Lời mở đầu
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Hiện nay, hình thức kinh tế trang trại đang tăng nhanh
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân và một tỷ lệ đáng kể của gia đình cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội, công an đã nghỉ hưu. Với nguồn gốc đa dạng, sử dụng lao động của gia đình là chủ yếu; một số có thuê lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công lao động được thoả thuận giữa hai bên. Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng; vốn vay của tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Phần lớn trang trại phát huy được lợi thế của từng vùng, kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài.
Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hoá. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.
Và trong xu hướng chung đó tỉnh Thanh Hóa cũng đang trong quá trình phát triển nhanh chóng số lượng trang trại cả về số lượng lẫn chất lượng. Quá trình phát triển trang trại ở Thanh Hóa đã phần nào thu được những kết quả khả quan như thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân… Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp và cũng mới trong giai đoạn đầu tìm hướng ra cho hộ nông dân, nên tình hình phát triển trang trại ở Thanh Hóa vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần tìm hướng giải quyết. Với bản thân là 1 sinh viên khoa Kinh Tế Nông Nghiệp& Phát Triển Nông Thôn thuộc trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và hơn hết là con em địa phương. Vì vậy em đã chọn đề tài:
“ Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 – 2010.”
Nhằm vận dụng 1 phần kiến thức đã học được vào thực tế tỉnh nhà.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
I.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG KINH TẾ TRANG TRẠI
I.1.1Khái niệm
Do đặc điểm nước trong thế kỷ vừa qua xảy ra nhiều biến động lớn như phải trải qua 2 cuộc chiến tranh kéo dài để giành độc lập, rồi giai đoạn xây dựng đất nước sau chiến tranh và đất nước chỉ thực sự đổi mới toàn diện đất nước từ sau đại hội Đảng VI năm 1986. Chính vì những biến động đó mà kinh tế trang trại cũng có những thăng trầm theo biến cố của lịch sử. Từ đó hình thành nên những cách nhìn nhận rất khác nhau của Đảng và nhà nước về thành phần kinh tế trang trại như:
Trước năm 1986 kinh tế trang trại được xem là loại hình kinh tế tư sản nên không được nhà nước công nhận và khuyến khích phát triển.
Sau 1986 Đảng và nhà nước ta chính thức công nhận loại hình kinh tế trang trại. Từ đây hình thành nên khái niệm về kinh tế trang trại; Kinh tế trang trại gồm nhiều nguồn gốc sở hữu khác nhau như: các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh nông nghiệp, hộ nông dân sản xuất nông nghiệp.
Những năm 90: đây là giai đoạn kinh tế trang trại sau 1 thời gian hoạt động hiệu quả được nhà nước khuyến khích phát triển bắt đầu đi vào hoàn thiện. Từ đó hình thành nên cách hiểu khác về trang trại như: trang trại là hình thức phát triển cao của kinh tế hộ là chủ yếu. Ngoài ra còn thu hút 1 số thành phần khác như công nhân viên chức nhà nước& lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, các loại hộ thành thị và cá nhân chuyển sản xuất( bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính, có kiêm các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn. Tuy nhiên dù thành phần chủ sở hữu như thế nào thì trang trại vẫn mang bản chất kinh tế hộ.
Gần đây khái niệm kinh tế trang trại được thống nhất hiểu theo cách sau: kinh tế trang trại là 1 hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân có mức tích tụ và tập trung cao hơn về đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật… Nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn hơn, với lợi nhuận cao hơn theo yêu cầu của kinh tế thị trường , có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
I.1.2. Đặc trưng kinh tế trang trại
I.1.2.1. Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với quy mô lớn
trưng này của kinh tế trang trại là một bước tiến so với kinh tế hộ nông dân. Nếu như kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa là để tự cung tự cấp; thì kinh tế trang trại phát triển với mục đích sản xuất ra hàng hóa để bán trên thị trường. Đây là bước tiến bộ không chỉ trong nhận thức, tư duy của chủ trang trại, mà còn thể hiện khả năng hòa mình hội nhập với nền kinh tế thị trường. Đã qua rồi cái thời người nông dân tự cung tự cấp, có sản phẩm thừa thì mang ra chợ bán hoặc trao đổi với người khác. Trong nền kinh tế thị trường mang đầy tính biến động và cạnh tranh khốc liệt giữa những nhà sản xuất, không chỉ là cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước mà trong thời kinh tế mở của hội nhập như hiện nay còn phải cạnh tranh với hàng hóa ở khắp nơi trên thế giới đổ về Việt Nam(đặc biệt là hàng hóa nông sản). Việc xác định sản xuất ra hàng hóa để bán là sự chuẩn bị về tư tưởng, tâm lí, hàng hóa để đương đầu với cạnh tranh trên thị trường trong việc đảm bảo nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao, khắt khe hơn, kỹ tính hơn về hàng hóa nông sản. Trong nền kinh tế thị trường không phải nhà sản xuất có tiếng nói quyết định ( sản xuất ra bất cứ mặt hàng nào cũng dược người tiêu dùng chấp nhận) mà cán cân quyền lực giờ đây đã thuộc về người tiêu dùng ( việc mua gì, dùng sản phẩm gì cho gia đình và gia đình đều do người tiêu dùng quyết định).
Chính vì vậy kinh tế trang trại ra đời là bước phát triển cao của kinh tế hộ chính là quá trình thay đổi về nhận thức, sự chuyển mình của kinh tế hộ nhằm tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
I.1.2.2. Mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn so với sản xuất của hộ nông dân
Thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông, lâm, thủy sản hàng hóa.
Đặc trưng này xuất phát từ đặc trưng mục đích của sản xuất kinh tế trang trại là sản xuất ra hàng hóa để cung cấp trên thị trường. Nói như vậy vì chỉ có tập trung hóa và chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất thì kinh tế trang trại mới sản xuất ra được hàng hóa chất lượng cao, khối lượng nhiều đáp ứng nhu cầu trên thị trường và đủ khả năng cạnh tranh với các loại hình kinh tế khác và với hàng hóa các nước khác.
Phải những cơ sở sản xuất kinh doanh đáp ứng các tiêu chí nhất định về trang trại của nhà nước mới được coi là kinh tế trang trại. Đây cũng coi như mức chuẩn để các cơ sở sản xuất kinh doanh xét theo các tiêu chí đó để có hướng phấn đấu, hoàn thiện các mặt còn thiếu nhằm được công nhận là kinh tế trang trại.
Đất và vốn là 2 yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Nên phải tập trung với quy mô cần thiết theo yêu cầu phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Mặc dù phải tập trung sản xuất hàng hóa như vậy nhưng quy mô của các yếu tố này ở mỗi trang trại là rất khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trang trại, từng giai đoạn phát triển từng vùng miền. Nếu trang trại ở miền núi có diện tích đất đai rộng lớn, mật độ dân cư thưa thớt, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên các trang trại thường có diện tích lớn nhưng vốn lại nhỏ và ngược lại ở đồng bằng đất chật người đông, mật độ dân cư lớn, có ít điều kiện để tập trung ruộng đất lớn để có trang trại diện tích lớn, song lại có vốn lớn vì ở vùng này dân cư có tích tụ vốn và nhiều nguồn vốn khác nhau.
