Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở nước ta

Lời nói đầu. Trải qua các thời kỳ Cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vai trò to lớn và vị trí quan trọng của vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Công cuộc đổi mới của Đảng ta trong những năm qua cũng lấy nông nghiệp - nông thôn làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển nền kinh tế. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, bước vào xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập nền kinh tế thế giới. Kinh tế nhiều thành phần được phát triển

doc43 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với nhiều hình thức phong phú, đa dạng khơi dậy nhiều nguồn lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển năng động hơn. Bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, kinh tế trang trại được khẳng định là cơ sở kinh doanh nông lâm - ngư nghiệp, là hình thức kinh doanh nhỏ trực tiếp sản xuất ra nông sản hàng hoá cho xã hội, là đối tượng để tổ chức lại nền nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Kinh tế trang trại được coi là một kiểu tổ chức sản xuất phù hợp với đặc thù kinh tế nông thôn là một hướng đi đúng đắn của quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn ở nước ta hiện nay. Phát triển kinh tế trang trại đã đưa lại những thành tựu đáng khích lệ về kinh tế xã hội, đã đưa bộ mặt nông thôn nước ta lên một bước phát triển mới. Song kinh tế trang trại vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ cần được nghiên cứu, tổng kết nhằm cung cấp thêm những tư liệu cần thiết để từ đó có thể tìm ra một hướng đi đúng đắn hơn trong việc phát triển kinh tế trang trại ở nước ta. Nhận thức được vấn đề đó tôi mạnh dạn chọn đề án “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở nước ta”. Mục đích nghiên cứu: - Nâng cao tầm hiểu biết về kinh tế trang trại, đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay. Từ đó đưa ra được giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế trang trại tiếp tục phát triển. - Tập cho mình một phương pháp nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn bằng lý luận mà nhà trường đã trang bị. Kết cấu đề án bao gồm 4 chương: Chương I: Bản chất, đặc trưng, vai trò, tiêu chí của kinh tế trang trại. Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại. Chương III: Phương hướng và những giải pháp nhằm phát triển trang trại trong thời gian tới. Chương IV: Kiến nghị và kết luận. Đề án này được hoàn thành với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn - PGS.TS. Phạm Văn Khôi. Do thời gian có hạn, trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên nội dung của đề án này không tránh khỏi sai sót. Vây kính mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để đề tài hoàn chỉnh hơn. Chương I: Bản chất, đặc trưng, vai trò, tiêu chí của kinh tế trang trại. 1. Khái niệm và bản chất kinh tế trang trại. Trên thế giới, trang trại đã có quá trình hình thành và phát triển trên 200 năm. Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng trang trại là loại hình sản xuất chuyển từ tự túc khép kín của hộ tiểu nông vươn lên sản xuất hàng hoá, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với kinh tế thị trường cạnh tranh. Sự hình thành kinh tế trang trại gắn liền với quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp. Mô hình kinh tế trang trại được coi là phù hợp và đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Chính Các-Mác đã kết luận ở tác phẩm cuối cùng của mình: “Ngay ở nước Anh có nền công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất nông nghiệp có thuận lợi không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình không dùng lao động làm thuê...”