LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta có số lượng nghề, làng nghề rất lớn, hình thành và phát triển khắp cả nước nằm rải rác theo các triền đê và ven các dòng sông lớn và tập trung đông nhất tại vùng Đồng Bằng Bắc Bộ với trăm nghề và hàng nghìn làng nghề lâu đời và nổi tiếng như: Gốm sứ có Bát Tràng, Hương Canh, Phù Lãng, Thổ Hà...; tơ lụa có Vạn Phúc, Vân Phương...; tranh dân gian có Đông Hồ, hàng Trống, Kim Hoàng,... Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng độc đáo đến mức tên của sản phẩm luôn kèm theo
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2843 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tên của làng làm ra nó, sản phẩm nổi tiếng cũng làm cho làng nghề tạo ra nó nổi tiếng.
Lịch sử phát triển văn hóa cũng như lịch sử phát triển kinh tế nước nhà luôn gắn liền với lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam. Bởi những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm văn hóa hay vật phẩm kinh tế thuần túy cho sinh hoạt bình thường hàng ngày mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho nền văn hóa xã hội, cho mức phát triển kinh tế, cho trình độ dân trí và đặc điểm nhân văn của dân tộc. Điều đặc biệt nữa là các làng nghề không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa như trong một công xưởng sản xuất mà nó là cả một môi trường văn hóa, kinh tế, xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, được thể hiện qua bàn tay, khối óc của các thế hệ nghệ nhân tài năng với những sản phẩm mang bản sắc riêng của mình nhưng lại tiêu biểu cho cả dân tộc Việt Nam. Ở mỗi làng nghề xưa và nay tự nó đã mang trong mình hai yếu tố cơ bản: Truyền thống văn hóa và truyền thống nghề nghiệp. Hai yếu tố này hòa quyện không tách rời nhau tạo nên văn hóa làng nghề nói riêng và văn hóa Việt nam nói chung.
Nằm trong khu vực đồng bằng sông hồng, thành phố Hà Nội mở rộng là nơi có nhiều làng nghề đang hoạt động, đặc biệt là làng nghề truyền thống. Trong đó huyện Chương Mỹ cũng là một trong những nơi cần thiết và có điều kiện phát triển làng nghề truyền thống. Huyện Chương Mỹ hiện có 174 làng nghề, chủ yếu là mây tre đan. Các làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ được coi là một trong những cụm làng nghề lớn nhất Thành phố. Chỉ riêng trong vùng chậm lũ của huyện Chương Mỹ đã có 21 làng nghề làm mây tre đan xuất khẩu, trong tổng số 31 làng nghề trong vùng. Thu nhập bình quân của các làng nghề khoảng 13 - 15 triệu đồng/người/năm, trong khi thu nhập thuần nông chỉ vào khoảng 6 triệu đồng/người/năm. Các sản phẩm mây tre đan truyền thống chủ yếu được sản xuất tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Trung Hòa… Các làng nghề truyền thống còn lại gồm nhóm nghề thêu, nón lá, điêu khắc, mộc, chế biến nông sản, trong đó nghề nón lá có 5 làng, tập trung ở các xã Văn Võ, Đông Phương Yên, Đồng Phú, Tiên Phương, Phú Vinh; nghề mộc, điêu khắc có 1 làng, nghề thêu 1 làng, chế biến nông sản 1 làng. Hiện nay, Sở Công Thương Hà Nội và huyện Chương Mỹ đang xây dựng đề án phát triển 20 làng thuần nông của Huyện thành làng có nghề và phát triển mới 36 làng nghề. Vì vậy trong thời gian thực tập ở sở Công thương thành phố Hà Nội em đã lựa chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội ” với mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ
1. Bản chất đặc điểm của làng nghề
1.1. Khái niệm về làng nghề
- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Nói đến làng nghề ta thường nghĩ ngay đến những làng làm nghề thủ công truyền thống như làng nghề lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ. Nghề thủ công là nghề sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ giản đơn với con mắt và bộ óc của nghệ nhân và thợ kỹ thuật. Đối với mỗi nghề được xếp vào các nghề thủ công truyền thống, nhất thiết phải có các yếu tố sau:
Một là, đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta hoặc là một nghề mới từ địa phương khác mang đến song được các nghệ nhân ở nơi cũ truyền đạt lại kinh nghiệm và kỹ sảo kinh nghiệm.
Hai là, sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề.
Ba là, có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề.
Bốn là, kỹ thuật sản xuất tinh vi, chứa nhiều yếu tố kinh nghiệm từ đời sang đời khác và công nghệ khá ổn định.
Năm là, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất. Nhìn chung nghề truyền thống được hình thành gắn liền với điều kiện tự nhiên của vùng (đất đai, khí hậu, môi trường…) và như vậy nó gắn bó với vùng nguyên liệu có tình đặc thù cho sản xuất.
Sáu là, sản phẩm sản xuất ra mang tính chất độc đáo vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá văn nghệ kỹ thuật mỹ thuật mang bản sắc văn hoá dân tộc, có giá trị chất lượng cao và có vị trí cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bảy là, là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp đáng kể về kinh tế và ngân sách nhà nước, đồng thời nó còn sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nông thôn và lao dộng thành thị.
- Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
(a) có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;
(b) hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
(c) chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Làng nghề truyền thống được công nhận phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này. Đối với những làng chưa đạt tiêu chí công nhận làng nghề (theo tiêu chí (a) và (b) trên đây) nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.
Năm 2009 UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định 85/2009/QĐ-UBND ban hành quy chế xét công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”. Theo đó, làng nghề được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống phải có đủ các tiêu chuẩn: nghề được hình thành trên 50 năm tính đến ngày làng được đề nghị xét danh hiệu; có giá trị sản xuất từ ngành nghề nông thôn của làng chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên so với tổng giá trị sản xuất của làng; có tối thiểu 30% số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn; sản phẩm làm ra phải mang bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với tên tuổi của làng. Mỗi làng nghề truyền thống được công nhận một lần và có giá trị ngang nhau.
Thống kê của Sở Công thương Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có 1.264 làng nghề, trong đó Hà Nội cũ có 84 làng và Hà Tây cũ có 1.180 làng.
1.2. Đặc điểm của làng nghề
- Làng nghề phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn liền với cơ chế sản xuất mùa vụ, mang đặc trưng của chế độ làng xã, trong đó bao gồm cả yếu tố dòng họ. Thực tế cho thấy, làng nghề gắn liền với các địa danh nông nghiệp cận vùng thị tứ, thương nghiệp và người nông dân làm nghề thủ công để giải quyết hợp lý sức lao động dư thừa được cơ cấu theo đặc trưng nông nghiệp là mùa vụ. Mặt khác, từ sản phẩm, chúng ta cũng nhận thấy gốc tích nông nghiệp như nguyên vật liệu, công cụ chế tác, giá trị sử dụng và đặc biệt là tính chuyên dụng, sinh hoạt cộng đồng của cư dân nông nghiệp trên các sản phẩm đó. Chúng ta thấy mỗi nghề gắn liền với mỗi cộng đồng cư dân được cư trú ổn định trong quy mô làng xã. Nét đặc trưng này phản ánh sự phong phú, đa dạng của làng nghề trong hệ thống làng xã nông thôn.
- Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm. Thường thì mỗi làng nghề đều gắn với một nghề đặc trưng sản xuất ra sản phẩm riêng của làng nghề đó. Ví dụ như làng gốm Bát Tràng chuyên sản xuất ra các loại gốm sứ, làng Phú Vinh chuyên sản xuất các loại mây tre đan…
- Sản phẩm sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Công nghệ sản xuất ở làng nghề thường rất thô sơ lạc hâụ sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Các sản phẩm chủ yếu dựa vào khả năng khéo léo của những người thợ, nghệ nhân. Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có công nghệ- kỹ thuật hoàn toàn dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hóa và điện khí hóa từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hóa được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm.
- Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề là tại chỗ. Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sắn có của nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. Cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm… song không nhiều.
- Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ với tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp được lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau. Phương pháp truyền nghề chủ yếu được thực hiện theo phương thức dòng tộc, làng xã. Điều đầu tiên phải nói đến đó là các “quy lệ” của các làng nghề. Quy lệ là cách gọi khác của những quy ước, luật lệ để gìn giữ bí quyết nghề, bảo tồn nghề của dòng họ, của cộng đồng làng xã. Có thể nói là hầu hết các nghề thủ công đều có bí quyết. Việc giữ “bí quyết nghề” không chỉ đơn thuần là giữ nghề mà còn chi phối cả các quan hệ xã hội khác, như quan hệ hôn nhân, hoặc việc truyền nghề chỉ đóng khung trong một số đối tượng cụ thể, như truyền cho con trai, hoặc chỉ truyền cho con trưởng hoặc cháu đích tôn. Người học nghề được gọi là thợ con và phải ứng xử theo đạo “thầy trò”, rất khuôn phép… Những quy lệ này được hình thành từ những ước lệ đến quy ước miệng rồi thành văn như hương ước, lệ làng.
- Các loại sản phẩm thường có một số sản phẩm mang tính nghệ thuật cao. Mặt khác, sản phẩm thường không phải do sản xuất hàng loạt mà có tính đơn chiếc nên có tính độc đáo và khác biệt cao. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, sự bảo lưu và phát triển của các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc. Làng nghề chứa đựng trong nó những yếu tố nhân văn và giá trị văn hóa truyền thống quý giá. Như mạch nước ngầm, làng nghề truyền thống là một biểu tượng văn hoá bền bỉ, đậm đà bản sắc riêng. sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở Nhà nước... Nó thể hiện sức sáng tạo của các nghệ nhân, được sản xuất một cách thủ công và mang tính truyền thống thường magn tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Cùng là đồ gốm sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh). Từ những con rồng chạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên các trống đồng và các hoạ tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm phá trên các bức thêu... tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc.
- Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình, người chủ gia đình thường đồng thời là thợ cả mà trong số họ không ít nghệ nhân, còn những thành viên trong hộ được huy động vào làm những việc khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật của từng người, vào giới tính hay lứa tuổi. Gia đình có thể thuê mướn lao động trong và ngoài làng. Cá biệt có những lao động ở ngoại tỉnh thường xuyên hoặc theo thời vụ, tạo thành một số làng nghề ở vùng lân cận. Một số cơ sở đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân.
1.3. Sự hình thành và phát triển của làng nghề
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiêp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính.
Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc. Thông thường chỉ những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có việc làm nhiều, vất vả như: cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến gặt lúa, phơi khô... còn những ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít việc để làm. Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hằng ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiết thân cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa... phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau.
Và cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyen sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng Gốm, làng làm chiếu, làng làm lụa, làng làm đồ đồng...
Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây. Các làng nghề thường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn như châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định ...
Sự hình thành và phát triển làng nghề thường qua những cách thức sau:
- Phần lớn các làng nghề được hình thành trên cơ sở có những nghệ nhân, với nhiều lý do khác nhau đã từ nơi khác đến truyền nghề cho dân làng.
- Một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có những kỹ năng và sự sáng tạo nhất định. Từ sự sáng tạo của họ, quy trình sản xuất và sản phẩm không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. Rồi họ truyền nghề cho dân cư trong làng, làm cho nghề đó ngày càng lan truyền ra khắp làng và tạo thành làng nghề.
- Một số làng nghề hình thành do có những người đi nơi khác học nghề rồi về dạy lại cho những người khác trong gia đình, dòng họ và mở rộng dần phạm vi ra khắp làng.
- Do các địa phương thực hiện chủ trương phát triển nghề phụ trong các hợp tác xã nông nghiệp.
- Có một số làng nghề đang được hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một số làng nghề truyền thống, tạo thành một cụm làng nghề trên một vùng lãnh thổ lân cận với làng nghề truyền thống.
2. Phân loại và các nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề
2.1. Phân loại theo tính chất nghề
- Làng nghề sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ có tiềm năng xuất khẩu: gốm sứ, sơn mài, tranh thuê, mây tre đan…đây là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, có tính nghệ thuật lớn thường được xuất khẩu và có thể phát triển được một cách rộng rãi.
- Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm: bún, bánh, cốm… Đây là một loại hình làng nghề phổ biến ở nông thôn. Sản phẩm tao ra có hương vị và đặc trưng riêng, nguyên vật liệu để cung cấp khá phong phú. Sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thương thức của người dân nên có thể phát triển và tồn tại lâu dài.
- Làng nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng: dệt vải, dệt chiếu, làm nón, quạt giấy… Các sản phẩm này thì thương bị sự chèn ép của sự phát triển khoa học công nghê, sản phẩm làng nghề tạo ra khó có thê cạnh tranh với các sản phẩm công nghệ cao. Nhìn chung thì các làng nghề này đang bị mai một dần.
- Làng nghề phục vụ cho sản xuất & đời sống: rèn, mộc… các sản phẩm này ngày càng đa dạng và được ưa chuộng đặc biệt là các sản phẩm nghề mộc ngày càng phát triển vươn tới những thị trương xa hơn tạo ra thu nhập lớn cho người dân làng nghề.
- Các nghề như trồng hoa, cây cảnh… Các ngành nghề này cũng ngày được phát triển vì đây là nghề rất phù hợp với người dân nông nghiệp vùng đô thị. Với đặc thù của nông nghiệp đô thị là quỹ đất canh tác ít, nếu chỉ đầu tư vào trồng lúa hay trồng các loại cây khác với khung thời vụ dài, năng suất lại thấp thì giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích thấp hơn nhiều so với trồng hoa cây canh..
Việc phân loại làng nghề cũng chỉ mang tính tương đối vì một số sản phẩm có thê thuộc nhiều nhóm. Sự phân loại làng nghề tạo thuân lơi cho việc nghiên cứu, quy hoạch để phát triển các nhóm ngành nghề kinh tế.
Ngoài ra, Làng nghề có thể chia ra thành 14 nhóm như sau: (1) Mây tre đan; kể cả sản phẩm đan lát, bện thủ công (kể cả bàn nghế, nón lá); (2) Cói(3) Gốm sứ; (4) Sơn mài, khảm trai; (5) Thêu, ren; (6) Dệt (vải, khăn tay, áo, khăn quàng, kể cả dệt thổ cẩm); (7) Đồ gỗ (đồ mộc dân dụng, gỗ mỹ nghệ, điêu khắc gỗ, làm trống); (8) Đá mỹ nghệ; (9) Giấy thủ công; (10) Tranh nghệ thuật (bằng hoa khô, tre hun khói, lá khô, ốc… ); hoa các loại bằng vải, lụa, giấy; (11) Trò chơi dân gian (sản xuất và biểu diễn rối cạn, rối nước, tò he) (12) Sản phẩm kim khí (đồ đồng, sắt, nhôm … sản xuất và tái chế); (13) Chế biến nông sản, thực phẩm (các loại nước chấm, bún bánh, miến dong, đường, mật, mạch nha, rượu, trà, kể cả đóng giày da); (14) Cây cảnh (gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh).
Việc phân nhóm trên đây chỉ là quy ước; vì cho đến nay, chúng ta chưa có nghiên cứu đầy đủ về phương pháp luận phân nhóm làng nghề. Năm 2004, Dự án của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ phân 11 nhóm ngành nghề thủ công nghiệp, không đề cập các làng như chế biến nông sản thực phẩm, cây cảnh … Có thể thấy: do nhu cầu của thị trường, có những ngành nghề mới đã xuất hiện và hình thành làng, làm phong phú thêm danh mục các làng nghề.
2.2. Phân loại theo thời gian hình thành, phát triển:
* Làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống hình thành là do các nghệ nhân truyền nghề lại cho các thế hệ sau. Các làng nghề ở vùng đồng bằng bắc bộ chủ yếu là các làng nghề truyền thống có lịch sử đến vài trăm năm và 1000 năm. Những nghệ nhân truyền nghề lại cho các thế hệ sau được suy tôn là tổ nghề. Lụa Hà Đông, với làng dệt lụa Vạn Phúc nổi tiếng từ thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, do bà Lã Thị Nga - tổ nghề - truyền dạy cho dân làng. Làng Gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành, phát triển đã 500 năm nay., làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ cũng có lịch sử hình thành khoảng 400 năm.
Làng nghề truyền thống ra đời và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ví dụ như La Khê có làng nghề dệt the phục vụ chủ yếu cho nhu cầu may mặc của dân cư.
Ngày nay, sự biến động của thị trường có tác động mạnh mẽ tới các làng nghề, các làng nghề truyền thống phát triển theo các xu thế:
- Nhóm các làng nghề bị mai một dần do các sản phẩm không được ưa chuộng trên thị trường, không đáp ứng được nhu cầu thị trường như làng Chuông, làm nón lá, làng nghề đan quạt nan, mành cọ, đan rổ rá ví dụ như ở Chương Mỹ làng Phú Hữu làm nón lá cũng đang bị mai một dần.
Có hai Xu thế phát triển của nhóm làng nghề này là, thứ nhất nếu không thể khôi phục và phát triển nghề cũ thì làng nghề có thể chuyển sang làm các nghề mới, có đặc điểm sản xuất phù hợp với người thợ thủ công. Thứ hai, có thể tìm thị trường tiêu thụ mới, hoặc giá trị sử dụng mới cho sản phẩm làng nghề như phát triển du lịch làng nghề…
- Nhóm các làng nghề truyền thống cần được bảo tồn như làng nghề đúc đồng, nghề nặn Tò He, làng vẽ tranh dân gian…Sản phẩm không có giá trị hàng hóa cao nhưng mang yếu tố truyền thống văn hóa dân gian cần được bảo tồn để không bị thất truyền.
- Nhóm các làng nghề truyền thống phát triển tốt do sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường như các làng dệt, làng nghề chế biến nông sản, gốm sứ, làm đồ gỗ nội thất, hàng mây tre đan…
Tuy nhiên, không phải cứ ngành nghề nào kém phát triển thì mọi làng nghề làm nghề đó đều bị mai một, tan rã đi, mà có thể có làng nghề sản xuất mặt hàng đó vẫn tồn tại và có khi còn phát triển được. Ví dụ như trong khi làng gốm Thổ Hà (Bắc Ninh) bị sa sút mạnh mẽ thì làng nghề Gốm Bát Tràng (Hà Nội) lại phát triển lan toả ra cả một vùng lân cận tạo nên xã nghề. Mặt khác, những làng nghề có xu hướng phát triển tốt cũng luôn phải đối diện với những khó khăn như sự cạnh tranh khốc liệt của lụa tơ tằm Vạn Phúc với lụa tơ tằm công nghiệp của Trung Quốc về mẫu mã cũng như chất lượng vải và các đặc tính nổi trội như độ bóng, độ nhàu, độ dai… Chính vì vậy, đòi hỏi các làng nghề cần phải luôn luôn cố gắng đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, đều do thị trường quyết định. Hay nói cách khác, là sản xuất và bán cái mà người ta cần chứ không phải sản xuất và bán cái mà mình có.Vậy cái chính ở đây là sản phẩm của làng nghề phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường về kiểu dáng, chất lượng, giá cả thì mới có cơ hội phát triển được.
* Làng nghê mới.
Làng nghề mới được hình thành chủ yếu do sức ép về kinh tế thúc đẩy sự hình thành làng nghề mới ra đời. Các làng nghề mới thường được hình thành ở những nơi nghề nông dân không có điều kiện phát triển, đặc biệt là các vùng ven các đô thị lớn người dân bị mất đất sản xuất đê thay vào đó là các khu công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông người nông dân bi mất đi đất canh tác của mình dẫn đến thất nghiệp vì vậy công việc cấp thiết là cần phải tạo ra công ăn việc làm cho những người nông dân bị thất nghiệp này để họ ổn định cuộc sống và không trở thành gánh nặng cho xã hội. Nghề thủ công truyền thống là một trong những lựa chọn phù hợp nhất vì nghề này có nhiều công đoạn cần sử dụng nhiều lao động, thời gian đào tạo để biết làm nghề về cơ bản là ngắn và thích hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi lao động. Mặt khác, đặc điểm của nghề nông là sau khi trồng trọt, chăm bón cần một khoảng thời gian cho cây hấp thụ tăng trưởng, đó chính là những lúc người nông dân rỗi rãi, nông nhàn. Tận dụng thời gian này để làm nghề thủ công tăng thu nhập thì thật là thích hợp. Các con đường hình thành nghề mới:
- làng nghề hình thành nhờ sự lan tỏa và phát triển của các làng nghề ở các vùng lân cận.
- Làng nghề mới hình thành do chủ trương của các cơ quan nhà nước hình thành các làng thuần nông thành các làng có nghề. Bằng cách cấy nghê mới phù hợp với làng. Mời các nghệ nhân, thợ thủ công lành nghề ở địa phương khác về dạy nghề và phổ biến kinh nghiệm sản xuất cho dân địa phương.
- Một số làng nghề cũ mà sản phẩm không còn phù hợp với thị trường bị mai một dần chuyển sang làm nghề mới phù hợp với thị trường và với kỹ thuật tay nghề khéo léo của đội ngũ thợ thủ công sẵn có trong làng để bù đắp khoản thu nhập đã bị mất do nghề cũ.
- Một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có những kỹ năng và có sự sáng tạo nhất định. Từ sự sáng tạo đó, quy trình sản xuất và sản phẩm của họ không ngừng được hoàn thiện.
Những làng nghề mới được hình thành chủ yếu là những nghề có tiềm năng phát triển nên sản phẩm ít nhiều đã có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, như ta đã biết chất lượng của sản phẩm nghề truyền thống chịu ảnh hưởng rất lớn vào tay nghề kỹ thuật của các nghệ nhân. Làng nghề mới thì đội ngũ nghệ nhân lành nghề được đào tạo bài bản không nhiều, trong khi đó các bí quyết công nghệ kỹ thuật ở các LNTT thường được truyền từ đời này sang đời khác có tính chất gia truyền. Do đó, sản phẩm của các làng nghề mới sản xuất ra thường không tinh tế bằng sản phẩm của làng nghề gốc làm ra, dẫn đến giá trị sản phẩm trên thị trường cũng thấp hơn hẳn.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề
* Nhóm nhân tố xã hội
- Truyền thống: Thực tế cho thấy các làng nghề tồn tại và phát triển được do có sự kế tục đời con đời cháu, nghề được bâc tiền bối truyền cho lớp hậu sinh. Điều đó thể hiện qua các “quy lệ” của các làng nghề. Quy lệ là cách gọi khác của những quy ước, luật lệ để gìn giữ bí quyết nghề, bảo tồn nghề của dòng họ, của cộng đồng làng xã. Có thể nói là hầu hết các nghề thủ công đều có bí quyết. Việc giữ “bí quyết nghề” không chỉ đơn thuần là giữ nghề mà còn chi phối cả các quan hệ xã hội khác, như quan hệ hôn nhân, hoặc việc truyền nghề chỉ đóng khung trong một số đối tượng cụ thể, như truyền cho con trai, hoặc chỉ truyền cho con trưởng hoặc cháu đích tôn. Người học nghề được gọi là thợ con và phải ứng xử theo đạo “thầy trò”, rất khuôn phép… Những quy lệ này được hình thành từ những ước lệ đến quy ước miệng rồi thành văn như hương ước, lệ làng. Điều này đã tạo ra một trật tự trong làng nghề và những nét văn hóa đặc thù. Nhưng trong nền kinh tế thị trường với khoa học công nghệ phát triển như hiện nay thì vấn đề đặt ra là làm sao để đưa khoa học, kỹ thuật vào mà vẫn giữ được yếu tố truyền thống và được sự chấp nhận của xã hội.
- Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Từ việc hỗ trợ cho khâu sản xuất cho đến việc tìm đầu ra cho sản phẩm của làng nghề mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài. Chủ chương của chính phủ chú trọng đến việc phát triển cáclàng nghề ban hành các chính sách như hỗ trợ tín dụng ưu tiên cho DN nhỏ và vừa, làng nghề nông thôn, với hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn ngân hang để sản xuất kinh doanh… Thời gian gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ các DN khắc phục khó khăn, trong đó có DN làng nghề. Đó là việc hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh. Tiếp đó, các tổ chức, cá nhân được vay vốn trung, dài hạn của ngân hàng để đầu tư mới sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng trong thời gian tối đa là 24 tháng. Chính phủ cũng đã có quyết định về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp..., nhiều loại được hỗ trợ 100% lãi suất vay; thời hạn từ 12-24 tháng. Quy định mới này đã tạo điều kiện cho DN thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, tranh thủ thời cơ mua sắm thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh khi kinh tế hồi phục. Quy chế bảo lãnh cho DN vay vốn đã được sửa đổi, bổ sung về đối tượng, phạm vi, điều kiện và thời hạn bảo lãnh vay, có thêm nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Vì thực tế, có nhiều DN làng nghề có nợ quá hạn, nhưng đã có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và cam kết trả được nợ quá hạn nên vẫn được bảo lãnh vay vốn. Một số chính sách nêu trên đã đi vào cuộc sống, góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực của nền kinh tế, được DN làng nghề hoan nghênh. Nhưng vấn đề có ý nghĩa quyết định hiện nay là việc tổ chức thực hiện, sao cho các chính sách ấy được thực thi "đúng thời gian, đúng mục tiêu, đúng đối tượng". Tuy nhiên, đến nay số DN làng nghề tiếp cận được các nguồn vốn kích cầu chưa nhiều. Bên cạnh đó, yếu tố thị trường cũng đang dần được tháo gỡ. Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm làng nghề, với tổng kinh phí năm 2009 khoảng 3-5 tỷ đồng. Gần đây nhất, ngày 21/5, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định nâng mức hỗ trợ cho các chương trình xúc tiến thương mại, trong đó có việc hỗ trợ tối đa 100% chi phí tuyên truyền, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ thương mại...Các chính sách của nhà nước đối với làng nghề có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của làng nghề.
*Nhóm nhân tố kinh tế
- Cở sở hạ tầng: điện, thủy lợi, giao thông, y tế, bưu chính viễn thông, giáo dục… Giao thông: làng nghề hay các cụm làng nghề được hình thành hầu hết đều gắn liền với vùng nguyên liệu tại chỗ và thuận lợi với giao thông. Sự thuân lợi về giao thông tạo điều kiện cho việc giao lưu và buôn bán hàng hóa dễ dàng và thuận tiện hơn. Với những làng nghề không có nguyên liệu tại địa phương thì giao thông thuận lợi lại càng quan trọng hơn. Vì vậy đê phát triển làng nghề thì việc đầu tư vào xây dựng hệ thống giao thông là rất quan trọng.
Ngoài giao thông ra thì hệ thống trường học, y tế, bưu chính viễn thông cũng rất quan trọng. Tuy không trực tiếp tạo ra của cải cho làng nghề nhưng cũng không thể thiếu trong sự phát triển chung của làng nghề.
Điện năng cũng là một yếu tố không thể thiếu trong việc đưa công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến đến với làng nghề tạo điều kiện cho sự phát triển làng nghề.
Cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của làng nghề.
Hiện nay nhà nước khuyến khích các địa phương huy động mọi nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển cơ sở hạ tầng đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn. Cho ta thấy cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển làng nghề.
- Vốn cho sản xuất:Vốn là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Có thể chia nhu cầu về vốn của doanh nghiệp làng nghề ra thành 3 loại, đó là: những doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, tự lo được vốn; doanh nghiệp làm hàng gia công ký gửi, vốn thường do doanh nghiệp gia công ứng trước, có khi đến 40-50% và doanh nghiệp thu gom hàng hóa là đầu ra của các doanh nghiệp nói trên. Trong đó, loại doanh nghiệp trực tiếp thu gom hàng hóa làng nghề để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước là cần đến nhiều vốn hơn cả. Để phát triển làng nghề thì làng nghề phải có vốn lớn để đầu tư vào máy móc, công nghệ, thuê nhân công nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy vốn là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn trong quá trình phát triển làng nghề.
- Nguyên vật liệu: thường gắn liền với chất lượng sản phẩm đầu ra. Tính chất đa dạng của sản phẩm làng nghề tạo nên sự phong phú về các loại nguyên liệu đầu vào. Giá cả, chất lượng nguyên vật liệu đầu vào có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và chất lượng sản phẩm đầu ra.
Như ở Hà Nội, theo Sở Công Thương Hà Nội, hiện nay nguyên liệu sản xuất cho các làng nghề Hà Nội đang khan hiếm khiến các hộ không chủ động được sản xuất kinh doanh. Ước tính có tới 80% nguyên liệu phụ thuộc vào tỉnh ngoài và nhập khẩu. Các nguyên liệu chính như sắt thép, tơ sợi, len nhập từ Trung Quốc; gỗ nhập từ Lào, các tỉnh miền Trung và Tây Bắc; mây tre giang nhập từ Sơn La, Lai Châu... Một số sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu trong nước như chế biến nông sản thực phẩm cũng phụ thuộc vào thời vụ. Như vậy sẽ phải tăng chi phí vận chuyển nguyên vật liệu dẫn tới giá thành sản phẩm cao.
Vì vậy để hoạt động kinh doanh sản ._.xuất có hiệu quả thì doanh nghiệp làng nghề phải chú trọng vào khâu quy hoạch và tìm nguồn nguyên vật liệu cho làng nghề.
- Trình độ khoa học, kỹ thuật: Các sản phẩm làm ra của các làng nghề đã đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế sản xuất của các làng nghề vẫn chưa cao. Quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu sản xuất thủ công, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong sản xuất, cho nên, chi phí quá lớn và sản phẩm chưa đạt chất lượng cao, mẫu mã còn nghèo nàn, thật sự chưa đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh trên thị trường.Vì vậy, để đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu thì làng nghề phải đổi mới trang thiết bị thay thế máy móc cũ, lạc hậu năng suất thấp. Nhờ đó, các doanh nghiệp và các cơ sở làng nghề bước đầu tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho người lao động ở nhiều vùng nông thôn, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Ngoài ra, cần phải áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Các làng nghề cũng phải tiếp cận với các giải pháp kỹ thuật, công nghệ sản xuất sạch hơn nhằm phòng ngừa phát sinh chất thải và biện pháp xử lý chất thải. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của làng nghề đạt tới mức độ cao, đòi hỏi có sự can thiệp của Nhà nước về mặt thể chế, chính sách để làng nghề phát triển bền vững.
3. Vai trò của làng nghề với sự phát triển kinh tế xã hội
- Tăng tổng sản lượng giá trị hàng hóa cho nền kinh tế: hang năm làng nghế sản xuất ra một số lượng hàng hóa lớn đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ VN mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt khoảng 650 triệu USD, khoảng 750 triệu USD năm 2007; gần 1,0 tỷ USD năm 2008 bán ra trên 100 nước và vùng lãnh thổ, chưa kể hai ngành gỗ, da giày xuất khẩu mỗi năm hàng tỉ USD đều có đóng góp rất lớn của các làng nghề. Ở Hà Nội trong số hơn 1.200 làng nghề, có gần 100 làng nghề đạt doanh số 10 – 20 tỷ đồng/năm, 70 làng nghề đạt 20–50 tỷ đồng/năm, 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, một số làng nghề đạt doanh số rất cao như làng gốm sứ Bát Tràng đạt 283 tỷ đồng/năm; làng nghề La Phù (huyện Hoài Đức) chuyên dệt kim và làm bánh kẹo đạt 587 tỷ đồng/năm; làng nghề mộc Vạn Điểm (huyện Thường Tín) đạt 105 tỷ đồng... Vì vậy làng nghề là một nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế nông thôn.
- Thu hút vốn bên ngoài và sử dụng nguồn vốn hiệu quả trong dân. Từng gia đình, từng hộ thì số vốn tự có là không lớn nhưng với số đông nguồn vốn được sử dụng sẽ là rất lớn. Nguồn vốn trong dân không chỉ là tiền mà còn là vốn cố định trong xây dựng cơ bản.
- Giải quyết việc làm: làng nghề đã thu hút nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn. Trong khi dân số ngày càng tăng đặc biệt là khu vực nông nghiệp nơi chiếm khoảng hơn 70% dân số cả nước. Như ở Hà Nội với hàng chục nhóm ngành nghề đang có hướng phát triển mạnh như gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tre đan, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, kim hoàn, chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, các làng nghề của Hà Nội đã thu hút được gần 1 triệu lao động tham gia sản xuất, chiếm hơn 64% tổng số lao động trong độ tuổi của làng và chiếm hơn 42% tổng số lao động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên toàn thành phố với thu nhập bình quân tăng thêm khoảng 700.000 đ/người/tháng.
Một trong những lý do quan trọng phải vực các làng nghề là để giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là người bị thu hồi đất, góp phần ổn định trật tự xã hội và đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án. Hiện nay, trên địa bàn Hà Tây (cũ) đang triển khai hàng loạt dự án giao thông, đô thị, công nghiệp với diện tích phải thu hồi hàng nghìn héc-ta. Từ nay đến năm 2010, Quốc Oai sẽ có khoảng 4.500 ha đất nông nghiệp/7.200 ha đất chuyển thành đất đô thị và đất phi nông nghiệp khác, 7/20 xã của huyện sẽ hết toàn bộ đất nông nghiệp. Huyện Thạch Thất cũng phải thu hồi tới hơn 3.000 ha đất, trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng hơn 2.000 ha của gần 20 nghìn hộ dân (bao gồm gần 400 nghìn lao động), trong đó có tới gần 10 nghìn hộ bị thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp. Quận Hà Đông và các huyện khác cũng trong tình trạng tương tự nên vấn đề giải quyết việc làm, đào tạo nghề mới cho người lao động nói riêng và người bị thu hồi đất nói chung đang là vấn đề bức thiết. Theo Sở Công thương Hà Nội: khu vực Hà Tây cũ có 1.180 làng có nghề/1.460 làng, đã đóng góp khoảng 35% giá trị sản xuất CN-TTCN, 60% kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động nông thôn. Vì vậy, “cứu” làng nghề còn là “cứu” hơn 1 triệu lao động đang có nguy cơ mất việc làm và góp phần làm ổn định trật tự xã hội ở các làng quê.
Như vậy, với sự phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao từ sản xuất hàng hoá phi nông nghiệp, thu hút một bộ phận lớn nông dân chuyển hẳn sang hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp theo phương châm “ly nông bất ly hương”. Và cũng có tác động lớn trong việc tạo việc làm cho nông dân vào các tháng nông nhàn. Điều này có tác động lớn hạn chế dòng người ồ ạt tự phát kéo ra các thành phố, thị xã gây ra hậu quả khó lường.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp: Trong giai đoạn đất nước đang tăng tốc phát triển kinh tế bằng cách tập trung đầu tư phát triển những ngành nghề công nghiệp hiện đại tại các khu đô thị và nỗ lực phấn đấu phát huy mọi nguồn sức mạnh, tận dụng mọi lợi thế và nguồn lực để phát triển CN - TTCN - XDCB nhằm công nghiệp hoá kinh tế nông thôn. Ví dụ như năm 2009, giá trị sản xuất của các làng nghề Hà Nội đã đạt khoảng 7.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố. Phát triển LNTT nông thôn góp phần tăng trưởng, tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng và phong phú phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, là một trong những nội dung quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.