I.1.2.3. Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.
Người chủ trang trại đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển trang trại. Đó là ngững người có ý chí và nghị lực vươn lên bên cạnh đó họ đều là những người có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nhất định. Đó là những tố chất rất cần thiết để hình thành nên kinh tế trang trại, đồng thời đó là sự bảo đảm vững chắc cho kinh tế trang trại phát triển vững chắc trong giai đoạn tiép theo. Chính việc không sợ khó, dám đầu tư tiến bộ khoa học cong nghệ vào trong sản xuất là ưu thế cạnh tranh của kinh tế trang trại so với các loại hình kinh tế khác trên thị trường. Việc đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa theo chiều sâu bằng cách đầu tư khoa học công nghệ, đã giảm thiểu rất nhiều sự phụ thuộc của con người và tự nhiên, tạo ra được nhiều loại hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tieu dùng và quan trọng hơn sản phẩm làm ra có giá trị gia tăng cao so với sản phẩm nông nghiệp thuần túy. Mang lại thu nhập đáng kể cho chủ trang trại, dẫn đến chủ trang trại có khả năng tích lũy vốn cần thiế để tái đầu tư vào sản xuất.
Tóm lại các chủ trang trại không chỉ cạnh tranh dựa trên các yếu tố sản xuất, hay khả năng tích tụ , tập trung đất đai, vốn, lao động… nhất định mà trong thời kinh tế thị trường hiện nay kinh tế trang trại cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác và hàng hóa các nước khác, còn phụ thuộc vào bản lĩnh của các chủ trang trại trong nước. Trang trại hình thành và phát triển thế nào phụ thuộc nhiều vào ý chí, khả năng nắm bắt thị trường và kiến thức chuyên môn của các chủ trang trại.
I.2. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI.
I.2.1.Vai trò về mặt kinh tế.
Tuy thời gian phát triển kinh tế trang trại chưa dài, nhưng những kết quả đạt được đã thể hiện là nhân tố mới trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Sau gần sáu năm thực hiện Nghị quyết số 03 của Chính phủ về kinh tế trang trại (ngày 2-2-2000), kinh tế trang trại ở nước ta đã có bước phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về hình thức tổ chức sản xuất. Theo tiêu chí phân loại trang trại thống nhất chung cả nước, tốc độ tăng số lượng trang trại bình quân từ năm 2000 đến năm 2004, khoảng 6%. Hiện nay, cả nước có gần 150 nghìn trang trại với hơn 900 nghìn ha (bình quân mỗi trang trại khoảng 6 ha). Lấy năm 2004 so với năm 2000, thì ở vùng Ðông Nam Bộ, số lượng trang trại tăng khoảng 30,6%; đồng bằng sông Cửu Long tăng hơn 11,6%. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có số lượng trang trại nhiều nhất, chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng số trang trại của cả nước. Kinh tế trang trại thời gian qua phát triển với nhiều loại hình: Trang trại trồng cây lâu năm; trang trại chăn nuôi (gia cầm, dê, cừu, đại gia súc...); trang trại nuôi trồng thủy sản; trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp. Các loại hình trang trại này chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trang trại nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi, giảm tỷ trọng trang trại trồng cây hằng năm. Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2004, các trang trại đã sử dụng gần 500 nghìn ha đất và mặt nước. Trong đó diện tích trồng cây hằng năm chiếm 37,3%, diện tích trồng cây lâu năm chiếm 26%, đất lâm nghiệp 18,7%, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 18%. Thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các địa phương ở các vùng khác nhau đã chuyển hàng chục nghìn ha đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản. Kinh tế trang trại đã hình thành các vùng sản xuất thủy sản ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, các vùng ven biển, đồng bằng sông Cửu Long. Trang trại trồng cây lâu năm ở các tỉnh Ðông Nam Bộ, Tây Nguyên, Ðông Bắc, Tây Bắc Bộ. Trang trại chăn nuôi tập trung ở các tỉnh gần thành phố lớn, nơi có thị trường tiêu thụ mạnh. Ðột phá mạnh nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là nuôi trồng thủy sản với hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng, vật nuôi khác. Ðến nay, cả nước đã có khoảng 30 nghìn trang trại nuôi trồng thủy sản, thu hút và giải quyết việc làm ổn định hàng trăm nghìn lao động. Ở đồng bằng sông Cửu Long, nuôi trồng thủy sản được xác định là kinh tế mũi nhọn, chiếm khoảng 78% số trang trại nuôi trồng thủy sản của cả nước. Năm 2004, bình quân giá trị sản lượng/ha canh tác của trang trại đạt từ 35 triệu đồng đến 50 triệu đồng, trong đó trang trại nuôi trồng thủy sản, hoặc trồng cây đặc sản đạt hơn 100 triệu đồng/ha/năm. Những kết quả trên đã mở ra khả năng và hướng đầu tư để phát triển kinh tế trang trại. Theo số liệu của 45 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong năm 2004, tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ của các trang trại đạt hơn 8.500 tỷ đồng. nông dân tích cực hưởng ứng, hình thành đội ngũ nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm.
Ở mỗi địa phương ngày càng nhiều điển hình đơn vị và hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. Tinh thần hợp tác, tương trợ giữa các chủ trang trại được phát triển. Một số trang trại tự nguyện thành lập hợp tác xã. Mô hình hợp tác xã Cây Trường ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, được thành lập do tự nguyện của 61 chủ trang trại, quản lý hơn 412 ha cây ăn trái. Hoạt động của hợp tác xã này giúp các thành viên đưa được các loại giống cây ăn trái có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, công tác bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm được hợp tác xã chăm lo. Nhờ đó các thành viên yên tâm đầu tư sản xuất, thu nhập cao hơn nhiều so với khi chưa vào hợp tác xã. Năm 2001, hợp tác xã này tiêu thụ hơn 27 tấn trái cây (có 17 tấn phục vụ xuất khẩu), năm 2002 hợp tác xã tiêu thụ hơn 500 tấn (nội địa và xuất khẩu). Năm 2003 hợp tác xã Cây Trường đã cùng các trang trại thành viên đầu tư kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến rau, quả. Hiện nay nhà máy tiêu thụ 100% sản phẩm trái cây của các trang trại thành viên và của bà con trong vùng, chủ yếu để xuất khẩu.
Từ sự chuyển dịch trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn những năm vừa qua và đóng góp vào thành tích chung của kinh tê Việt Nam những năm vừa qua: phát triển GDP trung bình 7,5% giai đoạn 2001-2005.
Mô hình kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuyển cơ bản về giá trị sản phẩm hàng hóa và thu nhập của trang trại vượt hẳn so với kinh tế hộ. Đơn cử năm 2004, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ của các trang trại ước tính đạt 70.047 tỷ đồng, bình quân 1 trang trại đã tạo ra giá trị sản xuất 980 triệu đồng, gấp 6-8 lần so với bình quân giá trị sản xuất của một hộ nông nghiệp.