. Kinh tế trang trại là vấn đề không còn mới mẻ với các nước tư bản phát triển và đang phát triển. Song đối với nước ta đây vẫn còn là vấn đề rất mới, do nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên việc nhận thức chưa đầy đủ về kinh tế trang trại là điều không thể tránh khỏi. Cho tới nay ở mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương hay đứng trên các phương diện khác nhau các nhà khoa học đưa ra các khái niệm khác nhau về kinh tế trang trại. Trong thời gian qua, những vấn dề lý luận về kinh tế thị trường đã được các nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn nghiên cứu trao đổi trên các diễn đàn và các phương tiện thông tin đại chúng. Cho đến nay một số vấn đề cơ bản vẫn tiếp tục được nghiên cứu, trao đổi và hoàn thiện. ở đây các nhà nghiên cứu đã đề cập đến các quan điểm sau: Quan điểm 1: “Kinh tế trang trại (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại...) là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hiệp tác và phân công lao động xã hội bao gồm một số người lao động nhất định, được chủ trang trại tổ chức trang bị những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt động kinh doanh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và được nhà nước bảo hộ”. Quan điểm trên khẳng định trang trại là một đơn vị sản xuất hàng hoá cho nền kinh tế thị trường và vai trò của người chủ nông trại trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa thấy được vai trò của các hộ gia đình trong các hoạt động kinh tế và sự phân biệt giữa người chủ với người lao động khác. Quan điểm 2 cho rằng: “Kinh tế trang trại là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở mức độ cao”. Quan điểm này cho thấy đặc trưng cơ bản quyết định của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hoá nhưng chưa thấy được vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường và chưa thấy được vai trò của người chủ trang trại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quan điểm 3 cho rằng: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông lâm, ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác ở nông thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếp quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, có phương thức tạo ra tỷ xuất sinh lời cao trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao”. Quan điểm trên khẳng định nền kinh tế thị trường là tiền đề chủ yếu cho việc phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời khẳng định vị trí vai trò của chủ trang trại trong quá trình quản lý kinh doanh của trang trại. Trong nghị quyết TW số 06/NQ-TW 10/11/1998 cũng khẳng định “Trang trại gia đình thực chất là kinh tế sản xuất hàng hoá với quy nô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình chủ yếu là để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Qua các quan điểm trên có thể rút ra nhận xét về kinh tế trang trại như sau: - Bản chất của kinh tế trang trại là kinh tế hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hoá, trang trại có quy mô (về đất đai, vốn, lao động, thu nhập...) tương đối lớn so với mức trung bình của kinh tế hộ tại địa phương, tương ứng với từng ngành sản xuất cụ thể. - Hình thức huy động các nguồn lực (đất đai, lao động, vốn...) không nên đề cập trong khi đưa ra khái niệm trang trại nhưng việc huy động và sử dụng các nguồn lực đó phải đảm bảo tính hợp pháp, được nhà nước bảo hộ và chủ trang trại phải chịu trách nhiệm huy động và sử dụng các nguồn lực đó. - Ngoài hoạt động nông nghiệp, các hoạt động ngành nghề dịch vụ cũng cần được tính vào lĩnh vực và phạm vi hoạt động của trang trại để đảm bảo tính hệ thống của mô hình kinh tế này. Xuất phát từ những quan điểm trên, theo khái niệm chung nhất về kinh tế trang trại là: kinh tế trang trại là một hình thức sản xuất tổ chức sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ trang trại độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất khác tập trung đủ lớn với phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, kế hoạch sản xuất kinh doanh tự chủ luôn gắn với thị trường. 