MỤC LỤC
Lời nói đầu 2
Nội dung 3
I. Cơ sở lýluận 3
I.1. Tiềm năng phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam 3
I.2 . Vai trò của ngành thuỷ sản Việt nam 4
I.3. Tổng quan cơ sở lý luận 5
I.4 . Bản chất của thị trường sản phẩm thuỷ sản 7
I.5. Vai trò của thị trường sản phẩm thuỷ sản 8
I.6. Đặc điểm của thị trường sản phẩm thuỷ sản 9
II. Thực trạng của thị trường sản phẩm thuỷ sản Việt Nam. 10
II.1 Thị trường nội địa 10
II.2 Thị trường xuất khẩu 12
II.3 . Đánh giá về thị trường của thuỷ sả
35 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mở rộng thị trường của ngành thuỷ sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Việt Nam 18
III. Biện pháp phát triển thị trường thuỷ sản Việt Nam 20
III.1 . Biện pháp tăng khả năng cạnh tranh 20
III.2. Biện pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá thuỷ sản 21
III.3.Các giải pháp yểm trợ 28
Kết luận 32
Danh mục tài liệu tham khảo 33
LỜI NÓI ĐẦU
Thuỷ sản cùng với các nghành dệt may , dầu khí… là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam . Đóng góp một phần đáng kể vào GDP và ngoại tệ cho đất nước. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu trong khu vực và trên thế giới . Trong xu thế toàn cầu hoá , chúng ta sắp sửa gia nhập WTO ,thì đối với tất cả các nghành nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng , đặt ra một thách thức của hội nhập là phải tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường thế giới. Đây là một yêu cầu khách quan , bắt buộc các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đều phải quan tâm nếu muốn đứng vững trong hoàn cảnh mới. Cũng trong thời gian gần đây vụ kiện bán phá giá của Mỹ đối với các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam là một bài học , một kinh nghiệm đầu tiên đối với ngành thuỷ sản và với cả nền kinh tế .Với lý do đó nghiên cứu các biện pháp mở rộng thị trường của ngành thuỷ sản - một nghành mũi nhọn của kinh tế Việt Nam , có ý nghĩa không chỉ với ngành thuỷ sản, mà còn có thể là kinh nghiệm quý báu cho tất cả các ngành khác trong quá trình hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
Kính thưa giảng viên hướng dẫn , do trình độ có hạn nên trong đề án này em chỉ xin dừng lại ở việc sưu tầm ,khảo cứu có tính chất tổng hợp các tài liệu có liên quan đến chủ đề mà em đã chọn. Em xin cảm ơn!.
NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN.
I.1. Tiềm năng phát triển của thuỷ sản Việt Nam.
I.1.1. Tiềm năng tài nguyên.
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km,12 đầm,phá,112 cửa sông, lạch ,trong đó có nhiều cửa sông có khả năng cho tàu thuyền có trọng tải lớn qua lại .Hệ thống 4000 hòn đảo,đặc biệt là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể xây dựng được cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản.
Biển Việt Nam bao gồm :(1) Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000 km2; (2) Vùng biển đặc quyền kinh tế rộng 1 triệu km2 . Các đảo Bạch Long Vĩ , Phú Quốc, Côn Đảo… đều rất thuận lợi cho khai thác thuỷ sản.
Vùng biển và dải ven biển gồm 3 vùng: (1) Vùng vịnh Bắc bộ;(2) Vùng biển miền Trung ;(3) Vùng biển Nam bộ .Và chia thành 4 khu vực môi trường: (1) Môi trường nước mặn xa bờ: là vùng biển ngoài khơi , có chủ yếu là các loại cá lớn , điển hình là cá thu, cá ngừ có giá trị xuất khẩu cao. (2) Môi trường nước mặn gần bờ : Ở vùng Đông và Tây Nam bộ có sản lượng khai thác cao nhất, gồm tôm ,mực , rong kinh tế, san hô…Nếu tính cả 2 môi trường nước mặn thì trữ lượng vào khoảng 4.180.000 tấn , có thể cho phép khai thác 1,6- 1,7 triệu tấn (3) Môi trường nước lợ : là vùng nước cửa sông, ven biển . Các loài có giá trị kinh tế cao như : tôm, cua biển, sò… Tôm là thuỷ sản được quan tâm nhất ( tôm sú , tôm he…); (4) Môi trường nước ngọt: ao,hồ, sông suối …trong đất liền .