Tại vùng Tây Nguyên, giá trị sản phẩm hàng hóa của trang trại còn đạt cao hơn, bình quân gần 1,1 tỷ đồng/trang trại/năm. Riêng loại hình trang trại có giá trị hàng hóa cao nhất vẫn là trang trại nuôi trồng thủy sản, đạt bình quân từ 1,2 đến 1,5 tỷ đồng/trang trại/năm, cá biệt có trang trại đạt trên 10 tỷ/năm (như trang trại của Vietfram Hùng Tiến ở Bình Quới, TPHCM)… Số DN hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông- lâm- thủy sản, mặc dù số lượng chưa nhiều, mới chỉ có 3.376 DN, nhưng lại là những DN có đóng góp nhiều nhất trong việc phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp.
Có thể nói, kinh tế trang trại phát triển đã tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển mạnh. Báo cáo của các địa phương cho thấy, mặc dù giá trị sản xuất của trang trại trên cả nước chưa cao lắm nhưng so với giá trị sản xuất bình quân của kinh tế nông nghiệp đã tăng gấp 2 lần.
Điển hình cho mô hình trang trại và doanh nghiệp nông thôn thành đạt là công ty TNHH Thang Nguyên ( TP Buôn Ma Thuật- tỉnh Đắc Lắc ) của ông Trần Văn Nguyên. Với ngành nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ trồng trọt chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, công ty đã có thu nhập ( lãi ) hàng năm trên 1 tỷ đồng. Hay như ông Vũ Đức Bằng, giám đốc nhà máy chè Bằng An, tỉnh Lai Châu, với ngành nghề đầu tư sản xuất nguyên liệu và chế biến chè, ông Bằng đã đạt doanh thu hàng năm trên 8,8 tỷ đồng…
I.2.2. Vai trò xã hội
Đó là tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn. Việc phát triển kinh tế trang trạ và doanh nghiệp nông thôn đã góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói giam nghèo cho bà con nông dân. Đa số các chủ trang trại đều có nhu cầu sử dụng lao động rất lớn tùy theo loại hình và quy mô sản xuất. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, kinh tế trang trại đã thu hút, tạo việc làm cho hơn 60.000 lao động, góp phần giảm bớt áp lực thiếu việc làm ở nông thôn, đồng thời giúp cho thu nhập của người lao động được đảm bảo ở mức ỏn định từ 400.000 – 600.000/tháng ( với mức thu nhập thời vụ, tiền công cũng phổ biến ở mức 20.000/ngày ).
Riêng các doanh nghiệp nông thôn đã giải quyết cho trên 1 triệu lao động có việc làm trong các xí nghiệp, nhà máy với thu nhập bình quân từ 700.000 – 1.000.000/tháng.
Trên thực tế, đời sống của bà con nông thôn hiện nay tuy còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng đã có những đổi thay sâu sắc, đã cơ bản xóa được đói , giảm được nghèo. Trong thành quả đóng góp chung đó, có vai trò tích cực của các trang trại nông thôn.
Nhiều trang trại đã ủng hộ hàng trăm triệu đồng giúp xây dựng trường học, xóa nhà tạm, hỗ trợ trể mồ côi… góp phần giảm tỷ lệ đói, nghèo của cả nước xuống còn khoảng 10% . Có thể nói, những thành quả trên chứng tỏ mô hình kinh tế trang trại ở nông thôn đã thực hiện khá tốt đường lối chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và nhà nước.
Từ những đóng góp đó mà tình hình xã hội ở nông thôn được đảm bảo, giảm thiểu tình trạng lao đông ở nông thôn đổ xô ra thành thị gây ra các tác động tiêu cực trong xã hội và cũng giúp giảm bớt tình trạng lao động thất nghiệp trong nông thôn.
Mô hình này đã có những kết quả vượt trội so với kinh tế hộ nông dân về khai thác tiềm năng lao động, đất đai, huy động vốn đầu tư trong dân, áp dụng KHKT vào sản xuất để hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa lớn,tậptrung…
Đây cũng chính là mô hình tạo nên nhiều nhân tố mới ở nông thôn, tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tiến tới xây dựng nên những vùng, miền nông thôn mới văn minh hiện đại.
I.2.3. Vai trò khác.
Một mặt "được" khác nữa đó là KTTT đã thúc đẩy việc khai thác diện tích đất trống, đồi núi trọc đất hoang hóa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản và mô hình KTTT này đã phần nào cải thiện được môi trường sinh thái. Theo số liệu thống kê, năm 2002 các trang trại đã sử dụng 369.000ha đất và mặt nước trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ 37,3% đất trồng cây lâu nămchiếm 26%, đất lâm nghiệp chiếm 18,7%; diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 18%. Như vậy, diện tích đất sử dụng bình quân của một trang trại trung bình là 6, 08ha.
Cũng nhờ các mô hình kinh tế trang trại này mà nhiều đề tài khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng vào sản xuất. Chính vì vậy, sản phẩm hàng hóa và thu nhập của các trang trại ngày một nâng cao. Năm 2003, tổng gía trị hàng hóa dịch vụ của trang trại là 7.047 tỷ đồng. Như vậy bình quân một trang trại đạt 98 triệu đồng. Tuy nhiện mô hình trang trại thủy sản đạt bình quân cao nhất với doanh thu từ 120-150 triệu đồng/trang trại.
Và cũng dễ nhận ra một điều rằng KTTT phát triển đã thu hút một khối lượng lớn tiền vốn trong dân khi họ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Mô hình này đã tạo thêm việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, mở ra xu hướng hợp tác và phát triển trong sản xuất, kinh doanh... Sự phát triển của KTTT đã dẫn đến nhu cầu hợp tác giữa các chủ trang trại, trong đó có việc hình thành các câu lạc bộ trang trại.
I.3. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CỦA NHÀ NƯỚC.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và phát triển các trang trại trong thời gian qua và căn cứ vào chủ trương đối với kinh tế trang trại đã được nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trưng Ương Đảng ( tháng 12 năm 1997 ) và nghị quyết số 06 ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính Trị về phát triển nông nghiệp và nông thôn, đã đưa ra 1 số chính sách đối với việc phát triển kinh tế trang trại như sau:
I.3.1. Một số chính sách lâu dài của nhà nước đối với kinh tế trang trại.
Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh.
Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá và những hộ không có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp.
Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân, phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi hợp tác xã cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh giữa các hộ nông dân, các trang trại, các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp, nông thôn phát triển.
Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học-công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước để các trang trại phát triển lành mạnh, có hiệu quả.
I.3.2. Về chính sách cụ thể.
a) Chính sách đất đai
Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 85/1999/NĐ-CP, ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và Nghị định số 163/1999/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được ủy ban nhân dân xã xét cho thuê đất để phát triển trang trại.
