đô thị hóa ảnh hưởng trực tiếp tới nông nghiệp, nông thôn làm mất đi tính hài hòa, cân đối giữa các nguồn lực sản xuất, sự mất cân đối làm nảy sinh mâu thuẫn trong phát triển và sản xuất nông nghiệp. ảnh hưởng rõ ràng và lớn nhất là đất đai và lao động.
Đất đai sử dụng trong sản xuất nông nghiệp thì ngày càng bị thu hẹp nhanh, thu hút lao động của các dự án thì không lớn, do giai đoạn đầu phát triển. Vì vậy, nhiều lao động trong nông nghiệp bị tước đoạt đi các quyền lợi hợp pháp của mình, đó là quyền lao động. Vì rằng, với số vốn ít ỏi, kinh nghiệm hạn chế thì chuyển sang kinh doanh thực sự là may rủi, tay nghề không có, để chuyển sang lao động trong khu công nghiệp là rất khó.
Do đó, nông nghiệp phải gánh thêm trọng trách mới, là nơi giải quyết việc làm tạm thời để lao động nông nghiệp chuyển dần sang các ngành nghề khác. Vì thế vấn đề tìm kiếm con đường, mô hình nông nghiệp phù hợp để giải quyết vấn đề về nguồn lực là rất cần thiết và cũng rất khó khăn.
1.1.3. Vai trò của nông nghiệp trong tiến trình đô thị hóa.
1.1.3.1. Cung cấp lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu tại chỗ và khu đô thị.
Cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của xã hội là vai trò cơ bản của nông nghiệp. Trong tiến trình đô thị hóa, nguồn lực giành cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp trong khu nhu cầu về lương thực thực phẩm thì ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, đáp ứng nhu cầu của thị trường càng đặc biệt quan trọng hơn.
1.1.3.2. Khai thác, sử dụng hiệu quả đầu tư tự nhiên - xã hội của khu vực.
Tài nguyên là nguồn vốn quý mà thiên nhiên ban tặng, việc phát triển phải được gắn với việc sử dụng triệt để vốn tài nguyên đó. Đô thị hóa sử dụng không triệt để vốn tài nguyên của khu vực, vì vậy nông nghiệp tận dụng để có thể sử dụng triệt để các tài nguyên đó như: đất đai, nguồn nước... Mặt khác, nông nghiệp sinh thái phát triển dựa trên điều kiện sinh thái tự nhiên của vùng và truyền thống, văn hóa lâu đời của cư dân bản địa vì thế nông nghiệp sinh thái góp phần sử dụng hợp lý nguồn lực tự nhiên, xã hội của vùng, góp phần tạo nên sự hài hòa trong phát triển.
1.1.3.3. Là chỗ dựa chủ yếu để lao động nông nghiệp có điều kiện học nghề mới, chuyển nghề khác.
Sự đô thị hóa lấy mất đất canh tác, sản xuất nông nghiệp đẩy một bộ phận không nhỏ người dân trở thành thất nghiệp. Việc giải quyết việc làm cho bộ phận này là vấn đề hết sức khó khăn. Những người nông dân mất đất, con cháu của họ trước sau cũng sẽ chuyển sang các ngành nghề mới vì vậy họ không có tâm huyết với lĩnh vực nông nghiệp, họ tham gia sản xuất nông nghiệp chỉ là tạm thời trong thời gian chưa kiếm được sinh nhai mới, họ không phải là nguồn lực quan trọng để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, do vấn đề công bằng, phúc lợi họ vẫn có quyền được lao động, phải sử dụng những mảnh đất kém mầu mỡ nhưng nông nghiệp vẫn là chỗ dựa để bộ phận nông dân mất đất này tạm thời hoạt động trong thời gian tìm kiếm nghề mới. Như vậy, bên cạnh mục tiêu phát triển, nông nghiệp sinh thái còn có vai trò giải quyết việc làm tạm thời cho lao động nông nghiệp mất đất trong tiến trình đô thị hóa.
1.1.3.4. Cung cấp đầu vào, phối kết hợp giữa các ngành trong quá trình phát triển chung.
Phát triển nền nông nghiệp sinh thái gắn với việc mở rộng nhiều dịch vụ nông nghiệp sinh thái như: Du lịch sinh thái, câu cá, mô hình kinh doanh nhà hàng sinh thái... Như vậy, nông nghiệp sinh thái không chỉ cung cấp những đầu vào hữu hình mà còn cung cấp cả những nông sản vô hình cho ngành dịch vụ, công nghiệp.
Nông nghiệp sinh thái tạo ra những nông sản đóng vai trò là đầu vào cho các ngành khác, mặt khác với khả năng hấp thụ khoa học - công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái cũng sử dụng đầu ra của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp sinh thái trở thành mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển tổng hợp toàn ngành.
1.1.3.5. Bảo vệ môi trường và lưu giữ truyền thống, giá trị văn hóa.
- Đô thị hóa lấy đi phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp, phá hủy sinh thái, và hậu quả mà con người đô thị phải gánh chịu là tiếng ồn, bụi, khí thải... Nông nghiệp sinh thái góp phần xoa dịu những hậu quả đó là bằng khả năng cải tạo môi trường của mình. Các hồ điều hòa làm giảm ô nhiễm nguồn nước, điều hòa thiên nhiên, những công viên cây xanh, làng truyền thống như lá phổi lọc sạch sự ô nhiễm không khí. Những khu sinh thái giúp lưu tồn sự đa dạng sinh học của vùng, làm nơi nghỉ dưỡng của người dân.
- Những nét văn hóa truyền thống được lưu giữ trong sinh thái của vùng được nông nghiệp sinh thái khai thác triệt để, phát triển trở thành những giá trị dưới hình thức sinh thái.
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái trong xu thế đô thị hóa.
1.1.4.1. Nhóm nhân tố về tự nhiên của vùng.
Hệ sinh thái của vùng:
Mỗi vùng miền, quốc gia, lãnh thổ đều có những đặc trưng về điều kiện tự nhiên riêng biệt (lượng mưa, nguồn nước, đất đai, khí hậu...). Với mỗi một hệ tự nhiên riêng, qua sự hình thành và phát triển sẽ tạo nên một hệ thống cân bằng giữa “các yếu tố sống” và môi trường tự nhiên đó - đây là hệ sinh thái đặc trưng của vùng, khu vực.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái phải gắn với sự đa dạng sinh học và bảo vệ hệ tự nhiên của khu vực. Như vậy, hệ sinh thái của vùng là cơ sở để phát triển, chuyển dịch nền nông nghiệp của vùng theo hướng sinh thái.
Sự đô thị hóa ảnh hưởng tới các điều kiện sinh thái của vùng, làm phá vỡ sự cân bằng sinh thái tổng thể vốn có của toàn vùng. Vì vậy, nông nghiệp sinh thái phải được phát triển dựa trên cơ sở kế thừa hệ sinh thái của vùng cùng với sự thay đổi, thích nghi các phương diện sao cho phù hợp với yêu cầu của đô thị hóa. Hay sự thay đổi về cả không gian, hình thức hoạt động, sản xuất nhưng vẫn phải bảo tồn nét tự nhiên của hệ sinh thái.
1.1.4.2. Sự đô thị hóa và quy hoạch phát triển.
Quy hoạch phát triển tổng thể khái quát được bộ mặt phát triển của vùng trong tương lai - trạng thái cần đạt tới của đô thị mới. Trạng thái đó hẳn là tốt đẹp hơn, nhưng để đạt được trạng thái đó thì phải đối mặt, giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện - quá trình đô thị hóa.
Trạng thái mục tiêu không phải một sớm một chiều là đạt được, sự đô thị hóa bước đầu làm phá vỡ sự cân bằng sinh thái hiện có của khu vực. Các nguồn lực, điều kiện sinh thái được sử dụng với nhiều mục đích khác làm phá vỡ môi trường sinh thái, diện tích cây xanh được thay bằng các nhà máy xí nghiệp, kỹ thuật canh tác cũ được thay bằng công nghệ mới... Với sự biến đổi đó, hệ sinh thái của vùng không thể tồn tại và phát triển như trước được, những đặc trưng sinh học ngày càng mất đi cả về số lượng và chất lượng. Đứng trước khó khăn đó, nông nghiệp phải lưu giữ lại những đặc trưng sinh học của vùng, bảo tồn mô hình sinh thái của vùng.
Không phải bằng những trang trại, xí nghiệp lớn, vùng sản xuất tập trung rộng, nông nghiệp sinh thái chú trọng tới các mô hình sinh thái nhỏ: Nhà vườn, ao cá, nhà - đầm... với các yếu tố sống đặc trưng của vùng. Và sản phẩm nông nghiệp không thuần túy là vật phẩm mà là những nông sản - dịch vụ phi vật chất, là sự phục vụ cho lợi ích xã hội, phát triển chung.
1.1.4.3. Khoa học - công nghệ.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ là một trong các nhân tố chủ yếu tạo những điều kiện tiền đề để phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái. Sự phát triển của khoa học và công nghệ không những làm thay đổi các._. công cụ sản xuất, mà nó còn làm thay đổi cả phương thức lao động, tạo ra khả năng đổi mới nguyên tắc và phương pháp sản xuất, cho phép áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, giảm tác hại môi trường. Sự phát triển của khoa học - công nghệ cho phép tạo ra những giống mới, ngành nghề mới và những mô hình sản xuất mới đáp ứng yêu cầu sinh thái.
Sự phát triển của khoa học - công nghệ tạo ra sự đổi mới nguyên tắc và phương pháp sản xuất, từ đó hình thành những mô hình sản xuất, đó là những mô hình nông nghiệp kết hợp cho phép bảo vệ và tái tạo nguồn lực, tạo cảnh quan môi trường.
Như vậy, sự phát triển của khoa học - công nghệ đã tạo những điều kiện tiền đề và thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái.
Sự đô thị hóa hình thành nên các khu chuyên dụng trong đó có các khu công nghệ, nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, sản xuất nông nghiệp. Như vậy đô thị hóa ảnh hưởng tới tiến trình áp dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái.
1.1.4.4. Thị trường và khả năng hợp tác của khu vực.
Nông nghiệp hàng hóa hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của thị trường. Trong xu thế quốc tế hóa toàn cầu, thị trường được mở rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn đã làm cho nền nông nghiệp trở nên năng động hơn. Để cạnh tranh tốt thì ngành nông nghiệp của khu vực phải tạo ra được sản phẩm chủng loại ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao và đặc biệt phải thường xuyên đổi mới sản phẩm, cách thức tiêu dùng sao cho phù hợp. Đó cũng chính là nội dung của nông nghiệp sinh thái.