Việc khôi phục các nghề và các làng nghề, phát triển các làng nghề mới, sản phẩm mới, các doanh nghiệp nhỏ, các ngành nghề ở nông thôn một mặt tạo ra việc làm, tăng thu nhập và sức mua cho người dân nông thôn, mặt khác đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán sản xuất từ sản xuất nhỏ, phân tán, độc canh tự cung tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đa canh, kết hợp sản xuất nông nghiệp với công nghiệp dịch vụ, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường lao động trong nông thôn.
Sự phát triển làng nghề tạo điều kiện cho công nghiệp, dịch vụ phát triển làm giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp phù hơp với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Các mặt hàng thủ công truyền thống của các làng nghề có nhiều tiềm năng về thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt nếu kết hợp chặt chẽ với ngành du lịch. Giá trị của các làng nghề không chỉ là tạo ra công ăn việc làm thu nhập cho người lao động hay các giá trị kinh tế khác, mà làng nghề còn có giá trị về văn hóa, lịch sử vô cùng quan trọng. Nghề và làng nghề truyền thống còn là nơi gặp gỡ giữa kỹ thuật và nghệ thuật. Như vậy, nghề và làng nghề là nơi lưu giữ và thể hiện bản sắc văn hóa một cách đầy đủ và tinh tế, lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Làng nghề thủ công truyền thống với các bí quyết nghề nghiệp riêng là sản phẩm độc đáo của nền văn hóa Việt Nam. Đó là một cộng đồng có sự liên kết chặt chẽ bởi những mối liên hệ chằng chịt về lãnh thổ, huyết thống, kinh tế, văn hóa và tâm linh. Đây là nơi hiện lưu giữ kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, nơi biểu hiện cụ thể, sinh động bản sắc văn hóa dân tộc.
* Một số tác động tiêu cực: làng nghề ngày càng phát triển cũng kéo theo rất nhiều tác động tiêu cực đặc biệt là vấn đề về môi trường quanh làng nghề là một vấn đề rất nhức nhối.
- Chất thải của làng nghề làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường: Sự khôi phục và phát triển của các làng nghề sản xuất vật liệu kim loại trong những năm gần đây đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong sự phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Những ưu điểm mang tính đặc thù của sản xuất làng nghề như sự linh động trong quản lý sản xuất-kinh doanh, sự phân công tự nhiên giữa các hộ về cung cấp và bao tiêu nguyên liệu, sản phẩm, đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cạnh tranh và hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ sản xuất. Các sản phẩm từ làng nghề chiếm một tỉ trọng đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng cũng đang trở thành những vấn đề bức xúc ở các khu vực này, mà các nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là:
+ Công nghệ sản xuất lạc hậu; điều kiện cơ sở hạ tầng, trình độ lao động và mặt bằng dân trí thấp; những hạn chế về khả năng đầu tư, điều kiện cạnh tranh trên thị trường ... làm tăng mức phát thải, lãng phí vật tư và ô nhiễm môi trường.
+Lực lượng lao động thủ công còn chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động ở các làng nghề, điều đó góp phần giảm giá thành sản phẩm nhưng lại làm tăng áp lực về dân số ở khu vực làng nghề, tác động tới môi trường KT-XH.
+Những hạn chế trong tổ chức quản lý, ý thức và trách nhiệm của cộng đồng đã cản trở việc thực hiện các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) ở các làng nghề. Trong khi đó chúng ta chưa có các biện pháp quản lý và xử lý môi trường hiệu quả.
Có thể lấy các kết quả nghiên cứu môi trường ở khu vực sản xuất xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội làm ví dụ. Đến nay, quy mô của làng nghề ở Tân Tiến ngày càng phát triển với 973 hộ sản xuất bao gồm các nghề: mây tre đan, đồ gỗ... Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là mây, tre. Các loại gỗ lấy từ vùng nguyên liệu của huyện và các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Phú Thọ.
Hầu hết diện tích đất ở và phần đất hai bên trục đường liên xã. Các xưởng được xây dựng rất sơ sài, đồng thời là nơi tập kết nguyên - vật liệu, sản phẩm. Diện tích thao tác chật hẹp; hệ thống điện nước lắp đặt tuỳ tiện, không an toàn; không có hệ thống cấp nước, thu gom nước thải từ các hộ sản xuất; các loại chất thải đều được dân đổ ra phía sau các nơi sản xuất.
Máy móc, thiết bị sử dụng trong các làng nghề hầu hết là loại cũ, mua từ Trung Quốc hoặc mua thanh lý từ các nhà máy của Việt Nam, một số là sản phẩm tự tạo. Các thiết bị này lạc hậu, chắp vá, năng suất thấp và mức độ gây ô nhiễm môi trường cao. Với sự phát triển về qui mô, cơ sở hạ tầng yếu kém, công nghệ lạc hậu cùng với ở đây không có một biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nào dù là đơn giản nhất được áp dụng nên môi trường ở Tân Tiến đã bị tác động khá nặng nề.
Thứ nhất: Tác động tới môi trường đất, nước, không khí. Tải lượng các loại chất thải từ các hoạt động sản xuất trong 1 ngày của các làng nghề xã Tân Tiến qua điều tra cho thấy: nước thải của làng nghề này không được xử lý và xả thẳng ra cống rãnh, mùi lưu huỳnh, cống rãnh và rác thải sinh hoạt, bãi chôn lấp rác thải ở xã Tân Tiến. Môi trường đất chịu tác động của các chất độc hại từ các nguồn thải đổ bừa bãi và nước mưa bị nhiễm bẩn ngấm xuống. Dải đất canh tác phía sau các hộ sản xuất đều bị bỏ hoang do ô nhiễm. Hàng năm mỗi hộ lấn ra xung quanh khoảng 20-50 m2 bằng các loại chất thải rắn.Ước tính trong khoảng 5 đến 7 năm tới, diện tích mặt nước và đất canh tác liền kề các hộ sản xuất sẽ bị san lấp hoàn toàn hoặc không sử dụng được. Nước thải, nước mưa mang theo các chất độc hại làm ô nhiễm hệ thống nước mặt, nước ngầm
Thứ hai: Tác động tới môi trường sinh thái-cảnh quan. Các hoạt động sản xuất của làng nghề đã làm ô nhiễm và thay đổi hoàn toàn môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực. Vật tư, sản phẩm và các loại chất thải đổ xung quanh nơi sản xuất và cả trên đường giao thông; các nhà ở và xưởng xen nhau, bụi, mức ồn cao và liên tục..., đã tạo nên một khung cảnh hỗn loạn và ô nhiễm. Đất canh tác và các ao hồ trong làng đã hoặc đang bị lấp dần bởi chất thải, không sử dụng được vào mục đích nào khác. Ở một số ao nuôi cá đã có hiện tượng cá bị chết hàng loạt.
Thứ ba: Môi trường lao động. An toàn và sức khoẻ của nguời lao động trong làng nghề không được đảm bảo. Số giờ làm việc liên tục trung bình mỗi ngày 10 – 12 giờ trong điều kiện diện tích làm việc chật hẹp, mức ô nhiễm cao. Trong các nhà xưởng không có sự chuẩn bị nào cho an toàn cháy nổ, mặc dù ở khắp làng đều tiềm tàng những nguy cơ gây cháy do nguyện vật liệu là các sản phẩm dễ cháy không được bảo quản đúng quy định.
Thứ tư: Tác động tới sức khoẻ cộng đồng. Tất cả các yếu tố trên tác động trực tiếp và thường xuyên tới người lao động và dân cư trong làng nghề. Các loại bệnh đường hô hấp, ngoài da... chiếm tỷ lệ trên 20% tổng số dân cư trong khu vực làng nghề. Đặc biệt là tỷ lệ mắc các bệnh trên ở nhóm người tham gia sản xuất và không tham gia sản xuất tương đương nhau.
Tóm lại, từ các kết quả nghiên cứu môi trường ở các làng nghề ở xã Tân Tiến cũng như ở một số xã khác của huyện Chương Mỹ đã cho thấy rõ các vấn đề môi trường bức xúc tại các làng nghề ở nước ta.
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải thực hiện tốt việc quản lý và BVMT. Chúng tôi cho rằng các địa phương có làng nghề cần sớm tiến hành những biện pháp về quản lý và kỹ thuật cụ thể, phù hợp với quy mô và khả năng của mình.
4. Kinh Nghiệm phát Triển làng nghề nông thôn ở một số nước trên thế giới
Trung quốc: nghề thủ công ở Trung Quốc có từ lâu đời và nổi tiếng như đồ gốm, dệt vải, dệt lụa tơ tằm, luyện kim, nghề làm giấy. Đầu thế kỷ XX Trung Quốc có khoảng 10 triệu thợ thủ công làm việc trong các làng nghề, trong các hộ gia đình. Đến năm 1953, số người làm TTCN được tổ chức vào HTX (sau phát triển thành xí nghiệp Hương Trấn).
Xí nghiệp Hương Trấn là tên chung chỉ loại hình doanh nghiệp tập thể do chính quyền hoặc tập thể nông dân ở các hương và trấn ở Trung Quốc thành lập từ sau cải cách 1978. Đây là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc rất nhỏ. Có tới 99% xí nghiệp hương trấn có không quá 50 lao động. Chính quyền Trung Quốc xếp các doanh nghiệp này vào một khu vực riêng. Năm 1997, Trung Quốc ban hành Luật Xí nghiệp hương trấn để điều chỉnh khu vực này.Trong suốt hai mươi năm đầu tiên từ khi mở cửa, các xí nghiệp hương trấn là một trong những khu vực năng động nhất trong nền kinh tế Trung Quốc và có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trong những năm hoàng kim (1985-95), tổng giá trị sản lượng của khu vực này tăng với tốc độ bình quân hàng năm là 24,7% theo giá cố định (38,1% theo giá thực tế) Năm 1995, tỷ trọng của khu vực này trong GNP của Trung Quốc là 25,5%, trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp là 55,8% và trong tổng giá trị xuất khẩu là 49,5%.
Mặc dù đóng tại khu vực nông thôn, song hầu hết các xí nghiệp hương trấn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, ngoài ra còn trong lĩnh vực nông nghiệp, thương nghiệp, vận tải, xây dựng.
Xí nghiệp hương trấn có thể do chính quyền các hương và trấn thành lập. Giang Tô là nơi tiêu biểu cho kiểu xí nghiệp hương trấn này.
Xí nghiệp hương trấn cũng có thể do tập thể nông dân thành lập. Ôn Châu là nơi tiêu biểu cho kiểu này.
Kiểu xí nghiệp hương trấn thứ ba là kiểu có sự tham gia của vốn nước ngoài. Theo luật pháp Trung Quốc thời kỳ mới cải cách thì các xí nghiệp có vốn nước ngoài đều phải hướng vào xuất khẩu, vì thế các doanh nghiệp này đều lấy thị trường) nước ngoài làm thị trường chính. Miền Nam Trung Quốc, nhất là Quảng Đông là nơi tiêu biểu cho kiểu xí nghiệp hương trấn này.
Xí nghiệp Hương Trấn phát triển mạnh mẽ, thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo của Trung Quốc trong quá trình thực hiện chiến lược CNH, lựa chọn con đường đi lên CNXH.
Nhật Bản: nhằm mục đích thúc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm thủ công đặc trưng của mỗi vùng. Trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá nền kinh tế đất nước, ngành nghề thủ công Nhật bản bị phân hoá và phát triển theo hai hướng: một số ngành tiểu thủ công nghiệp đi lên CNH (chiếm ưu thế); một số khác tiếp tục theo hướng thủ công truyền thống. Bước vào những năm 1970, nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng từ chỗ coi trọng tính hợp lý cơ năng, chuyển sang xu hướng đa dạng hoá và đề cao cá tính, coi trọng chất lượng, tính độc đáo hơn là số lượng theo kiểu tiêu chuẩn hoá đồng loạt. Các cuộc khủng hoảng về nhiên liệu và một số tài nguyên thiên nhiên khác trên thế giới vào những năm đó khiến Chính phủ Nhật Bản phải suy nghĩ lại về giá trị của các nghề thủ công truyền thống đã tồn tại lâu đời, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả. Trong khi đó hàng thủ công truyền thống Nhật Bản mất dần khả năng cạnh tranh so với hàng tiêu dùng sản xuất bằng công nghiệp, lại vấp phải hàng loạt khó khăn về thông tin thị trường, tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nhân lực bị hút ra thành thị, vào các ngành sản xuất hiện đại hoá ... Vì thế các ngành nghề thủ công Nhật Bản đã bị suy thoái.