Hộ gia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng và khả năng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài từ sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được ủy ban nhân dân xã cho thuê đất để làm kinh tế trang trại.
Hộ gia đình, cá nhân ở địa phương khác nếu có nguyện vọng lập nghiệp lâu dài, có vốn đầu tư để phát triển trang trại, được ủy ban nhân dân xã sở tại cho thuê đất.
Diện tích đất được giao, được thuê phụ thuộc vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất kinh doanh của chủ trang trại.
Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại theo quy định của pháp luật. Người nhận chuyển nhượng hoặc thuê quyền sử dụng đất hợp pháp có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đã được giao hoặc nhận chuyển nhượng, quyền sử dụng đất vượt quá hạn mức sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 để phát triển trang trại, thì được tiếp tục sử dụng và chuyển sang thuê phần diện tích đất vượt hạn mức, theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng chưa được giao, chưa được thuê, hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận trước ngày ban hành Nghị quyết này, nếu không có tranh chấp, sử dụng đất đúng mục đích, thì được xem xét để giao hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan địa chính khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
b) Chính sách thuế
Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại, nhất là ở những vùng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi, đầm phá ven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian tối đa theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng quy định đối tượng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản xuất kinh doanh ổn định, có giá trị hàng hóa và lãi lớn, giảm thấp nhất mức thuế suất, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, được nhân dân đồng tình và có khả năng thực hiện.
Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
c) Chính sách đầu tư, tín dụng
Căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
trại phát triển sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực thuộc đối tượng quy định tại Điều 8 mục I Chương II của Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước và việc vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện theo các quy định của Nghị định này.
Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh được vay vốn tín dụng thương mại của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Việc vay vốn được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về "Một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn", chủ trang trại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định số 178/1999/NĐ-CP, ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
d) Chính sách lao động
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng; trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho người lao động và có trách nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồng lao động.
Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang trại được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo để tạo việc làm cho lao động tại chỗ; thu hút lao động ở các vùng đông dân cư đến phát triển sản xuất.
Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm trong trang trại bằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.
đ) Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương có quy hoạch, kế hoạch xây dựng các công trình thuỷ lợi để tạo nguồn nước cho phát triển sản xuất. Chủ trang trại tự bỏ vốn hoặc vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để xây dựng hệ thống dẫn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong trang trại. Các chủ trang trại xây dựng các công trình thuỷ lợi, sử dụng nước mặt, nước ngầm trong phạm vi trang trại theo quy hoạch không phải nộp thuế tài nguyên nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch đầu tư phát triển các vườn ươm giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp và các cơ sở sản xuất con giống (chăn nuôi, thuỷ sản) hoặc hỗ trợ một số trang trại có điều kiện sản xuất giống để bảo đảm đủ giống tốt, giống có chất lượng cao cung cấp cho các trang trại và cho hộ nông dân trong vùng.
Khuyến khích chủ trang trại góp vốn vào Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học, liên kết với cơ sở khoa học, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng.
e) Chính sách thị trường.
Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường, khuyến cáo khoa học kỹ thuật, giúp trang trại định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh; hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản hàng hoá của trang trại và nông dân trên địa bàn.
Nhà nước khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nuớc.
Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu t._.hụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân.
Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình và sản phẩm mua gom của trang trại khác, của các hộ nông dân và nhập khẩu vật tư nông nghiệp.
g) Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại.
Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, Nhà nước cần thu hồi đất được giao, được thuê của trang trại thì chủ trang trại được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố quyết định thu hồi.
I.4. TIÊU CHÍ ĐỊNH LƯỢNG ĐỂ XÁC ĐỊNH LÀ KINH TẾ TRANG TRẠI
Trong những năm gần đây kinh tế trang trại phát triển mạnh ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, hình thành mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp và nông thôn nước ta. Do chưa có qui định thống nhất của các Bộ, ngành Trung ương về tiêu chí trang trại nên các địa phương tự đặt ra các tiêu chí về trang trại dựa vào tính chất sản xuất hàng hoá, qui mô về diện tích đất đai, đầu gia súc, vv... để thống kê về số liệu kinh tế trang trại của địa phương, vùng nên số liệu thống kê về kinh tế trang trại chưa thật chuẩn xác, ranh giới giữa kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại không rõ ràng, khó khăn cho việc đánh giá thực trạng và xây dựng các chính sách đối với kinh tế trang trại. Chính phủ đã có nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại. Gồm các tiêu chí như sau:
Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được xác định là trang trại phải đạt được cả 2 tiêu chí đinh lượng sau đây:
I.4.1. Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm:
- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên.
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
I.4.2. Qui mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và từng vùng kinh tế.
a. Đối với trang trại trồng trọt.
- Trang trại trồng cây lâu năm.
+ Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung.
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
- Trang trại trồng cây lâu năm.
+ Từ 3 ha trở lên đối vứi các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung.
+ Từ 5 ha trở lên đối các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
+ Trang trại hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên.
- Trang trại lâm nghiệp.
+ Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước.
b. Đối với trang trại chăn nuôi.
- Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, …
+ Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên.
+ Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
- Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, …
+ Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên.
+ Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên ( không kể lợn sũa ) dê từ 200 con trở lên.
- Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, … có thường xuyên từ 2000 con trở lên ( không tính số đầu con duới 7 ngày tuổi ).
c. Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản.
- Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên ( riêng đối với tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên ).
d. Đối với các loại sản phảm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hóa ( tiêu chí 1 ).
I.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KINH TẾ TRANG TRẠI.
I.5.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội.
Đặc điểm tự nhiên
Mỗi địa phương vùng miền có đặc điểm tự nhiên khác nhau. Trong đó có những đặc diểm thuận lợi cho quá trình phát triển trang trại, nhưng cũng có những đặc điểm tự nhiên gây cản trở cho phát triển kinh tế trang trại. Và cũng tùy từng điều kiện tự nhiên tác động nhất định đến việc hình thành các loại trang trại khác nhau như: trang trại trồng cây lâu năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất kinh doanh tổng hợp …
Trong các trường hợp cụ thể của nước ta các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rõ nét tới sự hình thành các loại trang trại như:
Ở vùng Đông Nam Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai rộng lớn, bằng phẳng, khí hậu ôn đới. Dẫn đến ở vùng này hình thành nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản ( chiếm 50% tông số trang trại trong cả nước ).
Ở vùng Tây Nguyên đồi núi nhiều, đất đai chủ yếu là đất đỏ Bazan, dẫn đến có xu hướng hình thành các trang trại trồng cây lâu năm như: cafe, cao su, hồ tiêu …
Còn ở vùng Đông Bắc cũng là rừng núi nhưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dẫn đến có xu hướng hình thành loại hình trang trại trồng cây ăn quả, trang trại trồng chè ...
Tóm lại tùy từng điều kiện tự nhiên, từng vùng dẫn đến việc hình thành đặc trưng khá rõ nét đối với các loại hình trang trại ở nước ta.