Nông nghiệp sinh thái không phải chỉ chú trọng bảo vệ sinh thái mà là nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao lấy hệ sinh thái làm cơ sở để phát triển, sản phẩm hàng hóa không chỉ là những sản phẩm vật chất mà còn bao gồm cả những sản phẩm phi vật chất.
Khu đô thị mới dần hình thành thì người dân càng có nhu cầu cao về lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, với mức sống nâng cao nhu cầu đó còn gắn với sự thỏa mãn về tinh thần, do vậy phát triển nông nghiệp sinh thái là hết sức cần thiết trong sự đô thị hóa khu vực, để từ đó đáp ứng được nhu cầu nội tại phát sinh của khu vực đô thị mới.
Mặt khác, giao lưu thương mại thuận lợi, khả năng hợp tác thị trường của khu vực thuận lợi thì nhu cầu về sử dụng các vùng lân cận cũng càng cao. Do đó, càng cần thiết phải phát triển nông nghiệp sinh thái, vừa để đáp ứng nhu cầu của các vùng lân cận, vừa xây dựng, hoàn thiện và chuyển đổi mô hình sinh thái cho các vùng lân cận, các vùng đô thị hóa khác.
1.1.5. Xu hướng phát triển của nông nghiệp trong sự đô thị hóa.
1.1.5.1. Nông nghiệp trong giai đoạn đầu của sự đô thị hóa.
Đây cũng là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. ở giai đoạn này phần lớn tập trung vào các dự án đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Cùng với đó là sự thu hẹp nhanh diện tích đất nông nghiệp, một số người bị mất đất, nhưng mâu thuẫn chưa gay gắt vì họ dễ dàng chuyển sang các ngành khác.
Bộ phận người nông dân còn lại, sản xuất các sản phẩm truyền thống trên mảnh đất của mình. Họ cũng được một số lợi ích từ các dự án như: hệ thống thủy nông được xây dựng, thuận lợi cho việc tưới tiêu, hệ thống đường cũng được xây dựng, bố trí nên có thể vận chuyển giống, thu hoạch... dễ dàng. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đầu nên khoa học công nghệ chậm chuyển đổi, chủ yếu người nông dân vẫn canh tác bằng công cụ, kỹ thuật cũ. Vì vậy, tuy năng suất cũng tăng (do những lợi ích đem lại) nhưng không đáng kể. Nhìn chung, ở giai đoạn này tỷ trọng nông nghiệp giảm mạnh nhưng vẫn còn lớn trong cơ cấu kinh tế.
1.1.5.2. Giai đoạn hai của sự đô thị hóa.
- Hệ thống đường, điện được đầu tư ở giai đoạn trước thu hút nhiều dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Vì vậy, đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp rất nhanh. Vấn đề đáng nói là các dự án ít tập trung cho nên tạo ra nhiều diện tích kẹt nông nghiệp. Người nông dân buộc phải canh tác trên những mảnh đất kém mầu mỡ.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn thành tạo điều kiện cho sự quy hoạch trong nông nghiệp. Với nguồn lực ngày càng bị thu hẹp buộc phải hình thành các vùng sản xuất tập trung với các sản phẩm thế mạnh.
- Giao thông thuận lợi cũng tạo điều kiện cho khoa học công nghệ được ứng dụng, vì vậy tạo nên được những khu sản xuất nông nghiệp chuyên canh.
- Nhìn chung, ở giai đoạn này tỷ trọng nông nghiệp vẫn giảm nhanh nhưng giá trị tuyệt đối tăng đáng kể, góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung của đô thị mới.
1.1.5.3. Giai đoạn ba của sự đô thị hóa.
Bước vào giai đoạn này, các dự án đầu tư cơ bản đã dần hoàn thiện, hình thành các khu công nghiệp, khoa học công nghệ, khu đô thị... Khi đó, diện tích đất nông nghiệp tập trung còn lại không đáng kể. Chính vì vậy, việc sử dụng tài nguyên để sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành nghề khác phải được đánh giá kỹ càng.
Trong giai đoạn này, nông nghiệp dần chuyển sang nền nông nghiệp sinh thái. Sử dụng công nghệ mới, áp dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp được quan tâm hàng đầu, cùng với đó là phát triển dịch vụ nông nghiệp sinh thái, quy hoạch phát triển một số tiểu vùng nông nghiệp sản xuất tập trung công nghệ cao.
Tuy được công nghiệp hóa, khoa học hóa nhưng do diện tích rất ít nên tỷ trọng nông nghiệp vẫn giảm, chỉ còn khoảng 10-20%
1.1.5.4. Giai đoạn đô thị mới.
Sự đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh hình thành nên bộ mặt mới cho khu vực, đó là hình thành đô thị mới. Nơi đây tập trung nhiều nhà máy, xí ng hiệp sản xuất, dịch vụ và thương mại phát triển. Quy hoạch phát triển cũng hình thành nên các khu chuyên dụng phục vụ nhu cầu sản xuất cũng như phục vụ đời sống người dân.
Tuy nhiên, nông nghiệp không mất đi vai trò của nó trong tiến trình phát triển. Nông nghiệp trở thành nhân tố điều hòa sự phát triển. Các vùng nông nghiệp sinh thái được đặc biệt quan tâm dù rằng giá trị sản xuất đóng góp không nhiều.
Bước chuyển mình sang đô thị mới cũng kéo theo sự nhận thức mới về nông nghiệp. Khái niệm nông nghiệp đô thị được nghiên cứu. Nông nghiệp được tổ chức sản xuất ngay trong đô thị, ven đô, hệ thống cây xanh, hồ điều hòa, khu làng xã truyền thống, mô hình dịch vụ nông nghiệp sinh thái... được nghiên cứu và quy hoạch.
Chương 2
Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm theo hướng nông nghiệp sinh thái trong xu thế đô thị hoá
2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Từ Liêm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lý.
Từ Liêm là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và huyện Tây Hồ; phía Nam giáp huyện Thanh Trì và thành phố Hà Đông; phía Đông giáp 3 huyên: Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Hà; phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng (tỉnh Hà Tây). Tổng diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính là 7.532ha, dân số tính đến 31/12/2005 là 268.789 người.
Về mặt lịch sử, huyện Từ Liêm được thành lập theo quyết định số 78/QĐ-CP ngày 31/5/1961 của Chính phủ bao gồm 26 xã, diện tích đất tự nhiên trên 114km2, dân số 12 vạn người. Đến nay, sau nhiều lần điều chỉnh địa giới để hình thành 3 quận mới, huyện Từ Liêm còn lại 15 xã và 01 thị trấn, với diện tích đất tự nhiên giảm đi gần 1/3 bao gồm các vùng kinh tế phát triển của huyện.
Huyện Từ Liêm nằm trên trục phát triển phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế. Với mạng lưới giao thông đường bộ đã và sẽ phát triển, từ thị trấn Cầu Diễn - Trung tâm huyện có thể đi đến sân bay quốc tế Nội Bài (tỉnh Hà Tây) với khoảng cách 5km; đến thị xã Sơn Tây theo đường 32 với khoảng cách gần chưa đầy 25km. Có thể coi Từ Liêm là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, vì hầu hết các tỉnh miền núi phía Tây Bắc và Việt Bắc trước khi vào Trung tâm Hà Nội đều phải đi qua huyện Từ Liêm; các tỉnh phía Tây Bắc và phía Nam sông Hồng muốn đến sân bay quốc tế Nội Bài đều phải đi qua địa phận huyện Từ Liêm. Phía Bắc của huyên tiếp giáp với sông Hồng nên ngoài giao thông đường bộ, Từ Liêm còn có hệ thống giao thông đường thủy rất thuận lợi, nhất là vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn và cồng kềnh với chi phí thấp, hiệu quả cao.
Về địa hình, Từ Liêm là vùng đất khá bằng phẳng và màu mỡ, có nhiều sông hồ. Địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao độ trung bình 6,0-6,5m. Phần đất cao nhất tập trung ở phía Bắc, dọc theo sông Hồng, cao từ 8,0-11,0m, thấp nhất là vùng ô trũng, hồ, đầm và vùng phía Nam. Đặc điểm chung là trong khu vực còn có các hồ ao trũng. Sự chênh lệch về cao độ mặc dù không lớn nhưng cần phải lưu ý trong quy hoạch, thiết kế hệ thống thoát nước, tránh tình trạng úng ngập cục bộ.
Với vị trí và địa hình như vậy, huyện Từ Liêm có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, các cụm dân cư đô thị, trong phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, khoa học công nghệ. Chính vì vậy, mặc dù sản xuất nông nghiệp cũng có nhiều thuận lợi song để sử dụng hiệu quả nguồn lực, lợi thế so sánh về vị trí địa lý thì nông nghiệp không phải là mũi nhọn của vùng. Tuy nhiên, nông nghiệp của vùng sẽ phát triển gắn với các ngành, lĩnh vực mũi nhọn nhằm đạt tới tối đa hiệu quả nguồn lực. Do vậy cần có sự quy hoạch, bố trí sản xuất nông nghiệp và nghiên cứu, lựa chọn mô hình sản xuất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp gắn với cơ sở hạ tầng mới, ngành du lịch, dịch vụ, tận dụng lợi thế so sánh về thương mại, khoa học công nghệ chuyển giao của vùng.
2.1.1.2. Thời tiết và khí hậu.
Khí hậu huyện Từ Liêm nằm trong khu vực chung của Thành phố, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, nhiệt đới nóng ẩm. Một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa tập trung vào các tháng 7, 8 và 9, chiếm 70% lượng mưa cả năm. Thời kỳ này hướng gió chủ đạo là Đông Nam và Đông. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh và khô, nửa mùa đầu giá rét, ít mưa, nhưng nửa mùa sau thường có mưa phùn, ẩm ướt, hướng gió chủ đạo là Đông Bắc và Bắc. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp và tạo nên sắc thái 4 mùa trong năm là Xuân - Hạ - Thu - Đông.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,70C, nhiệt độ cao nhất xẩy ra vào tháng 7, trung bình lên đến 300C và thấp nhất có thể xuống tới 16,20C vào tháng giêng hàng năm. Tuy nhiên do Từ Liêm có dải sông Hồng và Hồ Tây bao bọc phía Bắc và phía Đông Bắc, thêm vào đó còn có khá nhiều đầm hồ rải rác và cùng với thảm thực vật phong phú nên đã có tác dụng hạn chế những biến động bất lợi của thời tiết khí hậu.
