Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng sông Hồng

A .Lời nói đầu Trong số những thành tích đạt được của công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, trong thời gian qua, có thể nói nông nghiệp là một ngành đã có những bước đột phá ngoạn mục. Thu nhập của nông dân không ngừng tăng lên, bộ mặt nông thôn được cải thiện đáng kể. Sản xuất nông nghiệp đã đảm bảo an toàn lương thực cho đời sống xã hội. Thế nhưng, sự phát triển ấy so với yêu cầu phát triển kinh tế chung trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong điều kiện hội nhập kinh

doc31 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay thì vẫn còn quá thấp và nhỏ bé. Cho đến bây giờ, nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng vẫn là một nền sản xuất kém hiệu quả và thiếu tính hợp lý. Cần phải hình thành và phát triển những hình thức sản xuất phù hợp hơn, mà trong đó, kinh tế trang trại là một mô hình tốt có thể áp dụng để đáp ứng yêu cầu này. Đã manh nha từ rất lâu, nhưng chỉ trong khoảng chục năm trở lại đây, vai trò của kinh tế trang trại mới thực sự được công nhận và được quan tâm chú ý, đặc biệt là sau khi nghị quyết số 03/2000 - CP của Chính phủ ngày 02/2/2000 về kinh tế trang trại ra đời, thì kinh tế trang trại ở Việt Nam mới có được một sự trợ giúp của Nhà nước về cơ chế, chính sách như là hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông thường của nền kinh tế thị trường. Sự tăng nhanh về số lượng, gia tăng về giá trị sản lượng đã chứng tỏ đây là một mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc thù kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta, giúp nông dân làm giàu, tăng thu nhập cho bản thân họ và cho xã hội. Không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại với quy mô đất đai lớn như ở vùng trung du miền núi phía Bắc hay vùng đồng bằng phía Nam, nhưng đồng bằng sông Hồng vốn là vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, trình độ thâm canh cao nhất cả nước. Nhưng để ngành nông nghiệp của vùng đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kì mới thì phải hợp lý hoá, hiệu quả hoá sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũng như khả năng lao động của con người vùng châu thổ này, và mô hình kinh tế trang trại là phù hợp hơn cả. Những năm qua kinh tế trang trại vùng đồng bằng sông Hồng đã có nhiều thành tích đáng khích lệ, nhưng thật sự vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Câu hỏi đặt ra là: khả năng phát triển kinh tế trang trại của vùng đến đâu? Làm sao để mô hình được áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất? Trả lời cho câu hỏi này chính là mục đích của đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng sông Hồng”. B. Nội Dung Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển kinh tế trang trại I. Khái niệm, đặc trưng và phân loại 1. Khái niệm về kinh tế trang trại 1 1.1. Trang trại Gần với khái niệm trang trại, người ta hay sử dụng khái niệm điền trang hay nông trang. Nhưng về bản chất, chúng là các cách gọi khác nhau của một đơn vị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá. 1.2. Kinh tế trang trại Về kinh tế trang trại, có nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận khác nhau: Có quan điểm cho rằng: “Kinh tế trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp, hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường từ khi phương thức này thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Trang trại được hình thành từ các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ tự cấp tự túc khép kín, vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hoá tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh” (1) Báo cáo chuyên đề: “Chính sách phát triển trang trại và tác động của nó đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn”, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2002. Trong nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại. Chính