2. Đặc trưng kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại là một cấp độ trong quá trình phát triển của kinh tế hộ từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá. Bảng 1: So sánh sự khác nhau về một số đặc trưng cơ bản giữa kinh tế trang trại và kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc. STT Tiêu thức Kinh tế trang trại Kinh tế tiểu nông 1 Mục đích sản xuất Chủ yếu sản xuất để bán Chủ yếu thoả mãn nhu cầu tiêu dùng 2 Quy mô diện tích Trên diện tích tập trung đủ lớn Manh mún, phân tán 3 Quy mô vốn Yêu cầu tích luỹ vốn lớn Yêu cầu vốn ít 4 Trình độ sản xuất Cao, có khả năng áp dụng phương tiện máy móc, kĩ thuật công nghệ hiện đại Thấp, mang nặng tính thủ công 5 Khả năng tích luỹ sản xuất Nhiều ít 6 Lao động Vừa sử dụng lao động gia đình, vừa sử dụng lao động thuê ngoài Chủ yếu sử dụng lao động gia đình Các-Mác đã phân biệt chủ trang trại với tiểu nông: “Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết sản phẩm làm ra, còn người chủ hộ gia đình tiêu dùng đại bộ phận sản phẩm làm ra và mua bán càng ít càng tốt”. Quy mô sản xuất hàng hoá được thể hiện qua tỷ xuất hàng hoá là đặc trưng cơ bản nhất của kinh tế trang trại. Đây là tiêu chuẩn hàng đầu và quan trọng nhất để phân biệt hộ nông dân sản xuất tiểu nông với hệ nông dân sản xuất theo kinh tế trang trại. Từ sự phân tích trên, ta thấy kinh tế trang trại có những đặc trưng sau: - Trang trại là một trong hình thức tổ chức sản xuất cụ thể của nông, lâm nghiệp. Ngoài trang trại, trong nông nghiệp còn rất nhiều hình thức tổ chức sản xuất như hộ nông dân, các nông trường quốc doanh, các hợp tác xã nông nghiệp, các liên doanh sản xuất... - Trang trại là đơn vị sản xuất hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản). Như vậy, trang trại không gồm những đơn vị thuần tuý hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nếu có hoạt động chế biến hay tiêu thụ sản phẩm thì đó là những hoạt động kết hợp với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong trường hợp này, trang trại là các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. - Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mục đích sản xuất của hộ nông dân sản xuất tự cung tự cấp là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ về các loại nông sản. Vì vậy, quy mô của sản xuất hàng hoá của trang trại phải đạt mức độ tương đối lớn, tức là hoạt động sản xuất của trang trại phải có sự khác biệt với hộ sản xuất hàng hoá nhỏ, đặc biệt là hộ sản xuất tự cấp tự túc. Đây là điểm cơ bản của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường so với các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tập trung trước đây. - Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Vì vậy, trang trại hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ lựa chọn phương hướng sản xuất, quyết định kĩ thuật và công nghệ... đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm... Đây là đặc trưng cho phép phân biệt giữa trang trại và hộ công nhân trong các nông, lâm trường đang trong quá trình chuyển đổi ở nước ta hiện nay. - Chủ trang trại là người có ý chí và có năng lực tổ chức quản lý, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất kinh doanh nông nghiệp và thường là người trực tiếp quản lý trang trại. Đây là những đặc trưng phân biệt trang trại với nông hộ sản xuất tự cấp tự túc. Tuy nhiên, những đặc trưng trên của chủ trang trại không được hội đủ ngay từ đầu mà được hoàn thiện dần cùng với quá trình phát triển của trang trại. - Tổ chức quản lý sản xuất của trang trại tiến bộ hơn, trang trại có nhu cầu cao hơn nông hộ về ứng dụng tiến bộ kĩ thuật và thường xuyên tiếp cận thị trường. Điều này biểu hiện: Do mục đích của trang trại là sản xuất hàng hoá