Lượng mưa trung bình hàng năm trong những năm gần đây khoảng 1670mm. Tuy nhiên giữa các năm cũng có sự giao động nhất định: Năm có lượng mưa cao nhất gần đây là năm 2005 với lượng mưa 1764,3mm và năm có lượng mưa ít nhất là năm 2006 với lượng mưa cả năm đạt 1240,4mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8 và 9, chiếm đến 70% lượng mưa trong năm. Mưa lớn nhất vào tháng 8 cũng là tháng có nhiều bão nhất, với số ngày mưa trung bình khoảng 16-18 ngày, lượng mưa trung bình khoảng 300-500mm. Mưa mùa hạ phần lớn là mưa dông, mưa rào, có cường độ mưa lớn, tập trung. Ngoài ra, trong các tháng có mưa cũng thường xẩy ra bão, trung bình mỗi năm có khoảng 3-4 cơn bão. Tháng 1, 2 và 11, 12 là các tháng ít mưa nhất trong năm, xẩy ra khô hanh, ảnh hưởng xấy đến sản xuất, đời sống, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.
Biến động về tổng lượng mưa trong năm trong những năm gần đây thống kê được như sau:
Năm 2000: 1278,0 mm
Năm 2003: 1596,1 mm
Năm 2004: 1585,3 mm
Năm 2005: 1764,3 mm
Năm 2006: 1240,4 mm
Số ngày mưa bình quân trong năm khoảng 140-160 ngày, lượng mưa lớn nhất trong một ngày là 200-400mm. Lượng nước bốc hơi trung bình trong năm từ 800-1.000mm.
Thời tiết những năm gần đây có xu hướng biến động lớn, lượng mưa tăng giảm không đều, nhiệt độ trung bình trong năm có xu hướng gia tăng. Vào thời điểm năm 1990 nhiệt độ trung bình là 23,50C, từ giai đoạn 1990-2000, nhiệt độ trung bình tăng lên 240C. Năm 2000 nhiệt độ trung bình trong năm là 24,20C thì năm 2006 là 24,70C, cá biệt năm 2003 nhiệt độ trung bình trong năm là 25,10C. Số giờ nắng trong năm bình quân khoảng 1400 giờ. Độ ẩm trung bình trong năm khá cao, gần 80% và ít chênh lệch giữa các năm cũng như giữa các tháng trong năm. Mùa mưa, độ ẩm thường cao hơn 80% và mùa khô độ ẩm giao động trong khoảng 75-77%. Cá biệt trong các tháng 2 và tháng 3 hàng năm, độ ẩm có khi giảm thấp đến rất thấp (khoảng 30-40% năm 2008) gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho sinh hoạt và đời sống của dân cư. Tuy nhiên số ngày có độ ẩm thấp không nhiều trong năm.
Như vậy, thời tiết và khí hậu bao gồm cả những yếu tố thuận lợi và bất thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân Từ Liêm.
Nhìn chung, thời tiết và khí hậu của Từ Liêm tương đối thuận lợi cho việc gieo trồng, chăn nuôi trong nhiều thời vụ với nhiều loại cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Ngoại trừ một số ngày mưa dông, bão lớn, tập trung trong tháng 7, tháng 8 và mưa phùn quá ẩm ướt vào tháng 2, còn lại những ngày trong năm đều thuận lợi cho việc vận chuyển, bảo quản phơi sấy và đi lại giao dịch buôn bán, tham quan du lịch.
2.1.1.3. Thủy văn và nguồn nước.
Huyện Từ Liêm chịu ảnh hưởng của chế độ thủ văn sông Hồng và trực tiếp của sông Nhuệ và Hồ Tây, là hai tuyến thoát nước chủ yếu của địa bàn huyện.
Sông Hồng.
Sông Hồng có bề rộng mùa cạn từ 800-100m, mùa mưa lũ khoảng 1200-1500m. Trong mùa mưa lũ, toàn bộ vùng đất ngoài đê đều bị ngập lụt. Ngoại trừ những đợt lũ, mực nước có thể lên cao khoảng +10 đến +12m, còn lại nhìn chung mực nước sông Hồng chỉ dao động 4-5m. Báo động lũ của sông Hồng được chia thành 3 cấp: Cấp I từ 9,5m; cấp II từ 10,5m; cấp III từ 11,5m trở lên. Với chế độ mực nước ảnh hưởng chủ yếu do mưa do đó mùa mưa cũng là mùa lũ lụt, chủ yếu vào các tháng 7 và 8. Đê sông Hồng tại Hà Nội có cao độ mặt đê từ +14 đến +14,5m, có khả năng chống lũ với tần suất 1%.
Sông Nhuệ.
Sông Nhuệ chảy dọc giữa huyện, nhận nước sông Hồng qua cống Liên Mạc theo sự điều khiển chủ động của con người. Dòng sông Nhuệ cũng là kênh thoát nước tự nhiên chủ yếu của huyện Từ Liêm.
Ngoài đoạn sông Hồng và sông Nhuệ, Từ Liêm còn có các sông nhỏ như sông Đăm, sông Cầu Ngà và nhiều hồ đầm lớn nhỏ. Hệ thống sông, hồ, đầm đã tạo cho Từ Liêm có lượng nước mặt dồi dào, đủ lượng nước tưới quanh năm cho cây trồng và phục vụ sản xuất công - nông nghiệp.
Nguồn nước ngầm của huyện Từ Liêm khá dồi dào, gồm 3 tầng. Tầng nước trên cùng có độ sâu trung bình 13,5m, nướ có độ nhạt mềm đến hơi cứng chứa Bicacbonatcanxi có hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0,42 -9,23 mg/l. Tầng nước ngầm tiếp theo có độ sâu trung bình 12,4m, nước có thành phần Bicacbonatnatri, hàm lượng sắt từ 2,16-17,25mg/l. Cả hai tầng nước trên có ý nghĩa khai thác nhỏ, cung cấp nước cục bộ.
Tầng nước ngầm thứ ba có độ sâu trung bình 40-50m có ý nghĩa khai thác quy mô công nghiệp. Tổng độ khoáng hóa của tầng nước này biến đổi từ 0,25-0,65g/l, với thành phần hóa học chủ yếu là Cacbonat – Clorua – Natri - Canxi. Hàm lượng sắt từ 0,42-47,4mg/l (riêng khu vực Mai Dịch có hàm lượng sắt thấp hơn); Hàm lượng Mangan từ 0,028-0,075mg/l, hàm lượng NH4 từ 0,1-1,45mg/l… Do nhịp độ khai thác ngày càng tăng đã hình thành phễu hạ thấp mực nước có trung tâm là giếng Mai Dịch và đang phát triển dần ảnh hưởng tới toàn bộ khu vực Từ Liêm. Hiện nay cũng như thời gian tới, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh và mạnh, sử dụng nhiều hóa chất trong sản xuất và đời sống trong khi chưa coi trọng đúng mức việc xử lý chất thải đã và đang làm tăng thêm ô nhiễm môi trường nươc, ngy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống trong tương lai.
2.1.1.4. Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử và tiềm năng du lịch.
Huyện Từ Liêm thuộc vùng đất cổ Thăng Long - Hà Nội, là nơi có nhiều di tích và công trình văn hóa lâu đời. Trải qua các thời kỳ chiến tranh, Từ Liêm là vùng đất bị ảnh hưởng nên vẫn còn giữ lại được nhiều cảnh quan thiên nhiên và cấu trúc làng mạc mang tính truyền thống đặc sắc. Làng cổ Đông Ngạc cùng hệ thống đình, chùa, miếu mạo… phần lớn còn giữ được hình dáng kiến trúc và nghệ thuật trang trí thời Nguyễn trong không gian cây xanh cổ thụ truyền thống như cây Đa, cây Đề, Muỗm, Đại,… Hiện tại, Từ Liêm có 85 đình chùa, miếu mạo, trong đó có 60 di tích văn hóa trên tổng số 282 di tích đã được xếp hạng của toàn thành phố, bao gồm 30 đình, 3 đền, 4 miếu, 20 chùa và 30 nhà thờ họ và ngành nghề.
Một trong những nét đặc trưng về tự nhiên của Từ Liêm là trên địa bàn có 3 con sông (sông Nhuệ, sông Đăm, sông Cầu Ngà) có thể tô tạo để trở thành các tuyến đường thuỷ thuận lợi cho việc tổ chức các lễ hội truyền thống, các tuyến du lịch thuỷ - bộ kết hợp để du khách thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên và thăm quan các di tích văn hóa - lịch sử. Hiện tại, trên địa bàn huyện đã hình thành Trung tâm thể thao quốc gia với quy mô lớn và thiết kế hiện đại, đã và đang thu hút số lượng khách lớn tới tham quan và xem thi đấu thể thao.
Danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa của huyện Từ Liêm là vốn quý không chỉ của Hà Nội mà còn là của quốc gia góp phần làm đẹp thêm cảnh quan thành phố và có giá trị văn hóa - lịch sử vô cùng to lớn. Đó là cũng là tiềm năng to lớn cho việc phát triển nông nghiệp sinh thái, mở rộng các hoạt động dịch vụ, du lịch sinh htái trên địa bàn, góp phần ngày càng to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu hết sức cấp bách đối với việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc, nét đẹp ngàn năm văn hiến của Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa và đô thị hóa đang có xu hướng diễn ra nhanh chóng.
Như vậy, đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện Từ Liêm tạo ra những lợi thế cho việc phát triển nông nghiệp sinh thái ở huyện. Điều kiện về tự nhiên ban cho Từ Liêm nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp như: đa dạng hóa sinh học cao, tổ chức sản xuất nông nghiệp hầu như quanh năm với nhiều loại cây - con có giá trị kinh tế và hiệu quả cao. Đặc biệt, Từ Liêm có những sản phẩm nông nghiệp đặc sản có tiếng trong Nam, ngoài Bắc, cùng với những danh lam thắng cảnh lâu đời, làng nghề truyền thống Từ Liêm có thể trở thành điểm thu hút du lịch sinh thái phục vụ nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi của người Thủ đô và các vùng khác.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của huyện Từ Liêm.