Trong bối cảnh đó Nghị viện Nhật Bản năm 1974 đã ban hành Luật Phát triển nghề thủ công truyền thống. Được sự hỗ trợ của Chính phủ, phong trào “mỗi làng một sản phẩm” được khai sinh tại quận Oita vào năm 1979 với ý tưởng làm sống lại các ngành nghề thủ công truyền thống. Có hai khẩu hiệu nổi tiếng là: “Nghĩ về tổng thể, hành động ở địa phương” và “Độc lập và sáng tạo”. Nhờ phong trào, một số sản phẩm truyền thống của Oita trở thành nổi tiếng không chỉ trong Nhật bản, mà còn cả trên thị trường nhiều nước.
Từ thành công của quận Oita, sau 5 năm phát động cả nước Nhật đã có 20 quận hưởng ứng với các dự án tương tự như “sản phẩm của làng”, “chương trình phát triển thành phố quê hương”, “chương trình làm sống lại địa phương”.... Tinh thần của phong trào này còn hấp dẫn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới
Thái Lan có tên gọi “One Tambon, One Product” hay còn gọi là “Thai Tambon Project” (tiếng Thái “Tambon” nghĩa là “làng”), được phát động sau khi Thủ tướng Thái Lan đi thăm cửa hàng “One Village, One Product” tại Nhật Bản. Chương trình này được giới thiệu tại Thái lan vào năm 1999 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2001. Trong chương trình này, Chính phủ Thái Lan hỗ trợ để mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao, chủ yếu hỗ trợ ở khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng, huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân. Chính phủ Thái Lan cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2002 chương trình này đã đem lại 3,66 tỷ Baht (84,2 triệu USD) lợi nhuận cho nông dân. Năm 2003 doanh số bán hàng của các làng tham gia Chương trình “mỗi làng một sản phẩm” đã đạt mức 30,8 tỷ Baht, tăng 13% so với năm 2002. Dự kiến đạt 40 tỷ Baht trong năm 2004 và nhờ phong trào này mà nhiều người nước ngoài đã biết đến sản phẩm thủ công của Thái Lan
* Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:
Từ thực tiễn phát triển làng nghề ở một số nước trên, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Phát triển làng nghề gắn với quá trình CNH nông thôn. Khi tiến hành CNH họ thường kết hợp thủ công với kỹ thuật cơ khí hiện đại tuỳ điều kiện cơ sở vật chất của mỗi nước mà áp dụng công nghệ cổ truyền hay công nghệ hiện đại. Đồng thời tổ chức các cơ sở sản xuất gần vùng nguyên liệu và đặt tại làng xã có truyền thống để tiện cho việc phát triển sản xuất, giao lưu hàng hoá.
- Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến.
- Để nâng cao vai trò của nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính cho làng nghề phát triển sản xuất kinh doanh.
- Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy làng nghề phát triển.i đôi với việc hỗ trợ tài chính, tín dụng là chính sách thuế và thị trường của Nhà nước để khuyến khích làng nghề, ngành nghề truyền thống phát triển.
- Khuyến khích sự kết hợp giữa công nghiệp và TTCN và trung tâm công nghiệp với làng nghề.Để tạo dựng cho mối quan hệ này, ở hầu hết các nước đều thiết lập chương trình kết hợp giữa các trung tâm công nghiệp với làng nghề
.
Chương 2. TH ỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI
1. Đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề ở Chương Mỹ
1.1 Điều kiện kinh tế:
Nằm ở phía tây nam thành phố, Chương Mỹ hơn 120 năm tuổi, là nơi hội tụ các tuyến giao thông huyết mạch (quốc lộ 6A, đường 121A, đường 80, tỉnh lộ 419, đường sông Bình, sông Đáy…). Với tiềm năng đất đai, con người và trong điều kiện mới, nơi đây được kỳ vọng là “vành đai xanh” thực phẩm của Thành phố.
Chương Mỹ là bức tranh sơn thủy hữu tình có địa hình khá đa dạng, vừa có đặc trưng của đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, bãi, hồ, hang động. Huyện nằm trong quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Sơn Tây, nằm giữa tam giác du lịch Hà Nội – Ba Vì – Chùa Hương. Với những điều kiện thuận lợi do thiên nhiên ban tặng, Chương Mỹ đã được biết đến như một vựa lúa, thực phẩm của tỉnh Hà Tây (cũ). Từ cuối năm 2001, huyện chú trọng thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững, phá bỏ thế độc canh cây lúa để tiến tới đa canh, để thích ứng với địa hình đa dạng của địa phương tiến tới biến đa dạng đó thành thế mạnh. Diện tích gieo trồng được duy trì hàng năm khoảng trên 16 nghìn ha, năng suất lúa đạt hơn 63 tạ/ha, tổng thu đạt 62.849 tấn lương thực, riêng thóc đạt 57.385 tấn, giá trị ước đạt trên 368 tỷ đồng. Chương Mỹ được đánh giá là địa phương có sự phát triển đồng đều các ngành nghề. Thế mạnh của huyện trong chăn nuôi là đàn gia súc với gần 110.000 con lợn, 21.200 con trâu, 1.600 con bò, 1,86 triệu gia cầm, thủy cầm. 7 tháng đầu năm 2008, huyện đã cung cấp cho thị trường hơn 10 nghìn tấn thịt lợn, 729 tấn thịt trâu bò, gần 5 nghìn tấn gia cầm. Song song với việc dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cây trồng bưởi Diễn, nhãn muộn, việc trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả được duy trì ở tất cả các xã. Chương Mỹ đã tạo nên cơ cấu kinh tế khá đồng đều với trục công nghiệp chiếm 40%, tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ thương mại chiếm 33%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 27%. Trên huyện đã hình thành khu công nghiệp Phú Nghĩa, cụm công nghiệp Đông Phú Yên, Ngọc Hòa, điểm công nghiệp Ngọc Sơn… thu hút khoảng 9.000 lao động. Những năm qua, kinh tế của huyện luôn luôn phát triển mạnh, mức tăng trưởng ở 2 con số, năm 2010, huyện phấn đấu đạt mức tăng trưởng 15.5% trở lên, tổng giá trị ước đạt 1.300 tỷ đồng. Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Chương Mỹ rất quan tâm phát triển ngành nghề trên quy mô toàn diện. Sản xuất công nghiệp của huyện dần đi vào thế ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm, các ngành nghề tiểu thủ công cũng từng bước được phục hồi, huyện có khoảng 174 làng nghề trong đó nghề đan mây, tre, giang xuất khẩu là thế mạnh của huyện.
1.2 Điều kiện xã hội:
Cùng với các thành tựu về kinh tế thì trên lĩnh vực văn hoá, xã hội huyện Chương Mỹ cũng có bước phát triển mạnh mẽ. Các chỉ tiêu cơ bản về y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo hoàn thành đạt và vượt kế hoạch, công tác chính sách xã hội được đảm bảo tốt. Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao có nhiều chuyển biến, đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi. Đời sống văn hoá nhân dân được cải thiện và nâng cao. Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực.
An ninh chính trị trên địa bàn huyện vững chắc, an ninh nội bộ được tăng cường, an ninh nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo hơn, các loại tội phạm kinh tế, ma tuý, hình sự, tệ mại dâm, cờ bạc, và tai nạn giao thông nghiêm trọng được kiềm chế và đẩy lùi một bước. Đặc biệt, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh phát triển sâu rộng, đã có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các ngành, địa phương và các đơn vị kinh tế để chống lại các tệ nạn xã hội, bảo vệ trật tự xã hội chung trên địa bàn.
Điều dễ nhận thấy ở vùng đất này chính là việc coi trọng nhân tố con người. Chương Mỹ luôn dành sự ưu tiên, lựa chọn hàng đầu cho đầu tư, xây dựng, đổi mới hạ tầng và trang thiết bị cho ngành giáo dục – đào tạo. Toàn huyện có 100% trường THCS và hơn 82% trường tiểu học được xây dựng kiên cố, cao tầng. Nhiều năm liền, nơi đây là lá cờ đầu của ngành giáo dục Hà Tây cũ và khi sát nhập vào Hà Nội việc dầu tư vào giáo dục của huyện càng được coi trọng hơn.
Chương Mỹ còn được biết đến với thành tích xây dựng cơ sở hạ tầng khá ấn tượng: điện – đường – trường – trạm phát triển đồng bộ, 100% các xã, thị trấn được trang bị máy tính, nối mạng Internet, có điểm bưu điện – văn hóa, bình quân 11 điện thoại/100 dân. Huyện có nhiều đình, chùa, đền, miếu có phong cảnh tuyệt đẹp như chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Cao, chùa Thấp, chùa Sấu (Sùng Nghiêm Tự), đình Nội, đình Xá, đình Linh Sơn… tất cả tập trung xung quanh thị trấn Chúc Sơn. Hầu hết các đình chùa đều mở hội vào dịp đầu xuân.
Chương Mỹ hôm nay đã tạo được thế đứng chân kiềng: nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và đầu tư cho tương lai bằng việc chăm lo cho công tác giáo dục – đào tạo cho thế hệ trẻ. Tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng một Chương Mỹ giàu đẹp và vững bước trong tiến trình hội nhập.
2. Thực trạng phát triển làng nghề ở Chương Mỹ.
2.1 Các giai đoạn phát triển của làng nghề
- Giai đoạn trước đổi mới: Cũng giống như trên cả nước kể từ sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng 1975 đến năm 1986, đảng và nhà nước áp dụng chính sách kinh tế tập trung, xóa bỏ kinh tế ngoài quốc doanh. Ở nông thôn Chương Mỹ hình thành các HTX, các tổ hợp làng nghề được xây dựng ở các làng. Làng nghề với đúng nghĩa là đơn vị kinh doanh độc lập không còn nữa mà thay vào đó làng nghề thủ công được tiến hành dưới hình thức sở hữu tập thể, sản xuất tiểu thủ công nghiệp không phát triển được.
- Giai đoạn sau đổi mới (từ năm 1986 đến nay): đại hội VI với chủ trương đổi mới của đảng cộng sản Việt Nam nền kinh tế nước ta bắt đầu khởi sắc làng nghề được công nhận là đơn vị kinh doanh tự chủ. Do đó các thành phần tham gia là các hộ gia đình, doanh nghiệp theo hình thức cá thể được phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu huyện trong những năm qua. Những năm qua, Chương Mỹ luôn đạt các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Năm 2005, tỉ trọng của cơ cấu kinh tế của huyện là: Công nghiệp, TTCN - dịch vụ, thương mại - nông nghiệp là: 30% - 33% - 37%, nhưng đến năm 2008: Công nghiệp, TTCN chiếm tỉ trọng 40%; dịch vụ, thương mại: 33,6%; nông nghiệp còn 26,4%, tổng giá trị sản xuất đạt 3.138 tỉ đồng, tăng thêm 1.332 tỉ đồng, tương ứng tăng 15,7% so năm 2007, trong đó, ngành Công nghiệp, TTCN tăng bình quân 21%/năm; dịch vụ, thương mại 16%/năm; nông nghiệp là 5%/năm.Thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 2 lần, năm 2005 đạt 4,8 triệu đồng/người/năm, đến năm 2008 đã nâng lên xấp xỉ 9 triệu đồng/người/năm. Đó cũng là sự phát triển nhanh chóng không ngừng dừng lại mà con tăng lên trong những năm sau.