nên hầu hết các trang trại đều kết hợp giữa chuyên môn hoá với phát triển tổng hợp. Đây là điểm khác biệt của trang trại so với hộ sản xuất tự cấp, tự túc. Cũng do sản xuất hàng hoá, đòi hỏi các trang trại phải ghi chép, hạch toán kinh doanh, tổ chức sản xuất khoa học trên cơ sở những kiến thức về nông học, về kinh tế thị trường. Sự hoạt động của trang trại đòi hỏi phải tiếp cận với thị trường để biết được thị trường cần loại sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại, giá cả và thời điểm cung cấp thế nào?... Nếu chủ trang trại không có những thông tin về các vấn đề trên, hoạt động kinh doanh sẽ không có hiệu quả. Vì vậy, tiếp cận thị trường là yêu cầu cấp thiết với trang trại. 3. Vai trò của kinh tế trang trại. Là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu của nền sản xuất hàng hoá, vì vậy trang trại có vai trò hết sức to lớn trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho xã hội. Trang trại là tế bào kinh tế quan trọng để phát triển nông nghiệp nông thôn, thực hiện sự phân công lao động xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá, sự hình thành và phát triển các trang trại có vai trò cực kì quan trọng. Biểu hiện: - Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ yếu, vì vậy nó cho phép huy động, khai thác đất đai, sức lao động và nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Nhờ vậy, nó góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. - Trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng manh mún, tạo vùng chuyên môn hoá cao, đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. - Qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông sản, nhất là các nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp, vì vậy trang trại góp phần thúc đẩy công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển. - Trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ, vì vậy có khả năng áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. - Với cách thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến, trang trại là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học và công nghệ đến hộ thông qua chính hoạt động sản xuất của mình. - Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, là tấm gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả... Tất cả những điều đó góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội ở nông thôn. 4. Tiêu chí để nhận dạng trang trại. Tiêu chuẩn để xác định thế nào là một trang trại vẫn còn là vấn đề còn nhiều tranh cãi, thiếu thống nhất. Thực tế cho thấy, giữa các địa phương còn có sự khác biệt rất lớn trong việc xác định tiêu chuẩn trang trại. Theo kết quả tổng hợp số liệu của các địa phương tính đến ngày 01/7/1999 cả nước ta có 90160 trang trại (theo khái niệm trang trại của các địa phương), nhưng theo quy định của tổng cục thống kê nhà nước có 45372 trang trại, hiện nay theo điều tra của các cơ quan chức năng, cả nước hiện đã có khoảng 120000 trang trại. Theo chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, đổi mới các loại hình doanh nghiệp nhà nước, để nhận dạng trang trại, các tiêu chí nhận dạng trang trại cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Phải chứa đựng những đặc trưng cơ bản của trang trại. Yêu cầu này nhằm đảm bảo tính chính xác của việc nhận dạng. - Đơn giản hoá và dễ vận dụng khi nhận dạng trang trại. - Phản ánh được tính chất phong phú của các loại hình trang trại và sự biến động của nó qua các thời kỳ. Từ quan niệm trên các tiêu chí nhận dạng trang trại gồm các chỉ tiêu sau: - Thứ nhất, giá trị sản phẩm hàng hoá tạo ra trong 1 năm. Đây là chỉ tiêu chủ yếu để nhận dạng trang trại tuỳ theo loại hình kinh doanh trang trại và những điều kiện chưa thể quy định. Hiện nay, trang trại được quy định là đơn vị kinh doanh sản xuất nông nghiệp có giá trị sản phẩm hàng hoá từ 40 