Ngành thuỷ sản được chia làm 7 vùng sinh thái các cụm kinh tế. Đó là:
Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh: Hà Nội , Hải Phòng, Hải Dương , Hưng Yên, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh . Xuất khẩu trong những năm gần đây đạt khoảng 90-95 triệu USD, sản lượng năm 2001 là 213.184 tấn, trong đó trung tâm là Hải Phòng , với giá trị xuất khẩu ước tính 20-25 triệu USD , sản lượng 40.000 tấn/năm. Quảng Ninh đứng thứ 2 với sản lượng khoảng 25.000-30.000 tấn/năm.
Vùng Bắc Trung bộ, gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế . Là nơi có sản lượng thuỷ sản thấp nhất cả nước khoảng 175.000 tấn , xuất khẩu đạt 80-90 triệu USD. Trọng điểm kinh tế là Thanh Hoá , Nghệ An và Thừa Thiên Huế.
Vùng duyên hải Nam Trung bộ, gồm 7 tỉnh từ Quảng Nam , Đà Nẵng đến Bình Thuận . Sản lượng khoảng 300.000 tấn . Xuất khẩu đạt giá trị 260-270 triệu USD. Trung tâm kinh tế của vùng là Đà Nẵng, Khánh Hoà , Bình Thuận.
Vùng Đông Nam bộ , gồm 6 tỉnh là TP. Hồ Chí Minh , Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương , Bình Phước, Tây Ninh , Đồng Nai. Sản lượng ít khoảng 215 ngàn tấn , xuất khẩu 230-240 triệu USD . Trọng điểm là Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 12 tỉnh , trong đó có 7 tỉnh ven biển , là vùng thuỷ sản trọng tâm của cả nước, sản lượng 1200 ngàn tấn , Giá trị xuất khẩu đạt khoảng 460- 465 triệu USD. Trọng điểm kinh tế là Kiên Giang , Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cần Thơ.
Vùng miền núi và trung du Bắc bộ, là nơi không có thế mạnh thuỷ sản .
Vùng Tây Nguyên , sản lượng thuỷ sản nhỏ bé 10.350 tấn/năm .
I.1.2. Tiềm năng con người.
Việt Nam thuộc vào những nước đông dân nhất thế giới , 75% dân số sống ở nông thôn , trong đó dân cư ven biển lại có tốc độ tăng nhanh hơn bình quân chung của cả nước . Nước ta có 29 tỉnh tiếp xúc trực tiếp với biển . Dân cư vùng này chiếm 51% dân số cả nước , dân sống bằng nghề đánh cá chiếm 1,4 % dân số toàn quốc .
Các hộ hành nghề thuỷ sản có số nhân khẩu cao hơn so với các hộ khác . Số hộ , số nhân khẩu và lao động thuỷ sản vẫn tăng đều qua các năm . Nói chung không chỉ đối với ngành thủy sản mà đối với mọi ngành sản xuất , Việt Nam đều có đủ khả năng cung cấp sức lao động dồi dào .
I.2.Vai trò của ngành thuỷ sản Việt Nam.
Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hàng năm mang lại cho đất nước gần 2 tỷ USD. Năm 2001-2002 thuỷ sản là mặt hang đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu , chỉ đứng sau dầu thô và dệt may. Trên thị trường thế giới , Việt Nam đứng hàng thứ 14 về tổng sản lượng , thứ 11 về giá trị kim ngạch xuất khẩu,thứ 5 về sản lượng nuôi tôm thế giới. Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại 60 nước , trong đó xuất khẩu trực tiếp tới 22 nước.
Ngành thuỷ sản là ngành quan trọng cung cấp thực phẩm cho con người . Do có những ưu điểm vượt trội : giàu chất dinh dưỡng , dễ tiêu hoá , tốt cho sức khoẻ … chính vì lẽ đó nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng nhanh , nhất là ở các nước phát triển .
Ngành thuỷ sản là một ngành cung cấp nguyên liệu cho nông nghiệp và các ngành khác . Sản phẩm của nông nghiệp có thể cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi , phân bón cho trồng trọt , nguyên liệu cho dược phẩm và hoá chất.
I.3.Tổng quan cơ sở lý luận để phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam.
(1)Lý thuyết thay đổi cơ cấu.
Đây là một trong những lý thuyết căn bản nói lên sự phát triển của một nền kinh tế kém phát triển bằng cách thay đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống lạc hậu chuyển sang một nền kinh tế công nghiệp tiên tiến , hiện đại. Đại diện cho lý thuyết thay đổi cơ cấu là Lewis và Chenery.
Theo Lewis, nền kinh tế của các nước đang phát triển có thể chia ra làm hai khu vực:
- Khu vực thứ nhất là khu vực nông thôn truyền thống với đặc trưng là sản xuất tự cung tự cấp , năng suất lao động thấp.