2.1.2.1. Quĩ đất đai.
Địa hình huyện Từ Liêm khá bằng phẳng, đất đai khá màu mỡ, có nhiều sông hồ. Địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao độ trung bình 6,0-6,5m. Phần đất cao nhất tập trung ở phía Bắc, dọc theo sông Hồng, cao từ 8,0-11,0m, thấp nhất là vùng ô trũng, hồ, đầm và vùng phía Nam. Đặc điểm chung là trong khu vực còn có các hồ ao trũng. Sự chênh lệch về cao độ mặc dù không lớn nhưng cần phải lưu ý trong quy hoạch, thiết kế hệ thống thoát nước, tránh tình trạng úng ngập cục bộ.
Đất của huyện Từ Liêm không thuộc đất phù sa sông Hồng chảy theo sông Nhuệ cung cấp cho đồng ruộng bị hạn chế.
Trong tầng đất canh tác của huyện, những nơi có độ cao đều có thành phần cơ giới thuộc loại đất cát, đất thịt nhẹ. Những vùng thấp thuộc loại đất thịt, thịt nặng hoặc pha sét không thật thuận lợi cho việc canh tác, sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật hiện nay cùng với việc tăng cường đầu tư theo chiều sâu, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý của các hộ nông dân thì những trở ngại về thành phần cơ giới đất có thể khắc phục được mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao.
So với vùng đất phía Bắc sông Hồng, nền đất của huyện Từ Liêm có độ bền vững kém hơn, đòi hỏi trong thi công xây dựng các công trình kiến trúc phải đầu tư gia cố nền móng phức tạo hơn và chi phí nhiều hơn. Ngoài ra, Từ Liêm còn có vùng đất ngoài đê sông Hồng, diện tích biến động theo mùa và theo năm tùy thuộc vào mực nước của sông Hồng. Về mùa lũ, hầu hết diện tích này đều bị ngập nước, hiện tại chưa có biện pháp khai thác, nhưng về lâu dài cũng cần được nghiên cứu khảo sát để lựa chọn hình thức khai thác vào những mục đích phù hợp để phát huy hết tiềm năng đất đai.
Theo thống kê đất đai năm 2007, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 7.532,72ha, chia ra theo mục đích sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp: 3.416,79ha, chiếm tỷ lệ 45,36% diện tích đất tự nhiên, trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 3,164,76 ha, chiếm tỷ lệ 92,62% diện tích đất nông nghiệp.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 193,35 ha, chiếm tỷ lệ 5,65% diện tích đất nông nghiệp.
+ Đất nông nghiệp khác là 58,68ha, chiếm tỷ lệ 1,72% diện tích đất nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp: 4.044,33ha, chiếm tỷ lệ 53,69% diện tích đất tự nhiên, trong đó:
+ Đất ở: 1.157 ha, chiếm tỷ lệ 28,6% diện tích đất phi nông nghiệp.
+ Đất chuyên dùng là 2.083,34 ha, tỷ l 51,51% diện tích đất phi nông nghiệp.
+ Đất tôn giáo tín ngưỡng là 30,8 ha, chiếm 0,76% đất phi nông nghiệp.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa là 88,42ha, chiếm tỷ lệ 2,18% đất phi nông nghiệp.
+ Đất mặt nước, sông suối là 668,58 ha, tỷ lệ 16,53% đất phi nông nghiệp.
+ Đất phi nông nghiệp khác là 16,16 ha, tỷ lệ 0,04% đất phi nông nghiệp.
- Đất chưa sử dụng hiện còn: 71,59 ha, chiếm tỷ lệ 0,95% diện tích đất tự nhiên.
Như vậy, đến nay huyện Từ Liêm đã sử dụng đến 99% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất tự nhiên chưa sử dụng còn lại rất tít, xấp xỉ 1%, không kể diện tích hồ đầm vì thực tế diện tích này đã được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản hoặc trong tương lai sẽ phải giữ lại vì mục đích môi trường. Nếu so sánh với số liệu điều tra thống kê năm 2000 thì sau 7 năm cơ cấu sử dụng đất của huyện đã thay đổi đáng kể: Diện tích đất nông nghiệp từ 4289,71 ha (56,95%) giảm xuống còn 3448,59 ha (45,78%); Diện tích đất chuyên dùng tăng từ 1497,06 ha (19,87%) lên 2062, 16 ha (27,38%); Đất ở tăng từ 980,18 ha (13%) lên 1149,79 ha (15,26%); trong khi đó đất chưa sử dụng giảm xuống từ 749,26ha (9,95%) còn 71,59 ha (0,59%). Trong cơ cấu đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm đã giảm từ 86,93% năm 2000 xuống còn 83,03% năm 2006, trong khi đất trồng cây lâu năm tăng từ 270ha năm 2000 lên 325,66ha năm 2007 (tỷ lệ tăng từ 6,27% lên 9,44%). Đối với đất chuyên dùng không chỉ tỷ lệ trên đất tự nhiên tăng lên mà trong cơ cấu đất chuyên dùng cũng có sự thay đổi theo xu thế: Đất giao thông tăng từ 26,54% lên 28,83%; Đất xây dựng tăng và đất ở cũng tăng lên đáng kể.
Hiện tại diện tích đất bình quân đầu người ở Từ Liêm là 273,21m2/người (năm 2000 là 425,06m2/ người), giảm 151,73m2/người (năm 2006) giảm so với 472,8m2/người (năm 2000) là 181,07m2/người.
Từ sự phân tích trên đây có thể thấy hiện nay quỹ đất chưa sử dụng của Từ Liêm hầu như không còn nữa. Trong thời gian tới, xu thế đô thị hóa sẽ ngày càng diễn ra nhanh chóng và hệ quả tất yếu là đất nông nghiệp sẽ nhanh chóng bị thu hẹp, nhường chỗ cho phát triển đô thị, các công trình công cộng, cho công nghiệp và thương mại dịch vụ v.v… Theo dự báo quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với thời gian qua, đòi hỏi phải có sự tính toán trước tất cả các vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội liên quan đến vấn đề sử dụng đất.
Đất đai là yếu tố quan trọng bậc nhất trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của Từ Liêm chiếm 45,36% diện tích đất tự nhiên, đây là con số không nhỏ, trong khi diện tích bình quân cho một nhân khẩu là 291,73m2/người thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất này phải được chú trọng. Tuy nhiên, thực tế là người nông dân phải canh tác, tổ chức sản xuất trên những mảnh đất xấu, đất đai manh mún, không thể tập trung vùng sản xuất cho nên đầu tư đồng bộ sẽ không hiệu quả, khoa học kỹ thuật ứng dụng có nhiều hạn chế. Với những khó khăn như vậy việc so sánh trực quan tương đối giữa diện tích đất nông nghiệp với diện tích sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp về mặt giá trị sản xuất sẽ là khập khiễng. Tuy nhiên, không vì vậy mà nông nghiệp tự hào, Từ Liêm cần có mô hình quản lý, tổ chức sản xuất và hướng phát triển nông nghiệp để sự phát triển của Từ Liêm hài hòa và bền vững.
2.1.2.2. Nguồn nhân lực.
Tính đến 31/12/2006, dân số của huyện Từ Liêm là 282.330 người, chiếm 8,5% dân số toàn thành phố. Với diện tích tự nhiên 75,32km2, mật độ dân số của huyện là 3.748 người/km2 là huyện có mật độ dân số cao nhất trong các huyện ngoại thành Hà Nội.
Biểu 2.1: Dân số các quận huyện của Hà Nội giai đoạn 2000 – 2006
TT
2000
2003
2004
2005
2006
2007
TP
Tổng số
2756,3
3007,5
3088,7
3182,7
3283,6
1
Đống Đa
341,9
360,0
366,4
372,2
377,7
2
Ba Đình
205,7
221,9
226,2
230,5
235,1
3
Hoàn Kiếm
171,8
176,7
177,9
178,7
179,4
4
Tây Hồ
93,8
102,8
105,5
108,1
111,1
5
Long Biên
---
---
178,4
186,4
195,1
6
Cầu Giấy
139,3
158,8
162,8
170,7
180,8
7
Hai Bà Trưng
362,2
392,5
306,4
312,3
317,5
8
Hoàng Mai
---
---
218,5
355,7
250,6
9
Thanh Xuân
160,6
185,5
190,8
195,5
203,5
10
Sóc Sơn
247,3
256,3
260,9
266,0
270,3
11
Đông Anh
262,1
275,6
280,7
288,0
297,0
12
Gia Lâm
345,0
375,3
206,5
212,0
217,3
13
Từ Liêm
198,5
234,9
248,7
261,8
282,3
14
Thanh Trì
228,2
267,2
159,0
164,8
172,6
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2006
Tỷ lệ tăng dân số của Từ Liêm trong những năm gần đây (2001-2006) là 5,0 - 5,3%, trong đó tăng tự nhiên là 1,06%. Xét cả giai đoạn từ năm 2001-2006, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số đã giảm từ 1,08%. Tỷ suất sinh trong những năm gần đây ổn định trong khoảng 14-15%. So với các huyện ngoại thành, Từ Liêm có tỷ lệ tăng tự nhiên dân số và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vào loại thấp nhất. Nhìn chung, biến động cơ học của Huyện trong những năm qua tương đương với các quận huyện trong thành phố, giao động trong khoảng 4,0-4,5% hàng năm. Tuy nhiên trong giai đoạn tới, dự báo xu thế đô thị hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn và chắc chắn biến động cơ học sẽ có xu thế tăng lên. Sau 5 năm, dân số huyện Từ Liêm đã tăng lên 36,15%, chủ yếu là do tăng cơ học. Điều đó cho thấy, huyện Từ Liêm đã, đang và sẽ là điểm đến đầy hấp dẫn đối với dân cư từ các vùng, nhất là từ khu vực nội thành chuyển ra, càng đặt ra những vấn đề cấp bách trong quản lý đô thị thời kỳ quy hoạch sắp tới.