triệu đến 50 triệu đồng trở lên (ở Mỹ năm 1970, người ta quy định ở mức 1000 USD, tương đương 14 triệu đồng). Có những trường hợp chưa thể căn cứ vào tiêu chí này, như trang trại đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản hoặc mới bước vào kinh doanh, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp tuy chưa đạt yêu cầu này, nhưng nếu tính tới khả năng trang trại sẽ đạt được khi đi vào kinh doanh còn tiêu thức khác đạt vẫn có thể coi là trang trại. - Thứ hai, quy mô diện tích ruộng đất (nếu là trang trại trồng trọt là sản xuất chính), số lượng gia súc, gia cầm (nếu là trang trại chăn nuôi là chính). Cũng tuỳ thuộc loại hình kinh doanh (cây hàng năm hay cây lâu năm, cây có giá trị kinh tế thấp hay giá trị kinh tế cao). Hiện nay trong trồng trọt, trang trại được quy định là đơn vị kinh doanh nông nghiệp có quy mô diện tích 2ha với cây hàng năm ở phía Bắc, 3ha đối với cây hàng năm ở Tây Nguyên và Đồng băng sông Cửu Long... Có 3ha với cây lâu năm ở tất cả các miền trong cả nước. - Thứ ba, quy mô đầu tư cho sản xuất kinh doanh, trong đó lưu ý 2 yếu tố là vốn và lao động. Các tiêu chí này cũng được quy định cụ thể cho từng loại hình kinh doanh của trang trại. Hiện nay, người ta quy định trang trại vốn đầu tư trên 20 triệu, thuê 2 lao động trở lên. chương II: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta. I. Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta. 1. Sự phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thé giới. Trải qua hơn hai thế kỷ tồn tại và phát triển, kinh tế trang trại được khẳng định là mô hình kinh tế phù hợp đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông lâm nghiệp ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau cho nên các mô hình trang trại khác nhau. Có những chủ trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp như: Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với lâm nghiệp (ở các nước Bắc Âu), kết hợp nông nghiệp với các ngành nghề khác ở nông thôn (ở các nước châu á), cũng có những trang trại sản xuất cao như trang trại chuyên sản xuất ngũ cốc ở Mỹ hay Tây Âu. Về quy mô trang trại có sự thay đổi tuỳ theo từng nước. Cao nhất là các trang trại ở Bắc Mỹ và Mỹ, quy mô bình quân một trang trại khoảng 180 ha, thấp nhất là các nước châu á, quy mô diện tích bình quân từ 0,9-4,5 ha. Quy mô về số lượng trang trại cũng có sự thay đổi qua từng thời kỳ, từng giai đoạn gắn liền với quá trình hiện đại hoá. ở Pháp, 1802 có 56720000 trang trại, đến năm1892 có 5703000 trang trại, tăng 31000 trang trại, nhưng từ đó số lượng trang trại liên tục giảm. Đến 1987 chỉ còn 893000 trang trại. Trong khi đó quy mô diện tích liên tục tăng, năm 1802 quy trung bình một trang trại chỉ có 5,9 ha đến năm 1929 là 11,6 ha và đến năm 1987 tăng lên 29ha/1 trang trại. (xem biểu 3) ở Tây Đức cũng vậy, năm 1882 có 5276000 trang trại đến năm 1907 là 5736000 trang trại, tăng 46000 trang trại, nhưng từ năm 1907 đến 1985 số lượng các trang trại liên tục giảm, đến năm 1985 chỉ còn 83000 trang trại, ngược lại, quy mô diện tích của một trang trại lại có xu hướng tăng lên. Năm 1882 là 6ha/1 trang trại đến năm 1949 là 11 ha và năm 1985 là 15 ha/1 trang trại. (xem biểu 2) Biểu 2: Sự phát triển trang trại ở Tây Đức. 1882 1895 1907 1949 1960 1971 1985 Số lượng trang trại (x1000 trang trại) 5276 5558 5736 2051 1709 1075 938 Diện tích bình quân (ha/trang trại) 6,0 5,8 5,7 11 13 14 15 Nguồn: - Nguyễn Điền, Tuấn Đức- Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu á, Hà Nội 1993. - Đào Thế Tuấn- Quá trình phát triển trang trại gia đình- Tạp chí thông tin lý luận 6/1992. Biểu 3: Sự phát triển trang trại ở Pháp. 1802 1892 1908 1928 1950 1960 1970 1987 Số lượng trang trại (x1000) 5672 5703 5505 3966 2285 1588 1263 938 Diện tích bình quân (ha/tt) 5,9 5,8 6,0 11,6 14 19 23 29 Nguồn: Như biểu 2. ở Mỹ tình