phủ ta đã thống nhất nhận thức về kinh tế trang trại như sau: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông - lâm - thuỷ sản”. Như vậy có thể tóm lại: Kinh tế trang trại là một trong những hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông - lâm - ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hay thuộc quyền sử dụng của một chủ thể độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô đất đai và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường. 2. Đặc trưng của kinh tế trang trại 2.1. Mục đích sản xuất của kinh tế trang trại là sản xuất nông - lâm - thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn Knh tế trang trại là kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa, khác với kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc. K.Marx đã phân biệt chủ trang trại với người tiểu nông như sau: - Chủ trang trại bán ra thị trường toàn bộ sản phẩm làm ra - Người tiểu nông dùng đại bộ phận sản phẩm làm ra và mua bán càng ít càng tốt. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của kinh tế trang trại so với kinh tế cá thể sản xuất nông nghiệp trước đây. Sản xuất hàng hoá đòi hỏi các trang trại phải có quy mô lớn để giảm chi phí đầu vào, tạo ra sản phẩm hàng hoá với giá thành cạnh tranh, chất lượng cao. Đến lượt nó, sản xuất quy mô lớn lại càng đòi hỏi phải làm ra sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trường vì rõ ràng người chủ trang trại không thể tiêu dùng hết được. Quy mô của trang trại lớn gấp nhiều lần quy mô của hộ gia đình hay kiểu tiểu nông. Nó được đánh giá bằng diện tích đất đai sử dụng, hay bằng giá trị sản lượng làm ra trong một năm hoặc đo bằng tỉ suất hàng hoá của trang trại. 2.2. Quá trình tích tụ ruộng đất và vốn đầu tư dẫn đến chuyên môn hoá và hình thành các vùng chuyên canh Bất kì một hình thức sản xuất nông nghiệp nào cũng cần có sự tập trung đất đai và vốn ở mức độ nhất định. Do tính chất sản xuất hàng hoá quy mô lớn, quá trình phát triển kinh tế trang trại sẽ dần tạo ra những vùng, tiểu vùng sản xuất nông nghiệp với cơ cấu sản xuất khác nhau: - Cơ cấu sản xuất độc canh: là mức phát triển thấp của kinh tế trang trại. Trang trại chỉ sản xuất kinh doanh một loại cây (con) nhất định, tính chuyên nghiệp, chuyên môn và tính chất hàng hoá chưa cao. - Cơ cấu sản xuất đa dạng: trang trại kết hợp nhiều loại cây trồng vật nuôi để tận dụng mọi năng lực sản xuất của mình. -Cơ cấu sản xuất chuyên môn hoá: đây là giai đoạn trang trại đã tích luỹ đủ về đất đai, vốn, năng lực và kinh nghiệm quản lý để tham gia vào hệ thống phân công lao động xã hội. Khác với cơ cấu độc canh, sản xuất chuyên môn hoá đòi hỏi ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học kĩ thuật và đạt đến trình độ, tính chất sản xuất hàng hoá cao. Dần dần, nhiều trang trại cùng chuyên môn hoá một loại cây trồng, vật nuôi có thể hình thành nên những vùng chuyên canh rộng lớn. 2.3. Tổ chức và quản lý sản xuất theo phương thức tiến bộ Dựa trên cơ sở thâm canh, chuyên môn hoá sản xuất, các trang trại phải có cơ chế tổ chức và quản lý sản xuất như là các đơn vị kinh doanh khác, tức là phải hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận với thị trường, khác với lối sản xuất “làm tới đâu thì tới” của kinh tế tiểu nông. Ở đây hiệu quả kinh tế được đặt lên hàng đầu nên tất cả các hoạt động sản xuất đều phải tính toán lợi ích - chi phí bỏ ra. Lao động trong trang trại có hai bộ phận: lao động quản lý (thường là chủ trang trại) và lao động trực tiếp (lao động gia đình và lao động làm thuê). Số lượng lao động thuê mướn thay đổi tuỳ loại hình trang trại và quy mô trang trại khác nhau. Chủ trang trại là người có kiến thức và kinh nghiệm, trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng khoa học công nghệ. Thu nhập của trang trại vượt trội so với kinh tế hộ. 3. Phân loại kinh tế trang trại 3.1. Theo quy mô đất sử dụng, có thể chia 4 loại: - trại nhỏ: dưới 2 ha - Trang trại vừa: 2 - 5 ha - Trang khá lớn: 5 - 10 ha -Trang trại lớn: trên 10 ha 3.2. Phân loại theo cơ cấu sản xuất, chia thành: * Trang trại trồng trọt: - Trang trại trồng rừng: thường có quy mô lớn và được phát triển ở các vùng núi phía Bắc. - Trang trại trồng cây ăn quả: Đây là loại hình trang trại phổ biến không chỉ ở miền núi mà còn rất thích hợp với vùng đồng bằng, đặc biệt là Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ. - Trang trại trồng cây lương thực, thực phẩm: quy mô đất nhỏ. Rất phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu vùng đồng bằng. *Trang trại chăn nuôi: Loại hình trang trại này cũng rất đa dạng. *Trang trại thuỷ sản: loại hình trang trại này rất đặc thù, nhất thiết phải có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản với một diện tích nhất định. *Trang trại kinh doanh tổng hợp: chủ trang trại có thể kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, trồng trọt với nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất với dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp hoặc thậm chí tất cả các hình thức miễn sao có lợi. 3.3. Phân loại trang trại theo chủ thể kinh doanh Theo chủ thể kinh doanh, có thể chia kinh tế trang trại thành: - Trang trại nhà nước: như nông trường quốc doanh, công ty nông nghiệp nhà nước, có quy mô lớn nên hình thành nên nhiều cấp trung gian. - Trang trại của công ty hợp doanh: Là loại hình kinh doanh nông nghiệp quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá của các công ty hợp doanh. - Trang trại gia đình: Đây là loại hình phổ biến nhất của kinh tế trang trại trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Loại hình này thực chất là các hộ nông dân từ kinh tế tiểu nông sản xuất tự túc, tiến lên kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá với các mức độ khác nhau. II. Vai trò của kinh tế trang trại đối với phát triển kinh tế -xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng 1. Phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu của quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp - nông thôn Các ngành sản xuất đều có xu hướng tích luỹ về vốn và các yếu tố sản xuất khác: tư liệu, lao động, kinh nghiệm, trình độ quản lý... Trong nông nghiệp cũng vậy. Lúc đầu Marx cũng cho rằng đây là điều tất yếu trong qúa trình công nghiệp hoá nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa nhưng trong tác phẩm cuối cùng của mình, ông đã viết: “Ngay ở nước Anh nền công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình không dùng lao động làm thuê”. (2) K.Marx, Toàn tập, tập 25, phần 2. Sở dĩ như vậy là vì sản xuất nông nghiệp có đặc trưng khác với công nghiệp ở chỗ là phải tác động vào những vật sống (cây trồng, vật nuôi) nên không phù hợp với hình thức tổ chức sản xuất tập trung quy mô quá lớn. Công cuộc đổi mới kinh tế và đổi mới nông nghiệp của Việt Nam mới bắt đầu cách đây gần hai chục năm. Cơ chế thị trường không chỉ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các ngành công nghiệp, dịch vụ mà còn làm thay đổi căn bản mục đích và do đó thay đổi cả phương thức sản xuất trong nông nghiệp. Sự phát triển của trao đổi hàng hoá đặt ra yêu cầu làm ra sản phẩm phải là hàng hoá với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo hơn. Khi nông nghiệp đã có một bước chuyển mình đáng kể, nhiều hộ nông dân đã giàu lên, nhận thức và hiểu biết về khoa học kĩ thuật ngày càng sâu sắc, kinh nghiệm và khả năng quản lý, tổ chức sản xuất ngày càng được nâng cao, vốn tích luỹ đạt đến một mức độ nhất định, thì cũng là lúc người kinh doanh nông nghiệp phải nghĩ đến một hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp mới, có quy mô lớn hơn, tỉ suất lợi nhuận cao hơn. Thế là họ bỏ vốn, lập nên các trang trại, thuê nhân công và hoạt động như một nhà kinh doanh . Nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế trang trại trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp - nông thôn nói riêng, Chính phủ đã có khá nhiều văn bản quan trọng về các vấn đề: đất đai cho trang trại, vốn sản xuất cho trang trại, hỗ trợ khâu cung ứng đầu vào, đầu ra..., bắt đầu từ “khoán 100” thực hiện sản lượng khoán, tránh đồng ruộng bị chia cắt manh mún, đến Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VII (6/1993) sau đó là Luật đất đai (9/1993), rồi Nghị quyết Trung ương 4 khoá VIII (12/1997) cũng khẳng định: “kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau (nhà nước, tập thể, tư nhân) được phát triển chủ yếu trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở những nơi có nhiều ruộng đất, khuyến khích việc khai phá đất hoang vào mục đích này”. Và gần đây nhất, một văn bản quan trọng đã được ban hành. Đó là Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP, trong đó có nêu rõ: “Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học – công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho các trang trại phát triển bền vững”, “chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng, trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao động theo quy định của pháp luật ”. 2. Tác động của kinh tế trang trại đến sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng 2.1. Góp phần chuyên môn hoá sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn, phát triển kinh tế hàng hoá của vùng Như đã nói, đặc trưng của kinh tế trang trại là mức độ tập trung cao về đất đai và tích luỹ lâu dài về vốn, đã dần tạo nên một quy mô vượt trội so với sản xuất của hộ gia đình. Với riêng mỗi trang trại, trong giai đoạn đầu do còn thiếu vốn và khả năng sản xuất cũng như kinh nghiệm quản lý, họ thường kết hợp sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau nhưng sau đó, do sự tích luỹ về các yếu tố trên, trang trại sẽ hướng theo một vài loại sản phẩm do đó quy mô của loại sản phẩm này cũng lớn lên. Sản xuất quy mô lớn lại đòi hỏi áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để làm ra sản phẩm với chi phí thấp, chất lượng cao và đồng đều. Vì mục đích của kinh tế trang trại là thị trường: sản xuất cái gì, khối lượng bao nhiêu, chất lượng ở mức độ nào,... đều phải bắt kịp các tín hiệu của thị trường. Và vì xu hướng của trang trại là ngày càng đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao hơn, nên cơ cấu sản xuất của trang trại cũng thay đổi, hàm lượng khoa học kĩ thuật trong sản phẩm nông nghiệp thậm chí tăng lên. Nhìn chung, kinh tế trang trại sẽ tăng tỉ lệ chăn nuôi, giảm tỉ lệ trồng trọt, một số tiểu ngành như sản xuất thực phẩm cao cấp, hoa kiểng... ngày càng phát triển, đem lại nguồn thu lớn. Biểu 1: Cơ cấu GDP ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng (giá cố định 1994), Đơn vị: % HẠNG MỤC 1990 1995 2000 2001 Tổng số 100 100 100 100 Nông nghiệp 94,7 94,2 92,8 92,5 - Trồng trọt 75,3 74,9 71,7 70,0 - Chăn nuôi 19,4 19,3 21,1 22,5 Lâm nghiệp 2,4 1,6 1,1 1,0 Thuỷ sản 2,9 4,2 6,0 6,5 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê. 2.2. Góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng, và đối với cả nước trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho các tỉnh, thành phố trong vùng cũng như đáp ứng một phần nhu cầu của các vùng khác. Trong thời kì 1991 – 2001, sản lượng lương thực của vùng tăng hơn 2, 7 triệu tấn; giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp (theo giá cố định 1994) tăng lên từ 13.402 tỉ đồng (năm 1990) lên 24.103 tỉ đồng (năm 2001), bằng 23,8% giá trị sản lượng nông – lâm – nghiệp của cả nước, tốc độ phát triển bình quân mỗi năm là 6,02%. Sự phát triển của ngành nông nghiệp có đóng góp quan trọng của kinh tế trang trại. Lợi thế về quy mô của các trang trại (quy mô đất đai, quy mô lao động...) giúp các trang trại tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn. Trang trại có điều kiện thuận lợi trong cả việc giảm giá thành các yếu tố đầu vào và cả trong quản lý, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là