- Khu vực thứ hai là khu vực thành thị . Đặc trưng của khu vực này là năng suất lao động cao hơn hẳn so với khu vực nông thôn truyền thống .
Khi có điều kiện , lao động ở khu vực thứ nhất có thể chuyển sang khu vực thứ hai mà sản lượng nông nghiệp vẫn không giảm , do phát triển đã đi vào chiều sâu.
Theo Chenery thì thu nhập trên đầu người tăng lên sẽ dẫn đến sự dịch chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp .
Vận dụng lý thuyết về thay đổi cơ cấu trong việc phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam chính là sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp , tức là chuyển từ những vùng trồng lúa năng suất thấp , bấp bênh sang nuôi trồng thuỷ sản có năng suất và hiệu quả cao hơn hẳn. Phát triển thuỷ sản lại gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ , tạo bộ mặt mới ở chính nông thôn .
(2Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith.
Lý thuyết này cho rằng các quốc gia chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối ( tức là chi phí lao động thấp hơn so với các nước khác) và nhập khẩu những mặt hàng mà mình không có lợi thế tuyệt đối thì tất cả các quốc gia đều có lợi . Lợi thế tuyệt đối có được ở đây là do có được nguồn tài nguyên thiên nhiên từ vị trí địa lý mang lại.
Vận dụng những lý thuyết này vào thực tế ngành thuỷ sản Việt Nam có nghĩa là nên tập trung sản xuất ở những vùng có lợi thế về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản như vùng đồng bằng sông Cửu long, vùng Đông Nam bộ.
(3)Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo.
Lý thuyết này cho rằng nếu mỗi quốc gia tập trung vào chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những sản phẩm mà mình không có lợi thế so sánh. Tuy nhiên “lợi thế so sánh” ở đây không phải là sự khác biệt tài nguyên thiên nhiên như Adam Smith mà dựa vào trình độ phát triển các yếu tố sản xuất của mỗi quốc gia ( thí dụ: trình độ người lao động, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật..)và lợi thế so sánh không bất di bất dịch như lợi thế tuyệt đối mà nó tuỳ thuộc vào thời gian và trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
Vận dụng lý thuyết này vào thực tế ngành thuỷ sản là để khai thác lợi thế so sánh . Chúng ta có thể ngày càng hoàn thiện qua trình sản xuất kinh doanh như : chuyển từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ, chuyển từ nuôi tôm quảng canh sang, nuôi tôm thâm canh, chuyển từ xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp sang những mặt hàng có giá trị gia tăng cao…
(4)Lý thuyết phát triển cân đối và không cân đối.
Ở quan điểm thứ nhất các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế phải phát triển một cách cân đối để tránh các bất hợp lý, các cú sốc có thể xảy ra do mất cân đối. Tuy nhiên quan điểm này chỉ đúng trong trường hợp cạnh tranh hoàn hảo. Nhưng thực tế thị trường không phải lúc nào cũng hoàn hảo hay độc quyền , do đó xuất hiện quan điểm thứ hai của các nhà kinh tế , đó là chấp nhận phát triển không cân đối trong một khoảng thời gian nào đó. Có nguyên nhân “không cân đối” ở đây là do sự khác nhau về mức cầu đối với từng ngành , sự tích luỹ khác nhau của các doanh nghiệp… Vì vậy, Chính phủ có thể dùng các chính sách kinh tế vĩ mô của mình để thúc đẩy một số ngành kinh tế mũi nhọn nhằm đẩy mạnh các ngành kinh tế có liên quan cũng phát triển theo.
Trên thực tế hai quan điểm này không đối lập nhau mà trái lại phải kết hợp với nhau trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và trung hạn.
Vận dụng lý thuyết này vào thực tế ngành thuỷ sản , chính là nếu đứng trên giác độ toàn ngành trong dài hạn chúng ta phải phát triển ngành thuỷ sản cân đối , bền vững và có hiệu quả , nhưng trong ngắn hạn có thể chấp nhận sự mất cân đối nào đó . Thí dụ: trong thời gian trước mắt là đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới để tăng thu ngoại tệ nhưng trong dài hạn phải tính đến thị trường nội địa;hoặc trong khi chưa có điều kiện thì nên tập trung xây dựng trại giống, cảng cá ,chợ cá,các dịch vụ hậu cần ở những vùng trọng điểm, nhưng khi đã có đủ điều kiện thì có thể nhân rộng trên thị trường toàn quốc để tạo sự phát triển cân đối đồng đều .