hình phát triển trang trại cũng theo xu thế các nước Châu Âu nhưng chậm hơn 3-4 thập kỷ (xem biểu 4). Biểu 4: Sự phát triển trang trại ở Mỹ. 1900 1910 1930 1940 1950 1960 1970 1980 1985 1990 Số lượng TT (x1000) 5727 6404 6546 6350 5530 3960 2630 2300 2220 2140 Diện tích BQ (ha/TT) 24 39 61 72 86 120 151,1 173 182 190 Nguồn: Như biểu số 2. Đối với một số nước công nghiệp mới như Đài Loan và Hàn Quốc, tình hình phát triển trang trại cũng theo quy luật chung: khi bước vào công nghiệp hoá thì trang trại phát triển mạnh, khi công nghiệp hoá đã phát triển thì trang trại giảm về số lượng (xem biểu 5, 6). Biểu 5: Sự phát triển trang trại ở Đài Loan. 1955 1960 1970 1988 Số lượng trang trại (x1000) 714 808 916 730 Diện tích bình quân (ha/TT) 1,1 0,95 0,83 1,2 Biểu 6: Sự phát triển trang trại ở Hàn Quốc. 1953 1965 1975 1980 Số lượng trang trại (x1000) 2249 2507 2379 1772 Diện tích bình quân (ha/TT) 0,86 0,9 0,95 1,2 Như vậy lúc đầu công nghiệp hoá tác động tích cực đến sản xuất nông - lâm nghiệp cho nên số lượng trang trại tăng nhanh. Khi công nghiệp hoá đạt đến mức độ cao thì một mặt công nghiệp thu hút lao động từ nông nghiệp, mặt khác nó lại tác động làm tăng năng lực sản xuất của các trang trại bằng việc trang bị máy móc thay thế lao động thủ công. Do vậy số lượng các trang trại giảm nhưng quy mô diện tích và giá trị tổng sản lượng được cung cấp từ trang trại lại tăng lên. * Các yếu tố sản xuất trang trại: - Ruộng đất: phần lớn trang trại sản xuất trên ruộng đất thuộc sở hữu của gia đình. Nhưng cũng có trang trại phải đi thuê một phần hoặc toàn bộ ruộng đất tuỳ vào từng nước. ở Anh, năm 1985 có 60% trang trại có ruộng đát riêng, 22% thuê một phần và 18% thuê toàn bộ. Năm 1990 có 70% trang trại gia đình có ruộng đất riêng, 30% trang trại phải đi thuê một phần hay toàn bộ ruộng đất. ở Đài Loan, năm 1981 có 84% trang trại có ruộng đất riêng, 9% đi thuê một phần và 7% thuê toàn bộ ruộng đất để sản xuất kinh doanh. - Vốn sản xuất: Nhìn chung, để mở rộng sản xuất kinh doanh các trang trại ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều vốn vay từ bên ngoài. ở Mỹ, năm 1960 tổng số vốn vay của trang trại là 10 tỷ USD, năm 1970 là 54,5 tỷ USD, năm 1985 là 88,5 tỷ USD. ở Nhật Bản năm 1970 là nước có khoản đầu tư lớn nhất cho nông nghiệp, quỹ tài trợ sản xuất lúa gạo chiếm 44% ngân sách cho đầu tư nông nghiệp. - Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất: ở các trang trại công cụ sản xuất bao gồm súc vật cày kéo, máy móc động lực cơ điện, công cụ máy nông nghiệp và các chuồng trại nhà kho. Đến nay ở các nước phát triển đã tăng cường sử dụng máy móc hiện đại với mức độ cơ giới hoá ngày càng cao, từng bước tự động hoá tin học hoá trong sản xuất. Hình thức sử dụng máy móc do một hiệp hội đứng ra quản lý đang ngày càng phổ biến. ở Nhật Bản năm 1985, 67% trang trại có máy kéo nhỏ, 20% trang trại có máy kéo lớn. - Sử dụng lao động trong các trang trại: Số lượng lao động trong các trang trại ở mỗi nước không còn phụ thuộc vào quy mô sản xuất mà chủ yếu phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất nông nghiệp. Một trang trại có quy mô 25 - 30 ha chỉ sử dụng 1-2 lao động gia đình và từ 1-2 lao động làm thuê thời vụ. Thậm chí ở Mỹ trang trại lớn hơn 100ha chỉ sử dụng 2 lao động chính. ở một số nước châu á như Nhật Bản năm 1990 mỗi trang trại chỉ có 1,3 lao động làm nông nghiệp. Từ quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên thế giới ta có thể rút ra một số nhân xét sau: - Phát triển kinh tế trang trại là thích hợp và đạt hệu quả kinh tế cao. - Quy mô trang trại ở mỗi nước là khác nhau nhưng có xu hướng ngày càng tăng lên. - Đất đai của trang trại thuộc nhiều loại sở hữu khác nhau, trong đó chủ yếu là đất thuộc sở hữu của hộ gia đình. Người chủ trang trại có toàn quyền quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh của trang trại sao cho đạt hiệu quả cao nhất. - Cơ cấu thu nhập của trang trại thay đổi theo chiều hướng giảm thu từ nông nghiệp, trong khi đó thu từ các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng. - Các chủ trang trại ngày càng chú trọng hơn vào việc đầu tư ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của trang trại nhằm đáp ứng tốt hơn mục tiêu sản xuất hàng hoá của loại hình tổ chức sản xuất hàng hoá này. - Trong chính sách của Chính phủ các nước đều có xu hướng thống nhất là kích thích, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để kinh tế trang trại thực sự phát huy được nội lực và ưu thế của nó trong quá trình phát triển hướng tới một nền nông nghiệp văn minh. 2. Tình hình chung về phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng kinh tế trang trại ở Việt Nam chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, có thể xem thực hiện chỉ thị 100 Ban bí thư TW khoá IV, NQ10 của Bộ chính trị về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân và đặc biệt sau khi luật đất đai ra đời năm 1993 thì kinh tế trang trại thực sự có bước phát triển khá nhanh và đa dạng. Nếu theo quy định của tổng cục thống kê về tiêu chuẩn trang trại (Quyết định số 359/1998/QĐ-TCTK ngày 01/07/1998) thì cả nước có 45372 trang trại, năm 2000 có 55685 trang trại. Trong đó chia theo hướng sản xuất có 37949 trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm, chiếm 83,6%; 1306 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 3,8%; 2559 trang trại kinh doanh tổng hợp đa ngành, chiếm 5,6%. Chia theo vùng kinh tế: Vùng Đông Bắc có 3491 trang trại, chiếm 7,7%; vùng Tây Bắc có 238 trang trại chiếm 0,5%; vùng Đông Bằng Sông Hồng có 1394 trang trại chiếm 9,2%; vùng duyên hải miền Trung có 2706 trang trại chiếm 4,6%; vùng Tây Nguyên có 6333 trang trại chiếm 13,6%; vùng Đông Nam Bộ có 8402 trang trại chiếm 18,5%; vùng Đồng Băng Sông Cửu Long có 19259 trang trại chiếm 42,4%. Số lao động bình quân 1 trang trại là 2,8 người, lao động thuê ngoài theo thời vụ là 11,5 người. Bình quân 1 trang trại trồng trọt có 5,3 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp có 26,8ha, nuôi trồng thuỷ sản có 10,7ha, chăn nuôi có 528 con trâu, bò, 530 con gia cầm. Vốn sản xuất bình quân của một trang trại là 60,2 triệu đồng; thu nhập bình quân 1 trang trại là 22,6 triệu đồng (thu nhập đã trừ chi phí). Về quy mô diện tích của mỗi trang trại ở nước ta theo điều tra của cục thống kê cho thấy: trang trại < 1ha chiếm 15%; từ 1-5ha chiếm 28%; từ 5-10ha chiếm 34%; từ 10-20ha chiếm 16%; từ 20-50ha chiếm 4% và trên 50ha chiếm 3%. Ngoài việc góp phần làm giàu cho các chủ trang trại, phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam trong những năm qua đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 50000 lao động làm thuê thường xuyên và 520000 lao động làm thuê theo thời vụ tạm thời ở nông thôn. Tổng số vốn huy động đầu tư phát triển kinh tế trang trại ước tính là 2730,8 tỷ đồng, thu nhập hàng năm từ các hoạt động kinh tế của trang trại là 1023,6 tỷ đồng. Ngoài ra các trang trại còn đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao mức độ che phủ của rừng từ 22% lên 28%. Kinh tế trang trại đã tự khẳng định vai trò của mình trên hầu khắp các vùng kinh tế: đồi núi, đồng bằng, ven biển. Vùng đồi núi nước ta từ Bắc Bộ đến Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có lợi thế về quỹ đất phát triển nông- lâm nghiệp với 9,3 triệu ha đất rừng và 9,6 triệu đất trống đồi núi trọc, có thời tiết khí hậu thuận lợi cho phát triển trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc theo mô hình kinh tế trang trại. Trong những năm gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình kinh tế trang trại của các hộ gia đình từ miền xuôi lên trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây cà