Kinh tế - Xã hội
Kinh tế, xã hội ở mỗi địa phương có nhiều ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành và phát triển trang trại. Ở những nơi có kinh tế, xã hội phát triển người dân sẽ có khả năng tích lũy được nhiều vốn, được tiếp thu vứi nhiều kiến thức, khoa học công nghệ, ngoài ra còn có cơ sở hạ tầng phát triển. Những mặt thuận lợi đó giúp cho 1 số người có đủ điều kiện để hình thành trang trại theo hướng tích tụ mọt lượng vốn lớn, đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến. Từ việc tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành các trang trại. Ở mỗi địa phương có kinh tế, xã hội phát triển cũng là thị trường tiềm năng cho kinh tế trang trại vì ở đâu đời sống kinh tế, xã hội của người dân phát triển, thì nhu cầu cho đời sống cũng tỷ lệ thuận theo và họ cũng có khả năng chi trả. Điều này sẽ khuyến khích cho loại hnhf kinh tế trang trsị phát triển vì có thể yên tâm đầu ra cho trang trại của mình.
Từ những thuận lợi trên đây mà ở những địa phương có kinh tế, xã hội phát triển sẽ có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển trang trại.
I.5.2. Tác động của Nhà nước.
Việc trang trại hình thành, tồn tại, phát triển, phát triển theo hướng nào đều chịu sự tác động rất từ phía nhà nước. Vì chỉ có Nhà nước là chủ thể quản lí nền kinh tế mới có quyền công nhận tư cách pháp nhân của trang trại. Từ việc công nhận này mới mở đường, khuyến khích cho người dân đầu tư công sức tiền của để thành lập trang trại. Cụ thể như: Chỉ có Nhà nước mới có thể chủ động tạo ra môi trường pháp lí cho kinh tế trang trại hoạt động. Bằng các văn bản pháp luật, nghi định, nghị quyết liên quan nhà nước sẽ quy định, hướng dẫn các trang trại hoạt động theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác Nhà nước tạo ra khung pháp lí để các trang trại làm theo.
Trang trại được xem là bài toán phát triển bộ mặt nông ngiệp nông thôn Việt Nam, chính vì vai trò quan trọng như vậy mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới thành phần kinh tế trang trại. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các chính sách sau của Nhà nước:
Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh.
Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá và những hộ không có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp.
Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân, phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi hợp tác xã cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh giữa các hộ nông dân, các trang trại, các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp, nông thôn phát triển.
Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học-công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước để các trang trại phát triển lành mạnh, có hiệu quả.
Chính nhờ những quan tâm đặc biệt đó mà kinh tế trang trại phát triển rất khởi sắc kể từ khi Nghị quyết số 03 của chính phủ về kinh tế trang trại ( ngày 2-2-2000 ) Tốc độ tăng số lượng trang trại mỗi năm là 6% và hiện nay cả nước có gần 150 nghìn trang trại, với hơn 900 nghìn ha ( bình quân mỗi trang trại khoảng 6 ha ) đó là những con số rất tích cực thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của Nhà nước.
I.5.3. Tác động của công nghiệp chế biến.
Mục đích của sản xuất trang trại là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với quy mô lớn. Điều này chỉ thực hiện được với sự trợ giúp từ ngành cong nghiệp chế biến. Chỉ có áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất chủ trang trại mới có thể tạo ra được hàng hóa chất lượng cao, giá trị kinh té lớn và quan trọng hơn mới đáp ứng được nhu cầ trên thị trường. Việc trang trại có tồn tại được hay không phụ thuộc vào đầu ra của trang trại có được đảm bảo hay không và điều này chỉ có thể đạt được nhờ vào sự hỗ trợ của công nghiệp ché biến.
Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất bắt nguồn từ cả phía chủ trang traị lẫn từ yêu cầu canh tranh trên thị trường. Với khối lượng sản phẩm làm ra nhiều và sản phẩm đều là nông nghiệp nên chịu sự tác động nhiều bởi đặc tính sinh học, tự nhiên như dễ ôi hỏng, thối, nát … nếu không được bảo quản đúng cách. Vì vậy việc áp dụng công nghệ chế biến vào khâu sau thu hoạch sẽ mang lại kết quả khả quan. Sản phẩm sẽ ít bị ôi hỏng hơn, tăng thêm thời gian bảo quản, nâng cao giá trị vật chất cho sản phẩm, sản phẩm đã qua chế biến được bán với giá thành cao hơn. Kết quả là chủ trang trại sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu.
Còn từ phía thị trường, do kinh tế phát triển nên đời sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu được đáp ứng các sản phẩm chất lượng cao, hợp sở thích ngày càng lớn. Hơn nữa hàng hóa ngoại nhập tràn vào Việt Nam với nhiều ưu điểm như: chất lượng cao, ngon, tươi lâu đang được người dân hưởng ững và ưa chuộng. Chính vì áp lực cạnh tranh cũng buộc các chủ trang trại phải đầu tư công ghệ chế biến vào dây truyền sản xuất của mình. Có như vậy hàng hóa tạo ra mới được thị trường chấp nhận.
I.5.4. Tác động của cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: dường giao thông, công trình thủy lợi, đường điện, thông tin liên lạc … Đó là những điều kiện vật chất không thuộc sở hữu của trang trại nhưng có tác động rất lớn tới hoạt động sản xất kinh doanh của các trang trại. Vì đây là các yếu tố không thể thiếu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh ở trang trại. Như thủy lợi để tưới tiêu cây trồng, làm nước uống cho gia súc; giao thông vận tải để vận chuyển hàng hóa; thông tin liên lạc để cung cấp thông tin …
Vì thế ở những nơi phát triển kinh tế trang trại thì cơ sở hạ tầng cũng phải phát triển đồng bộ, thậm chí là đi trước 1 bước mới tạ đầy đủ nguồn lực, tiềm năng cho phát triển trang trại. Thực tế đã chứng minh ở những nơi có cơ sở hạ tầng phá triển sẽ trở thành động lực, lợi thế cho địa phương đó phát triển nhanh chóng loại hình kinh tế trang trại. Như ở Đồng Bằng Sông Cửu Long kinh tế trang trại có những điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển nên đã chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng số trang trại trong cả nước ( số liệu cuối năm 2004 ). Điều đó thể hiện chỉ khi nào nhà đầu tư thấy việc phát triển trang trại được tạo điều kiện thuận lợi, có lợi nhuận thì mô hình kinh tế trang trại mới có cơ hội phát triển.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở THANH HOÁ
GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
II.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI.
II.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Nằm ở đầu miền Trung và cuối miền Bắc của đất nước, Thanh Hóa có nhiếu tiềm năng đất đai, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng. Diện tích của tỉnh là 11.000 km2, dân số vào khoảng 3,76 triệu người ( năm 2005 ). Với 27 huyện, thị xã, trải dài từ Tây sang Đông; bao gồm cả các huyện miền núi, các huyện đồng bằng và các huyện ven biển. Những đặc điểm tự nhiên này mang lại nhiều thuận lợi nhưng khó khăn cũng không ít cho phát triển kinh tế ở Thanh Hóa.