(5)Lý thuyết phát triển bền vững
Dựa trên nguyên lý tài nguyên môi trương cố định CNA: Mọi đền bù đòi hỏi sự chuyển giao cho thế hệ tương lai một tài nguyên thiên nhiên không nhỏ hơn tài nguyen thiên mà mà thế hệ hiện nay đang có. Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi phải tạo ra một nguồn tài nguyên nhân tạo tương ứng ngang giá trị với chúng một cách thực tế.
Theo quan điểm của một số người thì việc áp dụng CNA có thể làm cho tốc độ phát triển kinh tế thị trường chậm lại . Nhưng về lâu về dài thì nguồn tài nguyên được đảm bảo cho các thế hệ sau.
Vận dụng lý thuyết này trong thực tế phát triển của ngành thuỷ sản là một trong những nội dung quan trọng nhất . Muốn vậy trong từng lĩnh vực của quá trình sản xuất thuỷ sản phải luôn chú ý đến vấn đề tái tạo nguồn lợi , chống ô nhiễm môi trường , bảo vệ vùng sinh thái . Nguồn lợi và tài nguyên thuỷ sản phải được sử dụng dài lâu , vừa thoả mãn được nhu cầu kinh tế trước mắt trong sức chống chịu của hệ sinh thái , vừa duy trì được nguồn lợi tài nguyên cho thế hệ mai sau.
I.4. Bản chất của thị trường sản phẩm thuỷ sản .
Thị trường là một phạm trù kinh tế, tồn tại một cách khách quan cùng với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hoá . Thị trường phát triển gắn liền với sự phân công lao động xã hội và là kết quả của phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hoá .
Do tác động của tiến bộ khoa học công nghệ , nên thị trường tồn tại một cách khách quan và ngày càng được phát triển mở rộng bao gồm thị trường các yếu tố sản xuất , thị trường hàng hoá , thị trường dịch vụ, thị trường trong nước, thị trường nước ngoài . Trong đó thị trường sản phẩm là thị trường đầu ra của sản xuất ,có vai trò quan trọng trong hệ thống thị trường ,nhằm thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển .
Như vậy thị trường thuỷ sản là lĩnh vực cụ thể của lưu thông hàng hoá , là tổng hợp những điều kiện ( kinh tế ,kỹ thuật, tâm lý, xã hội , tự nhiên…) để thực hiện giá trị hàng hoá . Thị trường sản phẩm thuỷ sản có thể hiều theo nghĩa hẹp hơn đó là “vị trí địa lý” nơi người mua mà người bán có thể gặp mặt trực tiếp để trao đổi , mua bán, có thể là chợ thuỷ sản hay rộng hơn là một vùng , một quốc gia .
Thị trường thuỷ sản đều chứa một tổng số cung và tổng số cầu về một loại sản phẩm hàng hoá thuỷ sản nào đó. Mọi sự trao đổi trên thị trường sản phẩm thuỷ sản đều chịu sự tác động , chi phối của các quy luật kinh tế hàng hoá như : quy luật giá trị , quy luật cung cầu , quy luật cạnh tranh. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng tác động lẫn nhau theo sự dẫn dắt của “bàn tay vô hình” để giải quyết ba vấn dề trọng tâm sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai.
I.5. Vai trò của thị trường sản phẩm thuỷ sản.
Trong nền kinh tế thị trường , thị trường tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng đối với việc sản xuất kinh doanh của ngành và doanh nghiệp
Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản có vai trò quan trọng đến việc chuyền dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng cao . Do tính đa dạng của nhu cầu thị trường tác động làm cho sản xuất biến đổi về mặt cơ cấu sản phẩm để phù hợp với tính đa dạng của nhu cầu thị trường . Đồng thời thông qua việc trao đổi buôn bán hàng hoá trên thị trường , làm cho các vùng sản phẩm chuyên môn hoá ngày càng phát triển và liên kết với nhau để khai thác tốt lợi thế của từng vùng , sản xuất ra nhiều hàng hoá đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường .
I.6. Đặc điểm của thị trường sản phẩm thuỷ sản .
I.6.1. Thị trường sản phẩm thuỷ sản là một thị trường đa dạng và đa cấp thị trường .
