Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chè ở Yên Bái từ nay đến năm 2010

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chè ở Yên Bái từ nay đến năm 2010: ... Ebook Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chè ở Yên Bái từ nay đến năm 2010

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2848 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chè ở Yên Bái từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Chè là cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội nước ta. Uống chè từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, một tập quán mang nét văn hoá của người Việt Nam. Chè còn là sản phẩm xuất khẩu quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta. Hiện nay, trên thế giới có 39 nước trồng và chế biến chè thì Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và đứng thứ 8 về sản lượng. Yên Bái là một tỉnh miền núi sản xuất nông lâm nghiệp là chính. Trong sản xuất nông nghiệp thì cây chè là loại cây công nghiệp dài ngày mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Ngoài tác dụng là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu, cây chè còn mang ý nghĩa kinh tế to lớn đối với sự phát triển kinh tế của Tỉnh Yên Bái. Cây chè đã trở thành cây trồng truyền thống và chủ lực trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Hằng năm cây chè tạo ra giá trị sản phẩm chiếm từ 12 - 15% trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt Yên Bái được mệnh danh là thủ phủ của chè với diện tích 12.290 ha và có trên ba vạn gốc chè cổ thụ Suối Giàng, là vùng chè lớn thứ 4 của cả nước. Song năng suất chè của tỉnh cũng chỉ đạt trên 50 tạ/ha, giá trị sản xuất chè đạt được không tương xứng với tiềm năng của một vùng chè như Yên Bái Do lợi thế và vị trí quan trọng của cây chè trong nền kinh tế nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng, cũng như những tồn tại, bất cập của ngành chè Yên Bái ngày 4 tháng 4 năm 2006 Tỉnh uỷ Yên Bái đã ban hành ''Nghị quyết của Ban thuờng vụ Tỉnh uỷ về phát triển ,nâng cao chất luợng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè đến năm 2010". Nghị quyết xác định mục tiêu phát triển cây chè ở Yên Bái những năm tới là:" Khai thác có hiệu quả diện tích chè hiện có, đồng thời tích cực, chủ động thay thế diện tích chè năng suât thấp, chất lượng thấp bằng giống chè chất lượng cao, phấn đấu đưa năng suất chè lên gấp 2 lần hiện nay. Ổn định diện tích chè toàn tỉnh đến năm 2010 là 13.000 ha, trong đó diện tích chè xanh chiếm khoảng 30-32%. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 18.000 - 20.000 tấn chè thành phẩm, trong đó chè xanh là 6.000 tấn. Tập trung đổi mới thiết bị chế biến lạc hậu bằng thiết bị tiên tiến và xác định là khâu đột phá trong quá trình nâng cao chất lượng chè. Từng bước đa dạng hoá sản phẩm chè, chuyển dần từ chế biến sản phẩm chè thô sang chế biến chè tinh và hướng tới xuất khẩu trực tiếp để nâng cao giá trị sản phẩm chè" Xuất phát từ yêu cầu phát triển khách quan của ngành chè Yên Bái kết hợp với nghiên cứu thực tiễn trong quá trình thực tập tại Cục Thống Kê tỉnh Yên Bái em chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chè ở Yên Bái từ nay đến năm 2010” làm chuyên đề thực tập của mình. Nội dung của đề tài: Chương I: Những vấn đề kinh tế sản xuất chè – cơ sở lý luận và thực tiễn Chương II: Thực trạng sản xuất chè ở Yên Bái trong những năm qua Chương III: Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè ở Yên Bái từ nay đến năm 2010 Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn và các thầy cô trong khoa KTNN và PTNT cùng toàn thể các cán bộ trong Cục Thống Kê tỉnh Yên Bái đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Do thời gian có hạn và kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em mong được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô và các cán bộ trong Cục Thống Kê tỉnh Yên Bái. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. Đặc điểm của cây chè việt Nam Cây chè là cây công nghiệp dài ngày được trồng lâu đời trên đất nước ta và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội đất nước. 1. Về mặt lịch sử: Cây chè là cây có nguồn gốc từ Trung Quốc truyền bá ra khắp thế giới. Cây chè có lịch sử từ rất lâu đời: từ khi phát hiện, sử dụng, truyền bá và phát triển đến nay đã có gần 4000 năm. Do đặc tính sinh trưởng của bản thân cây chè, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc nên cây chè đã du nhập vào Việt Nam từ khoảng 3000 năm trước. Nhân dân vùng biên giới của Việt Nam đã học được cách trồng và chế biến của người Trung Quốc để phát triển các vườn chè trồng phân tán rải rác và hái lá để uống. Ngay từ trước thế kỷ thứ XVII, ở Việt Nam đã hình thành hai vùng sản xuất chè: chè vườn miền trung du và chè rừng miền núi. -Vùng chè miền trung du chủ yếu sản xuất chè tươi, chè nụ và chè băm, chế biến đơn giản. - Vùng chè miền núi sản xuất loại chè chi, chè mạn, lên men nửa chừng của đồng bào dân tộc Mông, Dao. Kỹ thuật trồng chè thời kỳ này chủ yếu là quảng canh, có nơi coi đó là một cây rừng chế biến đơn giản, mang tính tự cung, tự cấp trong gia đình hoặc trong cộng đồng lãnh thổ phạm vi nhỏ. Đến thế kỷ thứ XIX, một số người Pháp bắt đầu kiểm soát việc sản xuất và buôn bán chè ở Hà Nội. Đến năm 1980 Paul Chaffajon xây dựng đồn điền trồng chè đầu tiên của Việt Nam tại Tĩnh Cơng (Phú Thọ) nay thuộc huyện Sông Thao tỉnh Phú Thọ với diện tích khoảng 60 ha. Đến năm 1918, người Pháp thành lập Trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp Phú Thọ tại Phú Hộ. Từ năm 1925, cây chè bắt đầu phát triển mạnh, cả nước hình thành ba vùng chè chính: -Vùng chè Tây Nguyên: Có diện tích tính đến năm 1939 là 2.759 ha, sản lượng bình quân mỗi năm đạt 900 tấn. Đã có những đồn điền quy mô 400-500 ha. Bắt đầu hình thành một số nhà máy (thiết bị của Anh) có sản phẩm chính là loại chè đen truyền thống (OTD) tiêu thụ ở thị trường Tây Âu và một ít chè xanh xuất khẩu sang Bắc Phi. - Vùng chè Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Chè được trồng rải rác trong các vườn gia đình, một số đồn điền nhỏ (vài chục ha), kỹ thuật trồng và chế biến còn rất đơn giản, sản phẩm gồm chè đen, chè xanh, chè tươi và chè nụ. - Vùng chè Trung Bộ: Tổng diện tích khoảng 1900 ha, trong đó có một đồn điền của người Pháp với diện tích khoảng 250 ha. Chế biến chè ở vùng này còn thô sơ, sản phẩm chính là chè xanh xuất khẩu sang Bắc Phi. Từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay: Việt Nam phải tiến hành 30 năm chiến tranh dành độc lập, các cơ sở nghiên cứu khoa học về chè có ở hai miền Nam, Bắc đều bị ngừng hoạt động, như Trung tâm nghiên cứu chè ở Phú Hộ ở miền Bắc đã ba lần bị quân viễn chinh Pháp chiếm đóng và ném bom phá sạch, đốt sạch. Mặc dù vẫn phải sản xuất lương thực thực phẩm cho quân dân là chính nhưng Nhà nước ta vẫn quan tâm phát triển cây chè và đến ngày nay cây chè lại càng được chú trọng phát triển. 