Thuận lợi: Chính nhờ diện tích đất đai rộng lớn, dân số đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Đã mở ra cho Thanh Hóa nhiều hướng phát triển đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Rõ nhất đó là việc nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa phát triển đồng đều tất cả các ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, nông, lâm, thủy sản; một số mặt hàng đã được trong và ngoài tỉnh biết đến như: chiếu cói Nga Sơn, nem chua Hạc Thành, bánh gai Tứ Trụ. Thêm vào đó sự khác biệt về đièu kiện tự nhiên giữa các huyện cũng là thuận lợi để Thanh Hóa phát triển các vùng theo hướng chuyên môn hóa. Ví dụ ở các huyện ven biển tập trung phát triển các ngành thủy sản, ở các huyện miền núi phát triển các ngàng lâm nghiệp, còn ở các huyện đồng bằng sẽ phát triển các ngành chăn nuôi, trồng trọt.
Bên cạnh những thuận lợi,điều kiện tự nhiên ở Thanh Hóa cũng gây ra những khó khăn cho phát triển kinh tế như: số huyện miền núi nhiều có những huyện cách trung tâm tỉnh tới hơn 100 km như Cẩm Thủy, Thạch Thành, Lang Chánh; cơ sở hạ tầng ở đây chưa phát triển, gay nên khó khăn rất lớn cho tỉnh trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở những huyện này. Đối với những huyện đồng bằng lại gặp những khó khăn phức tạp khác: dân số đông, mật độ người/km2 thấp vì vậy áp lực tạo thêm việc làm ở nông thôn là rất lớn, diện tích đất bị xé nhỏ gây khó khăn cho tích tụ đất nhằm sản xuất lớn.
Với vị trí là tỉnh đầu miền trung, cuối miền bắc cộng thêm có đường bờ biển dài cũng là thuận lợi rát lớn cho tỉnh Thanh Hóa. Trở thành điểm thông thương hàng hóa quan trọng, có khả năng phát triển các ngành du lịch, giao thông vận tải, thậm chí là hướng ra nước ngoài như phát triển các hải cảng quan trọng, phát triển các ngàng đánh bắt thủy, hải sản xa bờ.
Về khí hậu thổ nhưỡng: Thanh Hóa mang đầy đủ đặc trưng của khí hậu Việt Nam đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Điều này cũng tạo ra những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Thuận lợi: Khí hậu 4 mùa tạo nên sản phẩm nông nghiệp đa dạng và phong phú. Đồng thời cũng tạo nên nhwngx đặc sản mà chỉ mình Thanh Hóa mới có tạo nên lợi thế cạnh tranh với các tỉnh khác như: chiếu cói Nga Sơn,
Khó khăn: Chịu nhiều tác động của thiên nhiên tới ngành nông nghiệp và đời sống nhân dân. Là nơi phải hứng chịu nhiều hiểm họa lớn từ thiên nhiên như bão lụt, hạn hán, dịch bệnh… Riêng bão lụt là hiểm họa lớn nhất khi năm nào ít nhất Thanh hóa cũng phải hững chịu 1 cơn bão lớn. Những khó khăn này mang đến nhiều thiệt hại cho kinh tế Thanh Hóa, gây khó khăn cho đời sống người dân vốn đa phần phụ thuộc vào ngành nông nghiệp.
II.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.
Trong giai đoạn 2001 – 2005 tỉnh Thanh Hóa đã có bước tăng trưởng khá GDP bình quân trong giai đoạn này là 11% 1 con số khá ấn tượng so với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước là 7,5%. Cơ cấu ngành nghề cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực khi các ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng còn ngành nông nghiệp giảm ( 42,1% năm 2000 xuống 31,5% năm 2005 ). Đây là kết quả nỗ lực cả chính quyền tỉnh và nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong những năm vừa qua. Tuy nhiên kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua là rất khả quan nhưng với những khó khăn và xuất phát điểm thấp nên thực tế Thanh Hóa vẫn còn là 1 tỉnh nghèo, phát triển chưa đồng đều giữa các vùng miền, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Có tới 4 huyện bị liệt vào địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn của nhà nước bao gồm:
Huyện Cẩm Thủy
Huyện Như Thanh
Huyện Ngọc Lạc
Huyện Thạch Thành
Và có tới 7 huyện bị liệt vào địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn:
Huyện Quan Hóa
Huyện Bá Thước
Huyện Thường Xuân
Huyện Lang Chánh
Huyện Quan Sơn
Huyện Mường Lát
Huyện Như Xuân
Chỉ riêng vấn đề này thôi cũng đủ thể hiện tỉnh Thanh Hóa còn rất nhiều việc cần phải làm trong thời gian tới để phát triển kinh tế, xã hội.
Riêng tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa ( ngành hiện đang chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành công, nông, dịch vụ ). Trong 10 năm qua, nông nghiệp Thanh Hoá đã có bước tăng trưởng khá, tổng sản phẩm nông nghiệp ( theo giá so sánh năm 1994 ) đạt 2.210,9 tỷ đồng năm 1996 lên 3.238,5 tỷ đồng năm 2005 ( tăng 1,46 lần ) và dịch chuyển theo hướng tích cực, cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh giảm từ 42,1% bình quân thời kì 1996-2000 xuống 31,57% năm 2005.
Mặc dù dân số tăng từ 3,6 triệu năm 1996 lên 3,76 triệu người năm 2005, nhưng dân cư nông thôn giảm dần từ 2,9 triệu người xuống 2,7 triệu người và lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp giảm từ 1,53 triệu người năm 1996 xuống 1,2 triệu người năm 2005.
Đã chuyển dịch một phần lao động nông nghiệp, nông thôn sang lao động sản xuất công nghiệp, dịch vụ và các ngành sản xuất khác.
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 19,4% thời kỳ 1996-2000 lên 27% năm 2005.
Diện tích cây công nghiệp, cây thực phẩm gắn với công nghiệp chế biến tăng và giảm dần diện tích lúa năng suất thấp, diện tích trồng khoai lang kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp, cây thực phẩm có hiệu quả cao hơn.
II.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở TỈNH THANH HÓA.
Điều dẽ nhận thấy là hiện nay ở Thanh Hóa kinh tế trang trại phát triển khá mạnh, mở ra hướng làm ăn mới, được nhân dân tích cực hưởng ứng , hình thành đội ngũ nông dân năng động, dám nghĩ dám làm. Ở mỗi huyện xuất hiện ngày càng nhiều trang trại kinh doanh giỏi như: ở các xã Quảng Thành( TP Thanh Hoá ); xã Quý Lộc( Yên Định ); xã Thọ Xương( Thọ Xuân ); xã Thọ Bình( Triệu Sơn ); xã Thạch Cẩm( Thạch Thành) và các trang trại nông lâm kết hợp tại các lâm trường: Như Xuân, Thạch Thành…
II.2.1. Số lượng quy mô.