phê, chè, tiêu, điều, cao su..., chăn nuôi trâu bò với quy mô nhỏ, vừa và lớn. Vùng ven biển: nước ta có chiều dài bờ biển trên 2000 km với các eo biển, bãi biển, đầm phá, rừng ngập mặn. Diện tích của vùng địa lý này ước tính vào khoảng 400000 ha là vùng lãnh hải rộng lớn có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng, khai thác thuỷ sản. ở các vùng ven biển từ Bắc đến Nam đã xuất hiện các mô hình trang trại nuôi tôm, cua, cá, ngao... với đủ mọi quy mô. Đến năm 1997, vùng ven biển có 15666 trang trại có quy mô từ 5-20 ha. Vùng Đồng Bằng: Đồng Bằng là nơi sản xuất ra 70-80% sản lượng lương thực, thực phẩm của cả nước và là nơi xuất khẩu toàn bộ lúa gạo. Đồng Bằng là nơi đất chật, người đông, lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển, gần thị trường, có điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Đồng Bằng Sông Cửu Long có quỹ đất tương đối dồi dào nên nhiều hộ nông dân đã thực hiện sản xuất theo mô hình trang trại với đủ quy mô từ 1-30 ha. Có trên 50% tổng số 1,8 triệu hộ nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long sản xuất nông sản hàng hoá, trong đó có khoảng 400000 hộ nông dân là trang trại gia đình với nhiều dạng khác nhau thông qua đấu thầu đất đai, mặt nước hoang hoá, nhận khoán thâm canh, phát triển chăn nuôi, kinh doanh tổng hợp, nuôi trồng các loại cây con đặc sản như: hoa, cây cảnh, ba ba, rùa. II. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay. 1. Các loại hình kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay. Là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông, lâm, ngư nghiệp, nhưng trang trại có những loại hình với các nội dung tổ chức quản lý khác nhau. Xét về tính chất sở hữu có các loại hình trang trại: - Trang trại gia đình độc lập: là loại hình trang trại chủ yếu trong nông, lâm, ngư nghiệp với các đặc trưng được hình thành từ hộ nông dân sản xuất hàng hoá nhỏ, mỗi gia đình là chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân do chủ hộ hay người có uy tín, năng lực trong gia đình đứng ra làm quản lý. Ruộng đất tuỳ theo từng thời kỳ có nguồn gốc khác nhau (từ địa chủ, thực dân chuyển cho nông dân, từ Nhà nước giao, do thừa kế, mua bán chuyển nhượng). Quy mô ruộng đất khác nhau giữa các trang trại ở các nước và ngay trong một nước, nhưng so với các loại hình trang trại khác, trang trại gia đình thường có quy mô ruộng đất nhỏ hơn. Vốn của trang trại do nhiều nguồn vồn tạo nên, như vốn của nông hộ tích luỹ thành trang trại, vay vốn, vốn cổ phần, vốn liên kết, vốn trợ cấp khác, nhưng trong trang trại gia đình nguồn vốn tự có chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu do tích luỹ theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Điều tra 3044 trang trại năm 1999 cho thấy, vốn tự có của trang trại chiếm 91,03%, có nơi như Đắc Lắc chiếm tới 96%, nơi có tỷ trọng vốn tự có nhỏ cũng chiếm 79,9% như Sơn La. Sức lao động của các trang trại cũng do nhiều nguồn, của trang trại và thuê mướn, nhưng trong trang trại gia đình, lao động chủ yếu từ nguồn lao động của trang trại, lao động thuê mướn chủ yếu là lao động thời vụ, lao động thuê thường xuyên chỉ ở trang trại gia đình quy mô lớn, kinh doanh sản phẩm mang tính liên tục (trồng hoa, chăn nuôi bò sữa...). Quản lý trang trại tuỳ theo quy mô khác nhau có các hình thức quản lý khác nhau, nhưng trang trại gia đình do chủ thể gia đình trực tiếp quản lý, nếu chủ thể gia đình không có điều kiện trực tiếp quản lý tì giao cho một thành viên trong gia đình có năng lực và uy tín quản lý. - Trang trại uỷ thác cho người nhà, bạn bè quản lý sản xuất kinh doanh từng việc theo từng vụ hay liên tục nhiều vụ. Các trang trại loại này thường có quy mô nhỏ, đất ít nên đã chuyển sang làm nghề khác, nhưng không muốn bỏ ruộng đất vì sợ sau ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28752.doc
Tài liệu liên quan