dễ dàng hơn khi áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại trong hoạt động sản xuất. 2.3. Góp phần vào sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn Sản phẩm nông nghiệp là đầu vào quan trọng của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Rõ ràng là khối lượng, chất lượng, giá cả nông sản cung cấp cho một nhà máy chế biến thực phẩm nào đó sẽ quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm nhà máy này. Không những thế, sản phẩm của trang trại sẽ góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp năng lượng trong các mối liên hệ ngược với các ngành này. Để làm ra sản phẩm, các trang trại cần sử dụng máy móc, cần tiêu dùng năng lượng, cần được cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Đó là không kể những trang trại kinh doanh tổng hợp còn tự sơ chế, chế biến ngay tại chỗ. Yêu cầu này cần được sự giúp đỡ của ngành công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm... Mối quan hệ qua lại này chỉ ra rằng: sự phát triển của ngành này là động lực phát triển của ngành kia. Mặt khác, khi kinh tế trang trại phát triển nó sẽ đem lại thu nhập cho một bộ phận nông dân, tiêu dùng của khu vực nông nghiệp - nông thôn tăng lên kéo theo sự khởi sắc của ngành dịch vụ theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường. 3. Tác động về mặt xã hội và môi trường 3.1. Góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Theo số liệu năm 2001, dân số nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng vào khoảng 13, 77 triệu người, tổng số lao động là 10, 47 triệu trong đó lao động trong độ tuổi ở nông thôn là gần 8, 2 triệu, chiếm tới 78,17% tổng lao động của vùng. Tính chất mùa vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp cùng với việc mở rộng dần phạm vi ứng dụng của máy móc hiện đại càng làm tăng tỉ lệ thất nghiệp trá hình. Theo ước tính, lao động ở khu vực nông thôn mới chỉ sử dụng hết khoảng 3/4 thời gian lao động nông nghiệp. Một phần lao động dư thừa ấy sẽ được giải quyết khi các trang trại hình thành vì trang trại không chỉ giải quyết việc làm cho bản thân chủ trang trại cũng như người nhà của họ mà còn thu hút được một lực lượng đáng kể lao động làm thuê. 3.2. Phát triển lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất Tác động của kinh tế trang trại tới sự phát triển của lực lượng sản xuất xét ở 3 khía cạnh: Một là, nhờ cách làm ăn hiệu quả hơn, kinh tế trang trại đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho người lao động tham gia sản xuất và trong thực tế rất nhiều nông dân đã giàu lên thực sự bằng con đường này. Không những thế, những lao động làm thuê cũng được hưởng một mức thu nhập cao hơn trước đây, nhờ đó đời sống được cải thiện cả về mặt vật chất và tinh thần. Hai là dựa vào ưu thế của kinh tế trang trại trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mà trình độ kĩ thuật, trình độ thâm canh, chuyên môn hoá nông nghiệp của vùng nói chung được nâng lên rõ rệt. Trong thời đại này, máy móc là bộ phận vô cùng quan trọng của lực lượng sản xuất nông nghiệp, và sự phát triển của máy móc (xét cả về số lượng và chất lượng) chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Ba là, kinh tế trang trại phát triển kéo theo sự phát triển của các mối quan hệ giữa nông dân - nông dân trong việc hợp tác, hỗ trợ sản xuất, thuê nhân công, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ giữa các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ của quy trình sản xuất hàng hoá. 3.3. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn Rõ ràng là để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá của mình, các trang trại cần phải được đảm bảo bằng một hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và hiện đại. Nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, các trang trại có thể kết hợp với các địa phương, cùng các doanh nghiệp khác để giải quyết những vấn đề chung này (giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, hệ thống tiêu thụ sản phẩm...), các công trình giao thông, kho tàng, bến bãi, các phương tiện vận tải được mở rộng và xây dựng mới để phục vụ cho sản xuất hàng hoá của các trang trại. 3.4. Những lợi ích về môi trường: Đối với vùng Đồng bằng Sông Hồng, các trang trại trồng rừng gần như không đáng kể, nhưng số lượng số lượng các trang trại còn lại đã góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng, sinh thái, bền vững. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng 1. Nhóm các nhân tố tài nguyên thiên nhiên 1.1. Đất đai Quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp là yếu tố đất đai. Ảnh hưởng của đất đai đến phát triển kinh tế trang trại quyết định bởi: -Quy mô đất đai: tức là diện tích cần thiết để tạo ra một khối lượng nhất định sản phẩm. Nói chung, một quy mô đất sản xuất rộng lớn là một điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại. Theo thống kê, đất nông nghiệp của vùng Đồng bằng Sông Hồng là 857, 6 nghìn ha, bằng 9,2% diện tích đất nông nghiệp cả nước, bình quân 497m2/người. Tuy nhiên phần lớn đất đai vẫn còn ở tình trạng manh mún, phân tán làm cản trở quá trình hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp. - Đặc điểm của đất đai: Đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng cần phải tính đến khi tiến hành sản xuất, nhất là với các trang trại trồng trọt. Đồng bằng Sông Hồng vốn là một vùng châu thổ, có gần 80% đất canh tác trên loại đất phù sa màu mỡ thuộc loại tốt trong cả nước, đó là lợi thế có thể thâm canh cây trồng đạt năng suất cao. Một lợi thế hơn hẳn là vùng có tới 70% đất canh tác lúa màu được tưới bằng nước phù sa của hệ thống sông Hồng, có chất lượng nước tốt, nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo tiến trình khai thác một cách lạc hậu và không tính đến hậu quả lâu dài cho nên đến nay, nhiều vùng đất đã trở nên bạc màu, muốn trồng trọt phải chi phí cải thiện đất rất tốn kém. 1.2. Thời tiết, khí hậu Yếu tố thời tiết ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu sản xuất của cả trang trại chăn nuôi và trang trại trồng trọt, bởi lẽ chúng là những “đối tượng sống” được đặt trong một “môi trường sống” ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và sinh sản. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng bức xạ lớn. Nhờ số giờ nắng cao, tính chất nóng ẩm của mùa hè và không khí lạnh của mùa đông, trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng có điều kiện để đa dạng hoá cơ cấu cây trồng của mình, cả các loài cây nhiệt đới và cây ôn đới. 2. Các nhân tố kinh tế xã hội 2.1. Lao động của trang trại Bao gồm lao động quản lý và lao động sản xuất trực tiếp, xét trên 2 khía cạnh: số lượng và chất lượng. - Số lượng lao động tuỳ thuộc vào: quy mô sản xuất của trang trại, trình độ cơ giới hoá, yêu cầu về nhân công do đặc trưng của ngành sản xuất, và khả năng thuê mướn lao động của chủ trang trại. Chắc chắn, so với kinh tế hộ, số lao động của trang trại sẽ nhỏ hơn, nhưng đó là điều cần thiết để có triển -Chất lượng lao động phụ thuộc: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm, tay nghề, mức độ tận tuỵ của người lao động. Nhìn chung, lao động cung cấp cho các trang trại thường là nông dân (ngay cả bản thân chủ trang trại cũng thường xuất thân như vậy) nên mức độ linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trường còn thấp. 2.2. Sự tích tụ vốn sản xuất: Đây là điều kiện cần thiết để kinh tế hộ chuyển thành kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại là một mô hình sản xuất lớn có tỉ suất hàng hoá cao, chấp nhận cạnh tranh ngày càng gay gắt và đặc biệt là luôn vận động theo các quy luật khách quan của cơ chế thị trường, nên ngày càng cần phải được tăng nguồn vốn đầu tư cho phát triển. Nguồn vốn cung cấp cho các trang trại bao gồm: sự hỗ trợ từ ngân sách địa phương, từ phía nhà nước, vốn tự có của chủ trang trại, vốn vay, vốn