Thuỷ sản là một ngành kinh tế - kỹ thuật gồm nhiều lĩnh vực như: khai thác, nuôi trồng , chế biến , dịch vụ thương mại . Do đó nó được coi như là sự tổng hợp của một bộ phận nông nghiệp và một bộ phận công nghiệp , và được chuyên môn hoá hẹp . Ngành thuỷ sản sản xuất ra nhiều loại sản phẩm đa dạng như: cá các loại , tôm các loại,nhuyễn thể các loại , và các thuỷ hải sản đặc biệt khác . Hơn nữa do có điều kiện tự nhiên thuận lợi như đã nói ở phần trên , nước ta hoàn toàn có khả năng phát triển ngành thuỷ sản với nhiều sản phẩm phong phú . Nhờ tính đa dạng trong sản xuất mà thị trường sản phẩm thuỷ sản có khả năng phát triển đa dạng,kể cả thị trường trong nước và nước ngoài .
Thị trường sản phẩm thuỷ sản là thị trường đa cấp gồm : cấp cơ sở, cấp địa phương ,cấp trong nước và cấp ngoài nước, hay cấp bán buôn, bán lẻ , tiêu dùng . Nhận thức rõ vai trò của thị trường trong quá trình đổi mới . Chúng ta đã có quan tâm đúng mức tới sự phát triển của thị trường sản phẩm . Đó là :(1) Thị trường sản phẩm trong nước đã bắt đầu hình thành hệ thống thị trường thống nhất với nhiều cấp độ khác nhau . Thị trường sản phẩm thuỷ sản trong nước phát triển hình thành trung tâm buôn bán lớn , vừa và nhỏ phù hợp với từng vùng , địa phương ,cơ sở.
(2) Thị trường sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu những năm gần đây rất phát triển và sôi động . Nhiều sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của nước ta đã giữ được vị thế trên thị trường quốc tế . Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng: 1,4 tỷ USD năm 2000, tăng lên 1,87 tỷ USD năm 2002 và 2,3 tỷ USD năm 2003, chứng tỏ Việt Nam có vị thế khá cao trong thương mại thuỷ sản thế giới.
I.6.2. Thị trường sản phẩm thuỷ sản phát triển không đồng đều giữa các vùng khu vực trong cả nước .
Như đã nói ở phần trên , thuỷ sản có khả năng phát triển ở rất nhiều vùng , miền trên cả nước , các sản phẩm thuỷ sản không chỉ đáp ứng nhu cầu tại chỗ mà còn góp phần đáp ứng nhu cầu ở các địa phương khác , và thu gom chế biến xuất khẩu . Điều này làm cho thị trường sản phẩm thuỷ sản mang tính phân tán rộng khắp cả nước , song cũng mang tính khu vực khá lớn do có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng trong cả nước . Thị trường thuỷ sản tập trung quy mô lớn ở những nơi có điều kiện về sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá . Đó là những vùng chuyên canh nuôi trồng , khai thác , chế biến thuỷ sản tập trung , những đô thị lớn trở thành thị trường trung tâm đầu mối của cả nước ; các tỉnh lị, thị xã, thị trấn thành trung tâm thương mại của vùng và địa phương .
I.6.3. Quan hệ cung- cầu trên thị trường thuỷ sản từng bước ổn định hơn.
Lượng thuỷ sản của nước ta tăng mạnh trong những năm gần đây . Tổng sản lượng thuỷ sản tăng trên 2,7 lần trong giai đoạn 1985-2001. Do sản lượng thuỷ sản tăng nhanh , quan hệ cung - cầu trên thị trường thuỷ sản cũng ngày càng được cải thiện rõ rệt , lượng cung từ chỗ khan hiếm chuyển sang đủ và đôi khi dư thừa , điều này làm cho người sản xuất kinh doanh chịu nhiều thiệt thòi và lỗ vốn . Cụ thể sau vụ kiện phá giá bán cá tra , cá ba sa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tạm thời đến giữa năm 2003 , sản lượng cá nuôi của đồng bằng sông Cửu Long tăng cao , làm cung vượt xa cầu , hàng hoá ứ đọng không tìm được đầu ra . Tại tỉnh Vĩnh Long sản lượng nuôi cá tra , cá ba sa năm 2003 là khoảng 14.000 tấn nhưng chỉ có 8.000 tấn là có hợp đồng tiêu thụ . An Giang sản lượng nuôi là 100.000 tấn chỉ có khoảng 40.000 tấn là có hợp đồng tiêu thụ , số càn lại không tìm được đầu ra . Trước thực trạng đó việc tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản là vô cùng cần thiết và cấp bách .
II.THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM .
II.1. Thị trường nộI địa.
Trước hết chúng ta hãy xem xét cơ cấu sản lượng thuỷ sản được tiêu thụ trên thị trường.