Thanh Hóa là tỉnh có số lượng trang trại nhiều, tốc độ phát triển trang trại cao. Ta có thể thấy điều đó qua bảng số liệu sau:
Năm
Số trang trại (trang trại )
So với năm 2001 tăng ( x lần )
2001
1.564
1
2002
1.661
1,06
2003
2.326
1,48
2004
2.882
1,84
2005
3.359
2,1
2006
3.384
2,16
Bảng II.1
Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ).
Như vậy năm 2006 Thanh Hóa có 3.384 trang trại, chiếm gần 3% so với toàn quốc ( cả nước có 113.730 trang trại ). Một kết quả rất khả quan. Qua bảng số liệu ta cũng thất số lượng trang trại tăng dần qua từng năm và với tốc độ cao. Kết quả là so với năm 2001 thì năm 2006 số lượng trang trại ở Thanh Hóa đã có bước nhảy vọt khi tăng tới 2,16 lần.
Về số lượng các trang trại giữa các huyện miền núi, các huyện đồng bằng và ven biển năm 2006 có bảng số liệu sau
Các huyện
Số trang trại
( trang trại )
% trong tổng số trang trại ( % )
So với năm 2001 tăng ( x lần )
Miền núi
1.455
43,0
2
Đồng bằng
1.283
37,9
2,65
Ven biển
646
19,1
1,53
Bảng II.2
Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ).
Tính đến năm 2006 thì ở Thanh Hóa các huyện miền núi lại là nơi có nhiều trang trại nhất: 1.455; chiếm 43% trong tổng số trang trại; sau đó là các huyện đồng bằng: 1.283 trang trại, chiếm 37,9% trong tổng số; và có số lượng trang trại ít nhất là các huyện ven biển. Điều đó chứng tỏ các huyện miền núi ở tỉnh Thanh Hóa được tạo điều kiện trong phát triển kinh tế trang trại và các cấp chính quyền ở những huyện này có quyết tâm nên có số lượng trangă trại chiếm tỷ trọng cao. Còn các huyện ven biển số lượng trang trại còn ít, phát triển chưa đồng đều so với các huyện miền núi và đồng bằng.
Bên cạnh đó ta cũng thấy xu hướng phát triển trang trại ở các huyện từ 2001 đến 2006 đó là: các trang trại ở khu vực đồng bằng có xu hướng tăng nhanh nhất: 2,65 lần; còn ở các huyện miền núi là gần bằng với tốc độ tăng trung bình của cả tỉnh là: 2,16 lần; riêng các huyện ven biển là có tốc độ tăng chậm nhất: 1,53 lần thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trung bình của cả tỉnh. Như vậy trong xu hướng phát triển trang trại ở tỉnh Thanh Hóa thì các huyện đồng bằng phát triển nhanh nhất, kế đến là các huyện miền núi và chậm nhất là các huyện ven biển. Điều đó là phù hợp với thực tế vì ở các huyện đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, người dân hưởng ứng phong trào phát triển kinh tế trang trại. Còn các huyện ven biển do tập trung phát triển các ngành du lịch và đánh bắt thủy hải sản nên kinh tế trang trại chưa phát triển.
Trong đó những huyện có số lượng trang trại nhiều như:
Hoàng Hóa: 355 trang trại.
Thạch Thành: 344 trang trại.
Như Thanh: 318 trang trại.
Ngọc Lạc: 312 trang trại.
Yên Định: 290 trang trại.
Thọ Xuân: 280 trang trại.
Ở những huyện này kinh tế trang trại trở thành phong trào của người dân, được các cấp chính quyền quan tâm, khuyến khích phát triển nên có số lượng trang trại nhiều và phát triển nhanh qua từng năm. Bên cạnh đó vẫn còn huyện Mường Lát vì nhiều lí do nên chưa có trang trại nào được thành lập.
II.2.2. Về loại hình trang trại.
Thanh Hóa phát triển đa dạng các loại hình trang trại: trang trại trồng cây hàng năm, lâu năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, kinh doanh tổng hợp. Trong đó cơ cấu cụ thể các loại hình trang trại năm 2006 như sau:
Trang trại
Số lượng
(trang trại )
% trong tổng số trang trại ( % )
So với năm 2001 tăng ( x lần )
Trồng cây hàng năm
1.377
39,5
2,4
Trồng cây lâu năm
187
5,5
0,82
Chăn nuôi
714
21,1
3,57
Lâm nghiệp
352
10,4
1,5
Thủy sản
550
16,3
1,2
Tổng hợp
244
7,2
2,02
Bảng II.3
Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ).
Về số lượng ( năm 2006 ) ở Thanh Hóa trang trại trồng cây hàng năm có số lượng nhiều nhất, kế đến là trang trại chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, tổng hợp và thấp nhất là trồng cây lâu năm. Vì thế tương ứng với % tổng số trang trại ở Thanh hóa thì trang trại trồng cây hàng năm cũng chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,5%; còn trang trại trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5,5%. Kết quả đó phản ánh ở Thanh Hóa trong thời gian vừa qua trang trại trồng cây hàng năm được nhiều chủ đầu tư phát triển, kế đến là trang trại chăn nuôi. Lí do là 2 loại hình trang trại này dễ phát triển, không đòi hỏi nhiều về vốn, công nghệ, đất đai … và thêm vào đó phù hợp mục tiêu phát triển của tỉnh, huyện nên được các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ.
Trong đó xu hướng phát triển của các loại hình từ năm 2001 – 2006: trang trại chăn nuôi có tốc độ tăng cao nhất 3,57 lần; trang trại trồng cây hàng năm là 2,4 lần; trang trại tổng hợp là 2,02 lần; … ; thấp nhất là trang trại trồng cây lâu năm 0,82 lần. Xu hướng này hợp với mục tiêu phát triển chung của tỉnh đó là tăng nhanh số lượng trang traị trồng cây hàng năm, trang trại chăn nuôi và giảm số lượng trang trại trồng cây lâu năm. Riêng trang trại chăn nuôi trong giai đoạn vừa qua phát triển nhanh nhất, hơn cả trang trại hàng năm là vì đây là loại hình dễ thực hiện, yêu cầu không cao, phù hợp với hả năng của người dân, đầu ra ổn định và phát triển rất mạnh ở các huyện đồng bằng.
Cơ cấu loại hình trang trại ở các vùng khác nhau:
- Các huyện miền núi:
+ Trang trại trồng cây hàng năm: chiếm 59,7%.
+ Trang trại trồng cây lâu năm : chiếm 7,3%.
+ Trang trại lâm nghiệp : chiếm 7,98%.
+ Trang trại chăn nuôi : chiếm 13,0%.
+ Trang trại thủy sản : chiếm 6%.
+ Trang trại kinh doanh tổng hợp: chiếm 4,67%.
So với cùng loại hình trang trại trên địa bàn. Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ).