2.2 Thực trạng phát triển làng nghề. Số lương, quy mô, tình hình phát triển của các làng nghề
* Số lượng và quy mô các làng nghề
Những năm gần đây đặc biệt là sau khi huyện Chương Mỹ sáp nhập vào thành phố Hà Nội thì làng nghề ở Chương Mỹ đã và đang được khôi phục, phát triển. Các sản phẩm của các làng nghề ngày càng được thị trường ưa chuộng đặc biệt là các sản phẩm mây tre đan. Do vậy số lượng các làng nghề cũng ngày càng ổn định và tăng lên. Hiện nay, Huyện Chương Mỹ có 174 làng nghề, chủ yếu là mây tre đan. Các làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ được coi là một trong những cụm làng nghề lớn nhất Thành Phố. Chỉ riêng trong vùng chậm lũ của huyện Chương Mỹ đã có 21 làng nghề làm mây tre đan xuất khẩu, trong tổng số 31 làng nghề trong vùng. Các sản phẩm mây tre đan truyền thống chủ yếu được sản xuất tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Trung Hòa… Như làng nghề mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa), làng nghề mây tre đan Quan Trâm (xã Phú Nghĩa), làng nghề mây đan Yên Kiện (xã Đông Phươg Yên). Các làng nghề truyền thống còn lại gồm nhóm nghề thêu, nón lá, điêu khắc, mộc, chế biến nông sản, trong đó nghề nón lá có 5 làng, tập trung ở các xã Văn Võ, Đông Phương Yên, Đồng Phú, Tiên Phương, Phú Vinh; nghề mộc, điêu khắc có 1 làng làng nghề mộc Phù Yên (xã Trường Yên), nghề thêu 1 làng, chế biến nông sản 1 làng. Hiện nay, Sở Công Thương Hà Nội và huyện Chương Mỹ đang xây dựng đề án phát triển 20 làng thuần nông của Huyện thành làng có nghề và phát triển mới 36 làng nghề. Điều này minh chứng cho khả năng phục hồi và phát triển các làng nghề Chương Mỹ.
Do chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề của các cấp chính quyền địa phương nhưng quan trọng hơn là do sức ép về kinh tế mà những người nông dân Chương Mỹ đang phải chịu. Vì vậy các làng nghề ở Chương Mỹ ngày càng phát triển và phục hồi nhanh chóng.
Bảng 2.1: Dân số và thu nhập bình quân người dân làng nghề ở Chương Mỹ
Năm
Tiêu chí
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Dân số (người)
266142
268348
271324
277189
279835
283317
284183
Thu nhập/ người/ năm
(Trđ/người/năm)
4.1
4.3
4.8
6.5
7.8
9
9.9
Nguồn: sở công thương TP Hà Nội
Ta thấy doanh thu trung bình của người dân làng nghề Chương Mỹ trên năm chỉ có 4.8 tr đồng/người/năm trong năm 2005 và tăng lên rất nhiều đến 9.9 đồng/người/năm trong năm 2009. Như vậy, sau 4 năm thì doanh thu/người/năm tăng được 5.1 triệu đồng, ta thấy được trong những năm vừa qua đời sống người dân làng nghề Chương Mỹ đã có những bước tiến đáng kể. Vì vậy, sức ép kinh tế chính là động lực cho người dân nông thôn Chương Mỹ khôi phục và phát triển nghề truyền thống nhanh hơn chính là một nguyên nhân rất quan trọng.
Các làng nghề đã giải quyết được một lượng lao động nông thôn rất lớn, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân Chương Mỹ. Đây là một động lực quan trọng cho công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Các làng nghề đã giải quyết được một lượng lao động nông thôn rất lớn, vừa giải quyết việc làm._.nhập " phụ " cho nông dân thì ngày nay cần nhận thức lại làng nghề là một nội dung quan trọng, một bộ phận chủ yếu trong chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Làng nghề gắn với trung tâm cụm xã, có các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp và tạo ra thu nhập chính ở nông thôn. Làng nghề còn là trung tâm tạo việc làm mới, thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế huyện Chương Mỹ
Để đánh giá được đầy đủ vai trò của phát triển ngành nghề nông thôn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cần căn cứ vào đầu ra của lao động, và đầu vào ngành nghề tại thời điểm xuất phát và tại thời điểm đánh giá. Trong đó cần chú ý cả về cơ cấu số lượng và chất lượng trên các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất là chuyển dịch lao động nông nghiệp từ độc canh, tự cung tự cấp sang lao động sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa canh với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Thứ hai là chuyển dịch lao động thuần nông sang lao động kiêm ngành nghề.
Thứ ba là chuyển dịch lao động từ thuần nông và kiêm ngành nghề sang lao động chuyên hoạt động trong khu vực ngành nghề phi nông nghiệp.
Thứ tư là chuyển dịch lao động từ lao động thủ công sang lao động kỹ thuật có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Thứ năm là chuyển dịch từ lao động nông thôn sang lao động thành thị trong quá trình phát triển đô thị hoá và mở rộng thị trường lao động trong khu vực.
2. Các giải pháp góp phần tăng cường sự phát triển của làng nghề trên địa bàn huyện.
2.1 Quy hoạch phát triển các làng nghề:
Phát triển ngành nghề thì phải sớm có quy hoạch tổng thể các ngành nghề khi mà trong thời gian dài vừa qua các lang nghề ở Chương Mỹ phát triển từ đơn lẻ tự phát dẫn đến tình trạng phân tán rộng khắp huyện vì vậy cần có yếu tố định hướng quy hoạch phát triển làng nghề theo nhóm ngành nghề đê từ đó có các biện pháp phát triển chuyên nghề riêng:
. - Quy hoạch các điểm CN- TTCN phát triển sản xuất các làng nghề. Với đặc điểm hạ tầng yếu kém ở làng nghề, ngay những chuyên gia giỏi nhất cũng không thể tính toán tách bạch ô nhiễm do hoạt động sản xuất với ô nhiễm do sinh hoạt gây ra. Tương tự, ô nhiễm do hộ sản xuất này với hộ sản xuất kia gây ra cũng không thể phân định rõ ràng. Vì vậy, phải sớm có quy hoạch tổng thể về làng nghề, nhất là đối với những địa phương có số lượng làng nghề rất lớn như Chương Mỹ. Nếu không được quy hoạch, các làng nghề vẫn sẽ phát triển tự phát, thì, ngoài việc tiếp tục gây ô nhiễm môi trường, làng nghề sẽ không thể phát triển bền vững, thậm chí có nguy cơ bị xóa sổ khi nguồn nguyên vật liệu đầu vào, thị trường đầu ra... biến động mạnh.
Trong giải pháp về hạ tầng đối với làng nghề thì chúng ta cần chú ý đến vấn đề quy hoạch và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các làng nghề và Quy hoạch để tách sản xuất ra khỏi khu dân cư phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Xúc tiến quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề ở các địa phương và công bố rộng rãi để các hộ sản xuất kinh doanh, các công ty, HTX biết để thuê đất phục vụ cho sản xuất
- Huyện Chương Mỹ cần quy hoạch phát triển và có chính sách khuyến khích phát triển theo quy hoạch của các ngành nghề cần ưu tiên. Hiện nay, các cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn làng nghề huyện chủ yếu tồn tại dưới hình thức hộ kinh tế gia đình, sản xuất kinh doanh diễn ra tại nơi ở của hộ gia đình. Đó vừa là nơi ở, vừa là nơi sản xuất nên nhà xưởng hẹp, môi trường bị ô nhiễm, không có khả năng mở rộng sản xuất, kết cấu hạ tầng cho sản xuất - kinh doanh không đảm bảo. Hướng tiến tới trong quá trình phát triển làng nghề là phải tách khu vực sản xuất khỏi khu vực nhà ở và phải đảm bảo kết cấu hạ tầng, đảm bảo nhà xưởng cho sản xuất - kinh doanh và bảo vệ môi trường. Cần có ưu tiên trong quá trình lựa chọn vị trí quy hoạch thuận lợi về giao thông, điện, nước, gần khu dân cư… có nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn vị trí có hiệu quả.
2.2 Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề
Trong xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay thì mục tiêu quan trọng mà làng nghề trong huyện Chương Mỹ hướng tới là thị trường nước ngoài. Thực chất sản phẩm của các làng nghề trong huyện mới chỉ có các sản phẩm mây tre đan là có được chỗ đứng trên thị trường quốc tế coi việc thu ngoại tệ bằng con đường xuất khẩu là một hướng đi chính. Còn sản phẩm hàng hoá của các làng nghề khác sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu tiêu thụ nội địa, xuất khẩu chỉ chiếm phần nhỏ. Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu luôn có tỷ trọng kim ngạch cao trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, sản phẩm của các làng nghề Chương Mỹ rất đa dạng, phong phú song không phải sản phẩm nào cũng có khả năng xuất khẩu. Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thường có tiêu chí rất cao về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, độ tinh xảo, tính độc đáo, thẩm mỹ. Những sản phẩm nào được bạn hàng nước ngoài ưa chuộng thì có khả năng xuất khẩu cao và đạt lợi nhuận khá. Chính vì vậy, ngoài mây tre đan huyện cần ưu tiên phát triển một số ngành hàng có khả năng xuất khẩu cao như đồ gỗ, đồ đồng mỹ nghệ cao cấp, đồ gốm, sứ, sơn mài, thêu ren ... Cần phải mở rộng, đẩy mạnh công tác phát triển thị trường tiêu thụ. Trong điều kiện hiện nay của nước ta, giải quyết vấn đề này có thể tiến hành theo các hướng sau:
Đối với thị trường trong nước: tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm tiêu dung hàng ngày phục vụ cho sinh hoạt như các sản phẩm gia dụng
Đối với thị trường ngoài nước (xuất khẩu): tiêu thụ sản phẩm cho những làng nghề sản xuất hàng hoá có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, tinh xảo: sản phẩm có giá trị lớn như đồ mộc cao cấp, mây tre đan.
Những giải pháp chính mở rộng thị trường tiêu thụ:
- Nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. thu thập thông tin về thị trường, hiểu về pháp luật của quốc gia nhập khẩu, tập quán thương mại… và hiểu biết về thị hiếu khách hàng. Lập kế hoạch cho sản xuất phù hợp với diễn biến trên thị trường. Có chiến lược tiêu thụ sản phẩm từ khâu bán ra cho đến khâu thu thập thông tin phản hồi của khách hàng để điều chỉnh sản xuất, tăng sức cạng tranh cho sản phẩm.
- Giúp các làng nghề tiếp cận được các thông tin thị trường: Cung cấp cho các doanh nghiệp làng nghề thông tin thị trường, giá cả sản phẩm trong và ngoài nước.
Tuyên truyền hiểu hết các chính sách của Việt Nam trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Lấy ví dụ về việc vay vốn, ngoài ngân hàng, nhiều thương nhân, đặc biệt là chủ cơ sở sản xuất nhỏ hầu như không biết đến các nguồn tài chính khác, như Ngân hàng chính sách xã hội, hoặc Ngân hàng phát triển, Quỹ hỗ trợ HTX… nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Vì vậy hiểu biết về các chính sách của nhà nước là rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Gắn kết giữa các thương nhân, các doanh nghiệp làng nghề với nhau để chia se thông tin thị trường với nhau được nhiều hơn.
- Tổ chức hội chợ, triển lãm của huyện và giúp đỡ, hướng dẫn các doanh nghiệp, làng nghề tham gia các hội chợ, triển lãm sản phẩm của làng nghề trong nước và quốc tế. Xây dựng trung tâm hoặc cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm công nghiệp, TTCN tại các làng nghề và các khu du lịch làng nghề của huyện.
- Các sản phẩm có tính chuyên môn hóa cao có sản lượng lớn thì huyện cùng với các sở ban ngành của thành phố cần tập trung giúp đỡ, hướng dẫn, đưa tiêu chuẩn quốc gia vào áp dụng và nếu đảm bảo, cấp giấy chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam để tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường, việc xây dựng thương hiệu cho mỗi sản phẩm làng nghề để khách hàng tin tưởng và mới có khả năng mở rộng thị trường các mặt hàng.