2. Về mặt tự nhiên: Cây chè là cây trồng nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, hệ số dao động nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lớn (8-12 độ C) ở Việt Nam tạo cho cây chè tổng hợp được nhiều chất thơm tự nhiên và đặc trưng. Ngoài ra độ cao và địa hình cũng có ảnh hưởng đến chất lượng chè. Kinh nghiệm sản xuất chè lâu đời của thế giới cho thấy các loại danh trà chủ yếu là được trồng trên vùng núi cao. Chè Việt Nam có chất lượng cao là chè Shan Tuyết được trồng trên núi Tây Côn Lĩnh, chè Suối Giàng ở Văn Chấn Yên Bái, chè Tà Sùa ở Sơn La. Các vùng này có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, ánh sáng tán xạ cao, biên độ ngày đêm cao...rất thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây chè. 3. Về mặt kinh tế: Chè là cây công nghiệp dài ngày, có lợi thế so sánh ở nước ta đặc biệt là ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Đảng và Nhà nước ta coi cây chè là cây xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và là cây làm giàu, góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế nông thôn ở miền Nam. Hàng năm ngành chè đã đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, năm 2005 tổng giá trị xuất khẩu đạt 97 triệu USD, dự kiến tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt 200 triệu USD. Trồng chè còn thu hút được một lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết việc làm và là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao ở Trung du Miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, góp phần thúc đẩy trung du, miền núi có điều kiện hoà hợp với miền xuôi về kinh tế, văn hoá, xã hội. II. Vị trí,vai trò của ngành sản xuất chè Việt Nam 1. Vị trí ,vai trò của ngành sản xuất chè Việt Nam Việt Nam là nước có tiềm năng về đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển cây chè. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, theo phân công trong khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế) Việt Nam là nước sản xuất chè cho các nước XHCN. Trong những năm qua, ngành chè đã góp phần sử dụng hiệu quả đất đai ở vùng trung du, miền núi, đặc biệt là Trung du Miền núi Bắc Bộ, đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc của đồng bào dân tộc miền núi bằng một nền kinh tế sản xuất hàng hoá, góp phần phân công lao động giữa miền ngược và miền xuôi. Chè cũng đem lại nguồn lợi tương đối lớn cho Ngân sách Nhà nước. Chè có vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực: 1.1. Sản xuất chè với phát triển nông nghiệp: Chè là cây trồng rất lâu đời ở Việt Nam, đến nay xác định được 33 tỉnh có khả năng thích hợp nhất để trồng chè, tập trung chủ yếu ở Trung du Miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Bên cạnh ưu thế về khí hậu, đất đai của tự nhiên nhiệt đới Việt Nam có lợi cho sinh trưởng cây chè (mùa hái chè dài, thời gian kiến thiết ngắn) và các nguồn gen phong phú (chè rừng miền núi), cây chè còn có nghĩa to lớn đối với người dân: - Những năm gần đây, việc triển khai giao đất và khoán chè cho người lao động theo Nghị định 01 của Chính phủ cùng với những giải pháp của ngành chè Việt Nam được giải quyết tốt việc làm cho người lao động. Cùng với cơ chế và phương thức mua chè thuận lợi cho người lao động đã tạo động lực khuyến khích người lao động phấn khởi chủ động đầu tư thâm canh chè để đạt năng suất, chất lượng cao. Ở trung du miền núi người dân có tập quán trồng lúa nương với thu nhập thấp hơn rất nhiều so với trồng chè . Điều này dẫn tới quan điểm chuyển sang trồng chè thay vì lúa nương trong nhân dân miền núi. - Trồng chè đúng kỹ thuật sẽ tạo ra một thảm thực vật có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. - Cây chè là cây không kén đất như cà phê, ca cao, hồ tiêu, năng suất lại tương đối ổn định, ít biến động hàng năm không lớn ngay cả những năm thiên tai, hạn hán. Nhìn chung đây là loại đất trồng đứng về mặt kinh doanh tương đối ổn định. - Cây chè có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ môi sinh. Hiện nay bình quân độ che phủ trong cả nước chỉ còn 29,1%, trong đó nếu không kể hai vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long chỉ đạt 4,7% và 6,1% còn ở vùng núi như vùng Tây Bắc chỉ còn 20,7%, Đông Bắc 19,4%... Bởi vậy, ở những nơi này nếu được trồng chè chắc chắn sẽ nâng cao hệ số che phủ tốt hơn. -Trồng chè thu hút một lượng lao động đáng kể (mỗi ha trồng chè bình quân cần 2,2 lao động) ngoài ra chưa kể lao động cho chế biến và tiêu thụ. 1.2. Sản xuất chè với phát triển ngành công nghiệp chế biến Phát triển cây chè Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nước ta. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, sản xuất chè công nghiệp bắt đầu bằng việc xây dựng nhà máy chè đầu tiên vào năm 1923. Chế biến chè thời kỳ này bộ phận cối vò chè, máy sấy và máy phát điện. Những năm 60, ở miền Bắc đã xây dựng hàng loạt nhà máy chè đen OTD lớn (12-43 tấn/ ngày) với thiết bị công nghệ chè đen và chè xanh của Trung Quốc và Liên Xô. Những năm 90 lại có chè túi nhúng của Ý, thiết bị chế biến chè CTC của Ấn Độ, chè xanh dẹt bán tự động của Nhật Bản. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến của ta đã phát triển theo hướng không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè, đặc biệt là chế biến chè đặc sản và nghiên cứu các sản phẩm mới theo dự báo của thị trường tiêu thụ chè tương lai. 1.3. Sản xuất chè với ngành xuất khẩu Cây chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của hơn 40 nước trên thế giới, gồm có Liên Xô cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi, Tây Âu và Nhật Bản, do đó đã đem lại một nguồn kim ngạch nhập khẩu đáng kể cho đất nước. Năm 2005 chúng ta xuất khẩu được 88.000 tấn đem lại cho đất nước 97 triệu USD. 1.4. Sản xuất chè với việc giải quyết các vấn đề xã hội Chè chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi gắn sự phát triển của nó với việc phát triển kinh tế xã hội các vùng sâu, vùng xa của đồng bào dân tộc khai hoang ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. ở đây cây chè gần gũi với từng gia đình, góp phần định cư, ổn định cuộc sống và xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ít người. Hơn nữa cây chè đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động góp phần ổn định đời sống cho hơn 10 vạn hộ gia đình. Việc quy hoạch các vùng sản xuất chè tập trung bao gồm sản xuất nông - công nghiệp -dịch vụ, hình thành các cụm dân cư đã góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, có chu kỳ kinh tế dài nhưng nhanh cho sản phẩm thu hoạch, là cây trồng xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế ở vùng núi và trung du Việt Nam, góp phần thúc đẩy trung du miền núi có điều kiện tiến kịp với các vùng khác trong cả nước. Cây chè là cây trồng có thể áp dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế trang trại. Trồng chè sẽ mở rộng diện tích canh tác ở vùng cao cho người dân ở đây. Ngoài ra, về mặt y học, từ xa đến nay nước chè là thứ nước uống giải khát phổ biến của nhân dân ta có tác dụng chống lại được lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não, làm cho tinh thần minh mẫn, sảng khoái, hưng phấn trong thời gian lao động căng thăng về trí óc và chân tay. Ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ sức khoẻ. Chất catesin của chè xanh có chức năng phòng ngừa bệnh ung thư bằng cách củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh cao huyết áp, chống lão hoá. Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giai đoạn 2000-2010, và do giá trị dinh dưỡng, kinh tế, xã hội, văn hoá và bảo vệ sức khoẻ con người nên cây chè đã được ghi vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Việt Nam, trong chương trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi. 2. Vị trí cây chè trong nền kinh tế của tỉnh Yên Bái Cây chè là một cây trồng truyền thống và được xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh Yên Bái. Cây chè đã giải quyết việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, đã góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, giải quyết nguyên liệu cho các cơ sở chế biến của tỉnh, đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong cơ cấu cây công nghiệp dài ngày của tỉnh, chỉ có cây chè là cây duy nhất ổn định và trụ vững lâu dài trên đất miền núi cả vùng thấp và vùng cao. Đến nay, tổng diện tích chè của toàn tỉnh đạt 12.290 ha, trong đó vùng thấp chiếm 78%, vùng cao chiếm 22%. So với tổng diện tích canh tác để trồng cây hàng năm và cây lâu năm thì diện tích chè chiếm tới 18,12% (năm 2000) và 20,41% (năm 2005). So với cả nước thì diện tích chè của Yên Bái chiếm 10,5%, xếp thứ 4 (sau Lâm Đồng, Hà Giang, Thái Nguyên) và sản lượng đạt trên 60.000 tấn xếp thứ 3 cả nước( sau Lâm Đồng và Thái Nguyên) Tổng giá trị sản xuất từ cây chè hàng năm đạt từ 70-90 tỉ đồng (theo giá cố định năm 1994, chiếm 9-10% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Các cơ sở chế biến chè đã nộp ngân sách được từ 9 đến 11 tỉ đồng/năm. Bảng1: Bảng so sánh diện tích trồng chè trong tổng diện tích canh tác trồng cây hàng năm và cây lâu năm của Yên Bái Năm Diện tích canh tác cây hàng năm và lâu năm (ha) Diện tích trồng chè (ha) % Diện tích trồng chè trong tổng số 2000 57.268 10.378 18,12 2002 58.480 12.005 20,53 2003 59.884 12.252 20,46 2005 60.200 12.289 20,41 *Nguồn: Một số báo cáo thống kê chính thức của nghiệp vụ thống kê Nông nghiệp - Cục thống kê tỉnh Yên Bái Bảng2: Bảng so sánh giá trị sản xuất trồng chè trong giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm Năm Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá CĐ 1994) (triệu đồng) Giá trị sản xuất trồng chè (giá CĐ) (triệu đồng) % Giá trị sản xuất của chè/tổng số 2000 687.018 60.000 8,73 2001 721.187 67.000 9,36 2002 761.985 78.007 10,24 2003 821.318 75.009 9,13 2004 867.882 82.555 9,51 2005 916.345 90.669 9,89 *Nguồn: Một số báo cáo thống kê chính thức của nghiệp vụ thống kê Nông nghiệp - Cục thống kê tỉnh Yên Bái III. Tình hình sản xuất chè thế giới và kinh nghiệm sản xuất chè của một số nước 1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới 1.1. Năng suất, sản lượng, diện tích chè của một số nước trên thế giới Trên thế giới hiện nay có 39 nước trồng chè với diện tích 2,5 triệu ha và sản xuất lượng hàng năm biến động trên dưới 2 triệu tấn. Nước có sản lượng cao nhất hiện nay là Ấn Độ với sản lượng bình quân trong 3 năm 2000-2002 là 870 nghìn tấn chè khô. Đây cũng là nước có tốc độ tăng cao nhất thế giới là 150% trong vòng từ năm 1989-1995. Kế tiếp đó là Trung Quốc 630 nghìn tấn, Srilanca 320 nghìn tấn. Năm nước có diện tích trồng lớn nhất là Trung quốc, Ấn độ, Srilanca, Thổ nhĩ kỳ và Indonesia đã chiếm 75% diện tích chè trên thế giới, nước nhỏ nhất trong làng chè là CaMơRun chỉ trồng 1000 ha với mức tăng trưởng 3% năm. Do áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới cũng như giống mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt đến 2 tấn/ha. Đứng đầu nhóm các nước có năng suất chè cao đó là Kênya với năng suất 2,1 tấn chè khô/ha, tiếp đó là Ấn Độ 1,8 tấn/ha, Srilanca 1,4 tấn/ha. Diện tích chè trên thế giới biến động bởi vì chỉ có những nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi mới có thể trồng và phát triển được cây chè. Về phân bố diện tích thì 12 nước châu Á chiếm khoảng 88%, châu Phi là 8% (12 nước) và Nam Mỹ chiếm 4% (4 nước). Như vậy chè chủ yếu được trồng ở châu Á và đây là cái nôi phát triển của cây chè với mọi điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với sinh trưởng của cây chè. 1.2. Diễn biến cung-cầu Cung: Năm 2002 sản lượng chè thế giới ước đạt 2,132 triệu tấn, tăng 1,5% (tương đương 32 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm 2001, trong đó nhóm nước sản xuất và xuất khẩu chè chủ yếu tăng khoảng 20 nghìn tấn và nhóm các nước khác tăng khoảng 12 nghìn tấn. Thị trường cung chè vẫn tiếp tục tập trung vào một số nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Srilanca, Kênya, Trung Quốc, Inđônêsia. Riêng 5 nước này đã chiếm trên 85% sản lượng chè thế giới. Cầu: Năm 2002, mức tiêu thụ chè trên thế giới đạt 2,072 triệu tấn, tăng 2,4% (tương đương 49 nghìn tấn) so với năm 2001, trong đó nhóm 5 nước tiêu thụ chủ yếu vẫn là Ấn Độ, Anh, Pakistan, CIS và Hoa Kỳ (chiếm khoảng 58,5% tổng mức tiêu thụ trên thế giới) tăng 5 nghìn tấn và nhóm các nước khác giảm 1 nghìn tấn. Giá chè trên thế giới: Từ năm 1997 trở lại đây có xu hướng cung vượt quá cầu. Số lượng chè xuất khẩu cao hơn nhập khẩu. Các nước nhập khẩu lớn đều giảm số lượng chè đen nhập khẩu. Do cung có xu hướng vượt cầu nên giá bình quân tính theo đồng USD ở hầu hết các thị trường đấu giá đều giảm một cách đáng kể từ năm 1998. 2. Kinh nghiệm của một số nước sản xuất chè trên thế giới Trên thế giới chỉ có khoảng hơn 30 nước là có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng chè trong khi đó hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng chè với mức độ khác nhau. Các nước trồng chè đã tận dụng ưu thế đó để phát triển sản xuất, có những nước xem chè là cây trồng chính của đất nước như Kênya, Ấn Độ... Sau đây là kinh nghiệm sản xuất chè của một số nước trên thế giới. Trung Quốc: Là nước phát hiện và sử dụng chè sớm nhất trên thế giới. Chè trở thành thứ nước uống giải khát phổ thông trong mọi tầng lớp nhân dân và được coi là 1 trong 7 thành phẩm quan trọng của đời sống nhân dân Trung Hoa. Trung Quốc là nước có điều kiện tự nhiên rất phù hợp với sản xuất chè, tận dụng lợi thế này, Trung Quốc xây dựng các vùng chè nguyên liệu, đa dạng hoá các giống chè có năng suất và chất lượng cao. Xây dựng các nghiên cứu chè cả nước, xây dựng các trường đại học và cơ sở nghiên cứu ở các tỉnh. Xuất bản các tạp chí, sách tham khảo và phổ biến tài liệu khoa học kỹ thuật trồng và chế biến chè. Đặc biệt Trung Quốc rất chú trọng phát triển văn hoá trà: xây dựng các nhà bảo tàng văn hoá, biên soạn các tác phẩm về trà, tổ chức các lễ hội văn hoá trà, trà sử, trà pháp... Điều này đã thu hút nhiều du khách và nâng cao được vị thế của chè Trung Quốc trên thị trường thế giới. Ấn Độ: Đây cũng là nước có truyền thống lâu đời về phát triển chè, có hai vùng sản xuất chè nguyên liệu lớn là vùng Assam và vùng chè Kêrala. Các vùng chè này rất quan tâm đến việc phát triển khoa học kỹ thuật tập trung tại các trạm nghiên cứu chè Tocklai, UPASI, xuất bản các tạp chí nghiên cứu về chè. Ngoài ra, Ấn Độ còn thành lập các trung tâm đấu giá chè lớn trên toàn quốc như: Calcuta, Guwahati, Siliguri,... Kênya: Kênya là nước sản xuất chè còn non trẻ mới trỗi dậy trong thế kỷ XX. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ 1903 đến 1990, đã phát triển nhanh chóng, đạt chất lượng tốt với giá bán cao. Sở dĩ có được thành công này ngoài yếu tố điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngành chè Kênya đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến tiến trên thế giới vào sản xuất chè đó là quy trình sản xuất chè đen CTC. Ngoài ra Chính phủ Kênya còn đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển ở cả ba thành phần kinh tế, nhất là công tác nghiên cứu và phổ biến khoa học kỹ thuật. Các viện nghiên cứu chè đã được thành lập, có các bộ môn nghiên cứu thực vật học, hoá học môi trường sinh thái, công nghệ chế biến... Nga: Nga là một nước sản xuất chè lớn và cũng là một trong những nước tiêu thụ chè lớn nhất thế giới hiện nay. Ngành chè ở Nga rất chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật đặc biệt ở khâu trồng chè. Người ta trồng chè theo từng hàng, khoảng cách giữa các hàng là 1,5-1,75 cm, khoảng cách giữa các cây là 0,35 cm, lượng hạt giống dùng cho 1 ha là 150 kg. Khi phân chia lô chè người ta đặc biệt chú ý tới độ thẳng của từng hàng chè và san phẳng mặt đất giữa các hàng chè để khi cơ giới hoá thì quá trình như đốn chè, thu hoạch búp và các quá trình canh tác khác không bị sai lệch khi làm việc Nhật Bản: Nhật Bản vốn là nước sản xuất và xuất khẩu chè xanh lâu đời trên thế giới. Nhật Bản là nước trồng chè có nền kinh tế phát triển, do đó giá nhân công cao thêm vào đó là khả năng công nghệ cao nên họ chủ yếu tiến hành cơ giới hoá trên đồi chè. Nhà nước coi trọng đầu tư vào nông nghiệp ở khâu giống tốt và các biện pháp quản lý chăm bón vườn chè bằng hoá chất. Nhà nước ban hành chế độ khen thưởng và đăng ký giống chè nên đã thông qua đợc trên 60 giống chè mới. Vườn chè có năng suất 18 tấn búp/ha phải tuân theo quy trình bón nghiêm ngặt: N 540 kg, P2O5 180 kg, K2O 270 kg, bón nhiều lần. Sử dụng cơ khí nhỏ trong công tác chăm sóc. Hầu hết các nước sản xuất chè chính trên thế giới như Ấn Độ đều là những nước đang phát triển. Việc phát triển ngoài mục đích đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn mà nó còn giúp thực hiện các mục đích xã hội khác. Những nước này mở rộng sản xuất dựa vào lực lượng lao động nông thôn dồi dào, giá nhân công rẻ. Tuy vậy do coi trọng phát triển chè họ cũng đầu tư vào công nghệ chế biến cho năng suất cao, chất lượng tốt, từ đó nâng cao giá thành và uy tín sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thế giới. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ Ở YÊN BÁI I. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tác động đến sản xuất chè ở Yên Bái 1 . Vị trí địa lý Yên Bái là một tỉnh miền núi Đông Bắc, chỉ cách thủ đô Hà Nội về phía Tây Bắc theo đường chim bay khoảng 150Km và là cửa ngõ của miền Tây Bắc, đầu mối giao thông giữa các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc, từ biên giới Việt Trung, (Cửa khẩu Lào Cai ) đến thủ đô Hà Nội. Địa bàn tỉnh Yên Bái nằm chạy dài hai bên bờ sông Hồng. ( một con sông có chiều dài và lớn nhất miền Bắc Việt Nam ). Phía Tây Bắc giáp tỉnh Lao Cai, phía Đông Bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Đông nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn La, với tổng chiều dài địa giới giáp các tỉnh nói trên là 710 Km. Diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 6.882,922 Km2, xếp thứ 3 trong số 11 tỉnh vùng Đông Bắc bộ ( sau Lạng Sơn và Hà Giang ) và xếp thứ 15 trong số 64 tỉnh, thành phố trong cả nước. Toàn tỉnh có 1 thành phố (Yên Bái ), một thị xã ( Nghĩa Lộ ), và 7 huyện ( Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải ),với 180 xã phường thị trấn (gồm 11 phường, 10 thị trấn, 159 xã). Trong tổng số 159 xã có tới 70 xã (chiếm 44,03%) là những xã vùng cao, vùng sâu khó khăn. Thành phố Yên Bái được hình thành từ năm 1900, là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá của tỉnh, đồng thời thành phố còn nằm trên giao điểm của các tuyến giao thông chính thuỷ, bộ giữa Đông Bắc và Tây Bắc, giữa cửa khẩu Lao Cai và Hà Nội. Địa hình tỉnh Yên Bái cấu tạo khá đa dạng và phức tạp. Đó là phần tiếp giáp giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, là địa bàn chuyển tiếp từ địa hình vùng trung du Phú Thọ lên vùng cao Lào Cai. Địa hình Yên Bái cao dần từ Đông sang Tây và từ Nam lên Bắc, nơi thấp nhất là xã Minh Quân, ( Huyện Trấn Yên ) có độ cao 26,1m và cao nhất là đỉnh Pu luông ( Huyện Trạm Tấu ) cao 2.985 m so với mặt biển Tính đa dạng và phức tạp về cấu tạo địa hình miền núi Yên Bái được tạo bởi đồng bằng phù xa ven sông Hồng, đồng bằng phù xa cổ lượn sóng, đồi thấp đỉnh tròn, đồi bát úp dốc thoải, bồn địa, thung lũng, núi cao, rãnh sâu, cao nguyên đá vôi dốc đứng. Yên Bái có tới trên 70,0 % diện tích đất là địa hình núi cao và cao nguyên,xen giữa các dãy núi cao, đồi thấp là địa hình thung lũng do sông suối bồi đắp, bồn địa tương đối bằng phẳng. Yên Bái có vùng hồ nhân tạo Thác Bà được hình thành từ năm 1971 ( do ngăn dòng sông Chảy để làm thuỷ điện Thác Bà ) với tổng diện tích mặt nước 19.050 ha. Phần diện tích đồi núi đất và núi đá vôi thuộc lòng hồ nổi lên đã tạo thành trên 1300 hòn đảo và bán đảo. 2 . Địa hình đất đai Xét theo điều kiện địa hình. diện tích đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái gồm hai loại: Đất địa thành do các nham thạch phong hoá tại chỗ và đất thuỷ thành và bán thuỷ thành do bồi tụ mà có. Diện tích đất địa thành có khoảng 621.013,9 ha, trong đó chủ yếu là đất Feralit với tổng diện tích 578.000 ha, đó là phần diện tích phủ trên phần lớn bề mặt đồi núi và cao nguyên, đây là loại đất tốt, và ở Yên bái nhìn chung đất Feralit thuộc loại tầng đất tốt, còn dày, thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây lâm nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp, cây ăn quả và cây hoa mầu. Đất thuỷ thành và bán thuỷ thành có tổng diện tích 67.278,3 Ha. Đây là loại đất do phù xa sông suối bồi đắp và bồn địa, đất này có độ phì cao rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Do đặc điểm về địa hình, diện tích rừng ở Yên Bái phát triển và được hình thành trong môi trường sinh thái á nhiệt đới và ôn đới trên núi cao nên nhiều loại cây lá kim như Pơmu, Thông nàng, Thông tre lá lớn, Sa mộc, lẫn cây lá rộng thuộc họ Sồi, Dẻ, Đỗ quyên ở độ cao trên 2.000m, ở độ cao trên nữa là các cánh rừng thông xen kẽ, đến các họ cây Trúc lùn, Cúc …. lùi dần về phía Đông Nam, độ cao hạ dần, khí hậu ấm áp hơn làm cho lớp phủ thực vật rừng có điều kiện phát triển. Rừng ở Yên Bái cũng có nhiều cây gỗ và loại gỗ quý như: Nghiến, Táu, Lát Hoa, Chò chỉ, Pơmu, còn nhiều cây thuốc quý như cây Đẳng sâm, Sơn tra, Hà thủ ô, Sa nhân, Hoài sơn. Nhiều khu rừng với nhiều đặc sản như Cọ, Măng, Song, Móc, nấm Hương, Mộc nhĩ, Trẩu, Quế, …. rừng Yên Bái còn có các động vật quý hiếm như Hổ, Vượn, Khỉ, Trăn, Têtê, Gà lôi …. 3 . Khí hậu thuỷ văn Do vị trí địa lý tự nhiên, phân bố đất đai trên địa bàn tỉnh có những nét đặc thù ở một tỉnh miền núi, địa hình chia cắt phức tạp, là vùng đầu nguồn của nhiều hệ thống sông suối nên ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến khí hậu, thuỷ văn trên địa bàn tỉnh với những nét đặc trưng là: Yên Bái là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng lắm, mưa nhiều - nhiệt độ trung bình mùa lạnh 15oC đến 20oC, mùa nóng 25 oC đến 29 oC. Độ ẩm không khí 80 đến 87%. Lượng mưa hàng năm từ 1.400 đến 2.200 mm. Gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Do địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi cao nên có nhiều kiểu khí hậu. Về thuỷ văn: Nhìn chung hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh Yên Bái phân bố khá dày đặc bao gồm hai con sông lớn ( sông Hồng và sông Chảy ) Với khoảng trên dưới 200 ngòi và suối lớn nhỏ cùng một hệ thống hồ, đầm đa dạng. Nguồn nước sông Hồng và sông Chảy chuyển qua địa phận Yên Bái hàng năm, đối với sông Hồng là 19 tỷ m3 nước chứa nhiều phù xa mầu mỡ trên đoạn dài 1155 km, bồi đắp phù xa và cung cấp nước tưới cho việc phát triển nông nghiệp của tỉnh. Sông Chảy là 5,3 tỷ m3 nước, có nhiều thác ghềnh tạo nguồn thuỷ năng lớn (Thuỷ điện Thác Bà ), và phát triển nông  nghiệp của tỉnh. 4. Hệ thống cơ sở hạ tầng 4.1 Hệ thống giao thông thuỷ bộ Hệ thống giao thông thuỷ bộ tỉnh Yên Bái được hình thành và phát triển qua nhiều thập niên và là một trong số ít tỉnh có mạng lưới giao thông tổng hợp, đa dạng bao gồm 4 loại hình: đường Bộ, đường Sắt, đường Thuỷ và đường Hàng không, tạo thành 1 hệ thống khá hoàn chỉnh, đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào Yên Bái. Hệ thống đường bộ: Toàn tỉnh có 7 tuyến đường giao thông bộ quốc lộ và tỉnh lộ. Trong đó: có 4 tuyến đường quốc lộ là 70,30,32c và 37 với tổng chiều dài 369,5km, chạy qua 46 xã và 6 huyện trong tỉnh; đường tỉnh có 11 tuyến. Đến nay 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Tổng chiều dài đường bộ toàn tỉnh là: 4.647km. Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai dài 296km, chạy qua địa phận tỉnh Yên Bái gần 88km, qua 10 ga, đây là tuyến đường sắt liên vận quốc tế nối cảng biển Hải Phòng đến Côn Minh thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tuyến đường sắt này do chạy song song với tuyến đường thuỷ sông Hồng nên rất thuận tiện cho việc kết hợp các loại hình vận tải... Đường thuỷ: Sông Hồng chảy qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 115km đợc coi là tuyến giao thông quan trọng để vận chuyển lâm sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Vận tải đường thuỷ trên hồ Thác Bà cũng ngày càng phát triển, và đáp ứng cho nhu cầu của đời sống và sản xuất. Đường không: Yên Bái có sân bay quân sự lớn cách Thành phố tỉnh lỵ Yên Bái là 5km. Trong tương lai sẽ được khai thác là sân bay dân dụng và sẽ là đường bay nối Yên Bái với các tỉnh bạn và quốc tế. Như vậy, hệ thống giao thông ở Yên Bái có đủ cả 4 loại hình (đường bộ, sắt, thuỷ, hàng không) được phân bổ trên địa bàn tỉnh tương đối hợp lý, tạo điều kiện và kết hợp nhau trong vận tải phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, giao lưu đi lại của các cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Nhưng do điều kiện địa hình, thời tiết khí hậu và chất lượng các loại đường, nhất là đ._.ường bộ quá xấu, các bến cảng trên sông Hồng và hồ Thác Bà chưa được chú ý đầu tư để khai thác nên chưa phát huy hết tiềm năng của địa phương. Nói chung cơ sở của hệ thống giao thông còn nhiều khó khăn. Ngoài cơ sở và hệ thống giao thông thuỷ bộ trên, đến cuối năm 2005 tỉnh Yên Bái còn có một số cơ sở hạ tầng như: 4.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng khác - Xã có điện lưới quốc gia: 162 xã đạt 90,0% xã, phường, thị trấn. - Xã có điện thoại: 170 xã đạt 94,4% so với tổng số xã, phường, thị trấn. - Xã có trạm y tế: 180 xã, phường có trạm y tế đạt 100,0% so với xã phường toàn tỉnh - Xã có trường trung học cơ sở: 178 xã, đạt 99,0% so với tổng số xã, phường, thị trấn. - Có 97% địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh và 95,0% được phủ sóng truyền hình. 5. Dân số và lao động Dân số trung bình năm 2005 của tỉnh Yên Bái là 731.784 người, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là: 106 nưgời/ Mật độ dân số phân bố không đều giữa các huyện thị xã trong tỉnh đây là khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của điạ phương. Dân số tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn, còn các huyện vùng cao dân cư thưa thớt. Cụ thể: Thành phố Yên Bái mật độ: 1.367 người/ Thị xã Nghĩa Lộ: 896người/ Huyện Trạm Tấu: 31 người/ Huyện Mù Cang Chải: 37 người/ Do tỉnh Yên Bái thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá gia đình cho nên tỷ lệ tăng dân số Yên Bái hợp lý, tỷ lệ chết giảm dần. Về lao động, nhìn chung nguồn lao động của tỉnh Yên Bái rất dồi dào, đảm bảo đủ nguồn nhân lực để tỉnh phát triển kinh tế xã hội, cụ thể số người trong độ tuổi lao động hàng năm tăng và chiếm trên 54,0% so với tổng dân số: Bảng 3: Cơ cấu nguồn lao động của tỉnh Yên Bái trong những năm qua Năm Dân số (người) Nguồn lao động (người) % Lao động trong dân số 2002 711.655 384.294 54,0 2003 716.533 389.794 54,4 2004 723.479 395.743 54,7 2005 731.135 409.436 56,0 *Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Nói chung, nguồn lao động của tỉnh Yên Bái có ưu thế: Số lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, đây là nguồn lực dồi dào cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Song cũng còn nhiều hạn chế như việc lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, trình độ kỹ thuật thấp ( chủ yếu là lao động thủ công, mới có 2,3% số lao động đã qua đào tạo ). Hàng năm tỉnh đã bố trí việc làm mới cho 17000 lao động nhưng vẫn còn nhiều người trong độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm mà không có chỗ làm việc. Mặc dù hàng năm tỉnh đã đầu tư một nguồn kinh phí lớn để đào tạo và mở các ngành nghề sản xuất để tạo công ăn việc làm cho lao động, nhưng tình trạng thiếu việc làm vẫn còn là thách thức đối với tỉnh Yên Bái. Yên Bái là một tỉnh có nhiều dân tộc, tính đến năm 2005 toàn tỉnh có trên 30 dân tộc anh em sinh sống. Bảng 4: Cơ cấu dân tộc của tỉnh Yên Bái Dân tộc Số người % trong tổng số Tổng số 731.874 100 - Kinh 363.302 49,64 - Tày 135.982 18,58 - Dao 75.456 10,31 - Mông 65.430 8,94 - Thái 48.816 6,67 - Các dân tộc khác 42.888 5,86 *Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Sự phân bố của các dân tộc sống ở tỉnh Yên Bái không đồng đều giữa các huyện và trình độ phát triển cũng không đều nhau. Dân tộc Kinh, Tày sống chủ yếu ở vùng thấp, trình độ phát triển kinh tế khá; dân tộc Dao, H' Mông ở vùng cao, kinh tế còn nhiều khó khăn trình độ dân trí thấp. Song do Yên Bái có nhiều dân tộc sinh sống nên có nhiều lợi thế về phát triển đa dạng hoá các sản phẩm đặc trưng cho mỗi dân tộc, làm cho kho tàng văn hoá dân tộc của tỉnh phong phú. Bên cạnh đó đây cũng là khó khăn cho tỉnh trong việc phát triển nâng cao mặt bằng kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần bảo vệ tổ quốc. 6. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Yên Bái tiếp tục phát triển và tăng trưởng khá, có bước chuyển biến mạnh, nhiều năng lực sản xuất mới được tăng thêm. Bảng 5: Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Yên Bái trong những năm gần đây Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2004 Năm 2005 1 - Tổng sản phẩm (GDP) giá hiện hành - Nông lâm nghiệp - Thuỷ sản - Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ tỉ đồng " " " 2089,3 880,9 532,3 676,1 2687,7 1075,1 725,7 886,9 3117,9 1219,1 845,0 1053,8 2 - Tổng sản phẩm (GDP) giá cố định Trong đó : - Nông lâm nghiệp - Thuỷ sản - Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ tỉ đồng " " " 1600,6 660,1 495,4 445,1 1923,2 745,0 630,3 547,9 2112,0 788,6 691,4 632,0 3 – Cơ cấu kinh tế - Nông lâm nghiệp - Thuỷ sản - Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ % " " " 100,0 42,16 25,48 32,36 100,0 40,0 27 33,0 100,0 38,99 27,76 33,25 4 - Tổng thu ngân sách địa phơng -Thu trên địa bàn tỉ đồng " 781,3 164,4 1183,0 256,0 1417,0 264,3 5 – Vốn đầu tư phát triển tỉ đồng 890,2 1340,3 1428,0 6 - Thu nhập GDP bình quân đầu người triệu 2,948 3,715 4,267 7 – Giải quyết việc làm mới hàng năm người 16.500 17.294 17.000 8 - Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách hàng năm % 7,66 9,55 9,3 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái các năm 2002-2005 - Cục thống kê tỉnh Yên Bái Sự phát triển và tăng trưởng khá cao của kinh tế tỉnh Yên Bái được thể hiện ở một số mặt: - Tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Trong 5 năm (2001-2005), tổng số vốn đầu tư phát triển đạt 5500 tỉ đồng, tăng bình quân 17,45%/ năm, so với 5 năm trước tăng 2,51 lần. Nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao và tương đối ổn định. Bình quân GDP tăng 9,55%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 45,75% (năm 2000) xuống 38,99%(năm 2005); Tỉ trọng Công nghiệp - xây dựng tăng từ 22,24 % (năm 2000) lên 27,76% (năm 2005) và tỉ trọng dịch vụ tăng từ 32,01% (năm 2000) lên 33,25% (năm 2005). GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 4,267 triệu đồng. 7. Sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến sản xuất chè ở Yên Bái: Với nguồn lực tự nhiên và nguồn lực về dân cư lao động, tỉnh Yên Bái có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng với cơ cấu Nông lâm nghiệp - Công nghiêp - Dịch vụ nói chung và sản xuất chè nói riêng. Điều kiện thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây chè là yếu tố quyết định đến năng suất chất lượng và tính đặc sản của cây chè Yên Bái. Địa hình đất đai phù hợp với sản xuát chè đã và sẽ là yếu tố quyết định để mở rộng diện tích canh tác, tiến tới sản xuất hàng hoá chè quy mô lớn. Do đặc thù về kinh tế, xã hội, kỹ thuật của cây chè Yên Bái nên nó đã được xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh. Đây sẽ là một yếu tố rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành chè Yên Bái. Tuy nhiện bên cạnh những thuận lợi, tình hình kinh tế Yên Bái nói chung và sản xuất chè nói riêng còn nhiều khó khăn ở phía trước, đó là : - Cơ sở hạ tầng thấp kém, công nghệ lạc hậu, trình độ dân trí thấp (Đặc thù của tỉnh miền núi ). - Là tỉnh nội địa ( không có cửa khẩu biên giới ) Kém hấp dẫn trong thu hút đầu tư và môi trường thương mại. - Là một tỉnh nghèo, nguồn đầu tư thấp ( tỉnh không nằm trong diện các tỉnh đặc biệt khó khăn ). Nên giảm phần ưu đãi đầu tư của Nhà nước. II. Tình hình sản xuất chè 1. Địa bàn phân bố cây chè - Tính đến hết năm 2005, tổng diện tích chè trên địa bàn toàn tỉnh là12.290 ha.Trong đó: + Diện tích chè vùng cao là: 3.151 ha. Trong đó diện tích trồng mật độ cao thâm canh: 203 ha,diện tích trồng mật độ 3.000 cây/ha: 2.948 ha. + Diện tích chè vùng thấp là:9.139 ha.Trong đó diện tích chè xanh: 1.421 ha, diện tích sản xuất chè đen: 7.978 ha. Bảng 6: Các vùng trồng chè ở Yên Bái Số thứ tự Huyện, thành phố Diện tích(ha) % trong tổng số 1 Huyện Văn Chấn 4.073 33,14 2 Huyện Trấn Yên 2.537 19,67 3 Huyện Yên Bình 2.037 16,57 4 Huyện Mù Cang Chải 1.688 13,73 5 Huyện Trạm Tấu 606 4,93 6 Huyện Văn Yên 553 4,5 7 TP Yên Bái 521 4,23 8 Huyện Lục Yên 275 2,23 *Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Qua bảng trên ta thấy cây chè phân bố không đều trên địa bàn toàn tỉnh, sự chênh lệch giữa vùng thấp với vùng cao, giữa các huyện, thành phố trong tỉnh là rất lớn. Diện tích chè vùng cao là 3.151 ha chiếm 25,64% diện tích chè toàn tỉnh. Phần còn lại chủ yếu là giống chè vùng thấp với 9.139 ha tương ứng 74,36% tổng diện tích chè . Sự chênh lệch về diện tích giữa vùng thấp với vùng cao do đặc thù về tự nhiên, kinh tế ,xã hội của Yên Bái quy định.Trong những năm tới cần chú trọng mở rộng diện tích chè vùng cao hơn nữa theo hướng đưa giống mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Sự chênh lệch về diện tích chè giữa các huyện, thành phố trong tỉnh là rất lớn. Huyện Văn chấn có diện tích trồng chè lớn nhất chiếm tới 33,14 % diện tích chè toàn tỉnh trong khi đó huyện Lục Yên có diện tích nhỏ nhất chỉ chiếm có 2,23 % diện tích chè toàn tỉnh. 2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Yên Bái. Chè là cây công nghiệp lâu năm phát triển không bột phát như những cây công nghiệp lâu năm khác như cây cà phê, cao su, hồ tiêu, cây chè phát triển ổn định và vững chắc. Điều này được thể hiện qua bảng sau a) Diện tích: Bảng số 7 : Tình hình biến động về diện tích gieo trồng chè giai đoạn 1996-2005 Chỉ tiêu Năm Diện tích gieo trồng (ha) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (ha) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc (ha) Tốc độ phát triển định gốc (%) 1996 7.159,4 - - - - 1997 7.534 374,6 105,23 374,6 105,23 1998 8.034 500 106,64 874,6 112,22 1999 9.528,2 1494,2 118,6 2368,8 133,1 2000 10.378,6 850,4 108,93 3219,2 144,96 2001 11.409 1030,4 109,93 4249,6 159,36 2002 12.005 596 105,22 4845,6 167,68 2003 12.252 247 102,06 5092,6 171,13 2004 12.205 -47 99,62 5045,6 170,47 2005 12.289,6 84,6 100,7 5130,2 171,66 Tổng 102.794,8 5130,2 Trung Bình 10279,48 570 106,19 570 106,19 *Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Bảng số 8 : Tình hình biến động về diện tích chè cho sản phẩm (Diện tích chè kinh doanh) giai đoạn 1996-2005 Chỉ tiêu Năm Diện tích chè kinh doanh (ha) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (ha) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc (ha) Tốc độ phát triển định gốc 1996 6.092 - - - - 1997 6.546 454 107,45 454 107,45 1998 7.159 613 109,36 1067 117,51 1999 7.698,5 539,5 107,53 1606,5 126,37 2000 7.879 180,5 102,34 1787 129,33 2001 8.853 974 112,36 2761 145,32 2002 9.612 759 108,57 3520 157,78 2003 10.012 400 104,16 3920 164,35 2004 10.137 125 101,25 4045 166,4 2005 10.280 143 101,41 4188 168,74 Tổng 84168,5 4188 TB 8416,85 465,33 105,98 *Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Nhận xét : Trong giai đoạn 1996 - 2005 diện tích gieo trồng, và diện tích cho sản phẩm đều tăng dần qua các năm. Trung bình diện tích gieo trồng tăng 570 ha/năm với tốc độ trung bình là 106,19% tức là mỗi năm tăng trung bình là 6,19%. Tương ứng là diện tích chè kinh doanh cũng tăng mỗi năm là 5,98% tức là tăng 465,33 ha/năm. Đến năm 2005 diện tích gieo trồng chè và diện tích chè kinh doanh đều tăng, cụ thể diện tích gieo trồng chè tăng 5.130,2 ha ( tăng 71,66% ) so với năm 1996. Diện tích chè cho sản phẩm tăng 4.188 ha ( tăng 68,74%) so với năm 1996. Như vậy, trong 10 năm từ 1996 - 2005, diện tích trồng chè của Yên Bái tăng thêm 5130 ha, tức tăng 71,66 % so với diện tích chè có từ trước đến năm 1996. Đây là mức độ trồng chè khá. Tuy nhiên, mức độ tăng của các thời gian khác nhau cũng khác nhau, 5 năm từ 1996 đến 2000, thực hiện nghị quyết tỉnh Đảng bộ Yên Bái lần thứ XIV, chè trồng mới đạt cao nhất, tăng 44,96% ( tức là tăng 3219 ha). 5 năm sau từ 2001 đến 2005, tốc độ tăng có chậm lại, chỉ tăng 18,42% ( tức tăng 1.911ha). Trước năm 1996, toàn tỉnh có 9 huyện, thành phố trồng chè, trong đó, chỉ có 3 huyện có diện tích chè tập trung trên 1000 ha trở lên là Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình. Từ năm 1996 đến 2000, chè của Yên Bái phát triển mạnh trồng chè vùng cao (với giống chè Shan), ở huyện Mù Cang Chải, đưa diện tích chè vùng cao (riêng Mù Cang Chải lên đến 1490 ha (năm 2000) và 1688 ha (năm 2004) Trong các năm 2002, 2003, 2004, tỉnh chủ trương cải tạo lại giống chè cũ đã trồng 30, 40 năm bị thoái hoá, già cỗi, năng suất thấp, chất lượng kém, bằng giống chè nhập nội LDP1 và LDP2. Kế hoạch trồng chè mới hàng năm chỉ đạt 500 ha trong đó cả trồng mới chè và trồng cải tạo chè cũ. Tuy nhiên những năm này, do thời tiết khô hanh, do chính sách chưa cụ thể, do nhập giống chè khó khăn nên tốc độ trồng chè chậm lại, không đạt kế hoạch, có năm bị giảm đi ( như năm 2004). Gần đây, chủ trương của tỉnh là không trồng quảng canh ồ ạt, chú ý đến chất lượng chè và thâm canh, giữ tổng diện tích chè 13.000 ha. Cùng với sự tăng lên của diện tích chè trồng mới hàng năm, diện tích chè cho sản phẩm ( diện tích chè kinh doanh) cũng không ngừng tăng lên trong 10 năm trở lại đây. Hết năm 2005, tỉnh Yên Bái đã có 10280 ha chè kinh doanh, tăng so với năm 1996 là 68,74% ( tức tăng 4.188 ha) bình quân hàng năm tăng 5,98% (tức tăng 465,33 ha). Năm có tốc độ tăng chậm nhất là năm 2004 (chỉ tăng có 1,25%, tương đương với 125ha so với năm 2003) Qua dãy số thời gian và tính tốc độ phát triển ( liên hoàn và định gốc), tốc độ phát triển diện tích như vậy là khá, tạo ra những vùng chuyên canh chè của tỉnh. Tuy nhiên, so với tiềm năng về đất đai và hiệu quả của cây chè, thì ngành chè Yên Bái chưa phải là đầu tầu kéo nền kinh tế của tỉnh đi lên. Đồ thị biểu hiện diện tích gieo trồng và diện tích kinh doanh chè giai đoạn 1996-2005 b) Năng suất: Bảng 9: Tình hình biến động năng suất chè trong giai đoạn 1996-2005 Chỉ tiêu Năm Năng suất (tạ/ha) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (tạ/ha) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc (tạ/ha) Tốc độ phát triển định gốc (%) 1996 35,3 - - - - 1997 45,8 10,5 129,75 10,5 129,75 1998 46,7 0,9 101,97 11,4 132,94 1999 48 1,3 102,78 12,7 135,97 2000 50,7 2,7 105,63 15,4 143,62 2001 50,8 0,1 100,97 15,5 143,91 2002 54,1 3,3 106,5 18,8 153,26 2003 49,95 -4,15 92,33 14,65 141,5 2004 54,3 4,35 108,71 19 153,82 2005 58,8 4,5 108,29 23,5 166,57 Trung Bình 50,61 2,61 105,83 *Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Nhận xét: Qua bảng trên ta có thể thấy tốc độ tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn 10 năm từ năm 1996 đến 2005 là 5,83% và có lượng tăng trung bình là 2,16 tạ/ha. Năng suất năm 2005 đạt 58,8 tạ/ha tăng 66,57% và tăng hơn 23,5 tạ/ ha so vơi năm 1996. Trong 10 năm, năng suất chè tăng từ 35,3 tạ/ha lên 58,8 tạ/ha. Nói chung hàng năm, năm sau năng suất lại nhích lên một ít, với một lượng không đều nhau. Từ năm 1997, năng suất tăng tới 29,75 %, còn các năm khác có mức tăng dưới 10%, thấp nhất là năm 2001, chỉ tăng 0,97%. Thậm chí, năm 2003 lại