tín dụng, trong đó chủ yếu là vốn của chủ trang trại, phần hỗ trợ từ phía nhà nước là rất hạn hẹp, vì thế khả năng tích luỹ vốn để mở rộng kinh doanh, đầu tư trang trại thiết bị công nghệ tiên tiến là rất khó khăn. 2.3. Những tác động của thị trường Cùng với vốn, thị trường, là vấn đề sống còn của kinh tế trang trại, bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chúng tác động một cách mạnh mẽ tới tư duy và cách thức hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, đẩy nhanh phát triển sản xuất kinh doanh hàng hoá ở nông thôn, nhờ đó dân cư thoát khỏi tư duy kinh tế theo lối tiểu nông. Vì là sản xuất hàng hoá nên vấn đề cung ứng vật tư (thị trường đầu vào) là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của trang trại, và rõ ràng là một thị trường đầu vào có sự độc quyền sẽ gây ra rất nhiều điều bất lợi, chủ trang trại sẽ phải mua vật tư với giá cao mà chất lượng không đảm bảo. Còn thị trường sản phẩm đầu ra là một trong những vấn đề các trang trại quan tâm nhất, nó phát đi các tín hiệu định hướng cho các thị trường nên sản xuất loại nông sản nào, khối lượng, chất lượng ra sao, sản xuất như thế nào thì hiệu quả... 2.4. Cơ sở hạ tầng nông thôn Đây chính là “bầu không khí sống” của kinh tế trang trại, là yếu tố hỗ trợ cho kinh tế trang trại và trong nhiều trường hợp, nó mang tính quyết định. Một hệ thống thuỷ lợi tốt, một mạng lưới điện và thông tin liên lạc đồng bộ, đầy đủ, giáo dục đào tạo và một hệ thống thương mại đáp ứng đúng nhu cầu, là điều kiện thuận lợi như là sự thuận lợi với các yếu tố đầu vào khác. Một hệ thống đường giao thông hoàn chỉnh nối vùng sản xuất - chế biến - tiêu thụ là một trong những điều kiện cần thiết để tạo ra một cơ chế sản xuất liên hoàn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Về mặt này, vùng Đồng bằng Sông Hồng có nhiều lợi thế: hệ thống đường giao thông hoàn chỉnh nối liền các xã với nhau, nối liền nông thôn và thành thị, nối liền vùng nguyên liệu và chế biến; hệ thống thuỷ lợi kiên cố và không ngừng được tu bổ; đã hoàn thành điện khí hoá và nhìn chung có một hệ thống trạm, trường tương đối đầy đủ, đáp ứng những nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại vùng Đồng Bằng Sông Hồng I. Khái quát những thành tựu đạt được Sau nghị quyết 03/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại cũng như một số chính sách khác của Nhà nước, số lượng trang trại đã tăng lên đáng kể (xem biểu 2). Tính đến 01/10/2001, theo tiêu chí mới, cả nước có 60.758 trang trại, tăng 4.960 trang trại so với năm 2000, tăng 15.386 trang trại so với năm 1999, trong đó Đồng bằng Sông Hồng có khoảng 1.829 trang trại, so với năm 1999 tăng 21,77% (theo tiêu chí mới), trong đó các địa phương có số lượng trang trại nhiều nhất là Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình. Tốc độ phát triển bình quân của số trang trại trong thời kì 1999 – 2001 là 10,35%/năm, bằng 0, 61 tốc độ phát triển bình quân chung của cả nước (17%) nhưng với một vùng không có nhiều đất đai thì đây là một thành tích đáng khích lệ. Trong sự tăng trưởng ấy, nhóm trang trại chăn nuôi và nhóm trang trại nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ phát triển cao nhất, chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn một cách tích cực. Điều này cũng nói lên hướng sản xuất theo thị trường của kinh tế trang trại. Tổng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 15.808 ha, chiếm 1,07% diện tích của toàn vùng, và bằng 1,84% diện tích đất nông nghiệp. Bình quân mỗi trang trại khoảng 8,64 ha, cao hơn mức trung bình chung của cả nước (6,09 ha) và cao hơn nhiều so với mức bình quân của các nước Châu Á. Bảng 2: Tình hình phát triển số lượng trang trại Đồng Bằng Sông Hồng LOẠI TRANG TRẠI 1999 2001 TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN BÌNH QUÂN /NĂM 1999 - 2001 TỈ LỆ CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG SO CẢ NƯỚC (%) Tổng số trang trại 1.502 1.829 