Cần xây dựng Chương trình quảng bá, tiếp thị sản phẩm, giới thiệu thương hiệu sản phẩm, tăng cường quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm. Quang bs sản phẩm thông qua internet trên các trang wed mạng xã hội, báo điện tử… xây dưng tốt công tác maketing nhằm quảng bá sản phẩm. Để các làng nghề bứt phá vươn lên trong xu thế hội nhập cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các làng nghề để nhân lên sức mạnh thương hiệu. Đặc biệt, việc đăng ký thương hiệu sản phẩm phải được quan tâm đúng mức để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Để các làng nghề bứt phá vươn lên trong xu thế hội nhập cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các làng nghề để nhân lên sức mạnh thương hiệu. Đặc biệt, việc đăng ký thương hiệu sản phẩm phải được quan tâm đúng mức để tăng sức cạnh tranh. Đăng kí thương hiệu cho sản phẩm làng nghề để bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất, thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất của làng nghề tăng cường công tác quản lý thị trường, kiên quyết chống buôn lậu làm hàng giả, chống gian lận thương mại.
Nhà nước cần phải thành lập các cơ quan, tổ chức phát triển và xúc tiến đưa sản phẩm của các làng nghề ra thị trường quốc tế.
2.3 Về nguyên vật liệu
Cần phải quy hoạch, xúc tiến hình thành các vùng nguyên liệu tập trung. Thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng bảo đảm số lượng và chất lượng nguyên liệu cho làng nghề nói riêng, cho công nghiệp chế biến nói chung.
Chủ trương bảo hiểm, trợ giá đối với nguyên vật liệu cho các làng nghề, đề xuất các chính sách bảo hộ hợp lý đối với làng nghề.
Có kế hoạch khai thác vùng nguyên vật liệu một cách hợp lý, đảm bảo ổn định cho sản xuất. Hình thành các tổ chức khai thác và cung cập vật tư nguyên liệu mây tre đan đảm bảo cho sản xuất phát triển. Nghiên cứu để thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại, khai thác cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề.
2.4 Về vốn cho phát triển làng nghề:
Thiếu vốn là hiện tượng khá phổ biến trong cá làng nghề của huyện Chương Mỹ. Vì vậy cần huy động tối đa mọi nguồn vốn vào phát triển kinh tế làng nghề. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì các nguồn vốn nhàn rỗi còn tồn đọng trong dân chưa được huy động vào sản xuất kinh doanh là rất lớn. Để phát triển làng nghề của huyện cần huy dông tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.
Cần ưu tiên cho các làng nghề vay vốn với lãi suất thấp thời hạn cho vay hợp lý và tăng vốn cho vay từ các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ quốc gia xúc tiến việc làm, ngân hàng phục vụ cho người nghèo và các ngân hàng chuyên doanh tăng vốn cho vay với lãi suất ưu đãi cho cơ sở sản xuất CN-TTCN trong làng nghề, làng nghề mới, sản xuất những mặt hàng nhà nước khuyến khích phát triển mà thời gian đầu tư gặp nhiều khó khăn, chưa có khả năng trả nợ.
Các cơ sở sản xuất trong làng nghề nên vay từ quỹ hỗ trợ phát triển huyện để đầu tư phát triển ngành nghề mới huyện và thành phố triển khai do UBND quy định trong từng thời kỳ thì được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp ngân hàng và được UBND huyện tái bảo lãnh. Các ngân hàng thương mại và quỹ đầu tư nâng cao trách nhiệm trong việc tạo điều kiện cho sản xuất trong làng nghề vay trên cơ sở thẩm định hiệu quả tính khả thi của dự án.
Tổ chức các cơ quan tư vấn giúp đỡ cơ sở sản xuất làng nghề xây dựng các dự án đầu tư phát triển khả thi, hiệu quả và tạo điều kiện để các cơ sở được vay vốn thuận lợi. Trước tiên, chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển huyện xem xét giúp đỡ một số hộ ở làng nghề lập dự án và cho vay từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi.
Giải quyết cho vay vốn lưu động đáp ứng chu kỳ vòng quay của sản phẩm, tạo điều kiện cho người dân làng nghề chủ động trong hoạt động tài chính.
Cần tạo ra các quỹ, nguồn vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ trong làng nghề. Hỗ trợ việc xây dựng các đề án công nghệ. Khi huy động nguồn vốn trong quỹ phải chặt chẽ trong chi tiêu và đúng mục đích cần dùng.
2.5 Về phát triển nguồn nhân lực:
Từ xa xưa, việc truyền nghề trong từng gia đình, dòng họ, là con đường chủ yếu để học nghề. Theo cách này thì tay nghề bí quyết nghề được hình thành vững chắc và người thợ có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giàu tính độc đáo, đồng thời có thể phát triển tiếp nghề của cha ông. Tuy nhiên, học theo cách truyền nghề thì thời gian học nghề khá dài, số người được học nghề ít và sự phát triển toàn diện nhân cách lao động kỹ thuật hạn chế. Đặc biệt trong điều kiện giao lưu mở rộng thị trường lao động trong và ngoài nước thì cách truyền nghề tỏ ra không phù hợp. Chính vì vậy, chúng ta cần mở rộng các hình thức đào tạo nghề.
Trước hết, cần phát triển nhanh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất, phải coi trọng khả năng đào tạo, bồi dưỡng lớp thợ trẻ kế cận trong tương lai. Tăng tỷ lệ lao động có nghề nghiệp được đào tạo theo hệ chính quy có chất lượng làm nòng cốt cho các cơ sở sản xuất và là lực lượng kế cận tiếp thu các bí quyết của nghề truyền thống. Lấy thị trường làm căn cứ, gắn với kế hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH của huyện, nhất là quy hoạch phân bổ, sử dụng và đào tạo nguồn lao động cho các ngành nghề theo trình độ và đặc điểm của từng loại ngành nghề TTCN.
Bên cạnh việc tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ các bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho các làng nghề, cần đi đôi với bảo tồn và nâng cao trình độ của các nghệ nhân, các " bàn tay vàng " để họ có thể sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới. Sự kết hợp giữa các thế hệ trong các làng nghề nhằm mục đích khôi phục và phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhưng vẫn duy trì và phát huy tính truyền thống, vai trò của các nghệ nhân. Sản phẩm của sự kết hợp đó là những di sản văn hóa, sản phẩm điêu khắc, nghệ thuật, các công trình kiến trúc và cả những sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày của con người ... được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và thế giới.
Giải pháp cho vấn đề đào tạo bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho người lao động cũng như bảo vệ các " bàn tay vàng " chỉ có thể thực hiện bằng sự hỗ trợ của Nhà nước kết hợp với sự tham gia của các làng nghề, chính quyền cấp xã và cấp huyện.
+ Hoàn thiện chính sách của nhà nước về lao động và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn huyện Chương Mỹ phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH của huyện.
+ Đầu tư cơ sở vật chất nhà xưởng trường lớp cho công tác đào tạo và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy nghề cần tập trung vào kiến thức cho phát triển ngành TCTT của huyện Chương Mỹ. Kết hợp lý thuyết với thực hành sẽ nâng cao trình độ tay nghề và chất lượng đào tạo trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Chương Mỹ.
+ Giải quyết tốt vấn đề vốn cho các trường, trung tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Huyện Chương Mỹ cần hỗ trợ các trường dạy nghề trong huyện về vốn theo các hướng: ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Hàng năm cần có kế hoạch dành một phần ngân sách của tỉnh đầu tư cho các trường, trung tâm dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho các chủ cơ sở ngành nghề kiến thức về kinh tế, tổ chức sản xuất, áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với các ngành nghề, trong đó khuyến khích cho vay đổi mới máy móc, chất lượng đào tạo trong các cơ sở dạy nghề. Giải pháp về vốn là rất quan trọng, nhằm đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động cả văn hoá và nghề nghiệp để phát triển các ngành nghề TTCN ở Chương Mỹ theo hướng CNH-HĐH..
Đội ngũ nhân lực kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực làng nghề thường bao gồm thợ giỏi, nghệ nhân làm nòng cốt cùng với đội ngũ thợ thủ công đông đảo trực tiếp sản xuất, ngoài ra còn gồm các nhà quản lý, kinh doanh giỏi trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi đội ngũ nhà kinh doanh, quản lý phải hết sức am hiểu nghề, luật pháp trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt cần có sự nhanh nhạy, sáng tạo trong quá trình tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nước. Bởi vậy, họ cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghề nghiệp và các lĩnh vực hoạt động liên quan. Đồng thời cần được tạo điều kiện liên kết, liên doanh ở trong và ngoài nước để mở rộng tầm hiểu biết cũng như phát huy năng lực sáng tạo của họ trong lĩnh vực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề ra nước ngoài.
2.6 Ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của làng nghề:
Các làng nghề chủ yếu sử dụng công nghệ từ xa xưa, những công nghệ mang tính đặc thù riêng biệt thì vẫn cần phải giữ gìn, còn lại chúng ta rất khó khăn khi cạnh tranh với các mặt hàng chủ yếu dựa trên lợi thế công nghệ. Vì vậy, để khôi phục và phát triển làng nghề huyện Chương Mỹ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhất thiết phải đổi mới máy móc, thiết bị và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá kỹ thuật sản xuất là một trong các giải pháp quan trọng có ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề. Công nghệ thay đổi làng nghề có điều kiện tăng nhanh năng suất lao động, sản phẩm vừa mang tính hiện đại và tinh xảo, truyền thống tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Đó chính là tác động rất lớn của khoa học công nghệ tới làng nghề.
Với thay đổi không ngừng tiến bộ của khoa học công nghệ trên thê giới , quá trình công nghệ thay đổi rất nhanh chóng đến mức chỉ còn vài năm để 1 sản phẩm công nghệ hiện đại bị coi là lạc hậu. Vì vậy, đổi mới công nghệ thiết bị trong làng nghề lại càng là vấn đề cấp thiết. Nhưng sản xuất trong làng nghề không thể đưa toàn bộ thiết bị hiện đại vào vì như vậy thì sản phẩm mà được sản xuất ra không còn mang tính văn hoá truyền thống hay nói cách khác là nó không còn là một sản phẩm của làng nghề theo đúng tính chất của nó nữa. Do đó phải đổi mới công nghệ thiết bị dần từng bước trên một số nguyên tắc:
- Công nghệ cũ tỏ ra không thích hợp và sản phẩm sản xuất ra bằng công nghệ cũ này không đủ khả năng cạnh tranh do chất lượng hay giá thành. Cần phải có sự kết hợp giữa công nghệ mới và công nghệ truyền thống.
Công nghệ được lựa chọn phải thích hợp với công nghệ truyền thống hay công nghệ truyền thống phải có khả năng tiếp thu công nghệ mới về trình độ kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Và công nghệ mới được lựa chọn cũng phải phù hợp với nguyên vật liệu tại chỗ..
Công nghệ gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường. Sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường. Tăng cường công nghệ bảo bệ môi trường.
Hiện đại hoá công nghệ phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo.
- Có thể kết hợp nhiều ngành nghề, nhiều công đoạn công nghệ trên một sản phẩm.
Việc đổi mới công nghệ đối với làng nghề không những cần lượng vốn lớn mà cần cả sự nhạy cén trong việc thay đổi công nghệ đây là vấn đề khó khăn, vượt quá khả năng của từng đơn vị sản xuất-kinh doanh trong làng nghề, do đó cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Do nhà nước không thể làm thay đơn vị sản xuất kinh doanh nên chỉ có thể giúp đỡ bằng các biện pháp hỗ trợ sau:
(1) Phổ biến kiến thức về kỹ năng sử dụng công nghệ một cách thường xuyên thông qua các hình thức khác nhau và bằng nhiều phương tiện.
(2) Nhà nước thực hiện những chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay cho các đơn vị SX-KD của làng nghề này. Khi các đơn vị này mua máy móc thiết bị đổi mới công nghệ.