Biểu 2. 2. Các chỉ tiêu dân số huyện Từ Liêm giai đoạn 2001 - 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Dân số TB
1000 người
202,5
217,2
234,9
248,7
261,8
275,7
Số trẻ sinh ra
Người
3068
3084
3556
3738
3665
3831
Số người chết
Người
840
825
846
901
880
894
Biến động đi
Người
3659
1833
2085
1968
1433
1734
Biến động đến
Người
10751
19683
14470
11619
12544
12631
Tỷ suất sinh
%
14,9
14,2
15,1
15,0
14,0
13,9
Tỷ lệ chết
%
4,1
3,8
3,60
3,6
3,4
3,2
Tỷ lệ tăng tự nhiên
%
1,08
1,04
1,15
1,14
1,06
1,07
Tỷ lệ BĐ cơ học
%
3,5
8,2
5,3
3,88
4,24
3,95
Tỷ lệ tăng dân số
%
4,58
9,24
6,45
5,02
5,30
5,02
Tỷ lệ sinh con thứ 3
%
5,6
5,41
5,34
5,4
5,24
4,99
Mật độ dân số
Ng/km2
2756
3017
3218
3384
3569
3752
Dân số thành thị
Người
12537
13553
15058
16335
16948
17507
Dân số nông thôn
Người
189911
203696
219803
232317
244895
258204
Tỷ lệ thành thị/DS
%
6,19
6,24
6,41
6,57
6,47
6,35
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Từ Liêm
Về cơ cấu giới tính: Dân số của huyện có tỷ lệ nữ tương đối thấp hơn tỷ lệ nam giới và tương đương cơ cấu của các huyện ngoại thành thành phố, nhưng có sự khác biệt so với các huyện nội thành. Tính chung trong toàn huyện tỷ lệ nữ chiếm tỷ lệ 48,49% và nam chiếm 51,51% theo số liệu năm 2005, trong khi tỷ lệ nữ ở các huyện nội thành thường chiếm tỷ lệ trên 50%.
Về cơ cấu tuổi: Cơ cấu tuổi của huyện Từ Liêm qua 5 năm (2001-2006) đã có sự thay đổi theo xu thế hợp lý, tuy nhiên ở mức độ chậm. Tỷ lệ dân số trẻ (dưới 15 tuổi) giảm từ 23,48% (2001) lên 22,60% (năm 2006) và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cũng có sự dịch chuyển nhẹ từ 65,0% lên 65,93%. Điều này chứng tỏ dân số huyện Từ Liêm đang có xu hướng già đi và đây là vấn đề hợp quy luật phổ biến trong thời kỳ hiện đại hóa đất nước.
Theo số liệu “Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và Thủy sản năm 2006”, toàn huyện có 51.211 hộ, trong đó: Số hộ nông nghiệp chiếm, 14,36%; hộ thủy sản 0,12%; hộ công nghiệp 15,32%; hộ xây dựng 7,63%; hộ thương nghiệp 25,1%; hộ vận tải 4,5%; hộ dịch vụ khác 26,68% và hộ khác 6,37%. Từ Liêm không có hộ làm lâm nghiệp. Số hộ có số nhân khẩu từ 3-5 người chiếm tỷ lệ chủ yếu (72,63%), số hộ có số nhân khẩu 2 người và 6-9 người có tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau (trên 10%).
Về lao động: Lực lượng lao động ở Từ Liêm vào thời điểm điều tra là 49,38%, trong đó số người tuổi từ 15 trở lên đang làm việc chiếm 46,74%, số người chưa có việc làm là 6556 người, chiếm tỷ lệ khoảng 5,35% lao động trong độ tuổi. Về chất lượng lao động, (hiện chưa có số liệu mới) theo số liệu điều tra suy rộng , so sánh hai thời kỳ cho thấy, chất lượng lao động của huyện Từ Liêm đã được cải thiện một bước đáng kể. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - đô thị hóa và chuyển đổi cơ cấu thì Từ Liêm vẫn còn phải tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo hơn nữa trong thời kỳ mới.
Về cơ cấu ngành, nghề hiện tại lao động nông nghiệp của Từ Liêm còn chiếm tỷ lệ khoảng 20% lực lượng lao động. Có thể thấy đây là tỷ lệ khá cao đối với một huyện ngoại thành của Thủ đô trong khi mật độ dân số của Từ Liêm còn cao hơn quận Long Biên - là một quận nội thành. Đặc biệt với xu thế đô thị hóa nhanh chóng sắp tới, nếu không có sự chuyển đổi nhanh chóng, Từ Liêm sẽ gặp phải những trở ngại rất lớn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông nghiệp bị mất đất.
2.1.2.3.Hệ thống cơ sở hạ tầng.
Hệ thống giao thông đường bộ
Hệ thống giao thông đối ngoại do TƯ và thành phố quản lý là cửa ngõ phía Tây và Tây Bắc của thủ đô Hà Nội,huyện Từ Liêm tập trung nhiều đầu mối giao thông đường bộ quan trọng có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế của thủ đô.
Tổng chiều dài hệ thống trục đường chính trên địa bàn huyện là 127 km đường ô tô có thể đi vào được .Mật độ đường là 0,876(<1).Mật độ đ._.trợ huy động đất đai xây dựng cơ sở hạ tầng
Để xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái cần phải chuyển một số diện tích sản xuất nông nghiệp sang các mục đích đó. Vì vậy, sẽ có một số hộ bị mất đất sản xuất nông nghiệp. Nếu không giải quyết các vấn đề nảy sinh, việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ khó khăn. Việc xây dựng các khu công nghiệp lớn đã lấy đi khá nhiều diện tích đất canh tác của nông dân. Tuy nhiên, các dự án lớn có nguồn kinh phí khá dồi dào nên việc giải quyết đền bù thuận lợi hơn các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là xây dựng các công trình nội bộ xã, thôn, xóm. Đối với các dự án này, với các hộ nông dân bị mất nhiều đất, ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống thì chính sách bồi thường thiệt hại về đất phải gắn liền với chính sách giải quyết việc làm cho người lao động. Muốn giải quyết việc làm cho người lao động bị mất đất phải hỗ trợ đào tạo nghề và được ưu tiên tuyển dụng trong các chương trình việc làm của Thành phố hay đi xuất khẩu lao động v.v.. hoặc được ưu đãi vay vốn để phát triển thêm ngành nghề hoặc tạo lập nghề mới. Nhà nước (Thành phố, huyện) cần có sự hỗ trợ về các mặt để địa phương xử lý tốt các vấn đề này.
- Chính sách đấu giá quyền sử dụng đất lấy vốn xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển dịch:
Từ Liêm có thế mạnh trong việc triển khai chính sách đấu giá quyền sử dụng đất vì giá trị thực của đất lớn, xây dựng cơ sở hạ tầng đỡ tốn kém vì không gian hẹp, tính tập trung cao. Lượng vốn huy động từ nguồn này sẽ khá lớn để tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu. Trong thời gian qua Từ Liêm đã thực hiện chính sách này để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng của các liên doanh đóng tại địa bàn. Đây là việc làm khá thành công cần được tổng kết và xây dựng thành cơ chế thực hiện để tạo nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng cho huyện. Cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm đổi đất lấy cơ sở hạ tầng của một số địa phương trên phạm vi cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu trong quá trình tổng kết mô hình và xây dựng cơ chế áp dụng cho huyện trong giai đoạn tới.
- Các chính sách đất đai khác
Từng bước triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở những nơi đã quy hoạch rõ, sớm có những biện pháp xử lý ở những vùng đất tranh chấp. Vận dụng linh hoạt các sách đất đai thích hợp, tạo điều kiện giải phóng nhanh mặt bằng cho các công trình xây dựng, đặc biệt là các khu nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn. Kiên quyết xử lý các tình trạng lấn chiếm đất đai, xác định rõ các ranh giới quy hoạch. Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất để xây dựng phương án điều chỉnh vùng sản xuất tập trung, trước hết là phương án quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung xa thành phố.
(2) Chính sách tài chính, tín dụng:
- Chính sách thuế: Thực hiện ưu đãi thuế bằng cách miễn giảm thuế cho các đơn vị sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo chế độ hiện hành (miền giảm thuế ví dụ cho các trang trại thực hiện mô hình chuyển đổi Lúa - Cá - Cây ăn quả trong 5 năm đầu, miễn giảm thuế (và cho vay ưu đãi) đối với các cơ sở chế biến, tiểu thủ công nghiệp hoặc các lĩnh vực kém hấp dẫn, lâu thu hồi vốn nhưng rất cần cho kinh tế của các huyện. Đầu tư tập trung và tăng đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp đối với khuyến nông và công nghiệp chế biến, xuất khẩu nông lâm sản.
- Chính sách tín dụng: Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn nhiều hơn, đơn giản hoá các thủ tục thế chấp, bảo lãnh, tăng lượng vốn vay trung hạn và dài hạn đối với các cây trồng vật nuôi dài ngày có thời hạn thu hồi vốn lâu, cho vay ưu đãi để phát triển các phương án sản xuất kết hợp mang tính sinh thái môi trường cao, và da dạng hoá các hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân.
(3) Chính sách phát triển thị trường:
- Hỗ trợ phát triển thông tin thị trường: Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền về công tác tư vấn cho người sản xuất về thông tin thị trường bằng việc phát triển mạng lưới công nghệ thông tin xuống các xã để cập nhật thông tin trong nước và quốc tế tới người sản xuất. Đề nghị Thành phố, huyện, xã hỗ trợ kinh phí cho các hộ nông dân tham gia các hoạt động triển lãm và quảng bá sản phẩm trên thị trường. Đào tạo kiến thức về thị trường cho nông dân, ưu tiên các vùng hàng hoá tập trung.
- Xúc tiến các hình thức tiêu thụ sản phẩm: Thu hút các thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ sản phẩm bằng cách tạo hành lang pháp chế thuận lợi trong tiêu thụ, thực hiện bình đẳng nhận thức, ứng xử với mọi thành phần kinh tế, khuyến khích mọi hình thức tiêu thụ để khai thông kênh phân phối nhất là đối với các sản phẩm cao cấp, an toàn.
- Tăng cường biện pháp quản lýý thị trường: Thực hiện tốt quản lýý thị trường đối với cả thị trường đầu vào và đầu ra đặc biệt đối với cây con giống, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, thuốc thú y v.v..Có những biện pháp xử lýý nghiêm túc đối với hành vi vi phạm quy định thị trường về an toàn thực phẩm.
- Ban hành chính sách bảo hiểm sản xuất và tiêu thụ: Nghiên cứu ban hành chính sách về bảo hiểm sản xuất và bảo hộ bản quyền sản xuất. Xử lý ýnghiêm khắc những trường hợp vi phạm bản quyền sản xuất như hàng nhái, hàng giả… Xây dựng mã vạch, thương hiệu cho các sản phẩm an toàn (rau sạch,hoa,quả đặc sản của vùng). Lập quỹ bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu.