10.35 3.01 -Số trang trại trồng cây hàng năm 112 183 27.80 0.84 -Số trang trại trồng cây lâu năm 285 288 0.52 1.73 -Số trang trại chăn nuôi 80 153 38.3 8.68 -Số trang trại lâm nghiệp 189 41 -53.5 2.52 -Số trang trại nuôi trồng thuỷ sản 568 1.028 35.54 6.06 -Số trang trại kinh doanh tổng hợp 268 136 -28.75 6.78 Nguồn: Số liệu thống kê và kết quả điều tra nông thôn nông nghiệp – thuỷ sản năm 2001. Số trang trại của vùng Đồng bằng Sông Hồng chỉ chiếm 3,01% tổng số trang trại của cả nước nhưng hiệu quả lại cao hơn. Tổng thu nhập của trang trại là phần thu nhập sau khi lấy tổng thu trừ chi phí vật chất, trừ tiền công thuê lao động và trừ các chi phí khác. Như vậy phần thu nhập của trang trại bao hàm: tiền công của chủ trang trại (tiền công quản lý và tiền công lao động trực tiếp), tiền công của các thành viên và tiền lãi ròng của các trang trại. Đây là một chỉ tiêu phù hợp, vừa phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh vừa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của trang trại. Xem biểu 1 có thể thấy rằng thu nhập bình quân 1 trang trại của vùng Đồng bằng Sông Hồng là cao nhất cả nước (46, 9 triệu đồng/trang trại /năm, cao hơn mức trung bình chung 1, 49 lần và bỏ xa những vùng khác (trừ duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ) từ 17-23 triệu /trang trại). Thu nhập bình quân của một lao động trong trang trại đạt khá: 5, 86 triệu đồng/năm, trong khi đó thu nhập trung bình của một người dân nông thôn là 1, 17 triệu đồng/năm, tức là thu nhập của lao động trang trại cao hơn 5 lần. Tổng thu của 1.829 trang trại năm 2001 là 260.393 triệu đồng, chiếm 4,85% tổng thu cả nước từ kinh tế trang trại (trong khi diện tích trang trại của vùng chỉ bằng 3,01% diện tích trang trại cả nước), trong đó giá trị hàng hoá và dịch vụ bán ra là 246.048 triệu đồng, đạt mức tỉ suất giá trị hàng hoá là 94,5%, cao hơn mức trung bình của cả nước 1, 02 lần và chỉ đứng sau vùng Đông Nam Bộ (95,3%). Cơ cấu trang trại được thể hiện trong biểu3 Biểu 3B: Cơ cấu trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2001 LOẠI TRANG TRẠI SỐ LƯỢNG (T.T) TỈ TRỌNG (%) Tổng số 1.829 100,0 -Số trang trại trồng cây hàng năm 183 10,0 -Số trang trại trồng cây lâu năm 288 15,7 -Số trang trại chăn nuôi 153 8,4 -Số trang trại lâm nghiệp 41 2,2 -Số trang trại nuôi trồng thuỷ sản 1.028 56,2 -Số trang trại kinh doanh tổng hợp 136 7,4 Nguồn: Số liệu thống kê và kết quả điều tra nông thôn nông nghiệp - thuỷ sản năm 2001. Các trang trại chăn nuôi phát triển mạnh mẽ và là một thế mạnh của vùng tuy nhiên số lượng không phải là lớn nhất, trong đó chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm chiếm ưu thế vì các loại này không đòi hỏi đất nhiều, thậm chí bắt đầu xuất hiện hình thức các hộ nông dân chăn nuôi gia công theo mô hình kinh tế trang trại. Trang trại chăn nuôi thường có quy mô vừa và nhỏ, chẳng hạn, với gà: 1000 - 5000 con; lợn: 50 - 100 con; 300 - 500 con; các trang trại chăn nuôi đặc sản, sử dụng từ 500 - 1000 m2 nhưng đầu tư nhiều vốn và chất xám tạo thu nhập cao. Đây là một ngành chăn nuôi chú trọng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm và có rất nhiều tiềm năng phát triển. Trong cơ cấu trang trại năm 2001, có thể nhận dễ dàng nhận thấy ưu thế của các trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Sau hai năm mà số lượng trang trại này đã tăng lên gần 2 lần, chiếm tới quá nửa số trang trại của Đồng bằng Sông Hồng trong năm 2001, chứng tỏ sức khai thác mạnh mẽ tiềm năng thuỷ sản của vùng. Trong khi đó số trang trại lâm nghiệp và trang trại kinh doanh tổng hợp lại giảm xuống chứng tỏ các trang trại đã đi theo hướng chuyên sâu và có hiệu quả. Sự gia tăng giá trị sản xuất hàng hoá của kinh tế trang trại trực tiếp tác động đến sự gia tăng giá trị của cả ngành sản xuất nông nghiệp và do đó đóng góp vào tăng trưởng của cả nề._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21494.doc
Tài liệu liên quan