1980
1985
1990
1995
1995
2000
2001
Tổng SL thuỷ sản
-Thị trường XK
-Thị trường nội địa
100,0
1,2
98,8
100,0
7,7
92,3
100,0
13,1
86,9
100,0
22,6
77,4
100,0
24,3
75,7
100,0
25,4
74,6
100,0
27,1
72,9
Cơ cấu sản lượng thuỷ sản tiêu thụ trên thị trường (%)
Đến năm 2001 , tiêu dùng trong nước đã đạt đến con số gần 1,8 triệu tấn , gấp 3 lần so với năm 1980, và hai lần so với năm 1990 . Hiện nay mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người của Việt Nam vào khoảng 14kg/người/năm ( trong khi đó Malaysia là 39,4kg, Thái Lan 19,5kg và Inđônêxia là 15,9kg) . Nhưng rất khác nhau giữa các vùng trong cả nước,cao nhất là đồng bằng sông Cửu Long ( 35,7kg/người )
ngược lại ở Tây Nguyên là 2,2kg/người, vùng núi và trung du phía Bắc chỉ có 1,8kg/người/năm.
Nét mới của thị trường tiêu thụ nội địa là người dân đã bắt đầu mua các mặt hàng thuỷ sản có chất lượng cao , bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm , bao bì đẹp, tiện lợi . Các mặt hàng cao cấp ngày càng được tiêu dùng nhiều hơn như là :hàng thuỷ sản tươi sống , những mặt hàng đóng gói dạng ăn liền, …Tuy vậy chủng loại mặt hàng chế biến vẫn còn nghèo nàn , chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người dân. Các sản phẩm thuỷ sản chưa đáp ứng được thị trường trung du, miền núi do chi phí bảo quản và vận chuyển cao.
Hệ thống cơ sở hạ tầng thị trường thuỷ sản đang từng bước phát triển Các chợ sản phẩm thuỷ sản đã hình thành và hoạt động khá sôi động . Các chợ cá thường được hình thành cùng với các bến hoặc cảng cá . Phần lớn các chợ cá nằm trên đất liền nhưng gần đây trên toàn quốc đã có 4 cảng cá và chợ cá mới hình thành ở vùng khơi .
(1) Chợ bán buôn nội địa :trước năm 2002 cả nước chưa có trung tâm kinh doanh hay chợ bán buôn riêng biệt dành cho các sản phẩm thuỷ sản . Kinh doanh thuỷ sản thường được hình thành ở các bến cá hoặc rải rác ở chỗ của những người kinh doanh thuỷ sản . Các thành phần của nghề cá không có đủ thông tin về sản lượng, khả năng tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm. Giá cả cung cấp thủy sản không phản ánh đúng giá thị trường thực tế. Người kinh doanh và tiêu dùng không thể thoả mãn với các sản phẩm thuỷ sản .
(2) Chợ và cửa hàng bán lẻ : Người tiêu dùng có thể tiếp cận các sản phẩm thuỷ sản ở các chợ với chủng loại và số lượng tuỳ thuộc vào phạm vi và quy mô của chợ .Các chợ lớn thường tập trung ở các thành phố, khu đô thị lớn.
II.2. Thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới và hiện này đã được xếp vào hàng 10 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1991-1999 là đạt 20%/năm. Trong cơ cấu kinh tế Việt Nam, thuỷ sản chiếm khoảng trên 20% kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp và 11-12% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia.
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng kim ngạch
621,4
696,5
776,4
858,6
971,2
1475
1777
Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1995-2001( Triệu USD)
Tại nghị quyết hội nghị Trung ương V khóa VII năm 1993, Đảng ta đã khẳng định “Xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn” và Nghị quyết số 09/2000 NQ-CP về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp , đã nhấn mạnh định hướng phát triển ngành thuỷ sản – ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam trong 10 năm tới . Quyết định này đã cho thấy tầm quan trọng của ngành thuỷ sản xuất khẩu đối với nền kinh tế nước ta . Đối với ngành thuỷ sản thì việc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản là mục tiêu chiến lược để đẩy mạnh phát triển ngành.
II.2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu .
Thị trường trao đổi thuỷ sản thế giới rất rộng lớn bao gồm 195 nước xuất khẩu và 180 nước nhập khẩu thuỷ sản . Trong đó có nhiều quốc gia vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu như: Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc…. Hiện nay Thái Lan là nước xuất khảu thuỷ sản lớn nhất thế giới , với kim ngạch khoảng 4 tỷ USD sau đó là Mỹ ,Trung Quốc,Peru, Inđônêxia, Nga , Hàn Quốc…Các quốc gia nhập khẩu lớn nhất là Nhật Bản, Mỹ, EU…
Trước đây, thuỷ sản Việt Nam vớ lượng hàng hoá ít ỏi , chất lượng thấp,chỉ có một lối nhỏ ra thị trường thế giới , đó là mối quan hệ với thị trường Hồng Kông và Singapore .Hiện nay thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại trên 70 nước trên thế giới , trong đó có các thị trường lớn và khó tính như Mỹ, Nhật. Từng bước thuỷ sản Việt Nam đã tạo được thế đứng khá vững trên các thị trường, giảm bớt sự lệ thuộc vào Nhật Bản và các nước trong khu vực, từ đó giảm bớt những khó khăn khi có những biến động từ thị trường này.