giảm 7,67% (tức giảm 4,15 tạ/ha). Những năm gần đây, do còn nhiều diện tích chè già cỗi, nên năng suất có xu hướng tăng chậm lại. Sau 5 năm, từ năm 1996 đến 2000 năng suất chè đã tăng 14,5 tạ/ha; Từ 2001 đến 2005 năng suất chè chỉ tăng được 8,1 tạ/ha ( bằng 52,6% mức tăng của 5 năm trước). Trong đó chè vùng cao có năng suất quá thấp, năm 2003 năng suất chè toàn tỉnh bình quân 49,9 tạ/ha, bên cạnh năng suất chè vùng thấp đạt 45,3 tạ/ha (Trấn Yên); 57,3 tạ/ha ( Yên Bình); 62,8 tạ/ha (Văn Chấn), thì chè vùng cao chỉ đạt 1,2 tạ/ha ( Mù Cang Chải) hoặc 0,6 tạ/ha (Trạm Tấu). Đến năm 2004, năng suất chè khá hơn, vùng thấp đạt 58 - 66 tạ/ha thì vùng cao Trạm Tấu đạt 13 tạ/ha; Mù Cang Chải đạt 0,9tạ/ha Đồ thị biểu hiện năng suất chè qua các năm từ 1996-2005 c) Sản lượng: Qua năng suất và diện tích ta có bảng sau Bảng sô 10: Tình hình biến động sản lượng chè giai đoạn 1996-2005 Chỉ tiêu Năm Sản lượng (tấn) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (tấn) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc (tấn) Tốc độ phát triển định gốc (%) 1996 21.500 - - - - 1997 30.000 8.500 139,53 8.500 139,53 1998 35.000 5.000 116,67 13.500 162,79 1999 37.000 2.000 105,71 15.500 172,09 2000 40.000 3.000 108,11 18.500 186,04 2001 45.000 5.000 112,5 23.500 209,3 2002 52.005 7.005 115,57 30.505 241,88 2003 50.006 -1.999 96,16 28.506 232,59 2004 55.037 5.031 110,06 33.537 255,99 2005 60.446 5.409 109,83 38.946 281,14 Tổng 425994 TB 42599,4 4327,33 112,17 *Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Nhận xét : Trong giai đoạn này, do năng suất tăng không đều nên sản lượng chè thu hoạch tăng mạnh nhưng không tăng đều qua các năm. Sản lượng chè thu hoạch năm 2005 bằng 281,14% so với năm 1996, tức tăng 181,14% ( tăng 38946 tấn) Sản lượng chè tăng cao nhất là năm 1997 do đạt năng suất cao, sản lượng trong năm này đạt 30.000 tấn, tăng so với năm 1996 là 8.500 tấn, với tốc độ phát triển là 139,53%; tiếp theo là năm 2002 có tốc độ phát triển 115,57% ( tăng 7.005 tấn) so với năm 2001. Nhưng năm 2003 ngay sau đó, sản lượng chè trong năm này giảm gần 2.000 tấn so với năm 2002. Qua theo dõi chỉ tiêu tốc độ phát triển thì thấy: trong 10 năm, từ 1996 đến 2005, phần lớn các năm đều có tốc độ tăng khá, từ 10% trở lên như các năm 1997; 1998; 2001; 2002; 2004;2005. Còn lại tốc độ tăng dưới 10%, riêng năm 2003, như đã nói ở phần trên do năng suất giảm mạnh, nên sản lượng cũng giảm 3,84% ( giảm gần 2000 tấn) Nói chung cả diện tích, năng suất, sản lượng chè của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn nghiên cứu đều tăng cho dù không tăng đều. Giai đoạn 1996 - 2002 cả diện tích, năng suất sản lượng đều tăng ổn định. Những năm đầu của thời kì, dù đã được khuyến khích nhưng người dân vẫn còn chưa tập trung, chưa đầu tư chăm sóc để cho năng suất chè tăng cao. Cho nên có thể thấy rằng các năm 96, 97 ,98... diện tích gieo trồng chè tăng lên nhưng năng suất dù tăng nhưng không mang lại nhiều hiệu quả. Rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm cho năng suất, sản lượng chè của Yên Bái không đạt hiệu quả cao: Do thời tiết ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng, diện tích chè cho sản phẩm, làm cho vụ chè trong những năm này mất mùa. Kĩ thuật hái chè, sản xuất chè còn thủ công, lạc hậu...Nhiều công ty chè được lập ra nhưng hoạt động không hiệu quả; nhà nước chưa tập trung, đầu tư cho ngành chè. Từ năm 1996 đến năm 2005 , dù năng suất sản lượng tăng nhưng chưa thật sự làm hài lòng người dân và những người trực tiếp quản lý, sản xuất chè của tỉnh Yên Bái. Khả năng phát triển của ngành chè Yên Bái còn rất nhiều cho nên, Ngành chè Yên Bái vẫn cần tới sự quan tâm, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư của nhà nước để vực dậy, phát triển ngành chè Yên Bái , để tạo nên một thương hiệu chè Yên Bái trên khắp toàn quốc và quốc tế. Đồ thị biểu hiện sản lượng chè thu hoạch tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 1996-2005 Đồ thị chung về tốc độ phát triển liên hoàn về diện tích, năng suất, sản lượng 3. Hiện trạng giống chè Yên Bái 3.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè Năm 1999 tỉnh đã nhập giống mới từ Trung Quốc về theo chương trình của Bộ Nông nhiệp và phát triển nông thôn và trồng để nhân giống gốc, đến nay đã có 8 ha giống chè nhập nội để sản xuất giống giâm cành cho sản xuất đại trà. Việc nhân giống và tổ chức gieo ươm giống đã đạt kết quả khá .sử dụng biện pháp giâm cành và hình thành hệ thống vườn ươm được quản lý cấp chứng chỉ chất lượng, đạt tiêu chuẩn mới được xuất vườn. Hàng năm đã sản xuất từ 5 đến 13 triệu bầu giống, hom giống đã được lấy từ các vườn giống gốc đã được cấp có thẩm quyền công nhận.Từ đó đã giúp cho người nông dân có giống mới đảm bảo chất lượng tốt, bền vững. Tuy nhiên việc trồng thay thế diện tích chè cũ bằng giống mới còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. 3.2. Chất lượng các giống chè Yên Bái Chè vùng thấp: giống chè vùng thấp chủ yếu là giống chè Trung du, giống chè PH1, còn lại một tỷ lệ nhỏ là các giống chè LDP và một số giống chè Trung Quốc nhập nội ( Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Bát Tiên, Phúc Văn Tiên..). Chè vùng cao: chủ yếu là giống chè San Tuyết, và khoảng 10% diện tích là chè Trung du được trồng từ những năm1972 Bảng 11: Cơ cấu giống chè hiện có STT Giống chè diện tích (ha) % trong tổng số 1 Chẻ Trung du 8.161 66,4 2 Chè Shan vùng cao 2.751 22,4 3 Chè lai LDP 880 7,2 4 Chè nhập nội 448 3,6 5 chè PH1…… 50 0,4 *Nguồn: Một số báo cáo thống kê chính thức của nghiệp vụ thống kê Nông nghiệp - Cục thống kê tỉnh Yên Bái 3.3. Chất lượng các vườn chè Hiện nay toàn tỉnh có 12.289,6 ha chè, trong đó chè kinh doanh là 10.280 ha chiếm 83,64% tổng diện tích chè và chè kiến thiết cơ bản và phục hồi là 2.009,6 ha chiếm 16,35%. Kỹ thuật làm đất chưa đảm bảo, thiếu đầu tư phân bón lót, thiếu cây che bóng, nói chung chưa tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình kỹ thuật đã hướng dẫn. Một số diện tích còn trồng phân tán, thiếu tập trung. Chè vùng cao trồng theo chương trình Định canh định cư và 661 với mật độ 3.000 cây/ha đầu tư bằng nguồn vốn định canh định cư và 661 còn kém về chất lượng, diện tích chè xấu chiếm tỷ lệ cao (theo số liệu điều tra diện tích chè xấu chiếm đến 72% trong tổng số diện tích chè đã trồng ) . 3.4. Về đầu tư chăm sóc thâm canh: Việc đầu tư chăm sóc chăm sóc thâm canh chè hiện có rất bị hạn chế ,hầu hết là bóc mầu đất, việc bổ xung phân bón thâm canh còn quá ít, thậm chí có nhiều hộ nông dân chỉ thu hái, không chăm sóc, nhất là những năm giá chè xuống thấp. Do đó năng suất sản lượng chè búp tươi thấp. Việc thu hái, vận chuyển sản phẩm chè búp tươi về các cơ sở chế biến còn quá tuỳ tiện, chất lượng chè búp thấp gây khó khăn cho chế biến, không đảm bảo được chất lượng sản phẩm sau chế biến. Sản phẩm chè chế biến kém chất lượng, giá bán thấp làm cho sản phẩm chè không cạnh tranh được trên thị trường, việc chuyển hướng từ sản xuất chè đen truyền thống sang sản xuất chè xanh, hoặc chè đen chất lượng cao còn rất chậm, sản phẩm chè đơn điệu, hiệu quả không cao. III. Thực trạng chế biến và tiêu thụ chè 1. Thực trạng chế biến Chế biến chè là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất chè. Nó vừa là một thị trường tiêu thụ chè búp tươi vừa làm tăng giá trị của sản phẩm, tạo nhiều mặt hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ. a) Quy mô, số lượng các cơ sở chế biến Đến nay công nghiệp chế biến chè ở Yên Bái đã có những bước phát triển đáng kể. Đến năm 2005 trên địa bàn toàn tỉnh có 55 đơn vị gồm 76 cơ sở chế biến và tiêu thụ chè ( không kể bom quay tay) với tổng công suất chế biến 636 tấn búp tươi nguyên liệu trong 1 ngày. Trong đó phân theo huyện thị thành phố: + Huyện Văn Chấn có 38 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến 324 tấn chè búp tươi/ngày + Huyện Trấn Yên có 14 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 121 tấn chè búp tươi/ngày + Huyện Yên Bình có 8 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 72 tấn chè búp tươi/ngày + Thành phố Yên Bái có 10 xưởng chế biến với tổng công xuất chế biến từ 93 tấn chè búp tươi/ngày + Huyện Văn Yên có một xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 2 tấn chè búp tươi/ngày + Huyện Lục Yên có 1 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 8 tấn chè búp tươi/ngày + Thị xã Nghĩa Lộ có 1 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 8 tấn chè búp tươi/ngày + Huyện Trạm Tấu có một xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 3 tấn chè búp tươi/ngày + Huyện Mù Cang Chải có 1 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 5 tấn chè búp tươi/ngày Như vậy, tất cả các cơ sở chế biến đều là các cơ sở chế biến vừa và nhỏ ( công suất dưới 30 tấn búp tươi/ngày) Ngoài các cơ sở chế biến chè thủ công tinh xảo để tạo sản phẩm đặc sản giá trị cao, còn có các cơ sở chế biến chè đen có quy mô nhỏ không đủ các điều kiện đảm bảo yêu cầu công nghệ. Do vậy sản phẩm biểu hiện chất lượng thấp như chua, thiu, khê, khét, lẫn nhiều tạp chất... vấn đề đặt ra là hạn chế các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, chỉ nên xây dựng các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vận chuyển nguyên liệu khó khăn. b) Các loại hình doanh nghiệp: Tỉnh chủ trương xã hội hoá ngành chè ,tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triến sản xuất. Đến nay có đủ các loại hình doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh doanh chè + Thuộc quản lý của ngành chè trung ương : 6 doanh nghiệp + Doanh nghiệp tỉnh: 5 doanh nghiệp + Công ty trách nhiệm hữu hạn: 20 doanh nghiệp + Hợp tác xã hộ sản suất 22 doanh nghiệp + Doanh nghiệp nước ngoài: 2 doanh nghiệp c) Thực trạng trình độ công nghệ và thiết bị chế biến chè ở Yên Bái Trong những năm qua một số địa phương bùng nổ việc phát triển các cơ sở chế biến vừa và nhỏ dưới nhiều hình thức với thiết bị chế biến thô sơ, thiếu nhà xưởng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm , không có vùng nguyên liệu chủ động , thiết bị chế biến chè lạc hậu, cũ . Tổng công suất máy móc đã gần gấp đôi nhu cầu tính về sản lượng chè búp tươi trên địa bàn, cá biệt có những vùng công suất máy gấp ba lần so với sản lượng chè búp tươi hiện có. 2. Thị trường tiêu thụ chè Yên Bái: Trong 5 năm qua từ 2001-2005, tổng sản lượng chè búp tươi được tiêu thụ qua các cơ sở chế biến chè trên địa bàn toàn tỉnh là 263.000 tấn. Sản phẩm đã chế biến và tiêu thụ hết. Sản phẩm chè sản xuất ra cơ bản được tiêu thụ hết trong năm, cá biệt cónăm phải tồn kho sang năm sau mới tiêu thụ hết. Nguồn tiêu thụ chủ yếu thông qua tổng công ty chè Việt Nam (VINATEA) có một tỷ lệ không lớn được xuất khẩu trực tiếp tập trung ở công ty chè Văn Hưng. Sản phẩm chè được tiêu thụ hết nhưng giá bán bình quân thấp, giá bán chè đen bình quân khoảng 13.000-14.000 đồng/kg; giá bán chè xanh bình quân 15.000 đồng/kg, do đó tổng doanh thu tiêu thụ không lớn, thu nộp ngân sách thấp. Bảng 12: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè qua các năm 2001-2005 TT Hạng mục ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 1 Sản lượng chè búp tươi Nghìn tấn 45 53 50 55 60 263 2 Sản lượng chè chế biến - Chè đen - Chè xanh Nghìn tấn N. tấn N.tấn 10,5 10 0,5 11,8 11 0,8 9,3 8,1 1,2 11,8 10,7 1,1 13,5 11 2,5 56,9 50,8 6,1 3 Sản phẩm đã tiêu thụ Nghìn tấn 10,5 11,8 7,6 13,5 13,5 56,9 4 Doanh thu Tỷ đồng 145 135 73 161 170 684 5 Nộp ngân sách Tỷ đồng 6,5 6,0 4,7 7,5 12,0 36,7 *Nguồn: Một số báo cáo thống kê chính thức của nghiệp vụ thống kê Thương mại - Cục thống kê tỉnh Yên Bái IV. Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè Bảng 13: Hiệu quả sản xuất chè búp tươi Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số Văn Chấn Trấn Yên Yên Bình 1. Số đơn vị điều tra Hộ 100 50 30 20 2.Diện tích cho SP/DT gieo trồng Ha 54,29 28,48 18,02 7,79 3.Sản lượng sản phẩm thu hoạch Tấn 384,4 225,8 110,4 48,2 4.NS/DT cho SP/DT gieo trồng Ta/ha 70,8 79,28 61,26 61,87 5.Tổng thu 1000đ 742.566 438.457 201.844 102.265 6.Tổng chi phí sản xuất 1000đ 491.388 316.910 134.444 40.034 7. Giá thành SX 1kg chè búp tươi đ/kg 1.275 1.403 1.217 807,4 8.Giá bán bình quân 1kg chè búp tươi trên địa bàn đ/kg 1.929 1.929 1.929 1.929 Lợi nhuận 1 kg chè búp tươi đ/kg 654 526 712 121,6 *Nguồn: Một số báo cáo thống kê chính thức của nghiệp vụ thống kê Nông nghiệp - Cục thống kê tỉnh Yên Bái Kết quả trên cho thấy, sản xuất chè búp tươi ở tỉnh Yên Bái đạt hiệu quả kinh tế cao. Năng suất cây chè của Tỉnh đạt khá (70,8 ta/ha). lợi nhuận của người sản xuất Chè thu được là 654 đồng/kg chè búp tươi. Qua điều tra hiệu quả sản xuất chè búp tươi của tỉnh Yên Bái cho thấy, việc đầu tư, phát triển diện tích chè của Tỉnh Yên Bái là hướng đi đúng. Cây chè đã góp phần nâng cao đời sống , xoá đói giảm ngèo cho nhân dân Tỉnh Yên Bái; là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Song việc phát triển cây chè vẫn còn nhiều khó khăn: Diện tích chè cho sản phẩm nhìn chung đã già cỗi ( chủ yếu là diện tích cho sản phẩm từ 20-30 năm nay trở lên). Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè không ổn định, chất lượng chè chưa đảm bảo,..Vì vậy tỉnh cần có biện pháp đẩy mạnh phát triển cây chè như: Cái tạo chè già cỗi bằng các giống chè có năng suất, chất lượng cao, cho các hộ gia đình vay vốn để đầu tư phát triển cây chè, tìm thị trường ổn định để nhân dân yên tâm sản xuất chè. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Những kết quả đạt được Trong những năm qua ngành sản xuất chè Yên Bái đã đạt được những bước tiến quan trọng, góp phần tạo ra thành tựu kinh tế chung của tỉnh giai đoạn 2005-2006. Với kết quả đạt được này đã làm cơ sở, tiền đề thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất ngành chè 2006-2010. Những bước tiến trên thể hiện trên tất cả các phương diện sau: Trong vòng 5 năm từ 2000-2005 diện tích chè đã tăng thêm 2.000 ha, năng suất chè tăng 4,2 tạ, sản lượng chè búp tươi tăng 20.000 tấn, sản lượng chè thương phẩm năm 2005 đạt 13.000 tấn, tăng 5.000 tấn so với năm 2000. Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè đạt kết quả khá, cải thiện phần nào chất lượng giống chè Yên Bái theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sản phẩm sản xuất ra cơ bản đã được tiêu thụ hết. Chè búp tươi của nông dân đã được các cơ sở thu mua và chế biến hết, chè khô chế biến cũng đã được tiêu thụ hết. Thu nhập của người làm chè cũng từng bước ổn định. 2. Về tồn tại thiếu sót: Bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại thiếu sót đòi hỏi ngành chè Yên Bái phải tập trung giải quyết, khắc phục: Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Chất lượng các vườn chè chưa cao, diện tích chè xấu chiếm tỷ lệ cao. Hoạt động đầu tư, chăm sóc, thâm canh còn rất hạn chế Thiết bị và công nghệ chế biến cũ kĩ, lạc hậu. Thị trường tiêu thụ chè đã qua chế biến chủ yếu thông qua Tổng công ty chè Việt Nam, chưa thể xuất khẩu trực tiếp được. Từ những lý do trên dẫn đến sản phẩm chè chế biến kém chất lượng, chưa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng .Cùng với những yếu kém trong xúc tiến thương mại làm cho giá bán chè thấp, thu nhập của người sản xuất chè không đảm bảo. Nguyên nhân của tình trạng trên: Tư tưởng của người dân chưa chuyển mạnh trong việc thay thế diện tích chè già cỗi bằng giống mới, kể cả các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp cổ phần. Giống chè mới cũng chưa đủ để đá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32108.doc