3.2.7. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
Phát triển nông nghiệp Từ Liêm theo hướng nông nghiệp sinh thái và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đặt ra những yêu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực về trình độ. Mặc dù, nguồn nhân lực của Từ Liêm có chất lượng cao hơn các địa phương khác, nhưng vấn đề đào tạo, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn cấp thiết. Những vấn đề cơ bản cần chú ýtrọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp Từ Liêm theo hướng sinh thái là:
+ Đối tượng đào tạo: Bao gồm những người sản xuất nông nghiệp, chủ trang trại, những người quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lýý cấp xã, các cán bộ kỹ thuật tham gia các tổ chức khuyến nông làm nòng cốt cho truyền tải những kiến thức mới đến người nông dân. Đối tượng đào tạo nên bao gồm cả học sinh ở bậc giáo dục phổ thông để chuẩn bị kiến thức cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp sau này nếu như không thoát ly khỏi địa phương. Ngoài ra, đào tạo nghề phi nông nghiệp (chế biến, tiểu thủ công nghiệp) cho cả những thanh niên đến tuổi lao động không có điều kiện tiếp tục học hành, ở lại địa phương tham gia lao động.
+ Nội dung đào tạo: Trước hết là đào tạo nhận thức cho người lao động đối với các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững, mà cụ thể là nhận thức về tầm quan trọng cấp bách của việc phát triển một nền nông nghiệp theo hướng sinh thái, đô thị ở Từ Liêm, những tác hại về ô nhiễm môi trường và những tác nhân gây ô nhiễm. Tiếp theo là đào tạo các kiến thức có liên quan để nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong phát triển sản xuất. Các kiến thức này bao gồm kiến thức về hệ sinh thái cân bằng, mối quan hệ giữa các ngành trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những kiến thức về kỹ thuật sản xuất, những thành tựu của công nghệ mới có thể phát huy vào sản xuất như công nghệ về giống; công nghệ canh tác trong nhà lưới, công nghệ canh tác có che phủ chống cỏ dại và giữ ẩm v.v.., những kiến thức về kinh tế thị trường, nghiệp vụ kế toán và phân tích kinh doanh v.v.. Các nội dung đào tạo hướng tới việc khai thác các nguồn lực có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra các sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Hình thức đào tạo: Kết hợp giữa đào tạo tập trung ngắn hạn từ 3-5 ngày với đào tạo ngay tại cơ sở sản xuất thông qua tập huấn đầu bờ, xây dựng các mô hình trình diễn, phát huy các hình thức truyền tải kiến thức khoa học và công nghệ của tổ chức khuyến nông và các tổ chức quần chúng. Coi trọng hình thức đào tạo qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, truyền hình, tờ rơi...) với các nội dung phù hợp, hoặc tổ chức các hội thi, tổ chức tham quan học hỏi giữa các cơ quan, đơn vị, hoặc sinh hoạt câu lạc bộ khoa học công nghệ. Tranh thủ mời các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước đến giảng dạy, tập huấn. Đối với đào tạo nghề, tăng cường đào tạo nghề tại cơ sở và truyền nghề tại gia đình, vừa học vừa làm để phát triển đa dạng các ngành nghề ở địa phương, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư trong quá trình đô thị hoá.
+ Nguồn vốn cho đào tạo: Đây là vấn đề nan giải, vì lượng người cần đào tạo lớn, khối lượng các nội dung cần đào tạo nhiều, trong khi đó nguồn lực trong dân còn hạn hẹp. Để giải quyết vấn đề này, cần giành lượng vốn ngân sách hợp lý cho đào tạo nông dân. Có các biện pháp thu hút nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ. Đặc biệt, cần lựa chọn những đối tượng trẻ, có kiến thức văn hoá, có tâm huyết với nghề nông đào tạo cơ bản làm nồng cốt cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Từ những cá nhân đó, xây dựng thành các mô hình trình diễn để nhân dân trong vùng cùng học tập. Số người được học sẽ tăng, vấn đề vốn cho đào tạo sẽ từng bước được tháo gỡ.
+ Chính sách khuyến khích hỗ trợ đào tạo và việc làm: Khuyến khích người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ bằng cách tạo điều kiện xắp sếp vị trí, việc làm phù hợp sau khi đào tạo, bằng chế độ tiền lương, tiền thưởng đãi ngộ hợp lýý, cung cấp các thông tin về việc làm và thị trường lao động ở địa phương, phối hợp với thành phố để mở rộng mạng lưới thông tin tư vấn về việc làm, tìm kiếm phát triển thị trường lao động ra bên ngoài, kể cả xuất khẩu lao động.
KẾT LUẬN
Phát triển nông nghiệp huyện Từ Liêm theo hướng nông nghiệp sinh thái là con đường tất yếu của sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá ở huyện Từ Liêm.. Trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, nông nghiệp huyện Từ Liêm đã có sự phát triển kinh tế đáng khích lệ. Cơ cấu ngành đã chuyển dịch đúng hướng, tạo được những nét đột phá cho phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái đô thị. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm đi, tỷ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản tăng lên. Một số vùng sản xuất tập trung các sản phẩm mũi nhọn và mô hình nông nghiệp du lịch sinh thái đã được hình thành, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp các nông sản hàng hoá cao cấp, an toàn và yêu cầu cảnh quan, sinh thái. Khoa học công nghệ đã bắt đầu được biết đến với vai trò then chốt cho chuyển dịch cơ cấu qua việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, so với các điều kiện và yêu cầu phát triển cụ thể trong giai đoạn hiện nay ở huyện Từ Liêm, phát triển kinh tế nông nghiệp thời gian qua còn chậm và chưa rõ nét sinh thái, chưa đạt yêu cầu về tốc độ và chất lượng phát triển, khoa học -công nghệ chưa đủ sức tạo nên sự thay đổi cơ bản mặt chất lượng và cơ cấu các yếu tố, đáp ứng thực sự đòi hỏi của một nền nông nghiệp đô thị sạch, an toàn và bền vững.
Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm trong hai giai đoạn 2000-2007, đã rút ra các đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Từ Liêm theo hướng nông nghiệp sinh thái. Từ các đánh giá chung đó, có 8 vấn đề cần được giải quyết nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp huyện Từ Liêm theo hướng sinh thái trong giai đoạn tới là: (1) Tác động của đô thị hoá; (2) Công tác quy hoạch và xây dựng chính sách; (3) Thị trường tiêu thụ nông sản phẩm; (4) Sự phát triển của cơ sở hạ tầng; (5) Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ; (6) Vốn đầu tư cho phát triển; (7) Mức độ tập trung đất đai, nguồn lực; và (8) Vấn đề tổ chức chỉ đạo và phối hợp thực thi chính sách.
Trên cơ sở chủ chương chính sách chỉ đạo của Nhà nước, các dự báo xu thế phát triển kinh tế huyện Từ Liêm, dựa vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên- kinh tế-xã hội của huyện Từ Liêm, các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng và các nghiên cứu về thực trạng chuyển dịch, đề án cũng đã đưa ra một cách cụ thể xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Từ Liêm đến năm 2010 theo ngành và theo vùng sinh thái chuyên môn hoá .
Để mô hình phát triển đã được đề ra trở thành hiện thực, nông nghiệp huyện Từ Liêm trong giai đoạn tới nhất thiết phải thực hiện tốt 7 nhóm giải pháp cơ bản, đó là các giai pháp về: (1) Quy hoạch sản xuất; (2) Phát triển và mở rộng thị trường; (3) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; (4) Tăng cường các hoạt động khoa học- công nghệ và khuyến nông; (5) Hoàn thiện cơ chế đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu; (6) Đổi mới và hoàn thiện các chính sách; và (7) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu. Các nhóm giải pháp trên đây phải được thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, trong đó coi quy hoạch là giải pháp hoa tiêu, thị trường là huyết mạch, cơ sở hạ tầng và khoa học-công nghệ là nền tảng và then chốt, các giải pháp khác là những đòn bẩy quan trọng của quá phát triển nông nghiệp huyện Từ Liêm theo hướng nông nghiệp sinh thái,đô thị trong xu thế đô thị hoá.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế nông nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn CNH,NĐH ở Việt Nam. NXB nông nghiệp, Hà Nội 1999.
3. Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm. Nửa đầu thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 1945-1995.
4. Lương Xuân Quỳ và Nguyễn Thế Nhã: Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn. NXB nông nghiệp, Hà Nội 1999.
5. Nguyễn Thế Nhã. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 1/2001.
6. Đào Thế Tuấn (2003), Nông nghiệp sinh thái hay nông nghiệp bền vững. Tạp chí phát triển nông thôn, năm thứ 4, số 2, Viện Khoa học. Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.
7. Đào Thế Tuấn (2003): Nghiên cứu khái niệm, nội dung nông nghiệp đô thị, Báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.
8. Đào Thế Tuấn (2003): Kinh nghiệm nước ngoài về phát triển nông nghiệp đô thị, báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học, sở công nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.
9. Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006-2010. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội.
10. Nguyễn Trung Quế (2003) Nghiên cứu khái niệm về nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn, báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội.
11. Phạm Văn Khôi (2004), Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái NXB nông nghiệp.
12. Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại ở Việt Nam. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
13. Đề tài: Nghiên cứu phân tích động thái của cơ cấu kinh tế thủ đô giai đoạn 1991-1998 và kiến nghị về phương hướng và các giải hpáp chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô giai đoạn 2000-2005, năm 1999.
14. Báo cáo: phát triển kinh tế ngoại thành thủ đô theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa giai đoạn 2000-2005, tháng 4-2000.
15. Đặng Thanh Sơn: "Nền công nghiệp hiện đại", Báo nông nghiệp Việt Nam, 3-1997.
16. Nguyễn Điền: Nông nghiệp các nước đang phát triển Châu á, Tạp chí nghiên cứu kinh tế thế giới, số 1/1990.
17. Nguyễn Điền: sản xuất lương thực trên thế giới thế kỷ XX, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 4-1991.
18. Nguyễn Điền: Công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn các nước Châu á và Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia 1997.
19. Về chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp nước ta hiện nay. NXB nông nghiệp, Hà Nội 1997.
20. Lê Đình Thắng: Phát triển sản xuất một số nông sản ở Miền Bắc, Việt Nam. NXB nông nghiệp Hà Nội 1994.
21. "Nghèo" NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004.
22. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Từ Liêm thời kỳ 2001-2010.
23. Niên giám thống kê huyện Từ Liêm: 2001-2006.
24. Các báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Từ Liêm 1997-2006.
25. Tóm tắt báo cáo hội thảo quy hoạch phát triển cây ăn quả Hà Nội tới năm 2010.
26. Quy hoạch tổng thể huyện Từ Liêm, thời kỳ 2001-2010.
27. Dự thảo báo cáo thuyết minh quy hoạch tổng thể huyện Từ Liêm 2010-2020.
28. Tạp chí:
- Quản lý Nhà nước số 5-2001
- Kinh tế dự báo số 6-2002.
- Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 1-2001, số 3-2002, số 15-2002
- Tạp chí kinh tế phát triển số 8-1998, số 95-1998.
- Tạp chí nghiên cứu lý luận số 6-1998.
Phụ lục
Phụ biểu 1: Đơn vị hành chính huyện Từ liêm
TT
Tên xã, thị trấn
Diện tích
Dân số (người)
Mật độ (người/km2 )
Toàn Huyện
7.532,10
189.808
2.520
A
Vùng I
2.015,95
75.350
3.737
1
Thị trấn Cầu Diễn
212,55
11.453
5.388
2
Xã Đông Ngạc
361,10
17.858
4.945
3
Xã Cổ Nhuế
615,53
17.081
2.776
4
Xã Xuân Đỉnh
555,58
18.747
3.375
5
Xã Trung Văn
272,58
10.211
3.746
B
Vùng II
2.710,36
55.364
2.043
6
Xã Thượng Cát
388,56
6.107
1.572
7
Xã Liêm Mạc
629,29
6.644
1.056
8
Xã Thụy Phương
285,00
1.781
2.520
9
Xã Tây Tựu
528,73
13.547
2.562
10
Xã Minh Khai
483,23
10.309
2.133
11
Xã Phú Diễn
395,55
11.575
2.936
C
Vùng III
2.804,76
59.086
2.107
12
Xã Xuân Phương
545,64
10.884
1.995
13
Xã Mỹ Đình
456,67
9.300
2.036
14
Xã Tây Mỗ
599,08
10.972
1.831
15
Xã Đại Mỗ
700,31
14.895
2.139
16
Xã Mễ Trì
497,06
13.035
2.622
Nguồn: phòng kế hoạch-kinh tế và phát triển nông thôn huyện Từ Liêm
Phụ biểu 2: Cơ cấu diện tích cây trồng chính
Loại cây trồng
2001
2002
2003
DT(ha)
TL %
DT(ha)
TL %
DT(ha)
TL %
Tổng DTGT
7.550
100,000
6.774
100,000
6.662,5
100,000
1. Cây lương thực
5.489
72,70
4.996
73,75
4.616
69,30
- Lúa
5.424
71,84
4.974
43,43
4.594
68,85
- Ngô
20
0,26
22
0,32
22
0,03
- Khoai lang
36
0,48
3
0,04
4
0,006
- Khoai sọ
3
0,04
5
0,07
7
0,01
2. Rau đậu các loại
1.046
13,85
874
12,90
983,5
14,76
2.1. Rau các loại
1.041
13,79
868
12,81
981,5
14,73
- Rau muống
296,5
3,39
279
4,12
368,5
0,06
- Cải bắp
5
0,07
4
0,06
0
- Cải các loại
288
3,81
216
3,29
144
0,22
- Đậu rau các loại
6
0,08
6
0,009
- Su hào
3
0,04
6
0,09
0
- Khoai tây
15
0,2
0
- Rau khác
222
2,94
202
2,98
162
0,24
- Cà chua
12,5
0,16
3,5
0,05
5,5
0,008
- Bầu, bí, mướp
19
0,25
8,5
0,13
1,5
0,002
- Hành tỏi
174
0,23
146
2,15
219
0,33
2.2. Đậu xanh, đen
5
0,07
6
0,09
2
0,03
3. Cây công nghiệp Hn
72
0,95
81
1,19
73
0,11
- Đỗ tương
61
0,81
68
0,97
58
0,09
- Mía
11
0,14
15
0,22
15
0,02
4. Cây Hn khác
739
9,79
809
11,94
979
14,69
- Hoa, cây cảnh
735
9,74
808
11,93
978
14,68
- Cây thức ăn gia súc
4
0,05
1
0,01
1
0,01
Nguồn: Phòng thống kê – huyện Từ Liêm
Phụ biểu 3: năng suất cây trồng vụ đông xuân
Loại cây trồng
2001
2002
2003
NS (ta/ha)
SL (tấn)
NS (ta/ha)
SL (tấn)
NS (ta/ha)
SL (tấn)
I. Cây lương thực
- Lúa
47,8
12.958,5
44,14
11.608,8
47
11.073
- Ngô
28
72,80
8,3
18,26
8,3
18,2
- Khoai lang
52
187,20
70
21
88
30
- Khoai sọ
116
34,80
136,2
68,1
136
95,2
II. Rau đậu các loại
226
13.056,8
1. Rau các loại
1992
109,16
212,59
10.438,2
243,73
4.886,9
- Rau muống
250,8
4.352,1
244
3.639,7
229
- Cải bắp
220,6
110,3
222
88,8
2.061
- Cải các loại
210
2.310
220
266,152
350
- Đậu rau các loại
139,7
83,8
139,9
125,6
140
- Su hào
139,8
153,8
140
21
- Khoai tây
140
42
141
84,4
- Rau khác
60
90
- Cà chua
136,04
1.749
158,3
1.995
164
1.591
- Bầu, bí, mướp
225
135
232
23,1
232
4.099
- Hành tỏi
225
1.850
244,76
1.799
253
4.099
2. Đậu xanh, đen
8
4
8
4,8
8
1,6
3. Cây công nghiệp Hà Nội
- Đỗ tương
10
61,41
11,1
72,5
10
58
Nguồn: Phòng thống kê – huyện Từ Liêm
Phụ biểu 4: năng suất cây trồng vụ mùa
Loại cây trồng
2001
2002
2003
NS (ta/ha)
SL (tấn)
NS (ta/ha)
SL (tấn)
NS (ta/ha)
SL (tấn)
I. Cây lương thực
- Lúa
39,17
10.265
33,09
7.758
33,26
7.444,5
II. Rau đậu các loại
1. Rau các loại
197
9.729
208
7.984
255,77
9.121,2
- Rau muống
332
4.078
322
4.189
307,26
5.715
- Cải bắp
151
2.692
150
1.425
150
810
- Cải các loại
249
199
188,6
175
245
36,8
- Đậu rau các loại
190
1710
215
1367
180
1026
- Rau khác
214
140
215
53,8
810
52,5
- Cà chua
2. Đậu xanh, đen
3. Cây công nghiệp
- Mía
250
275
250
375
250
375
Nguồn: Phòng thống kê – huyện Từ Liêm
Biểu 5. cơ cấu các ngành kinh tế huyện Từ Liêm
Ngành
Năm 2006
Kế hoạch năm 2007
Thực hiện năm 2007
Kế hoạch năm 2008
GTSX(trđ)
Cơ cấu (%)
GTSX(trđ)
Cơ cấu (%)
GTSX(trđ)
Cơ cấu (%)
GTSX(trđ)
Cơ cấu (%)
Tổng số
2.868.824
100,0
3.341.448
100
3.415.650
100
4.036.870
100
CNo-XD
1.944.679
67,8
2.316.000
69,3
2.357.800
69,0
2.846.000
70,5
TM-DV
645.579
22,5
759.000
22,7
771.300
22,6
914.370
22,7
NNo
278.566
9,7
266.448
8,0
286.550
8,4
276.500
6,8
Biểu 6. cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Từ Liêm
Ngành
Năm 2006
Kế hoạch năm 2007
Thực hiện năm 2007
Kế hoạch năm 2008
GTSX (trđ)
Cơ cấu (%)
GTSX (trđ)
Cơ cấu (%)
GTSX (trđ)
Cơ cấu (%)
GTSX (trđ)
Cơ cấu (%)
Tổng số
278.566
100,0
266.448
100,0
286.550
100
276.500
100
Trồng trọt
241.350
86,64
236.800
88,87
258.200
90,11
256.260
92,68
Chăn nuôi
26.889
9,65
20.300
7,62
18.800
6,56
11.300
4,09
Thủy sản
8.004
2,87
7.500
2,81
7.700
2,69
7.200
2,60
Lâm nghiệp
58
0,02
48
0,02
50
0,01
40
0,01
DV nông nghiệp
2.265
0,81
1.800
0,68
1.800
0,63
1.700
0,61
Biểu7. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2001 – 2005 và phương hướng kế hoạch
tới năm 2010 của huyện từ liêm
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH 2000
TH 2001
TH 2002
TH 2003
TH 2004
TH 2005
KH 2010
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
Diện tích đất tự nhiên
ha
7.531,4
7.531,4
7.531,4
7.531,4
7.531,4
7.531,4
7.531,4
T.đó: Diện tích đất nông nghiệp
ha
4.289,7
4.177,7
4.009,0
3.815,0
3.562,4
3.262
1.600
B
Dân số
1
Dân số trung bình
Người
195.623
202.448
210.392
234.858
248.649
262.339
365.000
2
Tỷ lệ tăng dân số
%
2,35
4,58
3,04
6,42
4,65
5,51
6,04
3
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
%
1,11
1,08
1,08
1,15
1,19
1,05
1
* Tỷ suất sinh
%
1,51
1,49
1,47
1,51
1.503
1,4
1,35
Trong đó: Tỷ lệ sinh con thứ 3 so với tổng số sinh
%
5,6
5,34
5,1
5,3
5,4
4,5
4,0
Mức giảm tỷ suất sinh
%
0,05
0,02
0,02
+0,04
0,007
0,103
0,02
* Tỷ lệ chết
%
0,4
0,41
0,39
0,36
0,32
0,35
0,35
4
Tỷ lệ tăng cơ học
%
1,24
3,50
1,96
5,27
3,46
4,46
5,04
Số người tăng cơ học (đến - đi)
Người
2,425
7.092
4.134
12.385
8.600
11.700
18.400
Số người chuyển đến
Người
3,363
10.751
5.967
14.470
11.619
14.200
20.400
Số người chuyển đi
Người
938
3.659
1.833
2.085
3.019
2.500
2.000
5
Số cơ sở dịch vụ dân số KHHGĐ
16
16
17
17
17
17
17
C
Lao động
1
Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
Người
105.636
109.322
113.612
127.000
132.000
158.733
221.000
2