Thị trường
Năm 2000
Năm 2003
Giá trị
(Triệu USD)
Tỷ lệ %
Giá trị
(Triệu USD)
Tỷ lệ %
Nhật Bản
482,1
32,8
600,3
26,8
Mỹ
307,2
20,9
837,7
37,4
EU
101,4
6,6
132,1
5,9
Trung Quốc
299,8
20,6
159,0
7,1
ASEAN
58,8
4,6
78,4
3,5
Các nước khác
220,5
15,0
432,3
19,3
Tổng số
1470,0
100,0
2240,0
100,0
Cơ cấu thị trường xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam
Thị trường Nhật Bản:
Từng là thị trường truyền thống quan trọng nhất của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam , Tuy nhiên đến năm 2003 đã có sự hoán đổi vị trí giữa thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ. Năm 1997, xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật chiếm 50% , sang Mỹ chiếm 5% tổng giá trị xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam . Đến năm 2003 ,thị trường Nhật chỉ còn chiếm 26,8% và Mỹ tăng lên 37,4%.
Nguyên nhân làm cho xuất khẩu thủy sản vào Nhật giảm là : từ năm 1997 , do ảnh hưởng của những biến động kinh tế khu vực , sự mất giá của đồng Yên và việc chính phủ Nhật bản tăng thuế bán hàng đã khiến hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản giảm mạnh cả về số lượng và giá cả. Hơn nữa do sự cạnh tranh quyết liệt từ các nước xuất khẩu khác trong khu vực như: Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Ấn độ…, đồng thời do quá trình đa dạng hoá thị trường của ngành thuỷ sản nước ta, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc quá cao vào một thị trường.
Tuy nhiên Nhật Bản vẫn là một thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu vủa nước ta và những biến động của thị trường này ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Đối vớI nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thì Nhật Bản vẫn là thị trường quan trọng hàng đầu . Đến nay cả nước có trên 150 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản với kim ngạch khoảng 350 triệu USD/năm. Hầu hết các công ty xuất khẩu thuỷ sản lớn đều có tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khá cao.Ví dụ: Thị trường Nhật Bản chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu của Công ty thực phẩm xuất nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng, Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Cà Mau cũng dành một tỷ lệ tương tự trong tổng sản lượng hàng hoá , Công ty TNHH Kim Anh là 50% . Xuất khẩu thuỷ sản chiếm 77% kim ngạch xuất khẩu thực phẩm các loại và 19,3 % tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của Việt Nam vào thị trường Nhật.
Hiện nay, nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang trong giai đoạn khó khăn nhưng chắc chắn sẽ phục hồi trở lại . Mặc dù sức tiêu thụ thuỷ sản có yếu đi và giá nhập khẩu có giảm so với mấy năm gần đây, song vẫn cao hơn các thị trường khác và Nhật bản vẫn sẽ là thị trường chiến lược vì đây là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới và nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng.
(2) Thị trường Mỹ:
Từ năm 2001 , Mỹ là thị trường nhập khẩu thuỷ sản chiếm vị trí số 1 đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam , và sẽ là thị trường rất nhiều triển vọng vì sức mua lớn, giá cả ổn định và có xu hướng tăng. Tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ tăng nhanh từ 6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lên 27,81% năm 2001 và 37,4 % năm 2003. Dù có sự gia tăng đáng kể , giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chiếm chưa tới 1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ ( nhu cầu nhập khẩu thuy sản hàng năm của Mỹ khoảng 10 tỷ USD)
Mỹ là thị trường đầy tiềm năng , hoàn toàn có thể làm đối trọng với thị trường Nhật Bản, và mặt hàng xuất khẩu còn có thể mở rộng . Tuy nhiên sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam còn thấp do đây là thị trương mới được thâm nhập. Thị trường Mỹ có hệ thống phân phối khá bài bản, và các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tiếp cận được với các nhà nhập khẩu chứ chưa vươn tới được các nhà bán lẻ và siêu thị . Bên cạnh đó luật thương mại của Mỹ phức tạp , thị trường Mỹ khá khắt khe về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm , và giá cao hơn thị trường khác hơn nữa Mỹ cũng là một nước có tiềm lực mạnh về thuỷ sản, do đó chúng ta còn phải cạnh tranh với chính các chủ trại thuỷ sản của Mỹ. Những vụ việc bán phá giá cá da trơn , tôm mà các hiệp hội nghề nghiệp của Mỹ kiện chúng ta là một ví dụ. Hiện nay Việt Nam có hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ.