Như vậy ở các huyện miền núi có số lượng trang trại trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ rất cao 59,7%; trang trại chăn nuôi đứng thứ 2 nhưng chưa nhiều 13%; thấp nhất là trang trại kinh doanh tông hợp với 4,67%.
- Các huyện đồng bằng
+ Trang trại trồng cây hàng năm: chiếm 38%.
+ Trang trại trồng cây lâu năm : chiếm 2,1%.
+ Trang trại lâm nghiệp : chiếm 12,2%.
+ Trang trại chăn nuôi : chiếm 15,75%.
+ Trang trại thủy sản: chiếm 27,6%.
+ Trang trại kinh doanh tổng hợp: chiếm 4,26%.
So với cùng loại hình trang trại trên địa bàn. Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ).
Đối với các huyện đồng bằng trang trại trồng cây lâu năm vẫn chiếm tỉ lệ cao nhưng không được tuyệt đối như ở các huyện miền núi khi chỉ chiếm 38%; sau đấy là trang trại thủy sản chiếm 27,6%; trang trại chăn nuôi chỉ đứng thứ 3: 15,75%; trang trại trồng cây lâu năm vẫn chiếm tủ lệ thấp nhất là: 2,1%. Điều này phù hợp với điều kiện tự nhiên ở các huyện đồng bằng đó là thích hợp cho phát triển trang trại trồng cây hàng năm,thủy sản và chăn nuôi.
- Các huyện ven biển:
+ Trang trại trồng cây hàng năm: chiếm 2,3%.
+ Trang trại trồng cây lâu năm : chiếm 4,8%.
+ Trang trại lâm nghiệp : chiếm 7,9%.
+ Trang trại chăn nuôi : chiếm 26,2%.
+ Trang trại thủy sản: chiếm 66,4%/
+ Trang trại kinh doanh tổng hợp: chiếm 10,7%.
So với cùng loại hình trang trại trên địa bàn. Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ).
Như vậy ở các huyện ven biển tỉ lệ các trang trại có sự khác biệt rất lớn đối với các huyện miền núi và đồng bằng. Khi số trang trại thủy sản chiếm đa số với: 66,4%; kế đến là trang trại chăn nuôi: 26,2%; và trang trại tổng hợp: 10,7%. Do gần bờ biển nên cũng dễ hiểu khi trang trại thủy sản phát triển mạnh ở những huyện ven biển.
Tóm lại quá trình hình thành và phát triển của mỗi loại hình trang trại đều gắn với lợi thế của từng vùng, tiểu vùng cụ thể. Vùng miền núi trung du có nhiều trang trại trồng cây công nghiệp gắn với cơ sở chế biến, quy mô ngày một tăng, cùng với quá trình tích tụ ruộng đất. Vùng đồng bằng, các loại hình trang trại: chăn nuôi, lúa – cá kết hợp nuôi lợn, thủy cầm có tốc độ phát triển khá nhanh gắn với phong trào đổi điền, dồn thửa. vùng ven biển, trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm ưu thế. loại hình trang trại chăn nuôi có tốc độ phát triển nhanh nhất ( tăng 3,57 lần so với năm 2001) có quy mô, quy trình sản xất ngày càng hoàn thiện.
II.2.3. Về đất đai của trang trại.
Các loại hình trang trại ở Thanh Hóa có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu. Điều đó thể hiện rất rõ trong bảng số liệu sau:
Trang trại
Diện tích ( ha )
% trong tổng số trang trại ( % )
Bình quân ha/1 trang trại
Trồng cây hàng năm
6.684
36,8
5,0
Trồng cây lâu năm
1.150,9
6,3
6,15
Chăn nuôi
827,7
4,5
1,16
Lâm nghiệp
6.621,1
36,4
18,81
Thủy sản
2.860,4
16
5,21
Bảng II.4. Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ).
Trong số các loại hình thì trang trại trồng cây hàng năm có diện tích sử dụng cao nhất, điều này phù hợp với thực tế là tỉnh Thanh Hóa có nhiều trang trại trồng cây hàng năm nhất và bình quân 5 ha/1 trang trại là mức sử dụng diện tích hợp lí.
Trang trại lâm nghiệp mặc dù có số lượng không nhiều nhưng do sử dụng diện tích lớn nên có diện tích sử dụng đứng thứ 2, chiếm 36,4% diện tích đất sử dụng, bình quân 18,81 ha/ 1 trang trại, tức đạt tỉ lệ khá cao nếu so sánh với tiêu chí chung của Nhà nước đối với trang trại lâm nghiệp là: “ từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước ”.
Trang trại chăn nuôi có diện tích sử dụng thấp nhất chiếm 4,5 % diện tích trang trại là do loại hình trang trại này không đòi hỏi nhiều về mặt diện tích. Số liệu bình quân 1,16 ha/ 1 trang trại cũng đã phẳn ánh rõ nét điều này.
Trang trại trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản có tỷ lệ và bình quân ha/1 trang trại là hợp lí so với nhu cầu sử dụng diện tích của 2 loại hình này lần lượt là: 1.150,9 ha; 2.860,4 ha và 6,15 ha/ 1 trang trại; 5,21 ha/ 1 trang trại.
Tóm lại đất đai sử dụng trong trang trại phản ánh đúng với đặc điểm, số lượng của từng loại hình trang trại. Trang trại trồng cây hàng năm có diện tích sử dụng lớn nhất là do có số lượng trang trại nhiều; trang trại lâm nghiệp có diện tích sử dụng lớn thứ là do bình quân 1 trang trại loại náy sử dngj diện tích nhiều; còn trang trại chăn nuôi có diện tích sử dụng thấp là vì loại hình này không cần nhiều diện tích và hầu hết các trang trại Thanh Hóa đều vượt mức tiêu chí về đất đai của Nhà nước đặt ra đối với các loại hình trang trại
4. Về lao động.
Lao động của trang trại bắt đầu từ những hộ gia đình có ý chí làm giầu, có sức lao động, có vốn, có năng lực quản lí đứng ra nhận thầu các vùng đất hoang hóa, khai phá mặt nước, cải tạo ao hồ đưa vào sản xuất, trồng cây lương thực, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. Các chủ trang trại tỉnh Thanh Hóa đều là những nông dân thực thụ, 1 số là cựu chiến binh, cán bộ công chức về hưu, nhưng nhìn chung đều xuất thân từ nông dân. Họ mở đầu sự nghiệp bằng lao động trong gia đình và đồng vốn tự có ít ỏi đầu tư vào sản xuất theo phương châm lấy ngắn nuôi dài. Từ những đặc trưng đó dẫn đến hình thành các loại lao động trong trang trại như sau:
Tổng số lao động làm việc thường xuyên ở trang trại: 12.482 người, bình quân/ 1 trang trại là 3,67 lao động.
Trong đó lao động chủ hộ trang trại: 8.019 người ( chiếm 64,24% ), bình quân/1 trang trại là 2,4 lao động ( cả nước 2,6 lao động ).
Lao động thuê thường xuyên: 4.463 người ( chiếm 35,76% ), bình quân/1 trang trại là 1,3 lao ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32112.doc