(3) thúc đẩy làng nghề quan hệ với các tổ chức khoa học nghiên cứu công nghệ cho các làng nghề.
(4) Hỗ trợ cho hoạt động của các trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ và các hoạt động hỗ trợ về mặt kỹ thuật và công nghệ cho các làng nghề.
2.7 Phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững
Hiện nay, môi trường trong các làng nghề là vấn đề rất đáng lo ngại ở huyện Cương Mỹ. Tất cả các làng nghề trong huyện đều tiểm ẩn những nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao. Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sinh sống trong khu vực làng nghề và đời sống sản xuất.. Vì vậy, trước hết cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hỗ trợ về thông tin, kỹ thuật để các cơ sở sản xuất có điều kiện xử lý, giảm gây ô nhiễm môi trường từ sản xuất. Mặt khác nhà nước cần sớm có quy hoạch xây dựng sản xuất cho làng nghề, và có những biện pháp quản lý hạn chế ô nhiễm. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải thực hiện tốt việc quản lý và BVMT. Tôi cho rằng các địa phương có làng nghề cần sớm tiến hành những biện pháp về quản lý và kỹ thuật cụ thể, phù hợp với quy mô và khả năng của mình.
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề sản xuất thủ công
(1) Về biện pháp quản lý: Các địa phương có làng nghề cần có phương án tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, quy hoạch xây dựng hợp lý khu công nghiệp làng nghề mới và có kế hoạch quản lý tốt môi trường . Cụ thể là:
+ Đề ra những quy định về quản lý, BVMT và an toàn lao động trong các làng nghề; định mức và thu lệ phí môi trường đối với các hộ, tổ hợp sản xuất để triển khai và duy trì các hoạt động quản lý và BVMT của xã.
+ Thành lập đội vệ sinh môi trường của làng nghề (xã nghề) để kiểm tra thường xuyên tình trạng môi trường trong khu vực sản xuất, thu gom chất thải; xử lý bụi giao thông v.v...
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm BVMT và sức khoẻ cộng đồng cho các chủ sản xuất, người lao động và nhân dân;
+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra môi trường làng nghề; xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm các quy định về môi trường.
+ Triển khai áp dụng các công nghệ tiến bộ trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng phát thải, áp dụng biện pháp quản lý và xử lý chất thải đơn giản, rẻ tiền, để các hộ tư nhân có thể sử dụng.
+ Từng bước hoàn phục môi trường ở khu dân cư, trả lại cảnh quan sạch đẹp cho làng, xã.
(2) Các biện pháp kỹ thuật:
+ Xây dự bể xử lý nước thải, chôn lấp rác thải làng nghề theo quy định chôn lấp chất thải độc hại
+ Thanh lý trang thiết bị máy móc cũ kỹ
+ Ngoài ra, cần nâng cấp và thường xuyên tu sửa các đoạn đường vận chuyển. Tổ chức phun nước chống bụi nhiều lần trong ngày. Đình chỉ hoạt động của các phương tiện vận chuyển có chất lượng quá kém.
Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề là một mô hình sản xuất mang tính cộng đồng cao, trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào sự phát triển KT-XH của các địa phương. Đây là một mô hình kinh tế cần được khuyến khích và hướng dẫn để phát huy những tính tích cực, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội.
Để phát triển mô hình làng nghề theo mục tiêu phát triển bền vững, các cơ quan quản lý ở các địa phương cần có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện các biện pháp quản lý và các biện pháp kỹ thuật phù hợp để giảm thiểu tác động môi trường trong khu vực làng nghề một cách có hiệu quả. ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần hỗ trợ một phần cho các địa phương giải quyết một số vấn đề về cơ sở hạ tầng.
2.8 Tăng cường quản lý nhà nước:
Cùng với việc bổ sung và hoàn thiện chính sách nhằm phát triển làng nghề, việc bộ máy quản lý nhà nước đối với làng nghề cũng cần được kiện toàn nhằm bảo đảm khả năng quản lý có hiệu lực đối với làng nghề.
Hệ thống quản lý nhà nước cần phải có tính hệ thống chặt chẽ đảm bảo cso thể theo dõi , điều tiết sự phát triển của làng nghề, xuyên suốt trung ương đến cơ sở. Để làm được điều này cần thiết phải có các cơ quan quản lý chuyên môn đồng thời phải có sự hợp tác hiệu quả hơn giữa các cơ quan quản lý có lien quan cùng nhau giải quyết các vấn đề mà làng nghề đặt ra. Để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, cơ quan quản lý nhà nước ở Chương Mỹ cần làm một số việc sau:
Tham mưu cho các cơ quan quản lý cấp trên chính sách nhằm tạo điều kiện cho làng nghề phát triển.
Theo dõi và đưa ra các giải pháp thích hợp cho phát triển làng nghề các mặt như thị trường sản phẩm, vốn, công nghệ và thiết bị sản xuất, mẫu mã sản phẩm…. chính sách trợ giúp cho các làng nghề có sản phẩm mang nét văn hoá truyền thống.
Nắm chắc các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của làng nghề, báo cáo lên cơ quan cấp trên để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn.
Tổ chức, thành lập các hội nghề nghiệp.
* Đối với nhà nước:
(1) Giải quyết tốt vấn đề vốn cho làng nghề dựa trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch đã được duyệt
Nhà nước cần hỗ trợ các làng nghề về vốn theo các hướng: ưu tiên đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng các làng nghề theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng mở rộng, bảo vệ xây dựng các trung tâm cụm xã, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lao động làng nghề, áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với các làng nghề, trong đó khuyến khích cho vay đổi mới máy móc thiết bị và áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề. Hoàn chỉnh các luật, bộ luật về đầu tư, tín dụng, tổ chức tín dụng, hướng dẫn cơ sở ngành nghề. Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, đa dạng hóa các hình thức cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở vay vốn phát triển kinh doanh. Giải pháp về vốn rất quan trọng vì muốn phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp hóa các hộ gia đình, các tổ hợp tác xã rất cần vốn để đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu, cả vốn cố định và vốn lưu động.
(2) Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất
Trong làng nghề tồn tại các koại hình sản xuất kinh doanh đa dạng , phong phú , hoạt động đan xen , phát triển như hợp tác xã , tổ nhóm hợp tác , hộ gia đình , các loại hình doanh nghiệp khác ( doanh nghiệp tư nhân , công ty TNHH , công ty Cổ phần ...) Do tính chất sản xuất khác nhau của mỗi ngành nghề và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất khác nhau mà có những hình thức tổ chức khác nhau . Chính vì vậy , cần tổ chức sắp xếp lại một cách hợp lý , sẽ tạo nên sự trợ giúp lẫn nhau trong quá trình phát triển . Sự hợp tác và phân công lao động là xu thế tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất cho nên loại hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã là một trong những mô hình tổ chức thích hợp cho sự phát triển các ngành nghề thủ công , các làng nghề Chương Mỹ.
Chính vì vậy , cần lựa chọn các mô hình tổ chức sản xuất thích hợp với từng loại nghề , từng làng nghề :
Phát triển các loại hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã , chú trọng xây dựng các hợp tác xã kinh doanh tổng hợp gắn với ngành nghề và các làng nghề , đặc biệt ở khu vực nông thôn .
Phát triển các cơ sở kinh tế hợp tác đơn giản như tổ , nhóm liên kết , nhóm liên gia , tiến tới hình thành hợp tác xã , các doanh nghiệp vừa và nhỏ . Tuỳ theo đặc điểm của từng ngành nghề , tổ chức thành các hợp tác xã sản xuất tập trung , hoặc các công ty cổ phần , các thành viên là các hộ gia đình , được hợp tác xã đảm bảo cho việc ổ định sản xuất .
Xây dựng hệ thống hợp tác xã dịch vụ trong ngành nghề và các làng nghề , góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển , tăng khả năng cạnh tranh cho các cơ sở sản xuất , các doanh nghiệp nhỏ và vừa .
Cần có chính sách khuyến khích , tạo điều kiện , bảo vệ quyền lợi của các cơ sở sản xuất kinh doanh ( như quyền sở hữu về tài sản , bí quyết công nghệ , phát minh sáng chế , bản quyền và quyền sở hữu công nghiệp , mẫu mã , kiểu dáng công nghiệp ) để tạo môi trường cạnh tanh lanh mạnh , tạo sức bật cho các doanh nghiệp làng nghề , nhất là khi chúng ta chuẩn bị xoá bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan vào 2003.
Khuyến khích việc tự nguyện thành lập các hiệp hội theo ngành nghề , theo địa phương nhằm hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề Nhà nước trong việc hoạch định cơ chế , chính sách phát triển ngành nghề .
Bên cạnh đó , cần khuyến khích sự kiên kết , hợp tác giữa các cơ sở sản xuất , các cơ sở sản xuất với các cơ quan , doanh nghiệp Nhà nước với các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài trong việc nghiên cứu thị trường , tiếp thị , phối hợp giữa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu để tạo ra sức mạnh cạnh tranh khi chúng ta có lợi thée về nguồn nguyên liệu , lực lượng lao động , tay nghề và tổ chức quản lý , sản xuất một cách hợp lý , khoa học .
(3) Bổ sung và hoàn thiện qui hoạch các làng nghề làm căn cứ cho công tác kế hoạch , đầu tư và thị trường .
Để có kế hoạch phù hợp , trước hết cần điều tra , khảo sát toàn bộ các làng nghề hiện có ở Hà Nội , bao gồm cả làng nghề truyền thống và làng nghề mới theo các tiêu chí rõ ràng , cụ thể . Trên cơ sở đó đề ra các kế hoạch phát triển . Qui hoạch và kế hoạch sản xuất nhất thiết phải gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước hiện tại và tương lai theo nguyên tắc : lấy thị trường làm căn cứ . Qui hoạch và kế hoạch phát triển làng nghề phải gắn với qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội , của địa phương , nhất là qui hoạch nông thôn , qui hoạch giao thông , thuỷ lợi , điện, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, các vùng sản xuất nguyên liệu , đào tạo , phân công , sử dụng lao động , bảo vệ môi trường .Hướng dẫn các địa phương triển khai xây dựng qui hoạch, lập dự án; xác định tiêu chí ngành nghề để thực hiện các chính sách ưu đãi trong việc bảo tồn và phát triển ngành nghề đó.
Cần có chính sách khuyến khích các nhà khoa học , cơ quan nghiên cứu triển khai , định hướng nghiên cứu và phổ biến kết quả nghiên cứu về công nghệ kỹ thuật sản xuất mới , quan tâm đến các công nghệ kỹ thuật xử lý chất thải , bảo vệ môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn lao động .
Kết luận
Trong thời gian qua, làng nghề Chương Mỹ đã khôi phục, phát triển đạt được nhiều thành tựu to lớn. Thành quả được coi là trực tiếp đó là tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân Chương Mỹ Làng nghề đóng vai trò quan trọng ở nông thôn Chương Mỹ nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Các làng nghề thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tăng trưởng kinh tế chuyển dịch cơ câu nông thôn Chương Mỹ theo hướng tiến bộ không những thế làng nghề còn bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống mà những làng nghề ở Chương Mỹ đã tạo ra.
Tuy nhiên làng nghề ở Chương Mỹ hiện nay vẫn còn ở quy mô nhỏ, cơ sở sản xuất vẫn là hộ gia đình là chính. Trình độ khoa học – công nghệ còn nhiều hạn chế, thị trường còn nhiều bấp bênh.
Chúng ta có thể khẳng định rằng phát triển các làng nghề ở Chương Mỹ là một biện pháp quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu để phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chương Mỹ phù hợp với xu thế phát triển của Việt Nam, khu vực và cả thế giới
Do thời gian làm chuyên đề tìm hiểu về cáclàng nghề còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những sai xót. Vì vậy em rất mong thầy giáo đóng góp í kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31605.doc