Tạo việc làm cho người lao động năm
Người
3.500
3.820
4.115
5.800
6.360
6.500
7.000
D
Các chỉ tiêu kinh tế
1
Tổng GTSX theo giá cố định năm 1994
Tr.đồng
542.558
608.683
692.225
917.982
1.060.943
1.208.841
2.291.600
Trong đó:
- Công nghiệp – Xây dựng
Tr.đồng
182.442
221.630
257.729
436.386
523.069
606.171
1.218.800
Trong đó: + Công nghiệp
Tr.đồng
153.294
174.182
210.418
280.541
336.581
397.266
816.500
+ Xây dựng
Tr.đồng
29.148
47.448
47.311
155.845
186.488
208.905
402.300
- Thương mại dịch vụ, vận tải
Tr.đồng
182.904
214.372
253.840
298.673
354.115
421.620
924.300
Trong đó: + Thương mại dịch vụ
Tr.đồng
142.554
167.672
195.351
232.467
277.798
331.968
727.800
+ Vận tải
Tr.đồng
40.350
46.700
58.489
66.206
76.317
89.652
196.500
- Nông lâm thuỷ sản
Tr.đồng
177.212
172.681
180.656
182.923
183.759
181.050
148.500
2
Tổng GTSX theo giá hiện hành
Tr.đồng
733.659
859.566
969.891
1.237.501
1.479.537
1.665.809
3.232.600
Trong đó:
Tr.đồng
- Công nghiệp – xây dựng
Tr.đồng
308.703
403.201
454.977
675.428
803.059
933.767
2.041.000
Trong đó: + Công nghiệp
Tr.đồng
278.372
353.776
403.552
516.402
604.668
701.650
1.428.500
+ Xây dựng
Tr.đồng
30.331
49.425
51.425
159.026
198.391
232.117
449.500
- Thương mại dịch vụ – vận tải
Tr.đồng
183.490
219.770
268.894
304.114
386.324
449.922
1.008.100
Trong đó: + Thương mại dịch vụ
Tr.đồng
142.697
171.528
206.486
236.186
302.466
353.546
790.600
+ Vận tải
Tr.đồng
40.794
48.241
62.408
67.927
83.857
96.376
217.500
- Nông lâm thủy sản
Tr.đồng
241.466
236.595
246.020
257.959
290.154
282.120
183.500
3
Cơ cấu kinh tế các ngành (theo giá hiện hành)
%
100
100
100
100
100
100
100
- Công nghiệp – xây dựng
%
42,1
46,9
46,9
54,6
54,3
56,1
63,1
- Thương mại dịch vụ – vận tải
%
25,0
25,6
27,7
24,6
26,1
27,0
31,2
- Nông lâm thủy sản
%
32,9
27,5
25,4
20,8
19,6
16,9
5,7
4
GTSX ngành nông lâm nghiệp thủy sản theo giá cố định 1994
Tr.đồng
177.212
172.681
224.671
182.923
183.794
181.050
143.560
Trong đó:
Tr.đồng
+ Trồng trọt
Tr.đồng
123.071
120.311
171.365
134.942
149.535
145.770
130.040
+ Chăn nuôi
Tr.đồng
45.976
43.477
44.015
38.013
26.623
27.600
7.220
+ Lâm nghiệp
Tr.đồng
228
230
-210
225
180
180
+ Thủy sản
Tr.đồng
7.937
8.663
9.081
9.743
7.456
7.500
6.300
5
GTSX ngành nông lâm nghiệp thủy sản theo giá hiện hành
Tr.đồng
241.466
236.595
246.020
257.959
286.338
282.120
183.500
Trong đó:
+ Trồng trọt
Tr.đồng
172.618
165.798
173.127
182.117
217.576
212.250
153.600
+ Chăn nuôi
Tr.đồng
59.412
59.197
61.191
61.771
56.402
57.510
17.900
+ Lâm nghiệp
Tr.đồng
385
404
370
397
350
350
+ Thủy sản
Tr.đồng
9.051
11.196
11.332
13.674
12.010
12.010
12.000
6
GTSX NN/1ha đất NN (Tính theo hướng dẫn mới của Cục thống kê HN)
Tr.đồng
57
58,8
64,1
67,7
72,2
78
115
7
Tổng diện tích đất gieo trồng
ha
8.369
7.235
7.150,5
6.557
5.796
5.008
2.450
Diện tích gieo trồng một số cây chủ yếu
ha
- Lúa
ha
5.419
4.973
4.594
3.889,5
3.324
2.429
240
- Rau
ha
1.041
874
981,5
1.030
944
920
785
- Hoa
ha
940
808
978
1.048,5
1.057
1.100
1.050
- Cây ăn quả
ha
456
483
511
547
517
515
390
- Trong đó: + Cây trồng tập trung
ha
320
320
250
+ Cây trồng phân tán
ha
197
195
140
8
Chăn nuôi: + Thủy sản
- Diện tích nuôi trồng thủy sản
ha
236
236
236
236
231
230
150
- Đàn lợn trên 2 tháng tuổi
Con
38.518
27.269
26.155
23.804
21.198
21.000
10.000
- Đàn bò
Con
971
683
694
714
745
701
200
- Tổng đàn gia cầm
1000con
239
156.8
164
134
67
90
35
Nguồn:phòng kế hoạch-kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Từ Liêm
Biểu 8: Một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm
Số TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH năm 2006
TH năm 2007
KH năm 2008
So sánh (%)
3/1
4/3
A
B
1
2
3
4
5
I
Sản xuất nông nghiệp
1
Gtsx nông lâm thuỷ sản
- Theo giá cố định năm 1994
Tr.đồng
238.814
241.200
238.800
1,0
-1,0
Trong đó: + Trồng trọt
Tr.đồng
219.482
224.270
225.870
2,2
0,7
+ Chăn nuôi
Tr.đồng
13.664
11.600
8.100
-15,1
-30,2
+ Thủy sản
Tr.đồng
5.318
5.000
4.500
-6,0
-10,0
+ Lâm nghiệp
Tr.đồng
30
30
30
0,0
0,0
+DV nông nghiệp
Tr.đồng
320
300
300
-6,3
0,0
- Theo giá hiện hành
Tr.đồng
278.566
286.550
276.500
2,9
-3,5
Trong đó: +Trồng trọt
Tr.đồng
241.350
258.200
256.260
7,0
-0,8
+Chăn nuôi
Tr.đồng
26.889
18.800
11.300
-30,1
-39,9
+Thủy sản
Tr.đồng
8.004
7.700
7.200
-3,8
-6,5
+Lâm nghiệp
Tr.đồng
58
50
40
-13,8
-20,0
+DV nông nghiệp
Tr.đồng
2.265
1.800
1.700
-20,5
-5,6
2
Dtích một số cây trồng chủ yếu
*Tổng dtích gieo trồng cả năm
ha
4.403
4.063
3.900
-7,7
-4,0
T/đó: Dtích cây trồng vụ đông
ha
a
Dtích gieo trồng cây lương thực
ha
2.401
2.157
2.015
-10,2
-6,6
Trong đó: Diện tích lúa
ha
2.385
2.142
2.000
-10,2
-6,6
b
Diện tích gieo trồng cây thực phẩm
ha
874
801
780
-8,4
-2,6
+ Diện tích ra an toàn
ha
c
Diện tích CNo ngắn ngày
ha
28
5
5
-82,1
0,0
d
Diện tích gieo trồng hoa
ha
1.100
1.100
1.100
0,0
0,0
3
Diện tích cây ăn quả
ha
517
515
510
-0,4
-1,0
Trong đó:+Cây trồng tập trung
ha
320
320
320
0,0
0,0
+ Cây trồng phân tán
ha
197
195
190
-1,0
-2,6
4
N/suất một số cây trồng chủ yếu
- Năng suất lúa 2 vụ
Tạ/ha
80
82
82
2,5
0,0
- Năng suất rau
Tạ/ha
208
200
200
-3,8
0,0
5
Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu
- Sản lượng lương thực quy thóc
Tấn
9.438
8.800
8.220
-6,8
-6,6
Trong đó: - Thóc
Tấn
9.429
8.780
8.200
-6,9
-6,6
- Rau
Tấn
20.306
16.020
15.600
-21,1
-2,6
- Quả
Tấn
8.460
10.500
11.000
24,1
4,8
6
Chăn nuôi
- Tổng đàn trâu (trình bình năm)
Con
118
115
100
-2,5
-13,0
- Tổng đàn bò (trình bình năm)
Con
740
720
700
-2,7
-2,8
- Tổng đàn lợn (trình bình năm)
Con
10.057
10.000
9.000
-0,6
-10,0
- Tổng đàn gia cầm (t bình năm)
Con
53.235
50.600
50.000
-4,9
-1,2
- Thịt hơi các loại
Tấn
1.017
1.004
920
-1,3
-8,4
7
Nuôi trồng thủy hải sản
- Diện tích nuôi trồng thủy sản
ha
203
203
203
0,0
0,0
- Sản lượng nuôi trồng thủy sản
Tấn
- Sản lượng khai thác thủy sản
Tấn
970,0
970
950
0,0
-2,1
8
Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 1 ha đất nông nghiệp
Trđ/ha
88,0
101
105
14,8
4,0
II
Kinh tế tập thể
1
Tổng số hợp tác xã
HTX
42
43
43
Trong đó: Thành lập mới
HTX
3
1
0
2
Tổng số xã viên HTX
Người
23.643
23.655
23.655
Trong đó: xã viên mới
Người
50
12
0
3
Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX qua đào tạo.
+ Trình độ trung cấp, cao đẳng
%
30,6
31,1
35,9
+ Trình độ đại học, trên đại học
%
9,2
9,6
10,8
Thu nhập bình quân 1 xã viên
4
HTX
III
Chỉ tiêu phát triển nông thôn
1
Tỷ lệ hộ được sd nước sạch
%
97
98
98
2
Tỷ lệ có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn quy định
%
76
77
78
3
Tỷ lệ hộ được sử dụng điện
%
100
100
100
Nguồn: Phòng thống kê – huyện Từ Liêm
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐÔ, BẢNG BIỂU
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7714.doc