Liên minh Châu âu:
Đây là thị trường khó tính với những yêu cẩu nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng có nhiều triển vọng vì chấp nhận các mặt hang đa dạng để phục vụ nhu cầu cao cấp của người dân. Về giá cả thị trường EU chấp nhận giá cao hơn thị trường Châu á khoảng từ 1,1 đến 1,4 lần và khá ổn định ,bên cạnh đó các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường này được đối xử công bằng hơn các thị trường khác. Do đó phù hợp với mong muốn của các nhà chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam .
Vào năm 1997, thuỷ sản Việt Nam được phép chính thức xuất khẩu vào thị trường EU. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là tôm đông ,cá đông, mực…Tuy vậy , phần lớn các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các công ty của Singapore, Thái Lan, Hồng Kông. Đến cuối tháng 11/1999, EU đã quyết định đưa Việt Nam vào danh sách một trong các nước được xuất khẩu thuỷ sản sang EU. Năm 2002, Việt Nam đã có 100 doanh nghiệp được EU công nhận đầu đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này. Tuy nhiên , hiện tại hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn có nguy cơ chưa đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh , an toàn thực phẩm của EU, do chất lượng nguyên liệu chưa tốt , điều kiện an toàn vệ sinh, trang thiết bị hạn chế chưa phù hợp. Thị trường EU tuy không tăng về tỷ trọng ( dao động ở mức 6,5-10%) nhưng vẫn là thị trường có nhu cầu ổn định và là đối trọng khi có biến động tại thị trường Nhật Bản hay Mỹ.
Thị trường Châu á( trừ Nhật Bản):
Trung quốc và Hồng Kông là hai thị trường có tiềm năng . Do vị trí địa lý gần Việt Nam , nhu cầu tiêu thụ lớn và đang tăng nhanh với chủng loại sản phẩm phong phú, từ các sản phẩm có giá trị cao như hàng tươi sống cho đến các sản phẩm có giá trị thấp như cá khô. Những nước này không đòi hỏi cao về vệ sinh an toàn thực phẩm như EU, Mỹ. Việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng tạo điều kiện cho thuỷ sản nước ta đi nhanh vào thị trường này do chúng ta được hưởng thuế suất như thành viên WTO. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận , song giá thường thấp và có lúc bị ép giá quá nặng nên nhiều khi chúng ta có khách hàng, có hàng nhăng không thể bán được. Bên cạnh đó Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan… có công nghệ chế biến khá cao nên họ chỉ có ý định nhập nguyên liệu hoặc dạng sơ chế bởi vậy tỷ trọng hàng tinh chế còn thấp.
Đối với một số thị trường như Inđônêxia, Philippines, khối lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của chúng ta khá thấp,các mặt hàng không đa dạng. Nguyên nhân là do khả năng cung cấp và nhu cầu tiêu thụ của chúng ta và các nước này khá giống nhau.
Các nước Châu á là thị trường rất quan trọng , chiếm gần 30 % kim ngạch xuất khẩu của nước ta , nhưng có một nghịch lý là mặc dù không xa về mặt địa lý nhưng khả năng bán sản phẩm thuỷ sản của nước ta vào thị trường này là còn yếu. Chúng ta cần phảI tìm kiếm các nhà phân phối để cung cấp sản phẩm đến tận các cửa hàng bán lẻ, siêu thị ở các nước này thì mới có hy vọng mở rộng thị trường cũng như kim ngạch xuất khẩu.
II.2.2 .Cơ cấu mặt hang xuất khẩu.
Các ngành hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu có thể chia làm 3 nhóm: Nhóm có khả năng cạnh tranh cao; nhóm có thể cạnh tranh được và nhóm ít có kả năng cạnh tranh.
Trong nhóm đầu gồm tôm, nhuyễn thể chân đầu , nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua ghẹ, cá đáy, cá nước ngọt thịt trắng ít xương, nước mắm.
Nhóm thứ là nhóm chưa có ưu thế cạnh tranh, nhưng trong tương lai có thể phát triển xuất khẩu được nếu có công nghệ khai thác và chế biến tốt. Đi đầu trong._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28116.doc